Tải bản đầy đủ (.doc) (67 trang)

Đánh Giá Hiệu Quả Áp Dụng Sản Xuất Sạch Hơn Cho Nhà Máy Chế Biến Tinh Bột Sắn Huyện Yên Thành, Tỉnh Nghệ An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (664.32 KB, 67 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA MÔI TRƯỜNG
------- š&› -------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ÁP DỤNG SẢN XUẤT
SẠCH HƠN CHO NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TINH BỘT SẮN
HUYỆN YÊN THÀNH, TỈNH NGHỆ AN
Người thực hiện

: PHAN THỊ TÚ ANH

Lớp

: MTE

Khóa

: 57

Chuyên ngành

: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Giáo viên hướng dẫn : ThS. CAO TRƯỜNG SƠN
ThS. NGUYỄN THỊ BÍCH HÀ
Địa điểm thực tập

: NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TINH BỘT
SẮN YÊN THÀNH, TỈNH NGHỆ AN


Hà Nội - 2016


LỜI CÁM ƠN
Trong quá trình thực tập tốt nghiệp, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã
nhận được nhiều sự giúp đỡ của các tập thể, cá nhân trong và ngoài trường.
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo khoa Môi trường
và các thầy cô Trường Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tạo mọi điều kiện
giúp tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Đặc biệt tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo ThS. Cao Trường
Sơn và Ths. Nguyễn Thị Bích Hà là người đã tận tình hướng dẫn tôi trong
suốt quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn các cán bộ, các cô, các chú trong Nhà máy
chế biến tinh bột sắn Yên Thành đã giúp tôi thực hiện đề tài này.
Cuối cùng tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè, những
người đã khích lệ tôi trong suốt quá trình thực hiện tốt nghiệp.
Tôi xin cam đoan những kết quả trong báo cáo này là sự thât.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà nội ngày…….tháng…....năm 2016
Sinh viên
( ký và ghi rõ họ tên)

Phan Thị Tú Anh

i


MỤC LỤC

ii



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
APEC

Asian- Pacific Economic Cooperation.

APO

Asian Productivity Orangization.

BAT

Best avaiable technology.

BOD5

Biochemical Oxygen Demand.

COD

Chemical oxygen demand.

ISO

International Organization for Standardization.

LHQ

Liên hợp quốc.


OECD

Oganiation for Economic Co- operation and Development.

P.Giám Đốc

Phó Giám Đốc.

P.KCS

Phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm.

SS

Chất rắn lơ lửng.

SXSH

Sản xuất sạch hơn.

UNEP

Chương trình môi trường Liên hợp quốc.

UNIDO

Tổ chức phát triển Công nghiệp của Liên hợp quốc.

US. EPA


US Enviromental Protection Agency.

WBCSD

WorldBusiness Council for Sustainable Delevopment.

iii


DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Kết quả khảo sát số liệu cho các mục tiêu trong chiến lược SXSH....................................14
Bảng 3.1.Lượng lao động và thu nhập bình quân của nhà máy.......................................................26
qua các năm ( 2004-2015)...............................................................................................................26
Bảng 3.2.Các nguyên liệu sản xuất của công ty được tính toán.......................................................26
dựa trên định mức sử dụng để sản xuất ra 1 tấn sản phẩm............................................................26
Bảng 3.3. Các loại hình, thải lượng, biện pháp xử lý chất thải của nhà máy....................................31
Bảng 3.4.Các giải pháp sản xuất sạch hơn của nhà máy..................................................................39
chế biến tinh bột sắn Yên Thành......................................................................................................39
Bảng 3.5 Mô tả các giải pháp SXSH của Nhà máy đang áp dụng......................................................40
Bảng 3.6. Nguyên nhiên liệu vật liệu để sản xuất 1000 kg tinh bột trước và sau khi thực hiện các
giải pháp SXSH.................................................................................................................................43
Bảng 3.7.Lợi nhuận thu được từ các giải pháp................................................................................46
Bảng 3.8. Lợi ích về môi trường trước và sau khi áp dụng SXSH......................................................47
Bảng 3.9 . Bảng tổng hợp kinh phí đầu tư.......................................................................................50
Bảng 3.10. Bảng tính NPV, IRR, PB khi xâu dựng dây chuyền sấy bã................................................51

iv



DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Phương pháp tiếp cận đánh giá hiệu quả áp dụng SXSH..................................................21
cho nhà máy....................................................................................................................................21
Hình 3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà máy........................................................................................25
Hình 3.2. Sơ đồ dây chuyền công nghệ sản xuất tinh bột sắn..........................................................28
Hình 3.3. Sơ đồ xử lý nước thải của nhà máy...................................................................................34
Hình 3.4. Sơ đồ dây chuyền sản xuất trước SXSH của nhà máy.......................................................38
Hình 3.5. Sơ đồ dây chuyền sản xuất sau SXSH của nhà máy...........................................................42
Hình 3.6. Sơ đồ dây chuyền công nghệ sấy bã sắn...........................................................................49

v


ĐẶT VẤN ĐỀ
Tính cấp thiết của đề tài.
Ở Việt Nam, sắn là cây lương thực quan trọng đứng thứ ba sau lúa và
ngô. Cây sắn hiện nay đã chuyển đổi vai trò cây lương thực, thực phẩm thành
cây công nghiệp hàng hóa có lợi thế cạnh tranh cao.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, năm 2013 xuất khẩu sắn và sản
phẩm sắn từ 3,1 triệu tấn với kim ngạch 1,1 tỉ USD, giảm 25,7% về lượng và
giảm 16,8% về kim ngạch so với năm 2012. Số liệu thống kê cũng cho biết
diện tích trồng sắn cả nước có 560 nghìn ha với tổng sản lượng đạt gần 9,4
triệu tấn, 30% sản lượng thu được phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước
làm lương thực, thức ăn chăn nuôi, công nghệ dược, làm nguyên liệu sản xuất
sinh học, công nghiệp,…70% được xuất khẩu dưới dạng tinh bột hoặc sắn lát
khô. Xuất khẩu sắn và sản phẩm sắn đứng thứ 2 trên thế giới chỉ sau Thái Lan
và đã có mặt trên các quốc gia trong khu vực châu Á như Trung Quốc, Hàn
Quốc, Malaysia,…( Cục Xuất nhập khẩu, 2014).

Tính đến năm 2013 cả nước có 6 nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học
sử dụng nguyên liệu từ lát sắn khô đã đi vào hoạt động, gần 100 nhà máy chế
biến tinh bột sắn và hằng trăm cơ sở chế biến sắn thủ công. Việc xây dựng các
nhà máy sắn đã và đang đem lại lợi ích to lớn về kinh tế,xã hội. Tuy nhiên do
những lợi ích kinh tế và nhiều nguyên nhân khác mà vấn đề môi trường đã
không được quan tâm đúng mức. Lượng chất thải ra hàng ngày càng nhiều đã
làm ảnh hưởng đến đời sống con người và môi trường sống của các loài sinh
vật khác.Vì vậy cần có biện pháp giải quyết đồng thời cả vấn đề môi trường
và kinh tế.
Hiện nay việc áp dụng sản xuất sạch hơn cho ngành chế biến sắn là một
hướng đi mới giải quyết được những vấn đề đang đặt ra với ngành sản xuất
chế biến sắn. Sản xuất sạch hơn với mục tiêu tránh ô nhiễm môi trường bằng

1


cách sử dụng tài nguyên, nguyên liệu một cách hiệu quả trong sản xuất đang
ngày càng được áp dụng ở các nhà máy ở nhiều nước đã và đang mang lại
hiệu quả kinh tế và môi trường, và nhà máy chế biến sắn huyện Yên Thành,
tỉnh Nghệ An không phải là ngoại lệ.
Nhà máy sắn huyện Yên Thành ,tỉnh Nghệ An là một đơn vị đã mạnh
dạn áp dụng sản xuất sạch hơn trong những năm gần đây đã mang lại kết quả tốt.
Nhằm góp phần cho sự phát triển bền vững và đẩy mạnh việc áp dụng sản xuất
sạch hơn cho các nhà máy trên địa bàn huyện Yên Thành từ tính cấp thiết trên,
tôi đã thực hiện đề tài : “Đánh giá hiệu quả áp dụng sản xuất sạch hơn cho
nhà máy chế biến tinh bột sắn huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An”.
Mục tiêu nghiên cứu.
Chỉ ra được hiệu quả của các giải pháp sản xuất sạch hơn đã được áp
dụng tại nhà máy sắn huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An ở cả ba khía cạnh:
Kinh tế, kỹ thuật và môi trường từ đó đưa ra các kiến nghị phù hợp để cái tiến

các giải pháp sản xuất sạch hơn cho nhà máy.

2


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1Giới thiệu chung về sản xuất sạch hơn
1.1.1 Khái niệm sản xuất sạch hơn.
Theo chương trình Môi trường LHQ ( UNEP , 1994) :
‘ Sản xuất sạch hơn là sự áp đặt liên tục một chiến lược phòng ngừa
môi trường tổng hợp đối với các quá trình sản xuất, các sản phẩm và các dịch
vụ nhằm làm giảm tác động xấu đến con người và môi trường’.
-Đối với các quá trình sản xuất, SXSH bao gồm việc bảo toàn nguyên
liệu, nước và năng lượng, loại trừ các nguyên liệu độc hại và làm giảm khối
lượng, độc tính vào nước và khí quyển.
-Đối với các sản phẩm, chiến lược SXSH nhằm vào mục đích làm giảm
tất cả các tác động đến môi trường trong toàn bộ vòng đời của sản phẩm, từ
khâu khai thác nguyên liệu đến khâu thải bỏ cuối cùng .
-Đối với các dịch vụ, SXSH là sự lồng ghép các mối quan tâm về môi
trường vào trong việc thiết kế và cung cấp dịch vụ.
-SXSH đòi hỏi áp dụng các bí quyết, cải tiến công nghệ và thay đổi thái
độ.
Như vậy, SXSH không ngăn cản sự phát triển, SXSH chỉ yêu cầu rằng sự
phát triển phải bền vững về mặt môi trường sinh thái. Không nên cho rằng
SXSH chỉ là một chiến lược về môi trường vì nó cũng liên quan vì lợi ích
kinh tế. Trong khi xử lý cuối đường ống luôn tăng chi phí sản xuất thì SXSH
có thể mang lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp thông qua việc giảm thiểu sự
tiêu thụ năng lượng và nguyên liệu hoặc phòng ngừa và giảm thiểu rác thải.
* Các thuật ngữ liên quan

- Công nghệ sạch.
Bất kì biện pháp kỹ thuật nào cũng được các ngành công nghiệp áp dụng
để giảm thiểu hay loại bỏ quá trình phát sinh chất thải hay ô nhiễm tại nguồn
và tiết kiệm được nguyên liệu và năng lượng đều được gọi là công nghệ sạch.
Các biện pháp kỹ thuật này có thể được áp dụng từ khâu thiết kế để thay đổi

3


quy trình sản xuất hoặc là các áp dụng trong các dây chuyền sản xuất nhằm tái
tận dụng phụ phẩm để tránh thất thoát ( OCED, 1987).
- Công nghệ tốt nhất hiện có.
Là công nghệ sản xuất có hiệu quả nhất hiện có trong việc bảo vệ môi
trường nói chung, có khả năng triển khai trong các điều kiện thực tế về kinh tế
kỹ thuật, có quan tâm đến chi phí trong việc nghiên cứu, phát triển và triển
khai bao gồm thiết kế, xây dựng, bảo dưỡng, vận hành và loại bỏ công nghệ
( UNIDO, 1992). BAT giúp đánh giá tiềm năng áp dụng SXSH.
- Hiệu quả sinh thái.
Hiệu quả sinh thái chính là sự phân bố hàng hóa và dịch vụ có giá rẻ hơn
trong khi giảm được nguyên liệu, năng lượng và các tác động đến môi trường
trong suốt cả quá trình của sản phẩm và dịch vụ ( WBCSD, 1992). Hai khái
niệm SXSH và hiệu quả sinh thái được xem như là đồng nghĩa với nhau. Tuy
nhiên có 1 sự khác biệt nhỏ giữa hai thuật ngữ: hiệu quả sinh thái bắt nguồn
từ các vấn đề liên quan đến hiệu quả kinh tế mà những hiệu quả này có tác
động tích cực đến môi trường. Trong khi đó, SXSH khởi đầu từ ý tưởng hiệu
quả sinh thái mà những hiệu quả này có tác động tích cực đến kinh tế.
- Phòng ngừa ô nhiễm.
Hai thuật ngữ SXSH và phòng ngừa ô nhiễm thường được sử dụng thay
thế nhau. Chúng chỉ khác nhau về mặt địa lý. Thuật ngữ ô nhiễm được sử dụng ở
Bắc Mỹ trong khi SXSH được sử dụng ở các khu vực còn lại trên thế giới.

- Giảm thiểu chất thải.
Khái niệm về giảm thiểu chất thải được đưa ra vào năm 1988 bởi Cục Bảo
vệ Môi trường Hoa Kỳ ( US. EPA). Hai thuật ngữ giảm thiểu chất thải và
phòng ngừa ô nhiễm thường được sử dụng thay thế nhau. Tuy nhiên, giảm
thiểu chất thải tập trung vào việc tái chế rác thải và các phương tiện khác để

4


giảm thiểu lượng rác bằng việc áp dụng 3 nguyên tắc 3P ( Polluter Pay
Principle) và 3R( Reduction, Reuse, Recycle).
- Năng suất xanh.
Năng suất xanh là thuật ngữ được sử dụng vào năm 1994 bởi Cơ quan năng
suất Châu Á (APO) để nói đến thách thức trong việc đạt được sản xuất bền vững
giống như SXSH năng suất xanh còn là 1 chiến lược vừa nâng cao năng suất vừa
thân thiện với môi trường có sự phát triển kinh tế- xã hội nói chung.
- Kiểm soát ô nhiễm.
Sự khác nhau cơ bản của kiểm soát ô nhiễm và SXSH là vấn đề thời gian.
Kiểm soát ô nhiễm là một cách tiếp cận từ phía sau ( chữa bệnh), giống như
xử lý cuối đường ống, trong khi SXSH là cách tiếp cận phía trước, mang tính
chất dự đoán và phòng ngừa.
- Sinh thái công nghiệp.
Việc quảng bá và nâng cao nhận thức về SXSH đã đạt được nhiều tiến bộ
đáng kể ở nhiều nơi trên thế giới. Tuy nhiên các nỗ lực về SXSH thường chỉ
tập trung vào các quá trình sản xuất đơn lẻ, các sản phẩm cụ thể hoặc các vật
liệu độc hại mang tính cách cá nhân hơn là một bức tranh toàn cảnh về các tác
động môi trường do một hệ thống sản xuất công nghiệp gây ra. Do vậy song
song với sự phát triển của SXSH các nhà khoa học các kỹ sư và các nhà quản
lý công nghiệp đã nhận ra rằng cần phải xây dựng một hệ thống sản xuất công
nghiệp mang tính chất tuần hoàn dẫn đến việc tất cả các đầu ra của quá trình

sản xuất này trở thành các đầu vào của các quá trình sản xuất khác để giảm
thiểu tối đa lượng chất thải.
1.1.2 Các lợi ích mà sản xuất sạch hơn mang lại.
Sản xuất sạch hơn không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn cả lợi ích
về mặt môi trường. Các lợi ích mà sản xuất sạch hơn mang lại như sau:
- Cải thiện hiệu suất sản xuất.
- Sử dụng nguyên liệu, nước, năng lượng có hiệu quả hơn.

5


-

Tái sử dụng, bán thành phẩm có giá trị.
Giảm ô nhiễm.
Giảm chi phí xử lý và thải bỏ các chất thải rắn, nước thải, khí thải.
Tạo nên hình ảnh về mình tốt hơn.
Cải thiện sức khỏe nghề nghiệp và an toàn.
Giảm nguyên liệu và năng lượng sử dụng.

Do giá thành ngày một tăng của các nguyên liệu sử dụng cũng như hiện
hiện trạng ngày càng khan hiếm nước, không một doanh nghiệp nào có thể
chấp nhận việc thải bỏ các tài nguyên này dưới dạng chất thải. Nước và năng
lượng là đặc biệt quan trọng, đặc biệt với các doanh nghiệp sử dụng với khối
lượng lớn.
- Tiếp cận tài chính dễ dàng hơn.
Các cơ quan tài chính ngày một nhận thức rõ sự nghiêm trọng của việc hủy
hoại môi trường và hiện đang nghiên cứu các dự thảo dự án mở rộng hoặc hiện
đại hóa mà trong các khoản vay đều được nhìn nhận từ góc độ môi trường. Các kế
hoạch hành động về sản xuất sạch hơn sẽ đem lại hình ảnh môi trường có lợi về

doanh nghiệp của bạn tới các nhà cho vay, do đó sẽ tạo điều kiện dễ dàng hơn đối
với các nguồn hỗ trợ tài chính (Bộ Công Thương 2011).
- Các cơ hội thị trường mới và được cải thiện.
Việc nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về các vấn đề môi trường đã
dẫn đến sự bùng nổ nhu cầu về sản phẩm xanh trên thị trường quốc tế. Chính
vì vậy, khi đã có nỗ lực nhận thức về sản xuất sạch hơn, bạn sẽ có thể mở ra
được nhiều cơ hội thị trường mới và sản phẩm có chất lượng cao hơn và có
thể bán ra với giá cao hơn.
Các doanh nghiệp thực hiện sản xuất sạch hơn sẽ đáp ứng các tiêu chuẩn
môi trường, ví dụ như ISO 14001, hoặc các yêu cầu của thị trường như nhãn
sinh thái.
Thực hiện đánh giá SXSH sẽ giúp cho việc thực hiện hệ thống quản lý môi
trường như ISO 14002 dễ dàng hơn.

6


- Tạo nên hình ảnh công ty tốt hơn.
SXSH phản ánh và cải thiện hình ảnh chung về doanh nghiệp của bạn.
Không cần phải nhắc lại, một công ty với hình ảnh “xanh” sẽ được cả xã hội
và các cơ quan hữu quan chấp nhận dễ dàng hơn.
- Môi trường làm việc tốt hơn.
Việc nhận thức ra tầm quan trọng của một môi trường làm việc sạch và an
toàn đang một ngày gia tăng trong số các công nhân. Bằng cách đảm bảo các
điều kiện làm việc thích hợp thông qua thực hành sản xuất sạch hơn, bạn có
thể làm tăng ý thức của các cán bộ, đồng thời xây dựng ý thức kiểm soát chất
thải. Các hoạt động như vậy sẽ giúp cho các doanh nghiệp của bạn đạt được
khả năng cạnh tranh ( Nguyễn Xuân Hoàn, Võ Đình Long, 2014).
- Tuân thủ luật môi trường tốt hơn.
Các tiêu chuẩn môi trường môi trường về phát thải các chất thải ( rắn,

lỏng, khí) đang trở nên ngày một chặt chẽ hơn. Để đáp ứng được tiêu chuẩn
này thường yêu cầu việc lắp đặt các hệ thống kiểm soát ô nhiễm phức tạp đắt
tiền. Sản xuất sạch hơn hỗ trợ cho việc xử lý các dòng thải, và do đó doanh
nghiệp sẽ tuân thủ các tiêu chuẩn thải một cách rõ ràng, đơn giản, rẻ tiền hơn.
SXSH dẫn đến việc giảm chất thải, giảm lượng phát thải và thậm chí cả độc tố
theo quy luật vòng tròn.
1.1.3 Các kỹ thuật để sản xuất sạch hơn.
* Nhóm kỹ thuật giảm thiểu tại nguồn.
- Quản lý nội vi tốt.
Quản lý nội vi là một giải pháp đơn giản nhất của sản xuất sạch hơn, Quản
lý nội vi thường không đòi hỏi chi phí đầu tư và có thể được thực hiện ngay
sau khi xác định được các giải pháp SXSH. Quản lý nội vi chủ yếu là cải tiến
thao tác công việc, giám sát vận hành, bảo trì thích hợp, cải tiến công tác kiểm
kê nguyên vật kiệu và sản phẩm.
- Kiểm soát quá trình sản xuất.

7


Tiến hành chuẩn hóa các điều kiện vận hành trên các công đoạn.
+
+

Định mức sử dụng nguyên liệu.
Các thông số vận hành như tốc độ, thời gian, nhiệt độ, áp suất.
Kiểm soát chất lượng và tổ chức sản xuất hiệu quả để giảm lãng phí, thất thoát.
Duy trì môi trường sản xuất đáp ứng các yêu cầu chất lượng.
- Thay thế nguyên vật liệu.
Thông thường thì có thể tìm cách thay thế những nguyên liệu và vật liệu


khác được sử dụng trong quá trình bằng những loại khác ít nguy hại hơn.
Mua nguyên vật liệu với phẩm cấp cao hơn sẽ giúp giảm lượng vật liệu đi
vào dòng thải.
Có thể phải sử dụng nguyên vật liệu đắt tiền hơn nhưng lại có thể giúp
giảm chi phí cho chất thải, đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Cải tiến thiết bị/ máy móc.
Là những giải pháp đơn giản đến phức tạp với mục tiêu là cải tiến hệ thống
máy móc/ thiết bị hiện có, nâng cao hiệu suất sử dụng nguyên vật liệu, năng lượng.
- Áp dụng công nghệ mới.
- Sử dụng các công nghệ, thiết bị tiên tiến hơn, hiệu suất cao hơn.
- Là giải pháp SXSH tốn kém nhất nhưng có tiềm năng tiết kiệm và nâng
cao chất lượng sản phẩm.
* Nhóm giải pháp tuần hoàn và tái sử dụng.
Một số chất thải không thể tránh khỏi. Những dòng thải không thể tránh
khỏi này có thể được tái chế, tái sử dụng hoặc bán đi như một sản phẩm phụ.
- Tuần hoàn và tái sử dụng tại chỗ.
+ Dòng thải chứa vật liệu có giá trị có thể xử lý tại chỗ để tái sử dụng.
+ Dòng thải chứa năng lượng được thu hồi để tận thu năng lượng.
- Sản xuất sản phẩm phụ.
Chất thải chứa vật liệu có giá trị cũng có thể được dùng để làm ra các sản
phẩm phụ hay đem bán như nguyên liệu.
* Cải tiến sản phẩm.
Việc cải tiến sản phẩm có thể đem lại các lợi ích sau:

8


- Kéo dài tuổi thọ của sản phẩm.
- Hạn chế các tác động môi trường tiêu cực của sản phẩm trong các quá
trình sản xuất,sử dụng cho đến thải bỏ các sản phẩm.

- Cải tiến các quá trình sản xuất.
- Nâng cao khả năng cạnh tranh.
1.2 Tổng quan các vấn đề môi trường trong sản xuất
Nguồn gây ô nhiễm trong quá trình sản xuất.
Khi nhà máy sản xuất tinh bột sắn từ củ sắn tươi hoạt động sẽ tạo nên các
nguồn gây ô nhiễm đến môi trường như sau:
* Ô nhiễm môi trường không khí.
Không khí xung quanh khu vực xây dựng nhà máy sẽ có nguy cơ ô
nhiễm bao gồm:
- Do các tác nhân vật lý như: tiếng ồn, độ rung, nhiệt năng dư thừa của
quá trình sấy.
- Bụi và khí thải do các phương tiện giao thông vào, ra chuyên chở
nguyên liệu, sản phẩm, nhiên liệu phục vụ sản xuất.
- Bụi cực nhỏ của sản phẩm của công đoạn làm khô đóng bao, vận
chuyển ( vào kho hoặc xuất bán).
- Mùi hôi do sự lên men và phân hủy hảo khí các chất hữu cơ trong nước
thải, bã sắn tồn dư trong các xưởng và sau sản xuất mỗi ca, mỗi ngày do
không làm vệ sinh triệt để và kịp thời.
* Ô nhiễm môi trường nước.
Nước tự nhiên, kể cả nước ngầm bị nguy cơ ô nhiễm do các lý do sau:
- Nước thải ra từ công đoạn rửa củ, bóc vỏ gỗ chứa nhiều bùn, cát, mảnh
vỏ sắn.
- Nước thải trong quá trình làm nhỏ củ sắn, tách bã thô và xơ mịn, phân
ly và cô đặc dịch sữa tinh bột, chứa nhiều tinh bột.
- Nước thải sau quá trình tinh lọc có chứa các chất hữu cơ ( BOD), các
chất lơ lửng dạng huyền phù (SS) ngoài ra còn chứa các dịch bào Tamin, men
và nhiều hợp chất vi lượng hòa tan với nước với nồng độ cao.
Ô nhiễm môi trường do tác động của chất thải rắn.

9



- Chất thải rắn chủ yếu là vỏ củ sắn, xơ bã và các mảnh vụn của củ sắn.
- Cặn lắng dạng bùn từ các hệ thống dẫn và xử lý nước thải.
1.3 Tình hình áp dụng sản xuất sạch hơn trong quá trình sản xuất
1.3.1 Áp dụng sản xuất sạch hơn trên thế giới.
-Năm 1989, chương trình Môi trường của Liên hợp quốc ( UNEP) đã
đưa ra sáng kiến về SXSH, các hoạt động SXSH của UNEP đã dẫn đầu phong
trào và động viên các đối tác quảng bá khái niệm SXSH trên thế giới.
-Năm 1990, tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế ( OECD) đã xây dựng
các hướng hoạt động về SXSH trên cơ sở chương trình hợp tác với UNEP về
“ Công nghệ và Môi trường”.
-Năm 1994, có hơn 32 trung tâm SXSH được thành lập, trong có có
Việt Nam. Năm 1998 UNEP chuẩn bị tổ chức tuyên bố về SXSH chính sách
tuyên bố cam kết về chiến lược và thực hiện SXSH.
-SXSH được áp dụng thành công ở các nước như Trung Quốc, Cộng
hòa Séc, Mexico,…và đang được công nhận lại là một cách tiếp cận chủ
động, toàn diện trong quản lý môi trường công nghiệp.
+Ở Cộng hòa Séc, 24 trường hợp nghiên cứu áp dụng SXSH cho thấy
các chất thải công nghiệp đã giảm gần 22.000 tấn/năm, bao gồm cả 10.000 tấn
chất thải nguy hại. Nước thải đã giảm gần 12.000 m3/ năm. Lợi ích kinh tế
ước tính khoảng 24 tỉ USD/năm ( Khoa Môi trường – ĐH Huế, 2012).
+Ở Indonesia, bằng cách áp dụng SXSH đã tiết kiệm khoảng 35.000
USD/năm ( Khoa Môi Trường – Đại học Huế 2012).
+Ở Trung Quốc, các dự án thực nghiệm ở 51 công ty trong 11 ngành công
nghiệp cho thấy SXSH đã giảm được ô nhiễm từ 15-31% và gấp khoảng 5 lần so
với các phương pháp truyền thống. ( Khoa Môi trường – ĐH Huế, 2012).
+Ở Ấn độ áp dụng SXSH cũng rất thành công, điển hình công ty liên
doanh Hero Honda motor với công ty Tehri Pulp and Perper limited sau khi
áp dụng SXSH đã giảm hơn 50% nước tiêu thụ, giảm 26% năng lượng tiêu

thụ, giảm 10% lượng hơi tiêu thụ,…Với tổng tiết kiếm trên 500.000 USD
( Khoa Môi Trường – Đại học Huế, 2012).
+Tại Bangladesh, Abul Khai steel Products Ltd ( AKSP) là một nhà máy
hoàn thiện kim loại lớn tại Bangladesh. Công ty tiến hành SXSH tiết kiệm

10


được 249.000 USD/năm, tiết kiệm điện 48 mkw/năm, giảm phát thải nhà kính
khoảng 163 tấn CO2 ( UNEP, 2006).
+Tại Nhật Bản, hình thức SXSH phổ biến nhất được thể hiện thông qua
các chính sách về tiết kiệm năng lượng, với mục tiêu làm giảm lượng phát
thải khí nhà kính. Hiện nay đã có 190 công nghệ SXSH của Nhật Bản được
Trung tâm Công nghệ môi trường Liên hợp quốc xây dựng thành cơ sở dữ
liệu có thể chuyển giao vào các nước đang phát triển ( được Uỷ ban Xúc tiến
công nghệ SXSH của Trung tâm môi trường toàn cầu đánh giá và tổng hợp).
Công nghệ SXSH được chia thành công nghệ cho các loại hình công nghiệp
khác nhau như Dệt, ngành Hóa chất, ngành Chế biến thực phẩm; các loại hình
công nghệ khác nhau như thay đổi nguyên liệu đầu vào, đơn giản hóa quy
trình, cải tiến kiểm soát quá trình ( Trung tâm SXSH 2000).
Nhìn chung các hình thức SXSH trong các lĩnh vực của các nước trên
thế giới là hết sức phong phú trong ngành nghề và hiệu quả cũng rất khả quan.
Chính phủ các nước hầu như đã xây dựng chiến lược cho phát triển hơn,
nhiều bộ luật quy định việc áp dụng SXSH trong công nghiệp được thực thi.
1.3.2 Áp dụng SXSH tại Việt Nam.
-SXSH được biết đến hơn 10 năm nay, năm 1998 dưới sự hỗ trợ của
UNIDO và UNEP, trung tâm SXSH của quốc gia Việt Nam đã được thành
lập. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, ngày 22/9/1999 Bộ
trưởng Khoa học Công nghệ và Môi trường đã ký vào Tuyên ngôn quốc tế về
SXSH thể hiện cam kết của chính phủ trong việc phát triển đất nước theo

hướng bền vững.
-Hợp phần sản xuất sạch hơn trong công nghiệp ( CPI) bắt đầu thực
hiện từ tháng 9 năm 2005 và kết thúc vào tháng 12 năm 2011 với kết quả
đáng ghi nhận. Không chỉ thành công trong việc đạt được những mục tiêu đề
ra như xây dựng chiến lược SXSH trong công nghiệp đến năm 2020 ( được
Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt năm 2009), xây dựng và vận hành đơn vị
SXSH tại Bộ Công Thương và 5 tỉnh mục tiêu đưa SXSH vào kế hoạch kiểm

11


soát ô nhiễm và xây dựng kế hoạch hành động SXSH tại các tỉnh mục tiêu,
CPI đã vượt mục tiêu ở các khía cạnh khác nhau.
CPI đã thực hiện trình diễn SXSH tại 61 doanh nghiệp, truyền thông và
nhân rộng mô hình thực hiện SXSH sang các tỉnh ngoài mục tiêu. Đến cuối
năm 2011, CPI đã có hoạt động hỗ trợ thực hiện SXSH cho 63 tỉnh/ thành trên
cả nước ở mức độ khác nhau, hỗ trợ được 50% số tỉnh, thành xây dựng kế
hoạch hành động về SXSH và đơn vị hỗ trợ SXSH, đánh giá nhanh SXSH tại
260 cơ sở sản xuất, tổ chức được gần 260 cơ sở, tổ chức được gần 300 hội
nghị, hội thảo về SXSH cho trên 22.000 lượt người trên toàn quốc ( Bộ Kế
Hoạch và Đầu tư, 2012).
-Theo báo cáo của cục Bảo vệ môi trường ( năm 2002) có gần 28.000
doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề có khả năng gây ô nhiễm môi
trường như: sản xuất hóa chất và tẩy rửa, sản xuất giấy, dệt nhuộm, thực phẩm,
thuộc da, luyện kim,… đã được thông báo về chương trình này. Nhưng đến nay số
lượng các doanh nghiệp tham gia SXSH vẫn còn nhỏ so với các doanh nghiệp
thực tế hoạt động, trong khi tiềm năng tiết kiệm cho các ngành còn rất lớn. Hầu
hết doanh nghiệp khi áp dụng SXSH đều được giảm 20-35% lượng chất thải.
-Theo báo cáo của trung tâm SXSH của Việt Nam, tình hình thực hiện các
dự án trình diễn hoặc nghiên cứu về SXSH ở các địa phương cũng rất khác nhau.

Tỉnh Bình Định và thành phố Hồ Chí Minh là 2 địa phương có số doanh nghiệp
thực hiện thành công SXSH nhiều nhất ( Trung tâm SXSH, 2000).
-Theo báo cáo của 60 doanh nghiệp thực hiện đánh giá SXSH dưới sự
hướng dẫn của Trung tâm sản xuất sạch Việt Nam, các doanh nghiệp này đã
tiết kiện trên 6 triệu USD trong năm trình diễn ra trong khi vốn đầu tư thực
hiện các giải pháp SXSH là 1,15 triệu USD. Thực tế cho thấy hầu hết các
doanh nghiệp rất hạn chế về vốn, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Một
kết quả nữa cũng cho thấy SXSH cũng là một công cụ hiệu quả trong giải
quyết các vấn đề an toàn và sức khỏe nghề nghiệp trong sản xuất công nghiệp.

12


-Trung tâm SXSH Việt Nam được thành lập năm 1998 có 114 chuyên gia tư
vấn về SXSH: cung cấp thông tin cụ thể về chuyên môn, trình độ, kinh nghiệm và
nhu cầu tư vấn của các chuyên gia trong thời gian tới ( Bộ Công thương, 2011).
Tính đến năm 2010, cả nước có 2.509 cơ sở sản xuất công nghiệp nhận
thức được lợi ích của việc áp dụng sản xuất sạch hơn tương đương với 28%,
1.031 cơ sở sản xuất công nghiệp áp dụng sản xuất sạch hơn ( 11%), 309
doanh nghiệp giảm trên 5% tiêu thụ năng lượng, nguyên, nhiên liệu trên một
đơn vị sản phẩm ( 3%) ( Bộ Công Thương, 2010).

13


Bảng 1.1. Kết quả khảo sát số liệu cho các mục tiêu trong chiến lược
SXSH
Mục tiêu
giai đoạn
20102016-


Mục tiêu chiến lược
Tỷ lệ doanh nghiệp công nghiệp có nhận
thức về sản xuất sạch hơn
Tỷ lệ doanh nghiệp áp dụng sản xuất sạch
hơn giảm được tiêu thụ năng lượng, nguyên
nhiên liệu trên một đơn vị sản phẩm
Mức độ giảm năng lượng, nguyên nhiên liệu
trên một đơn vị sản phẩm
Tỷ lệ doanh nghiệp vừa và lớn có bộ phận

trạng
2010

2015

2020

50%

90%

28%

25%

50%

11%


5-8%

8-13%

Đa dạng

90%

chuyên trách về hoạt động sản xuất sạch hơn
Tỷ lệ Sở Công Thương có cán bộ chuyên
trách đủ năng lực hướng dẫn sản xuất sạch

Hiện

70%

90%

18%

hơn cho công nghiệp
Nguồn: , truy cập ngày 1/2/2016.
-Một số mô hình SXSH đã được khiển khai ở Việt Nam.
+Công ty Rạng Đông sản xuất bao bì, giấy lau. Công suất là 8000 tấn/
năm, với hơn 200 công nhân. Công ty đã thực hiện chương trình SXSH đã áp
dụng 24 giải pháp SXSH trong đó có 22 giải pháp không cần đầu tư hoặc ít đầu
tư. Kết đạt được rất khả quan: về mặt kinh tế tiết kiệm được 3.002.000.000
đồng/năm, về mặt môi trường nước thải giảm 39%, chất thải rắn giảm 70%, tổng
khí thải giảm 6%, giảm 966 tấn CO2/năm. Đầu tư 395.000.000 đồng, thời gian
hoàn vốn: 1,5 tháng (Khoa Môi Trường- Đại học Huế, 2012).

+Công ty cổ phần Hải Việt nằm trong khu công nghiệp Đông Xuyên- TP
Vũng Tàu. Công ty thực hiện chương trình SXSH từ tháng 3/2007 đến tháng
12/2007 và đã đề xuất 22 giải pháp trong đó có 8 giải pháp liên quan đến thay

14


đổi thiết bị và công nghệ: Về mặt kinh tế mức tiêu thụ nước/ tấn sản phẩm sau
SXSH giảm trung bình 58%, tiết kiệm năng lượng mang lại 3.921.431.000
đồng. Về mặt môi trường giảm tải lượng nước thải: BOD=10.686 kg,
COD=16.029 kg (Khoa Môi Trường- Đại học Huế, 2012).
+Nhà máy Coca Cola Việt Nam đóng trên địa bàn quận Thủ Đức, TP. Hồ
Chí Minh đã tham gia SXSH từ tháng 5/2006 đến tháng 10/2007 dưới sự hỗ trợ
của Trung tâm SXSH TP. Hồ Chí Minh nhà máy đã thực hiện 15 giải pháp trong
33 giải pháp đã đề xuất. Việc áp dụng SXSH đã mang lại các kết quả: thu hồi và
tái sử dụng 90% nước ngưng tụ, lượng dầu FO tiết kiệm được 800 lit dầu/ ngày,
tương đương với 24%, giảm lượng nước sử dụng trên toàn nhà máy hơn 25%
ước tính lợi ích do SXSH mang lại là 2 tỉ đồng/ năm, giảm 12,96 tấn SO 2/ năm,
2,3 tấn NO2/năm (Khoa Môi Trường- Đại học Huế, 2012).
*Tiềm năng SXSH và những khó khăn khi áp dụng SXSH ở Việt Nam.
-Tiềm năng SXSH.
+Trong bối cảnh nền kinh tế đất nước đang thay đổi trong quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, mức tăng trưởng của các ngành công nghiệp là rất
lớn. Sự tăng trưởng mạnh mẽ hàng năm của công nghiệp cùng với quá trình
đô thị hóa nhanh chóng trong những năm qua đã làm phức tạp và trầm trọng
thêm vấn đề môi trường ở thành phố lớn và khu công nghiệp tập trung.
+Hiện nay đã có rất nhiều nhà máy đang đứng trước sự lựa chọn di dời
khỏi thành phố hoặc đầu tư công nghệ xử lý môi trường. Điều quan trọng là
hiện nay cần nghiên cứu kịp thời, vận dụng các bài học của các nước tiên tiến
trên thế giới về phát triển công nghiệp và bảo vệ môi trường trên thế giới để

phát triển bền vững.
+Ở Việt Nam vẫn còn lối suy nghĩ là xử lý chất thải trong quá trình sản
xuất hơn là ngăn chặn chúng phát sinh ngay từ đầu. Vì vậy ô nhiễm vẫn tăng
và chi phí quản lý ô nhiễm tăng cao. Để thoát khỏi bế tắc đó, từ năm 1990
cộng đồng công nghiệp đã trở nên nghiêm túc trong xem xét đến tiếp cận “
sản xuất sạch hơn” do chương trình môi trường của Liên Hợp Quốc ( UNEP)
tổ chức. Tháng 6/1997 hội nghị Bộ trưởng các nước trong tổ chức hợp tác

15


kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương ( APEC) đã chấp nhận chiến lược SXSH
và đưa vào thực hiện trong chương trình làm việc của tất cả các tổ công tác.
+Ở nước ta có thể xem đề tài “ Nghiên cứu tận thu, xử lý chất thải công
nghiệp không chất thải” trong chương trình cấp nhà nước về bảo vệ môi
trường từ năm 1991-1995 do trung tâm nghiên cứu khoa học và công nghệ
môi trường ( CEST) của trường Đại học Bách khoa Hà Nội thực hiện với sự
hỗ trợ của Viện Hóa học. Đề tài này cung cấp một số tổng quan về công
nghiệp, môi trường và lựa chọn một số ngành tiềm tàng cơ hội SXSH là công
nghiệp hóa chất, dệt, giấy và thực phẩm.
+Tiếp đó năm 1996, ngân hàng Thế giới đã kết hợp với Cục môi trường
tổ chức các lớp tập huấn về “ Phòng ngừa ô nhiễm công nghiệp” ở Hà Nội và
TP.HCM.
+Nhận thức được tầm quan trọng và vai trò cấp thiết của SXSH trong
công nghiệp, ngày 7/9/2009 Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số
1419/QĐ/TTg phê duyệt “ Chiến lược SXSH trong công nghiệp đến năm
2020”. Quyết định này đã nêu ra những chỉ tiêu, lộ trình cụ thể nhằm nâng
cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu
giảm thiểu phát thải và hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, bảo vệ và cải thiện
môi trường, sức khỏe con người và đảm bảo phát triển bền vững.

+Mục tiêu chiến lược đặt ra trong giai đoạn từ năm 2015 là 50% cơ sở
sản xuất công nghiệp nhận thức được lợi ích của việc áp dụng SXSH, 25% cơ
sở sẽ áp dụng SXSH và những cơ sở áp dụng SXSH sẽ tiết kiệm từ 5-8% mức
tiêu thụ năng lượng, nguyên liệu, vật liệu trên đơn vị sản phẩm. Ngoài ra 70%
các Sở công thương có cán bộ chuyên trách đủ năng lực hướng dẫn áp dụng
SXSH trong công nghiệp.
Như vậy, SXSH ở nước ta có thể đạt được kết quả cao hơn nữa về cả
lợi ích môi trường và lợi ích kinh tế khi các giải pháp SXSH được áp dụng.
Song với thực tiễn về trình độ phát triển và tiềm lực tài chính hiện nay, thích
hợp hơn cả đối với các doanh nghiệp nước ta làm tìm kiếm các công nghệ tốt

16


nhất và hấp dẫn về mặt kinh tế trong quá trình đổi mới công nghệ ( Ngô Thị
Nga, 2005).
*Khó khăn khi áp dụng SXSH tại Việt Nam.
SXSH có thể là biện pháp tiếp cận tích cực để tăng lợi nhuận và cải
thiện môi trường trong các ngành công nghiệp. Tuy nhiên rất nhiều khó khăn
và rào cản khi áp dụng ở Việt Nam
Những rào cản và khó khăn cần vượt qua để thực hiện chương trình SXSH:
-Các rào cản thuộc về nhận thức.
+Thái độ tắc trách đối với quản lý mặt bằng sản xuất và các vấn đề môi
trường.
+Thiếu sự quan tâm và cam kết SXSH từ Ban lãnh đạo của doanh nghiệp.
+Thiếu sự quan tâm về các vấn đề môi trường.
+Không khuyến khích với sự sáng tạo.
+Thiếu niềm tin, sợ thất bại nên ngại có sự thay đổi.
+Không chú ý đến cảnh quan môi trường, vệ sinh nhà xưởng.
-Các rào cản thuộc về vấn đề tổ chức.

+Cơ chế quản lý tạo lề lối làm việc thụ động, chỉ chờ lệnh và ra lệnh.
+Sự tập trung trong quyền ra quyết định
+Thiếu sự tham gia của nhân viên.
+Hệ thống quản lý không hiệu quả.
+Bộ máy quản lý điều hành yếu kém.
+Sự chú trọng quá mức đối với sản xuất
-Các rào cản thị trường.
+Việc cung cấp nguyên vật liệu không đảm bảo chất lượng, giá cả.
+Thay đổi thường xuyên sản phẩm và quy trình sản xuất.
-Các rào cản kỹ thuật.
+Năng lực kỹ thuật bị hạn chế: không có sẵn năng lực đã đào tạo, thiếu
các phương tiện kiểm tra. Phương tiện bảo dưỡng bị hạn chế.
+Thông tin kỹ thuật đầu vào bị giới hạn.
+Hạn chế công nghệ.
-Các rào cản kinh tế.
+Người ta quan tâm đến lượng sản phẩm sản xuất ra hơn là lượng chi phí
đầu tư vào sản xuất.
+Các nguyên liệu rẻ tiền và dễ kiếm.
+Chi phí cao. Thiếu vốn đầu tư và đầu tư không dự trù trước.
Tiềm năng thực hiện SXSH ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ là rất lớn do hầu
hết các cơ sở này sử dụng thiết bị và công nghệ lạc hậu, mở rộng nhiều lần

17


nên thiết bị không đồng bộ, chắp vá bố trí mặt bằng không hợp lý và quản lý
lỏng lẻo, chồng chéo ( Cục Bảo vệ môi trường, 2004).
1.3.3 Tiềm năng áp dụng sản xuất sạch hơn cho ngành chế biến tinh
bột sắn.
Nhu cầu tiêu thụ nguyên liệu trong quá trình chế biến tinh bột sắn trong

nước có biên độ dao động lớn chủ yếu phụ thuộc vào sản lượng, công nghệ và
thiết bị sản xuất.
Để tăng tính cạnh tranh với các nước trong khu vực, các doanh nghiệp
chế biến tinh bột sắn trong nước cần có những biện pháp tích cực để giảm hơn
nữa mức tiêu thị nguyên vật liệu trên 1 đơn vị sản phẩm. Lượng nước sử dụng
trên 1 đơn vị sản phẩm tại Việt Nam hiện vẫn cao hơn các nước khác trong
khu vực. Mức tiêu thụ nguyên nhiên vật liệu trên 1 đơn vị sản phẩm cao hơn
so với các nước trong khu vực sẽ tăng giá thành sản phẩm, tăng chi phí xử lý
môi trường dẫn đến giảm tính cạnh tranh ( Ngô Thị Diệu Thúy, 2010).
Hiệu suất thu hồi tinh bột của Việt Nam thấp hơn so với các nước trong
khu vực. Thất thoát tinh bột làm giảm hiệu suất thu hồi tinh bột săn, lượng
tinh bột mất đi không chỉ làm ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản xuất mà
còn ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí xử lý môi trường.
Với những phân tích ở trên ta thấy việc triển khai và áp dụng SXSH
cho các nhà máy chế biến tinh bột sắn là rất cần thiết. Tiềm năng áp dụng
SXSH cho các nhà máy chế biến tinh bột sắn là rất lớn và với điều kiện hiện
tại thì chúng ta có thể làm được. Trên thực tế đã có khá nhiều nhà máy tinh
bột áp dụng thành công SXSH và bước đầu đã mang lại những kết quả khả
quan như Công ty cổ phần tinh bột sắn FOCOCEV Quảng Nam, nhà máy chế
biến tinh bột sắn Yên Thành- Nghệ An.

18


19


×