Tải bản đầy đủ (.doc) (100 trang)

Nghiên Cứu Phân Lập Và Tuyển Chọn Giống Vi Sinh Vật Nội Sinh Từ Vùng Sinh Thái Đất Ngập Mặn Phục Vụ Cho Sản Xuất Nông Nghiệp Và Bảo Vệ Môi Trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.14 MB, 100 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA MÔI TRƯỜNG
---------------------------------------------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU PHÂN LẬP VÀ TUYỂN CHỌN
GIỐNG VI SINH VẬT NỘI SINH TỪ VÙNG SINH THÁI
ĐẤT NGẬP MẶN PHỤC VỤ CHO SẢN XUẤT
NÔNG NGHIỆP VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Người thực hiện
Lớp
Khóa
Ngành
Giáo viên hướng dẫn

: ĐỖ MINH THU
: MTC
: 57
: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
: TS. NGUYỄN THỊ MINH

Hà Nội - 2016


HỌC VIÊN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA MÔI TRƯỜNG
---------------------------------------------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP



TÊN ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU PHÂN LẬP VÀ TUYỂN CHỌN
GIỐNG VI SINH VẬT NỘI SINH TỪ VÙNG SINH THÁI
ĐẤT NGẬP MẶN PHỤC VỤ CHO SẢN XUẤT
NÔNG NGHIỆP VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Người thực hiện
Lớp
Khóa
Chuyên ngành
Giáo viên hướng dẫn
Địa điểm thực tập

: ĐỖ MINH THU
: MTC
: 57
: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
: TS. NGUYỄN THỊ MINH
: HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Hà Nội - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan mọi kết quả trong bài viết này là hoàn toàn chân thực
và chưa từng được công bố trong một nghiên cứu nào trước đó.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện

i



LỜI CÁM ƠN
Trong quá trình học tập tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam, được sự
giúp đỡ của các thầy cô, các đoàn thể, đặc biệt được bộ môn Vi sinh vật –
Khoa Môi trường tạo điều kiện, đến nay, em đã hoàn thành khóa học và thực
hiện xong khóa luận của mình. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cô
Nguyễn Thị Minh đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành tốt nghiên cứu của
mình. Cảm ơn các thầy và các cô, các anh chị ở Phòng thí nghiệm Bộ môn vi
sinh – Khoa môi trường và phòng thí nghiệm Jica – Khoa Quản lý đất đai đã
tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành nghiên cứu này.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới bạn bè, thầy cô và gia đình đã
giúp đỡ, động viên em trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu tại trường.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện

Đỗ Minh Thu

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.............................................................................................i
Em xin chân thành cảm ơn!............................................................................i
Em xin chân thành cảm ơn!...........................................................................ii
Sinh viên thực hiện..............ii
Các chủng được đánh giá tính đối kháng theo từng cặp theo phương pháp
đường vuông góc Cross-Streak. Các chủng vi sinh vật được cấy thành cặp
theo các đường giao nhau. Nếu xuất hiện vòng đối kháng (các chủng mọc
cách nhau) thì các chủng đó đối kháng nhau và không thể phối trộn chúng

vào cùng chất mang.......................................................................................32
1.Agricultural Policies in Viet Nam 2015 ...................................................80
/>thứ 6, 25/3/2016..............................................................................................80
thứ 6, 25/3/2016..............................................................................................85

iii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Sản lượng một số loại cây lương thực trên thế giới (triệu tấn). .3
Bảng 1.2. Sản lượng gạo năm 2014 của một số quốc gia (triệu tấn)...........4
Bảng 1.3. Sản lượng một số loại cây trồng chủ yếu năm 2015....................6
Bảng 2.1. Thành phần môi trường phân giải xenlulo và tinh bột.............30
Bảng 2.2. Phương pháp xác định chất lượng dinh dưỡng vi sinh.............33
Bảng 2.3. Các chỉ tiêu đánh giá đất trồng...................................................33
Bảng 3.1. Diện tích các loại đất huyện Giao Thủy......................................36
Bảng 3.2. Kết quả phân tích một số chỉ tiêu đất mặn Giao Thủy.............38
Bảng 3.3. Kết quả phân lập các chủng vi sinh vật nội sinh.......................40
Bảng 3.4. Đánh giá khả năng phân giải xenlulo, phân giải lân và tổng hợp
IAA của các chủng vi sinh vật nội sinh........................................................49
Bảng 3.5. Đánh giá khả năng chịu nhiệt của các chủng vi sinh vật..........58
Bảng 3.6. Kết quả vòng phân giải tinh bột..................................................62
Bảng 3.7. Đặc điểm sinh học của các chủng vi sinh vật nội sinh được
tuyển chọn......................................................................................................69
Bảng 3.8. Chất lượng của chế phẩm dinh dưỡng vi sinh...........................70
Bảng 3.9. Một số chỉ tiêu sinh trưởng của cây trồng sau thí nghiệm........71
Bảng 3.10. Chất lượng đất trước và sau thí nghiệm...................................71

iv



DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Sơ đồ chuyển hoá các hợp chất lân hữu cơ thành muối của
H3PO4............................................................................................................24
Hình 3.1. Một số chủng vi sinh vật ..............................................................47
nội sinh được phân lập..................................................................................47
Hình 3.2. Chủng 3 LSH1...............................................................................47
Hình 3.3. Một số chủng vi sinh vật nội sinh được giữ giống......................47
3.3. Kết quả tuyển chọn chủng vi sinh vật nội sinh....................................48
Hình 3.4. Vòng phân giải xenlulo của một số chủng vi sinh vật nội sinh. 53
Hình 3.5. Vòng phân giải lân của một số chủng vi sinh vật nội sinh........54
Hình 3.6. Vòng phân giải lân của chủng 8TDX..........................................55
Hình 3.7. Một số chủng vi sinh vật nội sinh phân giải IAA cao làm đổi
màu thuốc thử................................................................................................56
Hình 3.8. Tính đối kháng của một số chủng vi sinh vật nội sinh..............64
Hình 3.9. 8 chủng giống vi sinh vật nội sinh được tuyển chọn..................65
Hình 3.10. Hình thái khuẩn lạc 3 TDG1.....................................................66
Hình 3.11. Hình thái tế bào 3 TDG1............................................................66
Hình 3.12. Hình thái khuẩn lạc TDG4.........................................................66
Hình 3.13. Hình thái tế bào TDG4...............................................................66
Hình 3.14. Hình thái khuẩn lạc 3 TDG5.....................................................66
Hình 3.15. Hình thái tế bào 3TDG5.............................................................66
Hình 3.16. Hình thái khuẩn lạc 3 LSH1......................................................67
Hình 3.17. Hình thái tế bào 3 LSH1.............................................................67
Hình 3.18. Hình thái khuẩn lạc 6 LXL3......................................................67
Hình 3.19. Hình thái tế bào 6 LXL3............................................................67
Hình 3.20. Hình thái khuẩn lạc 6TSH3.......................................................67
Hình 3.21. Hình thái tế bào 6 TSH3.............................................................67
Hình 3.22. Hình thái khuẩn lạc 8 TDX........................................................68
Hình 3.23. Hình thái tế bào 8 TDX .............................................................68

Hình 3.24. Hình thái khuẩn lạc Y ĐT3........................................................68
Hình 3.25. Hình thái tế bào Y ĐT3..............................................................68
Hình 3.26. Cây trồng thí nghiệm sau 30 ngày.............................................72

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CT1
CT2
FAO
IAA

:
:
:
:

Công thức 1
Công thức 2
Tổ chức Nông Lương Thế giới
Indole-3-acetic acid
v


OECD

: Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế

vi


MỞ ĐẦU

Đặt vấn đề
Hiện nay, sự phát triển nền nông nghiệp đang đi theo hướng thâm canh
và xen canh cao, cùng với đó là việc sử dụng ngày càng nhiều phân bón và
thuốc bảo vệ thực vật hóa học. Đó là một trong số những nguyên nhân làm
cho đất đai ngày càng thoái hóa, dinh dưỡng bị mất cân đối, hệ vi sinh vật
trong đất bị xáo trộn, tồn dư các chất độc hại trong đất ngày càng cao và
nguồn bệnh tích lũy trong đất càng nhiều dẫn đến có thể phát sinh các loại
dịch hại nghiêm trọng, khó dự báo trước (Cục Bảo vệ thực vật, 2014).
Việc sử dụng chế phẩm sinh học và phân hữu cơ vi sinh có tầm quan
trọng đặc biệt đối với một nước nông nghiệp như Việt Nam, góp phần xây
dựng một nền nông nghiệp an toàn và bền vững. Tuy nhiên, tình hình sản xuất
phân vi sinh ở Việt Nam vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu thực tiễn sản xuất của
nền nông nghiệp do quy mô sản xuất nhỏ, chất lượng sản phẩm chưa hoàn
thiện và ổn định. Vì vậy, việc nghiên cứu để hoàn thiện và nâng cao chất
lượng chế phẩm sinh học và phân vi sinh là hết sức cần thiết.
Vi sinh vật nội sinh là vi sinh vật sống trong mô thực vật được tìm thấy
ở vùng rễ, thân, lá, quả của thực vật, vì vậy vi sinh vật nội sinh được xem là
một trong những đối tượng quan trọng được phân lập và sàng lọc để làm
giống cho sản xuất chế phẩm sinh học phục vụ cho sản xuất nông nghiệp mà
không ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe cộng đồng.
Ở Việt Nam hiện nay còn thiếu những chủng vi sinh vật nội sinh phát
huy tốt hiệu quả trên nhiều loại cây trồng ở các điều kiện sinh thái khác nhau.
Một số nghiên cứu về vi sinh vật nội sinh trong các loài cây như phân lập
dòng Burkholderia tropica trên cây khóm, vi khuẩn Azospirillium lipoferum
và Klebsiella pneumonia từ cỏ chăn nuôi, Rhizobium hay nấm rễ Arbuscular
Mycorrhizae từ rễ cây đậu đỗ và cây thảo quả. Tuy nhiên, hầu hết các dòng vi
1


sinh vật nội sinh trên vẫn chưa được đánh giá đầy đủ và chưa được ứng dụng

trong thực tiễn. Mặt khác, các chế phẩm vi sinh đã và đang sử dụng ở Việt
Nam thường chỉ có tác dụng đơn lẻ trong việc phòng trừ sâu bệnh, cải tạo đất
hay xử lý phế thải,….và cũng không có tác dụng tổng hợp như các sản phẩm
của nước ngoài.
Đất mặn - Salic Fluvisols là đất chứa nhiều muối hòa tan (1 – 1,5%
hoặc hơn). Nhóm đất mặn ở Việt Nam có diện tích xấp xỉ 1.180.200ha (Viện
Nông hóa thổ nhưỡng, 2001), chiếm khoảng 3,57% diện tích tự nhiên của cả
nước. Nam Định là một trong những tỉnh chịu sự tác động mạnh mẽ của hiện
tượng xâm nhiễm mặn do mực nước biển dâng cao, thu hẹp diện tích đất
trồng cây lương thực, thực phẩm. Diện tích đất mặn ở Nam Định là
15.615,89 ha, chiếm 12,03% diện tích các đơn vị đất và 9,54% diện tích tự
nhiên của tỉnh.
Đất nhiễm mặn là một trong những yếu tố gây khó khăn cho sự sinh
trưởng và phát triển của nhiều loại cây trồng. Tuy nhiên, vùng sinh thái đất
mặn tại Nam Định lại có mức độ đa dạng về thành phần loài khá cao do các
loại cây trồng và sinh vật ở đây đã hình thành được đặc tính thích nghi với
môi trường mặn (Phạm Văn Phong, 2015)
Vì vậy, việc nghiên cứu vi sinh vật nội sinh ở vùng sinh thái đất mặn là
cần thiết với mục tiêu phát hiện được những chủng vi sinh vật nội sinh có
hoạt tính sinh học cao phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và bảo vệ môi
trường.
Mục tiêu nghiên cứu
Tuyển chọn được các chủng vi sinh vật nội sinh có nguồn gốc bản địa
từ đất mặn có tác dụng phân giải và chuyển hóa chất hữu cơ tạo dinh dưỡng
dễ tiêu, chống chịu cao với điều kiện bất lợi, hạn chế bệnh hại, tăng cường
sinh trưởng phát triển của cây trồng,… phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và
bảo vệ môi trường.
2



CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Hiện trạng phát triển nông nghiệp trên thế giới và Việt Nam
1.1.1. Hiện trạng phát triển nông nghiệp trên thế giới
Theo báo cáo “Triển vọng nông nghiệp 2013-2022” của Tổ chức Hợp tác
và Phát triển Kinh tế (OECD) và Tổ chức Nông Lương Thế giới (FAO), sản
lượng nông sản trong 10 năm qua trên toàn thế giới tăng 2,1%/năm và được
dự báo tăng chậm ở mức 1,5%/năm nhưng vẫn cao hơn tỷ lệ tăng trưởng dân
số thế giới 0,5%/năm. Một trong những yếu tố được dự báo khiến sản lượng
tăng chậm so với thời gian trước là tình trạng đất canh tác ngày càng bị thu
hẹp. Mặc dù tại một số quốc gia có nền kinh tế mới nổi như Brazil và Nga,
diện tích đất gieo trồng được tận dụng tối đa, nhưng đa số các nước khác đang
phải đối mặt với tình trạng đất gieo trồng bị thu hẹp mà một phần là do việc
sử dụng đất cho các mục đích khác (OECD và FAO, 2013).
Trong 25 năm qua (1965-1990), diện tích đất canh tác của toàn thế giới
tăng được có 9,4%, trong khi dân số lại tăng 68,5% trong cùng thời gian, làm
cho bình quân diện tích đất canh tác trên đầu người giảm 35,1% hay
1,4%/năm (Nguyễn Văn Bộ, 2013).
Bảng 1.1. Sản lượng một số loại cây lương thực trên thế giới (triệu tấn)
Loại cây

2012

2013

2014

Khoai tây

192,43


374,44

385,07

Lúa gạo

161,84

738,06

740,95

Lúa mì

217,71

711,14

728,96

Ngô

178,73

101,75

102,16

Sắn


234,32

263,31

270,29

(Nguồn: FAOSTAT, 2016)
Nông nghiệp ở Mỹ là ngành nông nghiệp phát triển đứng đầu thế giới về
sản lượng ngũ cốc (lúa mì, ngô...). Mặc dù nông nghiệp chỉ chiếm khoảng 2%
GDP nhưng mỗi năm cũng thu về cho đất nước khoảng 240 - 260 tỷ USD.

3


Sản phẩm nông nghiệp có giá trị xuất khẩu lớn, khoảng 75 - 80 tỉ USD mỗi
năm. Lương thực được sản xuất ra rất an toàn, có chất lượng cao, phong phú
và giá cả phải chăng. Nền nông nghiệp Hoa Kỳ cũng đạt được sự dồi dào và
đa dạng nhất trên thế giới. Diện tích nước Mỹ là 9.161.923 km 2, trong đó diện
tích đất có thể canh tác được chiếm 18,1%. Theo thống kê của Bộ Nông
nghiệp Mỹ tháng 02/2014, Mỹ có 2.109.363 nông trại, trung bình mỗi trại có
diện tích 174 ha. Năm 2012, tổng giá trị sản phẩm nông nghiệp đạt 394,6 tỷ
đô la Mỹ, tăng 33% so với năm 2007, trong đó giá trị các sản phẩm trồng trọt
là 219,6 tỷ đô la, giá trị sản phẩm chăn nuôi đạt 171,7 tỷ đô la. Với diện tích
đất canh tác rộng lớn nên việc áp dụng các phương tiện và kỹ thuật hiện đại
trong sản xuất nông nghiệp đã khiến cho năng suất lao động tăng mạnh (Thu
Trang, 2015).
Bảng 1.2. Sản lượng gạo năm 2014 của một số quốc gia (triệu tấn)
Quốc gia
Indonesia
Nhật Bản

Thái Lan
Trung Quốc

2012
69,05
10,65
38,00
205,93

2013
71,27
10,75
36,76
205,20

2014
70,84
10,54
32,62
208,23

Việt Nam

43,73

44,04

44,97
(Nguồn:FAOSAT, 2016)


Nông nghiệp đóng vai trò thiết yếu với nền kinh tế Indonesia. Với lợi thế
đất nông nghiệp màu mỡ và rộng lớn, Indonesia là nơi sản xuất ra nhiều nông
sản nhiệt đới, nhất là sản xuất lúa gạo. Khoảng 49 triệu người dân làm trong
lĩnh vực nông nghiệp (chiếm 42% dân số cả nước) và đóng góp 13,5% tổng
GDP cả nước (2013). Indonesia là nước có tỷ lệ tiêu thụ gạo bình quân đầu
người cao nhất thế giới (xấp xỉ 139kg/người/năm). Tuy nhiên thì nước này
vẫn phải phụ thuộc vào việc nhập khẩu lúa gạo từ Việt Nam và Thái Lan để
đảm bảo nguồn cung (Thu Trang, 2015).

4


Nông nghiệp hữu cơ là hệ thống canh tác và chăn nuôi tự nhiên, không
sử dụng hóa chất làm phân bón và thuốc trừ sâu, giúp giảm thiểu ô nhiễm, bảo
đảm sức khỏe cho người và vật nuôi. Nông nghiệp hữu cơ được hình thành
vào những thập kỷ 70 và ngày càng phát triển mạnh và được coi là một
phương thức sản xuất phù hợp vì nó đảm bảo các yếu tố như tính bền vững,
hài hòa các lợi ích về sức khỏe, môi trường và phát triển bền vững ; sản xuất
nông nghiệp hữu cơ còn được coi là một trong những biện pháp giảm thiểu
CO2, giảm thiểu tác động xấu đến biến đổi khí hậu. Hiện nay trên thế giới đã
có 130 nước canh tác theo phương pháp nông nghiệp hữu cơ, chiếm một
phần đất nông nghiệp với diện tích khoảng 35,6 triệu ha được quản lý theo
hướng hữu cơ; ở Úc và các nước Châu âu khoảng 25,6 triệu ha; Châu Á diện
tích sản xuất hữu cơ nhỏ nhưng tăng lên rất nhanh ở một số nước như Trung
Quốc, Nhật Bản, Indonesia, Ấn Độ, với diện tích canh tác nông nghiệp hữu
cơ khoảng 900.000ha (Hiệp Hội Nông nghiệp Hữu cơ, 2012)
1.1.2. Hiện trạng phát triển nông nghiệp Việt Nam
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, để đáp ứng nhu cầu tiêu
dùng của khoảng 130 triệu người vào năm 2035, Việt Nam phải cần tới 36 triệu
tấn thóc và để đạt được sản lượng này cần phải duy trì tối thiểu 3 triệu ha đất

chuyên trồng lúa hai vụ để có 6 triệu ha đất gieo trồng. Tuy nhiên diện tích đất
nông nghiệp trên đầu người tại Việt Nam ngày càng suy giảm, từ 0,13ha năm
1980 xuống còn khoảng 0,1 ha hiện nay, chỉ bằng 8,7% trung bình của thế giới.
Đó là chưa kể những vùng sản xuất nông nghiệp tập trung như Đồng bằng sông
Hồng thì chỉ còn gần 400 m2/người (Phạm Thị Thanh Hoa, 2012). Giá trị sản
xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản năm 2015 theo giá so sánh 2010 ước tính
đạt 858,4 nghìn tỷ đồng, tăng 2,62% so với năm 2014, thấp hơn so với mức
tăng các năm gần đây (năm 2014 tăng 4%, năm 2013 tăng 3,6%, năm 2012
tăng 3%). Trong lĩnh vực nông nghiệp, trồng trọt có mức tăng trưởng thấp nhất
so với cùng kỳ năm 2014 (+1,56%). Lĩnh vực trồng trọt đạt mức tăng trưởng
thấp so với các năm gần đây chủ yếu do sản lượng một số cây trồng năm 2015
5


đạt mức tăng thấp, trong khi đó sản lượng một số cây công nghiệp hàng năm lại
giảm (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2015).
Bảng 1.3. Sản lượng một số loại cây trồng chủ yếu năm 2015
Đơn vị: 1000 tấn
Sản lượng
Ước tính 2015 Năm 2015 so với năm 2014 (%)
Cây hàng năm chủ yếu
Lúa
45215,6
100,5
Ngô
5281,0
101,5
Khoai lang
1330,4
94,9

Khoai sọ
158,3
101,3
Sắn
10673,7
104,5
Mía
18320,8
92,4
Đậu tương
146,4
93,5
Rau các loại
15737,3
101,8
Cây công nghiệp lâu năm
Chè
1000,9
101,9
Hồ tiêu
168,8
111,3
Cao su
1017,0
105,2
Cà phê
1445,0
102,6
(Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2015)


Hơn nữa, Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn khi còn phải nhập khẩu
nhiều nguyên liệu, đặc biệt là phân bón để phục vụ sản xuất nông nghiệp
Theo Niên giám thống kê Hải quan về hàng hóa năm 2014 lượng xuất khẩu
phân bón các loại năm 2014 là 1,059 nghìn tấn tương đương 374 triệu
USD.Trong khi đó, lượng nhập khẩu phân bón các loại là 3.796 nghìn tấn,
tương đương 1.240 triệu USD (Tổng cục Hải quan, 2014)
Để đảm bảo an ninh lượng thực, các quốc gia đông dân, đất nông nghiệp
hạn chế cả về số lượng và chất lượng như Việt Nam sẽ phải đi theo con
đường thâm canh với việc tăng cường sử dụng giống mới năng suất cao,
phân bón vô cơ và hoá chất bảo vệ thực vật. Tuy nhiên việc lạm dụng phân
bón và hóa chất bảo vệ thực vật đã và đang gây ra ô nhiễm môi trường và
làm suy giảm chất lượng nông sản. Nông nghiệp hữu cơ là một hệ thống sản
xuất cho phép khai thác tối ưu các nguồn tài nguyên như đất, năng lượng, các
6


chất dinh dưỡng, các quá trình sinh học diễn ra trong tự nhiên với một
phương pháp quản lý hợp lý nhất nhằm mục đích tạo ra sản phẩm đáp ứng
yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm, đồng thời cũng đảm bảo cho hệ thống
sản xuất bền vững về môi trường, xã hội và kinh tế. Do vậy, phát triển nông
nghiệp hữu cơ là một xu thế tất yếu nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và
giảm thiểu tác động tiêu cực đến sức khỏe cộng đồng cũng như môi trường
sống. (Nguyễn Văn Bộ, 2013)
1.2. Tác động của sản xuất nông nghiệp đến môi trường
Tác động của sản xuất nông nghiệp đến môi trường tự nhiên
Theo Nguyễn Đình Mạnh (1996), khoảng 50-60% số lượng N bón vào
đất dưới dạng vô cơ được cây sử dụng, một số không lớn chuyển thành dạng
hữu cơ hoặc keo đất hấp thụ, một số bị rửa trôi tuỳ theo lượng mưa, cách tưới
nước và lý tính đất. Khoảng 30% lượng lân và kali bón vào đất được cây sử
dụng do lân và kali sau khi hoà tan vào đất có khả năng chuyển từ dạng hoà

tan trong nước sang dạng ít hoà tan hoặc khó hoà tan nên lượng lân và kali bị
rửa trôi đi cũng không đáng kể, thường dưới 10%.
Theo L.V.Mosolo (1987), tổng lượng N dự trữ trong lớp đất cày (025cm) giao động trong giới hạn rộng, trung bình dự trữ N bằng 0,1% khối
lượng đất. Quá trình Nitrat hoá là sự oxi hoá amoniac hình thành trong điều
kiện yếm khí, lúc độ ẩm tối ưu là 60-70%, nhiệt độ từ 25-30 oC, pH khoảng
6,2 - 9,2 thì nitrat hoá xảy ra mạnh nhất, khả năng nitrat hoá ở mức độ nào đó
đặc trưng cho độ phì hữu hiệu của đất.
Phân vô cơ được sử dụng phổ biến trong thực tiễn sản, nhưng loại phân
này tiềm ẩn nhiều nguy cơ rất lớn về làm gây ô nhiễm môi trường. Phân bón
bị rửa trôi theo chiều dọc xuống tầng nước ngầm chủ yếu là phân đạm vì các
loại phân lân và kali dễ dàng được giữ lại trong keo đất. Ngoài phân đạm đi
vào nguồn nước ngầm còn có các loại hóa chất cải tạo đất như vôi, thạch cao,

7


hợp chất lưu huỳnh,.. Nếu như phân đạm làm tăng nồng độ nitrat trong nước
ngầm thì các loại hóa chất cải tạo đất làm tăng độ mặn, độ cứng nguồn nước.
Phân vô cơ có khả năng làm mặn hóa do tích lũy các muối như CaCO 3,
NaCl, … Cũng có thể làm chua hóa do bón quá nhiều phân chua sinh lý như
KCl, NH4Cl, (NH2)2SO4, …Phân vô cơ sẽ gây hại đến hệ vi sinh vật trong đất
do làm thay đổi tính chất của đất như pH, độ thoáng khí, hàm lượng kim loại
nặng trong đất. Phân bón là một yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát
triển của một số vi sinh vật có khả năng cố định chất dinh dưỡng, ví dụ bón
đạm nhiều cho đất có chưa vi khuẩn cố định N sẽ làm giảm khả năng này của
chúng (Nông nghiệp – Nông thôn Việt Nam, 2011)
Phát thải Cacbon trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam đang tăng
nhanh chóng. Năm 2010, riêng trồng lúa đã chiếm 44% tổng lượng phát thải
CO2 quy đổi từ nông nghiệp. Xét về tốc độ tăng trưởng, việc sử dụng phân
bón trong các hoạt động nông nghiệp tác động tới phát thải khí CO 2 đang tăng

nhanh nhất (OECD, 2015)
Tác động của sản xuất nông nghiệp đến con người và sinh vật
Phạm Bích Ngân và Đinh Xuân Thắng (2012) cho rằng: “Tiếp xúc lâu
dài với thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) có thể dẫn đến các rối loạn tim phổi,
thần kinh và các triệu chứng về máu và các bệnh về da. Người trực tiếp phun
thuốc còn có thể bị nhiễm thuốc bảo vệ thực vật trong máu do thấm qua da,
hít thở phải thuốc bảo vệ thực vật và gặp những vị trí tổn thương ở các cơ
quan này. Các chất Filitox, Azodrin, Cidi (thuộc nhóm Lân hữu cơ) và Xylene
đều là những chất rất độc. Trong đó Filitox và Azodrin độc nhóm độc I. Các
chất thuộc nhóm lân hữu cơ thường gây hại thần kinh, ức chế sự hoạt động
của men dẫn truyền thần kinh Cholinesterase (ChE), làm giảm lượng men này
trong máu và trong huyết tương). Trong trường hợp hít phải nồng độ cao
người bị nhiễm sẽ bị ngộ độc cấp”.

8


Nguyễn Văn Tuyến (2012) đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng hóa chất
bảo vệ thực vật Actardor 100WP tới vi sinh vật đất trồng chè. Actardor
100WP là hóa chất bảo vệ thực vật hóa học với hoạt chất Imidacloprid
(>96%) được thương mại hóa năm 1991 và được sử dụng rộng rãi cho mục
đích bảo vệ thực vật. Nghiên cứu chỉ ra rằng với liều lượng cao 100ml/360m 2,
thể hiện rõ ràng mức độ ảnh hưởng của hóa chất bảo vệ thực vật Actardor
100WP đối vi khuẩn. Ở liều lượng cao hoạt chất Imidacloprid có thể gây ức
chế sự phát triển của vi khuẩn (vi khuẩn tổng số đều giảm so với mẫu đối
chứng). Sau 60 ngày thí nghiệm, vi khuẩn tổng số vẫn giảm và chưa trở lại
trạng thái cân bằng so với mẫu đối chứng (xuống còn 5,71x106 CFU/g đất).
1.3. Tổng quan về đất mặn
Tổng diện tích đất mặn ở trên thế giới là 351.560.160 ha. Phân bố nhiều
nhất Châu Á 195.006.300 ha (55,49%); Châu Mĩ 77.566.000 ha (22,06%);

Châu Phi 53.492.000 ha (15,22%); Châu Đại Dương 17.597.000 ha (5%) và ít
nhất là Châu Âu 7.838.000 ha (2,23%) (Szabolls, 1979).
Đất mặn được hình thành yếu là do các nguyên nhân sau:
- Do sử dụng nước ngầm có độ khoáng hóa cao để tưới
- Do thấm nước mặn
- Do xâm nhập của nước biển
- Do mực nước ngầm dâng cao
- Do chuyển động của muối
Nhóm đất mặn của Việt Nam được chia ra thành các loại sau:
- Đất mặn sú, vẹt, đước (Mangrove): Có khoảng 180 nghìn ha, tập trung
ở ven biển nhưng diện tích lớn nhất là ven biển Nam Bộ (Cà Mau, Bến
Tre…). (Vũ Năng Dũng và cộng sự, 2009).
- Đất mặn nhiều: Có khoảng gần 300 nghìn ha, tập trung ven biển đồng
bằng Bắc Bộ như Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình…và đồng bằng Nam Bộ
(Tiền Giang, Trà Vinh, Bạc Liêu…) (Vũ Năng Dũng và cộng sự, 2009).
9


- Đất mặn trung bình và ít: Có diện tích khoảng 700 nghìn ha, tập trung
chủ yếu ở ven biển, ở những nơi có đất mặn nhiều nhưng nằm sâu hơn vào
phía đất liền. Đặc điểm cơ bản của loại đất này là ít mặn hơn (Vũ Năng Dũng
và cộng sự, 2009).
- Đất mặn kiềm: Chỉ có ở một số vùng thuộc tỉnh Ninh Thuận, Bình
Thuận với diện tích nhỏ (Vũ Năng Dũng và cộng sự, 2009).
Các loại đất mặn chứa trong phẫu diện của chúng các loại muối dễ hòa
tan với số lượng đối với cây trồng là độc hại. Đất được xem là mặn nếu như
chứa lượng muối lớn hơn 0,3%. Cây lúa gieo cấy trên các loại đất như vậy
sẽ chậm lớn, phát triển kém, cho năng suất thấp, nhiều khi bị chết. Tác động
của muối lên cây lúa trong quá trình hình thành có thể rất khác nhau: trao
đổi nước bị phá vỡ, sự hấp thu các chất bị trở ngại, kém phát triển, quang

hợp giảm, sự tổng hợp các chất hữu cơ bao gồm protit bị phá vỡ. Cuối cùng
thì năng suất và chất lượng của nó giảm. Đất chứa 0,5% NaCl gây tích lũy
các đạm vô cơ trong lá lúa làm thay đổi cả trao đổi gluxit. Đất mặn có tác
động đáng kể tới sự hấp thu các chất dinh dưỡng. Trong mầm lúa, gieo trong
môi trường giàu Na đã tìm thấy nhiều Na, Mg, K, Cl và ít N, P, Ca, S, Fe,
Mn. Khi đất quá mặn lúa đẻ nhánh kém, và phát triển kém. Mọi đất mặn đều
ảnh hưởng làm giảm chiều cao cây, độ dài bông, tăng tỷ lệ lép và giảm khối
lượng 1000 hạt (Trần Minh Châu, 2014).
1.4. Tổng quan về vi sinh vật nội sinh và chế phẩm sinh học
1.4.1. Tổng quan về vi sinh vật nội sinh
Khái niệm về vi sinh vật nội sinh có thể được hiểu là các vi khuẩn tập
trung trong mô thực vật mà không gây bệnh hoặc những hậu quả tiêu cực
khác đối với cây chủ (Schulz và Boyle, 2005).
Sự xâm nhập của vi sinh vật nội sinh vào mô thực vật có thể diễn ra qua
các con đường sau: Qua các lỗ tự nhiên như thủy khổng, khí khổng, bì khổng;
qua vi lỗ hiện diện khi bắt đầu sự hình thành lông hút; qua vị trí hình thành
10


các rễ ngang (lateral root) hay qua các vết thương do tác động vật lý hoặc qua
các vết bệnh. Sau khi xâm nhập vào cây chủ, các vi sinh vật nội sinh có thể tập
trung tại vị trí xâm nhập hay di chuyển khắp nơi trong cây đến các tế bào bên
trong, vào các khoảng trống gian bào hay vào trong hệ mạch (Zinniel et al.,
2002). Mật độ của quần thể vi sinh vật nội sinh rất biến động, phụ thuộc chủ
yếu vào loài vi khuẩn và kiểu di truyền của cây chủ nhưng cũng phụ thuộc
vào giai đoạn phát triển của cây chủ và các điều kiện môi trường (Pillay và
Nowak, 1997). Vi sinh vật nội sinh giúp tăng cường dinh dưỡng cho cây bằng
nhiều cơ chế trực tiếp hay gián tiếp. Nhiều vi sinh vật nội sinh có khả năng cố
định đạm, có vai trò quan trọng trong vòng tuần hoàn nitrogen, bổ sung nguồn
đạm cho đất và cây trồng, ổn định năng suất cây trồng và giúp phát triển sinh

thái bền vững (Persello Cartieaux et al., 2003).
Vi khuẩn Azospirillum
Vi khuẩn Azospirillum thuộc nhóm vi khuẩn Gram âm, có khả năng
chuyển động và có dạng hình que ngắn, kích thước biến động trong khoảng
0,8 - 1,7µm chiều rộng và 1,4 - 3,7µm chiều dài. Các loài Azospirillum phân
bố rộng và gắn liền với sự đa dạng của cây trồng (Seshadri et al., 2000).
Trong những năm 1984 - 1985, người ta đã phát hiện nhiều loài của chi
Azospirillum trong vùng rễ của cỏ Kallar (Leptochloa fusca) (Reinhold et al.,
1986), trong đó các vi khuẩn xâm nhập vào nhu mô rễ có khả năng cố định
đạm, hòa tan lân ở dạng khó tan và các chất dinh dưỡng khác (Seshadri et al.,
2000), sản xuất chất điều hòa sinh trưởng thực vật (Vande et al., 1999) hay
kiểm soát các vi sinh vật gây bệnh cho cây trồng (Rangaraijan et al., 2003).
Okon và Labandera-Gonzalez (1994) thử nghiệm ngoài đồng các cây trồng
được bổ sung với Azospirillum đã nhận thấy sản lượng cây trồng tăng 5 30%, cao hơn so với khi sử dụng phân hóa học.
Vi khuẩn Azotobacter
Döbereiner (1974) phân lập được loài Azotobacter paspali từ các cây cỏ
đang sinh trưởng trước phòng thí nghiệm của bà. Sự khám phá ra vi khuẩn A.
11


paspali là một bước quan trọng trong sự cố định đạm cộng sinh. Đây là loài
đặc hiệu cho cỏ Paspalum notatum và khoai lang.
Vi khuẩn Gluconacetobacter diazotrophicus
Vào năm 1988, Cavalcante và Döbereiner đã phân lập được G.
diazotrophicus từ rễ, thân và lá mía trồng ở Brazil, chúng hiện diện trong các
khoảng trống gian bào của tế bào nhu mô và được xem là vi sinh vật nội sinh bắt
buộc. Vi khuẩn Gluconacetobacter diazotrophicus thuộc họ Acetobacteraceae là
những vi khuẩn Gram âm, vi hiếu khí bắt buộc, tế bào hình que và không có nội
bào tử (Muthukumarasamy et al., 2002). Vi khuẩn này có ở nhiều loại cây hòa
thảo khác nhau như bắp, lúa hoang, cỏ voi, khóm, cà rốt, củ cải đường, cải bắp

và cây cà phê với các đặc tính ưu việt như có khả năng cố định đạm, tổng hợp cả
IAA, gibberellin và hòa tan lân khó tan (Muthukumarasamy et al., 2002;
Madhaiyan et al., 2004).
Vi khuẩn Herbaspirillum
Vi khuẩn Herbaspirillum thuộc nhóm β- Proteobacteria là vi khuẩn vi
hiếu khí, vi khuẩn cố định đạm sống trong rễ của nhiều cây không phải là họ
đậu, bao gồm các loại cây họ hòa bản có giá trị kinh tế. Hai loài
Herbaspirillum seropedicae và Herbaspirillum rubrisubalbicans đã được tìm
thấy ở cây bắp, mía đường, lúa hoang và lúa trồng (Baldani et al., 1986). Vi
khuẩn này cũng được tìm thấy ở cỏ chăn nuôi và các cây trồng nhiệt đới như
khóm và chuối (Cruz et al., 2001). Trong vùng rễ, chúng có khả năng cố định
đạm mạnh mẽ (Baldani et al., 1986), ngoài ra chúng còn di chuyển đến cả
những vùng ở thân và lá (Barraquio et al., 1997).
Vi khuẩn Klebsiella
Vi khuẩn Klebsiella thuộc nhóm γ - Proteobacteria (Gram âm), có dạng
hình que, không hay ít chuyển động, kết nang, sống kỵ khí không bắt buộc.
Có 2 loài quan trọng là Klebsiella pneumoniae và K. oxytoca. Vi khuẩn
Klebsiella thường xuất hiện tự nhiên trong đất, một số xâm nhập vào cây
12


trồng và sống nội sinh trong cây. Có khoảng 30% các dòng của 2 loài này có
thể cố định đạm trong các điều kiện kỵ khí. Sau đó, các nhà nghiên cứu sử
dụng vi khuẩn K. oxytoca dòng GR-3 bổ sung cho giống lúa Malviyadhan-36
thì nhận thấy vi khuẩn này giúp gia tăng toàn bộ chiều dài cây và tăng hàm
lượng chlorophyll-a có hiệu quả, đồng thời chúng còn kích thích sự thành lập
rễ bên và rễ bất định cho cây (Iniguez et al., 2004).
Vi khuẩn Enterobacter
Vi khuẩn Enterobacter cũng thuộc nhóm γ- Proteobacteria (vi khuẩn
Gram âm), có dạng hình que, sống kỵ khí không bắt buộc. Một số loài của vi

khuẩn này sống ở vùng rễ hay nội sinh bên trong các mô thực vật có khả năng
cố định đạm, là vi khuẩn kích thích sự sinh trưởng thực vật. Hwangbo et al.
(2003) đã phân lập được loài Enterobacter intermedium từ vùng rễ của một số
cây cỏ ở Hàn Quốc, chúng có khả năng hòa tan các dạng lân khó tan để cung
cấp cho cây theo cơ chế acid hóa bằng cách sản xuất hợp chất 2- ketogluconic
acid.
Vi khuẩn Azoarcus
Bilal et al., (1987) đã phân lập được một số loại vi khuẩn Azoarcus sống
trong cỏ Kallar khi người ta phát hiện lúa mì sống trong vùng trước đây có cỏ
thì có năng suất cao mà không cần bón nhiều phân hóa học. Vi khuẩn này còn
được phân lập từ rễ lúa, có tác dụng kích thích sự sinh trưởng của lúa. Ở
những nơi trong vùng rễ có hàm lượng oxy thấp, vi khuẩn này có khả năng cố
định đạm tốt (Malik et al., 1997).
Vi khuẩn Pseudomonas
Vi khuẩn Pseudomonas spp. phân bố rộng rãi và có nhiều loài, là vi
khuẩn sống tự do, chúng được tìm thấy khắp nơi trong đất, nước, thực vật và
động vật. Vi khuẩn Pseudomonas là vi khuẩn Gram âm, hình que, có tiên mao
ở cực, không có khả năng tạo nội bào tử. Chi Pseudomonas spp. có nhiều loài
có khả năng cố định đạm như Pseudomonas diminuta, P. fluorescens, P.
13


paucimobilis, P. pseudoflava, P. putida, P. stutzeri và P. vesicularis (Chan et
al., 1994). Một số dòng vi khuẩn Pseudomonas có khả năng hòa tan lân như
P. fluorescens, P. putida, P. chlororaphis (Cattenlla et al., 1999). Một số loài
thuộc chi Pseudomonas như: P. putida, P. fluorescens, P. syringae có khả
năng tổng hợp chất điều hòa sinh trưởng thực vật như IAA, cytokinin kích
thích sự sinh trưởng của bộ rễ cây và làm tăng khả năng hấp thụ chất dinh
dưỡng trong đất (Glickmann et al., 1998), một số có khả năng kháng lại một
số vi sinh vật gây hại cây trồng. Nhiều loài Pseudomonas được tìm thấy nội

sinh trong nhiều loài thực vật như bông vải, đậu nành, cà phê, lúa hoang và
lúa trồng (Koomnok et al., 2007) và khoai lang (Khan và Doty, 2009).
Vi khuẩn Burkholderia
Vi khuẩn Burkholderia là vi khuẩn Gram âm, dạng que ngắn, chúng có
thể di chuyển nhờ tiên mao ở đầu. Chúng sinh trưởng và phát triển trong điều
kiện kỵ khí hoặc hiếu khí, trong môi trường ít khí oxy thì phát triển mạnh. Vi
khuẩn này có khả năng cố định đạm và tạo nốt sần trong những cây họ đậu
vùng nhiệt đới (Mounlin et al., 2001). Vi khuẩn Burkholderia sống cộng sinh
với cây trồng và có khả năng cố định đạm, kích thích sự sinh trưởng của cây
trồng, hiện diện vùng rễ và rễ của nhiều loài cây như bắp, mía và cà phê
(Scarpella et al., 2003).
Trong số 40 loài thuộc chi Burkholderia, có nhiều loài có khả năng cố
định đạm như Burkholderia vietnamiensis, B. brasilensis, B. kururiensis, B.
tuberum, B. phymatum, B. unamae, B. tropicalis và B. terrae (Goris et al.,
2004). Vi khuẩn B. tropicalis được tìm thấy trong cây khóm (Trần Thanh
Phong và Cao Ngọc Điệp, 2012). Loài B. vietnamiensis tìm thấy trong rễ lúa
trồng ở miền Nam Việt Nam. Thí nghiệm ở lúa cho thấy loài B. vietnamiensis
sau 14 ngày bổ sung giúp tăng khả năng đâm chồi 33%, số lượng rễ tăng
57%, bề mặt lá tăng 30% và năng suất lúa tăng 13 - 22% (Van et al., 1994).
1.4.2. Tổng quan về chế phẩm sinh học
14


Chế phẩm sinh học là tập hợp các loài vi sinh vật gồm: Vi khuẩn quang
hợp, vi khuẩn Lactic, nấm men, xạ khuẩn, nấm mốc sống cộng sinh trong
cùng môi trường. Chế phẩm sinh học là những sản phẩm an toàn với môi
trường, con người, vật nuôi, cây trồng và không gây hại và tác dụng phụ xấu
khi sử dụng (Trần Thanh Loan, 2012)
Chế phẩm sinh học dùng trong nông nghiệp có những ưu điểm nổi trội so
với các chế phẩm hóa chất. Chế phẩm sinh học không gây ảnh hưởng tiêu cực

đến sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng như thuốc bảo vệ thực vật từ hóa
chất. Chế phẩm sinh học giúp cân bằng hệ sinh thái trong môi trường đất nói
riêng và môi trường nói chung. Ví dụ như phân hữu cơ vừa tăng dinh dưỡng
cho đất, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật đất hoạt động. Sử dụng
chế phẩm sinh học không những không làm thoái hóa đất mà còn góp phần
tăng độ phì nhiêu của đất. Chế phẩm sinh học giúp cây trồng hấp thu chất
dinh dưỡng dễ hơn, góp phần tăng năng suất và chất lượng nông phẩm. Các
loại chế phẩm sinh học còn có tác dụng tiêu diệt côn trùng gây hại, giảm thiểu
bệnh hại, tăng khả năng đề kháng bệnh của cây trồng mà không làmảnh
hưởng đến môi trường như các loại thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa
chất. Tác dụng của chế phẩm sinh học đến từ từ chứ không nhanh như các
loại hóa chất nhưng tác dụng dài lâu. Một ưu điểm nữa của chế phẩm sinh học
là khả năng phân hủy, chuyển hóa các phế thải sinh học, phế thải nông
nghiệp, công nghiệp góp phần làm sạch môi trường (Minh Long, 2012).
Các chế phẩm sinh học dùng trong nông nghiệp có thể được chia làm bốn
nhóm như sau:
Nhóm chế phẩm sinh học ứng dụng cho việc phòng trừ dịch hại trên cây
trồng.
Thực chất đây là thuốc BVTV nguồn gốc sinh học có thể tiêu diệt hoặc
phòng trừ dịch hại. Dịch hại là các sinh vật, vi sinh vật, các loại sâu hại, các
loài gậm nhấm, có khả năng gây hại cho cây trồng và lương thực.
15


Nhóm chế phẩm sinh học dùng cho sản xuất phân bón hữu cơ sinh học,
phân bón vi sinh.
Phân vi sinh là loại phân có chứa hàm lượng vi sinh vật có ích cao
(≥1x108CFU/g), thường không có hàm lượng chất dinh dưỡng kèm theo. Phân
vi sinh được sản xuất và bón vào đất nhằm tăng lượng vi sinh vật có ích cho
cây trồng, đặc biệt đối với vi sinh vật cố định đạm.

Phân hữu cơ sinh học là sản phẩm phân bón được tạo qua quá trình lên
men vi sinh vật các hợp chất hữu cơ có nguồn gốc khác nhau và chuyển hóa
thành mùn. Không có yêu cầu chủng vi sinh phải đạt là bao nhiêu.
Phân hữu cơ vi sinh là loại phân bón được sản xuất từ nguyên liệu hữu
cơ, có chứa ít nhất một chủng vi sinh vật có ích phù hợp với hàm lượng cao
(≥1x106CFU/g) (Bùi Thị Hiền, 2014).
Nhóm chế phẩm sinh học dùng cho cải tạo đất và xử lý phế thải nông
nghiệp.
Là các loại chế phẩm có nguồn gốc sinh học được đưa vào đất để cải tạo
lý hóa tính của đất (kết cấu đất, độ ẩm, hữu cơ, khả năng giữ nước, pH…),
hoặc giải phóng đất khỏi những yếu tố bất lợi khác (kim loại nặng, vi sinh vật,
hóa chất độc hại …) làm cho đất trở nên tốt hơn để sử dụng làm đất trồng
cây.
Nhóm điều hòa sinh trưởng cây trồng (hooc mon tăng trưởng).
Ở Việt Nam, hooc mon tăng trưởng được xếp vào danh mục thuốc
BVTV, chia thành hai nhóm nhỏ:
- Nhóm các chất kích thích sinh trưởng: các chất có tác dụng kích thích
sự sinh trưởng và phát triển của cây. Hàm lượng các chất này được quy định
chặt chẽ.
- Nhóm các chất ức chế sinh trưởng: các chất có tác dụng kìm hãm, ức
chế sinh trưởng và phát triển của cây như làm lùn, làm chín, làm rụng lá…
(Minh Long, 2012)
16


1.5. Tình hình nghiên cứu sử dụng vi sinh vật nội sinh và chế phẩm sinh
học trên thế giới và Việt Nam
1.5.1. Tình hình nghiên cứu sử dụng vi sinh vật nội sinh và chế phẩm sinh
học trên thế giới.
Đã có rất nhiều nhà khoa học đi sâu nghiên cứu về vi khuẩn và đặc biệt

là vi khuẩn sống nội sinh trong mô của thực vật. Phần lớn các loài vi sinh vật
nội sinh có hoạt tính sinh học, tạo ra chất kháng sinh quan trọng để ngăn chặn
sự xâm nhập của sinh vật gây bệnh gây ra đối với cây chủ, trong đó có cây
lâm nghiệp và nông nghiệp. Vì vậy, việc nghiên cứu sử dụng các chủng vi
sinh vật nội sinh để bảo vệ cây trồng là vấn đề rất quan trọng và đã được
nhiều nước trên thế giới quan tâm.
Chanway (1996) tiến hành phân lập và định danh các loài vi khuẩn sống
ở trong mô của thực vật của 2 loài thông: thông (Pinus radiata) và thông đỏ
(Thuija plicata).
Theo kết quả thí nghiệm trên Mía của Boddey et al (1995) tại Brazil cho
thấy vi sinh vật nội sinh có thể cung cấp 80 kgN/ha/năm. Khi nghiên cứu ở 4
loài lúa trồng khác nhau ở Ấn Độ, người ta đã xác định được vi sinh vật nội
sinh Gluconacetobacter diazotrophicus có khả năng cố định đạm nhờ vào gen
nif (Muthukumarasamy et al., 2005). Có 32 dòng thuộc các chi Pantoea,
Pseudomonas, Burkholderia, Acinetobacter và Ralstonia đã được phân lập từ
hai loại cây trồng phổ biến ở Trung Quốc là Ngô và Cải. Tất cả các dòng đều
có khả năng hòa tan tricalcium phosphate và làm giảm pH môi trường, đồng
thời có hơn 60% tổng số dòng còn có khả năng sản sinh indoleacetic acid và
siderophore (Huang et al., 2010).
Nhiều nghiên cứu cho thấy các vi sinh vật nội sinh như Enterobacter
cloacae, Azospirillum brasilense, Azotobacter, v.v... có khả năng tổng hợp
IAA từ tiền chất L-tryptophan (Koga et al., 1999; Ahmad et al., 2005; Somers
et al., 2005). Các khám phá mới về khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh
17


×