Tải bản đầy đủ (.doc) (73 trang)

Đánh Giá Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Quản Lý Chất Thải Rắn Y Tế Tại Bệnh Viện Huyện Gia Viễn, Tỉnh Ninh Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.31 MB, 73 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA MÔI TRƯỜNG
-------  -------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
QUẢN LÝ CHÂT THẢI RẮN Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN
HUYỆN GIA VIỄN, TỈNH NINH BÌNH

Người thực hiện

: TRẦN THỊ NGỌC ĐIỆP

Lớp

: MTB

Khóa

: 57

Chuyên ngành

: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS. NGUYỄN XUÂN THÀNH

Hà Nội – 2016



HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA MÔI TRƯỜNG
-------  -------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
QUẢN LÝ CHÂT THẢI RẮN Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN
HUYỆN GIA VIỄN, TỈNH NINH BÌNH

Người thực hiện

: TRẦN THỊ NGỌC ĐIỆP

Lớp

: MTB

Khóa

: 57

Chuyên ngành

: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS. NGUYỄN XUÂN THÀNH
Địa điểm thực tập


: Bệnh viện đa khoa huyện Gia Viễn

Hà Nội – 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hỗ trợ
từ Giáo viên hướng dẫn là PGS.TS Nguyễn Xuân Thành. Các nội dung nghiên
cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa từng được công bố trong
bất cứ công trình nghiên cứu nào trước đây.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong khóa luận này đều đã được chỉ
rõ nguồn gốc.
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào, tôi xin hoàn toàn chịu trách
nhiệm trước Hội đồng cũng như kết quả khóa luận của mình.
Hà Nội, ngày

tháng
Sinh viên

Trần Thị Ngọc Điệp

i

năm


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận tốt

nghiệp em đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo
trong khoa Môi trường - Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam, các cá nhân, tập
thể đã tạo điều kiện cho em học tập, nghiên cứu và hoàn thành đề tài này.
Em xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy giáo, cô giáo khoa
Môi trường - Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam đã dạy dỗ, chỉ bảo ân cần, tạo
mọi điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập, rèn luyện tại trường
cũng như trong quá trình hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Đặc biệt em xin gửi
lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới thầy giáo PGS.TS.Nguyễn Xuân
Thành đã tận tình giúp đỡ và trực tiếp hướng dẫn em trong suốt quá trình thực
hiện đề tài.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới tập thể cán bộ Bệnh viện Đa khoa huyện
Gia Viễn nói chung và Điều dưỡng Bùi Xuân Tiến nói riêng đã tạo mọi điều
kiện tốt nhất có thể để em có thể hoàn thành đề tài của mình tại đơn vị
Em xin chân thành cảm ơn những sự giúp đỡ vô cùng quý báu đó. Em xin
chúc các thầy giáo, cô giáo, các cô, các bác luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và công
tác tốt
Hà Nội, ngày

tháng

năm

2016
Sinh viên

Trần Thị Ngọc Điệp

ii



MỤC LỤC

iii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Nguồn phát sinh CTR y tế đặc thù từ hoạt động y tế............................4
Bảng 1.2: Phân loại nhóm chất thải y tế lây nhiễm...............................................5
Bảng 1.3: Nhóm các chất phóng xạ trong bệnh viện.............................................7
Bảng 1.4: Tổng lượng chất thải phát sinh từ các khoa trong bệnh viện..............16
Bảng 1.5: Hiện trạng thu gom, phân loại CTYT tại các bệnh viện trên địa bàn Hà
Nội

17

Bảng 3.1: Trình độ nhân sự của bệnh viện đa khoa Huyện Gia Viễn.................29
Bảng 3.2: Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch của bệnh viện......................29
Bảng 3.4: Khối lượng chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa khoa Huyện Gia Viễn
năm 2013 - 2015..................................................................................................32
Bảng 3.5 : Khối lượng chất thải rắn bệnh viện của các quý năm 2015...............33
Bảng 3.6: Lượng CTRYT của bệnh viện quý I - 2016........................................33
Bảng 3.7: Đặc tính của Chất thải rắn y tế tại bệnh viện Gia Viễn......................37
Bảng 3.8: Nguồn nhân sự của bệnh viện tham gia quản lý chất thải y tế...........39
Bảng 3.9: Kết quả phỏng vấn bệnh nhân và người nhà bệnh nhân về tình hình
chung của bệnh viện............................................................................................41
Bảng 3.10: Kết quả dự báo khối lượng CTRYT đến năm 2020 tại bệnh viện đa
khoa huyện Gia Viễn...........................................................................................50

iv



DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1: Bệnh viện Đa khoa Huyện Gia Viễn...................................................27
Hình 3.2: Sơ đồ tổ chức BVĐK Huyện Gia Viễn...............................................28
Hình 3.3 : Nguồn phát sinh chất thải của BVĐK Huyện Gia Viễn.....................31
Hình 3.4: Khối lượng chất thải rắn bệnh viện của các quý năm 2015................33
Hình 3.5: Tỷ lệ thành phần CTRYT tại bệnh viện Gia Viễn...............................35
Hình 3.6 : Sự biến động của lượng chất thải thông thường các ngày trong quý I2016

35

Hình 3.7 : Sự biến động của lượng chất thải nguy hại các ngày trong quý I- 2016
36
Hình 3.8: Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý, xử lý chất thải y tế của BVĐK Huyện
Gia Viễn

38

Hình 3.9: Khuôn viên Bệnh viện Gia Viễn.........................................................40
Hình 3.10: Sơ đồ phân loại chất thải tại bệnh viện.............................................41
Hình 3.11: Nhận thức của cán bộ y tế về phân loại CTRYT..............................43
Hình 3.12: Thùng chứa CTR thông thường của Bệnh Viện................................44
Hình 3.13: Thu gom chất thải y tế.......................................................................46
Hình 3.14: Lò đốt rác của bệnh viện đa khoa Gia Viễn......................................48

v


BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

CTR
CTRYT
CTRYTNH
BVĐK
QCVN
BTNMT

Chữ viết đầy đủ
Chất thải rắn
Chất thải rắn y tế
Chất thải rắn y tế nguy hại
Bệnh viện đa khoa
Quy chuẩn Việt Nam
Bộ tài nguyên môi trường

vi


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, xã hội ngày càng phát triển, đời sống của con người ngày càng
được nâng cao. Bên cạnh đó nhu cầu thị hiếu của con người cũng tăng lên.
Chăm sóc sức khoẻ là nhu cầu thiết yếu của mỗi người, khi đời sống được cải
thiện thì nhu cầu ấy càng được chăm sóc hơn. Để đáp ứng nhu cầu đó, số lượng
và quy mô của các bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh cũng gia tăng nhanh chóng.
Đi kèm với những vấn đề lợi ích mà các cơ sở y tế đem lại thì lượng rác phát
sinh từ các cơ sở y tế cũng tăng lên về số lượng và phức tạp về thành phần.
Trong đó bao gồm cả những chất thải nguy hại ảnh hưởng tới môi trường sống
và sức khoẻ cộng đồng. Phế thải y tế nói riêng đang là vấn đề lo ngại của các
nhà quản lý môi trường và gây dư luận cho cộng đồng.

Theo thống kê của bộ y tế năm 2014 cho biết, nước ta có khoảng hơn
1500 bệnh viện với 170 bệnh viện tư nhân, theo phó cục trưởng cục quản lý môi
trường y tế ( Bộ Y tế) Trần Đắc Phu thì hiện nay, cả nước có 13.640 cơ sở y tế
các loại. Tổng lượng chất thải rắn phát sinh từ các cơ sở y tế mỗi ngày là khoảng
450 tấn, trong số đó có 47 tấn là chất thải y tế nguy hại cần được xử lý bằng biện
pháp phù hợp. Theo thống kê của Tổng cục Môi trường Việt Nam, mức chất thải
y tế hiện nay là 7,6%/năm. Ước tính năm 2015, tổng lượng chất thải rắn y tế là
600 tấn/ngày và năm 2020 là 800 tấn/ngày ở tuyến trung ương, địa phương.
Nhưng hiện nay, đa số các cơ sở y tế chưa có sự quan tâm đúng mức về việc
quản lý, xử lý CTR y tế. Tình trạng trên không những làm mất mỹ quan mà còn
gây ảnh hưởng xấu đến môi trường cũng như sức khỏe con người.
Bệnh viện Huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình hình thành và phát triển phục
vụ nhu cầu khám chữa bệnh của đa số người dân trong khu vực và lân cận,
khẳng định được vị trí và vai trò trong sự phát triển chung của toàn huyện. Nhờ
sự phấn đấu nỗ lực đó mà bệnh viện đã đạt được nhiều thành tựu trong công tác

1


khám chữa bệnh và chăm lo sức khoẻ cho người dân. Bên cạnh những thành tựu
đạt được thì vấn đề mà bệnh viện đang gặp phải là tình trạng phế thải y tế với
khối lượng khá lớn và gây nguy hại, vấn đề phế thải y tế tại bệnh viện chưa
được quan tâm đúng mức gây ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng và môi trường
sống. Vì vậy công tác quản lý và xử lý chất thải y tế tại bệnh viện Huyện là vấn
đề quan trọng cấp thiết, nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn trên, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh
giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý phế thải y tế tại bệnh viện Huyện
Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình”.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Đánh giá hiện trạng chất thải rắn y tế tại bệnh viện Huyện Gia Viễn, tỉnh

Ninh Bình (chủng loại, khối lượng, thành phần, biện pháp thu gom, phân loại,
lưu giữ và xử lý chất thải rắn y tế);
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý chất thải rắn y
tế góp phần bảo về môi trường tại bệnh viện Huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.
3. Yêu cầu nghiên cứu
- Điều tra thực tế và sử dụng bộ phiếu điều tra về chất thải rắn tại bệnh viện
Huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình, chỉ ra được khối lượng và thành phần của từng
loại chất thải rắn để thu thập được số liệu mới nhất, chính xác và sát với nội
dung nghiên cứu.
- Đánh giá được công tác quản lý, xử lý CTR tại bệnh viện.
- Các biện pháp đề xuất phải có tính ứng dụng cao, phù hợp với điều kiện
của bệnh viện

2


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về CTR y tế
1.1.1. Các khái niệm và thuật ngữ
Một số thuật ngữ môi trường nói chung
- Theo luật bảo vệ môi trường 2014:
- Môi trường: là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác
động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật.
- Thành phần môi trường: là các yếu tố vật chất tạo thành môi trường gồm
đất, nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật và các hình thái vật chất khác.
- Ô nhiễm môi trường: là sự biến đổi các thành phần môi trường không
phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh
hưởng xấu đến con người và sinh vât.
- Chất gây ô nhiễm: là các chất hóa học, các yếu tố vật lý và sinh học

khi xuất hiện trong môi trường cao hơn ngưỡng cho phép làm cho môi trường bị
ô nhiễm.
- Chất thải: là vật chất được thải ra từ hoạt động sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác.
- Chất thải nguy hại: là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, lây
nhiễm, dễ cháy, dễ nổ, gây ăn mòn, gây ngộ độc hoặc có đặc tính nguy hại khác.
- Theo đinh nghĩa của Ngân hàng Thế giới:
Chất thải y tế: được xác định là chất thải phát sinh trong các cơ sở y
tế, từ các hoạt động khám chữa bệnh, chăm sóc, xét nghiệm, phòng bệnh, nghiên
cứu, đào tạo
- Chất thải y tế nguy hại: được xác định là chất thải có chứa một trong
các thành phần như máu, dịch cơ thể, chất bài tiết, các bộ phận cơ quan của cơ
thể người, bơm kin tiêm và các vật sắc nhọn, dược phẩm, hóa chất và các chất
phóng xạ được sử dụng trong y tế. Những chất này không được xử lý đúng cách
sẽ gây nguy hại cho môi trường và sức khỏe con người.
- Theo điều 3, Chương 1, Quy chế quản lý chất thải y tế năm 2007:,
- Chất thải y tế: là vật chất ở thể rắn, lỏng và khí được thải ra từ các cơ
sở y tế bao gồm chất thải y tế nguy hại và chất thải thông thường.

3


- Chất thải y tế nguy hại: là chất thải y tế chứa các yếu tố gây nguy hại
cho sức khỏe con người và môi trường như dễ lây nhiễm, gây ngộ độc, phóng
xạ, dễ cháy, dễ nổ,dễ ăn mòn hoặc có đặc tính nguy hại khác nếu những chất
thải này không được tiêu hủy an toàn.
1.1.2. Nguồn gốc phát sinh CTR
Nguồn phát sinh chất thải y tế chủ yếu là: bệnh viện, các cơ sở y tế khác
như: phòng khám sản phụ khoa, phòng khám răng hàm mặt, trung tâm lọc máu,
ngân hàng máu, trung tâm xét nghiêm…. Hầu hết các CTR y tế đều có tính độc

hại và tính đặc thù khác với CTR khác.
Bảng 1.1: Nguồn phát sinh CTR y tế đặc thù từ hoạt động y tế
Loại chất thải rắn
Chất thải sinh hoạt

Nguồn tạo thành
Các chất thải từ nhà bếp, các khu nhà

Chất thải chứa các vi trùng gây bệnh

hành chính, các loại bao gói….
Các phế thải từ phẫu thuật, các cơ quan
nội tạng của người sau quá trình xét
nghiệm, các gạc bông máu mủ của
bệnh nhân
Các thành phần thải ra sau khi dùng

Chất thải bị nhiễm bẩn

cho bệnh nhân, các chất thải từ quá
trình lau cọ sàn nhà
Các chất thải độc hại hơn các loại trên,

Chất thải đặc biệt

các chất phóng xạ, hóa chất dược,… từ
các khoa khám, chữa bệnh, hoạt động
thực nghiệm, khoa dược…..
(Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường 2011)
1.1.3. Phân loại CTR y tế

- Phân loại theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), chất thải y tế được
phân thành những loại chủ yếu sau:
- Chất thải thông thường: đó là chất thải không độc hại, về bản chất tương
tự rác thải sinh hoạt.

4


- Chất thải là bệnh phẩm: mô, cơ quan, phần bào tử thai người, xác động
vật thí nghiệm, máu, dịch thể.
- Chất chứa phóng xạ: Chất thải từ các quá trình chụp chiếu X quang,
phân tích tạo hình cơ quan trong cơ thể, điều trị và khu trị khối u….
- Chất thải hóa học: có thuộc tính độc hại, ăn mòn, gây cháy hay nhiễm
độc gen hoặc không độc.
- Chất thải nhiễm khuẩn: gồm các chất thải chứa các tác nhân gây bệnh như vi
- Sinh vật kiểm dịch, bệnh phẩm bệnh nhân bị cách ly hoặc máu
nhiễm khuẩn….
- Các vật sắc nhọn: kim tiêm, lưỡi dao, kéo mổ, chai lọ vỡ…. có thể gây
thương tích cho người và vật.
- Dược liệu dư thừa, quá hạn sử dụng.
- Phân loại dựa theo quy chế 43/2007 của Bộ y tế Việt Nam
- Căc cứ vào các đặc điểm lý học, hóa học sinh học và tính chất nguy hại
chất thải trong các cơ sở y tế được phân thành 5 nhóm sau:
1. Chất thải lây nhiễm
2. Chất thải phóng xạ
3. Chất thải hóa học
4. Các bình chứa khí có áp suất
5. Chất thải thông thường
 Nhóm chất thải lây nhiễm
Nhóm chất thải lây nhiễm được Bộ Y tế phân thành 4 phân nhóm chất thải

lây nhiễm theo quy định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 30-11-2007
Bảng 1.2: Phân loại nhóm chất thải y tế lây nhiễm
Nhóm
chất thải
A

Tên phân nhóm
Chất thải sắc nhọn

Thành phần
Là chất thải có thể gây ra các vết cắt hoặc
chọc thủng, có thể nhiễm khuẩn, bao
gồm: bơm kim tiêm, đầu sắc nhọn của
dây truyền, lưỡi dao mổ, đinh mổ, cưa,
các ống tiêm, mảnh thủy tinh vỡ và các
vật sắc nhọn khác sử dụng trong các hoạt
động y tế

5


B

Chất thải không sắc Là những chất thải bị thấm máu, thấm

C

nhọn
dịch sinh từ buồng bệnh cách ly
Chất thải có nguy cơ Là quá trình phát sinh trong các phòng


D

lây nhiễm cao

xét nghiệm như bệnh phẩm và dụng cụ

Chất thải giải phẫu

đựng, dính bệnh phẩm
Bao gồm các mô, cơ quan, bộ phận cơ
thể người, các nhau thai, bào thai….
( Nguồn: Bộ Y tế, 2007)



Chất thải phóng xạ
Tại các cơ sở y tế, chất thải phóng xạ phát sinh từ các hoạt động chuẩn

đoán, hóa trị liệu và nghiên cứu. Chất thải phóng xạ gồm các chất thải phóng xạ
rắn, lỏng và khí.

6


Bảng 1.3: Nhóm các chất phóng xạ trong bệnh viện.
Tên nhóm
Chất thải phóng xạ rắn

Thành phần

Ống bơm tiêm, kim tiêm, kính bảo hộ, giấy
thấm, gạc sát khuẩn, ống nghiệm, chai lọ đựng

Chất thải phóng xạ lỏng

chất phóng xạ
Nước tiểu của người bệnh, các chất bài tiết, nước

Chất thải phóng xạ khí

súc rửa các dụng cụ có chứa phóng xạ
Các chất khí thoát ra từ kho chứa chất phóng xạ
( Nguồn: Bộ y tế, 2007)



Chất thải hóa học nguy hại
Nhóm chất thải hóa học nguy hại được Bộ Y tế phân thành các phân

nhóm chất thải hóa học nguy hại theo quy định số 43/2007/QĐ-BYT ngày
30/11/2007, trong đó bao gồm:
- Dược phẩm quá hạn, kém phẩm chất không còn khả năng sử dụng
- Các chất hóa học nguy hại sử dụng trong y tế
- Chất gây độc tế bào, gồm: vỏ các chai thuốc, lọ thuốc, các dụng cụ dính
thuốc gây độc tế bào và các chất tiết ra từ tế bào được điều trị bằng hóa trị liệu
- Chất chứa kim loại nặng: thủy ngân ( từ nhiệt kế, huyết áp kể thủy ngân
bị vỡ, chất thải từ hoạt động nha khoa), cadimi (Cd) (từ pin, ắc quy), chì (từ tấm
gỗ bọc chì hoặc vật liệu trắng sử dụng trong ngăn tia xạ từ các khoa chuẩn đoán
hình ảnh, xạ trị).
Bình chứa áp suất

Bao gồm bình đựng Oxy, CO2, bình ga, bình khí, các bình này dễ cháy nổ
khi thiêu đốt.
Chất thải thông thường
Chất thải thông thường là chất thải không chứa các yếu tố lây nhiễm, hóa
học nguy hại, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, bao gồm:
- Chất thải sinh hoạt phát sinh từ các buồng bệnh ( trừ các buồng bệnh
cách ly).

7


- Chất thải phát sinh từ các hoạt động chuyên môn y tế như chai lọ, thủy
tinh, chai huyết thanh, các vật liệu nhựa. các loại bó bột trong gẫy xương kín.
Những chất thải này không dính máu, dính dịch sinh học và các chất hóa học
nguy hại.
- Chất thải phát sinh từ các công việc hành chính: giấy, báo, tài liệu, vật
liệu đóng gói, thùng các tông, túi đựng phim.
- Chất thải ngoại cảnh: lá cây và rác từ các khu vực ngại cảnh.
1.2. Ảnh hưởng của CTR y tế đến môi trường và sức khỏe
1.2.1. Ảnh hưởng của CTR y tế đến môi trường
Khi CTRYT không được quản lý và sử lý đúng cách (chôn lấp, thiêu đốt
không đúng quy chế, tiêu chuẩn) thì sẽ dẫn đến ô nhiễm môi trường đất, nước,
không khí. Sự ô nhiễm này có thể gây ra những ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp
đến sức khỏe con người và hệ sinh thái.
Ảnh hưởng đến môi trường đất
CTRYT trước khi thải bỏ vào môi trường nếu không được xử lý đúng
cách thì các vi sinh vật gây bệnh, hóa chất độc hại, các vi khuẩn có thể nhấm
vào môi trường đất gây nhiễm độc cho môi trường sinh thái, các tầng sâu trong
đất, sinh vật kém phát triển,… làm cho việc khắc phục hậu quả phái sau gặp khó
khăn. (Trịnh Thị Thanh, 2002)

Ảnh hưởng đến môi trường nước
CTRYT bao gồm cả các rác thải sinh hoạt và rác thải y tế nguy hại, 2 loại
này đều có tác động đến môi trường nước ở mức độ khác nhau. Đặc biệt là chất
thải y tế nguy hại, với đặc tính chứa nhiều mầm bệnh và các chất độc hại nếu
không được quản lý chặt chẽ sẽ lan truyền rất nhanh đến các nguồn nước và gây
ô nhiễm nguồn nước mặt. Điều này sẽ gây ra tác động xấu đến cộng đồng khi sử
dụng nguồn nước này. ( Health Survices Advisory Committee, 1999).

8


Mặt khác khi chôn lấp CTRYT không hợp vệ sinh, đặc biệt là chất thải y
tế được chôn lấp chung với chất thải sinh hoạt có thể gây ô nhiễm nguồn nước
ngầm ( Trịnh Thị Thanh, 2002).
Ảnh hưởng đến môi trường không khí
Chất thải bệnh viện từ khi phát sinh đến khâu xử lý cuối cùng đều gây ra
những tác động xấu đến môi trường không khí. Khi phân loại tại nguồn, thu
gom, vận chuyển chúng phát tán lượng rác, bào tử vi sinh vật gây bệnh, hơi
dung môi, hóa chất vào không khí. ở khâu xử lý ( đốt, chôn lấp) phát sinh ra các
khí độc hại HX, NOx, dioxin, furan,…từ lò đốt và CH4, NH3, H2S từ bãi chôn
lấp. Các khí này nếu không được thu hồi và xử lý sẽ ảnh hưởng xấu đến sức
khỏe cộng đồng dân cư xung quanh ( Trịnh Thị Thanh, 2002).
1.2.2. Ảnh hưởng của chất thải rắn đến sức khỏe con người
Đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp từ CTRYT
Tất cả các cá nhân tiếp xúc với chất thải y tế nguy hại là những người có
nguy cơ bị ảnh hưởng đến sức khỏe cao, bao gồm những người làm việc trong
các cơ sở y tế, những người ở ngoài các cơ sở y tế làm nhiệm vụ vận chuyển các
chất thải y tế và những người trong cộng đồng bị phơi nhiễm với chất thải do
hậu quả của sự sai xót trong khâu quản lý. Dưới đây là những nhóm đối tượng
chính có nguy cơ bị ảnh hưởng tới sức khỏe:

-

Bác sỹ, y tá, hộ lý và các nhân viên hành chính của bệnh viện.
Bệnh nhân điều trị nội trú và ngoại trú.
Khách tới thăm hoặc người nhà bệnh nhân.
Những công nhân làm việc trong các dịch vụ hỗ trợ phục vụ cho các cơ sở

khám chữa bệnh và điều trị (ví dụ: giặt là, lao công, vận chuyển bệnh nhân,…).
- Những người làm việc trong các cơ sở xử lý chất thải y tế ( tại các bãi đổ
rác thải, lò đốt rác) và những người bới rác, thu gom rác,…(Trịnh Thị Thanh, 2002).

9


Tác động từ CTRYT
Tác động đến sức khỏe con người của CTRYT được gây ra từ nhiều loại
chất thải khác nhau như từ chất thải truyền nhiễm và các vật sắc nhọn, từ chất
thải hóa học và dược phẩm, từ chất thải gây độc tế bào hay từ chất thải phóng
xạ. Nhưng dù từ nhóm chất thải nào thì ảnh hưởng của nó đối với con người là
rất nguy hiểm và không thể xem nhẹ. Một trong những mối nguy hiểm mà
CTRYT gây ra cho con người là nguy cơ nhiễm HIV từ các vật sắc nhọn như
bơm kim tiêm. Không những thế CTRYT còn có thể dẫn đến khả năng mắc các
bệnh từ vi sinh vật truyền nhiễm có trong chất thải như viêm gan B, các bệnh
đường hô hấp, viêm da,…
Việc tiếp xúc với các chất thải y tế có thể gây nên bệnh tật hoặc tổn
thương. Khả năng gây rủi ro từ chất thải y tế có thể do một hoặc nhiều đặc trưng
cơ bản sau:
- Chất thải y tế chứa đựng các yếu tố truyền nhiễm, là tác nhân nguy hại
có trong rác thải y tế.
- Các loại hóa chất dược phẩm có thành phần độc, tế bào nguy hiểm.

- Các chất chứa đồng vị phóng xạ.
- Vật sắc nhọn có thể gây tổn thương.
- Chất thải có yếu tố ảnh hưởng tâm lý xã hội.
Những đối tượng có thể tiếp xúc với nguy cơ:
Tất cả mọi cá nhân tiếp xúc với chất thải y tế nguy hại là những người có
nguy cơ tiềm tàng, bao gồm những người làm trong các cơ sở y tế, những người
làm nhiệm vụ vận chuyển các chất thải y tế và những người trong cộng đồng bị
phơi nhiễm với chất thải do hậu quả của sự bất cẩn và tắc trách trong khâu quản
lý và kiểm soát chất thải.
Nguy cơ từ chất thải truyền nhiễm và các vật sắc nhọn:
Các vật thể trong thành phần chất thải y tế chứa đựng một lượng lớn các
tác nhân vi sinh vật gây bệnh truyền nhiễm như tụ cầu, HIV, viêm gan B. Các
tác nhânnày có thể thâm nhập vào cơ thể người thông qua các cách thức sau:
- Qua da, qua một vết thương, trầy xước hoặc vết cắn trên da do vật sắc nhọn

10


gây tổn thương.
- Qua niêm mạc, màng nhầy.
- Qua đường hô hấp do hít phải.
- Qua đường tiêu hóa do nuốt, ăn phải.
Đối tượng có nguy cơ nhiễm bệnh cao nhất là các y tá, hộ lý. Các cá nhân bệnh
viện khác và những người vận hành quản lý chất thải xung quanh cũng có nguy
cơ nhiễm bệnh đáng kể. Bệnh nhân và người nhà bệnh nhân cũng có nguy cơ bị
nhiễm các tác nhân gây bệnh do vô tình tiếp xúc với những vật mang mầm bệnh.
(Bộ Y tế, 2000; Bộ Y tế - WHO, 1997)
Nguy cơ từ các chất thải gây độc tế bào:
Đối với nhân viên y tế do nhu cầu công việc phải tiếp xúc và xử lý loại
chất thải gây độc tế bào mà mức độ ảnh hưởng và chịu tác động từ các rủi ro

tiềm tàng sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như tính chất, liều lượng gây độc của chất
độc và khoảng thời gian tiếp xúc. Quá trình tiếp xúc với các chất độc có trong
công tác y tế có thể xảy ra trong lúc chuẩn bị hoặc trong quá trình điều trị bằng
các thuốc đặc biệt hoặc bằng phương pháp hóa trị liệu. Những phương thức tiếp
xúc chính là hít phải hóa chất có tính nhiễm độc ở dạng bụi hoặc hơi qua đường
hô hấp, bị hấp thụ qua da do tiếp xúc trực tiếp, qua đường tiêu hóa do ăn phải
thực phẩm nhiễm thuốc. Độc tính đối với tế bào của nhiều loại thuốc chống ung
thư là tác động đến các chu kỳ đặc biệt của tế bào, nhằm vào các quá trình tổng
hợp AND hoặc quá trình phân bào nguyên phân. Nhiều loại thuốc có độc tính
cao và gây nên hậu quả hủy hoại cục bộ sau khi tiếp xúc trực tiếp với da hoặc
mặt.Chúng cũng có thể gây ra chóng mặt buồn nôn, đau đầu hoặc viêm da.
(Bộ Y tế, 2000; Bộ Y tế - WHO, 1997)
Nguy cơ từ chất thải phóng xạ:
Loại bệnh và hội chứng gây ra do chất thải phóng xạ được xác định bởi
loại chất thải đối tượng và phạm vi tiếp xúc. Nó có thể là hội chứng đau đầu, hoa
mắt, chóng mặt và nôn nhiều một cách bất thường. Chất thải phóng xạ, cũng như
chất thải dược phẩm, là một loại độc hại tới tế bào, gen. Tiếp xúc với các nguồn

11


phóng xạ có hoạt tính cao ví dụ như nguồn phóng xạ của các thiết bị chuẩn đoán
như máy X-quang, máy chụp cắt lớp… có thể gây ra một loạt các tổn thương
chẳng hạn như phá hủy các mô, nhiều khi gây ra bỏng cấp tính.
Các nguy cơ từ những loại chất thải có chứa các đồng vị có hoạt tính thấp
có thể phát sinh do việc nhiễm xạ trên bề mặt của các vật chứa, do phương thức
hoặc khoảng thời gian lưu giữ của loại chất thải này. Các nhân viên y tế hoặc
những người làm nhiệm vụ thu gom và vận chuyển rác khi phải tiếp xúc với chất
thải có chứa các loại đồng vị phóng xạ này là những người có nguy cơ cao. ( Bộ
Y tế - WHO, 1997)

Tính nhạy cảm xã hội:
Bên cạnh việc lo ngại đối với những mối nguy cơ gây bệnh của chất thải
rắn y tế tác động lên sức khỏe, cộng đồng thường cũng rất nhạy cảm với những
ấn tượng tâm lý, ghê sợ đặc biệt là khi nhìn thấy loại chất thải thuộc về giải
phẫu, các bộ phận cơ thể bị cắt bỏ trong phẫu thuật như chi, dạ dày, các loại
khối u, rau thai, bào thai, máu. ( Bộ Y tế, 2006; Bộ Y tế - WHO, 1997)
1.3. Thực trạng quản lý, xử lý CTRYT trên Thế giới và Việt Nam
1.3.1. Thực trạng quản lý, xử lý CTRYT trên Thế giới
1.3.1.1. Thực trạng quản lý CTRYT trên thế giới
Tại khu vực Châu Á, vấn đề quản lý chất thải y tế đang nhận được nhiều
sự quan tâm của các chính phủ và các tổ chức phi chính phủ. Tuy nhiên, không
có nhiều quốc gia có đủ điều kiện về cơ sở vật chất, nhân lực và có những quy
định phù hợp để kiểm soát triệt để vấn đề chất thải y tế. Một trong những gợi ý
của tổ chức y tế như WHO hay chương trình phát triển liên hợp quốc (UNDP) là
các quốc gia cần có một khung pháp luật đủ mạnh cũng như tuân theo quy định
chung của quốc tế trong việc quản lý chất thải y tế. Việc quản lý chất thải y tế
chỉ có thể được giải quyết học tập các tổ chức, cơ quan trong nước và nước
ngoài.Tại các quốc gia phát triển như Nhật Bản, Singapore. Một số nước đang
phát triển như Malaisia, Philippin và Việt Nam cũng đang từng bước thực hiện

12


các yêu cầu trong quản lý chất thải y tế của WHO nhưng mức độ quản lý vẫn
chưa toàn diện do một số yếu tố tác động như tài chính, thể chế, công nghiệp và
năng lực, nhận thức của nhân viên y tế. Một số nước khác trong khu vực Đông
Nam Á như Indonesia, Thái Lan thì không hoàn toàn thực hiện theo các tiêu
chuẩn của WHO. Hiện nay công nghệ xử lý chất thải y tế đã có những thay đổi
tích cực tuy nhiên vấn đề áp dụng công nghệ tiên tiến, thân thiện môi trường vào
xử lý chất thải y tế cần có nguồn tài chính lớn, đây cũng là vấn đề của nhiều

quốc gia đang phát triển không có nguồn lực kinh tế để áp dụng công nghệ xử lý
chất thải hiện đại. Một số các quốc gia/khu vực đang sử dụng những công nghệ
có hiệu quả cao như Hà Lan, Hong Kong, Singapore – áp dụng công nghệ nhiệt
có thu hồi nhiệt để phục vụ cho các mục đích dân sinh; hay Nhật Bản, Thụy Sỹ
áp dụng công nghệ thu hồi nhiệt và thu hồi sản phẩm để tái chế. Trong khi đó
các nước kém phát triển và đang phát triển thì việc xử lý chất thải y tế gặp nhiều
khó khăn do chưa áp dụng được những công nghệ xử lý chất thải y tế an toàn,
hiện đại và hiệu quả.
1.3.1.2. Thực trạng quản lý CTRYT trên thế giới
Trên thế giới, quản lý rác thải bệnh viện được nhiều quốc gia quan tâm và
tiến hành một cách triệt để từ rất lâu. Về quản lý, một loạt những chính sách quy
định đã được ban hành nhằm kiểm soát chặt chẽ loại chất thải này. Các hiệp ước
quốc tế, các nguyên tắc, pháp luật và quy định về chất thải nguy hại, trong đó có
cả chất thải bệnh viện cũng đã được công nhận và thực hiện trên hầu hết các
quốc gia trên thế giới.
Công ước Basel: Được ký kết bởi hơn 100 quốc gia, quy định về sự vận
chuyển các chất độc hại qua biên giới đồng thời áp dụng cả với chất thải y tế.
Công ước này đưa ra nguyên tắc chỉ vận chuyển hợp pháp chất thải nguy hại từ
quốc gai không có điều kiện và công nghệ thích hợp sang các quốc gia có điều
kiện vật chất kỹ thuật để xử lý an toàn một số chất thải đặc biệt. (Bộ Y tế WHO, 2005)

13


Nguyên tắc polluter pay: Nêu rõ mọi người, mọi cơ quan làm phát sinh
chất thải phải chịu trách nhiệm về pháp luật và tài chính trong việc đảm bảo an
toàn và giữ cho môi trường trong sạch. (Bộ Y tế - WHO, 2005)
Nguyên tắc proximitry: Quy định rằng việc xử lý chất thải nguy hại cần
được tiến hành ngay tại nơi phát sinh càng sớm càng tốt. Tránh tình trạng chất thải
bị lưu giữ trong thời gian dài gây ô nhiễm môi trường. (Bộ Y tế - WHO, 2005)

Xử lý chất thải bệnh viện, tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế và khoa học
côngnghệ, nhiều nước trên thế giới đã có những biện pháp khác nhau để xử lý
loại rác thải nguy hại này.
Các nước phát triển
Hiện tại trên thế giới ở hầu hết các quốc gia phát triển, trong các bệnh
viện, cơ sở chăm sóc sức khỏe, hay những công ty đặc biệt xử lý phế thải đều có
thiết lập hệ thống xử lý loại phế thải y tế. Đó là các loại lò đốt ở nhiệt độ cao tùy
theo loại phế thải từ 1000oC đến trên 4000oC. Tuy nhiên phương pháp này hiện
nay vẫn còn đang tranh cãi về việc xử lý khí bụi sau khi đốt đã được thải hồi vào
không khí. Các phế thải y tế trong khi đốt, thải hồi vào không khí có nhiều hạt
bụi li ti và các hóa chất độc hại phát sinh trong quá trình thiêu đốt như axit
clohidric,đioxin/furan, và một số kim loại độc hại như thủy ngân, chì hoặc asen,
cadmi. Do đó, tại Hoa kỳ vào năm 1996, đã bắt đầu có các điều luật về khí thải
của lò đốt và yêu cầu khí thải phải được giảm thiểu bằng hệ thống lọc hóa học
và cơ học tùy theo loại phế thải.
Ngoài ra còn có phương pháp khác để giải quyết vấn đề này đã được các
quốc gia lưu tâm đến vì phương pháp đốt đã gây ra nhiều bất lợi do lượng khí
độc hại phát sinh thải vào không khí, do đó các nhà khoa học hiện đang áp dụng
một phương pháp mới. Đó là phương pháp nghiền nát phế thải và xử lý dưới
nhiệt độ và áp suất cao để tránh việc phóng thích khí thải. Dựa theo phương
pháp này rác thải y tế nguy hại được chuyển qua một máy nghiền nát. Phế thải
đã được nghiền xong sẽ được chuyển qua một phòng hơi có nhiệt độ 138 oC và

14


áp suất 3,8 bar. Ở điều kiện nhiệt độ và áp suất trên là điều kiện tối ưu cho hơi
nước bão hòa.Phế thải được xử lý trong vòng 40 – 60 phút. Sau cùng phế thải
rắn đã được xử lý sẽ được chuyển đến các bãi rác thông thường vì đã đạt được
tiêu chuẩn tiệt trùng. Phương pháp này còn có ưu điểm là làm giảm được khối

lượng phế thải vì được nghiền nát, chi phí ít tốn kém hơn lò đốt, cũng như
không tạo ra khí thải vào không khí.
Tại các nước đang phát triển
Đối với các nước đang phát triển, việc quản lý môi trường nói chung vẫn
còn rất lơ là, nhất là đối với phế thải bệnh viện. Tuy nhiên trong khoảng 5 năm
trở lại đây, các quốc gia như Ấn Độ, Trung Quốc đã bắt đầu chú ý đến việc bảo
vệ môi trường, và có nhiều tiến bộ trong việc xây dựng các lò đốt ở bệnh viện.
Đặc biệt ở Ấn Độ từ năm 1998, chính phủ đã ban hành luật về “Phế thải y tế:
Lập thủ tục và Quản lý”. Trong bộ luật này có ghi rõ ràng phương pháp tiếp
nhận phế thải, phân loại phế thải, cùng việc xử lý và di dời đến các bãi rác… Do
đó, vấn đề phế thải y tế độc hại của quốc gia này đã được cải thiện rất nhiều.
1.3.2. Thực trạng quản lý, xử lý CTR y tế ở Việt nam
A. Một số văn bản pháp luật về quản lý CTRYT của Việt Nam
- Luật bảo vệ môi trường năm 2014 và các nghị định hướng dẫn thực
hiện luật.
- Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường về ban hành danh mục chất thải nguy hại nhằm nhận biết,
phân loại các chất thải nguy hại, làm căn cứ cho việc quản lý chất thải nguy hại.
- Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 về quản lý CTR nhằm
quy định về hoạt động quản lý chất thải rắn, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể
liên quan đến CTR được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có liên quan đến CTR
trên lãnh thổ Việt Nam.
- Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 30/11/2007 ban hành quy chế
quản lý chất thải y tế nhằm quy định về hoạt động quản lý chất thải y tế, quyền
và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện quản lý chất thải y tế.

15


- Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT quy định về quản lý chất thải nguy

hại của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Thông tư số 31/2013/TT-BTNMT quy định về quan trắc tác động môi
trường từ hoạt động khám chữa bệnh của bệnh viện.
B. Tình hình phát sinh CTRYT
Theo phó cục trưởng cục quản lý môi trường y tế ( Bộ Y tế) Trần Đắc Phu
thì hiện nay, cả nước có 13.640 cơ sở y tế các loại.Tổng lượng chất thải rắn phát
sinh từ các cơ sở y tế mỗi ngày là khoảng 450 tấn, trong số đó có 47 tấn là chất
thải y tế nguy hại cần được xử lý bằng biện pháp phù hợp.
Bảng 1.4: Tổng lượng chất thải phát sinh từ các khoa trong bệnh viện

Khoa

Hồi sức cấp cứu
Nội
Nhi
Ngoại
Sản
Mắt/Tai Mũi Họng
Cận lâm sàn

Tổng lượng phát sinh chất thải

Tổng lượng chất thải y tế nguy

(kg/giường bệnh/ngày)

hại ( kg/giường/ngày)

BV
TW

1,08
0,64
0,50
1,01
0,82
0,66
0,11

BV
Tỉnh
1,27
0,47
0,41
0,87
0,95
0,68
0,10

BV
Trung BV
Huyện Bình
TW
1,00
0,30
0,45
0,04
0,45
0,04
0,73
0,86 0,26

0,74
0,21
0,34
0,12
0,08
0,03

BV
Tỉnh
0,31
0,03
0,05
0,21
0,22
0,10
0,03

BV
Trung
Huyện Bình
0,18
0,02
0,02
0,17
0,14
0,17
0,08
0,03

(Nguồn: Bộ Y tế - Quy hoạch quản lý chất thải y tế,2009)

C. Quản lý CTRYT
Theo báo cáo của bộ Y tế năm 2011 có 95,6% bệnh viện thực hiện phân loại
chất thải và chỉ có 4,4% bệnh viện chưa phân loại. Bệnh viện tuyến trung ương,
bệnh viện tỉnh và các bệnh viện tư phân loại tốt hơn so với các bệnh viện huyện,
trạm xã. Trong số các bệnh viện đã phân loại có 91,1% bệnh viện thực hiện tách
các vật sắc nhọn ra khỏi CTR y tế, 63,6% sử dụng túi nhựa nằng PE, PP. Chỉ có
29,3% sử dụng túi có thành dày theo đúng quy chế. Như vậy chỉ có khoản 50%
các bệnh viện phân loại, thu gom CTR y tế đạt yêu cầu theo quy chế quản lý
CTYT ( Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2011)
CTYT phát sinh từ các cơ sở y tế khám chữa bệnh trực thuộc sự quản lý của
Bộ Y tế phần lớn được thu gom và vận chuyển đến khu vực lưu trữ, sau đó đựợc

16


xử lý tại các lò thiêu đốt nằm ngay trong cơ sở hoặc ký hợp đồng vận chuyển và
xử lý đối với cơ sở xử lý chất thải đã được cấp phép.
Bảng 1.5: Hiện trạng thu gom, phân loại CTYT tại các bệnh viện trên địa
bàn Hà Nội
STT
1
2
3
4
5
6

Các yêu cầu theo quy chế quản lý CTRYT

Tỷ lệ


tuân thủ (%)
Túi đựng chất thải đúng quy cách về bề dày và dung tích
66,67
Túi đựng chất thải đúng quy cách về màu sắc
30,67
Túi đựng chất thải buộc đúng quy cách
81,33
Hộp đựng vật sắc nhọn đúng quy cách
93,90
Thùng đựng có nắp đậy
58,33
Thùng đựng có ghi nhãn
66,67
(Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2011)

 Quản lý rác
Hầu hết chất thải rắn ở các bệnh viện không được xử lý trước khi chôn lấp
hoặc đốt. Một số ít bệnh viện có lò đốt rác y tế song quá cũ hoặc đốt lộ thiên gây
ô nhiễm môi trường.
 Phân loại chất thải y tế
Đa số các bệnh viện thực hiện phân loại chất thải ngay từ nguồn nhưng
việc phân loại còn phiến diện và kém hiệu quả do nhân viên chưa được đào tạo.
Việc phân loại chất thải. tất cả bệnh viện đều làm theo quy chế quản lý chất thải
y tế của Bộ y tế ban hành theo quyết định số 43/2007/QĐ-BYT.

17



×