Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

thể chế chính trị tìm hiểu về tổ chức và hoạt động của quốc hội mỹ tiểu luận cao học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (235.91 KB, 39 trang )

Môc lôc
A- PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................2
1- Tính cấp thiết của đề tài...................................................................................2
2- Tình hình nghiên cứu vấn đề..........................................................................4
3- Mục đích – nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của đề tài......................5
4- Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu đề tài....................................6
5- Kết cấu của đề tài. .............................................................................................6
B- PHẦN NỘI DUNG.............................................................................................7
Chương I: Một số vấn đề chung về Quốc hội Hoa Kỳ................................7
1.1. Khái lược lịch sử Quốc hội Hoa Kỳ qua các thời kỳ. .........................7
1.2. Thành phần, quyền hạn và nhiệm kỳ của Quốc hội Hoa Kỳ. .........9
Chương II: Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Quốc hội Hoa Kỳ............14
2.1. Cơ quan Thượng viện....................................................................................14
2.2. Cơ quan Hạ viện...............................................................................................17
2.3. Các uỷ ban của Quốc hội..............................................................................23
2.4. Thủ tục hoạt động của Quốc hội................................................................28
Chương III: Đánh giá cơ cấu tổ chức và hoạt động
của Quốc hội Hoa Kỳ........................................................35
3.1. Thành tựu:.........................................................................................................35
3.2. Hạn chế:..............................................................................................................35
C- KẾT LUẬN..........................................................................................................36
Danh mục tài liệu tham khảo...............................................................................38

1


“Trong một nước tự do, mọi người đều được xem như có tâm hồn tự
do thì họ phải được tự quản, như vậy tập đoàn dân chúng phải có quyền
lập pháp. Nhưng trong một nước lớn thì không thể mỗi công dân đều làm
lập pháp. Trong một nước nhỏ, việc này cũng rất khó khăn, cho nên dân
chúng thực hiện quyền lập pháp bằng cách giao cho các đại biểu của mình


làm mọi việc mà cá nhân công dân đó không thể tự mình làm lấy được”.
Mongtexkiơ - Tinh thần pháp luật

2


a- phÇn më ®Çu
1- Tính cấp thiết của đề tài
Vương quốc Anh - được coi là quê hương, cái nôi ra đời Nghị Viện
(Quốc hội) đầu tiên của nhân loại. Nhưng, mầm mống ra đời của Quốc hội đã
xuất hiện cách đây hàng nghìn năm từ thời Ai Cập, Hi Lạp và La Mã cổ đại.
Tiếp đó là sự bổ sung, dần hoàn thiện của các nhà tư tưởng cận đại thuộc
trường phái khai sáng như Jôn-lôc-cơ, Môngtexkiơ và Rutxô.
Theo quan điểm của Jôn-lôc-cơ và Môngtexkiơ thì : trong cơ cấu tổ
chức quyền lực Nhà nước Nghị Viện (Quốc hội) đóng vai trò là cơ quan lập
pháp. “Vì quyền lập pháp thể hiện ý chí chung của quốc gia mà nghị viện là
cơ quan đại diện cho ý chí chung đó: còn tư tưởng của Rutxô, người ủng hộ
quan điểm tính thống nhất của quyền lực tối cao, cho rằng quyền lực tối cao
có nguồn gốc từ dân, Nghị Viện là cơ quan do nhân dân thành lập thể hiện ý
chí nguyện vọng của nhân dân cho nên Nghị viện không những có quyền lập
pháp mà còn có quyền thành lập chính phủ cũng như giám sát các hoạt động
của chính phủ.
Ngày nay, trong hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, Quốc
hội được coi như một thiết chế quan trọng, không thể thiếu được trong tổ
chức của các nhà nước dân chủ.
Do đó, mỗi quốc gia đều có Quốc hội của riêng mình. Tuy nhiên đặc
điểm về địa lý, chính trị lịch sử và thể thức bầu cử của từng nước nên Quốc
hội ở mỗi nước có những đặc điểm khác nhau.
Quốc hội ở Mỹ lại càng khác và không có gì giống với Quốc hội hay
Nghị Viện của bất kỳ nước nào trên thế giới.

Thật vậy:
Người Mỹ luôn tự hào về Quốc hội của mình. Họ cho rằng, Quốc hội
Mỹ là Quốc hội đầu tiên trên thế giới nổi tiếng về những từ “do dân, vì dân”
được nêu ra trong lịch sử. Họ cũng tự hào rằng chỉ có Quốc hội Mỹ mới đúng

3


nghĩa là cơ quan lập pháp do dân cử đồng thời tiêu biểu cho nền dân chủ.
Thậm chí, nước Mỹ còn tự hào về Quốc hội của mình đến mức khuyên các
nước khác nên học tập theo mô hình Quốc hội của họ. Một Quốc hội được coi
giống như bộ não của hệ thống kiểm soát giao thông, Quốc hội có tiềm năng
vừa phản ánh, vừa chuyển động đưa ra câu trả lời và giải pháp dân chủ cho
việc thực hiện.
Qua đó có thể thấy, nghiên cứu tìm hiểu tổ chức, hoạt động cũng như
vai trò, vị trí chức năng của Quốc hội Mỹ là điều rất cần thiết quan trọng và
có ý nghĩa để từ đó chúng ta thấy được lí do mà nước Mỹ tự hào về Quốc hội
của mình là gì và vì sao?
Đồng thời, trong giai đoạn hiện nay khi Đảng và Nhà nước ta đang tiến
hành đổi mới cải cách hành chính, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa “của dân, do dân, vì dân”… trong đó, việc đổi mới tổ chức, hoạt
động Quốc hội nhằm đảm bảo thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ và quyền
hạn của mình, để đảm bảo cho Quốc hội thực sự là cơ quan quyền lực Nhà
nước cao nhất, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Chính vì vậy, trong quá trình
nghiên cứu các giải pháp đổi mới, tổ chức hoạt động của Quốc hội thì việc
tham khảo mô hình Quốc hội của các nước là điều vô cùng cần thiết. Bởi vì
qua việc nghiên cứu về tổ chức, hoạt động của Quốc hội Mỹ sẽ giúp chúng ta
nhìn nhận những mặt tích cực và hạn chế để làm bài học vận dụng ở một góc
độ nào đó trong tổ chức và hoạt động của Quốc hội Việt Nam.
Đặc biệt hơn đó là: đất nước ta đang trên đà đi lên, phát triển trong xu

thế toàn cầu hoá, hội nhập, hợp tác với bạn bè thế giới để tăng cường ngoại
lực, phát huy nội lực. Trên hành trình ra thế giới hội nhập đó, Việt Nam luôn
phải tìm ra cho mình con đường đi đúng đắn, hợp lí mà vẫn đảm bảo sự phát
triển của đất nước và ổn định của xã hội. Việt Nam và Mỹ đã có những
chuyển biến hợp tác thúc đẩy cùng phát triển trong những năm gần đây. Vì
vậy nghiên cứu thể chế chính trị của Mỹ đặc biệt là Quốc hội Mỹ là điều cần
thiết để các nhà hoạch định có thể đưa ra những chủ trương hợp tác đúng đắn
4


nhằm tăng cường quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Mỹ trên mọi lĩnh vực.
Kinh tế chính trị - xã hội. Đúng như tinh thần của Báo cáo chính trị của Ban
chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII, tại Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần
thứ IX của Đảng đã khẳng định, việc nghiên cứu, tìm hiểu các nước trên thế
giới đặc biệt về phương diện thể chế chính trị, nhằm khai thác kế thừa những
thành tựu của nhân loại phục vụ sự nghiệp đổi mới đất nước có ý nghĩa cả về
lí luận và thực tiễn.
“Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại, độc lập, tự chủ, rộng mở, đa
phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế, Việt Nam sẵn sàng là bạn, là
đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình,
độc lập và phát triển.
Với tất cả những luận giải như trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu của
mình là tìm hiểu về tổ chức và hoạt động của Quốc hội Mỹ.
2- Tình hình nghiên cứu vấn đề.
Viết về Quốc Hội Mỹ, có thể nói là có nhiều công trình lớn và đồ sộ về
quy mô nghiên cứu, luận bàn từ nhiều góc độ và khía cạnh khác nhau xoay
quanh các vấn đề như: sự hình thành, chức năng, nhiệm vụ của Quốc hội Mỹ,
vận động hành lang cho bầu cử Quốc hội ở Mỹ… thành phần trong Quốc hội
Mỹ như thế nào, ra sao…? Sau đây là một số công trình của một số tác giả
tiêu biểu.

Trước hết, có lẽ phải nói đến công trình nghiên cứu của một tổ chức
công dân được mệnh danh là Đội Đột kích gồm 100 người đã bỏ nhiều công
phu trong một năm rưỡi để sưu tầm, tập hợp tác thể thức liên quan đến bầu cử
và hoạt động của Quốc hội Mỹ để viết nên cuốn sách sự thật về Quốc hội Mỹ
với tiêu đề “Ai chỉ huy Quốc hội Mỹ”. Sách do Mark T.Green, Jamé M
Fallous và David RZWiek” viết và được dịch giả Anh Thư dịch. Đây là tài
liệu thẳng thắn để mọi người biết Quốc hội Mỹ được bầu như thế nào, hoạt
động ra sao, chính trị, cơ cấu quyền lực, sức ép của nhà lập pháp như thế nào?
Cuốn sách này đánh giá hay nói đúng hơn là có sự nhìn nhận về 1 cơ quan
5


dân cử đã thực sự đại diện cho nhân dân như thế nào và đã làm những gì mà
mỗi năm chi tiêu hết 250 tỷ USD bằng tiền thuế của nhân dân.
Tiếp đó, là sự nghiên cứu một cách cụ thể và nguyên tắc phân chia
quyền lực của bộ máy Nhà nước Mỹ do Missin A.A viết.
Bên cạnh đó là công trình của Richard viết về lịch sử nước Mỹ và lịch
sử Nhà nước Mỹ. Ngay cả các nhà chính trị gia cũng viết về Quốc hội Mỹ sau
khi họ hết nhiệm kỳ. Cuốn “Chính phủ của Quốc hội” viết năm 1885 của
tổng thống thứ 28 Hoa Kỳ – Woondrow Wilson cũng bàn về các uỷ ban Quốc
hội.
Ở Việt Nam, nghiên cứu và tìm hiểu về Quốc hội Mỹ cũng có nhiều
công trình như công trình của Tiến sĩ Vũ Hồng Anh nghiên cứu về cơ cấu
hoạt động của Quốc hội Mỹ một cách khái quát. Bên cạnh đó là các công
trình nghiên cứu của tiến sĩ Lưu Văn An, GS TS Dương Xuân Ngọc trong thể
chế chính trị Mỹ…
Tóm lại, trên cơ sở kế thừa những kiến thức về Quốc hội Mỹ ở các
công trình nghiên cứu đã có, trong đề tài của mình tôi xin trình bày về lịch sử
Quốc hội Mỹ từ ngày đầu lập quốc, rồi đi sâu vào tìm hiểu tổ chức, hoạt động,
chức năng nhiệm vụ của từng cơ quan trong Quốc hội.

Qua đề tài, tôi mong góp phần hiểu biết của mình để rút ra kinh nghiệm
về tổ chức, hoạt động của Quốc hội Việt Nam từ đó đề ra giải pháp hoàn thiện
thể chế Nhà nước ta hiện nay.
3- Mục đích – nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của đề tài.
* Mục đích:
Qua việc tìm hiểu nghiên cứu về tổ chức hoạt động của Quốc hội Mỹ,
đề tài nhằm tìm ra những mặt thành công và hạn chế của mô hình Quốc hội ở
Mỹ… để từ đó tìm ra những bài học, kinh nghiệm xây dựng và hoàn thiện tổ
chức hoạt động Quốc hội ở nước ta hiện nay.

6


* Nhiệm vụ:
- Làm rõ về mặt lý luận những vấn đề về chức năng, nhiệm vụ, hoạt
động, quy định pháp lú, nguyên tắc hoạt động của Quốc hội.
- Tìm hiểu lịch sử Quốc hội Mỹ: ra đời, thành lập ra sao?
- Tìm hiểu cơ cấu tổ chức, hoạt động của các cơ quan trong Quốc hội
Mỹ.
- Đánh giá thành tựu, hạn chế trong tổ chức hoạt động của Quốc hội Mỹ.
* Phạm vi:
Đề tài đi sâu nghiên cứu về mặt tổ chức và hoạt động của Quốc hội Mỹ.
4- Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu đề tài.
* Cơ sở lý luận:
Đề tài nghiên cứu được thực hiện trước hết đứng vững trên lập trường
của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, để làm cơ sở cho phương
pháp luận. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu đề tài phải luôn vận dụng điểm duy
vật lịch sử và cách tiếp cận hình thái kinh tế xã hội của Mác. Đó là công cụ
nhận thức quan trọng để nhìn nhận đánh giá vấn đề tổ chức và hoạt động của
Quốc hội. Đồng thời, nó là cơ sở khoa học để nhìn nhận một cách khách quan

và mang tính khoa học về một vấn đề quan trọng của thể chế Nhà nước là
thiết chế Nghị viện (Quốc hội).
* Phương pháp nghiên cứu chủ yếu của đề tài.
Trong quá trình tìm hiểu nghiên cứu vấn đề, tôi đã sử dụng phương
pháp duy vật biện chứng, phương pháp logic lịch sử, phương pháp phân tích
tổng hợp, đánh giá… .và những nội dung liên quan đến thể chế Nhà nước,
thiết chế lập pháp của Nghị viện…
5- Kết cấu của đề tài.
Ngoài phần mở đầu, kết thúc và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài
gồm 3 chương và nhiều tiểu tiết.

7


B- phÇn néi dung
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUỐC HỘI HOA KỲ
1.1. Khái lược lịch sử Quốc hội Hoa Kỳ qua các thời kỳ.
Quốc hội Hoa Kỳ là cơ quan lập pháp của chính quyền liên bang hợp
chủng quốc Hoa Kỳ và có lịch sử ra đời phát triển hoàn thiện ngay từ ngày
đầu lập quốc:
Theo những điều khoản liên hiệp thì Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ mới
giành độc lập được điều hành, quy định Quốc Hội là thiết chế một viện, mỗi
tiểu bang có số đại biểu bằng nhau. Sự thiếu hiệu quả của chính quyền liên
bang theo thể chế này dẫn đến việc triệu tập Quốc hội lập hiến năm 1787, tất
cả các bang, ngoại trừ Rhode Island, cử đại biểu đến tham dự. Một trong
những vấn đề gây chia rẽ tại đây là cơ cấu của quốc hội. Kế hoạch Virginia
của James Madison chủ trương một quốc hội lưỡng viện; hạ viện được người
dân bầu trực tiếp, thượng viện được bầu bởi hạ viện và số đại biểu được ấn
định theo tỷ lệ dân số. Kế hoạch này nhận được sự ủng hộ từ các bang lớn
như Virginia, Massachusetts và Pennsylvania. Trong khi đó, các bang nhỏ

hơn ủng hộ kế hoạch Jersey, chủ trương quốc hội một viện với số đại biểu
bằng nhau cho mỗi tiểu bang. Dần dần, một đề án mang tính thoả hiệp gọi là
Connecticut hay Đại Thoả hiệp, được hình thành. Theo đó, nhằm ngăn chặn
tình trạng lạm quyền có thể xảy ra ở cấp liên bang, Hiến pháp xác lập nguyên
tắc phân quyền với quyền lực được quy định theo mô hình lưỡng viện để bảo
đảm nguyên tắc kiểm soát lẫn nhau và cân bằng quyền lực. Một viện (viện
dân biểu) có số đại biểu theo tỷ lệ dân số, trong khi viện còn lại (thượng viện)
có số đại biểu bằng nhau, và để duy trì quyền lực của tiểu bang, viện lập pháp
tiểu bang, chứ không phải người dân, bầu chọn các thượng nghị sĩ. Hiến
chương được thông qua bởi chín trong số mười ba nước tiểu bang và có hiệu
lực từ ngày 4 tháng 3 năm 1789.

8


Thế kỷ 19 chứng kiến những tranh chấp thường xuyên xảy ra giữa hai
viện. Trong hầu hết nửa đầu thế kỷ 19, Thượng viện giữ được thế cân bằng
giữa miền Bắc chủ trương tự do và miền Nam chủ trương sở hữu nô lệ, trong
khi số lượng các tiểu bang còn ngang nhau. Ngược lại, tại Hạ viện, vì miền
Bắc đông dân hơn nên nắm quyền kiểm soát. Những tranh chấp về vấn đề nô
lệ và về các vấn đề khác ngày càng trở nên trầm trọng cho đến khi bùng nổ
cuộc Nội chiến (1861 – 1865), sau khi các tiểu bang miền Nam quyết định
tách rời khỏi liên bang. Miền Nam bị thất trận và chế độ nô lệ bị bãi bỏ.
Cả hai viện đều ở dưới quyền kiểm soát của Đảng Cộng hoà, được
nhiều người Mỹ nối kết với chiến thắng trong cuộc nội chiến. Vào năm 1877
bắt đầu một giai đoạn mới của phát triển và hưng thịnh; vò lúc này, bắt đầu
một sự chia rẽ sâu sắc trong lòng các cử tri, khi họ phải lựa chọn giữa đảng
dân chủ và đảng cộng hoà. Cũng phát sinh nhiều bất bình về việc dành quyền
bầu thượng nghị sĩ cho các viện lập pháp tiểu bang. Các cuộc bầu cử Thượng
viện thường bị vấy bẩn bởi những vụ mua chuộc và tham nhũng; trong một số

trường hợp, sự liên kết giữa hai viện của các viện lập pháp tiểu bang ngăn
chặn các cuộc bầu cử thượng viện. Cuối cùng, năm 1913 cho phép bầu trực
tiếp các thượng nghị sĩ.
Thời gian đầu thế kỷ chứng kiến sự toả sáng của các nhà lãnh đạo tại
cả hai viện của Quốc hội. Tại Hạ viện, vị thế của Chủ tịch ngày càng nâng
cao, lên đến đỉnh điểm với nhiệm kỳ của Joseph Gurney Cannon. Dù các nhà
lãnh đạo tại Thượng viện không giành được nhiều quyền lực như chủ tịch hạ
viện, các thượng nghị sĩ tự gây dựng cho mình thanh thế lớn lao. Đặc biệt là
chủ tịch các uỷ ban tại cả hai viện thường có nhiều ảnh hưởng đáng kể cho
đến khi có những cải cách được tiến hành vào những năm 1970.
Trong ba nhiệm kỳ lâu dài của tổng thống Franklin D.Roosevelt (19331945), đảng Dân chủ kiểm soát cả hai viện Quốc hội, có lúc chiếm hai phần
ba số ghế trong cả hai viện. Các dự luật cho chương trình New Deal được
Quốc hội thông qua đều đến từ Toà Bạch ốc thay vì được các nghị sĩ đệ trình.
9


Song, sau khi xảy ra vụ Watergate và những vụ lạm quyền khác của chính
phủ Nixon, Quốc hội bắt đầu tái khẳng định quyền lực của mình trong chức
năng làm luật và giám sát hành pháp. Trong thập niên kế tiếp, có sự phân phối
đồng đều hơn cho đảng cộng hoà và đảng Dân chủ. Đảng Cộng hoà thắng
trong kỳ bầu cử 1946, nhưng lại thất bại hai năm sau đó, đến khi Dwight D.
Eisenhower đắc cử tổng thống năm 1952, Đảng Cộng hoà giành kiểm soát
lưỡng viện Quốc hội trong suốt 40 năm kế tiếp; Đảng Cộng hoà chỉ kiểm soát
Thượng viện một lần trong sáu năm (1981 – 1987). Kể từ kỳ tuyển cử năm
1994, các đảng viên Cộng hoà đã ào ạt chiếm lại quyền lực dưới sự lãnh đạo
của Newt Gingrich cho đến năm 2006, ngoại trừ giai đoạn từ năm 2001 đến
2002, khi Đảng Dân chủ kiểm soát Thượng viện. Năm 2006, Đảng Dân chủ
tái lập thế đa số ở Viện Dân biểu. Đến Quốc hội khoá 110 (2007 – 2008), các
nghị sĩ Dân chủ kiểm soát Thượng viện với 51-49 ghế.
1.2. Thành phần, quyền hạn và nhiệm kỳ của Quốc hội Hoa Kỳ.

a. Thành phần của Quốc hội Hoa Kỳ.
Quốc hội Hoa kỳ là một định chế quyền lực theo mô hình lưỡng viện
gồm:
- Hạ viện hay Viện dân biểu, có 435 thành viên đại diện cho 50 tiểu
bang. Những đại biểu này được bầu chọn từ các bang dựa trên số dân, nhưng
mỗi bang có quyền ít nhất là một đại diện tại Hạ viện.
Các dân biểu được bầu từ một khu vực cử tri riêng lẻ gọi là hạt bầu cử.
Mỗi tiêu bang có thể sắp xếp các hạt bầu cử để đáp ứng những đòi hỏi của
pháp luật như mỗi hạt bầu cử phải có số dân xấp xỉ ngang nhau. Nhiệm kỳ
cho các dân biểu là hai năm.
Hiến pháp không dành quyền đại diện cho Đặc khu Columbia và các
vùng lãnh thổ. Tuy nhiên, Quốc hội cho phép họ bầu các đại biểu hoặc uỷ
viên quốc hội với quyền tham dự và tranh luận tại các phiên họp của Quốc
hội, nhưng không có quyền biểu quyết. Các dân biểu phục vụ với nhiệm kỳ
hai năm trong khi nhiệm kỳ dành cho uỷ viên Quốc hội là bốn năm. Đặc khu
10


Columbia, Samoa, Guam, quần đảo Virgin thuộc Mỹ, mỗi nơi có một đại
biểu. Riêng Puerto Rico bầu cho mình một Resident Commisioner.
- Thượng viện có 100 thành viên, mỗi tiểu bang có quyền gởi đến
Thượng viện hai thượng nghị sĩ đại diện cho mình. Thượng nghị sĩ được bầu
bởi cử tri, không phải từ một hạt bầu cử, mà là của toàn bang. Nhiệm kỳ dành
cho thượng nghị sĩ là sáu năm, được sắp xếp sao cho cứ mỗi hai năm có một
phần ba số ghế tại Thượng viện được bầu lại, là làm thế nào để hai ghế đại
diện cho một tiểu bang không phải bị bầu lại trong cùng một kỳ tuyển cử. Đặc
khu Columbia và các lãnh thổ khác không có đại diện tại Thượng viện.
Các Đảng Cộng hoà và Dân chủ chọn ứng cử viên cho các cuộc bầu cử
chính. Các cuộc tổng tuyển cử được tổ chức vào ngày thứ Ba đầu tiên của
tháng 11 vào những năm chẵn. Các cuộc bầu cử đặc biệt được tổ chức bất cứ

lúc nào có chỗ khuyết; riêng đối với các ghế khuyết tại Thượng viện, thống
đốc tiểu bang thường giành quyền bổ nhiệm một thượng nghị sĩ tạm quyền
cho đến khi có bầu cử.
b. Quyền hạn của Quốc hội Hoa Kỳ.
Theo khoản 8 của điều 1 Hiến pháp Hoa kỳ xác lập các quyền hạn của
quốc hội. Những quyền quan trọng nhất gồm quyền đánh thuế và thu thuế,
vay mượn, quy định về thương mại giữa các tiểu bang và với nước ngoài, đúc
và in tiền, thiết lập các toà án trực thuộc Tối cao Pháp viện, phát triển và duy
trì quân lực, và tuyên chiến. Quốc hội cũng có một số quyền hạn khác thêm
vào các quyền kể trên. Hơn nữa, điều khoản “mềm dẻo” trong hiến pháp cho
phép quốc hội làm “tất cả luật cần thiết và đúng đắn để hành xử” các quyền
khác của mình. Tối cao Pháp viện đã giải thích điều khoản cần thiết và đúng
đắn này cách cởi mở, cho phép quốc hội tăng gia quyền hạn của mình. Hơn
nữa, các phần khác của hiến pháp cung cấp thêm cho quốc hội một số quyền
phụ trội chẳng hạn như quốc hội có quyền thêm vào liên bang các tiểu bang
mới.

11


Khoản 9 của điều 1 quy định một số giới hạn cho thẩm quyền của quốc
hội như không được đình hoãn quyền công dân khiếu nại trong thời gian bị
bắt giữ (trừ trường hợp tham gia phiến loạn hoặc đất nước đang bị xâm lăng),
không được thông qua luật cho phép bắt giữ mà không xét xử, không được
thông qua các luật có tính hồi tố, cũng không có quyền ban tặng các tước hiệu
quý tộc.
Hiến pháp không công khai cho phép toà án hành xử quyền tài phán
chung thẩm (quyền bác bỏ luật dựa trên sự thẩm định luật ấy là vi hiến). Tuy
nhiên, khái niệm này được chấp nhận bởi một vài đại biểu như Alexander
Hamilton. Năm 1803, tối cao Pháp viện, dưới sự lãnh đạo của Chánh án John

Marshall, thiết lập thẩm quyền hợp pháp cho quyền tài phán chung thẩm khi
pháp quyết vụ Marbury chống Madison. Sau vụ này, trong hơn 50 năm toà tối
cao không vô hiệu hoá đạo luật nào của quốc hội cho đến năm 1857, khi xảy
ra vụ án Dred Scott chống Sandford. Từ đó đến nay có nhiều đạo luật được
thông qua bởi quốc hội bị tuyên bố là vi hiến.
c. Đặc quyền của Quốc hội Hoa Kỳ.
Hiến pháp ban cho nghị sĩ lưỡng viện quyền không bị bắt giữ trong mọi
tình huống ngoại trừ khi phạm tội phản quốc, các trọng tội và tội gây rối. Đặc
quyền miễn trừ này được áp dụng cho các nghị sĩ “trong khi đang tham dự các
phiên họp của quốc hội, khi đang trên đường đến dự họp và khi trở về. Hạ
viện ban hành các quy định nghiêm nhặt nhằm bảo vệ quyền này; một hạ nghị
sĩ không được phép khước từ quyền đặc miễn tài phán trừ khi có sự cho phép
của toàn thể hạ viện. Quy định của thượng viện ít nghiêm nhặt hơn, cho phép
các thượng nghị sĩ khước từ đặc quyền này khi thấy thích hợp.
Hiến pháp cũng bảo đảm quyền tự do tranh luận tại hai viện “các nghị
sĩ không bị xét hỏi về những điều họ phát biểu hay tranh luận tại quốc hội”.
Do đó, một nghị sĩ sẽ không bị truy tố vì tội vu khống hoặc phỉ báng vì những
nhận xét người này đưa ra tại quốc hội. Tuy nhiên, mỗi viện đều lập ra các

12


quy định nhằm hạn chế các phát biểu có mục đích xúc phạm người khác, và
có biện pháp chế tài đối với các nghị sĩ vi phạm.
Từ năm 1789 đến 1815, thành viên Quốc hội chỉ nhận 6 USD cho mỗi
ngày họp. Từ năm 1815, họ được trả 1500 USD mỗi năm. Đến năm 2006,
thành viên Quốc hội nhận 165 200 USD mỗi năm, trong khi các nhà lãnh đạo
trong quốc hội được trả 183 500 USD. Lương hằng năm của Chủ tịch Hạ viện
là 212 100 USD, trong khi lương của Chủ tịch tạm quyền của Thượng viện
năm 2006 là 183 500 USD, ngang bằng mức lương của Lãnh tụ phe Đa số và

Thiểu số của cả hai viện.
Một đặc quyền khác được dành cho các thành viên Quốc hội là quyền
sử dụng Thư viện Quốc hội. Một trong những nhiệm vụ của thư viện khổng lồ
này là phục vụ các nghị sĩ và nhân viên quốc hội. Để thực thi nhiệm vụ này,
cơ quan Dịch vụ Nghiên cứu Quốc hội cung cấp những ưu khảo chi tiết, cập
nhật, và phi đảng phái cho các thượng nghị sĩ, dân biểu, và nhân viên của họ
nhằm giúp họ hoàn thành các chức trách thường nhật.
Ngăn cản công tác của quốc hội là một tội hình sự chiếu heo luật liên
bang, được biết đến như là tội khinh mạn quốc hội. Quốc hội có quyền truy tố
các cá nhân về tội khinh mạn, nhưng không thể áp đặt bất cứ hình phạt nào.
Hệ thống tư pháp sẽ xét xử theo trình tự thông thường dành cho một vụ án
hình sự. Nếu bị buộc tội, bị tố cáo có thể nhận mức bị giam giữ lên đến một
năm.
d. Nhiệm kỳ của Quốc hội Hoa Kỳ.
Trước đây, nhiệm kỳ của Quốc hội bắt đầu vào ngày 4 tháng 3 của năm
lẻ. Vì vậy, có một thời gian “tê liệt” tính từ cuộc tuyển cử vào tháng 11 cho
đến lúc các tân nghị sĩ tuyên thệ nhậm chức. Đến năm 1933, quy định lại là
rút ngắn thời gian tê liệt này bằng cách ấn định thời điểm khởi đầu nhiệm kỳ
của Quốc hội là giữa trưa ngày 3 tháng 1 của năm lẻ.
Để bắt đầu nhiệm kỳ mới, toàn thể hạ nghị sĩ và một phần ba thượng
nghị sĩ (vừa đắc cử trong cuộc tuyển cử tháng 11 năm trước) tiến hành tuyên
13


thệ. Họ sẽ đọc lời tuyên thệ: “Tôi long trọng tuyên thệ rằng tôi sẽ ủng hộ và
bảo vệ Hiến pháp Hoa kỳ chống lại mọi kẻ thù, trong và ngoài nước; tôi tin
tưởng và trung thành với Hiến pháp, tôi nhận lãnh trách nhiệm này cách tự
nguyện, không hề dè dặt, cũng không né tránh; tôi sẽ tận tuỵ hoàn thành tốt
mọi nhiệm vụ trọng trách mà tôi sắp đảm nhận; Cầu xin Chúa phù hội tôi”.
Hạ viện sẽ tiến hành bầu Chủ tịch mới trong khi chủ tịch tạm quyền của

Thượng viện chỉ tiếp tục công việc của mình từ trước.
Quốc hội tổ chức hai “kỳ họp” cho mỗi nhiệm kỳ, mỗi kỳ họp kéo dài
một năm, bắt đầu vào ngày 3 tháng 1 (hoặc một ngày nào khác theo sự chọn
lựa của Quốc hội). Vào một thời điểm được chọn trong hai tháng đầu của mỗi
kỳ họp, tổng thống sẽ đọc Diễn văn Liên bang, thẩm định tình hình quốc gia
và phác thảo những dự luật sẽ trình quốc hội. Bài diễn văn này là một ứng
dụng theo hình mẫu của Bài diễn văn của Vương quyền, được tuyên đọc bởi
quốc vương nước Anh. Thomas Jefferson đã đình chỉ thông lệ này, và những
tổng thống kế nhiệm tiếp bước ông, bằng cách hằng năm gửi một thông điệp
viết sẵn đến quốc hội. Năm 1913, tổng thống Woodrow Wilson phục hồi
thông lệ cũ khi ông đích thân đến đọc diễn văn trước lưỡng viện Quốc hội; từ
đó đến nay, ít có tổng thống nào muốn tránh né công việc này.

14


CHƯƠNG II: CƠ CẤU TỔ CHỨC
VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA QUỐC HỘI HOA KỲ
2.1. Cơ quan Thượng viện
a. Lịch sử ra đời
Hiến pháp Hoa Kỳ tạo ra một quốc hội lưỡng viện với ý muốn có hai
viện lập pháp để trông coi lẫn nhau. Một viện lập pháp được lập nên có chủ
đích là một “viện của nhân dân” phản ánh các ý kiến của công chúng. Viện
lập pháp kia có chủ đích đại diện các tiểu bang. Viện lập pháp này là một diễn
đàn thông thái ưu tú có tính cách bàn luận hơn mà nơi đó các thượng nghị sĩ
với nhiệm kỳ sáu năm sẽ không bị chi phối bởi ý kiến của công chúng. Hiến
pháp có nói rằng việc chấp thuận của cả hai viện lập pháp là cần thiết để phê
chuẩn luật.
Thượng viện Hoa Kỳ được thành lập theo mẫu Thượng viện La Mã cổ
đại. Thuật từ Thượng viện trong tiếng Anh “Senate” được lấy từ thuật từ

“Senatus” trong tiếng Latin có nghĩa là hội đồng trưởng lão (từ senex có
nghĩa người già trong tiếng Latin).
Đặc khu Columbia và các vùng lãnh thổ không được bao gồm trong
quy định có đại diện trong Thượng viện. Với 50 tiểu bang trong liên bang kể
từ năm 1959, Thượng viện Hoa Kỳ hiện tại có 100 ghế. Tuy nhiên, vào lúc
khởi đầu phiên họp đầu tiên của Quốc hội Hoa Kỳ lần thứ 111, chỉ có 98 ghế
có chủ vì xảy ra vụ tham những của Rod Blagojvich tại Illinois (nghi ngờ bán
ghế thượng nghị sĩ của Barack Obam khi Obâm đắc cử tổng thống) và vụ
tranh chấp bầu cử tại Minnesota. Thượng viện Hoa Kỳ họp ở cánh bắc của
Toà Quốc hội Hoa Kỳ tại Washington D.C
b. Quyền hạn, bầu cử, nhiệm kỳ của Thượng viện.
* Quyền hạn:
Thượng viện Hoa Kỳ có một số quyền lực đặc biệt mà Hạ viện không
có trong đó gồm có việc tán thành các hiệp ước như là điều kiện tiên khởi

15


trước khi chúng được phê chuẩn, việc tán thành hoặc phê chuẩn về việc bổ
nhiệm các bộ trưởng nội các, thẩm phán liên bang, và các giới chức hành
chánh liên bang khác, các giới chức quân sự và những giới chức đồng phục
liên bang khác. Thượng viện là một bộ phận thiên về hội thảo hơn so với Hạ
viện vì Thượng viện nhỏ hơn và thành viên của Thượng viện phục vụ nhiệm
kỳ lâu hơn nên bầu không khí tại Thượng viện ít đảng phái hơn và hợp tác
hơn Hạ viện. Thượng viện được xem là bộ phận có thế lực hơn Hạ viện vì
nhiệm kỳ lâu hơn, thành viên ít hơn và đại diện cho cộng đồng to lớn hơn.
Bên cạnh đó Thượng viện có quyền hạn thông qua, phê chuẩn các dự
luật hiến pháp cho Thượng viện một số chức năng như kiểm tra và cân bằng
quyền lực của các thành phần khác trong chính phủ liên bang. Thượng viện có
quyền xét xử luận tội. Thượng viện có quyền bầu phó tổng thống nếu như

không có ứng cử viên nào nhận đa số phiếu đại cử tri.
* Bầu cử, nhiệm kỳ.
Điều I, phần III, Hiến pháp Hoa Kỳ tạo ra ba tiêu chuẩn dành cho các
thượng nghị sĩ: mỗi thượng nghị sĩ phải ít nhất là 30 tuổi, phải là công dân
Hoa Kỳ ít nhất trong 9 năm qua, và phải là vào thời gian bầu cử một cư dân
của tiểu bang mà họ ra tranh cử. Tuổi và tư cách công dân bắt buộc đối với
thượng nghị sĩ thì nghiêm khắc hơn đối với dân biểu.
Hiến pháp Hoa Kỳ quy định sẽ loại bỏ khỏi Thượng viện bất cứ viên
chức nào đã từng tuyên thệ ủng hộ Hiến pháp Hoa kỳ nhưng sau đó tham dự
vào các hành động phản loạn hay giúp đỡ kẻ thù của Hoa Kỳ. Hiến pháp trở
thành có hiệu lực chẳng bao lâu sau khi kết thúc Nội chiến Hoa Kỳ, có ý định
ngăn cản không cho những ai từng sát cánh bên Liên hiệp các tiểu bang miền
nam Hoa Kỳ phục vụ trong chính phủ.
Tuy nhiên, Hiến pháp cho phép một người bị loại có thể phục vụ nếu
như họ giành được sự ủng hộ của 2/3 thành viên Quốc hội Hoa kỳ ở cả hai
viện.

16


Ban đầu, các thượng nghị sĩ được bầu lên bởi các nghị viện tiểu bang,
không phải bởi các cuộc bầu cử phổ thông. Vào những năm đầu của thế kỷ
20, có đến 29 tiểu bang đã tổ chức bầu các thượng nghị sĩ của họ bằng
phương pháp trưng cầu dân ý mà được lập pháp tiểu bang phê chuẩn. Bầu cử
phổ thông để chọn thượng nghị sĩ được tiêu chuẩn hoá toàn quốc vào năm
1913.
Mỗi thượng nghị sĩ phục vụ nhiệm kỳ sáu năm; các nhiệm kỳ được
phân chia sao cho khoảng 1/3 số ghế sẽ bị trống để được đưa ra cho bầu cử cứ
hai năm một lần.
Bầu cử vào Thượng viện được tổ chức vào ngày thứ ba đầu tiên sau thứ

hai đầu tiên trong tháng 11 của năm chẳng được gọi là Ngày bầu cử, và xảy
ra cùng lúc với các cuộc bầu cử Hạ viện Hoa kỳ. Mỗi thượng nghị sẽ được
bầu bởi toàn thể người dân trong tiểu bang của người họ. Thông thường, một
cuộc bầu cử sơ bộ được tổ chức cho các Đảng cộng hoà và dân chủ trước tiên,
theo sau là tổng tuyển cử vài tháng sau đó. Luật lệ bầu cử dành cho các ứng
cử viên độc lập và các đảng thiểu số thì khác nhau theo từng tiểu bang. Người
đắc cử là ứng cử viên nhận được đa số phiếu. Một khi trúng cử, một thượng
nghị sĩ tiếp tục phục vụ cho đến khi nhiệm kỳ của mình kết thúc, mất, từ chúc
hay bị trục xuất khỏi Thượng viện.
Một thành viên trúng cử nhưng đang chờ đợi để nhậm chức thì được
gọi là “thượng nghị sĩ tân cử”; một thành viên được bổ nhiệm (không phải
được bầu) vào một ghế Thượng viện nhưng chưa nhậm chức thì được gọi là
“thượng nghị sĩ mới bổ nhiệm”.
c. Tổ chức của cơ quan Thượng viện hiện nay.
Chủ tịch Thượng viện

Joe Biden (Dân chủ)

Chủ tịch tạm quyền

Từ 20 tháng 1 năm 2009
Robert Byrd (Dân chủ)

Lãnh tụ đa số

Từ 4 tháng 1 năm 2007
Harry Reid (Dân chủ)

17



Lãnh tụ thiểu số

Từ 4 tháng 1 năm 2007
Mitch Mc Connell (Cộng hoà)

Số nghị sĩ
Các chính đảng

Từ 4 tháng 1 năm 2007
100
Dân chủ (56 thành viên)
Cộng hoà (41 thành viên)
Độc lập (1 thành viên)
Dân chủ độc lập (1)
Chưa kết quả (1ghế)

2.2. Cơ quan Hạ viện
a. Lịch sử ra đời
Dưới những điều khoản Liên hiệp, Quốc hội là một bộ phận độc viện
quốc hội trong đó mỗi tiểu bang có một phiếu bầu. Sự vô hiệu quả của chính
phủ liên bang dưới Những điều khoản Liên hiệp đưa đến việc Quốc hội triệu
tập một Hội nghị Hiến pháp năm 1787; tất cả các tiểu bang, trừ Rhode Island
nhận lời gửi đại biểu đến dự họp. Vấn đề Quốc hội được thiết lập như thế nào
là một trong những điều gây chia rẽ nhất đối với những người khai sinh ra
Hoa Kỳ trong suốt đại hội. Kế hoạch Virginia của James Madison kêu gọi
thành lập một quốc hội lưỡng viện: hạ viện sẽ là “của nhân dân” được trực
tiếp bầu lên bởi người dân của Hoa Kỳ và đại diện cho ý kiến chung của cộng
đồng, và một thượng viện thiên về bàn thảo hơn sẽ đại diện cho các tiểu bang
thành viên, và sẽ ít bị các ý kiến khác nhau của dân chúng làm ảnh hưởng, sẽ

tạo được hạ viện bầu lên.
Hạ viện thường được xem là “lower house” trong khi thượng viện là
“upper house” trong ngữ cảnh tiếng Anh của Hoa Kỳ mặc dù Hiến pháp Hoa
Kỳ không có sử dụng ngôn ngữ như vậy để diễn tả. Sự chấp thuận của cả hai
viện là cần thiết để thông qua một bộ luật. Kế hoạch Virginia được sự ủng hộ
của các đại biểu từ để thông qua một bộ luật. Kế hoạch Virginia được sự ủng
hộ của các đại biểu từ các tiểu bang lớn như Virginia, Massachusetts và
18


Pennsylvania vì nó kêu gọi số đại biểu được tính theo tỉ lệ dân số. Tuy nhiên
các tiểu bang nhỏ hơn thì thích Kế hoạch New Jersey vì nó kêu gọi thành lập
một quốc hội độc viện trong đó số đại biểu cho từng tiểu bang là ngang nhau.
Sau cùng, đại hội đạt đến Thoả hiệp Connecticut, hay Đại Thoả hiệp,
theo đó một viện của Quốc hội (viện dân biểu hay hạ viện) sẽ có số đại biểu
được tính theo tỉ lệ dân số của mỗi tiểu bang trong khi viện khác (thượng
viện) sẽ có đa số đại biểu bằng nhau cho mỗi tiểu bang. Hiến pháp được phê
chuẩn theo quy định có số tiểu bang cần thiết (9 thuận trong 13 tổng số) vào
năm 1788, nhưng việc thi hành được ấn định là vào ngày 4 tháng 3 năm 1789.
Hạ viện bắt đầu làm việc lần đầu tiên vào ngày 1 tháng 4 năm 1789 khi nó đạt
được đủ số lượng thành viên theo yêu cầu.
Trong suốt nửa đầu thế kỷ 19, hạ viện luôn xung đột với Thượng viện
vê các vấn đề gây chia rẽ của các vùng, trong đó có chế độ nô lệ. Miền Bắc có
dân số đông hơn miền Nam nhiều, và vì vậy chi phối Hạ viện. Tuy nhiên,
miền Bắc không có lợi thế tại Thượng viện nơi có số đại biểu bằng nhau cho
tất cả các tiểu bang.
Xung đột giữa các vùng trầm trọng nhất là về vấn đề liên quan đến chế
độ nô lệ. Thí dụ một dự luật liên tục được Hạ viện thông qua nhưng vẫn bị
Thượng viện ngăn cản đó là Dự luật Wilmot. Dự luật này được đưa ra nhằm
nghiêm cấm chế độ nô lệ tại vùng đất chiếm được trong Chiến tranh Mêxicoo

– Mỹ. Xung đột về vấn đề chế độ nô lệ và những vấn đề khác kéo dài cho đến
Nội chiến Hoa Kỳ (1861 – 1865) sau khi một số tiểu bàng miền Nam tìm cách
rút ly khai khỏi liên bang. Cuộc nội chiến kết thúc với sự bại trận của miền
Nam và đưa đến việc bãi bỏ chế độ nô lệ. Vì tất cả các Thượng nghị sĩ miền
Nam, trừ Andrew Johnsn từ chức lúc bắt đầu xảy ra chiến tranh nên Thượng
viện không có cán cân quyền lực giữa miền Nam và miền Bắc trong suốt nội
chiến.
Những năm tái thiết theo sau đã chứng kiến được sự lớn mạnh và đa số
của Đảng Cộng hoà vì có sự liên hệ đến sự chiến thắng của phe liên bang
19


trong nội chiến. Năm 1877 thời đại tiếp theo, được gọi là “Gilled Age” (thời
đại vàng), được đánh dấu bởi những sự chia rẽ chính trị trầm trọng tại quốc
hội. Cả Đảng dân chủ và Đảng cộng hoà thay phiên nhau nắm đa số tại Hạ
viện ở nhiều thời điểm khác nhau.
Đảng viên Cộng hoà Thomas Brakett Reed, thường hay bị gọi mỉa mai
là “Sa hoàng Reed”, là một dân biểu Hoa Kỳ từ tiểu bang Maine, và là Chủ
tịch Hạ viện từ 1889 – 1891 và từ 1895 – 1899.
Cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, có một sự gia tăng đáng kể quyền lực
của Chủ tịch Hạ viện. Tầm ảnh hưởng của Chủ tịch Hạ viện nổi lên bắt đầu
vào thập niên 1890 trong thời gian Đảng viện Cộng hoà Thomas Brakett Reed
làm chủ tịch. “Sa hoàng Reed”, như người ta gọi bí danh của ông như vậy, đã
tìm cách tạo ảnh hưởng đối với quan điểm của ông rằng “Hệ thống tốt nhất là
có một đảng cai trị và đảng kia theo dõi”. Cơ cấu lãnh đạo của Hạ viện cũng
được phát triển trong cùng thời kỳ này với các chức danh như Lãnh tụ đa số
và Lãnh tụ thiểu số được ta ra vào năm 1899. Trong khi Lãnh tụ thiểu số là
lãnh tụ của Đảng thiểu số thì Lãnh tụ đa số vẫn thuộc cấp của Chủ tịch Hạ
viện. Vai trò của Chủ tịch Hạ viện đạt đỉnh cao trong nhiệm kỳ của Đảng viên
Cộng hoà Joseph Gurney Cannon, 1903 đến 1911. Quyền lực của Chủ tịch Hạ

viện gồm có vai trò làm chủ tịch của Uỷ ban luật pháp đầy ảnh hưởng và khả
năng bổ nhiệm các thành viên cho các uỷ ban Hạ viện khác. Tuy nhiên những
quyền lực này bị phong toả trong “cuộc cách mạng 1910” vì những nỗ lực
của các Đảng viên Dân chủ và các đảng viên bất mãn thuộc Đảng Cộng hoà
chống đối những chiến thuật được cho là quá mạnh tay cho Cannon.
Đảng Dân chủ thống lĩnh Hạ viện trong thời Tổng thống Franklin
D.Roosevelt (1933-1945), thường chiếm được 2/3 ghế trong Hạ viện. Cả
Cộng hoà và Dân chủ thay phiên nhau nắm quyền ở các thời điểm khác nhau
trong thập niên kế tiếp. Đảng Dân chủ duy trì nắm giữ Hạ viện từ năm 1954
đến năm 1995. Giữa thập niên 1970, có những cuộc cải cách lớn trong Hạ
viện, tăng thêm quyền lực của các tiểu uỷ ban (sub-committee) trong lúc giảm
20


bớt quyền lực của chủ tịch uỷ ban và cho phép các lãnh tụ đảng chỉ định các
chủ tịch uỷ ban. Những hành động này nhằm giảm quyền lực hệ thống cao
cấp, và giảm khả năng của một số nhỏ các thành viên cao cấp cản trở các dự
luật mà họ không thích.
Đảng Cộng hoà chiếm quyền kiểm soát Hạ viện năm 1995 dưới sự lãnh
đạo của Chủ tịch Hạ viên Newt Gingrich. Gingrich tìm cách thông qua một kế
hoạch lập pháp lớn có tên là “Contract with America” (hợp đồng với nước
Mỹ) mà nhờ vào đó Đảng Cộng hoà đã được bầu lên và chiếm đa số tại Hạ
viện. Kế hoạch này đã tạo ra một số cải cách lớn tại hạ viện, giảm thiếu đáng
kể việc nắm giữ chức vụ của các chủ tịch uỷ ban xuống còn 3 nhiệm kỳ hai
năm. Nhiều chi tiết của “Hợp đồng với nước Mỹ” đã không được thông qua ở
Quốc hội, bị Tổng thống Bill Clinton phủ quyết hoặc bị thay đổi rất nhiều
trong lúc thương thảo với Clinton. Đảng Cộng hoà nắm giữ Hạ viện cho đến
bầu cử quốc hội năm 2006 thì bị Đảng Dân chủ giành lại quyền kiểm soát cả
Hạ viện lẫn Thượng viện Hoa kỳ. Nancy Pelosi sau đó được Hạ viện bầu làm
nữ Chủ tịch Hạ viện đầu tiên. Hạ viện Hoa Kỳ họp ở Canh Nam toà nhà Quốc

hội tại Washington.
b. Quyền hạn, bầu cử và nhiệm kỳ.
* Quyền hạn:
Vì thành viên của Hạ viện thông thường được bầu từ các khu vực nhỏ
hơn (Các khu vực này có dân số trung bình khoảng 693.000 cư dân) và
thường thường đồng nhất hơn so với các khu vực bầu cử lớn hơn và phức tạp
hơn của Thợng viện nên Hạ viện được xem là một viện quốc hội thiên về
đảng phái hơn. Hạ viện có quyền lực đặc biệt: quyền đưa ra các đạo luật về
thu nhập, truất thuế các viên chức, và bầu tổng thống nêu như đại cử tri đoàn
không quyết định được ai thắng cử. Hạ viện có quyền đề ra các dự luật về
tăng tiền thuế.
* Bầu cử, nhiệm kỳ của Hạ viện.

21


Điều I, phần 2 của Hiến pháp Hoa kỳ ấn định ba tiêu chuẩn cho vai trò
dân biểu: mỗi dân biểu phải ít nhất là 25 tuổi, phải là công dân Hoa Kỳ trong
7 năm qua, và phải là (vào thời điểm bầu cử) một cư dân của tiểu bang mà họ
đại diện.
Hiến pháp không yêu cầu thành viên Hạ viện sống trong khu quốc hội
mà họ đại diện. Các tiêu chuẩn về tuổi và tính công dân đối với các dân biểu
thì không khắc khe lắm so với các thượng nghị sĩ.
Hơn nữa, bất cứ viên chức tiểu bang hoặc liên bang nào tuyên thệ trước
đây là ủng hộ Hiến pháp Hoa Kỳ nhưng sau đó tham dự vào các hành động
phản loạn hay giúp đỡ kẻ địch của Hoa Kỳ thì sẽ bị loại không được trở thành
một dân biểu. Điều luật này, trở thành có hiệu lực chẳng bao lâu sau khi kết
thúc Nội chiến Hoa Kỳ, có ý định ngăn cản không cho những ai từng sát cánh
bên Liên hiệp các tiểu bang miền Nam Hoa Kỳ phục vụ trong chính phủ. Tuy
nhiên, Hiến pháp án này cho phép một người bị loại có thể phục vụ nếu như

họ giành được sự ủng hộ của 2/3 thành viên Quốc hội Hoa Kỳ ở cả hai viện.
Các cuộc bầu cử để chọn dân biểu được tổ chức cứ mỗi năm chẳng một
lần, vào ngày thứ ba đầu tiên sau ngày thứ hai đầu tiên trong tháng 110.
Thường thường các Đảng Dân chủ và Cộng hoà sẽ chọn ra các ứng cử viên
của họ tại mỗi khu quốc hội bằng các cuộc bầu cử sơ bộ được tổ chức vài
tháng trước đó. Các luật lệ ứng cử dành cho các đảng viên độc lập hoặc đảng
viên thuộc Đảng phái thứ ba thì luật khác nhau theo từng tiểu bang.
Từ năm 1967, luật liên bang bắt buộc rằng các cuộc đua vào Hạ viện
phải sử dụng hệ thống đầu phiếu đa số thắng để bầu ra duy nhất một người
cho mỗi khu quốc hội, có nghĩa là nghiêm cấm việc sử dụng hình thức đại
diện tỉ lệ. Louisiana trước đây là tiểu bang duy nhất sử dụng hình thức tổ chức
“bầu cử sơ bộ” toàn đảng phái vào ngày tổng tuyển cử và sau đó tổ chức một
cuộc bầu cử lần hai cho hai người ở vị trí hàng đầu nếu như không có ứng cử
viên nào giành được đa số phiếu trong cuộc bầu cử sơ bộ. Hiện tại tiểu bang
này có một hệ thống đầu phiếu tương tự như đa số các tiểu bang khác – mỗi
22


đảng sẽ chọn các ứng cử viên trong những cuộc bầu cử sơ bộ kín. Các ghế
trong 1 nhiệm kỳ sẽ được tìm người thay thế qua các cuộc bầu cử đặc biệt.
Một thành viên được chọn trong một cuộc bầu cử đặc biệt thường nhận chức
ngay lập tức như có thể.
Các dân biểu và đại biểu phục vụ nhiệm kỳ của họ dài 3 năm trong khi
Uỷ viên cư dân phục vụ 4 năm. Một khi được bầu, một dân biểu tiếp tục phục
vụ cho đến khi hết hạn nhiệm kỳ của người đó, chết hoặc từ chức. Hơn nữa,
Hiến pháp Hoa Kỳ cho phép Hạ viện có quyền trục xuất bất cứ thành viên
nào bằng một cuộc biểu quyết với kết quả 2/3 số phiếu bầu. Trong lịch sử Hoa
Kỳ, chỉ có năm thành viên đã bị trục xuất khỏi Hạ viện; ba trong số đó là John
Bullock Clark (Dân chủ – Missouri), John William Reid (Dân chủ – Misouri),
và Henry Cornelius Burnett (Dân chủ – Kentucky), bị trục xuất vào năm

1861 vì ủng hộ các tiểu bang miền Nam Hoa Kỳ li khai, dẫn đến Nội chiến
Hoa Kỳ, Michael Myers (Dân chủ – Pennylvania) bị trục xuất vì nhận hối lộ
năm 1980, và James Traficant (Dân chủ – Ohio) bị trục xuất năm 2002 sau vụ
ông bị kết tội tham nhũng. Hạ viện cũng có quyền lực chính thức khiển trách
các thành viên; khiển trách chỉ đòi hỏi một đa số đơn giản, nhưng không trục
xuất một thành viên khỏi Hạ viện.
c. Tổ chức của Hạ viện hiện nay.
Chủ tịch

Nancy Pelosi (Dân chủ)

Lãnh tụ đa số

từ 4 tháng 1 năm 2007
Steny Hoyer (Dân chủ)

Lãnh tụ thiểu số

Số nghị sĩ
Các chính đảng

từ 4 tháng 1 năm 2007
John Boehner (Cộng hoà)
từ 4 tháng 1 năm 2007
Cơ cấu
435 cộng 6 thành viên
Không quyền biểu quyết
Dân chủ

23



Cộng hoà
2.3. Các uỷ ban của Quốc hội
Để thực hiện tốt chức nặng lập pháp cũng như chức năng giám sát của
mình, các viện thành lập ra các uỷ ban thường trực. Số thành viên các uỷ ban
thường trực của mỗi viện không giống nhau, ngoài ra trong mỗi uỷ ban
thường trực lại thành lập các tiểu ban. Theo Quy chế Hạ viện và Quy chế
Thượng viện hiệu đính năm 1989, số uỷ ban thường trực của Hạ viện, Thượng
viện cũng như số thành viên của từng uỷ ban được phân bố như sau:
Hạ viện:
1) Uỷ ban Nông nghiệp có 34 thành viên, 9 tiểu ban, trong đó có 4 tiểu
ban chuyên trách.
2) Uỷ ban Ngân sách và Phân bổ ngân sách có 51 thành viên, 15 tiểu ban.
3) Uỷ ban Quốc phòng có 40 thành viên, 21 tiểu ban, trong đó có 17 tiểu
ban chuyên trách;
4) Uỷ ban Đặc trách quận Columbia có 25 thành viên, 6 tiểu ban, trong đó
có 1 tiểu ban chuyên trách;
5) Uỷ ban Giáo dục và Lao động có 35 thành viên, 6 tiểu ban.
6) Uỷ ban Năng lượng và thương mại có 37 thành viên, 5 tiểu ban, trong
đó có 1 tiểu ban chuyên trách.
7) Uỷ ban Đối ngoại có 38 thành viên, 9 tiểu ban, trong đó có 1 tiểu ban
chuyên trách.
8) Uỷ ban về Công tác Chính phủ có 35 thành viên, 8 tiểu ban.
9) Uỷ ban Quy tắc có 15 thành viên, 1 tiểu ban chuyên trách.
10) Uỷ ban Pháp luật có 35 thành viên, 7 tiểu ban và trong đó có 2 tiểu ban
chuyên trách;
11) Uỷ ban Tài chính, Ngân hàng và các vấn đề đô thị có 36 thành viên và
7 tiểu ban.


24


12) Uỷ ban Thương mại đường biển và đánh cá có 37 thành viên, 6 tiểu
ban, trong đó có 1 tiểu ban chuyên trách.
13) Uỷ ban Bưu chính và Dân chính có 26 thành viên, 7 tiểu ban.
14) Uỷ ban Công trình công cộng và Giao thông vận tải có 25 thành viên,
không thành lập tiểu ban.
15) Uỷ ban Tư pháp có 33 thành viên, 6 tiểu ban;
16) Uỷ ban Khoa học, Vũ trụ và Công nghệ có 32 thành viên, 6 tiểu ban;
17) Uỷ ban về Doanh nghiệp nhỏ.
18) Uỷ ban Quản trị hành chính có 25 thành viên, 7 tiểu ban trong đó có 3
tiểu ban chuyên trách.
19) Uỷ ban Các vấn đề về lục địa và hải đảo.
20) Uỷ ban Tiêu chuẩn quản lý.
21) Uỷ ban Cựu chiến binh có 25 thành viên, 5 tiểu ban.
22) Uỷ ban nội vụ có 09 thành viên.
Thượng viện:
1) Uỷ ban Nông nghiệp, thực phẩm và tài nguyên rừng có 19 thành viên, 5
tiểu uỷ ban, trong đó có 1 tiểu ban chuyên trách;
2) Uỷ ban Phân bổ ngân sách có 29 thành viên, 15 tiểu ban.
3) Uỷ ban Quốc phòng có 20 thành viên, 5 tiểu ban.
4) Uỷ ban Ngân hàng, Xây dựng nhà ở và phát triển đô thị có 21 thành
viên, 6 tiểu ban.
5) Uỷ ban Thương mại, Khoa học và Giao thông có 20 thành viên, 6 tiểu
ban.
6) Uỷ ban năng lượng và tài nguyên thiên nhiên có 19 thành viên, 5 tiểu
ban.
7) Uỷ ban Môi trường và các vấn đề xã hội có 16 thành viên, 6 tiểu ban
trong đó có 1 tiểu ban chuyên trách.

8) Uỷ ban Tài chính có 20 thành viên, 1 tiểu ban.
9) Uỷ ban Đối ngoại có 19 thành viên, 10 tiểu ban.
25


×