Tải bản đầy đủ (.doc) (88 trang)

Thực Trạng Sử Dụng Phân Bón Và Thuốc Bảo Vệ Thực Vật Trong Sản Xuất Nông Nghiệp Tại Xã An Lạc, Chí Linh, Hải Dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.67 MB, 88 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA MÔI TRƯỜNG
= = = =¶¶¶ = = = =

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
THỰC TRẠNG SỬ DỤNG PHÂN BÓN VÀ THUỐC BẢO
VỆ THỰC VẬT TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
TẠI XÃ AN LẠC, THỊ XÃ CHÍ LINH,
TỈNH HẢI DƯƠNG
Người thực hiện

: PHAN THỊ ÁNH TUYẾT

Lớp

: MTC

Khóa

: 57

Chuyên ngành

: MÔI TRƯỜNG

Giáo viên hướng dẫn

: PGS.TS. NGUYỄN XUÂN THÀNH



HÀ NỘI – 2016

ii


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA MÔI TRƯỜNG
= = = =¶¶¶ = = = =

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
THỰC TRẠNG SỬ DỤNG PHÂN BÓN VÀ THUỐC BẢO
VỆ THỰC VẬT TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
TẠI XÃ AN LẠC, THỊ XÃ CHÍ LINH,
TỈNH HẢI DƯƠNG
Người thực hiện

: PHAN THỊ ÁNH TUYẾT

Lớp

: MTC

Khóa

: 57

Chuyên ngành

: MÔI TRƯỜNG


Giáo viên hướng dẫn

: PGS.TS. NGUYỄN XUÂN THÀNH

Địa điểm thực tập

: XÃ AN LẠC, THỊ XÃ CHÍ LINH,
TỈNH HẢI DƯƠNG

HÀ NỘI – 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hướng
dẫn tận tình từ Giảng viên hướng dẫn là PGS. TS. Nguyễn Xuân Thành. Các nội
dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa từng được
công bố trong bất cứ công trình nào trước đây. Những số liệu trong các bảng
biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá do chính tôi thu thập từ các
nguồn khác nhau có ghi trong phần tài liệu tham khảo. Ngoài ra đề tài còn sử
dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của một số tác giả, cơ quan, tổ
chức khác và cũng được thể hiện trong tài liệu tham khảo.
Hà Nội, ngày 10 tháng 01 năm 2016
Sinh viên

Phan Thị Ánh Tuyết

i



LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài, ngoài sự nỗ lực của bản thân,
tôi đã nhận được sự giúp đỡ quý báu của rất nhiều thầy, cô giáo, người thân
trong gia đình và bạn bè.
Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới thầy giáo hướng dẫn
PGS. TS. Nguyễn Xuân Thành, người đã tận tình chỉ bảo tôi trong suốt quá trình
thực hiện khóa luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Bộ môn Vi sinh vật,
Học viện Nông Nghiệp Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi và tận tình giúp đỡ
tôi hoàn thành khóa luận.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tất cả bạn bè và gia đình,
những người đã hết lòng giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài tốt
nghiệp này.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày … tháng… năm 2015.
Học viên

Phan Thị Ánh Tuyết

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN........................................................................................................................................i
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hướng dẫn tận tình từ Giảng viên
hướng dẫn là PGS. TS. Nguyễn Xuân Thành. Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là
trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào trước đây. Những số liệu trong
các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá do chính tôi thu thập từ các nguồn khác
nhau có ghi trong phần tài liệu tham khảo. Ngoài ra đề tài còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá
cũng như số liệu của một số tác giả, cơ quan, tổ chức khác và cũng được thể hiện trong tài liệu tham

khảo.........................................................................................................................................................i
Hà Nội, ngày 10 tháng 01 năm 2016........................................................................................................i
Sinh viên............................................................i
Phan Thị Ánh Tuyết..............................................................i
LỜI CẢM ƠN...........................................................................................................................................ii
MỤC LỤC................................................................................................................................................iii
DANH MỤC BẢNG...................................................................................................................................v
DANH MỤC HÌNH...................................................................................................................................vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT...............................................................................................................vii
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ..............................................................................................................................1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài...............................................................................................................1
1.2. Mục đích và yêu cầu nghiên cứu của đề tài.................................................................................2
1.2.1 Mục đích................................................................................................................................2
1.2.2 Yêu cầu..................................................................................................................................2
PHẦN II: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU..................................................................................3
2.1. Tổng quan về tình hình sử dụng phân bón..................................................................................3
2.1.1. Khái quát chung về phân bón...............................................................................................3
2.1.2 Tình hình sản xuất và sử dụng phân bón.............................................................................13
2.2. Tình hình sử dụng hóa chất BVTV..............................................................................................17
2.2.1. Khái quát chung về BVTV và hóa chất BVTV.......................................................................17
2.2.2Tình hình sản xuất và sử dụng thuốc BVTV...........................................................................30
PHẦN III: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................33
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..............................................................................................33
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................................33
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu............................................................................................................33
3.2. Nội dung nghiên cứu.................................................................................................................33

iii



3.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội tại xã An Lạc.................................................................33
3.2.2. Tình hình sản xuất nông nghiệp tại xã An Lạc.....................................................................33
3.2.3. Thực trạng sử dụng phân bón và thuốc BVTV cho cây trồng tại xã An Lạc.........................33
3.2.4. Đề xuất một số giải pháp quản lý, sử dụng phân bón và thuốc BVTV hiệu quả..................34
3.3. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................................................34
3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp...............................................................................34
3.3.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp..................................................................................34
3.3.3. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................................................35
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..........................................................................................................36
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội xã An Lạc..............................................................................36
4.1.1. Điều kiện tự nhiên..............................................................................................................36
4.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội......................................................................................................39
4.2. Tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã An Lạc.............................................................43
4.2.1. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2014.................................................................43
4.2.2. Diện tích, năng suất, sản lượng của một số loại cây trồng chính tại xã An Lạc năm 2014. .44
4.3. Thực trạng sử dụng phân bón và thuốc BVTV cho cây trồng tại xã An Lạc................................45
4.3.1. Tình hình kinh doanh, quản lý phân bón, thuốc BVTV của xã An Lạc..................................45
4.3.2. Thực trạng sử dụng phân bón của người dân xã An Lạc.....................................................48
4.3.3. Thực trạng sử dụng thuốc BVTV của người dân xã An Lạc..................................................55
4.3.4. Nhận thức của người dân tại xã An Lạc về việc sử dụng phân bón hóa học, thuốc BVTV và
ảnh hưởng của nó tới môi trường................................................................................................61
4.3.5. Đánh giá chung về thuận lợi, khó khăn trong sử dụng phân bón, thuốc BVTV của người
dân xã An Lạc................................................................................................................................66
4.4. Đề xuất một số giải pháp quản lý, kinh doanh và sử dụng phân bón, thuốc BVTV hiệu quả.....68
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................................................................69
5.1. Kết luận......................................................................................................................................69
5.2. Kiến nghị...................................................................................................................................71
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................................................72

iv



DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Ảnh hưởng của phân khoáng tới các chất bị mất do xói mòn đất...........................7
Bảng 2.2: Tác dụng của bón phối hợp phân N, P, K đối với các loại vi sinh vật.......................7
Bảng 2.3: Ảnh hưởng của các loại phân hữu cơ đến vi sinh vật đất (%).................................8
Bảng 2.4: Lượng phân bón tiêu thụ toàn cầu........................................................................13
Bảng 2.5: Nhóm 5 nước sản xuất phân Ure, Kali, DAP/MAP.................................................14
và NPK các loại năm 2009.....................................................................................................14
Bảng 2.6: Các loại phân bón phổ biến tại Việt Nam..............................................................14
Bảng 2.7: Tình hình chất lượng phân bón qua kiểm tra........................................................15
Bảng 2.8: Ước tính tổn thất do côn trùng và cỏ dại gây ra ở Ấn Độ (%)...............................17
Bảng 2.9: Phân loại nhóm độc thuốc BVTV theo WHO.........................................................23
Bảng 2.10: Ảnh hưởng của thuốc trừ cỏ đối với vi sinh vật đất............................................27
Bảng 2.11: Ảnh hưởng của thuốc trừ sâu đến vi sinh vật.....................................................28
Bảng 2.12: Dự báo phát thải khí nhà kính của Việt Nam.......................................................29
Nông nghiệp.................................................................................................................................39
Tiểu thủ công nghiệp – ngành nghề..............................................................................................40
Thương mại, dịch vụ.....................................................................................................................41
Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất tại xã An Lạc năm 2014....................................................43
Bảng 4.2: Diện tích, năng suất và sản lượng của một số cây trồng chính tại xã An Lạc năm
2014......................................................................................................................................45
Bảng4.3: Một số loại phân bón thường được sử dụng trong sản xuất nông nghiệp của xã
năm 2014..............................................................................................................................48
Bảng 4.4 : Cách bón phân hóa học cho một số cây trồng chính xã An Lạc............................49
Bảng 4.5: Lượng phân bón hóa học bón cho một số cây trồng chính của xã........................51
Bảng 4.7: Cách thức sử dụng phân hữu cơ của người dân xã An Lạc....................................55
Bảng 4.8: Phân loại một số loại thuốc BVTV thường dùng của xã năm 2014........................56
Bảng 4.9: Số lần phun và thời gian cách ly thuốc BVTV........................................................58
Bảng 4.10: Phương thức phun thuốc BVTV của người dân...................................................59

Bảng 4.11: Cách xử lý tàn dư thực vật, sản phẩm phụ sau thu hoạch của ...........................64
người dân xã An Lạc..............................................................................................................64

v


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: So sánh mức độ thiệt hại do các đối tượng dịch hại gây ra tới .........................18
năng suất lúa ở Việt Nam (Nguồn: Huỳnh Văn Nghi, 2014)..............................................18
Hình 2.2: Phần trăm doanh số bán hàng toàn cầu của các hóa chất BVTV năm 2008......31
Hình 4.1: Sơ đồ vị trí xã An Lạc thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương........................................36
Hình 4.2: Cơ cấu kinh tế xã An Lạc....................................................................................39
năm 2014..........................................................................................................................39
Nông nghiệp.................................................................................................................................39
Tiểu thủ công nghiệp – ngành nghề..............................................................................................40
Thương mại, dịch vụ.....................................................................................................................41
Hình 4.3: Hiệu quả của công tác thu gom và xử lý bao bì phân bón và ............................47
thuốc BVTV tại xã An Lạc..................................................................................................47
Hình 4.4: Cách lựa chọn thời điểm sử dụng thuốc BVTV của người dân...........................60
Hình 4.5: Các triệu chứng thường gặp sau khi phun thuốc BTVT của người dân xã An Lạc
..........................................................................................................................................61
Hình 4.6: Tỷ lệ người dân sử dụng đồ bảo hộ lao động khi phun thuốc BVTV..................63
Hình 4.7: Cách xử lý thuốc BVTV còn dư sau khi phun của...............................................65
người dân xã An Lạc..........................................................................................................65
Hình 4.8: Đánh giá của người dân về ảnh hưởng của sử dụng phân bón hóa học và thuốc
BVTV đối với môi trường..................................................................................................66

vi



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Kí hiệu viết tắt

Giải thích từ viết tắt

BVTV

Bảo vệ thực vật

CHXHCNVN

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

DTTN

Diện tích tự nhiên

ĐBSH

Đồng bằng sông Hồng

ĐHNNI

Đại học Nông Nghiệp I

ĐSVK

Đốm sọc vi khuẩn


FAO

Tổ chức lương thực thế giới

GTSX

Giá trị sản xuất

HCBVTV

Hóa chất bảo vệ thực vật

HTX

Hợp tác xã

IFA

Hiệp hội Phân bón thế giới

NXB

Nhà xuất bản

OBV

Ốc bươu vàng

PTNN


Phát triển nông thôn

THCS

Trung học Cơ sở

TNMT

Tài nguyên Môi trường

TT CN

Tiểu thủ công nghiệp

VP UBND

Văn phòng Ủy ban Nhân dân

VSV

Vi sinh vật

vii


PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, ngoài dịch bệnh, biến đổi khí hậu thì bùng nổ
dân số cũng đang là một vấn đề đáng quan tâm của toàn xã hội. Việc đáp ứng đủ
lương thực cho số dân khổng lồ đó trở thành mối lo ngại hàng đầu đối với các

quốc gia.
Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, với sự tìm tòi, nghiên
cứu của con người, năng suất cây trồng đang được tăng lên không ngừng. Để có
được thành tựu đó, ngoài việc tạo ra giống tốt, còn cần áp dụng phương thức
canh tác hợp lý và không thể không sử dụng kèm theo các loại phân bón, thuốc
BVTV. Bón phân cân đối, đầy đủ, sử dụng thuốc BVTV an toàn, đúng lúc, đúng
cách, đúng liều lượng sẽ đem lại năng suất cây trồng cao, chất lượng nông sản
tốt mà không làm ảnh hưởng xấu tới môi trường tự nhiên cũng như sức khỏe con
người.
Tuy nhiên, hoạt động sản xuất nông nghiệp hiện nay đang gặp phải vấn đề
đáng lo ngại, đó là việc người dân sử dụng phân bón và thuốc BVTV theo cảm
tính, không tính toán liều lượng theo hướng dẫn và đặc biệt còn chưa thực hiện
đúng biện pháp an toàn trong quá trình sử dụng. Điều đó đã gây ảnh hưởng
nghiêm trọng tới hệ sinh thái đồng ruộng, môi trường đất, nước, không khí và
ảnh hưởng tới chính sức khỏe của người sử dụng.
An Lạc là một trong những xã có nền sản xuất nông nghiệp từ lâu đời với
mức đầu tư phân bón và thuốc BVTV tương đối lớn. Sản phẩm nông nghiêp mà
xã sản xuất không chỉ phục vụ cho nhu cầu người dân trong vùng mà còn phục
vụ cho các vùng lân cận. Vì vậy, tình hình sử dụng phân bón, thuốc BVTV tại
xã An Lạc là vấn đề đáng được quan tâm. Xuất phát từ lý do đó, tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài:
“Thực trạng sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất
nông nghiệp tại xã An Lạc, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương”.

1


1.2. Mục đích và yêu cầu nghiên cứu của đề tài
1.2.1 Mục đích
- Đánh giá thực trạng sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong

sản xuất nông nghiệp tại xã An Lạc, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương.
- Đề xuất một số giải pháp sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật
hợp lý nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại xã An Lạc, thị xã Chí Linh, tỉnh
Hải Dương.
1.2.2 Yêu cầu
- Sử dụng phiếu điều tra nông hộ để nghiên cứu tình hình sử dụng phân
bón và thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp tại xã An Lạc, thị xã
Chí Linh, tỉnh Hải Dương.
- Điều tra các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và liều lượng sử dụng,
cách bón trong sản xuất nông nghiệp tại xã An Lạc, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải
Dương. Phải chỉ ra được những ưu, nhược điểm về việc sử dụng hóa chất trong
nông nghiệp áp lực đến môi trường.

2


PHẦN II: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Tổng quan về tình hình sử dụng phân bón
2.1.1. Khái quát chung về phân bón
2.1.1.1 Khái niệm phân bón
- Theo Võ Minh Kha (2003): Phân bón là các chất hữu cơ hoặc vô cơ
chứa các nguyên tố dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng được bón vào đất hay
hòa nước phun, xử lý hạt giống, rễ và cây con.
- Theo Lê Văn Tri (2001): Phân bón là những chất cung cấp dinh dưỡng
cho cây hoặc bổ sung độ màu mỡ cho đất, là phương tiện tốt nhất để tăng sản
lượng và cải thiện chất lượng của lương thực, thực phẩm.
2.1.1.2. Phân loại phân bón
Theo Cẩm Hà (2012), phân bón được phân thành các loại:
 Theo thành phần:
+ Phân bón vô cơ: Gồm phân khoáng thiên nhiên hoặc phân hóa học,

trong thành phần có chứa một hoặc nhiều yếu tố dinh dưỡng vô cơ. Bao gồm các
loại: Phân khoáng đơn, phân phức hợp, phân khoáng trộn.
+ Phân khoáng đơn: Là loại trong thành phần chỉ chứa một yếu tố dinh
dưỡng đa lượng N hoặc P2O5 hữu hiệu hoặc K2O hữu hiệu.
+ Phân phức hợp: Là loại phân được tạo ra bằng phản ứng hóa học, có
chứa ít nhất hai yếu tố dinh dưỡng đa lượng.
+ Phân khoáng trộn: Là loại phân được sản xuất bằng cách trộn cơ học từ
hai hoặc ba loại phân khoáng đơn hoặc trộn với phân phức hợp, không dùng
phản ứng hóa học.
+ Phân hỗn hợp: Là loại phân bón trong thành phần có chứa từ hai yếu tố
dinh dưỡng khác nhau (vô cơ, hữu cơ, vi sinh vật, các yếu tố dinh dưỡng khác)
trở lên, bao gồm các loại phân hữu cơ chế biến công nghiệp, phân hữu cơ sinh
học, phân hữu cơ khoáng, phân hữu cơ vi sinh.
3


+ Phân hữu cơ chế biến công nghiệp: Là loại phân bón được sản xuất từ
nguyên liệu hữu cơ, được chế biến theo quy trình công nghệ lên men công
nghiệp, có hàm lượng chất hữu cơ, kí hiệu là HC (tính bằng HC tổng số) và các
chỉ tiêu chất lượng đạt quy định của quy chuẩn kĩ thuật quốc gia.
+ Phân hữu cơ sinh học: Là loại phân bón được sản xuất từ nguyên liệu
hữu cơ, được xử lí lên men bằng vi sinh vật sống có ích hoặc được xử lý bằng
các tác nhân sinh học khác có các chỉ tiêu chất lượng đạt quy định của quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia.
+ Phân hữu cơ khoáng: Là loại phân bón dược sản xuất từ phân hữu cơ
chế biến công nghiệp hoặc hữu cơ sinh học trộn thêm một hoặc một số yếu tố
dinh dưỡng vô cơ, trong đó có ít nhất một số yếu tố dinh dưỡng vô cơ đa lượng
đạt quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
+ Phân hữu cơ vi sinh: Là loại phân bón được sản xuất từ nguyên liệu hữu
cơ có chứa ít nhất một loại vi sinh vật sống có ích ở mật độ và hoạt tính đạt quy

định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
+ Phân vi sinh vật: Là loại phân bón trong thành phần có chứa một hoặc
nhiều loại vi sinh vật sống có ích bao gồm: Nhóm vi sinh vật cố định đạm, phân
giải lân, phân giải xenlulo, vi sinh vật đối kháng, vi sinh vật tăng khả năng
quang hợp và các vi sinh vật có ích khác có mật độ và hoạt tính đạt quy định của
quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
 Theo chức năng:
+ Phân bón lá: Là các loại phân bón thích hợp cho việc phun trực tiếp vào
thân, lá và thích hợp cho cây hấp thu dinh dưỡng qua thân, lá.
+ Phân bón rễ: Là các loại phân bón được bón trực tiếp vào đất hoặc vào
nước để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng thông qua bộ rễ.

4


2.1.1.3. Nguyên tắc bón phân “Năm đúng”
1. Đúng chủng loại phân

Cây trồng yêu cầu phân gì thì bón phân đó. Phân bón có nhiều loại, nhưng
có 3 loại chính là đạm - N, lân - P, kali - K. Lưu huỳnh (S) cũng rất cần nhưng
với lượng ít hơn. Mỗi loại có chức năng riêng. Bón phân không đúng yêu cầu,
không phát huy được hiệu quả còn gây hại cho cây. Ở đất chua tuyệt đối không
bón những loại phân có tính axit cao quá ngưỡng và trên nền đất kiềm không
bón các loại phân có tính kiềm cao quá ngưỡng.
2. Đúng nhu cầu sinh lý của cây

Nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng khác nhau tuỳ thuộc vào từng giai
đoạn sinh trưởng và phát triển. Có loại cây ở giai đoạn sinh trưởng cần kali hơn
đạm; cũng có loại cây ở thời kỳ phát triển lại cần đạm hơn kali. Bón đúng loại
phân mà cây cần mới phát huy hiệu quả. Khi bón phân nên chia ra bón nhiều lần

theo quy trình và bón vào lúc cây phát triển mạnh, không bón một lúc quá nhiều.
Việc bón quá nhiều phân một lúc sẽ gây ra thừa lãng phí, ô nhiễm môi trường,
cây sử dụng không hết sẽ làm cho cây biến dạng dễ nhiễm bệnh, năng suất chất
lượng nông sản thấp.
Bón phân có 3 thời kỳ: Bón lót trước khi trồng (hay bón hồi phục sau khi
cây thu hoạch vụ trước), bón thúc (nhằm thúc đẩy quá trình sinh trưởng của cây,
tạo nhành lá mới), bón rước hoa (đón đòng), có nơi còn bón bổ sung khi tạo hạt,
nuôi trái.
3. Đúng nhu cầu sinh thái

Bón phân không những cần cho cây trồng mà còn giúp cho vi sinh vật đất
phát triển hữu hiệu hơn. Bón đúng loại phân, bón đúng thời cơ, bón đúng đối
tượng làm tăng khả năng chống chịu của cây đối với hạn, rét, thời tiết bất
thường của môi trường và với sâu bệnh gây hại (ví dụ phân kali). Còn có trường
hợp phải dùng phân để tác động hãm bớt tốc độ sinh trưởng nhằm tăng tính chịu
đựng của cây trước các yếu tố xấu phát sinh.
5


4. Đúng vụ và thời tiết

Mùa vụ, nhiệt độ và thời tiết rất ảnh hưởng đến hiệu quả của phân bón,
mưa làm rửa trôi, trực di phân bón, nắng khô làm phân bón không tạo được môi
trường dinh dưỡng để tiêu, cây không phát triển, thối hoa, quả.
5. Đúng phương pháp

Có 2 loại phân bón: Phân bón gốc và phân bón lá. Tuỳ từng loại cây mà
có phương pháp bón thích hợp. Với phân bón gốc thì bón vào hố, rãnh theo vành
tán lá hoặc rải đều trên mặt đất. Với phân bón lá thì phun đều trên lá, nếu ướt
được cả 2 mặt lá thì càng tốt. (Phương Chi, 2013).

2.1.1.4. Ảnh hưởng của phân bón đến môi trường đất
2.1.1.4.1. Vai trò của phân bón với môi trường đất
Trong trồng trọt, phân bón không chỉ giúp cây trồng đạt năng suất cao mà
có tác dụng ổn định và bảo vệ đất trồng.
Trong quá trình canh tác, cây trồng lấy đi từ đất các loại chất dinh dưỡng
để sinh trưởng, phát triển. Mỗi loại cây trồng có nhu cầu khác nhau về chất dinh
dưỡng, gây mất cân bằng và dẫn tới suy giảm độ phì của đất. Do đó nếu không
trả lại dinh dưỡng cho đất bằng cách bổ sung các loại phân bón thích hợp thì đất
nhanh chóng trở nên bạc màu và không còn khả năng canh tác.
• Vai trò của phân bón vô cơ tới môi trường đất
- Vai trò bảo vệ đất:
Bón phân (đặc biệt là phân khoáng) trong trồng trọt giúp cây phát triển
tốt, do đó tạo được độ che phủ đất, giúp hạn chế quá trình xói mòn, rửa trôi đất.

6


Bảng 2.1: Ảnh hưởng của phân khoáng tới các chất bị mất do xói mòn đất
( Nghiên cứu trên lúa mì, kg/ha)
Các chất bị mất từ đất
Khối lượng đất
Mùn
N
P2O5
K2O

Công thức không

N60P60K60
bón phân

4730
3500
260
198
17.1
12.0
14.5
10.8
93
69
(Nguồn: Nguyễn Xuân Thành và Cs, 2005)

- Vai trò đối với vi sinh vật đất:
Bón phân hóa học một cách hợp lý có ảnh hưởng tốt đến sự phát triển vi
sinh vật đất.
Các nguyên tố N, P, K, Ca, vi lượng rất cần thiết đối với vi sinh vật và
chúng yêu cầu các nguyên tố theo một tỷ lệ nhất định. Cũng chính vì vậy, bón
phân phối hợp phân hữu cơ và vô cơ, hay bón phân cân đối các loại phân vô cơ có
tác dụng kích thích sự phát triển của vi sinh vật mạnh hơn bón từng loại riêng rẽ.
Bảng 2.2: Tác dụng của bón phối hợp phân N, P, K đối với các loại vi sinh
vật
Công thức

Vi khuẩn

Không bón phân
P2O5+ K2O
P2O5+ K2O+ N

100

185
210

Nấm

Xạ khuẩn

VK phân giải

xenlulo
100
100
100
174
145
670
130
195
840
(Nguồn: Nguyễn Xuân Thành và Cs, 2005)

(Trong đó lượng các chất như sau: P2O5: 60 kg/ha; K2O: 30 kg/ha; N: 30
kg/ha).
Bón phối hợp phân vô cơ với phân chuồng và rơm rạ làm cho các loại
hình vi sinh vật có ích như Azotobacter, vi khuẩn ôn hòa, nitrat hóa, phân giải
xenlulo tăng hơn 3- 4 lần so với bón phân khoáng đơn thuần. (Nguyễn Xuân
Thành và Cs, 2005).
7



• Vai trò của phân hữu cơ đối với môi trường đất
- Các loại phân hữu cơ như phân chuồng, phân xanh, bùn ao, rơm rạ… là
nguồn dinh dưỡng đối với cây trồng và là nhân tố có ảnh hưởng tốt đến thành
phần cơ giới, kết cấu, độ ẩm, chế độ nhiệt, chế độ không khí trong đất. Ngoài ra,
trong phân hữu cơ chứa sẵn một khối lượng vi sinh vật (hàng chục tỷ tế bào
trong một gam phân). Vì vậy, những chân đất được bón phân hữu cơ, số lượng
và cường độ hoạt động của nhiều loại vi sinh vật tăng lên một cách đáng kể.
Một số tài liệu của Liên Xô cho biết, đất được bón 50 tấn phân chuống
liên tục nhiều năm, làm tăng tổng số vi sinh vật đất lên hai lần. Phân chuồng làm
tăng tổng số lượng của nhiều loại vi khuẩn, nấm, xạ khuẩn, rong tảo và nguyên
sinh động vật.
- Tác động khác đối với vi sinh vật của các phân hữu cơ chủ yếu phụ
thuộc vào tỷ lệ C/N của chúng. Những loại phân hữu cơ có tỷ lệ đạm cao như
bèo dâu, cây phân xanh họ đậu, phân chuồng có tác dụng kích thích vi sinh vật
phát triển mạnh. Trái lại những phân hữu cơ như rơm rạ, cỏ khô, tỷ lệ chất xơ
cao, thời gian đầu có tác dụng ức chế vi sinh vật.
Thí nghiệm trên đất lúa Gia Lâm: các loại vi sinh vật chuyên tính như
Azotobacter, vi khuẩn amon, vi khuẩn phân giải xenlulo đều được tăng từ 10100% khi bón 10 tấn phân chuồng, phân xanh cho 1ha lúa vụ mùa.
- Khảo sát tác động của phân chuồng, phân xanh: Bón 30 tấn/ha ở đất bạc
màu Hà Bắc, đất chua mặn Kiến An, đất phù sa chua ở Hải Dương- Hưng Yên,
đều thấy vi sinh vật tổng số cũng như nhiều loại hình chuyên tính tăng lên rõ rệt.
Riêng xạ khuẩn có trường hợp giảm xuống khi bón phân xanh cho đất chua mặn.
Giữa các loại đất khác nhau, phân hữu cơ phát huy tác động nhanh, chậm khác
nhau. Ở đất bạc màu, tổng số vi sinh vật cực đại khi bón phân chuồng 15 ngày,
bón phân xanh sau 20 ngày. Còn đất chua mặn đạt cực đại chậm hơn 10-20 ngày
so với đất bạc màu.
Bảng 2.3: Ảnh hưởng của các loại phân hữu cơ đến vi sinh vật đất (%)
8



(Thí nghiệm ở đất lúa Gia Lâm- Hà Nội, 1970)
Công thức

Không bón
phân
10 tấn phân
chuồng/ha
10 tấn bèo hoa
dâu/ha
10 tấn rơm
rạ/ha

Vi sinh vật tổng số

Vi

Vi

khuẩn

khuẩn

Nấm

yếm khí
Sau bón

Sau bón

Sau bón


Xạ
khuẩn

Sau bón

Sau bón

hảo khí
Sau bón

30 ngày

20 ngày

30 ngày

30 ngày

30 ngày

30 ngày

100

100

100

100


100

100

150

130

121

125

350

189

170

180

125

120

405

157

81


112

73

68

138

94

(Nguồn: Nguyễn Xuân Thành và Cs, 2005)
- Phân hữu cơ bón liều lượng khác nhau trong các điều kiện khác nhau sẽ
ảnh hưởng đến vi sinh vật và cây trồng khác nhau.
Bón phân cho lúa vụ mùa và vụ chiêm ở đất phù sa sông Hồng chua và
trung bình so với đối chứng không bón phân đã làm tăng số lượng vi sinh vật
tổng số cũng như từng loại vi sinh vật một cách nhanh chóng. Dùng phân tươi
bón cho lúa làm tăng mạnh vi khuẩn yếm khí, nấm mốc ở giai đoạn đầu, nhưng
sau khi bón 50-60 ngày, các loại hình vi sinh vật dất được phát triển cân đối.
Các loại phân hữu cơ như bèo dâu, cây phân xanh họ đậu, các loại lá xanh
hoang dại đều làm tăng mạnh về số lượng vi sinh vật đất. (Nguyễn Xuân Thành
và Cs, 2005)
2.1.1.4.2. Khả năng gây ảnh hưởng xấu của phân bón tới môi trường
Bón phân không hợp lý, không đúng kỹ thuật có thể làm cho môi trường
xấu đi do các loại phân có thể tạo ra các chất gây ô nhiễm môi trường. Các phân
hữu cơ có thể tạo ra nhiều chất khí CH 4, CO2, H2S,…, các ion khoáng NO3-. Các
loại phân hóa học có thể tạo ra các hợp chất đạm ở thể khí dễ bay hơi hay các
9



ion khoáng dễ bị rửa trôi, nhất là NO 3; Các phân kali hóa học là các phân có khả
năng gây chua…Vì vậy, dù bón ít phân (cả vô cơ và hữu cơ) mà thiếu hiểu biết
cần thiết về việc bón phân hiệu quả và an toàn thì cũng tạo điều kiện để phân
bón ảnh hưởng xấu tới môi trường. (Nguyễn Như Hà và Cs, 2010)
• Ảnh hưởng tiêu cực của phân bón vô cơ đến môi trường
Phân vô cơ dược sử dụng phổ biến trong thực tiễn sản xuất bởi những ưu
việt như tiện dụng, đáp ứng chính xác nhu cầu của cây trong từng thời kỳ nhưng
loại phân này cũng tiềm ẩn nguy cơ rất lớn về gây ô nhiễm môi trường đất và
nước.
- Với môi trường đất:
Phân bón bị rửa trôi theo chiều dọc xuống tầng nước ngầm chủ yếu là
phân đạm vì các loại phân lân và kali dễ dàng được giữ lại trong keo đất. Ngoài
phân đạm đi vào nguồn nước ngầm còn có các loại hóa chất cải tạo đất như vôi,
thạch cao, hợp chất lưu huỳnh, ... Nếu như phân đạm làm tăng nồng độ nitrat
trong nước ngầm thì các loại hóa chất cải tạo đất làm tăng độ mặn, độ cứng
nguồn nước.
+ Ảnh hưởng đến tính chất vật lý của đất: Làm mất cấu trúc của đất, làm
đất chai cứng, giảm khả năng giữ nước của đất, giảm tỷ lệ thông khí trong đất.
(Ví dụ dùng NaNO3 không hợp lý gây mặn hóa dất, thay đổi cấu trúc nước,
không khí trong đất).
+ Ảnh hướng đến tính chất hóa học của đất: Phân vô cơ có khả năng làm
mặn hóa do tích lũy các muối như CaCO3, NaCl,… Cũng có thể làm chua hóa
do bón quá nhiều phân chua sinh lý như KCl, NH 4Cl, (NH2)2SO4,… do sự có
mặt của các anion Cl-, SO42- hoặc do trong phân có dư lượng axit tự do lớn. (Ví
dụ bón nhiều phân (NH2)2SO4 làm dư thừa SO42- khiến đất bị chua, pH giảm,
một số vi sinh vật bị chết, tăng làm lượng Al, Mn, Fe,… linh động gây ngộ độc
cho cây). Đối với những vùng đất có phản ứng chua nếu bón phân chua sinh lý
sẽ làm tăng độ chua của đất, pH của đất giảm, các ion kim loại hoà tan sẽ tăng
10



lên gây ô nhiễm đất và độc hại với cây trồng. Đất bị kiềm hóa do bón quá nhiều
phân sinh lý kiềm như Na(CO 3)2, NaNO3,… Phân vô cơ làm cho đất bị phèn
hóa, đất phèn tiềm tàng thành đất phèn hoạt động khi bón phân chứa gốc sunfat.
Bón nhiều phân hóa học có thể làm tăng hàm lượng kim loại nặng trong đất.
Thực vật sinh trưởng trên đất bị ô nhiễm kim loại nặng sẽ tích lũy kim loại nặng
trong cơ thể và theo chuỗi thức ăn đi vào cơ thể động vật và người. (Ví dụ bón
nhiều phân vi lượng sẽ tích lũy trong đất nhiều kim loại nặng như Cu, Zn, Mn,
… Nếu bón nhiều phân lân làm đất tích nhiều Cd,… ). Bón nhiều phân vô cơ
làm tăng nồng độ các chất trong dung dịch đất, nếu nồng độ tăng quá cao sẽ làm
cây bị chết, nhất là trong thời kỳ khô hạn. Bón nhiều phân đạm trong thời kỳ
muộn cho rau quả sẽ làm tăng hàm lượng NO 3- trong rau gây hội chứng trẻ xanh
và ung thư dạ dày.
+ Ảnh hưởng đến tính chất sinh học của đất: Phân vô cơ sẽ gây hại đến hệ
vi sinh vật trong đất do làm thay đổi tính chất của đất như pH, độ thoáng khí,
hàm lượng kim loại nặng trong đất. Phân bón là một yếu tố ảnh hưởng đến sự
sinh trưởng và phát triển của một số vi sinh vật có khả năng cố định chất dinh
dưỡng. (Ví dụ: Bón đạm nhiều cho đất có chứa vi khuẩn cố định Nitơ sẽ làm
giảm khả năng này của chúng).

11


- Ảnh hưởng đến môi trường nước:
Một lượng lớn phân bón bị rửa trôi từ đất vào nước làm nước bị ô nhiễm,
gây ô nhiễm môi trường nước. Anion NO3- trong phân bón có tính linh động cao
nên dễ bị rửa trôi xuống các tầng sâu hoặc xuống các thủy vực, gây ô nhiễm các
mạch nước ngầm, từ đó có cơ hội gây bệnh cho người và động vật. Hàm lượng
N, P, K thường cao trong phân bón vô cơ nên khi bị rửa trôi vào môi trường
nước hoặc thấm qua các tầng đất tới các mạch nước ngầm làm làm lưu vực đó bị

phì dưỡng, nước ngầm bị ô nhiễm và chứa các kim loại nặng. Phân bón đi vào
nguồn nước mặt gây ảnh hưởng xấu như: Gây phì hóa nước và tăng nồng độ
nitrat trong nước. Hiện tượng tăng độ phì trong nước (còn gọi là phú dưỡng) làm
cho tảo và thực vật cấp thấp sống trong nước phát triển với tốc độ nhanh trong
toàn bộ chiều sâu nhận ánh sáng mặt trời của nước. Lớp thực vật trôi nổi này
làm giảm trầm trọng năng lượng ánh sáng đi tới các lớp nước phía dưới, vì vậy
hiện tượng quang hợp trong các lớp nước phía dưới bị ngăn cản, lượng oxy được
giải phóng ra trong nước bị giảm, các lớp nước này trở nên thiếu oxy.
Mặt khác, khi tảo và thực vật bậc thấp bị chết, xác của chúng bị phân hủy
yếm khí, tạo nên các chất độc hại, có mùi hôi, gây ô nhiễm nguồn nước.
• Ảnh hưởng tiêu cực của phân bón hữu cơ đến môi trường
Phân hữu cơ chưa qua xử lý gây ô nhiễm đất nghiêm trọng do trong phân
có chứa một số lượng lớn các vi sinh vật gây bệnh như vi khuẩn E.Coli gây bệnh
đường ruột, các ấu trùng sán lá, thương hàn, ký sinh trùng giun, sán,… các kim
loại nặng còn được lưu giữ trong đất nếu đất được bón phân hữu cơ có nguồn
gốc từ các bùn thải hố xí, bùn cống, …
Phân hữu cơ sau khi làm ô nhiễm môi trường đất thì dễ dàng làm thay đổi
tính chất của các hệ mạch nước ngầm, đặc biệt làm hệ mạch nước ngầm và hệ
thống nước bề mặt tăng lượng ấu trùng gây bệnh, hệ vi sinh vật gây nhiễm
khuẩn cho người và động vật sử dụng nước ô nhiễm.

12


Quá trình phân huỷ các chất hữu cơ trong phân hữu cơ tạo ra các khí nhà
kính. Các quá trình phân hủy hảo khí tạo ra CO 2, phân hủy kỵ khí tạo ra các khí
như CH4, H2S, NOx, SO2, … đều là những khí nhà kính.
Quá trình phản ứng nitrat hóa biến NO 3- trong đất thành NOx, N2, … hoặc
khi bón phân vào ngày nắng thì NH4- chuyển hóa thành NH3 bay vào khí quyển
gây mùi khai trong không khí. (Bản tin lãnh đạo, phần 2, số 06-2011).

2.1.2 Tình hình sản xuất và sử dụng phân bón
2.1.2.1 Trên thế giới
• Nhu cầu và tiêu thụ phân bón trên thế giới
Tiêu thụ phân bón có liên quan chặt đến sản xuất nông nghiệp. Nếu như
sản xuất thuận lợi, kinh tế và thị trường phát triển thì nhu cầu phân bón tăng cao.
Chính vì vậy, trong một số giai đoạn tình hình kinh tế thế giới bất ổn, sản xuất
khủng hoảng sẽ kéo sản xuất và tiêu thụ phân bón giảm xuống. Theo FAO
(2008), mức tiêu thụ phân bón đạt gần 173 triệu vào năm 2007, sau đó giảm
mạnh xuống còn 155,3 triệu tấn vào năm 2008/2009 và tăng trở lại từ cuối năm
2009 lên 163,5 triệu tấn, đạt 172,6 triệu tấn năm 2010/2011 và 176,8 triệu tấn
năm 2011/2012.
Bảng 2.4: Lượng phân bón tiêu thụ toàn cầu
(Đơn vị: Triệu tấn)
Năm
2007/2008
2008/2009
2009/2010
2010/2011
2011/2012 (Ước tính)

N
P2O5
K2 O
Tổng
100,8
38,5
29,1
168,4
98,3
33,8

23,1
155,3
102,2
37,6
23,6
163,5
104,3
40,6
27,6
172,6
107,5
41,1
28,2
176,6
(Nguồn: Hiệp hội Phân bón thế giới, 11/2012).

Trong các nước tiêu thụ phân bón trên thế giới Trung Quốc là nước tiêu
thụ phân bón lớn nhất, tiếp đến Ấn Độ, Mỹ, Braxin… nhóm 10 nước này chiếm
trên 74% sản lượng tiệu thụ toàn cầu.

13


• Sản xuất phân bón trên thế giới
Theo Maria Blanco (2011), sản xuất phân bón của thế giới từ năm 2002 đến
2007 tăng trung bình 3,7%/năm. Trong giai đoạn này, trong 3 yếu tố dinh dưỡng
chính là đạm chiếm 58%, lân 24% và kali 18%. Năm 2009, châu Á chiếm tỷ trọng
lớn về phân đạm và lân, trong khi đo Bắc Mỹ và châu Âu chiếm tỷ trọng lớn về
kali. Trong các nước sản xuất phân bón chủ lực, Trung Quốc dẫn đầu chiếm 33%
tổng sản lượng của thế giới, kế đến là Mỹ 10%, Ấn Độ 9% và Nga 9%.

Trong các sản phẩm phân bón sản xuất và cung ứng trên thị trường thì
Ure chiếm tỷ trọng lớn nhất, tiếp theo NPK (các loại), MOP (KCl), AN và
DAP/MAP. Trong năm 2011 thế giới sản xuất và cung ứng trên 500 triệu sản
phẩm phân bón các loại, phân đạm là trên 300 triệu sản phẩm, phân lân trên 120
triệu và kali là trên 60 triệu (Michael R. Rahm,2012).
Bảng 2.5: Nhóm 5 nước sản xuất phân Ure, Kali, DAP/MAP
và NPK các loại năm 2009
(Đơn vị: Triệu tấn sản phẩm)
Nước
Trung
Quốc
Ấn Độ
Indonesia
Nga

Ure
52,94
20,95
8,64
6,72

Mỹ

6,58

Tổng
Tỷ lệ (%)

95,83
59,9


Nước
Trung
Quốc
Ấn Độ
Nga
Pháp
Thổ
Nhĩ Kỳ

NPK

Nước

MOP

27,43

Canada

19,45

7,68
5,62
3,74

Nga
Belarus
Đức
Trung


6,83
5,12
4,24

Quốc
Mỹ
Ấn Độ
Nga

3,98

Morococco

2,82

Quốc

47,29
50,4

36,62
76,7

Nước
Trung

DAP/MAP
8,10
7,37

3,96
2,08
1,39

22,90
65,9
(Nguồn: IFDC, 2009)

2.1.2.2 Tại Việt Nam
Câu ca dao: “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” cho thấy nông dân
Việt Nam từ lâu đã hiểu được tầm quan trọng của phân bón đối với năng suất
cây trồng.
Bảng 2.6: Các loại phân bón phổ biến tại Việt Nam
14


STT Loại phân
1
2
3
4
5
6

Phân đơn
Phân NPK
Hữu cơ- Khoáng
Vi sinh vật- Sinh học
Trung lượng, vi lượng
Khác


Số loại
Năm 2002
Năm 2007
Năm 2010
17
17
17
1084
1500
1700
79
90
150
20
40
50
60
80
90
160
200
130
(Nguồn: Nguyễn Văn Bộ và Cs, 2010)

Tình hình sử dụng phân bón ở Việt Nam đã có rất nhiều thay đổi trong
nửa cuối của thế kỉ 20. Trước năm 1955, việc sử dụng phân bón ở nước ta vẫn
còn rất ít, chủ yếu là phân chuồng với lượng bón khoảng 2.7- 5.0 tấn/ha. Trong
thập kỉ 60, sử dụng phân hóa học mới bắt đầu ở ĐBSH và chủ yếu là phân Nito.
Thập kỉ 70, phân hóa học chiếm hơn 40% tổng lượng bón. Tới thập kỉ 80, phân

hóa học chiếm 60-70% tổng lượng bón, phân Lân dần dần trở thành yếu tố hạn
chế năng suất lúa. Từ thập kỉ 90, phân hóa học đã chiếm 70-80% tổng lượng
bón. Từ cuối thập kỉ 90, Việt Nam đã trở thành 1 trong số 20 quốc gia sử dụng
nhiều phân hóa học nhất thế giới.
Theo Cục Trồng trọt- Bộ Nông nghiệp và PTNT, ở nước ta hiệu suất sử
dụng phân bón chỉ đạt trung bình 45-50% với phân đạm, 25-35% với lân và
60% với kali. Không chỉ sản xuất phân bón còn kém chất lượng, việc sử dụng
phân bón hiện nay cũng rất lãng phí.
Bảng 2.7: Tình hình chất lượng phân bón qua kiểm tra
Cơ sở kiểm
tra
Các địa
phương
Trung ương

Tỷ lệ không đạt chất lượng (%)
Năm
Năm 2002 Năm 2007
2010
40

54

46-80

54

50

Nguồn


Các địa phương, Cục
Trồng trọt
Bộ NN&PTNT; Chi cục

Tiêu chuẩn chất lượng
(Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2010)

15


×