Tải bản đầy đủ (.doc) (84 trang)

Đánh Giá Hiện Trạng Thoát Nước Ở Thành Phố Thanh Hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1017.67 KB, 84 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA MÔI TRƯỜNG

_____™&˜._____

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
“ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG THOÁT NƯỚC Ở
THÀNH PHỐ THANH HÓA”

Sinh viên thực hiện

: TRƯƠNG NGỌC TRÂM

Lớp

: MTE - K57

Khóa

: 57

Chuyên ngành

: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Giảng viên hướng dẫn

: ThS. NGÔ THỊ DUNG

Hà Nội – 2016



i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của riêng tôi xuất phát từ quá
trình làm việc nghiêm túc dưới sự hướng dẫn tận tình của Ths. Ngô Thị Dung.
Nội dung, số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận là trung thực, tin cậy,
căn cứ vào tình hình thực tế của đơn vị thực tập và chưa được công bố trên
bất kì tài liệu nào. Tôi xin cam kết rằng các thông tin trích dẫn đều có nguồn
gốc rõ ràng.
Hà Nội, ngày 05 tháng 05 năm 2016
Tác giả khóa luận

Trương Ngọc Trâm

ii


LỜI CẢM ƠN
Sau 4 năm theo học dưới giảng đường Học viên Nông Ngiệp Việt Nam,
em đã tích lũy được cho mình những kiến thức cũng như kỹ năng cần thiết
cho cuộc sống. Đó là nhờ vào lòng nhiệt huyết cũng như sự tận tâm của thầy
cô đã truyền đạt lại cho em những điều quý giá này.
Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn cô ThS.Ngô Thị Dung là người
đã hướng dẫn tận tình, chu đáo và tạo điều kiện để em hoàn thành tốt khóa
luận này.
Tiếp theo, em xin cảm ơn xí nghiệp Duy tu-Thoát nước công ty Môi
trường và công trình đô thị Thanh Hóa đã nhiệt tình giúp đỡ em trong quá
trình thực tập.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách tốt nhất, tuy
vậy do buổi đâù làm quen với công tác nghiên cứu, tiếp cận với thực tế cũng
như hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm nên không thể tránh được những
thiếu sót mà bản thân chưa nhận thấy được. Em rất mong được sự góp ý của
quý thầy cô để khóa luận được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 05 tháng 05 năm 2016
Tác giả khóa luận

Trương Ngọc Trâm

iii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.............................................................................................ii

DANH MỤC VIẾT TẮT
BTNMT: Bộ tài nguyên môi trường
FAO (Food anh Agriculture Organization of the United Nations): Tổ chức
lương thực và nông nghiệp liên hợp quốc.
HTMT: Hiện trạng môi trường
QCCP: Quy chuẩn cho phép
QCVN: Quy chuẩn Việt Nam
TN&MT: Tài nguyên và môi trường
TP: Thành phố
iv


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Quy mô thiết kế cho thoát nước đô thị tại các nước châu Á.....Error:
Reference source not found
Bảng 1.2: Quy mô thiết kế cho công trình thoát nước. .Error: Reference source
not found
Bảng 3.1: Các cửa thoát nước chính của thành phốError: Reference source not
found
Bảng 3.2: Các tuyến mương, cống của các phường mới sát nhập trên địa bàn
thành phố Thanh Hóa................................... Error: Reference source not found
v


Bảng 3.3: Các hố ga và hố thăm nội thị trên địa bàn Thành phố Thanh Hóa
...................................................................... Error: Reference source not found
Bảng 3.4: Bảng so sánh chiều dài các tuyến mương, cống năm 2012 và năm
2015……......................................................Error: Reference source not found
Bảng 3.5: Kế hoạch nạo vét mương cống, công ty giao cho xí nghiệp duy tu
thoát nước năm 2015.................................... Error: Reference source not found
Bảng 3.6: Chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước thải thải tại một số cống thoát
chính............................................................. Error: Reference source not found
Bảng 3.7: Giá trị các thông số ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho
phép trong nước thải sinh hoạt..................... Error: Reference source not found
Bảng 3.8: Chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước thải tại một số điểm mương,
cống.............................................................. Error: Reference source not found
Bảng 3.9: Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt do mỗi người
đưa vào môi trường.......................................Error: Reference source not found
Bảng 3.10: Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt tại TP Thanh
Hóa năm 2014...............................................Error: Reference source not found
Bảng 3.11: Hàm lượng Fe trong hệ thống nước mặt sông nhà Lê.............Error:
Reference source not found
Bảng 3.12: Hàm lượng NO2- trong nước mặt hệ thống sông nhà Lê.........Error:

Reference source not found
Bảng 3.13: Hàm lượng TSS trong nước mặt hệ thống sông nhà Lê..........Error:
Reference source not found
Bảng 3.14: Hàm lượng dầu mỡ trong nước mặt hệ thống sông nhà Lê.....Error:
Reference source not found

DANH MỤC ĐỒ THỊ

vi


Biểu đồ 3.1: Hàm lượng Fe trong nước mặt hệ thống sông nhà Lê...........Error:
Reference source not found
Biểu đồ 3.2: Hàm lượng NO2- trong nước mặt hệ thống sông nhà Lê.......Error:
Reference source not found
Biều đồ 3.3: Hàm lượng TSS trong nước mặt hệ thống sông nhà Lê........Error:
Reference source not found
Biểu đồ 3.4: Hàm lượng dầu mỡ trong nước mặt hệ thống sông nhà Lê...Error:
Reference source not found

vii


viii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay kinh tế ngày càng phát triển kéo theo là những tác động tiêu
cực đến môi trường. Tất cả các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước đang

phát triển vấn đề môi trường càng trở nên cấp bách hơn bao giờ hết đòi hỏi
con người phải có những biện pháp giảm thiểu ô nhiễm, sử dụng hợp lý
nguồn tài nguyên bảo vệ môi trường.
Cuộc sống hiện đại đòi hỏi con người phải sử dụng nhiều nguồn tài
nguyên hơn dẫn đến chúng dần cạn kiệt, không những thế việc khai thác quá
mức nguồn tài nguyên còn gây ô nhiễm môi trường. Trước đây, nước được
xem là nguồn tài nguyên vô tận nhưng hiện nay, ở nhiều nước trên thế giới
nguồn nước ngọt để sử dụng là vô cùng khan hiếm đặc biệt là ở Châu Phi.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hàng năm có hơn 1,6 triệu người trên thế
giới tử vong do không được tiếp cận và sử dụng nguồn nước sạch, 90% trong
số đó là trẻ em dưới 5 tuổi và ở các quốc gia đang phát triển. Nước được xem
là sự sống của trái đất, chính vì vậy con người không thể sống thiếu nước.
Nước phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của con người như ăn uống, tắm giặt,
nghỉ ngơi…Trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp nước là yếu tố quan trọng
nhất cho sự phát triển của cây trồng, vật nuôi hay trong sản xuất công nghiệp
nước cũng là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với các ngành thủy điện, chế
biến thực phẩm, nước giải khát…Nói chung nước rất cần thiết đối với các
hoạt động sống của con người.
Việt Nam là nước đông dân số, năm 2014 dân số việt Nam đạt 90,7
triệu người đứng vị trí thứ 13 trên thế giới, kể từ năm 2009 đến năm 2014 dân
số tăng 4,7 triệu người (Theo tổng cục thống kê dân số) chính vì thế nhu cầu
sử dụng nguồn nước càng tăng cao. Ở các thành phố lớn, dân cư tập trung
đông đúc cũng là nơi có nhiều nhà máy, xí ngiệp, khu công nghiệp nên lượng
nước phục vụ cho sinh hoạt, cho các ngành công nghiệp dịch vụ là vô cùng
lớn kéo theo lượng nước thải thải ra môi trường rất lớn, áp lực đè nặng lên hệ
thống thoát nước của các khu vực này.
1


Thành phố Thanh Hóa là một trong những thành phố đông dân số ở

nước ta. Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh cùng với đó là sự phát sinh các vấn
đề ô nhiễm môi trường. Trước năm 2010, tình trạng ngập úng trong nội thị là
thường xuyên, tuy nhiên sau năm 2010 đến nay thì tình trạng ngập úng cơ bản
đã được giải quyết nhưng vẫn còn tồn tại nhiều bất cập. Điển hình, là nước
thải sinh hoạt của tất cả các khu dân cư chưa có đường gom riêng mà đều đổ
chung vào hệ thống thoát nước mưa của thành phố khiến hệ thống này quá tải
và ô nhiễm. Hơn nữa, các điểm xả nước từ hệ thống này ra môi trường lại chủ
yếu là dòng kênh, hồ, sông trong hoặc chảy qua địa bàn thành phố lại càng
khiến tình trạng ô nhiễm gia tăng (Theo ông Đỗ Huy Tiếp, 2015). Ngập úng
lâu ngày gây ra nhiều các vấn đề như nhiễm độc ra môi trường xung quanh,
gia tăng các bệnh truyền nhiễm ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của con người.
Xuất phát từ thực trạng trên tôi nghiên cứu đề tài “Đánh giá hiện trạng
thoát nước của thành phố Thanh Hóa”
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Tìm hiểu đặc điểm hạ tầng hệ thống thoát nước ở thành phố Thanh Hóa
và ảnh hưởng của hẹ thống thoát nước đến môi trường nước mặt, đề xuất biện
pháp để khắc phục tình trạng ngập úng, ô nhiễm của hệ thống thoát nước này.

2


Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Môi trường
Là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối
với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật (Luật bảo vệ môi trường
năm 2014)
1.1.2. Ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường
Ô nhiễm môi trường: Là sự biến đổi của các thành phần môi trường
không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường

gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật (Luật bảo vệ môi trường năm
2014)
Suy thoái môi trường: Là sự suy giảm về chất lượng và số lượng của
thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật (Luật
bảo vệ môi trường năm 2014)
1.1.3. Ô nhiễm môi trường nước
Ô nhiễm nước là sự biến đổi nói chung do con người đối với chất lượng
nước, làm nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm cho con người, cho công
nghiệp, nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi, giải trí, cho động vật nuôi và các loài
hoang dã (theo Hiến chương Châu Âu)
1.1.4. Ô nhiễm môi trường không khí
Ô nhiễm không khí là sự có mặt của một chất lạ hoặc một sự biến đổi
quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc
gây ra sự tỏa mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa (do bụi) (Bộ TN&MT)
1.1.5. Ô nhiễm môi trường đất
Ô nhiễm môi trường đất được xem là tất cả các hiện tượng làm nhiễm
bẩn môi trường đất bởi các chất ô nhiễm (Bộ TN&MT)
1.1.6. Khái niệm thoát nước đô thị
Hệ thống thoát nước đô thị là tổ hợp các công trình, thiết bị và các giải
pháp kĩ thuật để thực hiện nhiêm vụ thoát nước đô thị
Các hệ thống thoát nước đô thị gồm
3


Hệ thống thoát nước chung
Là hệ thống mà tất cả các loại nước thải (nước thải sinh hoạt, nước
mưa,nước thải sản xuất ..) được xả chung vào một mạng lưới và dẫn đến công
trình làm sạch
Hệ thống thoát nước riêng
Là hệ thống có hai hay nhiều mạng lưới đường ống riêng để dẫn từng

loai nước thải khác nhau đến công trình làm sạch. Theo cấu tạo hệ thống thoát
nước riêng có thể chia thành các loại sau: Hệ thống riêng hoàn toàn, hệ thống
riêng không hoàn toàn, hệ thống riêng một nửa.
Hệ thống riêng hoàn toàn: Mỗi loại có một mạng lưới thoát nước riêng
Hệ thống riêng không hoàn toàn: NTSH + NTSX bẩn chung một hệ
thống. NTSX sạch và nước mưa thoát theo kênh lộ thiên trực tiếp vào nguồn
Hệ thống thoát nước riêng một nửa: Là hệ thống mà tại chỗ giao nhau
của hệ thống (nước mưa và nước thải) có xây dựng các giếng tràn tách nước
mưa. Khi mưa nhỏ NTSH và nước mưa thoát chung. Khi mưa lớn NTSH và
nước mưa thoát riêng
Hệ thống thoát nước hỗn hợp
Là tổng hợp của các hệ thống trên. Hệ thống này thường gặp ở các
thành phố lớn, đã có hệ thống thoát nước chung nay cần cải tạo và mở rộng
thì cần phải xây dựng thêm các công trình phụ cho mạng lưới thoát nước.
1.2. Hiện trạng hệ thống thoát nước trên thế giới và ở Việt Nam
1.2.1. Trên thế giới
Cuộc sống ngày càng phát triển, để đáp ứng nhu cầu cuộc sống con
người thường di cư đến những nơi có thể đáp ứng được việc làm cho họ,
chính vì vậy cứ mỗi năm dân số ở thành thị lại tăng lên đáng kể. Dân số thế
giới sống trong các thành phố lớn ngày càng tăng nhanh. Kéo theo đó, diện
tích đất đô thị cũng ngày càng gia tăng, trong khi đó cơ sở hạ tầng về thoát
nước đô thị không đáp ứng kịp thời. Hiện nay trên thế giới vẫn đang bị ngập
úng mỗi khi có mưa lớn và lũ lụt.

4


Các chuyên gia về quy hoạch và thoát nước đô thi trên thế giới đã từ
hơn 30 năm nhận ra rằng cách tốt nhất để đượng đầu với ngập lụt trong đô thị
không phải là xây thêm trạm bơm, đắp thêm đê hay đặt thêm cống mà chúng

ta càn thêm không gian cho nước. Đó là giải pháp bền vững hơn khi không
làm biến đổi dòng chảy đột ngột như xây đập, đắp đê hay tôn nền công trình.
Đại học quốc gia Singapore (NUS) với ý tưởng nghiên cứu: Áp dụng
các bề mặt thẩm thấu cho những con đường nhỏ và vỉa hè nhằm ngăn chặn
tình trạng lũ lụt cục bộ tại đô thị bằng cách làm chậm lại các dòng nước đổ
vào cống rãnh sau mưa lớn.
Những bề mặt thẩm thấu có một lớp bê tông rỗ và một lớp sỏi. Khoảng
30%-40% khoảng trống giữa lớp bê tông và sỏi này dùng để tích nước, sau đó
nước sẽ chảy qua một lớp vải thẩm thấu trước khi được xả qua những đường
nhỏ đổ vào cống. Toàn bộ quá trình này có thể trữ nước mưa đổ xuống trong
vài giờ. (Lê Đắc Vĩnh)
Nói về biện pháp chống ngập úng và thoát nước thì thành phố Osaka
của Nhật Bản là một trong những thành phố thực hiện và áp dụng tốt nhất.
Hầu hết các khu vực ở thành phố Osaka, ngoại trừ cao nguyên Uemachi, nằm
ở vùng trũng và dưới mực nước biển khi thủy triều dâng cao, vì vậy dễ bị ảnh
hưởng bởi lũ lụt. Trong 90% khu vực thành phố, lượng nước mưa chảy tràn
không được hút cạn và phải bơm ra ngoài. Vì vậy lũ lụt thường xuyên xảy ra
ở những khu vực này trong những trận mưa lớn. Thành phố Osaka đã đưa ra
nhiều biện pháp nhằm kiểm soát lũ lụt, những biện pháp cơ bản như xây dựng
các đường ống thoát nước và các trạm bơm lớn, các biện pháp tác động nhanh
chẳng hạn như thiết lập các các hồ chứa nước mưa nhỏ ở khu vực công cộng
và các máy bơm tại các cống thoát nước, ngoài ra còn có các biện pháp mềm
mỏng khác nữa như dịch vụ thông tin sử dụng hệ thống radar để dự đoán mưa
và quản lý đường ống thoát nước tập trung. Những cách tiếp cận tích hợp trên
bao gồm cả những biện pháp cứng và mềm đã đóng góp đáng kể nhằm giảm
thiệt hại của lũ lụt. (Bộ đất đai, cơ sở hạ tầng, giao thông và du lịch, 2012)
Kĩ thuật chống ngập của thành phố Osaka:
5



1. Giải pháp chống ngập cơ bản của Osaka là lắp đặt các đường cống ngầm
tích nước lớn và các trạm bơm.
2. Sử dụng hiệu quả các không gian công cộng chẳng hạn như không gian
dưới lòng công viên, lắp đặt những cơ sở chứa nước mưa.
3. Thực hiện lắp đặt các trạm bơm cục bộ để chống ngập cục bộ.
4. Quản lý đường ống thoát nước tập trung theo hệ thống quản lý mạng lưới
cống thoát nước.
5. Lắp đặt hệ thống radar dự báo mưa để quan trắc tình hình lượng mưa vùng
trung tâm TP.Osaka và công khai thông tin đó trên mạng internet.
Ngoài những kĩ thuật được áp dụng để chống ngập thì thành phố
Osaka còn đưa ra những kĩ thuật thoát nước hiệu quả:
1. Sử dụng năng lượng/tài nguyên hiệu quả
Thành phố Osaka thúc đẩy việc tiết kiệm năng lượng và tạo ra năng
lượng/tài nguyên bằng cách thu gom và sử sụng năng lượng một cách hiệu
quả từ những tài nguyên được xem như là nước thải đã qua xử lý, bùn và
nhiệt khí thải. Nước thải đã qua xử lý được sử dụng cho các nguồn sông nhân
tạo và các mục đích khác. Thành phố cũng khuyến khích thúc đẩy việc sử
dụng hiệu quả các hệ thống thoát nước trên các mái nhà.
Phát điện năng lượng mặt trời: Sử dụng mái nhà của các cơ sở, các hệ
thống quang điện được lắp đặt để tạo ra điện, trong đó một phần được sử dụng
trong các dây chuyền thoát nước.
Tái sử dụng các tài nguyên có lợi: Phot-pho và các tài nguyên khác
được khôi phục từ bùn được tạo ra trong quá trình xử lý nước thải.
Xử lý bùn tập trung: Ngoài việc xử lý bùn tập trung, Thành phố Osaka
khuyến khích sử dụng tất cả các bùn có lợi bằng cách chuyển đổi bùn thành
kim loại nóng chảy.
Tái sử dụng nước thải: Nước thải qua xử lý được sử dụng cho các dòng
nước nhân tạo. Trong khi cải thiện chất lượng nước thải đã qua xử lý, thành
phố Osaka khuyến khích việc tái sử dụng nước thải đã qua xử lý để tạo ra các
dòng sông sạch.


6


Phục hồi năng lượng: Bằng cách sử dụng phương pháp thủy phân ưa
nhiệt nồng độ cao, lượng khí thủy phần gia tăng, trong khi theo chương trình
sáng kiến cá nhân (PFI) khí thủy phân được dùng để sản xuất điện.
2. Quản lý và duy trì
Kế hoạch quản lý tài sản: Kế hoạch quản lý tài sản được quảng bá để
quản lý và đánh giá một cách khách quan số lượng lớn các công trình thoát
nước lâu năm, việc bảo trì và sửa chữa một cách có hệ thống và hiệu quả các
công trình đó.
Hệ thống quản lý đường ống thoát nước: Thành phố Osaka tập trung
quản lý thông tin về các đường ống thoát nước trong thành phố (mở rộng
thêm: 4,900 km, số lượng hầm chứa: 180,000) đang sử dụng hệ thống quản lý
đường ống thoát nước (như trong bản đồ) để quản lý và bảo trì hiệu quả
đường ống, hỗ trợ phục hồi đường ống cũ và đáp ứng các yêu cầu đa dạng của
người dân.
3. Bảo vệ môi trường nước
Trong những năm 1960 giai đoạn tăng trưởng kinh tế cao của nhật bản,
chất lượng nước sông ở thành phố Osaka của Nhật Bản bị hủy hoại đáng kể
do chất thải gia đình và chất thải công nghiệp.Để giải quyết vấn đề này, các
hệ thống thoát nước đã cải thiện mạnh mẽ từ đó. Mười năm sau thành phố
Osaka đã kết thúc việc lắp đặt các hệ thống cống thoát nước tiên tiến, sớm
hơn hết bất cứ thành phố nào ở nhật bản. Chất lượng nước thông được cải
thiện đáng kể và nhiều lối đi dạo bên dòng sông đã được xây dựng. Osaka đã
lấy lại được môi trường nước trước đây của họ, môi trường đô thị rất tốt, rất
nhiều sự kiện đã được diễn ra ở đây. (Bộ đất đai, cơ sở hạ tầng, giao thông và
du lịch, 2012)
Trên hết thành phố Osaka phát triển những công nghệ độc đáo làm tối

ưu hóa việc sử dụng các cơ sở vật chất hiện tại, có thể bảo vệ môi trường với
chi phí thấp.

7


Ngoài Nhật Bản, Hàn Quốc cũng là quốc gia đưa ra được mô hình quản
lý nước đô thị rất tốt. Việc này giúp giảm đi áp lực đè lên hệ thống thoát
nước, giảm thiểu tình trạng ngập úng đô thị.
Mô hình quản lý nước đô thị: Thu gom và tái sử dụng nước mưa ở Hàn
Quốc
1. Các tòa nhà cao tầng
Ở các tòa nhà cao tầng như chung cư, văn phòng, trung tâm thương
mại, ký túc xá, nước mưa được thu gom từ mái và các khu vực trong khuôn
viên của khu nhà và đưa tới các bể chứa nằm dưới tầng hầm. Cặn bẩn trong
nước mưa được loại bỏ nhờ hệ thống lọc cát lắp đặt trên bể, trước khi nước
mưa chảy vào bể chứa. Nước mưa sau đó được sử dụng để cấp cho xả rửa bệ
xí, bệ tiểu, tưới sân vườn, dự trữ cho chữa cháy.
2. Các trường học
Nước mưa được thu gom chủ yếu từ mái của các tòa nhà và dẫn tới các
bể chứa xây dựng ngầm hoặc nổi. Nước mưa được sử dụng cho mục đích rửa
ráy của học sinh và cấp nước tưới cây, vườn trong trường. Hệ thống thu gom
nước mưa cũng là mô hình giúp học sinh nâng cao ý thức trong việc sử dụng
tiết kiệm nước, có ý thức hơn trong bảo vệ môi trường và có trách nhiệm hơn
vì sự phát triển bền vững đô thị. Đối với các vườn ven biển hay các đảo, nước
mưa thu gom được sử dụng làm nước ăn uống trong thời gian học sinh học tại
trường.
3. Tại các khu vực công cộng
Dưới các bãi đỗ xe, nước mưa thường được tập trung về các bể ngầm,
bên trong có các khối nhựa cứng, rỗng được lắp ghép, xếp chồng lên nhau, tạo

thành một hệ thống thấm lọc và lưu giữ nước mưa chắc chắn. Bên ngoài khối
lắp ghép này phủ lớp vải chống thấm và lớp sỏi. Tùy thuộc vào diện tích bãi
để xe, người ta tiến hành xây dựng một hoặc nhiều modun. Nước mưa được
thấm, lọc sạch và làm chậm dòng chảy qua hệ thống này, trước khi chảy tới
các bể chứa hay cống thoát nước. Cũng có một số bãi xe sử dụng ngay các
cấu kiện bê tông đúc sẵn làm bể chứa ngầm. Nước mưa ở đây được sử dụng
8


cho các mục đích công cộng như rửa đường, cấp cho đài phun nước, cứu
hỏa…
Dọc các tuyến phố, bên cạnh hệ thống thoát nước mưa vốn có của
thành phố, các công trình thấm lọc nước mưa cũng được xây dựng. Các công
trình đó có thể là các bề mặt có khả năng thấm nước dọc theo hai bên đường
hoặc trên vỉa hè, hay hệ thống hào lọc ngầm, các hố ga thấm lọc. Ở một số
nơi, người ta thu gom và chứa nước mưa trực tiếp dọc theo bề mặt đường giao
thông. Các hào lọc hay hố ga thấm lọc giúp bổ cập nguồn nước ngầm. Lượng
nước mưa chảy tràn sẽ chảy vào mạng lưới thoát nước mưa của thành phố.
4. Sự tham gia của công chúng
Từ tháng 12/2004, thành phố Seoul đã ban hành một quy định để thúc
đẩy việc thu gom nước mưa, nhằm tránh úng ngập và tiết kiệm nguồn nước,
đồng thời tăng cường ý thức cộng đồng vì phát triển bền vững. Quy định này
được áp dụng bắt buộc đối với tất cả các tòa nhà công cộng mới, và khuyến
cáo áp dụng đối với các công trình cũ, khuyến khích áp dụng đối với các diện
tích công cộng như công viên, bãi đỗ xe, trường học. Đối với các nhà riêng,
các tòa nhà có diện tích sàn trên 3.000m 2 được khuyến khích áp dụng. Quy
định này cũng ưu tiên áp dụng các hệ thống thu gom và tái sử dụng nước mưa
tại các khu đô thị mới. Người dân đô thị được yêu cầu hợp tác với chính
quyền thành phố, nạp và xả bể chứa nước mưa theo thông báo từ cơ quan khí
tượng. (Nguyễn Việt Anh, 2014)

Mô hình quản lý nước đô thị không những giúp tận dụng được nguồn tài
nguyên nước, tránh lãng phí mà còn giải quyết được những vấn đề liên quan
đến thoát nước.
1.2.2. Việt Nam
Nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa ẩm ướt, mưa nhiều,
cường độ mưa lớn và tập trung vào mùa mưa với lượng mưa trung bình
khoảng 1000-2000mm/năm.
Cũng như các đô thị khác trên thế giới, các đô thị ở việt Nam phát triển
mạnh, dân số tăng nhanh (bảng thống kê dân số đô thị qua các năm gần đây).
9


Nhu cầu về nhà ở ở các thành phố đã trở thành vấn đề lớn của xã hội. Bên
cạnh đó, hệ thống tiêu thoát nước đã được xây dựng tự lâu, nhiều đoạn đã bị
hư hỏng nặng, quản lý vận hành yếu …đã khiến cho hệ thống thoát nước này
càng trở nên yếu kém hơn, hiện tượng ngập úng thường xuyên xảy ra khi mùa
mưa đến.
Ngày nay với sự đầu tư mạnh mẽ vào cơ sở hạ tầng, mạng lưới đô thị
Việt Nam ngày cáng phát triển. Diện mạo đô thị có nhiều thay đổi theo hướng
văn minh, hiện đại đã tạo dựng được không gian đô thị mới đáp ứng được nhu
cầu về môi trường sống và làm việc. Tuy nhiên, cũng như các đô thi khác trên
thế giới, sự phát triển của đô thị việt Nam bộc lộ nhiều hạn chế về hạ tầng kĩ
thuật và ô nhiễm môi trường.
Hệ thống thoát nước tại các đô thị việt nam chủ yếu là hệ thống thoát
nước chung cho tất cả loại như nước mưa, nước thải sinh hoạt, nước thải công
nghiệp…Hệ thống chủ yếu được xây dựng qua các thời kì khác nhau, phần
lớn những hệ thống này được xây dựng cách đây khoảng 100 năm, chủ yếu để
thoát nước mưa, ít khi được sửa chữa, duy tu, bảo dưỡng, ko có quy hoạch,
chắp vá, thiếu đồng bộ và nhiều tuyến cống đã xuống cấp dẫn đến khả năng
thoát nước kém. nước thải chưa được xử lý xả thẳng vào nguồn tiếp nhận gây

nên nhiều vấn đề môi trường. (Tạp chí xây dựng, số 6-2009).
Để đánh giá khả năng thoát nước, người ta thường lấy tiêu chuẩn chiều
dài bình quân cống trên đầu người. Các đô thị trên thế giới tỷ lệ trung bình là
2m/người, ở nước ta tỷ lệ này tại Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà
Nẵng là 0,2 đến 0,25m/người, còn lại chỉ đạt từ 0,05 đến 0,08m/người. Mặt
khác trong từng đô thị, mật độ cống thoát nước khác nhau, khu trung tâm đặc
biệt là các khu phố cũ, mật độ cống thoát nước thường cao hơn các khu vực
mới xây dựng. Ngoài ra, nhiều đô thị gần như chưa có hệ thống thoát nước,
nhất là các thị xã tỉnh lỵ vừa được tách tỉnh. Theo thống kế sơ bộ của các
công ty tư vấn và từ những báo cáo của các sở xây dựng, một số đô thị có hệ
thống thoát nước hết sức yếu kém như: Tuy Hoà (Phú Yên). Hệ thống thoát
nước mới phục vụ cho khoảng 5% diện tích đô thị, các thành phố Quy Nhơn
10


(Bình Định) 10%, Ban Mê Thuột (Đắc Lắc) 15%, Cao Bằng 20%... Các đô thị
có hệ thống thoát nước tốt nhất như Hà Nội, Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh
và một số đô thị nhỏ như Lào Cai, Thái Bình cũng chỉ phục vụ khoảng 60%.
Theo đánh giá của các công ty thoát nước, công ty môi trường đô thị tại
các địa phương và các công ty tư vấn, thì có trên 50% các tuyến cống đã bị hư
hỏng nghiêm trọng cần phải sửa chữa, 30% các tuyến cống đã xuống cấp, chỉ
khoảng 20% vừa được xây dựng là còn tốt. (Tạp chí xây dựng, số 6-2009).
Các kênh rạch thoát nước chủ yếu là sử dụng kênh rạch tự nhiên, nền
và thành bằng đất do vậy thường không ổn định. Các cống, ống thoát nước
được xây dựng bằng bê tông hoặc xây gạch, tiết diện cống thường có hình
tròn, hình chữ nhật, có một số tuyến cống hình trứng. Ngoài ra tại các đô thị
tồn tại nhiều mương đậy nắp đan hoặc mương hở, các mương này thường có
kích thước nhỏ, có nhiệm vụ thu nước mưa và nước bẩn ở các cụm dân cư.
Các hố ga thu nước mưa và các giếng thăm trên mạng lưới bị hư hỏng nhiều ít
được quan tâm sửa chữa gây khó khăn cho công tác quản lý. Theo báo cáo

của các công ty thoát nước và công ty môi trường đô thị, tất cả các thành phố,
thị xã của cả nước đều bị ngập úng cục bộ trong mùa mưa. Có đô thị 60%
đường phố bị ngập úng như Buôn Mê Thuột của Đắc Lắc. TP Hồ Chí Minh
(trên 100 điểm ngập), Hà Nội (trên 30 điểm), Đà Nẵng, Hải Phòng cũng có rất
nhiều điểm bị ngập úng. Thời gian ngập kéo dài từ 2 giờ đến 2 ngày, độ ngập
sâu lớn nhất là 1m. Ngoài các điểm ngập do mưa, tại một số đô thị còn có tình
trạng ngập cục bộ do nước thải sinh hoạt và công nghiệp (Ban Mê Thuột, Cà
Mau). Ngập úng gây ra tình trạng ách tắc giao thông, nhiều cơ sở sản xuất
dịch vụ ngừng hoạt động, du lịch bị ngừng trệ, hàng hoá không thể lưu thông.
Hàng năm thiệt hại do ngập úng theo tính toán sơ bộ lên tới hàng nghìn tỷ
đồng. (Tạp chí xây dựng, số 6-2009).
Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố thường xuyên xảy ra ngập lụt khi
có mưa lớn, hay triều cường. Tình trạng ngập lụt ngày càng diễn biến phức
tạp tăng cả về mực nước và thời gian ngập. Nguyên nhân chủ yếu là do hệ
thống thoát nước đô thị yếu kém, chắp vá và quá tải do được xây dựng cách
đây 40 năm phục vụ cho diện tích 35 km2 với 1,5 triệu dân. Trong khi đó dân số
11


hiện nay là 8 triệu sống trên diện tích là 2.095,6 km 2. Năm 2001 thành phố đã
vay vốn Ngân hàng Thế giới nhằm cải tạo, làm mới hệ thống thoát nước giải
quyết dứt điểm tình trạng ngập úng. Tuy nhiên dự án xây dựng cống thoát nước
từ năm 2001, những chiếc cống được lắp đặt vào thời điểm đó chỉ phù hợp với
triều cường 1,32 m. Còn hiện nay triều cường lên tới 1,6 m và kết hợp mưa lớn
nên cống thoát nước không thể vận hành kịp. Thêm vào đó nhà máy xử lý nước
thải trên địa bàn thành phố rất ít, mới chỉ có hai nhà máy và mới được đưa vào
hoạt động trong thời gian gần đây. (Tạp chí xây dựng, số 6-2009).
Do tình trạng ngập úng ngày càng gia tăng, để giảm thiểu tình trạng này
thành phố Hồ chí Minh đã đề ra quy hoạch tổng thể hệ thống thoát nước mưa.
Quy hoạch thổng thể hệ thống thoát nước mưa của thành phố được lập đến

năm 2020 phù hợp với điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Hồ Chí Minh
với quy mô dân số và quy mô sử dụng đất đến năm 2020 đã được Thủ tướng
chính phủ phê duyệt.
Quy mô thiết kế cho các công trình thoát nước mưa thường được áp
dụng ứng với những trận ngập với tần suất lũ 2-10 năm. Phần lớn các thủ đô
và thành phố lớn trong các nước Đông Nam Á đều chọn gần như cùng quy
mô thiết kế ứng với tần suất lũ 2-1.
Bảng 1.1: Quy mô thiết kế cho thoát nước đô thị tại các nước châu Á
Tiêu chuẩn thiết kế
Tên nước và thành
phố
Japan, Tokyo
Philippine, Manila
Thailand, Bangkok
Indonesia, Jakarta
Bangladesh, Dacca
Việt Nam, Hà Nội

Dân số
3

(x10 người)
12,000
6,500
5,000
8,000
5,000
2,200

(chu kỳ)

Đường
Ghi chú
Kênh
ống
3
7 - 30
Thủ đô
5
10
Thủ đô
2
5
Thủ đô
5
10
Thủ đô
5
5
Thủ đô
5
10
Thủ đô
Nguồn: Nguyễn Thống, 2005

Tại TPHCM, các trận ngập với chu kỳ từ 1 đến 3 năm được sử dụng để
thiết kế các cống (cấp 2, 3, 4) và chu kỳ 5 năm cho kênh (cấp 1). Vì TPHCM
là thành phố lớn nhất nước, qui mô thiết kế chọn như sau:
12



Bảng 1.2: Quy mô thiết kế cho công trình thoát nước
Thiết bị thoát nước

Diện tích lưu vực

Lũ thiết kế (chu kỳ

(Km2)
năm)
2
3
< 30
5
> 30
10
5
Nguồn: Nguyễn Thống, 2005

đô thị
Cống (cấp 3, 4)
Cống (cấp 2)
Kênh rạch (cấp 1)
Kênh rạch (cấp 1)
Trạm bơm

Tần suất lũ thiết kế với chu kỳ 10 năm chỉ áp dụng cho các đoạn kênh chính
Thành phố Hồ Chí Minh đã đưa ra nghiên cứu lựa chọn Giải pháp cho
Hệ thống thoát nước mưa:
(1) Tận dụng đất nông nghiệp thấp làm vùng điều tiết nước mưa tự nhiên
Kênh Đại Hàn, Tham Lương – Bến Cát ở vùng phía Bắc cần được cải

tạo với qui mô mởrộng do dòng chảy lũ tăng nhanh phù hợp với phát triển
trong tương lai. Để làm cơ sở chọn giải pháp cải tạo kênh kinh tế hơn, các
phương án sau đây được nghiên cứu chọn:
Phương án 1-I: Rạch Đại Hàn và kênh Tham Lương – Bến Cát được
thiết kế với chu kỳ lũ lần lượt là 5 năm và 10 năm.
Phương án 1-II: Rạch Đại Hàn được thiết kế với chu kỳ lũ 5 năm với
mức ngập cho phép, và kênh Tham Lương – Bến Cát được thiết kế với chu kỳ
lũ 10 năm.
Nếu vùng đồng lúa thấp dọc rạch Đại Hàn được phép sử dụng như là
vùng điều tiết nưóc mưa tự nhiên với mức độ ngập cho phép (diện tích: 10%
diện tích lưu vực, độ sâu ngập: 0,3 - 0.4 m, và thời gian ngập: trong vòng 1
ngày), sẽ giảm được 75% lưu lượng lũ. Khi so sánh kinh phí thì phương án 1II kinh tế hơn phương án 1-I.
Việc tận dụng vùng đồng lúa thấp để làm vùng điều tiết nước mưa tự
nhiên được áp dụng cho lưu vực rạch Bến Đá – Bà Hồng trong vùng N (phía
Bắc) và lưu vực Rạch Chùa và rạch Nước Lên trong vùng W.(phía Tây).
(Nguyến Thống, 2005)
(2)Hệ thống thoát nước cho khu phát triển đô thị mới ở vùng đất thấp
13


Vùng ruộng lúa thấp rộng lớn ở các vùng phía Tây, phía Nam và Đông
Nam được dự kiến phát triển thành khu dân cư, khu hành chính và khu công
nghiệp. Dựa trên quan điểm kinh tế và kỹ thuật, Viện Qui hoạch đưa ra hướng
dẫn cho phát triển xây dựng đô thị ở các vùng đất thấp cần san nền đến cao
trình ≥2m so với mực nước biển trung bình để duy trì thoát nước bằng trọng
lực (tự chảy). Để khẳng định rõ hơn hướng dẫn của Viện Qui hoạch đề xuất
thêm các phương án để nghiên cứu lựa chọn
Phương án 3-I: Vùng đất thấp được san nền đến cao trình cao hơn 2 m
so với mực nước biển trung bình và hệ thống thoát nước tự chảy được sử
dụng cho thoát nước đô thị.

Phương án 3-II: Vùng đất thấp được bảo vệ khỏi lũ ngoại lai bằng hệ
thống đê bao và trạm bơm tiêu.
(3) Hệ thống thoát nước cho khu đô thị mới ở vùng đất cao
Gần 50% đất nông nghiệp thuộc huyện Thủ Đức (ở lưu vực NE.3, 4 và
5 với diện tích khoảng 44 km 2) nằm ở khu đất cao vùng NE dự kiến sẽ nhanh
chóng phát triển thành khu dân cư, khu hành chính và khu công nghiệp. Việc
phát triển xây dựng tại vùng đất cao ở thượng lưu sẽ làm tăng lưu lượng dòng
chảy bề mặt và có nguy cơ gây ngập cho vùng đất thấp ở hạ lưu.
Những phương án lựa chọn biện pháp để ngăn lưu lượng dòng chảy bề
mặt tăng lên do đô thị hóa trong lưu vực NE.5(Đông Nam 5) với diện tích
34,38km2 các phương án được nghiên cứu như sau:
Phương án 4-I: Cải tạo kênh rạch để giảm sự gia tăng lưu lượng lũ.
Phương án 4-II: Việc cải tạo kênh rạch được thiết kế dựa trên hiện
trạng kênh và hồ điều tiết tại chỗ được dùng để giảm sự gia tăng lưu lượng lũ.
(Nguyến Thống, 2005)
Từ những nghiên cứu trên Thành phố hồ Chí minh đã lựa chọn giải pháp
tối ưu, Định hướng Qui hoạch thoát nước tối ưu dự kiến cho từng vùng thoát
nước như sau:
(1) Vùng Trung Tâm (C)

14


Hiện nay, vùng C có dân số quá đông ,khoảng 3,19 triệu người. Diện
tích ngập úng ước tính khoảng 21,2 km 2 tương đương 60% tổng diện tích
ngập (34.6 km2). Để cải tạo thoát nước mưa cho vùng C, đề xuất là nên tiêu
thoát nước mưa ra những sông rạch có trong khu vực càng sớm càng tốt bằng
những biện pháp xây dựng các công trình thoát nước mưa:
Phục hồi và xây dựng hệ thống cống thoát nước (cấp 2, 3 và 4).
Cải tạo các kênh rạch: Nhiêu Lộc – Thị Nghè, Tân Hóa – Lò Gốm và

Tàu Hũ – Bến Nghé
Cải tạo thoát nước cho vùng đất thấp (Thanh Đa, Vissan, Bến Mễ Cốc)
bằng hệ thống bơm tiêu bao gồm xây dựng đê và trạm bơm với hồ điều tiết,
cải tạo kênh rạch và ống cống thoát nước.
Những biện pháp trên được đề nghị thực hiện theo chương trình ngắn
hạn có tính đến việc cải tạo thoát nước trước mắt của vùng C
(2) Vùng Bắc ( N )
Vùng N với dân số hiện nay khoảng 422.000 người, có diện tích ngập
là 7,5 km2 (khoảng 21% tổng diện tích ngập). Dự kiến dân số vùng này sẽ
tăng 2,6 lần và vùng mở rộng phát triển 1,7 lần vào năm 2020. Giải pháp cải
tạo thoát nước trong vùng Phiá Bắc (N), kết hợp giữa biện pháp xây dựng và
biện pháp tận dụng điều kiện tự nhiên để thoát nước không xây dựng Hệ
thống thoát nước được đề xuất dưới đây:
Tận dụng vùng đồng lúa thấp làm hồ điều tiết nước mưa tự nhiên và qui
định chặt chẽ sử dụng đất cho những khu vực này.
Phục hồi và xây dựng mương, rạch, cống thoát nước cấp 2 và cấp 3 ở
lưu vực bờ phải kênh Tham Lương – Bến Cát.
Cải tạo kênh Tham Lương – rạch Bến Cát và rạch Bến Đá – rạch Bà
Hồng.
Xây dựng mương rạch thoát nước cấp 2 và cấp 3 ở lưu vực bờ trái
kênh Tham Lương – rạch Bến Cát, và lưu vực rạch Bến Đá – rạch Bà Hồng.

15


Đề nghị các hạng mục được thực hiện lần lượt theo các chương trình ngắn
và trung hạn có tính đến việc đô thị hóa và tình trạng ngập lụt ở hiện tại và
tương lai.
(3) Vùng Tây (W )
Dân số, phát triển tương lai và diện tích ngập lụt trên diện tích xây

dựng vùng W bằng khoảng 50% của vùng N (Phiá Bắc). Các biện pháp đề
xuất cũng tương tự như đối với vùng N.
Tận dụng vùng đồng lúa thấp làm hồ điều tiết nước mưa tự nhiên và qui
định sử dụng đất cho những khu vực này.
Xây dựng và phục hồi mương, rạch, cống thoát nước cấp 2 và cấp 3 ở
vùng phía Đông tiếp giáp khu C (Trung Tâm).
Cải tạo Rạch Chùa- Rạch Nước Lên và những kênh rạch khác.
Xây dựng công trình thoát nước cấp 2 và cấp 3 tại những vùng mới
phát triển.
Đề nghị các hạng mục trên được thực hiện theo các chương trình ngắn và
trung hạn do đô thị hóa và tình trạng ngập lụt ở vùng W (Phía Tây) hầu như
tương tự với vùng N (Phía Bắc)
(4) Vùng Nam (S )
Có khoảng 110.000 người hiện đang sinh sống trong diện tích 11,37
km2 đất xây dựng hiện hữu hầu hết ở phía Nam kênh Đôi – kênh Tẻ. Tuy
nhiên, Dự án phát triển khu Nam Sài Gòn sẽ làm thay đổi cơ cấu sử dụng đất
từ vùng đất thấp nông nghiệp thành khu dân cư, khu hành chính và khu công
nghiệp. Các biện pháp xây dựng và biện pháp tận dụng điều kiện tự nhiên để
thoát nước mưa không xây dựng công trình thoát nước sau đây được đề xuất:
Qui hoạch đất dọc các bờ sông và kênh rạch hiện hữu cùng với những
quy định sử dụng đất chủ yếu dành cho vùng đồng lúa thấp dể trử nước.
Xây dựng các mương thoát nước cấp hai, cấp ba,hệ thống cống thoát
nước cho khu xây dựng hiện hữu.
Cải tạo từng phần các kênh rạch chính.

16


Xây dựng công trình thoát nước cấp 2 và cấp 3 trong khu vực mới
phát triển.

Đề nghị các hạng mục trên được thực hiện theo các chương trình
ngắn và trung hạn hoặc dài hạn bởi vì Dự án Phát triển khu Nam Sài Gòn dự
kiến do tư nhân thực hiện.
(5) Vùng Đông Bắc ( NE )
Hầu như toàn bộ dân số 120,000 người sinh sống trong khu vực Thủ
Đức, trong đó diện tích xây dựng chiếm 7% tổng diện tích xây dựng của khu
vực nghiên cứu. Cho đến năm 2020, khoảng 21 km2 vùng đất cao nông nghiệp
(chiếm 50% khu vực huyện Thủ Đức) dự kiến sẽ được phát triển thành khu
dân cư, khu hành chính, khu công nghiệp và vui chơi giải trí. Một số vùng
đang được phát triển sẽ làm tăng nguy cơ ngập cho những vùng đất thấp ở hạ
lưu. Những biện pháp xây dựng các công trình thoát nước và biện pháp tận
dụng điều kiện tự nhiên để tiêu thoát nước không xây dựng các công trình
thoát nước sau đây được đề xuất:
Ban hành những quy định về sử dụng đất và kiểm soát ngập cho việc
phát triển xây dựng ở những khu đất cao (qui định nhà đầu tư xây hồ điều tiết
tại chỗ).
Ban hành quy định sử dụng đất cho vùng đất thấp nông nghiệp, qui hoạch
những vùng đất dọc các kênh rạch hiện hữu cho yêu cầu trong tương lai.
Xây dựng và phục hồi các công trình thoát nước cấp 2, 3 trong khu đô thị
hiện hữu.
Cải thiện kênh rạch cho phù hợp quá trình đô thị hóa.
Lắp đặt hệ thống thoát nước cấp hai và cấp ba trong khu vực mới phát
triển.
Đề nghị các hạng mục trên được thực hiện theo các chương trình ngắn
và trung hạn hoặc dài hạn theo quan điểm giải quyết tình hình ngập một cách
kinh tế của biện pháp tận dụng điều kiện tự nhiên để tiêu thoát nước mưa
không xây dựng công trình thoát nước mưa.
(6) Vùng Đông Nam (SE)
17



×