Trường THPT Tam Quan ĐỀ THI HỌC KÌ II (đề 1)
Tổ: Văn-Sử-Địa Môn: Ngữ văn 10 (chương trình chuẩn)
Thời gian: 90 phút
(Học sinh trình bày toàn bộ bài làm trên giấy làm bài thi)
I.Trắc nghiệm: (3điểm)
Chọn đáp án đúng nhất trong các câu sau:
Câu 1: Tác giả biên soạn “Đại Việt sử kí toàn thư” là?
a.Lê Văn Hưu. b.Phan Phu Tiên.
c.Ngô Sĩ Liên. d.Cả a,b,c đều đúng.
Câu 2: Bản dịch “Chinh phụ ngâm” của Đoàn Thị Điểm được viết theo thể thơ nào?
a.Trường đoản cú. b.Lục bát.
c.Lục bát biến thể. d.Song thất lục bát.
Câu 3: Trong những năm tháng làm quan cho nhà Nguyễn ở Huế và Quảng Bình, Nguyễn Du đã
viết tập thơ nào?
a.Thanh Hiên thi tập. b.Bắc hành tạp lục.
c.Nam trung tạp ngâm. d.Truyện Kiều.
Câu 4: Trong văn bản văn học, lĩnh vực đời sống được nhà văn nhận thức, lựa chọn, khái quát,
bình giá và thể hiện được gọi là gì?
a.Đề tài. b.Chủ đề.
c.Cảm hứng nghệ thuật. d.Tư tưởng của tác giả.
Câu 5: Đặc trưng nào là cơ bản nhất của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật?
a.Tính hình tượng. b.Tính cá thể hóa.
c.Tính truyền cảm. d.Cả a,b,c đều đúng.
Câu 6: Tựa “Trích diễm thi tập” của Hoàng Đức Lương nhằm bàn về vấn đề gì?
a.Đặc trưng của thơ ca. b.Ý thức về sự cần thiết phải sưu tầm thơ ca của tiền nhân.
c.Nguyên nhân khiến thơ ca Việt Nam ở các thời đại trước thế kỉ XV không được lưu truyền lại đầy đủ.
d.Cả b,c đều đúng.
Câu 7: Em hiểu như thế nào về câu nói “nóng như Trương Phi”?
a.Nóng nảy do xấu tính, gàn dở. b.Nóng lòng xóa sạch bất công.
c.Nóng lòng tìm cho ra lẽ phải. d.Cả b,c đều đúng.
Câu 8: Để xây dựng một lập luận, bước thứ nhất người viết phải làm là?
a.Tìm các luận cứ thuyết phục. b.Xác định luận điểm chính xác.
c.Vận dụng các phương pháp hợp lí. d.Trình bày các ý kiến chặt chẽ.
Câu 9: Trong thơ văn của Nguyễn Trãi, tác phẩm nào được gọi là “áng thiên cổ hùng văn”?
a.Bình Ngô đại cáo. b.Quân trung từ mệnh tập.
c.Lam Sơn thực lục. d.Ức Trai thi tập.
Câu 10: Tiếng Việt thuộc họ ngôn ngữ nào?
a.Bắc Á. b.Nam Á.
c.Đông Á. d.Tây Á.
Câu 11: Dòng nào sau đây không đúng với đoạn trích “Nỗi thương mình” ?
a.Tình cảnh trớ trêu mà Kiều đã gặp khi rơi vào lầu xanh.
b.Sự đau khổ của Kiều khi trao duyên cho em.
c.Ý thức sâu sắc của Kiều về phẩm giá. d.Nỗi niềm thương thân xót phận của Kiều.
Câu 12: Trong các việc làm dưới đây, việc làm nào của Ngô Tử Văn là hành động trừ hại cho dân?
a.Đốt đền của tên tướng giặc xâm lược. b.Đánh bọn quỉ dạ xoa.
c.Chống lại Diêm Vương. d.a, b, c đều đúng.
II.Tự luận. (7điểm)
Câu 1: Điền thông tin thích hợp vào các ô trống
Tên tác phẩm/đoạn trích Tác giả Thể loại Chữ viết
Truyện Kiều
Bình Ngô đại cáo
Thái sư Trần Thủ Độ
Tào Tháo uống rượu luận anh hùng
Câu 2: Thuyết minh về “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” của Nguyễn Dữ.
ĐÁP ÁN ĐỀ 1
I.Trắc nghiệm.
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Đ/a c d c a a d d b a b b a
II.Tự luận.
Câu 1:
Tên tác phẩm/đoạn trích Tác giả Thể loại Chữ viết
Truyện Kiều Nguyễn Du Truyện thơ Chữ Nôm
Bình Ngô đại cáo Nguyễn Trãi Cáo Chữ Hán
Thái sư Trần Thủ Độ Ngô Sĩ Liên Sử (bình sử) Chữ Hán
Tào Tháo uống rượu luận anh hùng La Quán Trung Tiểu thuyết chương hồi Chữ Hán
Câu 2:
a.Yêu cầu kĩ năng.
Học sinh có kĩ năng viết bài văn thuyết minh văn học, biết kết hợp giữa tính chuẩn xác và hấp dẫn để làm
bài. Bài viết phải sạch sẽ, rõ ràng, không mắc các lỗi chính tả, lỗi diễn đat...
b.Yêu cầu kiến thức.
Học sinh trình bày được những nội dung sau:
-Tóm tắt truyện.
-Giá trị nội dung:
+Ca ngợi nhân vật Ngô Tử Văn, dũng cảm, cương trực, đấu tranh cho chính nghĩa đem lại an lành cho
dân.
+Đại diện cho kẻ sĩ nước Việt tiêu diệt tận gốc thế lực xâm lược tàn ác.
+Ngụ ý phê phán:
.Hồn ma tên tướng giặc họ Thôi.
.Phê phán thánh thần ở cõi âm ăn của đút lót bao che cho kẻ ác và cái ác lộng hành. Qua đó, ngòi bút
của tác giả hướng đến những bất công ở cõi trần, trong xã hội đương thời, bọn tham quan ô lại tiếp tay
cho kẻ ác, kẻ xấu gây nên những tai họa cho người dân lương thiện.
Chính nghĩa nhất định thắng gian tà, thiện thắng ác.
-Giá trị nghệ thuật: Giàu kịch tính với những tình tiết lôi cuốn; Cách kể chuyện khéo léo, tả sinh động,
hấp dẫn; kết hợp giữa hiện thực và kì ảo.
Biểu điểm:
5-6 điểm: Trình bày rõ ràng, đầy đủ ý, văn viết trôi chảy, lôi cuốn, có cảm xúc.
3-4 điểm: Bài viết thiếu một vài ý nhỏ, trình bày tương đối tốt.
1-2 điểm: Bài viết sơ sài, thiếu nhiều ý, mắc nhiều lỗi.
0 điểm: Lạc đề hoặc bỏ giấy trắng.