Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

SINH LÝ HỆ THẦN KINH CẢM GIÁC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (489 KB, 14 trang )

22/12/2016

mainFrame

SINH LÝ HỆ THẦN KINH CẢM GIÁC ­ CÂU HỎI ÔN TẬP
►Sinh lý Receptor > Phân loại receptor
1. Các receptor tiếp nhận cảm giác nông và cảm giác bản thể được phân loại theo các cách sau, trừ:
A. Theo vị trí.
B. Theo bản chất hoá học.
C. Theo nguồn kích thích.
D. Theo cảm giác được tiếp nhận.
E. Theo tốc độ thích nghi.
Trả lời

2. Receptor không có khả năng thích nghi là receptor tiếp nhận cảm giác:
A. Nóng ­ lạnh.
B. Đau.
C. Vị giác.
D. Xúc giác.
Trả lời

►Sinh lý Receptor > Các đặc tính chung của receptor
3. Tính đặc hiệu của một cảm giác phụ thuộc vào các yếu tố sau, trừ:
A. Tính đặc hiệu của kích thích.
B. Tính đặc hiệu của receptor.
C. Tổ chức của hệ thống cảm giác.
D. Ngưỡng kích thích của receptor cao.
Trả lời

4. Tăng cường độ kích thích gây:
A. Tăng điện thế hoạt động ở neuron sau synap.


B. Tăng điện thế hoạt động ở cơ quan cảm giác.
C. Tăng tần số xung ở receptor.
D. Tăng điện thế receptor.
Trả lời

5. Điện thế receptor lớn hơn ngưỡng gây tăng:
A. Điện thế hoạt động trên sợi thần kinh.
B. Tần số điện thế hoạt động trên sợi thần kinh.
C. Điện thế hoạt động ở cơ quan cảm giác.
/>
1/14


22/12/2016

mainFrame

D. Điện thế hoạt động ở thân neuron.
Trả lời

6. Receptor có các đặc tính chung sau đây, trừ:
A.Có tính đáp ứng với kích thích đặc hiệu.
B. Có mối tương quan giữa lượng cảm giác và lượng kích thích.
C. Có mối tương quan giữa lượng cảm giác và thời gian kích thích.
D. Có sự biến đổi kích thích thành xung động thần kinh.
E. Có khả năng thích nghi với các kích thích.
Trả lời

7. Receptor không nhận cảm về hóa học
A. Nụ vị giác

B. Biểu mô khưú
C. Receptor nóng, lạnh
D. Receptor quai động mạch chủ và xoang cảnh
E. A + B + C + D.
Trả lời

8. Loại receptor không nhận cảm về cơ học
A. Xúc giác
B. Đau
C. Áp suất
D. Tế bào lông tai trong (nghe)
E. Tế bào lông tiền đình (cân bằng)
Trả lời

9. Loại receptor không nhận cảm giác bản thể
A. Suốt cơ
B. Cơ quan Golgi ở gân
C. Receptor xúc giác và áp suất
D. Receptor ở khớp
Trả lời

10. Hệ thống cảm giác nông không có:
A. Receptor xúc giác
B. Receptor khớp
C. Receptor đau
/>
2/14


22/12/2016


mainFrame

D. Receptor nhiệt
E. A + B + C + D
Trả lời

11. Tính đặc hiệu của cảm giác không phải là:
A. Kích thích mỗi sợi cảm giác chỉ tạo ra một cảm giác như xúc giác, đau, nóng­lạnh...
B. Mỗi nơron cảm giác chỉ đáp ứng với một kích thích bình thường phù hợp.
C. Dòng điện có thể gây đáp ứng như một kích thích đặc hiệu thông thường.
D. Ấn vào receptor cảm giác lạnh sẽ gây lạnh
E. Cả A + B + C + D đều đúng
Trả lời

12. Tiểu thể pacini hay những tận cùng có vỏ bọc nhận cảm giác về:
A. Nóng
B. Lạnh
C. Xúc giác
D. Áp suất
E. Đau
Trả lời

13. Sự phân biệt giữa một kích thích mạnh và một kích thích yếu do kích thích mạnh tạo ra:
A. Nhiều điện thế hoạt động trong một đơn vị thời gian
B. Biên độ điện thế hoạt động lớn hơn
C. Diện tích cảm giác ở vỏ não lớn hơn
D. Thời gian duy trì điện thế hoạt động lớn hơn
Trả lời


14. Đặc điểm điện thế receptor:
A. Tạo ra do sự khử cực tới ngưỡng
B. Tất cả đều được dẫn truyền từ ngoại vi về não
C. Khoảng cách lan truyền ngắn
D. Tăng cường độ kích thích làm tăng tần số xuất hiện điện thế hoạt động
E. Là sự khử cực tới ngưỡng và tạo điện thế hoạt động dẫn truyền về não
Trả lời

►Sinh lý Receptor > Các đường dẫn truyền
15. Sợi A delta có tốc độ dẫn truyền nhanh vì các lý do sau, trừ:

/>
3/14


22/12/2016

mainFrame

A. Đường kích sợi trục to.
B. Là sợi có myelin.
C. Chất truyền đạt thần kinh là glutamat.
D. Ngưỡng tiếp nhận của receptor thấp.
Trả lời

16. Bó cung giữa là những sợi cảm giác của nơron thứ hai dẫn truyền thông tin đến:
A. Đồi thị
B. Hành não
C. Tủy sống
D. Vỏ não

E. Không phải các vùng trên
Trả lời

17. Những rối loạn cảm giác của hội chứng Brown­ Séquard:
A. Bên lành còn cảm giác sâu, mất cảm giác nông. Bên tổn thương còn cảm giác nông và xúc giác thô sơ, mất
cảm giác sâu và xúc giác tinh tế.
B. Mất mọi cảm giác ở phần cơ thể dưới chỗ bị cắt.
C. Bên lành còn cảm giác nông, mất cảm giác sâu và xúc giác tinh tế. Bên tổn thương còn cảm giác sâu, mất
cảm giác nông.
D. Bên lành còn mọi cảm giác. Bên tổn thương mất mọi cảm giác.
Trả lời

18. Đồi thị là:
A. Trung tâm của mọi cảm giác và giác quan.
B. Trạm dừng của mọi cảm giác và giác quan.
C. Trung tâm của các giác quan và các cử động có liên quan đến cảm xúc.
D. Trạm dừng của mọi cảm giác , giác quan, trung tâm dưới vỏ của cảm giác đau.
E. Trạm dừng của các cảm giác, giác quan, là trung tâm dưới vỏ của cảm giác đau; tham gia điều hoà các vận
động có liên quan đến cảm xúc.
Trả lời

19. Đứng trước một bệnh nhân bị mất hoặc giảm mọi cảm giác ở một nửa người, có rối loạn giác quan và vận động, tăng
cảm giác đau. Anh (chị) có thể nghĩ đến nguyên nhân sau:
A. Tổn thương tuỷ sống.
B. Kích thích tiểu não mới.
C. Tổn thương vùng dưới đồi.
D. Tổn thương đồi thị.

/>
4/14



22/12/2016

mainFrame

E. Hội chứng Brown­ Séquard.
Trả lời

►Sinh lý Receptor > Các vùng cảm giác ở vỏ não theo Brodmann
20. Nhận thức cảm giác thân thể xảy ra ở
A. Đồi thị
B. Hành não
C. Cầu não
D. Vỏ não vùng sau rãnh trung tâm
Trả lời

21. Ngón trỏ rất nhạy cảm vì
A. Kích thước mỗi vùng tiếp nhận rất nhỏ
B. Mật độ receptor lớn
C.Vùng đại diện trên vỏ não có diện tích lớn
D. A + B + C
Trả lời

22. Vùng S­I của vỏ não không có chức năng nhận cảm:
A. Sự thay đổi áp suất tác động lên cơ thể.
B. Hình dạng, tính chất bề mặt của vật.
C. Tính chất, cường độ và vị trí của cảm giác nóng­lạnh và đau.
D. Cảm giác nóng­lạnh và đau.
Trả lời


23. Một bệnh nhân bị mất hoặc giảm mọi cảm giác ở một nửa người, tăng cảm giác đau. Anh chị có thể nghĩ đến nguyên
nhân sau:
A. Tổn thương tuỷ sống.
B. Tổn thương vùng dưới đồi.
C. Tổn thương đồi thị.
D. Tổn thương thuỳ đỉnh ở vỏ não đối bên.
Trả lời

24. Tổn thương vùng 18,19 (thùy chẩm) cả hai bên vỏ não sẽ gây hậu quả:
A. Bị điếc.
B. Mất cảm giác vị của thức ăn.
C. Nhìn thấy vật nhưng không biết là vật gì.
D. Mất cảm giác mùi.
/>
5/14


22/12/2016

mainFrame
Trả lời

►Cảm giác xúc giác > Receptor xúc giác
25. Receptor xúc giác có ở khắp nơi trên da, trừ:
A. Quanh lỗ chân lông.
B. Đầu ngón tay.
C. Đầu mũi.
D. Vành tai.
Trả lời


►Cảm giác xúc giác > Đặc điểm của cảm giác xúc giác
26. Cảm giác xúc giác tinh tế được dẫn truyền:
A. Theo bó tủy ­ đồi thị trước và bên.
B. Theo bó tủy ­ đồi thị trước.
C. Theo bó tủy ­ đồi thị sau.
D. Theo bó tủy ­ đồi thị trước và sau.
Trả lời

27. Ngón trỏ rất nhạy cảm vì những lý do sau, Trừ
A. Kích thước mỗi vùng tiếp nhận rất nhỏ
B. Mật độ receptors lớn
C. A+ B
D. Vùng đại diện trên vỏ não có diện tích lớn
Trả lời

►Cảm giác nóng­lạnh > Receptor nhiệt
28. Receptor nhận cảm lạnh:
A. Được phân bố rộng rãi trên cơ thể.
B. Nằm sâu hơn receptor nhận cảm nóng.
C. Bị kích thích ở nhiệt độ 12­15oC.
D. Ngừng hoạt động ở 25oC.
Trả lời

29. Receptor nhận cảm nóng hoạt động mạnh nhất ở nhiệt độ:
A. 37 ­ 40 oC.
B. 37 ­ 43 oC.
C. 32 ­ 48 oC.
/>
6/14



22/12/2016

mainFrame
o

D. 38 ­ 45  C.
Trả lời

►Cảm giác đau > Receptor đau
30. Các receptor đau được hoạt hóa khi nhiệt độ quá cao
A. Đúng            

B. Sai

Trả lời

31. Các receptor đau được hoạt hóa khi pH rất acid
A. Đúng            

B. Sai

Trả lời

►Cảm giác đau > Đặc điểm của cảm giác đau
32. Cảm giác đau có các đặc điểm sau, trừ:
A. Receptor không có tính thích nghi.
B. Mức độ đau chỉ phụ thuộc vào tác nhân gây đau.
C. Vị trí của cảm giác đau nhanh được xác định chính xác hơn.

D. Đường dẫn truyền hay đi kèm với cảm giác xúc giác.
Trả lời

33. Receptor không có khả năng thích nghi với kích thích là:
A. Nhiệt độ
B. Cảm giác sờ
C. Đau
D. Ánh sáng
E. A+ B + C + D
Trả lời

►Cảm giác sâu (cảm giác bản thể) > Đặc điểm của cảm giác sâu
34. Receptor nhận cảm về trương lực cơ bị kích thích khi:
A. Cơ co ngắn lại.
B. Sức căng của cơ tăng lên.
C. Sợi cơ bị kéo dài ra.
D. Hai đầu sợi nội suốt giãn ra.
Trả lời

35. Cảm giác sâu có ý thức được dẫn truyền:
A. Theo bó Flechsig.
/>
7/14


22/12/2016

mainFrame

B. Theo bó Gowers.

C. Theo bó Goll và Burdach.
D. Theo bó Goll.
Trả lời

36. Cảm giác bản thể là:
A. Cảm giác về trương lực cơ xuất phát từ suốt thần kinh ­ cơ.
B. Cảm giác về tư thế và cử động của thân thể hoặc một phần thân thể.
C. Cảm giác gân xuất phát từ thể golgi.
D. Cảm giác có ý thức xuất phát từ gân, cơ, xương, khớp.
E. Cảm giác không ý thức xuất phát từ suốt thần kinh ­ cơ và thể Golgi.
Trả lời

►Cảm giác vị giác > Đặc điểm của cảm giác vị giác
37. Receptor tiếp nhận cảm giác vị giác là:
A. Các phân tử protein nằm trên bề mặt lưỡi.
B. Các tế bào vị giác nằm ở lưỡi.
C. Các nụ vị giác nằm ở lưỡi.
D. Các gai vị giác nằm ở lưỡi.
Trả lời

38. Cảm giác vị giác có các đặc điểm sau, trừ:
A. Ngưỡng kích thích của các cảm giác vị giác giống nhau.
B. Có tính thích nghi nhanh.
C. Ưa thích hay ghét một vị nào đấy liên quan đến nhu cầu và sự trải nghiệm trong đời sống.
D. Cảm giác vị giác chịu ảnh hưởng của nhiều cảm giác khác.
Trả lời

39. Nụ vị giác không có đặc tính sau:
A. Phía trên có các vi nhung mao dài, mở ra phía ngoài
B. Là những receptor trong

C. Đáp ứng vơí các chất hóa học hòa tan trong nước bọt
D. Được chi phối bới dây VII, IX
E. Dù không phải là neuron nhưng có khả năng khử cực và giải phóng hóa chất trung gian
Trả lời

40. Bốn vị cơ bản được nhận biết là:

/>
8/14


22/12/2016

mainFrame

A. Đắng, cay, mặn, ngọt
B. Chua, cay, mặn, ngọt
C. Mặn, ngọt, chua, chát
D. Cay, đắng, chua, ngọt
E. Mặn, ngọt, chua, đắng
Trả lời

►Cảm giác khứu giác > Đặc điểm cảm giác khứu giác
41. Khứu giác không có đặc điểm:
A. Receptor là nơron hai cực
B. Trung tâm nhận cảm là vùng limbic của vỏ não
C. Liên quan đến trí nhớ
D. Liên quan đến cảm xúc
E. Các nơron cảm nhận không có khả năng tái tạo
Trả lời


42. Cơ chế chủ yếu kích thích các tế bào khứu giác là:
A. Cơ chế thần kinh vì phân tử mang mùi phải kích thích vào receptor rồi truyền về trung tâm.
B. Cơ chế thể dịch vì phân tử mang mùi phải hoà tan trong lớp niêm dịch rồi mới tác động vào tế bào khứu.
C. Cơ chế vật lý vì chỉ có những chất bay hơi được hít vào mũi mới nhận biết được mùi.
D. Cơ chế hoá học vì phân tử mang mùi phải gắn vào receptor làm mở kênh ion và gây khử cực tế bào khứu.
Trả lời

43. Ngửi là cảm giác duy nhất không có synap ở đồi thị mà được dẫn truyền trực tiếp về vỏ não
A. Đúng            

B. Sai

Trả lời

44. Trong quá trình nhận biết mùi, tín hiệu từ các tiểu cầu khứu được dẫn truyền về sẽ giảm đi do hiện tượng ức chế bên
A. Đúng            

B. Sai

Trả lời

45. Trong quá trình nhận biết mùi, tín hiệu từ các tiểu cầu khứu được dẫn truyền về sẽ tăng lên do hiện tượng ức chế bên
A. Đúng            

B. Sai

Trả lời

46. Khứu giác không nhận biết được các mùi cơ bản như vị giác nhận biết 4 vị cơ bản

A. Đúng            

B. Sai

Trả lời

/>
9/14


22/12/2016

mainFrame

47. Khả năng phân biệt đến 10.000 mùi khác nhau của con người là do tìm được 10.000 gen mã hóa cho 10.000 receptor
mùi
A. Đúng            

B. Sai

Trả lời

48. Các phân tử hóa học về mùi, vị sẽ gắn trực tiếp vào receptor đặc hiệu gây cảm giác về mùi, vị
A. Đúng            

B. Sai

Trả lời

►Cảm giác thị giác

49. Cơ chế cảm thụ ánh sáng:
A. Là cơ chế hoá học.
B. Là cơ chế quang hoá học.
C. Là cơ chế cơ học.
D. Là cơ chế quang học.
Trả lời

50. Sử dụng kính phân kỳ trong bệnh:
A. Cận thị.
B. Viễn thị.
C. Lão thị.
D. Loạn thị.
Trả lời

51. Sử dụng kính hội tụ trong bệnh:
A. Cận thị.
B. Viễn thị.
C. Lão thị.
D. Loạn thị.
Trả lời

52. Tế bào que ở võng mạc:
A. Có khả năng phân biệt các đường nét của vật.
B. Có khả năng phân biệt màu sắc của vật.
C. Có khả năng nhận biết được các ánh sáng đen trắng.
D. Chỉ mẫn cảm với ánh sáng có cường độ mạnh.
Trả lời

►Cảm giác thính giác > Dẫn truyền và khuếch đại sóng âm
/>

10/14


22/12/2016

mainFrame

53. Cơ quan nhận cảm âm thanh:
A. Có khả năng nghe được các âm có tần số tối thiểu là 3­4 Hz.
B. Có khả năng nghe được các âm có tần số tối đa là 30.000Hz.
C. Có khả năng nhận biết được các tính chất của âm.
D. Không có khả năng xác định được nguồn âm.
Trả lời

54. Độ mau­thưa của âm thanh liên quan trực tiếp đến ______ của sóng âm , có đơn vị đo là ______.
A. biên độ; hertz
B. tần số; hertz
C. biên độ; decibels
D. tần số; decibels
Trả lời

55. Sự to­nhỏ của âm thanh liên quan trực tiếp đến biên độ của sóng âm có đơn vị đo là decibel
A. Đúng            

B. Sai

Trả lời

56. Vòi Eustachian là một con đường thông giữa tai trong và mũi­hầu
A. Đúng            


B. Sai

Trả lời

57. Vòi Eustachian là một con đường thông giữa tai giữa và mũi­hầu
A. Đúng            

B. Sai

Trả lời

►Cảm giác thính giác > Receptor nhận cảm thính giác
58. Tổn thương màng mái hay hệ thống xương con tai giữa trong viêm tai giữa hay xơ xương tai gây ra điếc dẫn truyền.
A. Đúng            

B. Sai

Trả lời

59. Ống ốc tai dẫn truyền áp suất của sóng âm chứa nội dịch, chất dịch này bao phủ các tế bào lông của cơ quan Corti
A. Đúng            

B. Sai

Trả lời

60. Âm càng lớn, sự rung chuyển màng đáy và mức độ đổ của tế bào lông tiết càng lớn càng tăng tần số xuất hiện điện
thế hoạt động
A. Đúng            


B. Sai

Trả lời

61. Âm có tần số cao tạo ra sự rung chuyển đỉnh phía gần màng đáy hơn âm có tần số thấp
A. Đúng            

B. Sai

/>
11/14


22/12/2016

mainFrame
Trả lời

62. Cấu trúc không phải là thành phần chức năng của riêng ốc tai (cơ quan Corti) là:
A. Màng Reissner
B. Màng đáy
C. Màng mái
D. Tế bào lông trong và ngoài với sợi cảm giác
Trả lời

63. Cường độ âm thanh càng cao thì càng tăng
A. Biên độ điện thế hoạt động tạo ra từ tế bào lông
B. Tần số điện thế hoạt động tế bào lông
C. Sự biến động của màng đáy

D. A + C đúng
E. B + C đúng
Trả lời

64. Trong lúc phân biệt tính chât âm thanh của cơ quan Corti không có hiện tượng:
A. Tế bào lông ngoài ngắn lại và đổ về phía màng đáy bị kích thích nhiều nhất
B. Tần số âm cao hơn sẽ tạo ra sự biến đổi gần hơn ở màng đáy
C. Sự chuyển động của lông tiết cứng bởi áp lực sóng âm trong nội dịch gây khử cực tế bào lông dẫn đến giải
phóng chất truyền đạt thần kinh (có thể là glutamat)
D. Nơron hệ thần kinh trung ương có thể hoạt động theo kiểu ức chế bên để phân biệt rõ tính chất âm thanh
E. A + B+ C + D đều xảy ra
Trả lời

65. Sự to­nhỏ của âm thanh liên quan trực tiếp đến cường độ của sóng âm có đơn vị đo là decibel
A. Đúng            

B. Sai

Trả lời

66. Vòi Eustachian là một con đường thông giữa tai trong và mũi­hầu
A. Đúng            

B. Sai

Trả lời

67. Vòi Eustachian là một con đường thông giữa tai giữa và mũi­hầu
A. Đúng            


B. Sai

Trả lời

68. Tổn thương màng mái hay hệ thống xương con tai giữa trong viêm tai giữa hay xơ xương tai gây ra điếc dẫn truyền.
A. Đúng            

B. Sai

Trả lời

/>
12/14


22/12/2016

mainFrame

69. Ống ốc tai dẫn truyền áp suất của sóng âm chứa nội dịch, chất dịch này bao phủ các tế bào lông của cơ quan Corti
A. Đúng            

B. Sai

Trả lời

70. Âm càng lớn, sự rung chuyển màng đáy và mức độ đổ của tế bào lông tiết càng lớn càng tăng tần số xuất hiện điện
thế hoạt động
A. Đúng            


B. Sai

Trả lời

71. Âm có tần số cao tạo ra sự rung chuyển đỉnh phía gần màng đáy hơn âm có tần số thấp
A. Đúng            

B. Sai

Trả lời

72. Điếc thần kinh có thể do viêm tai giữa gây ra
A. Đúng            

B. Sai

Trả lời

73. Điếc dẫn truyền có thể do viêm tai giữa gây ra
A. Đúng            

B. Sai

Trả lời

►Cảm giác thính giác > Dẫn truyền tín hiệu từ receptor về hệ thần kinh trung ương
74. Trong đường dẫn truyền âm thanh về não để phân tích không có:
A. Sự cảm nhận của các tế bào lông của cơ quan Corti
B. Củ não sinh tư dưới ở não giữa
C. Thần kinh VIII

D. Đồi thị
E. A + B + C + D đều tham gia
Trả lời

75. Trong điếc dẫn truyền
A. Giảm sức nghe ở mọi tần số âm thanh.
B. Là kết quả của giảm dẫn truyền sóng âm theo đường khí từ tai giữa đến tai trong.
C. Có thể do nguyên nhân viêm tai giữa hay xơ xương tai.
D. Có thể liên quan đến tuổi như hiện tượng giảm thính lực tuối già.
E. A + B + C + D.
Trả lời

►Cảm giác thính giác > Trung tâm nhận cảm giác thính giác ở vỏ não
76. Tổn thương vỏ não thái dương bên phải gây

/>
13/14


22/12/2016

mainFrame

A. Điếc bên trái
B. Điếc bên phải
C. Điếc chủ yếu tai trái
D. Điếc chủ yếu tai phải
E. Điếc cả hai tai
Trả lời


►Cảm giác thính giác > Đặc điểm của cảm giác thính giác
77. Đặc điểm nào sau không phải là của cảm giác thính giác
A. Nghe có bản chất là truyền âm và khuếch đại âm
B. Sự chênh lệch về thời gian, cường độ âm đến từng tai rồi đến trung tâm thính giác bên đối diện của vỏ não
giúp xác định được nguồn âm và âm thanh nổi
C. Âm thanh còn được dẫn truyền theo đường xương
D. Có sự bù trừ với cảm giác thị giác
Trả lời

 
Kết quả trả lời

/>
14/14



×