Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Mã Đoạn Chảy Qua Thành Phố Thanh Hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (850.03 KB, 65 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA MÔI TRƯỜNG
----------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG MÃ
ĐOẠN CHẢY QUA THÀNH PHỐ THANH HÓA

Người thực hiện

: LÊ THỊ VÂN ANH

Lớp

: MTA

Khóa

: 57

Chuyên ngành

: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Giáo viên hướng dẫn : ThS. HÁN THỊ PHƯƠNG NGA

Hà Nội - 2016



HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA MÔI TRƯỜNG
----------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG MÃ
ĐOẠN CHẢY QUA THÀNH PHỐ THANH HÓA

Người thực hiện

: LÊ THỊ VÂN ANH

Lớp

: MTA

Khóa

: 57

Chuyên ngành

: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Giáo viên hướng dẫn : ThS. HÁN THỊ PHƯƠNG NGA
Cơ sở thực tập: Đoàn mỏ - Địa chất, Sở Tài nguyên và Môi trường
Thanh Hóa


Hà Nội - 2016


LỜI CẢM ƠN
Được sự phân công của khoa Môi trường, Học viện Nông nghiệp Việt
Nam, và sự dồng ý của giáo viên hướng dẫn ThS.Hán Thị Phương Nga, tôi đã
thực hiện đề tài “Đánh giá chất lượng nước sông Mã đoạn chảy qua thành
phố Thanh Hóa”
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình
của quý thầy cô giáo và sự động viên khích lệ của gia đình bạn bè. Nhân dịp
này tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành về sự giúp đỡ quý báu đó. Cảm
ơn Ban giám hiệu, quý thầy cô trong khoa Môi Trường – Học viện Nông
nghiệp Việt Nam; các anh chị trong phòng Phân tích – Đoàn Mỏ-Địa chất; gia
đình và toàn thể bạn bè của tôi.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo hướng dẫn ThS.
Hán Thị Phương Nga, người đã dành nhiều thời gian, tạo điều kiện thuận lợi,
hướng dẫn tôi tận tình về phương pháp nghiên cứu và cách thức thực hiện các
nội dung của đề tài.
Do điều kiện nghiên cứu còn hạn chế nên khóa luận không thể tránh khỏi
những khiếm khuyết nhất định. Tôi mong nhận được những ý kiến đóng góp
của quý thầy cô để khóa luận hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 16 tháng 5 năm 2016
Sinh viên thực hiện

Lê Thị Vân Anh

i



MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN...............................................................................................i
DANH MỤC BẢNG......................................................................................v
DANH MỤC HÌNH.....................................................................................vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT...................................................................vii
MỞ ĐẦU.......................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài......................................................................1
2. Mục tiêu và yêu cầu nghiên cứu.................................................................2
Chương 1......................................................................................................3
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐẾ NGHIÊN CỨU..................................................3
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài.................................................................3
1.1.1. Cơ sở lý luận...............................................................................3
1.1.2. Cơ sở pháp lý................................................................................6
1.2. Hiện trạng chất lượng nước mặt trên Thế giới và Việt Nam. ........7
1.2.1. Hiện trạng chất lượng nước mặt trên Thế giới. .......................7
1.2.2. Hiện trạng chất lượng nước mặt ở Việt Nam.......................10
1.2.3. Hiện trạng chất lượng nước mặt ở tỉnh Thanh Hóa.............13
1.3. Các nguồn gây ô nhiễm nước mặt....................................................14
1.3.1. Nguồn gây ô nhiễm liên quan đến hoạt động của con người.. 14
1.3.2. Nguồn gây ô nhiễm tự nhiên do các hoạt động của thiên nhiên..17
1.4. Tình hình quản lý tài nguyên nước ở Việt Nam..............................17
1.4.1. Công tác xây dựng hệ thống chính sách và văn bản quy phạm
pháp luật...............................................................................................17
1.4.2. Hệ thống tổ chức và phân công trách nhiệm quản lý môi trường
nước.....................................................................................................18
1.4.3. Công tác thanh tra, kiểm tra và quan trắc môi trường nước. ..19
1.4.4. Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật nâng cao nhận thức
cộng đồng về tài nguyên nước..............................................................20
Chương 2....................................................................................................21
ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ .................................................21

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................................................21
2.1. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................21

ii


2.2. Phạm vi nghiên cứu..........................................................................21
2.3. Nội dung nghiên cứu........................................................................21
2.3.1. Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố
Thanh Hóa...........................................................................................21
2.3.2. Các nguồn phát thải chính ảnh hưởng tới chất lượng nước
sông Mã đoạn chảy qua thành phố Thanh Hóa...................................21
2.3.3. Đánh giá hiện trạng môi trường nước sông Mã đoạn chảy qua
thành phố Thanh Hóa..........................................................................21
2.3.4. Hiện trạng công tác quản lý tài nguyên nước tại thành phố
Thanh Hóa...........................................................................................21
2.3.5. Đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm và bảo vệ chất
lượng nước sông Mã đoạn chảy qua thành phố Thanh Hóa. ..............22
2.4. Phương pháp nghiên cứu...................................................................22
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp....................................22
2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp......................................22
2.4.3. Tham khảo ý kiến của chuyên gia.............................................22
2.4.4. Phương pháp lấy mẫu và bảo quản mẫu....................................22
2.4.5. Phương pháp phân tích mẫu.......................................................24
2.4.6. Phương pháp so sánh đối chứng................................................26
2.4.7. Phương pháp xử lý số liệu.........................................................26
Chương 3....................................................................................................27
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.........................................................................27
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Thanh Hóa. ....27
3.1.1. Điều kiện tự nhiên.....................................................................27

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội............................................................30
Dân số...................................................................................................30
Tình hình phát triển kinh tế..............................................................31
3.2. Nguồn phát thải chính ảnh hưởng đến chất lượng nước sông Mã
đoạn chảy qua thành phố Thanh Hóa....................................................32
3.2.1. Hoạt động công nghiệp............................................................32
3.2.2. Nước thải sinh hoạt.................................................................33
3.2.3. Các hoạt động sản xuất nông nghiệp.......................................34

iii


3.3. Hiện trạng chất lượng nước sông Mã.............................................34
3.3.1. Sự biến động chất lượng nước sông Mã theo thời gian và
không gian...........................................................................................35
3.3.2. Chất lượng nước sông Mã trong mùa mưa và mùa khô...............40
3.4. Công tác quản lý tài nguyên nước tại thành phố Thanh Hóa. ............43
3.4.1. Các nguyên tắc cơ bản trong quản lý tài nguyên nước.................43
3.4.2. Công tác quản lý tài nguyên nước tại thành phố Thanh Hóa. ......44
3.4.3. Những vấn đề còn tồn tại trong công tác quản lý tài nguyên
nước.....................................................................................................45
3.5. Một số đề xuất và giải pháp.............................................................46
3.5.1. Giaỉ phap
́ vềcơ chếchinh
́ sach.
́ .................................................46
3.5.2. Giaỉ phap
́ vềquan trăć vàthông tin môi trương.
̀ ....................47
3.5.3. Giaỉ phap

́ vềgiao
́ duc̣ đao
̀ tao,
̣ nâng cao nhân
̣ thưć công
̣
đông.
̀ .47
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................................47
4.1 Kết luận............................................................................................47
4.2 Kiến nghị..........................................................................................48
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................49
PHỤ LỤC....................................................................................................51

iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Một số đặc trưng cơ bản...........................................10
của các hệ thống sông chính ở Việt Nam...................................10
Bảng 2.1. vị trí lấy mẫu..............................................................23
Bảng 2.2: Phương thức bảo quản và thời gian lưu trữ..............24
Bảng 2.3: Phương pháp phân tích các thông số liên quan..............24
Bảng 3.1: Chế độ thời tiết, khí hậu trong 2 năm 2013 và 2014
......................................................................................................29
tại trạm quan trắc thành phố Thanh Hóa...................................29
Bảng 3.2: Hiện trạng sử dụng đất thành phố Thanh Hóa năm
2014..............................................................................................29
Bảng 3.3: Dân số của thành phố Thanh Hóa năm 2014..............30
Bảng 3.4: Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh năm 2010

trong giai đoạn 2010-2014..........................................................31
(đơn vị: tỷ đồng)..........................................................................31
Bảng 3.5: Giá trị sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp.........................32
trong giai đoạn 2010-2014..........................................................32
Bảng 3.6: Giá trị các thông số phân tích mẫu nước ngày 02/04/2016
......................................................................................................35
Bảng 3.7: Giá trị trung bình các thông số phân tích của các tháng. 37
Bảng 3.8: Giá trị các thông số phân tích tháng 6 và tháng 12 n ăm
2015..............................................................................................41

v


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Phân bố nguồn nước trên Trái đất...............................8
Hình 2.1: Sơ đồ lấy mẫu phân tích nước sông Mã...................23
Hình 3.1: Bản đồ thành phố Thanh Hóa.................................27
Hình 3.2: Sông Mã đoạn chảy qua thành phố Thanh Hóa....35
Hình 3.3 : Sự biến động các thông số phân tích chất lượng
sông Mã......................................................................................36
theo không gian.......................................................................36
Hình 3.4: Sự biến động của các thông số BOD5, COD, TSS,
Coliform của nước sông Mã theo thời gian..............................38
Hình 3.5: Sự biến động của các thông số DO, Cl-, NO3-,
PO43- của nước sông Mã theo thời gian..................................40
Hình 3.6: Biểu đồ so sánh giá trị các thông số chất lượng n ước
sông Mã......................................................................................42
giữa mùa khô và mùa mưa...........................................................42

vi



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12

Từ viết tắt
BVMT
BVTV
BOD
CCN
COD
DO
KCN
QCVN
TCCP
TCVN
TN&MT

TSS

Diễn giải
Bảo vệ môi trường
Bảo vệ thực vật
Nhu cầu oxy sinh hóa
Cụm công nghiệp
Nhu cầu oxy hóa học
Hàm lượng oxy hòa tan trong nước
Khu công nghiệp
Quy chuẩn Việt Nam
Tiêu chuẩn cho phép
Tiêu chuẩn Việt Nam
Tài nguyên và môi trường
Tổng hàm lượng cặn lơ lửng

vii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Nước là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là thành phần chủ yếu của
môi trường sống, là yếu tố quan trọng trong quá trình sản xuất, không có nước
thì không có sự sống và cũng không có một hoạt động kinh tế nào tồn tại được.
Tuy nhiên nguồn tài nguyên nước hiện nay đang ngày càng khan hiếm, phải đối
mặt với nguy cơ bị ô nhiễm.
Trong những năm gần đây, Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp
hóa – hiện đại hóa đất nước nên tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng cao. Dân số
tăng, tốc độ phát triến kinh tế tăng kéo theo việc khai thác sử dụng nguồn nước
cho sản xuất, sinh hoạt ngày càng tăng. Tuy nhiên việc khai thác, sử dụng

nguồn nước không đúng: khai thác quá mức, sử dụng không đi kèm với công
tác bảo vệ, phát triển bền vững thì sẽ dẫn tới cạn kiệt nguồn tài nguyên này
trong tương lai.
Thành phố Thanh Hóa là một thành phố công nghiệp nằm trên bờ sông
Mã. Tại đây nước thải phát sinh từ các hoạt động công – nông nghiệp và nước
thải sinh hoạt hầu hết được thải trực tiếp hoặc gián tiếp vào sông Mã. Theo
đánh giá của các nhà chuyên môn thì thành phố Thanh Hóa là một trong những
khu vực có mức độ ảnh hưởng quan trọng nhất đến chất lượng nước sông Mã,
đặc biệt là đoạn chảy qua thành phố này.
Sông Mã nói chung ngoài chức năng cơ bản là thoát lũ từ thượng nguồn
còn có vai trò rất quan trọng trong cấp nước phục vụ thủy điện, các hoạt động
kinh tế - xã hội. Tuy nhiên theo nhiều kết qủa nghiên cứu chất lượng nước sông
Mã trong những năm gần đây cho thấy tình trạng ô nhiễm của đoạn sông ngày
càng tăng, đe dọa đến khả năng cấp nước phục vụ cho phát triển kinh tế - xã
hội.
Chính vì vậy, việc xem xét, đánh giá chất lượng nước sông Mã, xác định
các nguồn ô nhiễm và mức độ ảnh hưởng của các hoạt động kinh tế xã hội của
thành phố Thanh Hóa đến môi trường nước là rất quan trọng. Đó là lý do tôi
1


chọn đề tài : “ Đánh giá chất lượng nước sông Mã đoạn chảy qua thành phố
Thanh Hóa” nhằm xem xét, giải quyết các vấn đề môi trường và làm cơ sở để
đưa ra biện pháp quản lý và cải thiện chất lượng nước.
2. Mục tiêu và yêu cầu nghiên cứu.
a. Mục tiêu nghiên cứu.
Đánh giá chất lượng nước sông Mã đoạn chảy qua thành phố Thanh
Hóa, từ đó đề xuất các biện pháp quản lý để cải thiện chất lượng nước sông.
b. Yêu cầu nghiên cứu.
- Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của thành phố Thanh Hóa.

- Quan trắc và đánh giá chất lượng nước sông Mã đoạn chảy qua
thành phố Thanh Hóa.
- Đề xuất giải pháp quản lý và cải thiện chất lượng nước sông Mã đoạn
chảy qua thành phố Thanh Hóa.

2


Chương 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐẾ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài.
1.1.1. Cơ sở lý luận.



Một số khái niệm liên quan.
Để hiểu rõ hơn về đánh giá hiện trạng tài nguyên nước, ta cần tìm hiểu

một số khái niệm sau:
Môi trường bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động
đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật.( Điều 3 khoản 1,
Luật Bảo vệ môi trường 2014).
Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không
phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh
hưởng xấu tới đến con người và sinh vật. ( Điều 3 khoản 8, Luật Bảo vệ môi
trường 2014 ).
Tiêu chuẩn môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng
môi trường xung quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất
thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được các cơ quan nhà nước và các tổ chức
công bố dưới dạng văn bản tự nguyện áp dụng để bảo vệ môi trường. (Điều 3

khoản 6, Luật Bảo vệ môi trường 2014).
Nước là tài nguyên đặc biệt quan trọng, là thành phần thiết yếu của sự
sống và môi trường, quyết định sự tồn tại và phát triển bền vững của đất nước,
là điều kiện để khai thác, sử dụng tài nguyên khác và là tư liệu sản xuất không
thể thay thế được của các ngành kinh tế. ( Trần Yêm và Trịnh Thị Thanh,
1998).
Ô nhiễm nước là sự biến đổi tính chất vật lý, tính chất hóa học và thành
phần sinh học của nước không phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho
phép, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật. (Điều 2 khoản 14, Luật
Tài nguyên nước 2012).

3




Đánh giá chất lượng nước.
Đánh giá hiện trạng tài nguyên nước cung cấp bức tranh tổng thể về 2

phương diện: Phương diện vật lý, hóa học thể hiện chất lượng môi trường và
phương diện kinh tế xã hội, đó chính là những thông báo về tác động từ các
hoạt động của con người tới chất lượng môi trường cũng như tới sức khỏe con
người, kinh tế và phúc lợi xã hội.
Đánh giá hiện trạng tài nguyên nước là quá trình hoạt động nhằm xác
định trữ lượng và chất lượng, tình hình khai thác sử dụng, bảo vệ tài nguyên
nước, tìm ra các nguyên nhân gây ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng và trữ
lượng nước Quốc gia. Trên cơ sở các số liệu đánh giá hiện trạng tài nguyên
nước, cơ quan quản lý Nhà nước sẽ đưa ra các biện pháp cụ thể nhằm định
hướng cho các hoạt động khai thác và sử dụng tài nguyên nước, dự báo cho các
hoạt động xấu gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới nguồn nước.

Để đánh giá chất lượng nước, người ta dựa vào một số chỉ tiêu sau:
• Chỉ tiêu vật lý:
- Nhiệt độ: Nhiệt độ là điều kiện xác định các đặc điểm của quá trình sinh,
hóa học,... diễn ra trong môi trường nước. Lượng oxy hòa tan và quá trình tự
làm sạch của nước phụ thuộc vào nhiệt độ. Vì vậy nhiệt độ của nước và nhiệt
độ môi trường xung quanh là những tác động trực tiếp ảnh hưởng tới thành
phần và chất lượng nguồn nước, ảnh hưởng tới quá trình xử lý nước thải bằng
phương pháp hóa học.
- pH: Là 1 trong những chỉ tiêu rất quan trọng trong việc đánh giá chất
lượng nước cũng như việc xử lý nước.
- Màu sắc: Thực ra nước không có màu, độ màu của nước có thể có nguồn
gốc vô cơ như màu sắt (màu vàng, cặn nâu đỏ), mangan (vàng, cặn nâu đen),
hoặc có nguồn gốc thực vật. Hàm lượng các hợp chất này phụ thuộc vào các
điều kiện địa chất, cấu trúc tầng chứa nước, đặc điểm mặt phủ lưu vực sông hồ.
- Độ đục: được gây ra bởi các loại cặn thô, các loại cặn lơ lửng. Nguồn
gốc của chúng có thể là tự nhiên (cát, bùn), sản phẩm phân rã của động thực

4


vật, sinh vật nước (Vi khuẩn, tảo,...) mà cũng có thể là nhân tạo (do các sản
phẩm do con người thải ra trong quá trình sản xuất, sinh hoạt).
- Tổng hàm lượng cặn (TS): là phần còn lại sau khi cho nước thải bay hơi
hoàn toàn ở nhiệt độ từ 103-1050C.
- Tổng hàm lượng cặn hòa tan (TDS): là tổng số các ion mang điện tích
bao gồm khoáng chất, muối hoặc kim loại tồn tại trong một khối lượng nước
nhất định. TDS thường được lấy làm cơ sở ban đầu để xác định mức độ sạch/
độ tinh khiết của nguồn nước.
- Tổng hàm lượng cặn lơ lửng (TSS): là lượng khô của phần chất rắn còn
lại trên giấy lọc sợi thủy tinh khi lọc 1lít nước mẫu qua phễu lọc rồi sấy khô ở

1050C cho tới khi khối lượng không đổi.
- Hàm lượng cặn bay hơi (VS): Để đánh giá hàm lượng các chất hữu cơ có
trong mẫu nước người ta còn sử dụng các khái niệm tổng hàm lượng các chất
không tan dễ bay hơi (VSS) và tổng hàm lượng các chất hòa tan dễ bay hơi
(VDS). Hàm lượng các chất không tan dễ bay hơi (VSS) là lượng mất đi khi
nung một lượng chất rắn huyền phù (SS) ở 550 0C cho đến khối lượng không
đổi (thường được quy định trong một khoảng thời gian nhất định). Hàm lượng
các chất hòa tan dễ bay hơi (VDS) là lượng mất đi khi nung lượng chất rắn hòa
tan (DS) ở 5500C cho đến khối lượng không đổi (thường được quy định trong
một khoảng thời gian nhất định).
• Chỉ tiêu hóa học:
- Độ cứng của nước gây ra bởi sự có mặt của các muối Ca và Mg trong
nước. Độ cứng của nước được gọi là tạm thời khi có mặt muối cacbonat hoặc
bicacbonat của Ca và Mg; loại nước này khi đun sôi sẽ tạo kết tủa CaCO 3 hoặc
MgCO3. Độ cứng vĩnh cửu của nước do các loại muối sunfat hoặc clorua của
Ca và Mg.
- Độ kiềm toàn phần: là tổng hàm lượng các ion HCO 3-, CO32-, OH- có
trong nước. Độ kiềm trong nước tự nhiên thường gây nên bởi muối của các axit
yếu, đặc biệt là muối cacbonat và bicacbonat.
- Hàm lượng oxy hòa tan trong nước (DO):Lượng oxy hòa tan trong nước
có ý nghĩa rất lớn trong việc đánh giá trạng thái vệ sinh của nguồn nước.
5


Lượng oxy hòa tan giảm cho thấy sự thay đổi mạnh mẽ các quá trình sinh hóa,
quá trình tự làm sạch, sự nhiễm bẩn của nguồn nước.Nồng độ oxy hòa tan phu
thuộc vào 1 loạt yếu tố tự nhiên như áp suất khí quyển, nhiệt độ nước, nồng độ
các muối hòa tan trong nước. Chỉ tiêu oxy hòa tan được sử dụng để đánh giá
nguồn nước mặt, một số loại nước thải, để kiểm tra sự làm việc của các công
trình xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học,...

- Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD): là lượng oxy cần thiết để oxy hóa các hợp
chất hữu cơ dễ phân hủy bởi vi sinh vật. Đây là một đại lượng đế đánh giá mức
độ ô nhiễm của nước (về mặt chất hữu cơ và vi sinh vật của nước), thường
được xác định với các nguồn nước thải, nước nhiễm bẩn, nước sông ngòi,...
- Nhu cầu oxy hóa học (COD): được dùng để xác định hàm lượng chất
hữu cơ có trong nước. COD là lượng oxy cần thiết để oxy hóa chất hữu cơ
thành CO2 và H2O dưới tác dụng của các chất oxy hóa mạnh.
- Kim loại nặng: Một số kim loại nặng đi vào nước là do nước thải công
nghiệp hoặc đô thị. Những kim loại này ở điều kiện pH khác nhau sẽ tồn tại
những hình thái khác nhau gây ô nhiễm nước.
• Chỉ tiêu vi sinh:
Coliform là nhóm vi sinh vật quan trọng trong chỉ thị môi trường, xác
định mức độ nhiễm bẩn về mặt sinh học của nguồn nước.
1.1.2. Cơ sở pháp lý.
Nước là tài nguyên đặc biệt quan trọng, là thành phần thiết yếu của sự
sống và môi trường, quyết định đến sự tồn tại, phát triển bền vững của đất
nước. Do vậy việc quản lý tài nguyên nước đòi hỏi một hệ thống các văn bản
trong bảo vệ và khai thác nguồn nước nhằm tạo cơ sở pháp lý cho công tác này.
Hiện nay các văn bản mang tính pháp lý trong quản lý tài nguyên nước
đang có hiệu lực là:
• Luật Bảo vệ môi trường 2014, được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam thông qua ngày 23/6/2014, và có hiệu lực thi hành từ ngày
1/1/2015.

6


• Luật Tài nguyên nước 2012, được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam thông qua ngày 21/6/2012, và có hiệu lực thi hành từ ngày
1/1/2013.

• Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
• Nghị định 21/2008/NĐ-CP ngày 28/2/2008 của Chính phủ về việc sửa
đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006
của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
Luật Bảo vệ môi trường.
• Nghị định 179/1999/NĐ-CP ngày 30/12/1999 của Chính phủ quy định
việc thi hành Luật Tài nguyên nước.
• Nghị định 120/2008/NĐ-CP ngày 01/12/2008 của Chính phủ về quản lý
lưu vực sông.
• Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2008của Bộ Tài nguyên
và môi trường ban hành Quy chuẩn kỹ thuật về môi trường.
• QCVN 08:2015/BTNMT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước mặt.
• QCVN 09:2008/BTNMT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước ngầm.
• QCVN 10:2008/BTNMT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước ven bờ.
1.2. Hiện trạng chất lượng nước mặt trên Thế giới và Việt Nam.
1.2.1. Hiện trạng chất lượng nước mặt trên Thế giới.
Nước bao phủ 71% diện tích quả đất trong đó có 97% là nước mặt, còn
lại là nước ngọt. Trong 3% lượng nước ngọt có trên trái đất thì có ¾ lượng
nước mà con người không sử dụng được vì nó nằm quá sâu trong lòng đất, bị
đóng băng, ở dạng hơi trong khí quyển và ở dạng tuyết trên lục địa,...; Chỉ có
0,3% nước ngọt hiện diện trên sông, hồ ao, suối mà con người đã và đang sử
dụng.

( />
%20va%20hien%20trang%20su%20dung%20nuoc.pdf
19/3/2016)

7

,

truy

cập

ngày


Hình 1.1: Phân bố nguồn nước trên Trái đất
(Nguồn: Từ điển Wikipedia)
Theo sự tính toán thì khối lượng nước ở trạng thái tự do phủ lên trên trái
đất khoảng 1,4 tỷ km3 nhưng so với trữ lượng nước ở lớp vỏ giữa của quả đất
(khoảng 200 tỷ km3) thì chẳng đáng kể vì nó chiếm không đến 1%. Tổng lượng
nước tự nhiên trên Thế giới theo ước tính có khác nhau theo tác giả dao động
từ 1.385.985.000 km3 ( Lvovits, Xokolov – 1974) đến 1.457.802.450 km 3
(F.Sargent – 1974).
Hiện nay, ô nhiễm môi trường nước trên Thể giới đang là vấn đề nghiêm
trọng nó ảnh hưởng rất lớn đến con người và sinh vật. Trong thập niên 60 của
thế kỷ 20, ô nhiễm nước lục địa và đại dương gia tăng với nhịp độ đáng lo ngại.
Tốc độ ô nhiễm được phản ánh một cách chân thực tốc độ phát triển kinh tế của
các quốc gia.
Từ các đại dương lớn trên Thế giới, nơi chứa đựng hầu hết lượng nước
trên Trái đất, nước luôn được lưu thông thường xuyên và sự ô nhiễm nếu xảy
ra cũng chỉ mang tính chất nhỏ bé nhưng nay cũng đang hứng chịu sự ô nhiễm
nặng nề. Nhiều vùng biển trên Thế giới đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, đe dọa
đến sự sống của các loài động vật biển mà chủ yếu là nguồn ô nhiễm từ đất liền
8



và giao thông vận tải biển gây nên.( , Truy cập ngày 19/3/2016).
Qua nghiên cứu của Trần Thanh Xuân thì sự biến đổi khí hậu toàn cầu đã
dẫn đến sự suy giảm tài nguyên nước. Những nghiên cứu trên Thế giới gần đây
đã dự báo tổng lượng nước mặt vào các năm 2025, 2070, 2100 tương ứng bằng
khoảng 96%, 91%, 86% số lượng nước hiện nay, trong khi đó vấn đề ô nhiễm
nước mặt đang ngày càng trở nên nghiêm trọng. (Cục quản lý tài nguyên nước,
2008)
Ô nhiễm nước cũng là một trong những vấn đề ô nhiễm nghiêm trọng
nhất ở Nhật Bản mà 4 nguyên nhân chính là: công nghiệp hóa nhanh chóng, đô
thị hóa nhanh chóng, sự tụt hậu trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội như
hệ thống thoát nước, cũng như chính sách một thời coi trọng phát triển kinh tế
hơn là sức khỏe nhân dân và môi trường trong sạch. Những quy định nghiêm
ngặt về nước thải công nghiệp đã giảm bớt phần nào tình trạng ô nhiễm chất
độc hại. Tuy nhiên, các con sông và đường biển tại những khu vực đô thị vẫn
bị ô nhiễm nặng nề do chất hữu cơ và sinh vật phù du. Bên cạnh đó, dầu loang
từ các con tàu chở dầu bị tai nạn cũng là một nguyên nhân gây ô nhiễm nước.
Ở Trung Quốc trong 30 năm qua sự phát triển kinh tế đã gây ảnh hưởng
lớn tới nguồn nước và chất lượng nước. Theo đánh giá của Bộ bảo vệ môi
trường Trung Quốc năm 2014 cho thấy, chất lượng nước vẫn tiếp tục xấu đi,
chất lượng nước của ¼ các con sông trọng điểm không thích hợp cho việc sử
dụng nước của người dân. (Cục quản lý tài nguyên nước). Lưu vực các con
sông chính ở Trung Quốc đều bị ô nhiễm nghiêm trọng. Khoảng 300 triệu
người đang khó có thể tiếp cận với nguồn nước sạch sinh hoạt. Hàng trăm triệu
người dân Trung Quốc đang phải sử dụng nguồn nước ô nhiễm nghiêm trọng
với hàm lượng các chất độc vô cơ như Asen, Flour vượt quá tiêu chuẩn cho
phép cũng như các chất độc khác từ nguồn nước thải chưa qua xử lý, hóa chất
nông nghiệp tồn dư và chất thải các bãi rác dân sinh. (Tổ chức hợp tác và phát
triển kinh tế OECD, 2007).

9


Theo báo cáo của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cho biết trên
thế giới có 2,5 tỷ người đang khát nước sạch, chiếm hơn 1/3 dân số toàn cầu.
Theo Viện nước quốc tế Xtốc-khôm (SIWI) tình trạng ô nhiễm nguồn
nước đang gia tăng ở mội nơi trên Trái đất, với trung bình mỗi ngày trên Trái
đất có khoảng 2 triệu tấn chất thải sinh hoạt đổ ra sông, biển, 70% lượng nước
thải công nghiệp không qua xử lý trực tiếp đổ vào các nguồn nước tại các quốc
gia đang phát triển. Tại một số nước, có tới một nửa số bệnh nhân phải vào
điều trị tại các bệnh viện là do không dược tiếp cận những điều kiện vệ sinh
phù hợp vì thiếu nước và các bệnh liên quan tới nước. Thiếu vệ sinh và thiếu
nước sạch là nguyên nhân gây tử vong cho hơn 1,6 triệu trẻ em mỗi năm.
( truy
cập ngày 19/3/2016)
Như vậy nguồn nước mặt trên Thế giới đang bị ô nhiễm rất nghiêm trọng
và ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người.
1.2.2. Hiện trạng chất lượng nước mặt ở Việt Nam.
Việt Nam có mạng lưới sông ngòi dày đặc, trong đó có 13 hệ thống sông
lớn có diện tích trên 10.000km 2. Tài nguyên nước mặt tương đối phong phú,
chiếm khoảng 2% tổng lượng dòng chảy của các con sông trên thế giới. (Báo
cáo môi trường quốc gia 2010).Tổng trữ lượng nước mặt của Việt Nam đạt
khoảng 830-840 tỷ m3/năm nhưng chỉ có khoảng 310-315 tỷ m 3 (37%) là nước
nội sinh, còn 520-525 tỷ m3 (63%) là nước chảy từ các nước láng giềng vào
lãnh thổ Việt Nam. (Báo cáo môi trường quốc gia 2012).
Bảng 1.1. Một số đặc trưng cơ bản
của các hệ thống sông chính ở Việt Nam
STT

1


Hệ thống
sông

Bằng Giang-

Diện tích lưu vực ( km2)
Ngoài

Trong

nước
1.980

nước
11.280
10

Tổng
13.260

Tổng lượng dòng chảy
năm (tỷ m3)
Ngoài
Trong
nước
1,7

nước
7,7


Tổng
9,4


2
3
4
5
6
7
8
9
10

Kỳ Cùng
HồngThái Bình

Cả
Thu Bồn
Ba
Sê San
Srê Pok
Đồng Nai
Mê Kông

86.660

82.340


10.680
9.470
7.700
756.00

17720
17.730
10.350
13.900
33.300

0

39.000

169.00
0
28.400
27.200
10.350
13.900
11.620
18.265
40.000
795.00
0

51,8

83,2


135

3,9
4
3,5

14,1
19,5
20,1
9,5
33,5

18
23,5
20,1
9,5
12,9
13,5
37,0

400

75

475

(Nguồn: Hồ sơ tài nguyên nước Quốc gia, Bộ TN&MT, 2003;
Báo cáo tài nguyên nước, những vấn đề và giải pháp quản lý khai thác, sử
dụng nước, Bộ TN&MT,2009)


Tổng lượng dòng chảy năm của sông Mê Kông bằng khoảng 500km 3,
chiếm tới 59% tổng lượng dòng chảy năm của các sông trong cả nước; hệ
thống sông Hồng 126,5km3 (14,9%); hệ thống sông Đồng Nai 36,3km 3
(4,3%); sông Mã, sông Cả, sông Thu Bồn có tổng lượng dòng chảy xấp xỉ
nhau, khoảng 20km3 ( 2,3-2,6%); các hệ thống sông Kỳ Cùng, Thái Bình và
sông Ba cũng xấp xỉ nhau, khoảng 9km 3 (1%); các sông còn lại là 94,5km 3
(11,1%). ( Cục Quản lý Tài nguyên nước).
Một đặc điểm nữa của tài nguyên nước Việt Nam là tổng lượng nước
mặt của nước ta phân bố không đều giữa các mùa, một phần là do lượng mưa
phân bố không đồng đều về cả thời gian và không gian, gây nên lũ lụt thường
xuyên và hạn hán kéo dài. Lượng mưa thay đổi theo mùa và thời điểm mùa
mưa, mùa khô ở các vùng là khác nhau. Ở miền Bắc, mùa khô bắt đầu từ tháng
11 và tháng 12; ở miền Trung và miền Nam mùa khô bắt đầu muộn hơn, vào
tháng 1. Mùa khô ở nước ta kéo dài từ 6 đến 9 tháng và khắc nghiệt, lượng
nước trong thời gian này chỉ bằng 20-30% lượng nước của cả năm. Vào thời
điểm này, khoảng một nửa trong số 15 lưu vực sông chính bị thiếu nước – bất
thường hoặc cục bộ. ( Báo cáo môi trường quốc gia 2012).
11


Theo số liệu thống kê, tổng trữ lượng nước mặt ở Việt Nam đạt khoảng
830-840 tỷ m3(Cục Quản lý Tài nguyên nước,2010). Tình trạng suy kiệt nguồn
nước trong hệ thống sông, hồ chứa trên cả nước đang diễn ra ngày càng nghiêm
trọng. Nguyên nhân chủ yếu là do khai thác quá mức tài nguyên nước và ảnh
hưởng của biến đổi khí hậu.
Theo khuyến cáo của các tổ chức quốc tế về tài nguyên nước, ngưỡng
khai thác được phép giới hạn trong phạm vi 30% lượng dòng chảy. Nhưng trên
thực tế hiện nay, các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên đã và đang khai thác trên
50% lượng dòng chảy. Riêng tại tỉnh Ninh Thuận, hiện các dòng chảy đã bị

khai thác tới 70-80%. Việc khai thác nguồn nước quá mức đã làm suy thoái
nghiêm trọng về số lượng và chất lượng tài nguyên nước trên các lưu vực sông
lớn của Việt Nam. Bên cạnh đó, do Việt Nam nằm ở hạ nguồn nên hơn 60%
lưu lượng nước phụ thuộc vào thượng nguồn nằm ngoài biên giới Việt Nam.
Những năm gần đây do các nước vùng thượng nguồn xây dựng các công trình
khai thác, phát triển thủy năng với quy mô lớn khiến nguồn nước chảy vào
Việt Nam ngày càng cạn kiệt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các khu vực phụ
thuộc mạnh vào nguồn nước trên. Cụ thể, sông Cửu Long phụ thuộc 95%
nguồn nước quốc tế, trong khi đây là vùng sử dụng nước nhiều nhất, tỷ lệ lưu
trữ nhỏ nhất, mật độ dân số cao nhất. Lưu vực sông Hồng –Thái Bình phụ
thuộc đến 40% nước sông từ Trung Quốc chảy về, trong khi lượng nước bình
quân đầu người thấp, mật độ dân số và số hộ nghèo còn cao.(Báo cáo môi
trường quốc gia 2012).
Đặc biệt, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, ở Việt Nam mùa mưa và
lưu lượng mưa đang có xu hướng diễn biến thất thường nên hạn hán và úng
ngập cục bộ xảy ra thường xuyên và trên diện rộng hơn. Sự suy kiệt và diễn
biến thất thường của nguồn tài nguyên nước thể hiện rõ Việt Nam đang đứng
trước nguy cơ thiếu nước nhiều hơn về mùa khô, lũ lụt về mùa mưa gây ra
nhiều thiệt hại về người và của trên nhiều vùng trong cả nước. Vài năm gần

12


đây, mùa mưa thường kết thúc sớm và đến muộn gây hạn hán nhiều vùng trên
cả nước.(Báo cáo môi trường quốc gia 2010).
1.2.3. Hiện trạng chất lượng nước mặt ở tỉnh Thanh Hóa.
Thanh Hóa có 4 hệ thống sông chính gồm: sông Mã, sông Bạng, sông
Hoạt và sông Yên với tổng chiều dài 425,7km với tổng diện tích lưu vực lên
đến 11.482km2. Nếu tính sông suối của Thanh Hóa có chiều dài trên 10km thì
toàn tỉnh có tới 173 con sông, suối.

Trong quá trình phát triển kinh tế, cùng với sự nghiệp công nghiệp hóa
hiện đại hóa đất nước, nhu cầu khai thác, sử dụng nước ngày càng gia tăng cả
về số lượng và chất lượng. Song nguồn nước hiện nay đã và đang bị cạn kiệt và
suy thoái nghiêm trọng do nước thải, chất thải từ các khu dân cư, khu công
nghiệp,… Bên cạnh đó, sản xuất công nghiệp, làng nghề của Thanh Hóa đang
còn ở quy mô nhỏ manh mún, công nghệ sản xuất của các nhà máy, xí nghiệp
còn lạc hậu., chưa chú trọng đầu tư vào công nghệ xử lý nước thải,…
Theo số liệu điều tra phân tích mẫu nước trên sông Yên, sông Bạng,
sông Chu, sông Mã, sông Lèn của các năm cho thấy nguồn nước các sông của
Thanh Hóa đã và đang bị ô nhiễm. Các chỉ tiêu như độ đục, pH, TSS,
COD,..đều vượt quy chuẩn cho phép về chất lượng nước mặt. Đặc biệt phần
trung và hạ lưu của sông Chu, sông Yên có thể coi là “ngang hàng” với nước
thải công nghiệp chưa qua xử lý.
Không chỉ ô nhiễm, nguồn nước mặt Thanh Hóa cũng đang phải đối mặt
với tình trạng suy giảm và cạn kiệt. Vào mùa khô, tại một số hệ thống sông nhỏ
như sông Hoạt, sông Mạo Khê, sông Cầu Cháy, và một số sông suối của vùng
sông Mực, sông Bạng trước đây vẫn có nước nhưng hiện nay đã và đang trở
nên cạn kiệt. Sông Chu, sông Yên, sông Mã do khai thác quá mức nên đã làm
cho tình trạng xâm nhập mặn vào quá sâu, gây khó khăn trong việc cấp nước
phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và các ngành kinh tế. Hiện nay, một số vùng
trung du, miền núi và các vùng dân cư ven biển đang rơi vào tình trạng thiếu
nước sinh hoạt trầm trọng. ( />

phat-trien/201503/thanh-hoa-o-nhiem-nuoc-mat-do-nuoc-thai-cong-nghiep572682/, truy cập ngày 20/3/2015).
1.3. Các nguồn gây ô nhiễm nước mặt.
Tình trạng nhiều KCN, nhà máy, khu đô thị,…xả nước thải chưa qua xử
lý xuống hệ thống sông hồ đã gây ô nhiễm nguồn nước trên diện rộng dẫn đến
nhiều vùng có nước nhưng không sử dụng được vì bị ô nhiễm.
1.3.1. Nguồn gây ô nhiễm liên quan đến hoạt động của con người.




Thải lượng các chất ô nhiễm từ hoạt động công nghiệp.
Nước thải từ hoạt động của các cơ sở sản xuất công nghiệp và KCN là

nguồn gây áp lực lớn nhất đến môi trường nước mặt lục địa.
Mỗi ngành sản xuất có đặc trưng nước thải khác nhau. Nước thải từ
ngành cơ khí, luyện kim chứa nhiều kim loại nặng, dầu mỡ khoáng; nước thải
ngành dệt nhuộm, giấy chứa nhiều chất rắn lơ lửng, chất hữu cơ khó phân hủy
và chất tạo màu; nước thải ngành thực phẩm chứa nhiều chất rắn lơ lửng và đặc
biệt là chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học, chất dinh dưỡng như hợp chất của
Nito,photpho,… (Báo cáo môi trường quốc gia 2010).
Cùng với nước thải sinh hoạt nước thải từ các KCN đã góp phần làm cho
tình trạng ô nhiễm tại các sông hồ kênh, rạch trở nên trầm trọng hơn.Những nơi
tiếp nhận nước thảỉ của các KCN bị ô nhiễm nặng nề nhiều nơi nguồn nước
không thể sử dụng được cho bất kỳ mục đích nào. Tình trạng ô nhiễm không
chỉ dừng lại ở hạ lưu các con sông mà lan truyền lên cả phần thượng lưu theo
sự phát triển của các KCN. Kết quả quan trắc chất lượng nước cả ba lưu vực
sông Đồng Nai, Nhuệ-Đáy và sông Cầu đều cho thấy bên cạnh nguyên nhân do
tiếp nhận nước thải sinh hoạt từ các đô thị trong lưu vực, những khu vực chịu
tác động của nước thải KCN có chất lượng nước sông bị suy giảm mạnh nhiều
chỉ tiêu như BOD5, COD, NH4+ tổng N, tổng P đều cao hơn QCVN nhiều lần.
(Báo cáo môi trường quốc gia 2009).



Thải lượng các chất ô nhiễm từ hoạt động nông nghiệp, ngư nghiệp.
14



Nông nghiệp là ngành sử dụng nhiều nước nhất chủ yếu để phục vụ
tưới lúa và hoa màu.Vì vậy tính trong tổng lượng nước thải chảy ra nguồn
nước mặt thì lưu lượng nước thải từ hoạt động sản xuất nông nghiệp chiếm
tỷ trọng lớn nhất.
Việc sử dụng hóa chất BVTV và phân bón hóa học bất hợp lý trong sản
xuất nông nghiệp là nguyên nhân chủ yếu làm ô nhiễm nguồn nước. Trung bình
20-30% thuốc BVTV và phân bón không được cây trồng tiếp nhận sẽ theo
nước mưa và nước tưới do quá trình rửa trôi đi vào nguồn nước mặt và tích lũy
trong đất nước ngầm dưới dạng dư lượng phân bón và thuốc BVTV. Đây là
hiện tượng phổ biến tại các vùng sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là hai châu thổ
sông Hồng và sông Cửu Long.(Báo cáo môi trường quốc gia 2010).
Thuốc BVTV thường rất khó phân hủy nó có thể tồn tại hàng chục năm
trong lòng đất và ảnh hưởng đến nguồn nước mặt và nước ngầm. Đã có những
làng ung thư xuất hiện mà nguyên nhân là do nguồn nước nhiễm hóa chất
BVTV, thuốc trừ sâu. ( truy cập ngày 5/3/2016).
Trong sản xuất ngư nghiệp, việc ô nhiễm nguồn nước do hồ nuôi trồng
thủy sản gây ra không phải là nhỏ. Nguyên nhân là do thức ăn, nước trong hồ,
ao nuôi lâu ngày bị phân hủy không được xử lý tốt mà xả ra sông suối, biển gây
ô nhiễm nguồn nước. Các chất thải nuôi trồng thủy sản là nguồn thức ăn dư
thừa thối rữa bị phân hủy, các chất tồn dư sử dụng như hóa chất, thuốc kháng
sinh, vôi và các loại khoáng chất.( Ô nhiễm nước và hậu quả của nó,
/>%20hau%20qua%20cua%20no%20-%20DH08DL.pdf

,

truy

cập

ngày


12/03/2016)
Bên cạnh đó các xưởng chế biến mỗi ngày chế biến ra hàng tấn thủy hải
sản, tuy nhiên trong quá trình chế biến đã thải ra môi trường toàn bộ lượng
nước thải, bao gồm cả hóa chất, chất bảo quản làm nước bị ô nhiễm.



Thải lượng các chất ô nhiễm do nước thải sinh hoạt.
15


Nước thải sinh hoạt là nước thải phát sinh từ các hộ gia đình, bệnh viện,
khách sạn, cơ quan trường học, chứa các chất thải trong quá trình sinh hoạt của
con người.Thành phần cơ bản của nước thải sinh hoạt là các chất hữu cơ dễ
phân hủy sinh học (cacbohydrat, protein), các chất dinh dưỡng (photpho, nito),
chất rắn và vi trùng.
Nước dùng trong sinh hoạt của dân cư các đô thị ngày càng tăng nhanh
do tăng dân số và phát triển các dich vụ đô thị. Hiện nay hầu hết các đô thị đều
chưa có hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt.Ở các đô thị đã có một số trạm xử lý
nước thải sinh hoạt tập trung thì tỷ lệ nước được xử lý còn rất thấp so với yêu
cầu.(Báo cáo môi trường quốc gia 2010).
Cụ thể ở Tp. Hồ Chí Minh, tổng lượng nước thải sinh hoạt khoảng 1,2
triệu m3/ngày. Theo quy hoạch của Tp.Hồ Chí Minh có khoảng 9 nhà máy xử
lý nước thải sinh hoạt. Hiện nay nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng đã được
xây dựng và đưa vào vận hành với công suất giai đoạn 1 là 141.000m 3/ngày.
Giai đoạn 2 đang được xây dựng có công suất 450.000m 3/ngày dự kiến kết thúc
năm 2015 thì tỷ lệ xử lý cũng chưa đạt 50%. ( Thực trạng tổ chức hoạt động
quản lý nhà nước về môi trường của Tp.Hồ Chí Minh, 2010).
Nước thải sinh hoạt trong khu dân cư, các khu du lịch và nước thải của

các cơ sở tiểu thủ công nghiệp chưa qua xử lý là nguyên nhân chính làm ô
nhiễm hệ thống các thủy vực nội đô và ven đô ở nước ta.



Thải lượng các chất ô nhiễm do nước thải y tế.
Nước thải bệnh viện bao gồm nước thải từ các phòng phẫu thuật, phòng

xét nghiệm, từ các nhà vệ sinh, khu giặt là,… cũng có thể là các hoạt động sinh
hoạt của bệnh nhân, người nuôi bệnh và công nhân viên làm việc trong bệnh
viện.
Nước thải bệnh viện chứa vô số các loại vi trùng, virus và các mầm bệnh
sinh học khác. Do đó nó được xếp vào danh mục chất thải nguy hại gây nguy
hiểm cho người tiếp xúc.(Ô nhiễm nước và hậu qủa của nó,
/>16


×