Tải bản đầy đủ (.docx) (45 trang)

khảo sát tình hình mắc bệnh tiêu chảy lợn con theo mẹ và so sánh một số phác đồ điều trị tại Trại chăn nuôi lợn Sông Phan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 45 trang )

KHÓA LUẬN
TỐT NGHIỆP

TÊN ĐỀ TÀI:

Khảo sát tình hình tiêu mắc bệnh chảy lợn con từ sơ sinh đến cai sữa
và so sánh một số phác đồ điều trị tại Trại lợn Sông Phan 1, thôn An Vinh, xã
Sông Phan, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận

SVTH :Nguyễn Xuân Tưởng
LỚP : THÚ Y 46B
GVHD: TS. Lê Văn Phước


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn đến
toàn thể các thầy cô giáo Trường Đại học Nông Lâm Huế đã truyền đạt cho tôi
những kiến thức quý báu và bổ ích trong suốt những năm học vừa qua.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo, TS. Lê Văn Phước đã tận tình
hướng dẫn và chỉ bảo trong suốt quá trình thực tập để tôi hoàn thành khoá luận
tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới anh Trần Tuấn Long giám đốc cùng toàn thể cô,
gì, chú, bác, anh, chị, em, trong Trại chăn nuôi lợn Sông Phan 1, thôn An Vinh,
xã Sông Phan, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè đã tạo điều
kiện, giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập cũng như trong thời
gian thực tập tốt nghiệp
Huế, ngày 20 tháng 4 năm 2017
Sinh viên
Nguyễn Xuân Tưởng



Danh mục các cụm từ viết tắt
+NN và PTNT : Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn.
+ ETEC: Enterotoxinogenic.
+ Cl. Perfringen: Clostridium perfringen.
+ E. Coli: Escherichea coli.
+ HCl: Acid clohydric.
+ LCPT: Lợn con phân trắng.
+ TGE: Viêm dạ dày ruột truyền nhiễm.
+ Hly: Yếu tố dung huyết.
+ Colv: Yếu tố cạnh tranh.
+ GAR: virus rotaviruses.
+ PCV2: Circovirus
+ cs: Cộng sự
+ MMA: Metritis Mastitis Agalactiae
+


MỤC LỤC



CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Từ lâu nền nông nghiệp luôn chiếm vai trò chủ đạo đối với nền kinh tế
nước ta. Ngành chăn nuôi phát triển mạnh mẽ, chiếm vai trò vô cùng quan trọng
trong sản xuất nông nghiệp, trong đó chăn nuôi lợn chiếm tỷ trọng lớn nhất.
Trong chiến lược phát triển ngành chăn nuôi thì đến năm 2020 thì chăn nuôi
chiếm 42% ngành nông nghiệp, trong đó chăn nuôi lợn đóng vai trò chủ đạo và
đạt số lượng 35 triệu con (Theo bộ NN và PTNN)[49].

Đặc biệt trong những năm trở lại đây ngành chăn nuôi lợn phát triển vô
cùng mạnh mẽ, vì thế việc nâng cao chất lượng đàn lợn là vô cùng cần thiết.
Trong đó, vấn đề quan trọng ảnh hưởng lớn đến sự phát triển đàn lợn đó chính
là dịch bệnh, nó làm giảm năng suất và chất lượng đàn lợn gây thiệt hại lớn về
kinh tế.
Một trong những bệnh gây thiệt hại lớn về kinh tế cho các cơ sở chăn nuôi
lợn là bệnh tiêu chảy ở lợn con giai đoạn theo mẹ. Bệnh sảy ra trong các trại
chăn nuôi lợn ở khắc mọi nơi, đặc biệt trong các trại chăn nuôi tập trung, có mật
độ tập trung cao. Ở nước ta tỉ lệ lợn con mắc bệnh tới 70 – 80%, có nơi lên tới
100% và tỉ lệ chết thường ở mức 18 – 20% (Theo tác giả Đào Trọng Đạt và
cộng sự 1979 được trích dẫn bởi tác giả Trịnh Quang Tuyên và cộng sự năm
2004) [35].
Xuất phát từ vấn đề trên và được sự cho phép của khoa Chăn Nuôi Thú Y,
Trường đại học Nông Lâm Huế, dưới sự hướng dẫn của tiến sĩ Lê Văn Phước
cùng với sự chấp nhận và tạo điều kiện của lãnh đạo công ty cổ phần Chăn
Nuôi CP Việt Nam chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: ”Khảo sát tình hình
tiêu mắc bệnh chảy lợn con từ sơ sinh đến cai sữa và so sánh một số phác đồ
điều trị tại Trại lợn Sông Phan 1, thôn An Vinh, xã Sông Phan, huyện Hàm
Tân, tỉnh Bình Thuận”.

6


1.2 Mục đích của đề tài
Tìm hiểu quy trình chăn nuôi vệ sinh phòng bệnh tại trại lợn Sông Phan 1,
thôn An Vinh, xã Sông Phan, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận.
Tìm hiểu tình hình tiêu chảy lợn con theo mẹ và đưa ra một số phác đồ điều
trị tại Trại lợn Sông Phan 1, thôn An Vinh, xã Sông Phan, huyện Hàm Tân, tỉnh
Bình Thuận.
1.3 Yêu cầu của đề tài

Khảo sát tình hình tiêu chảy trên lợn con theo mẹ giai đoạn từ sơ sinh đến
lúc cai sữa.
Theo dõi triệu chứng lâm sàng về tiêu chảy ở lợn con.
Thử phát đồ điều trị lợn con tiêu chảy.
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Vài nét về tình hình nghiên cứu bệnh tiêu chảy lợn con trong và ngoài
nước
2.1.1 Một số nghiên cứu trên thế giới
Trên thế giới đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về bệnh tiêu chảy lợn
con theo mẹ.
Theo Moxley (1999) cho rằng nhiễm khuẩn đường ruột là một trong những
bệnh phổ biến nhất và quan trọng về kinh tế ảnh hưởng đến lợn sản xuất trên
toàn thế giới. Dấu hiệu lâm sàng của các bệnh nhiễm trùng bao gồm tiêu chảy,
tốc độ tăng trưởng giảm, giảm cân, và chết. Các yếu tố gây bệnh phổ biến nhất
bao gồm Escherichia coli, Clostridium perfringens, Lawsonia intracellularis,
Salmonella enterica, và Brachyspira (Serpulina) spp [36].
Theo Purvis G.M và cộng sự (1985) thức ăn không phù hơp chính là
nguyên nhân tiêu chảy lợn con [37].
Năm 1992, Fairbrother J.M và cộng sự cho biết độc tố Enterotoxin do
E.coli sinh ra Enterotoxinogenic Echerichia coli (ETEC) gây ỉa chảy trầm trọng
cho lợn con từ 1 đến 4 ngày tuổi [38].
Theo Mouwen (1972) đã kết luận niêm mạc của lợn con có sự biến đổi lớn
trong trường hợp lợn con bị tiêu chảy do Rotavirus [39].
Năm 1993, Akita và cộng sự đã nghiên cứu sản xuất kháng thể đặc hiệu
qua lòng đỏ trứng gà dùng trong phòng và chữa bệnh cho lợn con [40].
7


Theo Sokol và cs (1981) cho rằng vi khuẩn E.coli cộng sinh có mặt thường trực
trong đường ruột của người và động vật, trong quá trình sống vi khuẩn có khả

năng tiếp nhận các yếu tố gây bệnh như: yếu tố bám dính (K88, K99), yếu tố
dung huyết (Hly), yếu tố cạnh tranh (Colv), yếu tố kháng kháng sinh (R) và các
độc tố đường ruột. Các yếu tố gây bệnh này không được di truyền qua DNA của
chromosome mà được di truyền qua DNA nằm ngoài chromosome gọi là
plasmid. Những yếu tố gây bệnh này đã giúp cho vi khuẩn E.coli bám dính vào
nhung mao ruột non, xâm nhập vào thành ruột, phát triển với số lượng lớn. Sau
đó vi khuẩn thực hiện quá trình gây bệnh của mình bằng cách sản sinh độc tố,
gây triệu chứng ỉa chảy, phá huỷ tế bào niêm mạc ruột [41].
Theo Janke B. H (1988) kết luận rằng Rotavirus gây bệnh đường ruột
nghiệm trọng đặc trưng bởi tiêu chảy mạnh dẩn đến mất nước, mất điện giải và
tử vong [42].
Theo Smith và cs (1976) [39] thông báo có 2 loại độc tố là thành phần
chính của Enterotoxin được tìm thấy ở các vi khuẩn gây bệnh. Sự khác biệt của
2 độc tố này là độc tố chịu nhiệt (Heat Stabletoxin – ST) chịu được nhiệt lớn
hơn 1000 C trong 15 phút, còn độc tố không chịu nhiệt (Heat labiletoxin – LH)
bị vô hoạt ở nhiệt độ 600C trong 15 phút [43].
Năm 2013 tác giả J. Zhao và cộng sự cho biết kể từ tháng 10 năm 2010,
dịch lâm sàng của bệnh tiêu chảy ở lợn con bú sữa đã xuất hiện trở lại trong các
khu vực chăn nuôi lợn sản xuất của Trung Quốc, gây ra sự gia tăng cấp tính
trong tỷ lệ mắc và tử vong ở lợn con. Bốn virus, virus gây tiêu chảy thành dịch
( PEDV ), virus viêm dạ dày ruột truyền nhiễm (TGEV), nhóm virus rotaviruses
A (GAR), và virus Circovirus 2 (PCV2), là những tác nhân gây bệnh chính của
bệnh đường ruột ở heo con [44].
2.1.2 Những nghiên cứu về bệnh ở Việt Nam
Năm 1993, Lê Văn Tạo và cộng sự đã nghiên cứu các yếu tố gây bệnh của
các chủng E.coli gây bệnh, chọn chủng E.coli để chế tạo vaccine chết dưới dạng
cho uống. Vaccine dùng cho lợn con sau đẻ 2 giờ, uống với liều 1ml/con, uống
liên tục trong 3 -5 ngày. Kết quả làm giảm tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy lợn con từ
30- 35% so với đối chứng [1].
Năm 1997 Nguyễn Như Thanh cho rằng bệnh xảy ra quanh năm ở những

nơi tập trung nhiều gia súc, bệnh thường phát triển mạnh từ mùa đông sang mùa
hè (tháng 11 đến tháng 5) đặc biệt khi thời tiết khí hậu thay đổi đột ngột (từ oi
bức chuyển sang mưa rào, từ khô ẩm chuyển sang rét). Tỷ lệ mắc bệnh tới 50%
8


và tỷ lệ chết tới 30- 45% [2].
Theo Nguyễn Như Thanh và cộng sự (2001) thì bệnh tiêu chảy lợn con là
một hội chứng hay nói cách khác là một trạng thái lâm sàng rất đa dạng, đặc biệt
là dạng viêm dạ dày ruột, tiêu chảy và gầy sút nhanh. Tác nhân gây bệnh chủ
yếu là E.coli, ngoài ra có sự tham gia của Samonella và vai trò thứ yếu là
Proteus, Streptococus [3].
Năm 2001 Lý Thị Liên Khai đã phân lập và xác định độc tố ruột của các
chủng E.coli gây bệnh tiêu chảy cho lợn con. Tác giả cho rằng các chủng K88
sinh độc tố ruột LT và ST; K99 và 987P sinh độc tố ruột ST trở nên rất độc khi
sức đề kháng của vật chủ giảm, gây tiêu chảy cho lợn con đang bú mẹ, phổ biến
từ 1 đến 2 tuần tuổi [4].
Theo Đỗ Ngọc Thúy và Cù Hữu Phúc (2002), các chủng Enterotoxinogenic
Escherichia coli (ETEC) gây bệnh cho lợn con ở các tỉnh miền Bắc Việt Nam
thuộc về 5 tôt hợp các yếu tố gây bệnh và 5 nhóm serotype kháng nguyên
O(O149: K91, O8: G7, O8, O101, 064). Trong đó chủng O149:K91 mang các
yếu tố gây bệnh F4/Sta/STb/LT là chủng phổ biến nhất gây bệnh tiêu chảy ở lợn
con trước cai sữa [5].
Năm 2002 Trần Thị Hạnh và Đặng Xuân Bình đã công bố lợn con theo mẹ
đều phân lập được E.coli và Cl.perfringens ở hầu hết các cơ quan phủ tạng, trong
đó có sự góp mặt của E.coli luôn chiếm tỷ lệ cao và rất phổ biến, vi khuẩn yếm khí
Cl.perfringens chỉ được phát hiện ở gan, và ruột non với tỷ lệ khá cao. Khi sử dụng
các sinh phẩm E.coli sữa, Cl.perfringens-toxoit trong quy phòng bệnh tiêu chảy
cho lợn con, kết quả thu được bước đầu cho thấy tác dụng và hiệu quả khá rõ rệt:
đã giảm được số lợn con bị măc bệnh (28,12 %so với 55,5%), số ngày điều trị cho

mỗi lợn bệnh cũng rút ngắn từ 3 ngày xuống cong 1,8 ngày và khống chế được tỷ
lệ lợn con chết do bị tiêu chảy (7,4% so với đối chứng). Ngoài ra, các sinh phẩm
còn cho thấy hiệu quả kinh tế khi khối lượng bình quân lúc cai sữa của lợn con
được nâng lên 0,46 kg/con và 1,37 kg/con so với đối chứng [6].
Theo Đoàn Thị Kim Dung (2003) dùng Apramycin phối hợp với Bioseptin
có tác dụng tốt nhất đối với bệnh tiêu chảy ở lợn con (dùng riêng khỏi 80%,
dùng phối hợp khỏi 98%). Bên cạnh đó các phác đồ điều trị đều không thể thiếu
được việc bổ sung các chất điện giải cho lợn bệnh vì nó nâng hiệu quả điều trị
rút ngắn thời gian điều trị [7].
Tống Vũ Thắng và cs 2008, đã nghiên cứu mối quan hệ giữa ô nhiễm nấm
mốc, E. coli, Salmonella, Clostridium perfringens trong thức ăn hỗn hợp và tỷ lệ
lợn bị tiêu chảy trong mùa khô, mùa mưa tại 6 cơ sở chăn nuôi lợn sinh sản ở
9


thành phố Hồ Chí Minh [8].
Năm 2005, Trịnh Quang Tuyên qua nghiên cứu cho rằng tỷ lệ nhiễm vi
khuẩn môi sinh trong các trại chăn nuôi tập trung cao và có liên quan đến tình
hình dịch bệnh của đàn lợn. Trong đó E.coli có tỷ lệ nhiễm từ 28,5% đến 44,1%,
Staphylococcusspp từ 29,8% đến 38,9%, Streptococcus spp từ 24,3% đến 41,3%,
giảm xuống khi cơ sở chăn nuôi được cải tạo chuồng trại và nguồn nước cấp [9].
Năm 2005, Hồ Soái và cộng sự đã nghiên cứu nguyên nhân chủ yếu gây
tiêu chảy ở lợn con. Tác giả nhận thấy hầu hết các chủng vi khuẩn phân lập được
từ mẫu bệnh phẩm máu và phân của lợn con mắc bệnh tiêu chảy và chết đều có
khả năng sản sinh ra độc tố và có độc lực cao. Điều này cho phép khẳng định về
vai trò của vi khuẩn E. coli và Salmonella là nguyên nhân quan trọng trong hội
chứng tiêu chảy ở lợn con. Bên cạnh đó tác giả cho rằng bệnh tiêu chảy đã gây
ra hiện tượng mất nước, mất chất điện giải làm cho lợn con kiệt sức. Ngoài ra nó
còn gây ra hiện tượng nhiễm khuẩn đường tiêu hóa và cả nhiễm trùng huyết bởi
E. coli và Salmonella [10].

Trần Đức Hạnh và cộng sự (2011) cho biết ở lợn con bị tiêu chảy, vi khuẩn
Salmonella spp có mặt trong hầu hết các cơ quan phủ tạng, tỷ lệ phân lập cao
nhất ở hạch màng treo ruột (95,23%), tiếp đến là chất chứa ruột già (80,95%),
ruột non (57,14%), ở gan (52,38%), ở lách (28,57%), và thấp nhất là ở thận
(23,80%) [11]
Cũng theo tác giả Trần Đức Hạnh và cộng sự (2011) các chủng
Cl.perfringens phân lập được từ mẫu bệnh phẩm có tỷ lệ cao nhất ở ruột già
(66,67%), tiếp đến là ở ruột non (61,90%), và thấp nhất là ở lách (14,28%). Các
chủng Cl. perfingens phân lập được mẫn cảm cao với Penicillin G (’95,05%),
tiếp sau là Lincomycin (91,67%); Kháng lại một số kháng sinh như Gentamicin
(93,33%), Enrofloxacin (91,67%), Tetracyclin (90,00%), và Kanamycin
(69,33%) [11].
2.2 Đặc điểm sinh lý lợn con
2.2.1 Hệ miễn dịch
Đây là đặc điểm sinh lý quan trọng của lợn con sau khi sinh ra ảnh hưởng
lớn đến khả năng chống lại bệnh tật của lợn con.
Ở cơ thể lợn con, hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện, chúng chưa có khả
năng tạo kháng thể chủ động mà chỉ có được kháng thể từ mẹ truyền sang qua
nhau thai hay sữa đầu. Bộ máy tiêu hóa và các dịch tiêu hóa ở gia súc non hoạt
động rất yếu. Lượng enzyme tiêu hóa và HCl tiết ra chưa đủ nên dễ gây rối loạn
10


tiêu hóa, vì vậy mầm bệnh (Salmonella, E.coli, Cl.perfringens…) dễ dàng xâm
nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa.
Ở cơ thể lợn con, hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện, chúng chưa có khả
năng tạo kháng thể chủ động mà chỉ có được kháng thể từ mẹ truyền sang qua
nhau thai hay sữa đầu. Bộ máy tiêu hóa và các dịch tiêu hóa ở gia súc non hoạt
động rất yếu. Lượng enzyme tiêu hóa và HCl tiết ra chưa đủ nên dễ gây rối loạn
tiêu hóa, vì vậy mầm bệnh (Salmonella, E.coli, Cl.perfringens…) dễ dàng xâm

nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa.
Năm 2008, Trần Thị Dân: Lợn con mới đẻ trong máu không có globulin
nhưng sau khi bú sữa đầu lại tăng lên nhanh chóng do truyền từ mẹ sang qua sữa
đầu. Lượng globulin sẽ giảm sau 3 – 4 tuần, rồi đến tuần thứ 5 – 6 lại tăng lên và
đạt giá trị bình thường 65 mg/100ml máu. Các yếu tố miễn dịch như bổ thể,
lyzozyme, bạch cầu… được tổng hợp còn ít, khả năng miễn dịch đặc hiệu của
lợn con kém. Vì vậy cho lợn con bú sữa đầu rất cần thiết để tăng khả năng bảo
vệ cơ thể chống lại mầm bệnh nhất là bệnh LCPT [12].
2.2.2 Hệ tiêu hóa
Lợn con mới sinh ra có bộ máy tiêu hóa chưa hoàn chỉnh về chức năng và
cấu tạo, lớp màng nhầy chiếm tỷ lệ khá lớn trong thành ruột của lợn con. Sự
phân tiết enzyme tiêu hóa ở ruột non và dạ dày rất kém.
Quá trình chuyển hoá, cân bằng năng lượng từ giai đoạn bào thai sang giai
đoạn sau khi sinh rất chậm, chưa thích nghi ngay nên dễ bị tác động bởi môi
trường. Nhờ quá trình oxy hoá mô mỡ nên lợn con điều chỉnh được thân nhiệt.
Khả năng điều chỉnh thân nhiệt khác nhau ở lợn con là do mức độ phát triển
khác nhau của mô mỡ ở từng cá thể, từng loại gia súc (Đào Trọng Đạt và cộng
sự, 1986) [13].
Lợn con có nhu cầu dinh dưỡng rất cao. Axit amin là nguyên liệu chủ yếu
cho sự sinh trưởng và phát triển của lợn con. Tốc độ sinh trưởng của gia súc non
rất nhanh, trong vòng 10 đến 14 ngày, thể trọng tăng gấp 1,3 lần, sau 2 tháng
tuổi khối lượng lợn con có thể tăng 14 đến 15 lần so với sơ sinh. Nếu sữa mẹ
không đảm bảo đủ chất lượng, trong khẩu phần ăn thiếu đạm, sự sinh trưởng của
cơ thể sẽ bị chậm hoặc ngừng lại, khả năng chống đỡ bệnh tật rất kém nên cơ thể
dễ bị nhiễm bệnh.
Lượng nước bọt và men tiêu hóa, chất đạm trong dạ dày lợn con đều rất ít,
chỉ bằng 1/3 số lượng cần thiết so với ở lợn trưởng thành. Ở lợn trưởng thành
dịch tiêu hóa được tiết ra dần dần khi ăn còn đối với lợn con theo mẹ thì dịch
11



tiêu hóa chỉ tiết ra khi thức ăn tác động trực tiếp vào vách dạ dày nên đã hạn chế
khả năng tiêu hóa của lợn dẫn đến dễ dây rối loạn tiêu hóa, gây tiêu chảy ở lợn
con theo mẹ (Phùng Ứng Lân, 1986) [14].

2.2.3 Hệ vi sinh vật đường ruột
Lợn con mới sinh ra vài giờ đầu đã xuất hiện vi sinh vật trong đường ruột,
đó là những vi sinh vật có trong sữa và môi trường xung quanh. Các hoạt động
tiêu hóa của lợn con phụ thuộc rất nhiều vào hệ vi sinh vật ở trong đường tiêu
hóa lúc mới sinh và tạo thành các vi sinh vật cộng sinh. Thành phần vi sinh vật
trong hệ thống tiêu hóa của lợn thay đổi tùy thuộc vào điều kiện chuồng trại,
dinh dưỡng và lứa tuổi.
Theo Đào Trọng Đạt và cs (1995) trong hệ tiêu hóa của động vật, hệ vi sinh
vật luôn luôn ổn định đảm bảo cân bằng cho hệ tiêu hóa, khi đó phần lớn các vi
khuẩn có lợi là vi khuẩn lactic, vi khuẩn này chiếm 90% và hoạt động hữu ích
cho đường ruột. Nếu sự cân bằng này bị phá vỡ thì những vi khuẩn có hại cạnh
tranh phát triển gây rối loạn đường tiêu hóa, gây tiêu chảy (nhất là lợn con theo
mẹ), loại vi khuẩn thường gặp là E.coli và samonella… [15].
Theo Nguyễn Như Thanh và cs (2004), hệ vi sinh vật đường ruột gồm hai
nhóm:
Nhóm vi khuẩn đường ruột: Vi khuẩn bắt buộc gồm: E.coli, Salmonella,
Shigella, Klesiella, Proteus… Trong nhóm vi khuẩn này, người ta quan tâm
nhiều nhất đến trực khuẩn E.coli. Đây là vi khuẩn phổ biến nhất hành tinh,
chúng có mặt ở mọi nơi và khi gặp điều kiện thuận lợi, các chủng E.coli trở lên
cường độc gây bệnh. Cấu trúc kháng nguyên của E.coli rất đa dạng [16]. Theo
Bertschinger. H. U, (1999) [45], cho đến nay đã phát hiện có ít nhất 170 kháng
nguyên O, 70 kháng nguyên K, 56 kháng nguyên H. Ngoài 3 loại kháng nguyên
thông thường trên, còn có thêm kháng nguyên bám dính F, yếu tố gây bệnh
không phải là độc tố của E. Coli (Đặng Xuân Bình, 2010) [17]. Hệ tiêu hoá
gồm: Staphylococcus spp, Streptococcus spp, Bacillus subtilis… Ngoài ra, trong

đường tiêu hóa của lợn con có các trực khuẩn yếm khí gây thối rữa: Clostridium
perfringens, Bacillus sporogenes, Bacillus fasobacterium, Bacillus puticfus…
2.2.4 Chức năng điều tiết thần kinh và nhiệt
Lợn con lúc mới sinh ra bộ não phát triển chậm. Lợn con mới sinh bộ não
chỉ chiếm 1/43 khồi lượng cơ thể (Trương Lăng, 2003, [18]). Do đó hệ thần kinh
12


điều khiển sự cân bằng nhiệt ở lợn con còn chưa phát triển đầy đủ. Lợn con vào
lúc này rất dể mất nhiệt do cơ thể của chúng có cấu trúc chủ yếu là nước (chiếm
82%), mô dưới da chưa phát triển, da mỏng ... Khi nhiệt mất cơ thể sẽ bị gây rồi
loạn hoạt động của các cơ quan, trước hết là hệ tiêu hóa.
Sự trao đổi nhiệt của lợn con khi còn trong bụng mẹ được xác do thân nhiệt
của lợn mẹ. Lúc mới sinh ra cơ thể lợn con chưa có thể bù đắp được lượng nhiệt
mất đi do ảnh hưởng của môi trường bên ngoài. Vì thế, hầu như tất cả lợn con sau
khi sinh đều bị giảm thân nhiệt, sau đó thân nhiệt nó mới tăng dần lên cho nên phải
điều chỉnh nhiệt độ chuồng úm lợn cho lợn con cho thích hợp. Nhiệt độ thích hợp
tuần đầu là 32 – 340C và 29 – 300C (theo Đào Trọng Đạt và cộng tác viên, 1996)
[19].
Bên cạnh đó thân nhiệt lợn con còn khác nhau ở các bộ phận, phần thân có
nhiệt độ cao hơn phần chân và phần tai. Ở phần thân thì nhịêt độ ở bụng là cao
nhất cho nên khi bị cảm lạnh thì phần bụng mất nhiều nhiệt nhất.
2.3 Bệnh tiêu chảy lợn con theo mẹ
2.3.1 Hiểu biết về bệnh tiêu chảy
Bệnh tiêu chảy trên lợn con là một bệnh gây tổn thất rất nhiều cho lợn con
trong thời kỳ theo mẹ, đồng thời làm giảm đi sức tăng trưởng của lợn.
Tiêu chảy là biểu hiện lâm sàng của quá trình bệnh lý ở đường tiêu hóa, là hiện
tượng con vật đi ỉa nhanh, nhiều lần trong ngày, phân có nhiều nước do rối loạn
chức năng tiêu hóa, ruột tăng cường co bóp và tiết dịch (Phạm Ngọc Thạch, 1996)
[20]. Hoặc chỉ phản ánh đơn thuần sự thay đổi tạm thời của phân gia súc bình

thường khi gia súc đang thích ứng với những thay đổi trong khẩu phần ăn. Tiêu
chảy xảy ra ở nhiều bệnh và bản thân nó không phải là bệnh đặc thù (Archie. H,
2000) [46]. Tuỳ theo đặc điểm, tính chất, diễn biến bệnh, hoặc loài gia súc,
hoặc nguyên nhân chính gây bệnh mà bệnh tiêu chảy được gọi bằng tên khác
nhau như bệnh xảy ra đối với gia súc non theo mẹ, gọi là bệnh lợn con tiêu chảy,
hay bê nghé tiêu chảy,… còn ở gia súc sau cai sữa là chứng khó tiêu, chứng rối
loạn tiêu hoá, hoặc hội chứng rối loạn tiêu hoá... Nếu xét về nguyên nhân chính
gây bệnh thì có các tên gọi như bệnh Colibacillosis do vi khuẩn E. Coli gây ra,
bệnh phó thương hàn lợn do vi khuẩn Samonella cholerae suis gây ra, bệnh
viêm dạ dày ruột truyền nhiễm (TGE) do Coronavirus gây ra …
Thực chất tiêu chảy là một phản ứng tự vệ của cơ thể nhưng khi cơ thể tiêu
chảy nhiều lần trong ngày (5 đến 6 lần trở lên) và nước trong phân từ 75% trở
13


lên gọi là hiện tượng tiêu chảy. Tiêu chảy do nhiều nguyên nhân gây ra đồng
thời nên gọi là hội chứng tiêu chảy. Cho dù do bất cứ nguyên nhân nào dẫn đến
tiêu chảy thì hậu quả nghiêm trọng là mất nước, mất chất điện giải và kiệt sức,
những gia súc khỏi thường bị còi cọc, thiếu máu, chậm lớn. Đặc biệt khi gia súc
bị tiêu chảy nặng kèm hiện tượng viêm nhiễm, tổn thương thực thể đường tiêu
hóa dẫn đến gia súc có thể chết với tỷ lệ cao, gây thiệt hại lớn về kinh tế.
2.3.2 Nguyên nhân gây tiêu chảy lợn con
Trong lịch sử nghiên cứu về bệnh tiêu chảy, nhiều tác giả đã dày công
nghiên cứu, tìm hiểu nguyên nhân gây ra bệnh tiêu chảy kết quả cho thấy
nguyên nhân gây ra bệnh tiêu chảy rất phức tạp. Tuy nhiên tiêu chảy là hiện
tượng bệnh lý ở đường tiêu hóa, có liên quan rất nhiều yếu tố,có yếu tố là
nguyên nhân nguyên phát, có yếu tố là nguyên nhân thứ phát. Song cho dù bất
cứ nguyên nhân nào dẫn đến tiêu chảy thì hậu quả của nó cũng gây ra viêm
nhiễm, tổn thương thực thể đường tiêu hóa và cuối cùng là nhiễm trùng và có
thể gây chết.

2.3.2.1 Do vi khuẩn
Vai trò của vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy ở lợn con luôn luôn được các nhà
khoa học trong và ngoài nước đặc biêt quan tâm. Trong đường ruột của gia súc
nói chung và của lợn nói riêng, có rất nhiều loài vi sinh vật sinh sống. Vi sinh
vật trong đường ruột tồn tại dưới dạng hệ sinh thái. Hệ sinh thái vi sinh vật
đường ruột ở trạng thái cân bằng động theo hướng có lợi cho cơ thể vật chủ.
Hoạt động sinh lý của gia súc chỉ diễn ra bình thường khi mà hệ sinh thái đường
ruột luôn ở trạng thái cân bằng. Sự cân bằng này biểu hiện ở sự ổn định của môi
trường đường tiêu hóa của con vật và quan hệ cân bằng giữa các nhóm vi sinh
vật với nhau trong hệ vi sinh vật đường ruột. Dưới tác động của các yếu tố gây
bệnh, trạng thái cân bằng này bị phá vỡ dẫn đến loạn khuẩn và hậu quả là lợn bị
tiêu chảy.
Nhiều tác giả nghiên cứu về hội chứng tiêu chảy đã chứng minh rằng khi
gặp những điều kiện thuận lợi, những vi khuẩn thường gặp ở đường tiêu hóa sẽ
tăng độc tính, phát triển với số lượng lớn trở thành có hại và gây bệnh.
Các vi khuẩn gây hội chứng tiêu chảy chủ yếu là:
Escherichia coli hay còn được gọi là vi khuẩn đại tràng là một trong những
loài vi khuẩn chính ký sinh trong đường ruột của động vật máu nóng. Vi khuẩn
này cần thiết trong quá trình tiêu hóa thức ăn và là thành phần của khuẩn lạc
ruột. Sự có mặt của E. coli trong nước ngầm là một chỉ thị thường gặp cho ô
14


nhiễm phân. E.coli thuộc họ vi khuẩn Enterobacteriaceae và thường được sử
dụng làm sinh vật mô hình cho các nghiên cứu về vi khuẩn. Hình thái: E.coli là
một trực khuẩn Gram âm, hình gậy ngắn, kích thước 2 - 3x 0,6 µ. Trong cơ thể
có hình cầu trực khuẩn, đứng riêng lẻ đôi khi xếp thành chuỗi ngắn, có lông
xung quanh thân nên có thể di động được, không hình thành nha bào, có thể có
giáp mô. Độc tố vi khuẩn E.coli tạo ra 2 loại độc tố: nội độc tố và ngoại độc tố.
Ngoại độc tố: là một chất không chịu được nhiệt, dễ bị phá hủy ở 56 0C

trong vòng 10 - 30 phút. Dưới tác dụng của Formon và nhiệt ngoại độc tố
chuyển thành giải độc tố. Ngoại độc tố có tính thần kinh và gây hoại tử.
Nội độc tố: là yếu tố gây độc nằm trong tế bào vi khuẩn và gắn với tế bào vi
khuẩn rất chặt. Nội độc tố có tính kháng nguyên hoàn toàn, chịu nhiệt và có khả
năng sinh choáng mạch máu.
Salmonella thuộc họ Enterobacteriaceae. Các loại gây bệnh có thể kể đến
như: Salmonella Typhimurium, Salmonella Cholera và Salmonella Ententidis.
Đây là những trực khuẩn Gram âm, hiếu khí tùy ý, hầu hết các Salmonella đều
có lông xung quanh thân (trừ Salmonella gallinarum và Salmonella pullorum) vì
vậy có khả năng di động, không sinh nha bào kích thước khoảng 0,4-0,6 x 2-3
µm. Salmonella lên men glucose có sinh hơi (trừ Salmonella typhi lên men
glucose không sinh hơi) không lên men lactose, indol âm tính, đỏ methyl dương
tính,VP âm tính, citrat thay đổi, urease âm tính. H 2S dương tính (trừ Salmonella
paratyphi A: H2S âm tính), … Dễ mọc trên các môi trường nuôi cấy thông
thường. Nhiệt độ phát triển từ 5 - 450 C, thích hợp ở 370C, pH thích hợp = 7,6
nhưng nó có thể phát triển được ở pH từ 6 - 9 . Với pH > 9 hoặc < 4,5 vi khuẩn
có thể bị tiêu diệt, khả năng chịu nhiệt của vi khuẩn kém: ở 50 0 C trong 1 giờ, ở
700 C trong 15 phút và 1000C trong 5 phút. Ở nồng độ muối 6 - 8% vi khuẩn
phát triển chậm và ở nồng độ muối là 8 - 19% sự phát triển của vi khuẩn bị
ngừng lại (Nguyễn Như Thanh và cs, 2004 )[16].
Theo Phạm Sỹ Lăng (2009) [21] cho biết, bệnh tiêu chảy ở lợn do vi khuẩn
chủ yếu sau:
Do vi khuẩn E.coli thuộc họ trực khuẩn Enterobacteriaceae, giống
Escherichia e.coli là một trực khuẩn hình gậy ngắn, bắt màu Gram âm, sống
trong điều kiện hiếu khí, yếm khí tuỳ tiện, phần lớn di động. Chúng phát triển dễ
dàng trên các môi trường nuôi cấy thông thường. Các yếu tố gây bệnh của E.
coli: Yếu tố bám dính, khả năng dung huyết, độc tố đường ruột (enterotoxin).
Yếu tố bám dính: Kháng nguyên (yếu tố) bám dính K88 (F4) là một trong những

15



yếu tố gây bệnh đầu tiên, quan trọng của các chủng E.coli độc.
Khả năng dung huyết: Dung huyết là một yếu tố độc lực quan trọng của các
chủng E.coli gây tiêu chảy ở lợn.
Độc tố đường ruột: Enterotoxin của E.coli quyết định mức độ tiêu chảy của
lợn (Trương Quang và Cs, 2007) [22].
Nguyên nhân do Salmonella thuộc họ trực khuẩn đường ruột
Enterobacteriaceae, là một loại vi khuẩn có hình gậy ngắn, hai đầu tròn, không
hình thành nha bào, giáp mô. Đa số Salmonella có khả năng di động, bắt màu
Gram âm, vừa hiếu khí vừa kỵ khí bắt.
Clostridium perfrigens là vi khuẩn yếm khí hình thành độc tố gây dung
huyết, gây hoại tử tổ chức phần mềm và gây chết. Vi khuẩn có khả năng gây ra
các chứng nhiễm độc, viêm ruột xuất huyết trầm trọng ở lợn con.
Các chủng Cl.perfrigens sản sinh ra nhiều độc tố và enzym khác nhau, mỗi
chủng có những đặc điểm riêng trong việc sản sinh ra một vài loại độc tố hay
enzym nào đó. Theo Bergeland và Taylor (1992), những độc tố gây bệnh chủ
yếu do Cl.perfrigens bao gồm độc tố α, β, δ. Dựa vào hầu hết các đặc điểm mô
tả thì Cl.perfrigens typ C gây ra viêm ruột hoại tử. Cl.perfrigens typ C sản sinh ra
độc tố α, β chủ yếu là độc tố β, nhân tố quan trọng nhất trong sinh bệnh học của
bệnh viêm ruột hoại tử do Cl.perfrigens typ C gây ra. Bệnh xảy ra chủ yếu trên lợn
con ở giai đoạn theo mẹ, lứa tuổi mắc phổ biến nhất là 12 giờ sau khi sinh ra đến 7
ngày tuổi, hay gặp nhất ở 1 đến 3 ngày tuổi. Ngoài ra bệnh cũng có thể xảy ra đối
với lợn con từ 2 đến 4 tuần tuổi và cả khi cai sữa, lợn mắc bệnh thường bị chết ở
những ổ lợn mẹ không được tiêm phòng, tỷ lệ khỏi rất thấp, tỷ lệ chết có thể lên tới
100% [46].
2.3.2.2 Do virus
Nhiều tác giả đã nghiên cứu và kết luận một số virus như Porcine
circovirus type 2 (PCV2), Rotavirus, TGE, PED, Enterovirus, Parvovirus,
Adenovirus có vai trò nhất định gây hội chứng tiêu chảy ở lợn. Sự xuất hiện của

virus đã làm tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa, suy giảm sức đề kháng của
cơ thể và gây ỉa chảy ở thể cấp tính.
Bệnh viêm ruột dạ dày truyền nhiễm (TGE): Virus TGE (Transmissible
gastro enteritis) được chú ý nhiều trong hội chứng tiêu chảy ở lợn. Virus xuất
hiện năm 1935 tại Mỹ và được mô tả lần đầu tiên vào năm 1946. Tại Châu Á
bệnh xuất hiện ở Triều Tiên, 1981; Thái Lan, 1987... (Niconxki, 1986 [47], Đào
Trọng Đạt và cs, 1995 [15]).
16


Virus TGE gây bệnh viêm dạ dày ruột truyền nhiễm ở lợn, là một bệnh có
tính chất truyền nhiễm cao, biểu hiện đặc trưng là nôn mửa và tiêu chảy nghiêm
trọng. Bệnh thường xảy ra ở các cơ sở chăn nuôi tập trung khi thời tiết rét, lạnh.
Ở lợn, virus nhân lên mạnh nhất trong niêm mạc của không tràng và tá tràng rồi
đến hồi tràng.
Bệnh tiêu chảy truyền nhiễm ở lợn (PED):
Bệnh PED do một loại Coronavirus có tên CV777 gây ra. Bệnh xảy ra với
lợn mọi lứa tuổi. Đặc tính kháng nguyên của loại virus này hoàn toàn khác
kháng nguyên của virus gây bệnh TGE. Thể bệnh PED giống như thể bệnh
TGE, nhưng nhẹ hơn vì bệnh PED chỉ gây chết khoảng 60% lợn con dưới 21
ngày tuổi,15% lợn vỗ béo (Đào Trọng Đạt và cs, 1995) [15].
Lợn mắc PED thường có triệu chứng nôn mửa, con vật có biểu hiện đau
bụng. Virus phá huỷ lông nhung của ruột (đặc biệt là không tràng và hồi tràng).
Lợn bỏ ăn uống nhiều nước, thích nằm chúi đầu vào nhau. Mổ khám thấy ruột
non mỏng, ruột bị căng phồng chứa nhiều nước màu vàng.
Bệnh do Rotavirus:
Bệnh tiêu chảy do Rotavirus thường xảy ra ở lợn đang bú từ 1 tới 6 tuần
tuổi và cao nhất ở lợn khoảng 3 tuần tuổi. Nguyên nhân có thể do lúc 3 tuần
tuổi lượng kháng thể ở sữa mẹ giảm, cùng với lợn vừa tập ăn đã tạo điều kiện
cho bệnh xảy ra. Biểu hiện đặc trưng của bệnh là lợn đi ỉa phân màu trắng hoặc

vàng, lúc bị bệnh phân lợn lỏng như nước, sau đó vài giờ hoặc 1 ngày phân sẽ
đặc hơn và có dạng như kem rồi keo quánh trước khi trở lại bình thường.
Lợn tiêu chảy gầy sút rõ rệt, lông xù. Sau khi khỏi bệnh lợn còi cọc, chậm lớn,
biếng ăn, còn ở lợn lớn không có biểu hiện lâm sàng (Đào Trọng Đạt và cs, 1995)
[15].
Bệnh tích: Thành ruột non mỏng, dạ dày chứa cục sữa hơi vàng lổn nhổn,
không tiêu mùi chua (Niconxki, 1986) [47].
2.3.2.3 Do ký sinh trùng
Các bệnh ký sinh trùng ở đường tiêu hoá cũng là nguyên nhân dẫn đến tiêu
chảy ở lợn con cũng như ở một số gia súc khác. Nguyên nhân này xảy ra chủ
yếu ở lợn lứa tuổi sau cai sữa, còn lợn con theo mẹ ít gặp hơn vì đa số tỷ lệ
nhiễm ký sinh trùng tăng theo độ tuổi của lợn. Khi ký sinh trong đường tiêu hóa
ngoài việc chúng cướp đoạt chất dinh dưỡng của vật chủ, tiết độc tố đầu độc cơ thể
vật chủ, chúng còn gây tác động cơ giới làm tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa
và là cơ hội khởi đầu cho một quá trình nhiễm trùng. Có rất nhiều loại ký sinh
trùng đường ruột tác động gây ra hội chứng tiêu chảy như: Sán lá ruột lợn
(Fasciolopsis busky), giun đũa lợn (Ascaris suum)… Khi nghiên cứu một số đặc
17


điểm dịch tễ hội chứng tiêu chảy ở lợn con tại Thái Nguyên, Nguyễn Thị Kim Lan
và cs (2006) [23] đã có kết luận cầu trùng và một số loại giun tròn (giun đũa, giun
tóc, giun lươn) là một trong những nguyên nhân gây tiêu chảy ở lợn con. Giun sán
ở đường tiêu hóa có vai trò rõ rệt trong hội chứng tiêu chảy ở lợn từ sau cai sữa. Ở
lợn bình thường và lợn bị tiêu chảy đều nhiễm các loại giun đũa, giun lươn, giun
tóc và sán lá ruột, nhưng ở lợn tiêu chảy nhiễm tỷ lệ cao hơn và nặng hơn.
2.3.2.4 Một số nguyên nhân gây tiêu chảy lợn con khác
Do thời tiết khí hậu:
Khi điều kiện thời tiết khí hậu thay đổi đột ngột, quá nóng, quá lạnh,mưa
gió, ẩm độ, vệ sinh chuồng trại, đều là các yếu tố stress có hại tác động đến tình

trạng sức khỏe của lợn. Trong những yếu tố về khí hậu thì yếu tố về nhiệt độ ẩm là
quan trọng nhất. Nhiệt độ 28oC- 30oC, độ ẩm từ 75% - 85% là thích hợp cho lợn
con. Vì vậy vào những tháng giao mùa, tháng mưa nhiều, độ ẩm cao 86% - 90%,
nhiệt độ thay đổi thất thường lợn con sẽ mắc bệnh nhiều, có khi tỷ lệ bệnh phân
trắng lợn con trong đàn 90% - 100% (Đào Trọng Đạt, Phan Thanh Phượng, 1986)
[13].
Ở lợn con, do cấu tạo và chức năng sinh lý của các hệ cơ quan chưa ổn định,
hệ thống tiêu hóa, miễn dịch, khả năng phòng vệ và hệ thống thần kinh đều chưa
hoàn thiện. Vì vậy lợn con là đối tượng chịu tác động của điều kiện ngoại cảnh
mạnh nhất, bởi các phản ứng thích nghi và bảo vệ của cơ thể còn rất yếu.
Theo Đoàn Thị Kim Dung (2004) [24], các yếu tố nóng, lạnh, mưa, nắng, hanh,
ẩm thay đổi thất thường và điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng ảnh hưởng trực tiếp
đến cơ thể lợn, nhất là cơ thể lợn con chưa phát triển hoàn chỉnh, các phản ứng
thích nghi của cơ thể còn rất yếu.
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng nguyên nhân của bệnh tiêu chảy lợn con
không có tính đặc hiệu nhưng mang tính tổng hợp, trong đó các yếu tố lạnh, ẩm
được đánh giá là yếu tố hàng đầu của bệnh. Lạnh, ẩm làm hệ thống điều hoà bị
rối và hiệu lực bảo hộ so với đối chứng đạt 40% đến 59% trên động vật thí nghiệm.
Do ảnh hưởng của điều kiện chuồng trại:
Hầu như tất cả thời gian sống của lợn chủ yếu ở trong chuồng trại nên
chuồng trại ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của chúng. Chuồng trại xây dựng
đúng kiểu, đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật, cao ráo, thoáng, độ thông khí tốt, kết
hợp với chăm sóc quản lý và vệ sinh chuồng trại tốt sẽ ảnh hưởng rất tốt đến khả
năng sinh trưởng và sức kháng bệnh tật của gia súc và ngược lại. Nước ta có
kiểu khí hậu nhiệt đới ẩm của nước ta, về mùa hè khí hậu nóng, ẩm, về mùa
18


đông khí hậu lạnh, khô nên yêu cầu chuồng nuôi gia súc luôn phải khô ráo,
thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Do vậy trong xây dựng chuồng trại

ngoài việc đảm bảo các yếu tố kỹ thuật cần chú ý đến địa điểm xây dựng
chuồng, hướng chuồng, vật liệu xây dựng để dễ dàng khống chế các chỉ tiêu tiểu
khí hậu chuồng nuôi phù hợp với từng giai đoạn phát triển của lợn.
Theo Đào Trọng Đạt và cs (1986) [13] chuồng khô, thoáng, đủ ánh sáng thì
tỷ lệ lợn con mắc bệnh tiêu chảy thấp hơn so với chuồng ẩm, tối.
Một trong những yếu tố quan trọng của điều kiện chuồng trại chính là độ
ẩm. Độ ẩm trong chuồng nuôi 75% là do sản sinh ra từ cơ thể động vật, 20–
25% từ mặt đất (ổ lót, tường ẩm) bốc ra và 10 – 15% từ không khí bên ngoài
chuồng nuôi đưa vào.
Độ ẩm trong chuồng nuôi nếu quá cao ảnh hưởng rất xấu đến cơ thể gia súc
cho dù nhiệt độ không khí cao hay thấp. Độ ẩm trong chuồng nuôi dao động từ 55
– 85% ảnh hưởng đến cơ thể gia súc chưa rõ rệt nhưng nếu nó lớn hơn 90% sẽ gây
ảnh hưởng rất lớn đến cơ thể gia súc. Nhiều thí nghiệm cho thấy lợn nuôi trong
chuồng có độ ẩm cao trong thời gian dài không muốn ăn, giảm sức tiêu hóa thức
ăn, giảm sức đề kháng với bệnh tật trong đó có hội chứng tiêu chảy.
Bất kỳ mùa nào độ ẩm chuồng nuôi cao cũng có hại. Về mùa nóng, nếu độ
ẩm chuồng nuôi cao thì hơi nước trong cơ thể khó thoát ra ngoài làm cho con vật
nóng thêm. Về mùa lạnh, nếu độ ẩm chuồng nuôi cao thì nhiệt độ cơ thể lợn
lạnh thêm do không khí ẩm dẫn nhiệt nhanh hơn không khí khô, cơ thể lợn sẽ
mất nhiệt nhiều hơn. Đặc biệt, với lợn sơ sinh khi chức năng điều tiết thân nhiệt
chưa hoàn chỉnh, lợn con sống trong chuồng có nhiệt độ thấp, ẩm độ cao sẽ làm
cho thân nhiệt lợn con hạ xuống nhanh, sau khi đẻ 30 phút thân nhiệt lợn con có
thể giảm thấp đến 5 – 60C sau đó mới dần ổn định. Nếu nhiệt độ chuồng nuôi
thích hợp thì thân nhiệt lợn con phục hồi nhanh và ngược lại, nếu nhiệt độ
chuồng nuôi quá lạnh hoặc quá nóng sẽ kéo dài thời gian phục hồi thân nhiệt sẽ
làm cho con vật suy yếu rõ rệt. Con vật bị stress nhiệt.
Đào Trọng Đạt và cs (1996) [20] cho rằng các yếu tố lạnh, ẩm ảnh hưởng
rất lớn đến lợn sơ sinh. Trong các yếu tố về tiểu khí hậu thì quan trọng nhất là
nhiệt độ và độ ẩm. Độ ẩm thích hợp cho lợn từ 75 đến 85%.
Chuồng trại ẩm, lạnh tác động vào cơ thể lợn gây rối loạn thần kinh từ đó

gây rối loạn tiêu hóa (Phan Địch Lân và cs, 1997) [25].
Do điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng:
Thân nhiệt của lợn mới sinh ra là 38,9oC– 39,1oC, nhưng sau 30 phút giảm
19


xuống còn 36,7oC- 37,1oC. Trong vòng 1 giờ sau khi sinh, nếu con vật được bú sữa
đầu thì sau 8- 12 giờ thân nhiệt của lợn con sẽ được ổn định trở lại, nếu lợn con
không được bú sữa đầu thì sự mất nhiệt sẽ là nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy.
Trong sữa đầu hàm lượng vitamin A, D, B 1, C cao hơn rất nhiều so với sữa
thường. Ngoài ra, trong sữa đầu còn có MgSO4 có tác dụng tẩy rửa các chất cặn bã
trong đường tiêu hoá. Đặc biệt còn có hàm lượng kháng thể γ - globulin, do đó cho
lợn con bú sữa đầu đầy đủ rất cần thiết nhằm cung cấp hàm lượng kháng thể đáng
kể chống lại sự xâm nhập của các vi khuẩn gây bệnh, tăng sức đề kháng của cơ thể.
Nếu lợn con được úm không đúng quy cách, lợn con sau khi rời khỏi bụng
mẹ, không có hoàn cảnh sống ổn định mà chịu trực tiếp các điều kiện sống luôn
biến đổi nên hệ tiêu hóa hoạt động yếu, giảm nhu động ruột, giảm phân tiết dịch
tiêu hóa, đưa đến tình trạng không tiêu rồi viêm ruột, tiêu chảy.
Vệ sinh chuồng trại kém bao gồm không sát trùng chuồng nái trước khi
sinh, cho nái ăn thức ăn kém chất lượng, bị chua ôi, thối, có chứa độc tố vi trùng
hoặc nấm mốc, nguồn nước kém vệ sinh cũng là nguyên nhân dẫn đến nhiễm
trùng đường ruột và tiêu chảy.
Do cắt rốn, cột rốn lợn con không đúng kỹ thuật, vệ sinh rốn không tốt lợn
con bị viêm rốn, do bấm răng còn sót hoặc bấm răng không bằng nên khi bú lợn
con làm trầy vú mẹ và do lợn con bú sữa của vú bị viêm.
Việc thiết kế máng ăn không hợp lý, làm thức ăn rơi vãi, lợn con liếm láp
thức ăn của lợn mẹ cũng dẫn đến tiêu chảy.
Theo Võ Văn Ninh (1985) [26] lợn con mới biết ăn, thức ăn không phù hợp
với hệ thống tiêu hóa hoặc chứa nhiều độc tính sẽ gây tiêu chảy cho lợn con.
2.3.3 Cơ chế sinh bệnh

Theo Phạm Ngọc Thạch (2006) [27] khi bị bệnh, đầu tiên dạ dày giảm tiết
dịch vị, nồng độ HCl giảm, làm giảm khả năng diệt trùng và khả năng tiêu hóa
protein. Khi độ kiềm trong đường tiêu hóa tăng cao tạo điều kiện cho các vi
khuẩn trong đường ruột phát triển mạnh, làm thối rữa các chất chứa trong đường
ruột và sản sinh nhiều chất độc. Những sản phẩm trên kích thích vào niêm mạc
ruột làm tăng nhu động ruột, con vật sinh ra ỉa chảy. Khi bệnh kéo dài, con vật
bị mất nước (do ỉa chảy) gây nên rối loạn trao đổi chất trong cơ thể như nhiễm
độc toan hoặc mất cân bằng các chất điện giải, làm cho bệnh trở nên trầm trọng,
gia súc có thể chết.
2.4. Triệu chứng và bệnh tích của bệnh
20


2.4.1 Triệu chứng
Lợn con mắc bệnh đa số thân nhiệt tăng sau 2 đến 3 ngày thì hạ xuống do
ỉa chảy mất nước nhiều. Trong 1 đến 2 ngày đầu mắc bệnh lợn vẫn bú sau đó
gầy tóp nhanh, lông xù, đuôi rũ, da nhăn nheo, nhợt nhạt, hai chân sau dúm lại
và run rẩy, đuôi và khoeo dính đầy phân. Ở mức độ tiêu chảy nhẹ lợn con không
có biểu hiện mất nước nhưng cũng có thể tiêu chảy nặng. Khối lượng cơ thể bị
giảm sút 30 - 40% do mất nước. Cơ bụng hóp lại, lợn gầy gọc, suy kiệt và đi
siêu vẹo, mắt trũng sâu, da tái xám và nhợt nhạt.
Có thể thấy những bệnh tích điển hình như: Xác lợn gầy, vùng đuôi bê bết
phân. Niêm mạc mắt, miệng nhợt nhạt. Trong dạ dày chứa đầy hơi hoặc thức ăn
chưa tiêu, mùi khó ngửi. Thành dạ dày phù và xuất huyết, niêm mạc ruột non
xuất huyết. Trong ruột non chứa đầy khí căng phồng, có khi lẫn máu. Gan, lách,
thận không biến đổi nhiều.
Tỷ lệ phân lập E.coli từ phủ tạng của lợn con mắc bệnh tiêu chảy là 90,67%
và mẫu phân là 93,33%. (Lê Văn Dương 2010) [28].
Lợn con bị tiêu chảy có bệnh tích điển hình như ruột bị viêm, xuất huyết
(95,45% ở ruột non; 100% ở ruột già). Dạ dày chứa đầy sữa không tiêu, niêm

mạc phủ đầy dịch nhờn, xung huyết (68,18%). Hạch lâm ba màng treo ruột bị
sưng, tụ huyết (63,63%) (Nguyễn Chí Dũng 2013) [29].
2.4.2. Bệnh tích
Lợn con tiêu chảy thường có những bệnh tích đặc trưng sau:
Xác chết gầy, đuôi và khoeo dính đầy phân, mắt trũng sâu, lông da khô,
mất tính đàn hồi. Dạ dày chứa đầy sữa đông vón màu vàng trắng chưa tiêu. Ruột
non căng phồng chứa đầy hơi, dịch màu vàng và có xuất huyết điểm ở thành
ruột, niêm mạc ruột bị hoại tử từng đám. Trong ruột già chứa phân màu vàng.
Màng treo ruột xuất huyết, hạch màng treo ruột sưng.
Ngoài ra còn một số trường hợp lợn con bị viêm phổi, xoang ngực, xoang
bụng chứa dịch.
2.5. Biện pháp phòng và trị bệnh
2.5.1 Phòng bệnh
Phòng bệnh bằng vệ sinh, chăm sóc nuôi dưỡng:
Trong chăn nuôi việc đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật là điều rất quan
trọng, chăm sóc nuôi dưỡng tốt sẽ tạo ra những gia súc khoẻ mạnh, có khả năng
21


chống đỡ bệnh tật tốt và ngược lại. Ô chuồng lợn nái phải được vệ sinh sát trùng
trước khi vào đẻ. Nhiệt độ trong chuồng phải đảm bảo 32 – 34 0C đối với lợn sơ
sinh và 28 – 300C với lợn cai sữa. Chuồng phải luôn khô ráo, không thấm ướt,
không thay đổi thức ăn đột ngột. Việc giữ gìn chuồng trại sạch sẽ, kín ấm áp vào
mùa đông và đầu xuân. Nên dùng các thiết bị sưởi điện hoặc đèn hồng ngoại
trong những ngày thời tiết lạnh ẩm để đề phòng bệnh lợn con tiêu chảy, mang lại
hiệu quả cao trong chăn nuôi.
Cần hạn chế dùng nước tắm rửa cho lợn ở giai đoạn lợn con theo mẹ cũng
như cai sữa, ẩm độ thích hợp cho lợn con được khuyến cáo là 70 - 85%. (Sử An
Ninh (1995) [30].
Năm 1998, Phạm Khắc Hiếu và cộng [31] sự cho rằng: Lợn con sau khi đẻ

ra cần được sưởi ấm ở nhiệt độ 34oC trong tuần lễ đầu tiên sau đó giảm dần
xuống nhưng không được thấp hơn 30oC. Như vậy lợn sẽ tránh được stress lạnh
ẩm.
Ở lợn con, việc thiếu sắt dẫn đến thiếu máu, làm giảm sức đề kháng cũng là
nguyên nhân gây nên hội chứng tiêu chảy khá cao. Lợn con một ngày tuổi sẽ
được cắt nanh bấm tai và tiêm sắt.
Phòng bệnh bằng vacxin:
Đây là phương pháp hữu hiệu nhất để ngăn ngừa bệnh đặc biệt là các bệnh
có nguyên nhân là vi sinh vật. Vacxin phòng bệnh tiêu chảy cho lợn đã được
nghiên cứu khá lâu và đã được sử dụng để phòng ngừa tiêu chảy nhằm tạo miễn
dịch chủ động cho đàn lợn chống lại bệnh, các loại vacxin này đã và đang cho
kết quả phòng bệnh một cách khả quan, đạt được mục tiêu làm giảm tỷ lệ bệnh.
Một số tác giả đã tập trung nghiên cứu chế tạo và sử dụng vacxin phòng
bệnh nhằm kích thích cơ thể chủ động sản sinh kháng thể chống lại mầm bệnh,
nghiên cứu các chế phẩm để phòng và trị hội chứng tiêu chảy.
Năm 2002, Trần Thị Hạnh và cs đã chế tạo sinh phẩm E.coli – sữa và
Cl.perfringens – toxoid dùng phòng tiêu chảy cho lợn con [6].
Năm 2001, Nguyễn Bá Hiên và cs sử dụng các loại kháng sinh và hoá dược
để điều trị hội chứng tiêu chảy, lập lại sự cân bằng của tập đoàn vi khuẩn đường
ruột, lập lại sự cân bằng nước và điện giải cho kết qua tốt [32].
2.5.2 Điều trị
Điều trị hiện tượng mất nước và chất điện giải:

22


Việc sử dụng kháng sinh trong điều trị được nhiều nhà nghiên cứu và đưa
ra nhiều phác đồ điều trị khác nhau, nhưng các nhà nghiên cứu đều thống nhất
rằng việc sử dụng kháng sinh có hiệu quả cần xem xét khả năng mẫn cảm và
tính kháng thuốc của vi khuẩn, tác dụng kháng sinh sau điều trị. Để điều trị tốt

bệnh tiêu chảy ta phải đảm bảo toàn diện các khâu sau:
Chống viêm ở niêm mạc đường tiêu hoá lợn con.
Chống vi khuẩn gây bệnh kế phát bằng thuốc hoá học trị liệu.
Chống loạn khuẩn, khôi phục lại hệ vi sinh vật có lợi trong đường tiêu
hoá.Đồng thời bổ sung nước, chất điện giải, Fe, các vitamin và khoáng.
Thực hiện nuôi dưỡng, chăm sóc tốt cả lợn nái và lợn con theo hướng
chống vi khuẩn chống bội nhiễm, một số tác giả nước ngoài đã sử dụng các loại
thuốc hoá học trị liệu: Furazolidon, Tetracylin, Streptomycin, Ampicillin và các
Sulfamid. Các nhà nghiên cứu đều nhận thấy rằng hiệu quả chữa bệnh khi điều
trị phải tuân theo nguyên tắc: dùng kháng sinh đặc hiệu kết hợp với thuốc bổ trợ
tăng sức đề kháng, mau hồi phục bổ sung và chất điện giải như: vitamin C, B
complex, Glucose.
Các chủng vi khuẩn E.coli phân lập được mẫn cảm với một số loại kháng
sinh: Cefiofur, Amikacin và kháng mạnh với Tetracyclin, Ampicillin… (Lê Văn
Dương, 2010) [28].
Dùng kháng sinh cầm ỉa chảy như: Sulfathiazon 10% tiêm dưới da,
Streptomycin uống, Kanamycin tiêm bắp, Neomycin cho uống, Norfloxacin,
Enrofloxacin … (Phạm Ngọc Thạch, 2006) [27].
Điều trị triệu chứng:
Lợn con bị tiêu chảy nặng thường dẫn đến tình trạng mất nước và có biểu
hiện rối loạn nghiêm trọng các chất điện giải. Do đó kết hợp với điều trị bằng
thuốc cần phải kịp thời chống mất nước và chất điện giải cho lợn con, đồng thời
nên trợ tim cho lợn con bằng cafein 20%, bổ sung đường glucose, tăng cường
các vitamin đặc biệt là các vitamin nhóm B.
Khôi phục hệ vi sinh vật đường ruột.
Khôi phục và ổn định trạmg thái cân bằng của hệ vi sinh vật đường ruột sẽ
có ảnh hưởng tốt đến hiệu quả điều trị.
Năm 2000, Đỗ Trung Cứ và cộng sự cho rằng: Sử dụng chế phẩm
Biosubtyl để điều trị tiêu chảy cho lợn con trước và sau cai sữa cho tỷ lệ lợn con
mắc tiêu chảy giảm, khả năng tăng trọng tốt [33].

23


Năm 2004, Tạ Thị Vịnh và cộng sự cho biết khi sử dụng chế phẩm VITOM
1 và VITOM 3 để phòng và trị tiêu chảy cho lợn con từ sơ sinh đến 3 tuần tuổi
cho kết quả tốt, ngoài tác dụng điều trị, chế phẩm còn góp phần kích thích tăng
trọng lợn [34].

24


Phần III
ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Lợn con theo mẹ từ 1 đến 21 ngày tuổi mắc bệnh tiêu chảy.
3.2 Địa điểm nghiên cứu
Thời gian thực hiện đề tài từ ngày 01/09/2016 đến ngày 30/11/2016 tại trại
lợn Sông Phan 1, thôn An Vinh, xã Sông Phan, Huyện Hàm Tân, tỉnh Bình
Thuận.
3.3 Nội dung nghiên cứu
3.3.1 Nội dung nghiên cứu
- Tỷ lệ lợn con bị tiêu chảy:
- Thử phác đồ điều trị bệnh tiêu chảy.
- Thời gian điều trị trung bình.
3.3.2. Các bước tiến hành
- Xây dựng chương trình chi tiết và lập kế hoạch hoạt động.
- Tham khảo, thu thập tài liệu liên quan đến đề tài.
- Xây dựng bộ công cụ biểu mẫu khảo sát điều tra và biểu mẫu theo dõi điều trị.
- Khảo sát điều tra thực trạng của trại.

- Bố trí khảo sát ngẫu nhiên trên số lợn nái đã chọn qua 3 đợt như bảng sau.
Bảng 3.3 Bố trí khảo sát
Đợt khảo sát

Số ổ lợn con theo mẹ

Số lợn con khảo sát

khảo sát

Đợt I (Từ 1/9/2016 đến
30/9/2016)

56

649

Đợt II (Từ 1/10/2016 đến
30/10/2016)

56

646

Đợt III (Từ 1/11/2016
đến 30/11/2016)

56

634


25


×