Tải bản đầy đủ (.doc) (88 trang)

Đánh Giá Hiện Trạng Nguồn Nước Phục Vụ Sản Xuất Và Sinh Hoạt Tại Địa Bàn Xã Đông Đô, Huyện Hưng Hà, Tỉnh Thái Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (637.68 KB, 88 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA MÔI TRƯỜNG

= = = =¶¶¶ = = = =

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG NGUỒN NƯỚC
PHỤC VỤ SẢN XUẤT VÀ SINH HOẠT TẠI ĐỊA BÀN
XÃ ĐÔNG ĐÔ, HUYỆN HƯNG HÀ, TỈNH THÁI BÌNH

Người thực hiện

: ĐINH THỊ THỦY

Lớp

: MTB

Khóa

: 57

Chuyên ngành

: MÔI TRƯỜNG

Giáo viên hướng dẫn

: PGS.TS. NGUYỄN VĂN DUNG



HÀ NỘI - 2016

ii


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA MÔI TRƯỜNG

= = = =¶¶¶ = = = =

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG NGUỒN NƯỚC
PHỤC VỤ SẢN XUẤT VÀ SINH HOẠT TẠI ĐỊA BÀN
XÃ ĐÔNG ĐÔ, HUYỆN HƯNG HÀ, TỈNH THÁI BÌNH

Người thực hiện

: ĐINH THỊ THỦY

Lớp

: MTB

Khóa

: 57

Chuyên ngành


: MÔI TRƯỜNG

Giáo viên hướng dẫn

: PGS.TS. NGUYỄN VĂN DUNG

Địa điểm thực tập

: XÃ ĐÔNG ĐÔ, HUYỆN HƯNG HÀ,
TỈNH THÁI BÌNH


HÀ NỘI - 2016

iv


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự
hướng dẫn khoa học của PGS-TS. Nguyễn Văn Dung. Các nội dung nghiên
cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kì hình
thức nào trước đây. Các thông tin, số liệu trích dẫn trong khóa luận đều được
chỉ rõ nguồn gốc.
Nếu phát hiện có bất kì sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách
nhiệm về nội dung của mình.
Hà Nội, ngày tháng

năm 2016


Sinh Viên

ĐINH THỊ THỦY

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài khóa luận này, tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thầy
giáo, cô giáo trong trường đã truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt quá trình
học tập, rèn luyện cũng như hoàn thành khóa luận.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS-TS. Nguyễn Văn Dung
người đã hướng dẫn và tận tình chỉ bảo cho tôi trong suốt quá trình hoàn
thiện luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn đến các thầy cô giáo làm việc tại Bộ môn
Tài Nguyên Nước – Khoa Quản Lý Đất Đai đã giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong
suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa luận này.
Và cuối cùng tôi xin cảm ơn sự quan tâm, động viên chia sẻ của gia
đình và bạn bè trong suốt quá trình học tập và thực hiện kháo luận.
Mặc dù đã rất cố gắng nhưng bản luận văn này không tránh khỏi những
thiếu sót và hạn chế. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự quan tâm và đóng góp
ý kiến của quý thầy cô và các bạn để bản luận văn này được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà nội, ngày

tháng

năm 2016

Sinh viên


ĐINH THỊ THỦY

ii


MỤC LỤC

iii


DANH MỤC VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Ý nghĩa

PTBV

Phát triển bền vững

LVS

Lưu vực sông

TNN

Tài nguyên nước

NN


Nông nghiệp

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

UBND

Uỷ ban nhân dân



Trục đứng

TN

Trục ngang

TB

Trạm bơm

KT-KT

Kinh tế kĩ thuât


HTX

Hợp tác xã

iv


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Trữ lượng nước mặt ở các sông. .Error: Reference source not found
Bảng 1.2 Ước tính lưu lượng và thải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải
sinh hoạt đô thị qua các năm.......Error: Reference source not found
Bảng 3.1 Nhiệt độ không khí các tháng trung bình trong năm ( oC)........Error:
Reference source not found
Bảng 3.2

Độ ẩm không khí trung bình các tháng trong năm.Error: Reference
source not found

Bảng 3.3 Tình hình dân số của xã năm 2013........Error: Reference source not
found
Bảng 3.4 Sự phân bố dân số và đất ở của xã năm 2013.........Error: Reference
source not found
Bảng 3.5 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2013......Error: Reference
source not found
Bảng 3.6 Diện tích, cơ cấu đất phi nông nghiệp năm 2013....Error: Reference
source not found
Bảng 3.7 Hệ thống các trạm bơm điện của xã Đông Đô........Error: Reference
source not found
Bảng 3.8 Hệ thống sông dẫn nước chính tại xã Đông Đô......Error: Reference
source not found

Bảng 3.9 Các cống đập chủ yếu của hệ thống thuỷ lợi xã Đông Đô.......Error:
Reference source not found
Bảng 3.10 Các trục dẫn nước chính của hệ thống thủy lợi xã Đông Đô...Error:
Reference source not found
Bảng 3.11 Diện tích và năng suất các loại cây trồng qua các năm............Error:
Reference source not found

v


Bảng 3.12 Nguồn nước được sử dụng trong sinh hoạt và ăn uống...........Error:
Reference source not found
Bảng 3.13 Độ sâu của giếng khoan theo phiếu điều tra tại các thôn ở xã Đông Đô.Error:
Reference source not found
Bảng 3.14 Lượng nước sử dụng từ phiếu điều tra của xã Đông Đô..........Error:
Reference source not found
Bảng 3.15 Chất lượng nguồn nước sử dụng từ phiếu điều tra của xã Đông Đô Error:
Reference source not found
Bảng 3.16 Nhu cầu sử dụng nước sạch từ phiếu tra của xã Đông Đô.......Error:
Reference source not found
Bảng 3.17 Các loại hình sử dụng nước từ phiếu điều tra của xã Đông Đô
.....................................................Error: Reference source not found
Bảng 3.18 Các bệnh liên quan đến nguồn nước kém chất lượng của xã Đông Đô
.....................................................Error: Reference source not found

vi


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1 Lượng nước sử dụng của các thôn.........Error: Reference source not

found
Hình 3.2 Lượng nước sử dụng của xã Đông Đô...Error: Reference source not
found
Hình 3.3 Chất lượng nước sinh hoạt tại các thôn của xã Đông Đô.........Error:
Reference source not found
Hình 3.4 Chất lượng nước của xã Đông Đô.........Error: Reference source not
found

vii


ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Tính cấp thiết của đề tài
Nước là tài nguyên có thể tái tạo, nhưng sử dụng phải cân bằng nguồn
dự trữ và nguồn tái tạo, để tồn tại và phát triển sự sống bền lâu.Con người,
động vật, thực vật sẽ không tồn tại được nếu thiếu nước.Nước chiếm ¾ cơ thể
con người .Nước chiếm 74% trọng lượng trẻ sơ sinh, 55% đến 60% cơ thể
nam trưởng thành, 50% cơ thể nữ trưởng thành.Nước rất cần thiết cho hoạt
động sống của con người cũng như các sinh vật .Tuy nhiên nước cũng gây tai
họa và tử vong cho con người khi bị nhiễm bẩn
Việt Nam hiện nay là nước có nền kinh tế đang tăng trưởng mạnh so
với khu vực. Trong đó kinh tế nông nghiệp đóng vai trò khá quan trọng đối
với nền kinh tế quốc dân bởi vì sản xuất nông nghiệp đã tạo công ăn việc làm,
ổn định đời sống cho phần lớn người dân ở khu vực nông thôn (khoảng 73%
dân số). Do vậy vấn đề đầu tư sản xuất nông nghiệp là một trong những mục
tiêu đặt ra cần được giải quyết. Một trong những vấn đề cần giải quyết đó là
nguồn nước tưới tiêu để phục vụ sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng
suất sản lượng cây trồng nhằm đáp ứng nhu cầu lương thực thực phẩm và
tăng thêm thu nhập cải thiện đời sống nông thôn. Ngoài ra vấn đề về đáp ứng

nước sạch cho người dân cũng là một vấn đề nan giải khi tốc độ gia tăng dân
số ngày càng cao. Các chuyên gia sức khỏe thế giới cho biết nước sinh hoạt
không an toàn và hệ thống vệ sinh tồi tàn là nguyên nhân làm cho 4000 trẻ em
chết mỗi ngày (Theo điều tra của TTO ngày 15-4-2007). Theo số liệu báo cáo
điều tra thực trạng vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân ở nông thôn Vệt
Nam do Bộ y tế và UNICEF thực hiện kết quả như sau: Chỉ có 11,7% dân cư
nông thôn, 7,8% khu chợ nông thôn, 14,2% khu trạm y tế xã, 16,1% ủy ban
nhân dân xã, 36,4% trường học được tiếp cận và sử dụng nước này.

1


Huyện Hưng Hà tỉnh Thái Bình được thành lập từ năm 1969 trên cơ sở
sáp nhập 2 huyện Duyên Hà – Hưng Nhân và 5 xã của huyện Tiên Hưng cũ.
Huyện nằm về phía Tây Bắc của tỉnh Thái Bình, cách thành phố Thái Bình
khoảng 27 km. Hưng Hà một vùng quê được bồi đắp bởi 3 con sông lớn: sông
Hồng, sông Luộc, sông Trà, vì thế đã tạo lên những cánh đồng phì nhiêu màu
mỡ, hệ thống cung cấp nước tưới ổn định. Đã hàng chục năm qua huyện
Hưng Hà luôn đạt năng suất bình quân 13 tấn/ha, luôn luôn là huyện có năng
suất lúa dẫn đầu toàn tỉnh.
Đông Đô là một thị tứ của huyện Hưng Hà, trong những năm vừa qua
cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội thì đời sống của nhân dân ngày
càng được nâng cao về chất lượng lẫn như tinh thần. Người dân chủ yếu sống
nhờ vào sản xuất nông nghiệp như: trồng lúa, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản...
trong đó chủ yếu nhất vẫn là trồng lúa. Hệ thống thủy lợi của xã được hình
thành từ lâu nên cần được nâng cấp sửa chữa, bảo dưỡng định kì các trạm
bơm để đảm bảo phục vụ sản xuất nông nghiệp và giải quyết nhu cầu phục vụ
tưới tiêu cho các cánh đồng.
Tại đây nước sạch chưa về đến người dân vẫn sử dụng các nguồn nước
khác nhau như: nước mưa, nước giếng khoan, nước sông… để sử dụng trong

sinh hoạt và ăn uống mà không có điều kiện hay chứng cứ nào để đảm bảo
chất lượng nước sinh hoạt phù hợp với tiêu chuẩn.
Việc kiểm tra chất lượng nước có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống của
người dân. Nước dùng trong sản xuất nông nghiệp và nước dùng trong sinh
hoạt, ăn uống, nước sử dụng trong các nhà máy đòi hỏi những tiêu chuẩn
đánh giá khác nhau. Có những nguồn nước bị ô nhiễm dẫn tới ảnh hưởng tới
sức khỏe của con người. Có những làng người dân bị ung thư do uống phải
nguồn nước bị nhiễm NO2-. Có những nguồn nước bị nhiễm vi sinh vật rất
nhiều làm cho việc sinh hoạt như tắm rửa bị dị ứng dẫn đến nhiều bệnh ngoài
da. Cần có những biện pháp để nâng cao chất lượng nguồn nước phục vụ cho

2


đời sống của người dân. Do đó em chọn đề tài: “Đánh giá hiện trạng nguồn
nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt tại địa bàn xã Đông Đô, huyện Hưng
Hà, tỉnh Thái Bình”.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Đánh giá chất lượng nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt tại xã Đông
Đô huyện Hưng Hà tỉnh Thái Bình
- Đề xuất các biện pháp cải thiện chất lượng nước tưới và nước sinh
hoạt tại xã Đông Đô, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình
3. Yêu cầu
- Các nội dung nghiên cứu phải đáp ứng được các mục tiêu đề ra của đề tài
- Các số liệu, kết quả phải trung thực, chính xác, khoa học.

3


CHƯƠNG I

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.Tầm quan trọng của tài nguyên nước
1.1.1.Vai trò của nước đối với sức khỏe con người
Nước có vai trò đặc biệt quan trọng với cơ thể, con người có thể nhịn
ăn được vài ngày, nhưng không thể nhịn uống nước. Nước chiếm khoảng
70% trọng lượng cơ thể, 65-75% trọng lượng cơ, 50% trọng lượng mỡ, 50%
trọng lượng xương. Nước tồn tại ở hai dạng: nước trong tế bào và nước ngoài
tế bào. Nước ngoài tế bào có trong huyết tương máu, dịch limpho, nước bọt…
Huyết tương chiếm khoảng 20% lượng dịch ngoài tế bào của cơ thể (3-4 lít).
Nước là chất quan trọng để các phản ứng hóa học và sự trao đổi chất diễn ra
không ngừng trong cơ thể. Nước là một dung môi, nhờ đó tất cả các chất dinh
dưỡng được đưa vào cơ thể, sau đó được chuyển vào máu dưới dạng dung dịch
nước. Một người nặng 60 kg cần cung cấp 2-3 lít nước để đổi mới lượng nước
của có thể, và duy trì các hoạt động sống bình thường (Trần Thanh Hải, 2010).
Trung bình một ngày mỗi người cần từ 1,5 - 2,5 lít nước sạch để uống,
tuy nhiên những người làm công việc nặng nhọc hay trong điều kiện nóng bức
thì nhu cầu nhiều hơn. Khi thay đổi 1-2% lượng nước trong cơ thể cũng có
thể ảnh hưởng đến sức khoẻ và gây khát, mất 5% nước trong cơ thể có thể gây
hôn mê và nếu mất một lượng khoảng 10-15% có thể dẫn tới tử vong.[13]
Uống không đủ nước ảnh hưởng đến chức năng của tế bào cũng như
chức năng các hệ thống trong cơ thể như suy giảm chức năng thận. Những
người thường xuyên uống không đủ nước da thường khô, tóc dễ gãy, xuất
hiện cảm giác mệt mỏi, đau đầu, có thể xuất hiện táo bón, hình thành sỏi ở
thận và túi mật. Khi cơ thể mất trên 10% lượng nước có khả năng gây trụy
tim mạch, hạ huyết áp, nhịp tim tăng cao. Nguy hiểm hơn, bạn có thể tử vong

4


nếu lượng nước mất trên 20%. Bên cạnh oxy, nước đóng vai trò quan trọng

thứ hai để duy trì sự sống.[13]
Tóm lại, nước rất cần cho cơ thể, mỗi người phải tập cho mình một thói
quen uống nước để cơ thể không bị thiếu nước. Có thể nhận biết cơ thể bị
thiếu nước qua cảm giác khát hoặc màu của nước tiểu, nước tiểu có màu vàng
đậm chứng tỏ cơ thể đang bị thiếu nước. Duy trì cho cơ thể luôn ở trạng thái
cân bằng nước là yếu tố quan trọng bảo đảm sức khỏe của mỗi người.
1.1.2. Vai trò của nước đối với nền kinh tế
Đối với một quốc gia, nước cũng tương tự như: đất đai, rừng mỏ, hầm
biển… đều là tài nguyên vô cùng quý báu. Không phải ngẫu nhiên mà các khu
dân cư trù mật, các thủ đô, thành phố lớn của nhiều nước lại nằm trên các
triền sông: Hà Nội, Việt Trì bên bờ sông Hồng, Huế - Sông Hương, Sài Gòn
Chợ lớn – sông Cửu Long, Vũ Hán – Trùng Khánh – sông Trường Giang.
Trước kia khi công nghiệp chưa phát triển, con người sống bằng trồng
trọt và chăn nuôi nhờ những đồng bằng phì nhiêu ven sông có đủ nước. Các
nhà khoa học trên thế giới nền văn minh của một nước là “đất màu mỡ, đất có
đủ nước, đất không bị rửa trôi, xói mòn đi đến nghèo kiệt”.
Khi chưa có phương tiện giao thông hiện đại thì nguồn nước sông ngòi
là những luồng vận chuyển chủ yếu.
Ngày nay trong điều kiện phát triển mới của nền kinh tế quốc dân,
không một hoạt động nào của con người mà không lien quan đến việc khai
thác sông ngòi, nguồn nước. Nước chảy qua các công trình đầu mối như cống
lấy nước trạm bơm, đi vào các đường ống dẫn nước, kênh mương để phục vụ
cho sinh hoạt, tưới ruộng, chăn nuôi, nước dùng cho luyện kim, công nghiệp
hóa học, nước làm sạch nồi hơi, máy móc, nước quay tuốc bin phát điện, phục
vụ cho giao thông vận tải, quốc phòng…
Năm 1960 ở Liên Xô cũ, các ngành kinh tế xã hội sử dụng 270 tỷ m 3
nước, năm 1970 khoảng 540 tỷ m3 nước và năm 2000 lượng nước sử dụng lên

5



đến 2000 tỷ m3 trong đó nước dùng cho công nghiệp 480 tỷ m 3, nông nghiệp
540 tỷ m3 (tổng lượng dòng chảy năm trên toàn sông ngòi Liên Xô cũ khoảng
4358 tỷ m3).
Miền Bắc nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc (trên 1080 con sông trên
tổng số 2360 con sông trên toàn quốc) nối chằng chịt đồng bằng với miền núi, miền
ngược với miền xuôi. Từ Hải Phòng, Nam Định có thể đi vào miền Trung theo các
kênh đào lớn nhỏ, nguồn nước sông đang tưới chủ động cho 32,01% tổng diện tích
canh tác trên toàn quốc (World Resource Institute – 2011).
Nguồn nước sông là nguồn nước chủ động cho phát điện của nhà máy
thủy điện Thác Bà (Yên Bái), Hòa Bình (tỉnh Hòa Bình), Sơn La (tỉnh Sơn
La), Thác Mơ (Tuyên Quang, Yaly (Gia Lai), Trị An (Đồng Nai), SeSan
(Đaklak). Năng lượng của nguồn nước sông ngòi có đến gần năm trăm tỷ
Kw/h hằng năm. Nguồn nước sông ngòi nước ta đúng là một nguồn tài
nguyên vô cùng phong phú, nguồn tài nguyên đó, đang được điều tra, nghiên
cứu, khai thác rộng rãi, phục vụ cho công cuộc xây dựng đất nước.
1.2.Hiện trạng môi trường nước ở Việt Nam
1.2.1. Môi trường nước ở Việt Nam
Giống như một số nước trên thế giới, Việt Nam cũng đang đứng trước
thách thức hết sức lớn về nạn ô nhiễm môi trường nước, đặc biệt là tại các
khu công nghiệp và đô thị.
Ở Việt Nam, hiện tượng suy giảm chất lượng nước, cũng như số nguồn
nước mặt tăng lên do ô nhiễm từ các chất thải công nghiệp, nông nghiệp, giao
thông vận tải, thủy bộ, các khu dân cư, sự xói mòn rửa trôi trên các bề mặt lưu
vực sông suối. Đặc biệt là một số khu công nghiệp như Hải Phòng, Việt Trì,
Đà Nẵng, Biên Hòa, … và các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí
Minh gây ô nhiễm nguồn nước đang ngày càng gia tăng. Tại Hà Nội, tổng
lượng nước thải ngày đêm là 300 – 400 nghìn m3, trong đó nước thải từ sản
xuất công nghiệp là 85 – 90 nghìn m 3, từ sinh hoạt là 1800 – 2000 m 3/ngày


6


đêm. Nhìn chung các chất thải đều không qua xử lý nên gây ô nhiễm nặng,
chỉ số oxy sinh hóa (BOD5, COD) vượt quá chỉ tiêu cho phép hàng trăm lần,
các chất NH+2, NO-2 cũng đều vượt quá quy định cho phép hàng chục lần.
Các hóa chất dùng trong nông nghiệp như phân bón hóa học, thuốc trừ
sâu, thuốc trừ cỏ đã làm tăng ô nhiễm đất, dư lượng hóa chất trong nông
phẩm. Các kết quả điều tra đều cho biết do không có thiết bị xử lý nước thải
nên các kênh, sông đều tiếp nhận nước thải bị ô nhiễm.
Hầu hết sông hồ ở các thành phố lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí
Minh, nơi có dân cư đông đúc và nhiều khu công nghiệp lớn đều bị ô nhiễm.
Phần lớn lượng nước thải sinh hoạt (khoảng 600.000 m3 mỗi ngày, với
khoảng 250 tấn rác được thải ra các sông ở khu vực Hà Nội) và công nghiệp
(khoảng 260.000 m3 nhưng chỉ có 10% được xử lý) đều không được xử lý, mà
đổ thẳng vào các ao hồ, sau đó chảy ra các con sông lớn tại vùng Châu Thổ
sông Hồng và sông Mê Kông. Ngoài ra, nhiều nhà máy và cơ sở sản xuất như
các lò mổ và ngay bệnh viện (khoảng 7.000 m 3 mỗi ngày, chỉ 30% là được xử
lý) cũng không được trang bị hệ thống xử lý nước thải.
Nhiều ao hồ và sông ngòi tại Hà Nội bị ô nhiễm nặng, đáng lưu ý là hệ
thống hồ trong công viên Yên Sở. Đây được coi là thùng chứa nước thải của
Hà Nội với hơn 50% lượng nước thải của thành phố. Người dân trong khu
vực này không có đủ nước sạch cho nhu cầu sinh hoạt và tưới tiêu. Điều kiện
sống của họ cũng bị đe dọa nghiêm trọng vì nhiều khu vực trong công viên là
nơi nuôi dưỡng mầm mống của dịch bệnh. Mặc dù mở cửa từ năm 2002
nhưng công viên Yên Sở không được sử dụng hiệu quả do sự ô nhiễm và mùi
ô uế bốc lên từ hồ. Vì vậy, quá trình phát triển vẫn dậm chân tại chỗ. Nhiều
sông hồ ở phía Nam thành phố như Tô Lịch và Kim Ngưu cũng đang nằm
trong tình trạng ô nhiễm như vậy.


7


1.2.2. Hiện trạng tài nguyên nước mặt ở Việt Nam
Nước mặt là nước trong sông, hồ hoặc nước ngọt trong vùng đất ngập
nước. Nước mặt được bổ sung một cách tự nhiên bởi giáng thủy và chúng mất
đi khi chảy vào đại dương, bốc hơi và thấm xuống đất.Lượng giáng thủy này
được thu hồi bởi các lưu vực, tổng lượng nước trong hệ thống này tại một thời
điểm cũng tùy thuộc vào một số yếu tố khác. Các yếu tố này như khả năng
chứa của các hồ, vùng đất ngập nước và các hồ chứa nhân tạo, độ thấm của
đất bên dưới các thể chứa nước này, các đặc điểm của dòng chảy mặt trong
lưu vực, thời lượng giáng thủy và tốc độ bốc hơi địa phương. Tất cả các yếu
tố này đều ảnh hưởng đến tỷ lệ mất nước.
Theo số liệu thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tổng trữ
lượng nước mặt của trên toàn lãnh thổ Việt Nam đạt khoảng 840 tỷ m 3, trong
đó tổng lượng ngoài vùng chảy vào là 507 km 3 chiếm 60% và dòng chảy nội
địa là 340 km3, chiếm 40%.[14]
Tài nguyên nước mặt của Việt Nam phân bố không đồng đều theo lãnh
thổ và biến đổi theo tháng, theo mùa trong năm và từ năm này qua năm khác
vì nước mặt phụ thuộc chặt chẽ vào sự phân bố của mưa. Vùng có lượng mưa
lớn thì có dòng chảy lớn và ngược lại. Nếu tính cả lượng nước từ ngoài lãnh
thổ chảy vào Việt Nam theo hệ thống sông Mê Kông, sông Hồng và một số
sông khác thì tài nguyên nước mặt tự nhiên trong các hệ thống sông đạt xấp xỉ
850 km3/năm.[15]
1.2.2.1. Tài nguyên nước sông
Với diện tích khoảng 327480km2, Việt Nam có khoảng 2.372 con sông
lớn nhỏ có chiều dài từ 10km trở lên, trong đó có 109 sông chính. Trong số
này có 9 sông là sông Hồng, sông Thái Bình, sông Bằng Giang-Kỳ Cùng,
sông Mã, sông Cả, sông Vu Gia-Thu Bồn, sông Ba, sông Đồng Nai, sông Cửu
Long và bốn nhánh sông là sông Đà, sông Lô, sông Sê San, sông Srê Pok đã


8


tạo nên một lưu vực trên 10.000km 2, chiếm khoảng 93% tổng diện tích của
mạng lưới sông ngòi Việt Nam.[16]
Tổng lượng dòngchảy năm của sông Mê Kông bằng khoảng 500 km 3,
chiếm tới 59% tổng lượng dòng chảy năm của các sông trong cả nước, sau đó
đến hệ thống sông Hồng 126,5 km 3 (14,9%), hệ thống sông Đồng Nai 36,3
km3 (4,3%), sông Mã, Cả, Thu Bồn có tổng lượng dòng chảy xấp xỉ nhau,
khoảng trên dưới 20 km3 (2,3 - 2,6%), các hệ thống sông Kỳ Cùng, Thái Bình
và sông Ba cũng xấp xỉ nhau, khoảng 9 km 3 (1%), các sông còn lại là 94,5
km3 (11,1%). Một đặc điểm quan trọng nữa của tài nguyên nước sông của
nước ta là phần lớn nước sông (khoảng 60%) lại được hình thành trên phần
lưu vực nằm ở nước ngoài, trong đó hệ thống sông Mê Kông chiếm nhiều
nhất (447 km3, 88%). Nếu chỉ xét thành phần lượng nước sông được hình
thành trong lãnh thổ nước ta, thì hệ thống sông Hồng có tổng lượng dòng
chảy lớn nhất (81,3 km3) chiếm 23,9%, sau đó đến hệ thống sông Mê Kông
(53 km3, 15,6%), hệ thống sông Đồng Nai (32,8 km3, 9,6%).[14]
Sông ngòi Việt Nam chia thành 3 nhóm:
Bảng 1.1. Trữ lượng nước mặt ở các sông
Nhóm sông

Diện tích lưu vực (km2)

nằm trong lãnh thổ
2.Trung và hạ lưu
nằm trong lãnh thổ
3.Các sông nằm
trong lãnh thổ


(km3/năm)
Toàn
Trong
Ngoài

Trong

Ngoài

nước

nước

bộ

nước

nước

45.705

43.725

1.980

38,75

37,17


1,68

1.060.400

199.203

861.170 761,90

189,62

524,28

55.602

55.602

66,50

66,50

Toàn bộ
1.Thượng nguồn

Tổng lưu lượng nước

Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường Bộ NN&PTNT
1.2.2.2. Tài nguyên nước hồ

9



Tính đến năm 2010, Việt Nam có khoảng 3500 hồ chứa có dung tích
lớn hơn 0,2 triệu m3. Chỉ có 1976 hồ có dung tích lớn hơn 1 triệu m 3, chiếm
55,9% với tổng dung tích 24,8 tỷ m3. Trong số hồ trên có 10 hồ do ngành điện
quản lý với tổng dung tích 19 tỷ m 3. Có 44 tỉnh và thành phố trong 63 tỉnh
thành Việt Nam có hồ chứa. Tỉnh có nhiều hồ nhất là Nghệ An (249 hồ), Hà
Tĩnh (166 hồ), Thanh Hóa (123 hồ), Phú Thọ (118 hồ), Đắk Lăk (116 hồ)
và Bình Định (108 hồ).[17]
Việt Nam có rất nhiều các loại hồ tự nhiên, hồ đập, đầm phá, vực nước
có kích thước khác nhau tùy thuộc vào mùa. Một số hồ nổi tiếng được biết
đến như hồ Lắk rộng 10km2 tại tỉnh Đắk Lắk, Biển Hồ rộng 2,2 km 2 ở Gia
Lai, hồ Ba Bể rộng 5 km 2 tại Bắc Kạn, hồ Tây rộng 4,5 km 2 và hồ Gươm tại
Hà Nội, hồ Thác Bà ở Yên Bái, hồ Biển Lạc ở Bình Thuận, hồ Trị An ở Đồng
Nai, hồ Dầu Tiếng – một trong những hồ nước nhân tạo lớn nhất Việt Nam và
Đông Nam Á tại Tây Ninh – Bình Dương.[16]
Việt Nam còn có hàng ngàn hồ đập nhân tạo với tổng sức chứa lên đến
26 tỷ m3 nước. Sáu hồ lớn nhất có sức chứa trên 1 tỷ m3 đang được sử dụng để
khai thác thủy điện là hồ Hòa Bình, Thác Bà, Trị An, Dầu Tiếng, Thác Mơ và
Ya Ly. Nhiều hồ và đập nhỏ hơn trên khắp toàn quốc phục vụ tưới tiêu như
Cấm Sơn-Bắc Giang, Kể Gỗ-Hà Tĩnh và Phú Ninh-Quảng Nam[16]
1.2.3. Nhu cầu sử dụng nước cho sản xuất
Nhu cầu sử dụng nước trong ngành nông nghiệp của Việt Nam hiện
nay chiếm 70 – 80% tổng nhu cầu sử dụng nước cho tất cả các mục đích .
Theo Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn , nước ta cần khoảng 36 triệu
tấn thóc để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của 130 triệu người vào năm 2035. Để
đạt được sản lượng trên ta cần khoảng 30 tỉ m 3 cho canh tác .Vì vậy áp lực
lên tài nguyên nước rất lớn mà tài nguyên nước của Việt Nam không phải dồi
dào, chúng ta có 63% nguồn nước sản sinh ở nước ngoài, nguồn nước trong
nội địa chỉ chiếm gần 40% (Dwrm – Cục quản lý tài nguyên nước, 2012)


10


Trước đây chúng ta chỉ nhìn nhận nước dùng trong nông nghiệp chủ
yếu để phục vụ nhu cầu tưới tiêu, tuy nhiên các quá trình sau đó như bảo quản ,
vận chuyển , tiêu thụ … sản phẩm vẫn cần có nước (Trương Quang Học, 2011)
Trong công nghiệp, nước cần cho nhu cầu sản xuất công nghiệp rất
lớn: làm nguội động cơ, làm quay tuabin, là dung môi làm tan các hóa chất, màu
và các phản ứng hóa học. Mỗi ngành công nghiệp, mỗi loại hình sản xuất và
công nghệ yêu cầu một lượng nước khác nhau. Nếu không có nước thì chắc chắn
toàn bộ hệ thống sản xuất nông nghiệp, công nghiệp… trên toàn hành tinh này
đều ngừng hoạt động và không tồn tại (Trương Quang Học, 2011)
1.2.4. Nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt
Đời sống sinh hoạt hằng ngày của con người sử dụng rất nhiều nước
sinh hoạt. về mặt sinh lý mỗi người cần 1-2 lít nước/ ngày. Và trung bình nhu
cầu sử dụng nước sinh hoạt của một người trong một ngày 10-15 lít cho vệ
sinh cá nhân, 20-200 lít cho tắm, 20-50 lít cho làm cơm, 40-80 lít cho giạt
bằng máy….
a. Ở khu vực thành thị
Việt Nam có 708 đô thị bao gồm 5 thành phố trực thuộc trung ương, 86
thành phố và thị xã thuộc tỉnh, 617 thị trấn với 21,59 triệu người (chiếm
26,3%) dân số toàn quốc. Có trên 240 nhà máy cấp nước đô thị với tổng công
suất thiết kế là 3,42 triệu m3/ngày. Trong đó 92 nhà máy sử dụng nguồn nước
mặt với tổng công suất khoảng 1,95 triệu m 3/ngày và 148 nhà máy sử dụng
nguồn nước dưới đất với tổng công suất khoảng 1,47 triệu m3/ngày.
Một số địa phương khai thác 100% nước dưới đất để cung cấp cho sinh
hoạt sản xuất như Hà Nội, Hà Tây, Hưng Yên, Vĩnh Phúc… các tỉnh thành
Hải Phòng, Hà Nam, Nam Định, Gia Lai, Thái Bình… khai thác 100% nước
mặt. Nhiều địa phương dùng cả hai nguồn nước. Tổng công suất nước hiện có
của các nhà máy cấp nước có thể cung cấp khoảng 150 lít nước sạch mỗi

ngày. Tuy nhiên, do cơ sơ hạ tầng xuống cấp lạc hậu nên tỷ lệ thất thoát nước

11


sạch khá cao (có nơi tỉ lệ lên tới 40%). Nên thực tế nhiều đô thị chỉ có khoảng
40-50 lít/người/ngày.
b. Ở khu vực nông thôn
Đối với khu vực nông thôn VN có khoảng 36.7 triệu người dân được
cấp nước sạch (trên tổng số người dân 60,44 triệu). Tỉ lệ dân số nông thôn
được cấp nước sinh hoạt lớn nhất ở vùng Nam Bộ chiếm khoảng 66,7%, đồng
bằng sông hồng 65,1% đồng bằng sông cửu long 62,1%.
Tại Hà Nội, tổng lượng nước dưới đất được khai thác là 1 100 000
m3/ngày đêm. Trong đó, phía nam sông hồng khai thác với lưu lượng 700
000m3/ngày đêm. Trên địa bàn hà nội hiện nay khoảng trên 100 000 giếng
khoan khai thác nước kiểu UNICEF của các hộ gia đình, hơn 200 giếng khoan
của công ty nước sạch quản lý và 500 giếng khoan khai thác nước của các
trạm phát nước nông thôn.
Các tỉnh ven biển miền tây nam bộ như: Kiên Giang, Trà Vinh, Bến
Tre, Long An do nguồn nước ngọt trên các sông rạch ao hồ không đủ phục vụ
nhu cầu của đời sống và sản xuất, vì vậy nguồn nước cung cấp chủ yếu được
khai thác từ nguồn dưới đất. Khoảng 80% dân số ở 4 tỉnh Trà Vinh, Sóc
Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau đang sử dụng nước ngầm mỗi ngày.
1.3 Nguyên nhân gây suy giảm chất lượng và lưu lượng nước
Nước ta là một nước đang phát triển. Tuy nhiên, nền công nghiệp của
nước ta chưa phát triển mạnh nhưng tình trạng ô nhiễm nước đã và đang xảy
ra ở hầu hết mọi nơi trên cả nước.
1.3.1. Ô nhiễm do hoạt động sinh hoạt
Ở Việt Nam hiện nay, mức tăng dân số nhanh chóng đã đưa nước ta
đứng vào vị trí số 12 trong số các quốc gia có dân số đông trên thế giới. Dân

số tăng, nhu cầu về nước dùng cho mọi hoạt động sinh hoạt và phát triển kinh
tế tăng lên kèm theo đó là tình trạng ô nhiễm gia tăng.

12


Nước dùng trong sinh hoạt của dân cư ngày càng tăng nhanh do dân số
và các đô thị. Đặc điểm cơ bản của nước thải sinh hoạt là hàm lượng chất hữu
cơ cao, các chất hữu cơ không bền vững, dễ phân hủy sinh học, chất dinh
dưỡng, chất rắn và vi trùng (Lương Trường, 2013).
Hiện nay, hầu hết nước thải đô thị chưa được xử lý trước khi xả ra môi
trường, là nguyên nhân chính làm ô nhiễm hệ thống thủy vực nội đô và ven
đô nước ta.
Bảng 1.2: Ước tính lưu lượng và thải lượng các chất ô nhiễm trong nước
thải sinh hoạt đô thị qua các năm
Năm

Lưu lượng nước thải sinh

Tổng thải lượng các chất (kg/ngày)

hoạt đô thị (m3/ngày)

TSS

BOD5

COD

2006


1.823.408

2.450.205

1.128.234

2.131.108

2007

1.871.912

2.515.382

1.158.246

2.187.797

2008

1.938.664

2.605.080

1.199.548

2.265.814

2.032.000


2.730.500

1.257.300

2.374.900

2009

Nguồn: Trung tâm quan trắc môi trường – TCMT, 2010
Đến năm 2010 tại các khu đô thị, trung bình mỗi ngày thải ra 20.000
tấn chất thải rắn nhưng chỉ thu gom và đưa ra các bãi rác được trên 60% tổng
lượng chất thải nên đã gây ô nhiễm nguồn nước. Theo kết quả xét nghiệm
mẫu nước tại bãi rác Nam Sơn (Hà Nội) và một bãi rác ở tỉnh Lạng Sơn cho
thấy, tất cả các mẫu nước thải từ bãi rác đều có vi khuẩn Coliform cao gấp
hàng trăm lần tiêu chuẩn cho phép. Có tới 97,5% mẫu nước ăn uống của
người dân khu vực lân cận 2 bãi rác trên không đạt tiêu chuẩn vệ sinh.
Sông Cầu, một trong những lưu vực sông lớn của hệ thống sông Thái
Bình bao gồm toàn bộ các tỉnh Bắc Cạn, Thái Nguyên và một phần các tỉnh
Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, huyện Đông Anh, Sóc Sơn và tỉnh Hải
Dương, hiện nay đã xảy ra tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng. Theo báo cáo

13


diễn biến lưu vực sông Cầu từ năm 2006 đến năm 2010 cho thấy giá trị COD
quan trắc từ năm 2006 đến 2010 có xu hướng tăng nhẹ tại Thái Nguyên và
tăng cao tại các tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang.
Tình trạng ô nhiễm nước ở các đô thị thấy rõ nhất là ở thành phố Hà
Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Ước tính mỗi ngày cư dân Hà Nội thải ra

khoảng 0,6 triệu m3 nước thải sinh hoạt với khoảng 250 tấn rác thải ra các
sông mà chưa qua xử lí. Ở các thành phố này, nước thải sinh hoạt không có hệ
thống xử lý tập trung mà trực tiếp xả ra nguồn tiếp nhận (sông, hồ, kênh,
mương). Mặt khác, còn rất nhiều cơ sở sản xuất không xử lý nước thải, một
lượng rác thải rắn lớn trong thành phố không thu gom hết được… là những
nguồn quan trọng gây ra ô nhiễm nước. Hiện nay, mức độ ô nhiễm trong các
kênh, sông, hồ ở các thành phố lớn là rất nặng.[2]
1.3.2. Ô nhiễm do hoạt động công nghiệp
Công nghiệp là ngành gây ô nhiễm môi trường nước một cách nghiêm
trọng, mỗi ngành có một loại nước thải khác nhau. Do công nghệ của nước ta
còn lạc hậu, lại không có hoặc rất ít các thiết bị xử lý nước thải, rác thải …
đồng thời quá trình đô thị hóa diễn ra ngày càng nhanh, gây ra hiện tượng môi
trường bị quá tải.[3]
Nước thải công nghiệp: là nước thải từ các cơ sở sản xuất công nghiệp,
tiểu thủ công nghiệp, giao thông vận tải. Khác với nước thải sinh hoạt hay
nước thải đô thị, nước thải công nghiệp không có thành phần giống nhau mà
phụ thuộc vào nghành sản xuất cụ thể. Ví dụ nước thải của các xí nghiệp chế
biến thực phẩm thường chứa lượng lớn các chất hữu cơ, nước thải của các xí
nghiệp thuộc da ngoài các chất hữu cơ còn có các kim loại nặng, sulfua…
Có nhiều hoạt động sản xuất công nghiệp gây ô nhiễm nước, trong đó
chủ yếu là:
+ Do các hoạt động sản xuất

14


×