Tải bản đầy đủ (.doc) (73 trang)

Đánh Giá Hiện Trạng Cấp Nước Sinh Hoạt Và Đề Xuất Quản Lý, Sử Dụng Nước Sinh Hoạt Tại Xã Kim Liên, Huyện Nam Đàn, Tỉnh Nghệ An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (428.98 KB, 73 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA MÔI TRƯỜNG
---------------------------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CẤP NƯỚC SINH HOẠT
VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP QUẢN LÝ, SỬ DỤNG
NƯỚC SINH HOẠT TẠI XÃ KIM LIÊN,
HUYỆN NAM ĐÀN, TỈNH NGHỆ AN

Người thực hiện

: PHẠM THỊ DUNG

Lớp

: MTA

Khóa

: K57

Chuyên ngành

: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS. NGUYỄN VĂN DUNG
Địa điểm thực hiện

: XÃ KIM LIÊN HUYỆN NAM ĐÀN


TỈNH NGHỆ AN

Hà Nội – 2016


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân dưới sự
hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Văn Dung. Các số liệu trong luận văn có
được từ quá trình điều tra, nghiên cứu là trung thực và chưa từng công bố
trong bất kỳ công trình nào khác. Nếu có kế thừa kết quả nghiên cứu của các
tác giả khác thì đều có trích dẫn cụ thể, rõ ràng.
Hà Nội, ngày 17 tháng 05 năm 2016
Tác giả khoá luận

Phạm Thị Dung

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này, ngoài sự cố
gắng nỗ lực của bản thân, em đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình
của các thầy cô, gia đình, bạn bè và các phòng ban liên quan. Em xin bày tỏ
lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến:
PGS.TS Nguyễn Văn Dung, thầy giáo hướng dẫn, người thầy kính mến
đã hết lòng giúp đỡ, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong
suốt quá trình hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Xin gửi lời cảm ơn đến các phòng, ban Uỷ ban nhân dân xã Kim Liên,
các anh chị ở nhà máy nước xã Kim Liên đã giúp đỡ em hoàn thành luận văn
tốt nghiệp.

Cuối cùng xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, anh, chị em và tất cả bạn bè,
những người bạn đã đồng hành và giúp đỡ để em hoàn thành tốt đề tài nghiên
cứu này.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, vì chưa có kinh nghiệm thực tế chỉ
dựa vào lý thuyết đã học cùng với thời gian hạn hẹp nên bài luận văn chắc
chắn sẽ không tránh khỏi những sai sót. Kính mong nhận được sự góp ý, nhận
xét từ quý Thầy cô để đề tài nghiên cứu khoa học được hoàn thiện hơn.
Kính chúc mọi người luôn vui vẻ, hạnh phúc, dồi dào sức khỏe và thành
công trong công việc.

Sinh viên thực hiện
Phạm Thị Dung

ii


MỤC LỤC
3.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên.............................................................................................31
a. Vị trí địa lý....................................................................................................................................31
- Độ ẩm tương đối cao nhất: 91,2%. (tháng 3)................................................................................33
Qua bảng cho thấy, người dân xã Kim Liên chủ yếu là sử dụng nước máy chiếm 75,56%. Tiếp theo
là nước giếng khoan chiếm 47,78%, nước mưa chiếm 42,22%. Số hộ gia đình sử dụng nước ao, hồ
để tưới tiêu chiếm 10,00%..............................................................................................................41
Lý do:...............................................................................................................................................41
Qua bảng cho thấy, lượng nước máy sử dụng của người dân xã Kim Liên đủ chiếm 66,18%, tương
đối đủ chiếm 27,94%. Số hộ thiếu nước sử dụng chiếm 5,88%. Điều này cho thấy người dân xã Kim
Liên đang được cung cấp khá đầy đủ nguồn nước sạch đạt tiêu chuẩn vệ sinh môi trường phục vụ
cho sinh hoạt. Một số xóm như Sen 1, Sen 2 tỉ lệ thiếu nước sạch cao do hai xóm này nằm ở vị trí
cuối đường ống dẫn nước nên lưu lượng chảy đến sẽ bé nhất. Xóm mậu 1 nằm ở đầu đuờng ống
dẫn nước do vậy lưu lượng chảy qua sẽ lớn nhất............................................................................47

Người dân xã Kim Liên hiện đang được sử dụng nước máy do nhà máy nước cung cấp. Qua điều
tra cho thấy chủ yếu người dân là sử dụng nước máy là nguồn nước chính chiếm 75,56%. Tiếp
theo là nước giếng khoan chiếm 47,78%, nước mưa chiếm 42,22%. Số hộ gia đình sử dụng nước
giếng đào là rất ít, chỉ chiếm 2,22%. Và nước ao, hồ chiếm 24,44%. Do thói quen dùng nước từ lâu
và do điều kiện kinh tế chưa cho phép, trên địa bàn vẫn còn 24,44% số hộ chưa được tiếp cận với
nguồn nước máy. Những hộ này thường dùng các nguồn nước có sẵn như nước mưa, nước giếng,
nước ao...........................................................................................................................................55
Chất lượng các nguồn nước sinh hoạt trên địa bàn nhìn chung là khá tốt, đặc biệt là nước máy,
hầu hết đạt tiêu chuẩn vệ sinh về nước sinh hoạt của Bộ Y tế........................................................55

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 :QCVN 01:2009/BYT_Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống.............26
Bảng 2.1: QCVN02:2009/BYT_quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt.............27
Bảng 3.1: Tình hình đất đai của xã Kim Liên....................................................................................36
Bảng 3.2: Tình hình dân số, lao động của xã Kim Liên.....................................................................38
Bảng 3.3: Kết quả phát triển kinh tế của xã Kim Liên......................................................................40
Bảng 3.4: Thống kê nguồn cấp nước từ phiếu điều tra của xã Kim Liên..........................................41

iii


Bảng 3.5: Tổng mức đầu tư cho nhà máy (Theo công bố giá VLXD tháng 12/2009)........................43
Bảng 3.6: Chất lượng nước đầu ra của nhà máy cấp nước xã Kim Liên...........................................45
Bảng 3.7: Số hộ dùng nước sạch từ khi thành lập đến nay..............................................................45
Qua một năm sử dụng người dân đã thật sự hài lòng với chất lượng nước máy, theo “Bảng 3.3: Kết
quả phát triển kinh tế của xã Kim Liên” cho thấy thu nhập bình quân đầu người/năm của năm
2015 (19,806 triệu đồng) cao hơn năm 2014 (15,702 triệu đồng). Do vậy việc bỏ ra một khoản cho
việc sử dụng nguồn nước sạch họ rất sẵn lòng. Tuy nhiên, con số đó vẫn chưa đạt tuyệt đối do thói
quen sử dụng nước trước kia của người dân..................................................................................46
Bảng 3.8: Hiện trạng lượng nước máy sử dụng...............................................................................47

Bảng 3.9: Mục đích sử dụng nước sinh hoạt của các hộ sử dụng....................................................47
nước máy........................................................................................................................................48
Bảng 3.10: Đánh giá chất lượng nước máy của các hộ điều tra.......................................................49
Bảng 3.11: Đánh giá chất lượng nước khác của các hộ điều tra......................................................49
Bảng 3.12: Đánh giá chất lượng dịch vụ cấp nước máy của các hộ điều tra....................................51
Bảng 3.13: Thống kê các loại bệnh có nguyên nhân do nguồn nước gây ra.....................................52

iv


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT
BYT: Bộ Y tế
ĐNN: Đất Nông nghiệp
FAO (Food and Agriculture Organization of the United Nations): Tổ
chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc.
HTX: Hợp tác xã
KHKT: Khoa học Kỹ thuật
NS & VSMTNT: Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn
ODA (Official Development Assistance): Hỗ trợ phát triển chính thức là
một hình thức đầu tư nước ngoài
PTNT: Phát triển nông thôn
QCVN: Quy chuẩn Việt Nam
TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam
UBND: Uỷ ban nhân dân
UNCEF (United Nations Children's Fund): Qũy nhi đồng liên hiệp quốc
WB: Ngân hàng thế giới
WHO: Tổ chức Y tế thế giới

v



ĐẶT VẤN ĐỀ
• Tính cấp thiết của đề tài
Khu vực nông thôn Việt Nam chiếm 67,5% dân số cả nước và đặc biệt
Nông nghiệp luôn là bộ phận quan trọng nhất trong nền kinh tế quốc dân. Nhìn
lại 20 năm sau đổi mới có thể thấy diện mạo nông thôn đang dần thay da đổi
thịt tuy nhiên người dân nông thôn vẫn đang còn nghèo và trong quá trình cải
cách kinh tế đang có xu hướng tụt hậu so với dân thành thị cả về phát triển kinh
tế lẫn chất lượng cuộc sống. Vấn đề nước sạch đang là vấn đề bức xúc thu hút
được sự quan tâm của mọi người trên thế giới đặc biệt ở các nước đang phát
triển. Trong điều kiện phát triển còn thấp như nông thôn hiện nay thì nước sạch
đã và đang trở thành một nhu cầu thiết yếu, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe
và đời sống của nhân dân. Kim Liên trước đây là một xã phụ thuộc chủ yếu vào
nông nghiệp, người dân quanh năm gắn liền với đồng ruộng. Tuy nhiên trong
những năm gần đây cùng với sự phát triển của đất nước trên địa bàn xã đã có
rất nhiều khu công nghiệp vừa và nhỏ làm cho kinh tế của xã Kim Liên dần
nâng cao, đời sống của người dân được cải thiện tuy nhiên lại nảy sinh các vấn
đề về môi trường đặc biệt là chất lượng nước phục vụ sinh hoạt mỗi ngày gây
ảnh hưởng đến sức khỏe cho người . Nhận thấy sự cần thiết và quan trọng của
nước sạch đối với sự sống cho nên em chọn đề tài “Đánh giá hiện trạng cấp
nước sinh hoạt và đề xuất biện pháp quản lý, sử dụng nước sinh hoạt tại xã
Kim Liên huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An”.


Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Điều tra đánh giá hiện trạng cấp nước sinh hoạt tại xã Kim Liên
- Đề xuất các mô hình cung cấp nước sinh hoạt đạt tiêu chuẩn vệ sinh

môi trường



Yêu cầu của đề tài
- Đánh giá được hiện trạng cấp nước sinh hoạt tại xã Kim Liên
- Thông tin trung thực, chính xác

1


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước
1.1.1. Các nghiên cứu ngoài nước
Nước ngọt có ý nghĩa sống còn đối với an ninh chính trị, an sinh xã hội
của mỗi quốc gia. Đến năm 2010 có 89% dân số thế giới, tức khoảng 6,1 tỷ
nguời được sử dụng nguồn nước đã cải thiện. Tuy nhiên tổ chức Qũy nhi
đồng liên hiệp quốc (UNICEF) và tổ chức y tế thế giới (WHO) cũng khuyến
cáo còn 11% dân số tức khoảng 783 triệu người trên toàn thế giới vẫn không
được tiếp cận với nguồn nước đảm bảo vệ sinh. Đây là nguyên nhân chủ yếu
khiến hơn 3000 trẻ em trên thế giới phải tử vong hàng ngày do tiêu chảy - một
căn bệnh liên quan tới nguồn nước không đảm bảo điều kiện vệ sinh.
Vấn đề nước sạch dùng cho sinh hoạt cho người dân luôn được các quốc
gia trên thế giới quan tâm. Nước sinh hoạt nông thôn là kế hoạch hành động
của Liên Hợp Quốc trong chương trình nước sạch nông thôn. Để cảnh báo và
ngăn chặn ô nhiễm nguồn nước ngọt, từ năm 1997 hệ thống quan trắc môi
trường toàn cầu (GEMS) đã cùng với tổ chức y tế thế giới (WHO) và Tổ chức
Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên Hợp Quốc (UNESCO) tổ chức triển
khai mạng lưới quan trắc chất lượng nước toàn cầu.
Nước ngầm là nguồn cung cấp nước ngọt lớn nhất cho sinh hoạt nhưng
ngày càng cạn kiệt do bị khai thác quá mức và ngày càng bị ô nhiễn bởi hoạt
động của con người. Do vậy, nhiều quốc gia như Hà Lan, Phần Lan, Anh đã

giảm nhu cầu về nước cho công nghiệp, một số ngành công nghiệp sử dụng
lại nước thải đô thị đã tái chế.

2


Năm 1990, Các nhà khoa học Áo đã đưa ra phương pháp lọc nước bằng
cát. Nước sau khi được lọc qua lớp cát có thể loại bỏ các chất hữu cơ và các
ion kim loại nặng.
Năm 2007, Michael Berg và cộng sự đã nghiên cứu về ô nhiễm Asen
trong nước vùng đồng bằng Sông Cửu Long ở Campuchia và Việt Nam: Ô
nhiễm Asen trong nước ngầm ở khu vực đồng bằng Sông Cửu Long tại
Campuchia trung bình đạt 217µg/l và ở miền nam Việt Nam trung bình
39µg/l. Nhóm ngiên cứu đã thu mẫu tóc của người dân sử dụng nước ngầm tại
Việt Nam, Campuchia, Bangladesh và Tây Bengal để nghiên cứu gián tiếp
hàm lượng Asen và tác động của Asen đến sức khoẻ con người, nhận thấy:
Tại Việt Nam và Campuchia có hàm lượng Asen cao hơn đáng kể so với
nhóm đối chứng tại Bangladesh và Tây Bengal. Qua nghiên cứu cho thấy
Asen có tác động nguy hại rất lớn đến sức khoẻ con người đặc biệt với mức
độ ô nhiễm càng lớn thì khả năng gây hại càng cao.
Năm 2008, Stephen Luby đã phát hiện phổ biến khắp Đông Nam Á cả
hai nguồn cung cấp nước cho đô thị và nông thôn thường xuyên bị ô nhiễm
bởi các vi sinh vật có nguồn gốc từ phân người với tần số rất phổ biến đến
mức nó được chấp nhận như một điều hiển nhiên. Đáng quan tâm là nước
ngầm tầng nông ở nhiều khu vực ở Đông Nam Á bị ô nhiễm Asen ở mức độ
nguy hiểm cao. Mặc dù nhiều phương pháp tiếp cận có thể xử lý Asen trong
nước uống, tuy nhiên có rất ít bằng chứng về các giải pháp có thể đựơc áp
dụng ở quy mô lớn và khả năng giảm phơi nhiễm Asen cho con người.
1.1.2. Các nghiên cứu trong nước
Trong những năm qua vấn đề nước sạch cho sinh hoạt luôn được Chính

phủ quan tâm và đươc đưa vào các chương trình mục tiêu của quốc gia trong
từng giai đoạn phát triển. Để giải quyết kịp thời và thoả mãn nhu cầu về nước
sạch cho người dân đã có nhiều tổ chức, cơ quan và các nhà khoa học tham
gia nghiên cứu nhằm bảo vệ nguồn nước sạch và xử lý nước bị ô nhiễm.

3


Trong những năm gần đây, chương trình cấp nước và vệ sinh môi trường
nông thôn do UNIECF tài trợ đã góp phần cải thiện tình hình nước sạch và vệ
sinh cho nông thôn. Hằng năm, nhà nước đã đầu tư nguồn kinh phí lớn và
tranh thủ sử dụng có hiệu quả ngồn vốn của các nhà tài trợ cho việc xã hội
hoá, phát triển thị truờng nước sạch và dịch vụ vệ sinh môi trường nông thôn,
cũng như các công trình nghiên cứu, triển khai các kỹ thuật đánh giá chất
lượng nước cùng các công nghệ xử lý thích hợp và khả thi.
Năm 1996, Phạm Song đã xây dựng phương pháp loại bỏ sắt và mangan
trong nước giếng. Sắt trong nước giếng được khử bằng phương pháp sục khí
rồi lọc với vật liệu là cát, ngoài ra có thể tách sắt ra khỏi nước bằng cách keo
tụ (nhôm sunfat, sắt clorua hoặc hỗn hợp hai chất này). Các chất này hấp thụ
mạnh ion sắt và tất cả cùng kết tủa lắng xuống. Còn Mangan được loại bỏ
khỏi nước bằng phương pháp oxy hoá hay dùng các chủng vi khuẩn như
Metallogenium personatun; Cauloceus manganifer...để trộn vào vật liệu lọc
nhằm tách mangan (II) ra khỏi nước.
Năm 1997, Phan Văn Tinh và Lưu Minh Đại đã giới thiệu một số kết quả
nghiên cứu khả năng kết tủa để loại bỏ các ion Thori (II) và Chì (II) bằng axit
Humic tách ra từ than bùn. Kết quả này làm tiền đề định hướng cho việc phát
triển công nghệ xử lý nước bị nhiễm kim loại nặng độc hại bằng vật liệu là
than bùn có phổ biến ở nước ta.
Năm 2000, Phan Đỗ Hùng và cộng sự đã nghiên cứu và đề nghị phương
pháp xử lý nước sinh hoạt từ nước mặt chất lượng thấp bằng màng vi lọc

Polyetylen dạng sợi rỗng có kích thước lỗ xốp 0,4 µm. Nước ngầm được đưa
vào bể lọc phía ngoài màng sợi rỗng, nước sẽ thấm qua màng vào phía trong
màng và hút sang bể chứa. Trong quá trình lọc, bể lọc được sục khí liên tục.
Kết quả sau khi lọc loại bỏ các chất rắn lơ lửng, giảm đáng kể các vi khuẩn
gây bệnh, đạt tiêu chuẩn nước dùng cho sinh hoạt.

4


Năm 2001, Nguyễn Hữu Phú đã nghiên cứu và xây dựng quy trình ứng
dụng than hoạt tính trong xử lý nước tự nhiên sau khi lọc cát hoặc qua giai
đoạn oxy hoá. Than hoạt tính có khả năng làm giảm nồng độ các chất hữu cơ
trong nước, loại bỏ nhiều chất ô nhiễm hữu cơ có mặt trong nước bằng cơ chế
hấp phụ.
Năm 2002, Đoàn Thị Hồng Diễm đã khảo sát quá trình xử lý nước giếng bị
ô nhiễm Nitrat bằng than bùn là một loại vật liệu phổ biến ở Thừa Thiên Huế.
Năm 2002, Trần Quốc Thưởng qua nghiên cứu đã đề xuất các giải pháp
cấp nước sinh hoạt nông thôn vùng duyên hải miền Trung là hệ thống cấp
nước tâp trung (hệ thống cấp nước tự chảy, hệ thống bơm dẫn nước mặt và hệ
thống bơm dẫn nước ngầm) và hệ thống cấp nước đơn lẻ cho hộ gia đình.
Qua nghiên cứu khai thác nguồn nước từ mạch lộ, phục vụ cấp nước sinh hoạt
cho đồng bào miền núi 9 tỉnh gồm Bắc Cạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Sơn La,
Hà Giang, Yên Bái, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình thuộc vùng núi và trung
du, miền Bắc và Bắc Trung Bộ.
Năm 2006, Vũ Văn Thặng đã đề xuất các giải pháp khai thác hiệu quả và
bền vững phù hợp với mô hình cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường
nông thôn miền núi với quy trình vận hành đơn giản và chi phí cho công tác
quản lý thấp.
Nghiên cứu về quản lý môi trường nước ở Đồng Bằng Sông Cửu Long
-Việt Nam của Lê Anh Tuấn và Guido Wyseure (2007) cho thấy: Đây là khu

vực rất đông dân cư với mật độ cao và có liên quan đến ô nhiễm nước. Các
tác giả đã xác định năm vấn đề môi trường nước ở khu vực này là sự xâm
nhập mặn khu vực ven biển, ảnh hưởng của đất phèn, nguồn nước ô nhiễm từ
hoạt động của con người, tình trạng thiếu nước ngọt trong mùa khô và nước
đục trong mùa mưa. Từ đó đã đề xuất các giải pháp quản lý tài nguyên nước
trong khu vực bằng cách theo dõi và kiểm soát cho cả số lượng và chất lựơng
tương ứng với kinh tế môi trường và phát triển bền vững.

5


Năm 2008, Thịnh Thị Hương và cộng sự đã đánh giá chất lựơng nước sông
Tiền, sông Hậu ở một số vùng dân cư của tỉnh Đồng Tháp,Vĩnh Long và Cần
Thơ trong năm 2006. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Nhu cầu oxy hoá học lúc
triều thấp vượt quá giới hạn cho phép từ 1,1 - 6 lần. Nhu cầu oxy sinh hoá sau 5
ngày (BOD5) vượt mức cho phép từ 1,5 - 10 lần. Mật độ coliform của nhánh
sông Hậu ở huyện Thốt Nốt, Cờ Đỏ và quận Bình Thuỷ vượt mức cho phép từ
4,6 – 92 lần (theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5942-1995, loại A). Nước sông
Tiền, sông Hậu tại các điểm lấy mẫu không đạt tiêu chuẩn vệ sinh. Các kết qủa
này sẽ giúp cho các cấp chính quyền, cơ quan y tế xây dựng chương trình cải
thiện chất lượng nước và ngăn ngừa các bệnh truyền qua nước.
Năm 2008, Đặng Ngọc Chánh và cộng sự qua quá trình khoả sát chất
lựong nước sinh hoạt nông thôn và xác định các yếu tố ô nhiễm ảnh hưởng
đến nguồn nước sử dụng tại hộ gia đình ở hai tỉnh Long An và Hậu Giang, kết
qủa cho thấy: Tại Long An tỉ lệ sử dụng nước cấp theo đường ống là 27,2%,
các hộ gia đình vẫn còn đang thích sử dụng nước mưa (26,3%). Tại tỉnh Hậu
Giang có 38% các hộ gia đình thích sử dụng nước bề mặt, tỉ lệ sử dụng nước
giếng khoan là 21,6%. Nhìn chung mẫu nước đạt tiêu chuẩn tại Long An
(44,9%) cao hơn so với Hậu Giang (23,9%), các yếu tố ô nhiễm ảnh hưởng tới
chất luợng nước giếng ở mức trung bình, không có rào chắn gia súc (78%);

gần nhà tiêu (65%); gần bãi rác, phân súc vật (32%). Các yếu tố ô nhiễm đối
với nước mặt chiếm tỉ lệ cao là: không rào chắn ngăn súc vật (97%); chăn thả
trâu bò, vịt tại nguồn nước (24%). Đối với nước mưa không có bộ phận chắn
rác, bộ phận lọc chiếm tỉ lệ cao (83%); dụng cụ múc nước tại các nguồn ô
nhiễm chiếm tỉ lệ 20%.
Năm 2008, Nguyễn Lê Mạnh Hùng và cộng sự đã khảo sát, đánh giá
chất lượng vệ sinh nước ăn uống thông qua chỉ số vi sinh vật tại một số cộng
đồng dân tộc thiểu số huyên Buôn Đôn, tỉnh Đắc Lăk trong năm 2007 cho
thấy: Tỷ lệ các mẫu nước ăn uống không đạt tiêu chuẩn vi sinh vật tại xã

6


Krông Na là 86,67%, tại xã Ea Huar là 73,33% và tại xã Ea Noul là 80%.
Nguyên nhân là do đồng bào các dân tộc thiểu số tại Tây Nguyên phần lớn sử
dụng nước suối và nước giếng đào để sinh hoạt và ăn uống. Nhóm tác giả
cũng đề nghị chính quyền địa phương cần quan tâm hơn nữa đến điều kiện vệ
sinh môi trường sống, đặc biệt là nguồn cung cấp nước sinh hoạt và ăn uống
của đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống tại vùng sâu vùng xa còn nhiều
khó khăn.
Năm 2011, Nguyễn Chi Hiếu, Đặng Viết Hùng đã đánh giá hiện trạng
nước sạch tại các huyện ngoại thành TP.Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu
cho thấy, nguồn nước ngầm chiếm 75-98% nước cấp cho sinh hoạt ở các
huyện Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh, trong đó từ 80-90% là nước ngầm do
người dân tự khai thác, còn lại 10-20% nước do các trạm cấp nước tập trung
cung cấp. Nguồn nước ngầm hiện đã có những dấu hiệu của sự ô nhiễm vi
sinh, một số chỉ tiêu khác cần quan tâm và có những biện pháp khắc phục kịp
thời. Huyện Cần Giờ và Nhà Bè nguồn nước dùng cho ăn uống và một phần
sinh hoạt của người dân chủ yếu do công ty cấp nước thành phố cung cấp
chiếm từ 53-70%, chủ yếu thông qua các phương tiện vận chuyển như sà lan,

xe bồn. Chất lượng nước chưa đảm bảo và chưa đáp ứng được nhu cầu. Tỉ lệ
hộ dân sử dụng nguồn nước đạt tiêu chuẩn khoảng 25-30%.
Năm 2012, Nguyễn Đức Hạnh đã công bố kết qủa khảo sát điều tra chất
lượng nước mặt tỉnh Khánh Hoà trong năm 2011, cho thấy các nguồn nước
hồ, đập trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà chưa bị ô nhiễm nhiều, đạt tiêu chuẩn
chất lượng về mặt hoá lý và có thể sử dụng để phục vụ mục đích tưới trong
nông nghiệp, cần lưu ý về hàm lượng sắt (Fe) và oxy hoà tan trong nước và
cần có các giải pháp thích hợp.
Năm 2012, Hoàng Thị Thắm và Ngô Thị Thanh Vân đã đánh giá thực
trạng các mô hình quản lý khai thác dịch vụ nước sạch nông thôn ở Việt Nam
và chỉ ra những hạn chế trong các mô hình đó là do: Cơ chế, chính sách quản

7


lý cấp nước chưa phù hợp, hoạt động của các doanh nghiệp cấp nước còn
mang tính bao cấp trong đầu tư và quản lý, chưa tự chủ về tài chính. Để phát
huy những thế mạnh và khắc phục những hạn chế từ các mô hình đó, các tác
giả đề xuất một mô hình quản lý, khai thác dịch vụ cấp nước sinh hoạt nông
thôn có sự quản lý kết hợp của Nhà nước, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư.
Năm 2012, Võ Văn Phú đã khảo sát, đánh giá và đề xuất các giải pháp
bảo vệ tài nguyên nước ngọt trên đảo Cồn Cỏ tỉnh Quảng Trị phục vụ cho mục
đích sinh hoạt. Kết qủa cho thấy chất lượng nước tại đây đều đạt tiêu chuẩn,
chất lượng nước tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống theo QCVN02/2009/BYT
của Bộ Y Tế, có thể sử dụng tốt cho sinh hoạt hàng ngày.
Năm 2013, Nguyễn Thị Huyền Trang và Đào Vĩnh Lộc đã nghiên cứu
xây dựng mô hình khử sắt trong nước giếng khoan quy mô hộ gia đình. Trong
đề tài này, phương pháp làm thoáng kết hợp với cột lọc cát dùng để khử sắt
cho hiệu suất xử lý sắt tổng số đạt 84,51% và hàm lượng sắt tổng số sau khi
xử lý 0,48mg/l thấp hơn quy định của QCVN 02/2009 BYT của Bộ Y tế. Mô

hình đã được lắp đặt phục vụ nhu cầu sử dụng nước tại hộ gia đình tại huyện
Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng.
Năm 2013, Đoàn Thu Hà đã đánh giá hiện trạng cấp nước nông thôn
vùng đồng bằng Sông Cửu Long cho thấy, hiện nay toàn vùng chỉ có 36,52%
dân số được sử dụng nước đạt QCVN 02:2009/BYT. Nhiều công trình cấp
nước tập trung quy mô nhỏ và rất nhỏ đang ở tình trạng xuống cấp, chất lượng
nước cấp không đảm bảo yêu cầu cho người sử dụng.
Kết quả đánh giá chất lượng nguồn nước sinh hoạt trên địa bàn xã Nam
Tiến - huyện Phổ Yên - tỉnh Thái Nguyên của Lương Văn Minh và Đào Đoàn
Hạ (2013) cho thấy các nguồn nước phục vụ sinh hoạt trên địa bàn xã khá đa
dạng, có trữ lượng dồi dào và chất lượng các nguồn nước đảm bảo tiêu chuẩn
cho phép dùng trong sinh hoạt hàng ngày của người dân.

8


1.2. Vai trò của nước
1.2.1. Vai trò của nước đến đời sống con người
Nước có vai trò đặc biệt quan trọng với cơ thể, con người có thể nhịn ăn
được vài ngày, nhưng không thể nhịn uống nước. Nước chiếm khoảng 70%
trọng lượng cơ thể, 65-75% trọng lượng cơ, 50% trọng lượng mỡ, 50% trọng
lượng xương. Nước tồn tại ở hai dạng: Nước trong tế bào và nước ngoài tế
bào. Nước ngoài tế bào có trong huyết tương máu, dịch limpho, nước bọt,…
huyết tương chiếm khoảng 20% lượng dịch ngoài tế bào của cơ thể (3-4 lít).
Nước là chất quan trọng để các phản ứng hóa học và sự trao đổi chất diễn ra
không ngừng trong cơ thể. Nước là một dung môi, nhờ đó tất cả các chất dinh
dưỡng được đưa vào cơ thể, sau đó được chuyển vào máu dưới dạng dung
dịch nước. Một người nặng 60 kg cần cung cấp 2-3 lít nước để đổi mới lượng
nước của có thể, và duy trì các hoạt động sống bình thường. Uống không đủ
nước ảnh hưởng đến chức năng của tế bào cũng như chức năng các hệ thống

trong cơ thể. như suy giảm chức năng thận. Những người thường xuyên uống
không đủ nước da thường khô, tóc dễ gãy, xuất hiện cảm giác mệt mỏi, đau
đầu, có thể xuất hiện táo bón, hình thành sỏi ở thận và túi mật. Khi cơ thể mất
trên 10% lượng nước có khả năng gây trụy tim mạch, hạ huyết áp, nhịp tim
tăng cao. Nguy hiểm hơn, bạn có thể tử vong nếu lượng nước mất trên 20%.
Bên cạnh oxy, nước đóng vai trò quan trọng thứ hai để duy trì sự sống.
1.2.2. Vai trò của nước đối với sinh vật
− Nước chứa trong cơ thể sinh vật một hàm lượng rất cao, từ 50 - 90% khối
lượng cơ thể sinh vật là nước, có trường hợp nước chiếm tỷ lệ cao hơn, tới
98% như ở một số cây mọng nước, ở ruột khoang (ví dụ: thủy tức).
− Nước là dung môi cho các chất vô cơ, các chất hữu cơ có mang gốc phân
cực (ưa nước) như hydroxyl, amin, cacboxyl.

9


− Nước là nguyên liệu cho cây trong quá trình quang hợp tạo ra các chất hữu
cơ. Nước là môi trường hoà tan chất vô cơ và phương tiện vận chuyển chất vô
cơ và hữu cơ trong cây, vận chuyển máu và các chất dinh dưỡng ở động vật.
− Nước bảo đảm cho thực vật có một hình dạng và cấu trúc nhất định. Do
nước chiếm một lượng lớn trong tế bào thực vật, duy trì độ trương của tế bào
cho nên làm cho thực vật có một hình dáng nhất định.
− Nước nối liền cây với đất và khí quyển góp phần tích cực trong việc bảo
đảm mối liên hệ khăng khít sự thống nhất giữa cơ thể và môi trường. Trong
quá trình trao đổi giữa cây và môi trường đất có sự tham gia tích cực của ion
H+ và OH- do nước phân ly ra.
− Nước tham gia vào quá trình trao đổi năng lượng và điều hòa nhiệt độ cơ thể.
− Nước còn là môi trường sống của rất nhiều loài sinh vật.
− Cuối cùng nước giữ vai trò tích cực trong việc phát tán nòi giống của các
sinh vật, nước còn là môi trường sống của nhiều loài sinh vật.

1.2.3. Vai trò của nước đối với sản xuất
− Trong Nông Nghiệp: Tất cả các cây trồng và vật nuôi đều cần nước đề phát
triển. Từ một hạt cải bắp phát triển thành một cây rau thương phẩm cần 25 lít
nước; lúa cần 4.500 lít nước để cho ra 1 kg hạt. Dân gian ta có câu: “Nhất
nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”, qua đó chúng ta có thể thấy được vai trò
của nước trong nông nghiệp. Theo FAO, tưới nước và phân bón là hai yếu tố
quyết định hàng đầu là nhu cầu thiết yếu, đồng thời còn có vai trò điều tiết các
chế độ nhiệt, ánh sáng, chất dinh dưỡng, vi sinh vật, độ thoáng khí trong đất,
làm cho tốc độ tăng sản lượng lương thực vượt qua tốc độ tăng dân số thế giới.
− Trong Công Nghiệp: Nước cho nhu cầu sản xuất công nghiệp rất lớn. Nước
dùng để làm nguội các động cơ, làm quay các tubin, là dung môi làm tan các
hóa chất màu và các phản ứng hóa học. Để sản xuất 1 tấn gang cần 300 tấn
nước, một tấn xút cần 800 tấn nước. Người ta ước tính rằng 15% sử dụng
nước trên toàn thế giới công nghiệp như: các nhà máy điện, sử dụng nước để

10


làm mát hoặc như một nguồn năng lượng, quặng và nhà máy lọc dầu, sử dụng
nước trong quá trình hóa học, và các nhà máy sản xuất, sử dụng nước như
một dung môi. Mỗi ngành công nghiêp, mỗi loại hình sản xuất và mỗi công
nghệ yêu cầu một lượng nước, loại nước khác nhau. Nước góp phần làm động
lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Nếu không có nước thì chắc chắn toàn bộ
các hệ thống sản xuất công nghiệp, nông nghiệp… trên hành tinh này đều
ngừng hoạt động và không tồn tại.
1.3. Công tác quản lý, sử dụng nước sinh hoạt trên thế giới và ở Việt Nam
1.3.1. Quản lý và sử dụng nước sinh hoạt trên thế giới
Khi con người bắt đầu trồng trọt và chăn nuôi thì đồng ruộng dần dần
phát triển ở miền đồng bằng màu mỡ, kề bên lưu vực các con sông lớn. Lúc
đầu cư dân còn ít và nước thì đầy ắp trên các sông hồ, đồng ruộng, cho dù có

gặp thời gian khô hạn kéo dài thì cũng chỉ cần chuyển cư không xa lắm là tìm
được nơi ở mới tốt đẹp hơn. Vì vậy, nước được xem là nguồn tài nguyên vô
tận và cứ như thế qua một thời gian dài, vấn đề nước chưa có gì là quan trọng.
Tình hình thay đổi nhanh chóng khi cuộc cách mạng công nghiệp xuất hiện và
càng ngày càng phát triển như vũ bão. Hấp dẫn bởi nền công nghiệp mới ra
đời, từng dòng người từ nông thôn đổ xô vào các thành phố và khuynh hướng
này vẫn còn tiếp tục cho đến ngày nay. Ðô thị trở thành những nơi tập trung
dân cư quá đông đúc, tình trạng này tác động trực tiếp đến vấn đề về nước
càng ngày càng trở nên nan giải.
Nhu cầu về nước Sinh hoạt và giải trí: Theo sự ước tính thì các cư dân
sinh sống kiểu nguyên thủy chỉ cần 5-10 lít nước/ người/ ngày. Ngày nay, do
sự phát triển của xã hội loài người ngày càng cao nên nhu cầu về nước sinh
hoạt và giải trí ngày cũng càng tăng theo nhất là ở các thị trấn và ở các đô thị
lớn, nước sinh hoạt tăng gấp hàng chục đến hàng trăm lần nhiều hơn. Theo sự
ước tính đó thì đến năm 2000, nhu cầu về nước sinh hoạt và giải trí sẽ tăng
gần 20 lần so với năm 1900, tức là chiếm 7% tổng nhu cầu nước trên thế giới.

11


Trung bình mỗi ngày trên trái đất có khoảng 2 triệu tấn chất thải sinh
hoạt đổ ra sông hồ và biển cả, 70% lượng chất thải công nghiệp không qua xử
lý bị trực tiếp đổ vào các nguồn nước tại các quốc gia đang phát triển. Nghiên
cứu của FAO cho biết, đã có 50 nước trên thế giới sử dụng nước thải qua xử
lý để phục vụ sản xuất nông nghiệp, vì nó vừa giải quyết được nạn ô nhiễm ở
các đô thị, vừa giúp nông dân tránh được chi phí khai thác nước ngầm, còn
nguồn chất hữu cơ có trong nước thải có thể giúp giảm chi phí về phân bón,
điển hình là ở Tây Ban Nha và Mê-hi-cô. Tổ chức FAO cảnh báo, trong 15
năm tới sẽ có gần hai tỷ người phải sống trong tình trạng bị thiếu nước. FAO
đã kêu gọi cộng đồng quốc tế sử dụng an toàn nguồn nước thải của các đô thị

cho nông nghiệp... Ngân hàng Thế giới (WB) vừa công bố báo cáo về vấn đề
này với nhan đề “Giữ gìn nước cho tất cả mọi người”, trong đó kêu gọi cộng
đồng thế giới quản lý tốt hơn các nguồn nước trước nguy cơ khan hiếm nước
trên toàn cầu. Báo cáo của WB nhấn mạnh, các nguồn nước phục vụ sinh hoạt
của con người và sản xuất nông nghiệp đang bị giảm nghiêm trọng. Hiện có
một phần sáu số dân thế giới không được tiếp cận nguồn nước sạch và 30%
không được tiếp cận các điều kiện vệ sinh cơ bản. Vì vậy, các nước cần thông
tin và được thông tin tốt hơn về các nguồn nước quốc gia và quốc tế để quản
lý các nguồn nước tốt hơn trên phạm vi quốc gia và toàn cầu. Nếu tình hình
này không thay đổi, hơn một tỷ người trên thế giới sẽ lỡ cơ hội được hưởng
các lợi ích của các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ. Thực tế trên khiến nguồn
nước dùng trong sinh hoạt của con người bị ô nhiễm nghiêm trọng. Một nửa
số bệnh nhân nằm viện ở các nước đang phát triển là do không được tiếp cận
những điều kiện vệ sinh phù hợp (vì thiếu nước) và các bệnh liên quan đến
nước. Thiếu vệ sinh và thiếu nước sạch là nguyên nhân gây tử vong cho hơn
1,6 triệu trẻ em mỗi năm. Hàng năm, 4.000 trẻ em tử vong vì nước bẩn và vệ
sinh kém. Đây là con số được UNICEF công bố. Giám đốc Điều hành
UNICEF, bà Ann M. Veneman cho biết: “Trên thế giới, cứ 15 giây lại có một

12


trẻ em tử vong bởi các bệnh do nước không sạch gây ra và nước không sạch
là thủ phạm của hầu hết các bệnh và nạn suy dinh dưỡng. Một trẻ em lớn lên
trong những điều kiện như thế sẽ có ít cơ hội để thoát khỏi cảnh đói nghèo”.
Ước tính có khoảng 17 triệu (52%) trẻ em chưa được sử dụng nước sạch
và khoảng 20 triệu (59%) chưa có nhà tiêu hợp vệ sinh. Con số này còn cao
hơn ở vùng các dân tộc ít người và vùng sâu vùng xa. Tại diễn đàn của Trẻ
em thế giới về nước tổ chức tại Mehico ngày 21/3, UNICEF cho biết 400 triệu
trẻ em trên thế giới đang phải vật lộn với sự sống vì khôn có nước sạch. Theo

đó, trẻ em là người phải trả giá cao nhất khi không được sử dụng nước sạch.
Kết quả nghiên cứu cho thấy trẻ em dưới năm tuổi dễ bị mắc tiêu chảy nhất
(căn bệnh này gây tử vong cho 4500 trẻ em mỗi ngày).
1.3.2. Quản lý và sử dụng nước sinh hoạt ở Việt Nam
Thực tế đã tồn tại ba loại hình quản lý việc cấp nước sinh hoạt ở nông thôn:
- Loại hình do doanh nghiệp Nhà nước quản lý.
- Loại hình do doanh nghiệp tư nhân bỏ vốn xây dựng, quản lý, vận hành.
- Loại hình do hợp tác xã vận hành, quản lý.
Hiện nay, phần lớn cư dân nông thôn còn thiếu hiểu biết về vệ sinh, nước
sạch, bệnh tật và sức khoẻ; về môi trường sống xung quanh mình cần phải
ñược cải thiện và có thể cải thiện được. Kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực cho
thấy nếu người nông dân nhận thức rõ được vấn đề thì với sự giúp đỡ của
Chính phủ, họ có thể vươn lên, khắc phục khó khăn, cải thiện môi trường sống
cho mình tốt hơn. Để khắc phục những hạn chế trên, trong công tác quản lý
nước sinh hoạt nông thôn Việt Nam đã và đang có các hoạt động thiết thực sau:
Tổ chức các lớp tập huấn hướng dẫn và vận động nhân dân tham gia
hưởng ứng phong trào NS & VSMTNT, cấp phát hàng vạn tờ rơi, tranh ảnh,
tài liệu tuyên truyền sự tham gia của cộng đồng vào Chương trình đã có nhiều
tiến bộ, vai trò của người sử dụng và của phụ nữ tham gia vào quá trình quyết
định về đầu tư và quản lý được tăng cường hơn nhiều, từ việc đề xuất nhu

13


cầu, lựa chọn quy mô, loại hình công trình, hình thức tham gia vốn đầu tư,
giới thiệu người thay mặt cộng đồng để quản lý đầu tư và vận hành công trình
như: Mô hình hội phụ nữ cho hội viên vay vốn quay vòng để xây dựng nhà vệ
sinh ở Bạc Liêu, Cần Thơ, Hải Phòng; Mô hình đội thu dọn vệ sinh nông thôn
xóm ở Hưng Yên, Nam Định, Trà Vinh; Mô hình xây dựng hầm biogas trên
diện rộng ở Đan Phượng (Hà Tây), Xuân Trường (Nam Định). Đối với các

vùng kinh tế - sinh thái khác nhau, đã có nhiều mô hình tốt về vận động sự
tham gia của cộng đồng đang xuất hiện ở các tỉnh: Tiền Giang, Nam Định,
Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Đắk Lắk, TP Hồ Chí Minh, các tỉnh miền
Đông Nam Bộ.
Một số địa phương đã và đang triển khai quy hoạch đến cấp huyện. Các
quy hoạch này làm căn cứ để xây dựng kế hoạch hàng năm, 5 năm phù hợp
với từng vùng trong tỉnh về số lượng và quy mô các công trình, xác định
nguồn vốn đầu tư, danh mục dự án và khu vực ưu tiên, công trình cần ưu tiên
xây dựng trong thời gian tới. Long An, Bình Thuận, Tp Hồ Chí Minh...trên cơ
sở quy hoạch, tỉnh đã đầu tư và giao cho Trung tâm NS&VSMTNT tỉnh quản
lý đầu tư, khai thác các công trình (dưới dạng xí nghiệp công ích) như Trung
tâm NS&VSMTNT thành phố Hồ Chí Minh đang quản lý 75 công trình cấp
nước tập trung, thu đã đủ chi và đã có lợi nhuận.
Về khoa học công nghệ: Đã xác định và ứng dụng được một số giải pháp
khoa học công nghệ trong cấp nước và vệ sinh tuỳ theo điều kiện tự nhiên,
kinh tế- xã hội, đặc điểm dân cư, tập quán và truyền thống sử dụng nước sinh
hoạt của từng địa phương như mô hình hồ treo Hà Giang; mô hình cấp nước
tập trung. (Hà Giang 279 công trình, Tuyên Quang 110, Đồng Tháp 139, Tiền
Giang 458); ngoài ra còn có nhiều loại hình cấp nước phân tán và nhiều giải
pháp phù hợp để cấp nước cho các vùng khó khăn (như vùng nhiễm mặn,
vùng núi cao, vùng đá vôi, vùng lũ lụt ...). Ở những nơi kết hợp công trình
nước sạch với các công trình thuỷ lợi đã tạo sự ổn định về nguồn nước, nhờ

14


đó việc cấp nước được đảm bảo đối với công trình cấp nước: Theo thống kê
sơ bộ hiện nay có khoảng 16 loại hình công nghệ cấp nước khác nhau, trong
đó có 6 mô hình cấp nước phân tán (giếng khoan, giếng đào lắp bơm tay hoặc
bơm điện, bể, lu chứa nước mưa...) và 10 mô hình cấp nước tập trung (hệ cấp

nước tự chảy, cấp nước bơm dẫn, cấp nước bằng bơm thuỷ luân, cấp nước
bằng vải địa kỹ thuật...). Các địa phương đã lựa chọn và áp dụng các loại hình
thích hợp để nâng cao số dân được sử dụng nước ở một số vùng nông thôn rất
khó khăn về nước (như Lục Khu của tỉnh Cao Bằng, vùng núi đá của tỉnh Hà
Giang, các vùng nhiễm mặn ở ven biển, vùng ngập lụt ở đồng bằng sông Cửu
Long...). Đã hình thành được nhiều mô hình về tổ chức quản lý vận hành các
công trình cấp nước. Hiện nay, ở các tỉnh có các loại hình tổ chức quản lý sau:
Tổ dịch vụ nước sạch của HTX nông nghiệp, UBND xã, HTX dịch vụ nước
sạch, tư nhân, tổ hợp tác (Đắk Lắk), cộng đồng dân cư cấp thôn (các tỉnh
miền Núi phía Bắc như Hà Giang, Bắc Cạn và tỉnh Ninh Thuận), Trung tâm
NS&VSMTNT tỉnh được giao quản lý và áp dụng nhiều mô hình mới trong
quản lý khai thác công trình như: Trung tâm là chủ đầu tư, thực hiện nhiệm vụ
quản lý toàn bộ ngay từ sau khi hoàn thành công trình (Bà Rịa - Vũng Tàu,
Vĩnh Long); Trung tâm là chủ đầu tư, thực hiện nhiệm vụ quản lý trên địa
phận một số huyện (Bình Thuận, Ninh Thuận). Các mô hình này đã và đang
hoạt động có hiệu quả và đang tiếp cận dần đến mô hình bền vững.Từng bước
hoàn thiện được bộ máy quản lý thực hiện từ tỉnh đến xã. Các tỉnh đã thành
lập Ban chỉ đạo Chương trình và do Sở Nông nghiệp và PTNT làm thường
trực; đối với các huyện và các xã (có đủ điều kiện) được tỉnh phân cấp thực
hiện nhiệm vụ trực tiếp theo dõi, giám sát, làm chủ đầu tư... tùy theo quy mô
công trình. Kiện toàn, đổi mới ban quản lý, tăng cường sự phối hợp với các
đoàn thể chính trị - xã hội và thu hút sự tham gia giám sát của người dân ở
cấp huyện, xã (riêng Hà Giang và Tuyên Quang chưa có Ban chỉ đạo cấp tỉnh,
hiện nay ban chỉ đạo do lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT đảm nhiệm).

15


Hình thành được đội ngũ cán bộ quản lý, thực hiện từ tỉnh đến huyện, xã tham
gia các hoạt động của Chương trình. Các tỉnh đã chủ động phối hợp với các

dự án quốc tế để tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nhân viên truyền thông, nhất
là tăng cường số lượng và kỹ năng đội ngũ tuyên truyền viên ở cấp thôn, bản
và cải tiến phương pháp truyền thông cho phù hợp.
Trên cở sở các Quyết định, Thông tư của Chính phủ, các Bộ, các Ngành
(Quyết định số 104/2000/QĐ-TTg ngày 25/8/2000 của Thủ tướng Chính phủ,
Thông tư liên Bộ số 66/2003/TTLT/BTC-NN&PTNT ngày 03/7/2003, Quyết
định số 62/2004/QĐ-TTg ngày 16/4/2004 của Thủ tướng Chính phủ...) các
địa phương đã chủ động xây dựng các văn bản về cơ chế chính sách, tài liệu
về truyền thông để triển khai thực hiện tốt Chương trình như : Tiền Giang,
Tây Ninh, Đắk Lăk...Các tỉnh đã phối hợp chặt chẽ với Trung tâm
NS&VSMTNT của Bộ để hướng dẫn địa phương lựa chọn các loại hình cấp
nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; quản lý vận hành hệ thống cấp
nước tập trung ở nông thôn; quản lý, vận hành, bảo dưỡng hệ thống cấp nước
tự chảy; hướng dẫn thiết kế hệ thống cấp nước tập trung quy mô nhỏ.
Hiện nay đại bộ phận dân cư nông thôn là những người làm ăn nhỏ, sống
trong các thôn xóm, làng bản tương đối tập trung, có tổ chức hành chính
tương đối vững chắc và truyền thống cộng đồng lâu đời với cơ cấu hạt nhân là
hộ gia đình bình quân có 5 người. Nhưng mức sống còn thấp, một bộ phận
đáng kể dân cư nông thôn còn nghèo, thu nhập chỉ đủ cho nhu cầu tối thiểu về
ăn mặc không còn kinh phí cho các việc khác, nhận thức về cấp nước và vệ
sinh môi trường còn rất hạn chế.
Năm 1997, Chính phủ đã đề ra Định hướng phát triển nông thôn bao
gồm 5 nội dung cụ thể:
- Đầu tư mở rộng diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm, trồng rừng và khuyến
khích phát triển chăn nuôi, lâm nghiệp, ngư nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.

16


- Nâng cao tỷ lệ ngân sách nhà nước, vốn viện trợ phát triển chính thức từ

nước ngoài (ODA) và đóng góp của địa phương để đầu tư xây dựng cơ sở hạ
tầng vật chất và xã hội.
- Tạo điều kiện thuận lợi hơn để phát triển các hoạt động kinh doanh vật tư và
phát triển hàng hoá, khuyến khích sự liên kết giữa các doanh nghiệp Nhà
nước với những người buôn bán nhỏ và nông dân.
- Khuyến khích áp dụng trang thiết bị và công nghệ mới trong sản xuất và chế
biến ở nông thôn.
- Hỗ trợ các hộ gia đình hợp tác trong cơ chế mới, thực hiện cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất và cho thuê đất một cách linh hoạt hơn.
Hiện nay, Chính phủ đang chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và PTNT triển khai
nghiên cứu Chiến lược phát triển nông nghiệp - nông thôn trong thời kỳ công
nghiệp hoá - hiện đại hoá. Mục tiêu cơ bản là đảm bảo an ninh lương thực
quốc gia với dân số lên tới 91 - 94 triệu người vào năm 2010, với cơ cấu và
chất lượng bữa ăn được cải thiện. Phát triển toàn diện sản xuất nông, lâm, ngư
nghiệp, nghề muối, công nghiệp chế biến, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ để
tạo việc làm, tăng thu nhập cho dân cư nông thôn. Phát triển y tế, giáo dục,
văn hóa, xây dựng nông thôn mới văn minh hiện đại với bản sắc dân tộc; đảm
bảo an toàn xã hội; thực hiện quy chế dân chủ ở nông thôn; xây dựng cơ sở hạ
tầng ở nông thôn. Bảo vệ môi trường sinh thái, giảm nhẹ thiên tai để phát
triển bền vững.
Tình hình nguồn nước:
Nói chung nguồn nước của Việt Nam hiện còn dồi dào. Lượng mưa khá
cao, một hệ thống sông ngòi kênh mương dày đặc, nước ngầm phong phú tại
những vùng đất thấp. Tuy nhiên nguồn nước phân bố không đồng đều theo cả
thời gian và không gian. Một số vùng rất khan hiếm nước. Các vấn đề tồn tại
chủ yếu là: Sử dụng ngày càng nhiều nước mặt để tưới ruộng; nạn phá rừng
ảnh hưởng nghiêm trọng tới nguồn nước; nước ngầm chứa nhiều sắt; măng

17



gan phải xử lý tốn kém; các vùng đồng bằng và ven biển tương đối rộng lớn
thì nguồn nước bị nhiễm mặn, sự ô nhiễm nguồn nước ngầm và nước mặt
càng tăng do chất thải công nghiệp và sinh hoạt. Ngoài ra, hạn hán thường
xảy ra cũng là một vấn đề cần phải được quan tâm đầy đủ hơn.
Tình hình cấp nước sinh hoạt:
Phần lớn các hộ nông dân sử dụng hai nguồn nước, một nguồn dùng để
ăn uống thường là nước mưa và một nguồn để tắm giặt. Các hệ thống cấp
nước công cộng bằng đường ống dùng chung cho nhiều hộ chưa phổ biến.
Các hộ thường có công trình cấp nước riêng như giếng đào, lu hay bể chứa
nước mưa. Hơn 50% số hộ nông thôn sử dụng giếng đào, 25% sử dụng nước
sông suối, hồ ao và hơn 10% sử dụng nước mưa. Bộ phận còn lại dùng nước
giếng khoan và rất ít hộ được cấp nước bằng hệ thống đường ống. Các giếng
đào thường là những giếng ngoài trời theo truyền thống. Nước mưa được
chứa trong bể hay lu thường không được che đậy; dùng gầu hay gáo để múc
nước là phổ biến. Các giếng khoan có đường kính nhỏ và dùng bơm tay. Chất
lượng nước nói chung không đạt tiêu chuẩn hợp vệ sinh. Một số vùng còn
thiếu cả nước dùng cho sinh hoạt với số lượng tối thiểu chứ chưa nói đến chất
lượng nước như: Vùng bị nhiễm mặn ở ven biển, hải đảo, vùng núi cao, các
vùng sâu vùng xa, vùng biên giới, vùng đá vôi castơ và trong thời gian gần
đây là các vùng bị hạn hán như Thanh Hoá, Nghệ Tĩnh, Quảng Bình, Quảng
Trị, Hoà Bình, Cao Bằng, Hà Giang.
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến hết
năm 2013 tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt
82,5%. Vùng có tỷ lệ dân sử dụng nước hợp vệ sinh cao nhất là Đông Nam
Bộ (94%) và thấp nhất là Bắc Trung Bộ (73%). Tỷ lệ sử dụng nước đạt Quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt (QC 02/2009/BYT) đạt
38,7%. Tỷ lệ hộ gia đình nông thôn sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh đạt 60%.
Trong đó, vùng có tỷ lệ dân sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh cao nhất là Đông


18


Nam Bộ (84%) và thấp nhất là Đồng bằng Sông Cửu Long (46%). Tỷ lệ trạm
y tế có công trình cấp nước và nhà tiêu hợp vệ sinh đạt 92%. Tỷ lệ trường học
có công trình cấp nước và nhà tiêu hợp vệ sinh đạt 87%. Đã triển khai xây
dựng được 540 công trình cấp nước và vệ sinh trong trường học, 368 trạm y
tế, 721 công trình cấp nước tập trung, trong đó 217 công trình hoàn thành,
143 công trình chuyển tiếp, 86 công trình nâng cấp, sửa chữa, 154 công trình
khởi công mới, 121 công trình chuẩn bị đầu tư.
Tình hình xây dựng công trình cấp nước sinh hoạt và vệ sinh nông thôn:
Một chương trình lớn về Cấp nước sạch và Vệ sinh nông thôn của Chính
phủ được UNICEF tài trợ đã hoạt động từ hơn 10 năm nay ở hầu hết các tỉnh
là một đóng góp quan trọng cho sự phát triển của lĩnh vực cấp nước sạch và
vệ sinh nông thôn. Hàng trăm ngàn giếng bơm tay UNICEF và các nhà vệ
sinh đã được xây dựng, đồng thời người dân đã tự đầu tư xây dựng số lượng
công trình cấp nước sạch và vệ sinh lớn hơn 2 - 3 lần số lượng công trình do
chương trình UNICEF tài trợ, đã cải thiện một cách đáng kể điều kiện cấp
nước sạch và vệ sinh cho các vùng nông thôn. Tuy nhiên, tổng đầu tư của cả
nhà nước và nhân dân cho cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn còn rất nhỏ bé
so với yêu cầu cải thiện điều kiện cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông
thôn ở nước ta.
Phương châm, nguyên tắc, cách tiếp cận chung và phạm vi thực hiện
* Phương châm:
- Phát huy nội lực của dân cư nông thôn, dựa vào nhu cầu, trên cơ sở đẩy
mạnh xã hội hoá trong đầu tư, xây dựng và quản lý, đồng thời tăng cường
hiệu quả quản lý nhà nước trong các dịch vụ cung cấp nước sạch và vệ sinh
nông thôn. Người sử dụng quyết định mô hình cung cấp nước sạch và vệ sinh
nông thôn phù hợp với khả năng cung cấp tài chính, tổ chức thực hiện và
quản lý công trình. Nhà nước đóng vai trò hướng dẫn và hỗ trợ, có chính sách


19


×