Tải bản đầy đủ (.docx) (144 trang)

Đảng bộ tỉnh bắc ninh lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân từ năm 1997 đến năm 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.31 MB, 144 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA Hµ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC X· HỘI Vµ NH¢N VĂN
***o0o***

VŨ THỊ YẾN

ĐẢNG BỘ TỈNH BẮC NINH L·NH ĐẠO
PH¸T TRIỂN KINH TẾ TƯ NH¢N
TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2012

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

Hµ NéI, 2014


I HC QUC GIA Hà NI
TRNG I HC KHOA HC Xã HI Và NHÂN VN
***o0o***

V TH YN

NG B TNH BC NINH LãNH O
PHáT TRIN KINH T T NHÂN
T NM 1997 N NM 2012
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Đảng
Mã số: 60 22 03 15

Ngi hng dn khoa hc: TS. PHM TH LNG DIU

Hà NộI, 2014



LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Công trình
đƣợc thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn của Tiến sĩ sử học Phạm Thị Lƣơng Diệu Trƣờng ĐHKHXH & NV - Đại học Quốc gia Hà Nội.
Các tài liệu, số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực,
bảo đảm tính khách quan, khoa học, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Hà Nội, ngày 01 tháng 03 năm 2014
Tác giả luận văn

Vũ Thị Yến


BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH BẮC NINH
***


BẢNG QUY ƯỚC
CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
1

CNH, HĐH

:

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

2

CTCP


:

Công ty cổ phần

3

DN

:

Doanh nghiệp

4

DNTN

:

Doanh nghiệp tƣ nhân

5

GDP

:

Tổng sản phẩm trong nƣớc

6


HĐND

:

Hội đồng nhân dân

7

HĐND, UBND

:

Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân

8

KCN

:

Khu công nghiệp

9

KTTN

:

Kinh tế tƣ nhân


10

KTXH

:

Kinh tế xã hội

11

SXKD

:

Sản xuất kinh doanh

12

SXKDCT

:

Sản xuất kinh doanh cá thể

13

TNHH

:


Trách nhiệm hữu hạn

14

XHCN

:

Xã hội chủ nghĩa

15

WTO

:

Tổ chức thƣơng mại thế giới


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chương 1. ĐẢNG BỘ TỈNH BẮC NINH LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN
KINH TẾ TƯ NHÂN TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2000.......................................14
1.1. Khái quát các yếu tố tác động và thực trạng kinh tế tƣ nhân của Bắc
Ninh trƣớc khi tái lập tỉnh (trƣớc tháng 1 năm 1997) ...........................................14
1.1.1. Các yếu tố tác động đến sự phát triển của KTTN ở Bắc Ninh ................14
1.1.2. Thực trạng KTTN của Bắc Ninh trƣớc ngày 01/01/1997 (trƣớc khi tái
lập tỉnh)...............................................................................................................22
1.2. Chủ trƣơng và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh về phát triển kinh
tế tƣ nhân từ năm 1997 đến năm 2000 ..................................................................25

1.2.1. Chủ trƣơng của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh ..................................................25
1.2.2. Sự chỉ đạo thực hiện của Đảng bộ ...........................................................31
Tiểu kết chƣơng 1..................................................................................................40
Chương 2. ĐẢNG BỘ TỈNH BẮC NINH LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN
KINH TẾ TƯ NHÂN TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2012.......................................42
2.1. Chủ trƣơng và sự chỉ đạo phát triển kinh tế tƣ nhân của Đảng bộ tỉnh
Bắc Ninh từ năm 2001 đến năm 2005 ...................................................................42
2.1.1. Chủ trƣơng của Đảng bộ Bắc Ninh .........................................................42
2.1.2. Quá trình chỉ đạo phát triển KTTN (2001 - 2005) ..................................46
2.2. Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lãnh đạo phát triển kinh tế tƣ nhân từ năm 2006
đến năm 2012 ........................................................................................................63
2.2.1. Chủ trƣơng của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh ..................................................63
2.2.2. Quá trình chỉ đạo phát triển (2006-2012) ................................................68
Tiểu kết chƣơng 2..................................................................................................77


Chương 3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ KINH NGHIỆM LỊCH SỬ .....................79
3.1. Đánh giá..........................................................................................................79
3.1.1. Về ƣu điểm...............................................................................................79
3.1.2. Về hạn chế ...............................................................................................87
3.2. Một số kinh nghiệm lịch sử ..........................................................................100
3.2.1. Kinh nghiệm trong xác định chủ trƣơng................................................100
3.2.2. Kinh nghiệm trong chỉ đạo thực hiện ....................................................102
Tiểu kết chƣơng 3................................................................................................107
KẾT LUẬN ............................................................................................................108
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................112
PHỤ LỤC ...............................................................................................................118


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Kinh tế tƣ nhân (KTTN) là loại hình tổ chức kinh tế dựa trên sở hữu tƣ nhân
về tƣ liệu sản xuất (bao gồm kinh tế cá thể, kinh tế tiểu chủ, kinh tế tƣ bản tƣ nhân), là bộ
phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Thành phần kinh tế này do có
những cách nhìn, quan điểm khác nhau qua các thời kỳ nên nó có những bƣớc phát triển,
thăng trầm, nhƣng nhƣ Các Mác đã từng khái quát rằng: một kết cấu kinh tế xã hội không
thể bị loại trừ bởi đời sống xã hội khi bản thân nó vẫn còn sức sống.
Từ tháng 12 năm 1986, với tinh thần "nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự
thật, nói rõ sự thật" Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam
đã tìm ra lối thoát cho cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội, thể hiện quan điểm đổi mới toàn
diện đất nƣớc, đặt nền tảng cho việc tìm ra con đƣờng thích hợp đi lên chủ nghĩa xã hội ở
Việt Nam.
Những chủ trƣơng, chính sách mới đã gợi mở, khuyến khích các thành phần
kinh tế phát triển, giải phóng năng lực sản xuất của xã hội để mở đƣờng cho phát triển
sản xuất. Theo đó, thành phần KTTN đƣợc phép tồn tại và phát triển. Qua hơn 20 năm đổi
mới, khu vực KTTN Việt Nam cũng đã đƣợc thừa nhận và có đóng góp ngày càng lớn
vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc, khẳng định vai trò trên các mặt: tạo
công ăn việc làm, tăng vốn đầu tƣ phát triển, mở rộng xuất khẩu, thúc đẩy tăng trƣởng
các ngành kinh tế công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ; thúc đẩy phát triển các thị trƣờng,
đổi mới kinh tế và hành chính, ngoài ra khu vực KTTN cũng đang tạo ra một không gian
rộng mở để thu hút và bồi dƣỡng nhân tài... Song, thành phần kinh tế này cũng còn nhiều
hạn chế, năng lực quản lý chƣa cao, hiệu quả kinh tế không ổn định, thực hiện pháp
luật chƣa tốt, nạn buôn lậu, trốn thuế vẫn thƣờng xuyên diễn ra, khả năng thích ứng với
hoàn cảnh hội nhập kinh tế
quốc tế còn thấp, …
Do vị trí địa lý của nƣớc Việt Nam trải dài, chia thành nhiều vùng miền khác nhau
dẫn tới mỗi địa phƣơng có những đặc thù riêng về nguồn lực, vị trí địa lý, văn hóa xã
hội..., chính những đặc thù riêng này ảnh hƣởng không nhỏ tới sự phát triển

1



của khu vực KTTN của mỗi vùng miền, mỗi tỉnh. Cụ thể, thành phần KTTN Bắc
Ninh có những nét chung, nét riêng so với cả nƣớc và các địa phƣơng khác.
Là một trong những địa phƣơng phát triển mạnh, năng động, Bắc Ninh trở
thành trung tâm chiến lƣợc đặc biệt quan trọng, là một tỉnh cửa ngõ phía Bắc của Thủ
đô Hà Nội - trung tâm xứ Kinh Bắc cổ xƣa, có nền văn hóa lâu đời, là cầu nối giữa Hà Nội
với các tỉnh trung du miền núi phía Bắc và nằm trên hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng
Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Hạ Long. KTTN của tỉnh Bắc Ninh luôn đƣợc đầu tƣ,
nghiên cứu, định hƣớng đúng đắn nên cũng có những bƣớc phát triển mạnh mẽ.
Từ khi tái lập tỉnh (01/01/1997), triển khai đƣờng lối của Trung ƣơng, Đảng bộ
tỉnh Bắc Ninh kế thừa những chủ trƣơng của tỉnh ủy Hà Bắc, tiếp tục thực hiện đƣờng
lối đổi mới, thành phần KTTN đƣợc tạo điều kiện phát triển, mang lại những đóng góp to
tớn cho kinh tế địa phƣơng. Tuy nhiên trong bối cảnh mới của quá trình hội nhập kinh tế
quốc tế, thì khu vực KTTN của tỉnh Bắc Ninh cũng bộc lộ không ít hạn chế, thể hiện:
chƣa có định hƣớng phát triển dài hạn; năng lực cạnh tranh chƣa cao; vấn đề phát triển
bền vững chƣa đƣợc đề cập; trình độ quản lý doanh nghiệp còn hạn chế; nhiều doanh
ngiệp nhận thức chƣa rõ các vấn đề liên quan tới Tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO).
Vì vậy Đảng bộ Bắc Ninh làm thế nào để KTTN phát huy đƣợc mặt mạnh, khắc phục
đƣợc những tồn tại để phát triển nhanh, vững chắc trở thành động lực mạnh trong quá
trình phát triển KTXH của tỉnh Bắc Ninh nói
riêng và nền kinh tế nƣớc Việt Nam nói chung thực sự là vấn đề cấp bách đặt ra.
Việc nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng nói chung, Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh nói riêng
trong lãnh đạo phát triển KTTN nhằm rút ra những mặt mạnh, cái hạn chế để có sự chỉ
đạo đúng đắn hơn nhằm phát huy hết tiềm năng của nó đối với việc phát triển đất nƣớc
hiện nay trong những năm tiếp theo là quan trọng và cấp thiết cả về lý luận cũng nhƣ
thực tiễn.
Hơn nữa chọn một tỉnh để tập trung nghiên cứu làm rõ sự lãnh đạo của Đảng bộ
địa phƣơng về phát triển KTTN trong những năm đổi mới vừa qua là cách tiếp cận hợp
lý để có đƣợc cái nhìn sâu sắc hơn, từ đó có thể phần nào suy ra những địa phƣơng

khác (từ điểm suy ra diện).

2


Vì những ý nghĩa lý luận và thực tiễn trên, tôi chọn đề tài: "Đảng bộ tỉnh
Bắc Ninh lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân từ năm 1997 đến năm 2012" làm đề tài
nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ, chuyên ngành lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
KTTN ở Việt Nam đã trải qua một thời kỳ cải tạo theo hƣớng xóa bỏ, từ khi
có đƣờng lối đổi mới nó lại đƣợc phục hồi và đẩy mạnh phát triển. Hình thức kinh
doanh của KTTN là phong phú đa dạng, vì vậy cũng có tình trạng tùy tiện, khó kiểm
soát, khó tổng hợp số liệu. Vì thế, việc nghiên cứu KTTN ở Việt Nam rất phức tạp và
khó khăn nhất là trên góc độ lịch sử Đảng. Mặc dù vậy, cho đến nay vấn đề KTTN ở
Việt Nam đã thực sự trở thành một đề tài thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học
trong và ngoài nƣớc. Đến nay, theo thống kê chƣa đầy đủ, đã có hơn 200 đầu sách, bài
viết, các đề tài nghiên cứu, hơn 60 văn bản pháp lý và hơn 30 văn kiện của Đảng về
KTTN hoặc có liên quan đến thành phần KTTN. Song, qua
quá trình khảo cứu sơ bộ, có thể chia thành các nhóm cơ bản nhƣ sau:
2.1. Nhóm 1: Nhóm các công trình, bài viết về kinh tế tư nhân
- Nhóm tác giả cuốn sách "Thành phần kinh tế cá thể, tiểu chủ và tư bản tư
nhân - Lý luận và chính sách" (2002, Nxb CTQG) do PGS, TS Hà Huy Thành chủ biên
đã đi sâu phân tích thực trạng phát triển khu vực KTTN ở nƣớc Việt Nam trong thời kỳ
đổi mới (theo ngành nghề và phân theo vùng lãnh thổ) nêu lên những kết quả đạt đƣợc,
những tồn tại, yếu kém, nguyên nhân chủ yếu và khuyến nghị những chính sách, giải
pháp nhằm thúc đẩy phát triển khu vực KTTN. Trên cơ sở đó, nhóm tác giả đƣa ra
khuyến nghị phƣơng hƣớng và giải pháp tiếp tục đổi mới quản lý nhà nƣớc đối với
KTTN ở Việt Nam.
- Cuốn sách: "KTTN Việt Nam sau 2 thập kỉ đổi mới thực trạng và những vấn đề
đặt ra" (2005, Nxb Khoa học xã hội) của tác giả Định Thị Thơm. Đây là ấn phẩm thu

thập và hệ thống các bài viết phân tích, đánh giá, kiến giải và những giải pháp đúc kết
trong những công trình, bài viết của 9 nhà nghiên cứu về những vấn đề lý luận, thực
tiễn phát triển và hạn chế cũng nhƣ triển vọng phát triển của khu vực KTTN. Công
trình đã đề cập đến các nội dung: (1) KTTN Việt Nam sau hai thập kỉ

3


đổi mới, tiến triển và những vấn đề; (2) Các thành phần kinh tế ở Việt Nam, chính
sách và thực tiến thời kì đổi mới; (3) Những dự báo và chính sách sử dụng kinh tế tƣ
bản tƣ nhân theo định hƣớng XHCN.
- Cuốn sách: "Sự vận động, phát triển của KTTN trong nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa" (2005, Nxb CTQG) của các tác giả Mai Tết, Nguyễn Văn Tuất,
Đăng Danh Lợi. Trong cuốn sách này, các tác giả đã nêu lên vai trò và thực trạng
KTTN Việt Nam từ trƣớc tới nay; trên cơ sở đó các tác giả đã cố gắng tìm những luận
cứ khoa học để đƣa ra những dự báo về xu hƣớng vận động và phát triển của sở hữu tƣ
nhân, KTTN trong nền kinh tế thị trƣờng.
- Trong cuốn: "Phát triển KTTN ở Việt Nam hiện nay" (2006, Nxb CTQG) của tác giả
Vũ Quốc Tuấn đã đi sâu phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn trình bày quá trình tìm tòi, thử
nghiệm, đột phá, đấu tranh tƣ tƣởng và tổng kết sự phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành
phần ở Việt Nam, trong đó KTTN là bộ phận quan trọng. Đồng thời phân tích, nhận dạng
và dự báo xu hƣớng phát triển KTTN, đề xuất một số chính sách, giải pháp phát triển KTTN
trong giai đoạn tới.
- "Về việc phát triển khu vực KTTN trong giai đoạn hiện nay" của Trần Thị Hạnh,
luận án tiến sỹ kinh tế, năm 1994, đã nêu ra đƣợc khái niệm về hoạt động kinh doanh
tƣ nhân, các hình thức tổ chức hoạt động kinh doanh tƣ nhân, các hình thức tổ chức
hoạt động kinh doanh tƣ nhân, phân tích quá trình phát triển của khu vực KTTN ở Việt
Nam, thực trạng và hạn chế của nó.
- "Kinh tế tư nhân ở Việt Nam từ 1986 đến 1995" của Hồ Sỹ Lộc, Luận án Phó
tiến sỹ khoa học lịch sử, Hà Nội, 1996 đã khái quát tình hình KTTN qua các giai đoạn:

khôi phục và phát triển (1954 - 1957), giai đoạn cải tạo KTTN (1958 - 1985) và KTTN
ở Việt Nam trong quá trình đổi mới (từ 1986 đến 1995).
- Cuốn sách: "Sở hữu tư nhân và KTTN trong nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam" (2006, Nxb CTQG) của tác giả GS.TS Nguyễn Thanh Tuyền
là kết quả nghiên cứu đề tài khoa học cấp nhà nƣớc KX.0104. Trong cuốn sách này, tác
giả không chỉ đề cập đến cơ sở lý luận và thực tiễn, bản chất, vai trò và vị trí của KTTN
nói chung cũng nhƣ trong nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa nói riêng,
thực trạng phát triển KTTN ở nƣớc ta, mà còn nêu lên

4


những nhận thức của tác giả về những vấn đề "cần đƣợc làm rõ": (1) Nêu rõ luận cứ
khoa học về tính tất yếu khách quan và sự phát triển lâu dài của sở hữu tƣ nhân và
KTTN ở Việt Nam; vai trò, vị trí của KTTN trong nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng
XHCN; vấn đề Đảng viên làm KTTN, lợi ích KTXH mà KTTN đem lại... (2) Đề xuất 8
chính sách đổi mới có tính hệ thống và đồng bộ và phát triển KTTN trong cơ chế thị
trƣờng ở Việt Nam; (3) Dự báo về phƣơng hƣớng xã hội hóa, sở hữu tƣ nhân và KTTN
trong phát triển kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa.
- "Kinh tế ngoài quốc doanh, hiện trạng, phương hướng phát triển và giải pháp"
của TS. Lê Văn Toàn đăng trên tạp chí Thông tin Kinh tế Kế hoạch (năm 1993) đã điều
tra hiện trạng và xu hƣớng phát triển của kinh tế ngoài quốc doanh trong lĩnh vực công
thƣơng nghiệp. Từ đó, tác giả đƣa ra những quan điểm và giải pháp cho sự phát triển
thành phần kinh tế này.
Ngoài ra còn rất nhiều công trình, bài viết đề cập đến vấn đề KTTN ở những
góc độ khác nhau nhƣ:
Vấn đề tạo lập môi trƣờng kinh doanh cho khu vực KTTN: Bài viết "Hoàn
thiện thể chế môi trường kinh doanh phù hợp với các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế của
Việt Nam" của tác giả Lê Danh Vĩnh đăng trên tạp chí kinh tế phát triển số 220 tháng
2/2009; cuốn "Hoàn thiện thể chế về môi trường kinh doanh của Việt Nam" (2009, Nxb

CTQG) của tác giả Lê Doanh Vĩnh; cuốn "Nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay" (năm 2009, Nxb
Thông Tấn) của tác giả Nguyễn Thị Thu Hà; "Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho
các doanh nghiệp nhỏ" (2008, Nxb CTQG) của Phòng công nghiệp và thƣơng mại Việt
Nam (VCCI); bài viết "Thực hiện luật đầu tư và luật doanh nghiệp từ góc độ cải cách
thể chế" (Tạp chí quản lý kinh tế, số 18 (3+4/2008) của tác giả Nguyễn Đình Cung...
Về KTTN với quá trình hội nhập: Cuốn sách "KTTN trong giai đoạn toàn cầu
hóa" (năm 2003, Nxb Khoa học xã hội) của Viện thông tin khoa học xã hội); Công trình
"Phát triển khu vực KTTN ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế" (Tạp chí
Ngân Hàng số 5 - 2003) của tác giả Phan Hồng Giang; Công trình "Con đường nào cho
KTTN Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế" (Tạp chí Tài chính

5


số tháng 4/2003) của tác giả Vũ Thị Bạch Tuyết; cuốn sách: "WTO thuận lợi và
thách thức cho các Doanh nghiệp Việt Nam" (2006, Nxb Lao động - xã hội) của tác giả
Nguyễn Thủy Nguyên; "Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện toàn cầu
hóa" (2006, Nxb Lao động) của tác giả Trần Sửu - Đại học Ngoại thƣơng; "Nâng cao
sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế" (2006,
Nxb CTQG) của tác giả Vũ Trọng Lâm; "Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh
nghiệp Việt Nam trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay" (2006, Nxb CTQG)...
Về kinh nghiệm phát triển KTTN ở một số quốc gia: Liên quan tới kinh nghiệm
phát triển KTTN ở một số quốc gia cũng có một số bài báo và công trình nghiên cứu
nhƣ: "Nước Mỹ với vấn đề hỗ trợ tài chính cho phát triển khu vực KTTN" đăng trên
Thông tin Kinh tế - xã hội số 10/2012; "Phát triển khu vực KTTN kinh nghiệm Trung
Quốc và bài học cho Việt Nam" của tác giả Lê Thị Vân Anh đăng trên Tạp chí Kinh tế và
phát triển số 69/2003; "KTTN trong một số nền kinh tế chuyển đổi Đông Âu" của tác giả
Nguyễn Văn Tâm đăng trên Tạp chí Những vấn đề kinh tế thế giới số 3 (83) 2003; "KTTN
ở một số nền kinh tế chuyển đổi những năm qua" của tác giả Đinh Thị Thơm đăng trên

Tạp chí Thông tin Khoa học xã hội số 3 - 2004; "Vai trò khu vực KTTN trong nền kinh tế
Trung Quốc" của tác giả Nguyễn Mậu Quyết đăng trên Tạp chí Thị trƣờng giá cả số
4/2003; "Phát triển KTTN ở Trung Quốc" của tác giả Đinh Đào Ánh Thủy đăng trên
Tạp chí Những vấn đề Kinh tế thế giới số 3 (119) 2006; trong cuốn "Trung Quốc sau khi
gia nhập WTO - Thành công và thách thức" từ trang 166 đến 175 đề cập tới vấn đề phát
triển KTTN ở Trung Quốc. Nhìn chung các công trình và bài viết kể trên đề cập tới quá
trình hình thành cũng nhƣ vai trò của khu vực KTTN đối với nền kinh tế của các quốc
gia đó. Các bài viết cũng nhấn mạnh tƣ tƣởng, quan điểm đổi mới nhằm phát huy tiềm
lực của khu vực KTTN, cùng với đó là những chính sách về môi trƣờng vĩ mô và những
giải pháp cụ thể nhƣ chính sách đất đai, tài chính tín dụng... để thúc đẩy khu vực
KTTN phát triển.
Nghiên cứu phát triển KTTN ở phạm vi địa phƣơng:

6


- Trong cuốn sách: "Kinh tế - xã hội nhân văn trong phát triển KTTN ở Hà
Nội" (2004, Nxb CTQG) của các tác giả GS.TSKH Lê Du Phong, PGS.TS Hoàng Văn
Hoa, PGS.TS Nguyễn Văn Áng, Trƣờng Đại học Kinh tế quốc dân. Cuốn sách đã hệ thống
hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển KTTN ở nƣớc ta, thực trạng phát triển
KTTN ở Hà Nội và những vấn đề đặt ra về kinh tế - xã hội - nhân văn; từ đó đƣa ra các
giải pháp giải quyết vấn đề trên.
- Cuốn sách: "Phát triển KTTN ở Hà nội" (2004, Nxb CTQG) của các tác giả TS.
Nguyễn Minh Phong, Viện nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội. Cuốn sách nêu lên
những kinh nghiệm quốc tế (của Nhật Bản, Trung Quốc, các nƣớc đang phát triển khác
ở Châu Á, các nƣớc có nên kinh tế đang chuyển đổi ở Đông Âu) trong quá trình phát
triển KTTN, quá trình phát triển KTTN ở Việt Nam, phân tích thực trạng và những vấn
đề đặt ra trong phát triển KTTN ở Hà Nội, đề xuất những quan điểm và giải pháp chủ
yếu để phát triển KTTN ở Hà Nội trong thời gian tới. Đồng thời tác giả cũng kiến nghị một
số vấn đề cụ thể với chính phủ, các Bộ, ngành và thành phố Hà Nội nhằm thúc đẩy phát

triển KTTN ở Hà Nội nói riêng và cả nƣớc nói chung.
- Luận án "Phát triển đội ngũ doanh nhân thành phố Hồ Chí Minh trong nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa" - Khoa kinh tế - Đại học Quốc Gia Tp Hồ Chí
Minh năm 2007 làm rõ lý luận về doanh nhân một vấn đề rất mới trong nền kinh tế thị
trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam; khái quát toàn diện đa chiều về thực trạng
phát triển đội ngũ doanh nhân trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh; chỉ ra định hƣớng, hệ
thống quan điểm phát triển đội ngũ doanh nhân ở thành phố Hồ CHí Minh.
Bên cạnh các cuốn sách trên cũng có nhiều bài viết trên các tạp chí nhƣ:
"KTTN thành phố Hồ Chí Minh: Thực trạng và xu thế phát triển" của tác giả Hà Văn
Ánh đăng trên tạp chí Nghiên cứu kinh tế số 294 - tháng 11/2002; "Làm gì để phát triển
KTTN ở Hà Nội" của tác giả Đinh Thị Thu Hƣơng đăng trên Tạp chí Thị trƣờng giá cả và
dự báo số 9 - 002; "KTTN trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh - thực trạng và giải
pháp" của tác giả Nguyễn Thị Doan đăng trên tạp chí Thƣơng mại số 9 - 2002; "Định
hướng và khuyến khích tiếp tục phát triển KTTN ở tỉnh

7


Đồng Nai" của tác giả Nguyễn Công Thành đăng trên tạp chí Lý luận chính trị số 8
- 2002. Các công trình này đều đƣa ra đƣợc các tiêu chí: sự tăng trƣởng về số lƣợng, quy
mô vốn đăng kí của các DNTN, cơ cấu theo ngành, sự đóng góp của khu vực kinh tế
này vào việc phát triển kinh tế địa phƣơng (GDP, thu hút lao động, giải quyết việc làm,
nộp ngân sách…) và những hạn chế đồng thời đƣa ra các giải pháp nhằm phát triển trên khu
vực KTTN tại từng địa phƣơng.
Các công trình nghiên cứu về KTTN nói chung trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh:
- Luận án Tiến sĩ : "Quá trình phát triển DN vừa và nhỏ ngoài quốc doanh ở
tỉnh Bắc Ninh giai đoạn từ 1997 - 2003 - Thực trạng, kinh nghiệm và giải pháp" năm
2008 của tác giả Mẫn Bá Đạt - Đại học KTQD. Tác giả đã nghiên cứu sự phát triển của
các DN vừa và nhỏ ngoài quốc doanh ở tỉnh Bắc Ninh để thấy đƣợc thực trạng của khu
vực này và những chính sách của nhà nƣớc và địa phƣơng tác động đến sự phát triển

của các DN vừa và nhỏ ngoài quốc doanh, hoạt động của DN vừa và nhỏ ngoài quốc
doanh và những đóng góp của nó đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở địa phƣơng.
- Luận án tiến sĩ: "Phát triển kinh tế tư nhân ở tỉnh Bắc Ninh trong điều kiện hội
nhập kinh tế quốc tế" năm 2011 của tác giả Nguyễn Đức Chính - Viện Khoa học xã hội Việt
Nam. Luận án làm rõ một số vấn đề cơ bản về phát triển KTTN ở tỉnh Bắc Ninh từ năm
2000 đến năm 2009 nêu rõ những thành quả và những tồn tại bất cập. Đề xuất quan
điểm và những giải pháp chủ yếu để phát triển KTTN của tỉnh trong giai đoạn tới.
2.2. Nhóm 2: Những công trình, bài viết nói về chủ trương, chính sách, sự
lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, của Đảng bộ các địa phương, về quản lý
nhà nước đối với KTTN
- Tiêu biểu là Luận án tiến sĩ "Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo phát triển
KTTN từ năm 1986 đến năm 2005" năm 2012 của tác giả Phạm Thị Lƣơng Diệu - Trƣờng
Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn. Luận án đã trình bày: Chủ trƣơng của Đảng Cộng
sản Việt Nam về KTTN từ năm 1986 đến năm 2005; Quá trình chỉ đạo của Đảng và thực
trạng phát triển sinh động của KTTN Việt Nam trong 20 năm đầu thời kỳ đổi mới; Đánh
giá ƣu điểm, hạn chế của Đảng Cộng sản Việt Nam trong lãnh

8


đạo phát triển KTTN, nêu nguyên nhân của những ƣu điểm, hạn chế đó và rút ra các
bài học kinh nghiệm có ý nghĩa lý luận và thực tiễn về lãnh đạo phát triển KTTN Việt Nam
trong thời gian 20 năm đầu đổi mới và các kiến nghị góp phần nâng cao hơn
nữa sự lãnh đạo của Đảng đối với thành phần kinh tế này trong thời gian tiếp theo.
- Đề tài cấp nhà nƣớc hoàn thành năm 1993: "Phát triển và quản lý kinh tế
ngoài quốc doanh" do PGS.TS. Hoàng Kim Giao làm chủ nhiệm. Đề tài tiến hành điều tra
trên 100 doanh nghiệp tƣ nhân tại 16 tỉnh thành phố khắp cả nƣớc. Với 70 báo cáo và tham
luận, 34 chƣơng sách và một số ấn phẩm khác, đề tài đã phác họa một bức tranh phong
phú về kinh tế ngoài quốc doanh ở Việt Nam: vừa đa dạng, vừa linh hoạt, vừa tùy tiện với
các tên gọi khác nhau; lẫn lộn giữa cái đăng kí và cái có thật, giữa tên gọi và thực chất…

rất khó kiểm định. Một thực thể kinh tế đƣợc thừa nhận nhƣng chƣa định hình, nhiều biến động,
nhiều thăng trầm.
- Cuốn "Đổi mới cơ chế quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế thị
trường ở Việt Nam" do PTS. Nguyễn Hữu Hải chủ biên, đã nghiên cứu vai trò của
doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế thị trƣờng, qua đó cho thấy ở Việt Nam các
doanh nghiệp tƣ nhân đa phần ở quy mô vừa và nhỏ. Từ đó, tác giả rút ra kết luận: phát
triển doanh nghiệp vừa và nhỏ là phù hợp với trình độ quản lý của các chủ doanh nghiệp ở
Việt Nam và thu hút đƣợc nguồn lao động xã hội.
- Luận án Tiến sĩ : "Quá trình hoàn thiện các chính sách thúc đẩy phát triển làng
nghề của tỉnh Bắc Ninh giai đoạn từ 1997 đến 2003 - Thực trạng, kinh nghiệm và giải
pháp" năm 2008 của tác giả Nguyễn Nhƣ Chung - Đại học KTQD. Luận án này làm rõ
cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của các chính sách đối với sự phát triển các làng
nghề trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn và phát triển kinh tế thị trƣờng;
đồng thời phân tích các tác động của chính sách (của nhà nƣớc và địa phƣơng) đến sự phát
triển của các làng nghề ở tỉnh Bắc Ninh, rút ra các bài học kinh nghiệm và đề xuất các
quan điểm, các giải pháp chủ yếu và các kiến nghị nhằm hoàn thiện chính sách thúc đẩy
phát triển làng nghề ở tỉnh Bắc Ninh.
2.3. Nhận xét về các công trình nghiên cứu nói trên
Các công trình nghiên cứu đều thừa nhận KTTN là khu vực cung cấp khối
lƣợng sản phẩm lớn nhất cho xã hội. Sự tồn tại nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành

9


phần kinh tế, trong đó có KTTN là tất yếu bắt nguồn từ quy luật về sự phù hợp giữa
quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ phát triển của lực lƣợng sản xuất. Đây là khu
vực kinh tế năng động và có khả năng thích ứng nhanh nhạy với những đặc trung của
nền kinh tế thị trƣờng, có tiềm năng lớn trong việc nâng cao năng lực nội sinh của đất nƣớc,
tăng trƣởng kinh tế. Các tác giả cũng nhất trí với quan điểm phát triển KTTN là có lợi cho
chủ nghĩa xã hội và đƣợc coi là điều kiện không thể thiếu để xây dựng thành công nền kinh

tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa.
Các công trình nghiên cứu KTTN ở Bắc Ninh đã đƣợc một số tác giả chú ý
nhƣng chỉ đề cập ở một vài khía cạnh và tất cả các công trình nêu trên đã cho thấy hiện
trạng sôi động của KTTN ở Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên vẫn chƣa có công trình nào
khác sát một cách có hệ thống các chủ trƣơng, chính sách về KTTN của Đảng bộ tỉnh
Bắc Ninh, sự lãnh đạo, chỉ đạo phát triển KTTN của Đảng bộ duới góc độ khoa học lịch
sử Đảng, nhất là những năm gần đây.
2.4. Những nội dung mà luận văn sẽ nghiên cứu (bổ sung khoảng trống
trong nghiên cứu)
Ở từng góc độ, các công trình trên đã cung cấp những số liệu đáng quan tâm
cho các nhà nghiên cứu, có giá trị với việc thực hiện luận văn này.
Chọn và nghiên cứu đề tài này, tôi hy vọng qua luận văn của mình sẽ phần nào
làm rõ thêm sự lãnh đạo của Đảng bộ Bắc Ninh đối với thành phần KTTN từ năm 1997
đến năm 2012. Trên cơ sở đó luận văn đi đến những luận định, rút ra những bài học
kinh nghiệm để góp phần thúc đẩy KTTN ở Bắc Ninh phát triển mạnh mẽ hơn góp
phần tích cực vào sự phát triển KT - XH của địa phƣơng.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu: Làm rõ quá trình lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh
trong việc phát triển KTTN từ năm 1997 đến năm 2012. Đồng thời rút ra một số nhận xét và kinh
nghiệm trong quá trình lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh.
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để thực hiện mục đích nêu trên, nhiệm vụ của luận văn là:
+ T r ì n h b à y k h á i q u á t q u a n đ i ể m, c h ủ t rƣ ơ n g c ủ a Đ ả n g c ộ ng sả n V i ệ t
Nam về kinh tế, KTTN để làm rõ quá trình quán triệt, vận dụng của Đảng bộ tỉnh

10


B ắ c N i n h v à o t hự c t iễn l ã n h đ ạ o p h á t tr i ể n K T T N ở t ỉ n h B ắ c N i nh t ừ n ă m 1 9 9 7
đến năm 2012.

+ Dựng lại quá trình chỉ đạo phát triển KTTN của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh và
thực trạng phát triển của thành phần kinh tế này từ năm 1997 đến năm 2012.
+ Đánh giá, nhận xét sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh với những ƣu
điểm, hạn chế và nguyên nhân của những ƣu điểm, hạn chế đó, đồng thời luận văn còn
rút ra một số kinh nghiệm lịch sử trong quá trình lãnh đạo phát triển KTTN của Đảng bộ
Bắc Ninh trong thời gian từ năm 1997 đến năm 2012.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Sự lãnh đạo phát triển KTTN của Đảng bộ tỉnh Bắc
Ninh từ năm 1997 đến năm 2012, cụ thể là nghiên cứu chủ trƣơng, đƣờng lối và quá trình tổ
chức thực hiện phát triển KTTN của Đảng bộ Bắc Ninh.
- Phạm vi nghiên cứu
+ Về không gian: Nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh đối với
thành phần KTTN ở 1 thành phố, 1 thị xã, 6 huyện của tỉnh Bắc Ninh
+ Về thời gian: Từ năm 1997 dến năm 2012. Chọn mốc bắt đầu năm 1997 vì
ngày 1/1/1997, tỉnh Bắc Ninh chính thức hoạt động theo đơn vị hành chính mới sau khi
đƣợc kỳ họp thứ 10 Quốc Hội khóa IX ra Quyết định phê chuẩn việc tái lập hai tỉnh Bắc
Ninh và Bắc Giang; chọn mốc kết thúc nghiên cứu là năm 2012 bởi đến thời điểm này
Bắc Ninh sau 15 năm tái lập tỉnh, nguồn tài liệu phục vụ công trình nghiên cứu đƣợc tổng
hợp, đánh giá tƣơng đối đầy đủ và cũng là năm tác giả đăng ký đề tài luận văn.
+ Về nội dung nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu sự lãnh đạo của
Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh đối với KTTN ở cả 3 bộ phận cấu thành: kinh tế cá thể, kinh tế tiểu
chủ, kinh tế tƣ bản tƣ nhân. Nghiên cứu sự lãnh đạo phát triển KTTN trong mối liên
quan với các thành phần kinh tế khác ở một mức độ nhất định. Đồng thời có sự so sánh
với các tỉnh có cùng thời điểm tái lập và có những nét tƣơng đồng về vị trí địa lý kinh tế.

11


5. Cơ sở nghiên cứu, nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở nghiên cứu:

+ Cơ sở lý luận: Luận văn nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận, phƣơng pháp duy
vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh; các
quan điểm, chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về phát triển KTTN.
+ Cơ sở thực tiễn: Từ thực tiễn phát triển KTTN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh trong
những năm từ 1997 đến 2012.
- Nguồn tư liệu chủ yếu để nghiên cứu đề tài này bao gồm:
+ Các tác phẩm của C.Mác - Lênin liên quan đến sở hữu tƣ nhân và KTTN.
+ Các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nƣớc trong thời kỳ đổi
mới có liên quan đến kinh tế, KTTN, nhất là trong những năm 1997 đến năm 2012.
+ Các văn kiện của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh về kinh tế, KTTN trong những năm
1997 đền năm 2012 (Đại hội XV, XVI, XVII, XVIII). Đây là nguồn tƣ liệu quan trọng
nhất.
+ Niên giám Thống kê của Cục thống kê Bắc Ninh từ năm 1997 đến năm 2012. + Các
công trình nghiên cứu vấn đề này trên nhiều góc độ khác nhau.
- Phương pháp nghiên cứu:
Để hoàn thành luận văn, công trình đã sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu
cơ bản sau: phƣơng pháp lịch sử, phƣơng pháp lôgic và sự kết hợp giữa hai phƣơng
pháp đó. Ngoài ra còn sử dụng các phƣơng pháp khác nhƣ: phân tích, so sánh, tổng
hợp, thống kê toán học, phỏng vấn chuyên gia, thực địa…
6. Đóng góp của luận văn
- Trình bày một cách có hệ thống quá trình lãnh đạo phát triển KTTN của
Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh từ năm 1997 đến năm 2012.
- Nêu khái quát quá trình phát triển của KTTN và đóng góp của khối kinh tế này
đối với kinh tế địa phƣơng từ năm 1997 đến năm 2012.
- Phân tích, đánh giá về ƣu điểm, hạn chế trong quá trình lãnh đạo phát triển
KTTN của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh, rút ra một số kinh nghiệm từ quá trình lãnh đạo của
Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh đối với thành phần KTTN ở địa phƣơng trong thời gian từ năm
1997 đến năm 2012.

12



Ngoài ra, luận văn có thể dùng nhƣ một tài liệu tham khảo khi nghiên cứu về
tỉnh Bắc Ninh trong lĩnh vực phát triển kinh tế, KTTN dƣới góc độ lịch sử Đảng.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận
văn gồm 3 chƣơng:
Chương 1: Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lãnh đạo phát triển KTTN từ năm 1997
đến năm 2000
Chương 2: Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lãnh đạo phát triển KTTN từ năm 2001
đến năm 2012
Chương 3: Đánh giá chung và kinh nghiệm lịch sử

13


Chương 1
ĐẢNG BỘ TỈNH BẮC NINH LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN
KINH TẾ TƯ NHÂN TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2000
1.1. Khái quát các yếu tố tác động và thực trạng kinh tế tư nhân của Bắc Ninh
trước khi tái lập tỉnh (trước tháng 1 năm 1997)
1.1.1. Các yếu tố tác động đến sự phát triển của KTTN ở Bắc Ninh
* Điều kiện tự nhiên
Bắc Ninh là một tỉnh nằm ở đồng bằng Bắc Bộ, trong khu vực kinh tế trọng
điểm phía Bắc của Việt Nam. Bắc Ninh là vùng đất đƣợc hình thành sớm trong thời đại đồ
đá. Cùng với nhiều biến thiên thăng trầm của lịch sử, vùng đất này có những thay đổi về
tên gọi, địa giới hành chính. Thời Hùng Vƣơng - An Dƣơng Vƣơng, đây là đất thuộc bộ
Vũ Ninh trong nhà nƣớc Văn Lang - Âu Lạc. Dƣới thời Lý, có tên là Lộ Bắc Giang. Thời
Hồ lại tách ra thành Lộ Bắc Giang và Lộ Lạng Giang. Sang thời Lê đổi tên thành trấn
Kinh Bắc. Trên 4 thế kỷ, trấn Kinh Bắc ổn định với 20 huyện trong 4 phủ. Năm 1931,

trấn Kinh Bắc đƣợc đổi thành tỉnh Bắc Ninh với 21 huyện. Đến thời thuộc Pháp Bắc Ninh
đƣợc chia làm 2 tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang.
Ngày 27 tháng 10 năm 1962, Quốc hội khóa II ra nghị quyết hợp nhất 2 tỉnh Bắc
Ninh và Bắc Giang thành tỉnh Hà Bắc với 14 huyện và 2 thị xã.
Tháng 11 năm 1996, kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa IX đã Quyết định phê chuẩn
việc tái lập 2 tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang. Ngày 1 tháng 1 năm 1997, Tỉnh Bắc Ninh
chính thức hoạt động theo đơn vị hành chính mới. Bắc Ninh ngày nay bao gồm thành phố
Bắc Ninh, thị xã Từ Sơn và 6 huyện thị: Gia Bình, Lƣơng Tài, Quế Võ, Thuận Thành, Tiên
Du và Yên Phong.
Diện tích tự nhiên của tỉnh Bắc Ninh là 822,71 km2 (diện tích tự nhiên nhỏ nhất
trong 64 tỉnh thành phố trên cả nƣớc). Bắc Ninh nằm trong khu vực đồng bằng sông Hồng,
cửa ngõ thủ đô Hà Nội, nằm trong tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội - Hải Phòng Quảng Ninh, tiếp giáp với tỉnh Bắc Giang ở phía Bắc và Đông Bắc, với tỉnh Hải Dƣơng
và Hƣng Yên ở phía Nam và Đông Nam, với thủ đô Hà Nội ở phía Tây và Tây Bắc.

14


Bắc Ninh có địa hình tƣơng đối bằng phẳng, là vùng đất chuyển tiếp giữa
đồng bằng và miền núi, hƣớng dốc chủ yếu từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông đƣợc
thể hiện qua các dòng chảy nƣớc mặt đổ về sông Cầu, sông Đuống và sông Thái Bình.
Mức độ chênh lệch địa hình không lớn. Địa hình chia làm 2 vùng: vùng đồng bằng chiếm
phần lớn diện tích toàn tỉnh có độ cao phổ biến từ 3 - 7m so với mực nƣớc biển, địa hình
trung du đồi núi có độ cao phổ biến từ 300 - 400m. Diện tích đồi núi của tỉnh chiếm tỷ lệ
rất nhỏ (0,53%) so với tổng diện tích của toàn tỉnh, phân bố chủ yếu ở 2 huyện Quế Võ
và Tiên Du, ngoài ra còn có một số khu vực thấp trũng ven đê thuộc huyện Gia Bình,
Lƣơng Tài, Quế Võ và Yên Phong.
Bắc Ninh có hệ thống giao thông thuận lợi kết nối với các tỉnh trong vùng nhƣ:
Quốc lộ 1A, 1B mới nối Hà Nội - Bắc Ninh - Lạng Sơn; đƣờng cao tốc 18 nối sân bay
quốc tế Nội Bài - Bắc Ninh - Hạ Long; Quốc lộ 38 nối Bắc Ninh - Hải Dƣơng - Hải
Phòng, Quốc lộ 3 mới, vành đai 3,và 4 Hà Nội; trục đƣờng sắt xuyên Việt chạy qua Bắc

Ninh đi Lạng Sơn và Trung Quốc, đƣờng sắt cao tốc Yên Viên - Cái Lân; mạng lƣới
đƣờng thủy rất thuận lợi nối với hệ thống cảng sông và cảng biển của vùng, tạo cho
Bắc Ninh là địa bàn mở gắn với phát triển của thủ đô Hà Nội. Bắc Ninh còn nằm gần
các nguồn năng lƣợng lớn nhƣ thủy điện Hòa Bình, nhiệt điện Phả Lại, nhiệt điện Uông
Bí và than Quãng Ninh. Trong cấu trúc không gian lãnh thổ vĩ mô, vị trí địa lý của Bắc
Ninh nhƣ vậy có nhiều thuận lợi cho sự phát triển KTXH, trở thành một hệ thống hòa
nhập trong vùng ảnh hƣởng của thủ đô Hà Nội và có tƣơng tác nhất định với hệ thống
địa phƣơng trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc thúc đẩy khu vực KTTN của Bắc
Ninh giao lƣu kinh tế, xuất khẩu hàng hóa với các địa phƣơng khác: do vị trí liền kề
với thủ đô Hà Nội trung tâm kinh tế, thị trƣờng rộng lớn thứ hai của cả nƣớc, có sức
cuốn hút toàn diện về các mặt kinh tế, xã hội, giá trị lịch sử văn hóa, đồng thời là nơi cung
cấp thông tin, chuyển giao công nghệ và tiếp thị thuận lợi đối với mọi miền đất nƣớc. Hà
Nội còn là thị trƣờng tiêu thụ trực tiếp các mặt hàng của Bắc Ninh về nông - lâm - thủy
sản, vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng, hàng thủ công mỹ nghệ.
Tuy nhiên, Bắc Ninh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ với các tỉnh Hƣng
Yên, Hải Dƣơng, Hà Nội,… các tỉnh này đều có vị trí thuận lợi và có sự tƣơng

15


đồng về vị trí địa lý cũng nhƣ địa hình của Bắc Ninh. Do vậy, Bắc Ninh sẽ phải cạnh
tranh gay gắt với các địa phƣơng trên trong việc thu hút vốn đầu tƣ và nguồn nhân lực có
chất lƣợng, đây là điều gây khó khăn cho sự phát triển của khu vực KTTN.
Tài nguyên thiên nhiên: Nguồn tài nguyên thiên nhiên của Bắc Ninh nhìn chung
khá nghèo nàn không phong phú về chủng loại cũng nhƣ dồi dào về trữ
lƣợng, bao gồm:
Về tài nguyên khoáng sản: Có đất sét làm gạch, ngói, gốm, với trữ lƣợng
khoảng 4 triệu tấn ở huyện Quế Võ và huyện Tiên Du; đất sét làm gạch chịu lửa ở thị xã
Bắc Ninh; đất cát kết với trữ lƣợng khoảng 1 triệu tấn ở Thị Cầu, đá sa thạch ở Vũ Ninh
(thành phố Bắc Ninh) có trữ lƣợng khoảng 300.000m2; than bùn ở Yên Phong với trữ

lƣợng khoảng từ 6 vạn đến 20 vạn tấn.
Về tài nguyên đất: Bắc Ninh có tổng diện tíh đất tự nhiên khoảng 82271,2 ha,
chiếm 0,25 diện tích đất tự nhiên cả nƣớc. Bắc Ninh thuộc vùng đồng bằng, đƣợc hình
thành trên trần tích sa bồi, với loại đất chủ yếu là đất phù sa tƣơng đối màu mỡ thuận
lợi cho phát triển nông nghiệp với hệ thống cây trồng đa dạng. Đặc biệt là đất phù sa
đƣợc bồi đắp bởi sông Cầu, sông Đuống với lƣợng phù sa trong nƣớc lên đến 1,028-1,4
kg/m3. Đất ngoài đê sông Đuống bồi tụ hàng năm lên đến hàng nghìn ha thuộc các
huyện Tiên Du, Thuận Thành, Quế Võ. Đất có tỷ lệ mùn, dinh dƣỡng cao phù hợp với
nhiều loại cây trồng. Đất phù sa sông Thái Bình với phần lớn khu vực sông bắt nguồn
từ các vùng đồi trọc miền Đông Bắc, đất đai bị xói mòn nhiều nên lƣợng phù sa lớn và
bồi đắp phù sa tạo thành hàng trăm ha soi bãi màu mỡ, thích hợp cho trồng rau màu và
cây dâu. Nguồn tài nguyên này rất thuận lợi để phát triển nông nghiệp.
Diện tích đất nông nghiệp chiếm 60,03%, đất phi nông nghiệp chiếm 39,20%,
đất chƣa sử dụng còn 0,77% [15, tr.24].
Theo điều tra khảo sát, toàn tỉnh Bắc Ninh hiện có 15 loại đất chính bao gồm:
đất cát ven sông, đất phù sa đƣợc bồi của hệ thống sông Thái Bình, đất xám bạc màu
trên phù sa cổ,...
Về tài nguyên nƣớc: Hệ thống sông ngòi của tỉnh khá dày đặc. Sông Cầu bắt
nguồn từ Bắc Kạn đã tạo ra giao thông đƣờng thủy thuận lợi, sông Đuống nối sông

16


Hồng với sông Thái Bình là sông rộng và sâu, nƣớc chảy xiết. Tổng lƣợng nƣớc bình
quân 31,6 tỷ m3. Mực nƣớc cao nhất tại bến Hồ tháng 8/ 1845 là 9,64m cao hơn so với
mặt ruộng là 3-4m. Sông Đuống có hàm lƣợng phù sa cao. Sông Thái Bình là sông lớn
của miền Bắc có chiều dài 385 km, có đoạn chảy qua Bắc Ninh dài 16km. Ngoài ra, tỉnh
còn có hệ thống sông nhỏ, sông nội đồng phân bố khá dày đặc đảm bảo tƣới tiêu cho vùng
một rộng lớn nhƣ sông Ngũ Huyện Khê, sông Dâu, sông Đông Côi, sông Bùi, sông
Đông Khởi, sông Đại Quảng Bình... Tổng lƣu lƣợng nƣớc mặt của Bắc Ninh ƣớc

khoảng 177,5 tỷ m3, trong đó lƣợng nƣớc chủ yếu chứa trong các sông là 176 tỷ m3,
đƣợc đánh giá là khá dồi dào. Trữ lƣợng nƣớc ngầm cũng khá lớn, trung bình
400.000m3/ngày, tầng chứa nƣớc cách mặt đất trung bình từ 3-5m và có bề dày khoảng
40m, chất lƣợng tốt.
Nhƣ vậy, một mặt tài nguyên đất và tài nguyên nƣớc ở Bắc Ninh là điều kiện
thuận lợi cho KTTN trong lĩnh vực nông nghiệp, cung cấp nguồn nƣớc cho nhu cầu sản
xuất, hệ thống sông ngòi dày đặc thuận tiện cho việc giao lƣu hàng hóa trong tỉnh cũng
nhƣ với các tỉnh khác trong vùng mặt khác tài nguyên đất cũng nhƣ tài nguyên khoáng
sản ở tỉnh Bắc Ninh rất hạn chế dẫn tới diện tích mặt bằng sản xuất hẹp, manh mún, một
số diện tích còn bị ngập úng vào mùa mƣa sẽ gây khó khăn cho KTTN trong việc mở
rộng quy mô sản xuất. Ngoài ra, diện tích đất hẹp gây khó khăn trong phát triển vùng
nguyên liệu cho ngành nghề thủ công sử dụng nguyên liệu và kinh tế trang trại.
* Điều kiện kinh tế - xã hội:
Nhƣ đã đề cập ở trên, Hà Bắc là một tỉnh cũ ở đồng bằng và trung du Bắc Bộ
Việt Nam, thành lập ngày 27/10/1962 sau sự hợp nhất hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang.
Ngày 06/11/1996 tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa IX đã thông qua Nghị quyết "Về
việc chia và điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh", tỉnh Hà Bắc đƣợc tách ra thành
hai tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang. Bộ máy hành chính tỉnh Bắc Ninh chính thức đi vào hoạt
động từ ngày 01/01/1997 đến nay.
Về truyền thống lịch sử
Bắc Ninh nổi tiếng là vùng quê văn hiến có truyền thống lịch sử và cách
mạng vẻ vang, rất giàu tiềm năng đã và đang vƣơn lên mạnh mẽ hòa nhịp cùng sự

17


thay đổi của đất nƣớc. Nơi đây từ lâu đã đƣợc xem là vùng "địa linh" một trong
những cái nôi của nền văn minh sông Hồng đã sinh thành, nuôi dƣỡng và quy tụ nhiều
"nhân kiệt" những anh hùng, những danh nhân tiêu biểu cho truyền thống văn hóa lịch sử
của dân tộc qua các thời đại nhƣ Lý Thái Tổ, Hoàng hậu Ỷ Lan, Vạn Hạnh, Lê Văn

Thịnh, Nguyễn Gia Thiều, Đoàn Thị Điểm, Cao Bá Quát, Nguyễn Từ
Giản, Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Văn Cừ, Ngô Gia Tự…
Bắc Ninh còn là đất học, đất khoa bảng. Trong gần 1000 năm đào tạo, tuyển chọn
nhân tài từ khoa thi đầu tiên đến khoa thi cuối cùng của giáo dục Nho, Bắc Ninh có 700
ngƣời đỗ đại khoa. Nhiều tiến sĩ Nho học của Bắc Ninh là những học giả nổi tiếng trên
các lĩnh vực chính trị, quân sự, ngoại giao, văn hóa… Truyền thống hiếu học là hành
trang, là niềm tự hào, là cội nguồn tạo nên sức sống mãnh liệt, sức bật mạnh mẽ để mảnh
đất này không ngừng phát triển KTXH.
Bắc Ninh - Kinh Bắc xƣa là vùng đất phía Bắc của kinh thành Thăng Long Đông Đô (vị trí đƣợc xem là phên dậu của chốn Thƣợng Kinh), cũng là nơi gặp gỡ,
giao hội của các mạch giao thông thủy, bộ, tạo cho xứ Bắc sớm trở thành trung tâm kinh
tế. Văn hóa có một vị trí đặc biệt trong lịch sử dân tộc và văn hóa Việt Nam. Từ xa xƣa,
Bắc Ninh đƣợc biết đến là "vùng đất trăm nghề". Cho đến nay, Bắc Ninh vẫn là tỉnh có
nhiều ngành nghề và các làng nghề truyền thống với hơn 100 làng nghề, trong đó có 62
làng nghề truyền thống, tiêu biểu là: làng tranh dân gian Đông Hồ (Thuận Thành), làng
gốm Phù Lãng (Quế Võ), làng đúc đồng Đại Bái, làng nghề tre trúc Xuân Lai (Gia
Bình), làng rèn Đa Hội, làng dệt Hồi Quan, sơn mài Đình Bảng, chạm khắc gỗ Kim
Thiều, Phù Khê, đồ gỗ Đồng Kỵ (Từ Sơn), làng giấy Phong Khê (Yên Phong)… Việc khôi
phục và phát triển các làng nghề truyền thống là cơ sở để phát triển KTTN trên địa bàn tỉnh
Bắc Ninh. Tuy nhiên, đây cũng là cản trở khi KTTN tham gia sản xuất lớn. Vì tại các
làng nghề thì tƣ duy nhỏ lẻ manh mún vẫn còn khá nặng nề.
Bên cạnh đó Bắc Ninh có mật độ di tích lịch sử văn hóa dày đặc, là quê hƣơng của
hai di sản thế giới: Dân ca Quan họ và Ca trù… Còn đƣợc mệnh danh là "xứ sở hội hè", Bắc
Ninh cũng đƣợc đánh giá là địa phƣơng giàu tiềm năng về du lịch. Đây là lợi thế không
nhỏ để khu vực KTTN phát triển ngành dịch vụ du lịch bởi hiện tại,

18


×