Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Ý thức đạo đức sinh viên việt nam hiện nay tiểu luận cao học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (220.56 KB, 32 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “ Dân tộc Việt Nam có bước tới
đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không,
chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của thế hệ trẻ, của thanh niên sinh
viên”.Qủa đúng như vậy, thanh niên được coi là một nguồn lực quan trọng
trong sự phát triển của mỗi quốc gia. Trong đó, sinh viên là tầng lớp ưu tú
nhất có tri thức và luôn đi đầu trong mọi hoạt động.
Trước những biến đổi, tác động mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa như hiện nay, đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc
định hướng các giá trị tinh thần, đặc biệt là vấn đề đạo đức. Cuộc cách mạng
khoa học công nghệ thông tin cùng với xu thế toàn cầu hoá như hiện nay đã
và đang làm biến đổi toàn diện đời sống kinh tế, chính trị, văn hoá-xã hội.
Chính những biến động đó đã tác động mạnh mẽ vào ý thức đạo đức sinh viên
Việt Nam hiện nay.
Trong xã hội hiện nay, bên cạnh những truyền thống đạo đức tốt đẹp
của dân tộc đang trở thành một nguồn sức mạnh tinh thần của sự nghiệp đổi
mới đất nước, thì có không ít vấn đề đang đặt ra đòi hỏi phải giải quyết. Đó là
cuộc đấu tranh giữa hai lối sống: lối sống có lí tưởng, lành mạnh, trung thực,
sống bằng lao động của chính mình, có ý thức bảo vệ thành quả của lao động,
chăm lo tới lợi ích của cộng đồng và lối sống thực dụng, ích kỉ, dối trá, ăn
bám, chạy theo đồng tiền bất chính…Vì vậy, giáo dục đạo đức mới cho con
người nói chung, cho thế hệ sinh viên trẻ Việt Nam nói riêng, làm lành mạnh
đời sống tinh thần xã hội là một trong những nhiệm vụ quan trọng của công
cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay.
Vì những lí do trên, Tôi đã chọn đề tài “Ý thức đạo đức sinh viên Việt
Nam hiện nay” làm đề tài tiểu luận.
Tuy trong quá trình làm, đã cố gắng làm việc nghiêm túc, song chắc
chắn không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong thầy cô bổ sung và châm
trước.



2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng ý thức đạo đức sinh vên Việt Nam
hiện nay, đề xuất ra những nguyên tắc và giải pháp nhằm xây dựng và phát
triển ý thức đạo đức mới cho sinh viên, đáp ứng với những yêu cầu của thời kì
đổi mới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Vấn đề đạo đức là một đề tài rất rộng và được nhiều người nghiên
cứu .Vói phạm vi và yêu cấu của một tiểu luận nên Tôi xin tập trung nghiên
cứu ý thức đạo đức sinh viên Việt Nam hiện nay. Đáng chú ý là tiểu luận tập
trung nghỉên cứu những sinh viên theo học hệ đào tạo tập trung và đang trong
độ tuổi thanh niên trong những năm gần đây.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Tiểu luận đã sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử,
và thông qua các chính sách, nghị quyết của Đảng.
Ngoài ra, tiểu luận còn sử dụng phương pháp phân tích tài liệu, so sánh,
tổng hợp tài liệu có chọn lọc.
5. Kết cấu của đề tài.
Tiểu luận bao gồm 3 phần: mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham
khảo và phần nội dung bao gồm 3 chương:
Chương I: Sinh viên và ý thức đạo đức sinh viên Việt Nam.
Chương II: Thực trạng ý thức đạo đức sinh viên Việt Nam hiện nay.
Chương III: Những nguyên tắc và giải pháp nhằm xây dựng và phát
triển ý thức đạo đức mới cho sinh viên Việt Nam hiện nay.


PHẦN NỘI DUNG
Ch¬ng I:

Sinh viªn vµ ý thøc ®¹o ®øc sinh viªn ViÖt Nam

1.1. Sinh viên và vai trò của sinh viên.
1.1.1. Khái niệm sinh viên.
Đã có nhiều tài liệu đưa ra các khái niệm cho thuật ngữ “ sinh viên”. Về
cơ bản đã đề xuất được một số tiêu chí để xác định đối tượng.
Trong Từ điển Tiếng Việt(2001), đã xếp “ sinh viên” vào danh từ, và
định nghĩa như sau: “ là người học ở bậc đại học”, bậc đại học ở đây theo quy
định của Bộ giáo dục, bao gồm Đại học và Cao đẳng.
Trong tài liệu của TƯ Hội sinh viên Việt Nam(1998) đã định nghĩa:
“ Sinh viên Việt Nam là công dân Việt Nam đang theo học tại các trường đại
học, cao đẳng trong và ngoài nước. Theo quy chế công tác học sinh, sinh viên
trong các trường đào tạo của Bộ giáo dục và đào tạo thì “ Người đang hoc”
trong hệ cao đẳng và đại học thì được gọi là “ sinh viên”.
Theo cuốn “ Tâm lí học đại cương”của Nguyễn Minh Hạc (2001), thuật
ngữ sinh viên có nguồn gốc từ tiến Latinh “ stdent” có nghĩa là người tìm
hiểu, khai thác tri thức. Sinh viên là đại biểu của một nhóm xã hội đặc thù, đại
đa số là thanh niên đang chuẩn bị những tri thức, phương pháp và kinh nghệm
cần thiết để có thể tham gia vào quá trình sản xuất vật chất của xã hội sau khi
tốt nghiệp.
Nhìn chung, những cách định nghĩa nêu trên đều đưa về 3 tiêu chí xác
định: tuổi, trình độ, lĩnh vực hoạt động cúng có khi chỉ đưa ra một tiêu chí “
lĩnh vực hoạt động”. Tuy nhiên, trong thực tế hiện nay, trên thế giới nói
chung và ở Việt Nam nói riêng đang xuất hiện những sinh viên ở độ tuổi thiếu
niên, trung niên, và trên trung niên. Do vậy, có thể rút ra định nghĩa chung về
khái niệm “ sinh viên”như sau: “ Sinh viên là tất cả những người đã tốt nghệp
trung học phổ thông hoặc tương đương, đang theo học tại các trường đại học
và cao đẳng, thuộc mọi loại hình đào tạo”.
Ngày nay, trước những biến đổi về kinh tế- xã hội của đất nước, nhiều
vấn đề mới cũng xuất hiện tạo ra không khí những cơ hội mà cả những thách
thức to lớn đối với tâng lớp thanh niên nói chung và đội ngũ sinh viên nói
riêng, những người dễ tiếp thu và được tiếp cận nhiều hơn với lối sống hiện



đại. Trong đó, những vấn đề nhận thức tư tưởng, tâm lí, lao động, việc làm
được đặt ra, đòi hỏi phải có sự nghiên cứu và phân tích nhằm tạo ra một lực
lượng lao động trình độ cao cho sự phát triển đất nước.
1.1.2. Đặc điểm của sinh viên Việt Nam hiện nay.
Sinh viên là một tầng lớp xã hội, một tổ chức xã hội đặc biệt quan trọng
đối với mọi thể chế chính trị. Trước hết, họ mang những đặc điểm chung của
con người mà theo như Mác đã nóí “ Bản chất con người không phải là một
cái gì đó trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Mà đó là tổng hoà những
mối quan hệ xã hội”.
Do hầu hết sinh viên nằm trong độ tuổi thanh niên, nên họ mang đầy đủ
những đặc điểm của thanh niên như: trẻ, có sự phát triển về thể chất, nhạy
cảm với cái mới; hình thành kiểu giao tiếp đặc biệt trong môi trường đặc biệt,
có đời sống xúc cảm tình cảm đặc biệt...
Trước hết, đó là trẻ. Theo số liệu của LHQ(2003), “ Thanh niên là
những người trong độ tuổi từ 15 đến 24”. Trên thế giới, có khoảng hơn 1 tỉ
thanh niên, trong đó Việt Nam có 15,5 triệu thanh niên, chiếm 19,4% dân số.
Tỉ lệ từ 23 tuổi trở xuống trong tổng số sinh viên là 75%. Họ đều là những
thanh niên trẻ, có sự hoàn thiện về các nhân tố về thể lực như: sức mạnh, sức
bền bỉ, dẻo dai, linh hoạt. Sự hoàn thiện này đã tạo điều kiện cho sự thành
công rực rỡ của thể thao và những hoạt động nghệ thuật của lứa tuổi thanh
niên sinh viên.
Một đặc điểm tiếp theo, là sinh viên chính là đối tượng khá nhạy cảm
với cái mới, ham thích cái mới và dễ tiếp thu cái mới, thể hiện rõ nét trong
các lĩnh vực liên quan đến khoa học công nghệ, kĩ thuật mới.
Những thanh niên, trong đó có sinh viên này là những người năng động
và sáng tạo, thích tìm kiếm những sự thay đổi và không ngừng thay đổi. Họ
bắt đầu thoát khỏi ra sự phụ thuộc( nhưng dưới góc độ vừa phải) và có tinh
thần tự ý thức về trách nhiệm của mình. Họ bắt đầu hướng đến những chân

trời mới, háo hức với mọi thay đổi mới mẻ. Trong quá trình đó, có thể tíếp thu
những cái mới thật sự tốt đẹp nhưng cũng có khi tiếp thu có những cái lạc
hậu, không phù hợp vói thực tiễn.
Sinh viên là một tổ chức xã hôị quan trọng của đất nước. Họ là những
người có trí tuệ, nhạy bén, mẫn cảm đối với tình hình chính trị- xã hội của


quốc gia và quốc tế. Họ có chính kiến đối với đường lối chủ trương, chính
sách của những đảng chính trị, tổ chức cầm quyền. Do đó, hoạt động chính
trị- xã hội là nhu cầu nguyện vọng của thanh niên sinh viên. Việc tham gia
của họ vào các tổ chức chính trị, đoàn thể xã hội như Đoàn thanh niên, Hội
sinh viên…vừa có ý nghĩa trong việc phát triển nhân cách toàn diện của họ
vừa góp phần không nhỏ vào thành công của các thể chế xã hội. Nhưng, chính
sự nhạy cảm đó nếu mà không được định hướng đúng thì dễ bị lôi kéo và kích
động nhất thời.
Đặc điểm thứ ba, phải nói đến là sự hình thành một kiểu giao tiếp trong
môi trường đặc biệt. Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ thông tin, ứng
dụng kĩ thuật ngày càng lan rộng làm xuất hiện những phương tiện hiện đại
như: email, chat, internet…Chính những phương tiện trên đã tạo ra một môi
trường giao tiếp đặc biệt cho giới trẻ giao lưu với nhau. Và cũng chín vì sống
trong môi trường đó nên đã tác động trực tiếp đến lối sống và cách nghĩ của
giới trẻ bây giờ.
Ngoài những đặc điểm chung của lứa tuổi thanh niên, sinh viên Việt
Nam còn có những đặc điểm riêng sau được quy định bởi môi trường sống và
học tập. Đó là có trình độ văn hoá tương đối cao, chịu ảnh hưởng của tâm lí
nhóm có tính học thuật cao đến nghiệp nghịêp chuyên môn, có sự định hướng
giá trị…
Thứ nhất, sinh viên Việt Nam có trình độ văn hoá tương đối cao. bởi vì
họ đều là những người đã tốt nghịêp bậc trung học phổ thồng, trung học bổ
túc hoặc tương đương và đang theo học đại học và cao đảng. Do đó, sinh viên

đã có thể tự đánh giá, tự ý thức, và tự giáo dục được bản thân, cũng như trong
việc chuẩn bị những kĩ năng nghề nghiệp cho tương lai. Từ đó, sinh viên hình
thành định hướng giá trị xã hội liên quan đến nghề nghiệp sau này.
Mỗi cá nhân trong xã hội, tự giác hoặc không đều thuộc vào một nhóm
nào đó, tương đố ổn định hoặc cũng có thể thay đổi thường xuyên. Là một
tầng lớp xã hội đặc biệt, sinh viên có chịu ảnh hưởng của tâm lí nhóm có tính
học thuật cao. Trong khi đó, mỗi nhóm lại có những đặc trưng tâm lí riêng,
phụ thuộc vào môi trường sống và đặc điểm của các thành viên. Sinh viên
Việt Nam hiện nay đa phần là được đào tạo theo hình thức tập trung, có cùng


môi trường sinh hoạt và học tập như nhau nên họ chịu ảnh hưởng của tâm lí
chung trong nhóm mà họ là một thành viên.
Bên cạnh đó, sinh viên Việt Nam hiện nay thực tế hơn, năng động hơn,
có tinh sáng tạo cao, ngày càng gắn bó mật thiết hơn với đời sống chính trị xã
hội; có sự phân hoá ngày càng sâu sắc( về hoàn cảnh gia đình, về học lực, từ
đó dẫn đến phân hoá về tư tưởng, đạo đức..).
Về đặc điểm của đời sống tình cảm của sinh vên thì: Theo
B.G.Ananhev, tuổi sinh viên là thời kì phát triển tích cực nhất của loại tình
cảm cao cấp hư tình cảm trí tuệ, tình cảm đạo đức, tình cảm thẩm mĩ. Những
tình cám này được biểu hiện rất phong phú và có tính hệ thống, bề vững hơn
so với lứa tuổi trước.Hầu hết sinh vỉên biểu lộ sự chăm sóc, say mê đối với
chuyên ngành và nghề nghiệp mà mình đã chọn. Để thoả mãn điều đó, họ
không chỉ học tập tren giảng đường đại học mà còn mở rộng, đào sâu kiến
thức của mình bằng cách học ở thư viện, hay trên những phương tiện truyền
thông hiện đại…Do vậy, họ đã tích luỹ được vốn tri thức khổng lồ của nhân
loại.
Tóm lại, những đặc điểm chung và riêng nêu trên của sinh viên đã chi
phối sự hình thành và phát triển các đặc điểm tâm lí của lứa tuổi này.Những
đặc điểm ấy thường đan xen và tác động qua lại với nhau giúp cho sinh viên

hoàn thiện hơn nữa về mọi mặt.
1.1.3. Vai trò của sinh viên Việt Nam trong đời sống xã hội.
Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin luôn đánh giá cao vai
trò quan trọng của thanh niên, trong đó có sinh viên, và đặc biệt nhấn mạnh
của họ trong sự nghiệp cách mạng của giai cấp vô sản.
Sinh thời, Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến thế hệ trẻ. Người đánh
giá cao vai trò của thanh niên với tư cách là một lực lượng hăng hái trong sự
nghiệp xây dựng đất nước. “ Thanh niên sẽ làm chủ nước nhà. Phải học tập
mãi, tiến bộ mãi, mới thật là thanh niên”.
Bác cũng đã nói: “ Dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để
sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một
phần lớn ở công học tập của thế hệ trẻ, của thế hệ thanh niên sinh viên”.
Tại Nghi quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp Hành TW Đảng
(khoáVII) đã tiếp tục khẳng định vai trò của thanh niên, sinh viên trong thời


kì mới. Sự nghiệp đổi mới có thành công hay không, đất nước bước vào thế kỉ
XXI có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay không phần lớn tuỳ
thuộc vào lực lượng sinh viên trẻ.
Có thể nói rằng, sinh viên là một tầng lớp xã hội, một tổ chức xã hội
quan trọng đối với mọi thể chế chính trị. Họ là nguồn dự trữ chủ yếu cho đội
ngũ những chuyên gia theo các nghề nghiệp khác nhau trong cấu trúc của tầng
lớp trí thức xã hội. Các tổ chức chính trị, xã hội, dòng họ, gia đình đều có
nhiều kì vọng đối với sinh viên. Tất cả những điều này làm cho sinh viên có
vai trò, vị trí xã hội rõ rệt. Sinh viên là một công dân của đất nước với đầy đủ
quyền hạn và nghĩa vụ trước pháp luật. Họ có quyền bầu cử, ứng cử, phải chịu
trách nhiêm về mọi hành vi của mình trước pháp luật. Như vậy, xã hội coi họ
là một thành viên chính thức, một ngưòi trưỏng thành.
Thời đại ngày nay là thời đại của văn minh trí tuệ, của sự phát triển
khoa học kĩ thuật, nên rất cần có những con người trẻ tuổi, có trình độ, năng

lực sáng tạo cao, có khả năng tiếp nhận cái mới nhanh. Sinh viên- nguồn lực
quý giá, không ai hết mà chính họ sẽ là những người đóng vai trò chủ chốt
trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
1.2. Ý thức đạo đức sinh viên Việt Nam.
1.2.1. Ý thức đạo đức sinh viên Việt Nam - bộ phận của ý thức đạo
đức xã hội.
Dưói góc độ triết học, đạo đức được coi là một hiện tượng xã hội. Tồn
tại xã hội quyết định ý thức xã hội, quyết định đạo đức. Đây là cách hiểu khái
quát về đạo đức, song dưới góc độ đạo đức cách hiểu này chưa cụ thể.
Giáo trình Đạo đức học đưa ra về định nghĩa ý thức đạo đức: “ là một
hình thái ý thức xã hội, là tập hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã
hội, nhằm điều chỉnh, đánh giá cách ững xử của con người trong quan hệ với
nhau và quan hệ với xã hội, chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi
truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội”.
Có nhiều cách định nghĩa khái niệm này nhưng nhìn chung quy tụ về
ba vấn đề cơ bản: thứ nhất, đạo đức là một hình thái ý thức xã hội; thứ hai, đó
là những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội; và thứ ba là những chuẩn
mục đó tác động trở lại thông qua dư luận xã hội. Do vậy, có thể khái quát
khái niệm đó như sau: “ ý thức đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, phản


ánh tồn tại xã hội, là tập hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội,
nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ với
nhau và quan hệ xã hội, chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi
truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội”. Do vậy, ý thức đạo đức sinh
viên Việt Nam là bộ phận cấu thành ý thức đạo đức xã hội, nên nó vừa mang
đặc trưng của ý thức đạo đức xã hội, phản ánh tồn tại xã hội ở một thời kì
nhất định, lại vừa có tính đặc thù, phản ánh điều kiện sinh hoạt vật chát, môi
trường sống và học tập của sinh viên.
Khi nghiên cứu ý thức đạo đức , cần phải nghiên cứu những khái niệm

liên quan với nó như nhân cách, lôi sống. Đối với từng sinh viên, ý thức đạo
đức đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách và lối sống và
ngược lại.
Do vậy, giữa ý thức đạo đức xã hôị nói chung và ý thức đạo đức sinh
viên nói riêng có mối quan hệ chặt chẽ, không thể tách rời. Ý thức đạo đức
sinh viên là sự phản ánh đặc thù của ý thức đạo đức xã hội.
Đạo đức sinh viên Việt Nam cũng có kết cấu như đạo đức nói chung,
nhưng biểu hịên cụ thể ở sinh viên có những nét riêng, phản ánh đặc thù của
môi trường sinh viên sinh sống và học tập. Mà môi trường đó phải kể đến như
: nhà trường, gia đình , kí túc xá, tập thể...Chính những môi trường này đã
giúp sinh viên hình thành và phát triển nhân cách.
1.2.2. Đặc điểm ý thức đạo đức sinh viên Việt Nam.
Bên cạnh những đặc điểm chung của ý thức đạo đức nói chung, thì ý
thức đạo đức sinh viên Việt Nam có những đặc điểm riêng sau:
Thứ nhất là, thế hệ trẻ hiện nay( trong đó có sinh viên) có lòng yêu
nước, sống có lí tưởng và hoài bão lớn. Nếu như trước trong thời chiến, phong
trào đấu tranh sinh viên nổ ra mạnh mẽ vì mục tiêu độc lập dân tộc và dân chủ
xã hội, thì trong thời kì đổi mới như ngày nay, truyền thống yêu nước đó vẫn
đựoc thế hệ sinh viên tiếp thu giữ gìn trong hoạt động học tập cũng như trong
việc tham gía vào các hoạt động xã hôi.
Thứ hai, ý thức đạo đức sinh viên còn gắn liền với các giá trị đạo đức
truyền thống tốt đẹp của dân tộc như: cần cù sáng tạo, truyền thống hiếu học,
yêu nước…Đặc biệt, là trưyền thống hiếu học, có ý chí tự lập của sinh viên
trong thời đại mới.


Thứ ba, phải nói tới tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội, tinh
thần đoàn kết thương yêu lẫn nhau của thế hệ sinh viên từ trước đến nay.
Ý thức đạo đức sinh viên được thể hiện ở việc thấy người gặp hoạn nạn
thì cứu giúp; biết chia sé với người khác trước những khó khăn. Ngoài ra,

sinh viên còn có tính tự giác cao, có tổ chức chặt chẽ trong mọi hoạt động
tham gia.
Cuối cùng, do sinh viên vẫn đang trong quá trình hoàn thiện về tâm
sinh lí, nên tình cảm đạo đức, nhân thức đạo đức chưa đầy đủ. Do vậy, ý thức
đạo đức sinh viên có tính ổn định không cao, vẫn còn tiếp tục hình thành và
phát triển hơn nữa.
Tóm lại, các đặc điểm của ý thức đạo đức sinh viên với bản chất là một
bộ phận của ý thức đạo đức xã hội nói chung luôn gắn chặt với nhau, không
tách biệt giúp cho sinh viên hoàn thiện và phát triển nhân cách.


Ch¬ng II:

Thùc tr¹ng vµ nguyªn nh©n ý thøc
®¹o ®øc sinh viªn ViÖt Nam hiÖn nay
2.1. Thực trạng ý thức đạo đức sinh viên Việt Nam hiện nay.
2.1.1. Những chuẩn mực đánh giá phẩm chất ý thức đạo đức sinh
viên Việt Nam hiện nay.
Mỗi sinh viên là một thành viên của xã hội và bao giờ cũng tồn tại
trong một xã hội nhất định. Mọi hoạt động sống của cá nhân luôn diễn ra mối
quan hệ hai chiều với các cá nhân khác và với cả xã hội. Trong quá trình quan
hệ qua lại với nhau của cá nhân thường đưa ra những yêu cầu, nguyên tắc, đòi
hỏi cho mình, cho người khác và cho xã hội nhằm làm cho các mối quan hệ
qua lại với nhau được diễn ra và bảo đảm lợi ích của các cá nhân tham gia vào
mối quan hệ đó. Những yêu cầu đó được gọi là các chuẩn mực đạo đức.
Những chuẩn mực đạo đức sẽ chi phối và quyết định hành vi, cử chỉ
của cá nhâ khi họ tham gia vào các mối quan hệ xã hội. Đó chính là những chỉ
bảo, gợi ý cho con người nên làm gì, không nên làm gì, nên tỏ thái độ như thế
nào?...
Việc xác đinh chuẩn mực đạo đức chính là yêu cầu của việc đánh giá

những mặt tích cực cũng như hạn chế trong thực trạng ý thức đạo đức sinh
viên Việt Nam hiện nay.
Trong các tác phẩm của Người, Người đã đưa ra một số chuẩn mực đạo
đức cách mạng như: trung, hiếu, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, nhân,
nghĩa, trí ,dũng, tín..,bốn phương vô sản đều là anh em..
Không chỉ có vậy, Đảng Cộng Sản Việt Nam(1998), cũng đã đưa ra 5
yêu cầu về phẩm chất con người mới,đó là: - có tinh thần yêu nước, tự cường
dân tộc, phấn đấu vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội,-có ý thức tập thể,
đoàn kết, phấn đấu vì lợi ích chung, - có lối sống lành mạnh, có nếp sống văn
minh , có ý thức bảo vệ và cải thiên môi trường sinh thái, - lao động chăm chỉ
với lương tâm nghề nghiệp có kĩ thuật sáng tạo, - thường xuyên học tập, nâng
cao trình độ chuyên môn…
Trên cơ sở đó, ta có thể đưa ra những chuẩn mực đạo đức cơ bản đối
với thế hệ sinh viên Việt Nam hiện nay. Đó là : lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa


xã hội, có tinh thần tình nguyện vì cộng đồng, có lối sống lành mạnh, giữ gìn
bản sắc dân tộc và hội nhập quốc tế..
2.1.2. Mặt tích cực trong ý thức đạo đức sinh viên Việt Nam hiện
nay.
Hiện nay, dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ đã
và đang tạo ra những biến đổi mạnh mẽ, nhanh chóng và toàn diện trong đời
sống kinh tế-xã hội của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc.Vai trò của con người hiện
nay đang rất được đề cao như một nhân tố quyết định trong sự phát triển.
Việt Nam chúng ta không nằm ngoài bối cảnh đó.Từ sau đổi mới nước
ta vững bước đi lên phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,
tích cực hội nhập quốc tế. Chính những thay đổi toàn diện trong đời sống kinh
tế, chính trị- xã hội đã tác động đến ý thức đạo đưc sinh viên Việt Nam hiện
nay.
Hầu hết sinh viên Việt Nam hiện nay nói chung, sinh viên Việt Nam

nói riêng đều có lòng yêu nước, sống có lí tưởng và hoài bão lớn. Sinh viên
luôn có chí hướng phấn đấu được đúng trong hàng ngũ của Đảng. Thực tế cho
thấy, tỉ lệ sinh viên được kết nạp Đảng ngày càng tăng: trong 5 năm 19982002 tại 120 trường đại học và cao đẳng đã kết nạo được 4266 sinh viên vào
Đảng. Con số này cho đến nay đã tăng lên rất nhiều lần.
Sống trong thời đại công nghệ thông tin của khoa học kĩ thuật, lí tưởng
của sinh viên vẫn thống nhất với lí tưởng của các thế hệ cha ông trước kia,
luôn phấn đấu vì độc lập dân tộc, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân
chủ văn minh. Bên cạnh đó, mỗi cá nhân sinh viên lại định hướng riêng cho
mình những mục tiêu phấn đấu sao cho phù hợp với khả năng của bản thân.
Nếu như thanh niên trước thời kì đổi mới, sống với lí tưởng “ quyết tử
cho tổ quốc quyết sinh”, coi trọng lợi ích của cộng đồng mà phai nhạt lợi ích
của bản thân thì nay sinh viên thế hệ trẻ không chỉ quan tâm đến lợi ích của
cộng đồng mà còn quan tâm đến lợi ích của bản thân, lợị ích của gia đình.
Thanh niên là tế bào của xã hội. Do vậy, sinh viên nói chung, sinh viên
Việt Nam nói riêng đều có tinh thần cộng đồng cao; nhiệt tình tham gia vào
các hoạt động xã hội, có tinh thần tương thân tương ái, yêu thương đùm bọc
lẫn nhau, thể hiện qua các phong trào tình nguyện, đặc diệt là: hoạt động hiến
máu cứu người, quyên góp quỹ tấm lòng vàng, ủng hộ đồng bào lũ lụt, hay


chiến dịch mùa hè xanh do TƯ Đoàn TNCSHCM tổ chức hàng năm. Họ là bộ
phận đóng vai trò xung kích gương mẫu đi đấu trong mọi hoạt động tình
nguyện, đặc biệt với những công việc khó khăn, ở địa bàn phức tạp xa
xôi..Với sức lực và nhiệt huyết tuổi trẻ, với khát khao được cống hiến và
trưởng thành, lại cộng thêm một trình độ hiểu biết nhất địnhthì chắc chắn rằng
các phong trào hoạt động tình nguyện vì cộng đồng sã ngày càng gia tăng về
số lượng và có sự thay đổi về chất. Đúng với phương châm “đâu cần thanh
niên có, đâu khó có thanh niên”. Ngoài ra, sinh viên còn tham gia vào các
hoạt động khác mang tính văn học, thể dục, thể thao…Chính thông qua các
hoạt động đó, sinh viên được nâng cao ý thức vì cộng đồng, nâng cao trình đọ

nhân thức chính trị, bước đầu trưởng thành về đạo đức và nhân cách.
Sinh viên ngày nay vẫn giữ được phong cách, truyền thống dân tộc và
lối sống lành mạnh. Duới tác động của nền kinh tế thị trường như hiện nay, xu
hướng hội nhập, du nhập văn hoá nước ngoài vào Việt Nam càng tăng nhưng
đa số sinh viên vẫn giữ gìn được những giá trị truyền thống của dân tộc : lòng
yêu nước, cần cù sáng tạo, truyền thống hiếu học..Nhiều sinh viên được cử ra
nước ngoái học vẫn có xu hướng trở về quê hương để công hiến cho đất nước.
Bên cạnh đó, chính những yếu tố có tính tích cực đã kể trên trong ý
thức đạo đức sinh viên Việt Nam hiện nay lại tồn tại những mặt hạn chế. Một
số sinh viên được đề cao quá mức dẫn đến thiên lệch về mục tiêu, lí tưởng
ngả nghiêng sang khía cạnh tiêu cực, tác động xấu đến bộ mặt xã hội.
2.1.3. Mặt hạn chế trong ý thức đạo đức sinh viên Việt Nam hiện
nay.
Hệ thống chuẩn mực đạo đức, quan niệm đạo đức của mỗi xã hội nhất
định chỉ có thể tồn tại dưới hình thức những hành vi đạo đức sống động của
các cá nhân cụ thể. Song hành vi đạo đức, ý thức đạo đức của cá nhân sống
trong một nền văn hoá nhất định nà đó thì vẫn thường xảy ra hiện tượng có sự
“ pha tạp” trong hành vi đạo đức của họ. Vì ở mỗi hoàn cảnh xã hội cụ thể
luôn tồn tại nhiều nền đạo đức bên cạnh nền đạo đức truyền thống tương ứng
với xã hội đó. Do vậy, nhiệm vụ của giáo dục đạo đức XHCN là giúp cho
người được giáo dục có được hành vi đạo đức phù hợp với nền đạo đức
XHCN và kế thừa những chuẩn mực đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc
, thoát khỏi những tàn dư đạo đức của các chế độ xã hội cũ đã lỗi thời.


Cùng với sự gia tăng dân số, thì sinh viên Việt Nam hiện nay cũng gia
tăng về số lượng , đa dạng về cơ cấu, tình hình diễn biến của ý thức đạo đức
sinh viên khá phức tạp, vớí những biểu hiện đáng lo ngại. Một số biểu hịên đó
là:
Thứ nhất, phải kể đến lối sống thực dụng của một số sinh viên. Sống

trong thời đại công nghệ thông tin, kĩ thuật cao, một số sinh viên có những
biểu hiện xa rời đạo đức truyền thống tốt đẹp, tiếp thu thiếu chọn lọc lối sống
bên ngoài làm tha hoá đạo đức.
Chính việc đề cao hiệu quả kinh tế trong mọi hoạt động, sử dụng đồng
tiền làm thước đo đã ảnh hưởng đén việc lựa chọn ngành nghề, động cơ học
tập, thái độ và quan hệ giữa sinh viên với cán bộ giảng viên.
Hiện nay, đang xảy ra một hiện tượng đáng lo ngại ảnh hưởng đến
phẩm chất thầy trò. Một số sinh viên đã thuê làm khoá luận tốt nghiệp, hoặc
sao chép luận văn của người khác thành của mình.. hiện tượng mua bán điểm
số không còn là chuyện hiếm thấy. Trong quá trình học tập, một số sinh viên
còn tỏ ra lười biếng, thiếu trung thực trong học tập, gian lận trong thi cử, ý
thức chuẩn bị tri thức cho ngày mai lập nghiệp ngày càng sút giảm.
Mặt hạn chế tiếp theo phải nói tới là có một bộ phận sinh viên mơ hồ về
lí tưởng, thờ ơ với chính trị, ý chí phấn đấu chưa cao.
Vì đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi hầu hết đang ở giai đoạn quá độ
chuyển từ thiếu niên sang người trưởng thành đang trên con đường học tập,
rèn luyện và định hình nhân cách đạo đức. Do vậy, không tránh khỏi hiện
tượng một bộ phận sinh viên do tâm lí của tuổi trẻ chưa thật sự ổn định, chịu
ảnh hưởng của lối sống đua đòi, thực dụng hay thay đổi.
Chính vì điều đó, mà một số tổ chức chính trị phản động lợi dụng đã
dùng nhiều thủ đoạn tinh vi lôi kéo sinh viên làm cho số sinh viên này tha hoá
về đạo đức, suy giảm chí hướng phấn đấu phục vụ đất nước.
Trong bối cảnh nền kinh tế- xã hội mở cửa như hiện nay, một số sinh
viên tỏ ra ái ngại trong việc tham gia các họat động xã hội, đoàn thể, và các tổ
chức chính trị khác..Nếu có tham gia thì cũng chỉ vì trách nhiệm hoặc vì lợi
ích của cá nhân( ví dụ như : đi hiến máu để được cổng 0,2 cho mỗi sinh viên).
Khầu hiệu “ quyết tử cho tổ quốc quyết dinh” của thời trước giờ đây dường


như được treo gác. Sự hi sinh vì người khác ngày càng thấp đi, thấy người

gặp khó khăn hoạn nạn thì chui lủi không chịu giúp đỡ..
Sinh viên là một tổ chức xã hội đặc biệt với số lượng rất đông, nên
chính họ cũng có thể là người tuyên truyền những tư tưởng trái với đạo lí làm
người, việc truyền đạo trái phép ngày càng gia tăng..
Ngoài ra, một số sinh viên còn có những thái độ, hành động tiêu cực đã
làm tha hoá nhân phẩm con người, làm hoen ố hình ảnh sinh viên trong mắt
mọi người trong xã hội.
2.2. Nguyên nhân của thực trạng.
Qúa trình hình thành những phẩm chất đạo đức là một quá trình phức
tạp. Mỗi phẩm chất đạo đức của con người là kết quả tác động của nhiều yếu
tố khách quan, chủ quan. Ở đây, các nguyên nhân khách quan chính là các
nguyên nhân bên ngoài tác động đến sinh viên; còn những nguyên nhân chủ
quan chính là các nguyên nhân bên trong, thuộc về mỗi cá nhân sinh viên.
2.2.1. Các nguyên nhân khách quan.
Vấn đề giáo dục đạo đức thế hệ trẻ, đặc biệt là sinh viên hiện nay vẫn
đang là vấn đề nóng bỏng được toàn xã hội quan tâm.
Sở dĩ, có được thực trạng ý thưc đạo đức sinh viên Việt Nam hiện nay
như trên là do sự tác động của nền kinh tế, chính trị- xã hội, đời sống văn hoá,
những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, công tác giáo dục đạo đức
sinh viên trong môi trường nhà trường, tập thể, gia đình…
Tác động của nền kinh tế: Dưói tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng
khoa học công nghệ, kĩ thuật cao, sự hội nhập kinh tế thế giới đã có tác động
sâu đậm đến việc hình thành và phát triển ý thức đạo đức sinh viên. Xu hướng
toàn cầu hoá đang lan rộng và chi phối mọi lĩnh vực của xã hội. Chính vì điều
đó, đã tạo điều kiện thuận lợi giúp cho thế hệ thanh niên trẻ, trong đó có sinh
viên hình thành và phát triển nhân cách sao cho phù hợp với thực tiễn.
Tác động của tình hình chính trị- xã hội: Có thể nói, những biến động
trong đời sống chính trị của đất nước trong bối cảnh chính trrị-xã hội thế giới
tác động mạnh mẽ đến việc nhân thức tư tưởng, đạo đức của sinh viên. Nhiều
sinh viên có lập trường chính trị vững vàng, có ý thức gìn giữ và phát huy

những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc trên cơ sởphù hợp với
xu thế phát triển chung; nhưng cũng có một số sinh viên lại tỏ ra lung lay dao


động lập trường tư tưởng, dẫn đến sai lệch trong nhận thức. Từ đó, hạn chế về
tư tưởng, ý thức đạo đức của họ.
Tác động của yếu tố văn hoá- tinh thần: Hiện nay, bên cạnh sự hội
nhập về kinh tế thì sư giao lưu văn hoá giữa đất nước ta với các nước trên thế
giới ngày càng được quan tâm. Chính những thay đổi trong đời sống kinh tế
và chính trị- xã hội đã và đang tác động đến những hành vi, quan niệm, lối
sống của sinh viên Việt Nam hiện nay. Một mặt, họ tiếp thu có chọn lọc
những giá trị tốt đẹp phù hợp từ những nền văn hoá khác; mặt khác, có khi họ
cũng lại tiếp thu thiếu chọn lọc những quan niệm, lối sống không phù hợp với
thuần phong mĩ tục của dân tộc dẫn đến tha hoá về nhân phẩm đạo đức người
sinh viên.
Trong công tác giáo dục đạo đức và quản lí sinh viên trong nhà trường
hiện nay cũng tác động không nhỏ đến việc xây dựng và phát triển ý thức đạo
đức của sinh viên Việt Nam hiện nay. Bởỉ nhà trường chính là nơi cung cấp
cho sinh viên những tri thức đạo đức cần thiết nên chính môí trường học tập
này sẽ giúp họ có cơ sở đúng đắn để nhận thức rõ và phân biệt được hiện
tượng đạo đức và phi đạo đức. Từ đó, tạo cơ sở cho tính tự giác trong hành vi
đạo đức của sinh viên.
Việc nhận thức được tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đức cho
sinh vỉên đã tác động đến việc tích cực bồi dưỡng lí tưởng cách mạng, rèn
luyện đạo đức cho sinh viên, nâng cao hiệu quả công tác quản lí sinh viên.
Chính vì vậy, mà đa số sinh viên ngày càng trưởng thành và hoàn thiện về đạo
đức, nhân cách. Bên cạnh những tác động tích cực trên, phải kể đén những tồn
tại trong công tác giáo dục đạo đức; đó là việc quản lí sinh viên chưa gắt gao,
còn buông lỏng làm cho một số sinh viên rơi vào các tệ nạn xã hội như nghiện
hút, cờ bạc, trai gái..; vi phạm quy chế thi, có lối sống thiếu lành mạnh. Từ

đó, dẫn đến suy đồi nhân cách đạo đức người sinh viên. Do vậy, các cấp quản
lí đào tạo ( Ban quản lí đào tạo, Ban chủ nhiệm khoa, Ban quản lí kí túc xá)
cần phối hợp tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc quản lí sinh viên hơn nữa.
Mỗi sinh viên ở trong nhà truờng sẽ đồng thời là thành viên của một số
tập thể khác nhau. Họ vừa là thành viên trong một lớp học, vừa là đoàn viên
thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, vừa là cầu thủ bóng đá, vừa là thanh viên
của câu lạc bộ tiếng anh..Chính vì sống trong môi trường tập thể ấy đã tác


động mạnh mẽ đến việc hình thành nhân cách, đạo đức của cá nhân sinh
viên.Nếu tạp thể đó ai cũng tốt, mọi người ai quan hệ với nhau rất gắn bó,
luôn có tinh thần giúp đỡ, yêu thương lẫn nhau thì sẽ tạo cho sinh viênnhững
phẩm chất đạo đức tốt. Ngược lại, nếu tập thể đó lại có một số phần tử xấu,
đạo đức kém hay lôi kéo rủ rê thì sẽ tác động xấu, sinh viên đó dễ sa ngã vào
các tệ nạn xã hội…
Qủa đúng như câu tục ngữ “ Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”.
Bên cạnh những yếu tố ảnh hưởng vừa kể trên, thì chính sách đào tạo
và sử dụng nhân lực của Đảng ta cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc hình
thành hành vi đạo đức cho sinh viên. Bởi nếu mà chính sách đào tạo và sử
dụng hợp lí thì sẽ khuyến khích sinh viên phấn đấu học tập. Còn nếu chính
sách đó không hợp lí thì sẽ gây ra hậu quả là sinh viên lười biếng, thui chột
chí hướng phấn đấu, dẫn đến việc học hành sa sút, sống không có lí tưởng…
2.2.2. Các nguyên nhân chủ quan.
Bên cạnh những yếu tố khách quan kể trên, thì những yếu tố chủ quan
cũng ảnh hưởng không nhỏ đén việc xây dựng và phát triển ý thức đạo đức
sinh viên Việt Nam hiện nay. Có thể kể đến là yếu tố đặc điểm tâm sinh lí lứa
tuổi, trình độ nhận thức, ý thức tự tu dưỡng, tự rèn luyện bản thân, niềm tin
của bản thân..
Sinh viên là lứa tuổi đang chuẩn bị trực tiếp tham gia vào cuộc sống
tinh thần của xã hội. Thanh niên sinh viên có những đặc điểm tâm lí phong

phú, đa dạng và không đồng đều. Do hầu hết sinh viên đang ở giai đoạn quá
độ chuyển từ thiếu niên sang người trưởng thành nên họ vẫn đang trong quá
trình hình thành và phát triển nhân cách đạo đức. Chính vì vậy, không tránh
khỏi hiện tượng một bộ phận sinh viên do tâm lí của tuổi trẻ chưa ổn dịnh,
nên dễ mắc sai lầm trong việc du nhập văn hoá, lối sống bên ngoài. Do vậy
mà sinh viên dễ rơi vào lối sống thực dụng,có lối sống thiếu lành mạnh, dễ
dao động trước những tác động từ bên ngoài.
Nguyên nhân thứ hai tác động đến việc hình thành ý thức đạo đức sinh
viên phải kể đến trình độ nhận thức của mỗi sinh viên khác nhau.Nhỉều sinh
viên có khả năng nhận thức tốt, phân biệt đúng đắn cái tốt cái xấu,có lập
trường tư tưởng vững vàng. Ngược lại, bên cạnh đó một bộ phận sinh viên do


hạn chế về mặt nhận thức,dẫn đến thiếu lập trường , dễ dao động, dễ bị lôi
kéo trước những tác động xấu từ bên ngoài.
Sự hình thành và phát triển đạo đức của mỗi cá nhân là một quá trình
lâu dài, khó khăn và phức tạp. Trong quá trình đó, các tác động bên ngoài và
các tác động bên trong thường xuyên tác động qua lại với nhau và vai trò của
mỗi yếu tố thay đổi tuỳ theo từng giai đoạn phát triển nhân cách của con
người. Yếu tố tự tu dưỡng,tự ý thức, tự rèn luyện của sinh viên cũng ảnh
hưởng không nhỏ đến kết quả giáo dục đạo đức sinh viên. Nhiều sinh viên
chịu khó rèn luyện tu dưỡng phẩm chất đạo đức, hướng đến việc chuẩn bị
những tri thức để ngày mai lập nghiệp. Trong khi đó, lại có một bộ phận sinh
viên chưa có ý thức tích cực rèn luyện, trau dồi phẩm chất đạo đức, có lối
sống buông thả, phóng túng, đua đòi. Do vậy, để tiến hành tu dưỡng tốt thì
sinh viên phải có những điều kiện nhất định, những tiền đề nhất định. Trước
hết, mỗi cá nhân phải tự nhận thức được mình con thiếu cái gì, cần phải rèn
luyện thêm những phẩm chất đạo đức nào và con đường vươn tới như thế
nào?
Yếu tố niềm tin cũng là một nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng đến

việc hình thành và phát triển ý thức đạo đức sinh viên Việt Nam hiện nay.
Nhiều sinh viên có trình độ nhận thức, có ý chí rèn luyện, giữ vững lập trường
tư tưởng và niềm tin vào con đường đi lên CNXH, tin vào sư công bằng nên
đã giúp họ hình thành những phẩm chất đạo đức tốt. Bên cạnh đó, cũng không
ít sinh viên dao động, thiếu niềm tin trước những biến động phức tạp của tình
hình chính trị, trước nạn tham những và sự suy thoái đạo đức của một số
những vị lãnh đạo cấp cao của Đảng. Chính vì vậy, sẽ tạo nên những thái độ
tiêu cực trong việc nhận thức của sinh viên.
Tóm lại, quá trình hình thành phẩm chất đạo đức là một quá trình phức
tạp và lâu dài. Mỗi phẩm chất đạo đức của con người là kết quả của nhiều yếu
tố khách quan, chủ quan trên. Chính những yếu tố đó ý nghĩa quan trọng
trong việc giáo dục đạo đức cho sinh viên Việt Nam hiện nay. Trước những
hạn chế của thực trạng ý thức đạo đức sinh viên Việt Nam hiện nay, cần phải
đưa ra những nguyên tắc nhàm xây dụng và phát triển đạo đức sinh viên.


Chương III:
Nh÷ng nguyªn t¾c, gi¶i ph¸p x©y dùng vµ ph¸t triÓn
ý thøc ®¹o ®øc míi cho sinh viªn ViÖt Nam hiÖn nay
3.1. Những nguyên tắc xây dựng và phát triển ý thức đạo đức mới
cho sinh viên Việt Nam hiện nay.
3.1.1. Những nguyên tắc chung.
Trong xã hội hiện nay, bên cạnh những giá trị truyền thống đạo đức tốt
đẹp của dân tộc đang trở thành một nguồn sức mạnh tinh thần của sự nghiệp
đổi mới đất nước, có không ít vấn đề đang đặt ra đòi hỏi phải giải quyết. Đó là
cuộc đấu tranh giữa hai lối sống: lối sống có lí tưởng, lành mạnh với lối sống
thực dụng, ích kỉ, dối trá, chạy theo đồng tiền bất chính…Vì vậy, giáo dục
đạo đức mới cho mọi người nói chung, cho thế hệ trẻ sinh viên Việt Nam nói
riêng, làm lành mạnh đời sống tinh thần xã hội là một trong những nhiệm vụ
quan trọng của công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay.

Vậy, để thực hiện được nhiệm vụ đó thì cần phải xây dựng được hệ
thống những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới. Quy tụ lại có 5 nguyên tắc cơ
bản sau: “ chủ nghĩa tập thể là cơ sở cuả đạo đức mới, lao động tự giác sáng
tạo là cội nguồn của đạo đức mới, chủ nhĩa yêu nước kết hợp với chủ nghĩa
quốc tếa, chủ nghĩa nhân đạo cộng sản, lấy việc giáo dục đạo đức Hồ Chí
Minh làm cơ sở cho việc giáo dục đạo đức cộng sản”.
Sở dĩ có thể xây dựng được những nguyên tắc chung cơ bản trên là do
yêu cầu về việc xây dựng con ngưòi mới trong thời đại mới.Chính những
nguyên tắc chung đó đã định hướng đúng đắn cho việc giáo dục đạo đức sinh
viên Việt Nam hiện nay.
3.1.2. Những nguyên tắc đối với sinh viên.
Bên cạnh những nguyên tắc chung kể trên, cần phải xây dựng được
những nguyên tắc riêng đối với mỗi cá nhân sinh viên. Chính vì sinh viên là
một tổ chức xã hội đặc biẹt và ngày càng có sự đa dạng trong cơ cấu, biến đổi
cả vè mặt chất lẫn mặt lượng nên những nguyên tắc đó được tạo nên phải đảm
bảo phù hợp với những đặc điểm vốn có của sinh viên, nhằm thúc đẩy quá
trình hình thành và phát triển nhân cách.
Trong việc xây dựng và phát triển ý thức đạo đức mới cho sinh viên
Việt Nam cần phải hết sức coi trọng việc giáo dục đạo đức truyền thống của


dân tộc. Trong công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên không nên nóng vội,
chủ quan mà cần phải kiên trì, bền bỉ. Hơn nữa, cần phải nêu gương sáng về
đạo đức cho sinh viên noi theo, tạo ra môi trường tốt cho sinh viên hình thành
và phát triển nhân cách. Mặt khác, cần sáng tạo ra các hình thức giáo dục
sao cho phù hợp với đặc điểm của sinh viên.
Chính những nguyên tắc riêng đối với sinh viên nói trên là mục tiêu
của quá trình giáo dục đạo đức, nhân cách cho sinh viên. Từ đó, giáo dục cho
sinh viên có lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, sống có lí tưởng, tinh thần
vô sản, lòng nhân ái, có tính kỉ luật và ý thức pháp luật… Bên cạnh việc tích

cực học tập, nhanh nhạy nắm bắt những cái mới, thì sinh viên cần phải nhiệt
tình tham gia vào các hoạt động xã hội trên tinh thần tương thân tương ái, yêu
thương lẫn nhau, giúp nhau cùng tiến bộ.
Sinh viên cần phải biết tiếp thu và giữ gìn những giá trị đạo đức truyền
thống của dân tộc. Trên cơ sở đó, hình thành nên những giá trị đạo đức mới
cho sinh viên phù hợp với hoàn cảnh thực tế.
Dưới tác động của nền kinh tế hội nhập, phát triển theo định hướng
xã hội chủ nghĩa của đất nước, việc đề ra những giải pháp để xây dựng và
phát triển ý thức đạo đức mới cho sinh viên Việt Nam hiên nay đang là vấn đề
cấp thiết cần thực hiện ngay của Đảng và Nhà nước ta.
3.2. Những giải pháp xây dựng và phát triển ý thức đạo đức mói
cho sinh viên Việt Nam hiện nay.
3.2.1. Xây dựng môi trường đạo đức tốt đẹp.
Để đánh giá một con người có đạo đức hay không, người ta căn cứ
vào hành vi của người đó. Mà hành vi đạo đức lại được biểu hiện trong cách
đối nhân xử thế, trong lối sống, trong phong cách, trong lời ăn tiếng nói của
mỗi con người.
Sinh viên- tế bào của xã hội, được giáo dục trong 3 môi trường : xã hội,
nhà trường và gia đình. Chính những môi trường này đã tạo điều kiện cho
việc xây dựng và phát triển ý thức đạo đức mới cho sinh viên. Muốn sinh viên
hình thành những phẩm chất đạo đức tốt đẹp, hợp với đạo lí con người thì cần
phải xây dựng được môi trường đạo đức tốt đẹp. Chính vì thế, việc xây dựng
môi trường đạo đức ấy được coi là tiền đề, là cơ sở và điều kiện vật chất cho
sự hình thành và phát triển ý thức đạo đức mới.


3.2.1.1. Xây dựng môi trường xã hội lành mạnh.
Trước hết, phải xây dựng được một môi trường xã hội lành mạnh.Vì
sinh viên là nguồn nhân lực dự trữ cho xã hội, do vậy cần phải tích cực năng
cao cở sở vật chất kĩ thuật, phát triển kinh tế, xây dựng một xã hội giàu mạnh,

dân chủ công bằng văn minh. Đảng ta cần vừa phải chú ý quan tâm đến phát
triển kinh tế, vừa phải tạo điều kiện thuận lợi cho mỗi cá nhân sinh viên có cơ
hội tham gia và phát huy hết khả năng của bản thân. Chính những điều đó, sẽ
giúp cho sinh viên từng bước làm quen với thức tiễn và sẵn sàng cống hiến
cho sự giàu mạnh của đất nước.
Mặt khác, Đảng và Nhà nước ta cần phải đảm bảo sự chặt chẽ và
hoàn thiện hệ thống pháp luật, cũng như các quy tắc, chuẩn mực đạo đức nói
riêng nhằm tạo ra cơ sở vững chắc để xây dựng ý thức đạo đức mới cho sinh
viên.
Hơn lúc nào hết, cần phải lành mạnh hoá môi trường xã hội, tạo ra sự
công bằng, dân chủ trong xã hội.Vì thế mà thúc đẩy việc phát triển phẩm chất
đạo đức con người nói chung, của sinh viên nói riêng.
Bên cạnh đó, cần phải có thái độ rõ ràng, dứt khoát trong việc phê
phán những biểu hiện đạo đức sai lệch sẽ giúp cho sinh viên kiên định với lập
trường tư tưởng của bản thân, giúp định hướng đúng cho những bước đi sau
này .
Cá nhân là một sinh viên tỉnh lẻ lên thành phố học tập với bao khó khăn
trong sinh hoạt cũng như trong học tập. Đặc biệt, đối với những bạn sống
trong kí túc xá hiện nay vẫn còn gặp phải những khó khăn trong sinh hoạt, cơ
sở vật chất thấp kém nên hầu hết sinh viên chưa yên tâm học hành. Chính từ
thực tế đó, yêu cầu đối với ban quản lí nhà trường, ban quản lí kí túc xá có
những giải pháp chăm lo tạo điều kiện cơ sở vật chất trong sinh hoạt cũng như
trong hoạt động học tập cho sinh viên. Có như vậy, mới tạo ra được môi
trường thật sự tốt đẹp, ổn định để sinh viên yên tâm phấn đấu học tập.
Ngoài hoạt động học tập ra, sinh viên còn tham gia nhiệt tình vào các
hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao khác. Chính vì vậy, cần phải tăng
cường hơn nữa các hoạt động vui chơi giải trí cho sinh viên giúp họ phát triển
toàn diện nhân cách đạo đức. Bên cạnh đó, cần có biện pháp ngăn chặn những
hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan, văn hoá đồi trụy xâm nhập vào môi trường sinh



viên; cần có những biện pháp ngăn ngừa và xử lí kịp thời những hành vi tuyên
truyền lừa bịp, kích động lôi kéo sinh viên đi theo con đường phạm pháp…
Đặc biệt, cần phải thành lập đội thanh niên xung kích, phát triển phong
trào tình nguyện như: hoạt động hiến máu cứu người, ủng hộ quỹ vì người
nghèo …Trên cơ sở kế thừa và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống
của dân tộc “ lá lành đùm lá rách”, cần phải tạo mối quan hệ tốt đẹp giữa họ
với nhau. Chính vì lẽ đó, sẽ tạo cơ sở cho việc hình thành ý thức đạo đức mới
cho sinh viên.
3.2.1.2. Xây dựng môi trường nhà trường nghiêm túc.
Nhà trường chính là nơi cung cấp cho sinh viên những tri thức đạo đức
cần thiết. Thông qua các giờ lên lớp sinh viên sẽ được trang bị những tri thức
đạo đức mới một cách khái quát và hệ thống. Chính vì vậy, mà cần phải xây
dựng được môi trường nhà trường nghiêm túc; cần phải có những biện pháp
khắc phục hiện tượng tiêu cực trong học đường: quay cóp, gian lận trong thi
cử, mua bằng bán điểm, sao chép tri thức của người khác.., đẩy mạnh phong
trào “ 3 không” trong giáo dục nhằm nâng cao chất lượng học tập của sinh
viên. Từ đó, sẽ tạo ra nguồn nhân lực dự trữ có khả năng nắm bắt được khoa
học công nghệ, những kĩ thuật mới như hiện nay.
Yêu cầu đối với những người quản lí giáo dục là cần có những chính
sách ưu đãi đặc bịêt đối với những sinh viên vùng cao, vùng sâu, vũng xa,
sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, bằng cách có chế độ hưởng tiền trợ cấp
trong các kì học và có những ưu tiên trong việc xét tuyển vào các trường đại
học và cao đẳng(đó chính là chế độ điểm cộng)…
Bên cạnh đó, cần hình thành mối quan hệ tốt đẹp giữa thầy và trò, giữa
sinh viên với những cán bộ nhân viên làm việc trong trường, giương cao tinh
thần “ tôn sư trọng đạo”; nhằm giữ sạch phẩm chất đạo đức tốt đẹp hình ảnh
sinh viên trong mắt mọi người.
3.2.1.3. Xây dựng môi trường gia đình ấm êm, hạnh phúc.
Gia đình là tế bào của xã hội, là môi trường đầu tiên và quan trọng mà trong

đó mỗi cá nhân sinh ra, lớn lên và trưởng thành. Chính tổ ấm gia đình đó và
những mối quan hệ tốt đẹp giữa các thành viên có tác dụng nuôi dưỡng tâm
hồn con người, hình thành nhân cách đạo đức cho mỗi cá nhân sinh viên.


Trước những biến động sâu sắc của nền kinh tế, tình hình chính trị- xã
hội của đất nước, môi trường gia đình cũng đang có nhiều thay đổi sâu rộng
và nhanh chóng.Trên cơ sở đó, cần xây dựng lên mô hình gia đình mà trong
đó có sự kết hợp giữa yếu tố truyền thống và hiện đại. Và đặc biệt, cần phải
chú trọng việc cải thiện điều kiện sinh hoạt vật chất của gia đình. Hơn nữa,
cũng cần có biện pháp nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống thông qua việc
tăng cường các hoạt động vui chơi giải trí, văn hoá, thể thao khác..nhằm tạo
điều kiện hoàn thiện nhân cách.
Giải pháp tiếp theo cần nói đến là cần tăng cường công tác tuyên
truyền, giáo dục cho sinh viên về giới tính, và những biểu hiện tiêu cực của
những tệ nạn xã hội hiện nay giúp sinh viên định hướng đúng nhữg bước đi
cụ thể của mình.
3.2.2. Nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạo đức và quản lí sinh
viên.
3.2.2.1. Tăng cường sư lãnh đạo của Đảng và của các tổ chức đoàn thể.
Trong công tác giáo dục đào tạo và quản lí sinh viên, thì Đảng luôn
đóng vai trò lãnh đạo, định hướng đúng cho nhận thức của sinh viên, vạch ra
những kế hoạch mang tính chiến lược lâu dài thông qua các hoạt động và các
phong trào của các tổ chức đoàn thể, tạo đều kiện xây dựng môi trường xã hột
tốt đẹp, ổn định.Các cấp bộ Đảng, chi bộ Đảng phải luôn quan tâm sâu sát đến
mọi hoạt động liên quan đến sinh viên để có những phương hướng chỉ đạo
đúng đắn và kịp thời. Và chính những tấm gương đảng viên sinh viên, sẽ có
tác dụng khuyến khích, cổ vũ cho mọi hoạt động của sinh viên trong trường,
lớp.
Không chỉ có vậy, các tổ chức đoàn thể, đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội

sinh viên Việt Nam còn có vai trò trong việc đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động
xã hội nhằm định hướng tư tưởng đạo đức cho sinh viên; đồng thời đưa mỗi
cá nhân sinh viên tham gia và các hoạt động xã hội để tự rèn luyện, tu dưỡng
bản thân. Từ đó, giúp sinh viên tích luỹ được những kĩ năng và kinh nghiệm
sống cho riêng mình.
Để làm được điều đó, các cấp lãnh đạo quản lí cần phải có những chinh
sách đầu tư, tăng kinh phí chi cho các hoạt động xã hội mà sinh viên tham


gia.Có như vậy, mới khích thích ch thế hệ sinh viên tích cực tham gia các
phong trào.
3.2.2.2. Phát huy vai trò của những phương tiện truyền thông đại chúng.
Giải pháp thứ hai trong công tác giáo dục đạo đức và quản lí sinh viên
cần nói đến là phải phát huy vai trò của những phương tiện truyền thông hiện
đại nhằm tạo cơ sở cho sinh viên nâng cao tầm nhận thức về xã hội hơn nữa.
Thời đại ngày nay là thời đại của công nghệ thông tin, của những
phương tiện hiện đại sẽ làm phá vỡ khoảng cách giữa những biến động của xã
hội với nhu cầu hiểu biết của con người về xã hội. Chính những dư luận xã
hội đó không chỉ có tác dụng thông báo nội dung các chuẩn mực, các nguyên
tắc đạo đức, mà còn có tác dụng kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh sự nhận thức
của mỗi người về các chuẩn mực, nguyên tắc đạo đức. Những nội dung đạo
đức cũng cần được truyền tải thường xuyên thông qua các kênh truyền tải như
qua loa đài, sách báo, ..Cần đáu tranh khắc phục những biểu hiện tiêu cực về
đạo đức của một số sinh viên cũng như của một số cán bộ cấp cao.Bên cạnh
đó, cần nêu gương người tốt việc tố nhằm giúp sinh viên nhận thức được một
cách đúng đắn, định hướng đúng giá trị cho tương lai.
Hiện nay, cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng của một số trường đại học và
cao đẳng còn thấp kém, các phương tiện dùng trong học tập vẫn còn thiếu
nhiều, chưa đủ để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thế hệ trẻ sinh viên.
Chính từ thực tế đó, đòi hỏi cần phải tăng cường xây dựng cơ sở vật chất như

: xây dựng các phòng đọc báo, bảng tin , dịch vụ internet …giúp cho sinh
viên có thể cập nhận thông tin một cách thường xuyên.
3.2.2.3. Kết hợp đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy trên
giảng đường đại học và cao đẳng.
Giải pháp thứ ba cần thực hiện trong công tác gáo dục đạo đức mới
cho sinh viên Việt Nam hiện nay phải kể đến việc tăng cường và đổi mới
phương pháp giảng dạy của bộ môn khoa học Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí
Minh cả về mặt nội dung lẫn phương pháp. Từ đó, mới có thể tạo ra được sự
hứng thú trong học tập; giúp cho mỗi cá nhân sinh viên tích luỹ thêm tri thức
nhân loại, góp phần giúp hoàn thiện và phát triển nhân cách đạo đức bản thân.
Với tư cách là một sinh viên Việt Nam, bản thân mỗi sinh viên cần
phải có ý thức tự giác trong học tập, có tinh thần trách nhiệm đối với bản


thân, đối với gia đình và xã hội. Trước hết, việc phấn đấu tích luỹ tri thức là
để hoàn thiện bản thân, sau đó là để xây dựng nên một mái ấm gia đình hạnh
phúc, và cuối cùng là để cống hiến sức mình cho đất nước. Sinh viên cần phải
ý thức sâu sắc hơn về quyền và trách nhiệm công dân của mình. Chính vì lẽ
đó, sẽ giúp họ định hướng, nhận thức một cách sâu sắc và đúng đắn về những
giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc. Phải biết kết hợp những giá trị đạo
đức truyền thống với những giá trị đạo đức hiện đại nhằm tạo ra giá trị đạo
đức mới tốt đẹp nhất cho sinh viên.
Việc nâng cao hiệu quả của công tác quản lí sinh viên, một mặt góp
phần hình thành ý thức đạo đức mới, mặt khác hạn chế những biểu hiện tiêu
cực trong việc hình thành phẩm chất đạo đức mới ch sinh viên.Trong cơ cấu
tổ chức của trường, cần quan tâm hơn nữa việc nâng cao hiệu quả hoạt động
của phòng Công tác chính trị cũng như phòng đào tạo. Măt khác, cần tăng
cường hơn nữa công tác quản lí sinh viên trong và ngoài phạm vi kí túc xá.
Hơn lúc nào hết, các cấp lãnh đạo, ban quản lí sinh viên cần có những biện
pháp khắc phục, xây dựng khu kí túc xá sinh viên đảm bảo được trật tự an

ninh để họ yên tâm học hành.
Tóm lại, những nguyên tắc nà giải pháp cụ thể trên có mối quan hệ
chặt chẽ với nhau, không tách rời. Nhũng nguyên tắc đề ra nhằm định hướng
cho sự phát triển ý thức đạo đức sinh viên. Còn những giải pháp lại giải quyết
cho những hạn chế trong thực trạng ý thức đạo đức sinh viên Việt Nam nhằm
tạo ra hiệu quả cao nhất trong việc giáo dục đạo đức sinh viên sao cho phù
hợp với tình hình mớí như hiện nay.


KẾT LUẬN
Đất nước ta đang bước vào thời kì phát triển mới, đẩy mạnh công
nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập toàn diện, đầy đủ và sâu rộng hơn, mở
rộng hợp tác quốc tế, tham gia mạnh mẽ vào quá trình toàn cầu hoá. Đây là
vận hội mới để Việt Nam sớm thoát khỏi nước nghèo và cũng là thời cơ cho
thế hệ trẻ rèn luyện, học tập, lao động sáng tạo, cống hiến vươn lên trở thành
người chủ tương lai thật sự của nước nhà như kì vọng của Bác Hồ đối với thế
hệ trẻ thanh niên.
Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước đang đặt ra cho thế hệ trẻ
Việt Nam, đặc biệt là sinh viên những yêu cầu, nhiệm vụ mới nặng nề, khó
khăn gấp bội như Bác đã từng nói: “ Dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh
quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là
nhờ một phần lớn ở công lao học tập” của thế hệ trẻ, của thanh niên sinh viên.
Do vậy, cần phát triển một nền giáo dục “ học đi đôi với hành, lí luận đi đôi
với thực tiễn , cần cù đi đôi với tiết kiệm” để “đào tạo thành những công dân
hữu ích cho nước Việt Nam, một nền giáo dục làm phát triển hoàn toàn những
năng lực sẵn có của thể hệ trẻ của đất nước”, tạo đựoc nguồn nhân lực có tri
thức, kĩ năng làm việc, lao động sáng tạo đáp ứng nhu cầu phát triển của đất
nước ở thời kì mới.
Trên cơ sở đó, cần tăng cường hơn nữa công tác giáo dục đạo đức
cho sinh viên nhằm giúp họ nhận thức và có sư định hướng đúng đắn cho

những bước đi trong tương lai, vì mục tiêu chung của toàn xã hội “ Xây dựng
đất nước giàu mạnh, dân chủ công bằng và văn minh”.


×