Tải bản đầy đủ (.doc) (80 trang)

Đánh giá hiện trạng nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp tại huyện đồng văn tỉnh hà giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (844.49 KB, 80 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
-------  -------

PHẠM THẾ DU

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG NGUỒN NƯỚC
PHỤC VỤ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
TẠI HUYỆN ĐỒNG VĂN, TỈNH HÀ GIANG

Hà Nội - 2016


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
-------  -------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG NGUỒN NƯỚC
PHỤC VỤ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
TẠI HUYỆN ĐỒNG VĂN, TỈNH HÀ GIANG

Người thực hiện

: PHẠM THẾ DU


Lớp

: QLA

Khóa

: 57

Chuyên ngành

: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

Giáo viên hướng dẫn : ThS. NGUYỄN THỊ GIANG


Hà Nội – 2016

ii


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã
nhận được rất nhiều sự giúp đỡ tận tình từ các thầy cô giáo trong Khoa Quản Lý Đất
Đai và các cán bộ của UBND huyện Đồng Văn.
Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu trường Học
viện Nông nghiệp Việt Nam, Khoa Quản lý Đất đai; bộ môn Tài nguyên nước; cảm ơn
các thầy giáo, cô giáo đã truyền đạt cho tôi những kiến thức và những kinh nghiệm quý
báu trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu trên giảng đường đại học vừa qua.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới Th.S Nguyễn Thị Giang –
người đã dành nhiều thời gian, tạo điều kiện thuận lợi, hướng dẫn tôi tận tình về

phương pháp nghiên cứu và cách thức thực hiện các nội dung của đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo của UBND huyện Đồng Văn, đã nhiệt
tình giúp đỡ và tạo điều kiện thực tập, cung cấp thông tin, số liệu cần thiết phục vụ cho
quá trình thực hiện và hoàn thiện đề tài này.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới tập thể lớp K57-QLA, gia đình và bạn
bè đã luôn giúp đỡ, chia sẻ, động viên và khích lệ tôi trong suốt thời gian học tập và
rèn luyện tại Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam.
Trong quá trình thực hiện đề tài, do điều kiện về thời gian, và trình độ nghiên cứu
của bản thân còn nhiều hạn chế nên khi thực hiện đề tài khó tránh khỏi những thiếu sót. Vì
vậy, tôi rất mong nhận được sự quan tâm đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn
để Khóa luận tốt nghiệp này được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày … tháng ... năm 2016
Sinh viên thực hiện

Phạm Thế Du

i


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN.........................................................................................................i
..............................................................................................................i
2. Mục đích, yêu cầu nghiên cứu...........................................................................................2

Chương 1...............................................................................................................3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU......................................................................................3
1.1. Tầm quan trọng của tài nguyên nước.............................................................................3
1.1.1. Vai trò của nước đối với sức khỏe con người.................................................................................4
1.1.2. Vai trò của nước đối với nền kinh tế...............................................................................................4


Bảng 1.1: Dự báo tiêu thụ nước cho các lĩnh vực, tỷ m3/năm.............................6
1.2. Hiện trạng tài nguyên nước trên thế giới và Việt Nam....................................................6
1.2.1. Hiện trạng tài nguyên nước trên thế giới.......................................................................................6
1.2.2. Tài nguyên nước ở Việt Nam..........................................................................................................6

Bảng 1.2: Trữ lượng nước mặt của các sông........................................................7
1.4.1. Tình hình quản lý tài nguyên nước trên Thế giới..........................................................................16
1.4.2. Tình hình quản lý tài nguyên nước tại Việt Nam..........................................................................20

Chương 2.............................................................................................................22
ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
..............................................................................................................................22
2.1. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................................22
2.2. Phạm vi nghiên cứu.....................................................................................................22
2.3. Nội dung nghiên cứu....................................................................................................22
2.3.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội huyện Đồng Văn................................................22
2.3.2. Hiện trạng sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Đồng Văn..................................................22
2.3.3. Hiện trạng nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Đồng Văn...............22
2.3.4. Đề xuất một số giải pháp khắc phục khó khăn về nguồn nước trong sản xuất nông nghiệp.......22

2.4. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................................22
2.4.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu............................................................................................22
2.4.2. Phương pháp điều tra, khảo sát thu thập số liệu.........................................................................23
2.4.3. Phương pháp phân tích, tổng hợp và xử lý số liệu.......................................................................24

Chương 3.............................................................................................................25
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN............................................................................25
Bảng 3.1: Tài nguyên đất của huyện Đồng Văn năm 2015................................27
Bảng 3.2: Kết quả chuyển dịch cơ cấu của huyện Đồng Văn............................30

Bảng 3.3. Hiện trạng sử dụng một số loại đất nông nghiệp năm 2015..............42

ii


.......................................................................................................................................... 42
3.3. Hiện trạng nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Đồng Văn.....43
3.3.1. Hiện trạng nguồn nước.............................................................................................43

Bảng 3.4 : Lượng mưa trên địa bàn huyện Đồng Văn 2011 – 2015..................43
Bảng 3.5 : Phân bố hệ thống kênh trên địa bàn huyện Đồng Văn......................47
Bảng 3.6: Phân bố hệ thống thủy nông tại khu vực nghiên cứu.........................48
3.3.3. Hiện trạng sử dụng nước trong sản xuất nông nghiệp.................................................................49

Bảng 3.7: Cơ cấu một số loại cây trồng chính trên huyện Đồng Văn năm 2015
..............................................................................................................................49
Bảng 3.8: Cơ cấu một số loại cây trồng chính của các hộ điều tra tại khu vực
nghiên cứu............................................................................................................50
Bảng 3.9: Hiện trạng sử dụng nước trong sản xuất lúa......................................51
tại địa điểm điều tra.............................................................................................51
Bảng 3.10: Hiệu ích tưới nước của hệ thống thủy nông huyện Đồng Văn........52
Bảng 3.11: Hiệu ích tưới thiết kế của hệ thống thủy nông ................................53
tại địa điểm điều tra.............................................................................................53
Bảng 3.12: Năng suất lúa bình quân năm 2015 tại địa điểm điều tra.................54
Bảng 3.13: Năng suất ngô bình quân năm 2015 tại địa điểm điều tra................55
3.5. Đề xuất một số giải pháp khắc phục khó khăn...............................................................57
3.5.3. Giải pháp về tổ chức thực hiện.....................................................................................................57

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................................58
1. Kết luận.......................................................................................................................... 58


iii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BQ
BVMT
CT
DT
KHH
NN và PTNT
NVQS
PC&CCR
QLMT
TNMT
VSMT
XHCN

: Bình quân
: Bảo vệ môi trường
: công trình
: Diện tích
: kế hoạch hóa
: Nông nghiệp và phát triển nông thôn
: nghĩa vụ quân sự
: Phòng cháy và chữa cháy rừng
: Quản lý môi trường
: Tài nguyên môi trường
: Vệ sinh môi trường
: Xã hội chủ nghĩa


iv


DANH MỤC BẢNG
..............................................................................................................i
2. Mục đích, yêu cầu nghiên cứu...........................................................................................2

Chương 1...............................................................................................................3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU......................................................................................3
Bảng 1.1: Dự báo tiêu thụ nước cho các lĩnh vực, tỷ m3/năm.............................6
Bảng 1.2: Trữ lượng nước mặt của các sông........................................................7
Chương 2.............................................................................................................22
ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
..............................................................................................................................22
2.1. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................................22
2.2. Phạm vi nghiên cứu.....................................................................................................22
2.3. Nội dung nghiên cứu....................................................................................................22
2.3.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội huyện Đồng Văn................................................22
2.3.2. Hiện trạng sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Đồng Văn..................................................22
2.3.3. Hiện trạng nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Đồng Văn...............22
2.3.4. Đề xuất một số giải pháp khắc phục khó khăn về nguồn nước trong sản xuất nông nghiệp.......22

2.4. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................................22
2.4.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu............................................................................................22
2.4.2. Phương pháp điều tra, khảo sát thu thập số liệu.........................................................................23
2.4.3. Phương pháp phân tích, tổng hợp và xử lý số liệu.......................................................................24

Chương 3.............................................................................................................25
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN............................................................................25

Bảng 3.1: Tài nguyên đất của huyện Đồng Văn năm 2015................................27
Bảng 3.2: Kết quả chuyển dịch cơ cấu của huyện Đồng Văn............................30
Bảng 3.3. Hiện trạng sử dụng một số loại đất nông nghiệp năm 2015..............42
.......................................................................................................................................... 42
3.3. Hiện trạng nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Đồng Văn.....43
3.3.1. Hiện trạng nguồn nước.............................................................................................43

Bảng 3.4 : Lượng mưa trên địa bàn huyện Đồng Văn 2011 – 2015..................43
Bảng 3.5 : Phân bố hệ thống kênh trên địa bàn huyện Đồng Văn......................47
Bảng 3.6: Phân bố hệ thống thủy nông tại khu vực nghiên cứu.........................48
3.3.3. Hiện trạng sử dụng nước trong sản xuất nông nghiệp.................................................................49

Bảng 3.7: Cơ cấu một số loại cây trồng chính trên huyện Đồng Văn năm 2015
..............................................................................................................................49
v


Bảng 3.8: Cơ cấu một số loại cây trồng chính của các hộ điều tra tại khu vực
nghiên cứu............................................................................................................50
Bảng 3.9: Hiện trạng sử dụng nước trong sản xuất lúa......................................51
tại địa điểm điều tra.............................................................................................51
Bảng 3.10: Hiệu ích tưới nước của hệ thống thủy nông huyện Đồng Văn........52
Bảng 3.11: Hiệu ích tưới thiết kế của hệ thống thủy nông ................................53
tại địa điểm điều tra.............................................................................................53
Bảng 3.12: Năng suất lúa bình quân năm 2015 tại địa điểm điều tra.................54
Bảng 3.13: Năng suất ngô bình quân năm 2015 tại địa điểm điều tra................55
3.5. Đề xuất một số giải pháp khắc phục khó khăn...............................................................57
3.5.3. Giải pháp về tổ chức thực hiện.....................................................................................................57

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................................58

1. Kết luận.......................................................................................................................... 58

vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Bản đồ khu vực nghiên cứu................................................................23
Hình 3.2: Biểu đồ cơ cấu đất nông nghiệp huyện Đồng Văn năm 2015............42
Hình 3.3: Biểu đồ lượng mưa huyện Đồng Văn 2011 - 2015............................44
Hình 3.4: Vị trí sông Nho Quế trên địa bàn huyện Đồng Văn...........................44
Hình 3.5: Sơ đồ phân bố hồ treo huyện Đồng Văn.............................................46
Hình 3.6: hồ treo thôn Má Lầu, xã Ma Lé, huyện Đồng Văn............................46
Hình 3.7: Hiện trạng hệ thống kênh trên địa bàn huyện Đồng Văn...................47
Hình 3.8: Biểu đồ cơ cấu cây trồng chính trên huyện Đồng Văn năm 2015.....49
Hình 3.9: Biểu đồ năng suất lúa năm 2015 tại địa điểm nghiên cứu..................54
Hình 3.10: Biểu đồ năng suất ngô năm 2015 tại địa điểm nghiên cứu..............56

vii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Việt Nam là một nước đi lên từ nông nghiệp với truyền thống của nền sản xuất lúa
nước. Đến nay sản xuất nông nghiệp đang chiếm một tỷ trọng khá lớn (21,75%) trong
GDP. Lực lượng lao động trong nông nghiệp (nông dân) cũng đang chiếm một tỷ lệ
cao (53,9%) trong tổng lực lượng lao động của cả nước. Vì vậy ở Việt Nam, Nông
nghiệp luôn giữ một vị trí rất quan trọng trong đời sống kinh tế, xã hội, chính trị của
đất nước. Nông nghiệp hiểu theo nghĩa rộng bao gồm các hợp phần: trồng trọt, chăn
nuôi và nuôi trồng thủy sản. Trong lĩnh vực trồng trọt, dân ta có câu: “nhất nước, nhì
phân, tam cần, tứ giống” thể hiện tầm quan trọng của các yếu tố: nước, phân bón,

chuyên cần và giống đối với năng suất, chất lượng của cây trồng. Theo đó, nước được
xem là yếu tố quan trọng bậc nhất đối với cây trồng. Vậy nên các nền văn minh nông
nghiệp, các vùng đồng bằng trù phú đều gắn liền với một dòng sông: văn minh sông
Hồng, văn minh sông Ấn. sông Hằng, … Tuy nhiên hiện nay, dân số ngày một tăng
nhanh, các hoạt động sản xuất diễn ra ngày càng mạnh mẽ, quá trình đô thị hóa, sự
nóng lên toàn cầu khiến các nguồn nước tưới cho nông nghiệp đang ngày một cạn
kiệt và suy thoái. Các hoạt động nông nghiệp muốn duy trì, không còn cách nào khác
là vẫn phải sử dụng nguồn nước mà từ lâu nay vẫn sử dụng, cho dù hiện nay nguồn
nước đó đã bị ô nhiễm
Trong đó, huyện Đồng Văn thuộc tỉnh Hà Giang là một huyện phát triển kinh tế
với tỷ trọng nông nghiệp còn khá cao, kinh tế hộ vẫn còn phụ thuộc phần lớn vào
hoạt động sản xuất nông nghiệp, Huyện có một nguồn tài nguyên nước hạn chế, chủ
yếu là từ sông Nho Quế và 2 con suối lớn. Ngoài ra, hệ thống những dòng suối nhỏ nằm
rải rác trên địa bàn huyện và ở độ cao thấp nên khả năng cung cấp nước để phục vụ sản
xuất và sinh hoạt còn rất nhiều hạn chế. Nguồn nước ngầm của huyện cũng chủ yếu tập
trung trong những các núi đá vôi, trữ lượng nhỏ, khai thác khó khăn. Trong những năm
qua nhân dân trên địa bàn huyện hầu hết là sử dụng nguồn nước dự trữ được mỗi khi
mưa về cho nên tình trạng thiếu nước trong một số xã thường xuyên xảy ra vào mùa khô,
gây khó khăn cho đời sống của nhân dân trong vùng.
1


Xuất phát từ thực tiễn đó, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: " Đánh giá hiện trạng
nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp tại huyện Đồng Văn - tỉnh Hà Giang".
2. Mục đích, yêu cầu nghiên cứu.
2.1. Mục đích nghiên cứu.
- Đánh giá hiện trạng nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện
Đồng Văn - tỉnh Hà Giang.
- Đề xuất một số giải pháp góp phần cải thiện, khắc phục những khó khăn về
hiện trạng nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp.

2.2. Yêu cầu nghiên cứu.
Nghiên cứu phải phản ánh đầy đủ, chính xác hiện trạng nguồn nước phục vụ
cho sản xuất nông nghiệp của khu vực nghiên cứu.

2


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tầm quan trọng của tài nguyên nước
Nước có vai trò quan trọng đối với sự sống trên trái đất, không có nước thì
không có sự tồn tại. Nước chiếm khoảng 70% trọng lượng cơ thể, 65-75% trọng
lượng cơ, 50% trọng lượng mỡ, 50% trọng lượng xương. Nước tồn tại ở hai dạng:
nước trong tế bào và nước ngoài tế bào. Nước trong tế bào có trong huyết tương máu,
dịch limpho, nước bọt. Huyết tương chiếm khoảng 20% lượng dịch ngoài tế bào của
cơ thể (3-4 lít). Nước là chất quan trọng để các phản ứng hóa học và sự trao đổi chất
diễn ra không ngừng trong cơ thể. Nước là dung môi, nhờ đó tất cả các chất dinh
dưỡng được đưa vào cơ thể, sau đó được chuyển vào máu dưới dạng dung dịch nước.
Nước là tài nguyên hết sức quan trọng đối với sự sống của con người và thiên
nhiên, tham gia thường xuyên vào các qúa trình sinh hóa trong cơ thể sống. Phần lớn
các phản ứng hóa học liên quan đến sự trao đổi chất trong cơ thể đều có dung môi là
nước. Đối với cơ thể sống, thì thiếu nước là một hiểm họa, thiếu ăn con người có thể
sống được một vài tuần, còn thiếu nước con người không thể sống trong vài ngày.
Nhu cầu sinh lý của con người 1 ngày cần ít nhất 1,83 lít nước vào cơ thể và có thể
nhiều hơn tùy cường độ lao động và tính chất của môi trường xung quanh.
Uống thật nhiều nước để tăng quá trình phân giải, khả năng trao đổi chất và
đào thải chất độc có thể chữa một số bệnh. Tắm nước khoáng nóng ở các suối nước
nóng tự nhiên để chữa các bệnh thấp khớp, bệnh ngoài da, bệnh tim mạch, bệnh
thần kinh….
Nước để phục vụ cho nhu cầu sản xuất công nghiệp là rất lớn. Nước dùng để

làm nguội các động cơ, làm quay các tubin, là dung môi để hòa tan các hóa chất
màu và các phản ứng hóa học. Mỗi ngành công nghiệp, mỗi loại hình sản xuất và
mỗi công nghệ yêu cầu một lượng nước, loại nước khác nhau. Nước góp phần làm
động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Nếu không có nước thì chắc chắn toàn bộ
các hệ thống sản xuất công nghiệp, nông nghiệp… trên hành tinh này đều ngừng
hoạt động và không tồn tại.
3


Hoạt động du lịch cũng gắn liền vói nguồn nước. Nước không những được
dùng để cung cấp cho sinh hoạt du lịch ăn, uống, tắm, giặt…mà còn là môi trường
tốt để phát triển các loại hình du lịch.[6]
1.1.1. Vai trò của nước đối với sức khỏe con người
Nước rất cần thiết cho các hoạt động sống của con người cũng như các sinh
vật. Nước cần thiết cho sự tăng trưởng và duy trì cơ thể bởi nó liên quan đến nhiều
quá trình quan trọng. Muốn tiêu hóa, hấp thụ tốt thức ăn thì cần phải có nước. Nhiều
nghiên cứu trên thế giới cho thấy chúng ta có thể nhịn ăn trong 5 tuần, nhưng nhịn
nước thì không quá 5 ngày. Cơ thể chỉ mất khoảng 10% nước là đã nguy hiểm đến
tính mạng và mất 20-22% nước sẽ dẫn đến tử vong.
Theo nghiên cứu của Viện dinh dưỡng quốc gia, khoảng 80% thành phần mô
não được cấu tạo bởi nước, việc thường xuyên thiếu nước làm giảm sút tinh thần,
khả năng tập trung kém và đôi khi mất trí nhớ. Nếu thiếu nước, sự chuyển hóa
protein và enzyme để đưa chất dinh dưỡng vào các bộ phận của cơ thể sẽ gặp nhiều
khó khăn. Ngoài ra nước còn có nhiệm vụ thanh lọc và giải phóng các độc tố xâm
nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa và hô hấp một cách hiệu quả. Nước là thành
phần chủ yếu của lớp sụn và chất hoạt dịch, khi bộ phận này được cung cấp đủ
nước, sự va chạm trực tiếp sẽ giảm đi, từ đó giảm nguy cơ viêm khớp. Uống đủ
nước làm cho hệ thống bài tiết được hoạt động thường xuyên, bài thải những độc tố
trong cơ thể, có thể ngăn ngừa sự tồn đọng lâu dài của những độc tố gây bệnh ung
thư. Uống nhiều nước hàng ngày sẽ làm loãng và gia tăng lượng nước bài tiết cũng

như góp phần thúc đẩy sự lưu thông toàn cơ thể, từ đó ngăn ngừa hình thành của
các loại sỏi: Đường tiết niệu, bang quang, niệu quản….[6]
1.1.2. Vai trò của nước đối với nền kinh tế
Đối với một quốc gia nước cũng tương tự như đất đai, hầm mỏ, rừng, biển…đều
là tài nguyên vô cùng quý báu. Không phải ngẫu nhiên mà các khu dân cư phát triển,
các thủ đô, các thành phố lớn của nhiều nước trên thế giới đều nằm trên các triền
sông: Hà Nội, Việt Trì bên bờ sông Hồng, Huế với dòng sông Hương…
Trước kia, khi công nghiệp chưa phát triển, con người sống bằng trồng trọt và
chăn nuôi nhờ những đồng bằng phì nhiêu ven sông có đủ nước. Các nhà khoa học
4


trên thế giới đều cho rằng nền văn minh của một nước là “Đất màu mỡ, đất có đủ
nước và đất không bị rửa trôi, xói mòn đi đến nghèo kiệt”. Khi chưa có phương tiện
giao thông hiện đại thì nguồn nước sông ngòi là những luồng vận chuyển chủ yếu.
Ngày nay trong điều kiện phát triển mơí của nền kinh tế, không có một hoạt
động nào của con người không liên quan đến việc khai thác sông ngòi, nguồn nước.
Nước sông chảy qua các công trình đầu mối trạm bơm đi vào các đường ống dẫn
nước, kênh mương để phục vụ cho sinh hoạt, tưới tiêu, chăn nuôi, nước dùng cho
luyện kim, cho công nghiệp hóa học, nước làm sạch nồ hơi, máy móc, nước làm
quay các tuabin phát điện, phục vụ cho giao thông vận tải, quốc phòng….
Miền Bắc nước ta có một mạng lưới sông ngòi dày đặc (trên 1080 con sông
trong tổng số 2360 con sông trên toàn quốc) nối chằng chịt đòng bằng với đồi núi,
miền ngược với miền xuôi. Từ Hải Phòng, Nam Định có thể đi vào đến miền Trung
theo các kênh đào lớn nhỏ, nguồn nước sông đang tưới chủ động cho 32,01% tổng
diện tích đất canh tác trên toàn quốc..
Nguồn nước sông là nguồn nước chủ động cho phát triển của nhà máy thủy
điện Thác Bà (Yên Bái), Hòa Bình (Hòa Bình), Sơn La (tỉnh Sơn La), Thác Mơ
(Tuyên Quang), Yaly (Gia Lai), Trị An (Đồng Nai), Sesan (Đăklăk). Năng lượng
của nguồn nước sông ngòi có đến gần 500 tỷ kW/h hàng năm. Nguồn nước sông

ngòi của nước ta đúng là một nguồn tài nguyên vô cùng phong phú. Nguồn tài
nguyên đó đang được điều tra, nghiên cứu và khai thác rộng rãi phục vụ cho công
cuộc xây dựng đất nước.
Do lượng mưa, địa hình dốc, nước ta là một trong số 14 nước có tiềm năng thủy
điện lớn. Các nhà máy thủy điện hiện nay sản xuất khoảng 11 tỷ kWh, chiếm 7275% sản lượng điện cả nước. Nước ta có tổng chiều dài các sông và kênh khoảng
40.000 km, đã đưa vào khai thác vận tải 15.000 km, trong đó quản lý hơn 8.000 km.
Những sông suối tự nhiên, thác nước… được sử dụng để làm điểm thăm quan du
lịch. Về nuôi trồng thủy sản, nước ta có 1.000.000 ha mặt nước ngọt, 400.000 ha
mặt nước lợ và 1.470.000 ha mặt nước sông ngòi. Ngoài ra nước ta còn có hơn
1.000.000 ha nước nội thủy và lãnh hải.[6]
Dự báo tiêu thụ nước cho các lĩnh vực đến năm 2040 được nêu trong bảng sau:
5


Bảng 1.1: Dự báo tiêu thụ nước cho các lĩnh vực, tỷ m3/năm
STT

Lĩnh vực

Năm 2000

Năm 2010

Năm 2040

1

Nông nghiệp

80,278


93,314

133,8

2

Công nghiệp

6,0

17,3

78,1

3

Dịch vụ

3,17

2,00

39,8

4

Sinh hoạt

1,88


3,09

7,8

91,328

115,704

271,138

Tổng

(Nguồn:Trung tâm thông tin tư liệu khoa học và công nghệ Quốc gia,2000)
1.2. Hiện trạng tài nguyên nước trên thế giới và Việt Nam.
1.2.1. Hiện trạng tài nguyên nước trên thế giới.
Tổng lượng nước trên Thế giới ước tính khoảng 1328 tỷ km3. Trong đó nước đại
dương chiếm 94,4% ; khoảng 2% tồn tại ở dạng băng tuyết ở các cực và 0,6% ở các bể
chứa khác. Trên 80% lượng băng tồn tại ở Nam cực và chỉ có hơn 10% ở Bắc cực, phần
còn lại ở các đỉnh núi hoặc sông băng. Lượng nước ngọt chúng ta có thể sử dụng ở các
sông, suối, hồ nước ngầm chỉ khoảng 8000000 km3( 0.6% tổng lượng nước) trong đó
nước mặt chỉ có 36.000 km3 còn lại là nước ngầm. Tuy nhiên, việc khai thác nguồn nước
ngầm để sử dụng hiện nay gặp rất nhiều khó khăn và tốn kém. Do vậy nguồn nước mặt
đóng vai trò rất quan trọng.[5]
1.2.2. Tài nguyên nước ở Việt Nam
1.2.2.1. Nguồn nước mặt
Hệ thống sông ngòi Việt Nam dày đặc với 2360 sông có chiều dài trên 10km,
9 trong số các sông này có lưu vực sông lớn diện tích lớn hơn 10.000km 2. Tổng
lượng dòng chảy hàng năm trên tất cả các sông suối chảy qua Việt Nam khoảng
853km3/năm tương đương 27.100m3/s. Tổng lượng dòng chảy thuộc phần phát sinh

trên lãnh thổ Việt Nam là 317km 3/năm, chiếm 37% tổng lượng dòng chảy, phần còn
lại được sản sinh từ các nước láng giềng 536km 3/năm, chiếm 63% tổng lượng dòng
chảy năm. Lượng nước của các sông phân chia theo bảng 1.2.
Nhóm 1: Nhóm hệ thống sông mà thượng nguồn của lưu vực nằm ngoài lãnh thổ

6


Việt Nam gồm các sông Sêsan, Nậm Rốm, hệ thống sông Bằng Giang - Kỳ Cùng, sông
thuộc Tây Thừa Thiên Huế. Tổng lượng dòng chảy của nhóm các hệ thống sông này
38,85km3/năm chiếm khoảng 4,6 tổng lượng toàn bộ dòng chảy, trong đó có
1,68km3/năm phát sinh ở Trung Quốc thuộc thượng nguồn sông Quang Sơn rồi chảy qua
địa phận Việt Nam rồi lại đổ về Trung Quốc.
Bảng 1.2: Trữ lượng nước mặt của các sông
Diện tích lưu vực (km2)

Nhóm sông

Trong

Ngoài

nước
Nhóm 1

nước

Toàn bộ

Tổng lượng nước sông

(km3/năm)
Toàn Trong Ngoài
bộ

nước

nước

Hệ thống sồng mà thượng
nguồn của lưu vực nằm ngoài 45.705

43.725

1980

38,85 37,17

1,68

lãnh thôr
Nhóm 2
Hệ thống sông có trung và hạ
lưu nằm trong lãnh thổ Việt
Nam

1.060.00

199.23

861.17


716,

189,6

0

0

0

9

2

66,5

66,5

543,28

Nhóm 3
Hệ thống sông có lưu vực nằm
trọn trong lãnh thổ Việt Nam

55.602

55.602

000


(Nguồn: Chiến lược Quốc gia về Tài nguyên nước, 2005).
Nhóm 2: Nhóm hệ thống sông ngòi mà phần trung lưu và phần hạ lưu của
lưu vực nằm trong lãnh thổ Việt Nam. Trong nhóm này có 4 lưu vực sông chính là
sông Mêkông, sông Hồng, sông Mã, sông Cả với tổng lượng dòng chảy toàn bộ
716,9km3/năm chiếm gần 84% tổng lượng dòng chảy trong toàn quốc. Trong số
716,9km3/năm phần sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam là 189,62km 3/năm, chiếm 25,4%
và phần sinh ra ở nước ngoài là 534,28km 3/năm chiếm 74,6%. Điều này ảnh hưởng
rất lớn đến sử dụng nước ở Việt Nam khi các nước ở thượng nguồn khai thác triệt
để nguồn nước sinh ra trên lãnh thổ của nước mình.Như sông Mêkông với lượng
nước hàng năm 505,0km3/năm nhưng phần sinh ra ở đồng bằng sông Cửu Long chỉ
có 25,2km3/năm, chiếm 5% tổng lượng dòng chảy. Còn sông Hồng và sông Thái
Bình với tổng lượng dòng chảy là 137,0km 3/năm trong đó lượng dòng chảy sinh ra

7


ở Việt Nam là 93,0 km 3/năm, chiếm tới 68% tổng lượng dòng chảy của sông Hồng.
Đối với sông Mã và sông Cả tổng lượng dòng chảy sản sinh ra ở Việt Nam là tương
đối lớn cho nên việc điều tiết dòng chảy bằng các biện pháp công trình có thể thực
hiện được.
Nhóm 3: Nhóm hệ thống sông mà lưu vực nằm hoàn toàn trong lãnh thổ Việt
Nam. Các sông thuộc nhóm này bao gồm toàn bộ các sông còn lại ở Việt Nam với
tổng lượng dòng chảy tương ứng là 92,7km 3/năm, chiếm 11,4% tổng lượng dòng
chảy toàn bộ. Lượng nước này chúng ta hoàn toàn chủ động khai thác không ảnh
hưởng đến các quốc gia khác.[5]
1.2.2.2. Nguồn nước ngầm
Nước tàng trữ trong lòng đất cũng là một bộ phận quan trọng của nguồn tài
nguyên nước ở Việt Nam. Mặc dù nước ngầm được khai thác để sử dụng cho sinh
hoạt đã có từ lâu đời nay; tuy nhiên việc điều tra nghiên cưú nguồn tài nguyên này

một cách toàn diện và có hệ thống chỉ mới được tiến hành trong chừng mấy chục
năm trước đây. Trước kia phong trào đào giếng để khai thác nước ngầm được thực
hiện ở nhiều nơi nhất là ở vùng nông thôn bằng các phương tiện thủ công, còn sự
khai thác bằng các phương tiện hiện đại cũng đã được tiến hành nhưng còn rất hạn
chế chỉ nhằm phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt ở các trung tâm công nghiệp và khu
dân cư lớn mà thôi.
Nước ngầm là nguồn cung cấp nước rất quan trọng cho sinh hoạt, công nghiệp
và nông nghiệp. Hiện nay nguồn nước ngầm chiếm 35-50% tổng lượng nước cấp
sinh hoạt cho các đô thị trên toàn quốc, nhưng đang suy giảm trữ lượng đồng thời bị
ô nhiễm nghiêm trọng. Nhiều nơi, nguồn nước ngầm đang phải đối mặt với vấn đề
xâm nhập mặn trên diện rộng, ô nhiễm vi sinh, ô nhiễm kim loại nặng như Hà Nội,
Thành phố Hồ Chí Minh do khoan nước dưới đất thiếu quy hoạch và không có kế
hoạch bảo vệ nguồn nước.
Theo báo cáo của Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên Môi trường), nguồn
nước dưới đất của Việt Nam khá phong phú nhờ mưa nhiều. Hiện tổng trữ lượng
khai thác nước dưới đất trên toàn quốc đạt gần 20 triệu m3, tổng công suất của hơn

8


300 nhà máy khai thác nguồn nước này vào khoảng 1,47 triệu m3/ngày. Nhưng trên
thực tế các nhà máy chỉ khai thác được 60-70% so với công suất thiết kế. [4]
1.2.2.3. Tình hình khai thác sử dụng tài nguyên nước ở Việt Nam.
Nguồn nước ở nước ta được sử dụng chủ yếu phục vụ sản xuất nông nghiệp,
ngư nghiệp, cấp nước cho sinh hoạt và thủy điện còn các nhu cầu khác sử dụng
chưa nhiều.
Tài nguyên nước sử dụng cho nông nghiệp: Bao gồm nước tưới cho hơn 9
triệu ha đất nông nghiệp cho chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Hiện nay, cả nước có
khoảng 80 hệ thống thủy nông lớn, vừa và nhỏ, 700 hồ đập lớn và vừa, 3.500 hồ
đập nhỏ, 1.000 cống tưới tiêu và 2.000 trạm bơm loại lớn. Các công trình thủy lợi

chủ yếu khai thác tài nguyên nước mặt.
Để đảm bảo ổn định và tăng sản lượng lương thực bình quan đầu người,
cung với việc tăng diện tích đất canh tác, diện tích gieo trồng, thâm canh, tăng vụ,
tăng năng suất thì thủy lợi cũng là một biện pháp quan trọng đầu tiên. Năm 2010
diện tích đất trồng lúa đạt 6,2 triệu ha (tăng 14% so với năm năm 1990) nhu cầu
nước tương tự sẽ tăng 72% (khoảng 370 tỷ m3).
Trong chăn nuôi gia súc gia cầm nhu cầu nước uống cho động vật, nước vệ
sinh chuồng trại là rất lớn. Năm 2010 nhu cầu nước sử dụng cho chăn nuôi sẽ tăng
khoảng 4 đến 5 lần so với năm 1990.
Thủy sản nước ngọt là một nguồn lợi lớn của nước ta. Hiện nay cả nước có
trên 500 nghìn ha mặt nước, hồ chứa sử dụng cho nuôi trồng thủy sản. Lượng nước
sử dụng cho nuôi thả, thau rửa ao hồ mỗi năm dự tính khoảng 40.000 m 3 trên 1 ha.
Tiềm năng phát triển thủy sản của nước ta là rất lớn, hiện nay mới sử dụng hết
khoảng 50%.
Ngoài tài nguyên nước mặt thì nước ngầm cũng được khai thác để tưới cho diện
tích đất nông nghiệp, cho chăn nuôi ở nhiều vùng. Đặc biệt cho việc tưới cao su, cà phê
vào mùa khô ở các tỉnh vùng núi miền Trung, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.
Tài nguyên nước sử dụng sản xuất điện: Nước ta có tiềm năng thủy điện dồi
dào, với hơn 2.000 sông suối lớn, nhỏ phân bố trên khắp lãnh thổ. Tổng tiềm năng
lý thuyết nguồn thủy điện nước ta khoảng 308 tỷ Kwh. Trữ năng kỹ thuật điện trên
9


toàn lãnh thỗ Việt Nam là 72 tỷ Kwh với công suất từ 10MW trở lên, có khoảng
360 vị trí lắp đặt máy, tổng công suất 17.500 MW. Ngoài ra chưa kể đến tiềm năng
thủy điện nhỏ. Hiện nay sản lượng điện cho thủy điện phát hàng năm khoảng 23,8
Kwh chiếm 51% tổng sản lượng điện phát ra của cả nước. Hiện nay nước ta có các
nhà máy thủy điện lớn và vừa: Thác Bà, Hòa Bình, Trị An, Đa Nhim, Thác Mơ,
Vĩnh Sơn, Yali, Đa Mi....Ngoài ra còn có 13 công trình đang lập báo cáo khả thi để
đưa vào xây dựng trong những năm sắp tới với công suất là 6.229 MW và tổng điện

phát ra là 27,6 tỷ Kwh, 6 công trình để nghiên cứu với công suất là 1.258 MW và
tổng lượng điện phát ra là 5,54 tỷ Kwh, các trạm thủy điện nhỏ với công suất là
1.000 MW và tổng lượng điện phát ra là 2 tỷ Kwh.
Tài nguyên nước sử dụng cung cấp cho sản xuất công nghiệp và dân cư: Sử
dụng nước cho sinh hoạt được xem xét ở ở 2 khu vực là thành thị và nông thôn.
Nước ta có khoảng hơn 600 đô thị các loại và gần 100 khu công nghiệp tập trung
với dân số khoảng 19 triệu 900 nghìn người, chiếm 25% dân số cả nước. Tỷ lệ dân
số thành thị được sử dụng nước sạch còn thấp mới chỉ đạt khoảng 70%. Hiện nay,
tiêu chuẩn định nước cấp cho dân số đo thị còn thấp (40-50 lít/ người/ ngày), lượng
nước bị thất thoát còn lớn (60-70%) do hệ thống hạ tầng cấp nước xây dựng từ lâu,
chắp vá, xuống cấp nghiêm trọng và quản lý kém.
Ở khu vực nông thôn, nơi có khoảng 75% dân số cả nước sinh sống. Trong
số đó mới chỉ có 42% dân số được sử dụng nước sạch cho sinh hoạt, số còn lại phải
sử dụng các nguồn nước ao, hồ, sông ,suối... không đảm bảo vệ sinh.
Mặt khác, do sự phân bố không đều giữa các mùa trong năm, giữa các vùng
địa lý nên tình trạng khan hiếm nước cục bộ vẫn xảy ra ở một số thành phố, ở các
tỉnh miền núi phía Bắc, miền Trung và Tây Nguyên vào các tháng mùa khô.[5]
1.2.3. Nhu cầu sử dụng nước cho sản xuất nông nghiệp trên thế giới và Việt Nam.
1.2.3.1. Trên thế giới.
Do thâm canh nông nghiệp mà dòng chảy cả năm của các con sông trên toàn thế
giới có thể giảm đi khoảng 700 km 3/năm. Phần lớn nhu cầu về nước được thỏa mãn
nhờ mưa ở vùng có khí hậu ẩm, nhưng cũng thường được bổ sung bởi nước sông
hoặc nước ngầm bằng biện pháp thủy lợi nhất là vào mùa khô. Người ta ước tính
10


được mối quan hệ giữa lượng nước sử dụng với lượng sản phẩm thu được trong quá
trình canh tác như sau: để sản xuất 1 tấn lúa mì cần đến 1.500 tấn nước, 1 tấn gạo
cần đến 4.000 tấn nước và 1 tấn bông vải cần đến 10.000 tấn nước. Sở dĩ cần số
lượng lớn nước như vậy chủ yếu là do sự đòi hỏi của quá trình thoát hơi nước của

cây, sự bốc hơi nước của lớp nước mặt trên đồng ruộng, sự trực di của nước xuống
các lớp đất bên dưới và phần nhỏ tích tụ lại trong các sản phẩm nông nghiệp. Dự
báo nhu cầu về nước trong nông nghiệp đến năm 2020 sẽ lên tới 3.400 km 3/năm,
chiếm 58% tổng nhu cầu về nước trên toàn thế giới.[5]
1.2.3.2. Ở Việt Nam.
Nông nghiệp là một ngành sử dụng nhiều nước nhất, chủ yếu để phục vụ tưới
lúa và hoa màu. Hiện nay lượng nước sử dụng để tưới tiêu cho đất nông nghiệp
đang chiếm tỷ lệ lớn khoảng 70-80% tổng lượng nước dùng, nhưng tỷ lệ thất thoát
nước dùng trong nông nghiệp còn cao khoảng 35%. Sự phát triển trong sản xuất
nông nghiệp như sự thâm canh tăng vụ và mở rộng diện tích đất canh tác cũng đòi
hỏi một lượng nước ngày càng cao.
Về nuôi trồng thủy hải sản, nước ta có 1 triệu ha mặt nước ngọt, 400000 ha mặt
nước lợ và 1470 000 ha mặt nước sông ngòi có hơn 14 triệu ha mặt nước nội thủy
và lãnh hải. Tuy nhiên cho đến nay mới sử dụng 12,5% diện tích mặt nước lợ, nước
mặn và 31% diện tích mặt nước ngọt. Tiềm năng phát triển nuôi trồng thuỷ hải sản
nước ta khá lớn, nhiều hệ thống thuỷ lợi khi xây dựng đã xét đến việc kết hợp cấp
nước để nuôi trồng thuỷ sản. Khi xây dựng các hồ chứa nước vấn đề phát triển thuỷ
sản trong hồ chứa cũng được đề cập đến. Vài năm gần đây do hiệu quả của nuôi
trồng thuỷ sản nhất là tôm sú nhiều vùng đất ven biển đã được xây dựng thành
những khu vực nuôi trồng thuỷ sản tập trung. Tuy nhiên việc xây dựng các hệ thống
thuỷ lợi đáp ứng yêu cầu sản xuất chưa được quan tâm đúng mức, chưa có qui
hoạch và các giải pháp đồng bộ. Hầu hết đều do dân tự phát, tự tổ chức xây dựng
theo kinh nghiệm. Nhiều nơi, đã có hiện tượng thủy hải sản bị bệnh, tôm chết hàng
loạt mà nguyên nhân là do môi trường nước không đảm bảo liên quan đến hệ thống
cấp nước và thoát nước. Một số vùng đã có tranh chấp giữa nuôi tôm và trồng lúa
gắn với nó là ranh giới mặn, ngọt cũng là vấn đề công tác thuỷ lợi phải xem xét, giải
11


quyết. Việc phát triển thuỷ sản ở các hồ chứa nước cũng rất hạn chế, ở hầu hết các

hồ chứa vừa và lớn chủ yếu chỉ khai thác nguồn lợi thủy sản tự nhiên nên chỉ sau 1
thời gian ngắn nguồn lợi này đã cạn kiệt. Đây là một tiềm năng lớn nhưng chưa
được quan tâm tổ chức, đầu tư.
Các hệ thống thuỷ lợi đã cung cấp nguồn nước sinh hoạt cho phần lớn cư dân
nông thôn nhất là trong mùa khô. Với 80% dân số sống ở nông thôn, hầu hết các hệ
thống thuỷ lợi đều tạo nguồn nước sinh hoạt trực tiếp cho dân hoặc nâng cao mực
nước ở các giếng đào. Ngay ở miền núi, đồng bào sống khá phân tán, những nơi đảm
bảo nguồn nước sinh hoạt vững chắc là những nơi có hệ thống thuỷ lợi đi qua.[5]
1.3. Hiện trạng hệ thống thủy nông trên thế giới và ở Việt Nam.
1.3.1. Tình hình sử dụng hệ thống thủy nông của một số nước trên thế giới.
Kinh nghiệm của một số nước về chính sách thủy lợi phí: Đối với hệ thống
tưới tiêu cụ thể, việc xác lập mức thu thủy lợi phí đối với sản xuất nông nghiệp phải
dựa vào điều kiện thực tiễn của từng quốc gia, đặc biệt là điều kiện kinh tế xã hội và
mức sống của dân để quyết định. Hầu hết các nước việc thu thủy lợi phí chỉ để trang
trải chi phí vận hành và bảo dưỡng và hầu như vẫn chưa đủ chi bù đắp được khoảng
20 -70% cho chi phí vận hành, bảo dưỡng, thấp nhất là ấn Độ và Pakistan chỉ thu
hồi được 20 -39%….thực tế hiện nay, cả các nước đang phát triển và phát triển cũng
đang tính lại chính sách về phí sử dụng nước và một số nước đã bắt đầu thu lại ít
nhất một phần kinh phí ban đầu từ người sử dụng như Australia và Brazin.
* Kinh nghiệm của Trung Quốc: Chính phủ ban hành chính sách về giá nước
mang tính nguyên tắc giao cho địa phương trực tiếp quản lý công trình thủy lợi, quy
định cụ thể cho phù hợp trên cơ sở lợi ích kinh tế và mức chi phí thực tế đã sử dụng,
mức chi phí tính toán và ý kiến tham gia của người dân.
Giá nước bao gồm các khoản:
+ Các loại khấu hao
+ Chi phí quản lý vận hành
+ Các loại thuế và lãi
Cơ cấu giá nước bao gồm
+ Đảm bảo chi phí cho đơn vị quản lý vận hành
12



+ Đảm bảo tính công bằng
Kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy từ khi bắt đầu thu thủy lợi phí việc sử
dụng nước được tiết kiệm hơn. Đặc biệt là khi thủy lợi phí được tính bằng m 3, nhưng
điều này cũng là một thách thức đối với các đơn vị quản lý vận hành, đơn vị quản lý
công trình thủy lợi phải có các biện pháp để quản lý tốt, giảm các tổn thất để có nhiều
nước bán cho nông dân theo yêu cầu của họ và giảm thiểu chi phí. Giá nước tưới có
chính sách riêng, được quy định phù hợp với điều kiện cụ thể, mang tính công ích và
căn cứ vào chi phí thực tế. Nhà nước có chính sách hỗ trợ các trường hợp sau:
+ Vùng nghèo khó khăn, mức sống thấp
+ Khi công trình hư hang nặng cần phải sửa chữa
+ Hỗ trợ chi phí cho diện tích tiêu phi canh tác
+ Hỗ trợ chi phí tiền điện tưới tiêu
Tùy theo loại hình công trình, tự chảy hay động lực, điều kiện cụ thể của hệ
thống công trình để quy định mức thu và có chính sách hỗ trợ. Cơ quan nào quyết
định miễn giảm giá nước tưới thì cơ quan đó có trách nhiệm cấp bù hỗ trợ tài chính
cho đơn vị quản lý công trình thủy lợi.
Về vấn đề quản lý: Trung Quốc tồn tại 2 hình thức quản lý
- Quản lý tập trung: Các công trình thủy lợi đều do Chính phủ quản lý, các đơn
vị quản lý do Chính phủ thành lập, nước được cung cấp miễn phí, các chi phí vận hành
bảo dưỡng công trình thủy lợi cũng như lương cho nhân viên, cán bộ lấy từ doanh thu
công cộng với cách quản lý này cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến xuống
cấp công trình thủy lợi vào giữa thập kỷ 70 và lên đỉnh điểm vào đầu thế kỷ 80.
- Quản lý phân quyền: Quản lý theo hợp đồng theo nguyên tắc phân tích
quyền quản lý và quyền sở hữu. Trong thời gian này đối tượng tiêu dùng và các
dịch vụ thủy nông cũng được chuyển đổi từ hình thức HTX sang cho hàng nghìn,
hàng triệu các hộ cá thể. Các dịch vụ cung cấp nước đã phải được trả tiền thay vì
“có thể được trả tiền” như trước đây. Cũng từ đây, trách nhiệm và nghĩa vụ của
Trung ương cũng như địa phương được phân ra để quản lý công trình thủy lợi một

cách rõ ràng.
* Kinh nghiệm ở Australia: Tại lưu vực miền nam Murray - Darling năm
13


1992 thủy lợi phí nông nghiệp thu đáp ứng được 80% chi phí vận hành và bảo
dưỡng và đến năm 1996 thu được 100% chi phí vận hành và bảo dưỡng. Giá cả
cũng khác nhau giữa các vùng. ở bang Victoria mức thu gần đảm bảo chi phí vận
hành và bảo dưỡng (năm 1995). ở New South walles thu trong nội bang thu khoảng
0,92 USD/1000m3 (năm 1995), trong khi đó nếu nước được đưa sang bang Victoria
thì giá nước tăng hơn 3,6 lần giá nước trong nội bang New South Wales. Tương tự
như vậy ở bang Quuensland giá thu trong nội bộ bang khoảng 1,5 USD/1000m 3
trong khi đó giá nước chuyển ra ngoài bang tăng hơn 4,2 lần, cuối cùng đối với
vùng miền nam, lưu vực Muray – Darlinl năm 1991 – 1992 mức thu đồng đều hơn
7,8 USD/1000m3 (tương đương với 80% chi phí vận hành và bảo dưỡng), từ năm
1992 trở đi giá cao hơn giá thành 11% để thu hẹp khoảng cách giữa chi phí đầu tư
và thu hồi vốn.
* Kinh nghiệm ở Mỹ và một số quốc gia khác
- Mỹ là một quốc gia có nguồn tài nguyên nước phong phú.
+ Trước kia thủy nông địa phương thu thủy lợi phí dựa trên cơ sở chi phí vận
hành và bảo dưỡng cho các vùng đất canh tác khác nhau.
+ Bắt đầu từ cuối những năm 80 của thế kỷ trước, Nhà nước đã xây dựng
luật mà nó bao hàm cả việc bảo vệ tài nguyên nước. Thủy lợi phí đã được thu tăng
lên đáng kể. Năm 1988 thủy nông huyện Broadview đã tăng mức thu từ 40USD/ha
lên 100USD/ha.
- Kinh nghiệm của ấn Độ mức thu dao động từ 6 - 1000Rs/ha. Mức thu thủy
lợi phí cũng tính theo diện tích và loại cây trồng. Cũng trong thời gian từ 1979
-1990, mức thu đối với lúa nước từ 40 -220 Rs/ha tùy theo vùng lãnh thổ, mức thu
đối với lúa mỳ từ 29 - 143 Rs/ha và mức thu đối với mía từ 62 - 830 Rs/ha.
- Kinh nghiệm của Đài Loan: Trước năm 1991, mức thu dao động từ 20 - 300

kg thóc/ha - năm tùy theo vùng, điều kiện nước. Mức thu thu đó nhìn chung tương
đương 2% tổng chi phí đầu vào cho sản xuất nông nghiệp . Đến năm 1991 Chính phủ
trợ cấp 1,43 tỷ nhân dân tệ (tương đương 52 triệu USD) và thủy lợi phí thu được ở
mức đồng đều là 20 kg/ha/năm. Đến năm 1992 tổng trợ cấp thủy lợi phí từ Nhà nước
và địa phương là 1,87 tỷ nhân dân tệ trong đó ngân sách trung ương chiếm 74% và
14


ngân sách địa phương 26%. Mức trợ cấp như vậy tương đương với mức hỗ trợ hàng
năm là 183 USD/ha đất canh tác.
1.3.2. Hiện trạng hệ thống thủy lợi ở Việt Nam
Đến nay cả nước có 75 hệ thống thủy lợi lớn, 800 hồ đập loại lớn và vừa,
hơn 3.500 hố có dung tích trên 1 triệu m3 nước và đập cao trên 10 m, hơn 5.000
cống tưới- tiêu lớn, trên 10.000 trạm bơm lớn và vừa với tổng công suất bơm 24,8
triệu m3/h, hàng vạn công trình thủy lợi vừa và nhỏ. Các hệ thống có tổng năng lực
tưới trực tiếp cho 3,45 triệu ha, tạo nguồn cấp nước cho 1,13 triệu ha, tiêu cho 1,4
triệu ha, ngăn mặn cho 0,87 triệu ha và cải tạo chua phèn cho 1,6 triệu ha đất canh
tác nông nghiệp. Diện tích lúa, rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày được tưới
không ngừng tăng lên qua từng thời kì.
Cụ thể theo 7 vùng kinh tế như sau :
a. Vùng Trung du và Miền núi Bắc bộ.
Hiện có 1.750 hồ chứa vừa và nhỏ, 40.190 đập đâng, hàng trăm công trình
thuỷ lợi, 379 trạm bơm, hàng vạn công trình tiểu thuỷ nông. Trong vùng có những
công trình lớn lợi dụng tổng hợp điều tiết cấp nước, phát điện, chống lũ cho cả vùng
trung và hạ du là Hoà Bình, Thác Bà, Núi Cốc, Cấm Sơn. Diện tích tưới thiết kế
263.067 ha, thực tưới được 206.037 ha.
b. Vùng Đồng bằng sông Hồng.
Hiện có 55 hệ thống thủy nông lớn và vừa gồm 500 cống, 1.700 trạm bơm
chính và 35.000 trạm bơm nhỏ nội đồng, hơn 5 vạn kênh trục chính (cấp I, II, III), 35
hồ chứa (dung tích từ 0,5-230 triệu m 3) và nhiều hồ chứa nhỏ có tổng diện tích tưới

thiết kế khoảng 85.000 ha, kết hợp cấp nước sinh hoạt.
c. Vùng Bắc Trung bộ.
Trong vùng đã xây dựng được 2 hệ thống thủy lợi lớn là Đô Lương và Bái
Thượng, 20 hồ chứa có dung tích trên 10 triệu m 3 và hàng nghìn công trình hồ, đập,
trạm bơm vừa và nhỏ. Tổng diện tích tưới thiết kế là 424.240 ha canh tác, thực tưới
235.600 ha lúa đông-xuân, 159.700 ha lúa hè-thu và 219.700 ha lúa mùa, cung cấp
và tạo nguồn cấp cho dân sinh và các khu đô thị trong vùng. Các hệ thống tiêu được

15


×