Tải bản đầy đủ (.doc) (74 trang)

Đánh Giá Hiện Trạng Nguồn Nước Phục Vụ Sản Xuất Và Sinh Hoạt Tại Xã Thạch Sơn, Anh Sơn, Nghệ An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 74 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA MÔI TRƯỜNG
= = = = bòa = = = =

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG NGUỒN NƯỚC PHỤC VỤ SẢN XUẤT
VÀ SINH HOẠT TẠI XÃ THẠCH SƠN- ANH SƠN- NGHỆ AN

Người thực hiện
Lớp
Khóa
Ngành
Người hướng dẫn
Địa điểm thực tập

: NGUYỄN THỊ HÀ TRANG

: MTB
: 57
: Khoa học Môi trường
: PGS.TS. NGUYỄN VĂN DUNG
: Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường
Viện Khoa học Thủy Lợi Việt Nam

Hµ Néi - 2016

LỜI CAM ĐOAN



Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được sử dụng để
bảo vệ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ
nguồn gốc
Thạch sơn, ngày 14 tháng 5 năm 2016
Sinh viên
Nguyễn Thị Hà Trang

ii


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận văn, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, đóng
góp của nhiều cá nhân và tập thể.
Tôi xin trân trọng và cảm ơn sự hướng dẫn trực tiếp và quý báu của
thầy giáo PGS.TS. Nguyễn Văn Dung, của các thầy cô trong khoa Môi
Trường, thầy cô bộ môn tài nguyên nước khoa Quản lý đất đai – Học viện
nông nghiệp Việt Nam.
Tôi xin trân trong cảm ơn cán bộ quản lý đất đai, cán bộ thủy lợi, cán
bộ dân số, cán bộ văn phòng, cán bộ trạm y tế xã Thạch Sơn đã tạo điều kiện
thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập, thực hiện luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn gia đình, người thân đã động viên tôi trong
quá tình thực hiện luận văn
Thạch sơn, ngày 14 tháng 5 năm 2016
Sinh viên
Nguyễn Thị Hà Trang

iii



MỤC LỤC
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM.....................................................i
LỜI CAM ĐOAN............................................................................................i
LỜI CẢM ƠN.................................................................................................iii
MỤC LỤC.......................................................................................................iv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT......................................................................viii
DANH MỤC BẢNG.......................................................................................ix
DANH MỤC HÌNH.........................................................................................x
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
CHƯƠNG 1......................................................................................................4
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU....................................................4
1.1.Tầm quan trọng của tài nguyên nước......................................................4
1.1.1 Nước đối với sức khỏe con người....................................................5
1.1.2 Vai trò của nước đối với nền kinh tế................................................6
1.2 Hiện trạng môi trường nước ở Việt Nam................................................7
1.2.1 Môi trường nước ở Việt Nam...........................................................7
1.2.2 Hiện trạng chất lượng nước mặt.......................................................8
1.2.3 Hiện trạng chất lượng nước dưới đất................................................8
1.2.4 Nhu cầu sử dụng nước cho sản xuất.................................................9
1.2.5 Nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt.............................................10
1.3 Nguyên nhân gây suy giảm chất lượng, lưu lượng nước......................12
1.3.1 Khai thác, sử dụng quá mức...........................................................12
1.3.2. Suy thoái chất lượng, lưu lượng nước do hoạt động công nghiệp 13

iv


1.3.3. Suy thoái chất lượng, lưu lượng lượng nước do hoạt động nông

nghiệp......................................................................................................14
1.3.4. Suy thoái chất lượng, lưu lượng nước từ các nguồn khác.............14
1.4 Tình hình quản lý môi trường nước......................................................15
1.4.1 Tình hình quản lý nước trên Thế Giới............................................15
1.4.2 Tình hình quản lý tài nguyên nước tại Việt Nam...........................19
1.4.3 Tình hình quản lý môi trường nước tại Nghệ An...........................21
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG................................24
NGHIÊN CỨU...............................................................................................24
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................24
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu.....................................................................24
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu.......................................................................24
2.2. Nội dung nghiên cứu............................................................................24
2.3. Phương pháp nghiên cứu......................................................................24
2.3.1. Phương pháp thu thập các số liệu, tài liệu thứ cấp........................24
2.3.2. Phương pháp liệt kê.......................................................................25
2.3.3.Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp..............................................25
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN...............................................25
3.1. Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội tại xã Thạch Sơn.............................26
3.1.1 Điều kiện về địa lý..........................................................................26
3.1.2. Điều kiện về khí tượng..................................................................27
3.1.3. Điều kiện về chế độ thủy văn........................................................28

v


3.1.4. Điều kiện về tài nguyên thiên nhiên..............................................29
3.1.5. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội của xã Thạch Sơn năm 201529
3.2. Hiện trạng sản xuất nông nghiệp tại xã Thạch Sơn..............................31
3.2.1. Diện tích sản xuất nông nghiệp.....................................................31
3.2.2. Nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp..................................32

3.2.3. Hiện trạng hệ thống thủy lợi..........................................................34
3.2.4. Hiện trạng nước tưới phục vụ sản xuất.........................................40
3.2.5 . Ảnh hưởng của sử dụng nước đến sản xuất..................................40
3.3 Hiện trạng sử dụng nước phục vụ sinh hoạt..........................................42
3.3.1. Nguồn cấp nước sinh hoạt.............................................................42
3.3.2. Hiện trạng khai thác sử dụng nước sinh hoạt trên địa bàn xã Thạch
Sơn...........................................................................................................44
3.3.3. Hiện trạng chất lượng nước phục vụ sinh hoạt tại xã....................52
3.3.4. Ảnh hưởng của chất lượng và lưu lượng nguồn nước tới đời sống
sức khỏe của người dân...........................................................................53
3.4. Đề xuất biện pháp quản lý và sử dụng nước hiệu quả..........................55
3.4.1. Giải pháp quản lý..........................................................................55
3.4.2. Giải pháp kỹ thuật.........................................................................55
3.4.3. Giải pháp từ phía người dân..........................................................57
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................60
Kết luận.......................................................................................................60
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................63

vi


vii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BTNMT

: Bộ Tài Nguyên Môi Trường

ĐBSCL


: Đồng Bằng Sông Cửu Long

ĐNA

: Đông Nam Á

LVS

: Lưu vực sông

QLMT

: Quản lý môi trường

WHO

: Tổ chức Y Tế Thế Giới

viii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Tình hình sản xuất nông nghiệp xã Thạch Sơn năm 2015
.........................................................................................................31
Bảng 3.2: Tình hình thực hiện kiên cố hóa kênh mương................35
Bảng 3.3: Bảng thống kê số liệu kiên cố hóa công trình nội đồng..37
Bảng 3.4: Hiện trạng phục vụ nước tưới sản xuất theo diện tích cây
trồng.................................................................................................40
Bảng 3.5: Nhu cầu nước tưới của cây trồng....................................41

Bảng 3.6: Năng suất cây trồng qua các năm...................................41
Bảng 3.7: Tỉ lệ phần trăm loại hình sử dụng nguồn nước...............44
Bảng 3.8: Hiện trạng khan hiếm nước của người dân.....................46
Bảng 3.9: Hiện trạng khai thác sử dụng nước mưa tại xã thạch sơn
.........................................................................................................47
Bảng 3.10: Sự gia tăng giếng khoan qua 2 năm 2014 và 2015.......50
Bảng 3.11: Đánh giá cảm quan các loại hình cấp nước..................53
Bảng 3.12: Tỉ lệ mắc bệnh qua các năm..........................................55

ix


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Nước đối với sức khỏe con người.................................5
Hình 3.1: Địa bàn xã Thạch Sơn.................................................26
Hình 3.2: Tỉ lệ % diện tích đất năm 2015...................................29
(Nguồn : Báo cáo đất đai 2015)...................................................29
Hình 3.3: Sông Cả trên địa bàn xã Thạch Sơn............................33
Hình 3.4. Hình ảnh trạm bơm xã Thạch Sơn...............................38
Hình 3.5: Hình ảnh người dân gánh nước vào mùa cạn..............46
Hình 3.6: Cấu tạo Giếng Đào( giếng khơi).................................48
Hình 3.7: Sự gia tăng số giếng đào 2014-2015...........................48
Hình 3.8: Giếng đào hộ gia đình tại xã Thạch Sơn( giếng khơi) 49
Hình 3.9: Hình ảnh người dân sử dụng nước giếng khoan..........52
Hình 3.10: Mô hình bể lọc hộ gia đình........................................58
Hình 3.11: Mô hình bể nước mưa hộ gia đình............................59

x



MỞ ĐẦU
Tính cấp tài thiết đề tài
Nước- nguồn tài nguyên thiết yếu cho cuộc sống con người, là yếu tố
cơ bản không thể thiếu trong việc duy trì sự sống và mọi hoạt động của con
người trên hành tinh. Nước được dùng trong các hoạt động công nghiệp, nông
nghiệp, dân dụng, giải trí, môi trường. Hầu hết các hoạt động đều cần sử dụng
nước ngọt. Nước trên Trái Đất chiếm 97% là nước mặn, 3% là nước ngọt,
chiếm % nhỏ so với tổng lượng nước nhưng lại có vai trò vô cùng quan trọng
với cuộc sống mọi sinh vật trên Trái Đất.
Theo thống kê từ đầu thế kỉ 20, lượng nước tiêu thụ toàn cầu tăng lên 7
lần, chủ yếu do sự da tăng dân số và nhu cầu sử dụng nước mỗi cá nhân. Vì
vậy, trên thực tế việc đảm bảo cấp nước đáp ứng về số lượng và chất lượng
cho dân số toàn cầu và bảo tồn hệ sinh thái vẫn là mục tiêu xa vời.
Nhiều chuyên gia đánh giá của nhiều cơ quan nghiên cứu về tài nguyên
nước, hiện tại có khoảng 1/3 quốc gia trên thế giới bị thiếu nước và đến
khoảng 2025 con số này sẽ tăng lên 2/3 tương đương 35% dân số thế giới sẽ
rơi vào tình cảnh thiếu nước nghiêm trọng. Hội nghị về nước Liên Hợp Quốc
vào năm 1997 đã thống nhất “ tất cả mọi người không phân biệt tuổi tác, địa
vị kinh tế, xã hội đều có quyền tiếp cận nước uống với số lượng và chất lượng
đảm bảo cho các nhu cầu cơ bản của mình” theo đó, tiếp cận nước uống là
quyền cơ bản của con người, tuy nhiên hiện nay số người có khả năng tiếp
cận nước sạch và an toàn rất ít, vì vậy mối lo về nước rất đáng ngại và là mối
lo không chỉ riêng một quốc gia nào.
Với tầm quan trọng như vậy nhưng ngày này các nguồn nước sạch
đang bị đe dọa, các con sông, suối cung cấp nước sản xuất sinh hoạt cũng
đang đứng trước nguy cơ ô nhiễm trầm trọng, ngay cả nguồn nước ngầm cũng
bị ô nhiễm kim loại nặng, N,P hay đang bị khai thác cạn kiệt, hiện nay để sử

1



dụng nước ngầm thì mũi khoan tiến xa hơn trung bình 1-2m, nguyên nhân của
nguy cơ đe dọa này là :
Sự biến đổi khí hậu, thời tiết ngày càng nóng lên, lượng mưa trung bình
năm có dấu hiệu suy giảm, các hiện tượng thời tiết cực đoan, nắng nóng kéo
dài, khô hạn dẫn đến thiệt hại về mùa màng, sản xuất nông nghiệp, năng suất
chất lượng suy giảm.
Sự gia tăng dân số, trong khi đó nguồn nước vẫn dữ nguyên hoặc suy
giảm bởi nhiều nguyên nhân, nên nguồn nước sạch đảm bảo vè chất lượng và
số lượng phục vụ tất cả nhu cầu mỗi con người trở nên khó khăn.
Sự phát triển các nghành Công Nghiệp yêu cầu sử dụng nước nhưng lại
không xử lý thải ra môi trường gây ô nhiễm ngồn nước mặt và nước ngầm
Phát triển nông nghiệp: Để đáp ứng nhu cầu lương thực thực phẩm với
dân số ngày càng tăng thì việc tất yếu là việc sản xuất trên một diện tích đất
trong một năm sẽ tăng lên đương nhiên nhu cầu nước tưới phục vụ sản xuất sẽ
tăng lên theo cấp số nhân.
Từ việc tìm hiểu tài liệu tôi nhận thấy, tài nguyên nước đóng vai trò rất
quan trọng cho sự sinh trưởng phát triển tất cả sinh vật nhưng hiện nay để đáp
ứng cho nhu cầu nước tưới cho sản xuất ( nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ)
và nhu cầu sinh hoạt cho con người đảm bảo về cả chất lượng và số lượng
điều ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của con người, ….
Thạch Sơn là một trong những xã nằm bên dòng chảy của dòng sông
Lam(sông Cả)- là một trong hai con sông lớn nhất Bắc Trung Bộ Việt Nam,
bắt nguồn từ Nậm Căn, Lào, phần chính của dòng sông chảy qua Nghệ An,
phần cuối sông Lam hợp với sông La- Hà Tĩnh đổ ra biển Cửa Hội. Cụ thể
trên địa bàn tỉnh Nghệ An nó chảy qua địa phận các huyện Kì Sơn, Tương
Dương, Con Cuông, Anh Sơn, Đô Lương, Nam Đàn, giữ các huyện Thanh
Chương, Hưng Nguyên, Tp Vinh, Nghi Lộc của tỉnh Nghệ An rồi vào Đức

2



Thọ, Nghi Xuân, thị xã Hồng Lĩnh của Tỉnh Hà Tĩnh trước khi đổ ra vịnh Bắc
Bộ
Ngày nay với sự phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa sự gia tăng về
dân số và các loại hình sản xuất các dòng sông đang có nguy cơ ô nhiễm nặng
kết hợp với điều kiện thời tiết ngày càng khó khăn, nguồn nước không đáp
ứng đủ cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của người dân, sông Lam cũng
không nằm ngoài những nguy cơ này. Vì vậy dưới sự hướng dẫn TS.Nguyễn
Văn Dung tôi tiến hành đề tài “ Đánh giá hiện trạng nguồn nước phục vụ
sản xuất và sinh hoạt tại xã Thạch Sơn- Anh Sơn- Nghệ An”
Mục tiêu đề tài
Đánh giá hiện trạng tài nguyên nước phục vụ cho sản xuất
Hiện trạng tài nguyên nước phục vụ sản xuất sinh hoạt

3


CHƯƠNG 1.
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1.Tầm quan trọng của tài nguyên nước
Nước có vai trò quan trọng đối với sự sống trên Trái Đất, không có
nước, không có sự tồn tại. Nước chiếm khoảng 70% trọng lượng cơ thể, 6575% trọng lượng cơ, 50% trọng lượng mỡ, 50% trọng lượng xương. Nước tồn
tại ở hai dạng: Trong tế bào và ngoài tế bào. Nước trong tế bào có trong huyết
tương, máu, dịch limpho, nước bọt…Nước là chất quan trọng để duy trì phản
ứng hóa học và sự trao đổi chất diễn ra không ngừng trong cơ thể. Nước là
dung môi nên tất cả chất dinh dưỡng đưa vào cơ thể, sau đó đưa vào máu
dạng dung dịch nước
Nước là tài nguyên hết sức quan trọng đối với sự sống con người cũng
như tài nguyên thiên nhiên, tham gia thường xuyên vào các quá trình sinh hóa

trong cơ thể sống. Phần lớn các phản ứng hóa học liên quan đến sự trao đổi
chất trong cơ thể đều có dung môi là nước. Đối với cơ thể sống thiếu nước là
một hiểm họa, thiếu ăn có thể sống trong 12 tuần còn thiếu nước chỉ sống
được từ 1-2 ngày.
Uống nhiều nước để tăng quá trình phân giải, khả năng trao đổi chất và
đào thải chất độc. Tắm các suối nước khoáng nước nóng tự nhiên có thể chữa
các bệnh thấp khớp, bệnh ngoài da…
Nước để phục vụ cho nhu cầu sản xuất công nghiệp rất lớn. Sử dụng để
làm nguội các động cơ máy, làm quay các tuabin, là dung môi để điều hòa các
chất màu và phản ứng hóa học. Mỗi nghành công nghiệp, mỗi loại hình sản
xuất yêu cầu lượng nước và chất lượng nước khác nhau
Nước góp phần làm động lực thúc đẩy phát triển kinh tế. Nếu không có
nước toàn bộ hệ thống sản xuất công nghiệp, nông nghiệp… và tất cả các hoạt
động sống của con người và sinh vật khác không thể duy trì.

4


1.1.1 Nước đối với sức khỏe con người

Hình 1.1: Nước đối với sức khỏe con người
Nước cần thiết đối với sức khỏe con người cũng như sinh vật. Nước
cần thiết cho sự tăng trưởng và duy trì cơ thể bởi nó liên quan đến nhiều quá
trình quan trọng. Muốn tiêu hóa, hấp thụ tốt thức ăn thì cần phải có nước.
Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy chúng ta có thể nhịn ăn trong 5 tuần
nhưng nhịn nước thì không quá 5 ngày. Cơ thể chỉ mất khoảng 10% nước đã
nguy hiểm đến tính mạng và mất 20-22% nước sẽ dẫn đến tử vong.
Theo nghiên cứu của Viện dinh dưỡng quốc gia. Khoảng 80% thành
phần mô não được cấu tạo bởi nước, việc thường xuyên thiếu nước làm giảm
sút tinh thần, khả năng tập trung kém và đôi khi mất trí nhớ. Nếu thiếu nước,

sự chuyển hóa protein và enzyme để đưa chất dinh dưỡng vào các bộ phận
của cơ thể sẽ gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra nước còn nhiệm vụ thanh lọc và
giải phóng các độc tố xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa và hô hấp một
cách hiệu quả. Nước là thành phần chủ yếu của lớp sụn và chất hoạt dịch, khi
bộ phận này được cung cấp đủ nước, sự va chạm trực tiếp sẽ giảm đi, từ đó
giảm nguy cơ viêm khớp. Uống đủ nước làm cho hệ thống bài tiết được hoạt

5


động thường xuyên, bài thải những chất độc trong cơ thể, có thể ngăn ngừa sự
tồn đọng lâu dài của những độc tố gây ung thư. Uống nhiều nước hằng ngày
sẽ làm loãng và gia tăng lượng nước bài tiết cũng như góp phần thúc đẩy sự
lưu thông toàn cơ thể, từ đó ngăn ngừa hình thành của các loại sỏi: Đường tiết
niệu, bang quang, niệu quản…
1.1.2 Vai trò của nước đối với nền kinh tế
Đối với một quốc gia thì tài nguyên nước cũng như đất đai, rừng, biển,
hầm mỏ…đều là tài nguyên vô cùng quý báu. Không phải ngẫu nhiên mà các
khu dân cư phát triển, các thủ đô, thành phố lớn của nhiều nước trên thế giới
hầu hết đều nằm trên sông, Hà Nội, Việt Trì trên bờ sông Hồng, Huế với dòng
sông Hương…
Trước kia, khi công nghiệp chưa phát triển con người sống bằng việc
trồng trọt và chăn nuôi, nhờ những đồng bằng phì nhiêu ven sông có đủ nước
các nhà khoa học trên thế giới đều cho rằng nền văn minh của một nước là
“Đất màu mỡ, đất có đủ nước và đát không bị rửa trôi, xói mòn đi đến nghèo
kiệt” Khi chưa có phương tiện giao thông thì nguồn nước sông ngòi là
phương tiện giao thông vận chuyển chủ yếu.
Ngày nay trong điều kiện phát triển mới của nền kinh tế, không có một
hoạt động nào của con người liên quan đến việc khai thác sông ngòi, nguồn
nước. Nước sông chảy qua các công trình đầu mối trạm bơm đi vào các

đường ống dẫn nước, kênh mương để phục vụ cho sinh hoạt, tưới tiêu, chăn
nuôi,… cho công nghiệp hóa học, nước làm sạch nồi hơi, máy móc, làm quay
các tuabin phát điện, phục vụ cho giao thông vận tải, quốc phòng…
Miền Bắc nước ta có một mạng lưới sông ngòi dày đặc( trên 1080 con
sông trong tổng số 2360 con sông trên toàn quốc) chằng chịt đồng bằng với
đồi núi, miền ngược với miền xuôi, từ Hải Phòng, Nam Định có thể đi vào
đến miền Trung theo các kênh đào lớn nhỏ, nguồn nước sông đủ tưới chủ
động cho 30,01% tổng diện tích đất canh tác trên toàn quốc.

6


Nguồn nước sông là nguồn nước chủ động cho phát triển nhà máy,
thủy điện Thác Bà( Yên Bái), Hòa Bình( Hòa Bình), Sơn La( tỉnh Sơn La),
Thác Mơ( Tuyên Quang), Yaly(Gia Lai), Trị An( Đồng Nai), Sesan( Đaklăk).
Năng lượng của nguồn nước sông ngòi có đến gần 500 tỷ KW/h hằng năm.
1.2 Hiện trạng môi trường nước ở Việt Nam
1.2.1 Môi trường nước ở Việt Nam
Theo báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2010 Việt Nam có
mạng lưới sông ngòi dày đặc trong đó có 13 hệ thống sông lớn có diện tích
trên 10.000 Km2. Tài nguyên nước mặt tương đối phong phúc chiếm khoảng
2% tổng lượng dòng chảy của các sông trên thế giới. Tổng lượng dòng chảy
năm sông Mekong khoảng 500km3, chiếm tới 59% tổng lượng dòng chảy các
sông trong cả nước, ngoài ra còn các hệ thống sông Hồng, sông Thu Bồn,
sông Cả, sông Đồng Nai…
Bên cạnh đó, Việt Nam có rất nhiều loại hồ tự nhiên, đầm phá, vực
nước có kích thước khác nhau, tùy thuộc vào mùa. Một số hồ lớn được biết
đến như hồ Lắk rộng 10km2 tại tỉnh Đắk Lắk, hồ Ba bể rộng 5km 2 tại tình Bắc
Kan và Hồ Tây rộng 4,5km2 tại Hà Nội.
Việt Nam có hàng nghìn hồ đập nhân tạo với tổng sức chứa lên đến 26

tỷ m3 nước. Sáu hồ lớn nhất có sức chứa trên 1 tỷ m 3 đang được sử dụng để
khai thác điện là hồ Hòa Bình, Thác Bà, Trị An, Dầu Tiếng, Thác Mười và
Ya-ly. Nhiều hồ và đập nhỏ hơn trên khắp toàn quốc phục vụ tưới tiêu và sinh
hoạt khác
Theo số liệu thống kê của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, cả nước có
hơn 3.500 hồ chứa lớn nhỏ.
Mặc dù tài nguyên nước Việt Nam có trữ lượng dồi dào thực tế nguồn
nước có sử dụng ngay lại có hạn và phân bố không đồng đều.
Theo khuyến cáo của các tổ chức Quốc tế về tài nguyên nước, ngưỡng
khai thác được phép giới hạn trong phạm vi 30% lượng dòng chảy. Thực tế

7


hiện nay các con sông trên các khu vực đều vượt mức cho phép đặc biệt các
tỉnh thuộc khu vực Duyên Hải Miền Trung và Nam Bộ.
1.2.2 Hiện trạng chất lượng nước mặt
Việt Nam có mạng lưới sông ngòi dày đặc, trong đó có 13 hệ thống
sông lớn trên cả nước.
Chất lượng các nguồn nước mặt đang suy giảm rõ rệt. Nhiều sông,
hồ, kênh, rạch ở các thành phố lớn, các khu dân cư tập trung đang dần biến
thành nơi chứa các chất thải đô thị, chất thải công nghiệp chưa qua xử lý. Ở
các khu vực nông thôn, tình trạng ô nhiễm môi trường nước mặt từ nguồn
nước thải sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi và các sản xuất của
làng nghề. Nhìn chung các đoạn sông chảy qua khu đô thị, hay khu vực sản
xuất nông nghiệp, công nghiệp, khai khoáng…, hầu như các con sông trên cả
nước nhiều nồng độ vượt quá quy chuẩn cho phép dao động tư 1,5-3 lần. Tình
trạng ô nhiễm này đã kéo dài trong nhiều năm gây ảnh hưởng nghiêm trọng
đến đời sống sinh hoạt của dân cư và làm mất mĩ quan của khu vực.
Hầu hết các ao, hồ, kênh khu vực thành phố, nông thôn đều bị ô

nhiễm nghiêm trọng vươt mức quy chuẩn cho phép. Nhiều nơi đã trở thành
kênh nước thải chủ yếu là ô nhiễm hữu cơ, phú dưỡng nguồn nước, các thông
số vượt quá QCVN 08:2008/BTNMT loại B2.
1.2.3 Hiện trạng chất lượng nước dưới đất
Nước dưới đất là một hợp phần quan trọng của tài nguyên nước, là
nguồn cung cấp nước quan trọng cho sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp.
Hiện nay, trữ lượng nước dưới đất cung cấp từ 35-50% tổng lượng nước cấp
sinh hoạt trên toàn quốc.
Nguồn nước khá phong phú do mưa nhiều và phân bố rộng. 80%
lượng nước dưới đất được khai thác từ các trầm tích bở rời tập trung tại các
đồng bằng lớn. Để khai thác nước ngầm hiện nay độ sâu trung bình các giếng
khoan khoảng 100m đối với đồng bằng Bắc Bộ, Trung Bộ và Tây Nguyên…

8


và trên 300m đối với các lỗ khoan ở Đồng Bằng Sông Cửu Long càng trở về
sau này con số trung bình này càng tăng, là nguy cơ báo hiệu sự khai thác
vượt mức và sự suy giảm nguồn tài nguyên nước dưới đât này ngày càng đáng
báo động.
Lượng nước dưới đất phục vụ cấp nước sinh hoạt chiếm tỉ trọng cao. ở
khu vực miên Bắc sau khi được khai thác đều được xử lý sắt trước khi đưa
vào sử dụng. Tại các nhà máy nước các tình miền Trung và miền Nam nước
dưới đất được khai thá từ giếng và đưa thẳng vào đường ống, không qua xử lý
hoặc xử lý sơ bộ bằng công nghệ truyền thống.
1.2.4 Nhu cầu sử dụng nước cho sản xuất
Dân số ngày càng tăng cùng với sự phát triển kinh tế -xã hội nhu cầu
của con người ngày càng cao, đòi hỏi sử dụng tài nguyên cũng tăng theo, tài
nguyên nước cũng không nằm ngoại trừ. Với một quốc gia 73% dân số làm
nông nghiệp thì nhu cầu sử dụng nước cho nông nghiệp là rất lớn. Bên cạnh

đó cũng nằm trong top những nước đang phát triển, nhu cầu nước dành cho
hoạt động ngày càng tăng cao.
Theo thống kê lượng nước hằng năm sử dụng cho hoạt động sản xuất
nông nghiệp là 93 tỉ m3, cho công nghiệp khoảng 17,3 tỉ m3 và cho nghành
dịch vụ khoảng 3,09 tỉ m3 . Trong tương lai theo dự báo đến khoảng năm
2030, cơ cấu sử dụng nước giữa các nghành sẽ có biến đổi theo xu hướng:
nông nghiệp 75%, công nghiệp 16%, dịch vụ tiêu dùng 9%. Trong nông
nghiệp nước dùng cho canh tác lúa là chủ yếu. Tập quán sản xuất lúa nước
truyền thống ngày nay thường sử dụng nhiều nước. Lượng nước tưới mặt
ruộng hàng vụ tiêu tốn từ 4500-6500 m3/ha trong vụ Hè Thu, vụ Đông Xuân
với khoảng 5500-6500m3. Tương tự đối với nghành công nghiệp, Ngành sản
xuất công nghiệp nào cũng cần đến nước. Một vài ngành công nghiệp có nhu
cầu sử dụng nước rất cao so với các ngành khác. Ví dụ, phải mất 10lít nước
để sản xuất ra 1 tờ giấy; tương tự, cần 91 lít nước để sản xuất ra 500g nhựa.

9


Việt Nam là nước Đông Nam Á có nhiều phí nhất cho thủy lợi. Cả nước
hiện nay có 75 hệ thống thủy nông với 659 hồ, đập lớn và vừa, trên trên 3500
hồ đập nhỏ 1000 cống tiêu, trên 2000 trạm bơm lớn nhỏ, trên 10000 máy bơm
các loại có khả năng cung cấp 60-70 tỷ m 3/năm. Tuy nhiên, hệ thống thủy
nông đã xuống cấp nghiêm trọng chỉ đáp ứng 50-60% công suất thiêt kế.
Lượng nước sử dụng hằng năm cho nông nghiệp khoảng 93 tỷ m3 , cho công
nghiệp khoảng 17,3 tỷ m3, cho dịch vụ là 2 tỷ m 3, cho sinh hoạt là 3,09 tỷ m 3.
Tính đến năm 2030 cơ cấu dùng nước sẽ thay đổi theo xu hướng Nông nghiệp
75%, Công nghiệp 16%, tiêu dùng 9%. Nhu cầu dùng nước sẽ tăng gấp đôi,
chiếm khoảng 1/10 lượng nước sông ngòi, 1/3 lượng nước nội địa, 1/3 lượng
nước chảy ổn định. Do lượng mưa lớn, địa hình dốc, nước ta là một trong 14
nước có tiềm năng thuỷ điện lớn. Các nhà máy thủy điện hiện nay sản xuất

khoảng 11 tỷ kwh, chiếm 72 đến 75% sản lượng điện cả nước. Với tồng chiều
dài các sông và kênh khoảng 40000 Km đã đưa và khai thác vận tải 1500 km,
trong đó quản lý trên 800km. có những sông suối tự nhiên, thác nước,…
Được sử dụng làm các điểm tham quan du lịch. Về nuôi trồng thủy hải sản,
nước ta có 1 triệu ha mặt nước ngọt, 400000 ha mặt nước lợ và 1470 000 ha
mặt nước sông ngòi, có hơn 14 triệu ha mặt nước nội thủy và lãnh hải. Tuy
nhiên cho đến nay mới sử dụng 12,5% diện tích mặt nước lợ, nước mặn và
31% diện tích mặt nước ngọt. Nhiều hồ và đập nhỏ hơn trên khắp toàn quốc
phục vụ tưới tiêu như Cấm Sơn (Bắc Giang), Bến En và Cửa Đạt (Thanh
Hóa), Đô Lương (Nghệ An)… Theo số liệu thống kê, Việt Nam hiện có hơn
3500 hồ chứa nhỏ và khoảng 650 hồ chứa cỡ lớn và trung bình dùng để sản
xuất thủy điện, kiểm soát lũ lụt, giao thông đường thủy, thủy lợi và nuôi trồng
thủy hải sản.
1.2.5 Nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt.
Đời sống sinh hoạt hằng ngày của con người sử dụng rất nhiều nước
sinh hoạt. về mặt sinh lý mỗi người cần 1-2 lít nước/ ngày. Và trung bình nhu

10


cầu sử dụng nước sinh hoạt của một người trong một ngày 10-15 lít cho vệ
sinh cá nhân, 20-200 lít cho tắm, 20-50 lít cho làm cơm, 40-80 lít cho giặt
bằng máy….
-

Ở khu vực thành thị
Việt Nam có 708 đô thị bao gồm 5 thành phố trực thuộc Trung Ương,

86 thành phố và thị xã thuộc tỉnh, 617 thị trấn với 21,59 triệu người( chiếm
26,3% dân số toàn quốc). Có trên 240 nhà máy cấp nước đô thị với tổng công

suất thiết kế là 3,42 triệu m3/ ngày. Trong đó 92 nhà máy sử dụng nguồn nước
mặt với tổng công suất khoảng 1,95 triệu m 3/ngày và 148 nhà máy sử dụng
nguồn nước dưới đất với tổng công suất khoảng 1,47 triệu m 3/ngày. Một số
địa phương khai thác 100% nước dưới đất để cung cấp cho sinh hoạt sản xuất
như Hà Nội, Hà Tây, Hưng Yên, Vĩnh Phúc…..và tỉnh thành Hải Phòng, Hà
Nam, Nam Định, Gia Lai, Thái Bình… khai thác 100% nước mặt. Nhiều địa
phương dùng cả hai nguồn nước. Tổng công suất nước hiện có của các nhà
máy cấp nước có thể cung cấp khoảng 150 lít nước sạch mỗi ngày. Tuy nhiên,
do cơ sơ hạ tầng xuống cấp lạc hậu nên tỷ lệ thất thoát nước sạch khá cao(có
nơi tỉ lệ lên tới 40%) nên thực tế nhiều đô thị chỉ có khoảng 40-50
lít/người/ngày.
-

Khu vực nông thôn
Đối với khu vực nông thôn Việt Nam có khoảng 36.7 triệu người dân

được cấp nước sạch (trên tổng số người dân 60,44 triệu). Tỉ lệ dân số nông
thôn được cấp nước sinh hoạt lớn nhất ở vùng Nam Bộ chiếm khoảng 66,7%,
đồng bằng sông Hồng 65,1% Đồng Bằng Sông Cửu Long 62,1%. Tại Hà Nội,
tổng lượng nước dưới đất được khai thác là 1.100.000 m 3/ngày đêm. Trong đó
phía nam sông Hồng khai thác với lưu lượng 700.000m 3/ngày đêm. Trên địa
bàn Hà Nội hiện nay khoảng trên 100.000 giếng khoan khai thác nước kiểu
UNICEF của các hộ gia đình, hơn 200 giếng khoan của công ty nước sạch
quản lý và 500 giếng khoan khai thác nước của các trạm phát nước nông thôn.

11


Các tỉnh ven biển miền Tây Nam Bộ như: Kiên Giang, Trà Vinh, Bến Tre,
Long An do nguồn nước ngọt trên các sông rạch ao hồ không đủ phục vụ nhu

cầu của đời sống và sản xuất, vì vậy nguồn nước cung cấp chủ yếu được khai
thác từ nguồn dưới đất. Khoảng 80% dân số ở bốn tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng,
Bạc Liêu, Nghệ An, Cà Mau đang sử dụng nước ngầm mỗi ngày.
1.3 Nguyên nhân gây suy giảm chất lượng, lưu lượng nước
Có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến tình trạng ô
nhiễm môi trường nước như sự gia tăng dân số, mặt trái của quá trình công
nghiệp hoá, hiện đại hoá, cơ sở hạ tầng yếu kém, lạc hậu, nhận thức của người
dân về vấn đề môi trường còn chưa cao… Đáng chú ý là sự bất cập trong hoạt
động quản lý, bảo vệ môi trường. Nhận thức của nhiều cơ quan quản lý, tổ
chức và cá nhân có trách nhiệm về nhiệm vụ bảo vệ môi trường nước chưa
sâu sắc và đầy đủ, chưa thấy rõ ô nhiễm môi trường nước là loại ô nhiễm gây
nguy hiểm trực tiếp, hàng ngày và khó khắc phục đối với đời sống con người
cũng như sự phát triển bền vững của đất nước.
1.3.1 Khai thác, sử dụng quá mức
Nhằm đáp ứng nhu cầu con người đã khai thác sử dụng quá mức nguồn
tài nguyên nước mặt và nước ngầm, với nhu cầu sinh hoạt, sản xuất công
nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ con người đã sử dụng tài nguyên nước một cách
vượt mức, khai thác nước ngầm để tưới tiêu cho cây trồng công nghiệp, sử
dụng nước để làm mát tua bin,… trong các nhà máy nhưng không xử lý mà xả
ra ngoài môi trường một cách trực tiếp. Bên cạnh đó lãng phí diễn ra ở nhiều
nơi, chưa kết hợp hài hòa giữa khai thác, sử dụng nước mặt với nước dưới
đất. Nước mặt và nước dưới đất có mối quan hệ thủy động lực rất chặt chẽ và
bổ sung cho nhau tùy theo điều kiện nguồn nước trong năm nên trong bất kỳ
điều kiện nào, cũng phải chú ý đến tính thống nhất của chúng. Khai thác quá
mức tài nguyên nước và các tài nguyên liên quan đến nước như đất, rừng
khiến tài nguyên nước bị suy kiệt. Ngoài ra, các hồ thuỷ điện lớn khi vận hành

12



chỉ nhằm phục vụ cho phát điện cũng gây cạn kiệt dòng chảy cho hạ lưu. Mực
nước của một số sông, như sông Hồng những năm gần dây xuống thấp ngoài
nguyên nhân suy giảm lượng mưa còn do việc vận hành của các hồ Hoà Bình
và các hồ loại vừa và lớn ở thượng nguồn thuộc đất Trung Quốc.
Việc Trung Quốc đã và sẽ xây dựng các đập lớn trên thượng nguồn
sông Đà như đập Long Mạ cao 140m, đập Japudu cao 95m, đập Gelanta cao
113m với mục đích chính là phát điện thì ngay cả thuỷ điện Sơn La và Hoà
Bình cũng bị ảnh hưởng do chế độ vận hành của các hồ này…, và các đập ở
thượng nguồn sông Cửu Long, sẽ gây ảnh hưởng tới chế độ thuỷ văn, cũng
như sự bồi lắng của Đồng Bằng Sông Cửu Long… không chỉ gây ảnh hưởng
lớn tới điều kiện tự nhiên mà còn ảnh hưởng tới các mặt kinh tế - xã hội.
1.3.2. Suy thoái chất lượng, lưu lượng nước do hoạt động công nghiệp
Các Khu Công Nghiệp chưa kiểm soát được các nguồn thải và chưa
quan tâm đầu tư thoả đáng cho các hệ thống thu gom, xử lý các chất thải lỏng,
chất thải rắn.
Tốc độ đô thị hoá, công nghiệp hoá, làng nghề thủ công ngày càng mở
rộng, lượng chất thải rắn, chất thải lỏng chưa kiểm soát được thải vào nguồn
nước sẽ gây ô nhiễm suy thoái nhanh các nguồn nước mặt, nước dưới đất làm
gia tăng tình trạng thiếu nước và ô nhiễm nước nhất là về mùa khô. Điển hình
nhất là ở sông Nhuệ, sông Thị Vải.
Các khu công nghiệp trong việc xử lý nước thải còn nhiều thiếu sót,
với các công nghệ lạc hậu,trốn tránh việc xử lý nước thải xả thẳng ra môi
trường bên ngoài, nhiều con sông dẫn đến ô nhiễm trầm trọng, cá chết hàng
loạt, nguồn nước không mùi hôi thối, không thể sử dụng cho mục đích tưới
tiêu hay mục đích khác.

13


1.3.3. Suy thoái chất lượng, lưu lượng lượng nước do hoạt động nông

nghiệp
Với các hoạt động sản xuất nông nghiệp, sau khi sử dụng thuốc bảo vệ
thực vật các loại chai, lọ, túi… Đựng thuốc không được thu gom mà vứt bừa
bãi trên các kênh mương theo dòng chảy làm ô nhiễm nguồn nước mặt, do
hoạt động tưới tiêu. Bên cạnh đó việc các dòng nước thải được các loài thực
vật hấp thụ theo rễ cây đi xuống sâu dưới các tầng nước ngầm, dẫn đến nước
dưới đất có thể ô nhiễm các loại kim loại nặng
Các loại phế phụ phẩm hoặc cây trồng sau khi thu hoạch do nhiễm
bệnh, không được thu gom xử lý riêng lại đổ ở các kênh dấn đến các mần
bệnh theo nguồn nước lây lan khi phân hủy dẫn đến nguồn nước bị hôi thối và
ô nhiễm do quá nhiều hữu cơ.
1.3.4. Suy thoái chất lượng, lưu lượng nước từ các nguồn khác
Chưa có biện pháp hiệu quả phát triển nguồn nước, điều hòa hợp lý
dòng chảy trên lưu vực sông, trong mạng lưới sông ngòi, suy giảm rừng, thay
đổi sử dụng đất trên lưu vực theo chiều hướng làm suy giảm khả năng điều
tiết dòng chảy LVS, giảm tỷ lệ diện tích các thủy vực, giảm nguồn nước mặt,
nguồn nước bổ cập cho các tầng nước dưới đất vào mùa mưa và gia tăng hạ
thấp mực nước dưới đất vào mùa khô
Việc khai thác, sử dụng nước chưa hợp lý, khai thác, sử dụng ở thượng
lưu, chưa chú ý đầy đủ tới khai thác, sử dụng ở hạ lưu, quản lý, vận hành các
hồ chứa thủy lợi, thủy điện còn chưa hợp lý. Thường phải chú trọng một vài
lợi ích chính, các lợi ích khác có thời kỳ bị xem nhẹ. Ngoài ra, do trên các lưu
vực thường có hệ thống hoặc bậc thang các hồ chứa mà lại thiếu phối hợp nên
luôn có tình trạng hồ trên tích được đầy nước thì hồ phía hạ lưu không còn đủ
nước (Ví dụ như việc tích nước vào các hồ chứa ở Trung Quốc trên phần Lưu
vực sông Hồng thường làm giảm đáng kể nguồn nước về nước ta làm cho các
hồ chứa rất khó khăn trong tích nước đầy hồ).

14



Năng lực hoạt động của công trình hồ chứa thủy lợi hầu hết đã và đang
bị xuống cấp, nhiều hệ thống công trình thuỷ lợi đang vận hành dưới công
suất thiết kế. Năng lực trữ nước của nhiều hồ chứa nước bị giảm đáng kể do
bồi lắng, tổn thất nước chiếm tỷ lệ lớn, khó đảm bảo an toàn. Cơ sở hạ tầng
phân phối nước sau công trình đầu mối bị xuống cấp nên tổn thất nước trong
nhiều hệ thống công trình thủy lợi còn chiếm tỷ lệ quá lớn, hiệu quả sử dụng
nước còn thấp. Tình trạng ở đầu mối các công trình luôn thừa nước, nhưng
chưa tới cuối công trình phân phối thì đã hết nước là khá phổ biến.
Công trình thủy điện, thủy lợi đều gây thay đổi lớn chế độ nguồn
nước, chất lượng nước và các hệ thủy sinh ở cả thượng và hạ lưu dòng sông.
Về nguyên tắc, hồ chứa tạo điều kiện để điều hòa dòng chảy, trữ nước trong
mùa lũ và bổ sung nước vào mùa cạn, nhưng thực tế hoàn tòan khác: Do bảo
đảm phát điện hoặc nước tưới nên việc vận hành nhiều hồ chứa chưa phân
phối, điều hòa nguồn nước cho các nhu cầu sử dụng một cách hợp lý. Chưa có
cơ chế cần thiết để bảo đảm hài hòa giữa các lợi ích chính, giữa chống lũ và
phát điện, giữa tưới và cấp nước cho hạ du, cấp nước sinh hoạt, duy trì dòng
chảy, đẩy mặn ở vùng cửa sông ven biển...
1.4 Tình hình quản lý môi trường nước
1.4.1 Tình hình quản lý nước trên Thế Giới
Hằng năm có hàng nghìn người chết vì không tiếp cận được nước sạch.
Vấn đề an toàn nguồn nước có mốt quan hệ mật thiết quan hệ giáo dục và
thực hiện VSMT, đó là lý do vì sao chúng ta cần phải học cách tiếp cận tổng
hợp và phương thức quản lý trong quá trình đưa nước sạch đến với người
nghèo trên thế giới
Sự nghiêm trọng của tình trạng lũ lụt, ô nhiễm, chất thải hủy hoại hệ
sinh thái ở nhiều quốc gia đòi hỏi phải thực hiện một phương án toàn diện,
tổng hợp tài nguyên nước nhằm bảo tồn cho tương lai. Sự tồi tệ ngày càng

15



×