HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƢU CHÍNH VIỄN THÔNG
---------------------------------------
TRẦN THỊ HỒNG NHUNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
HÀ NỘI – 2016
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƢU CHÍNH VIỄN THÔNG
---------------------------------------
TRẦN THỊ HỒNG NHUNG
NGHIÊN CỨU CHẤT LƢỢNG PHẦN MỀM
VÀ THỬ NGHIỆM ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG TRANG THÔNG TIN
ĐIỆN TỬ TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI
CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
MÃ SỐ: 60.48.01.04
LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHÙNG VĂN ỔN
HÀ NỘI – 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Nội dung của luận
văn có tham khảo và sử dụng các tài liệu, thông tin đƣợc đăng tải trên những tạp chí
và các trang web theo danh mục tài liệu tham khảo. Tất cả các tài liệu tham khảo
đều có xuất xứ rõ ràng và đƣợc trích dẫn hợp pháp.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và chịu mọi hình thức kỷ luật theo quy
định cho lời cam đoan của mình.
Tác giả luận văn
Trần Thị Hồng Nhung
i
LỜI CẢM ƠN
Học viên xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Khoa Quốc tế và Đào tạo
Sau đại học và Khoa Công nghệ thông tin, Học viện Bƣu chính Viễn thông đã tạo
điều kiện thuận lợi cho học viên trong quá trình học tập và nghiên cứu. Lời cảm ơn
trân trọng xin gửi tới Ban Giám hiệu Trƣờng Đại học Công nghệ Giao thông vận tải
đã tạo điều kiện về thời gian và tài chính để học viên theo học khóa đào tạo thạc sỹ
này. Và học viên xin chân thành cảm ơn Tiến sỹ Phùng Văn Ổn là ngƣời đã trực
tiếp tận tình hƣớng dẫn học viên hoàn thành luận văn.
Học viên chân thành cảm ơn bạn bè và gia đình đã sát cánh giúp học viên có
đƣợc kết quả nhƣ ngày hôm nay.
Học viên xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận văn
Trần Thị Hồng Nhung
ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ........................................................................ vii
LỜI NÓI ĐẦU ............................................................................................... viii
Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƢỢNG PHẦN MỀM ....................... 12
1.1. Chất lƣợng phần mềm .............................................................................. 12
1.1.1. Khái niệm chất lƣợng phần mềm .......................................................... 12
1.1.2. Các tiêu chí đánh giá chất lƣợng phần mềm ......................................... 12
1.1.3. Các độ đo chất lƣợng phần mềm ........................................................... 14
1.1.4. Website chuẩn SEO............................................................................... 15
1.2. Tầm quan trọng của việc đánh giá chất lƣợng phần mềm ....................... 15
1.3. Các tiêu chuẩn quốc tế về chất lƣợng phần mềm .................................... 16
1.3.1. Bộ tiêu chuẩn ISO/IEC 9126 ................................................................ 16
1.3.2. Bộ tiêu chuẩn ISO/IEC 14598 .............................................................. 16
1.3.3. Bộ tiêu chuẩn ISO/IEC 12119 .............................................................. 18
1.4. Các tiêu chuẩn Việt Nam về chất lƣợng phần mềm ................................ 18
1.4.1. Bộ tiêu chuẩn TCVN 8702:2011 – Các phép đánh giá ngoài............... 18
1.4.2. Bộ tiêu chuẩn TCVN 8703:2011 – Các phép đánh giá trong ............... 23
1.4.3. Bộ tiêu chuẩn TCVN 8704:2011 – Phần 3: Các phép đánh giá chất
lƣợng sử dụng .................................................................................................. 26
1.4.4. Bộ tiêu chuẩn TCVN 8706:2011 – Quy trình cho bên đánh giá .......... 28
1.4.5. Bộ tiêu chuẩn TCVN 8707:2011 – Quy trình cho ngƣời phát triển ..... 34
1.5. Mô hình chất lƣợng phần mềm ................................................................ 37
1.5.1. Mô hình chất lƣợng trong và mô hình chất lƣợng ngoài ...................... 37
1.5.2. Mô hình chất lƣợng sử dụng ................................................................. 40
Chƣơng 2: TIÊU CHÍ, PHƢƠNG PHÁP VÀ QUY TRÌNH .......................... 43
iii
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG PHẦN MỀM ................................................... 43
2.1. Tiêu chí đánh giá chất lƣợng phần mềm .................................................. 43
2.1.1. Tiêu chí chức năng ................................................................................ 43
2.1.2. Tiêu chí độ tin cậy ................................................................................. 43
2.1.3. Tiêu chí khả dụng .................................................................................. 44
2.1.4. Tiêu chí hiệu quả ................................................................................... 44
2.1.5. Tiêu chí khả chuyển .............................................................................. 44
2.1.6. Tiêu chí bảo trì đƣợc ............................................................................. 45
2.2. Các phƣơng pháp đánh giá chất lƣợng phần mềm ................................... 45
2.2.1. Các phép đánh giá trong ........................................................................ 45
2.2.2. Các phép đánh giá ngoài ....................................................................... 48
2.2.3. Các phép đánh giá chất lƣợng sử dụng ................................................. 49
2.3. Quy trình đánh giá chất lƣợng phần mềm ................................................ 50
2.3.1. Bƣớc 1: Thiết lập các yêu cầu đánh giá ................................................ 51
2.3.2. Bƣớc 2: Xác lập cơ chế đánh giá .......................................................... 51
2.3.3. Bƣớc 3: Thiết kế kế hoạch đánh giá sản phẩm phần mềm ................... 51
2.3.4. Bƣớc 4: Thực hiện đánh giá .................................................................. 52
2.4. Phƣơng pháp đánh giá chất lƣợng phần mềm ứng dụng ......................... 52
2.5. Đánh giá chất lƣợng Website ................................................................... 54
2.6. Mô hình CMMI ........................................................................................ 56
Chƣơng 3: THỬ NGHIỆM ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG WEBSITE
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI .................. 60
3.1. Website Trƣờng Đại học Công nghệ GTVT ............................................ 60
3.1.1. Giới thiệu chung .................................................................................... 60
3.1.2. Kiến trúc của Website (Sitemap) .......................................................... 62
3.1.3. Một số hình ảnh Giao diện của Website ............................................... 64
3.2. Xây dựng quy trình đánh giá chất lƣợng Website ................................... 66
3.2.1. Thiết lập các tiêu chí đánh giá .............................................................. 66
iv
3.2.2. Thiết kế tiêu chuẩn đánh giá ................................................................. 68
3.2.3. Thiết kế thang điểm đánh giá ................................................................ 70
3.3. Đánh giá chất lƣợng Website của trƣờng Đại học Công nghệ GTVT ..... 70
3.3.1. Đánh giá theo các thành phần ............................................................... 70
3.3.2. Tổng hợp đánh giá Website Trƣờng ĐH Công nghệ GTVT ................ 78
3.3.3. Đánh giá kết quả Website Trƣờng ĐH Công nghệ GTVT ................... 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 81
PHỤ LỤC ........................................................................................................ 84
v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
ISO
IEC
ISO/IEC
Tiếng Anh
Tiếng Việt
The International Organisation for
Tổ chức quốc tế về tiêu
Standardisotion
chuẩn hóa
The International Electrotechnical
Ủy ban Kỹ thuật Điện Quốc
Commission
tế
The International Organisation for
Ủy ban kỹ thuật chung
Standardisotion/ The International
ISO/IEC
Electrotechnical Commission
IEEE
Instituse of Electrical and Electronic
Viện Công nghệ Điện và
Engineers
Điện tử
Cổng TTĐT
Cổng thông tin điện tử
GTVT
Giao thông vận tải
vi
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình1.1: Mối liên hệ giữa tiêu chuẩn ISO/IEC 9616 và ISO/IEC 14598
Hình 1.2: Mối liên hệ giữa tiêu chuẩn đánh giá và thuộc tính đánh giá
Hình 1.3: Mối liên hệ giứ thuộc tính và tiêu chuẩn đánh giá
Hình 1.4: Mô hình chất lƣợng cho chất lƣợng trong và chất lƣợng ngoài
Hình 1.5: Mô hình chất lƣợng sử dụng
Hình 2.1: Quy trình đánh giá sản phẩm phần mềm
Hình 2.2: Mô hình chuẩn CMMI 5 cấp độ trƣởng thành
Hình 3.1: Sơ đồ website Trƣờng Đại học Công nghệ GTVT
Hình 3.2: Một số hình ảnh giao diện của Cổng thông tin điện tử Trƣờng Đại học
Công nghệ GTVT
vii
LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay, phần mềm máy tính đã ứng dụng trong hầu hết các lĩnh vực đời
sống xã hội, đã đóng góp tích cực vào việc nâng cao hiệu quả, chất lƣợng công việc,
cải thiện cuộc sống tinh thần của con ngƣời nhƣng đồng thời chúng ta đang phụ
thuộc nhiều hơn vào phần mềm. Do đó, vai trò của việc đảm bảo chất lƣợng phần
mềm ngày càng trở nên quan trọng.
Trong những năm qua, ở Việt Nam, các cơ quan nhà nƣớc cũng nhƣ doanh
nghiệp đã có nhiều nỗ lực triển khai ứng dụng Công nghệ thông tin vào hoạt động
quản lý, điều hành và nghiệp vụ; nhiều phần mềm ứng dụng đã đƣợc triển khai
(quản trị nguồn lực doanh nghiệp, quản lý văn bản và hỗ trợ điều hành, quản lý
nhân sự, kế toán, …), đặc biệt hầu hết các cơ quan, doanh nghiệp đều đã xây dựng
đƣợc Trang/Cổng thông tin điện tử và đƣợc coi nhƣ bộ mặt của tổ chức, doanh
nghiệp trên môi trƣờng Internet.
Rõ ràng nhu cầu phần mềm ở nƣớc ta hiện tại là rất cao và nó đã trở thành
một phần không thể thiếu trong hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp. Vì vậy, việc
bảo đảm chất lƣợng phần mềm là một yêu cầu bắt buộc. Tuy nhiên các sản phẩm
phần mềm ngày càng phức tạp và đa dạng dẫn đến việc đánh giá chất lƣợng trở nên
khó khăn hơn. Trong nhiều trƣờng hợp, chất lƣợng sản phẩm phần mềm tốt hay xấu
còn phụ thuộc vào ngƣời thẩm định. Tuy nhiên, mỗi đối tƣợng liên quan đến phần
mềm lại có những yêu cầu khác nhau về chất lƣợng sản phẩm. Chất lƣợng phần
mềm đƣợc quyết định chủ yến vào sự thỏa thuận giữa ngƣời sử dụng và công ty sản
xuất. Thông thƣờng, họ tự đƣa ra quy trình cũng nhƣ tiêu chí đánh giá riêng.
Quản lý chất lƣợng phần mềm là vấn đề không mới nhƣng theo một số đánh
giá là còn yếu của các công ty, đơn vị, tổ chức xây dựng phát triển phần mềm ở Việt
Nam. Các sản phẩm phần mềm ngày càng phức tạp và phát triên đa dạng phục vụ
nhu cầu ngày càng cao của ngƣời dùng dẫn đến việc đánh giá chất lƣợng phần mềm
trở lên khó khăn hơn. Để đánh giá đƣợc chất lƣợng phần mềm có đáp ứng đƣợc yêu
cầu hay không cần phải đƣa ra các tiêu chí đánh giá chất lƣợng phần mềm theo một
tiêu chuẩn chung và phần mềm đó phải qua sử dụng thực tế.
viii
Trƣờng Đại học Công nghệ Giao thông vận tải (GTVT) là một cơ sở giáo
dục công lập trực thuộc Bộ GTVT, trong những năm qua nhà trƣờng luôn chú trọng
đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong mọi hoạt động, nhất là trong quản lý
và quảng bá hình ảnh, thƣơng hiệu của Trƣờng. Nhà trƣờng cũng đã xây dựng
Trang thông tin điện tử (Website) để cung cấp, trao đổi thông tin phục vụ các mặt
hoạt động của Trƣờng cũng nhƣ tƣơng tác với sinh viên. Mặc dù Website của
Trƣờng đã đƣợc đƣa vào sử dụng, nhƣng trong quá trình hoạt động vẫn còn tồn tại
những hạn chế mà nguyên nhân có thể là công tác kiểm soát, quản lý chất lƣợng
chƣa đƣợc thực hiện tốt.
Trong phạm vi đề tài luận văn tốt nghiệp cao học, với mong muốn nghiên
cứu về các tiêu chuẩn, quy trình, phƣơng pháp đánh giá chất lƣợng phần mềm, giúp
cơ quan quản lý và ngƣời sử dụng có thể đánh giá khách quan về chất lƣợng phần
mềm sử dụng trong thực tế, học viên lựa chọn đề tài “Nghiên cứu chất lượng phần
mềm và thử nghiệm đánh giá chất lượng trang thông tin điện tử Trường Đại học
Công nghệ Giao thông vận tải”.
Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Quản lý chất lƣợng phần mềm là vấn đề không mới nhƣng theo một số đánh
giá là còn yếu của các công ty, đơn vị, tổ chức xây dựng phát triển phần mềm ở Việt
Nam. Một số công ty trong nƣớc hiện đã đạt các chuẩn quốc tế CMM/CMMI trong
nâng cao năng lực và quản lý chất lƣợng phần mềm, song không nhiều và hiện cũng
chỉ gói gọn trong số ít công ty gia công cho thị trƣờng nƣớc ngoài.
Theo định nghĩa về chất lƣợng sản phẩm phần mềm của Tổ chức tiêu chuẩn
quốc tế ISO trong bộ tiêu chuẩn 8402 thì "chất lƣợng là khả năng đáp ứng toàn diện
nhu cầu của ngƣời dùng về tính năng cũng nhƣ công dụng đƣợc nêu ra một cách
tƣờng minh hoặc không tƣờng minh trong những ngữ cảnh xác định".
Bộ tiêu chuẩn chất lƣợng ISO 9001-3 của tổ chức ISO, quy định về "Quy
trình đảm bảo chất lƣợng" trong các tổ chức phát triển phần mềm. Chứng chỉ ISO
9001 xác nhận các tổ chức, đơn vị có quy trình đảm bảo chất lƣợng hợp chuẩn. Bên
cạnh đó, một mô hình khác là CMM (Capability Maturity Model) cũng đang rất
đƣợc quan tâm tại Việt Nam. Công ty nhận đƣợc chứng chỉ CMM nghĩa là công ty
ix
đó đã đạt đƣợc mức độ tƣơng ứng với các cấp độ CMM của chứng chỉ. Vẫn có
doanh nghiệp có quy trình tốt nhƣng sản xuất ra sản phẩm chất lƣợng không cao,
điều này chứng tỏ cách tiếp cận theo chất lƣợng quy trình chƣa phải là cách tiếp cận
toàn diện mà chỉ giải quyết vấn đề ở mức căn bản.
Những năm cuối thế kỷ 20, tổ chức ISO đã tập trung rất nhiều vào các tiêu
chuẩn chất lƣợng cho phần mềm. Cách tiếp cận về chất lƣợng của ISO đã thực sự
tiến thêm một bậc, toàn diện hơn, phù hợp hơn. Kết quả của sự tập trung này là một
loạt các bộ tiêu chuẩn đã ra đời, nhằm hƣớng tới đánh giá chất lƣợng toàn diện
trong suốt vòng đời của sản phẩm phần mềm, từ khi phôi thai cho tới lúc lạc hậu
cần thay thế. Theo cách tiếp cận của ISO, chất lƣợng toàn diện của phần mềm cần
phải đƣợc quan tâm từ chất lƣợng quy trình, tới chất lƣợng phần mềm nội bộ (chất
lƣợng trong), chất lƣợng phần mềm đối chiếu với yêu cầu của ngƣời dùng (chất
lƣợng ngoài) và chất lƣợng phần mềm trong sử dụng (chất lƣợng sử dụng). Các yêu
cầu cho chất lƣợng sản phẩm phần mềm sẽ bao gồm các tiêu chí đánh giá chất
lƣợng trong, chất lƣợng ngoài và chất lƣợng sử dụng, để đáp ứng yêu cầu của ngƣời
sử dụng, ngƣời bảo dƣỡng, tổ chức sử dụng, và ngƣời dùng cuối. Các yều cầu về
chất lƣợng của ngƣời sử dụng đƣợc xác định là các yêu cầu chất lƣợng trong phép
đo chất lƣợng sử dụng, phƣơng pháp đo chất lƣợng ngoài, thậm chí cả phƣơng pháp
đo chất lƣợng trong.
Nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp, tổ chức, ngƣời tiêu dùng và ngƣời sử
dụng, cũng nhƣ trong công tác thực hiện và quản lý chất lƣợng sản phẩm phần
mềm, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành một số tiêu chuẩn Việt Nam trong
lĩnh vực đánh giá chất lƣợng sản phẩm phần mềm (TCVN 8702:2011 - TCVN
8708:2011). Các tiêu chuẩn này cơ bản dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế nhƣ
ISO/IEC 9126, ISO/IEC 14598, dùng chung cho các loại phần mềm dƣới góc độ
của ngƣời phát triển, ngƣời kiểm định và ngƣời sử dụng (chất lƣợng trong, chất
lƣợng ngoài, chất lƣợng sử dụng).
Đối với những sản phẩm có tính đặc thù nhƣ Trang/Cổng thông tin điện tử,
Bộ Thông tin và Truyền thông cũng có đƣa ra bộ tiêu chí đánh giá. Tuy nhiên trên
x
thực tế, một số tiêu chí chất lƣợng khác của một Website nhƣ Website chuẩn SEO,
tối ƣu hóa cho google, kênh online,… chƣa đƣợc đề cập đến.
Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đánh giá chất lƣợng phần mềm nói chung và chất lƣợng Website
nói riêng, đề xuất bộ tiêu chí đánh giá chất lƣợng Website và thử nghiệm đánh giá
chất lƣợng Website của Trƣờng Đại học Công nghệ GTVT.
Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung vào nghiên cứu các tiêu chí, phƣơng pháp, quy trình đánh
giá chất lƣợng phần mềm nói chung, Website nói riêng ở Việt Nam và thử nghiệm
đánh giá chất lƣợng Website của Trƣờng Đại học Công nghệ GTVT.
Phƣơng pháp nghiên cứu
Khảo sát các tiêu chí đánh giá chất lƣợng sản phẩm phần mềm thông qua
việc thu thập, tổng hợp các sách, các bài báo, các tài liệu trên website. Nghiên cứu
các tiêu chuẩn, hƣớng dẫn của các tổ chức về tiêu chuẩn quốc tế (ISO/IEC, IEEE..)
về đánh giá chất lƣợng sản phẩm phần mềm qua các bộ tiêu chuẩn. Khảo sát tình
hình tiêu chuẩn và thực tế đánh giá chất lƣợng website của Trƣờng Đại học Công
nghệ GTVT để đề xuất ứng dụng
Bố cục của luận văn
Luận văn bao gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Tổng quan về chất lƣợng phần mềm
Chƣơng 2: Tiêu chí, phƣơng pháp và quy trình đánh giá chất lƣợng phần mềm
Chƣơng 3: Thử nghiệm đánh giá chất lƣợng website trƣờng Đại học Công nghệ
Giao thông vận tải.
Đề tài nghiên cứu của luận văn có nội dung bao phủ rộng. Tuy nhiên, thời
gian nghiên cứu của học viên còn hạn hẹp. Vì vậy, luận văn còn có những thiếu sót,
học viên rất mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn.
xi
Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƢỢNG PHẦN MỀM
1.1. Chất lƣợng phần mềm
1.1.1. Khái niệm chất lƣợng phần mềm
Theo định nghĩa hình thức về chất lƣợng sản phẩm phần mềm của Tổ chức tiêu
chuẩn quốc tế ISO trong bộ tiêu chuẩn 8402, "chất lượng là khả năng đáp ứng toàn
diện nhu cầu của người dùng về tính năng cũng như công dụng được nêu ra một cách
tường minh hoặc không tường minh trong những ngữ cảnh xác định" [1] [3].
Trong định nghĩa trên, chất lƣợng đƣợc định nghĩa còn rất "mờ", thiếu yếu tố
định lƣợng do để hiểu hết nhu cầu của ngƣời sử dụng quả thực là rất khó. Với những
khó khăn về định lƣợng trong khái niệm chất lƣợng phần mềm, để có đƣợc một phần
mềm tốt cách thông thƣờng nhất là tiếp cận theo lối chất lƣợng quy trình. Nghĩa là nếu
chúng ta có quy trình sản xuất tốt thì sẽ có khả năng sản xuất ra sản phẩm tốt.
Nhƣ vậy, định nghĩa về chất lƣợng phần mềm là sự đáp ứng các yêu cầu
chức năng, sự hoàn thiện và các chuẩn đƣợc phát triển, các đặc trƣng mong đợi từ
ngƣời phát triển phần mềm đến ngƣời sử dụng.
1.1.2. Các tiêu chí đánh giá chất lƣợng phần mềm [3]
Các yêu cầu về chất lƣợng của ngƣời sử dụng đƣợc xác định là các yêu cầu
chất lƣợng trong phép đo chất lƣợng sử dụng. Những yêu cầu này đƣợc xác định bằng
phƣơng pháp đo và sử dụng nhƣ chuẩn khi đánh giá sản phẩm. Để có đƣợc một sản
phẩm thoả mãn nhu cầu của ngƣời dùng đòi hỏi quá trình phát triển phần mềm phải
luôn có những phản hồi từ phía họ.
Các yêu cầu chất lƣợng ngoài xác định các mức yêu cầu đối với chất lƣợng
theo hƣớng nhìn từ bên ngoài. Chúng bao gồm các yêu cầu xuất phát từ nhu cầu ngƣời
sử dụng, gồm các yêu cầu chất lƣợng sử dụng. Các yêu cầu chất lƣợng ngoài đƣợc sử
dụng nhƣ là đích của quá trình kiểm tra tại mỗi giai đoạn phát triển. Các yêu cầu chất
lƣợng ngoài cho tất cả các tiêu chí chất lƣợng xác định trong phần này nên đƣợc đặt
trong các đặc tả yêu cầu chất lƣợng sử dụng phƣơng pháp đo ngoài, nên đƣợc chuyển
12
đổi sang các yêu cầu chất lƣợng trong, và nên đƣợc sử dụng nhƣ là chuẩn để kiểm tra
sản phẩm.
Các yêu cầu chất lƣợng trong xác định các mức chất lƣợng yêu cầu theo
hƣớng nhìn từ bên trong của sản phẩm. Các yêu cầu chất lƣợng trong đƣợc sử dụng để
xác định tiêu chí của các sản phẩm trung gian. Chúng có thể bao gồm các mô hình tĩnh
hoặc động, các tài liệu và mã nguồn khác nhau. Các yêu cầu chất lƣợng trong có thể
đƣợc coi là đích cho các kiểm tra tại các giai đoạn khác nhau trong quá trình phát triển.
Chúng cũng có thể đƣợc sử dụng để xác định các chiến lƣợc phát triển, chuẩn để đánh
giá, các kiểm tra trong quá trình phát triển. Có thể sử dụng một số phƣơng pháp đo mở
rộng (ví dụ: cho việc tái sử dụng), nằm ngoài phạm vi của ISO/IEC 9126. Các yêu cầu
chất lƣợng trong nên đƣợc xác định một cách định lƣợng qua việc sử dụng phƣơng
pháp đo trong.
Chất lƣợng trong là tổng hợp của tất cả các tiêu chí của sản phẩm phần mềm
theo cách nhìn từ bên trong. Chất lƣợng trong đƣợc đo kiểm và đánh giá theo các yêu
cầu chất lƣợng trong. Các chi tiết của chất lƣợng sản phẩm phần mềm có thể đƣợc cải
tiến trong suốt quá trình triển khai mã hoá, kiểm thử, nhƣng bản chất cơ bản của chất
lƣợng sản phẩm phần mềm thể hiện qua chất lƣợng trong thì không thay đổi trừ khi có
sự thiết kế lại.
Chất lƣợng ngoài là tổng hợp của các tiêu chí của sản phẩm phần mềm theo
cách nhìn từ bên ngoài. Đó là chất lƣợng khi phần mềm hoạt động, thƣờng đƣợc đo
kiểm, ƣớc lƣợng trong khi kiểm thử trong môi trƣờng giả lập với dữ liệu giả lập, sử
dụng phƣơng pháp đo ngoài. Trong quá trình kiểm thử, hầu hết các lỗi cần đƣợc phát
hiện và khắc phục. Tuy nhiên, sau kiểm thử, vẫn còn lại một số lỗi. Bởi vì rất khó để
sửa chữa kiến trúc và các vấn đề liên quan đến thiết kế cơ bản của phần mềm, nên thiết
kế cơ bản của phần mềm thƣờng không thay đổi khi kiểm thử.
Chất lƣợng sử dụng là cách nhìn của ngƣời dùng về chất lƣợng của sản phẩm
phần mềm khi nó đƣợc sử dụng trong một môi trƣờng và hoàn cảnh cụ thể. Nó xác
định phạm vi mà ngƣời sử dụng có thể đạt đƣợc mục đích của mình trong một môi
trƣờng cụ thể, hơn là xác định các tiêu chí của bản thân phần mềm.
13
Chất lƣợng trong môi trƣờng của ngƣời sử dụng có thể khác với trong môi
trƣờng của ngƣời phát triển, đó là do sự khác nhau giữa nhu cầu và khả năng của
những ngƣời sử dụng khác nhau, và sự khác nhau giữa các phần cứng và môi trƣờng.
Ngƣời sử dụng chỉ đánh giá các tiêu chí của phần mềm mà họ dùng tới. Đôi khi, các
thuộc tính của phần mềm, xác định bởi ngƣời sử dụng trong khi phân tích yêu cầu
không đáp ứng đƣợc nhu cầu của ngƣời sử dụng trong quá trình sử dụng, đó là do
những thay đổi yêu cầu của ngƣời sử dụng và các khó khăn trong việc xác định nhu
cầu.
1.1.3. Các độ đo chất lƣợng phần mềm
Sau khi thực hiện đánh giá hệ thống và xác định đƣợc điểm số cho từng phép
đánh giá, điểm số của từng tiêu chí bằng trung bình cộng điểm số của các phép đánh
giá cho tiêu chí đó [1], [2], [3] , cụ thể:
Trong đó:
- Pi là điểm của tiêu chí đánh giá thứ i trong bộ tiêu chí
- mi là số lƣợng phép đánh giá của tiêu chí thứ i
- Xj là điểm đạt đƣợc của phép đánh giá thứ j của tiêu chí thứ i
Tiếp theo, tính điểm đạt đƣợc cho từng thành phần, sử dụng công thức tính trung
bình cộng có trọng số điểm đạt đƣợc của các tiêu chí trong thành phần đó, cụ thể công
thức tính điểm cho từng thành phần là:
Trong đó:
- Pi là điểm đạt đƣợc của tiêu chí thứ i
- wi là trọng số của tiêu chí thứ i
- n là tổng số tiêu chí đánh giá của 1 thành phần
14
1.1.4. Website chuẩn SEO
SEO (Search Engine Optimization) là một tập hợp các phƣơng pháp nhằm
nâng cao thứ hạng của một website trong các trang kết quả của các công cụ tìm kiếm
(phổ biến nhất là Google). Bản chất của SEO là một trong những chiến thuật quan
trọng trong quy trình lập kế hoạch online Marketing vì hành vi của khách hàng hiện
nay là luôn tra cứu thông tin trên Google trƣớc khi quyết định mua sắm hay sử dụng
dịch vụ…. [9].
1.2. Tầm quan trọng của việc đánh giá chất lƣợng phần mềm
Việc đánh giá sản phẩm phần mềm để thoả mãn các yêu cầu chất lƣợng là một
trong những quy trình trong vòng đời phát triển của phần mềm. Chất lƣợng sản phẩm
phần mềm cần đƣợc đánh giá bằng việc đo kiểm các thuộc tính bên trong (thƣờng là
các phƣơng pháp đo tĩnh trên các sản phẩm trung gian), hoặc bằng cách đo kiểm các
thuộc tính bên ngoài (thƣờng là đo các đáp ứng của mã lệnh khi thực thi), hoặc bằng
cách đo kiểm chất lƣợng các thuộc tính sử dụng. Mục đích là để sản phẩm đáp ứng
đƣợc những yêu cầu trong từng trƣờng hợp sử dụng cụ thể.
Quy trình chất lƣợng góp phần cải tiến chất lƣợng sản phẩm, và chất lƣợng sản
phẩm góp phần cải tiến chất lƣợng sử dụng. Do đó, việc đánh giá và cải tiến một quy
trình đồng nghĩa với cải tiến chất lƣợng sản phẩm. Tƣơng tự, việc đánh giá chất lƣợng
sử dụng có thể tác động ngƣợc trở lại để cải tiến một sản phẩm và đánh giá một sản
phẩm phần mềm có thể tác động trở lại để cải tiến một quy trình.
Các thuộc tính trong thích hợp của phần mềm là yêu cầu tiền đề để đạt đƣợc các
phản ứng bên ngoài, và các hoạt động bên ngoài thích hợp là yêu cầu tiền đề để đạt
đƣợc chất lƣợng sử dụng .
Các yêu cầu cho chất lƣợng sản phẩm phần mềm sẽ bao gồm các tiêu chí đánh
giá chất lƣợng trong, chất lƣợng ngoài và chất lƣợng sử dụng, để đáp ứng yêu cầu của
ngƣời sử dụng, ngƣời bảo dƣỡng, tổ chức sử dụng, và ngƣời dùng cuối [6].
15
1.3. Các tiêu chuẩn quốc tế về chất lƣợng phần mềm [8]
1.3.1. Bộ tiêu chuẩn ISO/IEC 9126
ISO – 9126 thiết lập một mô hình chất lƣợng chuẩn cho các sản phẩm phần
mềm. Bộ tiêu chuẩn này đƣợc chia làm bốn phần:
ISO/IEC 9126-1 trình bày về mô hình chất lƣợng sản phẩm phần mềm.
ISO/IEC 9126-2 trình bày về các phép đánh giá ngoài.
ISO/IEC 9126-3 trình bày về các phép đánh giá trong.
ISO/IEC 9126-4 các phép đánh giá cho chất lƣợng sản phẩm phần mềm trong
quá trình sử dụng.
ISO/IEC 9126 là tiêu chuẩn quốc tế đánh giá phần mềm. Đƣợc phân chia thành
4 phần tuân theo một cách nghiêm ngặt các tiêu chí sau: mô hình chất lƣợng, hệ đo
lƣờng bên ngoài và bên trong, hệ đo lƣờng chất lƣợng khi sử dụng.
1.3.2. Bộ tiêu chuẩn ISO/IEC 14598
ISO/IEC 14598 bao gồm 6 phần chính dƣới tiêu đề chung: Công Nghệ Thông
Tin – Đánh giá sản phẩm phần mềm.
Phần 1: Tổng quan
Phần 2: Lập kế hoạch và quản lý
Phần 3: Quy trình cho ngƣời phát triển
Phần 4: Quy trình cho ngƣời sử dụng
Phần 5: Quy trình cho ngƣời đánh giá
Phần 6: Tài liệu đánh giá các khối
Phần 1 của chuẩn ISO/IEC 14598 giới thiệu về các phần khác, đƣa ra hƣớng
dẫn đánh giá chung cho sản phẩm phần mềm. Nó cung cấp một cái nhìn tổng quát về
các chuẩn khác và giải thích mối quan hệ giữa ISO/IEC 14598 và mô hình chất lƣợng
trong ISO/IEC 9126. Phần này xác định một cách rõ ràng các thuật ngữ công nghệ
đƣợc sử dụng trong các phần khác, bao gồm các yêu cầu chung, đánh giá chất lƣợng
phần mềm và các khái niệm chung.
Bên cạnh đó phần 1 cung cấp mô hình cơ bản để đánh giá chất lƣợng cho các
sản phầm phần mềm và các yêu cầu cho các phƣơng pháp đo và đánh giá sản phẩm
16
phần mềm. ISO/IEC 14598 đƣợc sử dụng cho ngƣời phát triển, ngƣời sử dụng và
những ngƣời đánh giá độc lập có trách nhiệm đánh giá sản phầm phần mềm.
Quá trình đánh giá sản phẩm phần mềm trong ISO 14598 đối với 3 đối tƣợng
khác nhau:
Ngƣời phát triển: các tiến trình đánh giá phần mềm dành cho ngƣời phát triển
có thể đƣợc áp dụng cho các tổ chức có kế hoạch phát triển các sản phẩm mới hay cải
tiến các sản phẩm sẵn có. Nó cũng phù hợp với các tổ chức dự định sử dụng chính
nhân viên kỹ thuật của mình để thực hiện đánh giá sản phẩm phần mềm.
Ngƣời khai thác: các quá trình đánh giá phần mềm dành cho ngƣời khai thác
có thể đƣợc sử dụng bởi các tổ chức có kế hoạch khai thác, tái sử dụng các sản phẩm
phần mềm đã có hoặc sắp phát triển. Nó có thể đƣợc sử dụng để xác định xem sản
phẩm phần mềm có chấp nhận đƣợc không hoặc để lựa chọn phần mềm thích hợp giữa
các sản phẩm cùng chức năng.
Ngƣời đánh giá: ngƣời đánh giá (thƣờng làm việc cho một bên thứ 3) sử dụng
những quá trình đánh giá riêng để có những kết luận độc lập về một sản phẩm phần
mềm. Ngƣời phát triển hệ thống, ngƣời khai thác hay một bên liên quan nào đó có thể
yêu cầu thực hiện những quá trình này.
Tài nguyên
và môi
trường
Hỗ trợ
đánh giá
Sản
phầm
phần
mềm
Quá trình
đánh giá
Quá trình
đánh giá
Phép đo
trong
Ảnh hưởng
của sản
phẩm phần
mềm
Phép đo
ngoài
Phép đo chất
lượng sử dụng
14598-1
14598-2
14598-3
9126-1
14598-4
14598-6
14598-5
9126-3
9126-2
9126-4
Hình 1.1: Mối liên hệ giữa tiêu chuẩn ISO 9616 và ISO 14598.
17
1.3.3. Bộ tiêu chuẩn ISO/IEC 12119
Nội dung bộ tiêu chuẩn ISO/IEC 12119 là về đánh giá gói sản phẩm phần mềm.
Tiêu chuẩn ISO/IEC 12119:1994 đƣợc áp dụng để đánh giá chung cho các tài liệu
hƣớng dẫn, tài liệu mô tả sản phẩm, chƣơng trình và dữ liệu và kiểm thử phần mềm.
Mô tả sản phẩm: bao gồm các yêu cầu chung về mặt nội dung, các chỉ số và đƣa
ra kết quả về tính chức năng, độ tin cậy, tính khả dụng, tính hiệu quả, khả năng bảo
hành bảo trì và tính khả chuyển.
Tài liệu hƣớng dẫn sử dụng: phải bao gồm các thông tin cần thiết cho việc sử
dụng sản phẩm đó. Tất cả các chức năng có thể đƣợc truy xuất bởi ngƣời sử dụng
trong chƣơng trình sẽ đƣợc mô tả đầy đủ trong tài liệu sử dụng và bao gồm các yêu
cầu về:
- Tính đầy đủ
- Tính chính xác
- Tính thống nhất
- Tính dễ hiểu
- Tính tổng quan
Chƣơng trình và dữ liệu: bao gồm 06 tiêu chí giống với các tiêu chí trong mô
hình chất lƣợng của tiêu chuẩn ISO-9126.
- Tính năng (Functionality)
- Độ ổn định (Reliability)
- Tính khả dụng (Usability)
- Tính hiệu quả (Efficiency)
- Khả năng bảo hành bảo trì (Maintainability)
- Tính khả chuyển (Portability)
1.4. Các tiêu chuẩn Việt Nam về chất lƣợng phần mềm [7]
1.4.1. Bộ tiêu chuẩn TCVN 8702:2011 – Các phép đánh giá ngoài
1.4.1.1. Phạm vi áp dụng
18
Tiêu chuẩn này xác định các phép đánh giá ngoài cho việc đo định lƣợng chất
lƣợng ngoài của phần mềm trong phạm vi các tiêu chí và các tiêu chí nhỏ đƣợc định
nghĩa trong ISO/IEC 9126-1.
Tiêu chuẩn này bao gồm:
- Giải thích áp dụng các phép đánh giá chất lƣợng phần mềm nhƣ thế nào.
- Một bộ cơ bản các phép đánh giá cho từng tiêu chí nhỏ.
- Ví dụ áp dụng các phép đánh giá trong vòng đời sản phẩm phần mềm nhƣ thế
nào.
Tiêu chuẩn này không ấn định các dải giá trị của các phép đánh giá này cho các
mức hoặc cấp độ chấm điểm của yêu cầu, vì rằng các giá trị này đƣợc xác định cho
từng sản phẩm phần mềm hoặc một phần của sản phẩm phần mềm, do bản chất của nó,
phụ thuộc vào các yếu tố nhƣ loại của phần mềm, mức độ tính toàn vẹn và các nhu cầu
của ngƣời dùng. Một vài thuộc tính có thể có dải giá trị mong muốn mà không phụ
thuộc vào các nhu cầu xác định của ngƣời dùng nhƣng phụ thuộc vào các yếu tố
chung; ví dụ nhƣ các yếu tố nhận thức của con ngƣời.
Tiêu chuẩn này có thể đƣợc áp dụng cho bất kì loại phần mềm nào cho bất kì
ứng dụng nào. Ngƣời sử dụng tiêu chuẩn kỹ thuật này có thể chọn hoặc thay đổi và áp
dụng các phép đánh giá và phép đo từ tiêu chuẩn kỹ thuật này hoặc có thể định nghĩa
các phép đánh giá xác định cho ứng dụng nhƣ an toàn hay bảo mật có thể tìm trong các
Tiêu chuẩn quốc tế hay Tiêu chuẩn kỹ thuật của IEC 65 hay ISO/IEC JTC 1/SC 27.
Ngƣời sử dụng Tiêu chuẩn này bao gồm:
- Ngƣời mua sản phẩm (cá nhân hay tổ chức mua hệ thống, sản phẩm phần mềm
hoặc dịch vụ phần mềm từ nhà cung cấp).
- Ngƣời đánh giá (cá nhân hay tổ chức thiết lập đánh giá. Ngƣời đánh giá có thể,
ví dụ nhƣ, là phòng kiểm định, trung tâm chất lƣợng của tổ chức phát triển phần mềm,
tổ chức chính phủ hoặc ngƣời dùng).
- Ngƣời phát triển (cá nhân hay tổ chức thực hiện các hoạt động phát triển, bao
gồm phân tích yêu cầu, thiết kế, và kiểm tra thông qua việc chấp thuận trong quá trình
vòng đời sản phẩm phần mềm).
- Ngƣời bảo trì (cá nhân hay tổ chức thực hiện các hoạt động bảo trì).
19
- Nhà cung cấp (cá nhân hay tổ chức tham gia ký hợp đồng với ngƣời mua sản
phẩm để cung cấp hệ thống, sản phẩm phần mềm hoặc dịch vụ phần mềm trên các điều
khoản của hợp đồng) khi kiểm tra chất lƣợng phần mềm trong cuộc kiểm tra xác định
chất lƣợng.
- Ngƣời sử dụng (cá nhân hay tổ chức sử dụng sản phẩm phần mềm để thực hiện
chức năng xác định) khi đánh giá chất lƣợng sản phẩm phần mềm trong cuộc kiểm tra
chấp thuận.
- Ngƣời quản lí chất lƣợng (cá nhân hay tổ chức thực hiện kiểm tra có hệ thống
các sản phẩm phần mềm hoặc dịch vụ phần mềm) khi đánh giá chất lƣợng sản phẩm
phần mềm nhƣ một phần của bảo đảm chất lƣợng và kiểm soát chất lƣợng.
Tiêu chuẩn này chỉ đánh giá chất lƣợng ngoài của sản phẩm phần mềm. Chất
lƣợng ngoài của sản phầm phần mềm đƣợc chia thành 6 tiêu chí (tính năng, độ tin cậy,
sự tiện lợi, tính hiệu quả, khả năng bảo hành bảo trì, tính khả chuyển). Dùng bảng các
phép đánh giá ngoài để đánh giá các tiêu chí trên.
1.4.1.2. Thuật ngữ và định nghĩa
Mô hình chất lƣợng: là một tập hợp tiêu chí và mối quan hệ giữa chúng để
cung cấp cơ sở cho việc xác định yêu cầu chất lƣợng và đánh giá chất lƣợng.
Chất lƣợng trong: là tổng hợp của tất cả các đặc điểm của sản phẩm phần
mềm từ góc độ của ngƣời phát triển phần mềm. Chất lƣợng trong đƣợc đo lƣờng và
đánh giá theo các yêu cầu chất lƣợng trong (sử dụng các phép đánh giá trong). Chất
lƣợng trong của sản phẩm phần mềm đƣợc cải tiến trong suốt thời gian lập trình, kiểm
thử và không bao gồm giai đoạn thiết kế phần mềm.
Chất lƣợng ngoài: là toàn bộ các đặc điểm của sản phẩm phần mềm từ góc độ
của ngƣời đánh giá phần mềm độc lập. Chất lƣợng này thể hiện khi phần mềm hoạt
động, nó đƣợc đánh giá trong môi trƣờng với dữ liệu giả lập (sử dụng công cụ đánh giá
độc lập).
Chất lƣợng sử dụng: là cách nhìn của ngƣời dùng về chất lƣợng sản phẩm
phần mềm khi nó đƣợc cài đặt trong một môi trƣờng và ngữ cảnh cụ thể. Chất lƣợng
này xác định phạm vi mà ngƣời dùng có thể đạt đƣợc mục đích của mình trong một
môi trƣờng cụ thể hơn là chỉ ra các chức năng của phần mềm.
20
Mô hình cho chất lƣợng trong và ngoài: phân loại chất lƣợng sản phẩm phần
mềm theo sáu tiêu chí: chức năng, độ tin cậy, sự tiện lợi, tính hiệu quả, khả năng bảo
hành bảo trì và tính khả chuyển.
1.4.1.3. Tiêu chí đánh giá sản phẩm phần mềm
Chất lƣợng sản phẩm phần mềm đƣợc đánh giá qua một mô hình chất lƣợng cụ
thể. Sản phẩm phần mềm đƣợc phân tách theo cấp bậc vào một mô hình phần mềm với
những tiêu chí và những tiêu chí con, sao cho có thể sử dụng chúng nhƣ một danh sách
để kiểm tra những vấn đề phát sinh liên quan đến chất lƣợng.
Mô hình chất lƣợng chia các thuộc tính chất lƣợng phần mềm thành 6 tiêu chí
(chức năng, độ tin cậy, sự tiện lợi, tính hiệu quả, khả năng bảo hành bảo trì, tính khả
chuyển), những tiêu chí này tiếp theo lại đƣợc chia thành những tiêu chí con. Những
tiêu chí con đƣợc định lƣợng bằng bộ đo trình bầy trong mục 5.
Mỗi tiêu chí chất lƣợng, tiêu chí chất lƣợng con của phần mềm đều đƣợc định
nghĩa. Với mỗi tiêu chí và tiêu chí con, chức năng của phần mềm đƣợc xác định bằng
tập thuộc tính trong có thể đo đạc đƣợc. Tiêu chí và tiêu chí con cũng có thể đƣợc đo
trong phạm vi khả năng của hệ thống chứa phần mềm.
a) Chức năng
Khả năng của phần mềm cung cấp các chức năng đáp ứng đƣợc nhu cầu sử
dụng khi phần mềm làm việc trong điều kiện cụ thể.
- Tính phù hợp: là khả năng của một phần mềm có thể cung cấp một tập các chức
năng thích hợp cho công việc cụ thể phục vụ mục đích của ngƣời sử dụng.
- Tính chính xác: là khả năng của phần mềm có thể cung cấp kết quả hay hiệu
quả đúng đắn hoặc chấp nhận đƣợc với độ chính xác cần thiết.
- Khả năng tƣơng tác: khả năng tƣơng tác với một hoặc một vài hệ thống cụ thể
của phần mềm.
- Tính an toàn: khả năng bảo vệ thông tin và dữ liệu của sản phẩm phần mềm,
sao cho ngƣời, hệ thống không đƣợc phép thì không thể truy cập, đọc hay chỉnh sửa
chúng.
- Có tính năng chung: phần mềm theo các chuẩn, quy ƣớc, quy định.
b) Tính tin cậy
21
Là khả năng phần mềm có thể hoạt động tin cậy trong những điều kiện cụ thể.
- Tính hoàn thiện: khả năng tránh kết quả sai.
- Khả năng chịu lỗi: khả năng của phần mềm hoạt động tin cậy tại một mức độ cả
trong trƣờng hợp có lỗi xảy ra ở phần mềm hoặc có những vi phạm trong giao diện.
- Khả năng phục hồi: khả năng của phần mềm có thể tái thiết lại hoạt động tại
một mức xác định và khôi phục lại những dữ liệu có liên quan trực tiếp đến lỗi.
- Tính tin cậy phù hợp: phần mềm thoả mãn chuẩn, quy ƣớc, quy định.
c) Tính khả dụng
Là khả năng của phần mềm có thể hiểu đƣợc, học đƣợc, sử dụng đƣợc và hấp
dẫn ngƣời dùng trong từng trƣờng hợp sử dụng cụ thể.
- Tính dễ hiểu: ngƣời dùng có thể hiểu đƣợc xem phần mềm có hợp với họ không
và sử dụng chúng thế nào cho những công việc cụ thể.
- Tính dễ học: ngƣời dùng có thể học ứng dụng của phần mềm.
- Có thể sử dụng đƣợc: khả năng của phần mềm cho phép ngƣời dùng sử dụng và
điều khiển nó.
- Tính hấp dẫn: khả năng hấp dẫn ngƣời sử dụng của phần mềm.
- Tính khả dụng phù hợp: phần mềm thoả mãn chuẩn, quy ƣớc, quy định.
d) Tính hiệu quả
Khả năng của phần mềm có thể hoạt động một cách hợp lý, tƣơng ứng với
lƣợng tài nguyên nó sử dụng, trong điều kiện cụ thể.
- Đáp ứng thời gian: khả năng của phần mềm có thể đƣa ra trả lời, thời gian xử lý
và tốc độ thông lƣợng hợp lý khi thực hiện công việc của mình, dƣới một điều kiện
làm việc xác định.
- Sử dụng tài nguyên: khả năng của phần mềm có thể sử dụng một lƣợng, một
loại tài nguyên hợp lý để thực hiện công việc trong những điều kiện cụ thể.
- Tính hiệu quả phù hợp: thoả mãn chuẩn, quy ƣớc, quy định.
e) Khả năng bảo trì
Khả năng của phần mềm có thể chỉnh sửa. Việc chỉnh sửa bao gồm: sửa lại cho
đúng, cải tiến và làm phần mềm thích nghi đƣợc với những thay đổi của môi trƣờng,
của yêu cầu và của chức năng xác định.
22
- Có thể phân tích đƣợc: phần mềm có thể đƣợc chẩn đoán để tìm những thiếu sót
hay những nguyên nhân gây lỗi hoặc để xác định những phần cần sửa.
- Có thể thay đổi đƣợc: phần mềm có thể chấp nhận một số thay đổi cụ thể trong
quá trình triển khai.
- Tính bền vững: khả năng tránh những tác động không mong muốn khi chỉnh
sửa phần mềm.
- Có thể kiểm tra đƣợc: khả năng cho phép phần mềm chỉnh sửa có thể đánh giá
đƣợc.
- Khả năng bảo trì phù hợp: thoả mãn chuẩn, quy ƣớc, quy định.
f) Tính khả chuyển
Là khả năng của phần mềm cho phép nó có thể đƣợc chuyển từ môi trƣờng này
sang môi trƣờng khác.
- Khả năng thích nghi: khả năng của phần mềm có thể thích nghi với nhiều môi
trƣờng khác nhau mà không cần phải thay đổi.
- Có thể cài đặt đƣợc: phần mềm có thể cài đặt đƣợc trên những môi trƣờng cụ
thể.
- Khả năng cùng tồn tại: phần mềm có thể cùng tồn tại với những phần mềm độc
lập khác trong một môi trƣờng chung, cùng chia sẻ những tài nguyên chung.
- Khả năng thay thế: phần mềm có thể dùng thay thế cho một phần mềm khác,
với cùng mục đích và trong cùng môi trƣờng.
- Tính khả chuyển phù hợp: thoả mãn chuẩn, quy ƣớc, quy định.
1.4.2. Bộ tiêu chuẩn TCVN 8703:2011 – Các phép đánh giá trong
1.4.2.1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này xác định các phép đánh giá trong cho việc đo định lƣợng chất
lƣợng trong của phần mềm trong phạm vi các tiêu chí và các tiêu chí nhỏ đƣợc định
nghĩa trong ISO/IEC 9126-1.
Tiêu chuẩn này bao gồm :
- Giải thích áp dụng các phép đánh giá chất lƣợng phần mềm nhƣ thế nào
- Một bộ cơ bản các phép đánh giá cho từng tiêu chí nhỏ
- Ví dụ áp dụng các phép đánh giá trong vòng đời sản phẩm nhƣ thế nào
23