Tải bản đầy đủ (.doc) (76 trang)

Đánh Giá Công Tác Quản Lý Chất Thải Chăn Nuôi Hộ Gia Đình Tại Xã Lam Sơn, Huyện Đô Lương, Tỉnh Nghệ An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (806.21 KB, 76 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA MÔI TRƯỜNG
= = = = = = = =

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI
CHĂN NUÔI HỘ GIA ĐÌNH TẠI XÃ LAM SƠN
HUYỆN ĐÔ LƯƠNG – TỈNH NGHỆ AN

Người thực hiện
Lớp
Khóa
Ngành
Giáo viên hướng dẫn

:
:
:
:
:

HỒ THỊ THU
MTB
57
MÔI TRƯỜNG
TS. NGUYỄN THỊ THU HÀ

HÀ NỘI - 2016



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận là của riêng tôi, được nghiên cứu một cách
độc lập. Các số liệu thu thập được là các tài liệu được sự cho phép công bố của
các đơn vị cung cấp số liệu. Các tài liệu tham khảo đều có nguồn gốc rõ ràng.
Các kết quả được nêu trong khóa luận này là hoàn toàn trung thực và chưa
từng có ai công bố trong bất kì tài liệu nào.
Hà Nội, ngày …tháng … năm 2016
Sinh viên
Hồ Thị Thu

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này ngoài sự nỗ lực của bản thân, em đã
nhận được nhiều sự quan tâm giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo
trong khoa Môi Trường – trường Học Viện Nông Nghiệp Hà Nội, các bác, các
cô chú, các anh chị ở nơi thực tập cùng bố mẹ và bạn bè.
Đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới cô giáo TS–
Nguyễn Thị Thu Hà bộ môn Sinh Thái đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, chỉ bảo
em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn UBND xã Lam Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ
An đã tiếp nhận và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình thực tập
tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong trường, khoa và bộ môn
Sinh Thái đã tạo mọi điều kiện cho em và chỉ bảo hướng dẫn em trong suốt quá
trình em tiến hành phân tích mẫu cũng như thực hiện đề tài tốt nghiệp này.
Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới gia đình, bạn bè đã ủng hộ,
động viên và quan tâm trong suốt quá trình em thực hiện khóa luận tốt nghiệp.

Trong quá trình thực hiện đề tài này, do điều kiện về thời gian, tài chính và
trình độ nghiên cứu của bản thân còn hạn chế nên đề tài khó tránh khỏi những
thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự quan tâm đóng góp ý kiến của các
thầy cô giáo và các bạn để khóa luận tốt nghiệp này hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng 5 năm 2016
Sinh viên
Hồ Thị Thu

ii


MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Số lượng gia súc, gia cầm tại Việt Nam qua các năm..Error: Reference
source not found
Bảng 1.2. Số lượng trang trại chăn nuôi phân theo vùng ở nước ta..............Error:
Reference source not found
Bảng 1.3: Lượng phân gia súc, gia cầm thải ra hằng ngày. Tính trên % khối
lượng cơ thể......................................................Error: Reference source not found
Bảng 1.4: Một số thành phần vi sinh vật trong chất thải rắn trong chăn nuôi lợn..Error:
Reference source not found
Bảng 1.5: Lượng nước tiểu thải ra hằng ngày của 1 số gia súc....Error: Reference
source not found
Bảng 1.6: Lượng chất thải chăn nuôi 1000kg lợn trong ngày......Error: Reference
source not found
Bảng 1.7: Thực trạng quản lý và xử lý chất thải chăn nuôi ở Việt Nam.......Error:

Reference source not found
Bảng 1.8: Số lượng vật nuôi phân theo tỉnh Nghệ An qua các năm..............Error:
Reference source not found
Bảng 4.1. Diễn biến số lượng đàn vật nuôi gia đoạn 2012-2015 của xã Lam Sơn.
..........................................................................Error: Reference source not found
Bảng 3.2. Bảng giá trị trung bình và độ lệch chuẩn của 1 số số liệu thu thập được.
..........................................................................Error: Reference source not found
Bảng 3.3. Chuồng trại và lượng vật nuôi tại 1 số trại gia đình chăn nuôi trung
bình trên địa bàn xã...........................................Error: Reference source not found

iii


Bảng 3.4 : Ước tính tải lượng CTR trung bình thải ra hàng ngày trên địa bàn xã
Lam Sơn............................................................Error: Reference source not found
Bảng 3.5: Nhiệm vụ của các phòng ban trong cơ cấu quản lý chất thải........Error:
Reference source not found

iv


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Sơ đồ ảnh hưởng của chăn nuôi đến môi trường..........Error: Reference
source not found
Hình 1.2. Quy trình quản lý chất thải chăn nuôi thông thường....Error: Reference
source not found
Hình 3.1: Hiện trạng sử dụng đất xã Lam Sơn năm 2010.Error: Reference source
not found
Hình 3.2. Tổng thu nhập của các ngành kinh tế xã Lam Sơn, năm 2015......Error:
Reference source not found

Hình 3.3: Số lượng vật nuôi của 14 xóm trong xã Lam Sơn........Error: Reference
source not found
Hình 3.4: Xây dựng chuồng trại trên địa bàn xã.........Error: Reference source not
found
Hình 3.5: Chuồng trại chăn nuôi của 1 số hộ gia đình......Error: Reference source
not found
Hình 3.6: Khoảng cách đến nơi sinh hoạt gia đình....Error: Reference source not
found
Hình 3.7: hố thu gom chất thải rắn chăn nuôi...Error: Reference source not found
Hình 3.8: thành phần trong hố thu gom CTR chăn nuôi...Error: Reference source
not found
Hình 3.9 : Sơ đồ cơ cấu quản lý chất thải xã Lam Sơn.....Error: Reference source
not found
Hình 3.10: Các phương pháp xử lý chất thải chăn nuôi tại xã Lam Sơn.......Error:
Reference source not found
Hình 3.11 : Nước thải chăn nuôi lợn được xả ra ao để nuôi cá....Error: Reference
source not found

v


Hình 3.12: Đánh giá của người dân về ảnh hưởng của chất thải chăn nuôi tới
môi trường nông hộ..........................................Error: Reference source not found

vi


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BOD5
BNNPTNT

COD
CTR
C/N
CKBVMT
ĐVT
ĐGTĐMT
EM
HĐND
MT
NPK
NĐ – CP

QCVN
TCVN
TT
TB
TSS
T-N
T-P
TP.HCM
UBND
VSV
WHO

Nhu cầu ôxy sinh hóa
Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn
Nhu cầu ôxy hóa học
Chất thải rắn
Cacbon/Nito
Cam kết bảo vệ môi trường

Đơn vị tính
Đánh giá tác động môi trường
Effective Microorganisms
Hội đồng nhân dân
Môi trường
Nito-photpho-kali
Nghị định – Chính phủ
Quyết định
Quy chuẩn Việt Nam
Tiêu chuẩn Việt Nam
Thông tư
Trung bình
Tổng chất rắn lơ lửng
Nito tổng số
Photpho tổng số
Thành phố Hồ Chí Minh
Ủy ban nhân dân
Vi sinh vật
Tổ chức y tế thế giới

vii


ĐẶT VẤN ĐỀ
Tính cấp thiết của đề tài.
Những năm gần đây, chăn nuôi có vai trò quan trọng trong hệ thống sản
xuất nông nghiệp, cũng như cung cấp thực phẩm thịt, trứng, sữa cho nhu cầu
tiêu dùng của con người trên thế giới.
Ở Việt Nam, trên con đường công nghiệp hoá hiện đại hóa đất nước với tốc
độ phát triển nhanh chóng, các cơ sở sản xuất là các tế bào đóng vai trò quan

trọng trong nền kinh tế. Các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp, nông nghiệp,
chăn nuôi, được xây dựng và mở rộng nhằm cải thiện đời sống đáp ứng nhu cầu
của con người.
Ngành chăn nuôi đã và đang phát triển với qui mô ngày càng lớn và đa dạng
hơn (trang trại, nông hộ) nhằm cung cấp một lượng lớn thực phẩm động vật cho
nhu cầu sử dụng ngày càng cao của con người. Hình thức chăn nuôi tập trung
theo quy mô trang trại có xu hướng phát triển mạnh. Tuy nhiên, ngoài việc mang
lại lợi ích về kinh tế, thoả mãn nhu cầu đời sống con người, vấn đề ô nhiễm môi
trường do chăn nuôi gây ra cần được quan tâm. Sự ô nhiễm đất, không khí và
nguồn nước do các chất thải chăn nuôi đã làm ảnh hưởng tới hệ sinh thái và sức
khoẻ con người.
Yêu cầu đặt ra là làm thế nào để việc triển chăn nuôi phải đi đôi với việc bảo
vệ môi trường và sức khoẻ con người.
Theo số liệu của tổng cục thống kê năm 2014 đàn lợn nước ta có khoảng
26,76 triệu con, trâu bò khoảng 7,75 triệu con, đàn gia cầm khoảng 327,69 triệu
con trong đó chăn nuôi nông hộ hiện tại vẫn chiếm tỉ trọng khoảng 65 -70 % về
số lượng và sản lượng. Từ đó quy đổi được lượng chất thải rắn của gia súc gia
cầm thải ra khoảng trên 76 triệu tấn và khoảng trên 30 triệu khối chất thải lỏng.
Phân của vật nuôi chứa nhiều nitơ phot pho, kẽm, đồng, chì, Asen, niken… và
các vi sinh vật gây hại khác. Kèm theo đó quá trình sản xuất thức ăn chăn nuôi
1


thải ra môi trường lượng rất lớn chất khí hay hiệu ứng nhà kính ( GHG) và các
chất thải gây ô nhiễm môi trường. Quá trình sinh sống của gia súc gia cầm thải
ra chất thải thì còn bài ra các loại khi hình thành từ quá trình hô hấp của vật nuôi
và thải ra các mầm bệnh kí sinh trùng gây ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp sức
khỏe con người và hệ sinh thái.
Theo báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Nghệ An 05 ( năm 2005-2009)
chất thải của vật nuôi từ các chuồng trại không được xử lý thải ra môi trường

gây ô nhiễm đất, nước và gây mùi khó chịu. Tình trạng sử dụng phân vật nuôi để
bón trực tiếp cho cây trồng làm thức ăn cho cá diễn ra phổ biến ở vùng nông
thôn. Thêm vào đó trong chăn nuôi đặc biệt là chăn nuôi lợn việc dọn dẹp phân
chuồng bằng nước được sử dụng rộng rãi tạo ra khối lượng nước thải khá lớn
chứa nhiều hợp chất hữu cơ, virus, vi trùng… gây ảnh hưởng đến môi trường và
sức khỏe của cộng đồng các nguồn thải này có nguy cơ trở thành nguyên nhân
trực tiếp phát sinh bệnh cho đàn gia súc như lở mồm long móng, cúm gia cầm…
đồng thời lây lan một số bệnh cho người vì nước thải chăn nuôi có chứa nhiều
mầm bệnh nếu không được xử lý thích hợp.
Lam Sơn là một xã nằm trong địa bàn huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An là
một xã thuần nông đang trong giai đoạn phát triển, người dân sống chủ yếu làm
nông nghiệp, đời sống người dân không cao, có sự chênh lệch giữa các hộ với
nhau nên phát triển chăn nuôi hộ gia đình vẫn là sinh kế quan trong của người
dân trong xã. Các hộ gia đình chăn nuôi với quy mô trung bình và nhỏ. Lượng
chất thải rắn và nước thải từ hoạt động chăn nuôi này hầu hết đều được thải trực
tiếp ra môi trường mà chưa qua xử lý triệt để hoặc chưa xử lý. Mặt khác chuồng
trại chăn nuôi lại được xây dựng sát nơi sinh hoạt gia đình nên vấn đề đặt ra là
phát triển chăn nuôi nhưng phải quản lý bền vững hạn chế tối đa mức độ ô
nhiễm môi trường và ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe con người.
Từ những vấn đề trên, với mong muốn học hỏi và đóng góp các biện pháp
quản lý, xử lý chất thải chăn nuôi lợn nhằm giảm thiểu ảnh hưởng của chúng tới
2


môi trường tại quê hương nơi mình sinh ra, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “
Đánh giá công tác quản lý chất thải chăn nuôi hộ gia đình tại xã Lam Sơn huyện Đô Lương – tỉnh Nghệ An”.
Mục đích nghiên cứu của đề tài
Mục đích nghiên cứu.
- Tìm hiểu thực trạng phát sinh chất thải chăn nuôi tại các nông hộ trên địa
bàn xã Lam Sơn.

- Mối tương quan giữa các yếu tố kinh tế- xã hội, thực trạng chăn nuôi và
mức độ ô nhiễm môi trường theo đánh giá của người dân địa phương.
- Đề xuất một số biện pháp quản lý, xử lý chất thải chăn nuôi.
Yêu cầu nghiên cứu.
- Các số liệu thu thập, phân tích phải chính xác, trung thực.
- Đưa ra các biện pháp phù hợp, mang tính khả thi.

3


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Hiện trạng phát triển chăn nuôi ở Việt Nam.
Theo số liệu thống kê chăn nuôi Việt Nam 1.10.2015:
Bảng 1.1: Số lượng gia súc, gia cầm tại Việt Nam qua các năm.
Đơn vị
Trâu

Lợn
Gia cầm

nghìn con
nghìn con
nghìn con
triệu con

2010
2.877,0
5.808,3
27.373,1


2011
2.712,0
5.436,6
27.056,

2012

2013

Sơ bộ

2014
2.627,8 2.559,5 2.511,9
5.194,2 5.156,7 5.234,3
26.494,0 26.264,4 26.761,6

0
300,5
322,6
308,5
317,7
(nguồn: Tổng cục thống kê,2014)

327,7

1.1.1. Hiện trạng chăn nuôi tập trung.
Dân số tăng, đời sống ngày càng được nâng cao trong điều kiện đó nhu
cầu về thực phẩm ngày càng được chú trọng đã và đang đặt ra cho các nhà quản
lý việc nhanh chóng thay đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Phát triển chăn nuôi
theo hướng tập trung là một trong những nội dung quan trọng trong quá trình

công nghiệp hóa sản xuất nông nghiệp thời kì đổi mới. Trong khi đó cùng với
việc phát triển kinh tế đất nước, cơ sở hạ tầng, đô thị, giao thông, các công trình
dịch vụ khác nên diện tích dành cho sản xuất nông nghiệp ngày càng giảm, phát
triển chăn nuôi theo hướng tập trung, quy mô lớn là xu thế tất yếu nâng cao năng
suất, chất lượng để cung cấp trong nước và xuất khẩu.
Số lượng trang trại chăn nuôi phân theo vùng ở nước ta được thể hiện ở
bảng 1.2 như sau:

4


Bảng 1.2. Số lượng trang trại chăn nuôi phân theo vùng ở nước ta
Vùng
Đồng bằng sông Hồng
Trung du và miền núi phía Bắc
Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung
Tây Nguyên
Đông Nam Bộ
Đồng bằng sông Cửu Long
Cả nước

2011
2012
2013
2014
2439
3174
3779
4851
519

828
917
1184
507
767
886
1268
370
453
478
759
1851
1903
2204
3256
581
1008
942
1324
6267
8133
9206
12642
Nguồn: Tổng cục thống kê, 2014.

Từ năm 2011-2014, số lượng trang trại chăn nuôi ở nước ta tăng tương
đối đều ở tất cả các vùng. Nhưng chủ yếu phát triển ở các tỉnh Đồng bằng sông
Hồng và Đông Nam Bộ. Vùng Tây Nguyên vừa là nơi có số lượng trang trại
chăn nuôi thấp nhất nước ta. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có số trang trại
năm 2013 giảm nhẹ so với năm 2012 và tăng nhanh vào năm 2014.

Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, tình hình chăn nuôi cả nước trong
tháng 2 nhìn chung phát triển thuận lợi do dịch bệnh không phát sinh trên diện
rộng. Chăn nuôi lợn phát triển khá tốt, dịch lợn tai xanh không xảy ra. Chăn
nuôi gia cầm phát triển ổn định, dịch cúm gia cầm tuy không bùng phát mạnh
nhưng vẫn phát sinh các ổ dịch mới. Tuy nhiên, đợt rét đậm, rét hại vào cuối
tháng Một đã gây ảnh hưởng lớn đến chăn nuôi trâu, bò tại các tỉnh miền Bắc.
Mặc dù công tác phòng chống rét, đói cho gia súc đã được các địa phương triển
khai tích cực nhưng do nhiệt độ xuống quá thấp, băng tuyết xuất hiện ở vùng núi
đã khiến trâu, bò và một số loại gia súc khác chết hàng loạt, gây thiệt hại nặng
nề cho người dân. Theo số liệu ước tính của Tổng cục Thống kê, tổng số trâu cả
nước tháng Hai năm 2016 giảm 0,2%; tổng số bò tăng khoảng 0,5-1%; tổng số
lợn tăng khoảng 3-3,5%; tổng số gia cầm tăng khoảng 8 – 8,5% so với cùng kỳ
năm 2015. (Chăn nuôi Việt Nam, 2016).
Tuy nhiên, các khu chăn nuôi vẫn còn phát triển tự phát chưa được quy
hoạch, chủ yếu được xây dựng trên đất vườn nhà, đất mua hoặc thuê tại địa

5


phương. Nhiều trang trại xây dựng ngay trong khu dân cư gây ô nhiễm môi
trường, nguy cơ dịch bệnh cho vật nuôi, con người và ảnh hưởng lớn đến sự
phát triển bền vững của ngành chăn nuôi. (Trần Bá Nhân, 2013).
1.1.2. Chăn nuôi nông hộ.
Theo số liệu của Ngân hàng thế giới, tỷ trọng giá trị nông nghiệp trên tổng
GDP của Việt Nam là 18,12%.Ứớc tính của Tổng cục Thống kê cũng cho thấy,
ngành chăn nuôi chiếm tỷ trọng khoảng 26,5% trong tổng giá trị sản lượng
ngành nông nghiệp. Kết hợp con số này với tỷ trọng nông nghiệp, có thể ước
tính đóng góp của ngành chăn nuôi vào khoảng 5% trong tổng GDP. Ngoài một
số ít doanh nghiệp đầu tư theo hướng công nghệ cao như Vinamilk, TH True
milk… (sữa), CP Groups, Japfa (thịt heo, gà), Hoàng Anh Gia Lai (thịt bò), hầu

hết sản phẩm chăn nuôi đến từ mô hình nuôi hộ gia đình. Ước tính từ con số 10
triệu nông dân có tham gia chăn nuôi, có thể thấy quy mô chăn nuôi ở Việt Nam
vô cùng nhỏ.(Trần Minh Trí, 2015).
Chăn nuôi nông hộ ở nước ta hiện nay luôn luôn giữ một vị trí quan trọng
trong nền kinh tế và trong việc cung cấp thực phẩm cho toàn dân. Sản lượng thịt
lợn và gia cầm do các hộ chăn nuôi này sản xuất hàng năm vẫn chiếm 60-70%
tổng lượng thịt toàn quốc. Thu nhập về chăn nuôi luôn chiếm tỷ lệ cao trong
tổng thu nhập của hộ nông dân, riêng thu nhập về chăn nuôi lợn của các hộ nông
dân ở vùng Đông Bắc hay đồng bằng Sông Hồng đã chiếm từ 50-61% tổng thu
nhập của mỗi hộ (Đinh Xuân Tùng và cs., 2011).
Kết quả điều tra của Tổng cục Thống kê cho thấy: Trong số 4.131,6 ngàn
hộ nuôi lợn thì số hộ nuôi quy mô nhỏ (<10 lợn/hộ) chiếm tới 86,4% tổng số hộ,
nhưng chỉ sản xuất 34,2% tổng sản lượng thịt lợn. Còn về gia cầm: tổng số
7.864,7 ngàn hộ, số hộ nuôi quy mô (< 100 con gia cầm/hộ) chiếm tới 89,62%,
nhưng chỉ sản xuất 30% tổng sản lượng thịt gia cầm. Thực tiễn đã chứng minh,
chăn nuôi nông hộ quy mô nhỏ thường chịu rủi ro rất cao do không được kiểm
soát và hỗ trợ cung cấp thông tin về dịch bệnh, giá cả, thiếu kỹ thuật chăn nuôi,
6


thường chỉ dựa vào kinh nghiệm tích lũy và ít được tập huấn, phổ biến các kiến
thức, hướng dẫn mới về chăn nuôi, không có sự am hiểu cơ bản về VSATTP.
Ngoài ra, chăn nuôi tại Việt Nam theo cả phương thức trang trại và quy mô hộ
gia đình vẫn chưa tạo được vùng hàng hóa tập trung, chưa chú trọng đến việc
xây dựng quy trình sản xuất theo chuỗi để giảm chi phí, giá thành, nâng cao lợi
nhuận.( Nguồn: NCIF, Nguyễn Phương Thảo).
Theo tiến sĩ Nguyễn Đặng Vang (Hội chăn nuôi Việt Nam) phân tích sở
dĩ chăn nuôi nông hộ luôn chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu chăn nuôi chia theo
phương thức vì chăn nuôi nông hộ tận dụng được nguồn phụ phẩm nông nghiệp,
đất đai, công lao động nhàn rỗi và nguồn vốn tự có nên không thể phủ nhận vai

trò vô cùng to lớn của chăn nuôi nông hộ. (Đình Tú – Thạch Bình, 2011).
1.2. Ảnh hưởng của chất thải chăn nuôi.
1.2.1. Thành phần, tính chất của chất thải chăn nuôi
Chăn nuôi được xác định là một trong những ngành sản xuất thải ra môi
trường một lượng chất thải lớn nhất. Chất thải chăn nuôi là một hỗn tạp các chất
ở tất cả các dạng rắn, lỏng hoặc khí phát sinh trong quá trình chăn nuôi, lưu trữ,
chế biến hay sử dụng chất thải. (Bùi Hữu Đoàn, 2011)
Bao gồm:Chất thải rắn, lỏng, khí..
Chất thải rắn là hỗn hợp các chất vô cơ, hữu cơ, vi sinh vật, trứng ký sinh
trùng có thể gây bệnh cho người và gia súc khác. Chất thải rắn gồm phân, thức
ăn thừa của vật nuôi, vật liệu lót chuồng, xác súc vật chết…chất thải rắn có độ
ẩm từ 56-83% tùy theo phân của các loài gia súc gia cầm khác nhau và có tỷ lệ
NPK cao. (Trương Thanh Cảnh, 2010).
- Phân gia súc
Lượng phân gia súc thải ra trong một ngày đêm phụ thuộc vào giống, loại,
tuổi, khẩu phần ăn, trọng lượng gia súc và phương thức chăn nuôi.

7


Bảng 1.3: Lượng phân gia súc, gia cầm thải ra hằng ngày. Tính trên % khối
lượng cơ thể.
Loại vật nuôi
Lợn
Bò sữa
Bò thịt
Gà, vịt

Tỷ lệ phân so với khối lượng cơ thể
6-8

7-8
5-8
5
(nguồn: Lochr,1984)

Về mặt hóa học, những chất trong phân chuồng có thể chia làm hai nhóm
là chất hữu cơ chứa nitơ ở dạng hòa tan và không hòa tan. Nhóm thứ hai là hợp
chất nitơ bao gồm hydratcacbon, lignin, lipid… tỷ lệ C/N có vai trò quyết định
đối với quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ có trong phân chuồng. (Trương
Thanh Cảnh, 2010)
Trong thành phần phân gia súc, gia cầm còn chứa các loại virus, vi trùng,
trứng giun sán và nó có thể tồn tại vài ngày tới vài tháng trong phân.
Bảng 1.4: Một số thành phần vi sinh vật trong chất thải rắn trong chăn nuôi lợn.
Chỉ tiêu
Coliform
E. Coli
streptococus
Salmonella
CL. Perfringens
Đơn bào

Đơn vị
Số lượng
MNP/100g
4.106-108
MPN/100g
105-107
MPN/100g
3.102-104
Vk/25ml

10-104
Vk/ml
10-102
MNP/10g
0-103
(nguồn: Nguyễn Thị Hoa Lý, 2004).

- Xác súc vật chết
Xác gia súc, gia cầm chết là một loại chất thải đặc biệt trong chăn nuôi.
Thường các gia súc, gia cầm chết do các nguyên nhân bệnh lý, cho nên chúng là
một nguồn phát sinh ô nhiễm nguy hiểm, dễ lây lan các dịch bệnh. Xác gia súc
chết có thể bị phân hủy thành các sản phẩm độc. Các mầm bệnh và độc tố có thể
được lưu giữ trong đất trong thời gian dài hay lan truyền trong môi trường nước

8


và không khí, gây nguy hiểm cho người, vật nuôi và khu hệ sinh vật trên cạn hay
dưới nước.
- Thức ăn thừa, vật liệu lót chuồng và các chất thải khác
Trong các chuồng trại chăn nuôi, người chăn nuôi thường dùng rơm, rạ …
để lót chuồng. Sau một thời gian sử dụng, những vật liệu này sẽ được loại bỏ đi.
Loại chất thải này tuy chiếm khối lượng không lớn nhưng chúng cũng là một
nguồn gây ô nhiễm do phân, nước tiểu, các mầm bệnh có thể bám theo chúng.
Ngoài ra, thức ăn thừa, thức ăn bị rơi vãi cũng là nguồn gây ô nhiễm, vì thức ăn
chứa nhiều chất dinh dưỡng dễ bị phân hủy trong môi trường tự nhiên. Khi
chúng bị phân hủy sẽ tạo ra các chất kể cả chất gây mùi hôi, gây ô nhiễm môi
trường xung quanh, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của gia súc và sức
khỏe con người.(Bùi Hữu Đoàn, 2011)
- Vật dụng chăn nuôi, bệnh phẩm thú y.

Các vật dụng chăn nuôi hay thú y bị loại bỏ như bao bì, kim tiêm, chai lọ
đựng thức ăn, thuốc thú y… cũng là một nguồn dễ gây ô nhiễm môi trường. Đặc
biệt các bệnh phẩm thú y, thuốc khử trùng, bao bì đựng thuốc có thể xếp vào
nhóm các chất thải nguy hại cần phải có biện pháp xử lý như chất thải nguy hại.
(Bùi Hữu Đoàn, 2011)
Chất thải lỏng.
Nước thải chăn nuôi là hỗn hợp bao gồm cả nước tiểu, nước tắm gia súc,
rửa chuồng. Nước thải chăn nuôi còn có thể chứa một phần hay toàn bộ lượng
phân được gia súc, gia cầm thải ra. “Bùi Hữu Đoàn, 2011”.
Bảng 1.5: Lượng nước tiểu thải ra hằng ngày của 1 số gia súc.
Loại vật nuôi
Trâu bò lớn
Lợn <10 kg
Lợn 15-45 kg
Lợn 45-100 kg

Lượng nước tiểu ( kg/con/ngày)
10-15
0.3-0.7
0.7-2
2-4
( dẫn theo Hoàng Minh Đức, 2009).

9


Thành phần của nước thải rất phong phú, chúng bao gồm các chất rắn ở
dạng lơ lửng, các chất hòa tan hữu cơ hay vô cơ, trong đó nhiều nhất là các hợp
chất chứa nitơ và photpho. Nước thải chăn nuôi còn chứa rất nhiều vi sinh vật,
ký sinh trùng, nấm, nấm men và các yếu tố gây bệnh sinh học khác. Do ở dạng

lỏng và giàu chất hữu cơ nên khả năng bị phân hủy vi sinh vật rất cao. Chúng có
thể tạo ra các sản phẩm có khả năng gây ô nhiễm cho cả môi trường đất, nước và
không khí. ( Nguyễn Xuân Trạch, NXB Nông Nghiệp, 2011).
Bảng 1.6: Lượng chất thải chăn nuôi 1000kg lợn trong ngày.
Chỉ tiêu
Tổng lượng phân
Tổng lượng nước tiểu
TS
BOD5
NH4-N
SS

Khối lượng/ kg
84
39
11
3.1
0.29
0.027
(nguồn: ASEA standark).

Khí thải.
Chăn nuôi là một ngành sản xuất tạo ra nhiều loại khí thải nhất, điển hình
là các khí CO2, CH4, NH3, NO2, H2S, indol, schatol mecaptan… và hàng loạt các
khí gây mùi khác. Hầu hết các khí thải chăn nuôi có thể gây độc cho gia súc cho
con người và môi trường.
Khí thải chăn nuôi phát sinh từ 3 nguồn chính:
- Khí thải từ hệ thống chuồng trại chăn nuôi
Lượng phát thải các khí ô nhiễm từ chuồng nuôi phụ thuộc một số yếu tố:
loại hình chăn nuôi (ví dụ chăn nuôi lợn sinh sản, lợn thịt hay bò sữa, bò cày

kéo, gia cầm, thủy cầm…) trình độ quản lý, cách thu gom (thu phân rắn chung
hay tách khỏi chất thải lỏng) và dự trữ phân (mương dẫn, hầm chứa chất thải…),
mức độ thông gió của hệ thống chuồng nuôi (chuồng kín hay mở).…Lượng khí
phát thải từ hệ thống chuồng nuôi còn phụ thuộc vào thời gian ví dụ ban ngày
khi gia súc gia cầm hoạt động thường phát tán nhiều khí thải hơn ban đêm, hay
10


mùa hè phát thải khí cao hơn mùa đông, do vận động của con vật hay nhiệt độ
cao làm tăng khả năng phân hủy chất thải của vi sinh vật. ..
- Khí ô nhiễm phát thải từ hệ thống lưu trữ chất thải chăn nuôi.
Tùy thuộc vào loại hình bể chứa, hệ thống thu gom, xử lý… (hố có nền xi
măng hay hố đào dưới đất). Bể chứa bằng xi măng kín thường hạn chế phát thải
khí ô nhiễm.
- Khí ô nhiễm phát thải từ đồng ruộng, vườn cây… được bón phân gia
súc hay từ ao cá sử dụng phân gia súc làm thức ăn. Lượng phân, trạng thái của
phân hay kỹ thuật bón phân đều ảnh hưởng đến lượng khí phát thải từ phân. Nếu
bón phân ủ đúng kỹ thuật sẽ giảm khí gây mùi. Bón phân lỏng sẽ dễ phân giải
tạo khí hơn phân rắn. Bón phân lấp kín sẽ hạn chế việc tạo và phát thải khí vào
môi trường… (Bùi Hữu Đoàn, 2011)
1.2.2. Ảnh hưởng của chất thải chăn nuôi tới môi trường
Những năm gần đây, ngành chăn nuôi phát triển chiếm tỉ trọng không nhỏ
trong cơ cấu kinh tế nhưng chủ yếu là tự phát, hộ gia đình chưa đáp ứng được
các tiêu chuẩn môi trường, kĩ thuật chăn nuôi chuồng trại. Ở nước ta chất thải
chăn nuôi cũng đã trở thành vấn nạn. Theo số liệu của Tổng cục thống kê, năm
2014 đàn lợn nước ta có khoản 26,76 triệu con, đàn trâu bò khoảng 7,75 triệu
con, đàn gia cầm khoảng 327,69 triệu con. Trong đó chăn nuôi nông hộ hiện tại
vẫn chiếm tỷ trọng khoảng 65-70% về số lượng và sản lượng. Từ số đầu gia súc,
gia cầm đó có quy đổi được lượng chất thải rắn (phân chất độn chuồng, các loại
thức ăn thừa hoặc rơi vãi) đàn gia súc, gia cầm của thải ra khoảng trên 76 triệu

tấn, và khoảng trên 30 triệu khối chất thải lỏng (nước tiểu, nước rửa chuồng,
nước từ sân chơi, bãi vận động, bãi chăn). Phân của vật nuôi chứa nhiều chất
chứa nitơ, phốt pho, kẽm, đồng, chì, Asen, Niken(kim loại nặng)… và các vi
sinh vật gây hại khác không những gây ô nhiễm không khí mà còn làm ô nhiễm
đất, làm rối loạn độ phì đất, mặt nước mà cả nguồn nước ngầm (Mai Thế Hào –
Cục Chăn nuôi, 2014).
11


Chất vô cơ

Chất hữu cơ

Mầm bệnh

Chất ô nhiễm

Sức khỏe – Đời sống – Sản xuất

Không
Nước
Hình
1.1.khíSơ đồ ảnh hưởng củaĐất
chăn nuôi đến môi trường
(Đặng Kim Chi, Hoàng Thu Hương, 2007)

1.2.2.1. Ảnh hưởng tới môi trường đất
Các hoạt động gây ô nhiễm do chăn nuôi vẫn đang tiếp tục diễn ra ở nhiều
nơi trên cả nước. Tình trạng chăn nuôi thả rông, chăn thả trên đất dốc, đầu
nguồn nước… còn khá phổ biến đã làm tăng diện tích đất xói mòn, suy giảm

chất lượng nước, giảm thiểu khả năng sản xuất nông nghiệp trên diện lớn.
Trong chất thải chăn nuôi có chứa một lượng lớn nitơ, photpho do gia súc
không hập thụ hết từ thức ăn. Vì vậy, khi bón quá nhiều loại phân này cho cây
trồng, cây sẽ không thể hấp thụ hết, và hàm lượng nitơ, photpho dư sẽ tồn tại
trong đất và gây ô nhiễm cho đất. Sự tồn tại của nitơ, photpho với hàm lượng
cao trong đất sẽ kích thích sự phát triển của các vi sinh vật ưa nitơ hay photpho,
ức chế các loại vi sinh vật khác làm thay đổi khu hệ vi sinh vật đất. Ngoài ra
trong môi trường đất, nitơ hay bị oxy hóa thành nitrat, chúng đóng thành váng
trên bề mặt đất, hạn chế sự trao đổi các thành phần trong đất với môi trường.
(Đào Lệ Hằng, 2009).
Gần đây người ta còn thấy sự có mặt các kim loại nặng trong phân gia
súc. Nguyên nhân là do sự bổ sung một số kim loại nặng có khả năng kích thích
sự tăng trọng của gia súc nên một số doanh nghiệp chế biến thức ăn gia súc đã
cho một số kim loại nặng vào thành phần thức ăn. Nhưng điều đáng nói là họ đã
cho nhiều kim loại nặng với hàm lượng lớn vào thành phần chế biến, trong khi
12


đó, cơ thể gia súc chỉ hấp thu một số kim loại nặng với một khối lượng nhất
định. Vì vậy, khi đất trồng trọt được bón loại phân có nguồn gốc từ chất thải
chăn nuôi có thể dẫn tới tích tụ một lượng kim loại nặng trong đất. Nếu kéo dài,
các kim loại này được đất trồng hấp thụ thì chúng có thể tích tụ trong các loại
lương thực, thực phẩm với các loại rau quả… khi con người ăn các loại thực
phẩm này sẽ đưa các kim loại nặng vào cơ thể, tích tụ trong cơ quan gây tác hại
cho cả con người. (Chu Đình Khu, 2010)
1.2.2.2. Ảnh hưởng tới môi trường nước.
Nguồn chất thải chăn nuôi gây ảnh hưởng lớn đến môi trường nước chủ
yếu là nước thải (nước tiểu, nước tắm, rửa chuồng trại) và phân thải. Theo như
tính toán thì với một đàn gia súc 10000 con, để tạo ra khoảng 1000 tấn lợn hàng
năm thì phải giải quyết 10000 – 20000 tấn phân, 20000 – 30000 m3 nước tiểu và

50000 – 200000 m3 nước rửa chuồng trại. (Nguyễn Tuấn Dũng, 2012)
Dù nguồn thải từ hoạt động chăn nuôi không lớn như các ngành công
nghiệp, sinh hoạt nhưng trong nước thải và chất thải chăn nuôi có chứa hàm
lượng các chất ô nhiễm rất cao, đặc biệt là các hợp chất chứa N, P. Do vậy, nếu
không quản lý tốt nguồn thải từ chăn nuôi thì rất dễ làm ô nhiễm các nguồn
nước mặt, gây hiện tượng phú dưỡng. Đặc biệt là các khu vực chăn nuôi tập
trung với số lượng lớn thì nguồn thải chăn nuôi rất dễ gây tình trạng ô nhiễm cục
bộ trong một phạm vi hẹp ( trong khu vực làng nghề) và việc nước mặt bị tích
lũy một lượng lớn các chất ô nhiễm trong một thời gian dài có thể là một nguyên
nhân chính dẫn đến việc nước ngầm bị ô nhiễm do quá trình thấm lọc các chất ô
nhiễm từ nước mặt và nước ngầm, Đặc biệt là với các hợp chất của nitơ ( NO 3- N và NH4+ - N) do chúng hầu như không bị giữ lại bởi đất nên khả năng thấm
lọc là rất lớn. (V.porphyre, Nguyễn Quế Côi, 2006)
Cho đến nay, chưa có một báo cáo nào đánh giá chi tiết và đầy đủ về ô
nhiễm môi trương do ngành chăn nuôi gây ra. Theo báo cáo tổng kết của viện
chăn nuôi, hầu hết các hộ chăn nuôi đều để nước thải chảy tự do ra môi trường
13


xung quanh gây mùi hôi thối nồng nặc, đặc biệt là vào những ngày oi bức. Nồng
độ khí H2S và NH3 cao hơn mức cho phép khoảng 30 – 40 lần. Tổng số vi sinh
vật và bào tử nấm cũng cao hơn mức cho phép rất nhiều lần. Ngoài ra nước thải
chăn nuôi còn có chứa Coliform, E.coli, COD…và trứng giun sán cao hơn rất
nhiều lần so với tiêu chuẩn cho phép. (X. Hợp, 2012)
Hiện nay, trên cả nước còn nhiều trang trại chăn nuôi lợn, bò hàng ngày
thải ra một lượng lớn chất thải không được xử lý và đổ trực tiếp vào hệ thống
thoát nước, kênh mương trong vùng làm nhiều hộ dân không có nước sinh hoạt.
Tỷ lệ người dân mắc bệnh tiêu chảy, mẩn ngứa, ghẻ lở rất cao. (Nguyễn Khoa
Lý, 2008)
1.2.2.3. Ảnh hưởng tới môi trường không khí.
Chăn nuôi nói chung phát thải khá nhiều loại khí thải ( CO 2, NH3, CH4,

H2S… thuộc các loại khí nhà kính) do hoạt động hô hấp, tiêu hóa của vật nuôi,
do ủ phân, chế biến thức ăn… ước tính khoảng vài trăm triệu tấn/ năm. (Đào Lệ
Hằng, 2009)
Ngoài chất thải rắn và chất thải lỏng, chăn nuôi hiện đóng góp khoảng
18% hiệu ứng nóng lên của trái đất (global warming) do thải ra các khí gây hiệu
ứng nhà kính, trong đó có 9% tổng số khi CO 2 sinh ra, 37% khí mêtan (CH 4) và
65% oxit nitơ (N2O). Những chất thải khí này sẽ tiếp tục tăng lên trong thời gian
tới. (Hội nghị khoa học, PGS.TS. Nguyễn Xuân Trạch,2013).
Ô nhiễm môi trường không khí tại khu vực trại chăn nuôi do sự phân hủy
các chất hữu cơ có mặt trong phân và nước thải. Sau khi chất thải ra khỏi cơ thể
vật nuôi thì các chất khí đã lập tức bay lên, khí thải chăn nuôi bao gồm hỗn hợp
nhiều loại khí trong đó có trên 40 loại gây mùi, chủ yếu là H 2S và NH3. Trong
điều kiện kị khí cộng với sự có mặt của vi khuẩn trong phân và nước thải xảy ra
quá trình khử các ion sunphat (SO42- thành sunphua (S2-). Trong điều kiện bình

14


thường thì H2S là một trong những nguyên nhân gây ra các vấn đề về màu và
mùi. (X.Hợp, 2012)
Trong chăn nuôi lợn nói riêng thì vấn đề ô nhiễm không khí đang là một
vấn đề khá nghiêm trọng. Một số hộ chăn nuôi lợn ở nông thôn sống ở gần chợ,
trường học, hoặc xen lẫn các khu dân cư, mùi hôi từ phân và nước thải của lợn
đã gây ảnh hưởng rất lớn đến cộng đồng người dân ở chợ, trường học, khu dân
cư. Mùi thối gây ảnh hưởng xấu tới cơ thể con người. Khi người hít phải mùi đó
sẽ thấy khó chịu, nhức đầu, tim đập mạnh, không muốn ăn. Những chất khí độc
như H2S, NH3, CO2… khi con người hít vào ở nồng độ cao hoặc nồng độ thấp
nhưng thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ tiêu hóa và
hệ thần kinh. Lâu ngày sẽ làm tê liệt hệ thống khứu giác. Thần kinh thường
xuyên bị mùi hôi thối kích thích sẽ bị tổn thương làm ảnh hưởng đến chức năng

hưng phấn và ức chế vỏ đại não. (Prof Anthony J McMichaeel PhD, 2007).
Như vậy vấn đề ô nhiễm môi trường không khí trong chăn nuôi là một
vấn đề lớn. Nhưng trong thực tế thì vấn đề này lại chưa được quan tâm nhiều.
Hầu hết ở các cơ sở chăn nuôi đều không có biện pháp xử lý môi trường không
khí. Chỉ một số cơ sở lớn thì có hệ thống thông gió để giảm mùi song cũng chỉ
giảm mùi trong môi trường trại chăn nuôi còn lượng khí thải vẫn thoát ra ngoài
gây ô nhiễm mùi, ô nhiễm không khí. Có một số trang trại lớn đã dùng chế phẩm
EM để hạn chế mùi, cách này rất hiệu quả nhưng tiếc là số lượng cơ sở thực
hiện rất ít. Nếu không có biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường không khí do chăn
nuôi thì mùi hôi thối, ruồi, muỗi và các loại sinh vật gây bệnh truyền nhiễm khác
sẽ phát sinh ngày càng nhiều và ảnh hưởng đến sức khỏe con người, gây nguy
cơ bùng phát dịch bệnh đối với động vật nuôi. (Đào Lệ Hằng, 2009).
1.2.3. Ảnh hưởng tới sức khỏe con người và vật nuôi.
Chất thải chăn nuôi tác động đến môi trường và sức khỏe con người trên
nhiều khía cạnh: Gây ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm, môi trường khí, môi
trường đất và các sản phẩm nông nghiệp. Đây chính là nguyên nhân gây ra
15


nhiều căn bệnh về hô hấp, tiêu hóa, do trong chất thải chứa nhiều vi sinh vật gây
bệnh. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã cảnh báo, nếu không có biện pháp thu
gom và xử lý chất thải chăn nuôi một cách thỏa đáng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến
sức khỏe con người, vật nuôi và gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Đặc biệt
là các virus biến thể từ các dịch bệnh như: lở mồm long móng, dịch bệnh tai
xanh ở lợn có thể lây lan nhanh chóng và có thể cướp đi sinh mạng của rất nhiều
người. Theo Báo cáo tổng kết của Viện Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT), nồng độ
khí H2S và NH3 trong chất thải chăn nuôi cao hơn mức cho phép khoảng 30-40
lần. Tổng số vi sinh vật và bào tử nấm cũng cao hơn mức cho phép rất nhiều lần.
Ngoài ra, nước thải chăn nuôi còn chứa Coliform, E.coli, COD... và trứng giun
sán cao hơn rất nhiều lần so với tiêu chuẩn cho phép. (Nguồn: monre.gov.vn).

Ô nhiễm môi trường còn làm phát sinh dịch bệnh, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả
chăn nuôi. Trong mười năm qua, từ 1997 đến nay, dịch lở mồm, long móng trên
gia súc đã hoành hành và đến nay chưa được khống chế triệt để. Từ cuối năm
2003, dịch cúm gia cầm đã bùng phát tại Việt Nam, qua 4 năm, dịch đã tái phát
5 đợt, đã phải tiêu huỷ trên 51 triệu gia cầm các loại, thiệt hại ước tính lên đến
hàng ngàn tỷ đồng. Bệnh đã có nhiễm sang người, đến nay đã có 100 người mắc
và đã tử vong 46 người. Từ đầu năm 2007 đến nay đã bùng phát hội chứng rối
loạn hô hấp và sinh sản (bệnh tai xanh-PRRS) trên lợn đã gây thiệt hại nặng nề
cho ngành chăn nuôi lợn tại nhiều địa phương, đến nay đã được khống chế, chỉ
còn một số ít cơ sở đang tiếp tục phải theo dõi. Tuy vậy, diễn biến của bệnh khá
phức tạp, khả năng gây dịch còn rất lớn. Dịch bệnh đã gây tổn thất lớn cho
ngành chăn nuôi, gây mất an toàn thực phẩm và còn có nguy cơ lây nhiễm sang
người nguy hiểm như bệnh cúm gia cầm, …( Báo cáo cục chăn nuôi, 2008)
1.3. Thực trạng quản lý và xử lý chất thải chăn nuôi ở Việt Nam.
1.3.1. Thực trạng quản lý chất thải chăn nuôi ở Việt Nam.
Ở nước ta chất thải chăn nuôi cũng đã trở thành vấn nạn, hiện trạng ô
nhiễm môi trường do hoạt động chăn nuôi gây ra đang ngày một gia tăng ở mức
16


đáng báo động đòi hỏi đặt ra những phương án quản lý, xử lý phù hợp và hiệu
quả, nhất là những hộ chăn nuôi manh mún, nhỏ lẻ.
• Cơ cấu quản lý
Hiện nay, cả nước có hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về môi trường từ
trung ương đến địa phương. Ở trung ương, Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ
quan đầu mối chịu trách nhiệm chính trước Chính phủ về công tác quản lý nhà
nước về môi trường. (Nguyễn Thị Tịnh Ấu, 2010)
Ngoài Bộ Tài nguyên và Môi trường có 12 bộ, ngành tham gia quản lý
nhà nước về môi trường bao gồm BNNPTNT, Bộ Công thương, Bộ Y tế, Bộ
Xây dựng, Bộ Công an, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa thể thao và Du

lịch, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Thông tin và Truyền
thông, Tổng cục thống kê. Trong đó các đơn vị được phân công thoe dõi trực
tiếp về môi trường. (Nguyễn Thị Tịnh Ấu, 2010)
Tại BNNPTNT, Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường là cơ quan giúp
Bộ kiểm tra, đôn đốc các hoạt động bảo vệ môi trường toàn ngành; chủ trì thẩm
định các báo cáo đánh gia môi trường chiến lược, báo cáo ĐGTĐMT, đồng thời
tổ chức giám sát, kiểm tra và triển khai kết quả thực hiện đánh giá môi trường
chiến lược và ĐGTĐMT trong các dự án đã được phê duyệt; chủ trì tổ chức việc
nhập, phổ biến, chuyển giao công nghệ mới; nâng cấp hệ thống quan trắc môi
trường, tổ chức thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền. (Nguyễn Thị Tịnh
Ấu, 2010)
Các Cục chuyên ngành chịu trách nhiệm trước Bộ về quản lý nhà nước về
môi trường thuộc lĩnh vực được phân công, đề xuất các cơ chế chính sách, tổ
chức các mô hình quản lý môi trường hiệu quả, tuyên truyền giáo dục cộng đồng
nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm.
Tại một số Cục có các phòng chuyên theo dõi về môi trường. Tại Cục
chăn nuôi có Phòng Môi trường chăn nuôi chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về
môi trường chăn nuôi trong phạm vi cả nước. (Cục Thống kê, 2006).
17


×