Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Một người Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (64.06 KB, 2 trang )

II. Một người Hà Nội – Nguyễn Khải
1. Tác giả: Nguyễn Khải (1930)
- Tên thật Nguyễn Mạnh Khải, sinh ở Hà Nội nhưng quê gốc ở Nam Định
- Thuở nhỏ sống ở nhiều nơi, tham gia CM từ khi đang học trung học, gia nhập đội tự vệ, sau
đó vào bộ đội, làm y tá rồi làm báo. Sau 1975 ông chuyển vào sinh sống, công tác tại TPHCM.
- Nguyễn Khải bắt đầu viết văn từ năm 1950
• Có nhiều tác phẩm về nông thôn trong quá trình xây dựng cuộc sống mới (Mùa lạc,
Tầm nhìn xa).
• Về bộ đội trong kháng chiến chống Mỹ (Họ sống và chiến đấu, Chiến sĩ)
• Từ sau 1975 sáng tác của Nguyễn Khải đề cập đến nhiều vấn đề xã hội, chính trị có
tính thời sự, đặc biệt quan tâm đến tính cách, tư tưởng, tinh thần của con người hiện
nay trước những biến động phức tạp của đời sống (Một người Hà Nội, Hà Nội trong
mắt tôi).
- Nhận giải thưởng HCM về văn học nghệ thuật ( 2000).
2. Tác phẩm: Một người Hà Nội
a) Hoàn cảnh sáng tác:
Viết năm 1990 trong bối cảnh đất nước đang tiến hành công cuộc đổi mới.
b) Tóm tắt:
Sau hòa bình lập lại, nhân vật “ tôi” từ chiến khu về Hà Nội. Người lính cách mạng
thấy người dân Hà Nội đang thích ứng dần với cuộc sống mới. Cô Hiền nói về niềm vui và cả
những cái có phần máy móc, cực đoan của cuộc sống xung quanh.
Thời kỳ đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội miền Bắc, cuộc sống nhiều khó khăn. Cô Hiền tìm việc
làm phù hợp với chủ trương chính sách của chế độ mới, khéo léo chèo chống con thuyền gia
đình vượt qua sóng gió.
Miền Bắc bước vào thời kỳ đương đầu với cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân
của đế quốc Mĩ. Cô Hiền dạy con cách sống “ biết tự trọng, biết xấu hổ”, biết sống đúng với
bản chất người Hà Nội. Người con trai đầu của cô tình nguyện đi bộ đội đánh Mĩ. Người em
kế cũng làm đơn tòng quân theo anh, nhưng vì thi đại học đạt điểm cao nên được trường giữ
lại.
Đất nước tràn đầy niềm vui với đại thắng mùa xuân năm 1975. Vợ chồng nhân vật
“tôi” đến dự buổi liên hoan mừng Dũng, người con đầu của cô Hiền trở về. Câu chuỵên cảm


động của Dũng về Tuất, người đồng đội đã hy sinh và người mẹ của Tuất, một người mẹ Hà
Nội có con đi chiến đấu chống Mĩ.
Xã hội trong thời kì đổi mới với đủ cái phải – trái, tốt – xấu. Nhân vật “ tôi” từ
TPHCM ra Hà Nội công tác, ghé thăm cô Hiền. Giữa không khí xô bồ của thời kinh tế thị
trường, cô Hiền vẫn là “ một người HN của hôm nay, thuần túy HN, không pha trộn”. Từ
chuyện cây si cổ thụ ở đền Ngọc Sơn, cô Hiền nói về niềm tin vào cuộc sống ngày càng tốt đẹp
hơn.
c) Nội dung:
Qua cuộc đời cô Hiền, cảm nhận được lối sống, bản lĩnh văn hoa của 1 người HN sắc
sảo, nhạy bén, luôn thích ứng với mọi hoàn cảnh mà vẫn giữ được phẩm giá của mình. Từ đó
thấy rõ vẻ đẹp giản dị, chân thực của những người bình thường mà cuộc đời họ song hành
cũng những chặng đường gian lao của đất nước và chính họ đã đi.
d) Nghệ thuật:
- Thể hiện phong cách viết văn của Nguyễn Khải “chính luận, triết lí”.
- Nghệ thuật trần thuật rất hấp dẫn. Giọng kể, giọng văn trải đời, vừa tự nhiên, dân dã, vừa trĩu
nặng suy tư, vừa giàu chất khái quát, triết lí, vừa đậm tính đa thanh.
- Cách xây dựng nhân vật, đặc biệt là nhân vật cô Hiền như 1 biệt lệ không theo khuôn mẫu ở
gia đình trước 1978. Một con người nổi bật rõ bản lĩnh cá nhân.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×