Tải bản đầy đủ (.doc) (94 trang)

Đánh Giá Ảnh Hưởng Của Biến Đổi Khí Hậu Đến Hoạt Động Sản Xuất Lúa Tại Huyện Quỳnh Lưu, Tỉnh Nghệ An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 94 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA MÔI TRƯỜNG
----------

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
ĐẾN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT LÚA
TẠI HUYỆN QUỲNH LƯU, TỈNH NGHỆ AN

Người thực hiện
Lớp
Khóa
Chuyên ngành
Giáo viên hướng dẫn

:
:
:
:
:

Dương Thị Sen
MTE
57
Môi trường
TS. Đinh Thị Hải Vân

HÀ NỘI - 2016



HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA MÔI TRƯỜNG
----------

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
ĐẾN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT LÚA
TẠI HUYỆN QUỲNH LƯU, TỈNH NGHỆ AN

Người thực hiên
Lớp
Khóa
Chuyên ngành
Giáo viên hướng dẫn
Địa điểm thực tập

:
:
:
:
:
:

Dương Thị Sen
MTE
57
Môi trường

TS. Đinh Thị Hải Vân
Huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An

HÀ NỘI – 2016


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp với đề tài: “Đánh giá ảnh hưởng
của biến đổi khí hậu đến hoạt động sản xuất lúa tại huyện Quỳnh Lưu, tỉnh
Nghệ An” là công trình nghiên cứu của bản thân. Những phần sử dụng tài liệu
tham khảo trong khóa luận đã được nêu rõ trong phần tài liệu tham khảo. Các số
liệu và kết quả trình bày trong khóa luận hoàn toàn trung thực, nếu có sai sót em
xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày tháng

năm 2016

Sinh viên

Dương Thị Sen

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại Học viện Nông nghiệp Việt
Nam, em nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô trong khoa
là những người đã dạy dỗ, hướng dẫn em trong những năm tháng học tập tại
trường, trang bị cho em những kiến thức, đạo đức và tư cách của người cán bộ
khoa học kỹ thuật.

Trong suốt quá trình thực hiện đề tài, em đã nhận được sự quan tâm, giúp
đỡ của nhiều tập thể cá nhân trong và ngoài trường. Bằng tấm lòng biết ơn sâu
sắc, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn
sâu sắc tới cô TS.Đinh Thị Hải Vân đã ân cần chỉ bảo tận tình và trực tiếp hướng
dẫn em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn các cán bộ trong Phòng NN&PTNT huyện
Quỳnh Lưu đã tạo điều kiện giúp đỡ em tận tình trong suốt thời gian thực tập.
Cuối cùng, em xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới gia
đình và bạn bè đã động viên, giúp đỡ em hoàn thành tốt công việc học tập,
nghiên cứu của mình trong suốt quá trình học tập vừa qua.
Vì thời gian có hạn và bản thân chưa có kinh nghiệm thực tiễn nên đề tài
không tránh khỏi những sai sót, kính mong được sự góp ý của các thầy cô giáo
và các bạn để khóa luận của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Sinh Viên

Dương Thị Sen

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN............................................................................................................
LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................

DANH MỤC BẢNG......................................................................................................
DANH MỤC HÌNH.......................................................................................................
MỞ ĐẦU.........................................................................................................................
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU.............................................................................
1.1. Tổng quan về biến đổi khí hậu..........................................................................5
1.1.1. Khái niệm về biến đổi khí hậu.......................................................................5
1.1.2. Biểu hiện của biến đổi khí hậu.......................................................................6
1.1.3. Nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu............................................................7
1.2. Tình hình biến đổi khí hậu trên thế giới và Việt Nam...................................11
1.2.1. Tình hình biến đổi khí hậu trên thế giới......................................................11
1.2.2. Tình hình biến đổi khí hậu ở Việt Nam.......................................................15
1.3. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến hoạt động sản xuất lúa trên thế giới và
Việt Nam.....................................................................................................17
1.3.1. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến hoạt động sản xuất lúa trên thế giới
.....................................................................................................................17
1.3.2. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến hoạt động sản xuất lúa ở Việt Nam
.....................................................................................................................20
1.4. Biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp trên
thế giới và Việt Nam...................................................................................25
1.4.1. Khái niệm về thích ứng với biến đổi khí hậu..............................................25
1.4.2. Biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp trên
thế giới.........................................................................................................26
1.4.3. Biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp ở
Việt Nam.....................................................................................................29
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........
2.1. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................32
2.2. Phạm vi nghiên cứu.........................................................................................32

iii



2.3. Nội dung nghiên cứu.......................................................................................33
2.4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................34
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp..........................................................34
2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp...........................................................34
2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu...........................................................................35
Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN...................................................................
3.1. Điều kiện tự nhiên – kinh tế huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.....................36
3.1.1. Điều kiện tự nhiên........................................................................................36
3.1.2. Điều kiện kinh tế..........................................................................................39
3.1.3. Điều kiện xã hội...........................................................................................40
3.2. Diễn biến biến đổi khí hậu tại huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An..................40
3.2.1. Diễn biến biến đổi về nhiệt độ.....................................................................40
3.2.3. Diễn biến số ngày nắng nóng, nắng nóng gay gắt và rét đậm, rét hại........47
3.2.4. Diễn biến biến đổi về bão............................................................................50
3.3. Hiện trạng sản xuất lúa tại huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An........................53
3.4. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến hoạt động sản xuất lúa tại huyện
Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An..........................................................................55
3.4.1. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất lúa....................................59
3.4.2. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến lịch thời vụ, cơ cấu cây trồng..........64
3.5. Các biện pháp thích ứng trong canh tác lúa tại huyện Quỳnh Lưu................66
3.6. Đề xuất các biện pháp thích ứng trong sản xuất nông nghiệp với biến đổi
khí hậu tại huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.............................................69
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................

iv


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Mức tăng nhiệt độ và mức thay đổi lượng mưa trong 50 năm qua vùng
khí hậu của Việt Nam......................................................................................
Bảng 1.2: Trái đất ấm lên ảnh hưởng đến nông nghiệp...............................................
Bảng 1.3: Thiệt hại do thiên tai đối với nông nghiệp...................................................
Bảng 1.4: Giới hạn nhiệt độ của lúa trong các thời kỳ sinh trưởng.............................
Bảng 3.1: Cơ cấu ngành kinh tế huyện Quỳnh Lưu giai đoạn 2010 – 2015...............
Bảng 3.2: Xu hướng biến đổi của nhiệt độ huyện Quỳnh Lưu....................................
trong giai đoạn 1964 – 2013........................................................................................
Bảng 3.3: Phân bố số tháng hạn trung bình nhiều năm (1965 - 2009)........................
Bảng 3.4: Thống kê số ngày mưa lớn trên 50 mm trung bình (1971 - 2013)..............
Bảng 3.5: Tổng số ngày nắng nóng, nắng nóng gay gắt và rét đậm, rét hại huyện
Quỳnh Lưu giai đoạn 1964 - 2013..................................................................
Bảng 3.6: Tần số bão đổ bộ vào các vùng bờ biển Việt Nam (1961 - 2013)..............
Bảng 3.7: Diện tích và năng suất lúa huyện Quỳnh Lưu.............................................
Bảng 3.8: Cơ cấu lao động huyện Quỳnh Lưu giai đoạn 2013 – 2015.......................
Bảng 3.9: Diễn biến mưa bão tại huyện Quỳnh Lưu 2008 – 2013..............................
Nguồn: Ủy ban nhân dân huyện Quỳnh Lưu (2014)....................................................
Bảng 3.10: Lịch thời vụ của cây lúa tại huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.................
năm 2010 (âm lịch) và năm 2015 (âm lịch).................................................................
Bảng 3.11: Cơ cấu cây trồng của huyện Quỳnh Lưu năm 2010 và năm 2015............
Bảng 3.12: Diện tích nuôi trồng thủy sản của huyện Quỳnh Lưu...............................
trong 3 năm gần đây (đơn vị: ha).................................................................................
Bảng 3.13: Biện pháp thích ứng với BĐKH trong.......................................................
sản xuất lúa của người dân ở huyện Quỳnh Lưu..........................................................

v


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Xuất hiện các Sunspots trên Mặt trời.............................................................

Hình 1.2: Sơ đồ phân bố phát thải khí nhà kính theo quốc gia năm 2006...................
Hình 1.3: Nhiệt độ bề mặt trái đất tháng 7/2015..........................................................
so với quãng thời gian 1951 - 1980..............................................................................
Hình 1.4: Nhiệt độ trung bình tháng 7 toàn cầu qua các năm......................................
Hình 2.1: Bản đồ huyện Quỳnh Lưu............................................................................
Hình 3.1: Hiện trạng sử dụng đất của huyện Quỳnh Lưu năm 2014...........................
Hình 3.2: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Quỳnh Lưu năm 2014............
Hình 3.3: Diễn biến nhiệt độ trung bình huyện Quỳnh Lưu........................................
Hình 3.4: Diễn biến nhiệt độ trung bình, tối cao và tối thấp........................................
huyện Quỳnh Lưu trong giai đoạn 1964 – 2013.........................................................
Hình 3.5: Diễn biến tổng lượng mưa huyện Quỳnh Lưu.............................................
Hình 3.6: Diễn biến tổng lượng mưa tháng 1 (a) và tháng 7 (b).................................
huyện Quỳnh Lưu giai đoạn 1964 – 2013 (đơn vị: mm).............................................
Hình 3.7: Diễn biến số ngày nắng nóng, nắng nóng gay gắt.......................................
Hình 3.8: Diễn biến số ngày rét đậm, rét hại................................................................
Hình 3.9: Số cơn bão đổ bộ vào vùng biển Nghệ An – Quảng Bình...........................
Hình 3.10: Diện tích và năng suất lúa vụ Chiêm Xuân (a) và vụ Mùa (b) huyện
Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An (2010- 2015)........................................................
Hình 3.11: Nhận thức của người dân về các hiện tượng thời tiết cực đoan................
Hình 3.12: Hình ảnh về BĐKH ở huyện Quỳnh Lưu..................................................
Hình 3.13: Nhận thức của người dân về BĐKH tại 2 xã Quỳnh Diễn (a)...................
và xã Ngọc Sơn (b) huyện Quỳnh Lưu.........................................................................
Hình 3.14: Năng suất lúa của vụ Mùa, vụ Xuân và cả năm.........................................
Hình 3.15: Mức độ ảnh hưởng của đợt rét đậm rét hại 1/2016 (N = 72).....................
Hình 3.16: Mô hình cá – lúa tại huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An....................................

vi


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ATNĐ
BĐKH
FAO
IPCC
JMA
NBD
NN&PTNT
TN&MT
Ttb
UNDP
UNFCCC

Áp thấp nhiệt đới
Biến đổi khí hậu
Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc
Ủy ban liên Chính phủ về Biến đổi khí hậu
Cục quản lí khí tượng Nhật Bản
Nước biển dâng
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Tài nguyên và Môi trường
Nhiệt độ trung bình
Chương trình Phát triển Liên hợp quốc
Công ước khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu

vii


MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, diễn biến thời tiết ngày càng phức tạp. Những

biến đổi bất thường của thời tiết, khí hậu và những hậu quả của nó như hạn hán,
bão lũ, động đất, giá rét kéo dài,... đã gây ảnh hưởng tổn thất và thiệt hại lớn về
người, về của và những lĩnh vực hoạt động kinh tế - xã hội.
Những phân tích mới đây cho thấy hàm lượng nhiệt của đại dương toàn
cầu tăng lên rõ rệt từ những năm 1950, trong đó hơn một nửa lượng nhiệt tăng
lên này xảy ra ở lớp nước bên trên tương đương với mức tăng khoảng
0,04oC/thập kỷ. Nhiệt độ trái đất tăng lên khiến băng ở hai cực tan chảy, mực
nước biển ngày càng dâng cao. Những hậu quả của nước biển dâng cao sẽ liên
quan đến các một số lĩnh vực tiềm tàng như thuỷ sản, nông nghiệp, đa dạng sinh
học, du lịch. Mực nước biển dâng cao còn dẫn tới những khủng hoảng sinh thái,
kinh tế và xã hội như tạo ra các dòng người di cư (tị nạn môi trường) thoát khỏi
các vùng bị ảnh hưởng, gây xáo trộn về trật tự xã hội và các vấn đề khác về sức
khoẻ môi trường (Mai Anh, 2015).
Hậu quả của biến đổi khí hậu toàn cầu đã và đang ảnh hưởng trên toàn
thế giới trong đó có Việt Nam. Điều này thể hiện rõ nét ở cường độ của EL
Nino cũng như số lượng và mức độ khắc nghiệt, khó lường của các cơn bão.
TS. Bùi Minh Tăng, nguyên Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng - Thủy
văn Trung ương cho rằng, 70 năm qua, nhiệt độ ở Việt Nam thay đổi rất
mạnh, tăng 0,7 - 0,8 oC trong vòng chưa đến 1 thế kỷ, ở tất cả các vùng trong
cả nước. Đáng kể nhất là đợt nắng nóng gay gắt kéo dài liên tục ở khu vực
Nghệ An đến Phú Yên từ ngày 14/5 đến trung tuần tháng 6/2015 (Cổng thông
tin điện tử tỉnh Quảng Nam, 2015).
Theo IPCC (Ủy ban Liên Chính phủ về BĐKH), Việt Nam là 1 trong 5
quốc gia trên thế giới bị ảnh hưởng nặng nề nhất do biến đổi khí hậu. Ngày

1


10/9/2013, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và PTNT phối hợp với Chương trình
phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đã tổ chức hội thảo: “Nông nghiệp Việt Nam

ứng phó với biến đổi khí hậu: Cơ hội và thách thức”. Tại đây, Bộ trưởng Bộ
Nông nghiệp và PTNT Cao Đức Phát cho biết: “Việt Nam là một trong những
nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu, trong đó nông nghiệp là
lĩnh vực chịu tác động lớn” (Viện Nghiên Cứu Rau Quả, 2013).
Theo GS - TS Nguyễn Đức Ngữ, Nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Khí
tượng Thủy văn, hiện là Giám đốc Trung tâm Khoa học công nghệ khí tượng
thuỷ văn và Môi trường cho biết, năm 2015, nhiệt độ của bề mặt trái đất nóng
lên (cả đất liền và đại dương) làm bốc nhiều hơi nước vào trong không khí. Hơi
nước nhiều trong khí quyển gây nên hiện tượng đối lưu mạnh và tạo nên những
đám mây khổng lồ (tích nhiều nước). Các lý do này là nguyên nhân dẫn đến
những hiện tượng mưa lớn, siêu dông bất thường (N.Trang, 2015).
Ở nước ta, dân số trên 80 triệu và 100% người Việt Nam sử dụng lúa gạo
làm lương thực chính. Lúa gạo đóng vai trò chính trong sản xuất nông nghiệp
của bà con nông dân trên khắp cả nước, ngành sản xuất lúa gạo chiếm vị trí quan
trọng trong nền kinh tế xã hội của quốc gia, là chỗ dựa cho các ngành khác phát
triển và là nguồn dự trữ cho chính sách xã hội của nhà nước. Chính vì vậy, sản
xuất lúa cần được quan tâm trước thực trạng biến đổi khí hậu hiện nay.
Nghệ An là tỉnh có diện tích rộng nhất Việt Nam, là vùng trọng điểm trồng
lúa của nước, theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh
Nghệ An đến năm 2014 Nghệ An có 105.151,17 ha đất sản xuất lúa nên hàng
năm diện tích sản xuất lúa ổn định trên dưới 186.000 ha/năm, trong đó vụ xuân
đạt 85.000 – 86.000 ha, hè thu 55.000 – 56.000 ha, còn lại là lúa mùa. Tổng sản
lượng thóc bình quân đạt khoảng 930.000 tấn/năm. (Trang thông tin điện tử - Sở
nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Nghệ An, 2014).
Huyện Quỳnh Lưu là một huyện đồng bằng ven biển của tỉnh Nghệ An với
đa số dân cư sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Là một trong các

2



huyện trọng điểm sản xuất lúa lớn thứ 2 của tỉnh Nghệ An. Thời tiết khí hậu của
huyện có lợi thế cho sản xuất và sinh hoạt, nhưng cũng không ít thách thức đặc
biệt là bão và gió Tây Nam gây trở ngại không nhỏ cho sự phát triển chung, nhất
là sản xuất nông nghiệp. Trung bình tần suất mỗi năm có 2 - 3 cơn bão, sức gió
mạnh nhất có lúc giật trên cấp 12, mùa bão thường vào tháng 8 - 10, bão kèm theo
mưa lớn cùng với sự tàn phá của sức gió, gây ra lũ lụt và nhiều thiệt hại lớn, đây
cũng là một thách thức lớn đối với huyện Quỳnh Lưu.
Trong bối cảnh của biến đổi khí hậu hiện nay, biện pháp thích ứng của
người dân là rất quan trọng trong khi nhà nước lại chưa có nhưng chính sách
thực sự phù hợp. Xuất phát từ thực tiễn trên em tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến hoạt động sản xuất lúa tại
huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An”.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Đánh giá được diễn biến khí hậu của giai đoạn năm 1964 – 2013 tại
huyện Quỳnh Lưu - tỉnh Nghệ An trong vòng 50 năm trở lại đây.
- Tìm hiểu được hiện trạng sản xuất lúa của huyện Quỳnh Lưu - tỉnh
Nghệ An.
- Đánh giá được ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất lúa của
huyện Quỳnh Lưu - tỉnh Nghệ An.
- Tìm hiểu được các biện pháp thích ứng trong sản xuất lúa tại huyện
Quỳnh Lưu – Nghệ An.
- Đề xuất các biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất
nông nghiệp tại điểm nghiên cứu.
Yêu cầu nghiên cứu
- Thu thập số liệu khí tượng ảnh hưởng đến năng suất lúa: nhiệt độ, lượng
mưa, số cơn bão, số ngày nắng nóng, nắng nóng gay gắt, số ngày rét đậm, rét
hại.

3



- Thu thập các số liệu về diện tích, năng suất, sản lượng lúa của huyện
Quỳnh Lưu.
- Thu thập số liệu thứ cấp từ các cơ quan liên quan và điều tra, phỏng vấn
các hộ gia đình để tìm hiểu về tác động của Biến đổi khí hậu đến hoạt động sản
xuất lúa và các biện pháp thích ứng của người dân huyện Quỳnh Lưu trong hoạt
động sản xuất lúa.

4


Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về biến đổi khí hậu
1.1.1. Khái niệm về biến đổi khí hậu
Có rất nhiều định nghĩa về biến đổi khí hậu nhưng ta có thể hiểu BĐKH
được dùng để chỉ những thay đổi của khí hậu vượt ra khỏi trạng thái trung bình
đã được duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là một vài thập kỷ hoặc
dài hơn. BĐKH có thể do các quá trình tự nhiên bên trong hoặc các tác động bên
ngoài, hoặc do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của khí quyển
hay trong khai thác sử dụng đất (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2008).
Một số thuật ngữ được sử dụng trong nghiên cứu biến đổi khí hậu:
Thời tiết cực đoan: là sự tăng cường độ của các yếu tố thời tiết như sự
thay đổi của cực nhiệt độ (những đợt nóng với nhiệt độ cao xảy ra thường xuyên
hơn, rét đậm hơn, bão nhiệt đới mạnh hơn, mưa lớn tập trung hơn nhưng nắng
hạn cũng gay gắt hơn…). Thời tiết cực đoan còn bao gồm cả hiện tượng các yếu
tố thời tiết diễn ra trái quy luật thông thường.
Khí hậu: là mức độ trung bình của thời tiết trong một không gian nhất định
và khoảng thời gian dài (thường là 30 năm) (Bộ Tài nguyên và Môi trường,
2008). Điều này trái ngược với khái niệm thời tiết về mặt thời gian, do thời tiết
chỉ đề cập đến các diễn biến hiện tại hoặc tương lai gần. Khí hậu của một khu vực

ảnh hưởng bởi tọa độ địa lý, địa hình, độ cao, độ ổn định của băng tuyết bao phủ
cũng như các dòng nước lưu ở các đại dương lân cận. Khí hậu phân ra các kiểu
khác nhau dựa trên các thông số về nhiệt độ và lượng mưa. Hàng năm thời tiết
thường biến động xung quanh giá trị trung bình đặc trưng của vùng khí hậu đó.
Ứng phó với biến đổi khí hậu: là hoạt động của con người nhằm thích ứng
và giảm nhẹ các tác nhân gây ra BĐKH.
Khả năng thích ứng: là tổng hợp các nguồn lực, điểm mạnh và các đặc
tính sẵn có trong cộng đồng, tổ chức, xã hội có thể được sử dụng nhằm đạt được

5


các mục tiêu chung như giảm nhẹ rủi ro thiên tai và tận dụng các cơ hội do nó
mang lại.
1.1.2. Biểu hiện của biến đổi khí hậu
Thời tiết thay đổi thất thường không theo quy luật vốn có và xảy ra không
theo quy luật nhất định. Sự thay đổi thời tiết này diễn ra rộng và nhiều nơi trên
trái đất. Tại Việt Nam, những năm gần đây thời tiết diễn biến ngày càng phức
tạp. Ví dụ: Giữa mùa đông ở miền Bắc lại có những ngày nóng như mùa hè hoặc
mưa bão không theo mùa.
Từ “Báo cáo tóm tắt lần thứ 5 về vấn đề hoạch định chính sách” ban hành
vào ngày 27 tháng 9 năm 2013, Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu
(IPCC) đã đưa ra 4 nhận định quan trọng về vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu
như sau: Thứ nhất, có tới 95% hoạt động của loài người phải chịu trách nhiệm
trước vấn đề nóng lên toàn cầu: Theo các nhà khoa học NASA, trong giai đoạn
1880 - 2013, trừ năm 1998, chỉ trong 13 năm kể từ năm 2000, trái đất đã xuất
hiện 10 năm nóng nhất. Riêng năm 2010 và 2005 được xếp hạng là năm nóng
nhất trong lịch sử. Và năm 2013 cũng là năm thuộc những năm có nhiệt độ kỷ
lục trong 134 năm. Có thể nói trái đất ngày càng nóng lên so với thập kỷ trước
đó. Thứ hai, nồng độ CO 2 đạt mức “chưa từng có” trong vòng 800 năm qua:

Trong suốt thời kỳ băng hà, nồng độ CO 2 vào khoảng 200 ppm và trong suốt
thời kỳ sau kỷ băng hà, chúng dao động quanh mức 280 ppm. Trong năm 2013,
nồng độ CO2 vượt qua 400 ppm và là lần đầu tiên trong lịch sử. Nguyên nhân
của sự gia tăng nhanh chóng nồng độ CO2 trong không khí là do đốt cháy nhiên
liệu hóa thạch. Thứ ba, mực nước biển tiếp tục gia tăng với tốc độ nhanh hơn
trong vòng 40 năm qua: Hiện tại, mực nước biển tăng trung bình 3 mm/năm.
Năm 2007, IPCC dự đoán rằng trong thế kỷ 21, mực nước biển sẽ tăng thêm 18
- 59 cm, nhưng những con số này không bao gồm “bất ổn trong phản hồi chu kỳ
khí hậu - carbon cũng không bao gồm những tác động đầy đủ của những thay
đổi trong dòng chảy lớp băng”. Thứ tư, trong hai thập kỷ qua, tại đảo Greenland

6


và băng ở Nam cực đã tan chảy và sông băng đã giảm ở hầu hết các nơi trên thế
giới.
El Nino – hiện tượng nóng lên không bình thường của lớp nước mặt thuộc
vùng biển phía đông xích đạo Thái Bình Dương đang diễn ra ảnh hưởng và tác
động đến khí hậu làm biến động thời tiết trên trái Đất và Việt Nam cũng không
ngoại lệ (Thanh Tuấn, 2015).
Theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, trong 6 tháng đầu năm
2015, do ảnh hưởng của El Nino, tình hình thời tiết, thủy văn trên cả nước đã có
những diễn biến bất thường. Trên Biển Đông chỉ xuất hiện duy nhất cơn bão số
1, tuy nhiên bão số 1 có diễn biến hết sức phức tạp cả về đường đi và cường độ
đã đổ bộ trực tiếp vào Hải Phòng – Quảng Ninh, gây đợt mưa rất to ở các tỉnh
Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
1.1.3. Nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu có thể do hai nguyên nhân: các quá trình tự nhiên và sự tác
động của con người. BĐKH xảy ra trong quá khứ là do các nguyên nhân tự nhiên
nhưng BĐKH hiện nay chủ yếu là do con người.

Nguyên nhân tự nhiên
Nguyên nhân tự nhiên gây ra biến đổi khí hậu bao gồm thay đổi cường độ
sáng của Mặt trời, xuất hiện các điểm đen Mặt trời (Sunspots), các hoạt động núi
lửa, thay đổi đại dương, thay đổi quỹ đạo quay của trái đất. Với sự xuất hiện của
các Sunspots làm cho cường độ tia bức xạ mặt trời chiếu xuống trái đất thay đổi
nghĩa là năng lượng chiếu xuống mặt đất thay đổi làm thay đổi nhiệt độ bề mặt
trái đất. Cụ thể là từ khi tạo thành Mặt trời đến nay gần 4,5 tỷ năm cường độ
chiếu sáng của mặt trời đã tăng lên 30%. Như vậy có thể thấy khoảng thời gian
khá dài như vậy thì sự thay đổi cường độ sáng mặt trời là không ảnh hưởng đáng
kể đến BĐKH (Mai Văn Trịnh và CS, 2012).

7


Hình 1.1: Xuất hiện các Sunspots trên Mặt trời
Nguồn: NASA (2014)
Núi lửa phun trào – Khi một ngọn núi lửa phun trào sẽ phát thải vào khí
quyển một lượng cực kì lớn khối lượng sunfur dioxit (SO2), hơi nước, bụi và tro
vào bầu khí quyển. Khối lượng lớn khí và tro có thể ảnh hưởng đến khí hậu
trong nhiều năm. Các hạt nhỏ được gọi là các sol khí được phun ra bởi núi lửa,
các sol khí phản chiếu lại bức xạ (năng lượng) mặt trời trở lại vào không gian vì
vậy chúng có tác dụng làm giảm nhiệt độ lớp bề mặt trái đất (Nguyễn Văn
Quỳnh Bôi và Đoàn Thị Thanh Kiều, 2012).
Các đại dương là một thành phần chính của hệ thống khí hậu. Dòng hải
lưu di chuyển một lượng lớn nhiệt trên khắp hành tinh. Thay đổi lưu thông đại
dương có thể ảnh hưởng đến khí hậu thông qua sự chuyển động của CO 2 vào
trong khí quyển.
Thay đổi quỹ đạo quay của trái đất - trái đất quay quanh Mặt trời với một
quỹ đạo. Trục quay có góc nghiêng 23,5o. Thay đổi độ nghiêng của quỹ đạo quay


8


trái đất có thể dẫn tới những thay đổi nhỏ. Tốc độ thay đổi cực kỳ nhỏ có thể tính
đến thời gian hàng tỷ năm, vì vậy có thể nói không ảnh hưởng lớn đến BĐKH.
Có thể thấy rằng các nguyên nhân gây ra BĐKH do các yếu tố tự nhiên
đóng góp một phần nhỏ vào sự BĐKH và có tính chu kì kể từ quá khứ đến hiện
nay. Theo các kết quả nghiên cứu và công bố từ Ủy ban liên chính phủ về biến
đổi khí hậu (IPCC) thì nguyên nhân gây ra BĐKH chủ yếu là do các hoạt động
của con người.
Nguyên nhân nhân tạo (do con người)
Đã có các nghiên cứu chuyên sâu chứng minh rằng nhiệt độ bề mặt trái
đất tăng lên nhanh chóng hơn nửa thế kỷ qua chủ yếu do hoạt động của con
người, chẳng hạn như việc đốt các nhiên liệu hóa thạch (than đá, dầu mỏ,…)
phục vụ các hoạt động công nghiệp, giao thông vận tải, phá rừng làm mất cân
bằng sinh thái, sản xuất hóa chất và thay đổi mục đích sử dụng đất bao gồm thay
đổi trong nông nghiệp, công nghiệp, nhà ở… Ngoài ra còn một số hoạt động
khác như đốt sinh khối, sản phẩm sau thu hoạch (Mai Văn Trịnh và cs, 2012).
Các khám phá liên quan đến nguyên nhân gây ra BĐKH do hoạt động của
con người do IPCC công bố đã cải thiện qua các năm như sau: Trong báo cáo
của IPCC năm 1995 (IPCC, 1995) cho rằng hoạt động của con người chỉ đóng
góp vào 50% nguyên nhân gây ra BĐKH. Đến báo cáo của IPCC năm 2001
(IPCC, 2001), sau khi các nhà nghiên cứu thực hiện các nghiên cứu khoa học thì
kết quả chỉ ra rằng hoạt động của con người đóng góp vào 67% nguyên nhân
gây ra BĐKH. Tiếp đến là báo cáo của IPCC năm 2007 (IPCC, 2007) đã khẳng
định hoạt động của con người đóng góp vào 90% nguyên nhân gây ra BĐKH.
Và bản báo cáo gần đây nhất của IPCC năm 2014 cho thấy rằng hoạt động của
con người đóng góp vào 95% nguyên nhân gây ra BĐKH. Trong đó Liên hợp
quốc còn xác định BĐKH được quy trực tiếp hoặc gián tiếp cho hoạt động của
con người làm thay đổi nồng độ khí nhà kính trong khí quyển, làm tăng hiệu ứng

nhà kính gây ra biến đổi hệ thống khí hậu trái đất.

9


Nhiệt độ trên bề mặt trái đất được tạo nên do sự cân bằng giữa năng lượng
đến bề mặt trái đất từ mặt trời và năng lượng bức xạ của trái đất vào không gian.
Năng lượng mặt trời chủ yếu từ các tia sóng ngắn dễ dàng xuyên qua khí quyển
đi xuống bề mặt trái đất. Trong khi đó, bức xạ ngược lại khí quyển của trái đất
có bước sóng dài, có năng lượng thấp và bị một số chất khí trong khí quyển giữ
lại. Các khí trong khí quyển hấp thụ bức xạ sóng dài trong khí quyển là khí CO 2,
hơi nước, khí metan, khí CFC, bụi… Làm cho nhiệt độ trung bình của bề mặt
trái đất theo đo đạc thực tế là khoảng +15 oC. Kết quả của sự trao đổi không cân
bằng về năng lượng giữa trái đất với không gian xung quanh, dẫn đến sự gia
tăng nhiệt độ của khí quyển trái đất. Hiện tượng này diễn ra theo cơ chế tương tự
như khí nhà kính trồng cây và được gọi là hiệu ứng nhà kính (Bộ Tài nguyên và
Môi trường, 2011).
Kể từ thời kì tiền công nghiệp (khoảng từ năm 1750), con người đã sử
dụng ngày càng nhiều năng lượng chủ yếu từ các nguồn nhiên liệu hóa thạch
(than, dầu, khí đốt,…), qua đó đã thải vào khí quyển ngày càng tăng các chất khí
gây hiệu ứng nhà kính của khí quyển, dẫn tới tăng nhiệt độ trái đất (Văn phòng
Ban chỉ đạo ứng phó biến đổi khí hậu và nước biển dâng, 2012).

Hình 1.2: Sơ đồ phân bố phát thải khí nhà kính theo quốc gia năm 2006
Nguồn: IPCC (2006)

10


Đánh giá khoa học của Ủy ban liên chính phủ về BĐKH (IPCC) cho thấy,

việc tiêu thụ năng lượng do đốt nhiên liệu hóa thạch trong các ngành sản xuất
năng lượng, công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng,… đóng góp khoảng một
nửa (46%) vào sự nóng lên toàn cầu, phá rừng nhiệt đới đóng góp khoảng 18%,
sản xuất nông nghiệp khoảng 9%, các ngàng sản xuất hóa chất (CFC, HCFC)
khoảng 24% còn lại 3% là từ các hoạt động khác.
Nước biển dâng là sự dâng của mực nước đại dương trên toàn cầu trong
đó không bao gồm triều, nước dâng do bão,… Nước biển dâng tại một vị trí nào
đó có thể cao hơn hoặc thấp hơn so với trung bình toàn cầu vì có sự khác nhau
về nhiệt độ của đại dương và các yếu tố khác. Mực nước biển được đo thông qua
hệ thống thiết bị đo triều ký đặt tại các trạm hải văn hoặc các máy đo độ cao vệ
tinh. Theo báo cáo của IPCC lần thứ 4, sự nóng lên của hệ thống khí hậu đã rõ
ràng được chứng minh thông qua số liệu quan trắc ghi nhận sự tăng lên nhiệt độ
không khí và nước biển trung bình toàn cầu, sự tan chảy nhanh của lớp tuyết phủ
và băng, làm tăng mực nước biển trung bình toàn cầu. Các kết quả nghiên cứu
gần đây đưa ra dự báo mực nước biển sẽ cao hơn từ 0,5 - 1,4 m vào cuối thế kỉ
21 (IPCC, 2007).
1.2. Tình hình biến đổi khí hậu trên thế giới và Việt Nam
1.2.1. Tình hình biến đổi khí hậu trên thế giới
Trong lịch sử địa chất của Trái đất chúng ta, sự biến đổi khí hậu đã từng
nhiều lần xảy ra với những thời kì lạnh và nóng kéo dài hàng vạn năm mà chúng
ta gọi là thời kỳ băng hà hay là thời kỳ gian băng. Thời kỳ băng hà cuối cùng đã
xảy ra cách đây 10.000 năm và hiện nay là giai đoạn ấm lên của thời kỳ gian
băng. Xét về nguyên nhân gây nên sự thay đổi khí hậu này, chúng ta có thể thấy
đó là do sự tiến động và thay đổi độ nghiêng trục trái đất, sự thay đổi quỹ đạo
quay của trái đất quanh mặt trời, vị trí của các lục địa và đại dương và đặc biệt là
sự thay đổi trong thành phần khí quyển (Ngô Huyền, 2012).

11



Theo báo cáo của IPCC, nhiệt độ của trái đất tăng trung bình 0,6 oC trong
thế kỷ vừa qua, lượng mưa tăng không đồng đều, nhiều vùng mưa quá nhiều,
nhưng nhiều vùng khác trở nên khô hạn hơn. Theo tính toán mới nhất, mực nước
biển có thể dâng từ 0,7 - 1,4 m trong 100 năm tới. Hiện tượng El Nino hoạt động
mạnh lên cả về cường độ và tần suất. Diện tích vùng băng giá Bắc bán cầu giảm
khoảng 10 - 15% từ năm 1950 và có thể không còn vào năm 2030.
Những minh chứng cho các vấn đề này được biểu hiện qua hàng loạt tác
động cực đoan của khí hậu trong thời gian gần đây như đã có khoảng 250 triệu
người bị ảnh hưởng bởi những trận lũ lụt ở Nam Á, châu Phi và Mexico. Các
nước Nam Âu đang phải đối mặt với nguy cơ hạn hán nghiêm trọng dễ dẫn tới
những trận cháy rừng, sa mạc hóa, còn các nước Tây Âu thì đang bị đe dọa xảy
ra những trận lũ lụt lớn, do mực nước biển dâng cao cũng như những đợt băng
giá mùa đông khốc liệt. Những trận bão lớn ở Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn
Độ… có nguyên nhân từ hiện tượng trái đất ấm lên trong nhiều thập kỷ qua.
Theo số liệu ghi nhận sơ bộ của NASA và thông tin của Cục Quản lý Khí
tượng Nhật Bản (JMA) thì tháng 7/2015 là tháng trái đất nóng nhất kể từ khi con
người bắt đầu có ghi chép cụ thể nhiệt độ địa cầu cuối những năm 1800. Nghiên
cứu đã sử dụng nhiều dữ liệu khác nhau, ví dụ vân gỗ, lõi băng, các dải san hô
trong đại dương và cho thấy rằng nhiệt độ của trái đất trong tháng 7/2015 nóng
nhất trong ít nhất 4000 năm vừa qua (MashableAsia, 2015).

12


Hình 1.3: Nhiệt độ bề mặt trái đất tháng 7/2015
so với quãng thời gian 1951 - 1980
Nguồn: NASA (2015)
Thường tháng 7 là tháng nóng nhất trong năm, Bắc bán cầu sẽ nóng hơn
Nam bán cầu, trong khi đó đất liền nằm trên Bắc bán cầu nhiều hơn trên Nam
bán cầu. Theo số liệu của NASA, nhiệt độ trung bình cúa trái đất trong tháng

7/2015 cao hơn tháng 7/2011 là 0,02oC, tương đương với 0,36oF.

13


Hình 1.4: Nhiệt độ trung bình tháng 7 toàn cầu qua các năm
Nguồn: JMA (2014)
Số lượng và tổn thất do thiên tai, các hiện tượng thời tiết cực đoan gây ra tăng
liên tục trong những thập kỷ vừa qua. Theo số liệu thống kê, thiệt hại về kinh tế do
thay đổi thời tiết và lũ lụt đã tăng gấp 10 lần trong vòng 50 năm qua. Số nạn nhân
của lũ lụt do ảnh hưởng của BĐKH trong 5 năm 1983 - 1987 là 31 triệu người, tăng
lên đến 130 triệu người trong 5 năm của thập kỷ sau 1993 - 1997. Riêng cơn bão
Mitch (1999) đã làm chết 11.000 ở Trung Mỹ; cơn bão Katrina (2005) đã làm chết
hơn 1.800 người ở hai bang ven biển phía Nam của Hoa Kỳ và gây tổn thất lên tới
300 tỷ USD. Bão Katrina ở miền Nam nước Mỹ năm 2005 gây thiệt hại 108 tỷ
USD và giết chết khoảng 1.200 người. Cơn bão có tên đầu tiên của năm 2008
tại khu vực Bắc Ấn Độ Dương, bão Nargis tại đồng bằng châu thổ Irrawaddy,
Myanma đã làm hơn 60.000 người chết (dự đoán có thể lên tới 100.000
người), 1.400 người bị thương và 37.000 người mất tích. Gần đây, siêu bão
Sandy đã quét qua bờ Đông nước Mỹ đem theo mưa lớn, gió to và nước biển

14


dâng cao có nơi tới 4 mét, tràn vào hệ thống tàu điện ngầm tại thành phố New
York, làm một trạm điện bị phát nổ, hỏa hoạn cũng đã thiêu rụi 50 căn ngôi
nhà. Từ 50 đến 60 triệu người dân Mỹ bị ảnh hưởng của bão, trong đó hơn 1
triệu người ở các vùng đất thấp hoặc ven biển đã phải sơ tán. Theo phân tích
của công ty IHS Global Insight, với mức thiệt hại về tài sản ước tính khoảng
20 tỷ USD cộng với 10 đến 30 tỷ USD thiệt hại về kinh doanh làm ăn, bão

Sandy có thể đi vào lịch sử là cơn bão gây thiệt hại nhất cho nước Mỹ (Live
Science, 2015).
1.2.2. Tình hình biến đổi khí hậu ở Việt Nam
Ở Việt Nam, trong 50 năm qua, nhiệt độ trung bình năm tăng khoảng
0,5oC trên phạm vi cả nước và lượng mưa có xu hướng giảm ở phía Bắc, tăng ở
phía Nam lãnh thổ (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2011).
Mức thay đổi nhiệt độ cực đại trên toàn Việt Nam dao động trong khoảng
từ - 3oC đến 3oC. Mức thay đổi nhiệt độ cực tiểu chủ yếu dao động trong khoảng
- 5oC đến 5oC. Xu thế chung của nhiệt độ cực đại và cực tiểu tăng, tốc độ tăng
của nhiệt độ cực tiểu nhanh hơn so với nhiệt độ cực đại, phù hợp với xu thế
chung của biến đổi khí hậu toàn cầu.
Bảng 1.1: Mức tăng nhiệt độ và mức thay đổi lượng mưa trong 50 năm qua
vùng khí hậu của Việt Nam
Nhiệt độ (oC)
Lượng mưa (%)
Vùng khí hậu
Tháng Tháng
Tháng Tháng
Năm
Năm
I
VII
XI - IV V - X
Tây Bắc Bộ
1,4
0,5
0,5
6
-6
-2

Đông Bắc Bộ
1,5
0,3
0,6
0
-9
-7
Đồng bằng Bắc Bộ
1,4
0,5
0,6
0
-13
-11
Bắc Trung Bộ
1,3
0,5
0,5
4
-5
-3
Nam Trung Bộ
0,6
0,5
0,3
20
20
20
Tây Nguyên
0,9

0,4
0,6
19
6
11
Nam Bộ
0,8
0,4
0,6
27
6
9
Nguồn: Kịch bản BĐKH và NBD cho Việt Nam – Bộ TN&MT (2011)

15


Xu thế biến đổi lượng mưa không nhất quán giữa các khu vực và các thời
kỳ. Riêng trong 2 thập kỷ gần đây, lượng mưa năm ở Hà Nội và Thành phố Hồ
Chí Minh có xu hướng giảm đi, trong khi ở Đà Nẵng có xu hướng tăng lên. Tuy
vậy, có thể thấy trên phần lớn lãnh thổ lượng mưa giảm đi vào tháng 7, tháng 8
và tăng lên vào tháng 9, 10, 11. Số ngày ngày mưa phùn miền Bắc giảm đi một
nửa, từ trung bình 30 ngày ở mỗi năm trong thập kỷ 1961 - 1970 xuống còn 15
ngày mỗi năm trong thập kỷ 1991 - 2000. Lượng mưa mùa khô (tháng XI - IV)
tăng lên chút ít hoặc không thay đổi đáng kể ở các vùng khí hậu phía Bắc và
tăng mạnh mẽ ở các vùng khí hậu phía Nam trong 50 năm qua. Lượng mưa mùa
mưa (tháng V - X) giảm từ 5 đến hơn 10% trên đa phần diện tích phía Bắc nước
ta và tăng khoảng 5 đến 20% ở các vùng khí hậu phía Nam trong 50 năm qua.
Xu thế diễn biến của lượng mưa năm tương tự như lượng mưa mùa mưa, tăng ở
phía Nam và giảm ở phía Bắc. Khu vực Nam Trung Bộ có lượng mưa mùa khô,

mùa mưa và lượng mưa năm tăng mạng nhất so với các vùng khác ở nước ta,
nhiều nơi đến 20% trong 50 năm qua (Trần Hồng Đăng, 2007).
Khu vực đổ bộ của bão và áp thấp nhiệt đới vào Việt Nam có xu hướng
lùi dần về phía Nam lãnh thổ nước ta, số lượng các cơn bão rất mạnh có xu
hướng gia tăng, mùa bão có dấu hiệu kết thúc muộn hơn trong thời gian gần đây.
Nhìn chung, mức độ ảnh hưởng của bão đến nước ta có xu hướng mạnh lên.
Hạn hán, bao gồm cả hạn tháng và hạn mùa có xu thế tăng lên nhưng với
mức độ không đồng đều giữa các vùng và giữa các trạm trong từng vùng khí
hậu. Hiện tượng nắng nóng có dấu hiệu gia tăng rõ rệt ở nhiều vùng trên cả
nước, đặc biệt ở Trung Bộ và Nam Bộ.
Số liệu mực nước biển đo đạc từ vệ tinh từ năm 1993 đến 2010 cho thấy,
xu thế tăng mực nước biển trên toàn biển Đông là 4,7mm/năm, phía Đông của
biển Đông có xu thế tăng nhanh hơn phía Tây. Chỉ tính cho dải ven bờ Việt
Nam, khu vực ven biển Trung Trung Bộ và Tây Nguyên có xu hướng tăng mạnh
hơn, trung bình cho toàn dải ven biển Việt Nam tăng khoảng 2,9mm/năm.

16


×