Tải bản đầy đủ (.doc) (96 trang)

Đánh Giá Thực Trạng Và Đề Xuất Các Giải Pháp Quản Lý Chất Thải Rắn Y Tế Tại Bệnh Viện Trung Ương Quân Đội 108

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.8 MB, 96 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA MÔI TRƯỜNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP
QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN TRUNG
ƯƠNG QUÂN ĐỘI 108 – BỘ QUỐC PHÒNG

Người thực hiện: ĐẶNG NGỌC TUẤN
Lớp:

K56MTC

Mã SV:

563880T

Ngành:

MÔI TRƯỜNG

Giáo viên hướng dẫn: TS. NGUYỄN THANH LÂM


HÀ NỘI - 2015

2


MỤC LỤC


MỤC LỤC...........................................................................................................................................i
DANH MỤC BẢNG.............................................................................................................................iv
DANH MỤC SƠ ĐỒ.............................................................................................................................v
DANH MỤC VIẾT TẮT........................................................................................................................vi
MỞ ĐẦU............................................................................................................................................1
Tính cấp thiết của đề tài..........................................................................................................1
Mục đích nghiên cứu ..............................................................................................................2
Yêu cầu nghiên cứu ................................................................................................................2
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU......................................................................................................3
1.1. Các khái niệm chung.........................................................................................................3
1.2. Nguồn gốc và phân loại chất thải y tế...............................................................................4
1.2.1. Nguồn gốc chất thải y tế.........................................................................................4
1.2.2. Phân loại chất thải y tế............................................................................................4
1.2.3. Khối lượng và thành phần chất thải rắn y tế...........................................................6
1.3. Ảnh hưởng của chất thải y tế đối với môi trường và cộng đồng .....................................7
1.3.1. Ảnh hưởng của chất thải y tế đối với môi trường...................................................7
1.3.2. Ảnh hưởng của chất thải y tế đối với sức khỏe cộng đồng.....................................8
1.4. Các phương pháp xử lý chất thải rắn y tế.......................................................................10
1.4.1. Tái chế chất thải bệnh viện...................................................................................10
1.4.2. Công nghệ đốt.......................................................................................................10
1.4.3. Công nghệ không đốt, thân thiện với môi trường.................................................11
1.4.4. Phương pháp trơ hóa (cố định và đóng rắn).........................................................12
1.4.5. Phương pháp chôn lấp an toàn.............................................................................12
1.5. Tình hình phát sinh chất thải rắn y tế trên thế giới và ở Việt Nam.................................12
1.5.1. Tình hình phát sinh và quản lý chất thải rắn y tế trên thế giới..............................12
1.5.2. Hiện trạng phát sinh và tình hình quản lý chất thải rắn y tế tại Việt Nam.............17
Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................................29
2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................................................29
2.2. Nội dung nghiên cứu......................................................................................................29


i


2.2.1. Đặc điểm Bệnh viện TWQĐ108.............................................................................29
2.2.2. Hiện trạng phát sinh chất thải rắn y tế tại Bệnh viện TWQĐ108...........................29
2.2.3. Tình hình quản lý chất thải rắn của Bệnh viện TWQĐ108.....................................29
2.2.4. Đánh giá hiệu quả quản lý thông qua việc so sánh với quy chế quản lý CTRYT.....30
2.2.5. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý CTRYT phát sinh tại Bệnh
viện TWQĐ108...................................................................................................30
2.3. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................................30
2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp.............................................................30
2.3.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp...............................................................30
2.3.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu................................................................31
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..................................................................................................32
3.1. Đặc điểm Bệnh viện Trung ương quân đội 108..............................................................32
3.1.1. Vị trí của bệnh viện...............................................................................................32
3.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển...........................................................................32
3.1.3. Chức năng và nhiệm vụ của bệnh viện..................................................................33
3.1.4. Cơ sở hạ tầng........................................................................................................33
3.1.5. Quy mô giường bệnh............................................................................................35
3.1.6. Cơ cấu tổ chức và tình hình nhân sự.....................................................................35
3.1.7. Hoạt động khám chữa bệnh của bệnh viện...........................................................37
3.2. Hiện trạng phát sinh chất thải rắn tại bệnh viện TWQĐ108...........................................37
3.2.1. Nguồn gốc ............................................................................................................37
3.2.2. Thành phần chất thải rắn y tế tại bệnh viện..........................................................39
3.2.3. Khối lượng chất thải rắn y tế tại bệnh viện...........................................................40
3.3. Tình hình quản lý chất thải rắn của Bệnh viện TWQĐ108..............................................42
3.3.1. Cơ sở pháp lý quản lý chất thải rắn y tế ...............................................................42
3.3.2. Mô hình hoạt động thu gom quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện Trung ương
quân đội 108......................................................................................................43

3.3.3. Thực trạng thu gom, phân loại, vận chuyển, xử lý chất thải rắn y tế....................45
3.3.4. Nguồn lực cho công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện Trung ương quân
đội 108...............................................................................................................58
3.4. Đánh giá chung về công tác quản lý CTRYT tại bệnh viện TWQĐ108..............................61
3.4.1. Đánh giá về những mặt đã đạt được trong công tác quản lý chất thải rắn y tế tại
Bệnh viện...........................................................................................................61

ii


3.4.2. Đánh giá những mặt chưa đạt được, còn tồn tại trong công tác quản lý chất thải
rắn y tế tại bệnh viện.........................................................................................62
3.5. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn y tế tại
bệnh viện Trung ương quân đội 108............................................................................63
3.5.1. Giải pháp về mặt pháp lý.......................................................................................64
3.5.2. Giải pháp về tổ chức quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện...............................64
3.5.3. Giải pháp về mặt kỹ thuật.....................................................................................65
3.5.4. Về nhân lực và trang thiết bị.................................................................................66
3.5.5. Giải pháp truyền thông.........................................................................................66
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................................................................67
Kết luận.................................................................................................................................67
Kiến nghị ...............................................................................................................................69
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................................70
PHỤ LỤC..........................................................................................................................................71

iii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Nguồn phát sinh các loại CTR đặc thù từ hoạt động y tế...................................4

Bảng 1.2. Lượng chất thải phát sinh theo loại bệnh viện...................................................6
Bảng 1.3. Phát sinh chất thải rắn y tế trên thế giới..........................................................13
Bảng 1.4: Phát sinh chất thải rắn y tế trung bình trên thế giới
theo loại bệnh viện.........................................................................................................13
Bảng 1.5. Khối lượng chất thải rắn y tế nguy hại phát sinh tại các cơ sở y tế khác nhau. 19
Bảng 1.6. Khối lượng chất thải rắn y tế nguy hại phát sinh qua các năm........................20
Bảng 1.7. Dự báo lượng chất thải rắn y tế nguy hại phát sinh
trên địa bàn cả nước........................................................................................................20
Bảng 1.8. Hiện trạng thu gom, phân loại chất thải rắn y tế tại các bệnh viện trên địa bàn
thành phố Hà Nội năm 2013............................................................................................23
Bảng 3.1. Các loại CTR điển hình được tạo thành từ các hoạt động của bệnh viện.........38
Bảng 3.2. Lượng rác thải giai đoạn 2012-2014 của bệnh viện
.........................................................................................................................................40
Bảng 3.3. Hiện trạng thu gom chất thải rắn y tế tại các khoa của bệnh viện Trung ương
quân đội 108....................................................................................................................51
Bảng 3.4. Đánh giá của người bệnh về công tác thu gom CTRYT tại bệnh viện TWQĐ 108
.........................................................................................................................................52
Bảng 3.5. Phương pháp xử lý chất thải lây nhiễm tại Bệnh viện......................................56

iv


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của bệnh viện............................................36
Sơ đồ 3.2: Nguồn phát sinh chất thải rắn y tế tại bệnh viện 108.................................38
Sơ đồ 3.3. Khối lượng chất thải của bệnh viện qua các năm........................................42
Sơ đồ 3.4. Hệ thống quản lý chất thải rắn tại bệnh viện TWQĐ108.............................44
Sơ đồ: 3.5. Quy trình thu gom, phân loại, quản lý CTRYT tại Bệnh viện.......................46
Sơ đồ 3.6. Phân loại chất thải rắn y tế tại Bệnh viện TWQĐ 108.................................47
Sơ đồ 3.7. Hệ thống tự xử lý CTR nguy hại tại bệnh viện.............................................55

Sơ đồ 3.8. Quy trình xử lý rác thải sinh hoạt tại bãi rác Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ
thành phố Hà Nội ........................................................................................................58

v


DANH MỤC VIẾT TẮT
BYT

Bộ Y tế

BOD

Nhu cầu Oxy sinh hóa

CP

Cổ phần

CTR

Chất thải rắn

CTNH

Chất thải nguy hại

CTRYT

Chất thải rắn y tế


JICA

Văn phòng Hợp tác quốc tế Nhật Bản

TNMT

Tài nguyên môi trường

TW

Trung ương

TWQĐ 108

Trung ương quân đội 108

UBND

Ủy ban nhân dân

WHO

Tổ chức y tế thế giới

vi


MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài

Hiện nay, vấn đề môi trường đang là mối quan tâm hàng đầu của các
quốc gia và cộng đồng trên thế giới. Bởi lẽ ô nhiễm môi trường, sự suy thoái
và những sự cố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp và lâu dài đến thế hệ mai
sau. Từ đó, toàn cầu đã nhận thức được rằng phải bảo vệ môi trường, làm cho
môi trường ngày cành trong sạch và bền vững. Bảo vệ môi trường chính là
việc giải quyết ô nhiễm do nguồn nước thải, ô nhiễm do chất thải sinh hoạt,
công nghiệp, sinh học và đặc biệt là chất thải rắn y tế vì nó chứa nhiều chất
nguy hại và mầm mống vi khuẩn gây bệnh. Bảo vệ môi trường gắn kết hài
hòa với sự phát triển và tăng trưởng kinh tế, đảm bảo tiến bộ của xã hội.
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, đời sống
người dân ngày càng được nâng cao vì thế nhu cầu khám chữa bệnh và chăm
sóc sức khỏe của con người cũng tăng lên. Số lượng, quy mô của các cơ sở y
tế cũng tăng nhanh chóng nhằm đáp ứng nhu cầu đó. Bên cạnh những mặt
tích cực mà các cơ sở y tế đem lại thì quá trình hoạt động của các cơ sở này
cũng làm xuất hiện những nguy cơ gây ô nhiễm môi trường do lượng chất thải
rắn y tế ngày càng gia tăng.
Vấn đề bất cập tồn tại tại bệnh viện là tình trạng chất thải rắn y tế thải
ra với khối lượng không nhỏ, trong đó có cả chất thải nguy hại mà hệ thống
quản lý chất thải rắn y tế (CTRYT) thì vẫn còn nhiều bất cập. Rác thải y tế
nếu không quản lý tốt thì sẽ trở thành nguồn lây nhiễm rất nguy hiểm ảnh
hưởng môi trường đất, nước và không khí. Chất thải y tế đang là mối đe dọa
lớn đối với sức khỏe con người, đặc biệt là chất thải rắn. Nguyên nhân của
hiện tượng trên không chỉ bởi tính chất nguy hại của chất thải y tế mà còn bởi
công tác quản lý và xử lý tại các cơ sở y tế các trong cả nước chưa thực sự
đem lại hiệu quả (Bộ TN&MT, 2011).
1


Bệnh viện Trung ương quân đội 108 có tổng 1260 giường bệnh, hàng
năm bệnh viện khám điều trị cho trên 30 nghìn bệnh nhân/năm bao gồm cả

điều trị nội trú và ngoại trú. Với lượng bệnh nhân khám và điều trị tại bệnh
viện lớn như vậy thì lượng rác rất lớn, trong đó có chất thải nguy hại cần phải
xử lý triệt để. Nếu không quản lý tốt nó sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả khám chữa
bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh cũng nhưng đội ngũ cán bộ, y, bác
sỹ nói riêng và môi trường cảnh quan khu vực bệnh viện nói chung.
Vì vậy, việc đánh giá hiệu quả quản lý CTRYT phát sinh tại bệnh viện
Bệnh viện Trung ương quân đội 108 nhằm tìm hiểu những thiếu sót còn tồn
tại trong công tác quản lý hiện nay tại bệnh viện góp phần làm giảm tỷ lệ
nhiễm khuẩn và giảm rủi ro bệnh nghề nghiệp cho nhân viên y tế cũng như
hạn chế những tác động xấu đến cộng đồng và môi trường xung quanh.
Xuất phát từ thực tiễn trên, tôi xin tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh
giá thực trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh
viện Trung ương quân đội 108 – Bộ Quốc Phòng ”.
Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá hiện trạng quản lý CTRYT phát sinh tại bệnh viện Trung
ương quân đội 108
- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý CTR tại
bệnh viện.
Yêu cầu nghiên cứu
- Xác định được hệ số rác thải CTRYT tại bệnh viện viện Trung ương
quân đội 108
- Đánh giá được ưu nhược điểm hệ thống quản lý CTRYT
- Đề xuất được các giải pháp khả thi

2


Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Các khái niệm chung
Chất thải là vật chất được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh

hoạt hoặc hoạt động khác (Quốc hội, 2014).
Chất thải nguy hại (CTNH) là chất thải chứa các chất hoặc hợp chất có
một trong những đặc tính gây nguy hại trực tiếp (dễ cháy, dễ nổ, làm ngộ độc,
dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm và các đặc tính nguy hại khác), hoặc tương tác với
những chất gây nguy hại cho môi trường và cho sức khỏe con người (Trịnh
Thị Thanh & Nguyễn Khắc Kinh, 2005).
Chất thải y tế là vật chất ở thể rắn, lỏng và khí được thải ra từ cơ sở y tế
bao gồm chất thải y tế nguy hại và chất thải thông thường.
Chất thải y tế nguy hại là chất thải y tế chứa các yếu tố nguy hại cho
sức khỏe con người và môi trường như dễ lây nhiễm, gây ngộ độc, phóng xạ,
dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn hoặc có đặc tính nguy hại khác nếu những chất thải
này không được tiêu hủy hoàn toàn.
Quản lý chất thải y tế là quá trình phân định, phân loại, thu gom, lưu
giữ, giảm thiểu, tái chế, vận chuyển, xử lý chất thải y tế và kiểm tra giám sát
việc thực hiện (Quốc hội, 2014).
Thu gom là quá trình tập hợp, vận chuyển chất thải y tế từ nơi phát sinh
về khu vực lưu giữ chất thải trong cơ sở y tế (Quốc hội, 2014).
Vận chuyển chất thải là quá trình chuyên chở chất thải từ khu lưu giữ
chất thải của cơ sở y tế đến nơi lưu giữ, xử lý, tiêu hủy cho cụm cơ sở y tế
(Quốc hội, 2014).
Xử lý và tiêu hủy chất thải là quá trình sử dụng các công nghệ nhằm
làm mất khả năng gây huy hại của chất thải đối với sức khỏe con người và
môi trường (Bộ Y tế, 2008).

3


1.2. Nguồn gốc và phân loại chất thải y tế
1.2.1. Nguồn gốc chất thải y tế
Nguồn phát sinh chất thải y tế chủ yếu là: bệnh viện, các cơ sở y tế

khác như trung tâm vận chuyển cấp cứu, phòng khám sản phụ khoa, nhà hộ
sinh, phòng khám ngoại trú, trung tâm lọc máu…, các trung tâm xét nghiệm
và nghiên cứu y học, ngân hàng máu…
Bảng 1.1: Nguồn phát sinh các loại CTR đặc thù từ hoạt động y tế
Loại CTR
Chất thải sinh hoạt

Nguồn tạo thành
Các chất thải từ nhà bếp, các khu nhà hành chính, các

loại bao gói…
Chất thải chứa các Các phế thải từ phẫu thuật, các cơ quan nội tạng của
vi trùng gây bệnh

người sau khi mổ xẻ và của các động vật sau quá trình
xét nghiệm, các gạc bong lẫn máu mủ của bệnh

nhân…
Chất thải bị nhiễm Các thành phần thải ra sau khi dùng cho bệnh nhân,
bẩn
Chất thải đặc biệt

các chất thải từ quá trình lau cọ sàn nhà…
Các loại chất độc hại hơn các loại trên, các chất phóng
xạ, hóa chất dược… từ các khoa khám, chữa bệnh,
hoạt động thực nghiệm, khoa dược…
Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2011

1.2.2. Phân loại chất thải y tế
Theo Quy chế Quản lý chất thải y tế ban hành theo quyết định số

43/2007/QĐ-BYT ngày 30/11/2007 của Bộ Y tế, chất thải trong các cơ sở y tế
được phân thành 5 nhóm sau: chất thải lây nhiễm, chất thải hóa học nguy hại,
chất thải phóng xạ, bình chứa áp suất, chất thải thông thường (Bộ Y tế, 2007).
 Chất thải lây nhiễm
Chất thải sắc nhọn (loại A): Là chất thải có thể gây ra các vết cắt hoặc
chọc thủng, có thể nhiễm khuẩn, bao gồm: bơm kim tiêm, đầu sắc nhọn của
dây truyền, lưỡi dao mổ, đinh cưa, cưa, các ống tiêm, mành thủy tinh vỡ và
4


các vật sắc nhọn khác sử dụng trong các loại hoạt động y tế.
Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn (loại B): Là chất thải bị thấm máu,
thấm dịch sinh học của cơ thể và các chất thải phát sinh từ buồng bệnh cách ly.
Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao (loại C): Là chất thải phát sinh trong
các phòng xét nghiệm như: bệnh phẩm và dụng cụ đựng, dính bệnh phẩm.
Chất thải giải phẫu (loại D): Bao gồm các mô, cơ quan, bộ phận cơ thể
người: rau thai, bào thai, và xác động vật thí nghiệm.
 Chất thải hóa học nguy hại
Dược phẩm quá hạn, kém phẩm chất không còn khả năng sử dụng.
Chất hóa học nguy hại sử dụng trong y tế (Phụ lục 1).
Chất gây độc tế bào, gồm: vỏ các chai thuốc, lọ thuộc, các dụng cụ dính
thuốc gây độc tế bào và các chất tiết từ người bệnh được điều trị bằng hóa trị
liệu (Phụ lục 2).
Chất thải chứa kim loại nặng: thủy ngân (từ nhiệt kế, huyết áp kế thủy
ngân bị vỡ, chất thải từ hoạt động nha khoa), cadimi (Cd) (từ pin, ắc quy), chì
(từ tấm gỗ bọc chì hoặc vật liệu tráng chì sử dụng trong ngăn tia xạ từ các
khoa chuẩn đoán hình ảnh, xạ trị).
 Chất thải phóng xạ
Gồm các chất thải phóng xạ rắn, lỏng và khí phát sinh từ các hoạt động
chẩn đoán, điều trị, nghiên cứu và sản xuất.

 Bình chứa áp suất
Bao gồm bình đựng oxy, CO2, bình ga, bình khí dung. Các bình này dễ
gây cháy, gây nổ khi thiêu đốt.
 Các chất thải thông thường
Chất thải thông thường là chất thải không chứa các yếu tố lây nhiễm,
hóa học nguy hại, phóng xạ, dễ cháy nổ, bao gồm:
Chất thải sinh hoạt phát sinh từ các buồng bệnh (trừ các buồng bệnh
cách ly)
5


Chất thải phát sinh từ các hoạt động chuyên môn y tế như chai lọ thủy tinh,
chai huyết thanh, các vật liệu nhựa, các loại bột bó trong gãy xương kín. Những
chất thải này không dính máu, dịch sinh học và các chất hóa học nguy hại.
Chất thải phát sinh từ các công việc hành chính: giấy, báo, tài liệu, vật
liệu đóng gói, thùng các tông, túi ni long. túi đựng phim.
Chất thải ngoại cảnh: lá cây và rác từ các khu vực ngoại cảnh.
1.2.3. Khối lượng và thành phần chất thải rắn y tế
2.2.3.1. Khối lượng chất thải rắn y tế
Nắm được số lượng chất thải phát sinh là điều quan trọng để đưa ra
những cách xử lý khác nhau. Tuy nhiên, trên thực tế việc ước tính khối lượng
chất thải phát sinh từ hoạt động của các cơ sở y tế nói chung và từ hoạt động
của các bệnh viện là công việc khó khăn. Thông thường, khối lượng chất thải
phát sinh phụ thuộc vào quy mô bệnh viện, cán bộ y tế và các phương pháp kĩ
thuật áp dụng trong điều trị bệnh
Bảng 1.2. Lượng chất thải phát sinh theo loại bệnh viện
Đơn vị: Kg/giường bệnh/ngày
Loại bệnh
viện
Trung ương

Tỉnh
Huyện

Tổng lượng chất

Tổng lượng CTRYT nguy

thải phát sinh
0,97
0,88
0,73

hại
0,16
0,14
0,11

Nguồn: Bộ tài nguyên và môi trường, 2011

1.2.3.2. Thành phần chất thải rắn y tế
Hầu hết các CTRYT là các chất thải sinh học độc hại và mang tính đặc
thù so với các CTR khác. Các loại chất thải này nếu không được phân loại cẩn
thận trước khi sử lý chung với các loại chất thải sinh hoạt sẽ gây ra những
nguy hại đáng kể.
Xét về các thành phần chất thải dựa trên đặc tính lý hóa thì tỷ lệ các thành
phần có thể tái chế là khá cao, chiếm trên 25% tổng lượng CTRYT, chưa kể

6



52% CTRYT là các chất hữu cơ. Trong thành phần CTRYT có lượng lớn chất
hữu cơ và thường có độ ẩm tương đối cao, ngoài ra còn có các thành phần chất
nhựa chiếm khoảng 10%. Vì vậy, khi lựa chọn công nghệ thiêu đốt cần lưu ý đốt
triệt để và không phát sinh khí độc hại (Bộ tài nguyên và Môi trường, 2011).
Trong CTRYT, các thành phần nguy hại chiếm khoảng 15-20%, bao
gồm: Mô bệnh phẩm và cơ quan người từ các phòng mổ và tiểu phẫu, các
bệnh phẩm nuôi cấy, mô hoặc xác động vật từ phòng thí nghiệm thải ra, các
chất thải nhiễm trùng từ phòng cách ly và các khoa truyền nhiễm, các bông
băng thấm dịch hoặc máu, kim tiêm, ống tiêm, lọ thuốc, dược phẩm hư hỏng
và quá đát… (Bộ tài nguyên và Môi trường, 2012).
1.3. Ảnh hưởng của chất thải y tế đối với môi trường và cộng đồng
1.3.1. Ảnh hưởng của chất thải y tế đối với môi trường
 Nguy cơ đối với môi trường nước
Nguồn nước có thể bị nhiễm bẩn do các chất độc hại có trong chất thải
bệnh viện. Chúng có thể chứa các vi sinh vật gây bệnh hoặc chứa kim loại
nặng (phần lớn là thủy ngân từ nhiệt kế và bạc từ quá trình tráng rửa phim X
quang). Một số dược phẩm nhất định, nếu xả thải mà không xử lý có thể gây
nhiễm độc nguồn nước thứ cấp. Bên cạnh đó, việc xả bừa bãi chất thải lâm
sàng, ví dụ: xả chung chất thải lây nhiễm vào chất thải thông thường, có thể
tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước do làm tăng BOD (Bộ Y tế, 2010).
 Nguy cơ đối với môi trường đất
Tiêu hủy không an toàn chất thải nguy hại như tro lò đốt hay bùn của
hệ thống xử lý nước thải rất có vấn đề khi các chất gây ô nhiễm từ bãi rác có
khả năng rò thoát ra, gây ô nhiễm đất và nguồn nước, và cuối cùng là tác động
tới sức khỏe cộng đồng trong dài hạn (Bộ Y tế, 2010).
 Nguy cơ đối với môi trường nước và không khí
Nguy cơ ô nhiễm không khí tăng lên khi phần lớn chất thải nguy hại
được thiêu đốt trong điều kiện không lý tưởng. Việc thiêu đốt không đủ nhiệt
độ trong khi rác thải đưa vào quá nhiều sẽ gây ra nhiều khói đen. Việc đốt


7


chất thải y tế đựng trong túi ni long PVC, cùng với các loại dược phẩm nhất
định, có thể tạo ra khí axit , thường là HCl và S

. Trong quá trình đốt các

dẫn xuất halogen (F, Cl, Br, I...) ở nhiệt độ thấp, thường tạo ra axit như
hydrochloride(HCl). Điều đó dẫn đến nguy cơ tạo thành didoxil, một loại hóa
chất vô cùng độc hại, ngay cả ở nồng độ thấp. Các kim loại nặng, như thủy
ngân, có thể phát thải theo khí lò đốt. Những nguy cơ môi trường này có thể
tác động tới hệ sinh thái và sức khỏe con người trong dài hạn (Bộ Y tế, 2010).
1.3.2. Ảnh hưởng của chất thải y tế đối với sức khỏe cộng đồng
Phơi nhiễm với chất thải y tế nguy hại có thể gây ra bệnh tật hoặc
thương tích. Tất cả các cá nhân phơi nhiễm với chất thải nguy hại, cả những
người ở trong hay ở ngoài bệnh viện đều có nguy cơ tiềm ẩn. Những nhóm có
nguy cơ bao gồm: nhân viên y tế (bác sĩ, nữ điều dưỡng nữ hộ sinh, kĩ thuật
viên), bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, khách thăm, công nhân làm việc
trong khối hỗ, công nhân trong cơ sở xử lý và tiêu hủy chất thải bao gồm cả
những người nhặt rác (Bộ Y tế, 2010).
Nguy cơ của chất thải lây nhiễm
Vi sinh vật gây bệnh trong chất thải lây nhiễm có thể xâm nhập vào cơ
thể thông qua nhiều đường: qua vết thương, vết cắt trên da; niêm mạc; qua
đường hô hấp; qua đường tiêu hóa. Sự xuất hiện của các loại vi khuẩn kháng
sinh và kháng hóa chất khử trùng có thể liên quan đến thực trạng quản lý chất
thải rắn y tế không an toàn. Vật sắc nhọn không chỉ gây ra vết thương trên da
mà còn gây nhiễm trùng vết thương nếu chúng bị nhiễm bẩn. Thương tích do
vật sắc nhọn là tai nạn thường gặp nhất trong cơ sở y tế (Bộ Y tế, 2010).
Một khảo sát của Viện Y học lao động và môi trường năm 2006 cho

thấy 35% số nhân viên y tế bị thương tích do vật sắc nhọn trong vòng 6 tháng
qua, và 70% trong sô họ bị thương tích do vật sắc nhọn trong sự nghiệp. Tổn
thương do vật sắc nhọn có khả năng lây truyền các bệnh nhiễm trùng nguy
hiểm như HIV, HBV, và HCV. Khoảng 80% nhiễm trùng HIV, HBV, HCV

8


nghề nghiệp là do thương tích do vật sắc nhọn và kim tiêm. Việc tái chế hoặc
xử lý không an toàn chất thải lây nhiễm, bao gồm cả nhựa và vật sắc nhọn có
thể tác động lâu dài tới sức khỏe cộng đồng (Viện Y học lao động 2006).
Nguy cơ của chất thải hóa học và dược phẩm
Nhiều hóa chất và dược phẩm sử dụng trong cơ sở y tế là chất nguy hại
(ví dụ chất độc, ăn mòn, dễ cháy, gây phản ứng, gây sốc, gây độc) nhưng
thường ở khối lượng thấp. Phơi nhiễm cấp tính hoặc mãn tính đối với hóa chất
qua đường da niêm mạc, qua đường hô hấp tiêu hóa. Tổn thương da mắt và
niêm mạc đường hô hấp có thể gặp khi tiếp xúc với hóa chất gây cháy, gây ăn
mòn, gây phản ứng (ví dụ formaldehyde và các chất dễ bay hơi khác). Tổn
thương thường gặp nhất là bỏng. Các hóa chất khử trùng được phổ biến trong
bệnh viện thường có tính ăn mòn. Trong quá trình thu gom, vận chuyển và lưu
giữ, chất thải nguy hại có thể bị rò rỉ thoát, đổ tràn. Việc rơi vãi chất thải lây
nhiễm, đặc biệt là chất thải lây nhiễm có nguy cơ cao có thể lan truyền trong
bệnh viện, như có thể gây ra đợt bùng phát nhiễm trùng bệnh viện trong nhân
viên và bệnh nhân, hoặc gây ô nhiễm đất và nước (Bộ Y tế, 2010).
Nguy cơ gây độc tế bào
Nhiều thuốc điều trị ung thư là các thuốc gây độc tế bào. Chúng có thể
gây kích thích hay tổn thương cục bộ trên da và mắt, cũng có thể gây chóng mặt,
buồn nôn, đau đầu hoặc viêm da. Nhân viên bệnh viện, đặc biệt là những người
chịu trách nhiệm thu gom chất thải, có thể phơi nhiễm với các thuốc điều trị ung
thư qua hít thở hoặc hạt lơ lửng trong không khí, hấp thu qua da, tiêu hóa qua

thực phẩm vô tình nhiễm bẩn với thuốc gây độc tế bào (Bộ Y tế, 2010).
Nguy cơ của chất thải phóng xạ
Cách thức và thời gian tiếp xúc với chất thải phóng xạ quyết định
những tác động đối với sức khỏe, từ đau đầu, chóng mặt, buồn nôn cho đến
các vấn đề đột biến gen trong dài hạn (Bộ Y tế, 2010).
Sự nhạy cảm của cộng đồng

9


Công chúng và cộng đồng xung quanh bệnh viện rất nhạy cảm với
những tác động thị giác của chất thải giải phẫu, trong khi đó, việc vận hành lò
đốt không tốt có thể dẫn đến xả ra khí thải gây ô nhiễm và khó chịu cho nhà
dân xung quanh (Bộ Y tế, 2010). Cụ thể, Bệnh viện Việt Đức là cơ sở ngoại
khoa lớn nhất nước, nơi thực hiện hàng chục nghìn ca mổ mỗi năm, đồng nghĩa
với việc xả ra lượng nước thải y tế khổng lồ - hiện vẫn chưa có hệ thống xử lý
nước đạt chuẩn. Khu xử lý nước thải ở đây được xây dựng từ đầu thập kỷ 1980
với quy mô chỉ phù hợp với số ca mổ còn ít ỏi, lại đã xuống cấp từ lâu. Do đó,
nước thải y tế từ đây vẫn gần như giữ nguyên mức độ độc hại khi xả ra môi
trường, trong số 400.000 m3 nước thải đổ vào sông Nhuệ, sông Đáy mỗi ngày
(hầu hết không qua xử lý), có gần một nửa là nước thải bệnh viện. Mặt khác
còn để rác thải y tế bán ra ngoài cho một số cá nhân gây bức xúc dư luận cho
người dân sống xung quanh bệnh viện (Tổng cục Môi trường HN, 2010).
1.4. Các phương pháp xử lý chất thải rắn y tế
1.4.1. Tái chế chất thải bệnh viện
Theo (Bộ Y tế, 2008) các vật liệu thuộc chất thải thông thường không
dính, chứa các thành phần nguy hại (lây nhiễm chất hóa học nguy hại, chất
phóng xạ, thuốc gây độc tế bào) được phép thu gom phục vụ mục đích tái chế,
bao gồm:
- Nhựa: chai nhựa đựng dung dịch không có chất hóa học nguy hại

(dung dịch NaCl 0,9%, glucose, natri bicacbonate...) và các vật liệu nhựa khác
không dính các thành phần nguy hại.
- Thủy tinh: chai, lọ thủy tinh đựng các dung dịch không chứa các
thành phần nguy hại.
- Giấy: giấy , báo, bìa, thùng cát tông, vỏ hộp thuốc và các vật liệu giấy
- Kim loại: các vật liệu kim loại không dính các thành phần nguy hại
1.4.2. Công nghệ đốt
Phương pháp đốt là phương pháp õi hóa ở nhiệt độ cao với sự có mặt
của oxi trong không khí, trong đó chất thải sẽ được chuyển hóa thành khí và
10


các chất trơ không cháy. Kết quả là tiêu diệt hoàn toàn vi sinh vật, giảm được
95% thể tích và khối lượng chất thải, làm thay đổi hoàn toàn trạng thái vật lý
của chất thải. Lò đốt thiết kế chuyên dùng cho xử lý chất thải bệnh viện được
vận hành trong khoảng nhiệt độ từ 700 -

C. Phương pháp đốt áp dụng

chủ yếu cho chất thải lây nhiễm, chất thải gây độc tế bào, không áp dụng cho
các hóa chất có hoạt tính phản ứng, bình chứa khí có áp suất, các chất nhựa có
chứa halogen như PVC vì phát thải ddioxxil (Ngô Kim Chi, 2012). Phương
pháp đốt có ưu điểm là có nhiệt độ cao thì CTRYT nguy hại được xử lý triệt
để, loại trừ được các mầm bệnh trong các chất thải lây nhiễm, giảm tối đa thể
tích chôn lấp sau khi xử lý. Tuy nhiên đốt ở nhiệt độ không đủ theo quy định
có thể phát sinh khí thải gây ô nhiễm không khí; chi phí đầu tư xây dựng và
quản lý vận hành cao (Bộ Xây dựng, 2012).
1.4.3. Công nghệ không đốt, thân thiện với môi trường
Hiện nay có 2 loại công nghệ thân thiện với môi trường chủ yếu được
lựa chọn thay thế các lò đốt CTRYT là công nghệ khử khuẩn bằng nhiệt ẩm

và công nghệ có sử dụng vi sóng.
Công nghệ khử khuẩn bằng nhiệt ẩm: bản chất là tạo ra môi trường hơi
nước nóng với áp suất cao đẻ khử khuẩn CTRYT. Công nghệ này thường phải
sử dụng thêm hóa chất để đảm bảo hiểu quả khử tiệt khuẩn ổn định, do đó làm
tăng chi phí vận hành của hệ thống.
Công nghệ sử dụng vi sóng: Bao gồm sử dụng vi sóng thuần túy trong
điều kiện áp suất bình thường và sử dụng vi sóng kết hợp hơi nước bão hòa
trong điều kiện nhiệt độ áp suất cao.
Loại sử dụng vi sóng thuần túy trong điều kiện bình thường là tạo điều
kiện khử tiệt trùng ở nhiệt độ khoảng 100 C với áp suất không khí thông
thường. Do vậy, hệ thống vận hành đơn giản hơn nhưng tốn thời gian xử lý
cho mỗi mẻ đồng thời hiệu quả chỉ đạt 99,9% (Đặng Kim Chi và cs, 2011).

11


Loại công nghệ sử dụng vi sóng kết hợp hơi nước bão hòa: có tác dụng
phá hủy cấu trúc tế bào va tiêu diệt tất cả các loại mầm bệnh. Nhờ đó sau khi
xử lý, chất thải lây nhiễm trở thành chất thải thông thường mà không bị phá
hủy, rất thích hợp cho việc tận dụng để tái chế. Toàn bộ quy trình hoạt động
của công nghệ vi sóng kết hợp hơi nước bão hòa đều không tạo ra khói bụi,
không xảy ra nước thải cũng như không sử dụng hóa chất để tiệt trùng nên
hoàn toàn thân thiện với môi trường (Nguyễn Thị Kim Thái, 2012).
1.4.4. Phương pháp trơ hóa (cố định và đóng rắn)
Bản chất của quá trình xử lý là chất thải nguy hại được trộn với phụ gia
hoặc bê tông để đóng rắn chất thải nhằm không cho các thành phần ô nhiễm
lan truyền ra bên ngoài. Các chất phụ gia vô cơ thường dùng là: vôi, xi măng,
porand, bentonic, pizzolan, thạch cao, silicat. Các chất phụ gia hữu cơ:
emposi, polyester, nhựa asphalt, polyolefin, ureformandehyde.
Theo quy chế quản lý CTRYT ban hành kèm theo quyết định số

43/2007/QĐ-BYT ngày 30/11/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế, tỷ lệ các chất pha
trộn như sau: 65% chất thải dược phẩm, hóa học, 15% vôi, 15% xi măng, 5%
nước. Sauk hi tạo thành một khối đồng nhất dưới dạng cục thì đem đi chôn
1.4.5. Phương pháp chôn lấp an toàn
Chỉ áp dụng tạm thời đối với cơ sở y tế các tỉnh, miền núi và trung du
chưa có cơ sở xử lý CTRYT nguy hại đạt tiêu chuẩn tại địa phương. Hố chôn
lấp phải đáp ứng các yêu cầu: có hàng rào vây quanh, cách xa giếng nước, xa
nhà tối thiểu 100m, đáy hố cách mức nước tối thiểu 1,5 m, miệng hố nhô cao
và che tạm thời để tránh nước mưa, mỗi lần chôn chất thải, phải đổ lên trên
mặt hố lớp đất dày từ 10-25 cm và lớp đất trên cùng dày 0,5m. Không chôn
chất thải lây nhiễm lẫn với chất thải thông thường. Chất thải lây nhiễm phải
được khử khuẩn trước khi chôn lấp (Bộ Y tế, 2008)
1.5. Tình hình phát sinh chất thải rắn y tế trên thế giới và ở Việt Nam
1.5.1. Tình hình phát sinh và quản lý chất thải rắn y tế trên thế giới
12


1.5.1.1. Tình hình phát sinh
Khối lượng CTRYT phát sinh thay đổi theo khu vực địa lý, theo mùa
và phụ thuộc vào các yếu tố khách quan như: cơ cấu bệnh tật, dịch bệnh, loại,
quy mô bệnh viện, phương pháp và thói quen của nhân viên y tế trong việc
khám chữa bệnh và chăm sóc bệnh nhân cũng như rác thải của các bệnh nhân
tại các khoa phòng (Hoàng Thị Liên, 2009). Một điều dễ nhận thấy trên thực
tế những nước có thu nhập cao thường tạo ra nhiều chất thải hơn nước có thu
nhập trung bình và nước có thu nhập thấp, lượng chất thải tạo ra từ các bệnh
viện cấp trên cao hơn so với các bệnh viện cấp dưới. Tại các nước phát triển
như Hoa Kì, mỗi người tạo ra trung bình 13 kg CTRYT mỗi năm trong khi
người dân ở các nước thu nhập thấp như Campuchia chỉ tạo 0,5- 3 kg CTRYT
mỗi năm (Natural Standard Research Collaboration, 2013).
Bảng 1.3. Phát sinh chất thải rắn y tế trên thế giới

Đơn vị: Kg/người
Quốc gia
Các quốc gia phát triển

Lượng CTRYT phát sinh

- Tổng lượng CTRYT
- CTRYT nguy hại

1,1 – 12,0
0,4 – 5,5

Các quốc gia đang phát triển
- Tổng lượng CTRYT
- CTRYT nguy hại

0,8 – 0,6
0,3 – 0,4

Các quốc gia chậm phát triển
- Tổng lượng CTRYT

0,5 – 0,3
Nguồn: Bộ Y tế, 2006

Bảng 1.4: Phát sinh chất thải rắn y tế trung bình trên thế giới
theo loại bệnh viện
Đơn vị: Kg/giường bệnh/ngày

13



Bệnh viện trung ương
Bệnh viện tỉnh
Bệnh viện huyện

Tổng lượng CTRYT
4,1 – 8,7
2,1 – 4,2
0,5 – 1,8

CTRYT nguy hại
0,4 – 1,6
0,2 – 1,1
0,1 – 0,4

1.5.1.2. Tình hình quản lý chất thải rắn y tế trên thế giới
Trên thế giới, quản lý rác thải được nhiều quốc gia quan tâm và tiến
hành một cách triệt để từ rất lâu. Về quản lý, một loạt các chính sách, quy
định đã được ban hành nhằm kiểm soát chặt chẽ loại chất thải này. Các hiệp
ước quốc tế, các nguyên tắc pháp luật quy định về chất thải nguy hại trong đó
có cả chất thải bệnh viện cũng đã được công nhận và áp dụng ở nhiều quốc
gia trên thế giới.
Công ước Basel: được kí kết bởi hơn 100 quốc gia, quy định về sự vận
chuyển của chất độc hại qua biên giới, đồng thời áp dụng với cả CTRYT.
Công ước này đưa ra nguyên tắc chỉ vận chuyển hợp pháp chất thải nguy hại
từ các quốc gia không có điều kiện và công nghệ thích hợp sang quốc gia có
điều kiện vật chất kĩ thuật để xử lý an toàn các chất thải đặc biệt.
Nguyên tắc polluter pay: Nêu rõ mọi người, mọi cơ quan làm phát sinh
chất thải chịu trách nhiệm về pháp luật, tài chính trong việc đảm bảo an toàn

và giữ môi trường trong sạch
Nguyên tắc proximitri: Quy định rằng việc xử lý chất thải nguy hại cần
được tiến hành ngay tại nơi phát sinh càng sớm càng tốt, tránh tình trạng chất
thải bị lưu giữ trong thời gian dài gây ô nhiễm môi trường.
- Phân loại chất thải: trước những năm 80 của thế kỉ XX, thế giới chưa
hề có khái niệm về việc phân loại CTRYT ngay tại nguồn phát sinh kể cả ở
các nước phát triển ở Châu Âu và Nam Mỹ. Ngày nay việc phân loại CTRYT
ngay tại nguồn đã trở nên phổ biến đối với tất cả các bệnh viện.
Theo khuyến cáo WHO (1992), ở các nước đang phát triển có thể phân
loại CTRYT thành các loại sau: Chất thải không độc hại (chất thải sinh hoạt

14


gồm các chất thải không bị lây nhiễm các yếu tố nguy hại); Chất thải sắc nhọn
(truyền nhiễm hay không truyền nhiễm); Chất thải nhiễm khuẩn (khác với các
vật sắc nhọn nhiễm khuẩn); Chất thải hóa học va dược phẩm (không kể các
loại thuốc độc đối với tế bào) và chất thải nguy hiểm khác (chất thải phóng
xạ, các thuốc độc tế bào, các bình chứa khí có áp suất cao) (Bộ Y tế, 2006).
Còn tại một số nước phát triển thì CTRYT được phân loại 1 cách chi
tiết hơn. Ví dụ như Mỹ thì phân loại CTRYT thành 8 loại: Chất thải cách ly
(chất thải có khả năng truyền nhiễm mạnh); những nuôi cấy và dự trữ các tác
nhân truyền nhiễm và chế phẩm sinh học liên quan; những vật sắc nhọn dùng
trong điều trị, nghiên cứu…; máu và các sản phẩm của máu; chất thải động vật
(xác động vật, các phần của cơ thể…); các vật sắc nhọn không sử dụng; các
chất thải gây độc tế bào; chất thải phóng xạ. Các nước châu Âu cũng phân
thành 8 loại CTRYT, bao gồm: chất thải thông thường; chất thải giải phẫu (mô,
bộ phận cơ thể, bào thai, xác động vật, máu và dịch cơ thể); chất thải phóng xạ;
chất thải hóa học; chất thải lây nhiễm (chất thải từ phòng thí nghiệm, phẫu
thuật, khám nghiệm tử thi, chất thải liên quan đến động vật nhiễm bệnh); chất

thải sắc nhọn; dược phẩm quá hạn và bình áp suất (WHO, 1994)
- Thu gom và vận chuyển: Các nước tiên tiến có 2 mô hình thu gom và
vận chuyển CTRYT đó là:
+ Hệ thống hút chân không tự động: Hệ thống này được lắp đặt lần đầu
tại bệnh viện Solleftea – Thụy Điển vào năm 1996. Nguyên tắc rác sau khi
được phân loại nhờ áp lực hút chân không tự động (được lắp ở trạm hay trên
xe chuyên dụng) tạo ra sẽ chuyển động theo đường ống ngầm đặt dưới mặt
đất đến xe chuyên dụng chở rác. Luồng không khí được lọc cẩn thận đảm bảo
tiêu chuẩn cho phép trước khi thải ra ngoài môi trường. Phương pháp này có
ưu điểm là hạn chế được lượng lớn xe vào lấy rác trong thành phố do vậy
giảm được tắc đường vào các giờ cao điểm, hạn chế được việc con người tiếp
xúc trực tiếp với CTRYT. Nhưng hệ thống này vẫn còn nhiều hạn chế đó là
15


kinh phí đầu tư lớn, công tác vận hành bảo trì yêu cầu công nhân phải có trình
độ tay nghề cao. Do vậy tính tới thời điểm này mới chỉ có 500 hệ thống này
được lắp đặt trên toàn thế giới mà chủ yếu là tại các nước phát triển.
+ Hệ thống thu gom và vận chuyển CTRYT bằng các xe chuyên dụng
với các dụng cụ, phương tiện thu gom theo đúng tiêu chuẩn quy định. Phương
pháp này được phổ biến rộng rãi tại nhiều nước hơn do kinh phí không quá
lớn, không yêu cầu công nhân phải có trình độ chuyên môn.
- Xử lý CTRYT: Theo tổ chức Y tế thế giới, ở các nước đang phát triển
có tới 18 – 64 % bệnh viện chưa có biện pháp xử lý chất thải đúng cách. Tùy
thuộc vào điều kiện kinh tế và khoa học công nghệ, nhiều nước trên thế giới đã
có những biện pháp khác nhau để xử lý loại chất thải độc hại này (WHO, 2006)
+ Đối với các nước đang phát triển: Lò đốt CTRYT là nguồn chính
phát sinh ra dioxin và thủy ngân trong các hoạt động dân sự hiện nay. Với
mục tiêu bảo vệ môi trường và bảo vệ sức khỏe, các nước phát triển như Mỹ
và Châu Âu ngày càng thắt chặt các tiêu chuẩn khí thải lò đốt CTRYT. Trong

tình hình như vậy, nhiều loại lò đốt được sản xuất tại Mỹ và châu Âu cũng
không đáp ứng được tiêu chuẩn môi trường và tìm cách xuất khẩu sang các
nước đang phát triển, nơi mà các tiêu chuẩn môi trường còn lỏng lẻo hoặc
chưa có các biện pháp kiểm soát chặt chẽ. Năm 1988, cả nước Mỹ có 6.200 lò
đốt CTRYT nhưng đến năm 2006 chỉ còn 62 lò đốt hoạt động. Ở Canada,
năm 1995 có 219 lò đốt nhưng đến năm 2003 chỉ còn 56 lò đốt vận hành.
Nhiều nước châu Âu đã đưa ra biện pháp kiên quyết nhằm đóng cửa các lò
đốt CTRYT. Tại Đức, năm 1984 có 554 lò đốt hoạt động nhưng đến năm
2002 không còn lò đốt nào vận hành, hay tại Bồ Đào Nha, năm 1995 có 40 lò
đốt nhưng đến năm 2004 chỉ còn 1 lò đốt hoạt động. Ai Len có 150 lò đốt
hoạt động năm 1990 nhưng đến năm 2005 đã ngưng toàn bộ hoạt động của
các lò đốt CTRYT (Nguyễn Trọng Khoa, 2011).
Vì vậy, tại các nước phát triển hiện đang ưu tiên áp dụng các công nghệ
16


xử lý sau: nồi hấp và nồi hấp nâng cao, công nghệ vi sóng, nhiệt phân, kết
hợp nồi hấp và thủy phân hóa học, nhiệt khô, phương pháp điều trị dầu nóng,
quá trình xử lý hóa học không Clo, hóa chất khử trùng (Clo) và biện pháp
sinh học (Terry L. Turdo, 2007).
+ Đối với các nước đang phát triển, đốt vẫn là biện pháp được lựa chọn
phổ biến nhất. Theo khuyến cáo của WHO, đây cũng là lựa chọn thích hợp
cho các nước đang phát triển. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, có tới 57 – 92% lò
đốt ở các nước đang phát triển không hoạt động hoặc hoạt động kém hiệu quả.
Nguyên nhân do sự hạn chế về mặt kinh tế cũng như trình độ kĩ thuật. Vì vậy,
để đảm bảo hiệu quả xử lý, các nước đang phát triển cần chú trọng đến các
vấn đề như: khoảng cách với khu dân cư, thiết kế và xây dựng lò đốt đảm bảo
tiêu chuẩn, kiểm soát khí thải, nhân viên vận hành lò đốt cần đào tạo bài bản
về mặt kĩ thuật… Ngoài ra, còn có một số biện pháp khác cũng sử dụng để
thay thế cho lò đốt hiện nay đã và đang triển khai tại các nước đang phát triển

như: nồi hấp nhỏ sử dụng năng lượng mặt trời, vi sóng, xử lý vôi, nhiệt khô,
khử trùng bằng Clo, hệ thống kết hợp khử trùng hơi nước với máy xay và nén.
Những công nghệ này được coi là công nghệ sạch hơn, dễ dàng thiết kế, xây
dựng, hiệu quả xử lý cao (Terry L. Turdo, 2007).
1.5.2. Hiện trạng phát sinh và tình hình quản lý chất thải rắn y tế tại Việt
Nam
1.5.2.1. Hiện trạng phát sinh chất thải rắn y tế
Hiện nay, nước ta có 13.640 cơ sở khám chữa bệnh các loại với tổng số
hơn 219800 giường bệnh. Với số lượng bệnh viện và số giường bệnh khá lớn,
thống kê đã cho thấy tổng lượng CTR phát sinh từ các cơ sở y tế năm 2005
vào khoảng 300 tấn/ngày, trong đó có 40-50 tấn/ngày là CTRYT nguy hại
phải xử lý. Đến năm 2008, tổng lượng CTRYT phát sinh là hơn 490 tấn/ngày,
trong đó có khoảng 60-70 tấn/ngày là CTRYT nguy hại phải xử lý (Bộ Tài
Nguyên và Môi trường, 2011). Con số này ước tính sẽ tăng lên 600 tấn/ngày
17


×