Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

TƯ TƯỞNG hồ CHÍ MINH về ĐẢNG CỘNG sản VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (218.63 KB, 31 trang )

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẢNG CỘNG SẢN
VIỆT NAM
Trong di sản tư tưởng mà Hồ Chí Minh để lại, những luận điểm của Người về
Đảng Cộng sản là một phần cực kỳ quan trọng. Nghiên cứu, quán triệt và vận dụng
sáng tạo tư tưởng của Người nhằm đổi mới và chính đốn Đảng, làm cho Đảng thật
trong sạch, vững mạnh, xứng đáng là lực lượng chính trị lãnh đạo toàn xã hội, là
một trong những nhiệm vụ chủ yếu nhất của toàn Đảng, toàn dân ta.
I. CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẢNG
CỘNG SẢN VIỆT NAM.
1. Cơ sở tư tưởng - lý luận
Nghiên cứu một cách sâu sắc quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản đến thế
kỷ XIX ở tây Âu, Mác và Ăngghen đặt sự quan tâm chủ yếu của mình vào vấn đề
thành lập Đảng cộng sản ở các nước tư bản chủ nghĩa. Theo Mác và Ăngghen, giai
cấp công nhân tổ chức ra chính đảng là đỏi hỏi tất yếu khách quan, điều kiện tiên
quyết thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình. Mác và Ăngghen là những người đầu
tiên chủ trương thành lập Đảng trên cơ sở kết hợp chủ nghĩa xã hội khoa học với
phong trào công nhân. Đồng thời các ông cũng là những người đã thảo ra những
nguyên tắc tổ chức về xây dựng và hoạt động của Đảng Cộng sản như: Đảng là
một tổ chức độc lập mang bản chất giai cấp công nhân; Điều kiện tiêu chuẩn người
vào đảng; Đảng phải thường xuyên được củng cố vững chắc, có tổ chức cơ cấu phù
hợp; Đảng được xây dựng trên những nguyên tắc dân chủ triệt để và chủ nghĩa
quốc tế là một trong những nguyên tắc xây dựng Đảng.
Đến thời kỳ Lênin, chủ nghĩa tư bản đã bước vào giai đoạn đế quốc chủ nghĩa,
vấn đề dân tộc và thuộc địa được đặt ra một cách bức thiết, cách mạng vô sản trở
thành nhiệm vụ trực tiếp. Điều kiện trên đòi hỏi cấp bách phải nâng cao vai trò lãnh


đạo, sức chiến đấu của các Đảng cộng sản để giai cấp công nhân làm tròn nhiệm vụ
lịch sử. Mặt khác, sau khi Ăngghen mất, những người đứng đầu quốc tế II đã xét lại
chủ nghĩa Mác, phản bội lại lợi ích của giai cấp công nhân. Vì vậy, vấn đề có ý
nghĩa quyết định đối với sự nghiệp cách mạng của giai cấp vô sản là đập tan chủ


nghĩa cơ hội, bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Mác và phát triển sáng tạo các luận
điểm của Mác và Ăngghen về Đảng để thành lập Đảng kiểu mới của giai cấp công
nhân.
Lênin là người đáp ứng được yêu cầu lịch sử đặt ra. Người đã xây dựng thành
một hệ thống những nguyên tắc cơ bản về Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân
đó là: Chủ nghĩa Mác là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hoạt động của
Đảng; Đảng là một bộ phận của giai cấp công nhân, là đội tiền phong chính trị có
tổ chức và là tổ chức chặt chẽ nhất, giác ngộ nhất của giai cấp công nhân; khi có
chính quyền, Đảng là hạt nhân lãnh đạo hệ thống chính trị của chủ nghĩa xã hội và
là bộ phận của hệ thống đó; tập trung dân chủ là nguyên tắc tổ chức cơ bản trong tổ
chức, sinh hoạt và hoạt động của Đảng; Đảng gắn bó chặt chẽ với quần chúng;
Đảng là một khối thống nhất về chính trị, tư tưởng và tổ chức, tự phê bình và phê
bình là quy luật phát triển của Đảng; Đảng phải tích cực kết nạp những đại biểu ưu
tú của giai cấp công nhân và nhân dân lao động vào Đảng, phải thường xuyên đưa
những người không đủ tiêu chuẩn và những phần tử cơ hội ra khỏi Đảng; tính quốc
tế của Đảng.
Những nguyên tắc cơ bản về Đảng kiểu mới của Lênin là cơ sở có ý nghĩa
quyết định đến việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt
Nam. Nhưng xuất phát từ những điều kiện lịch sử cụ thể của Việt Nam, Hồ Chí
Minh đã vận dụng sáng tạo học thuyết Mác - Lênin về chính đảng cách mạng để
đưa đến việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam vào năm 1930. Người đã nêu ra
nhiều luận điểm mới làm phong phú thêm học thuyết Mác - Lênin về chính đảng


cách mạng ở những nước thuộc địa mà sinh thời Mác và Ăngghen chưa có điều
kiện để đi sâu nghiên cứu, còn Lênin cũng mới đề cập ở một chừng mực nhất định.
2. Cơ sở thực tiễn.
a. Thực tiễn Việt Nam.
Cuối thế kỷ XIX thực dân Pháp xâm lược và thống trị nước ta làm cho xã hội
Việt Nam biến đổi sâu sắc, từ một xã hội phong kiến trở thành một xã hội thuộc địa

nửa phong kiến. Tính chất xã hội Việt Nam biến đổi phức tạp với đặc trưng cơ bản
là sự cấu kết chặt chẽ giữa đế quốc và phong kiến để thống trị và bóc lột nhân dân
ta. Điều đó đặt ra yêu cầu khách quan của cách mạng Việt Nam là phải giải quyết
hai mâu thuẫn cơ bản giữa dân tộc Việt Nam với đế quốc, tay sai và giữa nhân dân
Việt Nam mà chủ yếu là nông dân với địa chủ phong kiến.
Đứng trước yêu cầu khách quan của lịch sử, trên con đường phát triển của
cách mạng Việt Nam đã xuất hiện nhiều trào lưu cứu nước mang quan điểm và ý
thức hệ giai cấp khác nhau. Nổi bật như phong trào “Cần vương” (1883
-1896); phong trào khởi nghĩa của nông dân chống Pháp ở Yên Thế (18871913); Phong trào cứu nước mới theo khuynh hướng dân chủ tư sản của các nhà
yêu nước Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh... Nhưng tất cả các phong trào cứu
nước đó đều bị thất bại. Thực tiễn đó của cách mạng Việt Nam đã được Hồ Chí
Minh nghiên cứu một cách kỹ lưỡng và Người đã chỉ rõ một trong những
nguyên nhân cơ bản dẫn đến thất bại của các phong trào yêu nước Việt Nam là
thiếu một tổ chức cách mạng có đường lối chính trị đúng đắn và phương pháp
cách mạng khoa học, phù hợp để tổ chức, tập hợp và lãnh đạo các tầng lớp nhân
dân đấu tranh chống bọn đế quốc và phong kiến tay sai, giành lại độc lập, tự do
cho Tổ quốc.
Mặt khác, những kinh nghiệm được rút ra trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo
xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam ở một nước thuộc địa nửa phong kiến, sản xuất


nông nghiệp là chủ yếu, kinh tế chậm phát triển, nghèo nàn, lạc hậu, tàn dư tư
tưởng của người sản xuất nhỏ còn nặng nề, giai cấp công nhân còn rất nhỏ bé...
cũng giúp cho Hồ Chí Minh tiếp tục xây dựng, củng cố và phát triển tư tưởng của
mình về Đảng Cộng sản Việt Nam.
b. Thực tiễn cách mạng thế giới.
Trong quá trình đi tìm con đường cứu nước, khảo sát kinh nghiệm của một số
cuộc cách mạng thế giới, Hồ chí Minh rất chú ý xem xét những vấn đề về chính
đảng cách mạng. Phân tích sâu sắc cuộc khởi nghĩa của giai cấp công nhân
(18.3.1871) đánh đuổi giai cấp tư sản ở Pháp, thành lập chính quyền mới, công xã

Pari, Người đã rút ra cái được, cái chưa được, nhất là nguyên nhân thất bại của
công xã. Theo Hồ Chí Minh một trong những nguyên nhân dẫn đến thất bại bởi
công xã chưa có một chính Đảng lãnh đạo. Người khẳng định: "Cách mệnh Pháp
dạy cho chúng ta:
1. Dân chúng công nông là gốc cách mệnh...
2. Cách mệnh thì phải có tổ chức rất vững bền mới thành công...”[1]
Hồ Chí Minh cũng giành nhiều tâm sức vào khảo cứu cuộc Cách mạng Tháng
10 Nga 1917, cuộc cách mạng do giai cấp công nhân, mà đội tiền phong của nó là
Đảng Bônsêvích (cộng sản) Nga lãnh đạo và giành thắng lợi. Người chỉ rõ: “Cách
mệnh Nga dạy cho chúng ta rằng muốn cách mệnh thành công phải lấy dân chúng
(công, nông) làm gốc, phải có đảng bền vững...”[2].
Trong những năm 20 của thế kỷ XX hàng loạt các Đảng cộng sản đã được
thành lập ở các nước và ra nhập vào Quốc tế cộng sản. Riêng ở châu Á và khu
vực Đông Nam Á nhiều Đảng cộng sản đã ra đời: Đảng Cộng sản Inđônêxia (1920),
Đảng Cộng sản Trung Quốc (1921), Đảng Cộng sản Nhật Bản (1922), Đảng Cộng
sản Triều Tiên (1925), Đảng Cộng sản Ấn Độ (1928), Đảng Cộng sản Thái Lan
(1928)... Nhưng để tiến tới thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Hồ Chí Minh đã


không vội vàng, nôn nóng mà Người giành sức lực, trí tuệ chuẩn bị chu đáo về mặt
chủ quan cũng như tích cực thúc đẩy các điều kiện khách quan đi đến chín muồi.
Một mặt, Người trực tiếp đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu về chủ nghĩa Mác - Lênin, mặt
khác Người mở rộng sự liên kết với những người Việt Nam yêu nước khác, với
những nhà hoạt động cách mạng của các nước thuộc địa đồng thời tham gia vào
nhiều hoạt động của Quốc tế cộng sản. Hồ Chí Minh cũng tập trung nghiên cứu thực
tiễn hoạt động của phong trào cộng sản, công nhân quốc tế và kinh nghiệm hoạt
động lãnh đạo, xây dựng Đảng của các nước trên thế giới, nhất là ở các nước xã hội
chủ nghĩa. Từ đó Người đã rút ra được những bài học quý báu về xây dựng Đảng.
Những cơ sở tư tưởng - lý luận và thực tiễn nói trên góp phần quan trọng vào
việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam.

II. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
VỀ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
1. Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố quyết định hàng đầu để đưa cách
mạng nước ta đến thắng lợi.
Cách mạng vô sản chỉ có thể giành được thắng lợi khi có Đảng cộng sản,
chính đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo. Luận điểm đó của Mác, Ăngghen, và
Lênin trước hết bắt nguồn từ vai trò của Đảng đối với cách mạng và từ địa vị, sứ
mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trong thời đại ngày nay.
Hồ Chí Minh đã nhận thức, quán triệt và vận dụng sáng tạo luận điểm trên của
các nhà kinh điển Mác - Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam. Người đặt vấn
đề: "Cách mệnh trước hết phải có cái gì?" [3] và Người đã khẳng định: "... trước hết
phải có đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên
lạc với các dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi. Đảng có vững cách mệnh
mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy"[4].


Ham muốn tột bậc của Hồ Chí Minh là làm sao nước nhà được độc lập, nhân
dân được tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, được học hành. Muốn vậy,
theo Người, Việt Nam phải đi theo con đường cách mạng vô sản. Đây là một cuộc
cách mạng có nội dung rộng lớn, toàn diện, có tính chất triệt để nhất trong lịch sử
phát triển của dân tộc và nhân loại. Do vậy sự nghiệp cách mạng đó là của toàn thể
dân chúng, không phải là việc riêng của một, hai người. Hơn ai hết, Hồ Chí Minh
hiểu rằng để thực hiện thắng lợi cuộc cách mạng đó, không có cách nào khác là
phải dựa vào sức mạnh của nhân dân - nhân dân có tiềm năng và khả năng cách
mạng to lớn, nhưng sức mạnh ấy chỉ được phát huy khi đã được giáo dục, giác ngộ,
tổ chức lại thành một đội quân thống nhất. Vì thế phải làm cho dân giác ngộ, phải
bày sách lược cho dân, phải đoàn kết nhân dân lại. Đó là nhiệm vụ của Đảng cách
mạng - Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân.
Cách mạng Việt Nam muốn giành thắng lợi trước hết phải dựa vào sức mình
là chính, nhưng mặt khác cũng phải biết kết hợp sức mạnh trong nước với sức

mạnh quốc tế, sức mạnh của cách mạng thế giới. Cách mạng Việt Nam do đó phải
liên hệ chặt chẽ với cách mạng của các dân tộc thuộc địa, phụ thuộc và cách mạng
vô sản ở các nước chính quốc, giữ mối liên hệ đó là nhiệm vụ của Đảng.
Như vậy, Hồ Chí Minh đã khẳng định, Đảng cộng sản Việt Nam là chính đảng
của giai cấp công nhân Việt Nam, là đội tiền phong của giai cấp công nhân, có khả
năng đoàn kết, tập hợp, lôi kéo mọi tầng lớp nhân dân đứng lên đấu tranh làm cách
mạng - nhân tố hàng đầu quyết định mọi thằng lợi của cách mạng Việt Nam.
Nhận thức được vai trò quyết định của Đảng cộng sản đối với thắng lợi của
cách mạng Việt Nam nên cuối năm 1924 Người đã về Quảng Châu (Trung Quốc)
và từ năm 1925 đến đầu năm 1930 là thời gian cùng với việc thực hiện nhiệm vụ
của Quốc tế cộng sản giao, Người đã trực tiếp bắt tay vào việc truyền bá chủ nghĩa
Mác - Lênin vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam, chuẩn bị
những điều kiện cần thiết cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. Ngày


3.2.1930 Người trực tiếp lãnh đạo hợp nhất ba tổ chức cộng sản thành chính đảng
duy nhất - Đảng Cộng sản Việt Nam. Người còn trực tiếp soạn thảo Chánh cương
vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng Cộng
sản Việt Nam làm cho Đảng Cộng sản Việt Nam ngay từ khi ra đời đã có đường
lối cách mạng đúng đắn.
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (3.2.1930) đảm nhận sứ mệnh lịch sử lãnh
đạo cách mạng Việt Nam là đáp ứng yêu cầu đòi hỏi khách quan của xã hội Việt
Nam lúc đó. Thực tiễn gần 80 năm qua đã chứng minh cách mạng Việt Nam luôn
luôn cần có Đảng lãnh đạo, nhân tố hàng đầu đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng
lợi này đến thắng lợi khác, không một lực lượng chính trị nào có thể thay thế được
vai trò lãnh đạo đó.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác
- Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam.
Một trong những cống hiến xuất sắc của Hồ Chí Minh đối với sự phát triển
chủ nghĩa Mác - Lênin là luận điểm của Người về quy luật ra đời của Đảng cộng

sản ở một nước thuộc địa, nửa phong kiến.
Các nhà sáng lập ra chủ nghĩa xã hội khoa học đều quan niệm Đảng cộng sản
là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân.
Luận điểm đó hoàn toàn đúng khi giai cấp công nhân đã bước lên vũ đài chính trị
với tư cách là một lực lượng chính trị độc lập, được lý luận khoa học của chủ nghĩa
Mác - Lênin dẫn đường. Xuất phát từ tình hình Việt Nam là một nước thuộc địa,
nửa phong kiến, kinh tế nông nghiệp lạc hậu, Hồ Chí Minh thấy rằng việc ra đời
Đảng cộng sản ở đây, nếu chỉ kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công
nhân thì chưa đủ, vì giai cấp công nhân còn nhỏ bé, phong trào công nhân còn non
yếu. Do đó phải kết hợp với phong trào yêu nước rộng lớn của các tầng lớp nhân
dân đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân; phong trào này diễn ra liên tiếp, từ rất lâu


trước khi có giai cấp công nhân và phong trào công nhân, phong trào yêu nước
trong thời đại mới rất gần với phong trào công nhân và đang bế tắc về đường lối
cho nên rất dễ tiếp thu lý luận Mác - Lênin. Khái quát về quy luật đặc thù của việc
ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam, Hồ Chí Minh đã viết: “Chủ nghĩa Mác - Lênin kết
hợp với phong trào công nhân và phong trào yêu nước đã dẫn tới sự thành lập
Đảng cộng sản Đông Dương vào đầu năm 1930”[5]. Ở đây phong trào công nhân dù
có tiên tiến nhất, nhưng nếu không gắn bó với phong trào yêu nước, trở thành nòng
cốt của phong trào yêu nước, thì cũng không mở rộng được cuộc đấu tranh chống
chủ nghĩa thực dân và đưa cuộc đấu tranh đó đến thắng lợi.
Từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác - Lênin, từ giác ngộ dân tộc đến
giác ngộ giai cấp, đó là con đường Hồ Chí Minh và hầu hết những người cộng sản
Việt Nam đã đi.
Hồ Chí Minh đã phát triển sáng tạo học thuyết Mác - Lênin về sự ra đời của
Đảng cộng sản vào điều kiện cụ thể của cách mạng Việt Nam. Từ luận điểm trên của
Hồ Chí Minh giúp Đảng ta vừa vững vàng về nguyên tắc, vừa mềm dẻo trong sách
lược để lãnh đạo cách mạng Việt Nam cũng như trong xây dựng Đảng. Đó cũng là
điều kiện thuận lợi để Đảng ta giải quyết tốt mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp,

dân tộc và quốc tế, giúp Đảng ta đề ra các chủ trương, chính sách đúng đắn trong các
thời kỳ cách mạng, giải quyết tốt mối quan hệ giữa chiến lược và sách lược, giữa
mục tiêu cơ bản lâu dài với mục tiêu cấp thiết trước mắt, đảm bảo cho Đảng không
chỉ là lãnh tụ chính trị của giai cấp công nhân mà của cả dân tộc Việt Nam.
Tuy nhiên, từ quy luật ra đời đặc thù đó nên phần đông đảng viên của Đảng
xuất thân từ nông dân, trưởng thành từ phong trào yêu nước. Để tăng cường bản
chất giai cấp công nhân, tính tiền phong của người cộng sản cho đội ngũ đảng viên
của Đảng, theo Hồ Chí Minh cần chú trọng phát triển đảng viên từ thành phần giai
cấp công nhân. Mặt khác, điều có ý nghĩa quyết định là Đảng phải giáo dục, bồi
dưỡng, rèn luyện tăng cường bản chất giai cấp công nhân cho đội ngũ đó. Trong


bài "Hoa sen" đăng trên báo Nhân dân (30.3.1956), Người viết: "Thành phần giai
cấp nhất định có ảnh hưởng đến tư tưởng con người. Nhưng nó không phải là một
ảnh hưởng quyết định, không khắc phục được. Khi đã đứng trong hàng ngũ cách
mạng, đã được Đảng và nhân dân rèn luyện, người ta có thể đấu tranh và thoát ly
ảnh hưởng của giai cấp xấu, thoát ly những quan hệ xấu.
Thành phần giai cấp và quan hệ gia đình có ảnh hưởng thế nào, điều quyết
định vẫn là do bản thân mỗi người đảng viên"[6].
3. Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân, của nhân
dân lao động và của cả dân tộc Việt Nam.
Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định Đảng cộng sản là
Đảng của giai cấp vô sản, đấu tranh cho lợi ích của giai cấp vô sản nước mình và
giai cấp vô sản thế giới; Đảng gồm những phần tử tiên tiến nhất trong giai cấp vô
sản, đội tiền phong, bộ tham mưu của giai cấp vô sản. Đảng bao giờ cũng là đảng
của một giai cấp, mang bản chất của một giai cấp nhất định. Vì vậy xác định đúng
bản chất giai cấp của đảng là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và
thực tiễn.
Quán triệt quan điểm đó vào xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam ngay từ khi
Đảng ta ra đời trong các văn kiện do Hồ Chí Minh soạn thảo và được thông qua

hội nghị thành lập Đảng, Người chỉ rõ: “Đảng là đội tiên phong của đạo quân vô
sản”, “Đảng là của giai cấp vô sản”. Tại Đại hội II của Đảng (tháng 2.1951), Hồ
Chí Minh khẳng định: “Trong giai đoạn này, quyền lợi của giai cấp công nhân và
nhân dân lao động và của dân tộc là một. Chính vì Đảng Lao động Việt Nam là
Đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, cho nên nó phải là Đảng của
dân tộc Việt Nam”[7]. Khi miền Bắc bước vào thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội,
Người nhắc lại luận điểm trên: “Đảng ta là Đảng của giai cấp, đồng thời cũng là
của dân tộc, không thiên tư, thiên vị”[8].


Việc khẳng định như vậy không hề xoá nhoà bản chất giai cấp của Đảng như
một số người lầm tưởng mà trái lại chứng tỏ Hồ Chí Minh vừa quán triệt sâu sắc
những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về bản chất giai cấp của Đảng, về vai
trò sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, đồng thời Người hiểu rất sâu sắc
truyền thống dân tộc, thực tiễn cách mạng Việt Nam.
Khi xem xét bản chất giai cấp của một chính đảng không phải xem đảng đó
mang tên gì, thành phần xuất thân của đảng viên mà vấn đề quyết định là phải
căn cứ vào nền tảng tư tưởng, tôn chỉ, mục đích, nguyên tắc tổ chức và hoạt
động của đảng đó. Trước sau như một, dù là mang tên Đảng Cộng sản Việt Nam;
Đảng Cộng sản Đông Dương; Đảng Lao động Việt Nam, thì theo Hồ Chí Minh,
Đảng ta vẫn mang bản chất giai cấp công nhân. Bởi vì tôn chỉ, mục đích, nềng
tảng tư tưởng, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng ta mà Hồ Chí Minh
chỉ ra đều luôn tuân thủ nghiêm túc các nguyên tắc về xây dựng Đảng cộng sản
của chủ nghĩa Mác - Lênin.
Theo Người, Đảng Cộng sản Việt Nam vừa mang bản chất giai cấp công nhân,
vừa có tính nhân dân, tính dân tộc sâu sắc. Đảng đó không chỉ đại biểu, đại diện,
chiến đấu vì lợi ích của giai cấp công nhân mà còn của nhân dân lao động và của
cả dân tộc. Tổng kết thực tiễn hoạt động của Đảng ta, Hồ Chí Minh viết: “Đảng ta
vĩ đại, vì ngoài lợi ích của giai cấp, của nhân dân, của dân tộc, Đảng ta không có
lợi ích gì khác”[9].

Quán triệt sâu sắc quan điểm đúng đắn của Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản
Việt Nam trong quá trình xây dựng và hoạt động đã gắn bó máu thịt với giai cấp
công nhân, nhân dân lao động và cả dân tộc Việt Nam trong mọi thời kỳ của cách
mạng Việt Nam. Vì vậy, tuyệt đại đa số những người dân Việt Nam, dù là đảng
viên hay không phải là đảng viên, dù thuộc giai tầng nào trong xã hội, ai ai đều
cảm thấy Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng của mình, Đảng ta, Đảng của chúng ta,
tự hào với những thắng lợi, thành công của cách mạng do Đảng lãnh đạo, có trách


nhiệm trong xây dựng và bảo vệ Đảng, băn khoăn, lo lắng và thấy mình cũng có
trách nhiệm trước những thiếu sót, khuyết điểm của Đảng.
4. Đảng Cộng sản Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác - Lênin "làm cốt".
Nhận thức đúng vai trò to lớn của lý luận cách mạng đối với đảng cách mạng
nên ngay trang đầu tác phẩm “Đường cách mệnh” (1927), Nguyễn Ái Quốc đã
nhắc lại lời chỉ dẫn của Lênin rằng: “Không có lý luận cách mệnh, thì không có
cách mệnh vận động. Chỉ có theo lý luận cách mệnh tiền phong, Đảng cách mệnh
mới làm nổi trách nhiệm cách mệnh tiền phong” [10]. Người cũng chỉ rõ: “Đảng
muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt, trong Đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng
phải theo chủ nghĩa ấy”[11]. Lấy chủ nghĩa “làm cốt”, theo Hồ Chí Minh đó là cơ sở
nền tảng tư tưởng, nền tảng lý luận của Đảng; cơ sở để Đảng định ra cương lĩnh,
đường lối, chiến lược, sách lược và mục tiêu cần đạt tới của cách mạng; cơ sở của
sự đoàn kết thống nhất về tư tưởng và hành động trong Đảng.
Tính đúng đắn, tính cách mạng và khoa học của một lý luận mà chính đảng đã
lựa chọn là điều kiện tiên quyết làm nên thắng lợi của cách mạng. Theo Hồ Chí
Minh, chủ nghĩa của Đảng là chủ nghĩa Mác - Lênin, “Bây giờ học thuyết nhiều,
chủ nghĩa nhiều nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mạng nhất
là chủ nghĩa Lênin”[12] và “Phải theo chủ nghĩa Mã Khắc Tư và Lênin”[13]. Nhờ lý
luận ấy. Hồ Chí Minh đã tìm thấy con đường cứu nước, đã xây dựng Đảng cộng
sản Việt Nam và trang bị cho Đảng vũ khí tinh thần để Đảng làm tròn vai trò tiên
phong, vai trò lãnh đạo cách mạng.

Viết về vai trò của chủ nghĩa Mác - Lênin đối với Đảng ta, Hồ Chí Minh chỉ
rõ: “Là lực lượng tư tưởng hùng hậu chỉ đạo Đảng chúng tôi, làm cho Đảng chúng
tôi có thể trở thành hình thức tổ chức cao nhất của quần chúng lao động, hiện thân
của trí tuệ, danh dự và lương tâm của dân tộc chúng tôi”[14].


Khẳng định Đảng cộng sản Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác - Lênin “làm cốt”,
Hồ Chí Minh yêu cầu phải nắm vững bản chất cách mạng và khoa học của chủ
nghĩa Mác - Lênin để vận dụng vào thực tiễn, Người viết: “Chủ nghĩa Mác - Lênin
là kim chỉ nam cho hành động, chứ không phải là kinh thánh” [15], do vậy: “Học tập
cái tinh thần xử trí mọi việc, đối với mọi người, và đối với bản thân mình; là học
tập cái chân lý phổ biến của chủ nghĩa Mác - Lênin để áp dụng một cách sáng tạo
vào hoàn cảnh thực tế của nước ta. Học để mà làm” [16]. Việc tổ chức học tập nâng
cao trình độ lý luận cho đảng viên phải phù hợp với hoàn cảnh, đối tượng cụ thể.
Học tập, tiếp thu những kinh nghiệm của các Đảng cộng sản khác trên thế giới, kế
thừa phát triển các giá trị truyền thống của dân tộc, tinh hoa văn hoá nhân loại, đồng
thời còn chú ý tổng kết thực tiễn cách mạng Việt Nam để bổ sung, làm phong phú
thêm kho tàng lý luận Mác - Lênin. Bên cạnh đó Người cũng phê phán, lên án
những biểu hiện: “Học thuộc lòng, khi gặp thực tế thì máy móc, lúng túng. Nói và
làm không thống nhất... Học để trang sức, chứ không phải để vận dụng vào thực
tiễn”.
Quá trình cách mạng Việt Nam từ khi có Đảng, nhất là 20 năm đổi mới càng
chứng tỏ vị trí, vai trò nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam của chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh trong đời sống chính trị, tinh thần của Đảng, Nhà nước và
nhân dân ta: không một đường lối chính sách nào của Đảng, Nhà nước, cách mạng
nước ta lại không bắt nguồn từ sự phát sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng
Hồ Chí Minh. Điều đó tiếp tục được Đảng ta khẳng định: “Đảng và nhân dân ta
quyết tâm xây dựng đất nước Việt Nam theo con đường xã hội chủ nghĩa trên nền
tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh” [17]. Đó là sự khẳng định
nhân tố hàng đầu đảm bảo tính tiền phong, tính cách mạng và khoa học của Đảng

Cộng sản Việt Nam.
5. Đảng Cộng sản Việt Nam phải được xây dựng theo những nguyên tắc
của Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân.


Theo Hồ Chí Minh, để Đảng Cộng sản Việt Nam thực sự là một tổ chức chặt
chẽ, thống nhất và mạnh mẽ của những người cộng sản, một Đảng Mác - Lênin thì
Đảng đó phải được xây dựng theo những nguyên tắc của Đảng kiểu mới của giai
cấp công nhân.
Một là, nguyên tắc tập trung dân chủ
Dân chủ trong sinh hoạt Đảng là điều mà Mác, Ăngghen đặc biệt chú ý trong
xây dựng chính đảng vô sản. Lênin coi tập trung dân chủ là một nguyên tắc tổ chức
cơ bản của Đảng Cộng sản - Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân.
Hồ Chí Minh không chỉ tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc tập trung dân chủ
trong tổ chức và xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam mà còn bổ sung, phát triển
làm sáng tỏ bản chất của các thành tố trong nguyên tắc và mối quan hệ biện chứng
của chúng.
Vấn đề tập trung trong Đảng theo Hồ Chí Minh: “Có đảng chương thống nhất,
kỷ luật thống nhất, cơ quan lãnh đạo thống nhất. Cá nhân phải phục tùng đoàn thể,
số ít phải phục tùng số nhiều, cấp dưới phải phục tùng cấp trên, địa phương phải
phục tùng Trung ương”[18], tất cả mọi đảng viên phải chấp hành vô điều kiện nghị
quyết của Đảng. Người chỉ ra rằng: khi chưa có nghị quyết thì tha hồ bàn cãi,
nhưng khi có quyết định rồi thì không được bàn cãi nữa, có bàn cãi cũng chỉ là bàn
cách thi hành cho được, cho nhanh, chứ không phải là đề nghị không thực hiện.
Gắn liền với việc coi trọng tập trung, Hồ Chí Minh luôn luôn chú trọng việc
mở rộng dân chủ thực sự trong xây dựng Đảng cộng sản Việt Nam. Hồ Chí Minh
cho rằng "chế độ ta là chế độ dân chủ", “dân chủ là của quý báu nhất của nhân
dân”[19], do đó cũng là của quý báu nhất của người đảng viên; đồng thời nếu thực
hành dân chủ trong nội bộ đảng tốt sẽ làm cho Đảng tập trung được trí tuệ, tạo ra
bầu không khí chân thành, cởi mở, tin cậy lẫn nhau, làm cho Đảng thoát khỏi tình

trạng “u ám” thiếu đoàn kết. Mở rộng dân chủ còn chống được tệ độc đoán, chuyên


quyền trong Đảng - một nhân tố làm suy yếu sức mạnh của Đảng. Người yêu cầu:
“Phải thực sự mở rộng dân chủ để tất cả đảng viên bày tỏ hết ý kiến của mình” [20].
Theo Hồ Chí Minh, tập trung và dân chủ là hai vế của một nguyên tắc có quan hệ
biện chứng, không tách rời, không đối lập. Người chỉ rõ: "Tập trung trên nền tảng
dân chủ. Dân chủ dưới sự chỉ đạo tập trung”[21].
Theo Hồ Chí Minh, tập trung trên nền tảng dân chủ là cơ quan lãnh đạo của
Đảng đều do quần chúng đảng viên bầu lên, chủ trương nghị quyết của Đảng do
tập trung kinh nghiệm, ý kiến của quần chúng đảng viên mà thành, quyền lực của
cơ quan lãnh đạo do quần chúng đảng viên giao phó, chứ không phải tập trung
quan liêu, chuyên quyền, độc đoán. Còn dân chủ dưới sự chỉ đạo tập trung là từ
việc bầu cơ quan lãnh đạo, đến ra nghị quyết đều có sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ,
thống nhất chứ không phải dân chủ theo kiểu phân tán, tuỳ tiện, vô tổ chức, dân
chủ và tự do quá trớn.
Hai là, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách
Hồ Chí Minh coi đây là “nguyên tắc” lãnh đạo của Đảng. Khi đề cập vấn đề
dân chủ tập trung, Người nói: “Tập thể lãnh đạo là dân chủ, cá nhân phụ trách là
tập trung”[22]. Hồ Chí Minh đã giải thích rất cặn kẽ, về tập thể lãnh đạo: một người
dù khôn ngoan, tài giỏi đến mấy cũng không thể thấy hết mọi mặt của vấn đề, càng
không thể thấy hết được mọi việc. Vì vậy, cần phải có nhiều người cùng tham gia
lãnh đạo. Nhiều người thì nhiều kiến thức, nhiều kinh nghiệm giúp cho tập thể thấy
rõ được mọi mặt, mọi vấn đề và từ đó đề ra những chủ trương, biện pháp, những
quyết định chính xác, tránh được sai lầm. ý nghĩa của tập thể lãnh đạo rất giản đơn
"dại bày hơn khôn độc".
Về cá nhân phụ trách, Người cũng chỉ rõ việc gì đã được tập thể bàn bạc kỹ
lưỡng, kế hoạch đã được định rõ thì cần giao cho một người phụ trách, nếu giao
cho một nhóm người thì cũng có một người phụ trách chính. Như thế công việc



mới chạy, mới tránh được thói ỷ lại, dựa dẫm vào tập thể, thiếu trách nhiệm.
Không xác định được cá nhân phụ trách, thì giống như "nhiều sãi không ai đóng
cửa chùa".
“Tập thể lãnh đạo và cá nhân phụ trách cần phải luôn luôn đi đôi với nhau” [23],
Người hướng dẫn rất cụ thể trong thực hiện nguyên tắc này là cần phải chủ động,
sáng tạo xuất phát từ tính chất, yêu cầu của công việc, điều kiện hoàn cảnh nhất
định để mang lại hiệu quả thiết thực, Người nhắc nhở: “Nhưng không phải vấn đề
gì nhỏ nhặt, vụn vặt, một người vẫn có thể giải quyết được, cũng đưa ra bàn bạc mới là tập thể lãnh đạo. Nếu làm như vậy là hiểu tập thể lãnh đạo một cách máy
móc. Kết quả cứ khai hội mà hết ngày giờ” và “những việc bình thường, một người
có thể giải quyết đúng, thì người phụ trách cứ cẩn thận giải quyết đi. Những việc
quan trọng, mới cần tập thể quyết định” [24]. Người kết luận “Tập thể lãnh đạo, cá
nhân phụ trách là dân chủ tập trung”[25].
Ba là, tự phê bình và phê bình
Theo Hồ Chí Minh đây là nguyên tắc sinh hoạt, là quy luật phát triển của
Đảng. Người chỉ ra rằng trong sinh hoạt và hoạt động thực tiễn ai cũng có ưu điểm
và khuyết điểm, chỉ khác nhau ở nặng nhẹ, ở trạng thái biểu hiện mà thôi “Người
đời không phải thần thánh, không ai tránh khỏi khuyết điểm” [26]; mỗi con người
đều có cái thiện và cái ác trong lòng. Phải làm sao để biết khuyến khích động viên
cho cái tốt trong mỗi con người nẩy nở, phát triển và cái xấu bị mất dần đi. Do đó,
Hồ Chí Minh cho rằng: “Thang thuốc hay nhất là thiết thực phê bình và tự phê
bình”[27] và Người cũng giảng giải rất cặn kẽ: “Phê bình là nêu ưu điểm và vạch rõ
khuyết điểm của đồng chí mình. Tự phê bình là nêu lên ưu điểm và vạch rõ khuyết
điểm của mình. Tự phê bình và phê bình phải đi đôi với nhau. Mục đích là làm cho
mọi người học lẫn ưu điểm của nhau và giúp nhau sửa chữa khuyết điểm”[28].


Hồ Chí Minh chỉ rõ đối tượng của tự phê bình và phê bình là: “Phê bình việc
làm, chứ không phải phê bình người” [29]. Theo Người, phê bình việc là gột rửa "cái
bên ngoài" con người, không cho nó làm "ô nhiễm" con người; như là dùng khăn

mặt và xà phòng để rửa cái nhơ bẩn bám vào con người chứ không phải như cắt bỏ
thân thể con người. Đó là một tư tưởng nhân đạo xuất phát từ quan điểm thực tiễn,
đạt tới đỉnh cao, cho phép tập hợp con người - xã hội trong một thể thống nhất,
mâu thuẫn, đa dạng và phức tạp, cùng hành động vì lợi ích chung, sự nghiệp
chung, làm cho con người ngày càng tốt hơn. Quan điểm đó cũng tránh cho con
người không rơi vào cái “ tôi” vị kỷ, trả đũa, tranh giành được thua, không đố kỵ,
ghen ghét giữa con người với nhau.
Mặc dù vậy, nếu sử dụng “vũ khí thần diệu” tự phê bình và phê bình không
đúng sẽ không mang lại hiệu quả như mong muốn mà nhiều khi còn gây nên những
hậu quả ngược lại, lường trước điều này Hồ Chí Minh chỉ ra phải có một thái độ và
phương pháp hợp lý: Thành khẩn, trung thực, kiên quyết, có văn hoá. Người căn
dặn: “Phê bình mình cũng như phê bình người phải ráo riết, triệt để, thật thà, không
nể nang, không thêm bớt. Phải vạch rõ cả ưu điểm và khuyết điểm. Đồng thời chớ
dùng lời mỉa mai, chua cay, đâm chọc...
Những người bị phê bình thì phải vui lòng nhận xét để sửa đổi, không nên vì
bị phê bình mà nản chí, hoặc oán ghét” [30]. ở đây Hồ Chí Minh muốn nhắc nhở về
thái độ, ý thức trách nhiệm của mỗi người khi tự phê bình cũng như phê bình. Nếu
là chủ thể phê bình thì phải có thái độ nghiêm túc, trung thực, động cơ trong sáng
vì sự tiến bộ của đồng chí mình chứ không phải vì tư thù cá nhân. Còn là đối tượng
bị phê bình, đòi hỏi phải có thái độ thành khẩn, cầu tiến bộ, dám nhận và quyết tâm
sửa chữa khuyết điểm, không được tỏ thái độ bất mãn, tiêu cực, hoặc thù oán, trù
dập người phê bình.
Với Hồ Chí Minh, tự phê bình và phê bình còn phải xuất phát từ tình thương
yêu đồng chí, phải thắm đượm lòng nhân ái. Càng yêu thương bao nhiêu càng yêu


cầu bấy nhiêu. Người yêu cầu cấp trên phải làm gương cho cấp dưới, cấp uỷ làm
gương cho đảng viên, đảng viên làm gương cho quần chúng. Mọi cán bộ, đảng
viên và nhất là cán bộ lãnh đạo cần phải biết lắng nghe tiếng nói phê bình của quần
chúng, của cấp dưới và cần coi tiếng nói phê bình đó như “tấm gương” phản chiếu

gương mặt thật của mình.
Hồ Chí Minh không chỉ kêu gọi, nhắc nhở, căn dặn mà bản thân Người luôn
luôn gương mẫu làm trước, thể hiện sự nhất quán giữa lời nói với việc làm, giữa
giáo dục và nêu gương. Với tinh thần thực sự cầu thị của một người cộng sản,
Người chân thành nhắc nhở, yêu cầu các đồng chí và cộng sự của mình cần thẳng
thắn, đừng ngần ngại trong góp ý kiến với Người. Người nói: “...tôi làm điều xấu,
các đồng chí trông thấy, phải phê bình cho tôi sửa chữa ngay. Nếu tôi có vết nhọ
trên trán, các đồng chí trông thấy, lại lấy cớ "nể Cụ" không nói, là tôi mang nhọ
mãi. Nhọ ở trên trán thì không quan trọng nhưng nếu nhọ ở trong óc, ở tinh thần,
mà không nói cho người ta sửa, tức là hại người” [31]. Đó thực sự là một tấm gương
sáng ngời của Hồ Chí Minh về sự tự phê bình và phê bình theo tinh thần của
Lênin: Bị một phen thất bại không nguy hiểm bằng không dám thừa nhận sự thất
bại, không dám rút ra ở đây tất cả những kết luận.
Bốn là, kỷ luật nghiêm minh và tự giác
Kỷ luật nghiêm minh là một đặc điểm cơ bản của chính đảng Mác-Lênin. Nó
thể hiện bản chất cách mạng triệt để của giai cấp công nhân và là một tiêu chuẩn để
phân biệt đảng kiểu mới của giai cấp công nhân với bất cứ một đảng cơ hội nào.
Ngay từ bài học đầu tiên cho lớp thanh niên thời dựng Đảng, Người đã giáo dục ý
thức phục tùng đoàn thể là một trong những vẫn đề thuộc về tư cách của người
cách mạng rằng: “Là người tin theo chủ nghĩa Đảng và phục tùng phép luật của
Đảng thì được vào”[32]. Đó không chỉ là tư cách mà còn là bổn phận của người đảng
viên. Hồ Chí Minh còn chỉ rõ nếu tổ chức không có kỷ luật chặt chẽ thì không
những chỉ làm cho tổ chức suy yếu, không làm tròn sứ mệnh của mình, mà còn có


thể dẫn tới thay đổi bản chất của tổ chức. Trong tác phẩm “Đường cách mệnh”
(1927) Người viết: “Đệ nhị quốc tế trước vẫn là cách mạng, nhưng vì kỷ luật
không nghiêm, tổ chức không khéo, để tụi hoạt đầu xen vào nhiều quá, sau hoá ra
phản cách mạng[33].
Hồ Chí Minh nói: “Kỷ luật nghiêm để đảm bảo tư tưởng nhất trí và hành động

thống nhất của toàn Đảng”[34]. Kỷ luật của Đảng còn vượt qua mục đích tự thân của
nó. Sự tập trung thống nhất ý chí và hành động trong kỷ luật của Đảng là yêu cầu
căn bản đem tới sự thống nhất về tư tưởng và hành động của quần chúng cách
mạng. Đó là tấm gương và là niềm tin của quần chúng đối với đội ngũ tiền phong
của mình. Nếu “đảng viên phạm sai lầm, thì sẽ đưa quần chúng đến sai lầm”[35].
Hồ Chí Minh còn chỉ rõ kỷ luật của Đảng là “kỷ luật sắt, nghĩa là nghiêm túc
và tự giác”[36]. Tính chất đó bắt nguồn từ tính chất giai cấp công nhân và tính tiền
phong của Đảng. Sự nghiêm túc của kỷ luật Đảng đòi hỏi tất cả các đảng viên ở
mọi cấp và tổ chức các cấp của Đảng phải chấp hành vô điều kiện đường lối chính
sách, Điều lệ của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Yêu cầu đó không hề giảm bớt
với ai, không có ngoại lệ. Người nói: “Không ai bắt buộc ai vào Đảng làm chiến sĩ
xung phong. Đó là do sự “tự giác”, lòng hăng hái của mỗi người mà tình nguyện
làm đảng viên, làm chiến sĩ xung phong "[37], vào Đảng thì có nhiệm vụ, có trách
nhiệm của đảng viên, nếu sợ không phục vụ được nhân dân, được cách mạng thì
đừng vào. Người cũng đã chỉ rõ: “Kỷ luật này là do lòng tự giác của đảng viên về
nhiệm vụ của họ đối với Đảng” [38]. Đây chính là điểm cơ bản thể hiện tính tiền
phong trong kỷ luật của Đảng kiểu mới và sự kết hợp giữa tính nghiêm túc và tính
tự giác làm cho kỷ luật của Đảng thực sự là kỷ luật sắt.
Theo Hồ Chí Minh, kỷ luật của Đảng mà nội dung cơ bản trước hết là việc
nhất trí và thi hành triệt để đường lối, nghị quyết, điều lệ của Đảng. Trong điều
kiện Đảng ta nắm chính quyền, đường lối của Đảng được thể chế hoá thành
pháp luật, kế hoạch, quy chế của Nhà nước thì kỷ luật Đảng buộc đảng viên và


tổ chức các cấp của Đảng phải tôn trọng quyền lực của cơ quan Nhà nước, chấp
hành nghiêm chỉnh pháp luật, quyết định của cơ quan Nhà nước. Vi phạm pháp
luật của Nhà nước cũng là vi phạm kỷ luật của Đảng. Chính vì vậy Hồ Chí Minh
yêu cầu: “Mỗi đảng viên phải làm kiểu mẫu phục tùng kỷ luật, chẳng những kỷ
luật của Đảng mà cả kỷ luật của các đoàn thể nhân dân và của cơ quan chính
quyền cách mạng” [39].

Hồ Chí Minh cho rằng công tác xây dựng Đảng phải coi trọng việc giữ vững
và tăng cường kỷ luật của Đảng và Người cũng đề ra các biện pháp cơ bản cả về
chính trị, tư tưởng và tổ chức để đảm bảo thực hiện tốt công tác này. Trước hết
Người yêu cầu phải làm tốt công tác giáo dục chính trị, thống nhất tư tưởng trong
Đảng, Người nói: “Vì việc học tập chủ nghĩa còn kém, cho nên tư tưởng của nhiều
cán bộ và đảng viên chưa thuần thục, trình độ lý luận còn non nớt. Do đó, trong thi
hành chính sách của Đảng và Chính phủ, đã xảy ra những khuynh hướng sai lầm
hoặc “tả” hoặc “hữu”[40]. Công tác giáo dục chính trị, thống nhất tư tưởng chủ yếu
nhằm vào nâng cao kỷ luật, hiểu biết về tình hình, nhiệm vụ cho đảng viên, làm
cho mọi người hiểu biết và nhất trí với đường lối, chính sách của Đảng và Nhà
nước mà tự giác và nghiêm túc thực hiện một cách chính xác, hiệu quả. Mặt khác,
theo Người còn phải mở rộng dân chủ trong nội bộ Đảng, tăng cường tự phê bình
và phê bình. Kỷ luật của Đảng bao giờ cũng dựa trên cơ sở phát huy dân chủ nội
bộ Đảng, những hiện tượng thiếu dân chủ hoặc dân chủ hình thức, tệ độc đoán,
chuyên quyền, gia trưởng dẫn đến tình trạng tính chủ động, sáng tạo của đảng viên
bị kìm hãm, không dám phê bình hoặc e dè, nể nang bỏ qua khuyết điểm của cơ
quan và người phụ trách, làm xuất hiện thói nịnh hót, bợ đỡ, cơ hội, kéo bè kéo
cánh, mất đoàn kết và là nguyên nhân gây ra hiện tượng tự do vô kỷ luật.
Một biện pháp cũng hết sức quan trọng và cần thiết để tăng cường kỷ luật của
Đảng mà Hồ Chí Minh đưa ra là: Kỷ luật của Đảng phải nghiêm minh, công tác
kiểm tra của Đảng phải chặt chẽ. Thi hành kỷ luật là biện pháp để tăng cường kỷ


luật của Đảng, trước hết phải coi đây là một biện pháp giáo dục của Đảng đối với
đảng viên, Người chỉ rõ: “Sửa chữa sai lầm cố nhiên cần dùng cách giải thích,
thuyết phục, cảm hoá, dạy bảo. Song không phải tuyệt nhiên không dùng xử phạt.
Lỗi lầm có việc to, việc nhỏ. Nếu nhất loạt không xử phạt thì sẽ mất cả kỷ luật, thì
sẽ mở đường cho bọn cố ý phá hoại. Vì vậy, hoàn toàn không xử phạt là không
đúng. Mà chút gì cũng dùng đến xử phạt cũng không đúng” [41]. Việc xét xử kỷ luật
phải nghiêm minh, đúng người, đúng tội mới có tác dụng thiết thực. Hồ Chí Minh

còn cho rằng công tác kiểm tra giúp cho tổ chức đảng giữ gìn kỷ luật và đóng góp
vào công tác xây dựng Đảng, có tác dụng giáo dục đảng viên làm tròn nhiệm vụ
đối với Đảng. Bởi vậy công tác kiểm tra phải chặt chẽ, chủ động, phải lấy việc giáo
dục và ngăn ngừa đảng viên vi phạm kỷ luật làm căn bản, chống quan liêu, qua loa,
hình thức.
Năm là, đoàn kết thống nhất trong Đảng.
Đoàn kết thống nhất trong Đảng là một thuộc tính cơ bản của Đảng cộng sản,
Đảng có đoàn kết thống nhất thì mới đủ sức mạnh để giác ngộ, lôi cuốn và tập hợp
được giai cấp, nhân dân vào trận tuyến cách mạng, lật đổ chế độ xã hội cũ, xây
dựng xã hội mới.
“Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công” là
tư tưởng nhất quán, xuyên suốt trong tư duy lý luận và hoạt động của Hồ Chí
Minh. Quá trình lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam, Người
thường xuyên nhắc nhở: đoàn kết là sức mạnh của Đảng, là nhân tố đảm bảo thắng
lợi của cách mạng. Trước lúc đi xa Người căn dặn: "Đoàn kết là một truyền thống
cực kỳ quý báu của Đảng và của dân ta. Các đồng chí từ Trung ương đến các chi
bộ phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt
mình"[42].


Sự đoàn kết thống nhất trong Đảng Cộng sản Việt Nam được Hồ Chí Minh
vun đắp, xây dựng là dựa trên nền tảng lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin. Sự đoàn
kết thống nhất của Đảng còn được dựa trên cơ sở đường lối, chủ trương, chính
sách của Đảng; dựa trên cơ sở một mục đích, một lý tưởng thống nhất. Mặt khác,
đoàn kết thống nhất trong Đảng Cộng sản Việt Nam theo Hồ Chí Minh phải dựa
trên những nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt và hoạt động của Đảng. Đây là cơ sở để
tạo sự thống nhất về tư tưởng, về tổ chức, từ đó có sự thống nhất về hành động
của toàn Đảng, nhằm đưa đường lối, quan điểm của Đảng vào trong cuộc sống,
biến các chủ trương của Đảng thành hành động cách mạng trong nhân dân. Sự
đoàn kết thống nhất thực sự lành mạnh, trong sáng, chân chính của Đảng cộng

sản Việt Nam chỉ có thể được xây dựng trên cơ sở này. Xa rời cơ sở đó sẽ không
có đoàn kết thống nhất.
Để xây dựng sự đoàn kết thống nhất trong Đảng ngày càng bền vững, Hồ Chí
Minh chỉ rõ cần chú ý làm tốt các yêu cầu cơ bản như: thực hiện và mở rộng dân
chủ nội bộ Đảng để đảng viên được bày tỏ hết ý kiến của mình, được tham gia bàn
bạc kỹ lưỡng những vấn đề hệ trọng của Đảng; thường xuyên thực hiện tự phê bình
và phê bình với tinh thần trung thực, chân thành, thẳng thắn, tự nghiêm khắc với
chính mình và có tình thương yêu đồng chí; thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện
nâng cao đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân và cần phải chú trọng củng
cố và tăng cường sự đoàn kết thống nhất trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo của Đảng.
6. Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền vừa là người lãnh đạo, vừa là
người đầy tớ trung thành của nhân dân.
Vấn đề Đảng cầm quyền là một nội dung trọng yếu trong tư tưởng Hồ Chí
Minh về Đảng cộng sản Việt Nam. Trong Di chúc, Người đã khẳng định: “Đảng ta
là Đảng cầm quyền... Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, xứng đáng là người lãnh
đạo, là người đầy tớ trung thành của nhân dân”[43].


Cách mạng Tháng Tám (1945) thành công, Đảng ta đã trở thành Đảng cầm
quyền. Vì từ đó Đảng lãnh đạo cách mạng trong điều kiện có chính quyền và lãnh
đạo chính quyền cách mạng trực tiếp, toàn diện. Hồ Chí Minh chỉ ra rằng, trở thành
Đảng cầm quyền bản chất, mục tiêu lý tưởng của Đảng không thay đổi. Song có sự
thay đổi căn bản về mục tiêu đấu tranh, nhiệm vụ cách mạng cụ thể; nội dung lãnh
đạo, phạm vi lãnh đạo và phương thức lãnh đạo có bước phát triển mới. Đứng
trước thực tế đó làm thế nào để quyền lực không tha hoá Đảng, không làm biến
chất đảng viên của Đảng, Hồ Chí Minh nhận thức rõ đó là một thử thách cực kỳ to
lớn.
Khi đề cập đến mối quan hệ giữa Đảng với quần chúng, các nhà kinh điển
Mác, Ăngghen, Lênin đều quan niệm rằng, Đảng là người lãnh đạo và quần chúng
nhân dân là đối tượng lãnh đạo của Đảng. Thấu suốt quan điểm đó, Hồ Chí Minh

nhấn mạnh rằng: khi trở thành Đảng cầm quyền, quần chúng nhân dân vẫn là đối
tượng lãnh đạo duy nhất của Đảng. Song với nhãn quan chính trị sắc bén, tầm nhìn
xa trông rộng với thực tiễn chỉ đạo xây dựng Đảng cộng sản ở một nước thuộc địa,
nửa phong kiến kinh tế chậm phát triển, tàn dư tư tưởng lạc hậu của người sản xuất
nhỏ; thấy rõ nguy cơ của chủ nghĩa cá nhân, tệ quan liêu, xa rời quần chúng khi
cách mạng đã giành được chính quyền, Đảng cộng sản trở thành Đảng cầm quyền.
Để đảm bảo cho mối quan hệ giữa Đảng với quần chúng nhân dân luôn luôn được
củng cố, phát triển đảm bảo nguồn sức mạnh vô tận, vô địch của Đảng, Hồ Chí
Minh đã bổ sung vào luận điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin một mệnh đề mới:
Đảng vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ trung thành của nhân dân. Đây
thực sự là một cống hiến to lớn của Hồ Chí Minh về mối quan hệ Đảng với quần
chúng trong học thuyết Mác - Lênin về Đảng của giai cấp công nhân.
Theo Hồ Chí Minh, Đảng vừa là người lãnh đạo tập thể, vừa là người đầy tớ
tập thể của nhân dân. Lãnh đạo - đầy tớ thống nhất với nhau trong quá trình hoạt
động của Đảng, trong phẩm chất, nhân cách của mỗi người đảng viên, lãnh đạo


giỏi chính là người đầy tớ tốt của nhân dân và ngược lại là người đầy tớ tốt cũng là
người lãnh đạo giỏi.
Theo Hồ Chí Minh, với tư cách là người lãnh đạo, Đảng phải thuyết phục, thu
phục, trinh phục được quần chúng nhân dân. Điều đó chỉ có thể thực hiện được
bằng đường lối, chủ trương đúng đắn, cách mạng và khoa học của Đảng - ngọn cờ
để dẫn dắt, tập hợp quần chúng hành động; bằng hành động gương mẫu của đội
ngũ cán bộ đảng viên của Đảng - với cái tâm, cái trí, cái đức của người cộng sản
chân chính, lời nói việc làm thống nhất, bằng việc Đảng cộng sản Việt Nam luôn
luôn là trí tuệ, danh dự, lương tâm của dân tộc, đạo đức văn minh của toàn xã hội;
bằng lợi ích thiết thực mà Đảng đem lại cho mỗi con người.
Cùng với thực hiện vai trò lãnh đạo, Đảng phải làm tròn bổn phận là người
đầy tớ trung thành của nhân dân. Đảng sinh ra là để đấu tranh cho độc lập dân tộc,
chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản, vì lợi ích của giai cấp, của nhân dân lao

động và của cả dân tộc. Không thực hiện được mục tiêu đó, Đảng cộng sản không
còn lý do tồn tại. Hồ Chí Minh chỉ rõ: "Đảng không phải là một tổ chức để làm
quan phát tài", mọi quan niệm Đảng là “cứu tinh” của nhân dân đều trái với tư
tưởng của Người và cần phải được đấu tranh phê phán, loại bỏ.
Vì vậy, mỗi cán bộ, đảng viên từ suy nghĩ đến hành động đều phải tận tâm, tận
lực phục vụ nhân dân: Việc gì có lợi cho nhân dân thì cố gắng làm, việc gì có hại
cho dân thì phải hết sức tránh. Đảng phải gắn bó mật thiết với nhân dân, chăm lo
củng cố mối quan hệ máu thịt với nhân dân, Đảng không ở trên dân, cũng không ở
ngoài dân mà ở trong dân, trong lòng dân "Nước lấy dân làm gốc” “Đảng cũng
phải lấy dân làm gốc”. Đảng lãnh đạo, dân là chủ.
Để làm tròn trọng trách người lãnh đạo, người đầy tớ của nhân dân, Hồ Chí
Minh yêu cầu: Đảng phải không ngừng chăm lo xây dựng nội bộ Đảng trong sạch
vững mạnh cả về chính trị tư tưởng và tổ chức, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức


chiến đấu của Đảng. Đội ngũ cán bộ đảng viên của Đảng phải tu dưỡng, rèn luyện
nâng cao phẩm chất đạo đức cách mạng, ra sức học tập nâng cao trình độ, năng lực
để làm việc, làm người, làm cán bộ; phải chăm lo xây dựng Nhà nước thực sự là
của dân, do dân, vì dân, vừa mang bản chất giai cấp công nhân vừa có tính nhân
dân, tính dân tộc sâu sắc; kiên quyết đấu tranh loại bỏ những căn bệnh dễ mắc của
đảng cầm quyền như: bệnh kiêu ngạo, bệnh dốt nát, bệnh tham ô, xa hoa, lãng phí
tiền bạc của cải của nhân dân, quan liêu, hống hách, xa rời nhân dân... Người cho
đó là giặc nội xâm có nguồn gốc từ chủ nghĩa cá nhân.
7. Đảng Cộng sản Việt Nam phải thường xuyên tự chỉnh đốn, tự đổi mới.
Theo Hồ Chí Minh, chỉnh đốn, đổi mới Đảng đây không phải là một giải pháp
tình thế, cũng không phải là một chủ trương thụ động mà Người coi là yếu tố cần
và đủ giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng với xã hội, là điều kiện để Đảng không
rơi vào tha hoá biến chất.
Chỉnh đốn, đổi mới Đảng là tư tưởng nhất quán xuyên suốt trong quá trìnnh
xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam của Hồ Chí Minh. Ngay trong tác phẩm

"Đường cách mệnh”(1927), bên cạnh khẳng định tất yếu về vai trò lãnh đạo, sự cần
thiết phải có Đảng, thì Người cũng khẳng định tính tất yếu của việc chỉnh đốn, đổi
mới Đảng. Và trong suốt quá trình chuẩn bị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
cho đến lúc qua đời tư tưởng chỉnh đốn, đổi mới Đảng ngày càng thể hiện rõ ở Hồ
Chí Minh. Năm 1949, trong bài nói chuyện tại Hội nghị cán bộ của Đảng lần thứ 6,
Người đã chỉ rõ các công việc rất cụ thể như: Đẩy mạnh công tác quân sự, kháng
chiến trên hết; chấn chỉnh bộ máy chính quyền; sản xuất tiết kiệm; chỉnh đốn các
đoàn thể quần chúng... Hồ Chí Minh đi đến khẳng định: “Muốn làm được những
việc trên, trước hết phải chỉnh đốn nội bộ Đảng...” [44] và Người cũng chỉ rõ cả nội
dung của công tác chỉnh đốn Đảng là đặc biệt chú trọng việc đào tạo cán bộ, nâng
cao trình độ lý luận cho đảng viên, sửa đổi lối làm việc cho hợp lý. Trước lúc đi xa,


trong Di chúc để lại Hồ Chí Minh cũng giành những điều tâm huyết căn dặn lại
Đảng ta: "Việc cần phải làm trước tiên là chỉnh đốn lại Đảng”[45].
Như vậy, chỉnh đốn và đổi mới Đảng được Hồ Chí Minh coi là một tất yếu
khách quan, một công việc cơ bản thường xuyên trong công tác xây dựng Đảng.
Đặc biệt trong điều kiện Đảng đã trở thành Đảng cầm quyền, cán bộ, đảng viên của
Đảng gắn với chức quyền rất dễ “ đánh mất mình” vì thế mà “ngày hôm qua” có
thể là những con người "vĩ đại" được quần chúng ca ngợi, tin yêu, kính trọng
nhưng "ngày hôm nay” có ít nhiều quyền hạn trong tay thì đâm ra kiêu ngạo, xa xỉ,
phạm vào tham ô, lãng phí, quan liêu... Do đó, theo Người chỉnh đốn, đổi mới
Đảng là “ cứu vớt” cán bộ, đảng viên, khôi phục đạo đức cách mạng cho họ, giáo
dục, bồi dưỡng phẩm chất năng lực đưa họ vào con đường cách mạng; là khôi phục
uy tín chính trị của Đảng đối với nhân dân - vấn đề cốt tử của một Đảng cầm
quyền.
Chỉnh đốn Đảng là nhiệm vụ cơ bản thường xuyên trong công tác xây dựng
Đảng, song Hồ Chí Minh cũng lưu ý vào những thời điểm như: khi cách mạng gặp
khó khăn, việc đổi mới chỉnh đốn Đảng cần phải bình tĩnh, sáng suốt để Đảng,
đảng viên không rơi vào bi quan, dao động, rụt rè, lùi bước. Khi cách mạng trên đà

thắng lợi Người cũng yêu cầu “trước hết phải chỉnh đốn Đảng” để ngăn ngừa bệnh
kiêu ngạo, thoả mãn, chủ quan... Khi cách mạng chuyển giai đoạn cũng phải chỉnh
đốn, đổi mới Đảng để Đảng đủ sức lãnh đạo với sự phát triển mới của cách mạng.
Chỉnh đốn Đảng là một nhiệm vụ rất quan trọng liên quan trực tiếp tới sức
mạnh, uy tín chính trị của Đảng và mỗi đảng viên. Vì vậy Hồ Chí Minh yêu cầu
công tác chuẩn bị phải chu đáo, tỉ mỉ, thận trọng, phải xác định được nội dung,
phương châm chỉ đạo, hình thức và bước đi cụ thể, tránh nôn nóng, chủ quan,
Người nói: "Chỉnh Đảng phải làm từng bước, phải có trọng tâm" [46]. Mặt khác, theo
Người về phương pháp tiến hành là phải trên trước, dưới sau; phải làm từ trong cấp
uỷ rồi đến đảng viên, phải coi trọng ở tất cả các cấp, nhưng trước hết phải coi trọng


×