Tải bản đầy đủ (.doc) (118 trang)

Luận văn Quản lý hoàn thuế GTGT tại Cục thuế Thành Phố Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (591.8 KB, 118 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Luận văn với đề tài: “Quản lý hoàn thuế GTGT tại
Cục thuế Thành Phố Hà Nội” là công trình nghiên cứu của bản thân tôi được
thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS Tiến sỹ Hà Văn Sự.
Những số liệu thông tin được trính dẫn là trung thực có nguồn gốc rõ
ràng, những kết luận nghiên cứu, thông tin, số liệu, chưa từng công bố dưới
bất cứ hình thức nào.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.

Tác Giả

Tạ Văn Quân


ii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN...............................................................................................i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN..........................iv
PHẦN MỞ ĐẦU...............................................................................................1
1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI..................................................................1
2.TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU....................................3
3. ĐỐI TƯỢNG, MỤC TIÊU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.........................5
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................................6
4.2.2. Số liệu sơ cấp...........................................................................................7
5. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN.......................................................................7
CHƯƠNG 1.......................................................................................................8
MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOÀN THUẾ GIÁ TRỊ GIA
TĂNG TẠI CÁC CỤC THUẾ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY...............................8


1.1. BẢN CHẤT VÀ VAI TRÒ CỦA QUẢN LÝ HOÀN THUẾ GIÁ TRỊ
GIA TĂNG Ở NƯỚC TA HIỆN NAY.............................................................8
1.2. NHỮNG NỘI DUNG VÀ YÊU CẦU CỦA QUẢN LÝ HOÀN THUẾ
GTGT TẠI CÁC CỤC THUẾ.........................................................................23
1.3. CÁC CÔNG CỤ QUẢN LÝ HOÀN THUẾ GTGT TẠI CÁC CỤC
THUẾ..............................................................................................................35
1.4. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG VÀ BÀI HỌC CHO
CỤC THUẾ TP HÀ NỘI TRONG QUẢN LÝ HOÀN THUẾ GTGT...........39
CHƯƠNG 2.....................................................................................................51
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOÀN THUẾ GTGT TẠI CỤC
THUẾ THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN HIỆN NAY.............................51
2.1. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ CÔNG
TÁC HOÀN THUẾ GTGT TẠI CỤC THUẾ TP HÀ NỘI...........................51
2.1.2. Công tác hoàn thuế GTGT tại Cục thuế TP Hà Nội..............................53
2.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI CÁC NỘI DUNG VÀ
VIỆC SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ TRONG QUẢN LÝ HOÀN THUẾ
GTGT TẠI CỤC THUẾ TP HÀ NỘI.............................................................62


iii

2.3. NHỮNG KẾT LUẬN VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA QUA NGHIÊN CỨU
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOÀN THUẾ GTGT TẠI CỤC THUẾ HÀ NỘI.
.........................................................................................................................81
CHƯƠNG 3.....................................................................................................85
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC
QUẢN LÝ HOÀN THUẾ GTGT TẠI CỤC THUẾ HÀ NỘI........................85
3.1. MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG TIẾP TỤC HOÀN THIỆN CÔNG
TÁC QUẢN LÝ HOÀN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG TẠI CỤC THUẾ TP
HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2020...............................................................................85

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN
LÝ HOÀN THUẾ GTGT TẠI CỤC THUẾ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2020......94
KẾT LUẬN...................................................................................................109
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................111


iv

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

Ký hiệu viết tắt

Giải nghĩa
Tiếng Việt
Giá trị gia tăng

GTGT
VAT

-

Thuế Giá trị gia tăng

WTO

-

-

-


Tổ chức Thương mại thế
giới
-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-


-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-


-

-


v

DANH MỤC BẢNG BIỂU, BIỂU MẪU
Bảng số1.1: Tình hình hoàn thuế giá trị gia tăng tại Cục thuế Vĩnh Phúc năm
2012.................................................................................................................40
Bảng số 1.2: Tình hình kiểm tra, thanh tra tại Cục thuế Vĩnh Phúc qua các
năm 2011, 2012, 2013.....................................................................................42
Bảng 2.1: Kết quả hoàn thuế GTGT giai đoạn 2011 – 2013 tại Cục thuế
Thành phố Hà Nội...........................................................................................59
Bảng 2.2: Kết quả hoàn thuế GTGT giai đoạn 2011 -2013 theo các trường
hợp hoàn tại Cục thuế Hà Nội.........................................................................60
Bảng 2.3: Kết quả công tác tiếp nhận hồ sơ hoàn thuế GTGT tại Cục thuế TP
Hà Nội.............................................................................................................63
Bảng 2.4: Kết quả phân loại hồ sơ hoàn thuế GTGT tại Cục thuế Hà Nội.....64
Bảng 2.5: Kết quả kiểm tra trước hoàn tại Cục thuế Thành phố Hà Nội........66
Biểu đồ 2.1: Số tiền thuế GTGT doanh nghiệp đề nghị được hoàn, số tiền thuế
GTGT được hoàn và số tiền thuế GTGT không được hoàn tại Cục thuế TP Hà
Nội...................................................................................................................67
Bảng 2.6: Số thuế không được hoàn theo đối tượng hoàn..............................68
Bảng 2.7: Kết quả hoàn thuế GTGT giai đoạn 2011 -2013 theo các trường
hợp hoàn..........................................................................................................70
Bảng 2.8: Kết quả kiểm tra sau hoàn giai đoạn 2011 – 2013 tại Cục thuế
Thành phố Hà Nội...........................................................................................72
Biểu đồ 2.2: Số thuế GTGT truy hoàn tại Cục thuế TP Hà Nội......................73

Bảng 2.9: Số thuế truy thu theo đối tượng hoàn..............................................74
Bảng 2.10: Kết quả thẩm định và quyết định hoàn thuế GTGT tại Cục thuế
Thành phố Hà Nội...........................................................................................75
Bảng 2.11.Tỷ lệ số tiền NNT được hoàn thuế tại Cục thuế TP Hà Nội sau khi
áp dụng luật số 31/2013/QH13 trong năm 2013 sửa đổi bổ sung luật số
13/2008/QH12 năm 2008 ...............................................................................76
Bảng 2.12. Số lượng phát hiện hồ sơ gian lận trong công tác hoàn thuế GTGT
tại Cục thuế Hà Nội do áp dụng phần mềm NTK và iNTK............................80


vi

Biểu đồ 2.1: Số tiền thuế GTGT doanh nghiệp đề nghị được hoàn, số tiền thuế
GTGT được hoàn và số tiền thuế GTGT không được hoàn tại Cục thuế TP Hà
Nội................................................................ Error: Reference source not found
Biểu đồ 2.2: Số thuế GTGT truy hoàn tại Cục thuế TP Hà Nội................Error:
Reference source not found


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Cùng với sự ra đời và phát triển của Nhà Nước. Thuế không chỉ tạo
nguồn thu cho Chính phủ hoạt động mà còn là công cụ để phân phối lại thu
nhập, tạo ra công bằng xã hội vì vậy thuế đóng một vai trò cực kỳ quan trọng
trong hệ thống các công cụ quản lý kinh tế vĩ mô của Chính phủ.
Ở Việt Nam, Luật thuế GTGT ra đời (thay cho thuế doanh thu) là một
thành công lớn trong quá trình cải cách hệ thống thuế, có ý nghĩa lịch sử trong
hoạt động quản lý kinh tế của Đảng và Nhà nước ta.

Quản lý thuế nói chung và quản lý hoàn thuế GTGT nói riêng có ý
nghĩa hết sức quan trọng không chỉ đối với các doanh nghiệp, các cơ quan
quản lý nhà nước mà có tác động to lớn đối với cả nền kinh tế trong quá trình
hội nhập và phát triển đất nước.
Thủ đô Hà Nội, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của cả nước, các
tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp đóng trụ sở tại Hà Nội chiếm tỷ trọng
lớn trong số thu ngân sách cả nước, cùng với sự tăng trưởng kinh tế các doanh
nghiệp trên địa bàn Hà Nội nguồn thu ngân sách từ thuế của Cục thuế Hà Nội
chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế của cả nước và của thành phố Hà
Nội.
Thuế GTGT là một sắc thuế quan trọng đóng góp lớn về số thu cho
NSNN. Hàng năm hoàn thuế GTGT đối với các doanh nghiệp chiếm tỷ trọng
không nhỏ trong tổng số thu của toàn Cục thuế TP Hà Nội như năm 2011 số
thuế GTGT hoàn là: 8.122.995 triệu đồng, năm 2012 là: 9.628.879 triệu đồng,
năm 2013 là: 8.549.463 triệu đồng, từ đó cho thấy công tác quản lý hoàn Thuế
GTGT tại Cục thuế TP Hà Nội là một yêu cầu hết sức quan trọng và cần thiết.


2

Công tác quản lý Thuế, quản lý hoàn thuế GTGT tại Cục Thuế TP Hà
Nội trong thời gian vừa qua đã đem lại nhiều kết quả tốt, tạo thuận lợi cho các
doanh nghiệp, tạo ra nguồn vốn kịp thời hỗ trợ cho các doanh nghiệp, sản
xuất kinh doanh, cũng như tạo sự công bằng, kích thích đầu tư, thu hút vốn
đầu tư phát triển kinh tế xã hội.
Tuy nhiên vẫn còn tồn tại, hạn chế, chưa hoàn thiện, còn nhiều vướng
mắc, bất cập cả về qui trình quản lý, ứng dụng công nghệ tin học, bố trí nguồn
nhân lực, trình độ quản lý thuế, quản lý hoàn thuế GTGT của một số công
chức thuế, chưa đáp ứng được yêu cầu công cuộc cải cách hành chính, hiện
đại hoá ngành thuế.

Hiện nay tình trạng doanh nghiệp kê khai thuế ít hơn số lượng doanh
nghiệp đăng ký thành lập, tình hình nộp thuế chưa phản ảnh đúng quy mô
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh những doanh
nghiệp tuân thủ chấp hành pháp luật Thuế còn không ít doanh nghiệp lập lên
với những mục đích gian lận, nhằm buôn bán hoá đơn GTGT sử dụng bất hợp
pháp hoá đơn, thực hiện gian lận trong hoàn thuế GTGT chiếm đoạt tiền của
nhà nước.
Từ những thực tế tồn tại và hạn chế này đã đặt ra một đòi hỏi việc phải
nghiên cứu vấn đề về công tác quản lý hoàn thuế GTGT tại Cục thuế TP Hà
Nội đối với các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội là một đề tài hết sức cần
thiết, nghiên cứu một cách khoa học, để tìm ra những giải pháp quản lý hiệu
quả, để nắm bắt được những thủ đoạn, những gian lận trong công tác hoàn
thuế từ đó đưa ra các giải pháp, đề xuất, kiến nghị kịp thời, phù hợp để ngăn
chặn tình trạng này đảm bảo cho việc hoàn thuế GTGT trên điạ bàn TP Hà
Nội đạt kết quả tốt nhất.


3

Xuất phát từ những vấn đề nêu trên tôi chọn đề tài: “Quản lý hoàn
thuế GTGT tại Cục thuế Thành Phố Hà Nội” làm luận văn thạc sỹ của
mình, trong quá trình nghiên cứu tôi đã nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình,
trách nhiệm của Thầy PGS Tiến sỹ Hà Văn Sự cùng các đồng nghiệp trong
ngành Thuế Thủ Đô giúp đỡ tôi thực hiện đề tài này, tuy rằng tôi đã hết sức
nỗ lực tìm tòi nghiên cứu, tiếp thu song cũng không tránh khỏi những phần
hạn chế thiếu sót, tôi rất mong tiếp tục nhận được sự quan tâm giúp đỡ của
Thầy hướng dẫn và hội đồng để đề tài được hoàn chỉnh góp phần vào công tác
quản lý thuế nói chung và quản lý hoàn thuế GTGT của Cục thuế TP Hà Nội
được hiệu quả.
2.TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU

Trong thời gian qua, nhờ sự cải cách sâu rộng của Nhà nước đối với
ngành thuế, trong đó có sự thay đổi lớn về công tác quản lý hoàn thuế GTGT
đã giúp cho các cơ quan quản lý thuế và NNT giảm tải được rất nhiều công
sức trong việc thực hiện hoàn thuế GTGT. Tuy nhiên do điều kiện thực tế nền
kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng có sự hội nhập
ngày càng sâu rộng, do đó không tránh khỏi việc phát sinh một số vấn đề
trong công tác quản lý thuế và hoàn thuế. Vì thế, đã có rất nhiều hội thảo, các
công trình nghiên cứu nhằm đưa ra các giải pháp hoàn thiện hơn nữa công tác
quản lý thuế và công tác quản lý hoàn thuế GTGT.
Hội thảo 2013, Tổng cục thuế “ Hội thảo về các chính sách thuế
GTGT, TNDN mới, thực trạng triển khai, phương hướng điều hành chính
sách thuế” đã chỉ ra được lợi ích của việc sửa đổi những chính sách thuế
GTGT, TNDN giảm tải được rất nhiều thời gian trong công tác quản lý thuế
GTGT, TNDN. Tiếp tục đưa ra các kiến nghị để tiến tới năm 2014 giảm tiếp
1/3 số giờ thực hiện công tác thuế cho NNT.


4

Đề tài Nghiên cứu khoa học, PGS, TS Lê Đức Lữ “Giải pháp hoàn
thiện thuế giá trị gia tăng ở nước ta hiện nay”, thời gian thực hiện 20002001, Đề tài đã đi sâu phân tích các vấn đề nảy sinh trong việc áp dụng thuế
GTGT vào thực tế và các giải pháp hoàn thiện thuế GTGT trong nền kinh tế
thị trường định hướng XHCN của nước ta.
Luận án tiến sĩ 2011, Nguyễn Thị Thùy Dương “ Quản lý thuế ở Việt
Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”, từ lý luận chung về quản lý
thuế, trong điều kiện hội nhập, các tiêu chí để đánh giá một hệ thống thuế tốt
phải xét đến mối quan hệ giữa cơ quan thuế với người nộp thuế, những tiêu
chí về lập pháp, những đặc điểm về quản lý, đảm bảo tính linh hoạt trong điều
hành và những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến quản lý thuế, bao
gồm gia tăng hợp tác thuế giữa các nước, thúc đẩy cạnh tranh thuế, thay đổi

chính sách thuế và quản lý thuế, đặc biệt tăng cường đối phó với hiện tượng
trốn và tránh thuế quốc tế
Luận văn Thạc sỹ 2010, Phan Hữu Thọ “ Quản lý hoàn thuế và các
giải pháp hoàn thiện công tác hoàn thuế GTGT tại Cục thuế Nghệ An” đã
trình bày được về hệ thống quản lý thuế GTGT và quy trình hoàn thuế GTGT
tại Cục thuế Nghệ An, đánh giá những mặt tốt và hạn chế trong công tác thực
hiện quản lý hoàn thuế GTGT của Cục thuế Nghệ An, đã đưa ra một số giải
pháp để xử lý các hạn chế trong quản lý hoàn thuế GTGT.
Luận văn Thạc sỹ 2012, Phạm Gia Hiền “ Công tác hoàn thuế GTGT
và các giải pháp chuẩn hóa quy trình hoàn thuế GTGT tại Cục thuế tỉnh
Vĩnh Phúc” đã chỉ ra được các điểm còn chưa hợp lý trong quy trình quản lý
hoàn thuế GTGT tại Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc, đưa ra những giải pháp hoàn
thiện công tác quản lý hoàn thuế GTGT tại Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc.


5

Nhìn chung, các đề tài nghiên cứu, hội thảo, luận án tiến sĩ đã đề cập
đến các vấn đề còn tồn tại trong quản lý thuế và quản lý hoàn thuế GTGT, đi
kèm là những giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế ở nước ta. Tuy nhiên
một đề tài nghiên cứu về công tác hoàn thuế GTGT tại địa bàn TP Hà Nội vẫn
chưa được đề cập đến.
3. ĐỐI TƯỢNG, MỤC TIÊU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những lý thuyết và thực tiễn về quản
lý hoàn thuế GTGT tại Cục thuế TP Hà Nội, đặt trong tổng thể vấn đề công
tác quản lý hoàn thuế trong toàn ngành thuế.
3.2. Mục Tiêu nghiên cứu
* Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu tổng quát của luận văn là đề xuất những giải pháp quản lý

hoàn thuế GTGT góp phần giúp Cục thuế TP Hà Nội thực hiện tốt hơn công
tác quản lý hoàn thuế GTGT.
* Mục tiêu cụ thể
Hệ thống hóa và bổ sung những vấn đề lý luận về công tác quản lý
hoàn thuế GTGT tại Cục thuế TP Hà Nội;
Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý hoàn thuế GTGT tại Cục thuế TP
Hà Nội;
Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý hoàn thuế
GTGT tại Cục thuế TP Hà Nội.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung: Phạm vi nghiên cứu của luận văn giới hạn trong lĩnh
vực quản lý hoàn thuế GTGT tại Cục Thuế TP Hà Nội bao gồm những nội


6

dung: Tiếp nhận hồ sơ hoàn thuế GTGT, phân loại hồ sơ hoàn thuế GTGT,
giải quyết hồ sơ hoàn thuế GTGT, thẩm định pháp chế hồ sơ hoàn thuế
GTGT, Quyết định hoàn thuế GTGT
Phạm vi không gian: Tại Cục Thuế TP Hà Nội
Thời gian: Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý hoàn thuế GTGT tại
Cục thuế TP Hà nội từ năm 2011 – 2013 và đề xuất các giải pháp hoàn thiện
công tác quản lý hoàn thuế GTGT đến năm 2020 .
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để đánh giá một cách toàn diện và có hệ thống thực trạng công tác
quản lý hoàn thuế GTGT tại Cục thuế TP Hà Nội, luận văn sử dụng các
phương pháp sau:
4.1. Phương pháp luận
Luận văn vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch
sử; vận dụng quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước trong quá trình đổi

mới kinh tế để phân tích thực trạng quản lý và thực hiện chính sách thuế ở địa
bàn nghiên cứu. Từ đó rút ra một số nhận xét và kiến nghị đề xuất các giải
pháp để góp phần hoàn thiện công tác quản lý hoàn thuế tại Cục thuế TP Hà
Nội.
4.2. Phương pháp thu thập số liệu
4.2.1. Số liệu thứ cấp
Được thu thập từ các nguồn tài liệu, báo cáo của Cục Thuế TP Hà Nội;
thông tin đã được công bố trên các giáo trình, báo, tạp chí, công trình và đề tài
khoa học trong và ngoài nước.


7

4.2.2. Số liệu sơ cấp
Được tiến hành thu thập trên cơ sở các doanh nghiệp hoạt động sản
xuất kinh doanh trên địa bàn và số lượng cán bộ công chức (CBCC) quản lý
thu thuế, hoàn thuế GTGT thuộc Cục thuế TP Hà Nội. Cụ thể qua những báo
cáo liên quan đến công tác thực hiện nghĩa vụ thuế, hoàn thuế GTGT của các
DN và những số liệu đối chiếu lưu trữ trên hệ thống công nghệ thông tin nội
bộ tại Cục thuế TP Hà Nội.
4.3. Phương pháp phân tích
Trên cơ sở các tài liệu đã được xử lý, tổng hợp và vận dụng các phương
pháp phân tích thống kê về số DN trên địa bàn yêu cầu hoàn thuế GTGT, số
tiền thuế GTGT mà DN yêu cầu hoàn, tỷ lệ hồ sơ hoàn thuế GTGT thành
công. Phương pháp phân tích kinh tế về tình hình kinh tế tại địa bàn, tình hình
số DN làm ăn tốt, kém hiệu quả, để đánh giá thực trạng quản lý hoàn thuế
GTGT tại Cục thuế TP Hà Nội; phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến công tác
quản lý hoàn thuế GTGT tại Cục thuế TP Hà Nội.
5. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, luận văn gồm 3 phần:

Chương I :

Một số cơ sở lý luận về quản lý hoàn

thuế GTGT tại các Cục thuế ở nước ta hiện nay
Chương II:

Thực trạng công tác quản lý hoàn thuế

GTGT tại Cục Thuế TP Hà Nội giai đoạn hiện nay
Chương III:

Một số giải pháp nhằm hoàn thiện

công tác quản lý hoàn thuế GTGT trên địa bàn TP Hà Nội


8

CHNG 1
MT S C S Lí LUN V QUN Lí HON THU GI TR GIA
TNG TI CC CC THU NC TA HIN NAY

1.1. BN CHT V VAI TRề CA QUN Lí HON THU GI TR
GIA TNG NC TA HIN NAY
1.1.1.Bn cht, s ra i v phỏt trin ca thu GTGT
a. S ra i v phỏt trin ca thu GTGT
Là sản phẩm tất yếu từ sự xuất hiện của hệ thống bộ máy quản lý Nhà
nớc, thuế xuất hiện cùng với sự xuất hiện của Nhà nớc, nó là công cụ đảm bảo
cung cấp điều kiện kinh tế và các phơng tiện vật chất cần thiết cho sự tồn tại

và hoạt động của hệ thống bộ máy Nhà nớc. Nhà nớc là cơ quan quản lý và
điều hành chế độ xã hội của mỗi quốc gia. Nhà nớc ra đời kéo theo một hệ
thống các cơ quan chức năng và các công cụ thực hiện quyền lực nhằm giữ
cho xã hội tồn tại và phát triển trong vòng trật tự nhất định, mà bản thân các
cơ quan này không tạo ra của cải vật chất, do vậy để đảm bảo cho sự tồn tại và
phát huy quyền lực của Nhà nớc, đòi hỏi phải có một nguồn tài chính nhất
định. Để có đợc nguồn tài chính đó, Nhà nớc chỉ có thể và cần phải dùng
quyền lực của mình để bắt buộc các thành viên trong xã hội có nghĩa vụ đóng
góp một phần sản phẩm, một phần thu nhập của họ cho Nhà nớc, hình thức
đóng góp ấy chính là thuế.[14,tr.9]
Trong hệ thống thuế của mỗi quốc gia đều tồn tại nhiều sắc thuế khác
nhau, mỗi sắc thuế đợc áp dụng cho một số đối tợng, trờng hợp nhất định. Nh
thuế tiêu thụ đặc biệt đợc áp dụng đối với các trờng hợp sản xuất, nhập khẩu
những loại hàng hoá, dịch vụ cá biệt mà Nhà nớc muốn hạn chế sản xuất, nhập
khẩu và tiêu dùng. Thuế xuất, nhập khẩu áp dụng đối với các trờng hợp xuất


9

khẩu, nhập khẩu hàng hoá, sản phẩm giữa các quốc gia. Thuế GTGT đợc tính
trên phần giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ
sản xuất, lu thông đến tiêu dùng, kể cả trờng hợp nhập khẩu.v.v[11, tr.45]
* Thuế GTGT (hay còn gọi là VAT- Value Added Tax) đợc phát kiến ra
bởi một ngời Đức tên là CARL FRIEDRICH VON SIMENS, nhng những lý
luận của ông đã không đủ sức thuyết phục Chính phủ Đức áp dụng loại thuế
này. Đến năm 1954, loại thuế này mới đợc áp dụng đầu tiên tại Pháp với tên
gọi là TVA (Taxe Sur la Valeur Ajoutee). Lúc đầu, thuế GTGT chỉ đợc áp
dụng cho lĩnh vực sản xuất trong một số ngành nghề cá biệt với mức thuế suất
là: 16,8%. Mãi đến 1968, thuế GTGT mới đợc áp dụng cho mọi lĩnh vực,
ngành nghề với 4 mức thuế suất là: 6,4- 13,6- 20 và 25%. Sau một thời gian

sửa đổi, đến năm 1986 thì 4 mức thuế suất đó đợc thay đổi thành: 5,5- 7- 18,6
và 33,3%... Từ đó thuế GTGT đã nhanh chóng đợc áp dụng rộng rãi trên thế
giới, trở thành nguồn thu quan trọng của Chính phủ nhiều nớc. Hiện nay trên
thế giới đã có hơn 130 quốc gia đa thuế GTGT vào hệ thống thuế khoá của
mình. Còn Đức tuy là nớc đợc biết về thuế GTGT sớm hơn cả nhng mãi đến
năm 1969 mới bắt đầu áp dụng thuế GTGT với mức thuế suất là 10% và đến
năm 1995 tăng lên là 15%... Lịch sử áp dụng thuế GTGT ở các nớc trên thế
giới là bài học kinh nghiệm rất quý giá cho Việt Nam học hỏi trong thời gian
đầu áp dụng thuế GTGT (www.vi.wikipedia.org)
* Việt Nam, trớc giải phóng Miền nam, chính quyền Sài Gòn cũng đã
cho áp dụng thuế GTGT từ năm 1973 thay thế cho thuế sản xuất, thuế xay lúa,
thuế tiêu thụ nớc đá. Nhng sau khi thống nhất đất nớc, thuế GTGT đã bị bãi
bỏ, mãi đến 05-07-1993, thông qua Quyết định số 468/1993/QĐ-BTC của Bộ
Tài Chính, Nhà nớc ta mới cho thực hiện thí điểm thuế GTGT trên một số lĩnh
vực, ngành nghề. Qua đó đã cho thấy thuế GTGT là một loại thuế tiến bộ và
rất cần thiết cho nền kinh tế Việt Nam. Sau khi nghiên cứu thấy nớc ta đã có


10

đủ điều kiện, Quốc Hội đã xây dựng và đa luật thuế GTGT vào áp dụng thay
thế cho thuế doanh thu.[22, tr.15]
* Luật thuế GTGT chính thức đợc Quốc Hội thông qua ngày 10-051997 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01-01-1999. Luật thuế GTGT ra đời đã
khắc phục đợc những nhợc điểm của thuế doanh thu nh: Tránh tình trạng tính
thuế trùng lắp, việc thực hiện tổ chức quản lý dễ dàng và đơn giản hơn, mang
tính trung lập và dân chủ cao. Đồng thời, thuế GTGT cũng đã thể hiện đợc vai
trò rất quan trọng trên mọi lĩnh vực nh: khuyến khích sản xuất, kinh doanh,
xuất khẩu, thu hút đợc các nguồn đầu t từ nớc ngoài, thúc đẩy công tác hạch
toán, kế toán trong sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, góp phần tạo
điều kiện chống thất thu thuế, tạo nguồn thu lớn và ổn định cho ngân sách

Nhà nớc, góp phần tăng cờng quản lý các hoạt động sản xuất, kinh doanh của
doanh nghiệp... ( www.vi.wikipedia.org)
Sau khi thuế GTGT ra đời thay thế cho thuế doanh thu thì hệ thống thuế
của Việt Nam đã có nhiều u điểm nổi bật hơn, mang lại nhiều thành công hơn
góp phần quan trọng đa đất nớc phát triển về KT-XH, hội nhập với khu vực và
thế giới.
Việc chuyển sang áp dụng thuế GTGT thay thế cho thuế doanh thu ở
Việt Nam, vừa nhằm mục đích từng bớc hoà nhập với chính sách thuế của các
nớc trong khu vực và trên thế giới, đồng thời vơn tới việc cải cách hệ thống
thuế khóa thích hợp hơn cho việc chuyển từ nền kinh tế kế hoạch tập trung
sang nền kinh tế thị trờng theo định hớng xã hội chủ nghĩa.

b. Bn cht ca thu GTGT


11

* Khỏi nim:
Theo quan niệm của C.Mác, giá trị của hàng hoá, dịch vụ là c+(v+m),
trong đó c là lao động quá khứ đợc chuyển vào sản phẩm, (v+m) là phần giá
trị mới sáng tạo ra và đó chính là phần giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ.
Nếu sản phẩm này lại là tài sản cố định hay nguyên, vật liệu cho chu kỳ sản
xuất, kinh doanh tiếp theo thì nó lại đóng vai trò là phần c của sản phẩm mới.
Cứ nh vậy đến ngời tiêu dùng cuối cùng, toàn bộ số c+(v+m) là tổng giá trị
của hàng hóa, dịch vụ, đồng thời cũng là tổng các phần giá trị tăng thêm của
hàng hoá, dịch vụ qua các giai đoạn sản xuất, kinh doanh khác nhau. Mỗi một
sản phẩm, hàng hoá nếu không đi vào tiêu dùng sẽ đi vào quá trình sản xuất,
kinh doanh tiếp theo và lại làm tăng thêm giá trị của hàng hóa. Những giá trị
đó tất nhiên sẽ bị Nhà nớc tính thuế, nhng việc tính thuế trên toàn bộ giá trị
hay chỉ tính thuế đối với phần giá trị tăng thêm thì lại phụ thuộc vào từng sắc

thuế.[25,tr.71]
Quá trình sản xuất ra hàng hoá bao gồm một số bớc, giá trị cuối cùng
của sản phẩm là tổng các giá trị tăng thêm ở các giai đoạn đó. Thuế đánh vào
tổng giá trị sản phẩm ở mỗi giai đoạn gọi là thuế doanh thu, còn thuế đánh vào
phần giá trị tăng thêm ở từng giai đoạn gọi là thuế GTGT.
Thu giỏ tr gia tng l thu tớnh trờn giỏ tr tng thờm ca hng hoỏ,
dch v phỏt sinh trong quỏ trỡnh t sn xut, lu thụng n tiờu dựng.(Lut s
13/2008/QH12: Lut thu GTGT)
*Phõn loi thu GTGT
Do thuế GTGT đợc tính trên phần giá trị tăng thêm nên dù hàng hoá đợc mua đi bán lại kiểu gì, dù bán cho ngời tiêu dùng trực tiếp hay qua nhiều
thang, nhiều nấc thì kết quả cuối cùng Nhà nớc vẫn thu đợc một khoản thuế cố


12

định, đó chính là số thuế của toàn bộ giá trị hàng hoá mà ngời tiêu dùng cuối
cùng phải trả.
m bo vic a sc thu GTGT vo nn kinh t d dng, khụng
gõy nờn s xỏo trn ln, v cng nhm gim ti thi gian thc hin ngha v
thu thỡ theo Lut thu GTGT hin hnh, ang tn ti ng thi hai phng
thc tớnh thu GTGT cho cỏc i tng chu thu: Tớnh thu GTGT theo
phng phỏp khu tr v tớnh thu GTGT theo phng phỏp trc tip
(1)

Phơng pháp khấu trừ:
Số thuế
GTGT

=


phải nộp

Thuế

Thuế

GTGT -

GTGT

đầu ra

đầu vào

Trong đó:
Thuế
GTGT
đầu ra

Giá tính thuế

Khối lợng

Thuế suất thuế

= của hàng hoá x hàng hoá, dịch x GTGT của hàng
dịch vụ

vụ bán ra


hoá, dịch vụ đó

(Lut s 13/2008/QH12: Lut thu GTGT)
Còn thuế GTGT đầu vào là số thuế đợc ghi trên hoá đơn GTGT khi mua
hàng của hàng hoá, dịch vụ mà cơ sở đó mua vào hoặc trên chứng từ nộp thuế
GTGT của hàng hoá nhập khẩu hoặc theo tỷ lệ % quy định.
Nếu thuế GTGT đầu vào lớn hơn thuế GTGT đầu ra thì doanh nghiệp sẽ
đợc Nhà nớc khấu trừ số chênh lệnh đó vào số thuế GTGT phải nộp của kỳ
sau. Nếu số chênh lệch đó lớn hơn 200 triệu đồng hoặc 3 tháng liên tiếp ( hin
nay theo quy nh ti TT 219 BTC cú hiu lc t ngy 1/1/2014 thỡ 12 thỏng
liờn tc) có số thuế đầu vào lớn hơn thuế đầu ra thì doanh nghiệp sẽ đợc Nhà
nớc hoàn lại phần thuế chênh lệch đó.

(2)

Phơng pháp tính trực tiếp trên GTGT:


13

Số thuế
GTGT

GTGT của
= hàng hoá, dịch

phải nộp

Thuế suất thuế
x


vụ chịu thuế

GTGT của hàng
hoá, dịch vụ đó

Trong đó:
GTGT của

Giá của hàng

hàng hoá, dịch =

hoá, dịch

vụ chịu thuế

vụ bán ra

Giá của hàng
-

hoá, dịch
vụ mua vào

(Lut s 13/2008/QH12: Lut thu GTGT)
Ngoi ra nhm m bo yu t iu tit cụng bng, v khuyn khớch
hot ng kinh doanh ca DN, y mnh tng trng kinh t, thu GTGT
nc ta cũn ỏp dng cỏc mc thu sut khỏc nhau cho tng nhúm hng:
1. Mc thu sut 0%( nhúm khuyn khớch cao nht) ỏp dng i vi

hng húa, dch v xut khu, vn ti quc t v hng húa, dch v khụng chu
thu giỏ tr gia tng quy nh ti iu 5 ca Lut thu GTGT s:
13/2008/QH12 khi xut khu, tr cỏc trng hp chuyn giao cụng ngh,
chuyn nhng quyn s hu trớ tu ra nc ngoi; dch v tỏi bo him ra
nc ngoi; dch v cp tớn dng, chuyn nhng vn, dch v ti chớnh phỏi
sinh; dch v bu chớnh, vin thụng; sn phm xut khu l ti nguyờn,
khoỏng sn khai thỏc cha qua ch bin quy nh ti khon 23 iu 5 ca
Lut thu GTGT s: 13/2008/QH12 .
2. Mc thu sut 5%( nhúm khuyn khớch th 2) ỏp dng i vi hng
hoỏ, dch v sau õy:
a) Nc sch phc v sn xut v sinh hot;


14

b) Phân bón; quặng để sản xuất phân bón; thuốc phòng trừ sâu bệnh và chất
kích thích tăng trưởng vật nuôi, cây trồng;
c) Thức ăn gia súc, gia cầm và thức ăn cho vật nuôi khác;
d) Dịch vụ đào đắp, nạo vét kênh, mương, ao hồ phục vụ sản xuất nông
nghiệp; nuôi trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng; sơ chế, bảo
quản sản phẩm nông nghiệp;
đ) Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản chưa qua chế biến, trừ sản phẩm
quy định tại khoản 1 Điều 5 của Luật này;
e) Mủ cao su sơ chế; nhựa thông sơ chế; lưới, dây giềng và sợi để đan lưới
đánh cá;
g) Thực phẩm tươi sống; lâm sản chưa qua chế biến, trừ gỗ, măng và sản
phẩm quy định tại khoản 1 Điều 5 của Luật này;
h) Đường; phụ phẩm trong sản xuất đường, bao gồm gỉ đường, bã mía, bã
bùn;
i) Sản phẩm bằng đay, cói, tre, nứa, lá, rơm, vỏ dừa, sọ dừa, bèo tây và các

sản phẩm thủ công khác sản xuất bằng nguyên liệu tận dụng từ nông nghiệp;
bông sơ chế; giấy in báo;
k) Máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, bao
gồm máy cày, máy bừa, máy cấy, máy gieo hạt, máy tuốt lúa, máy gặt, máy
gặt đập liên hợp, máy thu hoạch sản phẩm nông nghiệp, máy hoặc bình bơm
thuốc trừ sâu;
l) Thiết bị, dụng cụ y tế; bông, băng vệ sinh y tế; thuốc phòng bệnh, chữa
bệnh; sản phẩm hóa dược, dược liệu là nguyên liệu sản xuất thuốc chữa bệnh,
thuốc phòng bệnh;


15

m) Giáo cụ dùng để giảng dạy và học tập, bao gồm các loại mô hình, hình vẽ,
bảng, phấn, thước kẻ, com-pa và các loại thiết bị, dụng cụ chuyên dùng cho
giảng dạy, nghiên cứu, thí nghiệm khoa học;
n) Hoạt động văn hoá, triển lãm, thể dục, thể thao; biểu diễn nghệ thuật; sản
xuất phim; nhập khẩu, phát hành và chiếu phim;
o) Đồ chơi cho trẻ em; sách các loại, trừ sách quy định tại khoản 15 Điều 5
của Luật này;
p) Dịch vụ khoa học, công nghệ theo quy định của Luật khoa học và công
nghệ.
3. Mức thuế suất 10%(Mức thuế tiêu chuẩn) áp dụng đối với hàng hoá, dịch
vụ không quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.( Luật số 13/2008/QH12:
Luật thuế GTGT)
Như vậy việc phân ra từng mức thuế suất, áp dụng đối với từng mặt hàng, lĩnh
vực nhằm điều tiết, khuyến khích những hàng hoá, ngành, lĩnh vực tạo ra sự
thức đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, thu hút đầu tư, tạo sự phát triển tổng
thể cho nền kinh tế.
* Đặc điểm của thuế GTGT

Là một loại thuế gián thu, người nộp thuế là những cơ sở sản xuất kinh
doanh hàng hoá - dịch vụ, còn người chịu thuế là người sử dụng cuối cùng
của hàng hoá dịch vụ ấy. Như vậy người nộp thuế và người chịu thuế không
đồng thời là một.
Thuế GTGT là loại thuế đánh nhiều giai đoạn nhưng chỉ đánh vào phần
giá trị tăng thêm của từng giai đoạn đó, tổng số thu của các giai đoạn ngang
bằng với số thuế đầu ra ở khâu tiêu thụ cuối cùng.


16

Thu GTGT cú tớnh trung lp cao, vỡ nú l khon thu nhp cho Nh
nc ngi mua hng hoỏ.
Thu GTGT em li ngun thu ln, n nh v thng xuyờn cho
NSNN.
Thu GTGT thc cht l mt sc thu ỏnh vo tiờu dựng hng hoỏ
dch v c thu khõu bỏn hng v nú mang tớnh lu thoỏi cao so vi thu
nhp. Tớnh cht ny xut phỏt t quy lut gim dn ca thiờn hng tiờu dựng.
Khi thu nhp tng lờn thỡ tiờu dựng cng tng lờn nhng tc tng ca tiờu
dựng s chm hn tc tng ca thu nhp. Ngi cú thu nhp cng cao s cú
t sut thu tiờu dựng trờn tng thu nhp cng nh.
Thuế GTGT đánh trên hành vi tiêu dùng, còn các cơ sở sản xuất, kinh
doanh với t cách là những nhà trung gian nên không phải là ngời chịu thuế. Vì
vậy có thể nói, bản chất của thuế GTGT là thuế tiêu dùng và đánh vào ngời
tiêu dùng cuối cùng.
Cũng do thuế GTGT tính trên phần giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch
vụ nên NNT phải là các cơ sở sản xuất, kinh doanh đã bỏ thêm chi phí vào
làm cho giá cả của hàng hoá, dịch vụ tăng lên. Tuy nhiên, phần thuế mà họ
nộp vào ngân sách thực chất lại là do ngời mua hàng hoá, dịch vụ đã thanh
toán trong giá cả, tức là ngời tiêu dùng mới là ngời chịu thuế. Lúc này các cơ

sở sản xuất, kinh doanh đóng vai trò là ngời thu hộ thuế cho Nhà nớc và là ngời nộp hộ thuế cho ngời tiêu dùng, là một mắt xích trong hệ thống thu thuế. Vì
vậy, thuế GTGT là một loại thuế gián thu, điều tiết vào thu nhập của ngời tiêu
dùng hàng hoá, dịch vụ một cách gián tiếp, thông qua giá cả.
Thuế GTGT có tính xã hội hoá cao, đòi hỏi ngời tiêu dùng phải có ý
thức trong việc chấp hành nghĩa vụ nộp thuế và góp phần kiểm soát chống thất
thu cho ngân sách Nhà Nớc.


17

1.1.2. Bản chất của quản lý đối với việc hoàn thuế GTGT
* Khái niệm hoàn thuế GTGT và sự cần thiết của việc hoàn thuế GTGT
Hoàn thuế GTGT là việc Ngân sách Nhà nước trả lại cho đối tượng nộp
thuế số tiền thuế GTGT đầu vào đã trả khi mua hàng hoá, dịch vụ mà đối
tượng nộp thuế chưa được khấu trừ trong kỳ tính thuế.
Về nguyên tắc, khi phát sinh số thuế GTGT được khấu trừ, Nhà nước
phải khấu trừ đầy đủ, kịp thời cho đối tượng nộp thuế. Nếu khấu trừ không
hết thì phải hoàn lại cho người nộp thuế nhưng để thuận lợi cho đối tượng nộp
thuế trong kinh doanh, đơn giản cho quản lý thu nộp thuế, quản lý Ngân sách
Nhà nước, Nhà nước hoàn lại số thuế đầu vào chưa được khấu trừ hết cho đối
tượng nộp thuế theo các điều kiện do pháp luật quy định.
Tuy nhiên để đảm bảo cho các DN kinh doanh tốt hơn, thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế, thì công tác hoàn thuế GTGT cũng phải được quan tâm hàng
đầu bởi việc hoàn thuế GTGT có ý nghĩa rất lớn với DN:
+ Giảm bớt khó khăn về tài chính cho các doanh nghiệp là NNT trong
kinh doanh: vốn luôn là vấn đề hết sức nóng bỏng đối với các doanh nghiệp,
đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường của nước ta hiện nay. Để khuyến khích
đầu tư và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, Nhà nước thực hiện hoàn
thuế để tạo điều kiện cho doanh nghiệp thu hồi được vốn đã ứng trước.
+ Trả lại số thuế do thay đổi tính chất của việc sử dụng hàng hoá: đối

với loại hàng hoá được sản xuất tại Việt Nam nhưng không được tiêu dùng
trong nước mà đem xuất khẩu, về mặt nguyên tắc thuế gián thu không điều
tiết, do vậy được hoàn toàn bộ số thuế đầu vào đã trả nằm trong những hàng
hoá đó.


18

+ Đối với những loại hàng hoá được mua bằng tiền viện trợ nhân đạo,
viện trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân người nước ngoài thì được
hoàn số thuế nằm trong giá cả của hàng hoá đó, vì mục đíchsử dụng những
hàng hoá này mang tính nhân đạo như cứu giúp đồng bào bị thiên tai, lũ lụt,..
+ Thực hiện phát triển kinh tế theo định hướng của Nhà nước.
* Quản lý hoàn thuế GTGT
Thuế GTGT là một loại thuế tiến bộ, có vai trò vai trò rất lớn trong việc
huy động ngân sách Nhà nước, bên cạnh đó việc thực hiện hoàn thuế GTGT
cũng góp phần tạo niềm tin và hỗ trợ DN để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nó
đảm bảo cho sự tồn tại và phát huy vai trò quản lý của bộ máy Nhà nước, do
đó công tác quản lý hoàn thuế GTGT là một công tác quan trọng cần phải
được hoàn thiện để nâng cao hiệu quả.
Ngay từ bước đầu thành lập ngành Thuế nước ta, Nhà nước đã dựa vào
các yếu tố về quy mô, độ phức tạp để phân cấp quản lý cơ quan thuế thành 3
cấp: Tổng cục thuế, Cục thuế, Chi cục thuế
+ Tổng cục thuế: thực hiện chức năng tham mưu, giúp chính phủ quản
lý nhà nước về các khoản thu nội địa trong phạm vi cả nước
+ Cục thuế trên địa bàn các Tỉnh, TP: Thực hiện chức năng quản lý
nguồn thu đối với những DN có quy mô lớn trên địa bàn, nhằm đảm bảo thực
hiện tốt nhiệm vụ thu Ngân sách
+ Chi cục thuế: Thực hiện nhiệm vụ cơ quan cấp trên giao cho, quản lý
nguồn thu đối với các DN có quy mô vừa và nhỏ trên địa bàn nhằm đảm bảo

thực hiện tốt nhiệm vụ thu Ngân sách được giao.
Cơ quan quản lý Thuế thực hiện quản lý thuế nói chung và quản lý
hoàn thuế GTGT nói riêng, thực hiện theo chức năng nhiệm vụ và quyền hạn


19

được pháp luật quy định, vừa quản lý vừa hướng dẫn về chuyên môn nghiệp
vụ, chính sách thuế.
Người nộp thuế là các tổ chức doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức có hoạt
động kinh doanh hoặc thuộc đối tượng phải đăng ký thuế kê, khai thuế, nộp
thuế, có số thuế được hoàn theo quy định của pháp luật là đối tương quản lý
của cơ quan thuế.
+ Người đại diện hợp pháp của đối tượng được hoàn thuế phải ký, gửi
đơn đề nghị hoàn thuế kèm đầy đủ hồ sơ hoàn thuế theo quy định cho cơ quan
thuế trực tiếp quản lý.
+ Trường hợp hồ sơ lập không đầy đủ hoặc có sai sót, đối tượng đề
nghị hoàn thuế phải bổ sung, sửa đổi hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan thuế.
Ngày gửi bổ sung hồ sơ (nếu có) được xác định là ngày gửi hồ sơ hoàn thuế
đến cơ quan thuế.
+ Ngoài hồ sơ gửi đến cơ quan thuế theo quy định, các tài liệu, hồ sơ
khác liên quan đến hoàn thuế, đối tượng được hoàn thuế phải lưu giữ đầy đủ
tại cơ sở. Đối tượng được hoàn thuế phải cung cấp các tài liệu liên quan đến
việc hoàn thuế khi cơ quan thuế yêu cầu.
+ Đối tượng đề nghị hoàn thuế GTGT chịu trách nhiệm trước pháp luật
về tính chính xác, trung thực của số liệu đã kê khai với cơ quan thuế.
1.1.3.Vai trò của quản lý đối với việc hoàn thuế GTGT ở nước ta hiện nay
Quản lý đối với hoàn thuế GTGT có ý nghĩa hết sức quan trọng không
chỉ nhằm thực hiện đúng chính sách pháp luật mà việc quản lý còn kịp thời
phát hiện những sai phạm thiếu sót trong quá trình quản lý Thuế, hoàn thuế

GTGT, nắm bắt kịp thời tình hình kinh doanh, hoàn thuế GTGT của từng lĩnh
vực trong xã hội, kịp thời có những phát hiện, điều chỉnh, cân đối ngân sách


×