KẾ HOẠCH KINH DOANH
THỰC PHẨM SẠCH
THEO TIÊU CHUẨN VIETGAP
(bản dùng cho nội bộ, không dùng cho nhà đầu tư)
Thùy Linh
4/19/17
Quản trị kinh doanh Nông Nghiệp
MỤC LỤC
THÔNG TIN VỀ DOANH NGHIỆP ............................................................................... 2
TUYÊN BỐ SỨ MỆNH .................................................................................................. 2
TÓM LƯỢC .................................................................................................................... 2
I – NGUỒN LỰC CỦA DOANH NGHIỆP ..................................................................... 3
II – SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ ...................................................................................... 3
III - BẢNG PHÂN TÍCH LỢI ÍCH SẢN PHẨM ............................................................. 6
IV – PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG ................................................................................... 6
V – KẾ HOẠCH MARKETING VÀ BÁN HÀNG ........................................................ 11
VI – VẬN HÀNH .......................................................................................................... 15
VII – CHI PHÍ, KẾ TOÁN VÀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH ............................................... 17
1
THÔNG TIN VỀ DOANH NGHIỆP
Tên doanh nghiệp: Chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch Thùy Linh
Đăng kí kinh doanh: Chuẩn bị khai trương vào tháng 12/2017.
Loại hình kinh doanh: Phân phối các sản phẩm thực phẩm sạch theo tiêu chuẩn VIETGAP.
TUYÊN BỐ SỨ MỆNH
Chuỗi cửa hàng Thực phẩm sạch Thùy Linh cung cấp các loại thực phẩm sạch
theo tiêu chuẩn VIETGAP: Rau hữu cơ, rau an toàn, thịt tươi, trái cây, sữa và các chế
phẩm làm từ sữa. Sứ mệnh của Thùy Linh là đi đầu tạo nên xu hướng tiêu dùng thực
phẩm mới trong các gia đình tại Việt Nam, khi vấn nạn thực phẩm bẩn đang là nỗi lo lắng
cho các thế hệ tương lai và người Việt đang có thu nhập cao hơn, do đó cần quan tâm
nhiều hơn đến chất lượng thực phẩm mua tại các chợ truyền thống hàng ngày.
TÓM LƯỢC
Bản kế hoạch kinh doanh này được dùng trong nội bộ của doanh nghiệp để cấp quản
lí và nhân viên có thể nắm được quá trình và định hướng hoạt động của công ty.
Bản kế hoạch gồm 6 phần:
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
Nguồn lực của doanh nghiệp
Sản phẩm và dịch vụ
Bảng phân tích lợi ích sản phẩm
Phân tích thị trường
Kế hoạch Marketing và bán hàng
Sản xuất và Vận hành
Chi phí kế toán, tài chính
2
I – NGUỒN LỰC CỦA DOANH NGHIỆP
1. Quy mô công ty: Doanh nghiệp vừa và nhỏ SME, dưới 50 nhân sự
Đứng đầu là chị Nguyễn Thùy Linh, một doanh nhân trẻ đã có bằng Thạc sĩ Quản trị
kinh doanh tại trường Đại học Kinh tế quốc dân, với ước mơ kinh doanh thực phẩm
sạch cho mọi người đã khởi nghiệp với công ty mang tên của chính mình.
Công ty có quy mô dưới 50 nhân sự, chủ yếu là nguồn nhân lực trẻ có cùng đam mê
và hoài bão xây dựng một mạng lưới cung cấp thực phẩm an toàn cho sức khỏe, có
khả năng thích ứng cao với môi trường mới, đầy tính thử thách và sáng tạo.
Các phòng ban: Bộ phận Phụ trách cung ứng đầu vào (hợp tác với các hộ gia đình và
hợp tác xã), Bộ phận Marketing, Bộ phận Bán hàng và sau bán hàng, Bộ phận Vận
hành, Bộ phận Nhân sự và Bộ phận Tài chính – Kế toán.
2. Vốn kinh doanh ban đầu: 200 triệu
3. Lĩnh vực kinh doanh: Phân phối thực phẩm sạch theo tiêu chuẩn VIETGAP
4. Địa bàn: Hà Nội
Chủ yếu tập trung tại các quận nội thành, nơi có mật độ dân cư cao, người dân có mức
thu nhập tương đối cao so với các tỉnh thành phố khác, do đó sự quan tâm đến chất
lượng của thực phẩm cũng sẽ cao hơn.
5. Quy mô ban đầu: Một cửa hàng khai trương tại Quận Hoàn Kiếm vào cuối năm
2017, tiến tới các cửa hàng tiếp theo vào năm 2018 và thâm nhập sâu vào thị trường
Hà Nội trong những năm tiếp theo.
6. Trụ sở công ty: Hoàn Kiếm, Hà Nội.
II – SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ
1. Phân tích mô tả
DANH MỤC SẢN PHẨM
Tên mặt hàng
Rau hữu cơ
Đặc điểm
Rau hữu cơ thường có hình thức không
“ngon mắt” bằng rau có sử dụng các loại
phân hoá học.
Dòng sản phẩm cụ thể
Rau ăn lá: rau ngót, rau dền,
rau muống, rau lang, ...
3
Màu sắc: xanh lá mạ; lá dày hơn; cây thân
mập, rễ nhiều, cân đối; rau có độ chắc, nặng
và dẻo dai hơn do cây hấp thu các chất dinh
dưỡng cân đối và hợp lý.
Chủng loại rau hữu cơ có thể hạn chế hơn
vì rau phải trồng theo mùa vụ, theo thổ
nhưỡng từng vùng miền, và phải trồng luân
chuyển các loại rau khác nhau trên cùng
một thửa ruộng để hạn chế sâu bệnh nên
việc gia tăng các chủng loại rau cần nhiều
thời gian.
Bảo quản : Rau hữu cơ trồng tự nhiên nên
lâu héo và dễ bảo quản.Có thể để bên ngoài
nhiệt độ phòng vài ngày. Khi rau héo phun
nước vào sẽ tươi trở lại trạng thái ban đầu.
Mùi vị: Rau canh tác hữu cơ có mùi vị đậm
đà, giòn và ngọt tự nhiên của từng loại rau.
Khi còn tươi rau có màu xanh lá mạ nhưng
khi nấu rau giữ được màu xanh ngon mắt
do cấu trúc lá có nhiều diệp lục hơn rau
thông thường khác.
Rau ăn quả: bầu, bí, mướp,
cà tím, dưa leo, …
Rau ăn rễ: ngó sen…
Rau ăn củ: của cải, củ
dền…
Rau ăn thân: bạc hà, rau
chuối, măng tây…
Rau ăn hoa: hoa chuối, hoa
thiên lí…
Rau thơm: rau răm, húng
láng, rau ngổ, tía tô, diếp
cá..
Rau an toàn là loại rau không có thuốc bảo
vệ thực vật, không có ký sinh trùng, vi
trùng, kim loại nặng hay phân ure sau khi
thu hoạch. Quy trình trồng rau sạch đảm
bảo nghiêm ngặt các về các sử dụng thuốc
và phân bón và thời gian tiến hành.
Rau an toàn
Rau an toàn thường có màu nhạt hơn. Cành,
bẹ hay số lá của rau an toàn sẽ ít hơn, lá sẽ
to hơn.
Đặc biệt, rau an toàn không sử dụng thuốc
trừ sâu trong thời gian chuẩn bị thu hoạch
nên rau sẽ có hiện tượng sâu ăn lá, có những
lỗ nhỏ trên lá
4
Thịt tươi (thịt tươi sống, thịt tươi ngon) là
tên gọi chỉ chung cho các loại thịt được sử
dụng khi vừa qua giết mổ, thông dụng đó là
Thịt tươi (thịt
các loại thịt gia súc (thịt đỏ) và thịt gia cầm
đỏ và thịt
(thịt trắng). Thịt tươi là nguyên liệu cho
trắng)
và
món thịt tái.
trứng
Trứng tươi là nguyên liệu để chế biến các
món ăn khác.
Trái cây
Trái cây tươi trên cây, không kinh doanh
các mặt hàng đã sấy khô hoặc qua chế biến.
Sữa và các
Sữa là sản phẩm dùng ngay hoặc là nguyên
chế phẩm từ
liệu chế biến các sản phẩm khác.
sữa
Một số loại thịt phổ biến vẫn
thường được sử dụng để chế
biến các món ăn thường ngày:
Thịt bò
Thịt heo
Thịt gà
Thịt cừu…
Trứng
Trứng gà
Trứng vịt
Trứng chim cút
Xoài, cam, dứa, mận, ổi, mít, đu
đủ, …
Danh mục sữa và chế phẩm từ sữa
bao gồm:
Sữa tươi thanh trùng
Sữa tiệt trùng
Sữa cô đặc
Whole milk (sữa nguyên
kem
Low fat milk (sữa ít béo)
Skim milk (sữa gầy)
Evaporated milk (sữa cô
đặc)
Condensed milk (sữa đặc
có đường)
Các chế phẩm làm từ sữa:
Heavy Cream: Chứa 36 –
40% chất béo, giữ được
form khi đánh bông.
Whipping Cream: thường
được gọi là kem tươi, chứa
30% chất béo.
Light Cream: Chứa 18 –
30% béo.
Half and Half Cream: là
hỗn hợp giữa sữa nguyên
kem và kem tươi, chứa 10 –
18% chất béo.
Sữa chua.
5
Chu kì sống của sản phẩm: Sản phẩm hầu hết là các sản phẩm tươi sống, bảo quản từ
3 – 5 ngày đối với thịt và rau, 10 – 15 ngày đối với trái cây và các chế phẩm từ sữa. Cung ứng
hàng theo lịch trong tuần.
2. Phân tích ứng dụng
Sản phẩm được dùng ngay hoặc là nguyên liệu chế biến cho các thực phẩm khác.
Đầu vào: Các hộ gia đình, trang trại hoặc hợp tác xã sẽ cung cấp các sản phẩm dưới
sự kiểm định tiêu chuẩn VIETGAP. Các hộ gia đình, trang trại sẽ được đặt hàng để sản xuất
với kế hoạch dự trù sẵn của công ty, hoặc các đơn vị cung cấp thực phẩm sỉ sẽ giới thiệu chào
hàng tới công ty để công ty thực hiện các khâu xác minh chất lượng sản phẩm.
Đầu ra: Người mua là người tiêu dùng cuối cùng hoặc các đơn vị phân phối lớn như
siêu thị, hoặc đơn vị dịch vụ ăn uống như nhà hàng, khách sạn, quán ăn.
Sản phẩm thuộc loại mua liên tục hàng ngày, tiêu dùng hàng ngày. Bảo quản sản phẩm
hầu hết ở nhiệt độ thấp, bảo quản lạnh.
III - BẢNG PHÂN TÍCH LỢI ÍCH SẢN PHẨM
Mức độ quan trọng
Quan
trọng
Hình thức
Hiệu suất
Giá cả
Tươi sống
Chứng
minh
nguồn gốc
Độ bền
Khả năng
thích ứng
Tương
đối
Không
quan
trọng
Phân hạng trên thị trường
Dẫn đầu
x
Tốt
Trung
bình
Kém
Không
phân
hạng
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
IV – PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG
1. Phân đoạn thị trường
1.1. Quy mô và sự tăng trưởng (thị phần, mức tăng trưởng)
Cửa hàng thực phẩm sạch Thùy Linh nhắm tới ba đoạn thị trường chính:
6
Dân cư có mức thu nhập khá (tổng thu nhập của hộ gia đình sau thuế từ 15 triệu
đồng/tháng trở lên)
Với chất lượng cao sản phẩm đạt tiêu chuẩn VIETGAP và được kiểm tra kĩ lưỡng,
giá chắc chắn sẽ không thể rẻ hơn thực phẩm bán ngoài chợ. Do đó cần hướng đến
đối tượng quan tâm tới chất lượng sản phẩm và dịch vụ mang lại hơn là giá thành.
Nhóm dân cư trên là phù hợp đề nhắm tới.
Siêu thị
Đây là khu vực tập trung phần lớn các loại nông sản từ các nguồn khác nhau để
người tiêu dùng chọn lựa. Đưa hàng vào siêu thị cũng là một bài toán khó bởi siêu
thị luôn yêu cầu giá rẻ và mức độ cạnh tranh cực kì khốc liệt.
Nhà hàng, quán ăn
Chủ yếu là các nhà hàng, quán ăn cao cấp, nơi đề cao vấn đề chất lượng của món
ăn cung cấp cho thực khách. Cũng tương tự để phục vụ cho nhóm dân cư có thu
nhập khá ở trên.
1.2.
Phân tích người mua điển hình
Người mua là người tiêu dùng cuối cùng (gia đình)
o Giới tính: Thường là phụ nữ
o Độ tuổi: Sắp hoặc đã lập gia đình, từ 25-60 tuổi
o Trình độ hiểu biết: Có học thức cao hoặc người cập nhật các nguồn thông
tin đúng đắn và có đủ năng lực phân tích thông tin một cách chính xác
o Nghề nghiệp: Là nhân viên văn phòng hoặc làm nghề tự do
o Thu nhập: Từ 8 triệu/tháng trở lên
o Vùng miền: Hà Nội.
Người mua là người tiêu dùng cuối cùng (tổ chức)
o Người ra quyết định mua: Bộ phận nhân sự hoặc chấm cơm trong tổ chức
o Đặc điểm hành vi: Quan tâm nhiều đến chất lượng, giá thành có thể cao hơn
chợ truyền thống
o Tiêu chí phục vụ: Tiện lợi, giao hàng nhanh và đúng thời gian, chất lượng
luôn duy trì đảm bảo
Người mua là đơn vị phân phối tiếp cho người tiêu dùng cuối (siêu thị)
o Người ra quyết định mua: Bộ phận mua ngoài
o Đặc điểm hành vi: Sẵn sàng hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam phát triển
các thương hiệu thực phẩm sạch, đảm bảo chất lượng
o Tiêu chí: Chất lượng tốt, nhưng giá phải rẻ, phải đủ sức cạnh tranh với các
nhãn hàng khác, liên tục có các chương trình khuyến mại, tăng nhận thức,
quảng cáo…
7
o Các siêu thi có quy mô vừa và lớn như Fivimart, BigC, Metro, Intimex…
Người mua là đơn vị chế biến cho người tiêu dùng cuối (nhà hàng, quán ăn)
o Người ra quyết định mua: Bộ phận quản lí nguồn cung ứng
o Đặc điểm hành vi: Quan tâm nhiều hơn tới chất lượng sản phẩm, phục vụ
đối tượng người tiêu dùng có mức thu nhập tương xứng
o Tiêu chí phục vụ: Tiện lợi, giao hàng nhanh và đúng thời gian, chất lượng
luôn duy trì đảm bảo
o Các nhà hàng, quán ăn có mức giá món ăn trung bình với bữa trưa từ 80100 ngàn đồng, bữa tối từ 100-150 ngàn đồng/người.
1.3.
Độ hấp dẫn của thị trường (mô hình 5 lực lượng cạnh tranh)
Để đánh giá độ hấp dẫn của một thị trường, cần phải đánh giá về mức độ cạnh tranh
trên thị trường đó. Độ hấp dẫn của một đoạn thị trường tỷ lệ nghịch với mức độ cạnh tranh
trên đoạn thị trường đó.
Rào cản gia nhập thị trường
Thị trường thực phẩm sạch đã phát triển hơn 10 năm nay nhưng chỉ 3 năm trở lại
đây mới được người tiêu dùng thực sự quan tâm. Nhiều người trẻ và cả những
doanh nghiệp lớn bắt đầu đầu tư vào. Đây là thị trường tiềm năng và bền vững, và
là sự tất yếu khi xã hội phát triển, thu nhập của người dân tốt hơn thì quan tâm hơn
đến chất lượng thực phẩm.
Trong 5-10 năm tới xu hướng phát triển của ngành này vẫn đi lên và là cơ hội cho
người trẻ khởi nghiệp bởi nguồn lực đầu tư vào thị trường này rất ít.
Trong 10 năm tiếp theo, thực phẩm sạch có thể tiếp tục phát triển mạnh mẽ hoàn
thiện được cả về thực phẩm sạch và dịch vụ. Hiện nay chỉ một số cửa hàng đã kiểm
soát được sản phẩm còn phần lớn cửa hàng mới làm được tính chất đi lọc hàng,
nhưng 10 năm nữa sản phẩm sẽ được kiểm soát hết trước khi bán.
Về dịch vụ, người tiêu dùng càng đòi hỏi cao, giai đoạn đầu khách hàng chỉ đòi hỏi
sản phẩm tốt, và 2 năm trở lại đây họ yêu cầu dịch vụ tốt về bao gói, giao hàng
đúng hẹn, bảo quản tốt.
Đe doạ của các sản phẩm thay thế
Điều này là rất cao bởi hiện nay, tuy nhận thức của người tiêu dùng đã thay đổi,
nhưng vẫn còn một bộ phận đa số quen với cách thức đi chợ truyền thống bởi sự
tiện lợi và giá rẻ. Nên việc cửa hàng không có hàng để cung ứng trong ngày hôm
8
nay, người tiêu dùng sẽ dễ dàng để mua các thực phẩm tương tự tại chợ truyền
thống, như vậy càng khó tiếp cận trong những lần tới hơn.
Quyền thương lượng của nhà cung ứng
Cửa hàng thực phẩm sạch là đơn vị phân phối trung gian, do đó phụ thuộc rất nhiều
vào các đơn vị cung ứng nguồn đầu vào. Các nhà cung cấp có thể xem như một đe
dọa khi họ có thể thúc ép nâng giá đối hoặc phải giảm yêu cầu chất lượng đầu vào
mà họ cung cấp cho công ty, do đó làm giảm khả năng sinh lợi của công ty. Ngược
lại nếu nhà cung cấp yếu, điều này lại cho công ty một cơ hội thúc ép giảm giá và
yêu cầu chất lượng cao. Như đối với người mua, khả năng của nhà cung cấp yêu
cầu với công ty tùy thuộc vào quyền lực tương đối giữa họ và công ty. Các nhà
cung cấp có quyền lực nhất khi:
Sản phẩm mà nhà cung cấp bán ít có khả năng thay thế và quan trọng đối với công
ty.
Trong ngành của công ty không phải là một khách hàng quan trọng với các nhà
cung cấp. Tình huống như vậy khiến sức khỏe của nhà cung cấp không phụ thuộc
vào ngành của của công ty, và các nhà cung cấp ít có động cơ giảm giá hay nâng
cao chất lượng.
Các sản phẩm tương ứng của các nhà cung cấp được làm khác biệt đến mức có thể
gây ra tốn kém cho công ty khi chuyển đổi từ nhà cung cấp này sang nhà cung cấp
khác. Trong những trường hợp đó, công ty phụ thuộc vào các nhà cung cấp của nó
và không thể kích họ cạnh tranh lẫn nhau.
Nhà cung cấp có thể sử dụng đe dọa hội nhập xuôi chiều về phía ngành và cạnh
tranh trực tiếp với công ty.
Các công ty mua không thể sử dụng đe dọa hội nhập ngược về phía các nhà cung
cấp để tự đáp ứng nhu cầu của mình như là một công cụ gây giảm giá.
Quyền thương lượng của khách hàng
Bởi đặc tính mới thâm nhập và chưa tạo nên một thói quen tiêu dùng khác nên cửa
hàng thực phẩm sạch sẽ chịu áp lực rất lớn để đáp ứng yêu cầu của những khách
hàng khó tính.
Những người mua có thể được xem như một đe dọa cạnh tranh khi họ ở vị thế yêu
cầu giá thấp hơn hoặc khi họ yêu cầu dịch vụ tốt hơn (mà có thể dẫn đến tăng chi
phí hoạt động). Ngược lại, khi người mua yếu, công ty có thể tăng giá và có được
9
lợi nhuận cao hơn. Người mua có thể ra yêu cầu với công ty hay không tùy thuộc
vào quyền lực tương đối của họ với công ty. Người mua có quyền lực nhất trong
các trường hợp sau:
Khi ngành cung cấp được tạo bởi nhiều công ty nhỏ và người mua là một số ít và
lớn. Trường hợp này cho phép người mua lấn át các công ty cung cấp.
Khi người mua thực hiện mua sắm khối lượng lớn. Trong trường hợp đó người mua
có thể sử dụng quyền lực mua sắm như một đòn bẩy thương lượng để giảm giá.
Khi ngành cung cấp phụ thuộc vào người mua, vì một tỷ lệ % lớn tổng số các đơn
hàng là của họ.
Khi người mua có thể chuyển đổi giữa các công ty cung cấp với chi phí thấp, do
đó nó kích thích các công ty chống lại nhau để dẫn đến giảm giá.
Khi đặc tính kinh tế của người mua là mua sắm từ một vài công ty cùng lúc.
Khi người mua có thể sử dụng đe dọa với các nguồn cung cấp khi họ có khả năng
hội nhập dọc, họ sử dụng khả năng này như một công cụ dẫn đến giảm giá.
Đối thủ cạnh tranh nội ngành
Đối thủ cạnh tranh trong ngành thực phẩm sạch này, tương lai có thể gia tăng nhưng
ở thời điểm hiện tại thì độ cạnh tranh là khá dễ thở do chưa có nhiều thương hiệu
có danh tiếng xuất hiện. Đây sẽ là một xu thế tiêu dùng tất yếu của tương lai, và
đây vẫn là giai đoạn thị trường chuyển từ nhập cuộc sang tăng trưởng nên độ hấp
dẫn đang rất cao.
2. Lựa chọn thị trường mục tiêu
Có 5 phương án lựa chọn thị trường mục tiêu như sau:
• Phương án 1: Tập trung vào một đoạn thị trường thuận lợi nhất để kinh doanh một
loại sản phẩm thuận lợi nhất. Phương án này thường được chọn khi công ty mới bước
vào thị trường, chưa đủ kinh nghiệm và vốn liếng, nhân lực, uy tín, tiếng tăm.
• Phương án 2: Chuyên môn hoá theo khả năng. Công ty chọn một số đoạn thị trường
phù hợp với khả năng cuả công ty để kinh doanh.
10
• Phương án 3: Chuyên môn hoá theo thị trường. Công ty chọn một thị trường nào đó
và cung cấp các sản phẩm của mình. Nói cách khác, công ty cung cấp tất cả các sản
phẩm cho một thị trường được lựa chọn phù hợp.
• Phương án 4: Chuyên môn hoá theo sản phẩm. Công ty chọn một sản phẩm thuận lợi
và cung cấp cho tất cả các đoạn thị trường.
•
Phương án 5: Bao phủ toàn bộ thị trường với tất cả các loại sản phẩm khác nhau.
Với nguồn lực và mục tiêu của công ty, việc lựa chọn phương án 1 là tối ưu, bởi công
ty đang lập kế hoạch để gia nhập thị trường, danh tiếng và quy mô mới đang ở bước
đầu xây dựng, vì thế tập trung vào một hay một vài đoạn thị trường là hợp lí.
Do vậy, đoạn thị trường sẽ được Thùy Linh chọn ở giai đoạn này là Dân cư có
mức thu nhập khá trở lên và Các nhà hàng, quán ăn trung lưu, bởi hai đoạn thị
trường có những điểm khá tương đồng và công ty có khả năng đáp ứng.
V – KẾ HOẠCH MARKETING VÀ BÁN HÀNG
Với thị trường mục tiêu lựa chọn như trên, chiến lược Markeing được áp dụng sẽ là
chiến lược Marketing tập trung nhằm vào một đoạn thị trường nào đó phù hợp với khả năng
cuả mình. Đây là chiến lược phù hợp với các công ty mới tham gia thị trường, khả năng tài
chính, công nghệ, nhân lực còn hạn chế. Theo chiến lược này, công ty có thể tập trung được
tiềm lực vào đoạn thị trường được chọn, tức là thực hiện chuyên môn hoá cao độ. Do vậy,
công ty nâng cao được chất lượng, hạ giá bán, đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường. Tuy nhiên,
nhược điểm của chiến lược này là độ rủi ro lớn nếu có biến động về nhu cầu thị trường.
Chiến lược Marketing tập trung với 4P
1. Nghiên cứu thị trường - Product
Sau khi có các phân tích và nhận định về thị trường của riêng doanh nghiệp như trên,
doanh nghiệp sẽ đi nghiên cứu thị trường cụ thể để quyết định xem sẽ bán cái gì và bán như
thế nào.
Sau khi nghiên cứu, có thể rút ra một số những tiêu chí sau:
1.1.
Về sản phẩm
Dân cư sẽ tiêu dùng chủ yếu khoảng 200 danh mục thực phẩm gồm thịt, rau, trứng,
sữa như trên. Ví dụ như rau sẽ là các sản phẩm tiêu dùng quen thuộc như rau muống, rau
11
ngót, bắp cải, mồng tơi, rau thơm; trứng gà, trứng vịt; xoài, chuối, cam, dưa; sữa tươi, sữa
chua, sữa đặc…
1.2.
Về dịch vụ
Nhắm tới đối tượng dân công sở hoặc người làm nghề tự do là những người sẽ rất
bận, cho nên cửa hàng áp dụng một hình thức mua sắm thực phẩm mới là giao hàng tại
nhà bảo quản tủ lạnh. Điều này sẽ là một lợi thế cạnh tranh mới mà các doanh nghiệp ít
sử dụng tới hoặc thường sẽ nhận giao hàng với đơn hàng lớn (từ 200.000 đồng trở lên –
tại các siêu thị). Ở đây cửa hàn sẽ giao hàng với cả những đơn hàng nhỏ (thấp nhất là 30
ngàn đồng) và đem lại sự tiện lợi cho người tiêu dùng.
2. Xây dựng biểu giá - Price
Việc xây dựng biểu giá nằm cụ thể ở danh mục sản phẩm nhập về.
Giá thành trung bình sẽ cao hơn giá ngoài chợ từ 3-5%.
3. Phân phối - Place
Sắp tới, cửa hàng đầu tiên sẽ mở tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, là nơi phân phối chính các
sản phẩm thực phẩm sạch theo tiêu chuẩn.
Cửa hàng phân phối sẽ có đầy đủ hệ thống bảo quản, giữ lạnh trong thời gian 20 ngày,
được dán nhãn mác đầy đủ và phòng chống sinh vật gây hại.
Kho chứa của cửa hàng phân phối cũng sẽ đảm bảo có thể lưu hàng tồn và tích trữ hàng
mới phục vụ cho kinh doanh ngày hôm sau.
4. Xúc tiến – Promotion
Để tiếp cận đến người tiêu dùng, điều đầu tiên sẽ phải khiến người tiêu dùng biết đến tên
gọi, nhận diện của sản phẩm. Điều này sẽ do xúc tiến Marketing đóng vai trò quan trọng.
Với một ngân sách dành cho Marketing không lớn, sẽ không thể quảng bá mạnh mẽ trên
các phương tiện thông tin đại chúng nên chủ yếu Marketing sẽ tự làm bằng nguồn lực của bản
thân.
Thời gian
Trước
trương
tháng
khai
ba
Đầu mục
Thiết kế hình ảnh
nhận diện của
công ty
Kênh sử
dụng
Chi tiết
Thuê ngoài các bên
agency thiết kế hoặc
tuyển dụng Designer
thiết kế bộ nhận diện của
Đo lường
hiệu quả
Bộ
nhận
diện dễ nhìn,
dễ thu hút,
tạo ấn tượng
12
công ty, bao gồm logo,
hình ảnh chủ đạo, màu
sắc, … tạo nên một thể
thống nhất và sẽ trở
thành nhận diện chính
thức của cửa hàng tới với
thị trường
Xây dựng website
và làm nội dung
cho website
Trước
trương
tháng
khai
một
Khai trương
Thuê ngoài đơn vị code
web để tạo nên một
website, nơi cung cấp tất
cả mọi thông tin về sản
phẩm và cũng là nơi đặt
hàng của khách trong
tương lai.
Truyền
thông
nhận diện tới
khách hàng bằng
độ phủ
Trade
Marketing
tại điểm
bán
Lập fanpage trên
Facebook
Online
Marketing
Chuẩn bị tổ chức
khai trương
Tuyển dụng nhân sự
quản lí website, bắt đầu
xây dựng tuyến bài nội
dung cho website và làm
giàu tài nguyên trên từng
mục của website
Cửa hàng đã gắn biển dễ
dàng nhận biết, có các
poster dán tại những vị
trí dễ thấy về chương
trình khai trương cửa
hàng.
Xây dựng nội dung trên
fanpage, bắt đầu có
những content về ngày
khai trương, các chương
trình khuyến mại, chuẩn
bị chạy quảng cáo trên
Facebook để nhắm đến
các đối tượng khách
hàng tiềm năng
- Chuẩn bị sân khấu, loa
đài, kịch bản ngày khai
trương
- Thuê MC
với người
xem từ lần
đầu để lần
thứ hai họ
nhìn thoáng
qua là nhận
diện được
thương hiệu
Website
phải bố cục
rõ ràng, hình
ảnh thống
nhất với bộ
nhận diện,
đặc biệt phải
thân thiện cả
trên bản máy
tính hay điện
thoại.
Doanh thu
những ngày
đầu ra mắt
13
- Tính toán các chương
trình khuyến mại trong
ngày đầu ra mắt
- Làm nội dung đều đặn
trên website và fanpage
Thời gian tiếp
theo
Xây dựng nội
dung làm thương
hiệu và quảng cáo
Offline
Marketing
Đội ngũ nhân viên bán
hàng và chăm sóc khách
hàng ngay tại cửa hàng
Luôn có poster khi có sản
phẩm mới hoặc chương
trình khuyến mại mới
Online
Marketing
Cập nhật nội dung
website lịch sản phẩm
hàng ngày, danh mục sản
phẩm sẵn có, nội dung
cẩm nang hướng dẫn tiêu
dùng
KPI
từng
giai đoạn
Bán hàng qua Fanpage
Facebook bằng lịch chạy
các post hàng ngày.
Viết bài trên website
chuẩn SEO để hiện top
trên công cụ tìm kiếm
Google, dựa vào các bài
cẩm nang hướng dẫn tiêu
dùng.
Quảng bá tới các
đơn vị nhà hàng,
quán ăn
Nhận phản hồi và
xử lí phản hồi
Qua email,
điện thoại,
gặp mặt
trực tiếp
Qua phàn
nàn trực
Chạy Google Adwords
với ngân sách cân nhắc
để đẩy từ khóa “thực
phẩm sạch” lên.
Chào bán các sản phẩm
sạch theo tiêu chuẩn mà
công ty cung cấp
Số
lượng
đơn hàng
Liên tục nhận phản hồi
để nâng cao chất lượng
14
tiếp
với
nhân viên,
qua
các
kênh
Marketing
hệ thống
dịch vụ, tổ chức khảo sát
về độ hài lòng của khách
hàng hàng tháng hoặc
hàng quý để có các điều
chỉnh phù hợp
Báo cáo Marketing hàng tuần/tháng/quý
VI – VẬN HÀNH
1. Khâu quản lí cung ứng đầu vào
1.1. Liên kết với các hộ gia đình, trang trại
Để có được nguồn thực phẩm sạch, tươi ngon, nếu như chỉ thu mua sau khi hết
vụ thì doanh nghiệp sẽ không kiểm soát được chất lượng từ đầu và rủi ro trong quyền
thương lượng của nhà cung cấp sẽ rất lớn.
Cần liên kết và hợp tác luôn với các hộ gia đình và trang trại để xây dựng lòng
tin bạn hàng, giảm thiểu rủi ro chất lượng và dự báo trước được nguồn hàng để có kế
hoạch triển khai bán hàng hợp lí.
Nếu có các đơn hàng chào hàng thì bộ phận quản lí cung ứng sẽ xem xét sau và
có các biện pháp kiểm tra nguồn trước khi cho nhập về hệ thống.
1.2.
Kiểm định chất lượng
Đây là một khâu rất quan trọng trong việc đảm bảo giữ chân khách hàng và uy
tín thương hiệu. Với việc liên kết từ đầu với nguồn sản xuất chính, việc kiểm định chất
lượng sẽ dễ dàng hơn.
Với các đơn chào hàng, cần xác minh rõ nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa và
kiểm tra các chứng từ có phải giả mạo hay không.
2. Khâu bảo quản hàng nhập
Với hàng thực phẩm tươi sống thì đây là một khâu vô cùng quan trọng để đảm bảo
chất lượng vẫn còn nguyên như lúc kiểm định tới tay người tiêu dùng.
Kho bảo quản hàng có sức chứa lớn với hệ thống làm lạnh luôn chạy hết công suất,
bảo đảm giữ hàng nguyên vẹn tới 20 ngày
15
Đóng gói và dán nhãn sản phẩm theo đúng tiêu chuẩn và thông tin để người tiêu dùng
nhận biết. Với những sản phẩm có lưu ý đặc biệt, cần nêu rõ lưu ý trong ghi chú trên vỏ
ngoài của sản phẩm, không dặn dò khách hàng bằng lời.
3. Khâu xúc tiến bán hàng
Xúc tiến bán hàng trong các công việc của Marketing và xử lí đơn hàng.
Bán hàng cho người tiêu dùng cuối cùng cần tạo lòng tin để họ tin tưởng và bỏ qua
vấn đề về giá thành để được hưởng những sản phẩm và dịch vụ có chất lượng tốt nhất.
Bán hàng qua các kênh chủ yếu là bày bán tại điểm bán và bán hàng qua Facebook.
Hàng ngày nhân viên phải cập nhật các hình ảnh về sản phẩm có sẵn trong ngày, tình hình
còn hàng/hết hàng, giá cả, tư vấn khi khách hàng đặt câu hỏi hoặc gọi tư vấn khi khách
hàng để lại số điện thoại. Nhận đơn hàng và chuyển lại cho bộ phận chuẩn bị hàng và giao
hàng. Bất cứ hoạt động và chương trình mới đều phải cập nhật ngay tại điểm bán và trên
Website, Fanpage. Luôn giữ kết nối với khách hàng để có lượng khách hàng ổn định.
Với khách hàng là tổ chức, nhà hàng, quán ăn, bộ phận bán hàng sẽ đi đối ngoại, chào
hàng và đưa ra các mức chính sách chiết khấu hợp lí. Kí hợp đồng và cam kết đúng hợp
đồng, đảm bảo giao hàng tươi ngon và đúng hẹn.
4. Khâu dịch vụ giao hàng và chăm sóc sau giao hàng
Sau khi nhận đơn hàng từ bộ phận bán hàng, bộ phận chuản bị hàng và giao hàng sẽ
thực hiện các công tác đóng gói và chuẩn bị sắn sàng để giao hàng. Hàng giao đi phải đảm
bảo nguyên nhãn mác khi đến tay người tiêu dùng, xác nhận và nhận thanh toán từ người
tiêu dùng.
Khuyến khích người tiêu dùng phản hồi để nâng cao chất lượng dịch vụ.
5. Khâu kiểm kê và dự báo số lượng, xử lí hàng quá date
Kinh doanh lĩnh vực nào cũng có những hàng tồn kho, và với thực phẩm điều này càng
cần phải có các biện pháp dự trù hợp lí. Kho bảo quản đồ mới nhập và đồ cận date phải
tách thành hai khu riêng, có nhãn mác về thời gian và đẩy bán bằng các chương trình
khuyến mãi cuối ngày.
Hàng hóa thối hỏng phải xử lí tiêu hủy, không để lâu ảnh hưởng tới chất lượng các loại
thực phẩm khác.
16
VII – CHI PHÍ, KẾ TOÁN VÀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Luôn có bộ phận kế toán theo dõi thu chi hàng tháng để đảm bảo hệ thống không xảy
ra các phát sinh đáng tiếc về tài chính.
Doanh thu dự kiến cho cửa hàng mới ra mắt đặt mục tiêu 5-7 triệu/ngày, có từ 30-50
khách hàng quen mỗi ngày sau 3 tháng khai trương.
17