Tải bản đầy đủ (.docx) (69 trang)

TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HÓA ĐƠN ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TẠI CHI CỤC THUẾ HUYỆN HƯNG NGUYÊN, TỈNH NGHỆ AN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (306.39 KB, 69 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
---------***---------

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
TĂNG CƯỜNG CƠNG TÁC QUẢN LÝ HĨA ĐƠN ĐỐI VỚI CÁC
DOANH NGHIỆP TẠI CHI CỤC THUẾ HUYỆN HƯNG NGUYÊN,
TỈNH NGHỆ AN

Giáo viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Đình Chiến
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Thương
Lớp

: CQ48/02.02

Chuyên ngành

: Thuế

HÀ NỘI- 2014


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình hình
thực tế của đơn vị thực tập.

Sinh viên:
Nguyễn Thị Thương



MỞ ĐẦU:…………………………………………………………………………..…1


1.

3.
4.
5.

Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu………………………………….….1
2. Đối tượng và mục đích nghiên cứu của đề tài…..……..
………………………………………………………..……………...2
Phạm vi nghiên cứu của đề tài…………………………………….……...2
Phương pháp nghiên cứu………………………………………………..…2
Kết cấu của luận văn……………………………………………….............2
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ
SỬ DỤNG HÓA ĐƠN……………………………………………….……………..3

1.1
1.1.1
1.1.2
1.1.3
1.2
1.2.1
1.2.2
1.2.3
1.2.3.1
1.2.3.2
1.2.4


KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HÓA ĐƠN…………………………....3
Khái niệm hóa đơn…………………………………………..………3
Ý nghĩa thực tiễn của hóa đơn…………………………………….4
Phân loại hóa đơn…………………………………………………....5
NỘI DUNG TRONG CƠNG TÁC QUẢN LÝ SỬ DỤNG HÓA
ĐƠN……………………………………………………………………..……………..7
Quy định về đối tượng và phạm vi áp dụng…………………….7
Quy định về in và phát hành hóa đơn…………………………...8
Quy định về sử dụng hóa đơn………………………….………....9
Quy định về lập hóa đơn……………………………………………..9
Quy định về xử lý, thu hồi hóa đơn đã lập, không tiếp tục sử dụng, mất,
hỏng………………………………………………………………..…….11
Quy định về quản lý hóa đơn………………………………….....12
1.3 SỰ CẦN THIẾT PHẢI TĂNG CƯỜNG CƠNG TÁC QUẢN LÝ SỬ
DỤNG HĨA ĐƠN………………………………………………………...………..13
1.3.1 Xuất phát từ vai trị của hóa đơn……………………………..
……..13
1.3.2 Xuất phát từ yêu cầu quản lý sử dụng hóa đơn….…………..…..14
1.3.2.1 Yêu cầu quản lý hóa đơn của doanh nghiệp…………………...….14
1.3.2.2 Yêu cầu quản lý hóa đơn của cơ quan thuế……………………..…
15
1.3.3. Xuât phát từ thực trạng công tác quản lý, sử dụng hóa đơn,
chứng từ hiện nay ở Việt Nam…………………………………………………..16


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CƠNG TÁC QUẢN LÝ HĨA ĐƠN
ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TẠI CHI CỤC THUẾ HUYỆN HƯNG
NGUYÊN…………………………………………………………..……………..19
2.1 ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN HƯNG NGUYÊN VÀ

CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY CHI CỤC THUẾ HUYỆN HƯNG
NGUYÊN………………………………………………………………..………..19
2.1.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội………………………………………….
…..19
2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy chi cục thuế huyện Hưng Nguyên….....20
2.2 THỰC TRẠNG CƠNG TÁC QUẢN LÝ HĨA ĐƠN ĐỐI VỚI CÁC
DOANH NGHIỆP TẠI CHI CỤC THUẾ HUYỆN HƯNG NGUYÊN…….26
2.2.1 Khái qt về đặc điểm, tình hình quản lý hóa đơn đối với các
doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện Hưng Nguyên…….
…………………..26
2.2.1.1 Thực trạng công tác quản lý đối tượng sử dụng hóa đơn………..26
2.2.1.2 Thực trạng cơng tác cấp, bán hóa đơn tại chi cục
thuế………….30
2.2.1.3 Tình hình theo dõi mất hóa đơn và xử lý mất hóa đơn…………..32
2.2.1.4 Thực trạng cơng tác thu hồi và thanh hủy hóa đơn………………34
2.2.1.5 Cơng tác xử lý các vi phạm về hóa đơn………………………...…..35
2.2.2 Các hình thức gian lận thuế thơng qua việc sử dụng hóa đơn
thường gặp ở các doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện Hưng
Nguyên………………………………………..
………………………………..38
2.2.3 Thực trạng kiểm tra và giám sát của các cơ quan liên quan…..39
2.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ SỬ DỤNG
HÓA ĐƠN TẠI CHI CỤC THUẾ HUYỆN HƯNG NGUYÊN THỜI GIAN
QUA………………………………………………………………………………..…40
2.3.1 Những kết quả đạt được…………………………………..........…….40
2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân……………..………………..
……..41


2.3.2.1 Hạn

chế………………………………………………………………….41
2.3.2.2 Nguyên nhân……………………………………………………..…….42
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN LÝ HÓA
ĐƠN ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TẠI CHI CỤC THUẾ HUYỆN
HƯNG NGUYÊN……………………………………………………...........…….44
3.1 QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU HỒN THIỆN
CƠNG TÁC QUẢN LÝ HĨA ĐƠN TẠI CHI CỤC TRONG THỜI GIAN

3.1.3

TỚI……………………………………………………………………………..……..44
3.1.1 Quan điểm………………………………………………………..……...44
3.1.2 Phương hướng…………………………………………….……….……45
Mục tiêu……………………………………………………..…….……46
3.1 CÁC GIẢI PHÁP CHUNG………………………………………………47
3.1.1 Hồn thiện các chính sách liên quan đến cơng tác quản lý sử
dụng hóa đơn……………………………………………………………..….47
3.1.2 Giải pháp trong công tác in ấn, phát hành…………………….49
3.1.3 Giải pháp trong sử dụng………….…………………….………….50
3.1.4 Giải pháp trong công tác quản lý, thanh tra và kiểm tra của cơ quan
Thuế…………………………………………………………………….
……………….51
3.2 CÁC GIẢI PHÁP CỤ THỂ………………………………….…………52
3.2.1 Một số giải pháp chủ yếu trong việc giám sát, kiểm tra, xác minh
hóa đơn………………………………………………………………………………52
3.2.2 Cơng tác phân công tổ chức triển khai thực hiện……………....…54
3.2.3 Công tác quản lý sử dụng hóa
đơn..................................................54
3.2.4 Nâng cao trình độ năng lực cán bộ Thuế.......................................56



3.2.5 Tăng cường công tác tuyên truyền, hỗ trợ các quy định về thuế
cho DN............................................................................................................58
KẾT LUẬN…………………………………………………….............………59

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT:

BTC

: Bộ tài chính

BVMT

: Bảo vệ mơi trường


CP ĐTXD

: Cổ phần đầu tư xây dựng cơ bản

CP XDTM

: Cổ phần xây dựng thương mại

DN

: Doanh nghiệp

DNTN


: Doanh nghiệp tư nhân

DVTM

: Dịch vụ thương mại

HĐĐT

: Hóa đơn điện tử

GTGT

: Giá trị gia tăng

NSNN

: Ngân sách nhà nước

QLN & CCNT

: Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế

SXKD

: Sản xuất kinh doanh

TH- DT - KTT &TH : Tổng hợp - Dự toán - Kế toán thuế và Tin học
TNDN

: Thu nhập doanh nghiệp


TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

TNHH ĐTXD

: Trách nhiệm hữu hạn đầu tư xây dựng

TTHTNNT

: Tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế

VPHC

: Vi phạm hành chính

Hộ TTTDSBR

: Hộ trực tiếp trên doanh số bán ra

Hộ KK

: Hộ kê khai


MỞ ĐẦU:
1

. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu:

Thuế là nguồn đóng góp quan trọng nhất vào ngân sách nhà nước của tất
cả các quốc gia trên thế giới, quản lý Thuế là một nội dung quan trọng trong
quản lý nhà nước về kinh tế, mỗi giai đoạn phát triển của nền kinh tế lại đặt ra
những yêu cầu quản lý riêng đề phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn. Quản lý sử
dụng hóa đơn là một bộ phận của quản lý Thuế, nó là cơng việc có ý nghĩa
quyết định tới hiệu quả của tồn bộ cơng tác quản lý Thuế nói chung. Từ khi
Đảng và Nhà nước ta thực hiện công cuộc đổi mới và đưa nền kinh tế Việt
Nam vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định
hướng Xã hội Chủ nghĩa thì nền kinh tế nước ta đã có những biến chuyển to
lớn. Những thay đổi đó đã tạo ra những khó khăn mới trong cơng tác quản lý
Thuế và đặc biệt là công tác quản lý hóa đơn, chứng từ. Trong thời kỳ đầu đổi
mới do còn nhiều hạn chế về khung pháp lý, nguồn nhân lực…những sai
phạm trong quản lý sử dụng hóa đơn chứng từ là hết sức phổ biến
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, trong thời gian qua công tác quản lý
hóa đơn vẫn cịn nhiều hạn chế, một số hình thức gian lận và sai phạm vẫn
còn tồn tại tương đối phổ biến. Xuất phát từ thực tế trên, em xin mạnh dạn
nghiên cứu đề tài “Tăng cường công tác quản lý hóa đơn đối với các
doanh nghiệp tại Chi Cục Thuế Huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An” để
làm luận văn tốt nghiệp đại học của mình. Hi vọng đề tài luận văn này có thể
phần nào trình bày được thực trạng cơng tác quản lý sử dụng hóa đơn tại Chi
Cục Thuế huyện Hưng Nguyên hiện nay và đề ra một số giải pháp, kiến nghị
để góp phần hồn thiện cơng tác quản lý hóa đơn tại Chi cục Thuế Hưng
Nguyên nói riêng và các cơ quan quản lý Thuế nói chung.
Em xin chân thành cảm ơn TS Nguyễn Đình Chiến đã giúp đỡ em hồn
thành đề tài này. Trong q trình làm đề tài này khơng thể tránh khỏi nhiều sai
sót, em mong có thể nhận được những nhận xét và góp ý để từ đó nghiên cứu
8


2

-

hồn thiện hơn.
. Đối tượng và mục đích nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu: công tác quản lý sử dụng hóa đơn cả về lý luận và




thực tiễn
Mục đích nghiên cứu:
Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý sử dụng hóa đơn.
Tổng quan về thực trạng quản lý sử dụng hóa đơn tại Chi Cục Thuế Hưng
Nguyên trong thời gian qua, phân tích ưu nhược điểm, những thành tích và


3

hạn chế của q trình quản lý.
Trên cở sở phân tích đề xuất các giải pháp đổi mới để nâng cao hiệu quả trong
công tác quản lý sử dụng hóa đơn.
. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Do hạn chế trong tiếp cận nội dung vấn đề nên đề tài chỉ tập trung nghiên
cứu công tác quản lý hóa đơn đối với các doanh nghiệp tại Chi Cục Thuế

4

Huyện Hưng Nguyên trong giai đoạn 2012-2013
. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và

các phương pháp cụ thể sau: phương pháp thu thập, phân tích số liệu thống
kê, phương pháp phỏng vấn chuyên gia, phương pháp so sánh, đối chiếu, mơ

5

hình hóa…
. Kết cấu của luận văn
Ngồi phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn bao
gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý – sử dụng hóa đơn.
Chương 2: Thực trạng cơng tác quản lý – sử dụng hóa đơn của Việt Nam.
Chương 3: Đổi mới công tác quản lý – sử dụng hóa đơn.
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ

1.1
1.1.1

SỬ DỤNG HÓA ĐƠN
KHÁI QT CHUNG VỀ HĨA ĐƠN
Khái niệm hóa đơn
Trong nền kinh tế hiện đại hóa đơn là yếu tố xuất hiện thường xun,
khơng thể thiếu trong các giao dịch. Nhìn chung hóa đơn được hiểu là một
chứng từ thương mại được phát hành bởi người bán cho người mua để nhận

9


được một số tiền nào đó mà người mua hàng hóa hay dịch vụ có nghĩa vụ
phải thanh tốn cho người bán hàng theo những điều kiện cụ thể.
Tại Việt Nam khái niệm hóa đơn được nhắc đến trong Nghị định

51/2010/NĐ-CP ngày 14/05/2010: “Hóa đơn là chứng từ được in sẵn thành
mẫu, in từ máy tính tiền, in thành vé có mệnh giá theo quy định của Nhà
nước, xác nhận khối lượng, giá trị của hàng hóa, dịch vụ mua, bán, trao đổi,
quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia giao dịch mua, bán, trao đổi hàng
hóa, dịch vụ.”
Quy định trên cũng có nghĩa: hố đơn là chứng từ xác nhận quan hệ
mua, bán, trao đổi hàng hoá, dịch vụ , thanh tốn, quyết tốn tài chính, xác
định chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp và các vấn đề khác
theo quy định của pháp luật. Đồng thời, trong việc thực hiện Luật thuế giá trị
gia tăng và các Luật thuế mới thì hố đơn lại có ý nghĩa quan trọng trong việc
kê khai thuế, khấu trừ thuế, hồn thuế, đảm bảo tính chính xác và chống thất
thoát tiền Ngân sách Nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện tốt
chế độ kế toán thống kê, thúc đẩy doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh
doanh.
Một số khái niệm liên quan đến hóa đơn:


Hố đơn giả là hoá đơn được in theo mẫu hoá đơn đã thông báo với cơ quan
thuế của tổ chức, cá nhân khác; hoặc in trùng những số hoá đơn của tổ chức,




cá nhân đó đã thơng báo với cơ quan thuế.
Hoá đơn in lậu là hoá đơn được in khơng theo quy định.
Hố đơn chưa có giá trị sử dụng là hoá đơn đã được in theo đúng quy định



nhưng chưa hồn tất việc thơng báo phát hành.

Hố đơn hết giá trị sử dụng là hoá đơn đã làm thủ tục phát hành nhưng chưa
được sử dụng cho mục đích bán hàng hố, dịch vụ của các tổ chức đã đóng
mã số thuế; các loại hố đơn bị mất sau khi đã thông báo phát hành, được tổ
chức, cá nhân kinh doanh báo mất.
10




Hố đơn lập khống là hóa đơn được lập nhưng nội dung là khơng có thực một



phần hoặc tồn bộ.
Cố ý huỷ hoá đơn là hành vi làm mất, làm hỏng hố đơn khơng do các



ngun nhân khách quan.
Sử dụng hoá đơn bất hợp pháp là việc sử dụng hoá đơn in giả, hố đơn in
lậu, hố đơn chưa có giá trị sử dụng, hết giá trị sử dụng nhưng đã được
mang ra sử dụng; hoặc sử dụng hoá đơn do tổ chức, cá nhân khác phát hành
để lập khi bán hàng hoá, dịch vụ, hạch toán kế toán, khai thuế, thanh tốn

1.1.2

vốn ngân sách.
Ý nghĩa thực tiễn của hóa đơn
Hoá đơn là chứng từ ghi nhận hoạt động kinh doanh nên hố đơn cũng có
nghĩa là tiền, thậm chí quan trọng hơn tiền bởi vì hố đơn tài chính nếu vượt

ngồi tầm kiểm sốt của Nhà nước thì cịn nguy hiểm hơn cả việc làm tiền giả
rất nhiều. Người ta có thể tùy tiện nâng giá trị cơng trình xây dựng bằng cách
đưa các hố8 đơn tài chính khơng phản ánh đúng thực tế để hợp thức hoá gian
lận. Đối với doanh nghiệp, hoá đơn cũng là bằng chứng chủ yếu cho một
nghiệp vụ kinh doanh và có tính chất quyết định đến nghĩa vụ nộp thuế của
doanh nghiệp. Vì vậy, Nhà nước phải quản lý hố đơn. Việc quản lý hố đơn
có ý nghĩa rất to lớn khơng chỉ đối với Nhà nước mà cả đối với bản thân



doanh nghiệp
Việc quản lý hố đơn khơng tốt có thể dẫn đến:
Phản ánh sai lệch kết quả sản xuất kinh doanh, nghĩa vụ đối với Nhà nước của
doanh nghiệp. Từ đó các đối tượng xấu có thể lợi dụng các kẽ hở trong quy



định về hoá đơn để gian lận, rút tiền của NSNN
Tạo ra sự bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp, ảnh hưởng xấu đến môi



trường sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Đối với Nhà nước: Việc quản lý hố đơn khơng tốt sẽ dẫn đến các thơng tin
về doanh nghiệp bị sai lệch, ảnh hưởng đến việc hoạch định các chính sách vĩ

1.1.3

mơ của Nhà nước.
Phân loại hóa đơn


11





Theo Thơng Tư 64/2013/TT-BTC hóa đơn được phân loại như sau:
Phân loại theo chức năng, tính chất:
Hóa đơn GTGT
Hóa đơn GTGT là hóa đơn chính thức áp dụng cho tất cả các doanh
nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh. Trên hóa đơn GTGT sẽ ghi rõ Tên, địa
chỉ, mã số thuế của người bán và người mua (nếu có), danh mục hàng hóa
dịch vụ, ngày thực hiện giao dịch, tổng giá trị hàng hóa dịch vụ, giá trị tính
thuế GTGT, thuế suất GTGT và giá trị thuế GTGT. Thông thường các DN
phải mua hóa đơn GTGT tại cơ quan thuế hoặc đăng ký xin phép để có thể tự
in hóa đơn GTGT. Khi bán hàng doanh nghiệp phải xuất hóa đơn GTGT, kê
khai việc sử dụng hóa đơn GTGT và lưu giữ các liên cịn lại của hóa đơn
GTGT.



Hóa đơn bán hàng thơng thường:
Hóa đơn bán hàng thơng thường thường có các mục sau: số và ngày lập
hóa đơn, tên và địa chỉ người bán hàng, tên và địa chỉ của người mua và
người thanh tốn (nếu khơng là một), các điều kiện giao hàng (theo địa điểm)
và các điều kiện thanh toán, danh mục các mặt hàng với số lượng, đơn giá và
trị giá của từng mặt hàng theo từng đơn đặt hàng (nếu có) cũng như tổng số
tiền phải thanh toán. Phần tổng số tiền này là giá trị hàng hóa đã bao gồm
thuế GTGT, có thể phải kèm theo phần ghi trị giá bằng chữ. Đối với hóa đơn

bán hàng thơng thường thuế GTGT khơng được ghi tách ra như hóa đơn
GTGT mà được gộp chung vào giá trị hàng hóa.
Các loại hóa đơn khác
Ngồi hai loại hóa loại hóa đơn chính kể trên cịn có một số loại hóa đơn
khác như hóa đơn thu mua, hóa đơn xuất nhập khẩu, tem, vé, thẻ, phiếu thu tiền
cước vận chuyển hàng không…

12





Phân loại theo hình thức biểu hiện:
Hóa đơn in thành mẫu
Hóa đơn in thành mẫu là loại hóa đơn được in với số lượng lớn, được sử
dụng thường xuyên. Đối với các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh
lớn, có khả năng tự in hóa đơn thì có thể làm hồ sơ xin phép bộ tài chính cho
phép in mẫu hóa đơn riêng. Các doanh nghiệp khơng có khả năng tự in hóa
đơn thì bắt buộc phải mua hóa đơn đã in sẵn của Bộ tài chính. Đối với các hóa
đơn in thành mẫu này thơng thường có tối thiểu 2 liên, đa số là từ 3 liên trở
lên. Các doanh nghiệp khi xuất hóa đơn bắt buộc phải có liên lưu để phục vụ
cơng tác thanh tra, kiểm tra của cơ quan thuế khi cần thiết.



Hóa đơn in theo mẫu quy định từ máy tính tiền
Đối với loại hóa đơn này thường có ghi rõ ngày giờ xuất hóa đơn, người
lập hóa đơn, giá thành và thuế suất của sản phẩm trên hóa đơn.




Các loại tem, vé có in sẵn mệnh giá:
Các loại tem vé có in sẵn mệnh giá thường được sử dụng bởi các DN hoạt
động trong lĩnh vực dịch vụ. Trên tem, vé thường chỉ ghi tổng số tiền khách
hàng phải thanh tốn mà khơng tách các loại thuế suất ra. Các loại tem, vé này
được các đơn vị tự in sau khi đăng ký với bộ tài chính.



Hóa đơn điện tử:
Hóa đơn điện tử là hình thức hóa đơn mới xuất hiện gần đây. Loại hóa
đơn này là một dạng file dữ liệu được cấp cho người mua hàng hóa, dịch vụ
(thơng thường là mua bán qua mạng). Dữ liệu giao dịch của khách hàng phải
được lưu trữ để phục vụ cho công tác quản lý thuế sau này. Mặc dù còn nhiều
quốc gia chưa cơng nhận tính pháp lý của loại hóa đơn này nhưng việc cho
phép sử dụng hóa đơn điện tử thay thế hóa đơn giấy thơng thường tại các
quốc gia phát triển trường hợp đã chứng tỏ tính ưu việt của nó. Việc sử dụng
13


hóa đơn điện tử làm giảm thiểu chi phí in ấn hóa đơn thơng thường, cơ quan
thuế cũng dễ dàng quản lý dữ liệu về hóa đơn hơn, trong một số trường hợp
đặc biệt như thanh toán dịch vụ trên mạng hóa đơn điện tử tạo ra sự thuận tiện
hơn hẳn các loại hóa đơn giấy thơng thường. Tuy nhiên do cịn nhiều giới hạn
về khả năng tài chính, nguồn nhân lực và khả năng bảo mật nên việc quản lý
sử dụng hóa đơn điện tử vẫn cịn một số hạn chế nhất định.
1.2
1.2.1


NỘI DUNG TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ SỬ DỤNG HÓA ĐƠN
Quy định về đối tượng và phạm vi áp dụng
Các đối tượng sử dụng hóa đơn phải tuân thủ theo các quy định của nhà
nước trong việc tạo lập, sử dụng và bảo quản hóa đơn. Theo Thơng Tư
64/2013/TT-BTC chế độ quản lý sử dụng hóa đơn được áp dụng cho các đối


-

tượng cụ thể sau:
Người bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, gồm:
Tổ chức, cá nhân Việt Nam kinh doanh bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ tại

-

Việt Nam hoặc bán ra nước ngoài
Tổ chức, cá nhân nước ngồi kinh doanh bán hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam

-

hoặc sản xuất kinh doanh ở Việt Nam bán hàng ra nước ngoài
Tổ chức, cá nhân Việt Nam khơng kinh doanh nhưng có bán hàng hóa, dịch



vụ tại Việt Nam
Tổ chức nhận in hóa đơn, tổ chức cung ứng phần mềm tự in hóa đơn, tổ chức





trung gian cung ứng giải pháp hóa đơn điện tử.
Tổ chức, cá nhân mua hàng hóa, dịch vụ.
Cơ quan quản lý thuế các cấp và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc

1.2.2

in, phát hành và sử dụng hóa đơn.
Quy định về in và phát hành hóa đơn
Ngày 17/1 vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định 04/2014/NĐ-CP
sửa đổi một số điều về việc quản lý hóa đơn, trong đó có việc siết chặt điều
kiện để doanh nghiệp được đặt in, tự in hóa đơn.
Theo nghị định này, các DN được tự in hóa đơn để sử dụng cho việc bán
hàng hóa, dịch vụ nếu có đủ các điều kiện sau:
- Đã được cấp mã số thuế;
14


- Có doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ;
- Khơng bị xử phạt về các hành vi vi phạm pháp luật về thuế theo mức do Bộ
Tài chính quy định trong 365 (ba trăm sáu mươi lăm) ngày liên tục tính đến
ngày thơng báo phát hành hóa đơn tự in;
- Có hệ thống thiết bị đảm bảo cho việc in và lập hóa đơn khi bán hàng hóa,
dịch vụ;
- Là đơn vị kế toán theo quy định của Luật kế tốn và có phần mềm bán hàng
hóa, dịch vụ gắn liền với phần mềm kế toán, đảm bảo việc in và lập hóa đơn
chỉ được thực hiện khi nghiệp vụ kế tốn phát sinh;
- Có văn bản đề nghị sử dụng hóa đơn tự in và được sự chấp thuận cơ quan
thuế. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, cơ quan thuế quản lý trực tiếp phải có
ý kiến về việc đăng ký sử dụng hóa đơn tự in của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp đang sử dụng hóa đơn tự in, hóa đơn đặt in có hành vi vi phạm
về hóa đơn bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế, gian lận thuế sẽ khơng
được tiếp tục sử dụng hóa đơn đã in.
Thời hạn cấm sử dụng hóa đơn tự in, đặt in là 12 tháng kề từ ngày có quyết
định xử phạt vi phạm hành chính, trong thời gian này các DN này phải mua
hóa đơn do cơ quan thuế phát hành để sử dụng.
Các DN thuộc loại rủi ro cao về thuế khi có yêu cầu của cơ quan thuế cũng sẽ
phải ngừng sử dụng hóa đơn tự in, đặt in và chuyển sang sử dụng hóa đơn của
cơ quan thuế.
Ngồi ra Nghị định 04/2014/NĐ-CP cịn quy định rõ về điều kiện và trách
nhiệm của tổ chức cung ứng phần mềm tự in hóa đơn. Theo đó:
Tổ chức cung ứng phần mềm tự in hóa đơn phải là doanh nghiệp có giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong đó có ngành nghề lập trình máy vi tính
hoặc xuất bản phần mềm, trừ trường hợp tổ chức tự cung ứng phần mềm tự in
hóa đơn để sử dụng.

15


Tổ chức cung ứng phần mềm tự in hóa đơn phải đảm bảo phần mềm tự in hóa
đơn cung cấp cho một đơn vị tuân thủ đúng những quy định về tự in hóa đơn;
khơng cung cấp phần mềm in giả hóa đơn trùng với các mẫu trong phần mềm
đã cung cấp cho doanh nghiệp khác.
1.2.3
1.2.3.1

Các quy định này sẽ được áp dụng từ ngày 01/03/2014.
Quy định về sử dụng hóa đơn
Theo Thơng Tư 64/2013/TT-BTC quy định như sau:
Quy định về lập hóa đơn

Việc chấp hành chế độ hóa đơn chứng từ sẽ thúc đẩy việc chấp hành ghi
chép sổ sách kế toán vào nề nếp, thiết lập trật tự kỉ cương, góp phần chống chi
tiêu lãng phí, chống tham nhũng và chống trốn lậu thuế nhà nước. Vì vậy theo
quy định hầu hết các hoạt động bán hàng, cung ứng dịch vụ kể cả trường hợp
khuyến mại, quảng cáo, biếu tặng có giá trị từ 200000 đồng trở lên đối với
mỗi lần giao dịch đều phải lập hóa đơn chứng từ hợp lệ cho khách hàng. Nếu
người bán hàng hoặc cung ứng dịch vụ thu tiền khơng giao hóa đơn hợp lệ
cho khách hàng là hành động trốn thuế, chiếm đoạt tiền thuế người mua hàng
đã nộp cho NSNN khi trả tiền hàng
Như vậy, tất cả các hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ mà khơng
giao hóa đơn cho người mua hàng đều bị xử phạt theo quy định, chỉ trừ một
số trường hợp nếu khách hàng khơng u cầu thì khơng phải lập hóa đơn

-

chứng từ giao cho người mua
Đối với các trường hợp bán hàng hóa, dịch vụ có tổng giá trị giao dịch nhỏ
hơn 200000 đồng/ lần thì khơng phải lập hóa đơn trừ trường hợp người mua
yêu cầu nhận hóa đơn. Tuy nhiên, người bán hàng phải tiến hành lập bảng kê
bán lẻ hàng hóa, dịch vụ. Cuối mỗi ngày, đơn vị phải lập một hóa đơn ghi
tổng số tiền bán hàng hóa, dịch vụ trong ngày thể hiện trên bảng kê, ký tên và
giữu liên giao, các liên khác luân chuyển theo quy định; tên người mua trong
hóa đơn này được gọi là “ bản lẻ khơng giao hóa đơn”

16


-

Người bán hàng được ủy nhiệm cho bên thứ ba lập hóa đơn cho hoạt động

bán hàng hóa, dịch vụ của mình, việc ủy nhiệm phải được xác định bằng văn
bản. hóa đơn được ủy nhiệm vẫn phải ghi tên đơn vị bán là đơn vị ủy nhiệm
và đóng dấu đơn vị ủy nhiệm phía trên bên trái của tờ hóa đơn (riêng hóa đơn
tự in được in từ thiết bị của bên được ủy nhiệm hoặc hóa đơn điện tử thì
khơng được đóng dấu của đơn vị ủy nhiệm). Bên ủy nhiệm phải lập thơng báo
ủy nhiệm, có tên, chữ ký của đại diện bên ủy nhiệm và đóng dấu (nếu có).
Thơng báo ủy nhiệm phải được gửi đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp bên ủy
nhiệm và bên nhận ủy nhiệm. Bên nhận ủy nhiệm phải niêm yết thơng báo ủy
nhiệm tại nơi bán hàng hóa, dịch vụ. Kết thúc việc ủy nhiệm, hai bên phải xác
định bằng văn bản và phải tháo gỡ các thông báo ủy nhiệm hết hiệu lực. Bên
ủy nhiệm và bên nhận ủy nhiệm phải tổng hợp các báo cáo định kỳ việc sử
dụng các hóa đơn ủy nhiệm trong báo cáo sử dụng hóa đơn hàng quý. Việc ủy
nhiệm lập hóa đơn đã giải quyết những vướng mắc cho các đơn vị bán hàng
hóa dịch vụ ở xa, khơng thể trực tiếp lập hóa đơn giao cho người mua, tạo ra
khung pháp lý chặt chẽ giúp cho việc quản lý được dễ dàng hơn hạn chế tình

1.2.3.2

trạng hàng giả, hàng lậu, chống thất thu cho NSNN
Quy định về xử lý, thu hồi hóa đơn đã lập, khơng tiếp tục sử dụng, mất, hỏng
Trong q trình sử dụng hóa đơn, việc xuất hiện những sai sót là khơng
thể tránh khỏi. Chính vì thế việc khắc phục phải được thực hiện theo quy định
của pháp luật. đối với những hành vi sai phạm mà cố tình khơng sửa chữa gây
thiệt hại đến người sử dụng hóa đơn, gây thất thu cho NSNN sẽ bị xử lý một
cách nghiêm khắc
Đối với các trường hợp có sai sót trong việc lập hóa đơn thì đơn vị giao
hóa đơn phải tiến hành sửa chữa, lưu giữ, thỏa thuận với người nhận hóa đơn
theo quy định của pháp luật
Đối với trường hợp mất, cháy, hỏng hóa đơn, đơn vị phải tiến hành thông
báo với cơ quan thuế, thơng báo cần ghi rõ tên hóa đơn, số lượng, ký hiệu hóa


17


đơn mất, cháy, hỏng. Nếu hóa đơn đã lập giao người mua thì tiến hành sao
chụp và xác nhận hợp pháp cho người mua
Đối với các đơn vị đóng mã số thuế, phát hành loại hóa đơn mới hoặc
khơng tiếp tục sử dụng hóa đơn đã mua của cơ quan thuế, phải thông báo hết
giá trị sử dụng đối với những hóa đơn tồn chưa sử dụng với cơ quan thuế.
Những đơn vị tự ý ngừng kinh doanh, có hành vi cho, bán hóa đơn, theo qui
định những hóa đơn này là không hợp pháp, không được tiếp tục sử dụng vì
thế Cơ quan thuế có trách nhiệm thơng báo trên tồn quốc số hóa đơn hết giá
1.2.4

trị sử dụng này
Quy định về quản lý hóa đơn
Theo Thơng Tư 64/2013/TT-BTC:
Việc quản lý sử dụng hóa đơn cần phải được quản lý thống nhất để đảm



bảo quyền lợi của tổ chức, cá nhân sử dụng cũng như quyền lợi của Nhà nước
Trách nhiệm của Tổng cục Thuế:
Tổ chức hướng dẫn việc thực hiện các quy định về chế độ quản lý, sử dụng



hóa đơn trên phạm vi cả nước
Tổ chức kiểm tra chỉ đạo ngành Thuế kiểm tra xử lý việc chấp hành chế độ




quản lý, sử dụng hóa đơn trong ngành Thuế và các đơn vị sản xuất kinh doanh
Đối với cơ quan Thuế địa phương (cục thuế, chi cục thuế):
Nắm số lượng đơn vị sản xuất, kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế trên



địa bàn để theo dõi tình hình đăng ký sử dụng hóa đơn
Hướng dẫn các đơn vị sử dụng hóa đơn theo đúng chế độ quy định cho các



đơn vị hiểu rõ để chấp hành đầy đủ, đúng quy định
Hàng quý phải theo dõi báo cáo sử dụng hóa đơn của các đơn vị sử dụng hóa



đơn trên địa bàn và lập báo cáo lên cơ quan Thuế cấp trên đúng kỳ hạn
Tổ chức hướng dẫn xử lý các trường hợp làm tổn thất hóa đơn chứng từ, sử



dụng hóa đơn khơng đúng quy định, hướng dẫn hủy hóa đơn theo đúng chế độ
Đối với đối tượng sử dụng hóa đơn:
Tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ phải sử
dụng hóa đơn theo đúng quy định

18





Thực hiện mở sổ theo dõi và bảo quản, lưu giữ hóa đơn theo quy định của
pháp luật: Hàng quý chậm nhất vào ngày 20 của tháng đầu quý sau phải nộp



báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn cho cơ quan Thuế quản lý trực tiếp
Tổ chức, cá nhân làm mất hóa đơn phải báo cáo ngay bằng văn bản với cơ



quan Thuế nơi cung cấp hoặc đăng ký sử dụng hóa đơn
Tổ chức sử dụng hóa đơn phải thường xuyên kiểm tra các cá nhân được giao
trực tiếp lập hóa đơn của đơn vị để chấn chỉnh, ngăn chặn những hành vi vi



phạm quy định về sử dụng, quản lý hóa đơn
Nếu tổ chức, hộ, cá nhân phát hiện các dấu hiệu vi phạm có liên quan đến
việc in, phát hành, quản lý, sử dụng hóa đơn phải báo cáo ngay với cơ quan
Thuế. Khi cơ quan thuế và cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu xác nhận
hóa đơn đã phát hành, tổ chức, hộ, cá nhân in, phát hành hóa đơn phải có
nghĩa vụ trả lời bằng văn bản trong thời hạn 10 ngày kể từ khi nhận được yêu
cầu
1.3 SỰ CẦN THIẾT PHẢI TĂNG CƯỜNG CƠNG TÁC QUẢN LÝ SỬ
DỤNG HĨA ĐƠN
1.3.1 Xuất phát từ vai trị của hóa đơn
Vai trị của hóa đơn được thể hiện thơng qua một số khía cạnh sau:




Hố đơn là một bộ phận ấn chỉ thuế được in theo chỉ định tại các Luật thuế,
pháp lệnh thuế và các văn bản pháp quy dùng để quản lý thu thuế cho NSNN.



Hố đơn được sử dụng để mua bán hàng hoá - dịch vụ, là chứng từ để đảm
bảo chất lượng hàng hoá - dịch vụ và bảo hành hàng hoá.Hoá đơn được sử
dụng để thanh quyết toán tài chính khi mua hàng cho cơng ty, cơ quan, tập
thể... Hóa đơn có vai trị quan trọng đối với người mua hàng, nó là bằng chức
xác nhận giao dịch mua bán. Khi thực hiện giao dịch mua bán người bán phải
có trách nhiệm đảm bảo hàng hóa mà mình bán ra đúng chủng loại, kiểu dang,
mẫu mã, chất lượng đã giới thiệu cho người mua. Khi xảy ra mẫu thuẫn, tranh
chấp giữa người mua và người bán hóa đơn là cơ sở pháp lý quan trọng để
giải quyết những tranh chấp đó.
19




Hoá đơn là chứng từ để thu tiền bán hàng và thể hiện doanh số của một doanh
nghiệp.



Đối với mối quan hệ giữa cơ quan thuế và doanh nghiệp thì hoá đơn là chứng
từ cơ sở ban đầu dùng để kê khai nộp thuế, khấu trừ, hạch tốn chi phí thực tế
phát sinh, hồn thuế và xác định chi phí hợp lệ khi tính thuế, nhất là các loại

thuế trực thu.



1.3.2 Xuất phát từ yêu cầu quản lý sử dụng hóa đơn
1.3.2.1 Xuất phát từ yêu cầu quản lý hóa đơn của doanh nghiệp
Thứ nhất, quản lý hóa đơn tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tự quản lý tốt hoạt
động sản xuất, kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật. Thơng qua hố
đơn, doanh nghiệp dễ dàng hạch tốn được các luồng hàng hoá, dịch vụ cũng
như sự vận động của các luồng tiền, vốn trong kinh doanh, xác định đúng kết
quả kinh doanh, lãi, lỗ của doanh nghiệp; thực hiện tốt các quy định của Luật



thuế và làm trịn nghĩa vụ với Nhà nước.
Thứ hai, tạo sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh và
trong việc thi hành các Luật thuế. Sự minh bạch trong các quy định về hoá
đơn đảm bảo sự nhất qn trong q trình thực hiện văn bản, từ đó, tạo ra sự
bình đẳng trong cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, trong q trình thực thi các



luật thuế.
Thứ ba, hố đơn là căn cứ để các doanh nghiệp kê khai thuế, khấu trừ thuế, là
căn cứ để hoàn thuế GTGT, là căn cứ để hạch tốn vào chi phí hợp lý khi xác
định thuế thu nhập doanh nghiệp. Vì vậy, hóa đơn là căn cứ để các doanh



nghiệp thực hiện nghĩa vụ thuế.

Thứ tư, hóa đơn là một trong những yếu tố quan trọng trong công tác thanh
tra, kiểm tra. Thanh tra, kiểm tra nhằm đảm bảo sự bình đẳng giữa các doanh
nghiệp trong sản xuất kinh doanh và trong việc thi hành các Luật thuế, tạo ra
sự minh bạch, tránh các hành vi gian lận và cạnh tranh không lành mạnh trong
20


nền kinh tế. Trong quá trình thanh tra thì việc kiểm tra hóa đơn về tính hợp



pháp, trung thực… là yếu tố đầu tiên cần được xét đến.
1.3.2.2 Xuất phát từ yêu cầu quản lý hóa đơn của cơ quan Thuế
Thứ nhất, hóa đơn là một trong những căn cứ quan trọng, làm cơ sở cho
việc xác định trị giá tính thuế và tính thuế GTGT, thuế thu nhập doanh
nghiệp. Do đó, hiệu quả cơng tác quản lý thuế GTGT, thuế thu nhập doanh
nghiệp phụ thuộc chặt chẽ vào hiệu quả của cơng tác quản lý, sử dụng hóa
đơn.



Thứ hai, hoá đơn là chứng từ xác nhận quan hệ mua, bán, trao đổi hàng hoá,
dịch vụ , thanh toán, quyết tốn tài chính, xác định chi phí hợp lý khi tính thuế
thu nhập doanh nghiệp và các vấn đề khác theo quy định của pháp luật. Đồng
thời, trong việc thực hiện Luật thuế GTGT và các Luật thuế mới thì hố đơn
lại có ý nghĩa quan trọng trong việc kê khai thuế, khấu trừ thuế, hồn thuế,
đảm bảo tính chính xác và chống thất thốt tiền NSNN.




Thứ ba, vì hố đơn là chứng từ ghi nhận hoạt động kinh doanh nên hố đơn
cũng có nghĩa là tiền, thậm chí quan trọng hơn tiền bởi vì, hố đơn tài chính
nếu vượt ngồi tầm kiểm sốt của Nhà nước thì cịn nguy hiểm hơn cả việc
làm tiền giả rất nhiều. Người ta có thể tùy tiện nâng giá trị cơng trình xây
dựng bằng cách đưa các hố đơn tài chính khơng phản ánh đúng thực tế để
hợp thức hoá gian lận. Đối với DN, hoá đơn cũng là bằng chứng chủ yếu cho
một nghiệp vụ kinh doanh và có tính chất quyết định đến nghĩa vụ nộp thuế
của DN.



Thứ tư, quản lý hố đơn có ý nghĩa rất to lớn vì việc quản lý hố đơn khơng
tốt có thể dẫn đến việc phản ánh sai lệch kết quả sản xuất kinh doanh, nghĩa
vụ đối với Nhà nước của DN, từ đó các đối tượng xấu có thể lợi dụng các kẽ
hở trong quy định về hoá đơn để gian lận, rút tiền của NSNN. Đối với Nhà

21


nước, việc quản lý hố đơn khơng tốt sẽ dẫn đến các thông tin về DN bị sai
lệch, ảnh hưởng đến việc hoạch định các chính sách vĩ mơ của Nhà Nước.
1.3.3. Xuât phát từ thực trạng tình hình quản lý sử dụng hóa đơn
hiện nay ở Việt Nam
Việc quản lý hóa đơn là lĩnh vực rất phức tạp với nhiều thủ tục phiền hà,
gây khó khăn tốn kém cả về thời gian và tiền bạc của các DN. Cùng với sự
hội nhập và phát triển của nền kinh tế thị trường, các mối quan hệ về kinh tế,
tài chính ngày càng trở nên đa dạng, phức tạp đã đặt ra rất nhiều thách thức và
yêu cầu đổi mới trong cơng tác quản lý hóa đơn để theo kịp với sự tiến bộ của
thời đại. Bởi thấy rõ tầm quan trọng của hóa đơn, chứng từ mà từ trước đến
nay, Nhà nước ta luôn coi trọng việc quản lý sử dụng hóa đơn, thể hiện bằng

việc Nhà nước ta đã ban hành một loạt các hệ thống các văn bản pháp luật
quy định về việc quản lý sử dụng hóa đơn. Cụ thể:
Cuối năm 2002, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 89/2002/NĐ-CP,
Bộ Tài chính đã ban hành Thơng tư 120/2002/TT-BTC hướng dẫn nghị định
89 về việc in, phát hành, sử dụng và quản lý hóa đơn, đây là một bước tiến
mới và thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Nhà nước trong lĩnh vực hóa đơn.
Qua một thời gian dài thực hiện, đã đạt được nhiều kết quả rất tốt, hạn chế
được một số các vi phạm, việc quản lý hóa đơn trở nên chặt chẽ hơn. Tuy
nhiên do cơ chế quản lý tập trung, những kẽ hở trong quản lý làm cho hiện
tượng gian lận hóa đơn, thất thốt hóa đơn diễn ra phổ biến trong phạm vi cả
nước, gây nhiều thiệt hại nghiêm trọng cho NSNN. Do đó Nhà nước đã thực
hiện chủ trương khuyến khích DN đăng ký tự in hóa đơn và tự chịu trách
nhiệm nhằm giảm áp lực cũng như chi phí cho Bộ Tài chính trong việc phát
hành và cung cấp hóa đơn cho các đối tượng sử dụng.
Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/05/2010 quy định về hóa đơn bán
hàng hóa và cung ứng dịch vụ, Thông tư 153/2010/TT-BTC ngày 28/10/2010
22


hướng dẫn Nghị định 51 được áp dụng từ ngày 1/1/2011 đã tạo điều kiện tối
đa cho việc sử dụng hóa đơn tự in, đây là một bước ngoặt lớn trong cơng tác
quản lý hóa đơn của ngành Thuế. Quy định mới đã trao quyền tự chủ, tự chịu
trách nhiệm cho DN trong việc sử dụng hóa đơn.
Thơng tư 64/2013/TT-BTC ngày 15/05/2013 hướng dấn thi hành Nghị
định số 51/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa và
cung ứng dịch vụ.
Nghị định 109/2013/NĐ-CP về khung xử phạt mới về vi phạm quản lý
giá, phí, lệ phí và hóa đơn.
Nghị định 04/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2014 sửa đổi bổ sung một số điều
của Nghị định số 51/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định về hóa đơn bán

hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Sửa đổi Khoản 1, Khoản 2 Điều 4; Sửa đổi, bổ
sung Điều 5, Điều 6; Sửa đổi, bổ sung Khoản 2 Điều 8; Sửa đổi, bổ sung
Khoản 2 Điều 10; Sửa đổi Điều 22 của Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14
tháng 5 năm 2010.
Qua thực tế cho thấy việc tăng cường cơng tác quản lý sử dụng hóa đơn là
điều rất cần thiết, đòi hỏi sự quản lý chặt chẽ của các cơ quan quản lý cũng
như chính các DN sử dụng hóa đơn, điều đó khơng chỉ tạo ổn định cho nguồn
thu NSNN mà còn tạo ra một môi trường kinh doanh lành mạnh thúc đẩy nền
kinh tế phát triển theo định hướng của Đảng và Nhà nước.

23


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CƠNG TÁC QUẢN LÝ HĨA ĐƠN ĐỐI
VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TẠI CHI CỤC THUẾ HUYỆN HƯNG
NGUYÊN
2.1 ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN HƯNG NGUYÊN VÀ CƠ
CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY CHI CỤC THUẾ HUYỆN HƯNG NGUYÊN
2.1.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội
Hưng Nguyên là 1 huyện đồng bằng nằm ở tả ngạn sông Lam, phía nam
tỉnh Nghệ An. Phía đơng giáp TP Vinh, phía tây giáp huyện Nam Đàn, phía
nam giáp tỉnh Hà Tĩnh, phía đơng bắc giáp huyện Nghi lộc. Diện tích: 163,94
km2; Dân số: 121.111 người; Dân tộc: Kinh; Tổng số xã, phường, thị trấn: 23;
Tổng số bản, làng, khối xóm: 246.
Hưng nguyên là 1 huyện đồng bằng chiêm trũng. Ngành nghề sản xuất
chính vẫn là nơng nghiệp, các ngành nghề khác chưa phát triển. Thời gian qua
huyện Hưng nguyên đã có nhiều chủ trưởng thu hút vốn đầu tư phát triển, có
nhiều cơ chế ưu đãi nhằm khuyến khích các Doanh nghiệp phát triển do vậy
từ năm 2007 đến nay số doanh nghiệp không ngừng tăng lên, số thu Ngân
sách trong lĩnh vực này vì thế cũng được tăng lên nhanh chóng, năm 2007 với

56 doanh nghiệp nộp Ngân sách các loại là 3,85 tỷ đồng thì đến năm 2013

24


tổng số Doanh nghiệp đang hoạt động 151 doanh nghiệp, 03 quỹ tín dụng
nhân dân, 03 trường dân lập và dạy nghề, số thu đã đạt hơn 10 tỷ đồng.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng khá cao, bình quân nhiệm kỳ 2009-2013
đạt 11,45%; riêng năm 2013 đạt 13,3%; Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng
hướng: Tỷ trọng nông nghiệp từ 51,5% năm 2009 giảm xuống 40,8% năm
2013; tỷ trọng công nghiệp xây dựng từ 21,6% tăng lên 35,9%; dịch vụ chiếm
23,3%. Trong nơng nghiệp thì tỷ trọng trồng trọt cịn 40%, chăn ni và thủy
sản lên khoảng 60%. Thu nhập bình quân đạt 14,2 triệu đồng.
Năng suất, sản lượng cây trồng vật nuôi và các sản phẩm chủ yếu về
cơng nghiệp tiểu thủ cơng nghiệp chuyển biến tích cực, như: Lương thực
62000 tấn mỗi năm, gạch ngói 65 triệu viên; đá xây dựng 150.000 m 3; cát sỏi
432.000 m3; đất san lấp mặt bằng 500.000 m 3; nước sạch 350.000 m3; giấy
5.500 tấn, Nhà máy bia công suất 100 triệu lít/năm đi vào hoạt động từ quí
II/2013. Tổng giá trị dịch vụ 550 tỷ đồng, tổng đàn trâu bò 29.000con, đàn lợn
46.500 con, và gia cầm 750.000 con; đặc biệt là lúa vụ xuân được mùa lớn
năng suất bình quân đạt 6,4 tấn/ha.
Về Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng:
Nhiều chương trình dự án đựơc triển khai, bao gồm đầu tư từ NSNN, đầu
tư của các doanh nghiệp, và tự đầu tư của nhân dân. Trong nhiệm kỳ qua tổng
nguồn vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng trên địa bàn huyện đạt gần 3.000
tỷ đồng.
Dịch vụ, thương mại: Thương mại và các dịch vụ phục vụ sản xuất, đời
sống nhân dân phát triển khá. Hiện nay tồn huyện có 141 cơng ty cổ phần,
cơng ty TNHH và DNTN, 4.084 hộ tiểu thương, hoạt động có hiệu quả. Tổng
mức lưu chuyển hàng hoá đạt 1.000 tỷ đồng.


25


×