Tải bản đầy đủ (.ppt) (33 trang)

Chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.63 KB, 33 trang )


§æi míi ph­¬ng ph¸p gi¶ng d¹y
trong d¹y häc m«n To¸n THCS
Th¸ng 01 n¨m 2007

Nội dung
I. Lời nói đầu.
II. Những vấn đề chung.
1. Phương pháp dạy học.
2. Định hướng chung về đổi mới phương pháp dạy học.
III. Thực tế về đổi mới phương pháp dạy học.
1. Soạn giáo án.
2. Tiến trình bài dạy.
3. Sử dụng thiết bị, phương tiện dạy học.
4. Kiểm tra, đánh giá
IV. Kết luận.

Phần I. Lời nói đầu
Đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) trong lĩnh vực giáo
dục là một vấn đề đã được đề cập và bàn luận rất sôi nổi từ nhiều
thập kỷ qua.
Các nhà nghiên cứu PPDH đã không ngừng nghiên cứu,
tiếp thu những thành tự mới của lý luận dạy học hiện đại để đưa
nền giáo dục nước ta ngày càng hiện đại hơn, đáp ứng nhu cầu
học tập ngày càng cao của nhân dân.
Trong những năm gần đây, định hướng đổi mới PPDH đã
được thống nhất theo tư tưởng tích cực hoá hoạt động học tập
của học sinh (HS) dưới sự tổ chức hướng dẫn của giáo viên (GV):
HS tự giác chủ động tìm tòi, phát hiện, giải quyết nhiệm vụ và có
ý thức vận dụng linh hoạt, sáng tạo các kiến thức, kỹ năng đã thu
nhận được.



Nhưng định hướng này cũng chỉ đến với giáo viên qua tài
liệu, các lớp tập huấn mang tính chất lý thuyết hơn là hướng dẫn
thực hành. Các hoạt động chỉ đạo chuyên môn, bồi dưỡng GV
thường xuyên ( cấp Bộ, Sở, Huyện, Trường) còn thiên nhiều về
tìm hiểu nội dung, kiến thức môn học hơn là tìm hiểu những vấn
đề chính PPDH. Vì thế không tránh khỏi việc hiểu và vận dụng
đổi mới PPDH một cách máy móc, thậm chí sai lệch ở một số
giờ dạy của GV.

Phần II. Những vấn đề chung
I. Phương pháp dạy học
1. Phương pháp dạy học là gì?
Là một hệ thống các nguyên tắc, hệ thống các thao tác
để từ điều kiện ban đầu đạt được mục đích nào đó.
2. Phương pháp dạy học có thể coi như một hàm số phụ thuộc
vào nhiều biến số. Chẳng hạn: phụ thuộc vào nội dung chương
trình; cơ sở vật chất; phương tiện, đồ dùng dạy học; số lượng
học sinh; khả năng tiếp thu của người học; trình độ tay nghề
của GV;
Từ năm học 2002 2003 thay sách giáo khoa là một
trong những biện pháp để cải tiến PPDH.
Trong thời gian vừa qua chỉ có thể nói Cải tiến phương
pháp dạy học chứ chưa thể nói Đổi mới PPDH .

II. Định hướng về đổi mới phương pháp dạy học
1. Hướng đổi mới PPDH Toán hiện nay là gì ?
Tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh, khơi dậy và
phát triển khả năng tự học, nhằm hình thành cho học sinh tư duy
tích cực, độc lập, sáng tạo; nâng cao năng lực phát triển và giải

quyết vấn đề; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiến;
tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho
học sinh.
+ Theo định hướng trên, PPDH Toán ở các trường THCS
hiện nay đang được tiến hành thực hiện theo kiểu như thế nào?
Đó là: Dạy học Phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua
các Hoạt động .

Cụ thể là: GV tổ chức tình huống có vấn đề, hướng dẫn
HS hoạt động, làm trọng tài cho HS thảo luận, làm cố vấn cho
HS chốt vấn đề và khẳng định kiến thức mới.
HS được học tập cá nhân là chính ( tự học), kết hợp với
làm việc trong nhóm nhỏ ( học tập hợp tác) dưới sự điểu khiển
của GV.
Tóm lại: Theo định hướng trên thực chất hiện tại đang
thực hiện là: Phương pháp nêu vấn đề , Giải quyết vấn đề
và Chốt vấn đề .

2. Chia nhóm nhỏ có phải là PPDH mới không?
Không . Nó là một hình thức để phát huy tính tích cực các
hoạt động học tập của HS Cần chú ý sắp xếp, tổ chức như thế
nào cho hợp lý, có hiệu quả.
3. Tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh . Vậy Hoạt
động như thế nào?
Hoạt động ở đây là hoạt động toán học bao gồm nhận
dạng, tái hiện, thể hiện, phân tích, tổng hợp, khái quát hoá,
Lưu ý: Hoạt động ở đây là hoạt động trí tuệ. Vì vậy theo
tinh thần đổi mới PPDH mỗi GV phải xây dựng được các Hoạt
động trong giờ dạy Toán của mình.


Phần III. đổi mới PPDH
ở Các trường THCS hiện nay
Đổi mới PPDH liên quan:
I. Soạn giáo án
Còn gọi là Soạn bài lên lớp , Lập kế hoạch bài học
1. Yêu cầu chung:
Soạn giáo án là công việc bắt buộc cho tất cả giáo viên trư
ớc khi lên lớp phải thực hiện.
2. Thực trạng:
Công việc này nhiều GV có quan niệm, hiểu và thực hiện
rất khác nhau:
+ Nhất thiết phải theo một mẫu cố định.
+ Đó là sự tóm tắt lại nội dung SGK.
+ Có thể phô tô hoặc chép lại bài soạn đã có sẵn.

Thực tế còn có những hạn chế:
- Phân chia cột chưa hợp lý : Hoạt động của HS đặt ở bên
trái, Hoạt động của GV bên phải.
- Bỏ bớt nội dung trong bài soạn, bỏ Củng cố Luyện tập ,
Hướng dẫn học ở nhà ,
- Chưa thể hiện đổi mới trong nội dung bài soạn: chưa đưa
ra các hoạt động cho HS; hệ thống câu hỏi chưa làm nổi bật
trọng tâm, còn có câu hỏi chưa rõ ràng, khó hiểu và hiểu theo
các cách khác nhau,
- Còn hiện tượng mượn giáo án chép lại hoặc phô tô rồi chỉ
việc ký vào.
-
Nhiều giáo án quá vắn tắt, sơ sài, v.v
3. Đề xuất.
3.1 Cấu trúc của giáo án theo phương pháp tích cực


Tên bài học
I) Mục tiêu:
1. Kiến thức.
2. Kỹ năng.
3. Thái độ.
II) Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị của giáo viên.
2. Chuẩn bị của học sinh.
III) Tiến trình bài dạy:
ở mục này GV phải tạo dựng, thiết kế, viết ra được các hoạt
động nhằm thể hiện các nội dung sau:
1. Kiểm tra bài cũ và đặt vấn đề chuyển tiếp vào bài mới.
2. Dạy học bài mới.
3. Củng cố và luyện tập bài học.
4. Hướng dẫn học sinh học ở nhà.
( Phân chia thời gian cho mỗi bước hợp lý)

3.2. Hình thức trình bày:
Có nhiều cách trình bày giáo án, có thể lựa chọn một trong
các hình thức sau:
Cách 1: Viết các hoạt động theo thứ tự tuyến tính từ trên xuống dư
ới.
Cách 2: Viết các hoạt động theo 2 cột:
Hoạt động của GV và Hoạt động của HS
Cách 3: Viết các hoạt động thành 3 cột:
Hoạt động của GV , Hoạt động của HS , Ghi bảng hoặc thời gian .
Cách 4: Viết các hoạt động theo 4 cột:
Thời gian , Hoạt động của GV , Hoạt động của HS , Ghi bảng


Thực tế số đông GV viết các hoạt động theo 2 cột. Cách
viết này phù hợp với khuôn khổ trang giấy, lại nhấn mạnh và làm
nổi bật được hai hoạt động dạy học chủ yếu của GV và của HS.
Khi giảng bài trên lớp người GV chỉ cần nhìn thoáng qua giáo án
dễ dàng theo dõi tiến trình dạy học, kịp thời ứng xử tình huống
diễn ra trên lớp.

×