HƯỚNG DẪN DẠY VÀ HỌC TIẾNG VIỆT 1
THEO HƯỚNG TĂNG THỜI LƯỢNG.
- Là một cách cụ thể hóa hệ giải pháp nhằm ổn định và nâng
cao chất lượng giáo dục tiểu học, góp phần khắc phục tình
trạng “ quá tải” hiện nay.
- Trên cơ sở theo sát chuẩn kiến thức, kĩ năng , giáo viên cần
chú trọng cách thức tổ chức hoạt động trong mỗi tiết học và
thời lượng cần thiết cho từng loại hoạt động.Các cải tiến về
hình thức hoạt động dạy và học và đi kèm với chúng là việc
tăng thời lượng cho từng bài học sẽ giúp cho Tiếng Việt 1 trở
nên gần gũi và thích hợp hơn với đối tượng là các học sinh
dân tộc thiểu số chưa được tiếp xúc nhiều với tiếng Việt.
1. Về thời lượng: điều chỉnh kế hoạch dạy học môn Tiếng
Việt tăng từ 350 tiết lên 504 tiết.
- Mỗi bài học phần Học vần được thiết kế dạy và học trong 3
tiết, thay vì 2 tiết ( PPCT: 2 tiết/bài, PATTL TV1: 3 tiết/bài).
- Phần Luyện tập tổng hợp: tăng thêm 20 tiết cho Tập đọc.
2. Về nội dung: Giới thiệu một số mẫu thiết kế bài soạn cho
phần Học Vần ( kiểu bài dạy âm và chữ, dạy vần). Mỗi kiểu
bài có 2 dạng cơ bản:
+ Dạng bài cung cấp kiến thức, kĩ năng mới và dạng ôn
tập.
Mỗi bài soạn gồm có các mục chính sau đây:
A. Mục đích yêu cầu
B. Đồ dùng dạy và học
C. các hoạt động dạy và học:
I. Kiểm tra bài cũ
II. Dạy học bài mới
1
1. Giới thiệu bài
2. Dạy bài mới
3. Luyện tập
III. Củng cố dặn dò
3.Về Phương pháp
So với các tài liệu hướng dẫn dạy học trước đây, việc tổ chức
dạy học được cụ thể hóa bằng 13 hoạt động. Nội dung tổ
chức một hoạt động rất đơn giản, phần lớn dựa trên những kĩ
năng có sẵn trong dạy, học và chơi nên không tốn thời gian
cho khâu chuẩn bị hướng dẫn.
Bảng tóm tắt các hoạt động và nội dung cụ thể của từng kiểu
bài.
A. Kiểu bài cung cấp kiến thức, kĩ năng mới:
Tiết Hoạt động Nội dung
1
HĐ 1 Giới thiệu bài
HĐ 2 Nhận diện qua phát âm và quan sát mặt chữ
âm, vần, tiếng, từ ngữ khóa.
HĐ 3 Tổ chức trò chơi nhận diện
HĐ 4 Tập viết ( vần, tiếng )
HĐ 5 Tổ chức trò chơi tập viết
2
HĐ 6 Nhận diện qua phát âm và quan sát mặt chữ
âm, vần, tiếng, từ ngữ khóa
HĐ 7 Tổ chức trò chơi nhận diện ( vần , tiếng, từ
khóa)
HĐ 8 Tập viết ( vần, tiếng )
HĐ 9 Trò chơi tập viết
Tiết Hoạt động Nội dung
HĐ 10 Luyện đọc:
2
3
Vần và tiếng khóa
Từ ngữ ứng dụng
Câu ứng dụng
HĐ 11 Luyện viết
HĐ 12 Luyện nói
HĐ 13 Trò chơi
B. Kiểu bài ôn tập kiến thức, kĩ năng đã học trong tuần
Tiết Hoạt động Nội dung
1
HĐ 1 Giới thiệu bài
HĐ 2 Làm việc với bảng ôn
HĐ 3 Tổ chức trò chơi vận dụng kiến thức vừa ôn
HĐ 4 Tập viết ( ôn qua hoạt động viết )
HĐ 5 Tổ chức trò chơi tập viết
2
HĐ 6 Đọc từ ngữ ứng dụng
HĐ 7 Tổ chức trò chơi lắp ghép âm thành tiếng
HĐ 8 Tập viết các từ ngữ ứng dụng
HĐ 9 Trò chơi viết ra tiếng thực
3
HĐ 10 Đọc: tiếng vừa ôn; đọc từ ngữ ứng dụng;
đọc câu ứng dụng
HĐ11 Tập viết các từ ngữ ứng dụng (Vở tập viết)
HĐ 12 Kể chuyện ( Nội dung theo SGV )
HĐ 13 HS hát
- Khối kiến thức, kĩ năng được tách thành hai mảng đương
trong một bài học. Nhờ đó, việc tổ chức dạy và học ở 2 tiết
đầu được tiến hành cân đối, nhịp nhàng thông qua các hoạt
3
động. hai tiết đầu dành cho chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng
mới, trước đây, nội dung này chỉ gói gọn trong 1 tiết.
- Các hoạt động trò chơi được bố trí xen kẽ với các hoạt
động dạy và học truyền thống. Nhờ sự đan xen này, không
khí làm việc của HS được thay đổi luôn luôn. Bài học được
làm mới thường xuyên và do vậy, tạo được sự hấp dẫn, rất
thích hợp với tâm lí tiếp nhận của các em.
4. Đồ dùng hỗ trợ học tập
Đồ dùng dạy học trong danh mục tối thiểu theo quy định của
Bộ Giáo dục và Đào tạo như:
- Bộ chữ cái Tiếng Việt thực hành biểu diễn dùng cho GV
- Bộ chữ cái Tiếng Việt dùng cho HS
- Vở Tập viết, tập 1, tập 2
- Vở bài tập Tiếng Việt, tập 1, tập 2.
Ngoài những đồ dùng dạy học nêu trên, GV đứng lớp dạy
theo phương án tăng thời lượng Tiếng Việt nên được trang bị
thêm các đồ dùng dạy học đặc thù cho HS DTTS học Tiếng
Việt ( Dự án PEDC ):
- Tranh minh họa ứng dụng
- Các bài hát, ca dao, đồng dao, Truyện kể ( đĩa CD ) hỗ trợ
học Tiếng Việt
- Vốn từ ngữ cơ sở Tiếng Việt
4