Tải bản đầy đủ (.doc) (94 trang)

Từ Chính Sách Đến Thực Tiễn Thực Trạng Sử Dụng Thuốc Bảo Vệ Thực Vật Tại Xã Trác Văn, Huyện Duy Tiên, Tỉnh Hà Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.44 MB, 94 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA MÔI TRƯỜNG
---------------------------------------------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
“TỪ CHÍNH SÁCH ĐẾN THỰC TIỄN THỰC TRẠNG
SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT TẠI XÃ TRÁC VĂN,
HUYỆN DUY TIÊN, TỈNH HÀ NAM”

Người thực hiện

: Đặng Minh Quang

Lớp

: MTC

Khóa

: 57

Chuyên ngành

: Khoa học Môi trường

Giáo viên hướng dẫn

: TS. Phạm Văn Hội

Địa điểm thực tập



: Xã Trác Văn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam


Hà Nội - 2016

ii


LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập và nghiên cứu, đến nay tôi đã hoàn thành khóa
luận tốt nghiệp với đề tài: “Từ chính sách đến thực tiễn thực trạng sử dụng
thuốc bảo vệ thực vật tại xã Trác Văn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam”. Trong
quá trình thực hiện khoá luận, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân,tôi còn
nhận được rất nhiều những sự giúp đỡ.
Với tình cảm và lòng kính trọng sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn các
thầy giáo, cô giáo Học viện Nông nghiệp Việt Nam nói chung và các thầy cô
giáo trong khoa Môi Trường nói riêng, những người đã truyền đạt cho tôi
những kiến thức bổ ích trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trường.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo TS Phạm Văn
Hội đã nhiệt tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện
đề tài.
Tôi xin trân trọng cảm ơn ban lãnh đạo UBND xã Trác Văn, các ban
ngành và bà con nhân dân xã Trác Văn – huyện Duy Tiên đã tận tình giúp đỡ
và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực tập, nghiên cứu tại
địa phương.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới gia đình, bạn bè và
người thân đã động viên, khích lệ,giúp đỡ cho tôi trong suốt thời gian học tập
và nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn!


Hà Nội, ngày 19 tháng 5 năm 2016
Sinh viên

i


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................i
MỤC LỤC....................................................................................................................ii
DANH MỤC BẢNG....................................................................................................v
DANH MỤC HÌNH....................................................................................................vi
DANH MỤC VIẾT TẮT...........................................................................................vii
Phần I............................................................................................................................1
ĐẶT VẤN ĐỀ..............................................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài....................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài.........................................................................2
1.3. Yêu cầu của đề tài..............................................................................................2
Phần II...........................................................................................................................3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU.............................................................................................3
2.1. Các tác động và nguyên tắc sử dụng thuốc BVTV...........................................3
2.1.1. Các tác động của thuốc BVTV...................................................................3
2.1.2. Các nguyên tắc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật..........................................4
2.2. Tình hình sử dụng thuốc BVTV tại các vùng trồng rau...................................5
2.3. Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến môi trường và sức khỏe con người............9
2.3.1. Thực trạng tồn dư thuốc BVTV tại các vùng trồng rau ............................9
2.3.2.Tác động của thuốc BVTV sức khỏe con người.......................................12
2.4. Chính sách quản lý thuốc BVTV....................................................................16
2.4.1. Yêu cầu phải quản lí sử dụng thuốc BVTV.............................................17
2.4.2. Quy định của pháp luật trong quản lí sử dụng thuốc BVTV...................17

2.4.3. Hiệu quả thực thi chính sách....................................................................24
2.4.4. Lý do chính dẫn đến sự thất bại của chính sách......................................26
Phần III.......................................................................................................................29
ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP................................29
NGHIÊN CỨU..........................................................................................................30
3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................................30
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu................................................................................30
3.1.2 Phạm vi nghiên cứu...................................................................................30
ii


3.2 Nội dung nghiên cứu........................................................................................30
3.3 Phương pháp nghiên cứu..................................................................................30
3.3.1 Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp...................................................30
3.3.2 Phương pháp khảo sát thực địa.................................................................30
3.3.3 Phương pháp xử lý số liệu và đánh giá kết quả........................................31
Phần IV.......................................................................................................................31
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.........................................................32
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Trác Văn, huyện Duy Tiên, tỉnh
Hà Nam...................................................................................................................32
4.1.1. Điều kiện tự nhiên....................................................................................32
4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội..........................................................................34
4.1.3 Tình hình sản xuất rau an toàn của xã Trác Văn......................................44
4.2. Hiện trạng sử dụng thuốc BVTV tại điểm nghiên cứu thuộc xã Trác Văn....45
4.2.1. Chủng loại thuốc BVTV được người dân sử dụng nhiều trong sản xuất
RAT....................................................................................................................45
4.2.2. Thực trạng sử dụng thuốc BTVT trên rau an toàn của người dâ............48
4.3. Hiện trạng quản lý thuốc BVTV tại vùng trồng RAT thuộc xã Trác Văn.....55
4.3.1. Thực trạng kinh doanh thuốc BVTV trên địa bàn xã.............................55
4.3.2. Áp dụng biện pháp bảo hộ lao động .......................................................56

4.3.3. Quản lý thuốc BVTV và bình phun của người dân.................................57
4.3.4. Quan tâm của chính quyền trong sản xuất RAT......................................59
4.4. Các nhân tố chi phối đến quyết định lựa chọn thuốc BVTV của người dân
trồng RAT...............................................................................................................60
4.4.1. Nguồn thông tin để lựa chọn thuốc BVTV .............................................60
4.4.2. Nhân tố chi phối đến quyết định lựa chọn thuốc BVTV.........................60
4.5. Những khác biệt giữa chính sách và thực tiễn trong việc sử dụng thuốc
BVTV tại vùng trồng rau an toàn xã Trác Văn......................................................62
4.5.1. Những khác biệt giữa chính sách và thực tiễn ........................................62
4.5.2. Nguyên nhân của sự khác biệt.................................................................64
4.6. Đề xuất một số giải pháp ................................................................................66
Phần V.........................................................................................................................69

iii


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................................69
5.1. Kết luận............................................................................................................69
5.2. Kiến nghị.........................................................................................................70
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................72
PHỤ LỤC...................................................................................................................75

iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Tình hình sử dụng thuốc BVTV trên một số loại cây ................................7
trồng chính....................................................................................................................7
Bảng 2.2. Thực trạng thời gian cách ly thuốc BVTV đối với rau...............................8
Bảng 2.3. Kết quả giám sát dư lượng trên một số loại rau năm 2008.......................10

Bảng 2.4. Hàm lượng thuốc BVTV trong đất, nước, khí ở các vùng rau chuyên canh
tỉnh Tây Ninh..............................................................................................................11
Bảng 2.5. Kết quả phân tích hàm lượng thuốc BVTV nhóm Clo hữu cơ trong nước
ngầm............................................................................................................................11
Bảng 3.1. Phân loại thuốc BVTV theo tính độc........................................................31
Bảng 4.1: Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng.....................................37
xã Trác Văn giai đoạn 2013 - 2015............................................................................37
Bảng 4.2: Diện tích các loại rau an toàn của xã Trác Văn năm 2015.......................44
Bảng 4.3: Số lượng các loại rau an toàn được trồng trong phạm vi..........................45
nông hộ......................................................................................................................45
Bảng 4.4: Danh sách một số loại thuốc được sử dụng phổ biến trên rau an toàn tại
xã Trác Văn.................................................................................................................45
Bảng 4.5: Mức độ sử dụng thuốc BVTV trên từng loại rau......................................48
Bảng 4.6: Cơ sở lựa chọn và thời gian cách ly của các hộ trồng RAT.....................54
Bảng 4.7: Các biện pháp an toàn khi tiếp xúc với thuốc BVTV của người dân trồng
RAT............................................................................................................................56
Bảng 4.8: Cách thức xử lý bao bì thuốc BVTV thông dụng nhất của người dân trồng
RAT sau khi sử dụng..................................................................................................58
Bảng 4.9: Nguồn thông tin lựa chọn thuốc BVTV của người dân trồng RAT.........60
Bảng 4.10: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn thuốc BVTV của người dân
trồng RAT...................................................................................................................61

v


DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1: Sơ đồ vị trí xã Trác Văn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.........................32
Hình 4.2: Chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế xã Trác Văn
giai đoạn 2011 – 2015................................................................................................35


vi


DANH MỤC VIẾT TẮT
Viết tắt
BVTV

Diễn giải
: Bảo vệ thực vật

CN - TTCN –XD : Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp – Xây dựng
KC

: Khuyến cáo

KT – XH

: Kinh tế - Xã hội

KTST

: Kích thích sinh trưởng

PTNT

: Phát triển nông thôn

SXNN

: Sản xuất nông nghiệp


RAT

: Rau an toàn

WHO

: The World Health Organization
(Tổ chức Y Tế thế giới)

vii


Phần I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài.
Việt Nam là một nước có nền sản xuất nông nghiệp lâu đời, nông nghiệp
chiếm trên 70% dân số cả nước. Thuốc Bảo vệ thực vật (BVTV) thực sự có ý
nghĩa trong sản xuất nông nghiệp mới hơn 40 năm (miền Bắc từ năm 1956 và
miền Nam từ năm 1962). Từ đó đến nay thuốc BVTV gắn liền với tiến bộ sản
xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, trong lúc thế giới có chiều hướng giảm thì ở
nước ta thuốc BVTV được sử dụng ngày càng nhiều. Thuốc BVTV góp phần
hạn chế sự phát sinh, phát triển của sâu bệnh trên phạm vi lớn, bảo đảm năng
suất cây trồng, giảm thiểu thiệt hại cho sản xuất.
Tuy nhiên, từ năm 2000 đến nay, theo Cục Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm
(Bộ Y Tế), bình quân mỗi năm nước ta xảy ra 201 vụ ngộ độc thực phẩm với
hơn 4572 nạn nhân, trong đó có 54 người tử vong; số vụ ngộ độc tập thể với
hàng chục bệnh nhân là 32 vụ. Phân tích nguyên nhân gây ra ngộ độc thực
phẩm, ngoài những nguyên nhân do vi sinh vật, do thực phẩm có độc tố,… thì
còn có 16% nguyên nhân là do hóa chất (Kể cả hóa chất BVTV). Trong sản

phẩm trồng trọt, rau xanh có nguy cơ gây ngộ độc cao hơn cả, vì rau xanh có
chu kỳ sinh trưởng ngắn, các thành phần sử dụng được thường nằm sát hoặc
gần mặt đất, dễ bị ô nhiễm; rau còn là loại thường được ăn sống không qua
chế biến và là thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày.
Trước những vấn đề về ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng ở nước ta, nhà
nước đã có những chính sách quy định về sản xuất rau an toàn để thể hiện sự
quan tâm của nhà nước đến vấn đề này. Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm
số 12/2003/PL-UBTVQH11 ngày 26 tháng 7 năm 2003 nhằm bảo vệ tính
mạng, sức khỏe của con người, duy trì và phát triển nòi giống, tăng cường
hiệu lực quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm. Ngày 18/9/2007 Bộ
nông nghiệp và phát triển nông thôn ra văn bản về tăng cường sản xuất và tiêu
1


thụ rau an toàn. Quyết định số: 107/2008/QĐ-TTG của thủ tướng chính phủ
về một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau, quả, chè
an toàn đến năm 2015 và rất nhiều chính sách khác về rau an toàn. Nhưng dù
đã có nhiều chính sách và quy định về rau an toàn của nhà nước như thế
nhưng việc thực thi của người dân với các chính sách nhà nước đưa ra lại gặp
rất nhiều thuận lợi khó khăn do nhiều yếu tố tác động: khí hậu, địa hình, kinh
tế, xã hội…nên hiệu quả triển khai thực tế chưa đạt tối đa.
Sử dụng thuốc BVTV cho rau an toàn đang là một vấn đề nan giải được
nhà nước cũng như xã hội quan tâm, chính vì vậy, em tiến hành thực hiện đề
tài : “Từ chính sách đến thực tiễn thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
tại xã Trác Văn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam” . Qua đó đề xuất một số
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng thực hiện các qui định về sản xuất
RAT trong lĩnh vực sử dụng thuốc BVTV tại xã Trác Văn, huyện Duy Tiên,
tỉnh Hà Nam.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
- Đánh giá hiện trạng sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất rau an toàn

tại xã Trác Văn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.
- Tìm hiểu sự khác biệt & nguyên nhân giữa các qui định hiện hành về
sản xuất RAT và thực tiễn sản xuất
- Đề xuất một số giải pháp pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng thực
hiện các qui định về sản xuất RAT trong lĩnh vực sử dụng thuốc BVTV.
1.3. Yêu cầu của đề tài.
1. Trung thực trong thu thập, xử lý kết quả nghiên cứu thu được
2. Tôn trọng các đối tượng được phỏng vấn, bao gồm việc bảo mật
thông tin cá nhân khi được yêu cầu.
3. Thực hiện đề tài theo kế hoạch đề ra

2


Phần II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Các tác động và nguyên tắc sử dụng thuốc BVTV

Theo từ điển bách khoa bảo vệ thực vật (NXB Nông nghiệp - 1996, chủ
biên Đường Hồng Dật) “Thuốc bảo vệ thực vật hay còn gọi là thuốc trừ dịch
hại là tất cả các chất hay hỗn hợp các chất dùng để ngăn ngừa, tiêu diệt các
loài dịch hại của cây trồng, nông lâm sản,… hoặc các loài dịch hại gây cản trở
quá trình chế biến, bảo quản nông sản. Thuốc trừ hại còn bao gồm các chất có
tác dụng điều hoà, kích thích sinh trưởng cây trồng, bảo quản nông sản”.
2.1.1. Các tác động của thuốc BVTV

Theo Nguyễn Trần Oánh và cộng sự (2007) thì sau khi thuốc BVTV
xâm nhập được vào tế bào, tác động đến trung tâm sống, tuỳ từng đối tượng
và tuỳ điều kiện khác nhau mà gây ra tác động sau trên cơ thể sinh vật :
− Tác động cục bộ, toàn bộ: Thuốc BVTV chỉ gây ra những biến đổi

tại những mô trực tiếp tiếp xúc với thuốc BVTV nên gọi là tác động cục bộ
(như những thuốc có tác động tiếp xúc). Nhưng có nhiều chất độc sau khi
xâm nhập vào sinh vật, lại loang khắp cơ thể, tác động đến cả những cơ quan
ở xa nơi thuốc tác động hay tác động đến toàn bộ cơ thể gọi là các chất có tác
động toàn bộ (những thuốc có tác dụng nội hấp thường thể hiện đặc tính này).
− Tác động tích luỹ: Khi sinh vật tiếp xúc với thuốc BVTV nhiều lần,
nếu quá trình hấp thu nhanh hơn quá trình bài tiết, sẽ xảy ra hiện tượng tích
luỹ hoá học. Nhưng cũng có trường hợp cơ thể chỉ tích luỹ những hiệu ứng do
các lần sử dụng thuốc lặp lại mặc dù liều lượng thuốc ở các lần dùng trước đó
bị bài tiết ra hết được gọi là sự tích luỹ động thái hay tích lũy chức năng.
− Tác động liên hợp: Khi hỗn hợp hai hay nhiều chất với nhau, hiệu
lực của chúng có thể tăng lên và hiện tượng này gọi là tác động liên hợp.
− Tác động đối kháng: Ngược với hiện tượng liên hợp là tác động đối
kháng, có nghĩa hỗn hợp thuốc BVTV này làm suy giảm độ độc của thuốc

3


BVTV kia. Hiện tượng đối kháng có thể được gây ra dưới tác động hoá học,
lý học và sinh học của các thuốc với nhau.
− Hiện tượng quá mẫn: Các cá thể xảy ra hiện tượng quá mẫn khi tác
động của chất được lặp lại. Dưới tác động của thuốc BVTV, các sinh vật có
độ nhạy cảm cao với thuốc BVTV. Chất gây ra hiện tượng này được gọi là
chất cảm ứng.
Một số thuốc BVTV khi xâm nhập vào cơ thể sinh vật, không làm chết
sinh vật đó, nhưng phá hoại các chức năng sinh lý của từng cơ quan riêng
biệt, làm sinh vật không phát triển được bình thường, như côn trùng không lột
xác được để phát triển, côn trùng không đẻ được hay đẻ ít và có tỷ lệ trứng nở
thấp, khả năng sống sót kém... Ngoài ra, thuốc BVTV có thể làm cho sinh vật
phát triển kém, còi cọc, gây những vết thương cơ giới ảnh hưởng hoạt động

hệ men và các hệ sống khác.
2.1.2. Các nguyên tắc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

Thuốc bảo vệ thực vật có vai trò rất quan trọng trong lĩnh vực sản xuất
nông nghiệp và nó giúp cho nông dân bảo vệ cây trồng tránh được sự phá
hoại của các loài dịch hại. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc BVTV phải đảm
bảo đúng nguyên tắc và cần phải kết hợp với các biện pháp khác, chỉ nên sử
dụng thuốc BVTV khi thật cần thiết thì mới mang lại hiệu quả cao. Nếu sử
dụng thuốc BVTV không đúng kỹ thuật, không đúng thời điểm cần thiết thì
chẳng những sẽ không mang lại hiệu quả mà đôi khi còn làm ảnh hưởng xấu
cho cây trồng, cho con người và môi trường sống của cộng đồng. Theo
Nguyễn Trần Oánh và cộng sự (2007), khi sử dụng thuốc BVTV phải thực
hiện đúng 4 nguyên tắc sau:
− Dùng đúng thuốc: căn cứ đối tượng dịch hại cần diệt trừ và cây trồng
hoặc nông sản cần được bảo vệ để chọn đúng loại thuốc cần sử dụng. Chỉ sử
dụng những loại thuốc có tên trong danh mục các loại thuốc được phép sử
dụng ở Việt Nam do Bộ NN&PTNT ban hành, còn các loại thuốc hạn chế sử
dụng phải thận trọng khi sử dụng và làm theo đúng quy định của cục BVTV.
4


− Dùng thuốc đúng lúc: dùng thuốc khi sinh vật còn ở diện hẹp và ở
các giai đoạn dễ mẫn cảm với thuốc, thời kỳ sâu non, bệnh chớm xuất hiện,
trước khi bùng phát thành dịch. Đối với dịch hại, phun thuốc đúng lúc là vào
thời điểm dịch hại trên đồng ruộng dễ bị tiêu diệt nhất, sâu hại thường mẫn
cảm nhất với thuốc hóa học BVTV khi chúng ở giai đoạn sâu non tuổi nhỏ.
Phun thuốc đúng lúc là không phun thuốc vào quá gần ngày thu hoạch nông
sản, phải tùy loại thuốc mà ngưng sử dụng trước khi thu hoạch một thời gian
nhất định (theo thời gian cách ly của mỗi loại thuốc).
− Dùng thuốc đúng liều lượng và nồng độ: đọc kỹ hướng dẫn trên nhãn

thuốc, đảm bảo đúng liều lượng hoặc nồng độ pha loãng và lượng nước cần
thiết cho một đơn vị diện tích.
− Phun thuốc đúng kĩ thuật: tùy vào dạng thuốc, đặc tính thuốc và
những yêu cầu kỹ thuật cũng như nơi xuất hiện dịch hại mà sử dụng cho đúng
cách. Nên phun thuốc vào sáng sớm hoặc chiều mát.
2.2. Tình hình sử dụng thuốc BVTV tại các vùng trồng rau

Thuốc BVTV là hàng hóa đặc thù, hạn chế kinh doanh, kinh doanh có
điều kiện, chỉ được phép nhập khẩu, sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói
buôn bán, sử dụng khi được đăng ký tại Việt Nam. Cục BVTV là Cơ quan
đăng ký thuốc BVTV tại Việt Nam. Năm 2012, Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn cũng đã ban hành Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng, hạn
chế sử dụng và cấm sử dụng ở Việt Nam.
Qua tập hợp báo cáo của 46 Sở Nông nghiệp và PTNT đến hết tháng
9/2012:Số diện tích đã được Sở Nông nghiệp và PTNT cấp Giấy chứng nhận
đủ điều kiện sản xuất rau an toàn theo quy định tại Quyết định số
99/2008/QĐ-BNN ngày 15/10/ 2008 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Quy định
quản lý sản xuất, kinh doanh rau, quả và chè an toàn là 6.310,9 ha, số diện
tích rau sản xuất theo hướng an toàn (nông dân đã áp dụng quy trình sản xuất
an toàn nhưng chưa được chứng nhận) là 16.796,71 ha. số diện tích đã được
20 tỉnh quy hoạch sản xuất rau an toàn là 7.996,035 ha.
5


Cũng qua tập hợp báo cáo của 46 Sở Nông nghiệp và PTNT và 12 tổ
chức chứng nhận VietGAP đến hết tháng 9/2012 số diện tích rau được cấp
Giấy chứng nhận VietGAP và các GAP khác (GlobalGAP, MetroGAP) là
491,19ha.
Tuy Bộ NN & PTNT và Cục BVTV đã có nhiều văn bản quy định và
hướng dẫn cách sử dụng thuốc BVTV an toàn có hiệu quả nhưng việc sử

dụng thuốc BVTV của người nông dân vẫn còn bộc lộ nhiều bất cập chưa
tương xứng với yêu cầu của nền sản xuất nông nghiệp sạch
Khi xuất hiện các loại sâu, bệnh ở mật độ thấp, chính quyền địa phương
và cán bộ chuyên môn đều khuyến cáo bà con nông dân sử dụng các biện
pháp thủ công, để phòng trừ sâu bệnh, hoặc nếu có sử dụng các loại thuốc
BVTV thì ưu tiên sử dụng các loại thuốc dòng sinh học để bảo vệ môi trường.
Tuy nhiên, đa phần bà con nông dân đều không thực hiện như khuyến cáo.
Khi mới xuất hiện sâu, bệnh, tuy chưa đến ngưỡng để phun thuốc nhưng bà
con đã thực hiện phun trừ bằng các loại thuốc đặc trị; khi phun trừ, bà con ít
khi xem loại sâu hại, tuổi sâu để phun trừ mà chỉ dựa vào triệu chứng có sâu,
có bệnh hại là phun, dẫn đến tăng chi phí sản xuất và quá liều lượng cho phép.
Bên cạnh đó, với mong muốn diệt sâu nhanh nên bà con nông dân thường sử
dụng với nồng độ cao hơn làm ảnh hưởng đến việc phòng, trừ sâu hại cho
những vụ tiếp theo. Tại nhiều địa phương, nông dân vẫn còn thói quen sử
dụng thuốc có hiệu quả tức thời hoặc loại thuốc cực độc khi muốn đạt được
hiệu quả như ý và kịp thu hoạch để mang đi bán.
Ngoài ra, việc người nông dân không tuân thủ thời gian cách ly sau khi
phun thuốc, vứt bao bì thuốc BVTV bừa bãi sau sử dụng khá phổ biến. Thói
quen rửa bình bơm và dụng cụ pha chế thuốc BVTV không đúng nơi quy định
gây ô nhiễm nguồn nước, gây ngộ độc cho động vật thuỷ sinh cũng đang ở
mức báo động.
Nguyên nhân chính của tình trạng trên là do sự hiểu biết của người
nông dân về thuốc BVTV còn rất hạn chế, có đến hơn 60% người dân không
6


để ý đến nhãn mác của thuốc, sử dụng thuốc không theo khuyến cáo của
chính quyền và cán bộ chuyên môn mà chủ yếu theo kinh nghiệm của bản
thân, hoặc nghe theo lời giới thiệu của người bán hàng và của các hộ gia đình
đã sử dụng thuốc BVTV.

Bảng 2.1. Tình hình sử dụng thuốc BVTV trên một số loại cây
trồng chính

Vùng nông
nghiệp
ĐBSH
Đông Bắc
Tây Bắc
Bắc Trung Bộ
Nam TB
Tây Nguyên
Đông Nam Bộ
ĐBSCL

Lúa
3,34
3,01
0,24
0,84
3,66
2,64
3,95
3,18

Lượng thuốc dùng trên cây trồng
Rau Cây
Cây công nghiệp
Dài ngày
màu Ngắn ngày
5,52 0,88

3,34
3,08
3,23
5,17 0,56
3,19
3,32
3,05
0,42 0,08
0,38
0,39
0,3
3,84 0,48
2,56
2,14
2,17
2,95 0,54
2,79
2,61
2,51
2,66 0,47
1,92
2,82
1,98
1,24
3,2
3,96
3,96
3,57
5,74 0,74
3,62

3,24
3,32
Nguồn: Cục BVTV, 2006

Theo Phạm Bình Quyền và CTV (1995), thuốc BVTV sử dụng ở vùng
rau Đà Lạt là 5,1 - 13,5 kg/ha. Điều tra vùng trồng rau Từ Liêm, Hà Nội năm
1996 tại Mai Dịch, Tây Tựu, một vụ rau phun thuốc đến 25 lần, loại thuốc sử
dụng chủ yếu là Monitor, Dipterex, Basa, DDT, Wofatox, Validacin....

7


Bảng 2.2. Thực trạng thời gian cách ly thuốc BVTV đối với rau
Nhóm

Địa điểm

Rau ăn lá

Rau ăn
quả

Minh Khai, Từ Liêm
Tiền Phong, Mê Linh
Song Phương, Hoài
Đức
An Hoà, An Hải
Hưng Tiệp, Hưng Yên
Minh Khai, Từ Liêm
Tiền Phong, Mê Linh

Song Phương, Hoài
Đức
An Hoà, An Hải
Hưng Tiệp, Hưng Yên

Số hộ

Tỷ lệ (%) số hộ thực hiện theo

điều
tra
58
73

thời gian cách ly (ngày)
1 - 3 4 - 6 7 – 10 11 - 15 >15
6,9
37,9 25,9
13,8
15,5
9,6
35,6 30,1
13,7
11,0

60

10,0

46,7 18,3


15,0

10,0

44
55
58
73

9,1
12,5
39,7
45,2

54,5
29,1
34,5
37,0

20,4
14,5
-

9,1
18,2
-

60


35,0

43,3 10,0

-

-

44
55

54,5
60,0

25,0 29,1 -

-

-

6,9
25,5
-

Nguồn: Đỗ Hàm và cộng sự (2007)
Thời gian cách ly thuốc BVTV là một vấn đề lớn nhất trong giai đoạn
hiện nay. Ở nước ta, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đó là cần phải có thời
gian cách ly sau khi sử dụng thuốc BVTV trên rau và các loại cây thực phẩm
khác. Theo điều tra của Cục BVTV, hầu hết các hộ nông dân đều vi phạm
thời gian cách ly theo quy định sau khi phun thuốc. Đặc biệt đối với nhóm rau

ăn quả như cà chua, đậu đỗ, tiếp theo là đến các loại rau ăn lá.
Theo số liệu điều tra của Chi cục BVTV Hải Phòng (2012), số lượng
thuốc BVTV sử dụng hàng năm tại thành phố khoảng 151 tấn, trên 100 tên
thương mại được sử dụng phổ biến. Trong đó thuốc trừ sâu chiếm 45%, thuốc
trừ bệnh 30%, thuốc chuột 5%, thuốc BVTV có nguồn gốc sinh học 20%.
Nông dân một số nơi lạm dụng sử dụng thuốc, phun 3 - 4 lần/vụ lúa (80% số
hộ), trên rau 7 - 8 lần/vụ, thậm chí có 20% số hộ nông dân phun tới 10 - 12
lần/vụ rau, không đảm bảo thời gian cách ly.
Theo kết quả kiểm tra của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn
(2009), trong 25 mẫu rau tại các tỉnh phía Bắc, có tới 44% mẫu rau có dư
lượng thuốc bảo vệ thực vật, trong đó 4% có hoạt chất độc hại vượt quá giới

8


hạn cho phép. Kiểm tra 35 mẫu rau tại các tỉnh phía Nam, Cục BVTV phát
hiện tới 54% mẫu có dư lượg thuốc bảo vệ thực vật, trong đó 8,6% mẫu được
phát hiện có hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật đủ khả năng gây ngộ độc cho
người sử dụng. Số mẫu rau kiểm tra ở Hà Nội và Hà Tây có hàm lượng Arsen
cao hơn giới hạn cho phép chiếm từ 22-33%, số mẫu rau có hàm lượng Nitrat
(NO3) cao ở mức báo động (100% mẫu đậu đỗ ở Hà Nội và Hà Tây, 66,6%
mẫu rau cải tại Tp. Hồ Chí Minh và Đồng Nai có dư lượng vượt giới hạn tối
đa cho phép) (theo báo Nông nghiệp Nông thôn, Việt Nam).
Với thực trạng sử dụng thuốc BVTV như trên thì ô nhiễm môi trường
do hóa chất BVTV tồn lưu gây ra tại các vùng trồng rau an toàn ở Việt Nam
đang trở nên ngày một nghiêm trọng.Vì vậy để bảo vệ môi trường và sức
khỏe của người dân thì các cơ quan chức năng cần tăng cường hơn nữa công
tác kiểm tra, giám sát đối với các hoạt động sản xuất, kinh doanh các loại
thuốc BVTV. Cùng với đó, tăng cường công tác tuyên truyền cho người dân
về tác hại của các loại thuốc BVTV đối với người tiêu dùng và ngay chính

bản thân họ, từ đó tạo nên ý thức bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cộng đồng.
2.3. Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến môi trường và sức khỏe con người
2.3.1. Thực trạng tồn dư thuốc BVTV tại các vùng trồng rau

Do mỗi loại rau có đặc điểm sinh trưởng phát triển khác nhau, loại sâu
bệnh khác nhau. Vì vậy chế độ phòng trừ và loại thuốc BVTV sử dụng cũng
khác nhau, do đó tồn dư thuốc BVTV sẽ khác nhau tùy theo loại rau. Năm
2008, trong tổng số 366 mẫu được kiểm nghiệm của Cục Bảo vệ thực vật,
phát hiện 45 mẫu có dư lượng vượt mức tối đa cho phép (chiếm 12,3%). Nhìn
chung, nhóm rau ăn lá có tỷ lệ vượt mức dư lượng tối đa cho phép (MRL) cao
hơn các loại rau khác, chỉ trừ nhóm rau gia vị không phát hiện thấy dư lượng
vượt mức MRL. Với các loại rau ăn quả được kiểm tra, tất cả các mẫu kiểm
tra đều an toàn, chưa phát hiện thấy mẫu nào vượt mức dư lượng tối đa cho
phép. Trên cơ sở kết quả giám sát năm 2008, các năm sau việc giám sát dư

9


lượng thuốc BVTV tập trung vào các loại rau có nguy cơ cao như rau muống,
rau cải và đậu đỗ.
Bảng 2.3. Kết quả giám sát dư lượng trên một số loại rau năm 2008

Số
TT Loại rau

lượng
mẫu

1
2

3
4
5
6

Rau
muống
Rau cải
Đậu đỗ
Bắp cải
Rau gia vị
Dưa

chuột
7
Cà chua
Tổng số

Kết quả phân tích
Không phát
Phát hiện có
Dư lượng vượt
hiện dư
dư lượng nhỏ
mức MRL
lượng
hơn MRL
Số
Tỷ lệ
Số

Tỷ lệ
Số
Tỷ lệ
mẫu

(%)

mẫu

(%)

mẫu

(%)

101

56

55,5

34

33,6

11

10,9

121

100
12
9

37
55
6
6

30,6
55%
50,0
66,7

61
35
5
3

50,4
35,0
41,7
33,3

23
10
1
0

19,0

10,0
8,3
0

17

11

64,7

6

35,3

0

0

6
366

3
174

50,0
53,21

3
50,0
0

0
147
39,9
45
12,3
Nguồn: Cục Bảo vệ Thực Vật (2008)

Năm 2010, kết quả giám sát 662 mẫu rau, phát hiện 76 mẫu có dư lượng
vượt mức tối đa cho phép (chiếm 11,5%), tỷ lệ mẫu có dư lượng tối đa cho
phép đã giảm so với năm 2008 (12,3%), trong đó nhóm rau ăn lá: rau muống,
rau cải tiếp tục là nhóm có nguy cơ cao hơn so với nhóm rau ăn củ, ăn quả.
Giám sát năm 2011, tập trung vào các loại rau có nguy cơ cao như rau
muống, rau cải, đậu đỗ. Trong đó, lấy 1050 mẫu rau cải, rau muống và đậu
đỗ, phát hiện có 106 mẫu rau (chiếm 10,10%) vượt mức dư lượng tối đa cho
phép (MRL). Rau muống là đối tượng có số mẫu phát hiện có mức dư lượng
thuốc BVTV và kim loại nặng vượt mức MRL cũng lớn nhất (70 mẫu chiếm
16,87%). Đậu đỗ có 29 mẫu phát hiện dư lượng vượt mức tối đa cho phép,
chiếm tỷ lệ 8,26%. Rau cải có số mẫu vượt mức MRL thấp nhất (7 mẫu chiếm
2,46%).
10


Như vậy với nhiều nỗ lực từ tập huấn, tuyên truyền về sử dụng thuốc
BVTV an toàn hiệu quả song song với đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra
và giám sát việc sử dụng thuốc BVTV, kết quả tỷ lệ mẫu giám sát phát hiện
dư lượng tối đa cho phép giảm liên tục từ 2008, 2010 và 2011 trong đó đã
giảm đáng kể tỷ lệ mẫu rau cải có tồn dư hóa chất vượt mức dư lượng tối đa
cho phép từ 19,0% năm 2008 xuống còn 2,46%, đậu đỗ từ 10% (năm 2008)
xuống 8,26% (2011). Riêng rau muống vẫn còn chưa được cải thiện, thậm chí
còn tăng lên do trồng rau muống thường nhỏ lẻ, phân tán nên công tác kiểm

soát, kiểm tra gặp nhiều khó khăn, tại một số địa bàn ở phía Nam, người trồng
rau muống có nhiều vi phạm quy định về sử dụng thuốc BVTV.
Bảng 2.4. Hàm lượng thuốc BVTV trong đất, nước, khí ở các vùng rau
chuyên canh tỉnh Tây Ninh
TT Thuốc
BVTV
1
2
3
4
5

Đất
(10-6 mg/kg)
Kết QCVN 15:

quả
Heptachlor 187
Aldrin
486
Endrin
25
Dielđrin
DDT

Nước
(10-3 mg/l)
Kết QCVN 08:

2008/BTNMT

10000
10000
10000

67,2 10000
29

Không khí
(10-3mg/m3)

quả
2,523
1,176
0,00

Kết quả
2008/BTNMT
0,02
2035000
0,008
5021
0,014
15

7
0,00

0,008

1,95


1
0
0,004
0,02
Nguồn: Lê Huy Bá và cộng sự (2006)

10000

Ghi chú: + QCVN 15:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về
dư lượng hóa chất BVTV trong đất.
+ QCVN 08:2008/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng
nước mặt
Bảng 2.5. Kết quả phân tích hàm lượng thuốc BVTV nhóm Clo hữu cơ
trong nước ngầm
Stt Chỉ tiêu

Ký hiệu mẫu/Kết quả (10-6 mg/l)

11


1
2
3
4
5
6
7
8

9
10

01-G
Heptachor
182,24
Aldrin
0,22
Endrin
19,07
Dieldrin
1689,4
DDE
18,63
TDE
0,95
DDT
4,53
Dimethoate
KPH
Methyl Parathion KPH
Methamidophos KPH

02-G
10,48
0,42
3,84
37,83
0,75
0,68

0,49
3081
397,7
336

03-G 06-G 07-G 08-G 10-G
97,55 119,7 118,9 53,3 10,6
KPH KPH KPH KPH KPH
5,15 3,05 3,19 2,61 3,18
185,7 29,79 KPH 21,5 KPH
KPH 0,7
0,63 0,45 0,47
KPH 0,58 0,64 0,57 0,58
KPH 0,21 0,59 0,28 0,27
KPH 7097 KPH KPH KPH
KPH 903,9 KPH KPH KPH
KPH 753,5 KPH KPH KPH
Nguồn: Lê Huy Bá và cộng sự (2006)

Qua khảo sát thực địa và lấy mẫu phân tích các chỉ tiêu lý hóa, vi sinh và
thuốc bảo vệ thực vật tại các dịa điểm trồng các loại cây trồng chính ở Tây
Ninh, cổ thể thấy hàm lượng DDT và các hợp chất của nó trong các nguồn
nước mặt và nước ngầm ở Tây Ninh còn nằm trong tiêu chuẩn cho phép.
Theo Đào An (2006) khi Trung tâm Tài nguyên Môi trường tỉnh Vĩnh
Phúc tiến hành kiểm tra 27 mẫu đất tại 03 huyện Mê Linh, Vĩnh Tường, Yên
Lạc là những nơi có diện tích trồng rau và hoa lớn, đã phát hiện ra dư lượng
thuốc BVTV có trong đất vượt quá mức cho phép 1,33 lần. Trong đó phần lớn
là các hoá chất có độc tính cao. Các loại thuốc này có tác dụng diệt sâu bệnh,
diệt cỏ nhanh, sử dụng đơn giản nên được người nông dân ưa dùng. Nhưng
cách dùng thuốc BVTV của người dân còn quá liều lượng, bao bì, vỏ trai vứt

bừa bãi trên đồng ruộng làm ô nhiễm nguồn nước, đất. Hiện tại, mức độ ô
nhiễm do tồn dư của thuốc BVTV ở trong đất trên địa bàn đều vượt quá mức
cho phép từ 10-15%, nhiều địa phương mức độ dư tồn cao như Mê Linh trên
18%, Yên Lạc, Vĩnh Tường trên 20%.
2.3.2.Tác động của thuốc BVTV sức khỏe con người

Hầu hết các trường hợp sử dụng thuốc BVTV đều rất phức tạp và khó
kiểm soát. Khi thuốc được phun trên diện rộng, các loài có ích cũng bị ảnh
hưởng và một số lượng hóa chất bị phun lệch khỏi vùng dự tính nên càng có
12


nhiều loài có ích bị ảnh hưởng. Bất kỳ một loại hóa chất nào cũng gây độc đối
với mọi sinh vật. Tất cả các hóa chất đều có tính độc tiềm tàng. Do tồn dư hoá
chất BVTV trong môi trường như trên, các hoá chất này dễ đi vào hệ sinh
thái, tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên con người.
Khi đánh giá độ độc hại của một số loại thuốc BVTV Lê Huy Bá (2006)
đã chỉ ra rằng:
- Tác dụng độc hại của thuốc trừ sâu cơ clo
Thuốc trừ sâu cơ clo là các chất độc thần kinh, gây ngộ độc cấp tính, do
có tác dụng ngăn cản sự dẫn truyền xung thần kinh. Một số hoạt chất chủ yếu
như: DDT, methoxychlor, chlordane, heptachlor, aldrin, dieldrin, endrin,
toxaphene, mirex và lindane... Do hầu hết các thuốc clo hữu cơ bền vững
trong môi trường sống, tích lũy và phóng đại sinh học trong chuỗi thực phẩm
nên đã bị cấm sử dụng nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam vẫn còn sử dụng
một số nhưng bị hạn chế như Dicofol, Endosulfan... Phần lớn clo hữu cơ khó
phân hủy và tích lũy trong mô mỡ của động vật. Thuốc trừ sâu hữu cơ Clo có
thể ức chế enzim acetylcholinesterase do đó làm tích tụ acetylcholine gây kích
thích tế bào thần kinh. Các hợp chất trong nhóm có tính độc trung bình đến
rất độc đối với động vật máu nóng, rất độc với cá, an toàn với cây thậm chí

còn kích thích cây sinh trưởng. Các thuốc nhóm này khá bền vững, tồn tại
trong môi trường một thời gian dài, được tích lũy trong chuỗi thức ăn đi vào
cơ thể con người qua sinh vật, động vật và thực vật.

- Tác dụng độc hại của thuốc trừ sâu cơ photpho
Thuốc trừ sâu lân hữu cơ (organophosphorus pesticides-Ops) là este của
axit photphoric hay thiophotphoric, là loại thuốc trừ sâu được sử dụng rất
rộng rãi để diệt côn trùng, sâu bọ. Nhóm lân hữu cơ gồm 03 nhóm: Aliphatic
(mạch thẳng), Phenyl (mạch vòng) và Hecterocy (dị vòng). Một số hoạt chất
chủ yếu như: parathion, malathion, diclovos, clopyrifor... Các hợp chất này
13


được nghiên cứu từ những năm thuộc thập niên 30 và 40, thế kỷ 20 và bắt đầu
được dùng làm thuốc trừ sâu vào cuối chiến tranh thế giới thứ 2. Ngày nay
OPs là loại thuốc trừ sâu được sử dụng rộng rãi để diệt côn trùng và sâu bọ.
Thuốc lân hữu cơ tác động đến thần kinh, bao vây cung phản xạ làm cho
sinh vật bị ngộ độc. Nhóm lân hữu cơ gồm 03 nhóm: Aliphatic (mạch thẳng),
Phenyl (mạch vòng) và Hecterocy (dị vòng). Nhóm này bao gồm một số hợp
chất như parathion, malathion, diclovos, clopyrifor... Các loại thuốc trừ sâu cơ
là este của axit photphoric hay thiophotphoric. Các loại thuốc trừ sâu cơ
photpho ức chế enzim acetyl cholinesterase do chúng có thể tác dụng với
enzim acetylcholinesterase giống như acetylcholine, tạo thành enzim
phosphoryl gây tích tụ acetylcholine trong tế bào thần kinh. Quá trình phân
hủy các hợp chất trung gian enzim photphoryl và enzim cacbaryl xảy ra chậm
hơn nhiều so với quá trình thủy phân enzim acetyl, do đó làm giảm nồng độ
enzim hoạt động (chậm tái tạo enzim acetylcholinesterase, EOH). Hậu quả là
acetylcholine không được phân hủy đủ nhanh, gây kích thích tế bào thần kinh
làm chết côn trùng.
Ngoài khả năng gây ngộ độc cấp tính, một số OPs còn liên quan đến một

chứng bệnh thần kinh, có tên gọi tắt là OPIDN (organophosphorus-induced
delayed neuropathy). Triệu chứng lâm sàng điển hình của bệnh là tình trạng
mất khả năng điều khiển cơ ngoại biên, chủ yếu ở chi dưới, sau khi tiếp xúc
với OPs qua đường tiêu hóa từ 7 đến 10 ngày. Cho đến nay,bản chất của bệnh
OPIDN vẫn chưa được hiểu rõ, nhưng có vẻ như bệnh này không liên quan
đến sự ức chế enzim acetylcholinesterase. Có thể các OPs đã ảnh hưởng đến
một enzim thần kinh khác (vai trò của enzim này trong cơ thể chưa được biết
rõ).
Thuốc trừ sâu cơ photpho có độc tính cao hơn loại cơ clo, nhưng chúng
bị biến đổi nhanh trong môi trường. Sản phẩm phân hủy của các hợp chất này
không độc. Vì vậy, thuốc trừ sâu cơ photpho vẫn đang được sử dụng.
- Tác dụng độc hại của Carbamate
14


Carbamate là thuốc trừ sâu carbamate là các este của axit N-methyl
cacbamic (CH3NHCOOH), hoặc trong một số trường hợp là axit N, Ndimethyl cacbamic. Độc tính của các thuốc trừ sâu cacbamat phụ thuộc vào
nhóm thế ở vị trí nhóm -OH. Một số hoạt chất chủ yếu như: Mipcin, Bassa,
Sevin,… Thuốc trừ sâu cacbamat đuợc sử dụng rộng rãi trong nông nghiệp,
làm vườn và thường được dùng dưới dạng bột mịn. Các loại thuốc trừ sâu
cacbamat không bị xếp vào loại các hóa chất bền vững, trong môi trường
chúng rất dễ bị thủy phân và phân hủy.
Carbamate là dẫn xuất của acid carbamic, tác dụng như lân hữu cơ ức
chế men cholinesterase. Thuốc có hai đặc tính tốt là ít độc (qua da và miệng)
đối với động vật có vú và có khả năng tiêu diệt côn trùng rộng rãi. Nhiều
carbamate là chất lưu dẫn dễ hấp thu qua lá, rễ, mức độ phân giải trong cây
thấp, tiêu diệt tuyến trùng mạnh mẽ. Nhìn chung nhóm này có độc chất thấp
nhất so với hai nhóm trên, cơ thể cũng có khả năng hồi nhanh hơn nếu bị
nhiễm độc. Ngoại lệ các Nitrosomethyl carbamate là chất gây đột biến mạnh
mẽ. Nhóm carbamate có phổ tác dụng hẹp, độc tính tương đối cao song hiệu

lực ngắn, không tích lũy trong cơ thể sinh vật mà đào thải nhanh qua nước
tiểu, phân giải nhanh chóng ở người và động vật có vú nhờ thủy phân, oxy
hóa khử ra sản phẩm cuối cùng là amin, rượu hay phenol. Tính độc gây ra do
ức chế men ChE tương tự nhóm OPs (co cơ trơn, tăng tiết tế bào thần kinh)
- Tác dụng độc hại pyrethoid và thuốc trừ sâu sinh học
Pyrethroid là dẫn xuất của este cacboxylat (còn gọi là este pyrethrum
hoặc

este

của

pyrethrin,



nguồn gốc

tự

nhiên

từ

cây

hoa

cúc Chrysanthemum cinerariaefolium và C.roseum chứa nhiều hoạt chất
pyrethrin độc đối với côn trùng. Các hoạt chất pyrethrin có thể được chiết

xuất từ hoa, lá khô và rễ cây bằng một dung môi, chúng có tác dụng gây chết
tức thời đối với côn trùng. Trong dịch chiết của pyrethrin có sáu este của hai
axit cacboxylic với ba xyclopentenolon với tỷ lệ khác nhau. Một số hoạt chất
chủ yếu: Permethrin, Cypermethrin, Deltamethrin... Pyrethroid có phổ trừ sâu
15


rộng, hiệu lực diệt cao, độc tính thấp với động vật máu nóng, nhưng dễ bị
phân hủy quang hóa nên chỉ dùng để diệt và loại côn trùng trong nhà.
Pyrethroid tác động mạnh đến hệ thần kinh, đầu độc trục sợi thần kinh, phá vỡ
sự vận chuyển xung động, làm sinh vật bị kích thích, co thắt cơ. Pyrethroid có
thể gây hiện tượng mất cực và qua đó ức chế hình thành điện thế hoạt động
của tế bào thần kinh hoặc ức chế hấp thụ ion Na +, K+ của màng tế bào, ngăn
cản truyền xung từ thần kinh ngoại biên tới thần kinh trung ương. Đối với côn
trùng, thuốc còn tác động gây thiếu oxy cho tế bào thần kinh.
Thuốc trừ sâu sinh học: những hợp chất này được chiết xuất từ cơ thể
sâu hại, từ thức ăn của chúng hoặc được tổng hợp hóa học và được áp dụng
bằng nhiều phương pháp khác nhau. Mặc dù vẫn chưa có khả năng ứng dụng
rộng rãi các chất này, song trong quá trình nghiên cứu và thực nghiệm có một
vài trường hợp mang lại hiệu quả rõ rệt. Một số hoạt chất chủ yếu: các
Hormon, Pheromone, chất dẫn dụ, chất ức chế dinh dưỡng và chất triệt sản.
Tác dụng: để đạt hiệu quả cao và lâu dài trong BVTV, đồng thời đảm bảo an
toàn cho con người các sinh vật có ích, tránh gây ô nhiễm môi trường, sử
dụng các chế phẩm sinh học là một hướng phát triển đầy triển vọng.
2.4. Chính sách quản lý thuốc BVTV

Lịch sử phát triển nông nghiệp trên thể giới và ở Việt Nam cho thấy: sản
xuất phải gắn liền với bảo vệ sản xuất. Càng thâm canh thì yêu cầu phòng trừ
dịch hại, bảo vệ sản xuất càng tăng.
Trong hệ thống các biện pháp bảo vệ thực vật, việc sử dụng thuốc bảo vệ

thực vật từ nhưng năm 50 cho tới nay vẫn chiếm một vai trò hết sức quan
trọng, có khi quyết định. Tuy nhiên ngày càng xuất hiện tình trạng lạm dụng
thuốc bảo vệ thực vật đem đến nhiều hệ luỵ tác hại cho sản xuất, môi trường,
sức khoẻ cộng đồng, đe dọa sự phát triển bền vững của nông nghiệp.
Vì vậy tăng cường việc quản lý sản xuất kinh doanh và sử dụng thuộc
bảo vệ thực vật là một yêu cầu đặc biệt cấp bách hiện nay ở thế giới và ở

16


×