Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

LỰA CHỌN một DỊCH vụ cụ THỂ và PHÂN TÍCH đặc điểm LAO ĐỘNG của DỊCH vụ đó

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.44 KB, 17 trang )

ĐỀ TÀI: LỰA CHỌN MỘT DỊCH VỤ CỤ THỂ VÀ PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM
LAO ĐỘNG CỦA DỊCH VỤ ĐÓ
MÔN: QUẢN TRỊ DỊCH VỤ
Giáo viên hướng dẫn: TS. Trần Thị Bích Hằng
Nhóm 04
Lớp HP: 1702TEMG2911

1


LỜI MỞ ĐẦU
Tại Việt Nam hiện nay, khi nền kinh tế ngày càng phát triển thì nhu cầu về các
dịch vụ lại càng tăng lên. Một trong những dịch vụ rất được ưa chuộng, đặc biệt ở các
đô thị và thành phố lớn đó là dịch vụ giúp việc trong gia đình. Cuộc sống đô thị với
guồng quay và áp lực công việc xã hội khiến cho nhiều người khó có thể cân bằng
được thời gian sức lực giữa việc đi làm, đóng góp cho xã hội với việc đảm bảo việc
nhà, chăm sóc gia đình. Đó là lý do cơ bản xuất hiện cầu lao động giúp việc. Trong khi
đó, quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đã thu hẹp diện tích đất nông nghiệp, nhiều
người dân ở vùng nông thôn đã tìm ra thành phố để tìm việc làm mưu sinh. Trong đó,
những người phụ nữ di cư ra thành thị chính là nguồn cung cho dịch vụ giúp việc gia
đình. Cũng như các loại hình dịch vụ khác, lao động giúp việc mang những đặc điểm
chung của lao động xã hội nói chung và lao động trong ngành dịch vụ nói riêng, song
mỗi ngành dịch vụ lại có những đặc điểm lao động đặc thù, phân biệt với các loại hình
dịch vụ khác, không ngoại trừ dịch vụ giúp việc trong gia đình.

2


CHƯƠNG 1. LÝ THUYẾT VỀ ĐẶC ĐIỂM CỦA LAO ĐỘNG DỊCH VỤ
1.1.
Khái niệm “dịch vụ”, “lao động dịch vụ”


1.1.1. Khái niệm dịch vụ

“Dịch vụ” là sản phẩm của doanh nghiệp, không tồn tại dưới hình thái vật thể,
không dẫn đến việc chuyển giao quyền sở hữu nhằm thỏa mãn các nhu cầu sản xuất và
sinh hoạt của khách hàng một cách kịp thời, thuận lợi và có hiệu quả.
1.1.2. Khái niệm lao động dịch vụ

“Lao động dịch vụ” là một bộ phận lao động xã hội cần thiết, được phân công
chuyên môn hóa trong việc sản xuất và cung ứng sản phẩm dịch vụ để đáp ứng nhu
cầu của xã hội.
Có thể nói, sự hình thành của lao động dịch vụ là tất yếu khách quan do nhu cầu
về dịch vụ và lực lượng lao động của lĩnh vực này phát triển mạnh mẽ. Trong xã hội
hiện đại, con người cảm thấy thiếu chuyên nghiệp và mất thời gian khi tự phục vụ
những nhu cầu của mình, đó là lý do họ tìm đến những dịch vụ chuyên nghiệp để thỏa
mãn nhu cầu của bản thân. Tuân theo quy luật kinh tế, cầu tăng thì cung tăng, và lao
động dịch vụ phát triển. Ngoài ra, bối cảnh chung hiện nay là các quốc gia đều chọn
con đường phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, ứng dụng tối đa khoa
học công nghệ để thay thế cho sản xuất thủ công với mục đích làm tăng năng suất lao
động. Khi đó lao động sống trở nên dư thừa, và phát triển dịch vụ là giải pháp hiệu quả
cho các quốc gia để giải quyết tốt vấn đề thất nghiệp cùng vấn đề xã hội khác.
1.2.
Những đặc điểm của lao động dịch vụ
1.2.1. Lao động dịch vụ mang tính phi sản xuất vật chất

Ngoài ý nghĩa tạo ra sản phẩm dịch vụ, lao động dịch vụ có vai trò quyết định
đến chất lượng dịch vụ. Lao động dịch vụ là người tham gia trực tiếp vào quá trình tạo
ra dịch vụ, tiếp xúc với khách hàng trong quá trình đó, là một yếu tố hình thành nên
sản phẩm dịch vụ do đó các yếu tố thuộc bản thân người lao động như: Trình độ
chuyên môn nghiệp vụ, thái độ, tác phong, trình độ giao tiếp ứng xử, trình độ ngoại
ngữ, tin học… có tác động đến chất lượng dịch vụ. Ví dụ: Một nhân viên phục vụ bàn

có trình độ chuyên môn nghiệp vụ không tốt, có thái độ không đúng với khách hàng,
tác phong không phù hợp, trình độ giao tiếp ứng xử kém,… sẽ tác động ngay đến cảm
3


nhận của khách hàng về chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp, khách hàng sẽ đánh giá
chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp không đảm bảo.
Hao phí trong lao động sản xuất hàng hóa và trong lao động dịch vụ sẽ được bù
đắp bởi các nguồn khác nhau: Trong sản xuất hàng hóa, hao phí lao động sẽ được bù
đắp bởi giá trị do nó tạo ra; hao phí trong lao động dịch vụ không chỉ được bù đắp bởi
giá trị do nó tạo ra, mà còn được bù đắp bởi nhiều nguồn khác nhau nữa. Do lao động
dịch vụ mang tính phi sản xuất vật chất nên những lợi nhuận được tạo ra chủ yếu do
người lao động trực tiếp tạo ra qua tiếp xúc với khách hàng, do đó doanh nghiệp cần
có những chính sách đãi ngộ người lao động dựa trên lợi nhuận mà doanh nghiệp thu
được. Ví dụ: Trong các loại dịch vụ mang tính chất công ích (phi lợi nhuận) thì hao
phí lao động có thể được bù đắp bởi ngân sách nhà nước, bởi các nguồn tài trợ khác do
bản thân dịch vụ không mang lại lợi nhuận.
1.2.2. Lao động dịch vụ mang tính chất phức tạp

Lao động dịch vụ mang tính chất phức tạp ở môi trường kinh doanh, môi
trường giao diện với khách hàng. Trong quá trình thực hiện dịch vụ, lao động dịch vụ
tương tác với các yếu tố của môi trường kinh doanh, nảy sinh các mối quan hệ như:
mối quan hệ với các nhà quản trị, mối quan hệ với những người lao động khác, mối
quan hệ với cơ sở vật chất kĩ thuật,… các mối quan hệ này có xu hướng ngày càng đơn
giản. Cũng trong quá trình thực hiện dịch vụ, nảy sinh các mối quan hệ giữa lao động
dịch vụ với khách hàng, sự đa dạng của khách hàng tạo ra sự phức tạp của mối quan hệ
này, làm cho lao động dịch vụ mang tính chất phức tạp. Do đó, doanh nghiệp cần tạo
các động lực để người lao động yên tâm với nghề như tăng lương, các chính sách bảo
hiểm và đãi ngộ khác,… Ngoài ra, doanh nghiệp cần trang bị đầy đủ kiến thức, chuyên
môn nghiệp vụ, chuyên nghiệp hóa trong công việc cho người lao động.

1.2.3. Lao động dịch vụ mang tính chất thời điểm, thời vụ

Đặc điểm này xuất phát từ nhu cầu của khách hàng có tính thời điểm, thời vụ.
Một mặt, giúp các doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí lao động trong thời kì trái vụ
bằng cách thuê lao động thời vụ. Thay vì duy trì một đội ngũ lao động cố định, các
doanh nghiệp có thể thuê lao động thời vụ để tiết kiệm chi phí, đồng thời vẫn đáp ứng
được nhu cầu của khách hàng. Mặt khác, do lao động thời vụ nên tính chuyên nghiệp
4


của người lao động không cao, thu nhập của người lao động cũng không ổn định làm
ảnh hưởng đến đời sống và thu nhập của người lao động. Đây là một trong những lý
do cơ bản khiến người lao động không gắn bó với nghề, họ có xu hướng chuyển đổi
công việc khi có cơ hội. Chẳng hạn, trong ngành kinh doanh du lịch khách hàng
thường có nhu cầu cao vào những tháng mùa hè, đây được gọi là mùa du lịch, là
những tháng cao điểm nhất trong năm của ngành du lịch, trong những tháng còn lại
khách du lịch thường ít hơn; do đó, nắm bắt được nhu cầu của thị trường và để đảm
bảo điều hòa tính thời vụ trong dịch vụ thì một số doanh nghiệp lữ hành và khách sạn
đã đưa ra các chương trình quảng cáo, giảm giá và khuyến mại để thu hút khách du
lịch.
1.2.4. Lao động dịch vụ có tỷ trọng lao động nữ cao

Theo các số liệu thống kê, hiện nay tỷ trọng lao động nữ chiếm 2/3 tổng số lao
động dịch vụ. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này: Có thể là do tâm lý, nam
giới không thích làm công việc phục vụ người khác; có thể do tính chất của đa phần
các công việc dịch vụ đòi hỏi phải tiếp xúc với khách hàng nên cần có sự khéo léo,
mềm mại, duyên dáng, tế nhị của người phụ nữ; có thể do thu nhập từ lao động dịch vụ
không cao và không ổn định nên nam giới không thích làm;… Tuy nhiên, tùy đặc
điểm của từng loại dịch vụ cụ thể thì tỷ trọng lao động nam và lao động nữ có thể khác
nhau. Ví dụ: Trong lĩnh vực dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng (mang tính chất kỹ thuật) thì

tỷ trong lao động nam lại rất cao; ngược lại, trong các lĩnh vực dịch vụ chăm sóc thân
thể, làm đẹp, phân phối bán lẻ, tư vấn khách hàng thì tỷ trọng lao động nữ lại thường
cao hơn.
1.2.5. Lao động dịch vụ có tính đa dạng và chuyên môn hóa cao

Sự đa dạng và chuyên môn hóa thể hiện ở cả lĩnh vực dịch vụ, ở hình thức và
phương thức cung ứng dịch vụ, và ở cả trình độ lao động. Trong lĩnh vực dịch vụ, mỗi
ngành có một lĩnh vực hoạt động khác nhau, theo thống kê của tổ chức Thương mại
thế giới WTO, dịch vụ được chia thành 12 khu vực, từ 12 khu vực này lại được chia
thành 155 phân ngành, gắn với mỗi phân ngành lại có các tiểu ngành riêng biệt.
Tính chuyên môn hóa của lao động dịch vụ thể hiện ở việc gắn với mỗi bộ phận
dịch vụ có một bộ phận lao động riêng, tương ứng với mỗi ngành dịch vụ có nhiều
5


ngành nghề khác nhau và tính chuyên môn hóa cao; trình độ chuyên môn nghiệp vụ,
hiểu biết tâm lý khách hàng, giao tiếp ứng xử, ngoại ngữ, tin học… của người lao động
cũng có mức độ khác nhau, người nào làm nghề ấy. Vì thế mà khả năng thay thế cho
nhau là không cao vì trong mỗi ngành dịch vụ lại yêu cầu một đội ngũ lao động riêng.
Bên cạnh đó, tùy theo đặc điểm của từng loại dịch vụ, thị trường, mức độ phát
triển… có thể áp dụng nhiều phương thức, hình thức cung ứng dịch vụ khác nhau để
tăng khả năng tiếp cận khách hàng. Sự đa dang về hình thức, phương thức cung ứng
dịch vụ khiến lao động có tính đa dạng và chuyên môn hóa cao. Lao động dịch vụ phải
vận dụng chuyên môn, nghiệp vụ và các kĩ năng khác để vận hành hệ thống thiết bị sử
dụng công cụ lao động để tạo ra dịch vụ đáp ứng nhu cầu khách hàng. Để những lao
động của mình ngoài công việc chuyên môn mà họ vẫn có thể làm những công việc
thuộc chuyên môn khác trong những trường hợp cần thiết, doanh nghiệp có thể đào tạo
chéo nhân viên thuộc những ngành nghề có tính chất gần gũi với nghề của nhân viên
đã được đào tạo để có thể thay thế được cho nhau.
1.2.6. Lao động dịch vụ có tính sẵn sàng đón tiếp và phục vụ khách hàng


Do yêu cầu của hoạt động dịch vụ, lao động dịch vụ phải luôn luôn sẵn sàng để
đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách nhanh nhất, giảm thời gian chờ đợi của
khách hàng, tránh những tác động tiêu cực đến khách hàng. Lao động trong lĩnh vực
dịch vụ phải làm 24/24h, không có thời gian nghỉ vì do nhu cầu của khách hàng cũng
là 24/24h. Vì vậy doanh nghiệp cần chuẩn bị những cơ sở vật chất, các công tác chuẩn
bị thiết yếu để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, ngoài ra để vừa phục vụ khách hàng
tốt vừa tuân thủ qui định của nhà nước về thời gian làm việc của nhân viên, doanh
nghiệp nên bố trí, sắp xếp lao động hợp lý, có thể phân theo theo ca, kíp tùy thuộc vào
từng ngành để nhân viên có thể luân phiên nghỉ ngơi, tái tạo sức lao động. Tuy nhiên
thời gian làm việc như vậy sẽ gây khó khăn, ảnh hưởng tới giờ sinh hoạt của người lao
động, nhiều người sẽ sẵn sàng bỏ nghề vì không thích nghi được. Như vậy, doanh
nghiệp cần phải tích cực đãi ngộ, động viên cho người lao động để tạo động lực cho
người lao động mới yên tâm hơn, gắn bó với công việc lâu hơn.
Tuy nhiên, đặc điểm này không phải luôn đúng với tất cả các loại dịch vụ vì có
những loại dịch vụ chỉ phục vụ khách hàng vào những thời gian, thời điểm nhất định
trong ngày, những ngày nhất định trong tuần, nếu khách hàng không đến đúng thời
6


gian qui định, nhu cầu của khách hàng có thể sẽ không được phục vụ. VD: Nhu cầu
giải quyết các thủ tục hành chính sẽ không được giải quyết vào ngày cuối tuần, ngày
lễ.
1.2.7. Các đặc điểm khác

Ngoài những đặc điểm trên thì lao động dịch vụ còn mang một số đặc điểm
khác đó là không đòi hỏi trình độ văn hóa cao nhưng bắt buộc phải trải qua đào tạo để
có tính chuyên môn hóa cao trong từng lĩnh vực làm việc cụ thể. Bên cạnh đó, cơ hội
thăng tiến trong lao động dịch vụ là không cao vì tỷ lệ lao động trực tiếp (lao động
sống) ở mức cao.


7


CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM LAO ĐỘNG CỦA DỊCH VỤ GIÚP VIỆC GIA ĐÌNH
2.1.
2.1.1

Khái quát “Giúp việc gia đình”
Định nghĩa “Giúp việc gia đình”
Hiện nay, ở các nước phát triển, nền kinh tế thị trường đều tồn tại loại hình lao

động giúp việc gia đình và lao động giúp việc gia đình đã trở thành một nghề được xã
hội thừa nhận. Trong mối quan hệ đó, người giúp việc gia đình và chủ nhân có địa vị
pháp lý bình đẳng, quan hệ được tiến hành trên cơ sở thoả thuận, bình đẳng, tôn trọng
danh dự và nhân phẩm của nhau. Nghề giúp việc gia đình tại Việt Nam hiện nay đã
không còn là một công việc mới, nó đáp ứng nhu cầu của cả hai nhóm người: người có
thu nhập nhưng thiếu thời gian, nguồn lực (sức lực, khả năng) dành cho các công việc
gia đình và người chưa có việc làm hoặc việc làm có thu nhập thấp nhưng có thời gian
và năng lực đáp ứng.
Theo Quy định tại Khoản 1 Điều 179, Bộ luật Lao động về lao động là giúp
việc gia đình và tại Điều 3 – nghị định số 27/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành
một số điều cụ thể của Bộ luật Lao động về lao động, lao động là giúp việc gia đình
được xác định là người lao động làm thường xuyên các công việc trong gia đình (là
các công việc trong hợp đồng lao động được lặp đi lặp lại theo một khoảng thời gian
nhất định (hằng giờ, hằng ngày, hằng tuần hoặc hằng tháng) của một hoặc nhiều hộ gia
đình. Các công việc trong gia đình bao gồm công việc nội trợ, quản gia, chăm sóc trẻ,
chăm sóc người bệnh, chăm sóc người già, lái xe, làm vườn và các công việc khác cho
hộ gia đình nhưng không liên quan đến hoạt động thương mại. Trong đó, bao gồm
người lao động sống tại gia đình người sử dụng lao động và người lao động không

sống tại gia đình người sử dụng lao động.
2.1.2

Phân loại giúp việc gia đình
Theo thời gian làm việc: lao động giúp việc được phân thành: giúp việc toàn

thời gian, giúp việc bán thời gian và giúp việc theo giờ.
+ Nhóm người giúp việc toàn thời gian: thường thời gian làm việc của họ là
không xác định bởi họ thường bắt đầu làm từ sáng và chỉ kết thúc khi công việc mà họ
được giao kết thúc. Họ ăn, ở và hầu như sinh hoạt cùng chủ nhà. Phần lớn giúp việc

8


toàn thời gian rơi vào các trường hợp giúp việc với công việc chủ yếu là chăm sóc trẻ
nhỏ, nội trợ.
+ Nhóm người giúp việc bán thời gian: thời gian làm việc của họ tuỳ thuộc vào
sự thoả thuận giữa họ và chủ nhà. Thời gian làm việc có thể được quy định cụ thể
trong ngày hoặc trong tuần.
+ Nhóm người giúp việc theo giờ: thời gian làm việc của họ tuỳ thuộc vào sự
thoả thuận giữa họ và chủ nhà. Thù lao được tính theo giờ và được trả theo ngày hoặc
tuần bởi tính chất công việc của họ không liên tục. Tại thời điểm hiện nay, đây cũng là
một dịch vụ được các gia đình ưa thích bởi nó không đòi hỏi sự cam kết lâu dài cũng
như phải chia sẻ không gian riêng tư nên phần nào tránh được những mâu thuẫn, xung
đột. Nhóm người giúp việc bán thời gian và giúp việc theo giờ thường cung cấp bởi
các công ty giúp việc.
Ngoài ra còn có giúp việc theo thời vụ, đây là loại hình giúp việc mới nổi lên
những năm gần đây. Trong vài năm gần đây, nhiều gia đình phải thuê giúp việc thời vụ
để trông con trong kỳ nghỉ hè của trẻ, hoặc những gia đình có xu hướng đi du lịch dài
ngày vào dịp lễ tết sẽ thuê giúp việc để thay họ dọn dẹp nhà cửa.

Theo công việc mà người lao động giúp việc đảm nhận, có thể liệt kê một số
loại lao động giúp việc: lau dọn, nấu bếp, trông trẻ, chăm sóc người già, người bệnh,
làm vườn, quản gia, ….
2.1.3

Nguồn lao động giúp việc gia đình
Qua giới thiệu: đây là nguồn giới thiệu công việc cho người giúp việc chiếm tỷ

lệ cao. Có thể qua bạn bè, người quen, sau đó là tới nhóm bà con, họ hàng. Với tính
chất công việc và phạm vi hoạt động tại các gia đình nên cả người thuê và người tìm
việc đều mong muốn tìm hiểu kỹ về người làm việc hoặc gia đình tới làm việc. Do
vậy, nhóm đối tượng thân quen và có khả năng biết rõ về hoàn cảnh sống của gia đình
đang tìm người chiếm lợi thế hơn các trung tâm môi giới việc làm.
Qua trung tâm môi giới việc làm: Tại Việt Nam hiện nay, giúp việc gia đình
chưa phải là một nghề nghiệp chính thức, đồng thời chưa có một cơ quan, tổ chức nhà

9


nước nào đào tạo cũng như cung cấp nguồn lao động này cho thị trường mà mới chỉ có
các trung tâm giới thiệu việc làm thực hiện chức năng môi giới.
Người lao động tự tìm đến: số người giúp việc tự tìm được công việc cho mình
chiếm tỷ lệ thấp, bởi đa số họ đều có nơi cư trú tại những địa phương khác nên khó
nắm bắt được những thông tin về công việc tại địa bàn có nhu cầu dịch vụ này cao.
2.2.
Những đặc điểm lao động của dịch vụ “giúp việc gia đình”
2.2.1. Tính phi sản xuất vật chất của lao động giúp việc

Như các loại hình dịch vụ khác, dịch vụ giúp việc gia đình mang đến sản phẩm
vô hình là những công việc người giúp việc thay chủ nhà thực hiện, và chỉ được đánh

giá thông qua quá trình sử dụng dịch vụ giúp việc đó (thuê họ về và giao công việc cho
họ thực hiện theo yêu cầu của mình). Lao động giúp việc giống như lao động trong các
ngành dịch vụ khác, họ là những lao dộng trực tiếp, trực tiếp thực hiện công việc của
mình, và kết quả công việc họ thực hiện là sản phẩm dịch vụ họ tạo ra. Mức độ thỏa
mãn của người sử dụng lao động là thước đo cho chất lượng, năng suất lao động của
họ. Một người giúp việc được giao cho việc dọn dẹp nhà cửa hay chăm sóc con người,
có thái độ ứng xử không tốt với chủ nhà, tác phong không nhanh nhẹn, không trung
thực… sẽ tác động đến khách hàng của họ là chính chủ nhà, độ tin tưởng của họ cũng
không có, người thuê giúp việc sẽ đánh giá chất lượng dịch vụ không đảm bảo, không
đáng để tin cậy. Thậm chí, chất lượng phục vụ của người giúp việc có thể ảnh hưởng
liên đới đến uy tín của những người có liên quan như trung tâm giới thiệu việc làm nơi
môi giới họ với người chủ, người thân quen mà đã giới thiệu họ với người chủ nhà.
Chất lượng phục vụ sẽ là một trong những cơ sở để người sử dụng lao động đưa ra
quyết định có tiếp tục sử dụng lao động đó hay không.
2.2.2. Tính chất phức tạp của lao động giúp việc

Vài năm trở lại đây, nhu cầu tìm người giúp việc gia đình thông qua các trung
tâm ngày càng tăng. Điều này xuất phát từ những khó khăn thậm chí rủi ro khi những
người có nhu cầu phải tự tìm người giúp việc cho mình. Đồng thời, tình trạng người
giúp việc tự do “làm giá”, nghỉ ngang không lý do, lý lịch không rõ ràng, nhân thân
thiếu tin cậy gây khó khăn cho chủ nhà. Ngoài ra, đối với người lao động, khi họ tìm
đến công việc, với mỗi người chủ mới là một trải nghiệm mới. Họ không được lựa

10


chọn, và khi về với gia đình của người chủ, họ sẽ phải thích nghi, làm quen với những
nguyên tắc, những nếp sống của gia đình đó dù họ có muốn hay không. Thậm chí,
những nữ giúp việc có nguy cơ gặp rất nhiều rủi ro như bị bạo hành, bị bóc lột sức lao
động, bị xâm hại, quấy rối… Bên cạnh những quan hệ với con người, để đáp ứng yêu

cầu công việc, những người giúp việc phải thao tác, làm việc với đồ đạc trong nhà gia
chủ, những trang thiết bị hiện đại mà họ có thể chưa sử dụng bao giờ như máy rửa bát,
lò nướng, các loại máy hỗ trợ chăm sóc sức khỏe người bệnh… Để khắc phục tính
phức tạp vốn có này, người sử dụng lao động cần chỉ dẫn cẩn thận cho người giúp việc
những việc họ cần làm, cách thức sử dụng những trang thiết bị mà họ chưa biết sử
dụng. Ngoài ra, về phía xã hội, các trung tâm dạy nghề cần mở các khóa đào tạo
chuyên nghiệp cho người hành nghề giúp việc, nhất là trong bối cảnh nghề giúp việc
gia đình đang dần được coi là một nghề nghiệp chính thống. Điều này giúp người giúp
việc có những kĩ năng, kiến thức cần thiết khi hành nghề, nâng cao chất lượng lao
động.
2.2.3. Tính thời điểm, thời vụ của lao động giúp việc

So với các dịch vụ khác như khách sạn, vui chơi giải trí…tính thời điểm, thời
vụ của lao động trong dịch vụ giúp việc gia đình thể hiện có phần mờ nhạt hơn. Đặc
điểm này xuất phát từ nhu cầu của khách hàng :
Vào thời điểm lễ tết, ở đô thị khách hàng có xu hướng đi du lịch thì sẽ cần đến
giúp việc theo giờ hoặc theo ngày để giúp họ chăm sóc dọn dẹp nhà cửa. Hoặc có
những gia đình không phải luôn có nhu cầu về giúp việc, mà chỉ là khi gia đình họ có
người già, trẻ nhỏ, người ốm đau hay bệnh tật thay vì họ phải thuê người giúp việc cố
định thì họ chỉ thuê người giúp việc trong thời điểm có người nhà ốm. Hoặc có thể
thuê giúp việc theo giờ để dọn dẹp trông nom người bệnh khi vắng nhà, để tắm cho trẻ
em.
Như vậy đặc điểm lao động dịch vụ giúp việc mang tính thời điểm thời vụ có
ưu điểm tiết kiệm thời gian, chi phí lao động, thay vì phải thuê giúp việc cố định mà
vẫn đáp ứng được nhu cầu của người thuê giúp việc. Tuy nhiên, khi sử dụng người
giúp việc gia đình theo thời điểm, thời vụ, người sử dụng lao động khó kiểm soát
người lao động hơn do họ không cố định trong gia đình mình mà luôn di chuyển. Vì
vậy, yếu tố trung thực của người lao động phải được ưu tiên hàng đầu, ngoài ra người
11



thuê giúp việc cần có hợp đồng lao động chặt chẽ, hoặc có những thỏa thuận rõ ràng
với người giúp việc ngay từ ban đầu về những mong muốn, những nguyên tắc của
mình. Về phía người lao động, nếu chỉ chuyên làm việc theo thời vụ, họ có thể gặp
khó khăn, không có việc làm theo thời điểm, thời vụ nên chủ động tìm kiếm cơ hội
việc làm thường xuyên, thiết lập các mối quan hệ rộng rãi, tin tưởng để tăng cơ hội
cho bản thân, trau dồi kinh nghiệm để có thể làm được nhiều công việc đa dạng hơn.
2.2.4. Tỷ lệ nữ lao động giúp việc cao

Hiện thế giới có khoảng 53 triệu lao động làm việc trong lĩnh vực dịch vụ - giúp
việc gia đình và 83% trong số đó là nữ giới. Châu Á - Thái Bình Dương là khu vực có
lượng phân bổ lao động giúp việc gia đình lớn nhất và nhu cầu tiếp nhận lao động
trong ngành nghề này vẫn tiếp tục gia tăng tại các nước phát triển. Tại Việt Nam, dự
báo đến năm 2020 có khoảng 350.000 lao động giúp việc, gần 50% ở độ tuổi 36-55;
80% là ở nông thôn ra; 20% trình độ học vấn đa số ở bậc trung học cơ sở. Tỷ lệ lao
động nữ cao như vậy là do:
Thứ nhất, đặc điểm tính chất của nghề giúp việc gia đình: Trong lao động giúp
việc gia đình tâm lý nam giới không thích làm những công việc phục vụ người khác
mà giúp việc gia đình lại đòi hỏi tính dịu dàng, công phu, lắt nhắt, phải khéo léo nấu
ăn, dọn dẹp, mềm mại, tế nhị thế nên nam giới không phù hợp với công việc này.
Thứ hai là do tính phức tạp của lao động giúp việc gia đình: thực hiện nhiệm vụ
của mình, người lao động giúp việc phải chịu nhiều áp lực từ phía chủ nhà và các
thành viên khác trong gia đình. Trong phụ nữ vốn mang tính dịu dàng, nhẫn nhịn,
người đàn ông thường sĩ diện lớn, không dễ dàng thỏa hiệp với yêu cầu của người.
Hơn nữa, xã hội tồn tại những mặt trái, tệ nạn, mối nguy hiểm xảy ra như bắt có trẻ
em, quấy rối tình dục… Như vậy, việc thuê nữ giúp việc chắc chắc mang đến sự yên
tâm hơn cho các bậc phụ huynh. Mặt khác, thu nhập của công việc giúp việc gia đình
không cao, không ổn định nên nam giới không đảm bảo được vai trò trụ cột gia đình
của mình.


12


2.2.5. Tính đa dạng và chuyên môn hóa cao

Tính đa dạng giúp việc gia đình thể hiện qua độ tuổi: thông thường người lao
động giúp việc gia đình thường không đòi hỏi cao ngoại hình, trình độ học vấn, cần có
đủ sức khỏe, năng lực hành vi dân sự và đủ độ tuổi lao động để có khả năng hoàn
thành công việc được giao. Trên thực tế, người ở độ tuổi 45 đã lập gia đình có kinh
nghiệm nuôi con thường được lựa chọn để giúp việc chăm sóc trẻ nhỏ; người khỏe
mạnh, hoạt bát phù hợp với công việc nội trợ, dọn dẹp; người đứng tuổi có nhiều kinh
nghiệm sống có tính kiên nhẫn phù hợp với trông nom người già yếu… Vì vậy, người
sử dụng lao động cần tìm người giúp việc phù hợp với mục đích công việc họ giao,
đào tạo thêm nếu cần thiết để họ đáp ứng được nhu cầu.
Tính chuyên môn hóa cao: Trên thực tế, so với các ngành dịch vụ khác, tính
chuyên môn hóa trong lao động giúp việc gia đình là không rõ rệt bằng. Bởi lẽ, khác
với dịch vụ khách sạn, giáo dục, y tế… giúp việc gia đình chủ yếu làm những công
việc quen thuộc với gia đình Việt Nam, dù không được đào tạo nhưng người lao động
vẫn có thể tác nghiệp theo kinh nghiệm của bản thân. Và hơn nữa họ có thể làm những
công việc khác mà người chủ nhà giao cho. Để minh họa, dịch vụ khách sạn hay y tế,
người lao động ban đầu làm đúng chuyên môn nghề nghiệp của họ, họ làm vị trí nào,
chịu trách nhiệm công việc gì một cách chuyên sâu, nếu doanh nghiệp muốn họ làm
việc khác bắt buộc phải đào tạo thêm những thứ họ không biết, không chuyên sâu. Còn
dịch vụ giúp việc gia đình, người sử dụng lao động khi thuê bạn với mục đích chăm
sóc em nhỏ nhưng ngày thì bạn bận rộn làm công việc nấu cơm, dọn nhà, lúc thì chăm
sóc trẻ nhỏ, công việc nội trợ hầu hết rất quen thuộc với phụ nữ Việt Nam. Người chủ
nhà có thể giới thiệu thêm công việc nhà khác cho người lao động hoặc có rất nhiều
người chủ nhà tâm lý biết cách tạo không khí thoải mái, bình đẳng để người lao động
thoải mái, không bị gò bó, áp lực, và sẵn sàng giúp đỡ khi người lao động gặp khó
khăn, khúc mắc, đồng thời tiếp thu, trân trọng những đóng góp hay, hợp lý của người

lao động.

13


2.2.6. Đặc điểm khác

Ngoài những đặc điểm chung như trên thì lao động trong ngành giúp việc gia
đình còn có một số đặc điểm riêng, mang tính đặc thù như:
Thứ nhất, phẩm chất thật thà của người lao động được đặt lên hàng đầu, phẩm
chất này chính là tiêu chí để người sử dụng lao động tuyển chọn đầu tiên. Bởi lẽ, tiếp
cận dịch vụ giúp việc, người sử dụng lao động phải chấp nhận cho người lạ vào nhà,
chấp nhận san sẻ nơi riêng tư, thậm chí giúp việc chăm sóc trẻ nhỏ, người già yếu,
người bệnh, người chủ phải giao sức khỏe, tính mạng người thân họ cho người giúp
việc. Vì vậy tính thật thà là điều cực kỳ quan trọng để cả hai bên tin tưởng và hợp tác
lẫn nhau.
Ngoài ra người sử dụng lao động để tránh rủi ro cần có giải pháp riêng yên tâm
sử dụng dịch vụ ví dụ như tìm nguồn cung cấp dịch vụ uy tín, tin cậy, có chế độ đãi
ngộ xứng đáng cho người giúp việc, sử dụng khoa học công nghệ hay thiết bị giám sát
trong gia đình của mình.

14


KẾT LUẬN
Như vậy, do có đặc thù riêng của nghề mà lao động giúp việc gia đình không có
đủ tất cả những đặc điểm chung của lao động dịch vụ. Trong đó có những đặc điểm
được thể hiện rất rõ nét như tỷ trọng lao động nữ cao hay tính chất phức tạp, song cũng
có những đặc điểm lại khó tìm thấy trong loại hình dịch vụ này như tính sẵn sàng phục
vụ. Qua đó, người sử dụng lao động cũng như người lao động phải làm việc dựa trên

sự tin tưởng lẫn nhau và bảo vệ được quyền lợi của nhau nhằm nâng cao chất lượng
lao động dịch vụ giúp việc gia đình, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội, giúp
cho thị trường lao động giúp việc thêm sôi động, có tiềm năng và hướng tới một dịch
vụ giúp việc với chất lượng tốt hơn, ngày càng chuyên nghiệp hơn.

15


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Giáo trình quản trị dịch vụ (PGS.TS. Nguyễn Thị Nguyên Hồng, Nhà xuất bản
thống kê năm 2014).

2. Nghị Định 27/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định thi hành chi tiết một số

điều của Bộ luật Lao động về lao động là giúp việc gia đình.
3. />
16


DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 4

ST
T
1

Họ và tên
Nguyễn Thị Hồng


2

Trần Thị Hồng

3

Nguyễn Thị Hương N3

4

Nguyễn Thị Hương N4

5

Phạm Quỳnh Hương

6

Trần Thị Hương

7

Nguyễn Thị Hường

8

Cao Thị Huyền

9


Nguyễn Thanh Huyền

Mã sinh viên

Đánh giá

Ký tên

Nhóm trưởng
Cao Thị Huyền

17



×