Tải bản đầy đủ (.doc) (76 trang)

Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Bút Đoạn Đi Qua Huyện Yên Mô, Tỉnh Ninh Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (872.98 KB, 76 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA MÔI TRƯỜNG
----------------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG BÚT ĐOẠN ĐI
QUA HUYỆN YÊN MÔ – TỈNH NINH BÌNH

Người thực hiện

: VŨ THỊ KIỀU ANH

Lớp

: MTE

Khóa

: 57

Chuyên ngành

: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Giáo viên hướng dẫn

: ThS.CAO TRƯỜNG SƠN
ThS. NGUYỄN THỊ BÍCH HA

Hà Nội - 2016




PHÒNG TN&MT

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

HUYỆN YÊN MÔ
Số:

Độc lập – tự do – hạnh phúc
Yên Mô, ngày tháng năm 2016

Kính gửi: Ban chủ nhiệm khoa Môi trường, Học viện Nông nghiệp
Việt Nam
Từ ngày 5/1/2016 đến ngày

/5/2016 , phòng Tài nguyên và Môi trường

huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình đã tiếp nhận sinh viên: Vũ Thị Kiều Anh –
Lớp: MTE K57 khoa Môi trường đến thực tập tại phòng Tài nguyên và môi
trường huyện Yên Mô với đề tài: “Đánh giá chất lượng nước sông Bút đoạn đi
qua huyện Yên Mô”.
Trong quá trình thực tập, sinh viên Vũ Thị Kiều Anh đã có ý thức kỷ luật
tốt, có thái độ đúng mực, tích cực tìm hiểu thu thập tài liệu liên quan để hoàn
thành khoá luận tốt nghiệp.
Vậy phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Yên Mô xin thông báo đến
Ban chủ nhiệm khoa Môi trường Học viện Nông nghiệp Việt Nam được biết.

2



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu do tôi thực hiện. Các số liệu
được trực tiếp điều tra, nghiên cứu và kết luận nghiên cứu trình bày trong
khóa luận chưa từng được công bố ở các nghiên cứu khác. Các tài liệu trích
dẫn trong khóa luận có độ chính xác cao.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Hà Nội, ngày 15 tháng 05 năm 2016
Sinh viên thực hiện.

Vũ Thị Kiều Anh

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, tôi đã
nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của các thầy cô, các anh chị, và các bạn.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới:
Trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới các thầy cô
khoa Môi trường – Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam, những người đã giảng
dạy và trang bị cho tôi một nền tảng kiến thức vững chắc để tôi có thể hoàn
thành bài khóa luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ phòng Tài nguyên & Môi
trường huyện Yên Mô đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình thực tập.
Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo Cao Trường Sơn cùng
cô Nguyễn Thị Bích Hà là những người đã dành nhiều thời gian, tạo điều kiện thuận
lợi, tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn bố mẹ, anh chị em và toàn thể gia
đình đã luôn ở bên cạnh động viên và giúp đỡ tôi trong học tập, làm việc và

hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp.
Trong quá trình làm khóa luận dù đã có gắng và nỗ lực tuy nhiên còn
nhiều thiếu sót. Vì vậy , tôi rất mong nhận được sự đóng góp của quý thầy cô và
các bạn để bài khóa luận đạt chất lượng cao hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 15 tháng 05 năm 2016
Sinh viên thực hiện.

Vũ Thị Kiều Anh

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN...................................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................................................ii

iii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Chức năng quản lý tài nguyên nước của các bộ.....Error: Reference
source not found
Bảng 2.1: Các đơn vị gốc thông dụng cho tải lượng phát thải từ đất nông
nghiệp.........................................Error: Reference source not found
Bảng 3.1: Dân số và cơ cấu dân số huyện Yên Mô.....Error: Reference source
not found
Bảng 3.2: Thực trạng lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế giai
đoạn 2000 – 2014.......................Error: Reference source not found
Bảng 3.3: Kiểm kê nguồn thải sông Bút.....Error: Reference source not found

Bảng 3.4: Ước tính tải lượng phát thải từ đất nông nghiệp....Error: Reference
source not found
Bảng 3.5: Ước tính tải lượng do hoạt động sinh hoạt cả các xã lên sông Bút.. Error:
Reference source not found
Bảng 3.6: Ước tính lượng phân thải ở gia súc, gia cầm hàng ngày..........Error:
Reference source not found
Bảng 3.7: Ước tính lượng nước thải và chất thải rắn y tế phát sinh theo
giường bệnh................................Error: Reference source not found
Bảng 3.8: Kết quả phân tích nước sông Bút tháng 3/2016.....Error: Reference
source not found
Bảng 3.9: Kết quả tính WQI chất lượng nước sông Bút.........Error: Reference
source not found
Bảng 3.10: ......Phân công chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức, cá nhân trong
quản lý môi trường nước mặt.....Error: Reference source not found

iv


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1:

Mô hình Áp lực – hiện trạng – đáp ứng. . .Error: Reference source
not found

Hình 2.2:

Vị trí lấy mẫu tại sông Bút đoạn chảy qua huyện Yên Mô...Error:
Reference source not found

Hình 3.1:


Vị trí địa lý huyện Yên Mô......Error: Reference source not found

Hình 3.2:

Giá trị xuất khẩu của các ngành kinh tế chính năm 2015.....Error:
Reference source not found

Hình 3.3:

Các nguồn áp lực chính dọc theo sông Bút..........Error: Reference
source not found

Hình 3.4:

Biểu đồ so sánh giá trị trung bình của một số thông số quan trắc
chất lượng nước mặt với QCVN08:2008/A1.......Error: Reference
source not found

Hình 3.5:

Biểu đồ so sánh giá trị trung bình của một số thông số quan trọng
trắc chất lượng nước mặt với QCVN 08:2008/A2................Error:
Reference source not found

Hình 3.6:

Biểu đồ so sánh giá trị trung bình của một số thông số quan trọng
trắc chất lượng nước mặt với QCVN 08:2008/B1................Error:
Reference source not found


Hình 3.7:

Biểu đồ so sánh giá trị trung bình của một số thông số quan trọng
trắc chất lượng nước mặt với QCVN 08:2008/B2................Error:
Reference source not found

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
BOD5
BVMT
CTYT
GB
LVS
NH4+
ONMT
NXB
UBND
PO43TCCP
TNMT
TNN
TSS
VSMT

Diễn giải
Oxi sinh hoá sau 5 ngày
Bảo vệ môi trường

Chất thải y tế
Giường bệnh
Lưu vực sông
Amoni
Ô nhiễm môi trường
Nhà xuất bản
Ủy ban nhân dân
Photphat
Tiêu chuẩn cho phép
Tài nguyên môi trường
Tài nguyên nước
Tổng chất rắn lơ lửng
Vệ sinh môi trường

vi


MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài.
Từ xưa, con người đã sử dụng nguồn nước để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt
hàng ngày như: tắm rửa, ăn uống, tưới tiêu,… Đến bây giờ nước mặt vẫn là
nguồn nước chủ yếu cung cấp cho sinh hoạt, sản xuất của con người. Với sự
phát triển về kinh tế, văn hóa, xã hội ngày càng tăng cao như hiện nay thì
nước mặt càng trở thành một vấn đề quan trọng không chỉ riêng một quốc gia
mà còn là vấn đề của tất cả mọi người, mọi vùng, mọi khu vực trên trái đất.
Song song với việc phát triển nhanh về dân số là việc nâng cao khoa học công
nghệ cùng với công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, thì con
người ngày càng làm xấu đi nguồn nước mặt bằng việc thải ra lượng chất thải
ngày một tăng lên vào môi trường, trong đó có môi trường nước. Việc này không
những làm giảm chất lượng môi trường xung quanh mà còn ảnh hưởng đến sức

khỏe của con người. Vấn đề đặt ra hiện nay là phải đánh giá chính xác chất lượng
nước ở hiện tại, quản lý tốt các nguồn gây ô nhiễm, kiểm soát được các nguồn gây
ô nhiễm để duy trì chất lượng nước mặt có thể cung cấp cho thế hệ sau sử dụng
nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững của môi trường.
Ninh Bình là một tỉnh nhỏ nằm gần biển với hệ thống kênh rạch chẳng
chịt bắt nguồn từ sông Đáy. Do đó, hàng năm những con sông này mang về
một lượng lớn phù sa màu mỡ cho đồng ruộng, cung cấp một lượng lớn nước
ngọt dùng cho chăn nuôi, sinh hoạt,…
Yên Mô là một huyện vùng trũng phía nam tỉnh Ninh Bình. Cùng với sự
phát triển của tỉnh, huyện Yên Mô cũng đang đi trên con đường công nghiệp
hóa – hiện đại hóa, nâng cao chất lượng cuộc sống. Là một huyện mà nền sản
xuất nông nghiệp vẫn chiếm vai trò chủ yếu, phần lớn là trồng lúa, các loại
hoa màu, cây ăn quả đặc trưng của vùng miền, ngành chăn nuôi và nuôi trồng
thủy sản ngày càng mở rộng thì nhu cầu sử dụng nước cũng từ đó mà tăng dần
lên. Huyện Yên Mô có nguồn nước dồi dào của sông Đáy chảy qua đủ đáp
1


ứng cho nhu cầu sinh hoạt trong cuộc sống của người dân. Việc đánh giá chất
lượng nước mặt thường xuyên, nắm bắt tình hình chất lượng nước mặt hiện
tại để có các biện pháp quản lý cho phù hợp, kịp thời xử lý các nguồn gây ô
nhiễm, đảm bảo chất lượng nước sinh hoạt, sản xuất, tưới tiêu của người dân
là cần thiết. Do đó tôi thực hiện đề tài: “Đánh giá diễn biến chất lượng nước
sông Bút đoạn đi qua huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình”
Mục tiêu nghiên cứu của đề tàì.
- Xác định các nguồn áp lực chính tác động đến chất lượng nước mặt
của sông Bút đoạn đi qua huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình.
- Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nước mặt của sông Bút
trên địa bàn huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình.
- Đề xuất các biện pháp quản lý môi trường phù hợp nhằm giảm thiểu ô

nhiễm môi trường nước trên sông Bút.

2


Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
I.1. Lý thuyết về đánh giá chất lượng nước mặt
I.1.1. Các khái niệm liên quan.
• Khái niệm tài nguyên nước.
Nước là một tài nguyên quý giá và được coi là vĩnh cửu. Không có
nước thì không có sự sống trên hành tinh của chúng ta. Nước là động lực chủ
yếu chi phối mọi hoạt động dân sinh kinh tế của con người. Nước được sử
dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp, công nhiệp, thuỷ điện, giao thông
vận tải, chăn nuôi thuỷ sản,v.v...
Tài nguyên nước là lượng nước trong sông, ao hồ, đầm lầy, biển, đại
dương, khí quyển và sinh quyển. Trong Luật Tài nguyên nước (2012) của
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã quy định: “Tài nguyên nước
bao gồm các nguồn nước mặt, nước mưa, nước dưới đất, nước biển thuộc lãnh
thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Nước có hai thuộc tính cơ
bản đó là có lợi và có hại. Nước là nguồn động lực cho mọi hoạt động kinh tế
của con người, song nó cũng gây ra những hiểm hoạ to lớn không lường trước
đối với con người. Những trận lũ lớn có thể gây thiệt hại về người, về của
thậm chí có thể phá huỷ cả một vùng sinh thái.
Tuy mang đặc tính vĩnh cửu nhưng trữ lượng nước hàng năm không phải là
vô tận, tức là sức tái tạo của dòng chảy cũng nằm trong một giới hạn nào đó không
phụ thuộc vào mong muốn của con người. Tài nguyên nước được đánh giá bởi ba
đặc trưng cơ bản là lượng, chất lượng và động thái của nó.
Lượng là đặc trưng biểu thị mức độ phong phú của tài nguyên nước trên
một lãnh thổ.
Chất lượng nước là đặc trưng về hàm lượng các chất hoà tan trong nước

phục vụ yêu cầu dùng nước cụ thể về mức độ lợi hại theo tiêu chuẩn đối
tượng sử dụng nước.

3


Động thái của nước được đánh giá bởi sự thay đổi của các đặc trưng
nước theo thời gian và không gian.
• Nguồn nước: là các dạng tích tụ nước tự nhiên hoặc nhân tạo có thể
khai thác, sử dụng bao gồm sông, suối, kênh, rạch, hồ, ao, đầm, phá, biển, các
tầng chứa nước dưới đất; mưa, băng, tuyết và các dạng tích tụ nước khác
(Luật Tài nguyên nước, 2012).
• Suy thoái môi trường: là sự suy giảm về chất lượng và số lượng của
thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu cho đời sống của con người và
thiên nhiên (Luật BVMT, 2014).
Trong đó, thành phần môi trường được hiểu là các yếu tố tạo thành môi
trường như: không khí, đất, nước, âm thanh, ánh sáng, lòng đất, núi, rừng,
sông, hồ, biển, sinh vật, các hệ sinh thái, các khu dân cư, khu sản xuất, khu
bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, di tích lịch
sử và các hình thái vật chất khác.
• Ô nhiễm môi trường: là sự biến đổi thành phần môi trường không phù
hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh
hưởng xấu đến con người và sinh vật (Luật BVMT,2014).
• Tiêu chuẩn môi trường: là mức giới hạn cho phép của các thông số về chất
lượng môi trường xung quanh, hàm lượng của chất gây ô nhiễm trong chất thải các
yêu cầu kỹ thuật và quản lý được các cơ quan nhà nước và các tổ chức công bố
dưới dạng văn bản tự nguyện áp dụng để BVMT (Luật BVMT,2014)
• Ô nhiễm nguồn nước: là sự thay đổi tính chất vật lý, tính chất hoá học,
thành phần sinh học của nước vi phạm tiêu chuẩn cho phép.(Luật Tài nguyên
nước,1998)

• Phát triển tài nguyên nước: là biện pháp nhằm nâng cao khả năng khai
thác, sử dụng bền vững tài nguyên nước và nâng cao giá trị của tài nguyên
nước. (Luật Tài nguyên nước, 1998)

4


• Quản lý tổng hợp tài nguyên nước là một quá trình đẩy mạnh phối hợp
phát triển và quản lý tài nguyên nước, đất và các tài nguyên liên quan, sao cho
tối đa hoá các lợi ích kinh tế và phúc lợi xã hội một cách công bằng mà không
phương hại đến tính bền vững của các hệ sinh thái thiết yếu (Tuyên bố
Dublin, 1992).
I.1.2. Các thông số đánh giá chất lượng nước mặt.
1.1.2.1. Thông số vật lý.
Thông số vật lý bao gồm ánh sáng, màu sắc, mùi, vị, nhiệt độ của
nước, lượng các chất rắn lơ lửng và hoà tan trong nước, các chất dầu mỡ trên
bề mặt nước.
Phân tích màu sắc của nguồn nước cần phân biệt màu sắc thực của
nước và màu sắc của nước khi đã nhiễm bẩn. Loại và mật độ chất bẩn làm
thay đổi màu sắc của nước. Nước tự nhiên không màu khi nhiễm bẩn thường
ngả sang màu sẫm. Còn lượng các chất rắn trong nước được phản ánh qua độ
đục của nước.
• Thông số thường được sử dụng như:
+ pH: là đại lượng toán học biểu thị nồng độ hoạt tính ion H+ trong
nước, pH được sử dụng để đánh giá tính axit hay tính kiềm của dung
dịch(nước).
pH = - log(H+).
Tính chất của nước được xác định theo các giá trị khác nhau của pH. Sự
thay đổi pH dẫn tới sự thay đổi thành phần hóa học của nước (sự kết tủa, sự
hòa tan, cân bằng carbonat…), các quá trình sinh học trong nước. Giá trị pH

của nguồn nước góp phần quyết định phương pháp xử lý nước. pH được xác
định bằng máy đo pH hoặc bằng phương pháp chuẩn độ.
+ Tổng hàm lượng chất rắn TS: Các chất rắn trong nước có thể là
những chất tan hoặc không tan. Các chất này bao gồm cả những chất vô cơ
lẫn các chất hữu cơ. Tổng hàm lượng các chất rắn (TS) là lượng khô tính bằng
5


mg của phần còn lại sau khi làm bay hơi 1 lít mẫu nước trên nồi cách thủy rồi
sấy khô ở 105oC cho tới khi khối lượng không đổi (mg/l)
+ Tổng hàm lượng chất rắn lơ lửng (SS): Các chất rắn lơ lửng (các chất huyền
phù) là những chất rắn không tan trong nước. Hàm lượng các chất lơ lửng (SS) là
lượng khô của phần chất rắn còn lại trên giấy lọc sợi thủy tinh khi lọc 1 lít nước mẫu
qua phễu lọc rồi sấy khô ở 105oC cho tới khi khối lượng không đổi. (mg/l).
+ Tổng hàm lượng chất rắn hoà tan (DS): Các chất rắn hòa tan là những
chất tan được trong nước, bao gồm cả chất vô cơ lẫn chất hữu cơ. Hàm lượng
các chất hòa tan (DS) là lượng khô của phần dung dịch qua lọc khi lọc 1 lít
nước mẫu qua phễu lọc có giấy lọc sợi thủy tinh rồi sấy khô ở 105 oC cho tới
khi khối lượng không đổi.(mg/l).
DS = TS – SS
2.1.2.2 Thông số hoá học.
Thông số hoá học phản ánh những đặc tính hoá học hữu cơ và vô cơ của nước.
Đặc tính hoá hữu cơ của nước thể hiện trong quá trình sử dụng oxy hoà
tan trong nước của các loại vi khuẩn, vi sinh vật để phân huỷ các chất hữu cơ.
Nước tự nhiên tinh khiết hoàn toàn không chứa những chất hữu cơ nào
cả. Nước tự nhiên đã nhiểm bẩn thì thành phần các chất hữu cơ trong nước
tăng lên các chất này luôn bị tác dụng phân huỷ của các vi sinh vật. Nếu
lượng chất hữu cơ càng nhiều thì lượng oxy cần thiết cho quá trình phân huỷ
càng lớn, do đó lượng oxy hoà tan sẽ giảm xuống, ảnh huởng đến quá trình
sống của các sinh vật nước.

Phản ánh đặc tính của quá trình trên, có thể dùng một số thông số sau:
- Nhu cầu oxy sinh học BOD (mg/l)
- Nhu cầu oxy hoá học COD (mg/1)
- Nhu cầu oxy tổng cộng TOD (mg/1)
- Tổng số cacbon hữu cơ TOC (mg/1)

6


Các thông số trên được xác định qua phân tích trong phòng thí nghiệm
mẫu nước thực tế. Trong các thông số, BOD là thông số quan trọng nhất,
phản ánh mức độ nhiễm bẩn nước rõ rệt nhất.
• COD hay nhu cầu oxy hóa học (COD - viết tắt từ tiếng Anh: chemical
oxygen demand) là lượng oxy có trong Kali bicromat (K 2Cr2O7) đã dùng để
oxy hoá chất hữu cơ trong nước. Chỉ số COD được sử dụng rộng rãi để đo
gián tiếp khối lượng các hợp chất hữu cơ có trong nước. Phần lớn các ứng
dụng của COD xác định khối lượng của các chất ô nhiễm hữu cơ tìm thấy trong
nước bề mặt (ví dụ trong các con sông hay hồ), làm cho COD là một phép đo hữu
ích về chất lượng nước. Nó được biểu diễn theo đơn vị đo là miligam trên lít
(mg/L), chỉ ra khối lượng oxy cần tiêu hao trên một lít dung dịch.
• BOD hay nhu cầu oxy hóa sinh học hay nhu cầu oxy sinh học (ký
hiệu:BOD, từ viết tắt trong tiếng Anh của Biochemical (hay Biological)
Oxygen Demand) là lượng oxy cần cung cấp để oxy hoá các chất hữu cơ
trong nước bởi vi sinh vật. BOD là một chỉ số và đồng thời là một thủ tục
được sử dụng để xác định xem các sinh vật sử dụng hết oxy trong nước nhanh
hay chậm như thế nào. Nó được sử dụng trong quản lý và khảo sát chất lượng
nước cũng như trong sinh thái học hay khoa học môi trường.
• BOD5: Để oxy hoá hết chất hữu cơ trong nước thường phải mất 20
ngày ở 20oC. Để đơn giản người ta chỉ lấy chỉ số BOD sau khi oxy hoá 5
ngày, ký hiệu BOD5. Sau 5 ngày có khoảng 80% chất hữu cơ đã bị oxy hoá.

(GS.TS Nguyễn Lân Dũng – Báo Nông Nghiệp Việt Nam)
• TOD là nhu cầu oxy tổng cộng, cần thiết cho hai quá trình oxy sinh
học (BOD) và oxy hoá học (COD). Đơn vị mg/l
• TOC là tổng số các bon hữu cơ trong một đơn vị mẫu nước. TOC
được xác định nhờ dụng cụ phân tích các bon.


Đặc tính vô cơ của nước bao gồm độ mặn, độ cứng, độ pH, độ axít, độ

kiềm, lượng chứa các ion Mangan (Mn), Clo (Cl), Sunfat (SO4), những kim loại

7


nặng như Thuỷ ngân (Hg), Chì (Pb), Crôm (Cr), Đồng (Cu), Kẽm (Zn), các hợp
chất chứa Nitơ hữu cơ, amôniac (NH3,NO2, NO3) và Phốt phát (PO4).
1.1.2.3. Thông số sinh học
Thông số sinh học của chất lượng nước gồm loại và mật độ các vi
khuẩn gây bệnh, các vi sinh vật trong mẫu nước phân tích. Đối với nước cung
cấp cho sinh hoạt yêu cầu chất lượng cao, trong đó đặc biệt chú ý đến thông
số này.
Sinh vật được sử dụng: coliform,...
1.2.
Hiện trạng môi trường nước trên thế giới
1.2.1 Hiện trạng ô nhiễm môi trường nước trên thế giới.
Tổng lượng nước trên thế giới ước tính khoảng 332 tỷ dặm khối.
Trong đó nước đại dương chiếm 94,4% còn lại khoảng 2% tồn tại dạng băng
tuyết ở các cực và các bể chứa khác. Trên 80% lượng băng tồn tại ở Nam Cực
chỉ có hơn 10% ở Bắc Cực, phần còn lại ở các đỉnh núi hoặc sông băng.
Lượng nước ngọt chúng ta có thể sử dụng ở các sông, suối, hồ, nước ngầm chỉ

khoảng 2 triệu dặm khối (0,6% tổng lượng nước) trong đó nước mặt chỉ có
36.000 km3 còn lại là nước ngầm (Phạm Thanh Nga, 2010). Tuy nhiên, việc
khai thác nguồn nước ngầm để sử dụng hiện nay gặp rất nhiều khó khăn và
tốn kém. Do vậy nguồn nước mặt đóng vai trò rất quan trọng.
Ô nhiễm chất hữu cơ: trên thế giới có khoảng 10% số dòng sông bị ô nhiễm
hữu cơ rõ rệt (BOD > 6,5 mg/l hoặc COD > 44 mg/l); 5% số dòng sông có nồng độ
DO thấp (<55% bão hoà); 50% số dòng sông trên thế giới bị ô nhiễm hữu cơ nhẹ
(BOD khoảng 3 mg/l, COD khoảng 18 mg/l) (Phạm Thanh Nga, 2010).
Ô nhiễm do dinh dưỡng: khoảng 10% số con sông trên thế giới có
nồng độ Nitrat rất cao ( 9- 25 mg/l), vượt nhiều lần so với tiêu chuẩn nước
uống của WHO (10 mg/l). Khoảng 10% các con sông có nồng độ photpho từ
0,2 – 2 mg/l tức cao hơn 20 – 200 lần so với các con sông không bị ô nhiễm,
hiện nay trên thế giới có 30 – 40% số hồ chứa bị phú dưỡng hoá. Trên 30%

8


trong số 800 hồ ở Tây Ban Nha và nhiều hồ ở Nam Phi, Austraylia và Mehico
cũng bị phú dưỡng hoá. Tuy nhiên các hồ cực lớn như hồ Baikal (chứa 20%
lượng nước ngọt toàn cầu) chưa bị phú dưỡng. (Phạm Thanh Nga, 2010)
Ô nhiễm do KLN: Nguồn chủ yếu đưa KLN vào nước là từ các mỏ
khai thác, các ngành công nghiệp có sử dụng KLN và các bãi chôn lấp rác
thải công nghiệp. Trong nước sông Rhine tại Hà Lan, nồng độ KLN không
hoà tan tròn nước tăng dần từ đầu thế kỷ đến năm 1960, sau đó lại giảm dần
nhờ các biện pháp xử lý nước thải. Nồng độ Hg, Cd, Cr, Pb trong các năm
1990 tương ứng là 11 mg/l, 2 mg/l, 80 mg/l, 200 mg/l. Nồng độ các nguyên tố
này vào những năm 1960 tương ứng là 8 mg/l, 10 mg/l, 600mg/l, 500 mg/l.
Đến năm 1980 nồng độ Hg, Cd, Cr, Pb trong nước sông Rhine là 5mg/l,
20mg/l, 70mg/l, 400mg/l. (Phạm Thanh Nga, 2010)
Ô nhiễm do các chất hữu cơ tổng hợp: có khoảng 25% số trạm quan

trắc toàn cầu phát hiện các hoá chất hữu cơ chứa Cl- như DDT, Aldrin,
Dieldrin và DBC với nồng độ < 10 mg/l. Tại một số dòng sông nồng độ các
hoá chất này khá cao (100-1000 mg/l) như sông Irent ở Anh, hồ Biwa và
Yada ở Nhật. Ô nhiễm do Clo hữu cơ nặng nhất trên 100mg/l là ở môt số
sông thuộc Columbia (DDT& Dieldrin), Indonexia (PCB), Malaixia
(Dieldrin) và Taazania (Dieldrin). (Phạm Thanh Nga, 2010)
Ô nhiễm do vi sinh vật gây bệnh: rất nhiều các sông hồ bị ô nhiễm vi
sinh vật, nó là nguyên nhân gây ra cái chết 25000 người/ngày ở các nước
đang phát triển. Sông Yamane trước khi chảy qua New Delhhi có 7500 feacal
coliform/100ml, sau khi chảy qua thành phố nồng độ feacal coliform lên tới
24.000.000/100ml. (Phạm Thanh Nga, 2010)
Việc ô nhiễm nguồn nước đã gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng.
Có đến hơn 1 tỷ người hiện đang sống ở các nước đang phát triển không có cơ
hội sử dụng nước sạch và 1,7 tỷ người trong điều kiện thiếu vệ sinh. Đây là
các vấn đề quan trọng nhất vì ảnh hưởng của chúng tới sức khoẻ con người là
9


rất lớn: chúng là nhân tố chính gây ra hơn 900 triệu trường hợp mắc bệnh ỉa
chảy hàng năm dẫn đến cái chết của 2 triệu trẻ em,...
Theo ước tính của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) ở Việt
Nam có khoảng 17 triệu (52%) trẻ em chưa được sử dụng nước sạch và
khoảng 20 triệu (59%) chưa có nhà tiêu hợp vệ sinh. Báo cáo của UNICEF
cho biết, tình trạng mất vệ sinh do thiếu nước sinh hoạt đã gây ra cái chết của
1,2 triệu trẻ em dưới 5 tuổi mỗi năm. Lý do gây ra việc này là nguồn cung cấp
nước không thể theo kịp tình trạng bùng nổ dân số. (Tài nguyên nước và hiện
trạng sử dụng nước, 2013)
Hàng năm, 4.000 trẻ em tử vong vì nước bẩn và vệ sinh kém.Đây là
con số được Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc UNICEF công bố. Giám đốc Điều
hành UNICEF, bà Ann M. Veneman cho biết: “Trên thế giới, cứ 15 giây lại có

một trẻ em tử vong bởi các bệnh do nước không sạch gây ra và nước không sạch
là thủ phạm của hầu hết các bệnh và nạn suy dinh dưỡng. Một trẻ em lớn lên trong
những điều kiện như thế sẽ có ít cơ hội để thoát khỏi cảnh đói nghèo”.
Ước tính có khoảng 17 triệu (52%) trẻ em chưa được sử dụng nước
sạch và khoảng 20 triệu (59%) chưa có nhà tiêu hợp vệ sinh. Con số này còn
cao hơn ở vùng các dân tộc ít người và vùng sâu vùng xa.
Thống kê của UNICEF tại khu vực Nam và Đông Á cho thấy chất
lượng nước ở khu vực này ngày càng trở thành mối đe dọa lớn. Tình trạng ô
nhiễm a-sen (thạch tín) và flo (fluoride) trong nước ngầm đang đe dọa nghiêm
trọng tình trạng sức khỏe của 50 triệu người dân trong khu vực.
1.2.2. Hiện trạng quản lý môi trường nước trên thế giới


Quản lý tài nguyên nước của cộng hoà Pháp

Cộng hoà Pháp là quốc gia có rất nhiều kinh nhiệm trong quản lý tài
nguyên nước. Năm 1964, Cộng hoà Pháp đã ban hành luật tài nguyên nước,
đạo luật đầu tiên của Pháp về tài nguyên nước, với mô hình quản lý tài
nguyên nước theo 3 cấp gồm:
10


• Cấp trung ương: Bộ sinh thái, phát triển và quy hoạch bền vững chịu
trách nhiệm về quản lý tài nguyên nước quốc gia. Ngoài ra còn có Hội đồng
quốc gia về tài nguyên nước.
• Cấp vùng: được tổ chức theo lưu vực sông. Đây là mô hình quản lý
tài nguyên nước gắn kết trách nhiệm giữa Chình phủ, chính quyền địa phương
với cộng đồng dân cư và doanh nghiệp trên lưu vực sông, trong đó đặc biệt
coi trọng vai trò của người dân và của các doanh nghiệp trong việc tham gia
vào công tác quản lý cũng như giải quyết các vấn đề về nguồn nước và xử lý

ô nhiễm nguồn nước. Quản lý tài nguyên nước của Cộng hoà Pháp được thể
hiện tập trung ở quản lý lưu vực sông. Mô hình quản lý lưu vực sông của
Pháp đã được các nước trong cộng đồng Châu Âu công nhận là mô hình quản
lý hợp lý nhất và đã có nhiều nước áp dụng theo mô hình này.
• Cấp địa phương: Chính quyền các địa phương có trách nhiệm đầu tư
xây dựng các công trình cấp nước, thoát nước, xử lý nước thải, bảo vệ môi
trường nước... để phục vụ cho nhân dân.
Về chính sách tài chính trong quản lý tài nguyên nước. Cộng hoà Pháp
quản lý tài nguyên nước theo nguyên tắc người sử dụng nước và người gây ô
nhiễm nguồn nước phải trả tiền. Nguyên tắc được đề ra là “mỗi giọt nước
được cung cấp, mỗi giọt nước thải ra đều phải đóng tiền” để sử dụng vào việc
cấp nước và xử lý ô nhiễm nguồn nước.
Về đào tạo nguồn nhân lực và xây dựng hệ thống thông tin, dữ liệu tài
nguyên nước. Công tác đào tạo nguồn nhân lực về nước ở Pháp được coi
trọng và đã được đầu tư thoả đáng về cơ sở vật chất, trang thiết bị, do đó chất
lượng đào tạo cao. Người học được thực hành trên hệ thống công nghệ hiện
đại, vừa nắm được lý thuyết, vừa có tay nghề thực tế, sau khi ra trường có thể
làm việc ngay tại các cơ sở quản lý, sản xuất, kinh doanh về ngành nước. (Lê
Văn Hợp)

11


Quản lý tài nguyên nước của Trung quốc.
Trung Quốc là quốc gia dồi dào về tài nguyên nước, đứng thứ 5 về tài
nguyên nước ngọt trên thế giới. Tuy nhiên, với số dân lớn nhất hành tinh thì
lượng nước bình quân đầu người của Trung Quốc lại hết sức khiêm tốn, chỉ
khoảng 2,000 m3/người/năm so với trung bình toàn cầu là 6,200
m3/người/năm. Bên cạnh đó, sự phân bố không đều về mưa theo không gian
và thời gian trong năm cùng với sự tập trung dân cư và các hoạt động kinh tế

giữa các vùng phản ánh rõ nét sự khác biệt trái chiều về tài nguyên nước và
nhu cầu về nước của các vùng.
Gia tăng áp lực về tài nguyên nước ở Trung Quốc, đặc biệt là ở miền
Bắc đang là mối quan tâm lo ngại của Chính phủ. Trung Quốc đang phải đối
mặt với tình trạng khan hiếm nước ngày càng nghiêm trọng hơn. Tổng lượng
nước thiếu hụt khoảng 6,8 tỷ m3, gấp 3 lần lượng nước hàng năm cung cấp
cho TP.New York. Để ứng phó với tình hình khan hiếm nước, Chính phủ
Trung Quốc đã thông qua 2 chính sách:
• Thứ nhất, tiếp tục cấp tài chính cho dự án chuyển nước khổng lồ BắcNam trị giá 62 tỷ USD.
• Thứ hai, cố gắng nâng cao hiệu quả sử dụng nước và hạn chế nhu cầu
về nước. Luật TNN năm 2002 đã quy định cơ chế cấp phép nghiêm ngặt, theo
đó hầu hết các nguồn nước được quy định là tài sản của Nhà nước, việc sử
dụng nước phải có giấy phép của chính quyền địa phương. Đồng thời, các uỷ
ban bảo vệ TNN trực thuộc Bộ Thủy lợi được thành lập tại một số lưu vực
sông lớn và được giao trách nhiệm lập quy hoạch tổng thể về sử dụng TNN
nhằm hướng dẫn việc cấp phép sử dụng nước ở địa phương. Đồng thời, Luật
TNN cũng đã quy định một số chế tài đối với các vi phạm trong khai thác, sử
dụng TNN
Đầu năm 2011, Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc và
Hội đồng Nhà nước Trung Quốc đã ban hành chính sách "ba vạch đỏ" nhằm
12


kiểm soát khai thác tận dụng TNN, kiểm soát sử dụng nước hiệu quả và hạn
chế xả nước ô nhiễm vào các khu chức năng nguồn nước. Với chính sách này,
Trung Quốc kỳ vọng, đến năm 2030, tổng lượng nước sử dụng trong cả nước
kiểm soát trong khoảng 700 tỷ m3, hiệu quả sử dụng nước sẽ đạt hoặc tiếp cận
trình độ tiên tiến thế giới, tỷ lệ chất lượng nước đạt tiêu chuẩn của các khu
chức năng về nước lên tới 95%.
Chính sách của Trung Quốc ứng phó với các vấn đề về chất lượng

nước dựa chủ yếu vào việc tăng cường năng lực giám sát và các chế tài. Luật
kiểm soát ô nhiễm nguồn nước năm 2008 đã cố gắng củng cố, tăng cường
pháp luật trước đây bằng việc quy định tăng mức xử phạt, kể cả việc xử phạt
nghiêm khắc đối với người điều hành các doanh nghiệp gây ô nhiễm. Trước
đây, mức phạt tiền quá thấp (không vượt quá 1 triệu tệ), so với lợi ích kinh tế
của các tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm nên không đủ sức răn đe, không hiệu
quả trong việc chống lại các hành vi gây ONMT, trong đó có nguồn nước.
Trong Luật mới, mức phạt đã tăng lên từ 2 - 5 lần so với quy định trước đây.
Đặc biệt, một điểm mới trong Luật lần này là hình thức phạt “gấp đôi” quy
định tại Điều 83. Theo đó, tổ chức vi phạm pháp luật gây sự cố ô nhiễm
nguồn nước thì sẽ bị phạt tiền, nếu gây ô nhiễm nghiêm trọng thì người điều
hành doanh nghiệp/nhà máy sẽ phải chịu trách nhiệm trực tiếp và bị phạt với
mức không quá 50% thu nhập của cả năm trước do doanh nghiệp trả. Đây
thực sự là lần đầu tiên pháp luật áp dụng hình thức xử phạt lên các cá nhân
của các chủ thể gây ô nhiễm và những quy định này kỳ vọng sẽ khuyến khích
những người phụ trách, điều hành các nhà máy và các chủ thể khác gây ô
nhiễm có trách nhiệm hơn trong quản lý môi trường. Đồng thời, nhằm đẩy
mạnh giám sát ô nhiễm, Trung Quốc đã thành lập các trung tâm giám sát khu
vực trên cả nước để theo dõi các doanh nghiệp trên địa bàn, đồng thời các
phòng chất lượng nước thuộc các ủy ban LVS của Bộ Thủy lợi cũng được
thành lập. Việc tăng cường thể chế được hỗ trợ nhờ việc không ngừng cải
13


cách pháp luật. Chính sách “3 vạch đỏ” đề ra yêu cầu mới đòi hỏi 95% lượng
nước được kiểm tra phải đạt tiêu chuẩn quốc gia theo quy định mà gần đây đã
được cập nhật và mở rộng phạm vi điều chỉnh đối với nhiều chất ô nhiễm hữu
cơ và vi sinh cũng như nồng độ các kim loại nặng.
Những rào cản cho việc thực hiện chính sách chính là những vấn đề sâu
xa và có hệ thống trong quản lý của Trung Quốc hiện nay - yếu kém trong cơ

chế phối hợp, hợp tác liên ngành, quyền lực và thông tin cùng với những điểm
yếu trong các quy định của pháp luật đã hạn chế việc thực thi và quản lý. Vì
vậy, để giải quyết một cách triệt để các vấn đề về chất lượng và số lượng
nước của mình, đòi hỏi Trung Quốc phải tiến hành một số cải cách căn bản và
có hệ thống về thể chế và chính trị, trong đó ý chí chính trị đóng vai trò quyết
định ( Thái Tiến, 2015).
1.3.
Hiện trạng môi trường nước ở Việt Nam.
1.3.1. Hiện trạng ô nhiễm môi trường nước ở Việt Nam.
Hiện nay ở Việt Nam, mặc dù các cấp, các ngành đã có nhiều cố gắng
trong việc thực hiện chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường, nhưng tình
trạng ô nhiễm nước vẫn là vấn đề đáng lo ngại.
Tốc độ công nghiệp hoá – đô thị hoá khá nhanh và sự gia tăng dân số
gây áp lực ngày càng nặng nề đối với tài nguyên nước trong vùng lãnh thổ.
Môi trường nước ở nhiều đô thị, khu công nghiệp và làng nghề ngày càng bị ô
nhiễm bởi nước thải, khí thải và chất thải rắn. Ở các thành phố lớn, hàng trăm
cơ sở sản xuất công nghiệp đang gây ô nhiễm môi trường nước do không có
công trình và thiết bị xử lý chất thải hoặc có mà không đạt tiêu chuẩn quy
định. Ô nhiễm nước do sản xuất công nghiệp là rất nặng. Ví dụ: ở ngành công
nghiệp dệt may, các ngành công nghiệp giấy và bột giấy, nước thải thường có
độ pH trung bình từ 9 – 11; chỉ số nhu cầu oxy hoá (BOD), nhu cầu oxy hoá
học (COD) có thể lên đến 700mg/l và 2.500mg/l; hàm lượng chất rắn lơ
lửng.... cao gấp nhiều lần giới hạn cho phép.
14


Hàm lượng chất thải của các ngành này có chứa xyanua (CN-) vượt đến
84 lần, H2S vượt 4,2 lần, hàm lượng NH3 vượt 84 lần tiêu chuẩn cho phép nên
đã gây ô nhiễm nặng các nguồn nước trong vùng dân cư.
Mức độ ô nhiễm nước ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công

nghiệp tập trung là rất lớn.
Tại cụm công nghiệp Tham Lương thành phố Hồ Chí Minh, nguồn
nước bị nhiễm bẩn bởi nước thải công nghiệp với tổng lượng nước thải ước
tính 500.000 m3/ngày từ các nhà máy giấy, bột giặt, nhuộm, dệt. Ở thành phố
Thái Nguyên, nước thải công nghiệp thải ra từ các cơ sở sản xuất giấy, luyện
gang thép, luyện kim màu, khai thác than; về mùa cạn tổng lượng nước thải
khu vực thành phố Thái Nguyên chiếm khoảng 15% lưu lượng sông Cầu;
nước thải từ sản xuất giấy có pH từ 8,4 – 9 và hàm lượng NH4 là 4mg/l, hàm
lượng chất hữu cơ cao, nước thải có màu nâu, mùi khó chịu,...
Khảo sát một số làng nghề sắt thép, đúc đồng, nhôm, chì, giấy, dệt
nhuộm ở Bắc Ninh cho thấy có lượng nước thải hàng năm m 3/ngày không qua
xử lý, gây ô nhiễm nguồn nước và môi trường trong khu vực.
Tình trạng ô nhiễm nước ở các đô thị thấy rõ nhất là ở thành phố Hà
Nội và thành phố Hồ Chí Minh, ở các thành phố này, nước thải sinh hoạt
thường không có hệ thống xử lý tập trung mà trực tiếp xả thải ra nguồn tiếp
nhận (sông, hồ, kênh, mương). Mặt khác, còn rất nhiều cơ sở sản xuất không
xử lý nước thải, phần lớn các bệnh viện và cơ sở y tế lớn chưa có hệ thống xử
lý nước thải; một lượng rác thải rắn lớn trong thành phố không thu gom hết
được... là những nguồn quan trọng gây ra ô nhiễm nước. Hiện nay, mức độ ô
nhiếm trong các kênh, sông, hồ ở các thành phố lớn là rất nặng.
Ở thành phố Hà Nội, tổng lượng nước thải của thành phố lên đến
300.000 – 400.000 m3/ngày; hiện mới chỉ có 5/31 bệnh viện có hệ thống xử lý
nước thải, chiếm 25% lượng nước thải bệnh viện; 36/400 cơ sở sản xuất có xử
lý nước thải; lượng rác thải sinh hoạt chưa được thu gom khoảng
15


1.200m3/ngày đang xả vào các khu đất ven các hồ, kênh, mương trong nội
thành; chỉ số BOD, oxy hoà tan, các chất NH4, NO2, NO3 ở các sông, hồ,
mương nội thành đều vượt quá quy định cho phép. Ở thành phố Hồ Chí Minh

thì lượng rác thải lên tới gần 4.000 tấn/ ngày; chỉ có 24/142 cơ sở y tế lớn là
có xử lý nước thải; khoảng 3000 cơ sở sản xuất gây ô nhiễm thuộc diện phải
di dời. (Chuyên đề quản lý nguồn nước mặt, 2013)
Không chỉ ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh mà ở các đô thị khác
như Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Nam Định, Hải Dương,... nước thải sinh hoạt
cũng không được xử lý độ ô nhiễm nguồn nước nơi tiếp nhận nước thải đều
vượt quá tiêu chuẩn cho phép (TCCP), các thông số lơ lửng (SS), BOD, COD,
oxy hoà tan (DO) đều vượt từ 5 – 10 lần, thậm chí 20 lần TCCP. (Chuyên đề
quản lý nguồn nước mặt, 2013)
Về tình trạng ô nhiễm nước ở nông thôn và khu vực sản xuất nông nghiệp,
hiện nay Việt Nam có gần 76% dân số đang số đang sinh sống ở nông thôn là nơi cơ
sở hạ tầng còn lạc hậu, phần lớn các chất thải của con người và gia súc không được
xử lý nên thấm xuống đất hoặc bị rửa trôi làm cho tình trạng ô nhiễm nguồn nước về
mặt hữu cơ và vi sinh vật ngày càng cao. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và phát
triển nông thôn, số vi khuẩn Feca coliform trung bình biến đổi từ 1.500 – 3.500
MNP/100ml ở các vung ven sông Tiền và sông Hậu, tăng lên tới 3.800 – 12.500
MNP/100ml ở các kênh tưới tiêu.
Trong sản xuất nông nghiệp, do lạm dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật,
các nguồn nước ở sông, hồ, kênh, mương bị ô nhiễm, ảnh hưởng lớn đến môi
trường nước và sức khoẻ nhân dân. (Chuyên đề quản lý nguồn nước mặt, 2013)
Theo thống kê của Bộ Thuỷ sản, tổng diện tích mặt nước sử dụng cho
nuôi trồng thuỷ sản đến năm 2015 của cả nước là 1,28 triệu ha. Do nuôi trồng
thuỷ sản ồ ạt, thiếu quy hoạch, không tuân theo quy định kỹ thuật nên đã gây
nhiều tác động tiêu cực tới môi trường nước. Cùng với việc sử dụng nhiều và
không đúng cách các loại hoá chất trong nuôi trồng thuỷ sản, thì các thức ăn
dư lắng xuống đáy ao, hồ, lòng sông làm cho môi trường nước bị ô nhiễm các
16


chất hữu cơ, làm phát triển một số loài sinh vật gây bệnh và xuất hiện một số

tảo độc; thậm chí đã có dấu hiệu xuất hiện thuỷ triều đỏ ở một số vùng ven
biển Việt Nam.
Có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến tình trạng ô
nhiễm môi trường, như sự gia tăng dân số, mặt trái của quá trình công nghiệp
hoá, hiện đại hoá, cơ sở hạ tầng kém, lạc hậu: nhận thức của người dân về vấn
đề môi trường còn chưa cao... Đáng chú ý là sự bất cập trong hoạt động quản
lý, bảo vệ môi trường.
Ngân sách đầu tư cho bảo vệ môi trường nước còn rất thấp ( một số nước
ASEAN đã đầu tư ngân sách cho bảo vệ môi trường là 1% GDP, còn ở Việt Nam
mới chỉ đạt 0,1%). Các chương trình giáo dục cộng đồng về môi trường nói chung
và môi trường nước nói riêng còn quá ít. Đội ngũ cán bộ quản lý môi trường nước
còn thiếu nhiều về số lượng, yếu về chất lượng (hiện nay ở Việt Nam trung bình có
khoảng 3 cán bộ quản lý môi trường/1 triệu dân, trong khi đó ở một số nước
ASEAN trung bình là 70 người/ 1 triệu dân)... (Theo VOV).
1.3.2. Hiện trạng quản lý môi trường nước ở Việt Nam


Chức năng quản lý tài nguyên nước của các bộ
Bảng 1.1: Chức năng quản lý tài nguyên nước của các bộ

Bộ
Bộ TN và MT

Trách nhiệm

Quản lý tổng thể TNN
Quản lý hệ thống bảo vệ lũ lụt, cấu trúc nước cho tưới tiêu,
Bộ NN và PTNT
quản lý vùng đầm lầy và cấp nước, vệ sinh nông thôn; bảo vệ
và khai thác tài nguyên sống dưới nước.

Bộ Công thương
Xây dựng, vận hành và quản lý công trình thuỷ điện.
Lập kế hoạch không gian và xây dựng hệ thống cấp nước đô
Bộ Xây dựng
thị, vệ sinh và nước thải.
Bộ Giao thông
Lập kế hoạch, xây dựng và quản lý giao thông đường thuỷ
Làm cho các tiêu chuẩn về chất lượng nước uống có hiệu lực
Bộ Y tế
nhằm tuân thủ với trách nhiệm y tế của Bộ Y tế.
Bộ Kế hoạch và Lập kế hoạch và đầu tư cho các việc phát triển đầu tư và cơ sở
đầu tư
hạ tầng, bao gồm ngành nước.
Bộ Tài chính
Xây dựng chính sách về thuế và phí cho TNN.

Nguồn: Tổng cục Môi trường tổng hợp,2012

17


×