Tải bản đầy đủ (.doc) (192 trang)

Nghiên cứu nhiễm giun tròn đường tiêu hóa ở chó tại tỉnh Phú Thọ, đặc điểm bệnh do giun đũa Toxocara canis gây ra và biện pháp phòng trị (LA tiến sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (15.52 MB, 192 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NCS. NGUYỄN THỊ QUYÊN

NGHIÊN CỨU NHIỄM GIUN TRÒN
ĐƯỜNG TIÊU HÓA Ở CHÓ TẠI TỈNH PHÚ THỌ,
ĐẶC ĐIỂM BỆNH DO GIUN ĐŨA TOXOCARA CANIS
GÂY RA VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ THÚ Y


2

Thái Nguyên - 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NCS. NGUYỄN THỊ QUYÊN

NGHIÊN CỨU NHIỄM GIUN TRÒN
ĐƯỜNG TIÊU HÓA Ở CHÓ TẠI TỈNH PHÚ THỌ,
ĐẶC ĐIỂM BỆNH DO GIUN ĐŨA TOXOCARA CANIS
GÂY RA VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ
Ngành: Ký sinh trùng và Vi sinh vật học Thú y
Mã số: 62. 64. 01. 04

LUẬN ÁN TIẾN SĨ THÚ Y



Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. Nguyễn Thị Kim Lan
TS. Nguyễn Văn Quang


4

Thái Nguyên - 2017


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu và kết quả
nghiên cứu trong luận án này là hoàn toàn trung thực và chưa được công bố trong
bất kỳ công trình nào khác. Mọi thông tin trích dẫn trong luận án đều được chỉ rõ
nguồn gốc.
TÁC GIẢ

Nguyễn Thị Quyên


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận án này, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới
GS. TS. Nguyễn Thị Kim Lan, TS. Nguyễn Văn Quang - người đã hướng dẫn, chỉ
bảo tôi hết sức tận tình trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành Luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn các Thày, Cô, Trường Đại học Nông Lâm - Đại
học Thái Nguyên đã giảng dạy, hướng dẫn tôi hoàn thành các học phần và các

chuyên đề trong chương trình đào tạo.
Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ cảm ơn sâu sắc đến Ban Giám đốc, Ban Đào tạo
sau đại học - Đại học Thái Nguyên, Ban Giám hiệu, phòng Đào tạo, Ban Chủ
nhiệm Khoa Chăn nuôi Thú y - Trường Đại học Nông Lâm đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi để tôi học tập và nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ cảm ơn sâu sắc đến Ban Lãnh đạo Trường Đại học Hùng
Vương, Khoa Nông Lâm Ngư - Trường Đại học Hùng Vương đã tạo mọi điều kiện
thời gian, kinh phí hỗ trợ cho tôi trong quá trình học tập.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Chi cục Thú y tỉnh Phú Thọ; các Trạm Thú y; các cán
bộ, nhân dân địa phương của các huyện Phù Ninh, Lâm Thao, Yên Lập, Cẩm Khê,
Thanh Thủy, Thanh Sơn và thành phố Việt Trì đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá
trình thực hiện đề tài.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ths. Bùi Chí Vinh và Ths. Nguyễn Văn Bằng đã tham
gia và hỗ trợ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.

Tôi vô cùng biết ơn các thành viên trong gia đình và bạn bè đã luôn ở
bên tôi, giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và
hoàn thành Luận án.
Thái Nguyên, ngày

tháng năm 2017

NGHIÊN CỨU SINH

Nguyễn Thị Quyên


iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN........................................................................................i
LỜI CẢM ƠN.............................................................................................ii
MỤC LỤC.................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU..............................................................vi
DANH MỤC CÁC HÌNH..........................................................................ix
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................ix
MỞ ĐẦU....................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài......................................................................1
2. Mục tiêu của đề tài..............................................................................2
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài...............................3
4. Những đóng góp mới của đề tài..........................................................3
CHƯƠNG

1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU.................................................................4
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài ...............................................................4
1.1.1. Điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ
.................................................................................................4
1.1.2. Giun tròn ký sinh ở chó............................................................6
1.1.3. Bệnh giun đũa do T. canis ở chó ............................................14
1.1.4. Bệnh ấu trùng giun đũa chó ở người.......................................21
1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước....................................31
1.2.1. Tình hình nghiên cứu ở trong nước........................................31
1.2.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài........................................32
CHƯƠNG

2

ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU................................................................................36
2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu................................36


iv

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu.............................................................36
2.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu..........................................36
2.2. Vật liệu nghiên cứu........................................................................36
2.3. Nội dung nghiên cứu......................................................................37
2.3.1. Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh giun tròn đường tiêu
hóa ở chó tại Phú Thọ............................................................37
2.3.2. Nghiên cứu bệnh giun đũa do Toxocara canis ở chó và biện
pháp phòng trị........................................................................38
2.4. Phương pháp nghiên cứu ..............................................................38
2.4.1. Phương pháp nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh giun
tròn đường tiêu hóa ở chó tại tỉnh Phú Thọ...........................38
2.4.2. Phương pháp nghiên cứu bệnh giun đũa do T. canis ở chó....43
2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu......................................................52
CHƯƠNG

3

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN........................................................53
3.1. Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh giun tròn đường tiêu hóa
ở chó tại Phú Thọ..........................................................................53
3.1.1. Thực trạng công tác phòng chống bệnh giun tròn cho chó tại
Phú Thọ.................................................................................53
3.1.2. Thành phần và sự phân bố các loài giun tròn ký sinh ở đường
tiêu hóa chó tại Phú Thọ........................................................55

3.1.3. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa ở chó qua
mổ khám................................................................................62
3.1.4. Tỷ lệ và cường độ nhiễm theo thành phần loài giun tròn ký
sinh ở đường tiêu hóa chó (qua mổ khám)............................64
3.1.5. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa chó ở các
địa phương qua xét nghiệm phân..........................................67


v

3.1.6. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa theo tuổi
chó (qua xét nghiệm phân)....................................................71
3.1.7. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa theo loại
chó (qua xét nghiệm phân)....................................................73
3.1.8. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun tròn ở chó theo phương thức
nuôi........................................................................................76
3.1.9. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun tròn ở chó theo mùa vụ..........78
3.2. Nghiên cứu bệnh giun đũa do T. canis ở chó.................................80
3.2.1. Kết quả định danh loài giun tròn T. canis bằng kỹ thuật sinh
học phân tử............................................................................80
3.2.2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun đũa T. canis ở chó tại các địa
phương (qua xét nghiệm phân)..............................................85
3.2.3. Nghiên cứu bệnh lý và lâm sàng bệnh giun đũa T. canis trên
chó gây nhiễm và nhiễm tự nhiên..........................................88
3.2.4. Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ nhiễm ấu trùng giun đũa T.
canis ở người.......................................................................104
3.2.5. Nghiên cứu biện pháp phòng trị bệnh giun đũa T. canis cho
chó.......................................................................................127
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.....................................................................137
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................139



vi

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1. Thực trạng công tác phòng chống bệnh giun tròn cho chó tại Phú
Thọ.............................................................................................53
Bảng 3.2. Thành phần và sự phân bố các loài giun tròn ký sinh
ở đường tiêu hóa chó tại Phú Thọ.............................................56
Bảng 3.3. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa ở chó (qua mổ
khám).........................................................................................62
Bảng 3.4. Tỷ lệ và cường độ nhiễm theo thành phần loài giun tròn
đường tiêu hóa chó (qua mổ khám)..........................................65
Bảng 3.5. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa chó
ở các địa phương (qua xét nghiệm phân)..................................68
Bảng 3.6. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa theo tuổi chó
(qua xét nghiệm phân)...............................................................71
Bảng 3.10. Khoảng cách di truyền giữa các quần thể loài T. canis và các
loài khác dựa trên phân tích trình tự gen ITS2.........................80
Bảng 3.11. Khoảng cách di truyền giữa các quần thể loài T. canis và các
loài khác dựa trên phân tích trình tự gen CO1..........................82
Bảng 3.12. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun đũa T. canis ở chó
tại các địa phương (qua xét nghiệm phân)................................85
Bảng 3.13. Thời gian giun đũa T. canis hoàn thành vòng đời
trong cơ thể chó gây nhiễm và diễn biến thải trứng.................89
Bảng 3.14. Biểu hiện lâm sàng và khối lượng chó thí nghiệm....................91
Bảng 3.15. Tổn thương đại thể của chó mắc bệnh giun đũa T. canis
do gây nhiễm.............................................................................92
Bảng 3.16. Tổn thương vi thể ở chó bị bệnh giun đũa T. canis do gây nhiễm
....................................................................................................94

Bảng 3.17. Sự thay đổi các chỉ tiêu hồng cầu của chó gây nhiễm ..............95


vii

Bảng 3.18. Sự thay đổi các chỉ tiêu tiểu cầu của chó gây nhiễm.................98
Bảng 3.19. Sự thay đổi các chỉ tiêu bạch cầu và công thức bạch cầu
của chó gây nhiễm...................................................................100
Bảng 3.20. Tỷ lệ chó nhiễm giun đũa T. canis có triệu chứng lâm sàng ..102
Bảng 3.21. Tổn thương đại thể ở đường tiêu hóa của chó
bị bệnh giun đũa T. canis tại các địa phương.........................103
Bảng 3.22. Hiểu biết của người dân về đường lây nhiễm giun đũa
từ chó sang người....................................................................105
Bảng 3.23. Hiểu biết của người dân về tác hại và biện pháp phòng chống
bệnh ấu trùng giun đũa chó.....................................................106
Bảng 3.24. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun đũa T. canis ở chó
tại 3 xã thuộc huyện Phù Ninh................................................108
Bảng 3.25. Sự ô nhiễm trứng giun đũa T. canis ở sân và vườn
tại các điểm nghiên cứu...........................................................109
Bảng 3.26. Sự ô nhiễm trứng giun đũa T. canis ở các mẫu rau ăn của người
.................................................................................................111
Bảng 3.27. Tỷ lệ xét nghiệm ELISA dương tính với ấu trùng giun đũa chó
trên người tại 3 xã của huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ..........112
Bảng 3.28. Mức độ huyết thanh dương tính đọc theo mật độ quang (OD)
.................................................................................................114
Bảng 3.29. Biểu hiện lâm sàng của người nhiễm ấu trùng giun đũa chó. .115
Bảng 3.30. Tỷ lệ người có huyết thanh dương tính và âm tính với
ấu trùng giun đũa chó trong số người nuôi chó......................117
Bảng 3.31. Tỷ lệ người có huyết thanh dương tính và âm tính
với ấu trùng giun đũa chó trong số người không nuôi chó.....118

Bảng

3.32.

Đánh

giá

nguy



nhiễm

ấu

trùng

giun

đũa

ở người nuôi chó và người không nuôi chó............................120


viii

Bảng 3.33. Tỷ lệ huyết thanh người dương tính và âm tính
với ấu trùng giun đũa chó theo mức độ tiếp xúc với chó.......121
Bảng 3.34. Tỷ lệ huyết thanh người dương tính và âm tính

với ấu trùng giun đũa chó theo mức độ tiếp xúc với đất........122
Bảng 3.35. Tỷ lệ huyết thanh người dương tính và âm tính
với ấu trùng giun đũa chó theo thói quen ăn rau sống............123
Bảng

3.36.

Xác

định

chỉ

số

nguy



nhiễm

ấu trùng giun đũa chó ở người tại huyện Phù Ninh, tỉnh Phú
Thọ...........................................................................................124
Bảng 3.37. Hiệu lực của thuốc tẩy giun đũa T. canis cho chó gây nhiễm.127
Bảng 3.38. Hiệu lực của thuốc tẩy giun đũa cho chó ngoài thực địa.........128
Bảng 3.39. Thời gian trứng giun đũa T. canis phân hủy sau khi chôn lấp
phân chó...................................................................................130
Bảng 3.40. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun đũa T. canis ở chó
trước thử nghiệm.....................................................................131
Bảng 3.41. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun đũa T. canis ở chó

sau 2 tháng thử nghiệm...........................................................132
Bảng 3.42. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun đũa T. canis ở chó
sau 4 tháng thử nghiệm...........................................................133


ix

DANH MỤC CÁC HÌNH

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

bp

: base pair

cm

: centimét

cs.

: Cộng sự

ĐC

: Đối chứng

ELISA

Enzyme-Linked ImmunoSorbent Assay


g

: gam

m

: mét

mm

: milimét

n

: dung lượng mẫu

Nxb

: Nhà xuất bản

OD

: Optical density

OR

: Odds ratio

P


: độ tin cậy

PCR

: Polymerase Chain Reaction

SGN

: Sau gây nhiễm

spp.

: species pluralis

STT

: Số thứ tự

TN

: Thí nghiệm

tr.

: trang

TT

: Thể trọng



1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chó là đối tượng vật nuôi rất đặc biệt, được nuôi ở tất cả các nước trên thế
giới và được xếp vào danh mục “thú cưng”. Tại các nước phát triển, chó được nuôi,
chăm sóc, khám chữa bệnh rất cẩn thận và có cả những quy định bảo vệ chó. Ở
nước ta, từ lâu người dân quan tâm đến việc nuôi chó với những mục đích khác
nhau như làm cảnh, giữ nhà, làm chó nghiệp vụ, làm bạn của con người...
Khi chó được nuôi nhiều thì vấn đề dịch bệnh xảy ra ở chó cũng ngày càng
nhiều hơn. Bên cạnh những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm thường gặp ở chó như
bệnh dại, bệnh Carê, bệnh do Parvovirus… bệnh do ký sinh trùng cũng gây nhiều
thiệt hại cho chó, trong đó có bệnh do giun tròn ký sinh ở đường tiêu hóa gây ra.
Theo Vương Đức Chất và Lê Thị Tài (2009) [2], giun tròn ký sinh lấy chất
dinh dưỡng hoặc hút máu làm chó gầy yếu, rối loạn tiêu hóa, giảm sức đề kháng, từ
đó các vi khuẩn đường ruột có cơ hội trỗi dậy, gây hội chứng tiêu chảy nặng hơn và
làm chết chó nếu không được điều trị kịp thời.
Phan Địch Lân (2005) [25], Brown G. và cs. (2014) [65] cho biết, giun đũa
Toxocara canis (T. canis) là một trong những loài giun tròn phổ biến ký sinh ở chó.
Trong quá trình ký sinh, giun đũa lấy chất dinh dưỡng làm chó suy nhược, gầy yếu,
chậm lớn và gần như không tăng trọng; độc tố của giun còn gây ra hội chứng thần kinh
ở chó; bệnh đặc biệt nặng ở chó con, có thể gây chết chó ở giai đoạn 20 - 60 ngày tuổi.
Khi người nhiễm ấu trùng giun đũa chó, ấu trùng có thể tồn tại trong cơ thể
con người nhiều năm, gây rối loạn hô hấp, rối loạn tiêu hóa, nổi mề đay, mẩn ngứa,
điều trị bằng các thuốc chống dị ứng không hiệu quả (Iddawela D.R. và cs., 2003
[85]; Ligier M.W. và cs., 2012 [98]). Trong một số trường hợp, ấu trùng giun đũa
T. canis di hành qua mắt dẫn đến tình trạng mắt mờ và bị kích ứng nặng (Zhang
F.H. và cs., 2015 [130]), nếu không được điều trị kịp thời bệnh nhân có thể bị mù

lòa vĩnh viễn.


2

Báo cáo về kết quả điều tra tỷ lệ huyết thanh dương tính trên người với ấu
trùng giun đũa chó ở nước ta, Trần Trọng Dương (2013) [15] cho biết, tại 2 xã thuộc
huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định có 15,75% số mẫu nhiễm ấu trùng giun đũa chó.
Trong cộng đồng dân cư khu vực biên giới Việt Nam và Campuchia, Lê Thành Đồng
và cs. (2014) [9] cho biết, có 51% số mẫu huyết thanh dương tính với ấu trùng giun
đũa T. canis.
Cho đến nay, đã có một số tác giả đề cập đến đặc điểm dịch tễ bệnh giun tròn
ở chó như Nguyễn Thị Lê và cs. (1996) [29], Ngô Huyền Thúy (1996) [43], Hoàng
Minh Đức và Nguyễn Thị Kim Lan (2008) [11], Võ Thị Hải Lê và Nguyễn Văn Thọ
(2009) [30], (2011) [31], Dương Đức Hiếu và cs. (2014) [20]. Tuy nhiên, việc
nghiên cứu về tình hình nhiễm giun tròn đường tiêu hóa, đặc biệt là đặc điểm bệnh
do giun đũa T. canis gây ra ở chó tại tỉnh Phú Thọ hiện vẫn chưa được thực hiện.
Mặt khác, hiện nay tình trạng nuôi chó ở nước ta nói chung và ở tỉnh Phú Thọ nói
riêng chủ yếu vẫn là nuôi thả rông hoặc vừa thả vừa nhốt, do đó nguy cơ lây nhiễm
ấu trùng giun đũa chó sang người rất cao, trong khi vấn đề phòng chống bệnh do
giun tròn T. canis ở chó chưa được chú ý nhiều nên chưa có quy trình phòng trị
bệnh hiệu quả.
Xuất phát từ những luận giải trên, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu
nhiễm giun tròn đường tiêu hóa ở chó tại tỉnh Phú Thọ, đặc điểm bệnh do giun
đũa Toxocara canis gây ra và biện pháp phòng trị".
2. Mục tiêu của đề tài
2.1. Mục tiêu chung
Xác định thành phần loài, đánh giá tình hình nhiễm giun tròn đường tiêu hóa,
bệnh giun đũa do T. canis gây ra ở chó tại tỉnh Phú Thọ và đề xuất biện pháp phòng
bệnh có hiệu quả.

2.2. Mục tiêu cụ thể
- Xác định được một số đặc điểm dịch tễ bệnh giun tròn đường tiêu ở chó tại
tỉnh Phú Thọ.
- Xác định được đặc điểm bệnh do giun đũa T. canis gây ra ở chó tại tỉnh Phú
Thọ và xác định một số yếu tố nguy cơ nhiễm ấu trùng giun đũa chó ở người.
- Xây dựng biện pháp phòng trị bệnh, góp phần hạn chế những hậu quả do
giun đũa T. canis gây ra trên đàn chó ở tỉnh Phú Thọ nói riêng và các địa phương
khác trong cả nước nói chung.


3

3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Đề tài cung cấp những thông tin khoa học về một số đặc điểm dịch tễ bệnh
giun tròn đường tiêu hóa ở chó; những đặc điểm bệnh lý và lâm sàng bệnh do giun
đũa T. canis gây ra trên chó tại Phú Thọ, cảnh báo nguy cơ nhiễm ấu trùng giun đũa
chó trên người; từ đó có cơ sở khoa học xây dựng biện pháp phòng chống bệnh giun
đũa cho chó và bệnh ấu trùng giun đũa chó cho người có hiệu quả cao.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả của đề tài là cơ sở khuyến cáo người chăn nuôi áp dụng các biện pháp
phòng trị bệnh giun tròn, nhằm hạn chế tỷ lệ nhiễm giun tròn ở chó nói chung và
hạn chế thiệt hại do giun đũa T. canis gây ra nói riêng đồng thời giảm nguy cơ
nhiễm bệnh ấu trùng giun đũa chó ở người, góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
4. Những đóng góp mới của đề tài
- Đề tài là công trình đầu tiên nghiên cứu có hệ thống về đặc điểm dịch tễ bệnh
giun tròn đường tiêu hóa ở chó tại tỉnh Phú Thọ; đặc điểm dịch tễ, bệnh lý, lâm sàng
bệnh do giun đũa T. canis gây ra.
- Xác định được một số yếu tố nguy cơ nhiễm ấu trùng giun đũa chó ở người.
- Xây dựng được biện pháp phòng trị bệnh giun đũa T. canis cho chó và bệnh

ấu trùng giun đũa chó trên người có hiệu quả, khuyến cáo và áp dụng rộng rãi tại
các hộ nuôi chó trên địa bàn tỉnh Phú Thọ và các tỉnh khác.


4

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1. Điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ
Nguyễn Thị Kim Lan (2012) [24] cho biết, môi trường tự nhiên bao gồm
nhiều yếu tố: khí hậu, thời tiết, đất đai, sông hồ, độ cao cách mặt biển… Các yếu tố
này không những quyết định sự có mặt của một ký sinh trùng nào đó mà còn quyết
định mức độ, khả năng hoạt động và lan tràn của ký sinh trùng. Nghiên cứu của
chúng tôi thực hiện tại tỉnh Phú Thọ, vì vậy việc hiểu rõ những điều kiện tự nhiên,
điều kiện kinh tế - xã hội và tình hình chăn nuôi của vùng nghiên cứu là một trong
những cơ sở khoa học để triển khai đề tài.
1.1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Theo Lê Thông và cs. (2005) [42], điều kiện tự nhiên như của tỉnh Phú Thọ có
những đặc điểm sau:
Phú Thọ là tỉnh thuộc vùng đông bắc Việt Nam, nằm sát đỉnh của đồng bằng
Châu thổ sông Hồng; phía bắc giáp các tỉnh Yên Bái và Tuyên Quang, phía đông giáp
các tỉnh Vĩnh Phúc và Hà Tây, phía nam giáp tỉnh Hòa Bình và phía tây giáp tỉnh Sơn
La; diện tích toàn tỉnh là 3.506,3 km2, đứng thứ 36 về diện tích của cả nước.
Phú Thọ là một tỉnh trung du - miền núi, nên địa hình bị chia cắt, được chia ra
các tiểu vùng. Tiểu vùng núi cao phía Tây và phía Nam của Phú Thọ. Tiểu vùng gò,
đồi thấp bị chia cắt nhiều, xen kẽ là đồng ruộng và dải đồng bằng ven sông Hồng,
bên phải là sông Lô, bên trái là sông Đáy.
Vùng núi chiếm 79% diện tích toàn tỉnh; vùng trung du chiếm 14,35% diện
tích; vùng bằng phẳng chiếm 6,65% diện tích. Ðiểm cao nhất có độ cao 1.200 m,

điểm thấp nhất có độ cao 30 m; trung bình có độ cao 250 m so với mặt nước biển.
Phú Thọ nằm ở vùng Đông Bắc, nhiệt độ trung bình hàng năm là 23 oC. Mùa
hạ kéo dài từ tháng 5 tới tháng 10, nhiệt độ trung bình cao nhất vào tháng 7 (khoảng
29oC). Mùa đông từ tháng 11 tới tháng 4 năm sau, nhiệt độ trung bình thấp nhất vào
tháng 1 (khoảng 16oC). Số giờ nắng trong năm khá cao (1.300 - 1.400 giờ/năm).
Lượng mưa trung bình khoảng 1.500 mm/năm, tập trung vào 5 tháng, từ tháng 5 tới
tháng 9. Độ ẩm trung bình là 85 - 86%.


5

1.1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Dân số tỉnh Phú Thọ năm 2016 là 1.381.000 người. Mật độ 388 người/km²,
thành phố Việt Trì, huyện Cẩm Khê, huyện Phù Ninh và huyện Thanh Sơn là những
huyện, thành phố có tỷ lệ dân cư tập trung đông.
Đặc điểm kinh tế xã hội của tỉnh Phú Thọ cũng đặc trưng cho đặc điểm kinh tế
- xã hội của các tỉnh trung du - miền núi phía Bắc. Thành phần dân tộc tương đối đa
dạng: ngoài dân tộc Kinh, còn có các dân tộc khác như Việt, Mường, Dao, Sán
Chay. Mỗi dân tộc đều có tập quán riêng về sinh hoạt và sản xuất, trình độ canh tác
và tập quán chăn nuôi cũng có đặc điểm riêng.
Ở mỗi địa phương, chó được nuôi với số lượng tương đối lớn. Theo báo cáo
của Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Phú Thọ, tổng đàn chó năm 2016
của tỉnh là 289.029 con. Trong đó: thành phố Việt Trì có 15.287 con, thị xã Phú
Thọ 13.187 con, huyện Đoan Hùng 32.363 con, huyện Hạ Hòa 28.544 con, huyện
Thanh Ba 33.718 con, huyện Phù Ninh 29.640 con, huyện Yên Lập 24.409 con,
huyện Cẩm Khê 28.787 con, huyện Tam Nông 10.474 con, huyện Lâm Thao 17.050
con, huyện Thanh Sơn 29.237 con, huyện Thanh Thủy 12.884 con và huyện Tân
Sơn 13.449 con.
Hình thức chăn nuôi chó ở các địa phương chủ yếu vẫn là thả rông và vừa thả,
vừa nhốt; số ít chó được nuôi với mục đích làm bạn hoặc làm cảnh, số còn lại chủ

yếu nuôi với mục đích giữ nhà, tận dụng nguồn thức ăn thừa của con người; công
tác vệ sinh, phòng, trị bệnh cho chó chưa được quan tâm đúng mức, nhất là phòng
chống bệnh ký sinh trùng nói chung và bệnh giun đũa chó nói riêng.
Các đặc điểm về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội nói trên của tỉnh Phú
Thọ ảnh hưởng sâu sắc tới sự lưu hành bệnh ký sinh trùng, trong đó có bệnh giun
tròn đường tiêu hóa chó. Đặc biệt, số lượng chó nhiều, phương thức chăn nuôi thả
rông, vừa thả vừa nhốt và việc áp dụng các biện pháp phòng chống bệnh cho chó
chưa được thực hiện đầy đủ… là những điều kiện thuận lợi cho bệnh ký sinh trùng
ở chó tồn tại, phát triển và lây lan.


6

1.1.2. Giun tròn ký sinh ở chó
1.1.2.1. Vị trí của giun tròn ký sinh ở đường tiêu hóa chó trong hệ thống phân loại
động vật học
Theo De Ley và Blaxter (2002) [71], một số loài giun tròn ký sinh ở đường tiêu
hóa của chó có vị trí phân loại như sau:
Ngành Nematoda Potts, 1932
Lớp Chromadorca Inglis, 1983
Phân lớp Chromadoria Pearse, 1942
Bộ Rhabditida Chitwood, 1933
Phân bộ Spirurina Raillient and Henry, 1915
Liên họ Ascaridoidea Baird, 1853
Họ Ascarididae Baird, 1853
Giống Toxascaris Leiper, 1907
Loài Toxascaris leonina Linstow, 1902
Giống Toxocara Stiles, 1905
Loài Toxocara canis Werner, 1782
Liên họ Stronggyloidea Baird, 1853

Họ Ancylostomatidae Looss, 1905
Phân họ Ancylostomatinae Looss, 1911
Giống Ancylostoma Dubini, 1893
Loài Ancylostoma caninum Ercolani, 1859
Bộ Rhabditida chitwood, 1933
Phân bộ Spirurina Railliet and Henry, 1915
Liên họ Spiruroidea Railliet et Henry, 1915
Họ Spirocercidae Chitwood and Wehr, 1932
Giống Spirocerca Railliet et Henry, 1911
Loài Spirocerca lupi Rudolphi, 1809
Đề cập đến thành phần loài giun tròn ký sinh trên chó ở nước ta Phạm Sỹ
Lăng và cs. (1993) [26], Nguyễn Thị Lê và cs. (1996) [29], Ngô Huyền Thúy
(1998) [43] đã thống kê các loài giun tròn tìm thấy ở chó Việt Nam gồm: T. canis,
Ancylostoma caninum (A. caninum), Spirocerca lupi (S. lupi), Trichocephalus
vulpis (T. vulpis), Uncinaria stenocephala (U. stenocephala), Toxascaris leonina
(Ta. leonia).


7

Theo Phạm Sỹ Lăng và cs. (1993) [26], Ngô Huyền Thúy (1996) [43], đã phát
hiện được 16 loài giun tròn ký sinh ở chó Việt Nam.
Hoàng Minh Đức và Nguyễn Thị Kim Lan (2008) [11] đã phát hiện 4 loài
giun tròn ký sinh ở chó tại Hà Nội gồm A. caninum, T. leonina, T. vulpis, T. canis.
Võ Thị Hải Lê (2012) [32] đã nghiên cứu và phát hiện được 7 loài giun tròn
ký sinh trên chó ở một số tỉnh Bắc Trung Bộ, Việt Nam.
Trong số các loài giun tròn thì T. canis và A. caninum là hai loài phổ biến và
gây tác hại nhiều nhất cho chó. Ngoài ra, ở giai đoạn ấu trùng, chúng còn có khả
năng gây bệnh cho người (Phan Địch Lân, 2005 [25]; Tô Du và Xuân Giao, 2006
[10]; Phạm Sỹ Lăng và cs., 2006 [27]; Brown G. và cs., 2014 [65]).

Trên thế giới, giun tròn ký sinh ở chó được phân bố ở khắp nơi, đặc biệt nhiều ở
các nước nhiệt đới, cận nhiệt đới. Một số công trình nghiên cứu về giun tròn ký sinh
ở trên chó của các tác giả như Ballweber L.R. (2001) [58], Khante G.S. và cs. (2009)
[90], Mukaratirwa S. và Singh V. P. (2010) [105], Brown G. và cs. (2014) [65]… cho
biết, đã phát hiện nhiều loài giun tròn ký sinh ở chó như A. caninum, Ancylostoma
tubaeforme, Ancylostoma braziliense (A. braziliense), U. stenocephala, T. canis,
Toxocara mystax (T. mystax), S. lupi, T. vulpis, Dioctophyme renale....
1.1.2.2. Đặc điểm hình thái, kích thước của một số loài giun tròn ký sinh ở đường
tiêu hóa chó
Nguyễn Thị Lê và cs. (1996) [29], Ballweber L.R. (2001) [58], Nguyễn Thị
Kim Lan (2012) [24], Brown G. và cs. (2014) [65] mô tả các loài giun tròn ở chó
như sau:
- Loài Toxascaris leonina Linstow, 1902
Ta. leonina là giun tròn nhỏ, dài, màu vàng nhạt, đầu có 3 lá môi, thực quản
đơn giản, hình trụ, không có đoạn phình to. Giun đực dài 40 - 80 mm, đuôi thon
đều, không có phần phụ hình chóp, đầu có cánh hẹp như mũi giáo. Giun cái dài
65 - 100 mm, lỗ sinh dục ở nửa trước cơ thể. Mỏm cuối đuôi của giun đực thon
nhỏ, không có cánh đuôi. Gai giao hợp dài gần bằng nhau, dài 0,9 - 1,5 mm,
không có màng cánh và bánh lái giao hợp. Âm môn của giun cái ở vào khoảng
1/3 phía trước thân.


8

Trứng của Ta. leonina hình bầu dục, có vỏ ngoài nhẵn, chứa một tế bào duy
nhất, phôi xếp không kín vỏ, đường kính 0,075 - 0,085 mm.
- Loài Toxocara canis Wermer, 1782
T. canis có kích thước lớn, màu vàng nhạt, đầu hơi cong về phía bụng, có
cánh đầu rộng. Đầu có 3 môi, trên mỗi môi đều có các răng nhỏ, không có môi
trung gian. Thực quản hình trụ, đặc biệt giữa thực quản và ruột có đoạn phình to

như dạ dày.
Giun đực dài 50 - 100 mm, đầu có cánh dài, hẹp, hơi giống mũi giáo. Có hai
gai giao cấu bằng nhau, dài 0,75 - 0,95 mm. Cánh đuôi hẹp hoặc không có, có nhiều
nhú trước và sau hậu môn. Cuối đuôi giun đực hình thành dạng mũi khoan.
Giun cái dài 90 - 180 mm, đuôi thẳng, lỗ sinh dục ở nửa trước cơ thể, âm môn
ở vào khoảng giữa 1/4 phía thân trước, có 2 tử cung.
Trứng giun đũa T. canis hình bầu dục, kích thước 0,08 - 0,085 x 0,064 - 0,072
mm, vỏ trứng dày, màu vàng, lỗ trỗ như tổ ong.
- Loài Ancylostoma caninum Ercolani, 1859
A. caninum có màu trắng, vàng nhạt hoặc hồng nhạt, đoạn trước có một móc
cong về phía lưng. Túi miệng rất sâu, ở rìa mép phía mặt bụng có 3 đôi răng lớn,
cong hình lưỡi câu, dưới đáy túi miệng có một đôi răng hình tam giác. Giun đực dài 9
- 12 mm, túi đuôi phát triển. Gai giao hợp dài 0,75 - 0,87 mm, đoạn cuối rất nhọn, bánh
lái gai giao hợp tròn, dài. Giun cái dài 10 - 21 mm, lỗ sinh dục ở vào 1/3 nửa sau cơ
thể. Trứng giun A. caninum hình bầu dục, kích thước 0,06 - 0,066 x 0,037 - 0,042
mm, vỏ trứng mỏng và mịn, bên trong chứa 4 - 8 phôi bào.
- Loài Spirocerca lupi Rudolphi, 1809
Giun S. lupi màu đỏ, có miệng nhỏ hình 6 cạnh. Thực quản kép, phần trước
được cấu tạo bằng tổ chức cơ. Phần sau ngắn hơn, được cấu tạo bằng tổ chức tuyến.
Giun đực dài 30 - 54 mm, có hai gai giao hợp không bằng nhau, dài 2,54 mm. Giun
cái dài 54 - 80 mm, lỗ sinh dục cái nằm phía trước thân, gần cuối thực quản. Hai
đầu cơ thể giun hơi thót lại, toàn thân có màu đỏ máu. Trứng rất nhỏ, hình bầu dục,
hai cạnh bên gần như song song với nhau, kích thước 0,036 - 0,039 x 0,017 - 0,018
mm, vỏ mỏng, bên trong có ấu trùng.


9

1.1.2.3. Chu kỳ sinh học của giun tròn
Theo Nguyễn Thị Lê và cs. (1996) [29] chu kỳ sống của giun tròn rất đa dạng,

một số phát triển trực tiếp, không có sự thay đổi vật chủ, ở một số khác, chu trình
phát triển có thay đổi vật chủ.
Các họ giun tròn khác nhau có chu kỳ sinh học khác nhau. Các loài giun tròn Ta.
leonia, T. canis, A. caninum và S. lupi ký sinh ở đường tiêu hóa của chó. Chó là vật
chủ cuối cùng của giun, giúp giun hoàn thành vòng đời và ký sinh ở giai đoạn thành
thục. Vòng đời của một số loài giun tròn ký sinh ở chó như sau:
- Loài Toxascaris leonina Linstow, 1902
Ballweber L.R. (2001) [58] cho biết: Giun Ta. leonina có vòng đời phát triển
trực tiếp hoặc gián tiếp qua vật chủ chứa.
Giun trưởng thành ký sinh ở ruột non hoặc dạ dày của ký chủ cuối cùng. Giun
cái đẻ trứng, trứng theo phân ra ngoài, gặp điều kiện thuận lợi, sau 7 ngày phát triển
thành trứng có ấu trùng gây nhiễm L3. Chó nuốt phải trứng chứa ấu trùng có sức gây
nhiễm thông qua thức ăn nước uống hoặc ăn phải vật chủ chứa như động vật gặm
nhấm; vào đường tiêu hóa, ấu trùng được giải phóng, chui qua niêm mạc ruột và
dừng lại ở đó, sau một thời gian biến thái rồi trở về xoang ruột phát triển thành dạng
trưởng thành. Thời gian hoàn thành vòng đời của Ta. leonina ở chó nuốt phải trứng
từ môi trường là 7 - 11 tuần và khoảng 2 tuần nếu chó nuốt phải trứng có sức gây
nhiễm từ vật chủ chứa.
Phạm Sỹ Lăng và cs. (2006) [27] cho biết, trứng giun đũa Ta. leonina theo
phân chó ra bên ngoài, sau 10 ngày phát dục thành ấu trùng cảm nhiễm. Khi chó
con nuốt phải ấu trùng cảm nhiễm này vào ruột non thì ấu trùng phá vỡ vỏ, chui vào
niêm mạc ruột chó qua tĩnh mạch ruột, tới tĩnh mạch cửa vào gan, đi lên tâm nhĩ
phải xuống tâm thất phải qua động mạch phổi vào phổi. Sau đó ấu trùng giun chui
ra khỏi vi huyết quản vào phế nang. Cuối cùng chui ra nhánh nhỏ của chi khí quản,
tới khí quản, yết hầu, xuống thực quản rồi lại quay trở về ruột non. Ở đây chúng
tiếp tục phát dục qua 3 lần lột xác nữa để trở thành giun trưởng thành gây bệnh. Ấu
trùng của giun không truyền qua bào thai.


10


Theo Brown G. và cs. (2014) [65], Ta. leonina trưởng thành có thể sống trong
ruột non của chó, mèo, cáo tới 15 tháng. Nhiệt độ 8 - 37 oC phôi bắt đầu phân chia,
trứng phát triển thành ấu trùng có sức gây bệnh ở nhiệt độ 25 - 30 oC trong 3 - 5
ngày và sau 6 - 10 ngày ở nhiệt độ phòng.
Thời gian hoàn thành vòng đời của Ta. leonina khoảng 2 tháng. Loài này
không gây bệnh trên người.
- Loài Toxocara canis Wermer, 1782
Ballweber L.R. (2001) [58], Phan Địch Lân (2005) [25], Nguyễn Thị Kim Lan
(2012) [24] cho biết:
Giun T. canis trưởng thành ký sinh ở dạ dày hoặc ruột non của chó, đẻ trứng,
trứng theo phân ra ngoài, gặp điều kiện nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng thích hợp sẽ
phát triển thành trứng có ấu trùng có sức gây bệnh. Trường hợp lây nhiễm qua
đường tiêu hoá, ấu trùng được giải phóng khỏi trứng, bắt đầu quá trình di hành
trong cơ thể ký chủ. Ấu trùng xuyên qua niêm mạc ruột, vào máu, theo hệ thống
tuần hoàn đến gan, về tim, lên phổi vào khí quản, lên miệng rồi được nuốt trở lại
ruột non, phát triển tới dạng giun trưởng thành. Một số ấu trùng sau khi vào phổi
tiếp tục theo hệ thống tuần hoàn về các tổ chức cư trú làm thành kén và có khả năng
lây nhiễm tiếp cho động vật cảm nhiễm khác, nếu chúng ăn phải các kén này.
Các ký chủ không chuyên biệt như chuột đồng, chuột nhà nuốt phải trứng
T. canis có sức gây bệnh thì ấu trùng nở ra theo máu đến các cơ quan vào mô và
đóng kén tại đó. Khi chó ăn phải các ký chủ chứa kén này thì ấu trùng sẽ được giải
phóng khỏi kén, tới ruột và phát triển thành dạng trưởng thành.
Một số ấu trùng xâm nhập qua hệ tuần hoàn của chó mẹ vào bào thai, do đó
chó con sau khi sinh ra đã mang sẵn mầm bệnh, ở chó 2 tuần tuổi đã có thể tìm thấy
trứng giun đũa T. canis trong phân.
Thời gian hoàn thành vòng đời của giun T. canis là 26 - 28 ngày.
Theo Brown G. và cs. (2014) [65], một giun cái T. canis có thể đẻ trên
100.000 trứng/ngày. Một con chó nhiễm giun đũa có thể thải 1,5 x 10 7 trứng/ngày.
Ở nhiệt độ tối ưu 25 - 30oC, trứng giun đũa phát triển thành trứng có sức gây bệnh

sau 2 tuần.


11

Theo Magnaval J.F. và cs. (2001) [102], khi người nuốt phải trứng giun đũa
T. canis có sức gây bệnh từ môi trường bên ngoài hoặc ăn thịt sống của vật chủ
khác có chứa ấu trùng, vào đường tiêu hóa, ấu trùng thoát khỏi vỏ trứng, xâm
nhập qua thành ruột, theo tuần hoàn đến gan, phổi và những cơ quan khác trong
cơ thể. Ở những cơ quan này, ấu trùng di chuyển hàng tuần hay hàng tháng hoặc
ở cố định tại chỗ. Cuối cùng ấu trùng đóng kén tạo thành u hạt, gây bệnh ấu
trùng giun đũa chó ở người.
Đỗ Thị Lệ Thúy và Nguyễn Minh Thu (2011) [44] cho biết, ấu trùng giun đũa
chó có thể sống trong cơ thể người đến 10 năm và bảo tồn sự sống bằng cách đóng
kén để chống lại sự tấn công của bạch cầu ái toan và kháng thể.
- Loài Ancylostoma caninum Ercolani, 1859
Theo Ballweber L.R. (2001) [58], Phan Địch Lân (2005) [25], Nguyễn Thị
Kim Lan (2012) [24]: loài A. caninum có vòng đời phát triển trực tiếp. Giun trưởng
thành ký sinh ở ruột non của chó, chó sói, cáo, đôi khi thấy cả ở mèo. Giun cái đẻ
trứng, trứng theo phân ra ngoài, bên trong trứng đã có 4 - 8 phôi bào. Ở môi trường
ngoài, sau 1 - 3 tuần gặp các điều kiện nhiệt độ, độ ẩm thích hợp, phôi bào trong
trứng phát triển tới dạng ấu trùng. Ấu trùng thoát ra khỏi trứng qua 2 lần lột xác
thành ấu trùng cảm nhiễm. Ấu trùng xâm nhập vào ký chủ qua 2 đường:
- Qua thức ăn, nước uống, hoặc qua các vật chủ dự trữ, ấu trùng chui vào thành
ruột và thành dạ dày, ở đó vài ngày rồi trở về ruột non phát triển tới dạng trưởng thành.
- Ấu trùng xuyên qua da để vào cơ thể ký chủ, theo hệ thống tuần hoàn về tim, lên
phổi, qua phế quản đến khí quản, rồi về ruột non và phát triển tới dạng trưởng thành.
Thời gian hoàn thành vòng đời của giun móc chó là 14 - 20 ngày.
Theo Brown G. và cs. (2014) [65]: trứng giun móc A. caninum ở ngoài môi
trường gặp điều kiện thuận lợi (môi trường ẩm, thiếu ánh sáng) sau 2 - 9 ngày trứng

nở và phát triển thành ấu trùng có sức gây bệnh. Ấu trùng có sức gây bệnh có thể
tồn tại ở môi trường đến 6 tuần. Chó con có thể nhiễm ấu trùng qua sữa mẹ. Người
ta đã tìm thấy ấu trùng trong sữa của chó mẹ 20 ngày sau đẻ. Thời gian hoàn thành


12

vòng đời thay đổi theo con đường lây nhiễm: 2 - 3 tuần qua đường tiêu hóa; 4 - 5
tuần qua da.
Chuột và chim nuốt phải ấu trùng A. caninum có sức gây bệnh. Ở những ký
chủ chứa này, ấu trùng không phát triển nhưng có thể tồn tại hơn một năm và có thể
truyền cho thế hệ sau. Nếu chó ăn chuột hoặc chim, vào dạ dày ấu trùng được giải
phóng, di chuyển xuống ruột non phát triển thành giun trưởng thành.
- Loài Spirocerca lupi Rudolphi, 1809
Ballweber L.R. (2001) [58], Vương Đức Chất và Lê Thị Tài (2009) [2],
Brown G. và cs. (2014) [65] cho biết:
Ký chủ cuối cùng của loài S. lupi là chó nhà, chó sói, cáo; ký chủ trung gian
là côn trùng cánh cứng ăn phân súc vật, thuộc các giống Scarabeus, Geotrupes
và Copris; một số loài chim, chuột và bò sát đóng vai trò là ký chủ dự trữ. Giun
trưởng thành ký sinh ở dạ dày, thực quản, thành động mạch chủ, tổ chức lâm ba,
xoang ngực và phổi của ký chủ cuối cùng.
Giun trưởng thành ký sinh trong các u, kén ở dạ dày và thực quản, đẻ trứng,
bên trong có chứa ấu trùng, trứng theo các lỗ dò ở kén, đi vào xoang thực quản hoặc
dạ dày, theo phân ra môi trường bên ngoài, được các ký chủ trung gian là bọ hung ăn
phân như Scarabens sacer, Capris lunaris... nuốt vào, ở đường tiêu hóa của các ký
chủ trung gian, ấu trùng thoát ra khỏi trứng, vào xoang đại thể. Ở đó, chúng lột xác
hai lần và trở thành ấu trùng có sức gây bệnh.
Khi chim, chuột và bò sát ăn phải ký chủ trung gian mang ấu trùng có sức gây
bệnh, ấu trùng được giải phóng, chui vào thành thực quản, dạ dày, ruột và tạo thành
kén tại đó. Lúc này chim, chuột và bò sát trở thành ký chủ chứa. Nếu chó, cáo ăn

phải bọ cánh cứng hoặc nội tạng của các ký chủ chứa có ấu trùng, vào dạ dày, ấu
trùng xuyên qua thành dạ dày, di hành trong hệ tuần hoàn, đến động mạch chủ, ở đó
khoảng 3 tháng, sau đó ấu trùng di chuyển đến thực quản, đóng kén và phát triển
thành dạng trưởng thành. Trứng từ kén thoát qua các lỗ dò vào xoang thực quản
hoặc dạ dày rồi theo phân ra ngoài.
Thời gian hoàn thành vòng đời của giun S. lupi là 5 - 6 tháng.
1.1.2.4. Dịch tễ học một số bệnh giun tròn


×