Tải bản đầy đủ (.ppt) (39 trang)

BAI GIANG CHUYÊN đề HƯỚNG dẫn làm đồ DÙNG đồ CHƠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 39 trang )

CHUYÊN ĐỀ
HƯỚNG DẪN CÔNG TÁC TỰ LÀM ĐỒ DÙNG ĐỒ
CHƠI CHO TRẺ MẦM NON


Phần I
HƯỚNG DẪN CÔNG TÁC TỰ LÀM ĐỒ DÙNG
ĐỒ CHƠI


I. Mục đích
- Kiến thức: Giúp cho CBQL, GV nắm
được khái niệm ĐDDH, đồ chơi tự tạo là gì và
xác định được vai trò của ĐDDH, đồ chơi tự
tạo đối với sự phát triển của trẻ mầm non.
- Kỹ năng: Làm được một số ĐDDH, đồ
chơi tự tạo bằng các nguyên vật liệu khác
nhau và biết sử dụng ĐDDH, đồ chơi tự tạo
trong việc dạy trẻ.
- Thái độ: Tham gia tích cực làm ĐDDH,
đồ chơi tự tạo.


II. NỘI DUNG
Trao đổi: Đ/c hiểu đồ chơi là gì?


- Đồ chơi là: Là đồ vật dùng vào việc vui
chơi, giải trí. Trong quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia về an toàn đồ chơi trẻ em, đồ chơi được
hiểu là “các sản phẩm hoặc các sản phẩm


bất kì được thiết kế hoặc được nêu ra để trẻ
em sử dụng khi vui chơi. Đồ chơi là đồ vật để
trẻ chơi để thỏa mãn nhu cầu, sở thích của
trẻ, đôi khi không cần có sự giúp đỡ hay
hướng dẫn của người lớn.


Trao đổi: Đ/c hiểu thế nào Là đồ chơi tự tạo?


Đồ chơi tự tạo?
- Đồ chơi tự tao là: Nhữngđồ vật được
chế tạo từ các nguyên vật liệu đơn giản, dễ
tìm kiếm (nguyên vật liệu tự nhiên, nguyên
vật liệu đã qua sử dụng, nguyên vật liệu rẻ
tiền) và các sản phẩm đơn chiếc (được tạo
ra từng cái một mặc dù có thể theo một mẫu
chung nào đó.


• Trao đổi: Đ/c hiểu thế nào đồ dùng dạy học?


- Đồ dùng dạy học là: Là những đồ vật để
minh họa nội dung bài dạy làm cho lời nói
của giáo viên cụ thể, dễ hiểu hơn. ĐDDH chủ
yếu được GV sử dụng hay hướng dẫn người
học cùng sử dụng.
VD: Mô hình, tranh ảnh…



Vai trò của đồ dùng dạy học, đồ chơi tự tạo
đối với sự phát triển của trẻ.
- Phát triển trí tuệ
- Phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội
- Phát triển về thẩm mỹ
- Phát triển về thể lực
(Yêu cầu GV tự nghiên cứu trong mô đun 30)


• Trao đổi: Đ/c hãy nêu những yêu cầu sư
phạm đối với ĐDDH, đồ chơi tự tạo?


Yêu cầu sư phạm đối với ĐDDH,
đồ chơi tự tạo
- ĐDDH, đồ chơi tự tạo phải đảm bảo tính giáo
dục:
+ Có hình dáng, âm thanh, màu sắc ..hấp dẫn
trẻ.
+ Phản ánh về các sự vật, hiện tượng xung
quanh gần gũi với trẻ.
+ Là phương tiện giáo dục, giúp trẻ phát triển
toàn diện (thể chất, nhận thức, ngôn ngữ,
thẩm mĩ, tính cảm và kĩ năng xã hội)
+ Nội dung và kích thước phù hợp với đặc
điểm tâm sinh lí của trẻ.


Yêu cầu sư phạm đối với ĐDDH,

đồ chơi tự tạo (tiếp)
- ĐDDH, đồ chơi tự tạo phải đảm bảo an toàn,
vệ sinh:
+ Nên làm ĐDDH, ĐCTT bằng những nguyên
vật liệu dễ lau rửa
+ ĐDDH, ĐCTT phải sơn bẵng những loại sơn
không độc hại
+ Các bộ phận chi tiết nhỏ của ĐDDH, ĐCTT
cần được gắn chắc chắn và không có cạnh
nhọn sắc.
+ Nguyên vật liệu để làm ĐDDH, ĐCTT càn
được làm sạch trước khi tạo thành đồ chơi.


Yêu cầu sư phạm đối với ĐDDH,
đồ chơi tự tạo (tiếp)
- ĐDDH, ĐCTT phải đẹp
+ Hình dáng, kích thước, màu sắc, bố cục
của sản phẩm thể hiệ sự hài hòa, cân đối.
+ Sự trau chuốt, gọn gàng trong từng sản
phẩm
- ĐDDH, ĐCTT phải đảm bảo tính thực tiễn:
+ Phản ánh được xã hội mà trẻ đang sống.


• Trao đổi: Đ/c hãy liệt kê các nguyên vật liệu
để làm ĐDDH, đồ chơi tự tạo mà đ/c biết?


Các nguyên vật liệu để làm ĐDDH,

đồ chơi tự tạo
a.Nguyên vật liệu từ thiên nhiên
- Lá cây, cành cây, hoa, quả và hạt. Đây là
các nguyên vật liệu có nhiều màu sắc kích
thước, hình dạng khác nhau và rất rễ tìm kiếm từ
thiên nhiên để làm thành các đồ chơi vô cùng
phong phú.
VD: Từ lá cây có thể làm thành đồ chơi con trâu,
con cá, con bướm, kèn…Hay quả cà pháo, quả
bàng gắn lại với nhau thành con gà, con
vịt..Hoặc một hột hạt có thể xâu lại với nhau
thành chuỗi vòng….


Các nguyên vật liệu để làm ĐDDH,
đồ chơi tự tạo(tiếp)
- Vỏ ốc,ngao, trai, hến, sò
Đây là nguyên vật liệu rất dễ kiếm và có thể
làm được các đồ chơi như:
+ VD: Gắn các vỏ ngao, hén tạo thành hình thù
các con vật, hoặc cây cối. Hay sơn các màu
khác nhau lên vỏ ngao, hến cho trẻ chơi trò
chơi phân biệt, đếm…Hoặc cho trẻ sử dụng
các vỏ con trai có kích thước khác nhau để
làm thành bộ nấu ăn: vo


Các nguyên vật liệu để làm ĐDDH,
đồ chơi tự tạo(tiếp)
- Rơm, rạ, vỏ trứng, lông gà

Đây là các nguyên liệu dễ tìm kiếm đặc biệt
là các vùng nông thôn. Vì vậy giáo viên có
thể tận dụng làm các đồ chơi đơn giản như:
Búp bê, mũ, ổ gà, ổ chim.
VD: Những chiếc lông gà sau khi được
rửa sạch, phơi khô làm thành quả cầu lông
để cho trẻ chơi tung-bắt. Hay làm đuôi con công
hoặc trang trí vương miện đội đầu. Hay vỏ trứng
làm thành những chú hề ngộ nghĩnh.


VD: Nguyên vật liệu từ rơm


Các nguyên vật liệu để làm ĐDDH,
đồ chơi tự tạo(tiếp)
- Tre nứa, trúc, mai, vầu, song, mây, giang.
+ Từ các ống đoạn tre, nứa có kích thước dài,
ngắn, to nhỏ khác nhau có thể làm bộ lồng
tháp, bộ gỗ, xúc xắc, cần câu cá, tàu hỏa, tàu
thủy, ô tô, trống, đàn, phách …


VD. Đồ chơi làm từ tre nứa, trúc,
mai, vầu, song, mây, giang.


- Gỗ
+ Gỗ là nguyên liệu dễ tìm kiếm, đặc biệt là các
mảnh gỗ nhỏ có thể sưu tầm ở các xưởng

gỗ, mộc. Từ mẩu gỗ bé nhất cũng có thể làm
được đồ chơi cho trẻ. Các khối gỗ tròn,
vuông, chữ nhật


Các nguyên vật liệu để làm ĐDDH,
đồ chơi tự tạo(tiếp)
nhật …được sơn các màu xanh đỏ vàng có thể
dùng làm đồ chơi xếp hình, xếp chồng, xếp
cạnh, hoặc có thể sử dụng chơi trò chơi phân
loại theo dấu hiệu (màu sắc, kích thước, hình
dạng). Từ mảnh gỗ to, nhỏ khác nhau có thể
ghép thành ô tô, các loại xe có bánh…
- Sọ dừa
Từ sọ dừa có thể làm đôi thùng gánh nước,
trống mõ, hộp đựng đồ chơi…


Các nguyên vật liệu tái sử dụng
b. Nguyên vật liệu tái sử dụng
- Giấy bìa, họa báo, phong bì, bưu thiếp và vỏ hộp cát
tông các loại. Với nhiều thao tác khác nhau có thể
(gấp, cắt…) từ bìa giấy và vỏ hộp có thể làm được
nhiều đồ chơi sinh động.
+ VD: Giấy bìa có thể gấp thành máy bay, mũ ca nô,
con thuyền, con chim. Hoặc vỏ hộp bánh có thể làm
chiếc ti vi, đài cát xét…
- Vải vụn, bít tất, găng tay cũ:
Từ vải vụn có thể, bít tất, găng tay với nhiều màu sắc
khác nhau có thể làm con rối,con chim, áo cho búp

bê..


VD. Đồ chơi làm từ vải vụn


×