Tải bản đầy đủ (.docx) (50 trang)

Phương pháp phát hành trái phiếu chính phủ và quá trình phát triển của thị trường trái phiếu chính phủ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (684.55 KB, 50 trang )

Phương pháp phát hành trái phiếu chính phủ và quá trình
phát triển của thị trường trái phiếu Chính phủ.

Contents

1


I.
1

TỔNG QUAN VỀ TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ:
Khái niệm:

-

Trái phiếu: là một loại chứng khoán quy định nghĩa vụ của người phát hành
(người vay tiền) phải trả cho người nắm giữ chứng khoán (người cho vay)
một khoản tiền xác định, thường là trong những khoảng thời gian cụ thể, và
phải hoàn trả khoản cho vay ban đầu khi nó đáo hạn. Như vậy, thực chất là
với trái phiếu, trái chủ là người cho vay và họ không chịu bất kỳ trách nhiệm
nào về kết quả hoạt động sử dụng vốn. Nhà phát hành có nghĩa vụ thanh
toán theo các cam kết nợ được xác định trong hợp đồng vay. Nếu một công
ty không hoàn trả được lãi cho trái phiếu, người ta sẽ xem xét vấn đề phá sản
đối với công ty đó. Quyền yêu cầu về thu nhập và tài sản của trái chủ được
ưu tiên trước cổ phiếu ưu đãi và cổ phiếu thường. Đây sẽ là sự đảm bảo quan
trọng cho các nhà đầu tư và như vậy trái phiếu có mức độ rủi ro thấp hơn so
với cổ phiếu.

-


Trái phiếu Chính phủ do Chính phủ phát hành. Những trái phiếu này được
phát hành nhằm bù đắp sự thiếu hụt ngân sách Nhà nước hoặc để xây dựng
các công trình công cộng, hoặc để giải quyết những khó khăn về tài chính.
Trái phiếu Chính phủ là loại chứng khoán không có rủi ro thanh toán và
cũng là loại trái phiếu có tính thanh khoản cao. Do đặc điểm đó, lãi suất của
trái phiếu Chính phủ được xem là lãi suất chuẩn để làm căn cứ ấn định lãi
suất của các công cụ nợ khác có cùng kỳ hạn. Mệnh giá của trái phiếu nó có
thể được ghi bằng đồng ngoại tệ hoặc đồng bản tệ. Nếu trái phiếu Chính phủ
được phát hành trong nước thì đó là một bộ phận hình thành những khoảng
2


nợ trong nước. Nếu trái phiếu Chính phủ được phát hành tại nước ngoài thì
hình thành một khoản nợ nước ngoài. Trái phiếu Chính phủ được đảm bảo
chắc chắn bởi uy tín của Chính phủ và tài sản quốc gia, có khả năng cầm cố
và chuyển nhượng. Các tổ chức nhân đạo, các tổ chức tôn giáo, các công ty
phục vụ cho mục đích công cộng thường ưu tiên mua trước và được miễn
giảm phí giao dịch. Hệ thống ngân hàng là người trợ giúp đắc lực của Nhà
nước trong quá trình phát hành và thanh toán trái phiếu Chính phủ.
2

Đặc điểm của trái phiếu Chính phủ
Thông qua khái niệm về trái phiếu Chính phủ, ta thấy trái phiếu Chính phủ

là công cụ vay nợ đặc biệt của Chính phủ, nó có độ an toàn cao. Ngoài những
đặc điểm chung của trái phiếu, trái phiếu Chính phủ còn có những đặc điểm
riêng:


Trái phiếu Chính phủ là loại trái phiếu có độ rủi ro thấp nhất vì nó có nguồn

ngân sách Nhà nước đảm bảo.



Là loại trái phiếu có uy tín cao, an toàn nhất trên thị trường.



Quy mô phát hành và giao dịch lớn nên có ảnh hưởng lớn đến thị trường
chứng khoán nói riêng và thị trường tài chính nói chung.



Do TPCP là công cụ an toàn, khối lượng phát hành lớn, có nhiều ưu đãi, do
đó chủ yếu do trung gian tài chính nắm giữ.

3
1

Phân loại trái phiếu Chính phủ:
Phân loại theo chủ thể ủy quyền phát hành:
Theo điều 4 Nghị định 141/2003/NĐ-CP, TPCP bao gồm: tín phiếu kho bạc,

trái phiếu kho bạc, trái phiếu công trình, trái phiếu đầu tư, trái phiếu ngoại tệ,
công trái xây dựng tổ quốc.

3





Tín phiếu kho bạc: là loại trái phiếu Chính phủ có thời hạn dưới 1 năm, phát
hành với mục đích bù đắp thiếu hụt tạm thời của ngân sách Nhà nước và tạo
thêm công cụ cho thị trường tiền tệ.



Trái phiếu kho bạc: là loại trái phiếu Chính phủ có thời hạn từ 1 năm trở lên
được phát hành với mục đích huy động vốn theo kế hoạch ngân sách Nhà
nước hàng năm đã được Quốc hội phê duyệt.



Trái phiếu đầu tư: là loại trái phiếu Chính phủ có thời hạn từ 1 năm trở lên
bao gồm trái phiếu huy động vốn cho từng công trình cụ thể thuộc diện ngân
sách đầu tư, nằm trong kế hoạch đầu tư đã được Chính phủ phê duyệt nhưng
chưa được bố trí vốn ngân sách trong năm kế hoạch và trái phiếu huy động
vốn cho quỹ hỗ trợ phát triển theo kế hoạch tín dụng đầu tư phát triển hàng
năm được Chính phủ phê duyệt.



Trái phiếu công trình Trung ương: là loại trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn từ
1 năm trở lên do Kho bạc Nhà nước phát hành, nhằm huy động vốn theo
quyết định của Thủ tướng Chính phủ, cho các dự án thuộc nguồn vốn đầu tư
của Ngân sách trung ương, đã ghi trong kế hoạch nhưng chưa được bố trí
vốn ngân sách trong năm.




Trái phiếu ngoại tệ: là loại trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn từ 1 năm trở lên
do Bộ Tài chính phát hành cho các mục tiêu theo chỉ định của Thủ tướng
Chính phủ. Đồng tiền phát hành là ngoại tệ tự do chuyển đổi .



Công trái xây dựng tổ quốc: do Chính phủ phát hành nhằm huy động nguồn
vốn trong nhân dân để đầu tư xây dựng những công trình quan trọng quốc
gia và các công trình thiết yếu khác phục vụ sản xuất, đời sống, tạo cơ sở vật
chất, kỹ thuật cho đất nước.

2

Phân loại theo thời gian đáo hạn:

4


Do trái phiếu Chính phủ phát hành có kỳ hạn 1 năm trở lên, nên khi phân
loại trái phiếu Chính phủ theo thời gian đáo hạn có những loại sau:


Trái phiếu ngắn hạn có thời hạn từ 1 đến 5 năm.



Trái phiếu trung hạn có thời hạn từ 5 đến 15 năm.




Trái phiếu dài hạn có thời hạn hơn 15 năm.



Trái phiếu vô hạn không ghi ngày đáo hạn.

3

Phân loại khác:
Theo hình thức sử dụng vốn: trái phiếu kho bạc gắn liền với việc thực hiện

những chính sách tài khóa, trái phiếu đầu tư huy động vốn cho các công trình
thuộc diện ngân sách Nhà nước cấp phát…
Theo cách tính lãi: lãi suất trái phiếu phát hành được xác định trên cơ sở kết
quả của từng phiên đấu thầu. Lãi suất trái phiếu có thể áp dụng cố định cho cả
kỳ hạn trái phiếu hoặc thả nổi hàng năm theo sự biến động của lãi suất trên thị
trường tài chính, tiền tệ. Trường hợp áp dụng lãi suất thả nổi, căn cứ ý kiến thỏa
thuận của Bộ Tài chính, tổ chức phát hành công bố mức lãi suất tham chiếu
trước khi đấu thầu. Lãi suất chính thức sẽ được công bố trước theo từng thời
gian hoặc vào các thời điểm thanh toán lãi trái phiếu trên cơ sở lãi suất tham
chiếu tại thời điểm công bố.
Theo hình thức biểu hiện: trái phiếu đấu thầu qua thị trường giao dịch chứng
khoán tập trung được phát hành dưới hình thức chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ;
có ghi tên hoặc không ghi tên.
Tuy nhiên, cho dù phân loại theo hình thức nào thì trái phiếu Chính phủ
cũng có những đặc điểm giống trái phiếu khác về mệnh giá, lãi suất, kỳ hạn:


Mệnh giá (giá trị danh nghĩa hay giá trị bề mặt) là giá trị ghi trên trái phiếu,
nó xác định tổng số tiền gốc mà trái chủ được nhận cho tới hết thời hạn của

5


trái phiếu. Khác với cổ phần, mệnh giá trái phiếu là yếu tố được xác lập rất
rõ ràng, vì đây là cơ sở đặt nền móng cho các quan hệ nghĩa vụ suốt chiều
dài tồn tại của trái phiếu. Mệnh giá trái phiếu thường được định chuẩn ở các
số chẵn càng tốt, đồng thời cũng để giúp cho việc giao dịch thuận tiện.
Thường mỗi thị trường sẽ có những mệnh giá được chuộng nhất và được
khuyến khích sử dụng.


Lãi suất: Đây là thành tố xác định quyền lợi về thu nhập định kỳ cho người
sở hữu trái phiếu. Tiền lãi, theo thông lệ đã phổ biến, được trả nửa năm một
lần. Lãi suất chia làm 2 loại: lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực tế.

-

Lãi suất danh nghĩa: là lãi suất ghi trên trái phiếu quy định mức lợi tức mà
trái chủ được hưởng so với mệnh giá của trái phiếu. Như vậy, bất kể điều gì
xảy ra với giá của một trái phiếu coupon có lãi suất hàng năm 8% và mệnh
giá 1.000USD, nó sẽ vẫn được trả 80USD lợi tức hàng năm cho đến khi đáo

-

hạn.
Lãi suất thực tế: được xem xét trong mối liên hệ giá trị thời gian của tiền. lãi
suất thực tế (lãi suất hiệu quả) là lãi suất thực sự thu được từ một khoản đầu
tư hoặc phải trả cho một khoản vay sau khi tính đến tác động của lãi suất
kép. Thông thường lãi suất mà chúng ta hay nhìn thấy là lãi suất danh nghĩa,
còn lãi suất thực tế được tính toán từ lãi suất danh nghĩa theo một số phương

pháp nhất định. Lãi suất danh nghĩa gắn liền với phương pháp tính lãi đơn
giản, còn lãi suất thực tế là kết quả của phương pháp tính lãi kép.



Kỳ hạn: là độ dài thời gian cho đến khi người phát hành trái phiếu trả lại
toàn bộ tiền gốc cho trái chủ và nhận lại trái phiếu. Với tất cả các loại trái
phiếu bình thường, việc hoàn trả lại tiền gốc sẽ được thực hiện vào ngày đáo
hạn. Ngày đáo hạn còn là cơ sở quan trọng để xác định các kỳ trả lãi. Kỳ trả
lãi được xác định mỗi năm 2 lần.

6


II. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ
1. Phát hành trực tiếp qua hệ thống kho bạc nhà nước
Trái phiếu Chính phủ phát hành qua hệ thống Kho bạc Nhà nước là trái phiếu
có kỳ hạn từ 01 năm trở lên, bao gồm các loại: trái phiếu kho bạc, trái phiếu
công trình Trung ương và trái phiếu ngoại tệ (gọi chung là trái phiếu).
Trái phiếu phát hành qua hệ thống Kho bạc Nhà nước được phát hành và thanh
toán bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ tự do chuyển đổi.\ Trái phiếu phát hành
qua hệ thống Kho bạc Nhà nước dưới hình thức chứng chỉ hoặc ghi sổ, có ghi
tên hoặc không ghi tên.
Trái phiếu phát hành bằng đồng Việt Nam có mệnh giá tối thiểu là 100.000
đồng (một trăm ngàn đồng). Các mệnh giá khác là bội số của 100.000 đồng
Lãi suất trái phiếu do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định cho từng đợt phát
hành, phù hợp với mặt bằng lãi suất chung trên thị trường và đảm bảo quyền lợi
cho các tổ chức, cá nhân mua trái phiếu
Trái phiếu phát hành có lãi suất cố định, được thanh toán lãi theo các phương
thức:

-Thanh toán lãi định kỳ;
-Thanh toán lãi một lần cùng với tiền gốc khi đến hạn;
-Thanh toán lãi ngay khi phát hành.
Đây là phương thức mà KBNN sẽ huy động lực lượng nhân sự tại chỗ của đơn
vị tổ chức tiêu thụ trái phiếu thông qua hệ thống của mình trong nước và thông
qua văn phòng đại diện ở nước ngoài
Ưu điểm:
-Lượng vốn tiêu thụ được chuyển ngay tức thời vào NSNN
-KBNN trực tiếp kiểm soát được tiến độ huy động vốn
-Trực tiếp tiêu thụ trái phiếu không phải thông qua thị trường chứng khoán hoặc
thị trường tiền tệ
7


Nhược điểm:
-Gây xáo trộn cho hoạt động quản lý quỹ nhà nước hằng ngày
-Chi phí tiêu thụ cao, tạo ra áp lực huy động vốn theo chỉ tiêu được phân bố ở
từng KBNN
-Tốc độ huy động vốn chậm, TPCP chỉ được xem là công cụ huy động vốn qua
hệ thống KBNN chứ chưa phải là hàng hóa trên thị trường
=> Đây là phương thức vay nợ chủ chốt trogn điều kiện chưa hình thành TTCK
hoặc TTCK và TT tiền tệ chưa phát triển mạnh để giải quyết áp lực phải huy
động vốn cần thiết cho SNN qua phát hành TPCP
2.

Đấu thầu TPCP qua thị trường chứng khoán

Trái phiếu đầu thầu qua thị trường giao dịch chứng khoán tập trung được phát
hành và thanh toán bằng Đồng Việt Nam.
Trái phiếu đấu thầu qua thị trường giao dịch chứng khoán tập trung được phát

hành dưới hình thức chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ; có ghi tên hoặc không ghi
tên
Trái phiếu phát hành có mệnh giá tối thiểu là 100.000 đồng (một trăm ngàn
đồng). Các mệnh giá khác là bội số của 100.000 đồng.
Việc đấu thầu trái phiếu được thực hiện theo một trong hai hình thức: Đấu thầu
cạnh tranh lãi suất, hoặc kết hợp giữa đấu thầu cạnh tranh lãi suất với đầu thầu
không cạnh tranh lãi suất.
Điều kiện tham gia đấu thầu :
-Là thành viên đấu thầu qua thị trường giao dịch chứng khoán
-Có tài khoản ký quỹ tại ngân hàng chỉ định và nộp tiền ký quỹ thoe đúng quy
định
-Có đơn đăng ký đấu thầu gửi TTGDCK theo mẫu
-Có tài khoản lưu ký chứng khoán mở tại TTGDCK hoặc thành viên lưu ký
8


Đối tượng được công nhận là thành viên đấu thầu mới được tham gia đấu thầu
Ưu điểm:
-Đây là phương thức tiêu thụ mới
-Tốc độ tập trung vốn nhanh
-TPCP góp phần đa dạng hàng hóa trên thị trường, trở thành một trong những
loại chứng khoán chủ lực thúc đẩy hoạt động của TTCK phát triển
Nhược điểm:
-Vẫn còn mới mẻ đối với nhà đầu tư ở thị trường mới mở
-Nhà nước chưa thực sự xem là TPCP
-Chưa mở rộng các đối tượng tham gia đấu thầu, chưa đa dạng kỳ hạn trái phiếu
với mức khác nhau tạo ra mức chênh lệch của TP ở những thời điểm khác nhau
nhằm kích thích hoạt động tham gia đấu thầu mua, bán TP trên TTCK
-Những quy định chuẩn mực trong hoạt động đấu thầu chưa phù hợp sẽ gây ảnh
hưởng lớn đến kết quả đấu thầu

=> TTCK đang phả đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức nhưng để phát triển
thị trường tài chính quốc gia, thực hiện quá trình hội nhập toàn bộ và sâu sắc
với thị trường tài chính quốc tế thì nhà nước phải tập trung nghiên cứu, học tập
kinh nghiệm và áp dụng các giải pháp để thúc đẩy sự phát triển của thị trường
chứng khoán quốc gia, đảm bảo thị trường chứng khoán phải là kênh quan
trọng, chủ lực trong phát hành và mua bán trái phiếu chính phủ nói riêng và
chứng phủ nói chung.
3. Phát hành trái
3.1.
Khái niệm:

phiếu dưới hình thức đại lý phát hành:

Đại lý phát hành là việc tổ chức phát hành ủy thác cho các tổ chức khác thực
hiện bán trái phiếu cho các nhà đầu tư. Tổ chức nhận làm đại lý phát hành được
huởng phí đại lý phát hành căn cứ theo khối lượng trái phiếu tiêu thụ được,
9


lượng trái phiếu tiêu thụ không hết của đợt phát hành, đại lý được quyền hòan
trả lại cho tổ chức phát hành
3.2.

Các loại trái phiếu phát hành theo phương pháp đại lý:



Trái phiếu kho bạc




Trái phiếu được chính phủ bảo lãnh



Trái phiếu chính quyền địa phương

3.3.


Quy trình đại lý phát hành trái phiếu
Lựa chọn tổ chức đại lý phát hành trái phiếu

Căn cứ kế hoạch phát hành trái phiếu, tổ chức phát hành thông báo nội dung dự
kiến của đợt phát hành trái phiếu các cho các tổ chức đại lý để đăng ký làm đại
lý phát hành. Trên cơ sở kết quả đăng ký, tổ chức phát hành lựa chọn các tổ
chức đảm bảo các điều kiện phân phối trái phiếu và có mức phí đại lý phát hành
thấp trong phạm vi mức phí phát hành theo quy định để làm đại lý phát hành
trái phiếu.


Ký hợp đồng đại lý phát hành trái phiếu

Trước ngày đầu tiên của đợt phát hành trái phiếu ít nhất là 5 ngày, tổ chức phát
hành thực hiện ký “Hợp đồng đại lý phát hành trái phiếu” (theo mẫu Phụ lục số
08) với tổ chức đại lý phát hành.


Thông báo nội dung của đợt phát hành trái phiếu


Trước ngày phát hành trái phiếu ít nhất 3 ngày, tổ chức phát hành ra “Thông
báo phát hành trái phiếu” (theo mẫu Phụ lục số 09) gửi đến các tổ chức đại lý
phát hành trái phiếu và thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.


Chuyển giao trái phiếu

- Tổ chức phát hành chuyển cho các tổ chức đại lý phát hành số lượng chứng
chỉ hoặc Giấy chứng nhận sở hữu trái phiếu tương ứng với khối lượng trái phiếu
các tổ chức đại lý phát hành nhận bán ngay sau ngày ký Hợp đồng đại lý phát
hành trái phiếu.
10


- Trong thời gian phát hành trái phiếu, các tổ chức đại lý phát hành có trách
nhiệm bảo quản các chứng chỉ và Giấy chứng nhận sở hữu trái phiếu.
- Kết thúc đợt phát hành, các tổ chức đại lý phát hành tổ chức kiểm kê các
chứng chỉ và Giấy chứng nhận sở hữu trái phiếu chưa sử dụng chuyển trả tổ
chức phát hành. Trường hợp các tổ chức đại lý phát hành làm mất hoặc thất lạc
chứng chỉ và Giấy chứng nhận sở hữu trái phiếu phải bồi thường cho tổ chức
phát hành số tiền đúng bằng số tiền gốc cộng (+) lãi các trái phiếu bị mất hoặc
thất lạc khi đến hạn thanh toán.


Chuyển tiền bán trái phiếu

- Việc chuyển tiền bán trái phiếu được thực hiện theo định kỳ 05 ngày làm việc
một lần. Vào cuối ngày làm việc thứ 5, căn cứ bảng kê bán trái phiếu (theo mẫu
Phụ lục số 10) các tổ chức đại lý phát hành chuyển toàn bộ số tiền thu bán trái
phiếu trong 5 ngày đó cho tổ chức phát hành.

- Trường hợp các tổ chức đại lý phát hành chậm chuyển tiền bán trái phiếu cho
tổ chức phát hành sẽ bị phạt chậm thanh toán. Số tiền phạt chậm thanh toán
được được xác định theo công thức sau:
P=
Trong đó: - P: Số tiền phạt chậm thanh toán
- St: Số tiền chậm thanh toán
- Ls: Lãi suất trái phiếu (%/năm)
- n: Số ngày chậm thanh toán 6
- Tiền phạt chậm thanh toán được chuyển nộp ngân sách trung ương (đối với
trái phiếu kho bạc), ngân sách địa phương (đối với trái phiếu Chính quyền địa
phương), hoặc doanh nghiệp (đối với trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh).
3.4.

Ưu, nhược điểm:

- Ưu điểm: phương thức này giảm chi phí tiêu thụ trái phiếu so với bảo lãnh
phát hành, đấu thầu qua sở giao dịch chứng khóan.
11


- Nhược điểm: Tiến độ tập trung vốn vào NSNN của phương thức này không
nhanh chóng
4. Phát hành trái
4.1.
Khái niệm:

phiếu chính phủ dưới hình thức bảo lãnh

Là việc tổ chức bảo lãnh giúp tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục trước khi
phát hành trái phiếu chính phủ ra thị trường chứng khóan, phân phối trái phiếu

cho các nhà đầu tư, nhận mua tráai phiếu để bán lại hoặc mua số trái phiếu còn
lại chưa phân phối hết trong đợt phát hành.
4.2.

Phân loại:



Bảo lãnh với cam kết chắc chắn



Bảo lãnh với cố gắng cao nhất



Bảo lãnh theo phương thức tất cả hoặc không



Bảo lãnh theo phương thức tối thiểu tối đa



Bảo lãnh theo phương thức dự phòng

4.3.

Đối tượng:


Đối tượng tham gia bảo lãnh phát hành trái phiếu là các công ty chứng khoán,
các quỹ đầu tư, các công ty tài chính, các ngân hàng và các định chế tài chính
khác được Bộ tài chính chấp thuận.
*Điều kiện:


Có tư cách pháp nhân, được thành lập hoặc hoạt động hợp pháp theo pháp
luật hiện hành của Việt Nam.



Có vốn pháp định tối thiểu là 22 tỷ đồng VN



Hoạt động kinh doanh năm liền trước năm xin công nhận thành viên xin bảo
lãnh, đại lý phát hành phải có lãi.
12




4.4.

Có khoản tiền đồng VN mở tại ngân hàng
Quy trình bảo lãnh phát hành trái phiếu

• Thông báo nội dung trái phiếu dự kiến phát hành
- Trước ngày phát hành trái phiếu ít nhất 20 ngày, tổ chức phát hành gửi
“Thông báo nội dung phát hành trái phiếu” cho các thành viên tham gia bảo

lãnh phát hành trái phiếu.
- Căn cứ thông báo của tổ chức phát hành, các thành viên tham gia bảo lãnh
phát hành thăm dò khả năng mua trái phiếu của các nhà đầu tư dưới hình thức
đăng ký mua trái phiếu.
• Đăng ký bảo lãnh và lựa chọn tổ chức bảo lãnh phát hành
- Trước ngày phát hành trái phiếu ít nhất 10 ngày, trên cơ sở kết quả đăng ký
mua trái phiếu của các nhà đầu tư, các thành viên tham gia bảo lãnh phát hành
gửi “Đăng ký bảo lãnh phát hành trái phiếu” đến tổ chức phát hành để làm căn
cứ xem xét, lựa chọn cấu trúc bảo lãnh và các tổ chức bảo lãnh phát hành.
- Cấu trúc bảo lãnh phát hành được quyết định cho từng đợt phát hành theo một
trong các hình thức sau:
+ Một hoặc một số tổ chức đồng bảo lãnh phát hành;
+ Tổ hợp bảo lãnh phát hành có một hoặc một số tổ chức đồng bảo lãnh phát
hành chính. - Các tổ chức được lựa chọn để bảo lãnh phát hành trái phiếu là các
tổ chức có tối thiểu 50% giá trị trái phiếu nhận bảo lãnh sẽ được phân phối cho
các nhà đầu tư; có mức lãi suất, phí bảo lãnh phát hành thấp hơn so với các tổ
chức đăng ký bảo lãnh khác và nằm trong phạm vi mức lãi suất trần, phí bảo
lãnh phát hành theo quy định của Bộ Tài chính. Việc lựa chọn tổ chức bảo lãnh
phát hành phải đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm đến mức thấp nhất chi phí về phát
hành trái phiếu (bao gồm cả lãi suất và phí bảo lãnh).
13


• Thoả thuận các điều kiện và ký hợp đồng bảo lãnh phát hành
- Trước ngày phát hành ít nhất 7 ngày, tổ chức phát hành tổ chức họp để thoả
thuận với các thành viên được lựa chọn bảo lãnh phát hành về các nội dung có
liên quan đến đợt phát hành trái phiếu bao gồm: lãi suất, phí bảo lãnh, khối
lượng trái phiếu nhận bảo lãnh, khối lượng trái phiếu tối thiểu phải phân phối
cho các nhà đầu tư, hình thức bán trái phiếu và các vấn đề khác có liên quan.
- Căn cứ kết quả thoả thuận với các tổ chức bảo lãnh phát hành, tổ chức phát

hành ký “Hợp đồng bảo lãnh phát hành trái phiếu” với tổ chức bảo lãnh phát
hành duy nhất, hoặc từng tổ chức đồng bảo lãnh, hoặc tổ chức bảo lãnh phát
hành chính, hoặc từng tổ chức đồng bảo lãnh phát hành chính. Các tổ chức bảo
lãnh phát hành phải cam kết thực hiện phân phối tối thiểu 50% gía trái phiếu
nhận bảo lãnh cho các nhà đầu tư trong Hợp đồng bảo lãnh phát hành trái phiếu.
• Thông báo nội dung chính thức của đợt phát hành trái phiếu Trước ngày phát
hành trái phiếu ít nhất 5 ngày, căn cứ "Hợp đồng bảo lãnh phát hành trái phiếu”,
tổ chức phát hành và tổ chức bảo lãnh phát hành phối hợp với Trung tâm giao
dịch Chứng khoán (Sở Giao dịch Chứng khoán) để ra "Thông báo phát hành trái
phiếu" (theo mẫu Phụ lục số 06) trên thị trường chứng khoán.
• Phân phối trái phiếu cho các nhà đầu tư Căn cứ Thông báo phát hành trái
phiếu và Hợp đồng bảo lãnh phát hành trái phiếu đã ký với tổ chức phát hành,
tổ chức bảo lãnh phát hành phân phối trái phiếu đã nhận bảo lãnh cho các nhà
đầu tư.
• Chuyển tiền trái phiếu nhận bảo lãnh
- Trong ngày phát hành trái phiếu, các tổ chức bảo lãnh phát hành phải chuyển
toàn bộ số tiền trái phiếu đã nhận bảo lãnh theo hợp đồng vào tài khoản của tổ
chức phát hành. - Trường hợp các tổ chức bảo lãnh phát hành chậm chuyển tiền

14


cho tổ chức phát hành sẽ bị phạt chậm thanh toán. Số tiền phạt chậm thanh toán
được xác định theo công thức sau:
P=
Trong đó: - P: Số tiền phạt chậm thanh toán
- St: Số tiền chậm thanh toán
- Ls: Lãi suất trái phiếu (%/năm)
- n: Số ngày chậm thanh toán
Trường hợp quá 5 ngày kể từ ngày phát hành, tổ chức bảo lãnh phát hành thanh

toán không đủ số tiền trái phiếu nhận bảo lãnh thì tổ chức phát hành sẽ huỷ bỏ
việc phát hành số trái phiếu chưa được thanh toán và tổ chức bảo lãnh phát
hành phải chịu phạt số tiền bằng 5% số tiền chưa thanh toán cho tổ chức phát
hành. - Tiền phạt chậm thanh toán và phạt do phải huỷ bỏ phát hành trái phiếu
được chuyển nộp ngân sách trung ương (đối với trái phiếu kho bạc và trái phiếu
công trình trung ương), ngân sách địa phương (đối với trái phiếu Chính quyền
địa phương), hoặc tổ chức phát hành (đối với trái phiếu đầu tư và trái phiếu
được Chính phủ bảo lãnh).
• Chuyển giao trái phiếu
- Trái phiếu khi mới phát hành được thực hiện theo hình thức ghi sổ. Căn cứ
vào danh sách và số tiền mua trái phiếu của các nhà đầu tư do tổ chức bảo lãnh
phát hành gửi đến, tổ chức phát hành chuyển Giấy chứng nhận sở hữu trái phiếu
(theo mẫu Phụ lục số 07) đến các tổ chức bảo lãnh phát hành. Theo yêu cầu của
nhà đầu tư, tổ chức bảo lãnh phát hành chuyển danh sách và Giấy chứng nhận
sở hữu trái phiếu cho tổ chức lưu ký (các công ty chứng khoán thành viên và
ngân hàng thương mại được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cấp giấy phép hoạt
động lưu ký) để tái lưu ký tại Trung tâm Giao dịch chứng khoán (Sở Giao dịch
chứng khoán). Tóm lại, việc áp dụng bảo lãnh phát hành để phát hành trái phiếu
chính phủ (lọai có rủi ro thấp nhất) trong điều kiện thị trường chứng khóan mới
15


đi vào họat động, đang gặp nhiều khó khăn sẽ làm ảnh huởng xấu đến kết quả
đấu thầu trái phiếu chính phủ trên thị trường chứng khoán.
4.5.

Ưu, nhược điểm:

- Ưu điểm: Phương thúc này có tiến độ huy động vốn nhanh hơn phuơng thức
bán lẻ qua KBNN và đại lý phát hành, khối lượng trái phiếu phát hành được

đảm bảo tiêu thụ từ phía nhà bảo lãnh. Ngòai ra , phương thức này còn là đảm
bảo chắc chắn luợng trái phiếu chính phủ phát hành tiêu thụ hết,kết quả huy
động vốn vay thường cao hơn phuơng thức đại lý phát hành.
- Nhược điểm: Chi phí bảo lãnh phát hành trái phiếu cao. Không nên áp dụng
thường xuyên, liên tục để tránh gây bất ổn cho thị trường tiền tệ. Phuơng thúc
này chỉ nên áp dụng cho các chứng khóan có rủi ro cao.
III.
QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA
1. Thị trường trái phiếu chính phủ
1.1.
Khái niệm

TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ

Thị trường trái phiếu chính phủ là một bộ phận của thị trường tài chính, đây
chính là nơi diễn ra các hoạt động mua bán tài sản tài chính. TPCP Là một
chứng khoán nợ do chính phủ phát hành, TPCP là một trong những công cụ nợ
của Chính phủ vì vậy thì trường TPCP được coi là thị trường nợ. Trên thực tế
với sự đa dạng TPCP về kì hạn, lãi suất, tPCP không những tham gia vào thị
trường tiền tệ mà còn vào thị trường vốn.
TPCP có kì hạn trung hạn và dài hạn nếu đáp ứng đủ các điều kiện kĩ thuật theo
quy định của TTGDCK thì được niêm yết trên thị trường chứng khoán.Với sự
góp mặt của TPCP, trái phiếu được chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền
địa phương đã góp phần đã góp phần làm đa dạng hóa trên thị trường tài chính .
Bên cạnh đó việc mở rộng và tự do hóa thịt rường vốn trong nước là cơ hội tốt
16


cho các nhà đầu tư thực hện giao dịch CP trên thị trường. Thông qua các hoạt
động giao dịch này góp phần khai thông các luồng vốn trong nền kinh tế, nâng

cao vị thế thị trường TPCP trong thị trường tài chính.
1.2.

Các thành phần tham gia thị trường trái phiếu chính phủ

1.2.1. Các chủ thể phát hành
Chủ thể phát hành trái phiếu là một tổ chức đứng ra huy động vốn bằng cách
phát hành trái phiếu cho các nhà đầu tư thoogn qua việc mua trái phiếu. Đối với
TPCP, Chính Phủ và các chính quyền địa phương là chủ thể phát hành trái
phiếu lớn nhất trên thị trường. Điều này là dễ hiểu vì CP không phải lúc nào
cũng có đủ NSNN để bù đắp thiếu hụt hay chi cho đầu tư phát triển. Hầu hết
chính phủ của các quốc gia trên thế giới đều huy động các khoản tiền nhàn rỗi
thông qua phát hành TPCP huy động vốn trên thị trường trong nước và quốc tế
để đàu tư cho các mục tiêu kinh tế xã hội.
1.2.2. Các tổ chức trung gian
Khác với các thị trường phổ thông, thị trương TPCP muốn hoạt động được
ngoài việc tham gia của chủ thể phát hành và nhà đầu tư thì luôn luôn tồn tại
chủ thể thứ ba là các tổ chức trung gian.
Tổ chức trung gian là người đứng ra kết nối các hoạt động mua, bán, trao đổi
giữa chủ thể phát hành và nhà đầu tư, giữa các nhà đầu tư với nhau. Các tổ chức
trung gian trên thị trường TPCP bao gồm:
-

Thứ nhất, tổ chức bảo lãnh , đại lí phát hành:

Tổ chức bảo lãnh, đại lí phát hành trong trường hợp phát hành TPCP theo
phương thức bảo lãnh phát hành hoặc đai lí phát hành là các công ty chứng
khoán, quỹ đầu tư, công ty tài chính, ngân hàng.
Hoạt động bảo lãnh phát hành về cơ bản gồm có các hoạt động sau:
17



+ Nghiên cứu và tư vấn cho các tổ chức phát hành chứng khoán cách thức phát
hành, cơ cấu phát hành và định giá chứng khoán.
+ Chuẩn bị và hoàn tất các thủ tục pháp lý cần thiết cho đợt phát hành.
+ Thoả thuận, hợp tác với các nhà bảo lãnh phát hành khác và các công ty
chứng khoán, thực hiện công tác tiếp thị, phân phối chào bán chứng khoán.
+Quản lý, phân phối và thanh toán chứng khoán.
+ Thực hiện các công việc hỗ trợ cho thị trường và các dịch vụ sau khi phát
hành.
-

Thứ hai, tổ chức đánh giá hệ sổ tín nhiệm

Là tổ chức chuyên về đánh giá mức độ “Tín nhiệm” của các tổ chức phát hành
và xếp hạng chúng theo năng lực thanh toán tiền lãi và vốn vay theo kỳ hạn đã
cam kết của nhà phát hành trái phiếu. Tại nhiều nước đã hình thành những tổ
chức chuyên môn phân tích và đánh giá hệ số tín nhiệm đối với nhà phát hành.
Hai công ty lâu đời và nổi tiếng trong lĩnh vực này là hai công ty của Mỹ: Công
ty Moody và công ty Standard và Poors, các công ty này đưa ra ký hiệu trong
việc xếp hạng trái phiếu theo mức độ rủi ro và cách xếp hạng này được sử dụng
phổ biến ở các nước. Mức độ “tín nhiệm” của các công ty thường được xếp theo
các chữ cái A, B, a, b dưới đây là cách xếp hạng của hai công ty nói trên: AAA
thể hiện chất lượng cao nhất đó là việc chắc chắn hoàn trảđược tiền lãi và tiền
gốc cho các nhà đầu tư chứng khoán; với mức AA thì năng lực thanh toán tiền
gốc và lãi có phần kém hơn so với AAA; tiếp theo là các hạng A, B, BB, B, ccc,
CC, C… và thấp nhất là D (thể hiện có nguy cơ vỡ nợ). Ngoài ra người ta còn
sử dụng thêm các dấu (+) và (-) để thể hiện mức độ đánh giá chính xác hơn.
Hệ số tín nhiệm sẽ cung cấp những thông tin cần thiết cho nhà đầu tư về tình
trạng của người phát hành để lựa chọn khi đầu tư vào trái phiếu một cách thích

hợp. Hệ số tín nhiệm góp phần làm giảm bớt chi phí sử dụng vốn cho người
phát hành, khi một nhà phát hành cố định mức tín nhiệm cao thì việc phát hành
18


trái phiếu sẽ thuận lợi, dễ dàng, giảm được chi phí huy động vốn và họ có thể
phát hành trái phiếu ở mức lãi suất thấp hơn lãi suất các loại hình tín dụng khác
nhưng vẫn thu hút được các nhà đầu tư. Định mức tín nhiệm nâng cao trách
nhiệm của người phát hành đối với nhà đầu tư vì việc đánh giá định mức túi
nhiệm liên quan đến chữ “Tín” của người phát hành, điều đó thúc đẩy người
phát hành thực hiện tốt hơn cam kết đối với nhàđầu tư trong việc đảm bảo thanh
toán tiền lãi và tiền vốn vay.
-

Thứ ba, đại lý phân phổi chứng khoán

Để phân phối chứng khoán đến các nhà đầu tư được thuận tiện, tổ chức phát
hành thường thuê một hoặc một nhóm công ty đứng ra làm đại lý phân phối
chứng khoán. Công ty này thường có mạng lưới, chi nhánh rộng, tạo điều kiện
để người có nhu cầu đầu tư dễ dàng có được các thông tin cần thiết trước khi
đưa ra các quyết định đầu tư của mình. Kết thúc đợt phát hành, tổ chức phát
hành sẽ thanh toán chi phí cho tổ chức đứng ra nhận làm đại lý phân phối trái
phiếu dựa trên khối lượng và giá trị đợt phát hành.
-

Thứ tư, tổ chức môi giới chứng khoán

Là tổ chức có chức năng tư vấn, giúp đỡ các nhà đầu tư trong việc ra quyết định
đầu tư và thực hiện các quyết định đầu tư đó. Tổ chức môi giới chứng khoán
cũng có thể đưa ra các lời khuyên về hoạt động nghiệp vụ đối với các công ty

chứng khoán và các tổ chức tài chính.
-

Thứ năm, hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán

Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán là tổ chức của các công ty chứng
khoán và một số thành viên khác hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán, mục
đích là bảo vệ lợi ích cho các công ty thành viên nói riêng và cho toàn ngành
chứng khoán nói chung. Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán thường là
một tổ chức tự điều hành.

19


1.2.3. Sở giao dịch chứng khoán
Sở giao dịch chứng khoán là trung tâm giao dịch có tổ chức để giao dịch các
chứng khoán được niêm yết Sở giao dịch thực hiện vận hành thị trường thông
qua bộ máy tổ chức bao gồm nhiều bộ phận khác nhau phục vụ các hoạt động
trên thị trường sở giao dịch. Ngoài ra, Sở giao dịch cũng ban hành những quy
định điều chỉnh các hoạt động giao dịch chứng khoán ở Sở, phù hợp với các
quy định luật pháp về chứng khoán và giao dịch chứng khoán.
1.2.4. Tổ chức lưu ký và thanh toán bù trừ
Là tổ chức nhận lưu giữ, bảo quản các chứng khoán của khách hàng và tiến
hành các nghiệp vụ thanh toán bù trừ cho các giao dịch chứng khoán.
1.2.5. Chủ thể đầu tư
Chủ thể đầu tư chính là những người tham gia mua các loại chứng khoán nợ do
Chính phủ phát hành. Nếu phân loại theo quy mô, tổ chức của các chủ thểđầu tư
thì phân chia thành các nhàđầu tư cá nhân và các nhàđầu tư có tổ chức. Thông
thường, các nhàđầu tư cá nhân là các hộ gia đình, những người dân có khoản
tiền nhàn rỗi, thay vì gửi tiết kiệm vào ngân hàng họ quyết định đầu tư dưới

hình thức mua TPCP. Còn các nhà đầu tư có tổ chức là các công ty kinh doanh
chứng khoán, tổ chức tài chính, họ là những tổ chức có quy mô, chuyên hoạt
động kinh doanh trong lĩnh vực mua, bán chứng khoán và sử dụng các nguồn
vốn kinh doanh của mình để đầu tư vào TPCP, vì đây là lĩnh vực đầu tư khá an
toàn, lãi suất TPCP thường ổn định, ít có những biến động lớn và người phát
hành đảm bảo được khả năng thanh toán cao và hệ số tín nhiệm của chủ thể
phát hành rất cao.
1.3.

Các bộ phận của trái phiếu chính phủ
20


Thị trường TPCP là một bộ phận của thị trường tài chính, là nơi diễn ra các hoạt
động mua bán tài sản tài chính. Thị trường TPCP là một bộ phận không thể tách
rời thị trường chứng khoán; thông qua thị trường TPCP, Chính phủ và các
doanh nghiệp sẽ thu hút và khơi thông được các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân
cư để tập trung đầu tư cho các mục tiêu dài hạn đã được hoạch định. Theo cơ
chế hoạt động, thị trường TPCP cũng bao gồm có thị trường sơ cấp và thị
trường thứ cấp.
1.3.1. Thị trường sơ cấp
Là thị trường để thực hiện việc phát hành mới các loại TPCP, khác với thị
trường thứ cấp là nơi mua, bán các loại TP đã phát hành trước đó. Như vậy, thị
trường sơ cấp là nơi cung cấp vốn, thông qua hoạt động của thị trường này
những luồng tiền nhàn rỗi trong dân chúng và các tổ chức kinh tế - xã hội có thể
được chuyển thành vốn đầu tư dài hạn cho người phát hành chứng khoán; thị
trường này có đặc điểm là hoạt động không liên tục và chỉ hoạt động khi có đợt
phát hành TPCP mới. TPCP thường được phát hành theo các phương thức sau:



Phương thức bảo lãnh phát hành trái phiếu

Bảo lãnh phát hành là việc tổ chức bảo lãnh giúp tổ chức phát hành thực hiện
các thủ tục trước khi phát hành trái phiếu ra thị trường chứng khoán, phân phối
trái phiếu cho các nhà đầu tư, nhận mua trái phiếu để bán lại hoặc mua số trái
phiếu còn lại chưa phân phối hết. Hoạt động bảo lãnh phát hành TP thường do
các công ty chứng khoán, các quỹ đầu tư, công ty tài chính, các ngân hàng và
các định chế tài chính khác được Bộ tài chính cho phép đứng ra đảm nhiệm.
Căn cứ vào kết quả đăng ký mua trái phiếu của các nhà đầu tư các thành viên
tham gia bảo lãnh phát hành gửi bản đăng ký bảo lãnh phát hành trái phiếu đến
tổ chức phát hành để làm căn cứ xem xét, lựa chọn cấu trúc bảo lãnh và các tổ
chức bảo lãnh phát hành.
21


Cấu trúc bảo lãnh phát hành được quyết định cho từng đợt phát hành theo một
trong hai hình thức sau: Một hoặc một số tổ chức đồng bảo lãnh phát hành hoặc
tổ hợp bảo lãnh phát hành có một hoặc một số tổ chức đồng bảo lãnh phát hành
chính đứng ra chủ trì đợt phát hành trái phiếu. Các tổ hợp bảo lãnh mua trái
phiếu với một mức giá xác định và bán trái phiếu với mức giá cao hơn để thu
lợi nhuận, trong trường hợp này sẽ không có phí dịch vụ bảo lãnh. Các quốc gia
có thị trường chứng khoán phát triển thường phổ biến các hình thức bảo lãnh
sau: Bảo lãnh với cam kết chắc chắn; bảo lãnh theo phương thức cố gắng cao
nhất; bảo lãnh theo phương thức bán tất cả hoặc không; bảo lãnh theo phương
thức tối thiểu-tối đa.
Phương thức bảo lãnh phát hành có ưu thế là huy động được khối lượng vốn lớn
trong khoảng thời gian ngắn; song tính cạnh tranh không cao và các nhà bảo
lãnh dễ nhận biết được chủ trương khi Chính phủ sử dụng công cụ TPCP để
điều chỉnh cung, cầu vốn đầu tư; do đó, để thị trường thứ cấp hoạt động tốt các
nhà bảo lãnh cần có cam kết hỗ trợ sau khi phát hành thông qua việc mua và

bán các loại TPCP.


Phương thức đấu thầu trái phiếu

Đấu thầu TPCP là việc bán TPCP cho các tổ chức, cá nhân tham gia đấu thầu,
đáp ứng đủ các yêu cầu của Chính phủ và có mức lãi suất đặt thầu thấp nhất.
Đấu thầu TPCP thường do Bộ Tài chính trực tiếp tổ chứcđấu thầu hoặc uỷ
quyền cho NHNN tổ chức đấu thầu. TPCP đấu thầu được giao dịch trên thị
trường chứng khoán, có hai hình thức đấu thầu: Đấu thầu canh tranh lãi suất và
kết hợp giữa đấu thầu canh tranh lãi suất với đấu thầu không canh tranh lãi suất,
nghĩa là người đặt thầu không đưa ra mức lãi suất mà lãi suất trái phiếu hình
thành thông qua đấu thầu canh tranh đồng thời là lãi suất trúng thầu chung cho
cảđấu thầu không canh tranh, ởđây người đặt thầu không canh tranh sẽđược ưu
tiên trúng thầu.
22


Việc xác định khối lượng và lãi suất trúng thầu căn cứ vào khối lượng và lãi
suất đặt thầu của các thành viên, khối lượng trái phiếu cần huy động và lãi suất
chỉđạo (nếu có). Khối lượng trúng thầu được chọn từ mức lãi suất đặt thầu thấp
nhất đến mức lãi suất chỉđạo (nếu có). Tại mức lãi suất đặt thầu mà khối lượng
đặt thầu vượt quá khối lượng vốn cần huy động thì khối lượng trúng thầu được
phân chia cho mỗi phiếu đặt thầu theo tỷ lệ thuận giữa khối lượng vốn cần huy
động còn lại và khối lượng đặt thầu của từng phiếu tại mức lãi suất đó.
Nếu đấu thầu theo kiểu của Hà Lan, thì lãi suất trúng thầu cao nhất sẽ là lãi suất
trúng thầu áp dụng chung cho mọi đối tượng trúng thầu. Phương pháp này cóưu
điểm là giá trúng thầu ngang bằng với giá thị trường, song có hạn chế là giá
trúng thầu có thể thấp vì người trúng thầu chỉ trả tiền ở mức trúng thầu thấp
nhất chứ không phải giá thầu mà họđãđưa ra.

Nếu đấu thầu theo kiểu Mỹ các thành viên trúng thầu sẽ mua trái phiếu có lãi
suất đúng bằng lãi suất họđãđặt thầu; như vậy, theo phương thức này thì một
đợt phát hành có nhiều mức giá khác nhau, dẫn đến có các mức lợi tức hoàn
vốn khác nhau. Phương pháp này cho phép xác định được mức giá trung bình
cao hơn kiểu đấu thầu theo phương pháp Hà Lan, song nó có hạn chế là dễ dẫn
đến sự phân chia thị trường.


Phương thức đại lý phát hành trái phiếu

Đại lý phát hành trái phiếu là việc Chính phủ (tổ chức phát hành)ủy thác cho
một hoặc một số tổ chức bán trái phiếu. Trường hợp, nếu không bán hết số
lượng trái phiếu mà Chính phủ dựđịnh phát hành thì tổ chức làm đại lý trả lại
cho tổ chức phát hành, không có trách nhiệm phải mua hết số trái phiếu còn lại.
Các nhàđại lý phát hành là các công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại,
ngân hàng đầu tư, Kho bạc Nhà nước được coi như một đại lýđặc biệt của
Chính phủ trong việc phát hành trái phiếu. Trái phiếu có thể bán với hình thức
ngang mệnh giá hoặc không ngang mệnh giá; nếu thời điểm phát hành và thanh
23


toán của mỗi đợt làđồng nhất thìđược phép niêm yết, giao dịch tại thị trường
chứng khoán. Tổ chức đại lýđược nhà phát hành trả cho một khoản phí trên số
trái phiếu đã bán. Điểm khác biệt chủ yếu giữa phương thức đại lý phát hành và
bảo lãnh phát hành chính là ở khả năng phân phối trái phiếu ra công chúng.
Trên thị trường sơ cấp cần có những nhà kinh doanh trái phiếu (ngân hàng
thương mại, công ty chứng khoán có uy tín) họđảm nhiệm việc bao tiêu khối
lượng trái phiếu phát hành và bán trái phiếu lại cho các nhàđầu tư, đồng thời họ
cũng đóng vai trò là những nhà tạo lập thị trường.
1.3.2. Thị trường thứ cấp

Đây là nơi giao dịch các loại TPCP đã được phát hành trên thị trường sơ cấp.
Hoạt động của thị trường thứ cấp tạo ra khả năng dễ dàng, thuận tiện chuyển
đổi TP thành tiền. Trên thị trường này diễn ra việc mua bán TPCP giữa các
nhàđầu tư, tiền thu được từ việc bán TP không thuộc về nhà phát hành mà thuộc
về nhàđầu tư bán TP nhường lại quyền sở hữu TP cho các nhà đầu tư khác.Thị
trường sơ cấp và thị trường thứ cấp có mối quan hệ tương tác gắn bó chặt chẽ
với nhau; nếu không có thị trường sơ cấp thì không có hàng hóa để lưu thông
trên thị trường thứ cấp. Nhưng nếu không có thị trường thứ cấp thì thị trường sơ
cấp cũng khó có thể phát triển và hoạt động có hiệu quả. Vì vậy, mặc dù sự hoạt
động của thị trường thứ cấp không làm tăng thêm vốn đầu tư cho nền kinh tế
song sự tồn tại và hoạt động nhịp nhàng của thị trường thứ cấp làm cho thị
trường sơ cấp hoạt động có hiệu quả và phát triển. Thị trường thứ cấp bao gồm
thị trường tập trung và thị trường phi tập trung.
1.3.2.1. Thị trường chứng khoán tập trung (Sở giao dịch chứng khoán)
Thị trường chứng khoán tập trung hay thị trường chứng khoán có tổ chức là một
trung tâm mua bán chứng khoán được tổ chức một cách chặt chẽ vàđược gọi là
Sở giao dịch chứng khoán. Phương thức giao dịch tại Sở giao dịch là phương
24


thức đấu giá, trong đỏ có các lệnh mua, lệnh bán được khớp với nhau trên cơ
sởđó hình thành giá cả của từng chứng khoán; để có đủ đỉều kiện được giao
dịch tại thị trường chứng khoán tập trung thì trái phiếu phải niêm yết trên Sở
giao dịch chứng khoán. Trái phiếu niêm yết và giao dịch tại Sở GDCK phải
đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật là các trái phiếu của một đợt phát hành phải có
cùng ngày đáo hạn, việc mua bán trái phiếu được thực hiện tập trung tại Sở
GDCK theo hình thức đấu giá. Trái phiếu Chính phủ có thể được giao dịch trên
thị truờng tập trung, thị trường phi tập trung (OTC); việc niêm yết và giao dịch
qua Sở GDCK chỉ có ý nghĩa cung cấp thông tin về giá cả cho công chúng đầu
tư và làm cơ sở cho mọi giao dịch kỳ hạn.

1.3.2.2.

Thị trường chứng khoán phi tập trung hay thị trường trao tay (Over
The Counter market - OTC)

Là thị trường không có trung tâm giao dịch, việc giao dịch chứng khoán được
các công ty chứng khoán thực hiện qua mạng lưới điện thoại, điện tín. Việc
mua, bán trên thị trường OTC được thực hiện thông qua thương lượng, mặc cả
giữa bên mua và bên bán; đặc điểm của thị trường này là không có sàn giao
dịch, do vậy các nhà mua, bán chứng khoán bị ngăn cách nhau về không gian và
trong nhiều trường hợp họ không liên lạc kịp thời với nhau. Ở đây có hai cách
thức định giá chứng khoán: Đối với những thị trường OTC mà kỹ thuật tự động
còn chưa được ứng dụng thì các chứng khoán được bán buôn với các mức giá
khác nhau, ở nhiều địa điểm khác nhau, mức giá này trên thực tế là mức giá
thỏa thuận, thương lượng chứ không phải được hình thành trên cơ sở đấu giá.
Trong khi đó, ở thị trường OTC, nơi mà hệ thống yết giá tựđộng được sử dụng
thịnh hành (Anh; Mỹ) thì các nhà mua, bán chứng khoán được liên kết với nhau
trong toàn quốc bằng màn hình điện tò, thông tin giá cả được thực hiện liên tục
tại trụ sở; chính vì vậy, khách hàng luôn có được thông tin về giá thị trường một
25


×