Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Nghiên cứu một số đặc điểm sinh lí, hóa sinh và năng suất một số giống dưa chuột lai f1 (cucumis sativus l) trồng tam dương vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (647.58 KB, 66 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

LÊ THỊ CHANH

“NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH LÍ, HÓA SINH VÀ

NĂNG SUẤT MỘT SỐ GIỐNG DƯA CHUỘT LAI
F1(Cucumis

sativus L) TRỒNG TẠI TAM DƯƠNG - VĨNH PHÚC
Chuyên ngành: Sinh học thực nghiệm
Mã số: 60 42 01 14

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. NGUYỄN VĂN ĐÍNH

Hà Nội - 2016


LỜI CẢM ƠN
Trước hết với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin được
gửi lời cảm ơn đến thầy PGS. TS. Nguyễn Văn Đính người đã dành nhiều
thời gian tâm huyết, trực tiếp hướng dẫn tận tình, chỉ bảo và tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài và hoàn
chỉnh bản luận văn thạc sĩ chuyên ngành Sinh học thực nghiệm này.
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi còn nhận được sự giúp đỡ của
nhiều tổ chức cá nhân trong và ngoài nhà trường. Tôi xin trân trọng cảm ơn
tập thể các thầy cô giáo phòng sau đại học trường ĐHSP Hà Nội 2 đã tận tình
giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành Luận văn tốt


nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn người dân và UBND xã An Hòa, UBND
huyện Tam Dương…đã giúp đỡ, tạo điều kiện và cung cấp những số liệu, tài
liệu cần thiết để nghiên cứu và hoàn thiện luận văn.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, nhà trường và bạn bè đã
động viên, khích lệ, sẻ chia, giúp đỡ và đồng hành cùng tôi trong cuộc sống
cũng như trong quá trình học tập, nghiên cứu.
Tôi xin chân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2016
Tác giả Luận văn

Lê Thị Chanh


LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của tôi. Những kết quả và các số
liệu trong luận văn được thực hiện tại thí nghiệm đồng ruộng trên nền đất
thuộc xã An Hòa - Huyện Tam Dương - Tỉnh Vĩnh Phúc, không sao chép bất
kỳ nguồn nào khác.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này.
Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2016
Tác giả Luận văn

Lê Thị Chanh


DANH MỤC HÌNH

Hình 1. Đồ thị tăng trưởng chiều cao thân chính của 4 giống dưa chuột lai
F1 trồng tại Tam Dương - Vĩnh Phúc ................................................ 35

Hình 2. Đồ thị động thái ra lá thân chính của 4 giống dưa chuột lai F1
trồng tại Tam Dương - Vĩnh Phúc ..................................................... 37
Hình 3. Đồ thị động thái tăng trưởng đường kính thân chính của 4 giống
dưa chuột lai F1 trồng tại Tam Dương - Vĩnh Phúc .......................... 39
Hình 4. Đồ thị động thái phân cành cấp 1 và cấp 2 của 4 giống dưa chuột
lai F1 trồng tại Tam Dương - Vĩnh Phúc ........................................... 41
Hình 5. Đồ thị hàm lượng diệp lục tổng số của 4 giống dưa chuột lai F1
trồng tại Tam Dương - Vĩnh Phúc ..................................................... 43
Hình 6. Đồ thị động thái ra hoa cái của 4 giống dưa chuột lai F1 trồng tại
Tam Dương - Vĩnh Phúc .................................................................... 47
Hình 7. Biểu đồ số quả hữu hiệu trên cây ....................................................... 49
Hình 8. Biểu đồ khối lượng trung bình/quả .................................................... 49
Hình 9. Biểu đồ năng suất lí thuyết ................................................................. 49
Hình 10. Biểu đồ năng suất thực tế ................................................................. 49
Hình 11. Biểu đồ tỷ lệ quả thương phẩm ........................................................ 52
Hình 12. Biểu đồ chiều dài quả ....................................................................... 52
Hình 13. Biểu đồ ồ đường kính quả ................................................................ 52
Hình 14. Biểu đồ độ dày thịt quả .................................................................... 52


DANH MỤC BIỂU BẢNG

Bảng 1. Thời gian sinh trưởng của 4 giống dưa chuột lai F1 trồng tại Tam
Dương - Vĩnh Phúc .......................................................................... 31
Bảng 2. Tỷ lệ nảy mầm của 4 giống dưa chuột lai F1 trồng tại Tam
Dương - Vĩnh Phúc .......................................................................... 34
Bảng 3. Động thái tăng trưởng chiều cao thân chính của 4 giống dưa chuột
lai F1 trồng tại Tam Dương - Vĩnh Phúc ......................................... 35
Bảng 4. Động thái ra lá thân chính của 4 giống dưa chuột lai F1 trồng tại
Tam Dương - Vĩnh Phúc .................................................................. 37

Bảng 5. Động thái tăng trưởng đường kính thân chính của 4 giống dưa
chuột lai F1 trồng tại Tam Dương - Vĩnh Phúc ............................... 39
Bảng 6. Động thái phân cành cấp 1 và cấp 2 của 4 giống dưa chuột lai F1
trồng tại Tam Dương - Vĩnh Phúc ................................................... 41
Bảng 7. Hàm lượng diệp lục tổng số của 4 giống dưa chuột lai F1 trồng tại
Tam Dương - Vĩnh Phúc .................................................................. 43
Bảng 8. Huỳnh quang diệp lục tổng số của 4 giống dưa chuột lai F1 trồng
tại Tam Dương - Vĩnh Phúc ............................................................. 44
Bảng 9. Động thái ra hoa cái của 4 giống dưa chuột lai F1 trồng tại Tam
Dương - Vĩnh Phúc .......................................................................... 46
Bảng 10. Các yếu tố cấu trành năng suất, năng suất lý thuyết, năng suất
thực thu của 2 giống dưa chuột lai F1 trồng tại Tam Dương Vĩnh Phúc ......................................................................................... 49
Bảng 11. Một số chỉ tiêu chất lượng quả 4 giống dưa chuột lai F1 trồng
tại Tam Dương - Vĩnh Phúc ............................................................. 51


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
NỘI DUNG ....................................................................................................... 4
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................... 4
1.1. Nguồn gốc, phân bố và phân loại cây dưa chuột ....................................... 4
1.2. Đặc điểm cây dưa chuột ............................................................................. 4
1.2.1. Đặc điểm thực vật học của cây dưa chuột .............................................. 4
1.2.2. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh của cây dưa chuột ................................... 6
1.3. Tình hình nghiên cứu về cây dưa chuột ................................................... 10
1.3.1. Trên thế giới và ở Việt Nam ................................................................. 10
1.3.2. Tình hình sản suất và tiêu thụ dưa chuột trên thế giới và ở Việt Nam . 18
1.3.2.1. Trên thế giới ....................................................................................... 18
1.3.2.2. Việt Nam ............................................................................................ 19
1.4. Điều kiện tự nhiên của huyện Tam Dương .............................................. 20

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............. 24
2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 24
2.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 24
2.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 25
2.3.1. Bố trí thí nghiệm, kỹ thuật trồng và chăm sóc ...................................... 25
2.3.2. Các chỉ tiêu nghiên cứu ......................................................................... 26
2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu thí nghiệm. ................................................. 29
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................... 30
3.1. Thời gian sinh trưởng của 4 giống dưa chuột lai F1 trồng tại Tam Dương
- Vĩnh Phúc...................................................................................................... 30
3.2. Khả năng sinh trưởng của 4 giống dưa chuột lai F1 trồng tại Tam Dương
- Vĩnh Phúc...................................................................................................... 33


3.2.1. Khả năng nảy mầm của 4 giống dưa chuột F1 trồng tại Tam Dương Vĩnh Phúc ........................................................................................................ 33
3.2.2. Động thái tăng trưởng chiều cao thân chính của 4 giống dưa chuột lai
F1 trồng tại Tam Dương - Vĩnh Phúc ............................................................. 34
3.2.3. Động thái ra lá thân chính của 4 giống dưa chuột lai F1 trồng tại Tam
Dương - Vĩnh Phúc ......................................................................................... 36
3.2.4. Động thái tăng trưởng đường kính thân chính của 4 giống dưa chuột lai
F1 trồng tại Tam Dương - Vĩnh Phúc ............................................................. 38
3.2.5. Động thái phân cành cấp 1 và cấp 2 của 4 giống dưa chuột lai F1 trồng
tại Tam Dương - Vĩnh Phúc ............................................................................ 40
3.3. Nghiên cứu khả năng quang hợp của 4 giống dưa chuột lai F1 trồng tại
Tam Dương - Vĩnh Phúc ................................................................................. 42
3.3.1. Hàm lượng diệp lục của 4 giống dưa chuột lai F1 trồng tại Tam Dương
- Vĩnh Phúc...................................................................................................... 42
3.3.2. Huỳnh quang diệp lục của 4 giống dưa chuột lai F1 trồng tại Tam
Dương - Vĩnh Phúc ......................................................................................... 44
3.4. Nghiên cứu các yếu tố cấu thành năng suất của 4 giống dưa chuột lai F1

trồng tại Tam Dương - Vĩnh Phúc .................................................................. 46
3.4.1. Động thái ra hoa cái của 4 giống dưa chuột lai F1 trồng tại Tam Dương
- Vĩnh Phúc...................................................................................................... 46
3.4.2. Các yếu tố cấu thành năng suất, năng suất thực thu, năng suất lí thuyết
của 4 giống dưa chuột lai F1 trồng tại Tam Dương - Vĩnh Phúc ................... 48
3.5. Một số chỉ tiêu liên quan đến chất lượng quả 4 giống dưa chuột lai F1
trồng tại Tam Dương - Vĩnh Phúc .................................................................. 50
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 54


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Dưa chuột (Cucumis sativus L.), là loại rau ăn quả với nhiều dưỡng
chất quý Vitamin A, B1, B2, PP, C, các chất khoáng K, Ca và P.
Thành phần dinh dưỡng gồm Protein (đạm) 0,8g; glucid (đường)
3,0g; xenlulo (xơ) 0,7g; năng lượng 15 kcalo; Canxi 23mg; Phospho
27mg; sất lmg; Natri 13mg; Kali 169mg; Caroten 90mcg; Vitamin BI
0,03mg; Vitaminc 5,0mg. Trong thành phần của dưa chuột chứa hàm lượng
cacbon rất cao khoảng 74-75%, ngoài ra còn cung cấp một lượng đường
(chù yếu là đường đơn). Nhờ khả nàng hòa tan, chúng làm tăng khá năng
hấp thụ và lưu thông máu, tàng tính hoạt động trong quá trình oxi hóa
năng lượng của mô te bào. Bên cạnh đó trong thành phần dinh dưỡng của
đưa chuột còn có nhiều ax.it amin không thay thế rất cần thiết cho cơ thể
như Thianin ( 0,024 mg%); Rivophlavin ( 0,075 mg%) và Niaxin { 0,03
mg%), các loại muối khoáng như Ca( 23,0 mg%), P{ 27,0 mg%), Fe( 1,0
mg%). Tăng cường phân giải axit uric và các muối của axit uric (urat) có
tác dụng lợi tiểu, gây cảm giác dễ ngủ. Không những thế trong dưa chuột

còn có một lượng muối kali tương đổi giúp tăng cường quá trình đào thải
nước, muối ản trong cơ thể có lợi cho người mắc các bệnh về tim mạch.
Quả dưa chuột có vị ngọt, tính mát, hương vị giòn ngon hấp dẫn và đặc biệt
chứa rất nhiều nước, chính vì vậy từ lâu nó trở thành thực phẩm quen thuộc
trong tủ lạnh của nhiều gia đình với công dụng làm nguyên liệu chế biến món
ăn thơm ngon bổ dưỡng hàng ngày, tuy nhiên không dừng lại ở đó loại thực
phẩm này còn có tác dụng làm đẹp, ngừa ung thư, giúp ổn định huyết áp, cải
thiện chứng táo bón, ợ chua, đầy hơi, khó tiêu, ợ nóng, đau dạ dày rất hiệu quả.
Vì vậy dưa chuột được trồng rộng rãi trên khắp thế giới, là thực phẩm
thông dụng của nhiều quốc gia, chiếm vị trí quan trọng trong sản xuất, tiêu
dùng và thương mại. Ở Việt Nam những năm gần đây, dưa chuột đã nhanh


2
chóng trở thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng. Các sản phẩm từ dưa chuột
của nước ta thường được xuất khẩu vào thị trường các nước như: Trung Quốc,
Đài Loan, Tiệp Khắc, Đức, Mỹ, Nga và Singapore [8].
Trong những năm gần đây các nhà chọn giống đã đưa một số giống dưa
lai vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất cho người trồng dưa. Tuy nhiên,
khả năng thích ứng của các giống dưa lai F1 như thế nào còn ít tài liệu đánh
giá một cách hệ thống để có kết luận có cơ sở khuyến cáo cho người sản xuất.
Vĩnh Phúc là một trong những tỉnh thuộc vùng châu thổ sông Hồng có
diện tích trồng dưa chuột tương đối lớn, trong đó Tam Dương là huyện đạt
diện tích cũng như là sản lượng dưa chuột cao nhất trong tỉnh. Tại huyện Tam
Dương dưa chuột có thể trồng trong 3 vụ: Vụ xuân, xuân hè, vụ đông.
Huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc là nơi có truyền thống trồng dưa
chuột cung cấp cho thị trường trong huyện và thành phố Vĩnh Yên. Tại đây,
các của hàng vật tư nông nghiệp có bán nhiều giống lai F1 như: VL103 F1;
VL 106 F1; VL 116 F1; VL 118 F1 cho người nông dân trồng với diện tích
khác nhau và sự nhận xét về các giống cũng có nhiều ý kiến trái ngược nhau

và không có cơ sở thực nghiệm rõ rằng.
Xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn sản xuất cần có những kết quả
nghiên cứu cụ thể đánh giá về khả năng sinh trưởng, năng suất về một số
giống dưa chuột lai F1 đang được gieo trồng tại địa phương để xác định được
những giống phù hợp nhất khuyến cáo cho người sản xuất. Vì vậy, chúng tôi
tiến hành đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh lí, hóa sinh và năng
suất một số giống dưa chuột lai F1 (Cucumis sativus L) trồng tại Tam
Dương - Vĩnh Phúc”.
2. Mục đích nghiên cứu
- Phân tích một số đặc điểm sinh lí, hóa sinh và năng suất 4 giống dưa
chuột lai : VL103 F1; VL106 F1; VL116 F1; VL118 F1 trồng tại Tam Dương
- Vĩnh Phúc.


3
- Xác định được giống thích hợp nhất với điều kiện địa phương để
khuyến cáo cho người sản xuất.
3. Ý nghĩa lí luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa lí luận
Kết quả của đề tài sẽ bổ sung các dẫn liệu về đặc điểm sinh lí, hóa sinh,
năng suất, phẩm chất của một số giống dưa chuột lai F1 nhằm giúp người
nông dân có thêm kiến thức hiểu biết về các giống dưa chuột đang được trồng
tại địa phương.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Xác định được giống dưa lai F1 phù hợp với vùng đất Tam Dương Vĩnh Phúc để khuyến cáo cho người sản xuất nhằm nâng cao năng suất, tăng
thu nhập cho nông dân.


4
NỘI DUNG

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Nguồn gốc, phân bố và phân loại cây dưa chuột
Cây dưa chuột (Cucumis sativus L.) thuộc họ bầu bí. Cây dưa chuột
được các nhà khoa học xác nhận có nguồn gốc ở Việt Nam và được con người
trồng cách đây hàng nghìn năm nay [7]. Trong quá trình giao lưu buôn bán nó
được đưa sang trồng ở Trung Quốc và từ đây chúng được phát triển sang Nhật
Bản, Châu Âu. Hiện nay dưa chuột được trồng khắp nơi trên thế giới.
Theo bảng phân loại của Gabaev X (1932) các loài C. sativus L. có bộ
nhiễm sắc thể (2n = 24) được chia thành 3 loài phụ sau:
- Loài phụ đông Á: ssp. Rigidus Gab
- Loài phụ Tây Á: ssp. Graciolor Gab.
- Dưa chuột hoang dại: ssp. Agrotis Gab., var. hardwickii (Royla) Alef
1.2. Đặc điểm cây dưa chuột
1.2.1. Đặc điểm thực vật học của cây dưa chuột
Theo Tạ Thu Cúc và cộng sự [7] dưa chuột là cây một năm, thân thảo,
thân leo hay bò, có phủ lớp lông dày. Chiều cao cây thay đổi rất lớn phụ thuộc
vào giống và điều kiện trồng trọt.
* Rễ cây dưa chuột
Cây dưa chuột có rễ phát triển yếu, trong đất có thành phần cơ giới
trung bình chỉ dài 10-15 cm. Hệ rễ chiếm 1,5% toàn bộ khối lượng cây, với hệ
thống rễ phân bố trên bề mặt rộng chừng 60-90 cm. Ở nhóm có thời gian sinh
trưởng dài, bộ rễ cùng các cơ quan trên bề mặt đất phát triển mạnh hơn. Tuy
nhiên, ở các giống lai F1 tất cả các pha sinh trưởng bộ rễ phát triển mạnh và
có khối lượng lớn hơn so với các cặp bố mẹ. Do vậy, mức độ phát triển bộ rễ


5
ở giai đoạn đầu là một trong những tính trạng có tương quan chặt chẽ tới năng
suất cây sau này.

* Lá dưa chuột
Lá dưa chuột có hình trái tim, có xẻ thuỳ nông hoặc sâu khác nhau tuỳ
từng giống, ở các kẽ lá có tua cuốn. Trong quá trình dịch chuyển từ vùng
nhiệt đới ẩm tới vùng đồng bằng, sa mạc và canh tác trong nhà kính, khả năng
ra tua của dưa chuột cũng có nhiêu biến đổi.
* Thân dưa chuột
Thân dưa chuột thuộc dạng thân leo, trên thân chính hình thành nhánh
cấp 1 và cấp 2. Độ dài thân chính khoảng 2 - 3 m tùy giống.
* Hoa dưa chuột
Cây dưa chuột có hoa thuộc dạng đơn tính cùng gốc tức là trên cây có
hoa đực và hoa cái riêng biệt (monoecious) song trong quá trình tiến hóa lâu
dài và do tác động của con người trong công tác giống, dưa chuột xuất hiện
nhiều dạng hoa mới.
- Cây hoàn toàn hoa cái (gynoecious)
- Cây có hoa lưỡng tính (hermaphroditus)
- Cây có hoa lưỡng tính và đơn tính cùng gốc (gynoandromonoecious)
Trong các dạng hoa nói trên, cây hoàn toàn hoa cái và hoa lưỡng tính
có ý nghĩa quan trọng trong công tác chọn tạo và sản xuất hạt lai F1. Hoa dưa
chuột có 4-5 đài, 4-5 cánh hợp, màu vàng. Hoa đực mọc đơn lẻ hoặc từng
trùm nhỏ hơn hoa cái, có 4-5 nhị đực hợp nhau. Hoa cái bình thường có 3-4
noãn, núm nhụy phân nhánh hoặc hợp.
* Quả dưa chuột
Quả từ non đến chín chuyển từ màu xanh đến xanh trắng, hoặc vàng
nâu, điều này phụ thuộc vào màu gai của quả. Quả có gai màu trắng và xanh
nâu, quả không bị biến vàng khi chín cũng như khi bảo quản. Quả có gai màu


6
đen hoặc nâu khi chín có màu vàng hoặc nâu. Trong quả có hạt, hạt dưa chuột
màu vàng.

1.2.2. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh của cây dưa chuột
* Nhiệt độ
Dưa chuột thuộc nhóm cây ưa nhiệt, yêu cầu khí hậu ấm áp và khô ráo
để sinh trưởng và phát triển. Nhiệt độ thích hợp cho dưa chuột sinh trưởng và
phát triển là từ 25 – 300C. Nhiệt độ cao hơn sẽ làm cho cây ngừng sinh trưởng
và nếu kéo dài nhiệt độ từ 35 – 400C cây sẽ chết. Nhiệt độ dưới 150C cây sẽ bị
rối loạn quá trình đồng hóa và dị hóa, cây sinh trưởng kém, nhiệt độ thấp kéo dài
các giống sinh trưởng rất khó khăn, đốt ngắn, lá nhỏ, hoa đực màu nhạt, vàng úa.
Ở 50C hầu hết các giống dưa chuột bị chết rét, khi nhiệt độ lên tới 400C cây
ngừng sinh trưởng hoa cái không xuất hiện, lá bị héo [1][2][3][4][5][7].
Hạt dưa chuột có sức sống cao, khỏe, hạt có thể nảy mầm ở nhiệt độ
thấp từ 12 – 130C. Nhiệt độ đất tối thiểu phải đạt 160C, ở nhiệt độ này hạt có
thể nảy mầm sau 9-16 ngày, nếu nhiệt độ đất khoảng 210C thì hạt sẽ nảy mầm
sau 5-6 ngày. Nhiệt độ có ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian ra hoa của cây.
Nhiệt độ thích hợp cho cây ra hoa cái ở ngày thứ 26 sau khi nảy mầm. Nhiệt
độ càng thấp thời gian này càng kéo dài. Ngoài ra, nhiệt độ thấp còn làm ảnh
hưởng tới sinh trưởng của cây ở các giai đoạn khác nhau từ sự phát triển cá
thể đến giới tính, tốc độ lớn của quả và năng suất quả. Về đặc điểm sinh lý có
liên quan đến tính chịu lạnh của dưa chuột, các nhà nghiên cứu có đề cập tới
độ nhớt đậm đặc của nguyên sinh chất, sức sống của tế bào và tính hút nước
của nó. Khi bị lạnh độ nhớt của nguyên sinh chất giảm và khả năng hút nước
cũng giảm theo, ở các giống dưa chuột phương Bắc chứng tỏ khả năng chịu
lạnh của chúng cao hơn các giống phía Nam Châu Âu. Qua nghiên cứu ở Việt
Nam trong điều kiện làm lạnh nhân tạo ở nhiệt độ 5-100C trong vòng 10 ngày,


7
các giống dưa chuột Việt Nam và Trung Quốc có sức chịu lạnh cao hơn các
giống Châu Âu và Châu Mỹ [36][37].
Nhiệt độ không chỉ ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng, phát triển, ra

hoa mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới sự nở hoa cũng như quá trình thụ tinh thụ
phấn. Nhiệt độ thích hợp cho sự nảy mầm của hạt phấn 17-240C, nhiệt độ quá
cao, hay quá thấp so với ngưỡng nhiệt độ này đều làm giảm sức sống hạt
phấn, đó cũng chính là nguyên nhân gây giảm năng suất của giống [31]
*Ánh sáng
Dưa chuột thuộc nhóm cây ưa ánh sáng ngày ngắn, độ dài chiếu sáng
thích hợp cho cây sinh trưởng phát dục là 10-12 giờ/ngày. Phản ứng của dưa
chuột đối với ánh sáng còn phụ thuộc vào giống và thời vụ gieo trồng [7].
Ánh sáng có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình quang hợp của cây trồng nói
chung và dưa chuột nói riêng. Cường độ sáng thích hợp cho dưa chuột sinh
trưởng, phát triển, giúp cho cây tăng hiệu suất quang hợp, tăng năng suất, chất
lượng quả và rút ngắn thời gian lớn của quả trong khoảng từ 15000-17000 lux
[4],[7].
Độ dài ngày và cường độ chiếu sáng không phải là chỉ tiêu duy nhất
đặc trưng cho ảnh hưởng của ánh sáng đến hoạt động sống của cây. Công
trình nghiên cứu của nhiều tác giả cho phép rút ra kết luận rằng chiếu sáng bổ
sung tia hồng ngoại lên cây sẽ kích thích sự phát triển của cây ngày dài và ức
chế cây ngày ngắn. Ngược lại, tia cực tím có bước sóng ngắn lại kích thích sự
phát triển của cây ngày ngắn và ức chế cây ngày dài [7].
Theo Tarakanov G. và CS [60], khi chiếu sáng 16 giờ liên tục trong
thời gian thí nghiệm một số giống dưa chuột không có khả năng hình thành
hoa cái, hoa đực xuất hiện rất muộn khi mà ở các cây có thời gian chiếu sáng
cho hoa đực sớm hơn 1 tháng. Mức độ phản ứng của cây với thời gian chiếu
sáng trong quá trình phát sinh cá thể cũng khác nhau.


8
Kết quả nghiên cứu của Saito T. (1981) [57], cho biết dưa chuột ở giai
đoạn cây con có mức độ mẫn cảm với ánh sáng và thời gian chiếu sáng hơn
khi cây trưởng thành.

- Huỳnh quang diệp lục là sự bức xạ được diệp lục phát ra với bước
sóng dài hơn bước sóng hấp thụ, chỉ số huỳnh quang diệp lục là một thông số
phản ánh trạng thái sinh lí của bộ máy quang hợp. Chỉ tiêu huỳnh quang diệp
lục được đo bằng máy Chlorophyll Fluorometer OS – 30
* Nước
Theo Trần Khắc Thi (1985) [35], Nghiên cứu đặc điểm một số giống
dưa chuột và ứng dụng chúng trong công tác giống tại đồng bằng sông Hồng
cho thấy: Dưa chuột là cây vừa kém chịu hạn lại kém chịu úng, vì dưa chuột
có nguồn gốc ở vùng ven rừng ẩm ướt, bộ rễ phát triển kém, hệ rễ phân bố ở
tầng đất mặt. Trong thân cây nước chiếm 91,3%, trong quả có chứa tới 93,95% nước, bộ lá dưa chuột to, hệ số thoát hơi nước lớn nên dưa chuột yêu cầu
độ ẩm cao, là cây đứng đầu về nhu cầu nước trong họ bầu bí, độ ẩm đất thích
hợp cho cây dưa chuột là 85-90%, độ ẩm không khí là 90-95%. Trong giai
đoạn ra quả phải giữ ẩm thường xuyên từ 90-100% độ ẩm đồng ruộng.
Theo Mai Phương Anh và CS [1]: Dưa chuột kém chịu hạn, nếu thiếu
nước cây không những sinh trưởng kém mà còn tích lũy chất cucurbitancin
gây đắng trong quả. Chất này thường tập chung nhiều ở phần cuối thân và
dưới lớp vỏ cây. Khi thiếu nước nghiêm trọng sẽ xuất hiện quả dị hình, quả bị
đắng và cây dễ bị nhiễm virus. Thời kỳ cây ra hoa tạo quả yêu cầu lượng nước
cao nhất. Hạt nảy mầm, yêu cầu lượng nước bằng 50% khối lượng hạt. Trong
suất quá trình sinh trưởng phát triển, dưa chuột yêu cầu một lượng nước khá
lớn vì vậy cần cung cấp đủ và kịp thời nước cho cây đặc biệt là ở thời kỳ
khủng hoảng nước của cây (giai đoạn cây con và khi cây ra hoa hình thành
quả, quả rộ).


9
* Đất trồng và dinh dưỡng khoáng của cây dưa chuột
Đất trồng thích hợp là đất có thành phần cơ giới nhẹ như đất cát pha,
đất thịt nhẹ, độ pH thích hợp từ 5,5 - 6,5.
Dưa chuột có thời gian sinh trưởng ngắn, bộ rễ kém phát triển, phần

thân lá trên mặt đất lớn, tốc độ hình thành các cơ quan sinh dưỡng cao do đó
khi được trồng trọt, dưa chuột đòi hỏi cung cấp dinh dưỡng nhiều.
Để cho 1 tấn sản phẩm dưa chuột cần khoảng 0,8- 1,36 kg đạm; 0,270,9 kg P2O5 và 1,36 - 2,3 kg K2O. Dưa chuột sử dụng kali có hiệu quả nhất,
sau đó đến đạm và cuối cùng là lân.
Theo Tạ Thu Cúc [7] khi nghiên cứu về một số chất khoáng đối với cây
dưa chuột đã rút ra ra kết luận như sau:
- Thiếu đạm cây bắt đầu có màu xanh nhạt, sinh trưởng chậm, lá già có
màu trắng bợt bắt đầu từ mép lá hướng vào trong.
- Thiếu kali: cây sinh trưởng chậm, lá xanh nhạt bề mặt lá xuất hiện
những đám màu xanh, trắng xen kẽ nhau, mép lá xoăn lại, lá non mất diệp lục.
- Thiếu Magiê: Cây sinh trưởng chậm, lá nhỏ, rải rác những đốm lá
chết trên phiến lá, sau đó những đốm lá chết lan rộng ra và kết hợp với nhau
làm lá khô, cuối cùng chết cả lá.
- Thiếu lưu huỳnh: Lá cuối cùng có màu xanh nhạt, những lá dưới có
màu xanh bình thường.
- Thiếu lân: Cây sinh trưởng chậm, lá chuyển từ màu xanh đậm sang
màu ghi làm lá khô và chết.
- Thiếu canxi: Cây sinh trưởng bình thường, lá ít màu xanh (ít diệp lục)
mép lá xoăn, khô cứng.
Theo Mai Phương Anh và CS [1]: Khi thiếu Bo, dưa chuột sinh trưởng
chậm, lá trở nên dày, xanh đậm, đỉnh ngọn khô héo, những lá gốc chuyển màu
nâu và xoăn mép lá lại.


10
1.3. Tình hình nghiên cứu về cây dưa chuột
1.3.1. Trên thế giới và ở Việt Nam
*Trên thế giới
Dưa chuột là loại rau ăn quả vừa có giá trị dinh dưỡng vừa có giá trị
thương mại. Do vậy, đã có nhiều công trình nghiên cứu theo nhiều hướng

khác nhau nhằm tăng năng suất và chất lượng quả. Tổng hợp các kết quả
nghiên cứu về cây dưa chuột có thể phân theo các hướng như sau:
Hướng nghiên cứu ảnh hưởng của kĩ thuật gieo trồng
- Abubaker S. và CS (2010) [39] nghiên cứu về khoảng cách trồng và
năng suất dưa chuột trồng trong nhà kính cho thấy, trồng với khoảng cách phù
hợp có ảnh hưởng tốt đến năng suất các giống dưa chuột.
- Than T. N (1996) [52] trong báo cáo tại Hội đồng nghiên cứu nông
nghiệp (ARC) cho thấy, kĩ thuật tỉa cành có ảnh hưởng đến sinh trưởng và
năng suất các giống dưa chuột, các giống có quả to chỉ nên để 4 – 5 cành
chính.
- Theo Utobo E.B., và CS (2010) nghiên cứu kỹ thuật tỉa cành đến sinh
trưởng và năng suất các giống dưa chuột trồng tại Abakaliki, đông nam
Nigeria cho thấy sự sinh trưởng và năng suất dưa chuột có quan hệ với kỹ
thuật tỉa cành và khoảng cách gieo trồng.
- Lin W.C và CS (1996) [45][46] cho thấy, chất lượng quả dưa chuột
trồng trong nhà kính đã được cải thiện bằng việc tỉa thưa và che bóng cho
quả. Tỉa thưa và che bóng đã ảnh hưởng đến động thái tăng chiều dài quả,
màu sắc quả lúc thu hoạch và phổ diệp lục của vỏ quả. Trong điều kiện cường
độ ánh sáng thấp cây sinh trưởng phát triển yếu và thậm chí rất khó phục hồi
mặc dù sau đã được cung cấp đầy đủ ánh sáng.
- Theo Pae A., Simis Ker J., (1997) [48]; Wayne V. (1990) [55].
Nghiên cứu trồng dưa chuột trong nhà kính và áp dựng phương pháp tười tiên


11
tiến đã làm tăng năng suất quả gấp 1,5 lần ngoài đồng ruộng, đặc biệt tỷ lệ
quả thương phẩm đạt rất cao, phù hợp với thi hiếu người tiêu dùng.
- Papadopaulos A. P. (2012) [49], nghiên cứu trồng dưa không hạt
trong nhà kính không dùng đất cho chất lượng quả sạch đáp ứng yêu cầu của
người dùng.

Hướng nghiên cứu đặc điểm các giống và so sánh các giống
- Chaudhry M. F., Mahmold T. Jan (1998) [40] đã tiến hành khảo
nghiệm tập đoàn giống nhập nội nhằm xác định giống thích hợp, phục vụ cho
nhu cầu sản xuất, xuất khẩu đã khẳng định: Những giống dưa chuột đóng lọ
cả quả thường là những giống leo giàn, quả ngắn và có nhiều quả. Giống
“Balam khira” của Saharanpur (UP) là giống tương tự với dạng đóng lọ nhỏ
hơn và ít hạt hơn, đây là một đặc điểm quan trọng trong việc đóng lọ có dung
dịch muối. Giống dùng để chế biến bằng cách đóng lọ cả quả yêu cầu nghiêm
ngặt về màu sắc quả, quả sau khi chế biến phải giữ nguyên được màu sắc. Đặc
điểm này có liên quan đến gen quy định màu quả khi chín hoàn toàn. Những
giống dưa chuột có gai quả màu trắng giữ được màu sắc sau chế biến tốt hơn
giống có gai màu vàng đậm. Tất cả các giống dưa cắt lát của Tây Âu và Mỹ
đều có gai màu trắng. Các giống dưa chuột của Châu Âu trồng trong nhà kính
có đặc điểm khác nhau như: Dạng dưa của Anh có quả to; Giống của Nga có
quả ngắn, dày và có sọc nâu; Giống ở Pháp quả to, dày, hình dạng thay đổi
theo mục đích thương mại. Trong khi đó ở đông Nam Á và cận đông Châu Á
dạng quả xanh bóng có sọc là phổ biến, ở Nhật Bản người tiêu dùng thích
giống cắt lát có dạng quả nhỏ.
Giống dưa chuột có gai đen chuyển màu da cam khi chín hoàn toàn, có xu
hướng chuyển màu trước khi chín ở điều kiện nhiệt độ cao (cả trên đồng ruộng
và trong quá trình bảo quản, vận chuyển). Còn đối với giống dưa chuột dùng cho
chế biến cắt lát thì giống có gai quả màu đen thích hợp hơn giống có gai quả


12
màu trắng vì chúng có màu sắc hấp dẫn hơn sau khi ngâm trong lọ có dung dịch
muối.
- Các nhà khoa học Ấn Độ [Trích theo Phạm Mỹ Linh, [26] đã nghiên
cứu tập đoàn gồm hàng trăm dòng và giống dưa chuột sưu tâm và nhập khẩu
trên thế giới cho thấy:

+ Giống Straight Eight: là một giống chín sớm thích hợp với vùng cao,
gai trắng, quả dài trung bình, dày, giòn, tròn, màu xanh vừa, cũng được tạo ra
từ trung tâm vùng IARI, Katrai (thung lũng Kuhy).
+ Giống Pointette: Giống này có quả màu xanh đậm dài 20-25 cm.
Nguồn gốc từ Nam Carolina của Mỹ chống được bệnh phấn trắng, sương mai,
thán thư và đốm lá.
Theo Tarakanov G., và CS [Trích theo Phạm Mỹ Linh, [26], đã tiến
hành thu thập và nghiên cứu một tập đoàn hết sức phong phú (khoảng 8000
mẫu giống). Mục đích là nghiên cứu và khai thác nguồn gốc, sự tiến hoá, đặc
điểm sinh thái, sinh lý, miễn dịch của tập đoàn dưa chuột. Dựa trên những kết
quả thu được Taraconov G., đã tạo ra các giống dưa chuột lai TCXA nổi tiếng
và có năng suất kỷ lục 25-40 kg/m2 ở trong nhà ấm.
Hướng nghiên cứu khả năng chống chịu sâu và các loại bệnh của cây
dưa chuột cũng được nhiều tác giả quan tâm
- Reuveni R., Raviv M., và CS nghiên cứu tăng cương khả năng chống
bệnh mốc xương cây dưa chuột cho thầy: Mỗi dòng có khả năng chống bệnh
mốc xương khác nhau. Sử dụng photoelective polyethylen bón cho cây làm
tăng khả năng chống bệnh mốc sương của cây dưa chuột. Nhóm tác giả còn
cho thấy: Một trong những đối tượng bệnh nguy hiểm nhất đối với dưa chuột
là bệnh sương mai (Pseudoperonospora cubensis Berk và Curt), trong số các
giống nghiên cứu thì các giống Gy4, Clinton, galay, M21, M27, Poisett có
khả năng chống chịu sương mai tốt.


13
- Wehner T.C., Shetty N.V (2012)., [54] dùng các tests để đánh giá khả
năng kháng nấm mốc của tập đoàn các dòng, giống dưa chuột tại Carolina và
đã xác định một số giống dưa chuột có khả năng kháng nấm mốc tốt dùng làm
vật liệu cho chọn tạo giống. Theo kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả Ngoài
bệnh sương mai, phấn trắng cũng là bệnh gây nguy hiểm không ít cho sinh

trưởng, phát triển của cây dưa chuột. Có nhiều ý kiến của các nhà khoa học về
bản chất di truyền khả năng chống chịu bệnh phấn trắng của cây dưa chuột,
đặc tính này mang tính lặn đa gen và đã đưa ra khẳng định rằng tính chống
chịu này ít nhất có hai gen lặn sph và e quyết định, trong nhiều trường hợp có
các gen bổ sung như sph-1, sph-2, l-1, l-2... [55].
Hướng tạo chọn tạo giống đơn tính và thực hiện lai giống tạo ra các
con lai F1 dùng cho sản xuất đã được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên
cứu như: Galun E., (1961) [41]; Kubicki B.,[42][43]; More T. A. (2001), [47]
và Saito T (1981) [51]. Tất các các kết quả đều khẳng định bằng các phép lai
hay các tác nhân vật lí phối hợp lai giống có thể tạo ra các dòng/giống dưa
chuột chỉ có hoa cái hay tỷ lệ hoa cái lớn, những dòng/giống này có tiềm năng
cho năng suất cao. Các con lai F1 ở cây dưa chuột có nhiều ưu thế về sinh
trưởng vì vậy có năng suất từ trung bình đến cao.
Hướng bảo quản quả và thời gian bảo quản quả dưa chuột
Hướng nghiên cứu cách bảo quản và thời gian bảo quản quả dưa chuột
cũng được nhiều tác giả nghiên cứu. Theo Lin W.C., P.A. Jolliffe (1997) [44],
dưa chuột có thể bảo quản trong kho lạnh, thời gian bảo quản không ảnh
hưởng đến chất lượng quả còn tùy thuộc cách sản xuất.
*Việt Nam
Việt Nam là quốc gia có truyền thống trồng dưa chuột lâu đời. Tuy
nhiên số lượng các công trình nghiên cứu còn ít và tản mạn.


14
Trước năm 1975 ở miền Nam, đoàn chuyên gia Nam Triều Tiên đã
khảo sát tính thích nghi của 24 giống dưa chuột có nguồn gốc từ Nhật Bản,
Đài Loan, Mỹ, Nam Triều Tiên tại trại giống rau Thủ Đức trong các năm
1967 - 1968. Các kết quả khảo nghiệm ở đây cho thấy: giống dưa chuột gốc
Đài Loan Fonguan Grun skin tương đối thích nghi trong điều kiện Miền Nam
Việt Nam [6][34]

Từ năm 1973-1976 Tại trại giống rau Hải Phòng thuộc Công ty Rau
Quả trung ương đã thử nghiệm một tập đoàn giống của công ty Marusa và kết
luận 2 giống TK và TO đủ tiêu chuẩn trồng suất khẩu dạng muối mặn.
Năm 1976 tại Viện Cây Lương Thực - Cây Thực Phẩm một tập đoàn
lớn cây dưa chuột đã được nghiên cứu với nhiều khía cạnh. Đặc tính sinh học,
sinh lý, giới tính, di truyền và chọn giống thực nghiệm. Đã tìm ra được giống
dưa chuột 27 quả dài, giống Hữu nghị được Bộ nông nghiệp và Công Nghiệp
thực phẩm công nhận đưa ra sản xuất là một phần kết quả ứng dụng những
nghiên cứu này.
Theo Vũ Tuyên Hoàng và CS [19], cho thấy các dạng cây dưa chuột
dại, quả rất nhỏ, mọc tự nhiên ở các vùng đồng Bằng Bắc bộ và các dạng dưa
chuột quả to, đắng mọc hoang dại ở các vùng núi cao phía Bắc Việt Nam là
nguồn gốc phát sinh của loài cây trồng này.
Vũ Tuyên Hoàng và CS (1999) [20], Nghiên cứu khả năng chịu lạnh
của các giống dưa chuột Việt Nam trong nhà ấm tại Matxcơva năm 1974 cho
thấy ở các giống dưa chuột chịu giảm nhiệt độ là do mối liên kết giữa diệp lục
và thành phần protit - lipit trong lá không bị phá vỡ. Nghiên cứu này phù hợp
với các nhận xét cho rằng nhiệt độ thấp đủ cho cây dưa chuột tạo quả là xấp
xỉ 100C đối với các giống dưa chuột Việt Nam trong điều kiện xuân lạnh năm
1975 ở Matxcơva.


15
Giống H1 được bắt đầu nghiên cứu từ năm 1989, từ tổ hợp lai (HN1 x
1572) và áp dụng phương pháp chọn dòng của Guliaev kết hợp với phương
pháp thụ phấn đồng dạng, đến năm 1993 giống H1 đã được công nhận là
giống quốc gia có thời gian sinh trưởng trung bình 90 - 100 ngày, năng suất
25 - 30 tấn/ ha, trồng 2 vụ/năm là vụ xuân hè (gieo trồng 15/2 - 20/3) và vụ
thu đông (Gieo 20/8 - 25 /9), quả dài 18-22 cm, vỏ quả màu xanh sáng, đường
kính quả 3,5-4,5 cm, hạt ít bị bong khi chế biến, tỷ lệ quả vàng sau thu hoạch

thấp [19].
Tại Viện nghiên cứu Rau Quả, từ năm 1993 đến năm 1995 đã thử
nghiệm một số giống dưa chuột quả nhỏ của công ty Royal Sluis (Hà Lan).
Trong số này giống F1 Marinda có thời gian sinh trưởng ngắn (55 - 80 ngày),
ra hoa sớm, từ mọc đến thu quả đợt đầu là 32 - 35 ngày. Quả có gai màu
trắng, tạo hình dáng sần sùi, màu xanh đậm, chất lượng tốt, chống bệnh vius
và sương mai khá, năng suất 4 - 5 tấn/ha. Tại các tỉnh phía Nam, những năm
gần đây, các công ty giống Đông Tây, Hoa Sen, Trang Nông, công ty giống
cây trồng Miền Nam đã nhập và khảo nghiệm nhiều giống dưa chuột từ các
nguồn nhập khác nhau và kết luận giống F1 Happy 14, các giồng của công ty
Know - you - seed (Đài Loan) như Fi DN-3, F1 DN6 ...cho năng suất và chất
lượng cao trong điều kiện trồng ở phía Nam [38]
Từ năm 2003 - 2004 tại Viện CLT - CTP thực hiện đề tài “Hoàn thiện
quy trình công nghệ sản xuất cà chua lai số 1, C95, dưa chuột lai Sao xanh,
PC1 phục vụ cho chế biến xuất khẩu”. Kết quả đó sản xuất được 200 kg hạt
dưa chuột lai Sao xanh và PC1, xây dựng mô hình 50 ha dưa chuột tại Hà
Nam [32]. Hai giống dưa chuột lai F1 NH815 và NH184 do công ty giống cây
trồng Nông Hữu (Đài Loan) lai tạo thành công và mới được nhập vào nước ta
vài năm trước đây [32].


16
Giống dưa chuột lai Sao xanh (do Vũ Tuyên Hoàng, Đào Xuân Thảng
và các cộng sự): là con lai F1 của cặp lai DL15 x CP1583, được tạo ra bằng
phương pháp sử dụng ưu thế lai, có thời gian sinh trưởng là 85 - 90 ngày, cây
sinh trưởng khoẻ, năng suất 45 -55 tấn/ha, quả to dài 23-25 cm, cùi dày 1,21,5 cm đường kính quả 3,7-4,2 cm, chất lượng quả tốt hàm lượng đường và
vitamin C cao, quả giòn, thơm, có mùi hấp dẫn, quả có hình dạng đẹp, thích
hợp cho ăn tươi, xa lát, quả có thể xuất khẩu tươi [18].
Theo Trần Văn Lài và CS (2004) [21] đã đưa ra qui trình phục tráng
giống dưa chuột Phú Thịnh phục vụ cho chế biến công nghiệp, đồng thời các

tác giả còn mô tả một số đặc điểm sinh lý và hình thái của các giống trong thí
nghiệm. Các giống dưa chuột có nguồn gốc vùng núi cao như: Cao Bằng,
Thanh Hoá có khả năng phân cành trong mọi vụ trồng và có thể đặc tính này
mang tính đa gen.
Theo Đào Xuân Thảng và CS [29] [30]. Giống PC4 là con lai F1 của tổ
hợp lai TL1 x C95. Cây sinh trưởng khoẻ, phân nhánh tốt, chống chịu sâu
bệnh khá thích hợp cho trồng cả 2 vụ xuân hè và thu đông, cho năng suất cao
ở mức 40 - 45 tấn/ha. Quả có hình dạng đẹp vỏ màu xanh sáng, cùi dày, ít hạt,
quả ngắn ( 9-12 cm) dùng chế biến đóng lọ muối chua rất tốt. Trần Khắc Thi
(1985) [35], Ngoài chế biến đóng lọ thì quả các giống dưa chuột trên cũng có
thể dùng ăn tươi, khi cần thu hoạch sớm dùng chế biến theo kiểu dưa chuột
bao tử cũng được.
Nguyễn Văn Hiển và CS (2002) [14], đã tiến hành khảo nghiệm và
chọn lọc một số giống dưa chuột từ tập đoàn dưa chuột của Hunggari, Việt
Nam, Nhật Bản, Hà Lan, Pháp Kết qủa thu được như sau: Các giống của
Hunggari và Pháp trồng trong vụ xuân - hè không thích nghi, sinh trưởng
kém, ra nhiều hoa đực, không đậu quả. Tỷ lệ đậu quả chỉ đạt 10% - 16%,
ngọn bị thui và lụi dần. Trong khi đó các giống dưa chuột của Việt Nam có tỉ


17
lệ đậu quả cao, đạt 78,1 - 80,5%, chiều dài quả đạt khoảng 10 cm, đường kính
quả 3,8-3,9 cm, trọng lượng quả đạt 55,5 - 60,4 g/quả. Giống Hữu Nghị cho
năng suất 685,2 tạ/ha. Giống Thuỷ Nguyên cho năng suất 467,4 tạ/ha.
Ở Việt Nam việc trồng thử các giống lai F1 tiến hành từ những

năm

bảy mươi đã chứng tỏ ưu thế của việc sử dụng giống lai F1. Các giống, dòng
được sử dụng làm vật liệu cho con lai F1 không những cần phải có những

biểu hiện tốt về các đặc tính kinh tế mà còn cần phải có khả năng cho ưu thế
lai ở các đời sau.
Theo tác giả Võ Văn Chi [8], hiện nay các nhà khoa học chọn giống
chú ý theo hai hướng:
- Chọn giống cho tiêu dùng trong nước: quả dài 15-25 cm, vỏ quả
thường là màu xanh, gai trắng chất khô 5,5 % trở lên, có khả năng chống chịu
bệnh sương mai, phấn trắng và héo rũ .
- Chọn giống cho chế biến gồm các dạng: dạng muối chua, đóng lọ
nguyên quả, quả dài nhỏ hơn 10 cm, ruột đặc màu xanh nhạt, năng suất trên
20 tấn/ha. Dạng chẻ thanh đóng lọ, quả dài 13-18 cm, màu xanh nhạt, ruột
đặc, năng suất trên 30 tấn /ha. Dạng dưa chuột cho chế biến muối mặn, đường
kính quả 3-4 cm, quả dài 30 cm, màu xanh đậm, gai trắng, cùi dày.
Hai tác giả Phạm Tiến Dũng và Đỗ Thị Hường [9], nghiên cứu “Ảnh
hưởng của liều lượng phân bón compost và một số loại phân hữu cơ vi sinh
đến sinh trưởng, phát triển và năng suất dưa chuột sản xuất theo hướng hữu
cơ trên đất Gia Lâm – Hà Nội” đã cho thấy phân compost và phân hữu cơ vi
sinh có ảnh hưởng tốt đến sinh trưởng và năng suất cây dưa chuột.
Tác giả Trần Thị Minh Hằng và CS [16] nghiên cứu “ Ảnh hưởng của
tỉa nhánh với khoảng cách trồng khác nhau đến sinh trương, phát triển và
năng suất dưa chuột bản địa H’Mông trồng tại Mộc Châu, Sơn La”. Các tác
giả đi phân tích những ảnh hưởng của khoảng cách trồng kết hợp với bón


18
phân tỉa nhánh đến khả năng sinh trưởng phát triển của dưa chuột bản địa H’
Mông. Trong đó nêu cụ thể thời gian sinh trưởng, cũng như chỉ ra đặc điểm
sinh trưởng thân lá, đặc điểm tình hình sâu hại. Tất cả đều có những đánh giá
chi tiết thông qua các thí nghiệm cụ thể. Từ đó chỉ ra các yếu tố cấu thành
năng suất, chất lượng cây dưa chuột.


1.3.2. Tình hình sản suất và tiêu thụ dưa chuột trên thế giới và ở Việt Nam
1.3.2.1. Trên thế giới
Dưa chuột là cây rau ăn quả có giá trị, thời gian sinh trưởng ngắn lại
cho năng suất cao, hơn thế nữa sản phẩm dưa chuột vừa sử dụng ăn tươi, vừa
chế biến xuất khẩu. Trong những năm gần đây diện tích trồng dưa chuột trên thế
giới ngày càng tăng nhưng năng suất lại giảm và sản lượng cũng giảm theo.
Theo số liệu thống kê của FAO, năm 2006, tổng diện tích dưa chuột
của thế giới là 2,52 triệu ha, năng suất trung bình đạt 172,3 tạ/ha và sản lượng
đạt 44,065 triệu tấn quả; diện tích, năng suất và sản lượng dưa chuột được tiếp
tục tăng trong năm 2007. Nhưng năm 2008, năng suất bình quân trên toàn thế
giới lại bị giảm, do vậy diện tích trồng dưa chuột tiếp tục được tăng lên nhưng
tổng sản lượng thu được tăng không đáng kể, với các số liệu tương ứng là
2,64 triệu ha, 168,2 tạ/ha và tổng sản lượng đạt 44,321 triệu tấn quả. Trung
Quốc là nước có diện tích trồng dưa chuột lớn nhất thế giới, năm 2008 diện
tích chiếm 64,6% so với toàn thế giới và sản lượng chiếm 63,7%. Tiếp theo là
các nước Nga, Iran, Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ.
Dưa chuột là sản phẩm rau quả có giá trị và thị trường xuất nhập khẩu
rất sôi động. Mỹ là nước có lượng nhập khẩu lớn nhất thế giới khoảng 2 triệu
tấn với giá trị khoảng 1,7- 2 tỷ USD. Mặc dù lượng nhập khẩu và giá trị nhập
khẩu rất lớn nhưng lượng xuất khẩu và giá trị xuất khẩu tương đương với xuất
khẩu. Nga là nước nhập khẩu rất nhiều khoảng 90 triệu USD năm


×