Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Báo cáo thực tập tại tổng công ty và môi trường việt nam bản tiếng việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (507.78 KB, 25 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA TIẾNG ANH
------

BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
Đơn vị thực tập:

TỔNG CÔNG TY TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
VIỆT NAM
Giáo viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện: Lê Thị Phượng

Nguyễn Khắc Nghĩa

Lớp

: K47N2

Mã sinh viên

:11D170095

HÀ NỘI - 2015
1


HÀ NỘI - 2015

2



MỤC LỤC
Lời mở đầu............................................................................................................................4
Danh mục từ viết tắt.............................................................................................................5
Danh mục bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ....................................................................................6
Phần 1: Giới thiệu chung về Tổng Công ty Tài nguyên và Môi trường Việt Nam.......7
1.1. Quá trình hình thành và phát triển.............................................................................7
1.1.1. Giới thiệu về Công ty.................................................................................................7
1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển.................................................................................8
1.2. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh...................................................................................9
1.3. Cơ cấu tổ chức............................................................................................................10
Phần 2: Hoạt động kinh doanh của Vinanren...............................................................12
2.1. Các thị trường và các sản phẩm chính......................................................................12
2.1.1. Thị trường hoạt động và các đối tác chính...............................................................12
2.1.2. Các sản phẩm chính..................................................................................................13
3


2.2. Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh.............................................................14
2.2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh năm giai đoạn 2012 – 2013.....................................14
2.2.2. Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2012 – 2013..............................15
2.3. Đánh giá nhận xét về ưu điểm và hạn chế................................................................16
2.3.1. Về hoạt động kinh doanh của Tổng công ty...........................................................16
2.3.2. Về việc sử dụng Tiếng Anh tại Tổng công ty.........................................................18
Phần 3: Một số vấn đề tồn tại trong hoạt động kinh doanh của Tổng công ty...........20
3.1. Tồn tại về nguồn nhân lực...........................................................................................20
3.2. Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực....................................23
Lời kết.................................................................................................................................24
Danh mục tài liệu tham khảo..............................................................................................25


4


LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, nước ta bước vào thời kỳ đổi mới. Quá trình đô thị
hóa, công nghiệp hóa đất nước đòi hỏi phải khai thác ồ ạt nguồn tài nguyên thiên nhiên,
gây ra hàng loạt các biến động môi trường. Vấn đề ô nhiễm môi trường là một thách thức
lớn mà nước ta đã và đang phải đương đầu gay gắt hiện nay và trong nhiều năm tới.
Là Tập đoàn nhà nước hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực tài nguyên môi trường, Tổng
công ty Tài nguyên và Môi trường Việt Nam đã tạo được ưu thế cạnh tranh nhờ ứng dụng
những công nghệ tiên tiến của thế giới cũng như thúc đẩy hoạt động nghiên cứu phát triển
để sáng tạo và nắm bắt các công nghệ, giải pháp hàng đầu nhằm tối đa hóa nguồn lực
công ty, đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững của đất nước đồng thời bảo vệ một cách
hợp lí nhất các nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
Dưới sự giới thiệu của Khoa Tiếng Anh – Trường Đại học Thương Mại, bản thân em
đã may mắn có cơ hội trải nghiệm vai trò thực tập sinh tại Văn Phòng của Tổng công ty
Tài nguyên và Môi trường Việt Nam. Sau một tháng làm việc tại đây (từ 05/01/2015 đến
30/01/2015), dưới sự giúp đỡ và hướng dẫn tận tình của tập thể Ban lãnh đạo và cán bộ
công ty, em đã có điều kiện áp dụng những kiến thức mà mình được học vào thực tiễn,
đồng thời tìm hiểu những thông tin cơ bản phục vụ cho việc hoàn thành báo cáo thực tập.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo khoa Tiếng Anh – Trường Đại
học Thương Mại, cùng các cán bộ Tổng công ty Tài nguyên và Môi trường Việt Nam và
đặc biệt là sự chỉ dạy tận tình từ giáo viên hướng dẫn thực tập của em – thầy Nguyễn
Khắc Nghĩa – đã giúp em hoàn thành bản báo cáo này. Em rất mong nhận được sự góp ý
và giúp đỡ của các thầy cô để bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn.
Hà Nội, ngày 01 tháng 02 năm 2015
Sinh viên thực hiện

5



Lê Thị Phượng

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Vinanren

Tổng công ty Tài nguyên và Môi trường Việt Nam

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

BHXH

Bảo hiểm xã hội

Cty

Công ty

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

VND

Việt Nam Đồng

STT


Số thứ tự

6


DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

Hình 1.1: Logo của Vinanren
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức của Vianren
Sơ đồ 1.2: Một số đối tác tiêu biểu của Vinanren
Hình 1.2: Một số sản phẩm chính của Vinanren
Bảng 1.1: Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2012 – 2013
Bảng 1.2: Cơ cấu doanh thu theo các lĩnh vực chuyên ngành chính
Bảng 1.3: Tổng hợp hiện trạng sử dụng lao động và số lao động được đóng BHXH ở các
Công ty
Bảng 1.4: Lao động được đóng BHXH phân theo trình độ chuyên môn tính đến 12/2013
Bảng 1.5: Lao động quản lý gián tiếp và tỷ lệ % trên tổng số lao động được đóng BHXH

7


PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TỔNG CÔNG TY TÀI NGUYÊN VÀ
MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM

1.1. Quá trình hình thành và phát triển
1.1.1. Giới thiệu về Công ty
Tổng công ty Tài nguyên và Môi trường Việt Nam (Tổng
công ty) là Công ty TNHH một thành viên được thành lập theo
Quyết định số 2268/QĐ-BTNMT ngày 27/11/2009 và Quyết

định số 1135/QĐ-BTNMT ngày 30/6/2010 của Bộ trưởng Bộ
Tài nguyên và Môi trường, là Tổng công ty 100% vốn nhà nước
trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Hình 1.1. Logo của Vinanren

Tổng công được thành lập trên cơ sở tổ chức lại các đơn vị doanh nghiệp thuộc Bộ
Tài nguyên và Môi trường, hoạt động dưới hình thức công ty mẹ - công ty con.
Các đơn vị hợp thành Tổng công ty Tài nguyên và Môi trường Việt Nam là:
-

Công ty Đo đạc Ảnh địa hình
Công ty Đo đạc Địa chính và Công trình
Liên đoàn Trắc địa Địa hình (trực thuộc Cục Địa chất và Khoảng sản Việt Nam)

Đây là ba đơn vị chuyên làm công tác đo đạc bản đồ của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Trụ sở chính của Tổng công ty đặt tại số 51 phố Huỳnh Thúc Kháng, phường Láng Hạ,
quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.

8


1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển
Ngày 04 tháng 11 năm 2009: Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản số 2102/TTgĐMDN phê duyệt việc thành lập Tổng Công ty Tài nguyên và Môi trường Việt Nam.
Ngày 27 tháng 11 năm 2009: Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có các
Quyết định số 2268/QĐ-BTMNT và 2286/QĐ-BTNMT chính thức thành lập Tổng Công
ty Tài nguyên và Môi trường Việt Nam và Bổ nhiệm Hội đồng quản trị Tổng Công ty.
Ngày 30 tháng 6 năm 2010: Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ra quyết định
số 1135/QĐ-BTNMT chuyển Công ty mẹ - Tổng Công ty Tài nguyên và Môi trường Việt
Nam thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Bộ Tài nguyên và Môi trường

làm chủ sở hữu.
Định hướng đến năm 2015, Tổng công ty sẽ phát triển thành Tập đoàn Tài nguyên và
Môi trường Việt Nam, là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, hoạt động theo hình thức
công ty mẹ - công ty con.
Tổng Công ty có số vốn Điều lệ là 158.644.000.000 VND (Bằng chữ: một trăm năm
mươi tám tỷ sáu trăm bốn mươi bốn triệu Việt Nam đồng); vốn pháp định là
6.000.000.000 VND (Bằng chữ: sáu tỷ Việt Nam đồng).
Tổng Công ty trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh, tư vấn dịch vụ
trong các lĩnh vực: đất đai; tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản, địa chất; môi trường;
khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu; đo đạc và bản đồ; biển và hải đảo, và một số lĩnh
vực khác trên phạm vi cả nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật. Các sản phẩm
của Tổng công ty chủ yếu là các sản phẩm và dịch vụ công ích phục vụ quản lý Nhà nước.
Đây là Tổng công ty duy nhất của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

9


1.2. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh chính
Tổng Công ty hoạt động chủ yếu trong các lĩnh vực liên quan đến môi trường, cụ thể
như sau:
-

Lĩnh vực đo đạc bản đồ: Tất cả các chuyên ngành bao gồm bay chụp và xử lý ảnh

hàng không, xây dựng lưới độ cao thủy văn toàn quốc, đo vẽ thiết kế các loại bản đồ phục
vụ cho việc quy hoạch và quản lý các công trình công cộng, xây dựng cơ sở dữ liệu tài
nguyên môi trường, hệ thống thông tin đất đai (LIS), hệ thống thông tin địa lý (GIS) và
các hệ thống chuyên ngành, xây dựng lưới trọng lực, lưới địa chính, các dịch vụ tư vấn đo
đạc bản đồ.
-


Lĩnh vực quản lý đất đai: Tất cả các chuyên ngành từ lập quy hoạch kế hoạch sử

dụng đất, điều tra thổ nhưỡng, tư vấn định giá đất và tài sản trên đất, phát triển cơ sở hạ
tầng, khai thác và chuyển nhượng quỹ đất, kinh doanh vật liệu xây dựng, đầu tư xây dựng
và kinh doanh nhà, khu công nghiệp, đầu tư kinh doanh bất động sản.
-

Lĩnh vực môi trường: Các chuyên ngành liên quan đến đánh giá tác động môi trường,

đo đạc các thông số môi trường, lập kế hoạch bảo vệ môi trường, thiết kế nghiên cứu
công nghệ xử lý nước thải, chất thải, xử lý ô nhiễm môi trường, điều tra quan trắc, xây
dựng dữ liệu môi trường.
-

Lĩnh vực địa chất khoáng sản, tài nguyên nước: Các chuyên ngành liên quan đến

điều tra, đánh giá, tìm kiếm, thăm dò địa chất khoáng sản, khai thác kinh doanh khoáng
sản, xuất nhập khẩu khoáng sản, điều tra đánh giá tài nguyên nước, tìm kiếm và khai thác
nước ngầm, quy hoạch sử dụng tài nguyên nước.
-

Lĩnh vực Biển hải đảo, khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu: các dịch vụ liên

quan đến khảo sát điều tra cơ bản tài nguyên môi trường biển, quy hoạch tổng thể phân
vùng biển, quan trắc theo dõi môi trường, khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu.

10



1.3. Cơ cấu tổ chức
Hiện tại hệ thống tổ chức của Tổng công ty bao gồm:
- Hội đồng thành viên gồm 5 người, không có thành viên chuyên trách.
- Ban Tổng Giám đốc gồm 6 người.
-

Kiểm soát viên có 1 người.

- Công ty mẹ - Tổng công ty có 7 phòng chức năng quản lí bao gồm: Văn phòng, Phòng
Tài chính Kế toán, Phòng Kế hoạch Thống kê, Phòng Kỹ thuật Công nghệ, Phòng Quản
lý dự án, Phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế, Ban Phát triển Kinh doanh.
Tổng Công ty Tài nguyên và Môi trường Việt Nam
Bộ máy giúp việc
1. Văn phòng
2. Phòng Tài chính Kế toán
3. Phòng Kế hoạch Thống kê
4. Phòng Kỹ thuật Công nghệ
5. Phòng Quản lý dự án
6. Phòng Khoa học và Hợp tác Quốc tế
7. Ban Phát triển kinh doanh
Các chi nhánh tại Đà Nẵng và TP Hồ
Chí Minh
Các đơn vị SXKD phụ thuộc Công ty mẹ
8 xí nghiệp trực thuộc và 3 trung tâm
Các đơn vị liên kết
1. Cty Cổ phần Môi trường APTSERAPHIN Hải Dương
2. Nhà máy rác Hậu Giang

Hội Đồng
Thành Viên


Ban
Kiểm Soát

Tổng
Giám Đốc

Các công ty con
1. Cty Tài nguyên và Môi trường Miền
Nam
2. Cty Đo đạc và Khoáng sản
3. Cty Tài nguyên và Môi trường Biển
4. Cty Địa chính và Tư vấn dịch vụ Đất
đai
5. Cty Xây dựng và Chuyển giao công
nghệ môi trường

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức của Vianren
Tổng Công ty có 2 chi nhánh tại Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra còn có
5 Công ty con là các Công ty TNHH một thành viên do Tổng công ty nắm giữ 100% vốn
sở hữu. Tổng Công ty còn có 11 xí nghiệp trực thuộc và 2 đơn vị liên kết.

11


PHẦN 2: HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA VINANREN

2.1. Các thị trường và các sản phẩm chính
2.1.1. Thị trường hoạt động và các đối tác chính
Tổng công ty chuyên hoạt động trong các lĩnh vực đất đai, tài nguyên nước, khoáng

sản, địa chất; môi trường; khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu; đo đạc và bản đồ; biển
và hải đảo, và một số lĩnh vực khác trên phạm vi cả nước. Tổng công ty thực hiện nhiều
dự án tại khắp các tỉnh thành cả nước từ phía Bắc như Cao Bằng, Hà Nội, Phú Thọ, Hà
Giang, Quảng Ninh; các tỉnh miền trung như Quảng Bình, Thừa Thiên – Huế; đến các
tỉnh miền Nam như thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Kiên Giang, Đồng Hới, An
Giang...
Một số đối tác tiêu biểu của Vinanren bao gồm Tập Đoàn công nghiệp xây dựng Việt
Nam, Tổng công ty tài chính và cổ phần dầu khí Việt Nam, Công ty TNHH Kokusai
Kogyo, Tập đoàn hợp tác kỹ thuật JFE, Tập đoàn Halla Energy And Environment, Tập
đoàn môi trường Hàn Quốc Keco...

Sơ đồ 1.1: Một số đối tác tiêu biểu của Vinanren

12


2.1.2. Các sản phẩm chính
Các sản phẩm chính của Vinanren bao gồm các loại bản đồ địa hình, địa chính cơ sở
tỷ lệ 1:10000, 1:20000, các loại bản đồ địa chất, quy hoạch, bản đồ chuyên ngành các tỷ
lệ, các sản phẩm ảnh hàng không, ảnh viễn thám phục vụ cho việc thiết kế, xây dựng,
quản lý các công trình dân dụng. Cùng với đó là các sản phẩm cơ sở dữ liệu lưu trữ, quản
lý bản đồ và hồ sơ địa giới hành chính.
Vinanren đã xây dựng được cơ sở dữ liệu hệ thống thông tin địa lý GIS, hệ thống
thông tin tài nguyên môi trường, mô hình số độ cao DTM, đáng kể đến là các thiết bị phụ
trợ cho công nghệ xử lý môi trường, xử lý nước thải, rác thải phục vụ hoạt động nghiên
cứu, bảo vệ môi trường.
Hìn
số

h


sản

1.2:

Một
phẩm

chính

của

Vinanren

13


2.2. Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh của Tổng công ty
2.2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2012 – 2013
Để đánh giá khái quát về kết quả sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty Tài nguyên
và Môi trường Việt Nam qua hai năm 2012 và 2013, ta dựa vào bảng kết quả kinh doanh
của công ty.
STT

1
2
3
4
5
6

7
8
9
10
11
12
13
14
15

Chỉ tiêu
Doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ
Các khoản giảm trừ doanh thu
Doanh thu thuần về bán hàng và
cung cấp dịch vụ
Giá vốn hàng bán
Lợi nhuận gộp bán hàng và cung cấp
dịch vụ
Doanh thu hoạt động tài chính
Chi phí hoạt động tài chính
Trong đó: Lãi vay
Chi phí quản lý doanh nghiệp
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh
doanh
Thu nhập khác
Chi phí khác
Lợi nhuận khác
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
Chi phí thuế TNDN hiện hành

Lợi nhuận sau thuế TNDN


số

2013

2012

01

952.746.906.465

778.550.238.416

02

1.359.602.534

317.250.524

10

951.387.303.931

778.232.987.892

11

815.730.972.693


641.134.398.824

20

135.656.331.238

137.098.589.068

21
22
23
25

1.821.535.894
43.736.129.507
43.707.061.136
84.817.887.372

876.449.169
58.584.266.621
58.137.176.621
72,197,827.958

30

8.923.850.253

7.192.943.658


31
32
40
50
51
60

11.272.007.005
8.753.848.923
2.518.158.082
11.442.008.335
3.520.904.064
7.921.104.271

1.319.058.826
94.504.278
1.224.554.548
8.417.498.206
2.052.490.087
6.365.008.119

Bảng 1.1: Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2012 – 2013 (Đơn vị: VND đồng)
STT
1
2
3
4
5

Chuyên ngành

Đo đạc bản đồ
Quản lý đất đai
Môi trường
Biến đổi khí hậu, địa chất, khoáng sản, tài
nguyên nước và các dịch vụ khác
Tổng cộng

2013
113.532
620.537
102.328

2012
190.361
473.863
41.896

114.989

72.118

951.384

778.238

Bảng 1.2: Cơ cấu doanh thu theo các lĩnh vực chuyên ngành chính (Đơn vị: VND đồng)
14


2.2.2. Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2012 – 2013

Số liệu các bảng trên cho ta thấy Tổng công ty đã thực hiện tốt công tác quản lý hoạt
động kinh doanh. Các chỉ tiêu chủ yếu thực hiện được đều tăng so với năm 2012. Doanh
thu chủ yếu của Tổng công ty đến từ dịch vụ quản lý đất đai và đo đạc bản đồ.
Doanh thu và thu nhập khác năm 2013 là 964.019 triệu tăng 1,23 lần so với năm 2012
(năm 2012 là 779.869 triệu). Lợi nhuận trước thuế năm 2013 lãi 11.442 triệu tăng 1,36 lần
so với năm 2012 (năm 2012 là 8.417 triệu). Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu
toàn Tổng công ty là 1,18% cao hơn năm 2012 (năm 2012 là 1,08%). Tỷ suất lợi nhuận
sau thuế trên vốn chủ sở hữu toàn Tổn công ty là 5,89% cao hơn năm 2012 (năm 2012 là
4,51%). Điều này cho thấy doanh thu và nộp ngân sách của các đơn vị hàng năm đều tăng
cao nhưng lợi nhuận sau thuế gần như tăng không đáng kể và không tương xứng với tăng
doanh thu.
Các chỉ tiêu về doanh thu và lợi nhuận tăng đều nhưng chi phí quản lý kinh doanh lại
giảm mạnh cho thấy hiệu quả quản lý của Tổng công ty đã và đang được cải thiện liên
tục.

2.3. Đánh giá nhận xét về ưu điểm, hạn chế
2.3.1. Về cơ cấu tổ chức và hoạt động kinh doanh
Về ưu điểm, đầu tiên phải kể đến nguồn công việc đo đạc bản đồ, đo đạc lập hồ sơ
địa chính trong vòng 3 năm qua khá ổn định. Với nguồn vốn chủ yếu từ Ngân sách nhà
nước nên tính thanh khoản cao, Tổng Công ty có thể tìm kiếm đủ việc làm và lo đủ thu
nhập cho người lao động, ổn định sản xuất kinh doanh trong điều kiện kinh tế đất nước
gặp rất nhiều khó khăn.

15


Bên cạnh đó, Tổng công ty còn có đội ngũ cán bộ được đào tạo cơ bản, có trình độ để
tiếp cận và ứng dụng các công nghệ, thiết bị hiện đại vào sản xuất và quản lý. Đội ngũ
người lao động có tay nghề cao, quen chịu khó, chịu khổ và tận tụy với công việc là thế
mạnh của Tổng công ty.

Tổng công ty thường xuyên xem xét việc sửa đổi, ban hành bổ sung một số quy chế
quản lí nội bộ, nhằm giảm thiểu rủi ro, tổn thất, giảm tiết các chi phí cho hoạt động sản
xuất kinh doanh, đảm bảo quyền lợi cho người lao động.
Không những thế, Tổng công ty đã tổ chức tốt việc giám sát huy động và sử dụng
vốn, tài sản và nguồn nhân lực trong từng đơn vị, kiểm tra tính trung thực của các số liệu
trong báo cáo tài chính và các báo cáo khác nhằm tìm ra những tồn tại và yếu kém trong
hệ thống điều hành của từng đơn vị trong Tổng công ty để kịp thời đưa ra giải pháp khắc
phục, sửa chữa.
Sau hơn 4 năm hoạt động, Tổng công ty đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm tổ chức
thực hiện các dự án lớn liên quan đến các lĩnh vực chuyên ngành tài nguyên môi trường
đặc biệt là đo đạc bản đồ và quản lý đất đai như các dự án về đo đạc bản đồ của Việt Nam
hợp tác với Lào, Campuchia, các dự án liên quan đến hoạt động điều tra địa chất biển,
quản lý liên hồ chứa của các nhà máy thủy điện..v.v..
Đồng thời cần phải kể đến các công nghệ thiết bị phổ cập tại Tổng công ty như công
nghệ GPS, DGPS, LODG, RTK, GIS và nhiều công nghệ liên quan đến xử lý nước thải và
thăm dò khoáng sản đều đạt mức tiên tiến trong khu vực.

Tuy nhiên, cần thẳng thắn thừa nhận rằng hoạt động của Tổng công ty vẫn tồn tại
nhiều hạn chế ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả kinh doanh.
Hạn chế đầu tiên của Vinanren phải kể đến là hệ thống công ty mẹ - công ty con. Tổng
công ty chưa thể hiện rõ vai trò của công ty mẹ với các công ty con của mình, thấy rõ sự
16


trùng lắp cả về mô hình hoạt động, phương thức kinh doanh cũng như ngành nghề chuyên
môn giữa Công ty mẹ với hệ thống nhiều xí nghiệp trực thuộc và các công ty con.
Thứ hai, nguồn nhân lực kỹ thuật hiện tại đang rất mất cân đối về ngành nghề, lực
lượng lao động trong Tổng Công ty chủ yếu là lao động đo đạc bản đồ và quản lý đất đai
(khoảng 80%) thiếu kinh nghiệm để thực hiện các ngành nghề kinh doanh khác. Trong
tương lai khi các dự án đo đạc bản đồ, đăng ký giấy chứng nhận quyền sử dụng đất kết

thúc thì lực lượng này sẽ dôi dư cần phải chuyển đổi rất nhiều.
Thứ ba, là đơn vị mũi nhọn trong ngành đo đạc bản đồ nhưng năng lực về thiết bị
công nghệ chưa tương xứng, các máy móc đầu tư đã cũ, ít đượ bổ sung do thiếu vốn, chưa
nghiên cứu cập nhật bổ sung các công nghệ mới. Hiện nay, các thiết bị quan trọng liên
quan đến quét Lidar Tổng công ty vẫn đang phải thuê.
Ngoài ra, Vinanren còn đang trong tình trạng thiếu vốn kinh doanh trầm trọng nhưng
vẫn chưa xây dựng được phương án khả thi để xin bổ sung vốn điều lệ. Vốn vay của toàn
Tổng công ty hiện nay là rất lớn, lãi phải trả cũng rất cao làm ảnh hưởng nghiêm trọng
đến hiệu quả kinh doanh.
Đáng chú ý là hiện nay, 2 công ty con vẫn chưa có trụ sở làm việc, phải đi thuê văn
phòng. Điều này ảnh hưởng đến lợi nhuận và tiến trình cổ phần hóa sau này.
2.3.2. Đánh giá về việc sử dụng Tiếng Anh trong kinh doanh tại Tổng Công ty
Nhiều năm trở lại đây, kinh tế Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu hơn, rộng hơn
với nền kinh tế toàn cầu, đứa đến đòi hỏi về nguồn lực chất lượng cao, không chỉ am hiểu
sâu sắc nghiệp vụ mà còn thông thạo ngoại ngữ, kỹ năng mềm. Hiện nay, Tiếng Anh đã
trở thành một phần quan trọng trong mỗi doanh nghiệp, là chìa khóa giúp doanh nghiệp
mở ra cơ hội khám phá, khai thác thị trường mới, tìm kiếm nhà đầu tư nước ngoài, từ đó
nâng cao lợi nhuận và quy mô sản xuất.

17


Hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực tài nguyên môi trường, hiện nay lĩnh vực mà
Tổng công ty Tài nguyên và Môi trường Việt Nam đang sử dụng Tiếng Anh nhiều nhất là
khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản, nước. Trong thời gian trở lại đây, Vinanren
đã bắt đầu hoạt động tìm kiếm, mở rộng mối quan hệ với các nhà đầu tư, đối tác nước
ngoài. Để phục vụ cho hoạt động trên, nhân viên của Tổng công ty được đào tạo để đàm
phán, viết email, giao tiếp và thực hiện các giao dịch hợp đồng... Hiện nay, hơn một nửa
số nhân viên toàn Tổng công ty đã giao tiếp và đọc viết thành thạo Tiếng Anh, khiến việc
hợp tác với đối tác nước ngoài không còn quá khó khăn như trước.

Trang web chính thức của Tổng công ty là www.vinanren.vn được thiết kế và hiển
thị bằng ngôn ngữ Tiếng Anh và Tiếng Việt không những giúp người Việt mà cả người
nước ngoài truy cập và tìm hiểu thông tin về hoạt động của Vinanren một cách dễ dàng.
Để làm được điều này, công ty có một đội ngũ nhân viên có khả năng Tiếng Anh tốt
(thuộc Phòng khoa học và hợp tác quốc tế) chuyên đi viết bài khảo sát về các chủ đề địa
lý, dân cư, kinh tế, môi trường... Các bài viết sẽ được kiểm duyệt qua nhiều bước, và chỉ
những bài viết chất lượng đạt đúng yêu cầu mới được đăng tải lên www.vinanren.vn. Bên
cạnh đó, việc thiết kế website, hệ thống phần mềm quản lý theo yêu cầu của khách hàng
cũng được Phòng kỹ thuật công nghệ thực hiện hoàn toàn bằng Tiếng Anh.
Tuy nhiên, cần thẳng thắn thừa nhận rằng số nhân viên thành thạo Tiếng Anh của
Vianren đa phần đều đến từ nguồn nhân lực là Thực tập sinh Khoa Tiếng Anh thuộc các
trường đại học. Lực lượng này làm việc không ổn định, chỉ gắn bó với công ty trong một
thời gian ngắn và ít khi có mặt tại văn phòng. Điều này khiến việc huy động nhân lực khi
có công việc đột xuất cần dùng Tiếng Anh trở nên khó khăn. Hầu hết các kỹ sư công nghệ
và nhân viên văn phòng cũng chỉ có khả năng đọc hiểu Tiếng Anh chuyên ngành chứ
chưa thực sự tốt trong giao tiếp và viết email, hợp đồng giao dịch. Những trở ngại này
khiến Tổng công ty không ít lần lâm vào tình trạng không thể ngay lập tức hồi đáp đối tác
do thiếu nhân sự có Tiếng Anh tốt, làm giảm sút hình ảnh, uy tín của Tổng công ty trong
mắt bạn bè quốc tế.

18


Nhận thức được những thực trạng tiêu cực đang tồn tại, nhằm phục vụ việc mở rộng
hoạt động kinh doanh trong tương lai, ban lãnh đạo Vinanren đã định hướng và lên kế
hoạch đào tạo ngoại ngữ bên cạnh kiến thức chuyên môn cho toàn bộ nhân viên trong
công ty. Hiện nay, Tổng công ty đã lên kế hoạch liên kết với một số trung tâm đào tạo
Anh ngữ tại Hà Nội để thiết kế một số khóa học Tiếng Anh Thương mại cho nhân viên
trong đơn vị. Theo đó, các khóa học sẽ tập trung giảng dạy các kỹ năng giao tiếp, đàm
phán, viết email, soạn thảo hợp đồng... bằng Tiếng Anh nhằm biến ngôn ngữ này thành

một trong những công cụ hiệu quả phục vụ cho hoạt động kinh doanh của Tổng công ty.
Ngoài ra, Vinanren còn sắp xếp để nhân viên có điều kiện tham gia các Hội thảo chia
sẻ kinh nghiệm tự học Tiếng Anh được tổ chức bởi các đơn vị trong và ngoài nước. Đồng
thời hỗ trợ về mọi mặt như tài chính, công tác... và áp dụng những chính sách khuyến
khích trau dồi ngoại ngữ như tăng lương, thưởng để tất cả cán bộ công nhân viên đều có
điều kiện và hứng thú tham gia các hoạt động trên.

19


PHẦN 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ TỒN TẠI TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
DOANH NGHIỆP

3.1. Tồn tại về nguồn nhân lực
Một trong những yếu tố quan trọng cần chú trọng trong quá trình hoạt động kinh
doanh của Tổng công ty là đội ngũ nguồn nhân lực.
Tổng số lao động chính thức toàn Tổng công ty tính đến ngày 31/12/2013 là 3032
người. Trong đó, trình độ trên Đại học chỉ có 82 người (chiếm 2,7%), trình độ Đại học có
118 người (chiếm 3,9%), còn lại là trình độ Cao đẳng, Trung cấp và Công nhân. Điều này
cho thấy chất lượng của đội ngũ cán bộ chưa thật sự cao.
Lao động trình độ đại học và trung cấp còn đông, cho thấy tiêu chuẩn tuyển chọn
nguồn nhân lực còn chưa cao. Vì thế phần nào làm giảm năng lực quản lý cũng như hiệu
quả kinh doanh của Tổng công ty.
STT

1
2
3
4
5

6
7

Đơn vị
Công ty mẹ
Cty TNMT Miền Nam
Cty Đo đạc và Khoáng sản
Cty Địa chính, tư vấn và DV đất đai
Cty TMNT Biển
Cty Xây dựng và chuyển giao CNMT
Tổng số toàn Tổng công ty

2012 (người)
1690/1399
1246/928
228/195
456/308
179/135
222/134
4039/3099

2013 (người)
1710/1286
1188/896
237/198
587/357
190/140
260/155
4172/3032


Bảng 1.3 Tổng hợp hiện trạng sử dụng lao động và số lao động được đóng BHXH ở các
công ty

Để đạt hiệu quả cao trong việc nghiên cứu các công nghệ, thiết bị hiện đại phục vụ
công tác đo đạc, khai thác khoáng sản, nước ngầm... tổng công ty cần đến năng lực của

20


những chuyên gia giỏi với trình độ Thạc sĩ, Tiến sĩ, Giáo sư, trong khi lực lượng này chỉ
có 45 người (chiếm 1,5% lao động toàn Tổng công ty).

Đơn vị

STT

1
2
3
4
5
6
7

Trên
Đại
học
45
7
8

8
5
9
82

Công ty mẹ
Cty TNMT Miền Nam
Cty Đo đạc và Khoáng sản
Cty Địa chính, tư vấn và DV đất đai
Cty TMNT Biển
Cty Xây dựng và chuyển giao CNMT
Tổng số

Đại
học

Cao
đẳng

Trung
cấp

407
248
72
118
37
82
964


38
18
10
24
9
10
109

504
471
76
166
84
50
1351

Công
nhân
lái xe
292
152
32
41
5
4
526

Bảng 1.4: Lao động được đóng BHXH phân theo trình độ chuyên môn tính đến
12/2013
Theo lĩnh vực chuyên môn, khoảng 80% lực lượng lao động có trình độ trung cấp trở

lên có chuyên ngành là đo đạc bản đồ, quản lý đất đai; 10% chuyên ngành quản lý, kinh tế
tài chính; 4% chuyên ngành môi trường và 6% chuyên ngành địa chất, xây dựng, công
nghệ thông tin và các chuyên ngành khác. Điều này cho thấy sự mất cân đối giữa lao
động ở các lĩnh vực chuyên môn còn lớn.
Chuyên ngành đo đạc bản đồ, quản lý đất đai hiện có số lao động lớn nhất nhưng
doanh thu từ ngành này lại đang có xu hướng giảm. Vì thế, lực lượng này cần phải được
thuyên chuyển và cắt bớt nhằm bảo đảm hiệu quả hoạt động kinh doanh.

2012
STT

1
2

Đơn vị
Công ty mẹ
Cty TNMT Miền Nam

21

Số lượng
(người)

%

278
178

19.8
19.2


2013
Số lượng
%
(người)
280
21.8
169
18.9


3

Cty Đo đạc và Khoáng sản

56

28.7

57

28.7

4

Cty Địa chính, tư vấn và DV đất đai

46

14.9


64

17.8

5

Cty TMNT Biển
Cty Xây dựng và chuyển giao CNMT

28
29

20.7
21.7

28
43

20
27.7

Tổng số

615

19.8

640


21.2

6
7

Bảng 1.5: Lao động quản lý gián tiếp, phục vụ và tỷ lệ % trên tổng số lao động được đóng
BHXH

Không những thế, lực lượng lao động quản lý gián tiếp vẫn còn đông so với tổng số lao
động tại Tổng công ty (năm 2013 chiếm 21,8%). Hệ thống cán bộ làm công tác quản lý
các cấp Hội đồng thành viên, ban Tổng Giám đốc đến các phòng nghiệp vụ chưa quan
tâm đúng mực tới công tác quản lý công ty. Việc một số công ty con chưa có trụ sở làm
việc cũng làm tăng thêm lực lượng quản lý gián tiếp tại các đơn vị.

22


3.2. Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Việc quan trọng đầu tiên là Tổng công ty cần chú trọng ưu tiên phát triển nguồn nhân
lực chất lượng cao về công nghệ thông tin, công nghệ môi trường, địa chất khoáng sản, vì
hiện tại lực lượng lao động chuyên về các ngành nghề trên còn ít so với yêu cầu phát triển
trong thời đại hội nhập ngày nay.
Tiếp đó, Tổng công ty cũng nên chuyển đổi dần một phần lao động đo đạc bản đồ
sang làm ở các chuyên ngành liên quan đang cần nhiều nhân lực như các dịch vụ kỹ thuật
về điều tra khảo sát, thu thập dữ liệu tài nguyên môi trường, xây dựng và vận hành các cơ
sở dữ liệu về đất đai, dữ liệu hệ thống thông tin địa lý GIS..vv..
Ngoài ra, Vinanren cũng nên nhanh chóng đưa ra các chính sách hỗ trợ người tài, thu
hút các chuyên gia giỏi để phát triển thêm các lĩnh vực mới nhưng mang lại lợi nhuận cao
như khảo sát địa chất, khai thác khoáng sản...
Thêm vào đó, Tổng công ty cũng cần xây dựng và triển khai kế hoạch phát triển đào

tạo lớp cán bộ lãnh đạo kế thừa, đủ khả năng đáp ứng yêu cầu phát triển của toàn công ty
trong thời gian tới.
Tổng công ty cũng nên đảm bảo thực hiện chuyên môn hóa, phân công hợp tác,
không nên phân tán nguồn lực theo vùng lãnh thổ.
Đồng thời, tạo điều kiện để tất cả các công ty con phát triển đồng đều theo ngành
nghề kinh doanh chính của từng công ty, công ty nào cũng có đất đai, nhà xưởng nhằm
giảm dần lực lượng quản lý gián tiếp.

23


LỜI KẾT

Nòng cốt của Tổng Công ty Tài nguyên và Môi trường Việt Nam là những doanh
nghiệp nhà nước đã có quá trình hình thành và phát triển lâu dài, đi đầu trong lĩnh vực
môi trường. Tập trung chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý và kỹ thuật có trình độ,
có tính chuyên nghiệp cao, năng động và sáng tạo, biết nhanh chóng thích nghi với đổi
mới chính là nền tảng để công ty hoàn thành mục tiêu trở thành Tập đoàn Tài nguyên và
Môi trường Việt Nam lớn mạnh, có đủ năng lực về vốn, lao động và công nghệ phục vụ
hoạt động sản xuất kinh doanh đa ngành.
Trong suốt thời gian một tháng thực tập với vị trí nhân viên văn phòng tại Tổng công
ty, bản thân em đã có cơ hội ứng dụng những kiến thức được học ở trường vào thực tế,
đồng thời học hỏi thêm nhiều điều hay về tác phong, tinh thần, phương pháp làm việc,
cách ứng xử, giao tiếp trong môi trường kinh doanh. Những kinh nghiệm quý báu và bổ
ích đó đã giúp em định hướng rõ ràng hơn về nghề nghiệp tương lai của mình.
Bằng những trải nghiệm thực tế trong thời gian 1 tháng thực tập tại công ty kết hợp với
những hiểu biết của mình, em viết báo cáo này nhằm đưa ra một số phương pháp khắc
phục những nhược điểm còn tồn tại trong công ty. Em mong rằng những ý kiến đóng góp
đó sẽ góp phần vào việc phát triển công ty ngày càng lớn mạnh trong thời gian tới.
Một lần nữa, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới giáo viên hướng dẫn của mình –

Thầy Nguyễn Khắc Nghĩa, và cán bộ nhân viên Tổng Công ty Tài nguyên và Môi trường
Việt Nam đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành tốt bài báo cáo này.
Hà Nội, ngày 01 tháng 02 năm 2015
Sinh viên
Lê Thị Phượng

24


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam, Đề án tái cơ cấu tổ chức Tổng Công ty

Tài nguyên và Môi trường Việt Nam từ năm 2013 đến 2015.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam, Báo cáo tài chính Tổng Công ty Tài
nguyên và Môi trường Việt Nam năm 2013.
3. www.vinanren.vn
4. Richards, Jack C. Developing classroom speaking Activities, from Theory to

Practice.
5. Gillham, B ( 2000 ), Developing a Questionnaire, New York: Continuum
6. Gillham, B ( 2000 ), The research Interview, New York: Continuum

25


×