Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

01 QUẢN lý NHÀ nước về TRẬT tự xây DỰNG TRÊN địa bàn PHƯỜNG THẠNH lộc, QUẬN 12, tp hồ CHÍ MINH lương khánh thiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.71 KB, 22 trang )

Tiểu luận cuối khóa

GVHD: TS. Nguyễn Văn Nhứt
Phần 1
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ UBND QUẬN 12 VÀ UBND
PHƯỜNG THẠNH LỘC
1.
Giới thiệu sơ lược về Ủy ban nhân dân quận 12
Quận 12 được công bố thành lập ngày 01 tháng 4 năm 1997 theo Nghị định
03/CP, ngày 6 tháng 1 năm 1997 của Chính phủ trên cơ sở toàn bộ diện tích các xã
Thạnh Lộc, An Phú Đông, Tân Thới Hiệp, Đông Hưng Thuận, Tân Thới Nhất, một
phần xã Tân Chánh Hiệp; một phần xã Trung Mỹ Tây thuộc huyện Hóc Môn trước
đây. Tổng diện tích đất tự nhiên 5.274,89 ha, dân số hiện nay 395.790 người (theo
điều tra dân số tính đến 6/2009).
Quận 12 nằm phía bắc Thành phố Hồ Chí Minh với vị trí địa lý như sau: Phía
Bắc giáp huyện Hóc Môn; phía Đông giáp tỉnh Bình Dương, Quận Thủ Đức; phía
Nam giáp quận Tân Bình, Gò Vấp, Bình Thạnh; phía Tây giáp huyện Bình Tân; xã
Bà Điểm. Có 11 phường trực thuộc là:


Thạnh Xuân: diện tích 968,58 ha, gồm 25.732 nhân khẩu.



Hiệp Thành: diện tích 542,36 ha, gồm 63.857 nhân khẩu.



Thới An: diện tích 518,45 ha, gồm 26.020 nhân khẩu.





Thạnh Lộc: diện tích 583,29 ha, gồm 28.567 nhân khẩu.



Tân Chánh Hiệp: diện tích 421,37 ha, gồm 43.415 nhân khẩu.



Tân Thới Hiệp: diện tích 261,97 ha, gồm 37.474 nhân khẩu.



An Phú Đông: diện tích 881,96 ha, gồm 25.526 nhân khẩu.



Trung Mỹ Tây: diện tích 270,63 ha, gồm 36.171 nhân khẩu.



Tân Thới Nhất: diện tích 389,97 ha, gồm 44.894 nhân khẩu.

Học Viên: Lương Khánh Thiện

Trang 1



Tiểu luận cuối khóa

GVHD: TS. Nguyễn Văn Nhứt



Đông Hưng Thuận: diện tích 255,20 ha, gồm 36.261 nhân khẩu.



Tân Hưng Thuận: diện tích 181,08 ha, gồm 27.873 nhân khẩu; được

tách ra từ phường Đông Hưng Thuận (bao gồm khu phố 6, khu phố 7 và một phần
khu phố 4, khu phố 5) theo nghị định 143/2006/ NĐ-CP ngày 23/11/2006 của
Chính phủ.
Trong lịch sử mở cõi của người Việt, Hóc Môn – Bà Điểm được khai phá từ
rất sớm. Theo tư liệu lịch sử ít ỏi còn lưu lại thì ngay từ đầu thế kỷ XVII từ năm
1623 – khi chúa Nguyễn lập đồn thu thuế tại Sài Gòn thì cư dân sinh sống tại vùng
này đã khá đông. Dưới thời chúa Nguyễn và triều Nguyễn, Hóc Môn thuộc huyện
Tân Bình vào năm 1698. Huyện Tân Bình lúc ấy rộng hơn 11.000km2, tức hơn 1/5
diện tích toàn Nam bộ (63.058km2) trải từ hữu ngạn sông Sài Gòn đến tả ngạn sông
Vàm cỏ. Khi huyện Tân Bình đổi tên thành Phủ (năm 1808) gồm 4 huyện thì Hóc
Môn thuộc huyện Bình Dương. Năm 1841, nhà Nguyễn lập huyện Bình Long thì
Hóc Môn thuộc huyện mới này. Sau khi chiếm Nam bộ làm thuộc địa, người Pháp
đặt ra các đơn vị hành chính mới trên vùng đất chúng cai trị gọi là Hạt, rồi Hạt
tham biện, Hóc Môn thuộc Hạt tham biện Sài Gòn.
Dù là vùng đất trong hạt Sài Gòn nhưng Hóc Môn không là vùng đô thị hóa,
vẫn là vùng nông thôn. Chính quyền thuộc địa xây dựng quốc lộ 22 chạy qua Hóc
Môn lên Tây Ninh, sang Phrom Pênh phục vụ chính sách bóc lột thuộc địa. Đến
thời Mỹ can thiệp vào miền nam, xâm lược nước ta bằng chính sách thực dân mới,

chúng xây dựng xa lộ Đại Hàn (ngày nay là xa lộ vành đai ngoài) chạy ngang qua
huyện Hóc Môn từ đông sang tây. Nhiều liên tỉnh lộ nối Sài Gòn với các tỉnh miền
đông được xây dựng … tất cả các công trình giao thông này nhằm phục vụ các mục
tiêu chiến lược của Mỹ và Ngụy quyền chứ không phải để đô thi hóa và phát triển
kinh tế vùng Tây Bắc Sài Gòn. Thực dân Pháp và đế quốc Mỹ mưu đồ biến Hóc
Môn thành vành đai, lá chắn bảo vệ phía Tây Bắc Sài Gòn. Lịch sử của vùng đất
Học Viên: Lương Khánh Thiện

Trang 2


Tiểu luận cuối khóa

GVHD: TS. Nguyễn Văn Nhứt

này trong hơn 100 năm kể từ khi tên thực dân Pháp đầu tiên đặt chân lên Sài Gòn
năm 1859 và tên đế quốc Mỹ cuối cùng chạy tháo chân trên chiếc trực thăng rạng
sáng ngày 30.4.1975, khẳng định vai trò của Mười tám Thôn vườn trầu là vành đai
đỏ của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc với những địa danh đã đi vào lịch sử
như Bà Điểm – An Phú Đông – Vườn cau Đỏ.
2.

Khái quát chung về UBND Phường Thạnh Lộc

2.1.

Khái quát về chức năng, nhiệm vụ quền hạn của UBND Phường

2.1.1. Chức năng
Ủy ban nhân dân Phường Thạnh Lộc với tư cách là cơ quan hành chính Nhà

nước cấp cơ sở thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong phạm vị lãnh thổ của
phường mình trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng..cụ
thể:
- Phát triển kinh tế công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, thương nghiệp, văn
hóa, xã hội, giáo dục, y tế và các dịch vụ khác
- Quản lý về thu ngân sách địa phương
- Về tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, kiểm tra việc thi hành pháp luật
trên địa bàn của mình quản lý
- Bảo đảm anh ninh, trật tự và an toàn xã hội
- Phòng chống thiên tai, bảo vệ tài sản nhà nước của tổ chức và công dân, bảo
vệ các quyền tự do dân chủ của công dân
- Về công tác tiếp nhận và giải quyết đơn thư khiếu nại của công dân
2.1.2. Nhiệm vụ
Ủy ban nhân dân Phường Thạnh Lộc có nhiệm vụ chỉ đạo điều hành thực hiện
các nhiệm vụ, chương trình công tác tuần, tháng, quý, năm đã đề ra; quản lý, chỉ
đạo, hướng dẫn các khu phố trong hoạt động quản lý nhà nước. Cụ thể:

Học Viên: Lương Khánh Thiện

Trang 3


Tiểu luận cuối khóa

GVHD: TS. Nguyễn Văn Nhứt

- Xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội, an ninh, quốc
phòng dài hạn và hằng năm của Phường. Xây dựng kế hoạch đầu tư và xây dựng
các công trình trọng điểm của Phường trình UBND quận 12 xem xét;
- Xây dựng những quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân, công tác tổ chức bộ

máy và thực hiện chế độ quản lý cán bộ theo phân cấp và quy định của Nhà nước.
Bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật đối với các tập thể, cá nhân do UBND
Phường quản lý;
- Kết luận những vụ việc khiếu nại, tố cáo có liên quan đến cán bộ chủ chốt do
UBND Phường quản lý hoặc những nhiệm vụ phức tạp theo quy định của luật
khiếu nại – tố cáo;
- Kiểm tra, đánh giá công tác chỉ đạo, điều hành của tập thể và mỗi cá nhân
thành viên của Ủy ban hằng năm;
- Giải quyết những vấn đề khác mà pháp luật quy định thuộc thẩm quyền của
UBND Phường.
3.

Tổ chức, hoạt động của UBND Phường Thạnh Lộc

3.1.

Cơ cấu tổ chức

Ủy ban nhân dân Phường Thạnh Lộc là cơ quan quản lý hành chính nhà nước,
thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức hoạt động theo quy định của pháp luật.
Bộ máy UBND Phường Thạnh Lộc là toàn bộ hệ thống các thành viên là các
phòng, ban được tổ chức theo một cơ cấu thống nhất, phù hợp với yêu cầu thực
hiện các chức năng của Ủy ban. Mỗi thành viên của UBND chịu trách nhiệm cá
nhân về phần công tác được phân công trước UBND và Chủ tịch UBND.
Đứng đầu cơ quan là Chủ tịch UBND, Giúp việc cho chủ tịch là hai Phó Chủ
tịch chịu trách nhiệm về các mảng Văn hóa xã hội và quản lý Kinh tế - Đô thị và
hai ủy viên Quân sự và An ninh. Ngoài ra giúp việc cho Chủ tịch và các Phó Chủ
tịch còn có các phòng, ban chức năng và các trung tâm, đoàn thể. Đứng dầu mỗi
Học Viên: Lương Khánh Thiện


Trang 4


Tiểu luận cuối khóa

GVHD: TS. Nguyễn Văn Nhứt

phòng, ban là các Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước lãnh đạo về công tác
chuyên môn mà mình phụ trách;
Thủ trưởng các phòng, ban thuộc UBND Phường khi giải quyết công việc
thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của đơn vị mình nhưng có liên quan đến chức năng,
nhiệm vụ của đơn vị khác nhất thiết phải trao đổi ý kiến của Thủ trưởng đơn vị đó.
Đối với các công việc vượt quá thẩm quyền giải quyết của đơn vị mình, phải chủ
động làm việc, thống nhất với các đơn vị liên quan để báo cáo Chủ tịch hoặc Phó
Chủ tịch UBND xem xét, quyết định;
Các phòng, ban và các cơ quan, tổ chức trực thuộc UBND thực hiện chế độ
báo cáo tình hình, kết quả công tác của đơn vị mình tới UBND qua Văn phòng
UBND để tổng hợp. Văn phòng UBND có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc tổ chức
thực hiện ở các đơn vị đúng thời gian và đúng yêu cầu.

Học Viên: Lương Khánh Thiện

Trang 5


Tiểu luận cuối khóa
3.2.

GVHD: TS. Nguyễn Văn Nhứt


Sơ đồ tổ chức UBND Phường Thạnh Lộc
CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH
KINH TẾ

Công an

Thanh tra xây dựng

Quân sự

GTTL – Nông nghiệp

Ngân sách + XDCB

Địa chính – xây dựng

Văn phòng + Tin
học

Quản lý môi trường

Tư pháp – Hộ tịch

Tài chính – kế toán

Thuế

Thi đua – Khen

thưởng
Tiếp dân

Công đoàn
BĐH 7 khu phố

Học Viên: Lương Khánh Thiện

PHÓ CHỦ TỊCH
VĂN XÃ
GD-ĐT(các trường
học)
LĐ thương binh - XH
Dân số GĐ&TE
Thống kê
Giảm nghèo-Tăng hộ
khá

Tệ nạn xã hội

Văn hóa thông tin

Trạm y tế

Trang 6


Tiểu luận cuối khóa

GVHD: TS. Nguyễn Văn Nhứt

Phần 2
ĐỀ TÀI BÁO CÁO THỰC TẬP

Đề tài: “QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TRẬT TỰ XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN
PHƯỜNG THẠNH LỘC, QUẬN 12, Tp. HỒ CHÍ MINH”
CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÀ QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC VỀ TRẬT TỰ ĐÔ THỊ.
1.

Khái niệm quản lý

Quản lý là hoạt động nhằm tác động một cách có tổ chức và định
hướng của chủthể quản lý vào một đối tượng nhất định để điều chỉnh các quá
trình xã hội và hành vi của con người nhằm duy trì tính ổn định và phát triển của
đối tượng theo những mục tiêu đã định.Với cách diễn đạt như vậy thì quản lý bao
gồm các yếu tố sau:-Chủ thể quản lý: là con người hoặc tổ chức, tạo ra tác
động quản lý và tác độngđến đối tượng quản lý thông qua công cụ, phương tiện
và nguyên tắc nhất định. -Đối tượng quản lý: tiếp nhận trực tiếp sự tác động của
chủ thể quản lý.
2.

Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng

2.1. Trật tự xây dựng
Trật tự xây dựng là một trạng thái đựơc hình thành dựa trên sự thực thi pháp
luật xây dựng trong thực tế của chủ thể. Đó là trạng thái được xây dựng dựa trên
các hành vi trong thực tiễn. Khi pháp luật phù hợp với xu thế phát triển và chủ thể
thực hiện theo đúng pháp luật thì trạng thái trật tự trong xây dựng đựơc hình thành.
2.1.


Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng

Học Viên: Lương Khánh Thiện

Trang 7


Tiểu luận cuối khóa

GVHD: TS. Nguyễn Văn Nhứt

Quản lý nhà nứơc về trật tự xây dựng là quá trình tác động của chủ thể quản
lý đến khách thể quản lý dựa trên hệ thống pháp luật xây dựng, nhằm thiết lập nên
trật tự xây dựng thích hợp với quy luật khách quan, không ngừng đáp ứng nhu cầu
về nhà ở xã hội, đảm bảo định hướng chung về phát triển đô thị của quốc gia.
3.
3.1.

Sự cần thiết phải quản lý nhà nước về trật tự xây dựng
Xuất phát từ vai trò của nhà ở đối với đời sống kinh tế - xã hội

Thứ nhất, trật tự xây dựng có mối quan hệ mật thiết với đô thị, bởi vì dù đô
thị phát triển ở mức nào đi nữa thì cũng không thể thiếu hoạt động xây dựng, nó
được xem như là một nhu cầu thiết yếu của con ngừơi;
Thứ hai, Nhà ở là một yếu tố cấu thành của thị trường bất động sản và hiện
nay thị trường này đang biến đổi phức tạp, nó rất cần sự điều chỉnh và quản lý của
nhà nước.
3.2. Xuất phát từ vai trò của quản lý nhà nước về trật tự xây dựng
Thứ nhất, được xây dựng nhà ở hợp pháp là một trong những quyền hiến

định của công dân (theo Điều 62 Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt
Nam năm 1992, sửa đổi bổ sung một số điều năm 2001). Do vậy nhà nước phải tạo
ra cơ sở pháp lý thích đáng để bảo quyền công dân trong đó có quyền được xây
dựng đặc biệt là xây dựng nhà ở.
Thứ hai, quản lý chặt chẽ việc xây dựng của công dân đảm bảo lợi ích cá
nhân hài hòa với lợi ích cộng đồng, xã hội; sử dụng có hiệu quả và tiết kiệm quỹ
đất xây dựng ngày càng cạn kiệt do quá trình đô thị hóa mở rộng ở nước ta.
Thứ ba, xuất phát từ thực trạng quản lý trên lĩnh vực này còn nhiều bất cập và
chưa hiệu quả. Biểu hiện qua: số vụ vi phạm pháp luật về xây dựng ngày càng tăng
và khó kiểm soát; tình trạng quy hoạch không khoa học và thiếu khả thi vẫn còn
phổ biến;bộ máy quản lý xây dựng còn khá cồng kềnh; thủ tục hành chính trong
lĩnh vực xây dựng còn phức tạp và khó tiếp cận gây phiền hà và sách nhiễu nhân
dân.
Học Viên: Lương Khánh Thiện

Trang 8


Tiểu luận cuối khóa
4.
4.1.

GVHD: TS. Nguyễn Văn Nhứt

Nội dung của quản lý nhà nước về trật tự xây dựng
Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật

trong lĩnh vực xây dựng.
4.1.1. Hệ thống các văn bản pháp luật của cơ quan nhà nước ở Trung ương:
Hiện nay, trong lĩnh vực quản lý xây dựng công trình chủ yếu được điều chỉnh

bởi hệ thống văn bản pháp luật dưới đây:
Luật Xây dựng 2003 được Quốc hội khóa XI thông qua tại kỳ họp thứ 4 ngày
26/11/2003, điều chỉnh nhiều nội dung cơ bản trong hoạt động QLNN về xây dựng
như: quy hoạch xây dựng; cấp phép xây dựng; khảo sát, thiết kế xây dựng công
trình;cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng;… bao quát toàn diện lĩnh vực xây
dựng đối với mọi loại công trình, trong đó xây dựng nhà ở chỉ là một bộ phận của
hệ thống pháp luật về xây dựng;
Luật nhà ở năm 2005 đã được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày
29/11/2005. Luật này quy định về sở hữu nhà ở, phát triển, quản lý việc sử dụng,
giao dịch về nhà ở và QLNN về nhà ở. Bên cạnh đó luật này còn quy định khá cụ
thể về quyền sở hữu, sử dụng nhà ở, quyền thuê mướn, cho tặng, thừa kế và quy
định thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở của người Việt Nam ở nước
ngoài; các cá nhân, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam;
Ngoài các văn bản chủ đạo nêu trên thì bên cạnh đó còn có các văn bản pháp
luật khác tham gia điều chỉnh như: Quyết định số 09/2008/ QĐ-BXD ngày
06/6/2008 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng; Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày
12/02/2009 của Chính phủ; Thông tư số 39/2009/TT-BXD ngày 09/12/2009 của Bộ
Xây dựng; Chỉ thị số 02/2007/CT-BXD ngày 07/02/2007 của Bộ Xây dựng.
4.1.2. Hệ thống các văn bản pháp luật của địa phương bao gồm:
Quyết định số 135/2007/QĐ-UBND ngày 08 tháng 12 năm 2007 v à Quyết
định số 45/2009/QĐ-UBND ngày 03 tháng 7 năm 2009 của Ủy ban nhân dân
Thành phố về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 135/2007/QĐHọc Viên: Lương Khánh Thiện

Trang 9


Tiểu luận cuối khóa

GVHD: TS. Nguyễn Văn Nhứt


UBND ngày 08 tháng 12 năm 2007 của Ủy ban nhân dân Thành phố quy định về
kiến trúc nhà liên kế trong khu đô thị hiện hữu trên địa bàn Thành phố Hồ Chí
Minh;
Quyết định số 68/2010/QĐ-UBND ngày 14 tháng 9 năm 2010 của Ủy ban
nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về Ban hành Quy định về cấp giấy phép xây
dựng và quản lý xây dựng theo giấy phép trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Và các văn bản hướng dẫn khác có liên quan.
4.2. Công tác cấp phép xây dựng
Giấy phép xây dựng (GPXD) là thủ tục bắt buộc phải có trước khi khởi công
xây dựng ( trừ trường hợp được miễn giấy phép theo quy định tại khoản 1, điều 62
Luật Xây dựng 2003). Các cơ quan được giao thẩm quyền cấp phép:
+ UNBD Thành phố tổ chức cấp giấy phép cho công trình loại đặc biệt, cấp I;
công trình tôn giáo; công trình di tích lịch sử- văn hóa; tượng đài, quảng cáo hoành
tráng thuộc địa giới hành chính do mình quản lý; những công trình thuộc tuyến
đường chính trong đô thị; công trình thuộc dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài; công trình thuộc dự án khác do UBND cấp tỉnh quy định;
+ UBND Huyện cấp giấy phép xây dựng cho các công trình còn lại và nhà ở
riêng lẻ ở đô thị thuộc địa giới hành chính do mình quản lý, trừ các đối tượng thuộc
thẩm quyền cấp GPXD của UBND cấp tỉnh;
+ UBND cấp xã cấp GPXD nhà ở riêng lẻ tại điểm dân cư nông thôn đã có
quy hoạch được duyệt thuộc địa giới hành chính do mình quản lý.

Chương 2
THỰC TRẠNG CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH TẠI UBND PHƯỜNG
THẠNH LỘC TRONG THỜI GIAN QUA.

Học Viên: Lương Khánh Thiện

Trang 10



Tiểu luận cuối khóa

GVHD: TS. Nguyễn Văn Nhứt

I. Lĩnh vực trật tự xây dựng năm 2011
1.Triển khai mẫu biên bản và phát tài liệu tuyên truyền về các Nghị định
( NĐ 180, NĐ23/2009/NĐ-CP):
Thực hiện chỉ đạo của Ủy ban nhân dân – Trật tự xây dựng (TTrXD) quận 12,
UBND phường đăng ký bản tin định kỳ hàng tháng tuyên truyền các quy định của
pháp luật về trật tự xây dựng trên địa bàn Phường. Trong năm 2011, Thanh tra xây
dựng Phường Thạnh Lộc đã trích đăng cá nội dung tài liệu tuyên truyền và cập
nhật các quy định mới nhất cần biết về xây dựng. Tổng số tài liệu được tuyên
truyền phát cho chủ đầu tư và nàh thầu xây dựng năm 2011 là 154 tài liệu.
Thực hiện giám sát cộng đồng, UBND Phường tiếp tục chỉ đạo thực hiện đối
với 2 khu phố điểm ( khu phố 1,3 ) không để xảy ra vi phạm trong lĩnh vực xây
dựng.
1.

Công tác triển khai chỉ đạo của trực UBND quận về quản lý giấy

phép xây dựng.
Từ ngày 01/01/2011 đến ngày 30/10/2011 Thanh tra xây dựng phường Thạnh
Lộc đã nhận 257 giấy phép xây dựng do phòng quản lý đô thị chuyển về, trong đó
cơ 99 giấy phép xây dựng diều chỉnh thiết kế.


Phường đã nhận và kiển tra 140 trường hợp xây dựng, còn lại 18

trường hợp chưa khởi công.

• Số công trình đã hoàn thành: 94 trường hợp
• Số công trình đang tiến hành khởi công xây dựng: 46 trường hợp
• Số lượng công trình đã tuyên truyền 140 trường hợp.
• Đơn trình báo áp dụng theo Quyết định số 68/QĐ-UBND ngày 14 tháng 9
năm 2010 của Ủy ban nhân dân thành phố.
• Số công trình đã tiến hành sửa chữa là :109 trường hợp, trong đó hoàn thành
là: 96 đơn, đang tiến hành sửa chữa là 13 đơn.
Học Viên: Lương Khánh Thiện

Trang 11


Tiểu luận cuối khóa

GVHD: TS. Nguyễn Văn Nhứt

• Số giấy phép xây dựng, đơn trình báo sửa chữa của từng khu phố:
- Khu phố 01: nhận và kiểm tra là: 25 công trình xây dựng.
• Số công trình đã hoàn thành là: 15 trường hợp.
• Số công trình đang xây dựng là :10 trường hợp.
• Số công trình xây sai phép là: 02 trường hợp
• Số công trình xây dựng không phép là:00 trường hợp.
• Công trình tháo dỡ là 01 trường hợp
Đơn trình báo sửa chữa: nhận và kiểm tra là: 13 đơn; đã hoàn thành là: 12,
đang tiến hành sửa chữa là 01 đơn vị.
- Khu phố 02: nhận và kiểm tra là: 18 công trình xây dựng.
• Số công trình đã hoàn thành là:07 trường hợp
• Số công trình đang khởi công xây dựng là:11 trường hợp
• Số công trình xây dựng sai phép là:00 trường hợp
• Công trình đã tháo dỡ là 01 trường hợp.

Đơn trình báo sửa chữa: nhận và kiểm tra là: 21 đơn; đã hoàn thành là: 19,
đang tiến hành sửa chữa là 02 đơn vị.
- Khu phố 03: nhận và kiểm tra là: 48 công trình xây dựng.
• Số công trình đã hoàn thành là:35 trường hợp
• Số công trình đang khởi công xây dựng là:13 trường hợp
• Số công trình xây dựng sai phép là:01 trường hợp
• Số công trình xây dựng không phép là:00 trường hợp
• Công trình đã tháo dỡ là 01 trường hợp( địa chỉ 230 Thạch Lam).
Đơn trình báo sửa chữa: nhận và kiểm tra là: 15 đơn; đã hoàn thành là: 11,
đang tiến hành sửa chữa là 04 đơn vị.
- Khu phố 04: nhận và kiểm tra là: 30 công trình xây dựng.
• Số công trình đã hoàn thành là:17 trường hợp
Học Viên: Lương Khánh Thiện

Trang 12


Tiểu luận cuối khóa

GVHD: TS. Nguyễn Văn Nhứt

• Số công trình đang khởi công xây dựng là:13 trường hợp
• Số công trình xây dựng sai phép là:01 trường hợp
• Số công trình xây dựng không phép là:02 trường hợp
•Công trình đã tháo dỡ là 02 trường hợp.
Đơn trình báo sửa chữa: nhận và kiểm tra là: 36 đơn; đã hoàn thành là: 32,
đang tiến hành sửa chữa là 04 đơn vị.
- Khu phố 05: nhận và kiểm tra là: 19 công trình xây dựng.
• Số công trình đã hoàn thành là:07 trường hợp
• Số công trình đang khởi công xây dựng là:12 trường hợp

• Số công trình xây dựng sai phép là:00 trường hợp
• Số công trình xây dựng không phép là:00 trường hợp
• Công trình đã tháo dỡ là 01 trường hợp.
Đơn trình báo sửa chữa: nhận và kiểm tra là: 20 đơn; đã hoàn thành là: 10,
đang tiến hành sửa chữa là 02 đơn vị.
- Tổng số Quyết xử phạt vi phạm hành chình là: 20 trường hợp năm 2011:
+ Phường ban hành : 20 Quyết định( tổng số tiền phạt : 29. 000.000 đồng)
II. Tình hình trật tự xây dựng 6 tháng đầu năm 2012 (từ ngày 01/01/2012
đến ngày 30/6/2012)
1. Triển khai chỉ đạo của Thường trục UBND quận về quản lý giấy phép
xây dựng theo văn bản số 255/TTrXD ngày 23/6/2012 Thanh tra xây dựng
quận:
Từ ngày từ ngày 01/01/2012 đến ngày 30/6/2012 Thanh tra xây dựng Phường
Thạnh Lộc đã nhận và kiểm tra 180 giấy phép xây dựng do Phòng quản lý đô thị
chuyển về.Trong đó:
• Số công trình đã hoàn thành là:50 trường hợp
• Số côn trình đang tiến hành khởi công xây dựng là:69 trường hợp
Học Viên: Lương Khánh Thiện

Trang 13


Tiểu luận cuối khóa

GVHD: TS. Nguyễn Văn Nhứt

• Số công trình chưa khởi công xây dựng là:61 trường hợp
- Số công trình đã tuyên truyền là:119 trường hợp
Đơn trình báo áp dụng theo Quyết định số 68/QĐ-UBND ngày 14 tháng 9
năm 2010 của UBND thành phố.

Thanh tra xây dựng phường đã nhận và kiểm tra 27 đơn.
Trong đó:
• Số công trình đã hoàn thành là:16 trường hợp
• Số công trình đang sửa chữa là:03 trường hợp
• Số công trình không tiến hành sửa chữa là:06 trường hợp
• Số công trình không tiến hành sửa nhưng đi xin GPXD: 02 trường hợp( đã
xây dựng xong đúng theo GPXD được cấp).
• Xây dựng không phép : 02 trường hợp
•Xây dựng sai phép: 03 trường hợp


Số giấy phép xây dựng, đơn trình báo sửa chữa của từng con phố:

- Khu phố 01: nhận và kiểm tra là: 39 công trình xây dựng.
• Số công trình đã hoàn thành là:13 trường hợp
• Số công trình đang khởi công xây dựng là:19 trường hợp
• Số công trình chưa khởi công xây dựng là:07 trường hợp
Đơn trình báo sửa chữa: nhận và kiểm tra là: 03 đơn; đã hoàn thành là: 02,
đang tiến hành sửa chữa là 00 đơn , còn lại 01 đơn chủ nhà nộp nhưng không sửa
chữa, và đi xin GPXD ( đã xây dựng xong đúng theo GPXD được cấp).
- Khu phố 02: nhận và kiểm tra là: 24 công trình xây dựng.
• Số công trình đã hoàn thành là:08 trường hợp
• Số công trình đang khởi công xây dựng là:06 trường hợp
• Số công trình chưa khởi công xây dựng là:10 trường hợp

Học Viên: Lương Khánh Thiện

Trang 14



Tiểu luận cuối khóa

GVHD: TS. Nguyễn Văn Nhứt

Đơn trình báo sửa chữa: nhận và kiểm tra là: 05 đơn; đã hoàn thành là: 04,
đang tiến hành sửa chữa là 00 đơn , còn lại 01 đơn chủ nhà nộp nhưng không sửa
chữa.
- Khu phố 03: nhận và kiểm tra là: 41công trình xây dựng. Trong đó;
• Số công trình đã hoàn thành là:11 trường hợp
• Số công trình đang khởi công xây dựng là:22 trường hợp
• Số công trình chưa khởi công xây dựng là:08 trường hợp
Đơn trình báo sửa chữa: nhận và kiểm tra là: 08 đơn; đã hoàn thành là: 03,
đang tiến hành sửa chữa là 00 đơn , còn lại 04 đơn chủ nhà nộp nhưng không sửa
chữa. , 01đơn chủ nhà sửa không phép buộc xin GPXD ( đã xây dựng xong đúng
theo GPXD được cấp).
- Khu phố 04: nhận và kiểm tra là: 33 công trình xây dựng. Trong đó;
• Số công trình đã hoàn thành là:08 trường hợp
• Số công trình đang khởi công xây dựng là:17 trường hợp
• Số công trình chưa khởi công xây dựng là:08 trường hợp
Đơn trình báo sửa chữa: nhận và kiểm tra là: 02 đơn; đã hoàn thành là: 02,
đang tiến hành sửa chữa là 00 đơn .
- Khu phố 05: nhận và kiểm tra là: 43 công trình xây dựng. Trong đó;
• Số công trình đã hoàn thành là:11 trường hợp
• Số công trình đang khởi công xây dựng là: 17 trường hợp
• Số công trình chưa khởi công xây dựng là: 15 trường hợp
Đơn trình báo sửa chữa: nhận và kiểm tra là: 06 đơn; đã hoàn thành là: 05,
đang tiến hành sửa chữa là 00 đơn, còn lại 01 đơn chủ nhà nộp nhưng không sửa.


Tổng số Quyết định xử phạt hành chính 06 tháng đầu năm 2012:


• Phường ban hành:05 Quyết định(tổng số tiền phạt : 7.500.000 đồng).

Học Viên: Lương Khánh Thiện

Trang 15


Tiểu luận cuối khóa

GVHD: TS. Nguyễn Văn Nhứt

• Thanh tra xây dựng ban hành: 04 Quyết định (tổng số tiền phạt : 35.000.000
đồng)
• Ủy ban nhân dân quận ban hành: 04 Quyết định (tổng số tiền phạt :
75.000.000 đồng)
Trong đó đã thực hiện phúc tra 13 trường hợp, 12 trường hợp đã thực hiện
đóng phạt , 01 trường hợp chưa thực hiện đóng phạt.
2. Một số mặt còn tồn tại:
Từ kết quả trên chúng ta thấy trong năm 2011 và 06 tháng đầu năm 2012 qua
UBND Phường cũng đã có những hoạt động chỉ đạo thực hiện kịp thời các chủ
trương chỉ đạo từ cấp quận và kết quả mang lại cũng rất khả quan. Tuy nhiên, bên
cạnh những mặt đạt được công tác quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trên địa
bàn Phường vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế như: tình trạng lấn chiếm không gian, lấn
chiếm vỉa hè, xây dựng không phép, xây dựng không đúng với nội dung xin trong
giấy phép; tình trạng hồ sơ xử lý còn tồn đọng quá nhiều; số vụ vi phạm nhiều song
chưa có chế tài mạnh để ngăn chặn kịp thời; một số công chức làm công tác thanh
tra còn mơn trớn cho đối tượng…gây nên tình trạng lôn xộn trong quy hoạch, quản
lý và cấp phép cũng như định hướng hoạt động xây dựng nhất là đối với xây dụng
nhà trên địa bàn. Trong thời gian tới thiết nghĩ lãnh đạo UBND Phường nói chung

và UBND quận nói riêng cần phải thường xuyên thanh tra, kiểm tra hoạt động này
nhằm chấn chỉnh lại tình trạng trên.
Chương III
CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ
1.

Nhận xét, đánh giá:

Học Viên: Lương Khánh Thiện

Trang 16


Tiểu luận cuối khóa

GVHD: TS. Nguyễn Văn Nhứt

Từ thực trạng trên ta thấy hoạt động quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trên
địa bàn Phường đã có nhiều khởi sắc đáng kể; số lượng các vụ việc vi phạm có
giảm và giảm cả tính chất vi phạm; công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra về cơ bản
được thực hiện tốt; các hoạt động chỉ đạo điều hành được thực hiện thường xuyên
và ngày càng được hoàn thiện. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được cũng
còn những tồn tại nhất định mà chưa thể giải quyết một sớm một chiều, do đó,
trong thời gian đó Phường cần quan tâm sâu sát hơn nữa công tác này.
2.

Các giải pháp:

Thứ nhất, cần tăng cường về công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra của lãnh
đạo quận đối với hoạt động quản lý xây dựng trên địa bàn Phường. Thực hiện chính

sách kiểm tra, báo cáo định kỳ, thường xuyên liên tục; đồng thời quận cũng cần
quan tâm đào tạo , bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ cấp phường cũng như hỗ trợ cơ
sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động của cấp phường;
Thứ hai, đối với lãnh đạo UBND Phường cần quan tâm chỉ đạo, kiểm tra,
đánh giá, xem xét sâu sát hơn nữa hoạt động thanh tra trên địa bàn toàn Phường;
kiểm tra công tác xử lý các vụ việc vi phạm về trật tự xây dựng trên địa bàn
phường nhằm có biện pháp điều chỉnh kịp thời;
Thứ ba, thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực của
công chức cấp Phường đối với lĩnh vực xây dựng và thanh tra xây dựng; tổ chức
tập huấn thường xuyên và đồng thời có cơ chế khuyến khích cán bộ, công chức đi
học nhằm nâng cao kiến thức và nghiệp vụ;
Thứ tư, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục thuyết phục người dân
chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật về xây dựng; thông qua tổ dân phố hoặc khu phố
nhằm nâng cao hiểu biết pháp luật của người dân cũng như răn đe những hành vị vị
phạm pháp luật về xây dựng và trật tự đô thị;

Học Viên: Lương Khánh Thiện

Trang 17


Tiểu luận cuối khóa

GVHD: TS. Nguyễn Văn Nhứt

Thứ năm, hoàn thiện cơ chế đối với các mức quy định xử phạt với các đối
tượng trong khả năng tài chính có thể đóng gớp nhằm tăng cường tính răn đe và
nâng cao hiệu lực pháp lý đối với văn bản pháp luật;
3.


Kiến nghị:

3.1.

Đối với lãnh đạo Quận 12:

- Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động cải cách hành chính, toàn diện trên các mặt:
kiện toàn bộ máy và nguồn nhân lực, cải cách thủ tục và tài chính công. Trong đó
xác định trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn quy trình và thời gian
giải quyết hồ sơ, công khai hóa thủ tục, ứng dụng công nghệ thông tin, quy trình
quản lý chất lượng ISO trong quản lý và điều hành, tạo sự chuyển biến rõ rệt về
chất trong việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị tại đơn vị, nâng cao mức độ hài
lòng của các cá nhân, tổ chức đến liên hệ công tác đối với tất cả các lĩnh vực thuộc
chức năng, nhiệm vụ của quận.
- Đẩy mạnh công tác tham mưu trên các lĩnh vực quản lý đầu tư xây dựng,
quản lý đô thị, quản lý vật liệu xây dựng, quản lý nhà và công sở nâng cao chất
lượng tham mưu, đề xuất các văn bản quy phạm pháp luật; kịp thời kiến nghị các
khó khăn, vướng mắc nhằm đảm bảo hiệu quả quản lý nhà nước.
- Thực hiện tốt chức năng quản lý ngành, tăng cường đi cơ sở, để kịp thời giải
quyết các khó khăn, vướng mắc cho cơ sở; tạo sự đồng bộ về cơ sở dữ liệu ở các
cấp và sự thống nhất trong giải quyết hồ sơ nghiệp vụ hành chính; tăng cường công
tác kiểm tra nhằm đảm bảo hiệu quả quản lý ngành trên địa bàn; đẩy mạnh công tác
tuyên truyền, tập huấn pháp luật cho các cá nhân, doanh nghiệp.
- Phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, chương trình trọng điểm do Thành ủy và
Ủy ban nhân dân thành phố giao. Trọng tâm là chương trình phát triển nhà ở;
chương trình di dời các hộ dân trên và ven kênh rạch; chương trình tái định cư;
chương trình cải cách hành chính; chương trình lập lại trật tự xây dựng đô thị và
nâng cao hiệu quả quản lý đô thị trên địa bàn quận.
Học Viên: Lương Khánh Thiện


Trang 18


Tiểu luận cuối khóa

GVHD: TS. Nguyễn Văn Nhứt

- Lãnh đạo triển khai các dự án nâng cấp đô thị, góp phần chỉnh trang cơ sở hạ
tầng các khu dân cư thu nhập thấp; tiếp tục thực hiện các hạng mục còn lại của các
dự án thành phần để sớm nghiệm thu đưa vào sử dụng; tiếp tục thực hiện các hạng
mục về quỹ quay vòng vốn, tăng cường năng lực quản lý nhà đất, đào tạo cán bộ
cho chính quyền địa phương… theo đúng quy định thời gian nhà tài trợ.
- Quản lý hiệu quả thị trường bất động sản nhằm mục đích hướng các hoạt
động giao dịch của thị trường đi vào nề nếp, hạn chế tình trạng giao dịch không
đúng quy định. Quản lý thị trường bất động sàn còn nhằm mục đích chủ động định
hướng, điều tiết và kiểm soát để ổn định thị trường bất động sản, khắc phục tình
trạng tự phát, đầu cơ bất động sản.
3.2.

Đối với UBND Phường Thạnh Lộc

- Tăng cường công tác quản lý chất lượng trên địa bàn Phường nhằm nâng cao
chất lượng công trình, hạn chế các sai sót trong quản lý đầu tư xây dựng gây thiệt
hại nghiêm trọng đến tài sản, tính mạng của con người. Kiên quyết xử lý nghiêm,
làm rõ nguyên nhân dẫn đến các hành vi vi phạm và đề ra biện pháp khắc phục hậu
quả kịp thời đối với các sai phạm trong đầu tư xây dựng.
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp chuyên
ngành xây dựng trên địa bàn Phường; thống kê, theo dõi và đánh giá hiệu quả hoạt
động của các doanh nghiệp trên địa bàn.
- Từng bước lập lại trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn Phường, đảm bảo công

trình được xây dựng đúng quy hoạch được duyệt, hạn chế tình trạng xây dựng công
trình sai phép, không phép.
- Nâng cao chất lượng hoạt động Thanh tra xây dựng các cấp, cải tiến công tác
tiếp dân, đảm bảo giải quyết dứt điểm các hồ sơ khiếu nại, tố cáo, không để tồn
đọng hồ sơ khiếu nại kéo dài; chủ động thành lập các Đoàn Thanh tra, kiểm tra,
phối hợp chặt chẽ các đoàn Thanh Tra của Quận, và các cơ quan của thành phố để
Học Viên: Lương Khánh Thiện

Trang 19


Tiểu luận cuối khóa

GVHD: TS. Nguyễn Văn Nhứt

giải quyết tốt các vụ khiếu nại tố cáo thuộc chức năng của Phường. Xây dựng cơ
chế quan hệ phối hợp giữa Phường với Thanh tra quận và Sở.
- Tiếp tục triển khai thực hiện tốt Nghị quyết 755/2005/NQ-UBTVQH11 ngày
02/04/2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Nghị định 127/2005/NĐ-CP ngày
10/10/2005 của Chính phủ và Thông tư 19/2005/TT-BXD ngày 01/12/2005 của Bộ
Xây dựng xử lý nhà đất tồn đọng.

Học Viên: Lương Khánh Thiện

Trang 20


Tiểu luận cuối khóa

GVHD: TS. Nguyễn Văn Nhứt

KẾT LUẬN

Hoạt động xây dựng là một trong những vấn đề hết sức quan trọng đối với sự
phát triển của cả nước nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Tốc độ đô
thị hóa càng cao thì nhu cầu về xây dựng càng lớn và kèm theo đó là sức ép về nhu
cầu đất xây dựng và quyền xây dựng ngày càng lớn. Nhưng công tác quản lý nhà
nước về xây dựng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian qua chưa
đáp ứng được yêu cầu đó. Để hoạt động này có hiệu quả và đáp ứng yêu cầu của
nhân dân trong thời gian tới thiết nghĩ các sở ban ngành của Thành phố nói chung
và các quận, huyện nói riêng cần có các chính sách và biện pháp phù hợp, thống
nhất và thiết thực hơn nữa nhằm cải thiện tình trạng trên một cách triệt để và có
hiệu quả xứng tầm với vai trò là thành phố đi đầu trong cả nước về vấn đề xây
dựng và phát triển đô thị;
Với tình trạng phát triển bùng phát không theo định hướng và khó kiểm soát
như hiện nay của các đô thị lớn thì thiết nghĩ các nhà lãnh đạo, quản lý không chỉ
làm công tác lãnh đạo, chỉ đạo mà còn phải đề xuất và xây dựng các đề án hữu hiệu
hơn nữa nhằm nâng cao hiệu quả công tac quản lý, tham mưu và định hướng. Tầm
nhìn của các nhà lãnh đạo phải vượt qua được tầm nhìn nhiệm kỳ như hiện nay;
hoạt động thanh tra, kiểm tra phải thực hiện một cách nghiêm túc hơn nữa mới
mang lại hiệu quả cao, mới xưng tầm với thời đại và yêu cầu của cuộc sống. Xứng
tầm với một thành phố anh hùng đi đầu cả nước trong tất cả các hoạt động.

Học Viên: Lương Khánh Thiện

Trang 21



×