Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Một số bất cập của thuế TTĐB theo quy định của pháp luật hiện hành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.48 KB, 24 trang )

Nhóm 3–K38G_Luật tài chính

MỞ ĐẦU
Sau gần 10 năm thực hiện Luật Thuế TTĐB 2008 và các Luật sửa đổi, bổ
sung luật thuế TTĐB 2014 đã cho thấy về cơ bản, thuế TTĐB đã đạt được mục tiêu
đặt ra là hướng dẫn sản xuất, tiêu dùng của xã hội, điều tiết thu nhập của người tiêu
dùng một cách hợp lý, và tăng cường quản lý sản xuất, kinh doanh đối với một số
hàng hoá và dịch vụ. Thuế suất cao áp dụng đối với nhiều mặt hàng như thuốc lá,
rượu, bia, ôtô, kinh doanh vũ trường,... không chỉ nhằm mục tiêu động viên nguồn
thu cho NSNN mà còn thực hiện vai trò định hướng tiêu dùng. Chính sách miễn,
giảm thuế TTĐB được công bố trước theo lộ trình giảm dần bảo hộ đối với doanh
nghiệp sản xuất bia hơi, sản xuất, lắp ráp ôtô trong nước,... tạo điều kiện thuận lợi
cho việc sắp xếp lại SXKD trong nước và cùng với thuế nhập khẩu đã góp phần
vào việc hình thành nên một ngành công nghiệp mới.
Gần đây đang được dư luận quan tâm về việc Nghị định 108/2015/NĐ-CP
và Thông tư 195/2015/TT-BTC của Bộ Tài Chính ban hành với Luật thuế tiêu thụ
đặc biệt hiện hành, các tổ chức đại diện cho doanh nghiệp chịu thuế tiêu thụ đặc
biệt như Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam, Phòng thương mại công
nghiệp Việt nam, Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam cùng các tổ chức nước ngoài...
đã đồng loạt lên tiếng trình bày những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp
thành viên trước việc thực hiện những quy định này của Bộ Tài chính .
Bên cạnh những kết quả đạt được, theo yêu cầu của sự phát triển hiện nay và
trong thời gian tới, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt hiện hành đã bộc lộ một số hạn chế
cần được tiếp tục hoàn thiện. Chính vì vậy nhóm chúng em đã lựa chọn đề tài: Một
số bất cập của thuế tiêu thụ đặc biệt. Thông qua đề tài này, không chỉ dừng lại ở
việc chỉ ra một số bất cập mà nhóm chúng em còn đề xuất những giải pháp cho
thuế tiêu thụ đặc biệt hiện nay.
1


Nhóm 3–K38G_Luật tài chính


I.

MỘT SỐ BẤT CẬP CỦA THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT
I.1.

Về văn bản pháp luật

Ngày 30/6/1990, Quốc hội đã thông qua luật thuế tiêu thụ đặc biệt 1990 đầu
tiên và sau đó trải qua hai lần sửa đổi, bổ sung vào năm 1993, 1995. Để phát huy
vai trò của luật thuế tiêu thụ đặc biệt trong điều tiết sản xuất, tiêu dùng xã hội, điều
tiết thu nhập của người tiêu dùng cho NSNN một cách hợp lý, tăng cường quản lý
sản xuất, kinh doanh đối với một số hàng hóa, dịch vụ; Quốc hội đã ban hành luật
thuế tiêu thụ đặc biệt 1998. Cùng với sự thay đổi của thuế GTGT, Luật thuế tiêu
thụ đặc biệt 2008 được ban hành và đang có hiệu lực pháp luật. Để phù hợp với sự
phát triển của thực tế cuộc sống cũng như điều kiện kinh tế xã hội, ngày
26/11/2014, Quốc hội ban hành luật sửa đổi bổ sung luật thuế đặc biệt năm 2008 và
mới đây nhất là luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật thuế giá trị gia tang, luật
thuế TTĐB và luật quản lý thuế có hiệu lực từ ngày 1/7/2016. Qua 24 năm từ khi
thuế tiêu thụ đặc biệt ra đời, Quốc hội ta đã 3 lần ban hành luật và 4 lần sửa đổi bổ
sung luật huế TTĐB, cùng với đó kéo theo rất nhiều nghị định, thông tư hướng dẫn
các luật này. Điều đó cho thấy kỹ thuật lập pháp nước ta còn hạn chế, chưa có tầm
nhìn xa đối với các quan hệ xã hội mà pháp luật cần điều chỉnh, từ đó dẫn đến việc
pháp luật “đuổi theo” sự phát triển của xã hội, điều kiện kinh tế, sự thay đổi của
cuộc sống.
Điều chỉnh về thuế TTĐB không chỉ có các luật chuyên ngành như Luật thuế
tiêu thụ đặc biệt năm 2008, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều luật thuế TTĐB mà
còn có sự điều chỉnh của rất nhiều ngành luật chung khác như luật quản lý thuế
2016, bộ luật dân sự 2015, bộ luật hình sự 1999 sửa đổi năm 2009, luật xử lý vi
phạm hành chính năm 2010 và các thông tư, nghị định kèm theo…


2


Nhóm 3–K38G_Luật tài chính
Chiụ sự điều chỉnh của nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau thì điều
không tránh khỏi là sự trùng lặp các quy định hay mâu thuẫn giữa các quy định về
thuế TTĐB.
I.2. Đối tượng chịu thuế và không chịu thuế.
I.2.1. Số lượng đối tượng chịu thuế
Theo quy định tại điều 7 thuế tiêu thụ đặc biệt 2008, hiện tại thuế đánh vào
17 loại hàng hóa và dịch vụ là ít hơn so với các nước khu vực và trên thế giới. Ví
dụ, ở Malaysia, thuế TTĐB đánh vào 17 loại hàng hóa, Hungari là 22 loại hàng
hóa, Thụy Điển là 19 nhóm hàng hóa. Điều này dẫn đến tỷ trọng thuế TTĐB trong
tổng thu ngân sách từ thuế, phí và lệ phí mặc dù đã tang trong những năm qua, từ
7.84% năm 2003 lên mức 9.49%năm 2007, tuy nhiên vẫn rất thấp so với các nước
Đông Nam Á (Philippin 12.9%, Singapore 25.9%, Malaysia 10.5%...)
Nhìn chung, đối tượng chịu thuế thuế tiêu thụ đặc biệt hiện nay ở nước ta
còn khá hẹp, đi sâu nghiên cứu, cho thấy: có nhiều loại hàng hóa, dịch vụ lẽ ra phải
được điều chỉnh bởi thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng chưa được đưa vào diện chịu thuế
như các loại thiết bị điện tử cao cấp, nước uống có ga…Vì, đối với nước uống có
ga thì lí do đánh thuế là làm cho đồ uống có ga trở nên đắt hơn khiến người mua
phải suy tính nhiều hơn trước khi quyết định mua, hoặc nếu có mua, thì số lượng ít
hơn. Mục đích phụ là thu được thêm tiền cho ngân sách, hỗ trợ cho điều trị bệnh
béo phì và bệnh tim mạch đang có xu hướng gia tăng, mà nước có ga là một trong
những nguyên nhân chính. Lí do đánh thuế đồ điện tử cao cấp: các thiết bị điện,
điện tử gia dụng cao cấp; điện thoại di động và dịch vụ kinh doanh nó; vật dụng
cao cấp làm bằng pha lê, thảm len; mỹ phẩm cao cấp… không phân biệt đó là hàng
hóa sản xuất trong nước hay hàng hóa nhập khẩu. Bởi đây là những loại hàng hóa,
dịch vụ cao cấp mà thành phần sử dụng đa số là tầng lớp giàu có. Việc mở rộng
diện chịu thuế TTĐB với những loại hàng hóa dịch vụ này sẽ góp phần điều tiết

thu nhập, định hướng tiêu dùng, mở rộng thêm được nguồn thu.
3


Nhóm 3–K38G_Luật tài chính
Ngược lại, có trường hợp có loại hàng hóa đáng lý ra phải được khuyến
khích tiêu dùng do yêu cầu đảm bảo sức khỏe, văn minh đô thị thì lại chưa được
xem xét đưa ra khỏi diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt như xe ôtô từ 16-24 chỗ ngồi
I.2.2. Hàng mã
Trong nhóm các đối tượng thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt quy định
trong Nghị định 108/2015/NĐ-CP có nói hàng mã thuộc đối tượng chịu thuế đặc
biệt không bao gồm hàng mã là đồ chơi trẻ em và hàng mã là đồ dùng dạy học. Tuy
nhiên, trên thực tế, rất khó phân biệt hàng mã dùng để dạy học hay một số đồ chơi
trẻ em với hàng mã thờ cúng. Do đó, cần có quy định hướng dẫn rõ phân biệt thế
nào là hàng mã là đồ dùng dạy học để quá trình áp dụng không gây tranh cãi.
I.2.3. Thuốc lá điếu, xì gà và các chế phẩm khác từ cây thuốc lá
Bên cạnh đó luật vẫn còn bỏ sót và chưa làm rõ một số đối tượng phải chịu
thuế tiêu thụ đặc biệt. Đơn cử như theo điều 2 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuốc lá
điếu, xì gà và những chế phẩm khác từ cây thuốc lá dùng để hút, hít, nhai, ngửi,
ngậm đều thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Điều đó có nghĩa là thuốc lá
sợi không nằm ngoài phạm vi đó. Thế nhưng, theo công văn số 4325-2011 của Bộ
Tài chính gửi Cục Hải quan các địa phương lại hướng dẫn, thuốc lá sợi là nguyên
liệu sản xuất thuốc lá điếu thành phẩm nên không thuộc đối tượng chịu thuế tiêu
thụ đặc biệt. Bà Đặng Thị Bình An, Công ty TNHH Tư vấn Thuế C&A nhận định,
hướng dẫn của Bộ Tài chính tại công văn này là chưa phù hợp vì thuốc lá sợi là các
bộ phận của cây thuốc lá khi phơi khô, thái nhỏ đều có thể sử dụng được,
I.2.4. Theo khoản 5 điều 3 Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt 2008 quy định “Hàng hoá nhập
khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan, hàng hoá từ nội địa bán vào khu phi
thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan, hàng hoá được mua bán giữa
các khu phi thuế quan với nhau trừ hai loại hàng hóa sau: Hàng hóa đưa vào khu

được áp dụng quy chế khu phi thuế quan có dân cư sinh sống, không có hàng rào
cứng và xe ô tô chở người dưới 24 chỗ” thuộc đối tượng không chịu thuế tiêu thụ
đặc biệt. Qua thực tiễn quản lý, chính bản thân Bộ Tài chính đã nhận định: “Thực
4


Nhóm 3–K38G_Luật tài chính
tế thời gian qua phát sinh một số trường hợp lợi dụng việc miễn thuế tiêu thụ đặc
biệt đối với một số hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt với thuế suất cao như:
thuốc lá, xì gà, rượu, bia, để đưa vào trong khu được áp dụng quy chế khu phi thuế
quan sau đó đưa vào nội địa bằng nhiều hình thức nhằm trốn thuế, gian lận thương
mại”.
Ví dụ như ở Khu thương mại quốc tế Lao bảo – Quảng trị là nơi nhập hàng
hóa từ nước ngoài về và được hưởng thuế TTĐB thế nên mới có tình trạng buôn
lậu.
I.3.

Giá tính thuế

Trong tất cả các sắc thuế theo quy định của pháp luật nước ta thì những thuế
có mức thuế suất cao như thuế tiêu thụ đặc biệt thì quy định giá tính thuế chặt chẽ
và khả thi là yếu tố quan trọng nhất đảm bảo phòng, chống tránh thuế hoặc trốn
thuế. Bởi vậy, việc nghiên cứu hoàn thiện quy định về giá tính thuế tiêu thụ đặc
biệt trong các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành thuế tiêu thụ đặc
biệt là rất cần thiết. Từ thực tiễn quản lý những năm qua cho thấy, có mấy vấn đề
quan trọng về giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt cần được sửa đổi, bổ sung.
I.3.1. Theo điều 6 Luật thuế TTĐB thì giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá do cơ sở sản
xuất bán ra tại nơi sản xuất chưa có thuế tiêu thụ đặc biệt, tức là giá bán có tính cả
chi phí bao bì, vỏ hộp trong đó, thế nhưng trong thực tế thì lại áp dụng không
thống nhất, có loại hàng hóa áp dụng trên cơ sở giá bán có bao bì, có trường hợp áp

dụng giá bán không có bao bì nên không đảm bảo công bằng giữa các doanh
nghiệp cũng như giữa các hàng hóa cùng loại với nhau.
Cụ thể theo điều 5 Thông tư 195/2015/TT-BTC Thông tư hướng dẫn thi
hành nghị định số 108/2015/NĐ-CP ngày 28 tháng 10 năm của chính phủ quy định
chi tiết và hướng dẫn một số điều của luật thuế tiêu thụ đặc biệ và luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của luật thuế tiêu thụ đặc biệt thì theo đó

5


Nhóm 3–K38G_Luật tài chính
Đối với hàng hoá chịu thuế TTĐB, giá tính thuế TTĐB là giá chưa có thuế
GTGT, thuế bảo vệ môi trường (nếu có), chưa có thuế TTĐB và không loại trừ giá
trị vỏ bao bì.
Đối với mặt hàng bia chai nếu có đặt tiền cược vỏ chai, định kỳ hàng quý cơ
sở sản xuất và khách hàng thực hiện quyết toán số tiền đặt cược vỏ chai thì số tiền
đặt cược tương ứng giá trị số vỏ chai không thu hồi được phải đưa vào doanh thu
tính thuế TTĐB.
Ví dụ: Đối với bia hộp, năm 2016 giá bán của 1 lít bia hộp chưa có thuế
GTGT là 21.000 đồng, thuế suất thuế TTĐB mặt hàng bia là 55% thì giá tính thuế
TTĐB được xác định như sau:
Giá tính thuế TTĐB 1 lít bia hộp = 21.000 đồng = 13.548 đồng
1 + 55%
Ví dụ: Quý II/2016, giá bán của một két bia chai Hà Nội chưa có thuế GTGT
là 124.000 đồng/két, thì giá tính thuế TTĐB xác định như sau:
Giá tính thuế TTĐB 1 két bia =
124.000 đồng
=
80.000 đồng
1 + 55%

Ví dụ: Quý III/2016, Công ty bia A bán 1.000 chai bia cho khách hàng B và
có thu tiền cược vỏ chai với mức 1.200 đồng/vỏ chai, tổng số tiền đặt cược là
1.200.000 đồng. Hết quý Công ty A và khách hàng B thực hiện quyết toán: số vỏ
chai thu hồi là 800 vỏ chai, số vỏ chai không thu hồi được là 200 vỏ chai, căn cứ số
lượng vỏ chai thu hồi, Công ty A trả lại cho khách hàng B số tiền là 960.000 đồng,
số tiền đặt cược tương ứng số vỏ chai không thu hồi được là 240.000 đồng (200 vỏ
chai x 1.200 đồng/vỏ chai) Công ty A phải đưa vào doanh thu tính thuế TTĐB.
I.3.2. Quy định hiện hành không khống chế về mức giá tính thuế đối với hàng hóa chịu
thuế tiêu thụ đặc biệt nên một số cơ sở sản xuất hàng hóa thuộc diện chịu thuế đã
lách thuế bằng cách thành lập các cơ sở kinh doanh thương mại hoạch toán độc lập
với cơ sở sản xuất để từ đó hạ giá bán của cơ sở sản xuất bán cho cơ sở kinh doanh
nhằm làm giảm số thuế phải nộp vào ngân sách nhà nước.
Ví dụ: công ty bia A thành lập chi nhánh bia AB (mọi nghiệp vụ kinh tế phát
sinh tại chi nhánh được ghi trong sổ kế toán tại đơn vị, tự kê khai và quyết toán
6


Nhóm 3–K38G_Luật tài chính
thuế, chi nhánh AB có con dấu và mã số thuế riêng với công ty A),công ty A bán
cho chi nhánh AB với giá thấp hơn thị trường => mức thuế công ty A nộp sẽ giảm.
I.3.3. Về giá tính thuế đối với cơ sở trực thuộc, các bên có quan hệ liên kết.
Các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành hiện mới chỉ quy định
đối với trường hợp giá bán qua cơ sở trực thuộc hạch toán phụ thuộc và đại lý. Tuy
nhiên, trên thực tế do chưa có quy định về giá tính thuế đối với cơ sở trực thuộc
hoạch toán độc lập và các công ty con, công ty liên kết… nên các doanh nghiệp
hiện đang lợi dụng quy định này để lách thuế, gây thất thu ngân sách nhà nước.
Bởi vậy, cần sửa đổi, bổ sung quy định về giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt để bao
quát hết các trường hợp này nhằm ngăn ngừa hành vi tránh thuế.
Bộ Tài chính đã có thông tư 05/2012 quy định: nếu nhà sản xuất bán hàng
qua cơ sở kinh doanh thương mại thì giá làm căn cứ tính thuế TTĐB là giá bán của

cơ sở sản xuất nhưng không thấp hơn 10% giá bán bình quân của cơ sở thương mại
bán ra... Điều này có nghĩa giá tính thuế sẽ căn cứ cả vào giá cơ sở thương mại bán
ra, “khóa” khả năng cơ sở sản xuất cố tình áp giá bán ra quá thấp để “lách” thuế.
Tuy nhiên, Sabeco đã thành lập và bán bia của mình qua Công ty thương
mại Sabeco (công ty con). Sabeco tính, kê khai và nộp thuế TTĐB theo giá bán ra
tại công ty con này.
Công ty thương mại Sabeco lại chưa bán ra cho người tiêu dùng mà bán tiếp
qua các công ty thương mại vùng (công ty cổ phần nhưng Sabeco chi phối) cũng
với mức khá thấp. Từ đây, các công ty khu vực này mới bán tiếp cho đại lý cấp 1
với giá cao hơn. Đại lý cấp 1 sẽ tiếp tục bán bia Sài Gòn cho các đại lý cấp 2, các
nhà hàng, người tiêu dung.
I.3.4. Về giá tính thuế đối với trường hợp hàng hóa xuất khẩu nhưng không đủ điều kiện
áp dụng đối tượng không thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Luật Thuế Tiêu thụ
7


Nhóm 3–K38G_Luật tài chính
đặc biệt quy định hàng hóa xuất khẩu thuộc diện không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt
khi thỏa mãn các điều kiện nhất định. Nếu không thỏa mãn những điều kiện đó thì
phải tính thuế tiêu thụ đặc biệt như tiêu thụ nội địa. Tuy nhiên, quy định về các
điều kiện này chưa được rõ ràng.
Đây là một trong những quy định mà các thương nhân có hoạt đông thương
mại xuất khẩu lợi dụng để tránh khỏi chịu thuế tiêu thụ đặc biệt bằng cách làm giả
các hóa đơn, vận đơn, chứng từ xuất khẩu hàng hóa thuộc diện chịu thuế tiêu thụ
đặc biệt nhưng sau đó lại tiêu thụ những hàng hóa này trong nước. Điều này làm
thất thu rất lớn cho nguồn ngân sách nhà nước nếu như các cơ quan quản lý không
kiểm tra, giám sát chặt chẽ.
1.4. Về thuế suất
1.4.1. Trong 17 mặt hàng, dịch vụ chịu thuế thuế tiêu thụ đặc biệt có đến 15
mức thuế suất cao thấp khác nhau từ 7 % trở lên. Đối với mỗi loại hàng hóa, dịch

vụ khác nhau có mức thuế suất tương ứng khác nhau, trong một số trường hợp đối
với cùng một loại hàng hóa nhưng lại chia theo các tiêu chí khác nhau để áp dụng
các mức thuế suất rất chênh lệch nhau, nên biểu thuế càng thêm phức tạp, làm cho
việc xác định mức thuế suất áp dụng chính xác rất khó khăn và dễ bị vận dụng tùy
tiện. Ví dụ như cùng một mặt hàng là rượu nhưng có đến 3 mức thuế suất khác
nhau : rượu từ 20 độ trở lên là 20%, từ 1/1/2016 – 31/12/2016 là 55%, từ 1/1/2017
– 31/12/2017 là 60%, từ 1/1/2018 là 65%, còn rượu dưới 20 độ, từ 1/1/2016 –
31/12/2017 là 30%, từ 1/1/2018 là 35%.
1.4.2. Ngoài ra luật thuế TTĐB là một công cụ để tạo sân chơi bình đẳng
thực sự cho các loại hình doanh nghiệp và bảo đảm các cam kết của Việt Nam khi
gia nhập WTO. Theo cam kết gia nhập WTO, trong vòng 3 năm kể từ ngày gia
nhập WTO, tất cả các loại rượu được chưng cất có nồng độ từ 20 độ trở lên sẽ chịu
một mức thuế tuyệt đối tính theo lít rượu cồn nguyên chất hoặc một mức thuế phần
8


Nhóm 3–K38G_Luật tài chính
trăm. Do vậy, quy định hiện hành về mức thuế suất đối với mặt hàng rượu từ 20 độ
trở lên không còn phù hợp với cam kết gia nhập WTO của Việt Nam.
1.4.3. Việc tăng thuế suất làm xuất hiện và gia tăng tình trạng buôn bán hàng
lậu theo thực tế cho thấy thì tình trạng buôn lậu thuốc lá, bia, rượu ngày càng cao
với cáo thủ đoạn hết sức tinh vi. Việc áp dụng thuế suất cao đối với các mặt hàng
này là nguồn lợi của các đối tượng buôn lậu. Vì giá trị cả các mặt hàng buôn lậu rất
thấp nhưng khi bán ra thị trường thì lại tính theo giá của các sản phẩm hợp pháp,
nên các đối tượng thu về khoản chênh lệnh lợi nhuận rất cao.
Một ví dụ điển hình cho hành vi trốn thuế là vào ngày 21/1, Bộ Công an
quyết định bắt tạm giam ông Hồ Văn Hải - nguyên tổng Giám đốc Công ty CP Cồn
Rượu Hà Nội (Halico) để điều tra hành vi buôn lậu và lợi dụng chức vụ quyền hạn
gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi. Lợi dụng chính sách ưu đãi xuất khẩu
bia rượu của nhà nước (không đánh thuế tiêu thụ đặc biệt, trong khi rượu bia tiêu

thụ trong nước phải chịu thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt có thể lên tới 45% tùy
từng giai đoạn), vợ chồng Xưởng - Hoa đã liên hệ với Hồ Văn Hải, khi đó là Giám
đốc Công ty Halico xin mua rượu xuất khẩu sang Lào. Hải đồng ý và giao cho
Nguyễn Thị Quỳnh Trang (35 tuổi, trú tại quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), khi đó là
chuyên viên Phòng phát triển thị trường Công ty Halico làm thủ tục ký hợp đồng
và thực hiện các đơn hàng mua bán rượu với Công ty Hoàng Lân. Sau khi mua
5.070 thùng rượu vodka từ Công ty Halico, Công ty Hoàng Lân không xuất khẩu lô
hàng này mà đưa ra tiêu thụ tại thị trường trong nước để hưởng lợi. Để hợp thức số
rượu tiêu thụ trong nước, vợ chồng Hoàng Văn Xưởng- Đinh Thị Minh Hoa đã làm
giả nhiều tờ khai xuất khẩu. Thông qua Nguyễn Thị Thủy (38 tuổi, trú tại quận Bắc
Từ Liêm, Hà Nội), nguyên nhân viên Tung tâm phòng ngừa và xử lý rủi ro của một
ngân hàng, Hoa đã nhờ Nguyễn Thị Kim Hạnh (42 tuổi, trú tại quận Hoàn Kiếm,
Hà Nội), nguyên cán bộ Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội giúp thực hiện các thủ tục
9


Nhóm 3–K38G_Luật tài chính
kê khai hải quan. Ngoài ra, Hoa còn làm giả hợp đồng xuất khẩu rượu với một
doanh nghiệp tư nhân tại Lào để đưa vào hồ sơ hải quan. Cơ quan điều tra xác
định, các đối tượng đã tiêu thụ trong nước 48.330 thùng rượu vodka các loại và
22.255 thùng bia lon Hà Nội để chiếm đoạt 13,2 tỷ đồng tiền thuế tiêu thụ đặc biệt,
thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế giá trị gia tăng. Trong đó, Trang đã hưởng lợi
1,1 tỷ đồng, Hải hưởng lợi 600 triệu đồng, Hạnh hưởng lợi 526 triệu đồng. Viện
kiểm sát đã truy tố Hải và Hạnh về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi
hành công vụ. Xưởng, Hoa, Trang và Thuỷ bị truy tố về tội trốn thuế.
1.5.

Khấu trừ thuế, giảm thuế

1.5.1. Về vấn đề khấu trừ thuế:


Đối với những hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc
biệt phải tính thuế tiêu thụ đặc biệt ở cả khâu nhập khẩu và bán ra trong nước. Tức
là, tạm tính thuế tiêu thụ đặc biệt khi nhập khẩu và tính thuế tiêu thụ đặc biệt chính
thức khi tiêu thụ trong nước, đồng thời cho khấu trừ thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp
khi nhập khẩu. Để đảm bảo không dẫn đến trường hợp thuế tiêu thụ đặc biệt âm
khi tính thuế ở khâu tiêu thụ trong nước, thì cần quy định chỉ cho khấu trừ thuế tiêu
thụ đặc biệt tối đa bằng với số thuế tiêu thụ đặc biệt của hàng bán ra trong nước.
Vấn đề này còn được quy định tại khoản 2 điều 7 của nghị định 108/2015NĐ/CP: “ Người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc
biệt nhập khẩu (trừ xăng các loại) được khấu trừ số thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp ở
khâu nhập khẩu khi xác định số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp bán ra trong nước,
số thuế tiêu thụ đặc biệt được khấu trừ tương ứng với số thuế tiêu thụ đặc biệt của
hàng hóa nhập khẩu chịu thuế tiêu thụ đặc biệt bán ra”. Nghị định này thay đổi cách
xác định giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) với ô tô nhập khẩu (NK) dưới 24
chổ.
10


Nhóm 3–K38G_Luật tài chính
Ta giả sử một chiếc ô tô 4 chỗ có giá tính thuế NK là 20.000 USD, thuế suất
thuế NK và TTĐB đều là 50%. Số thuế NK là 50% x 20.000 = 10.000 USD. Số
thuế này sẽ được cộng với giá tính thuế NK để có trị giá tính thuế TTĐB (20.000 +
10.000 = 30.000 USD). Số thuế TTĐB phải nộp là 50% x 30.000 = 15.000 USD.
Như vậy, sau khi nộp thuế NK và thuế TTĐB, tổng chi phí NK chiếc xe này đã lên
đến 45.000 USD. Trong 45.000 USD đó, số thuế là 25.000 USD – cao hơn cả giá trị
của chiếc xe. Chiếc ô tô sẽ còn phải chịu thuế giá trị gia tăng (VAT) và nhiều khoản
phí, lệ phí khác mới có thể chính thức được lưu hành. Có thể nói số thuế mà người
mua ô tô NK phải chịu theo quy định hiện hành là rất cao. Tuy vậy, điều “an ủi” là
với cách tính khá rõ ràng này, doanh nghiệp NK và người mua có thể ước lượng
được tương đối chính xác chi phí phải bỏ ra.

Điểm thay đổi quan trọng nhất ở đây là cách đánh thuế. Thay vì chỉ tính và
nộp ở thời điểm nhập khẩu như trước đây, theo Nghị định 108, hàng hóa NK thuộc
đối tượng chịu thuế TTĐB sẽ phải nộp thuế TTĐB lần thứ nhất khi NK (theo cách
tính cũ) và lần thứ hai khi được bán ra (theo cách tính mới). Theo quy định tại
Khoản (2), Điều 7 của Nghị định 108, thuế TTĐB đã nộp ở khâu NK sẽ được khấu
trừ khi xác định thuế TTĐB bán ra. Riêng với ô tô dưới 24 chỗ, Nghị định 108 quy
định cụ thể giá tính thuế TTĐB khi bán ra cho cơ sở KDTM phải lớn hơn hoặc bằng
105% giá vốn. Tiếp tục ví dụ trên, nếu áp dụng quy định này, khi chiếc ô tô này bán
ra, giá tính thuế TTĐB tối thiểu là 105% x 45.000 = 47.250 USD. Số thuế TTĐB tối
thiểu phải nộp khi bán ra là 50% x 47.250 = 23.625 USD. Số thuế TTTĐB đã nộp
khi NK được khấu trừ là 15.000 USD nên số thuế TTĐB còn phải nộp khi bán ra là
8.625 USD. Dễ hiểu là doanh nghiệp NK sẽ cộng thêm phần thuế này vào giá, vì
thế giá bán tới tay người mua sẽ tăng (hoặc không giảm tương ứng dù thuế NK
giảm). Lưu ý rằng tất cả các phép tính này được giả định ở mức tối thiểu nên trong
thực tế, giá bán có thể sẽ tăng nhiều hơn nữa khi áp dụng quy định mới.
11


Nhóm 3–K38G_Luật tài chính
Đáng nói hơn, cơ chế này không đúng nguyên tắc của thuế TTĐB vì chỉ
được phép thu thuế TTĐB một lần trong toàn bộ quá trình sản xuất, lưu thông, tiêu
dùng. Thuế TTĐB có bản chất khác với thuế VAT (đánh vào giá trị tăng thêm) nên
không thể tính toán khấu trừ đầu ra – đầu vào. Việc khấu trừ chỉ áp dụng trong
trường hợp có hoạt động sản xuất, nếu nguyên vật liệu đầu vào đã nộp thuế TTĐB
thì sẽ được khấu trừ vào số thuế TTĐB của sản phẩm. Do đó, việc Nghị định 108
quy định tính thuế TTĐB hai lần (có khấu trừ) trong trường hợp NK về để bán lại
là chưa thỏa đáng.
1.5.2. Về vấn đề giảm thuế :

Theo quy định hiện hành của chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt thì với các cơ

sở sản xuất bia quy mô nhỏ (có công suất dưới 10 triệu lít/năm) đang hoạt động
nếu nộp đủ thuế tiêu thụ đặc biệt mà bị lỗ, thì được xét giảm thuế tiêu thụ đặc biệt
tương ứng với số lỗ trong năm xét giảm thuế. Quy định này đặc biệt còn nhằm bảo
hộ cho ngành lắp ráp ô tô còn khá non trẻ ở nước ta trong thời gian qua. Tuy nhiên,
trong giai đoạn hiện nay, nước ta đang mở cửa hội nhập sâu rộng, đang thực hiện
các cam kết theo chương trình CEPT, hiệp định thương mại Việt Mỹ…quy định đó
không còn phù hợp nữa vì đã vi phạm nguyên tắc đãi ngộ quốc gia.
Cụ thể ở luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật thuế giá trị gia tăng, luật
thuế tiêu thụ đặc biệt và luât quản lí năm 2016 quy định tại điều 2 của luật này thì
xe ô tô chở người từ 10 đến dưới 16 chỗ sẽ giảm từ mức 30% hiện hành xuống còn
15%, xe chở người từ 16 chỗ ngồi đến dưới 24 chỗ ngồi sẽ giảm từ mức 15% hiện
hành xuống còn 10%; các loại xe điện sẽ có mức thuế giảm thêm 10%, chẳng hạn
loại xe nào hiện đang chịu mức thuế suất 25% sẽ giảm còn 10%, mức 15% sẽ giảm
còn 10% hoặc mức 10% sẽ giảm về 5%...

12


Nhóm 3–K38G_Luật tài chính
Đây là mức giảm khá mạnh, có lợi cho người tiêu dùng và các doanh nghiệp
thương mại. Tuy nhiên, nếu thuế TTĐB cũng giảm cùng lúc có thể gây ra một số
tác động ngược do nhu cầu mua ô tô của người dân tăng đột biến. Trong khi hạ
tầng giao thông, ý thức tham gia giao thông chưa kịp thay đổi ngay lập tức, có thể
dẫn tới hệ lụy bất lợi về giao thông và xã hội. “Thực tế tại một số thành phố, tình
trạng kẹt xe vào các giờ cao điểm luôn là nỗi kinh hoàng của người tham gia giao
thông. Dù chưa có con số thống kê, nhưng nếu quy đổi số giờ kẹt xe ra thành tiền
trong một năm thì chắc con số không phải là nhỏ. Bên cạnh đó, hạ tầng chưa đáp
ứng được, cùng với các tác động như tai nạn giao thông, môi trường cũng bị ảnh
hưởng.
Ýthức pháp luật và chấp hành pháp luật của cán bộ thuế, đối tượng nộp thuế


1.6.

chưa cao.
1.6.1. Đối với các cơ quan thuế

Cơ quan thuế:
-

Mặc dù việc nộp thuế điện tử mang lại quyền lợi cho cả doanh nghiệp, Ngân hàng
và cơ quan Thuế, tuy nhiên, hiện nay việc tuyên truyền doanh nghiêp nộp thuế điện
tử mới chỉ cơ quan Thuế thực hiện, đồng thời việc thông tin trên các cơ quan
truyền thông đại chúng cũng còn hạn chế. Do vậy, nhiều doanh nghiệp vẫn còn tâm
lí e ngại, trông chờ và chưa có sự quan tâm nhiều đến việc nộp thuế điện tử.

-

Hiện nay, tại các khu đô thị, dự án còn chậm được phân cấp quản lý hành chính;
một số nơi chưa có tổ dân phố nên công tác quản lý thuế rất khó khăn. Cơ quan
Thuế mong muốn các UBND tỉnh sớm thực hiện phân cấp cho chính quyền địa
phương quản lý hành chính tại các địa bàn có khu đô thị mới, dự án tái định cư; chỉ

13


Nhóm 3–K38G_Luật tài chính
đạo các cơ quan chức năng cung cấp thông tin liên quan để tăng cường chống thất
thu trong các khu dự án, đô thị...
-


Tại một số chi cục thuế, công tác quản lý hộ kinh doanh còn gặp trở ngại. Do công
chức các đội thuế quản lý cùng lúc nhiều địa bàn nên việc khảo sát, nắm bắt tình
hình biến động hộ kinh doanh gặp khó khăn. Tuy chất lượng kiểm tra hồ sơ khai
thuế tại cơ quan Thuế có chuyển biến tích cực nhưng vẫn chưa đạt yêu cầu. Do
công chức làm công tác kiểm tra thiếu nhiều nên việc kiểm ra, rà soát tất cả hồ sơ
khai thuế để xác định rủi ro, đi sâu phân tích còn hạn chế...
Cán bộ thuế
Hiện nay, tình trạng một số cán bộ ngành thuế còn thiếu trách nhiệm để xảy
ra tình trạng gian lận thuế, trốn thuế còn xảy ra khá phổ biến. Tồn tại lớn nhất của
việc thực thi thuế TTĐB đó là hành vi trốn thuế của các đơn vị sản xuất, kinh
doanh hàng hóa, dịch vụ là đối tượng bị áp dụng thuế TTĐB. Điều này dẫn tới hậu
quả là nếu tồn tại sự “hợp tác ngầm” giữa cán bộ thu thuế và người nộp thuế sẽ làm
thất thoát số thuế TTĐB phải nộp mà không bị xử lý. Việc trốn thuế có thể thực
hiện thông qua hành vi chuyển giá, tức là hành vi do các cơ sở kinh doanh thực
hiện nhằm thay đổi giá hàng hóa, dịch vụ trong các giao dịch mua, bán giữa các cơ
sở kinh doanh có mối quan hệ đặc biệt, với mục đích giảm thiểu tới mức có thể
nghĩa vụ thuế của các bên trong giao dịch đối với nhà nước.
1.6.2. Đối với đối tượng nộp thuế
Khi thực hiện hành vi trốn thuế sẽ bị xử lí bằng các biện pháp hành chính
hoặc hình sự tùy vào mức độ vi phạm. Tuy nhiên, thực trạng vi phạm pháp luật
thuế vẫn diễn ra một cách phổ biến. Chẳng hạn như hiện nay tồn tại khá nhiều các
doanh nghiệp thành lập ra không vì mục đích kinh doanh mà để mua bán các hóa
14


Nhóm 3–K38G_Luật tài chính
đơn của nhà nước rồi bán lại cho các cá nhân, tổ chức khác để sử dụng vào việc
khấu trừ khống tiền thuế của nhà nước và hợp thức hóa hàng hóa buôn lậu để trốn
thuế, rút ruột tiền chi của ngân sách nhà nước ở các công trình xây dựng cơ bản,
những đơn vị hành chính sự nghiệp. Ngoài ra cũng phải kể đến tâm lí chây ỳ nộp

thuế của đối tượng nộp thuế. Các doanh nghiệp còn lợi dụng sự thông thoáng và
chưa thực sự hoàn thiện của luật doanh nghiệp để chây ỳ nộp thuế.
Các chế tài xử lí các trường hợp vi phạm pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt
chưa đủ sức răn đe. Các văn bản pháp luật gần như không có chế tài xử lý thích
đáng đối với đội ngũ cán bộ thuế khi có vi phạm. Đối với những cán bộ đã vi phạm
tùy vào mức độ vi phạm mà có mức xử lý phù hợp. Không có các quy định rõ ràng
dẫn tới việc tiếp tay cho hoạt động trốn thuế, hoặc chính bản thân cán bộ sẽ gợi ý
cho đối tượng nộp thuế có quen biết cách trốn thuế.
Đội ngũ cán bộ thuế mặc dù đã được tăng cường và được bồi dưỡng đào tạo
trình độ chuyên môn và đăc biêt là phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp
nhưng tỷ lệ này chưa cao và chưa đáp ứng đủ nhu cầu thực tế của ngành thuế nước
ta hiện nay.
Việc xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật thuế nói chung và thuế TTĐB
nói riêng dẫn đến tâm lí coi thường nghĩa vụ nộp thuế và cố tình trốn tránh nghĩa
vụ của các đối tượng nộp thuế đối với Nhà nước. Hiện nay, đối với các hành vi vi
phạm pháp luật về thuế thì tùy theo mức độ và hậu quả của hành vi mà có thể bị xử
phạt hành chính hoặc truy cứu trach nhiệm hình sự. Ví dụ như: theo quy định tại
Điều 161 Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi bổ sung năm 2009) thì quy định hành
vi trốn thuế với các hình thức xử phạt cải tạo không giam giữ, phạt tù từ 6 tháng
đến 3 năm hoặc tù từ 2 năm đến 7 năm và phạt tiền gấp 1 đến 5 lần tiền trốn thuế.
Mặc dù quy định như vậy nhưng một số cá nhân, tổ chức kinh doanh vẫn có các
15


Nhóm 3–K38G_Luật tài chính
hành vi trốn thuế và hành vi này có khi kéo dài vài năm cho đến mười mấy năm mà
không được các cơ quan chức năng phát hiện. Khoảng thời gian trốn thuế đã làm
gây thất thoát rất lớn NSNN và gây hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế nước
nhà.
Ví dụ: Như theo báo cáo thống kê của cục hải quan Bình Dương tính đến

tháng 4 năm 2012 có tới 34 doanh nghiệp có chủ nước ngoài nợ thuế bỏ trốn, mất
tích, không kinh doanh tại địa chỉ đăng kí, ngừng kinh doanh hoặc tạm ngừng hoạt
động. Tổng số tiền nợ thuế của các doanh nghiệp này lên tới 43,4 tỷ đồng, nợ thuế
tiêu thụ đặc biệt là hơn 4,4 tỷ đồng.
II.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC

Điều cần thiết hiện nay là chúng ta phải từng bước xây dựng, triển khai,
hoàn thiện luật thuế tiêu thụ đặc biệt trong đó cần tuân thủ các yêu cầu mang tính
chất định hướng sau :
II.1. Hoàn thiện việc ban hành pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt.
Hoàn thiện chính sách thuế nói chung và các văn bản pháp luật về thuế nói
riêng: Mục tiêu của giải pháp này là đảm bảo có được hệ thống thuế thống nhất,
phù hợp, vừa đáp ứng yêu cầu về nguồn thu ngân sách, yếu cầu quản lý kinh tế của
Nhà nước, vừa phù hợp với khả năng đóng góp của các chủ thể trong nền kinh tế,
thúc đẩy sản xuất, kinh doanh tăng trưởng tăng thu nhập của dân cư. Đồng thời, hệ
thống thuế phải đạt được các yêu cầu về công bằng, rõ ràng, minh bạch, tạo thuận
lợi cho người nộp thuế. Nội dung này sẽ tác động trực tiếp làm giảm các áp lực về
gánh nặng thuế để dẫn đến hành vi gian lận thuế, đồng thời ngăn chặn các cơ hội
hay khả năng có thể gian lận thuế của nười nộp thuế, giảm chi phí quản lý, chi phí

16


Nhóm 3–K38G_Luật tài chính
tuân thủ, từ đó góp phần nâng cao mức độ tuân thủ pháp luật, hạn chế hành vi gian
lận trong tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế.
Xây dựng, hoàn thiện pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt bảo đảm tính minh
bạch, rõ ràng, dễ hiểu, dễ thực hiện. Điều này không những góp phần tạo điều kiện

cho việc thực thi pháp luật tiêu thụ đặc biệt mà còn giúp công tác thanh tra, kiểm
tra được thực hiện dễ dàng hơn.
Bên cạnh những vấn đề trên, để những quy định mới về thuế tiêu thụ đặc
biệt đi vào cuộc sống, cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung một số văn bản pháp luật
khác có liên quan như:
- Cần sửa đổi quy định về kê khai, nộp thuế tiêu thụ đặc biệt trong văn bản hướng
dẫn Luật Quản lý thuế. Theo đó, cần hướng bổ sung các hướng dẫn cụ thể kê khai,
nộp thuế đối với những trường hợp đặc thù: Cơ sở trực thuộc hạch toán độc lập,
các đơn vị liên kết của cơ sở kinh doanh nhập khẩu ô tô chở người dưới 24 chỗ và
điều hòa nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống; làm rõ hơn trách nhiệm khai
thuế và nộp thuế của bên giao gia công và bên nhận gia công…
- Sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật có liên quan trực tiếp đến nghĩa vụ kê khai,
tính thuế tiêu thụ đặc biệt. Theo đó, cần nghiên cứu sửa đổi định nghĩa về khu phi
thuế quan trong Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Nghiên cứu sửa đổi định
nghĩa về các bên có quan hệ liên kết, phạm vi áp dụng và nghĩa vụ kê khai của
doanh nghiệp đối với các giao dịch liên kết hiện quy định tại Thông tư
66/2010/TT-BTC.
II.2. Đối tượng chịu thuế và không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt
Như đã phân tích ở tiểu mục 1.2 của mục 1, thì nước ta cần xem xét một số
loại hàng hóa, dịch vụ cần đưa vào đối tượng chịu thuế và một số hàng hóa đã
được pháp luật quy định là đối tượng chịu thuế cần được đưa ra khỏi diện chịu thuế
TTĐB. Cụ thể:
II.2.1. Đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt
17


Nhóm 3–K38G_Luật tài chính
Ô tô 16-24 chỗ (điểm d khoản 1 Điều 2 Luật Thuế TTĐB 2008): Nên đưa
mặt hàng ô tô từ 16 đến 24 chỗ ngồi ra khỏi danh mục đối tượng chịu thuế TTĐB
vì đây là loại phương tiện lưu thông nhiều chỗ ngồi, thiết nghĩ nên được khuyến

khích sử dụng để góp phần giảm thiểu áp lực tình trạng quá tải giao thông trong
điều kiện nước ta hiện nay.
Đối với vàng mã, hàng mã (điểm k khoản 1 Điều 2 Luật Thuế TTĐB 2008)
cần có văn bản pháp luật hướng dẫn cụ thể để phân biệt các loại hàng mã hoặc bỏ
điều khoản này vì khó có thể phân biệt một cách rạch ròi được.
II.2.2. Đối tượng không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt
Nước ngọt có ga: Nên đưa nước ngọt có ga vào danh sách đối tượng chịu
thuế của Luật Thuế TTĐB.
Đồ điện tử cao cấp: Nên mở rộng diện chịu thuế TTĐB với những loại hàng
hóa dịch vụ này sẽ góp phần điều tiết thu nhập, định hướng tiêu dùng, mở rộng
thêm được nguồn thu.
Thuốc lá sợi (Công văn số 4325/BTC-CST ngày 04/04/2011của Bộ Tài
chính gửi Cục Hải quan các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hướng dẫn như
sau, thuốc lá sợi là nguyên liệu sản xuất thuốc lá điếu thành phẩm nên không thuộc
đối tượng chịu thuế TTĐB) thì nên hủy bỏ công văn này và cho thuốc lá sợi vào
đối tượng chịu thuế TTĐB.
II.3. Gía tính thuế và thuế suất
Gía tính thuế
Cần hoàn thiện hệ thống pháp luât trong việc tính chi phí bao bì,vỏ hộp để
đảm bảo sự công bằng giữa các doanh nghiệp.
Quản lí chặt chẽ hơn nữa công tác thành lập chi nhánh, công ty con để tránh
việc thành lập chỉ vì mục đích lách thuế gây tổn thất đến ngân sách nhà nước.
Cần sửa đổi, bổ sung giá tính thuế đối với các cơ sở trực thuộc, công ty
con,..
Thuế suất
Mặc dù thuế suất của các đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt đã được điều
chỉnh phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và được thay đổi theo từng lộ trình
nhất định là các khoảng năm. Tuy nhiên, nước ta cần:
18



Nhóm 3–K38G_Luật tài chính
Hoàn thiện hơn về các quy định về căn cứ tính thuế và thuế suất, phương
pháp tính thuế. Có thể học hỏi thêm từ kinh nghiệm cũng như những thành tựu xây
đựng pháp luật thuế TTĐB từ các nước khác.
Xuất phát từ thực tế kinh tế xã hội ở nước ta hiện nay thì pháp luật thuế tiêu
thụ đặc biệt cần lựa chọn hệ thống thuế suất phù hợp hơn. Bên cạnh tính thuế suất
dựa vào số lượng... cần phải xem xét về tính chất, đặc điểm, công suất, ảnh hưởng
xấu… của tất cả các loại hàng hóa, dịch vụ. Tức là không chỉ gói gọn cho xe ô tô
và điều hòa là có các cách tính thuế suất khác nhau căn cứ vào những đặc điểm của
chúng mà cần mở ra đối với các loại hàng hóa khác.
Ngoài ra, cần khắc phục tình trạng tính thuế chồng lên thuế. Thuế TTĐB là
một loại thuế gián thu nên việc tính thuế chồng lên thuế là không thể tránh khỏi.
Chính vì vậy cần làm tốt sổ sách, hóa đơn, chứng từ… tạo điều kiện cho việc tính
thuế một cách chính xác, rõ ràng.
Cần xác định mức ấn định thuế tiêu thụ đặc biệt tối thiểu có thể sẽ cao hơn
mức cần phải nộp thực tế của doanh nghiệp nhưng phải có biện pháp mạnh thì mới
có thể răn de và hạn chế sự vi phạm. Tránh hành vi “thỏa thuận ngầm” giữa cán bộ
thuế và đối tượng nộp thuế về mức ấn định thấp.
II.4. Khấu trừ thuế, giảm thuế tiêu thụ đặc biệt
Cần phải có những quy định cụ thể rõ ràng hơn trong việc xác định khấu trừ
thuế ở đối tượng là hàng hóa nhập khẩu phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, theo đó
hướng đến việc bảo đảm quyền lợi và sự bình đẳng giữa hàng hóa nhập khẩu và
hàng hóa có nguồn gốc ở trong nước.
Khi tiến hành khấu trừ, giảm thuế cần xem xét, kiểm tra kỹ các hóa đơn,
chứng từ nhập hàng và xuất hàng, các điều kiện giảm thuế có được đáp ứng đúng
như yêu cầu theo luật định hay không để tránh việc mua bán, làm giả các hóa đơn,
chứng từ để trục lợi.
Có chính sách hoàn thuế minh bạch, nhanh chóng để đảm bảo quyền và lợi
ích chính đáng của các cá nhân, tổ chức.

19


Nhóm 3–K38G_Luật tài chính
II.5. Nâng cao ý thức pháp luật cho người dân bằng cách tuyên truyền,
giáo dục một cách sâu rộng tới tất cả các tầng lớp.
Thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế mà nhiều người đã nộp mà không biết.
Không phải riêng các đối tượng có thu nhập cao mới là người sử dụng các hàng
hóa, dịch vụ là đối tượng của thuế này. Có những đối tượng là người dân bình
thường khi sử dụng hàng mã, vàng mã, thuốc lá…Họ không biết mình đang phải
nộp thuế tiêu thụ đặc biệt và như vậy cần có việc hướng dẫn và điều tiết chi tiêu
của Nhà nước.
Thông qua các hình thức tuyên truyền như truyền hình, báo, đài, internet hay
các khẩu hiệu trên đường phố… Nhà nước có thể tuyên truyền, phổ biến đến người
dân những quy định của pháp luật, những chính sách mới của nhà nước hay những
sửa đổi, bổ sung của pháp luật về thuế. Không chỉ nâng cao nhận thức pháp luật về
thuế cho người dân hay các doanh nghiệp mà nhà nước cũng như các cơ quan, tổ
chức định kỳ tổ chức các cuộc hội thảo, hội nghị giáo dục, tuyên truyền pháp luật
đến từng đối tượng cụ thể trong nhân dân. Phải làm cho họ biết được vài trò và tầm
quan trọng của thuế cũng như việc chấp hành nộp thuế đối với ngân sách nhà nước
cũng như sự phát triển chung của toàn xã hội.
II.6. Đối với công tác thực hiện và quản lý thuế
Để áp dụng thuế một cách có hiệu quả, ngoài việc tiếp tục hoàn thiện Luật
thuế TTĐB cần phải không ngừng hoàn thiện cơ chế đảm bảo thực hiện thuế trên
cơ sở đẩy mạnh cải cách hành chính thuế, cải cách hành chính thuế là một tất yếu
khách quan, bởi cải cách hành chính là yếu tố, là động lực cơ bản thúc đẩy sự phát
triển kinh tế xã hội trong bối cảnh kinh tế hội nhập quốc tế, là công cuộc đổi mới
sâu sắc.

20



Nhóm 3–K38G_Luật tài chính
- Tăng cường công tác giám sát hoạt động của cơ quan thuế các cấp như: xây dựng
chức năng giám sát trong nội bộ ngành thuế; xây dựng mô hình quản lý thuế với
tiêu chí là công việc của bộ phận này có thể kiểm tra giám sát, đánh giá công việc
của bộ phận khác; tổ chức bộ phận tiếp nhận thư góp ý của người nộp thuế để tổng
hợp, xem xét và xử lý kịp thời những trường hợp vi phạm của cán bộ thuế.
- Cần xây dựng, kiện toàn đội ngũ cán bộ công chức thuế, trong cải cách hành chính
thuế, nếu cải cách thủ tục hành chính thuế là khâu đột phá thì trọng tâm lại là vấn
đề kiện toàn đội ngũ cán bộ công chức thuế. Nếu có thể xây dựng được một hệ
thống thể chế tốt về thuế và thiết kế được mô hình tổ chức bộ máy hành chính thuế
tối ưu nhưnng nếu không có đội ngũ cán bộ công chức thành thạo chuyên môn,
nghiệp vu, tâm huyết với công việc để đáp ứng yêu cầu hiện đại hoá nền hành
chính thì mọi ý đồ cải cách hành chính thuế cũng không thể trở thành hiện thực
được.
- Cải cách mạnh mẽ công tác thanh tra, kiểm tra thuế. Công tác thanh tra, kiểm tra
còn nhiều hạn chế bởi nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau. Vì
vậy, phải khắc phục những hạn chế đó bằng nhiều cách.


Phải thực hiện tốt cả hai mặt: thanh tra và kiểm tra đối tượng nộp thuế

và thanh tra, kiểm tra nội bộ ngành thuế. Cần có xử lý nghiêm minh, kỵ thời, đúng
pháp luật đối với các hành vi gian lận thuế của các đối tượng nộp thuế cũng như là
hành vi bao che, “thỏa thuận ngầm” giữa cán bộ ngành thuế với các thương nhân.
Bằng một số biện pháp như: kỷ luật, khiển trách, hạ bậc lương hay cao hơn là bị xử
lý hành chính, xử lý hình sự để cho các cán bộ ngành thuế nghiêm chỉnh chấp hành
nhiệm vụ, tạo sự răn đe, giáo dục nhằm góp phần hiệu quả trong công tác quản lý
thuế.



Để tránh tình trạng chồng chéo trong kiểm tra, thanh tra thuế hiện nay

cần phải có sự thống nhất trong quy định ở các văn bản pháp luật về cơ quan có
thẩm quyền kiểm tra, thanh tra theo hướng chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền
21


Nhóm 3–K38G_Luật tài chính
kiểm tra, thanh tra đối tượng nộp thuế về việc thực hiện nghĩa vụ thuế đã được quy
định trong các luật thuế. Đây cũng là thông lệ của nhiều nước trên thế giới.


Củng cố bộ máy, đội ngũ kiểm tra, thanh tra thuế, nguồn lực phân bổ

cho công tác kiểm tra, thanh tra của ngành thuế. Hiện nay, nguồn lực bao gồm
nhân lực và các trang thiết bị khác ở các cơ quan, đơn vị tai một số địa phương
đang còn thiếu. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kiểm tra, giám sát
trên thị trường vì lực lượng quá mỏng. Cần đầu tư hơn cho nguồn nhân lực cũng
như đảm bảo các điều kiện khác để hoạt động thanh tra thuế có hiệu quả hơn.


Thực hiện nghiêm túc quy trình, quy chế thanh tra, kiểm tra thuế đồng

thời phải tổ chức giám sát chặt chẽ cán bộ thanh tra thuế, giám sát từng cuộc thanh
tra thuế. Để đảm bảo cho cơ chế tự kê khai nộp thuế có hiệu quả thì vấn đề thanh
tra, kiểm tra cũng cần phải được tăng cường trong đó mục tiêu của công tác thanh
tra, kiểm tra nhằm phát hiện các hành vi gian lận thuế và các hành vi gian lận trong
thương mại để trốn thuế, lậu thuế cũng như giảm xuống mức thấp nhất sự chênh

lệch giữa số thuế đối tượng tự kê khai và số thuế phải nộp theo luật thuế..

---HẾT---

TÀI LIỆU
1.
2.
3.
4.
5.

Giáo trình luật tài chính đại học luật Hà Nội
Giáo trình đại học luật Huế
Luật thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2008
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2014
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật thuế giá trị gia tang. Luật thuế tiêu thụ
đặc biệt, luật quản lý thuế năm 2016
22


Nhóm 3–K38G_Luật tài chính
6. Nghị định 108/2015 /ND-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều
của luật thuế tiêu thụ đặc biệt và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật thuế
tiêu thụ đặc biệt.
7. Nghị định 26/2009/ND-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của luật thuế tiêu
thụ đặc biệt năm 2008
8. Thông tư 64/2009 Hướng dẫn thi hành Nghị định số 26/2009/NĐ-CP ngày 16
tháng 3 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật
thuế tiêu thụ đặc biệt
9. Thông tư 195/2015 Thông tư hướng dẫn thi hành nghị định số 108/2015/NĐ-CP

ngày 28 tháng 10 năm của chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều
của luật thuế tiêu thụ đặc biệ và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật thuế tiêu
thụ đặc biệt
10. />11. />12. />13. />
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 3 – K38 G

1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.

Bùi Thị Thu Hiền
Vũ Thị Thúy
Nguyễn Thị Hoài Linh
Võ Thị Khánh Lựu
Võ Văn Hải
Lê Thị Bé Anh
Võ Nguyễn Như Quỳnh
Hồ Thị Tuyết Nhi
Trương Thị Giang
Nguyễn Thị Thanh Nhàn
Trần Thị Mỹ Linh


23


Nhóm 3–K38G_Luật tài chính

24



×