Tải bản đầy đủ (.docx) (80 trang)

Đánh Giá Hiện Trạng Và Đề Xuất Một Số Biện Pháp Quản Lý, Xử Lý Rác Thải Sinh Hoạt Tại Xã Trung Nguyên, Huyện Yên Lạc, Tỉnh Vĩnh Phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.83 MB, 80 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA MÔI TRƯỜNG
--------------------------&---------------------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN
PHÁP QUẢN LÝ, XỬ LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TẠI XÃ
TRUNG NGUYÊN - HUYỆN YÊN LẠC - TỈNH VĨNH PHÚC

Người thực hiện

: NGUYỄN TIẾN QUYẾT

Lớp

: MTD

Khóa

: 57

Ngành

: MÔI TRƯỜNG

Người hướng dẫn

: ThS. NGUYỄN TÚ ĐIỆP


HÀ NỘI – 2016
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM


KHOA MÔI TRƯỜNG
--------------------------&---------------------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN
PHÁP QUẢN LÝ, XỬ LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TẠI XÃ
TRUNG NGUYÊN - HUYỆN YÊN LẠC - TỈNH VĨNH PHÚC

Người thực hiện

: NGUYỄN TIẾN QUYẾT

Lớp

: MTD

Khóa

: 57

Ngành

: MÔI TRƯỜNG

Người hướng dẫn : ThS. NGUYỄN TÚ ĐIỆP

Địa điểm thực tập : XÃ TRUNG NGUYÊN
HUYỆN YÊN LẠC – TỈNH VĨNH PHÚC

HÀ NỘI – 2016

2


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp “Đánh giá hiện trạng và đề
xuất một số biện pháp quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt tại xã Trung
Nguyên, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc” là công trình nghiên cứu của bản
thân, được nghiên cứu một cách độc lập. Các số liệu thu thập được là các tài
liệu được sự cho phép công bố của các đợn vị cung cấp số liệu. Các tài liệu
tham khảo đều có nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả được nêu trong khóa luận
này là hoàn toàn trung thực và chưa từng công bố trong bất kì tài liệu nào.

Hà Nội, ngày… tháng…năm 2015
Sinh viên

Nguyễn Tiến Quyết

3


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành được khóa luận này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi
đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các thầy cô, bạn bè, các cơ quan, các

cán bộ và các hộ dân trên địa bàn xã Trung Nguyên.
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo Khoa Môi
trường và các thầy cô giáo tại Học Viện Nông nghiệp Việt Nam trong những
năm qua đã truyền cho tôi những kiến thức quý giá.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy ThS. Nguyễn Tú
Điệp, giảng viên Khoa Môi trường - Học Viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận
tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập để hoàn thành khóa luận tốt
nghiệp này.
Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới Ủy ban nhân dân xã Trung
Nguyên đã cung cấp số liệu, tạo điều kiện giúp đỡ tôi thực hiện đề tài trong
suốt thời gian qua.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè và
người thân đã luôn ở bên cạnh giúp đỡ tôi trong suốt thời gian tôi học tập tại
trường Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày….tháng….năm 2016
Sinh viên

Nguyễn Tiến Quyết

4


MỤC LỤC

73

5



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

6

Chữ viết tắt

Nghĩa đầy đủ

3R

Giảm thiểu, tái chế, sử dụng

BCL

Bãi chôn lấp

BVMT

Bảo vệ môi trường

CTR

Chất thải rắn

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

KCN


Khu công nghiệp

ONMT

Ô nhiễm môi trường

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

THCS

Trường trung học cơ sở

THPT

Trường trung học phổ thông

TN&MT

Tài nguyên và môi trường

RTSH

Rác thải sinh hoạt

UBND

Uỷ ban nhân dân


VSMT

Vệ sinh môi trường

VSV

Vệ sinh viên


DANH MỤC BẢNG

7


DANH MỤC HÌNH

8


MỞ ĐẦU



Tính cấp thiết của đề tài.
Việt Nam đang trong xu thế phát triển mạnh mẽ công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nươc. Cùng với xu thế đó là sự đô thị hóa ngày càng tăng nhanh và
sự phát triển mạnh mẽ của những ngành công nghiệp, dịch vụ…kéo theo mức
sống của người dân đang ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, ngoài những
kết quả đạt được trong công cuộc xây dựng đất nước còn kéo theo một vấn đề
mới vô cùng nan giải đó chính là môi trường. Môi trường hiện nay đang phải

chống chịu một cách nặng nề những chất thải mà con người thải ra mỗi ngày,
ngoài lượng chất thải từ các hoạt động như công nghiêp, nông nghiệp thì lượng
chất thải rắn từ hoạt động sinh hoạt của con người đang ngày một nhiều về số
lượng, đa dạng hơn về thành phần và độc hại hơn về tính chất.
Rác thải sinh hoạt đang là vấn đề nhức nhối đối với toàn xã hội, không
chỉ riêng ở các đô thị, ngay cả ở các khu vực nông thôn hiện nay cũng đang
phải chịu ảnh hưởng nặng nề từ rác thải sinh hoạt. Đặc biệt khi hiện nay đất
nước đang đẩy mạnh cộng cuộc hiện đại hóa khu vực nông thôn, làm cho đời
sống người dân khu vực này ngày càng cao kéo theo đó lượng rác thải sinh
hoạt phát sinh cũng đang không ngừng tăng lên. Trong khi đó, ở khu vực này
người dân vẫn thường xuyên vứt rác một cách tùy tiện, đa số chưa có hoạt
động thu gom và xử lý rác thải. Rác thải sinh hoạt thường được vứt vào một
khu vực tập chung và nó dần trở thành một hố rác tự phát, lộ thiên. Những hố
rác tự phát như vậy tiềm ẩn đầy nguy hiểm đối với cộng đồng như: làm ô
nhiễm không khí xung quang, mất diện tích đất, gây tắc nghẽn mương máng,
đường ống dẫn nước, ẩn chứa đầy dịch bệnh lây lan…
Xã Trung Nguyên là một xã thuộc huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc, với
diện tích đất tự nhiên 718 ha, dân số năm 2015 là 11.275 người. Trước đây xã
là địa phương thuần nông nhưng theo chủ chương hiện đại hóa khu vực nông
thôn trong những năm gần đây xã đã có sự phát triển nhanh về kinh tế. Ngoài
9


nông nghiệp ra, hiện nay tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ ở xã cũng rất phát
triển. Nhờ đó đời sống của người dân tại xã những năm gần đây đã được nâng
lên rất nhiều. Tuy nhiên, song hành với việc phát triển kinh tế ở xã là vấn đề
về môi trường. Trong những năm qua vấn đề về môi trường ở xã không thực
sự được quan tâm, công tác quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt tại đây vẫn còn
được bỏ ngỏ và rất nhiều bất cập khiến cho môi trường nơi đây ngày càng suy
giảm, tiềm ẩn những nguy hại lớn đến cộng đồng tại đây.

Xuất phát từ những cơ sở lý luận thực tiễn trên, tôi tiến hành nghiên
cứu đề tài “Đánh giá hiện trạng và đề xuất một số biện pháp quản lý, xử lý
rác thải sinh hoạt tại xã Trung Nguyên, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc”
để thấy rõ được hiện trạng phát sinh cũng như công tác quản lý và xử lý rác
thải sịnh hoạt hiện nay tại xã, từ đó đề xuất ra một số biện pháp nhằm nâng
cao công tác quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt tại địa phương, góp phần bảo

-

vệ môi trường, gìn giữ sự trong lành cho môi trường xanh – sạch – đẹp.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Tìm hiểu và đánh giá hiện trạng quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt tại xã Trung

-

Nguyên, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc
Đề xuất một số giải pháp quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt tại xã Trung
Nguyên, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc
 Yêu cầu nghiên cứu

- Thu thập số liệu trung thực, khách quan phản ánh đúng tình hình thực tế tại
địa phương
- Các giải pháp đề xuất phù hợp với điều kiện của địa phương và có khả năng
áp dụng thực tế.

10


Chương 1
TÀI LIỆU TỔNG QUAN


1.1

Tổng quan về rác thải sinh hoạt

1.1.1 Khái niệm liên quan
Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác
động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật (Luật bảo vệ
môi trường, 2014).
Chất thải là vật chất được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh
hoạt hoặc các hoạt động khác (Luật Bảo vệ môi trường 2014).
Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn hoặc sệt (còn gọi là bùn thải) được
thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác
(Nghị định số 38 về Quản lý chất thải và phế liệu, 2015).
Rác sinh hoạt là chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt thường ngày của
con người (Nghị định số 38 về Quản lý chất thải và phế liệu, 2015).
Thu gom chất thải rắn là hoạt động tập hợp, phân loại, đóng gói và lưu
giữ tạm thời chất thải rắn tại nhiều điểm thu gom tới địa điểm hoặc cơ sở
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận (Nghị định số 59 về Quản
lý chất thải rắn, 2007).
Vận chuyển chất thải là quá trình chuyên chở chất thải từ nơi phát sinh
đến nơi xử lý, có thể kèm theo hoạt động thu gom, lưu giữ (hay tập kết) tạm
thời, trung chuyển chất thải và sơ chế chất thải tại điểm tập kết hoặc trạm
trung chuyển (Nghị định số 38 về Quản lý chất thải và phế liệu, 2015).
Hoạt động quản lý chất thải rắn bao gồm các hoạt động quy hoạch quản
lý, đầu tư xây dựng cơ sở quản lý chất thải rắn (CTR), các hoạt động phân
loại thu gom, lưu trữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế, và xử lý CTR nhằm
ngăn ngừa, giảm thiểu những tác động có hại đối với môi trường và sức khỏe
con người (Nghị định số 59 về Quản lý chất thải rắn, 2007).
11



Xử lý chất thải là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật
(khác với sơ chế) để làm giảm, loại bỏ, cô lập, cách ly, thiêu đốt, tiêu hủy,
chôn lấp chất thải và các yếu tố có hại trong chất thải (Nghị định số 38 về
Quản lý chất thải và phế liệu, 2015).
1.1.2 Đặc điểm, nguồn gốc phát sinh rác thải sinh hoạt
1.1.2.1. Đặc điểm của rác thải sinh hoạt
Trong tất cả các loại rác thải thì rác thải sinh hoạt (RTSH) là loại rác
thải có thành phần phức tạp. Do đó, RTSH thường không đồng nhất về thành
phần nên khó kiểm soát nguồn phát sinh của chúng. Thông thường trong
RTSH chủ yếu là chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học (thức ăn thừa, rau củ, quả,
lá cây,...) chiếm trên 50% và còn lại các chất hữu cơ khó phân hủy sinh học
và các chất vô cơ (nilon, nhựa, cao su, sành sứ, gạch đá,...)
1.1.2.2. Nguồn gốc
RTSH phát sinh chủ yếu từ các nguồn: Các hộ gia đình (nhà ở, khu tập
trung, khu dân cư,...); các trung tâm thương mại (chợ, văn phòng, khách sạn,
trạm xăng dầu,...); các công trường xây dựng, dịch vụ công cộng (rửa đường,
tu sửa cảnh quan, công viên, bãi biển,...).
Nhà dân,
khu dân cư

Cơ quan,
trường học

Chợ, bến xe,
nhà ga
Giao thông,
xây dựng


Rác thải
Chính quyền
địa phương

Nơi vui chơi,
giải trí
Bệnh viện, cơ
sở y tế
KCN, nhà máy,
xí nghiệp

Hình 1.1. Các nguồn phát sinh rác thải tại Việt Nam
(Nguồn: Trần Thị Mỹ Diệu, Nguyễn Trung Việt, 2008)
1.1.3. Phân loại rác thải sinh hoạt
Rác thải sinh hoạt có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau. Theo
Trần Quang Minh (2007), RTSH có thể được phân loại theo những cách sau.

12

Phân loại theo thành phần


- Chất thải vô cơ: Là các chất thải có nguồn gốc vô cơ như tro, bụi, xỉ than, kim
loại, thuỷ tinh, gốm sứ, vật liệu xây dựng như đất, gạch vun, đá, một số các đồ
dùng thải bỏ khác của gia đình…
- Chất thải hữu cơ: Là các chất thải có nguồn gốc hữu cơ như thực phẩm thừa,
thực phẩm hư hỏng, chất thải giết mổ, nhựa, giấy, vải, cao su, dầu mỡ và lá
cây…



Phân loại theo mức độ nguy hại

- Chất thải nguy hại: Là chất thải dễ gây phản ứng, dễ cháy nổ, ăn mòn, nhiễm
khuẩn độc hại, chứa chất phóng xạ, các kim loại nặng. Các chất thải này tiềm
ẩn nhiều khả năng gây sự cố rủi ro, nhiễm độc, đe doạ sức khoẻ con người và
sự phát triển của động thực vật, đồng thời là nguồn lan truyền gây ô nhiễm
môi trường (ONMT) đất, nước và không khí
- Chất thải không nguy hại: Là các chất thải không chứa các chất và các hợp
chất có các tính chất nguy hại. Phần lớn RTSH là loại chất thải không nguy
hại.
 Phân loại theo nguồn phát sinh
- Chất thải từ các hộ gia đình hay còn gọi là chất thải hay rác thải sinh hoạt
được phát sinh từ hộ gia đình.
- Chất thải từ hộ sản xuất, kinh doanh, thương mại: Là những chất thải có
nguồn gốc phát sinh từ các ngành kinh tế như công nghiệp, nông nghiệp, dịch
vụ.
 Theo phương pháp xử lý
- Chất thải tái chế, tái sử dụng: Đây là những loại RTSH có khả năng tái chế,
tái sử dụng được như giấy, nhựa, kim loại, nilon...
- Chất thải phải tiêu hủy hoặc chôn lấp: Đây là những loại chất thải không có
khả năng tái chế, tái sử dụng phải đem đi tiêu hủy hoặc hôn lấp.
1.1.4 Thành phần của rác thải sinh hoạt

13


Khác với rác thải, phế thải công nghiệp, RTSH là một tập hợp không
đồng nhất. Tính không đồng nhất biểu hiện ngay ở sự không kiểm soát được
các nghiên liệu ban đầu dùng cho sinh hoạt và thương mại. Sự không đồng
nhất này tạo ra một số đặc tính rất khác biệt trong các thành phần của RTSH.

Không chỉ vậy thành phần của RTSH rất đa dạng đặc trưng cho từng loại đô
thị, mức độ văn minh phát triển của xã hội, phụ thuộc vào mức sống, mùa,
tín ngưỡng, và chính sách quản lý. Một trong những đặc điểm nhận thấy rõ
nhất ở RTSH đô thị Việt Nam có thành phần chất hữu cơ với tỷ lệ cao chiếm
tới 55 – 65%, còn ở một số nước đang phát triển với mức sống cao thì tỷ lệ
rác thải hữu cơ trong RTSH chiếm tỷ lệ thấp chỉ từ 35 – 40% (Nguyễn Xuân
Thành, 2010).
1.1.4.1. Thành phần vật lý
Bao gồm các chỉ tiêu: Trọng lượng riêng, độ ẩm, độ thấm nước, kích cỡ
hạt và phân bố.

14


Bảng 1.1. Thành phần phân loại của rác thải sinh hoạt ở Việt Nam
% Trọng lượng
Hợp phần
Chất thải thực phẩm

Khoảng
giá trị
(KGT)
6-25

Độ ẩm%

Trung
bình KGT
(TB)
15

50-80

Trọng lượng riêng
(kg/m3)

TB

KGT

TB

70

128-80

228

Giấy

25-45

40

4-10

6

32-128

81,6


Catton

3-15

4

4-8

5

38-80

49,6

Chất dẻo

2-8

3

1-4

2

32-128

64

Cao su


0-2

0,5

1-4

2

96-192

128

Da vụn

0-2

0,5

8-12

10

96-256

160

Sản phẩm vườn

0-2


12

30-80

60

84-224

104

Gỗ

1-4

2

15-40

20

128-200

240

Thuỷ tinh

4-16

8


1-4

2

160-480

193,6

Vỏ đồ hợp

2-8

6

2-4

3

48-160

88

Kim loại không thép

0-1

1

2-4


2

64-240

160

Kim loại thép

1-4

2

2-6

3

128-1120

320

Bụi, tro, gạch

0-10

4

6-12

8


320-960

480

100

15-40

20

180-420

300

(Nguồn: Quản lý chất thải rắn - GS.TS. Trần Hiếu Nhuệ)
1.1.4.2 Thành phần hóa học
Nghiên cứu thành phần hóa học của rác thải sinh hoạt có vai trò vô cùng
quan trọng trong việc đưa ra các giải pháp xử lý. Đối với các loại RTSH có
thành phần chất hữu cơ cao thì có thể đưa vào sản xuất vi sinh để làm phân
bón. Các loại rác thải sinh hoạt có chứa các hợp chất khó phân hủy như: Cao
su, nhựa thủy tinh, nilon, có thể tái chế, tái sử dụng hay đốt cháy; còn các loại
chất phóng xạ có thể xử lý bằng phương pháp chôn lấp.
Bảng 1.2. Thành phần của các cấu tử hữu cơ rác đô thị
15


Cấu tử hữu cơ

Thành phần (%)

C
H
O
N
S
Tro
Thực phẩm
48,0
6,4
37,6
2,6
0,4
5,0
Giấy
43.5
6,0
44,0
0,3
0,2
6,0
Caton
4,0
5,9
44,6
0,3
0,2
5,0
Chất dẻo
0,0
7,2

22,8
10,0
Vải
55,0
6,6
31,2
1,6
0,15
Cao su
78,0
10,0
2,0
10,0
Da
60,0
8,0
11,6
10
0,4
10,0
Gỗ
49.5
6,0
42,7
0,2
0,1
1,5
(Nguồn: Lê Văn Nhương, 1998 - 2000)
Qua bảng số liệu ta thấy, trong các cấu tử hữu cơ của RTSH, thành phần
hóa học của chúng chủ yếu là C, H, O, N, S và các chất tro. Phụ thuộc vào các

cấu tử hữu cơ, hàm lượng các nguyên tố trên dao động trên một khoảng rộng.
Bảng 1.3. Thành phần RTSH của một số tỉnh thành phố
Thành phần (%)
Lá cây, vỏ hoa quả, xác động vật
Giấy
Giẻ rách, củi, gỗ
Nhựa, nilon, cao su
Vỏ ốc, xương
Thủy tinh
Rác xây dựng
Kim loại
Tạp chất khó phân hủy



Hải

TP.HCM

Nội
Phòng
50,27
50,07
62,24
2,72
2,82
0,59
6,27
2,72
0,25

0,71
2,02
0,46
1,06
3,69
0,50
0,31
0,72
0,02
7,42
0,45
10,04
1,02
0,14
0,27
30,21
23,9
15,27
(Nguồn: Nguyễn Xuân Thành, 2010)

Qua bảng bảng số liệu trên ta thấy thành phần chủ yếu của RTSH ở một
số tỉnh thành nước ta là chất hữu cơ dễ phân hủy như lá cây, vỏ hoa quả, xác
động vật chiếm trên 50%. Các thành phần khác như giấy, giẻ rách, củi, gỗ,




nhựa, nilon, cao su,...chiếm tỷ lệ nhỏ.
1.1.5 Cơ sở pháp lý của đề tài
Hiến pháp năm 1992 nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Luật Bảo vệ môi trường, 2014 ban hành này có hiệu lực ngày 1/1/2015.

16




Nghị định số 38/2015/NĐ – CP ngày 24/04/2015 của Chính phủ về Quản lý



chất thải và phế liệu
Nghị định số 81/2006/NĐ – CP ngày 9/08/2006 của chính phủ về xử phạt vi



phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Nghị định số 174/2007/NĐ – CP ngày 29/11/2007 của Chính phủ về phí



BVMT đối với chất thải rắn.
Thông tư 80/2006/NĐ – CP của Chính phủ ban hành ngày 09/04/2007 về



quản lý chất thải rắn.
Thông tư liên tịch về số 01/2001/TTLT - BKH - BXD ngày 18/01/2001
hướng dẫn quy định bảo vệ môi trường đối với việc lựa chọn địa điểm, xây




dựng và vận hành bãi chôn lấp chất thải rắn.
Thông tư 80/2006/NĐ – CP của Chính phủ ban hành ngày 09/04/2007 về



quản lý chất thải rắn.
Chỉ thị số 24/2005/CT – TTG ngày 21/06/2005 của Thủ tướng Chính phủ về
đẩy mạnh công tác quản lý chất thải rắn tại các khu đô thị và các khu công



nghiệp.
Quyết định số 23/2006/QĐ – BTNMT ngày 25/12/2006 của Bộ Tài Nguyên



và Môi Trường về ban hành danh mục chất thải nguy hại.
Hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn.
1.2 Những ảnh hưởng của rác sinh hoạt
Rác thải khi đi vào môi trường gây ô nhiễm đất, nước, không khí. Ngoài
ra còn làm mất vệ sinh công cộng, làm mất mĩ quan môi trường. Rác thải là nơi
trú ngụ và phát triển lí tưởng của các loài gây bệnh hại cho người và gia súc.
Rác thải ảnh hưởng tới môi trường và sức khỏe cộng đồng nhiều hay ít
còn phụ thuộc vào nền kinh tế của từng quốc gia, khả năng thu gom và xử lí
rác thải, mức độ hiểu biết và trình độ giác ngộ của người dân. Khi xã hội phát
triển cao, rác thải không những được hiểu là có ảnh hưởng xấu tới môi trường
mà còn được hiểu là một nguồn nguyên liệu mới có ích nếu chúng ta biết cách
phân loại, sử dụng chúng theo từng loại.

1.2.1 Ảnh hưởng của rác thải sinh hoạt đến môi trường

17


1.2.1.1 Ảnh hưởng đến môi trường không khí
Rác thải sinh hoạt có thành phần hữu cơ chiếm chủ yếu. Dưới tác động
của nhiệt độ, độ ẩm và các vi sinh vật, chất hữu cơ bị phân hủy và sản sinh ra
các chất khí (CH4 – 63,8%, CO2 – 33,6%, và một số khí khác). Trong đó, CH 4
và CO2 chủ yếu phát sinh từ các bãi rác tập trung (chiếm 3 – 19%), đặc biệt
tại các bãi rác lộ thiên và các khu chôn lấp.
Khối lượng khí phát sinh từ các bãi rác chịu ảnh hưởng đáng kể của
nhiệt độ không khí thay đổi theo mùa. Lượng khí phát thải tăng khi nhiệt độ
tăng, lượng khí phát thải mùa hè cao hơn mùa đông. Đối với các bãi chôn lấp,
ước tính khoảng 30% các khí phát sinh trong quá trình phân hủy rác có thể
thoát lên mặt đất mà không cần có sự tương tác nào.
Khi vận chuyển và lưu trữ RTSH sẽ phát sinh mùi do quá trình phân
hủy các chất hữu cơ gây ô nhiễm môi trường không khí.
Bên cạnh hoạt động chôn lấp, việc xử lý CTR bằng biện pháp thiêu hủy
cũng góp phần đáng kể gây ONMT không khí. Việc đốt rác sẽ làm phát sinh
khói, tro bụi và các mùi khó chịu.
1.2.1.2. Ảnh hưởng đến môi trường nước
RTSH không được thu gom, thải vào rạch, sông, hồ, ao gây ONMT
nước, làm tắc ngẽn đường nước lưu thông, giảm diện tích của nước với không
khí dẫn đến giảm DO trong nước. Chất thải rắn hữu cơ phân hủy trong môi
trường nước gây mùi hôi thối, gây phú dưỡng nguồn nước làm cho thủy sinh
vât trong nguồn nước mặt bị suy thoái, CTR phân hủy và các chất ô nhiễm
khác biến đổi màu của nước thành màu đen, có mùi khó chịu.
Tại các bãi chôn lấp (BCL) rác thải, nước rỉ rác có chứa hàm lượng chất
ô nhiễm cao, nếu không được thu gom xử lý sẽ thâm nhập vào các nguồn

nước dưới đất gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
1.2.1.3 Ảnh hưởng đến môi trường đất

18


Trong thành phần của rác thải có chứa nhiều chất độc, do đó khi rác
thải được đưa vào môi trường thì các chất độc xâm nhập vào môi trường đất
sẽ tiêu diệt các loài sinh vật có ích cho đất như giun, vi sinh vật, nhiều loài
không xương sống, ếch nhái, ... làm môi trường đất bị giảm tính đa dạng sinh
học và phát sinh nhiều sâu bọ phá hoại cây trồng. Đặc biệt hiện nay sử dụng
tràn lan các loại túi nilon trong sinh hoạt và đời sống, khi xâm nhập vào đất
cần tới 50 - 60 năm mới phân hủy hết và do đó chúng tạo thành các “bức
tường ngăn cách” trong đất, hạn chế mạnh đến quá trình phân hủy, tổng hợp
các chất dinh dưỡng, làm đất giảm độ phì nhiêu, đất bị chua và năng suất cây
trồng giảm sút (Lê Văn Khoa, 2010).
1.2.2. Ảnh hưởng của rác thải sinh hoạt đến sức khỏe cộng đồng
Trong thành phần của RTSH, thông thường hàm lượng hữu cơ chiếm tỉ lệ
lớn. Loại rác này rất dễ bị phân hủy, lên men, bốc mùi hôi thối. Rác thải không
được thu gom, tồn đọng lâu trong không khí, lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến sức
khỏe con người sống xung quanh. Chẳng hạn, những người tiếp xúc thường
xuyên với rác như những người làm công việc thu nhặt các phế liệu từ bãi rác
dễ mắc các bệnh như viêm phổi, sốt rét, các bệnh về mắt tai, mũi, họng, bệnh
ngoài da, phụ khoa. Hàng năm, theo tổ chức y tế thế giới có 5 triệu người chết
và có gần 40 triệu trẻ em mắc các bệnh có liên quan tới rác thải. Nhiều tài liệu
trong nước và quốc tế cho thấy, những xác động vật bị thối giữa trong hơi thối
có chất amin và các chất dẫn xuất sunfua hidro hình thành từ sự phân hủy rác
thải kích thích sự hô hấp của con người, kích thích nhịp tim đập nhanh, gây ảnh
hưởng xấu đối với những người mắc bệnh tim mạch (Lê Văn Khoa, 2010).
Các bãi rác công cộng là những nguồn mang dịch bệnh. Các kết quả

nghiên cứu cho thấy rằng: trong bãi rác, vi khuẩn thương hàn có thể tồn tại
trong 15 ngày, vi khuẩn lị là 40 ngày, trứng giun đũa là 300 ngày. Các loại vi
trùng gây bệnh thực sự phát huy tác dụng khi có các vật chủ trung gian gây
bệnh tồn tại trong bãi rác như những ổ chứa chuột, ruồi, muỗi... nhiều loại kí
sinh trùng gây bệnh cho người và gia súc, một số bệnh điển hình như bệnh

19


dịch hạch, bệnh sốt vàng da do xoắn trùng, gián truyền bệnh đường tiêu hóa,..
(Lê Văn Khoa, 2010).
Theo Báo cáo môi trường quốc gia, 2010. Một nghiên cứu tại Lạng Sơn
điều tra bốn xã, trong đó hai xã chịu ảnh hưởng cả bãi rác thải (nhóm nghiên
cứu) và hai xã không chịu ảnh hưởng (nhóm đối chứng). Kết quả được thể
hiện ở hình 1.2.
Hình 1.2. Tỷ lệ % triệu chứng bệnh tật của nhóm nghiên cứu
và nhóm đối chứng
Nguồn: Báo cáo môi trường quốc gia, 2010
Từ kết quả ở hình 1.2 nhận thấy, nhóm nghiên cứu có tỷ lệ người ốm
trong hai tuần cao hơn hăn nhóm đối chứng (10,2% và 6,7%). Triệu chứng ở
các nhóm bệnh da liễu, viêm phế quản, đau xương khớp của nhóm nghiên cứu
cũng cao hơn hẳn so với nhóm đối chứng. Điều đó cho thấy người dân sống
gần những bãi rác không hợp vệ sinh có tỷ lệ mắc một số bệnh cao hơn hẳn so
với nơi khác.
1.2.3. Ảnh hưởng của rác thải sinh hoạt đến mỹ quan đô thị
Rác thải sinh hoạt nếu không được thu gom vận chuyển đến nơi xử lý hay
thu gom không hết, vận chuyển rơi vãi dọc đường sẽ làm ảnh hưởng đến mỹ
quan đường phố, thôn xóm. Một nguyên nhân nữa làm giảm mỹ quan đô thị là
do ý thức của người dân chưa cao. Hiện tượng người dân vứt rác bừa bãi ra
lòng lề đường và mương rãnh vẫn còn phổ biến, đặc biệt ở khu vực nông thôn

nơi mà công tác quản lý và thu gom rác vẫn chưa được tiến hành chặt chẽ.
1.3 Hiện trạng phát sinh, tình hình quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt
trên thế giới
1.3.1 Hiện trạng phát sinh rác thải sinh hoạt trên thế giới
Trong vài thập kỷ trở lại đây dân số thế giới tăng nhanh một cách chóng
mặt. Hiện nay dân số thế giới đạt 7,3 tỷ người, ước tính con số này có thể tăng
20


lên tới 9,6 tỷ người năm 2050 và đạt ngưỡng 11,2 tỷ người vào năm 2100
(Báo cáo Liên Hợp quốc, 2015). Nguyên nhân của tình trạng này là do tỷ lệ
sinh sản cao hơn so với tỷ lệ tử vong, đặc biệt là các nước đang phát triển như
Châu Phi, Châu Á. Dân số tăng nhanh cùng với việc nhu cầu sử dụng vật chất
của con người ngày càng tăng dẫn đến lượng RTSH con người thải ra ngày
càng lớn.
Theo nghiên cứu của World Bank (2004) thế giới thải ra khoảng 4 tỷ tấn
rác thải mỗi năm. Trong đó lượng RTSH ở mỗi nước là khác nhau, phụ thuộc
vào sự phát triển kinh tế, dân số và thói quen tiêu dùng của người dân nước
đó. Tỷ lệ phát sinh rác thải tăng theo tỷ lệ thuận với mức tăng GDP tính theo
đầu người. Tỷ lệ phát sinh rác thải theo đầu người ở một số thành phố trên thế
giới như sau: Băng Cốc (Thái Lan) là 1,6 kg/người/ngày; Singapore là 2
kg/người/ngày; Hồng Kông là 2,2 kg/người/ngày; New York (Mỹ) là 2,65
kg/người/ngày (Trần Quang Ninh, 2005).
Trong tổng số rác trên thế giới, có hơn 1,3 tỷ tấn rác tập trung ở các vùng
đô thị từ 1,1 đến 1,8 tỷ tấn rác công nghiệp không nguy hiểm và 150 triệu tấn
rác nguy hiểm (mức tính toán thực hiện tại 30 nước). Mỹ và châu Âu là hai
"nhà sản xuất" rác đô thị chủ yếu với hơn 200 triệu tấn rác cho mỗi khu vực,
kế tiếp là Trung Quốc với hơn 170 triệu tấn.Theo các chuyên gia ngân hàng
thế giới ước tính đến năm 2025, tổng khối lượng rác cư dân thành thị thải ra
sẽ là 2,2 tỷ tấn/năm - tăng 70% so với mức 1,3 tỷ tấn hiện nay, trong khi chi

phí xử lý rác thải rắn dự kiến lên tới 375 tỷ USD/năm, so với mức 205 tỷ
USD ở thời điểm hiện tại (Minh Cường, 2015).
1.3.2 Tình hình quản lý và xử lý rác thải trên thế giới
Hiện nay vấn đề quản lý, xử lý rác thải ở các nước trên thế giới ngày
càng được quan tâm. Đặc biệt các nước phát triển, công việc này được tiến
hành chặt chẽ, từ ý thức thải bỏ rác thải của người dân, quá trình phân loại tại

21


nguồn, thu gom, tập kết rác thải tới các trang thiết bị thu gom, vận chuyển
theo từng loại. Quy định đối với việc thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải
được quy định chặt chẽ, rõ ràng, đầy đủ trang thiết bị phù hợp hiện đại. Một
khác biệt trong công tác quản lý, xử lý rác thải các nước phát triển có sự tham
gia của cộng đồng.
Tại Singapore: mỗi ngày thải ra khoảng 16.000 tấn rác. Rác ở Singapore
được phân loại tại nguồn. Nhờ vậy 56% số rác thải ra mỗi ngày (9.000 tấn)
quay lại các nhà máy để tái chế. Khoảng 41% (7.000 tấn) được đưa vào bốn
nhà máy thiêu rác để đốt thành tro. Mỗi ngày chừng 1.500 tấn tro rác cùng với
500 tấn rác không thể đốt được sẽ lên sà lan trực chỉ Semakau Landfill. Như
vậy khối lượng từ 16.000 tấn rác mỗi ngày, sau khi đốt rác Singapore chỉ cần
bãi đổ rác cho hơn 10% lượng rác đó, xấp xỉ 2.000 tấn. Trong khi đó, ở Việt
Nam đặc biệt là TP. Hồ Chí Minh thải ra khoảng 8.000 tấn rác (bằng 1/2
Singapore) nhưng phải tìm chỗ chôn lấp cho ngần ấy số rác (gấp bốn lần
Singapore). Chưa hết, nhiệt năng sinh ra trong khi đốt rác được dùng để chạy
máy phát điện đủ cung cấp 3% tổng nhu cầu điện của Singapore (Trần Nhật
Nguyên, Kinh nghiệm quản lý chất thải rắn tại Singapore).
Tại Nhật Bản: Trong 37 Đạo luật về BVMT có 7 Đạo luật về quản lý và
tái chế CTR. Việc phân loại rác tại nguồn đã được triển khai từ những năm
1970. Tỷ lệ tái chế CTR ở Nhật Bản đạt rất cao. Hiện nay tại các thành phố

của Nhật chủ yếu sử dụng công nghệ đốt để xử lý phần rác khó phân huỷ. Các
hộ gia đình được yêu cầu phân loại rác thành 3 dòng: Rác hữu cơ dễ phân huỷ
để làm phân hữu cơ vi sinh, được thu gom hàng ngày đưa đến nhà máy chế
biến. Rác vô cơ gồm các loại vỏ chai, vỏ hộp đưa đến nhà máy để phân loại,
tái chế. Loại rác khó tái chế, hiệu quả không cao nhưng cháy được sẽ đưa đến
nhà máy đốt rác thu hồi năng lượng. (Lê Văn Khoa, 2010).

22


Nhằm thúc đẩy mô hình 3R (tái chế, tái sử dụng và giảm thiểu) làm nền
tảng hình thành một xã hội hoạt động tái chế, Nhật Bản đã thực thi 5 hướng
tiếp cận, đó là: nâng cao nhận thức; chia sẻ thông tin; tăng cường cộng tác
giữa các tổ chức, cá nhân; nghiên cứu, phát triển công nghệ và các biện pháp
khuyến khích hỗ trợ. Bằng việc thực hiện các cách tiếp cận trên cùng với một
số quy định bắt buộc, mô hình 3R tại Nhật Bản đã trở nên hiệu quả và khả thi
hơn trong cuộc sống (Thu Hường, 2014).
Tại Trung Quốc: Mức phát sinh trung bình lượng RTSH ở Trung Quốc
là khoảng 0,4kg/người/ngày, ở các thành phố mức phát sinh cao hơn là 0,9
kg/người/ngày và đang tiếp tục tăng. Chôn lấp chất thải là phương pháp xử lý
phổ biến nhất ở Trung Quốc. Hiện nay, 660 thành phố có khoảng 1000 bãi
chôn lấp lớn, chiếm hơn 50 000 ha đất và ước tính trong 30 năm tới Trung
Quốc sẽ cần tới 100 000 ha đất để xây dựng các bãi chôn lấp mới.
Hiện nay, trong lĩnh vực quản lý chất thải rắn ở Trung Quốc đã có
nhiều cải tiến đáng kể. Chẳng hạn, hầu hết các thành phố lớn đang chuyển dần
sang chôn lấp hợp vệ sinh như là biện pháp chôn lấp chủ yếu. Mặc dù tốc độ
cải tiến quản lý CTR là đáng kể, song Trung Quốc không có khả năng đáp
ứng nhu cầu dịch vụ RTSH ngày càng tăng, yêu cầu đối với các hệ thống xử
lý an toàn cho môi trường và hợp lý về hiệu quả - chi phí trong cung cấp dịch
vụ. Các phương thức quản lý chất thải rắn của Trung Quốc hiện có tác động

tới toàn cầu.
Tại Mỹ và Canada: Ở các vùng của Mỹ và Canada có khí hậu ôn đới
thường áp dụng phương pháp xử lý rác thải ủ đống tĩnh có đảo trộn như sau:
Rác thải được tiếp nhận và tiến hành phân loại. Rác thải hữu cơ được nghiền
và bổ sung vi sinh vật, trộn với bùn và đánh đống ở ngoài trời. Chất thải được
lên men từ 8-10 tuần lễ, sau đó sàng lọc và đóng bao.

23


Tại Đức: Có thể nói, ngành tái chế rác ở Đức đang dẫn đầu trên thế giới
hiện nay. Việc phân loại rác được thực hiện nghiêm túc ở Đức từ năm 1991.
Rác bao bì gồm hộp đựng thức ăn, nước hoa quả, máy móc bằng nhựa, kim
loại hay carton được gom vào thùng màu vàng, thùng màu xanh dương cho
giấy, thùng xanh lá cho rác thải sinh hoạt, thùng đen cho thủy tinh. Những lò
đốt rác hiện đại của nước Đức hầu như không thải khí độc ra ngoài môi
trường. Giáo dục ý thức BVMT cho trẻ nhỏ bắt đầu từ việc phân loại rác là
một trong những phương pháp mà nhà quản lý tại Đức áp dụng. Rác được
phân loại triệt để tái chế, xử lý rác trở lên thuận lợi và dễ dàng. Từ đó, khái
niệm rác thải được thay thế bằng nguồn tài sản tiềm năng, mang lại lợi nhuận
đáng kể với những ai biết đến đầu tư vào việc cải tiến công nghệ.

24


1.4 Hiện trạng phát sinh, tình hình quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt tại
Việt Nam
1.4.1 Hiện trạng phát sinh rác thải sinh hoạt tại Việt Nam
Rác thải đang là vấn đề nóng ở nước ta hiện nay. Khối lượng RTSH ở
Việt Nam ngày càng tăng do các tác động của sự gia tăng dân số, sự phát triển

về trình độ, tính chất tiêu dùng trong các đô thị và nông thôn. Mỗi năm, nước
ta có hơn 27 triệu tấn CTR phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau (Bộ tài
nguyên và Môi trường, 2011).
Bảng 1.4. RTSH phát sinh tại một số tỉnh, thành phố năm 2011.
Loại đô
thị, vùng

Đơn vị hành
chính

Đô thị loại
đặc biệt
Đô thị loại
1

Thủ đô Hà Nội
Tp. Hồ Chí Minh
Tp. Đà Nẵng
Tp. Huế
Quảng Nam
Quảng Ngãi
Bình Định
Phú Yên
Khánh Hòa
Ninh Thuận
Bình Thuận
Kon Tum
Gia Lai
Đăk Lăk
Đăk Nông

Lâm Đồng

Bắc Trung
Bộ và
Duyên hải
miền
Trung

Tây
Nguyên

Lượng
RTSH
phát sinh
(tấn/ngày)
6.500
7.081
805
225
298
262
372
142
486
164
592
166
344
246
69

459

Lượng
Đơn vị hành
RTSH
chính
phát sinh
(tấn/ngày)
Bình Phước
158
Tây Ninh
134
Bình Dương
378
Đông
Đồng Nai
773
Nam Bộ
Bà Rịa-Vũng Tàu 456
Long An
179
Tiền Giang
230
Bến Tre
135
Trà Vinh
124
Đồng
Vĩnh Long
137

Đồng Tháp
209
bằng
An Giang
562
Sông
Kiên Giang
376
Cửu
Cần Thơ
876
Long
Hậu Giang
105
Sóc Trăng
252
Bạc Liêu
207
Cà Mau
233
Loại đô
thị,
vùng

(Nguồn: Tổng cục Môi trường, 2011)
Lượng RTSH tại các đô thị ở nước ta đang có xu thế phát sinh ngày
càng tăng, tính trung bình mỗi năm tăng khoảng 10%. Tỷ lệ tăng cao tập trung
ở các đô thị đang có xu hướng mở rộng, phát triển mạnh cả về quy mô lẫn dân

25



×