Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

Đánh Giá Thực Trạng Quản Lí, Sử Dụng Phân Bón Và Thuốc Bảo Vệ Thực Vật Trong Sản Xuất Dưa Hấu Tại Xã Hoằng Thắng, Tỉnh Thanh Hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (497.29 KB, 71 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA MÔI TRƯỜNG
----------------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÍ, SỬ DỤNG
PHÂN BÓN VÀ THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT TRONG
SẢN XUẤT DƯA HẤU TẠI XÃ HOẰNG THẮNG
HUYỆN HOẰNG HÓA TỈNH THANH HÓA
Người thực hiện

: NGUYỄN THỊ LÊ

Lớp

: MTD

Khóa

: 57

Chuyên ngành

: Môi Trường

Giáo viên hướng dẫn

: TS. TRẦN DANH THÌN

Địa điểm thực tập



: Xã Hoằng Thắng, huyện Hoằng Hóa,
tỉnh Thanh Hóa

HÀ NỘI - 2016


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản
thân tôi đã nhận được nhiều sử giúp đỡ động viên của của các thầy cô giáo, các
cán bộ người dân tôi chọn thực tập , cùng với gia đình và bạn bè.
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo khoa Môi trường
và các thầy cô Trường Học viện Nông Nghiệp Việt Nam đã tạo mọi điều kiện
giúp đỡ tôi hoàn thành quá trình thực tập tốt nghiệp.
Đặc biệt tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy TS. Trần Danh Thìn là
người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn UBND, hộ gia đình, hộ kinh doanh phân bón
và thuốc BVTV đã giúp đỡ tôi thực hiện đề tài này.
Cuối cùng tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè,
những người đã khích lệ tôi trong suốt quá trình thực tập tốt nghiệp.
Tôi xin cam đoan những kết quả trong báo cáo này là sự thật.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Sinh viên

Nguyễn Thị Lê

i



MỤC LỤC
1. Tính cấp thiết của đề tài.....................................................................................................................1
3.Bộ Tài Chính,19/06/2015, Việt Nam nhập khẩu 100 nghìn tấn thuốc bảo vệ thực vật mỗi năm,......64
7.Hải quan online, 11/02/2015,Xử phạt hơn 2,1 tỷ đồng sai phạm về thuốc bảo vệ thực vật,............64
8.Hương Thu, 3/04/2014, Gần 1.000 tấn hoá chất độc hại giấu dưới lòng đất,...................................64
9.Mỹ Hà, 17/12/2014, Sản xuất thuốc Bảo vệ thực vật trong nước mới dừng lại ở mức...sang chiết và
đóng chai,.............................................................................................................................................65

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ii


BVTV

: Bảo vệ thực vật

Bộ NN &PTNT

: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn

DN

: Doanh nghiệp

UBND

: Ủy ban nhân dân

SXNN


: Sản xuất nông nghiệp

HTXDVNN

: Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp

TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

DANH MỤC BẢNG
1. Tính cấp thiết của đề tài.....................................................................................................................1
Bảng 1.1 : Lượng tiêu thụ phân bón toàn cầu......................................................................................16

iii


Bảng 3.1 : Đặc điểm phân bố dân cư của xã năm 2015 .......................................................................32
Bảng 3.2: Cơ cấu các ngành kinh tế trên địa bàn xã.............................................................................33
giai đoạn 2010 – 2015..........................................................................................................................33
Bảng 3.3 : Biến động diện tích đất nông nghiệp giai đoạn 2010 – 2015...............................................35
Bảng 3.4 : Cơ cấu một số loại cây trồng chính tại xã Hoằng Thắng ......................................................35
Bảng 3.5 : Diện tích gieo trồng cây dưa hấu xã Hoằng Thắng...............................................................36
giai đoạn 2004 – 2016..........................................................................................................................36
Bảng 3.6 : Các loại phân chính sử dụng bón cho cây dưa hấu .............................................................37
Bảng 3.7: Lượng phân bón dùng cho sản xuất dưa hấu của nông dân.................................................39
xã Hoằng Thắng...................................................................................................................................39
Bảng 3.8: Thời điểm bón phân cho cây dưa tại xã Hoằng Thắng..........................................................40
Bảng 3.9: Các loại thuốc BVTV được sử dụng trên cây dưa hấu...........................................................42

ở xã Hoằng Thắng ................................................................................................................................42
Bảng 3.10: Cách thức lựa chọn thuốc sử dụng cho cây dưa xã Hoằng Thắng.......................................43
Bảng 3.11 :Liều lượng của một số loại thuốc BVTV sử dụng cho.........................................................46
cây dưa hấu ở xã Hoằng Thắng ............................................................................................................46
Bảng 3.12 : Sự tuân thủ thời gian cách ly một số loại thuốc của các nông hộ tại xã Hoằng Thắng.......49
Bảng 3.13 : Tình hình sử dụng bảo hộ lao động khi phun thuốc BVTV ................................................50
Bảng 3.14: Năng suất và giá cả thị trường của dưa hấu ở....................................................................53
xã Hoằng Thắng giai đoạn 2010 – 2015...............................................................................................53
Bảng 3.15 : Những mặt được và hạn chế trong công tác thanh tra kiểm tra buôn bán kinh doanh phân
bón thuốc BVTV trong sản xuất dưa tại xã Hoằng Thắng .....................................................................56
3.Bộ Tài Chính,19/06/2015, Việt Nam nhập khẩu 100 nghìn tấn thuốc bảo vệ thực vật mỗi năm,......64
7.Hải quan online, 11/02/2015,Xử phạt hơn 2,1 tỷ đồng sai phạm về thuốc bảo vệ thực vật,............64
8.Hương Thu, 3/04/2014, Gần 1.000 tấn hoá chất độc hại giấu dưới lòng đất,...................................64
9.Mỹ Hà, 17/12/2014, Sản xuất thuốc Bảo vệ thực vật trong nước mới dừng lại ở mức...sang chiết và
đóng chai,.............................................................................................................................................65

iv


DANH MỤC HÌNH
1. Tính cấp thiết của đề tài.....................................................................................................................1
Hình 1.1: Bản đồ phân bố vùng trồng dưa hấu ở Việt Nam....................................................................6
Hình 3.1 : Biểu đồ thể hiện sự quan tâm của người dân đến nguồn gốc và.........................................44
hạn sử dụng khi mua thuốc BVTV sử dụng cho cây dưa hấu................................................................44
Hình 3.2 : Thời điểm chọn phun thuốc của người dân với cây dưa hấu ..............................................45
Hình 3.3: Hệ thống quản lý phân bón và thuốc BVTV trên địa bàn.......................................................56
xã Hoằng Thắng....................................................................................................................................56
3.Bộ Tài Chính,19/06/2015, Việt Nam nhập khẩu 100 nghìn tấn thuốc bảo vệ thực vật mỗi năm,......64
7.Hải quan online, 11/02/2015,Xử phạt hơn 2,1 tỷ đồng sai phạm về thuốc bảo vệ thực vật,............64
8.Hương Thu, 3/04/2014, Gần 1.000 tấn hoá chất độc hại giấu dưới lòng đất,...................................64

9.Mỹ Hà, 17/12/2014, Sản xuất thuốc Bảo vệ thực vật trong nước mới dừng lại ở mức...sang chiết và
đóng chai,.............................................................................................................................................65

v


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Dưa hấu (Citrullus lanatus Thunberg) có nguồn gốc nhiệt đới khô và
nóng của châu Phi rồi từ đó lan truyền đến tất cả những nơi có điều kiện đất đai
và khí hậu phù hợp trên thế giới.
Ngày nay dưa hấu là cây ăn quả được trồng phổ biến ở nhiều quốc gia
trên thế giới, theo số liệu của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA, 2008) thành
phần dinh dưỡng trong 100 g thịt quả tươi chứa 30 kcal, 7,55 g carbon hydrat,
6,2 g đường và 0,4 g chất xơ; 0,15 g chất béo, 0,61 g đạm, 91,5 g nước, các loại
vitamin như A, B1, B2, B3, B5, B6, B9, C và nhiều chất khoáng khác.
Trong thời kì phát triển kinh tế xã Hoằng Thắng, huyện Hoằng Hóa, tỉnh
Thanh Hóa đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho sự phát triển nông nghiệp. Dưa
hấu đã được lựa chọn là cây trồng chủ lực trong công cuộc chuyển đổi này. Dưa
hấu là một trong những loại cây trồng nông nghiệp được trồng tập trung, mang
tính chất sản xuất hàng hóa, là cây trồng chủ lực trong cơ cấu vụ xã. Thu nhập
của trồng dưa hấu đem lại mức thu nhập cao hơn từ 2,26 - 2,78 lần so với cây
ngô, lạc hay đậu tương; còn nếu tính lãi thu được sau khi trừ chi phí cơ bản thì
cây dưa hấu đem lại mức lãi gấp 2,0 - 2,74 lần. Chính vì vậy, cây dưa hấu được
người dân quan tâm đầu tư phát triển sản xuất hàng hóa, đem lại nguồn thu nhập
cho người dân góp phần ổn định tình hình kinh tế - xã hội tại địa phương.
Do giá trị kinh tế mà dưa hấu mang lại, nhu cầu sử dụng tăng cao cùng
với diện tích nông nghiệp giảm. Để đảm bảo mang lại năng suất cao nhất người
dân đã sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật để sản xuất nông nghiệp nói

chung và cho cây dưa hấu nói riêng. Tuy nhiên, do nhận thức của người dân còn
kém và vì lơi ích kinh tế trước mắt mà người dân đã làm dụng phân bón và
thuốc bảo vệ thực vật. Việc lạm dụng sử dụng bừa bãi như vậy đã đem lại những
ảnh hưởng đối với môi trường , chất lượng nông sản và sức khỏe người sản xuất
lẫn người tiêu dùng. Do đó, đánh giá thực trạng quản lí, sử dụng phân bón và

1


thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất cây dưa hấu ở địa bàn xã là quan trọng
nhằm đưa ra được các giải pháp để quản lí và sử dụng một cách hợp lí nhất đem
lại hiệu quả cao nhất. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn trên, với mong muốn áp
dụng những kiến thực đã học vào sản xuất nông nghiệp tại địa phương. Được sự
thống nhất của Bộ Môn Sinh Thái Nông Nghiệp – Học Viện Nông Nghiệp Việt
Nam dưới sự hướng dẫn của TS. Trần Danh Thìn em thực hiện đề tài : “ Đánh
giá thực trạng quản lí, sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong sản
xuất dưa hấu tại xã Hoằng Thắng , huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. “
2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
2.1.Mục đích của đề tài
Đánh giá thực trạng quản lí, sử dụng phân bón và thuốc BVTV trong sản
xuất dưa hấu của xã Hoằng Thắng, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Từ đó,
đề xuất giải pháp quản lí, sử dụng hợp lí phân bón và thuốc BVTV hợp lí, hiệu
quả nhất và bảo vệ môi trường trong sản xuất dưa hấu.
2.2. Yêu cầu của đề tài
- Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, thực trạng sản xuất nông
nghiệp nói chung và cây dưa hấu noi riêng tại xã Hoằng Thắng.
- Đánh giá thực trạng sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật đối với
cây dưa hấu.
- Đánh giá ảnh hưởng của phân bón và thuốc bảo vệ thực vật đến chất
lượng dưa hấu

- Đánh giá tình hình quản lí phân bón và thuốc bảo vệ thực trên địa bàn xã.
- Đề xuất một số giả pháp nâng cao hiệu quả quản lí , sử dụng phân bón và
thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp nói chung và cây dưa
hấu nói riêngcủa xã Hoằng Thắng, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.
3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài là những dẫn liệuvề việc ảnh hưởng đến các
yếu tố môi trường của việc sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trên cây

2


dưa hấu . Đồng thời là những dẫn liệu về việc quản lí sử dụng phân bón và thuốc
bảo vệ thực vạt từ đó đưa ra các giải pháp hợp lí nhất giúp người dân trong quá
trình trồng cây dưa hấu.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đánh giá thực trạng sử dụng , quản lí phân bón và thuốc bảo vệ thực vật
trong sản xuất cây dưa hấu tại xã hoằng thắng. Từ đó, đưa ra những giải pháp tốt
và đạt hiệu quả nhất

3


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Thuốc bảo vệ thực vật là những hợp chất hóa học , chế phẩm sinh học
(chất kháng sinh, vi khuẩn, nấm, siêu vi trùng, tuyến trùng), những chất điều hòa
sinh trưởng…được dùng trong sản xuất nông nghiệp để chống lại sự phá hoại

của sinh vật gây hại. các loài sinh vật gây hại bao gồm : côn trùng, tuyến trùng,
rong rêu, cỏ dại, … được gọi chung là dịch hại.
Phân bón là những chất hoặc hợp chất có chứa một hay nhiều chất dinh
dưỡng thiết yếu đối với cây trồng, giúp cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt cho
năng suất và chất lượng cao hoặc làm tăng độ phì nhiêu của đất. Hoặc có thể hiểu
một cách đơn giản, phân bón là “ thức ăn” do con người bổ sung cho cây trồng.
Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mưa nhiều cây phát triển xanh tốt
tạo điều kiện thuận lợi cho sâu hại ngô phát triển và gây hại. Ngoài ra, do trình
độ hiểu biết của người dân còn thấp, họ đã sử dụng nhiều loại thuốc BVTV có
độ độc cao đã làm mất cân bằng sinh thái, gây ô nhiễm môi trường và ảnh
hưởng đến sức khỏe của con người, đồng thời xuất hiện chủng nòi dịch hại mới
có tính kháng thuốc cao, gây khó khăn trong việc phòng trừ sâu bệnh hại.
Trong những năm gần đây, người dân xã Hoằng Thắng, huyện Hoằng
Hóa, tỉnh Thanh Hóa đã dần dần áp dụng biện pháp quản lý tổng hợp dịch hại
(IPM) trong chăm sóc và bảo vệ cây dưa hấu. Tuy nhiên, do điều kiện sinh thái
đặc thù nên quy luật phát sinh, phát triển của sâu nhện hại cây dưa hấu và thiên
địch chúng có sự khác biệt so với các vùng sản xuất khác. Vì vậy việc nghiên
cứu chúng có vai trò quan trọng là cơ sở để đề xuất các biện pháp phòng trừ dịch
hại một cách thích hợp nhất nhằm ngăn chặn sự gây hại của sâu nhện hại trên
dưa hấu, ngăn chặn kịp thời, có hiệu quả sự phá hại của loài sâu nhện hại chính,
phát huy tính tích cực của lực lượng thiên địch góp phần tăng năng suất và chất
lượng dưa hấu, đồng thời giữ cân bắng sinh học trên hệ sinh thái đồng ruộng,
hạn chế sử dụng thuốc hóa học nhằm bảo vệ sức khỏe con người và hạn chế sự ô

4


nhiễm môi trường.
1.2. Tình hình sản xuất dưa hấu trên thế giới và Việt Nam
1.2.1. Tình hình sản xuất dưa hấu trên thế giới

Dưa hấu thuộc nhóm cây hai lá mầm, họ bầu bí (Curubitaceae), là loại
cây trồng ngắn ngày, có giá trị kinh tế cao, có thể tham gia nhiều công thức luân
canh khác nhau. Dưa hấu có nguồn gốc từ châu Phi, trên có sở phân tích DNA
lục lạp , dưa hấu trồng và dưa hấu hoang dã tách ra độc lập từ một tổ tiên chung,
cỏ thể từ loài Citrullus ecirrhosus ở Namibia (Fenny anh Jiarong, 2006)
Theo Carol (2005), trên thế giới có khoảng 1200 giống dưa hấu, có 200 –
300 giống được trồng ở Mỹ và Mexico. Đông Nam châu Á là khu vực có diện
tích trồng dưa lớn nhất trên thế giới (chiếm trên 50%)
Trên thế giới, trong giai đoạn 1995 – 2003 diện tích dưa hấu tăng 4,2%,
năng suất tăng 25,6% và sản lượng tăng 9,9%. Theo số liệu thống kê của Tổ
chức Nông Lương thế giới (FAOSTAT, 2013), trong năm 2012 tổng sản lượng
dưa hấu của toàn thế giới khoảng 95,2 triệu tấn. các nước có sản lượng dưa hấu
lớn nhất là Trung Quốc (70000 triệu tấn), Thổ Nhĩ Kỳ (4,04 triệu tấn), Iran (3,80
triệu tấn), Brazil (2,08 triệu tấn) và Ai Cập (1,87 triệu tấn).

5


1.2.2. Tình hình sản xuất dưa hấu ở Việt Nam
• Các

tỉnh

trồng

dưa

hấu

tại


Việt

Nam:

- Các tỉnh phía Bắc (vụ Xuân-Hè, tháng 2-5 dl và vụ
Đông, tháng 9-11 dl): tập trung ở Hà Nội, Hải Dương,
Nam Định, Thái

Bình, Vĩnh Phúc, Phú Thọ...

- Các tỉnh Nam Trung Bộ (trồng từ sau tháng 1 dl): tập
trung ở 4 tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định,
Phú Yên.
- Vùng ĐBSCL: có thể trồng quanh năm, nhưng tập
trung ở vụ sớm (dưa Noel từ tháng 10 – 30/12 dl) và vụ
chính (dưa Tết từ tháng 11 dl - Tết Nguyên đán). Tập
trung ở các tỉnh Long An, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Hậu
Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, Trà Vinh, Tiền Giang…
Hình 1.1: Bản đồ phân
bố vùng trồng dưa hấu
ở Việt Nam

• Diện tích trồng dưa hấu không ổn định: xấp xỉ 20.000
ha/năm.(1)
• Sản lượng dưa dưa hấu dao động: 500-600 ngàn
tấn/năm. (1)
(1) Số liệu Tổng cục Thống kê Việt Nam, năm 2014

1.3. Vai trò của thuốc BVTV và phân bón trong sản xuất nông nghiệp

1.3.1. Vai trò của thuốc BVTV
1.3.1.1. Khái niệm thuốc BVTV
Thuốc bảo vệ thực vật là những chế phẩm có nguồn gốc hóa chất, thực vật,
động vật, vi sinh vật và các chế phẩm khác dùng để phòng trừ sinh vật gây hại
tài nguyên thực vật. Gồm: các chế phẩm dùng để phòng trừ sinh vật gây hại tài
nguyên thực vật, các chế phẩm điều hòa sinh trưởng thực vật, chất làm rụng hay
khô lá, các chế phẩm có tác dụng xua đuổi hoặc thu hút các loài sinh vật gây hại

6


tài nguyên thực vật đến để tiêu diệt (Pháp lệnh Bảo vệ và kiểm dịch thực vật
nước CHXHCNVN và Điều lệ Quản lý thuốc BVTV).
1.3.1.2. Phân loại thuốc BVTV
Theo yêu cầu nghiên cứu và sử dung, phân loại thuốc BVTV như sau :
a. Dựa vào đối tượng phòng chống
Thuốc trừ sâu: Gồm các chất hay hỗn hợp các chất có tác dụng tiêu diệt,
xua đuổi hay di chuyển bất kỳ loại côn trùng nào có mặt trong môi trường.
Chúng được dùng để diệt trừ hoặc ngăn ngừa tác hại của côn trùng đến cây
trồng, cây rừng, nông lâm sản, gia súc và con người.
Thuốc trừ bệnh :Thuốc trừ bệnh bao gồm các hợp chất có nguồn gốc hoá
học (vô cơ và hữu cơ), sinh học (vi sinh vật và các sản phẩm của chúng, nguồn
gốc thực vật), có tác dụng ngăn ngừa hay diệt trừ các loài vi sinh vật gây hại cho
cây trồng và nông sản (nấm ký sinh, vi khuẩn, xạ khuẩn) bằng cách phun lên bề
mặt cây, xử lý giống và xử lý đất... Thuốc trừ bệnh dùng để bảo vệ cây trồng
trước khi bị các loài vi sinh vật gây hại tấn công tốt hơn là diệt nguồn bệnh và
không có tác dụng chữa trị những bệnh do những yếu tố phi sinh vật gây ra.
Thuốc trừ bệnh bao gồm cả thuốc trừ nấm và trừ vi khuẩn. SThường thuốc trừ vi
khuẩn có khả năng trừ được cả nấm; còn thuốc trừ nấm thường ít có khả năng
trừ vi khuẩn. Hiện nay ở Trung quốc, mới xuất hiện một số thuốc trừ bệnh có

thể hạn chế mạnh sự phát triển của virus (Ningnanmycin ...).
Thuốc trừ chuột: là những hợp chất vô cơ, hữu cơ; hoặc có nguồn gốc
sinh học có hoạt tính sinh học và phương thức tác động rất khác nhau, được
dùng để diệt chuột gây hại trên ruộng, trong nhà và kho tàng và các loài gậm
nhấm. Chúng tác động đến chuột chủ yếu bằng con đường vị độc và xông hơi (ở
nơi kín đáo).

7


Thuốc trừ nhện: những chất được dùng chủ yếu để trừ nhện hại cây
trồng và các loài thực vật khác, đặc biệt là nhện đỏ. Hầu hết thuốc trừ nhện
thông dụng hiện nay đều có tác dụng tiếp xúc. Đại đa số thuốc trong nhóm là
những thuốc đặc hiệu có tác dụng diệt nhện, có khả năng chọn lọc cao, ít gây
hại cho côn trùng có ích và thiên địch. Nhiều loại trong chúng còn có tác dụng
trừ trứng và nhện mới nở; một số khác còn diệt nhện trưởng thành. Nhiều loại
thuốc trừ nhện có thời gian hữu hiệu dài, ít độc với động vật máu nóng. Một số
thuốc trừ nhện nhưng cũng có tác dụng diệt sâu. Một số thuốc trừ sâu, trừ nấm
cũng có tác dụng trừ nhện.
Thuốc trừ tuyến trùng: các chất xông hơi và nội hấp được dùng để xử lý đất
trước tiên trừ tuyến trùng rễ cây trồng, trong đất, hạt giống và cả trong cây.
Thuốc trừ cỏ: các chất được dùng để trừ các loài thực

vật cản trở sự

sinh trưởng cây trồng, các loài thực vật mọc hoang dại, trên đồng ruộng, quanh
các công trình kiến trúc, sân bay, đường sắt... và gồm cả các thuốc trừ rong rêu
trên ruộng, kênh mương. Đây là nhóm thuốc dễ gây hại cho cây trồng nhất. Vì
vậy khi dùng các thuốc trong nhóm này cần đặc biệt thận trọng.
b. Dựa vào con đường xâm nhập (cách tác động của thuốc) đến vật hại :

tiếp xúc, vị độc, xông hơi, thẩm thấu và nội hấp
c. Dựa vào nguồn gốc hóa học :
 Thuốc có nguồn gốc thảo mộc: bao gồm các thuốc BVTV làm từ cây
cỏ hay các sản phẩm chiết xuất từ cây cỏ có khả năng tiêu diệt dịch hại.
 Thuốc có nguồn gốc sinh học: gồm các loài sinh vật (các loài ký sinh
thiên địch), các sản phẩm có nguồn gốc sinh vật (như các loài kháng sinh...) có
khả năng tiêu diệt dịch hại.
 Thuốc có nguồn gốc vô cơ: bao gồm các hợp chất vô cơ (như dung
dịch boocđô, lưu huỳnh và lưu huỳnh vôi....) có khả năng tiêu diệt dịch hại.
 Thuốc có nguồn gốc hữu cơ. Gồm các hợp chất hữu cơ tổng hợp có
khả năng tiêu diệt dịch hại (như các hợp chất clo hữu cơ, lân hữu cơ,
cacbamat...).

8




Gần đây, do nhiều dịch hại đã hình thành tính chống nhiều loại thuốc

có cùng một cơ chế, nên người ta đã phân loại theo cơ chế tác động của các loại
thuốc (như thuốc kìm hãm men cholinesterase, GABA, kìm hãm hô hấp...) hay
theo phương thức tác động (thuốc điều khiển sinh trưởng côn trùng, thuốc triệt
sản, chất dẫn dụ, chất xua đuổi hay chất gây ngán).
 Phân chia theo các dạng thuốc (thuốc bột, thuốc nước...) hay phương
pháp sử dụng (thuốc dùng để phun lên cây, thuốc xử lý giống...).
Ngoài cách phân loại chủ yếu trên, tuỳ mục đích nghiên cứu và sử dụng,
người ta còn phân loại thuốc BVTV theo nhiều cách khác nữa.
Không có sự phân loại thuốc BVTV nào mang tính tuyệt đối, vì một loại
thuốc có thể trừ được nhiều loại dịch hại khác nhau, có khả năng xâm nhập vào

cơ thể dịch hại theo nhiều con đường khác nhau, có cùng lúc nhiều cơ chế tác
động khác nhau; trong thành phần của thuốc có các nhóm hay nguyên tố gây độc
khác nhau... nên các thuốc có thể cùng lúc xếp vào nhiều nhóm khác nhau.
1.3.1.3. Vai trò của thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp
Thuốc BVTV đóng một vai trò quan tọng trong snar xuất nông nghiệp với
nhiều ưu điểm :
• Thuốc hóa học tiêu diệt nhanh triệt để,đồng loạt trên diện rộng và chặn
đứng được các trận dịch trong thời gian ngắn mà các biện pháp không làm được
• Đem lại hiệu quả rõ rệt kinh tế bảo vệ được năng suất cây trồng, cải
thiện chất lượng nông sản đem lại hiệu quả kinh tế, giảm diện tích gieo
trồng .Nếu không dùng thuốc BVTV, sản lượng cây trồng trung bình bị mất khoảng
60 - 70%, không thể đáp ứng nổi thực phẩm cho con người hiện nay. Nếu không, để
tồn tại, con người phải tăng 3 lần diện tích đất canh tác hiện nay, điều này không thể
làm được (Nguyễn Trần Oánh, 2007).

• Là biện pháp hóa học dễ dùng, có thể áp dụng ở nhiều vùng khác nhau
và nhiều khi là biện pháp duy nhất để phòng trừ sâu bệnh.

9


Đến nay thì thuốc BVTV đã để lại những dấu ấn quan trọng trong hầu hết
tất cả các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp.
1.3.1.4. Các nguyên tắc sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp
1. Đúng thuốc
Không một loại thuốc nào có thể phòng trừ được tất cả các loại dịch bệnh.
Một loại thuốc chỉ phòng trừ được một hoặc một vài loại dịch hại nhất định
thuốc chỉ thích hợp trong điều kiện đất đai thời tiết, canh tác, cây trồng nhất
định. Trước khi mua thuốc cần phải xác định được loại dịch hại nào đang phá
hoại trên đồng ruộng, mua đúng thuốc đem lại hiệu quả cao nhất. Chọn thuốc

phải phù hợp với trình độ kĩ thuật và điều kiện tại địa phường. Ví dụ : ở miền
Bắc do diện tích đất canh tác ít người dân thường có thòi quen có dịch hại rồi
mới phòng trừ nên thường chọn thuốc có tác dụng là diệt trừ. Còn miền Nam,
người nông dân thường phun phòng sớm và phun phòng nhiều lần trong 1 vụ
nên th ường chọn thuốc có tác dụng là phòng.
Cần có những hiểu biết về tác dụng của thuốc để sử dụng đúng thuốc. Ví
dụ : Conphai và Actara là hai thuốc trừ rầy nâu có tác dụng nôi hấp, có thể phun
trùm trên ngọn, cũng có thể tiêu diệt rầy nâu ở gốc lúa. Lựa chọn loại thuốc
thích hợp cho từng loại cây trồng trên cơ sở đánh giá toàn diện ưu nhược điểm
của từng loại thuốc để phát huy hiệu quả cao nhất, đem lại hiệu quả kinh tế
nhưng lại an toàn cho người sử dụng , môi sinh môi trường, không để lại dư
lượng là một điều khó khăn.
2. Đúng nồng độ, liều lượng
Phun thuốc với liều lượng và nồng độ thấp sẽ không đảm bảo hiệu quả
phòng trừ, gây lãng phí thuốc, thậm chí tạo điều kiện cho địch hại quen thuốc và
dịch hại phát triển mạnh hơn.Ngược lại phun với liều lượng cao sẽ không đem
lại lợi ích kinh tế, gây độc cho người sử dụng, cây trồng, gia súc, thiên địch và
để lại dư lương cao trên nông sản.

10


Phun thuốc với lượng nước ít, thuốc sẽ không bao phủ toàn cây, dịch hại
không tiếp xúc được nhiều với thuốc.Nhưng nếu phun với lượng nước quá nhiều
sẽ làm cho lượng thuốc bị mất nhiều, hiệu quả phòng trừ bị giảm, mất nhiều
công vận chuyển nước và gây độc cho môi trường.
Hiệu quả phòng trừ dịch hại cũng không thể nâng cao nếu chỉ tăng nồng
độ thuốc dùng và giảm lượng nước phun. Làm như vậy chỉ tăng độ độc cho
người sử dụng, môi sinh và môi trường nhưng vẫn không đạt được hiệu quả
phòng trừ mong muốn.

Để có hiệu quả phòng trừ cao, ít gây hậu quả xấu cho môi trường, cần
đảm bảo đồng thời 3 yếu tố trên.Ba yếu tố này liên quan chặt chẽ với nhau trên
cơ sở được tính toán kỹ.Các dạng thuốc khác nhau có khả năng phân tán trong
nước không giống nhau. Vì thế, cần có cách pha thích hợp cho từng dạng thuốc,
để tạo hiệu quả phòng trừ cao nhất.
3. Đúng lúc
Đúng thời điểm: Dùng thuốc vào thời điểm dịch hại dễ bị tác động, cây
trồng chịu thuốc nhất và điều kiện ngoại cảnh thuận lợi cho thuốc phát huy hiệu
lực tốt nhất.
Dịch hại mẫn cảm: Nên dùng thuốc khi sâu còn nhỏ, cỏ còn non, bệnh
mới vừa xuất hiện. Với các côn trùng cần phun thuốc lúc sâu còn ở bên ngoài,
đang kiếm ăn, bướm chưa đẻ sẽ mang lại hiệu quả cao.
Để trừ cỏ, phải nắm vững thuốc dễ tác động vào giai đoạn nào của cỏ (mầm cỏ,
cỏ non hay cỏ già) mới đem lại hiểu quả cao.
Cây trồng chịu thuốc tốt nhất: Thực vật có những giai đoạn chống chịu
thuốc tốt, đồng thời có những giai đoạn rất mẫn cảm với thuốc. Thuốc BVTV dễ
làm giảm năng suất nếu phun vào lúc cây ra hoa thụ phấn.Trưa nắng to, thuốc
cũng dễ gây cháy lá.Cần tránh phun thuốc BVTV vào giai đoạn này.

11


Điều kiện thời tiết thuận lợi nhất cho thuốc phát huy tác dụng: Không
phun thuốc khi trời sắp mưa, quá nắng nóng. Nên phun vào sáng sớm hay chiều
mát (tốt nhất là phun thuốc lúc chiều mát), tránh phun thuốc buổi trưa.
Phun vào sáng sớm, tuy ít hại đến người đi phun, dịch hại chưa lẫn tránh,
nên dễ bị trúng độc, dần đến trưa, nhiệt độ lên cao thuốc dễ gây độc cho dịch
hại; nhưng sau khi phun, thuốc gặp nhiệt độ cao, nắng gắt, thuốc sẽ bị phân hủy
một phần; mặt khác, gặp nhiệt độ cao, sự trao đổi chất của dịch hại mạnh, nên
thuốc cũng bị thải ra nhiều.

Phun vào chiều mát, khỏe người, ít ngộ độc, gió lặng hơn nên thuốc bị
mất ít hơn.Sau khi phun thuốc, gặp nhiệt độ xuống thấp, thuốc ít bị phân hủy;
dịch hại hoạt động, ra khỏi nơi ẩn nấp, nên dễ tiếp xúc với thuốc, tạo điều kiện
thuốc phát huy hiệu lực.
Hạn chế một phần tác hại của thuốc đối với sinh vật có ích: Không phun
khi thiên địch còn ít, thời điểm sinh vật có ích hoạt động mạnh. Ở vùng có nuôi
ong mật, nên phun thuốc vào buổi chiều khi ong đã về tổ, phun thuốc nội hấp.
Về mặt kinh tế: Mỗi cây trồng chỉ có từng giai đoạn sinh trưởng nhất
định, tác động của dịch hại dễ ảnh hưởng đến năng suất. Vì vậy chỉ nên phun
thuốc vào thời điểm mật độ hay sự phá hại của dịch hại vượt ngưỡng kinh tế.
Làm như vậy sẽ làm giảm được số lần phun thuốc (không phun thuốc trừ sâu
cuốn lá sớm nhằm bảo vệ thiên địch và tận dụng khả năng tự bồi đắp của cây
lúa). Làm tốt công tác dự tính dự báo để giảm quy mô dùng thuốc (trừ theo ổ).
Sử dụng thuốc trên cơ sở ngưỡng kinh tế
4. Đúng phương pháp xử lí ( đúng cách)
Phun đúng nơi dịch hại cư trú để dịch hại tiếp xúc với thuốc nhiều nhất.
Chọn phương pháp sử dụng thích hợp nhằm tăng cường tính chọn lọc của thuốc.
Chọn đúng công cụ phun rải thích hợp cho từng mục đích sử dụng.Trong điều
kiện có thể, nên dùng luân phiên các thuốc khác nhau để giảm tác hại của thuốc
đến sinh quần và làm chậm tính kháng thuốc của dịch hại.

12


1.3.2. Vai trò của phân bón trong sản xuất nông nghiệp
1.3.2.1. Khái niệm phân bón
Phân bón là chất hoặc hợp chất có chứa một hoặc nhiều chất dinh dưỡng
thiết yếu đối với cây trồng , thúc đẩy sự phát triển, sinh trưởng cây trồng và cải
thiện độ phì nhiêu của đất.
1.3.2.2. Phân loại phân bón

a.Theo nguồn gốc hình thành
 Phân hữu cơ :Là loại phân bao gồm phế phụ phẩm của cây trồng và gia súc ở
các giai đoạn khác nhau của quá trình phân giải và được bón vào đất nhằm cung cấp
dinh dưỡng cho cây trồng và cải thiện tính chất đất. Phân hữu cơ bao gồm phế phụ
phẩm của trồng trọt, lâm nghiệp, rác thải từ các nghành sản xuất như nghành sản
xuất giấy, đường, bùn cống rãnh và phế phụ phẩm từ các ngành chế biến nông sản.
 Phân vô cơ : Là những loại phân không có yếu tố cacbon ( có khi dùng
thuật ngữ hóa học , phân khoáng để gọi phân vô cơ nhằm phân biệt với các sản
phẩm được sản xuất phương pháp vật lí, hóa học và không có nguồn gốc từ cây
trồng vật nuôi )
 Phân đơn: Là loại phân chỉ chứa một nguyên tố dinh dưỡng đa lượng
(phân đạm , kali, lân...)
 Phân tổng hợp: Là những loại phân chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng
(bao gồm có phân trộn như NPK; phân phức hợp như DA, DAP.v.v.
 Phân sinh học: Là loại phân có chứa vi sinh vật có tác dụng tăng cường
quá trình tổng hợp, phân giải, chuyển hoá các chất dinh dưỡng trong đất để cây
trồng sử dụng. Phân sinh học chỉ có giá trị khi bón ra đồng ruộng các vi sinh vật
trong phân còn sống và phát huy tác dụng.
 Phân sinh hóa : Là loại phân sản xuất bằng cả công nghệ sinh học và hóa
học trong đó :
+Sử dụng công nghệ sinh học để chuyển hoá làm giàu các nguyên liệu sản
xuất phân.
+ Sử dụng công nghệ hoá học để tạo ra sản phân bón. Phân sinh hoá khi bón
ra ruộng không còn sự có mặt của vi sinh vật.
 Phân phức hợp : Là loại phân có chứa trong thành phần 2 hoặc nhiều

13


yếu tố dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng.

 Phân trung lượng : Là loại phân chứa một loại chất dinh dưỡng trung
lượng như: Mg, S, Ca…Các loại chất dinh dưỡng này cây cần với một lượng
trung bình nhưng rất cần thiết cho sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng.
 Phân vi lượng : Phân vi lượng là loại phân có chứa một yếu tố dinh
dưỡng vi lượng như : Cu, Fe, Zn, Mo…. Phân vi lượng cây trồng cần một lượng
rất nhỏ nhưng nó lại ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng phát triển cũng như
chất lượng nông sản.
b. phân loại theo cách sử dụng
 Phân bón rễ : Là các loại phân bón được bón trực tiếp vào đất hoặc vào
nước để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng thông qua bộ rễ;
 Phân bón lá :là các loại phân bón được tưới hoặc phun trực tiếp vào lá
hoặc thân để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng thông qua lá.
 Chất cải tạo đất :Là chất bón vào đất có tác dụng nâng cao độ phì, cải
thiện đặc điểm lý tính, hoá tính, sinh tính đất, tạo điều kiện cho cây trồng sinh
trưởng, phát triển tốt, cho năng suất cao và chất lượng nông sản tốt;
1.3.2.3. Vai trò của phân bón
 Tăng năng suất cây trồng :
Cây trồng vẫn có thể sinh trưởng phát triển được ngay cả khi không có
phân bón. Nhưng để đạt được năng suất cao thì sử dụng phân bón là biện pháp
hữu quả nhất. Thực tế sản xuất cho thấy, một giống cây trồng dù có tiềm năng
năng suất cao như thế nào mà không được chăm bón tốt, gieo trồng trong điều
kiện thích hợp và nhất là không được bón phân một cách cân đối hợp lí thì cũng
không đạt được năng suất cao như mong muốn. Điều này thể hiện ở các quốc gia
có trình dộ thâm canh thấp.
Ở các nước có hệ thống nông nghiệp 100 năm trở lại đây (từ khi bắt đầu
sử dụng phân hóa học) sử dụng phân khoáng đã làm tằng 60% năng suất cây
trồng. Cách mạng xanh ở Ấn Độ năm 1950, khi nông dân chưa biết sử dụng
phân bón năng suất chỉ đạt được 50 triệu tấn lương thực/ năm , thiếu đói trầm

14



trọng. Năm 1984, nhờ sử dụng 7,8 triệu tấn phân bón/ năm đã đưa sản lượng
lương thực lên 140 triệu tấn. Kết quả điều tra của FAO trong thập niên 70 – 80
của thế kỉ 20 trên phạm vi toàn cầu trung bình phân bón quyết định 50% sản
lượng nông sản tăng lên hàng năm. Ở các nước châu Á, Thái Bình Dương (1979
– 1989) phân bón làm tăng 75% năng suất lúa. Theo tổng kết về vai trò của các
yếu tố trong kĩ thuật nông nghiệp hiện đại ở Mỹ thì năng suất được quyết định
bởi 41% do phân khoáng. Năm 1997, ở Việt Nam tính trung bình phân bón làm
tăng 38 – 405 năng suất, dự tính có thể tăng hơn nữa 75% năng suất lúa, nếu sử
dụng 1 tấn dinh dưỡng nguyên chất sẽ thu được 13 tấn ngũ cốc.
 Vai trò nâng cao chất lượng nông sản :
Bón phân cân đối và hợp lí sẽ có tác dụng nâng cao chất lượng nông sản.
Việc bón thừa và thiếu chất dinh dưỡng đều có những ảnh hưởng xấu tới chất
lượng nông sản, sức khỏe của con người và gia súc .Bón nhiều đạm làm giảm
hàm lượng đồng trong cỏ khô cho bò có thể gây ra bệnh vô sinh cho bò sinh
sản.Bón thiếu hay thừa đạm cho rau có thể gây giảm tỉ lệ ribo fla vin (vitamin
B2) là chất chống tác động gây ung thu cho con người trong hợp chất
4.Dimethinlamino – benzen. Bón đầy đủ lân cho cây trồng có tác làm tăng hiệu
quả chắc hạt. Bón đầy đủ phân có tác dụng làm tăng hàm lượng vitamin, đường
trong hoa quả.
 Vai trò cải thiện và nâng cao độ phì của đất :
Phân bón, đặc biệt là các loại phân hữu cơ có khả năng cải thiện tính chất
đất rất rõ rệt như tăng độ xốp, tăng dung tích hấp phụ, tăng hàm lượng mùn
trong đất. Bón các loại phân vô cơ một cách hợp lý và cân đối cũng có thể góp
phần đảm bảo cân bằng dinh dưỡng trong đất, tạo điều kiện cho các vi sinh vật
hoạt động và giúp cho cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt.
1.4. Tình hình sử dụng phân bón và thuốc BVTV trong sản xuất nông
nghiệp ở Việt Nam và trên thế giới.
1.4.1. Tình hình sử dụng trên thế giới

1.4.1.1. Sử dụng phân bón
Tiêu thụ phân bón có liên quan chặt chẽ tới sản xuất nông nghiệp. Nếu

15


sản xuất thuận lợi kinh tế phát triển thì nhu cầu về phân bón tăng cao. Mức tiêu
thụ phân bón đạt gần 173 triệu tấn năm 2007 sau đó giảm mạnh xuống còn
153,3 triệu tấn giai đoạn 2008 – 2009, đạt 172,6 triệu tấn 2010 – 2011 và 176
triệu tấn 2011 – 2012.
Bảng 1.1 : Lượng tiêu thụ phân bón toàn cầu
Đơn vị : ngàn tấn
Năm
2012
2013
2014
2015

N
109,92
111,55
113,06
114,5

P2O5
41,52
42,73
43,48
44,25


K2O
Tổng
28,62
180,06
29,49
183,77
30,87
187,14
32,21
190,51
Nguồn: tổ chức nông lượng thế giới (FAO)
Trong đó các nước tiêu thụ phân bón nhiều nhất trên thế giới là Trung

Quốc là nước tiêu thụ lớn nhất, sau đó đến Ấn Độ, Mỹ, brazin…nhóm 10 nước
này tiêu thụ chiếm 74% tổng lượng phân bón tiêu thụ.
Theo FAO (2011), với nhu cầu lượng thực tăng người nông dân sẽ tăng
thềm phân bón để tăng năng suất cây trồng, vì vậy nhu cầu sử dụng phân bón dự
đoán sẽ tăng 2% và đạt 194 triệu tấn vào năm 2015. Còn theo ủy ban nông
nghiệp IFA, nhu cầu phân bón thế giới trung bình tăng 1,7% với cả 3 yếu tố dinh
dưỡng và sẽ đạt 189,9 triệu tấn vào năm 2015 ( IFA, tháng 5/2012) và gia tăng
nhu cầu phân bón tập trung ở hầu hết các nước Châu Á, Châu Phi và Nam Mỹ.
1.4.1.2. Sử dụng thuốc BVTV
Sự phát triển của các biện pháp hóa học có nhiều lúc thăng trầm, song
tổng giá trị tiêu thụ thuốc BVTV trên thế giới tăng lên không ngừng số chủng
loại thì ngày càng phong phú. Nhiều loại thuốc mới, thuốc an toàn với môi
trường xuất hiện bất chấp với các công tác quản lí chặt chẽ của các quốc gia về
thuốc BVTV và kinh phí dầu tư cho sự nghiên cứu các loại thuốc mới tăng cao.
Trong 10 năm trở lại đây, tổng giá trị tiêu thụ thuốc BVTV có xu hướng
giảm nhưng giá trị của thuốc có xu hướng không ngừng tăng. Nguyên nhân là cơ


16


cấu thuốc thay đổi : nhiều loại thuốc cũ, giá rẻ, lượng độc lớn, ảnh hưởng tới
môi trường được thay thế bằng các thuốc mới an toàn, hiệu quả, liều lượng ít
hơn nhưng giá thành cao.
Tuy nhiên , mức đầu tư về thuốc BVTV và cơ cấu các nhóm thuộc tùy
thuộc vào đặc điểm, tỉnh hình canh tác của mỗi quốc gia. Ngày nay, biện pháp
hóa học bảo vệ thực vật phát triển theo hướng sau :
Nghiên cứu tìm ra các hoạt chất mới, có tính chọn lọc có khả năng diệt trừ
bệnh hại cao, lượng độc nhỏ, tồn dư ngắn và dễ dùng. Ví dụ : thuốc trừ sâu có tác
dụng chậm (điều khiển sinh trưởng côn trùng, các chất di truyển, chất triệt sản…)
Tìm hiểu các phương pháp và nguyên liệu gia công các loại thuốc ít ô
nhiễm, hiệu lực dài dễ dùng , lọa bỏ dần các dạng thuốc gây ô nhiễm môi trường.
1.4.2. Tình hình sử dụng ở Việt Nam
1.4.2.1. Sử dụng phân bón
Hiện nay, Việt Nam là một nước sử dụng phân bón tương đối cao so với
những năm trước đây do người dân áp dụng được nhiều biện pháp kỹ thuật trong
thâm canh. Theo Vũ Hữu Yêm (1995), Việt Nam là một trong 20 nước sử dụng
phân bón nhiều nhất trên thế giới. mỗi năm nông dân Việt Nam sử dụng khoảng
5 triệu tấn phân vô cơ không kể phân bón hữu cơ và phân bón do các cơ sở tư
nhân và các công ty TNHH cung ứng.
Theo Nguyễn Văn Bộ một năm nước ta sử dụng khoảng 1202140 tấn
đạm, 456000 tấn lân, 402000 tấn kali, trong đó sản xuất lúa chiếm 62%. Do điều
kiện khí hậu gặp nhiều bất lợi kĩ thuật bón phân chỉ mới phát huy được 30%
hiệu quả đạm , 50% hiệu quả lân và kali.
Từ năm 1985 đến nay mức tiêu thụ phân đạm tăng trung bình 7,2%, phân
lân tăng 13,9%, riêng phân kali tăng cao nhất 23,9%. Tổng lượng sử dụng N +
P2O5 + K2O trong 15 năm qua tăng trung bình 9,0% trong thời gian tới xu hướng
tăng 10%.

Hiện nay ngành sản xuất phân hóa học của nước ta chỉ đáp ứng được
khoảng 45% nhu cầu về phân bón trong sản xuất nông nghiệp, còn lại nhập khẩu

17


gần như toàn bộ phân đạm, phân ure, phân phức hợp DAP, một lượng lớn phân
NPK với tổng số trên 3 triệu tấn mỗi năm. Riêng phân khoáng kali nhập khẩu
hoàn toàn từ nước ngoài nên nước ta phụ thuộc vào nước ngoài về lượng phân
kali cho sản xuất nông nghiệp.
1.4.2.2. Sử dụng thuốc BVTV
Năm 2000 Việt Nam mới sử dụng 33,64 triệu tấn thuốc BVTV nhưng đến
năm 2005 đã sử dụng 51,76 triệu tấn, năm 2008 sử dụng 105900 tấn và năm
2010 đến những năm tiếp theo sử dụng khoảng 72600 tấn, có thể thấy lượng
thuốc BVTV sử dụng ngày càng nhiều.
Theo số liệu kiểm tra từ năm 2007 – 2009, tỷ lệ số hộ vi phạm : 17,8 –
35%, trong đó không đảm bảo thời gian cách ly : 2,0 – 8,43%, không đúng nồng
độ liều lượng : 10,34 – 14,34%, sử dụng thuốc cấm : 0,0 – 0,19%, thuốc ngoài
danh mục : 0,52 – 2,17%.
Các số liệu kiểm tra cho thấy mặc dù việc sử dụng thuốc BVTV có nhiều
tiến bộ, trình độ nhận thức của người nông dân tăng lên tuy nhiên vẫn còn nhiều
hạn chếcần khắc phục : vẫn còn sử dụng thuốc BVTV cấm, thuốc BVTV ngoài
danh mục , tăng liều lượng so với khuyến cáo, hỗn nhiều loại thuốc trong một
lần phun, chưa đảm bảo thời gian cách ly, vỏ bao bì sau khi sử dụng chưa được
thu gom vứt bừa bãi….
Đối với dư lượng thuốc BVTV hằng năm chi cục BVTV và cục BVTV
lấy mẫu cây trồng tại các vùng sản xuất và trên thị trường để kiểm tra dư lượng
thực vật. Kết quả kiểm tra từ năm 2006 đến nay thì dư lượng thuốc BVTV vượt
quá mức cho phép vẫn ở mức cao (8,53%) số mẫu kiểm tra. Nguyên nhân dư
lượng thuốc BVTV cao do : sử dụng thuốc BVTV không đúng nồng độ , liều

lượng, không tuân thủ thời gian cách ly..
Hầu hết thuốc BVTV ở Việt Nam đều phải nhập khẩu từ nước ngoài.Hằng
năm Việt Nam nhập khẩu trên 70000 tấn thành phẩm với trị giá 210 – 500
USD.Trên 90% thuốc BVTV là nhập khẩu từ Trung Quốc.
1.5. Tình hình quản lý thuốc BVTV và phân bón trong sản xuất nông
nghiệp ở Việt Nam
1.5.1. Tình hình quản lí thuốc BVTV

18


 Các văn bản quy định về sử dụng thuốc BVTV ở nước ta
Thuốc BVTV là một loại hàng hóa đặc biệt , hạn chế kinh doanh, kinh
doanh phải có đăng ký, người bán phải có chứng chỉ mới được phép kinh doanh.
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của nước ta về thuốc BVTV được
xây dựng dựa trên sự hướng dẫn của FAO, hài hòa với nguyên tắc quản lý thuốc
BVTV tại các nước ASEAN, dựa trên các công ước quốc tế mà Việt Nam tham
dự như công ước Basel , công ước stockhom… Hệ thống văn bản quy phạm
pháp luật về thuốc BVTV ở nóc ta bao gồm luật háo chất năm 2007, nghị định
của chính phủ, thông tư của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Pháp lệnh về Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật của Ủy ban Thường vụ
Quốc hội là văn bản có tính pháp lý cao nhất của Nhà nước ta về công tác
bảo vệ và kiểm dịch thực vật, trong đó có một chương riêng (chương IV)
chuyên về quản lý thuốc BVTV. Trong văn bản này, thuốc BVTV được liệt
vào loại hàng hoá hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện; nhà nước
thống nhất quản lý mọi khâu từ sản xuất, xuất nhập khẩu, bảo quản, dự trù,
vận chuyển buôn bán và sử dụng thuốc BVTV; có chính sách ưu đãi với việc
sử dụng thuốc BVTV có nguồn gốc sinh học, ít độc.
Nhà nước cũng quy định trách nhiệm cụ thể của Bộ NN&PTNT bảo đảm
an toàn khi xảy ra các sự cố thuốc BVTV, điều kiện sản xuất kinh doanh và sử

dụng thuốc BVTV; những quy định về việc tiêu huỷ, dự trữ thuốc BVTV và
những điều nghiêm cấm trong việc sản xuất, gia công, sang chai, đúng gói, nhập
khẩu, tàng trữ, buôn bán và sử dụng thuốc BVTV.
Nghị định 92 CP của chính phủ ban hành năm 1993 được thay bằng
Nghị định 58 ban hành năm 2002 về “Hướng dẫn thi hành pháp lệnh về
Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật”, trong đó có “Điều lệ Bảo vệ thực vật” (có
điều quy định điều kiện người trực tiếp làm dịch vụ BVTV, có liên quan đến
vấn đề kinh doanh thuốc BVTV) và “Điều lệ quản lý thuốc BVTV”.
Trong “Điều lệ quản lý thuốc BVTV”(06/2002) quy định lại phạm vi
thi hành của điều lệ và đưa ra nhiều định nghĩa về những khái niệm dùng

19


×