Tải bản đầy đủ (.docx) (98 trang)

Luận văn bảo vệ quyền con người trong luật hình sự theo pháp luật nước ngoài và luật quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (503.41 KB, 98 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

LÊ NAM

B¶O VÖ QUYÒN CON NG¦êI
TRONG LUËT H×NH Sù THEO PH¸P LUËT N¦íC NGOµI
Vµ LUËTQUèC TÕ

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT
HỌC

HÀ NỘI - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

LÊ NAM

B¶O VÖ QUYÒN CON NG¦êI
TRONG LUËT H×NH Sù THEO PH¸P LUËT N¦íC NGOµI
Vµ LUËTQUèC TÕ
Chuyên ngành: Luật Quốc tế
Mã số: 60 38 01 08

HỌC

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT



Người hướng dẫn khoa học: TS.GVC. LÊ VĂN BÍNH

HÀ NỘI - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Trong quá trình nghiên cứu, học viên đã tham khảo nhiều công trình nghiên
cứu khác, có kế thừa, phân tích, bình luận và phát triển. Các kết quả nêu trong
Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví
dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực.
Học viên đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa
vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể
bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN

LÊ NAM


MỤC
LỤC
Trang
Trang phụ bìa Lời
cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1

Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUYỀN CON NGƯỜI VÀ LUẬT
HÌNH SỰ QUỐC TẾ VỀ BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜI........................7
1.1.

Khái niệm quyền con người và bảo vệ quyền con người................ 7 1.2.
Vấn đề quyền con người và quyền công dân ................................. 11

1.3.

Khái niệm luật hình sự quốc tế và luật hình sự quốc gia về bảo
vệ các quyền con người ..................................................................... 15

Chương 2: BẢO VỆ CÁC QUYỀN CON NGƯỜI BẰNG PHÁP
LUẬT NƯỚC NGOÀI VÀ LUẬT HÌNH SỰ QUỐC TẾ ............ 23
2.1.

Pháp luật hình sự một số nước về bảo vệ quyền con người ........ 23

2.1.1. Bảo vệ quyền con người bằng pháp luật hình sự Trung Quốc.............. 23
2.1.2. Bảo vệ quyền con người theo pháp luật hình sự Nga........................ 25
2.1.3. Bảo vệ quyền con người theo pháp luật hình sự Nhật Bản .............. 27
2.1.4.

Bảo vệ quyền con người bằng pháp luật hình sự Liên bang Đức ........... 29

2.2.

Luật hình sự quốc tế và quyền con người ..................................... 31

2.3.


Tòa án hình sự quốc tế và vấn đề quyền con người ...................... 37

2.4.

Bảo vệ quyền con người thông qua tương trợ tư pháp theo
luật hình sự quốc tế .......................................................................... 40

2.5.

Bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình sự quốc tế ................ 43


Chương 3: BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜI THEO PHÁP LUẬT
VIỆT NAM SO VỚI LUẬT QUỐC TẾ: MỘT SỐ KIẾN
NGHỊ, GIẢI PHÁP .......................................................................... 49
3.1.

Pháp luật Việt Nam và luật hình sự Việt Nam trong tương
quan so sánh với luật quốc tế về bảo vệ quyền con người................. 49

3.1.1. Nhóm các quyền dân sự và chính trị .................................................. 50
3.1.2. Nhóm quyền kinh tế, xã hội, văn hóa................................................. 65
3.2.

Một số kiến nghị, giải pháp cho Việt Nam từ việc nghiên cứu
luật quốc tế và luật hình sự quốc tế về bảo vệ quyền con người ..... 72

3.2.1.


Hoàn thiện hệ thống, chính sách pháp luật bảo vệ quyền con người........ 72

3.2.2. Gia nhập Tòa án hình sự quốc tế của Việt Nam ................................ 79
3.2.3. Giáo dục, đào tạo quyền con người ở Việt Nam................................ 80
3.3.

Một số giải pháp khác ...................................................................... 82

KẾT LUẬN .................................................................................................... 85
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................... 88


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ASEAN:

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.

BLHS:

Bộ luật hình sự

CAND:

Công an nhân dân

CEDAW:

Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt
đối xử chống lại phụ nữ


CTQG:

Chính trị Quốc gia

ĐHQGHN: Đại học Quốc gia Hà Nội
ICC:

Tòa án hình sự quốc tế

ICCPR:

Công ước quốc tế về các quyền dân sự

ILO:

Tổ chức Lao động Quốc tế

LGBT:

Cộng đồng những người đồng tính luyến ái

LHQ :

Liên hợp quốc

NCKH:

Nghiên cứu khoa học

UDHR:


Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền

VBPL:

Văn bản pháp luật

VBQPPL:

Văn bản quy phạm pháp luật

XHCN:

Xã hội chủ nghĩa


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Nói đến việc bảo vệ quyền con người, dù dưới bất kỳ góc độ nào đều
có nghĩa cùng đề cập đến việc bảo vệ nhân thân, các quyền và lợi ích hợp pháp
của con người nói chung và công dân nói riêng. Tại Lời nói đầu Tuyên
ngôn toàn thế giới về nhân quyền năm 1948 [14] đã khẳng định rằng:
Việc thừa nhận phẩm giá vốn có, các quyền bình đẳng và không thể
tách rời của mọi thành viên trong gia đình nhân loại là cơ sở cho tự do, công
bằng và hòa bình trên thế giới. Điều cốt yếu là quyền con người cần phải được
pháp luật bảo vệ để con người không buộc phải nổi dậy như là một biện pháp cuối
cùng nhằm chống lại sự độc tài và áp bức. Các quốc gia thành viên đã cam kết,
cùng với Liên hợp quốc, phấn đấu thúc đẩy sự tôn trọng và tuân thủ chung các
quyền và tự do cơ bản của con người.

Như vậy, việc tôn trọng và bảo vệ quyền con người là nhiệm vụ chung
của tất cả các quốc gia, tất cả các dân tộc trên thế giới (hay cụ thể hơn đó là
nhiệm vụ của mỗi người trong cộng đồng các dân tộc cùng sinh tồn trên Trái
Đất), trước hết là trên bình diện chính trị - pháp lý, sau là thực tiễn xã hội. Đã trải
gần 70 năm từ khi thông qua Tuyên ngôn Nhân quyền năm 1948, nhưng việc
nghiên cứu về nhân quyền và bảo vệ quyền con người đã và luôn luôn là vấn đề
nóng hổi, cần thiết và có ý nghĩa chính trị thời đại quan trọng. Trước yêu cầu của
quá trình hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay, khi mà việc bảo vệ an ninh quốc
gia, an ninh quốc tế, an ninh con người và quyền con người bằng pháp luật
quốc tế nói chung và đặc biệt là bằng luật hình sự và luật hình sự quốc tế nói riêng
trước nguy cơ đe dọa của chiến tranh xâm lược, của xung đột vũ trang và bạo
lực, sự hủy hoại và suy thoái môi trường sống, trước tội
1


ác diệt chủng và chống loài người, cũng như việc bảo vệ quyền con người đối
với người phạm tội, là đòi hỏi có tính cấp thiết hơn bao giờ hết.
Điều nói trên là các lý do mà học viên đã nghiên cứu và lựa chọn đề tài:
"Bảo vệ quyền con người trong luật hình sự theo pháp luật nước ngoài và
luật quốc tế" làm đề tài luận văn thạc sĩ luật học.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
V ấ n đ ề v ề q u yề n c o n n g ư ờ i đ ã đ ư ợ c n g h i ê n c ứ u r ấ t n h i ề u ở c ả t r o n g
và ngoài nước. Ví dụ, Bảo vệ an ninh quốc gia an ninh quốc tế và các quyền
con người bằng pháp luật hình sự trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp
quyền, Sách chuyên khảo do Lê Văn Cảm làm chủ biên, NXB Tư pháp, Hà Nội,
2007; Giáo trình lý luận và pháp luật về quyền con người, do tập thể tác giả:
Nguyễn Đăng Dung, Vũ Công Giao và Lã Khánh Tùng đồng biên soạn, Khoa
Luật, ĐHQGHN, 2009; Bảo vệ tự do và an ninh cá nhân bằng pháp luật hình sự
Việt Nam, đề tài NCKH (2014) và Các tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của
công dân theo luật hình sự Việt Nam, do Trịnh Tiến Việt làm chủ biên, NXB

CTQG, Hà Nội, 2010; Bảo vệ quyền con người trong luật hình sự, luật tố tụng
hình sự Việt Nam, do Trần Quang Tiệp làm chủ biên, NXB CTQG, Hà Nội,
2004; Quyền con người. Tập hợp những bình luận/khuyến nghị chung của Ủy
ban Công ước LHQ, sách tham khảo, Khoa Luật, ĐHQGHN, NXB CAND,
2010; Bảo vệ các quyền con người bằng pháp luật quốc tế, Đề tài NCKH của
Nguyễn Bá Diến và Hoàng Ngọc Giao, Khoa Luật, ĐHQGHN, 2006; Bảo vệ
quyền con người bằng các quy định của pháp luật hình sự và pháp luật tố tụng
hình sự Việt Nam trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền, đề tài NCKH
cấp ĐHQG Hà Nội, do Lê Văn Cảm, Nguyễn Ngọc Chí và Trịnh Quốc Toản đồng
chủ trì, Khoa Luật, ĐHQGHN, 2004; Quyền con người trong lĩnh vực tư pháp
hình sự: Lý luận, thực trạng và hướng hoàn thiện pháp luật, đề tài NCKH

2


trọng điểm cấp ĐHQG Hà Nội, do Lê Văn Cảm chủ trì, Khoa Luật, ĐHQGHN,
2013; Luật tố tụng hình sự Việt Nam với việc bảo vệ quyền con người, đề tài
NCKH về nhân quyền do Nguyễn Ngọc Chí chủ trì, Khoa Luật, ĐHQGHN,
2011; Quốc hội Việt Nam với việc bảo đảm quyền con người, Tưởng Duy Kiên,
NXB Tư pháp, Hà Nội, 2006.
Ngoài ra, còn có các bài viết đăng trên các tạp chí khoa học chuyên
ngành, như: Công ước quốc tế về bảo vệ quyền con người trong hoạt động tư
pháp, của Nguyễn Minh Tuấn, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số chuyên đề về
hội nhập quốc tế, 2012; Tòa án hình sự quốc tế - Một thiết chế quan trọng của
luật hình sự quốc tế trong việc bảo vệ quyền con người, Tạp chí Dân chủ và
Pháp luật, số 5/2009 và Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện điều 119 Bộ luật
hình sự sửa đổi với tội mua bán người, của Trịnh Tiến Việt, Tạp chí Kiểm sát, số
5(3)/2011; Hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam về bảo vệ
quyền phụ nữ trên cơ sở tiếp thu pháp luật quốc tế, của Trần thị Hồng Lê, Tạp
chí Khoa học, chuyên san Luật học, số 2/2014; Vai trò và trách nhiệm của các

cấp chính quyền trong việc phòng ngừa và xử lý các vi phạm quyền con người,
Vũ Văn Nhiêm, Tạp chí NN và PL, 2011.
Quyền con người còn được nghiên cứu ở cấp độ các luận văn và luận
án, như: Đảm bảo quyền con người trong hoạt động tư pháp ở Việt Nam hiện
nay, Luận án tiến sỹ luật học của Nguyễn Huy Hoàn, Học viện CTQG Hồ Chí
Minh, 2004; Bảo đảm thực hiện quyền con người trong thi hành án phạt tù,
Luận án tiến sỹ luật học của Nguyễn Đức Phúc, Học viện CTQG Hồ Chí
Minh, 2011; Quyền có người bào chữa trong tố tụng hình sự Việt Nam, Đức
và Hoa Kỳ, Luận án tiến sỹ luật học của Nguyễn Thị Mỹ Quỳnh, Trường Đại
học Luật Tp. Hồ Chí Minh, 2012; Bảo vệ các quyền con người bằng các quy
phạm về tội phạm trong pháp luật hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sỹ luật
học của Tạ Xuân Trà, Khoa Luật, ĐHQGHN, 2014; hoặc liên quan đến nhân
3


quyền chúng ta có thể kể đến các loại tài liệu khác, như: Báo cáo nghiên cứu
rà soát quy định của pháp luật Việt Nam về các quyền dân sự, chính trị, của Bộ
Tư pháp, 2013; Báo cáo nghiên cứu so sánh nội dung Công ước chống tra tấn
với các quy định trong pháp luật Việt Nam, của Viện Nghiên cứu Quyền con
người, Học viện CTQG Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2007.
Ở nước ngoài, có nhiều công trình, bài viết nghiên cứu về quyền con
người, như: Nhân quyền và đánh giá tư pháp tại Đức của Grimm Dicter và
Các bảo đảm quyền cá nhân theo Hiến pháp Liên bang Mỹ của Scialia
Atomin, NXB, Martinus Nijhoff publishers, Dordrecht, 1994; Abashidze
A.Kh. Hệ thống khu vực về bảo vệ các quyền của con người. Trường Đại học
Tổng hợp Hữu nghị các Dân tộc. M., 2010; Abashidze A.Kh., Solntcev A.M.
Thể chế về bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền và tự do trong Hiệp hội các quốc gia
Đông Nam Á (ASEAN). Tạp chí Luật quốc tế. Moscow, 2010. № 2; UN
Human Rights Treaty Bodies/Eds.: Helen Keller, Universität Zürich, Geir
Ulfstein. - Cambridge University Press, 2012.; New Challenges for the UN

Human Rights Machinery. What Future for the UN Treaty Body System and
the Human Rights Council Procedures?/Edited by: M. Cherif Bassiouni,
William A. Schabas - Antwerp: Intersentia Publishers, 2011; Международная и
внутригосударственная защита прав человека.: Учебник. -М.: Статут.
2011.; Quyền con người ở Trung Quốc và Việt Nam (Truyền thống, Lý luận và
Thực tiễn): Tradition on and Theory and implementation of Hunman Right in
China and Vietnam, NXB CTQG, Hà Nội, 2003; Wolfgang Benedek, Tìm hiểu
về quyền con người, NXB Tư pháp Hà Nội, 2008.
Những công trình nghiên cứu nói trên đã đề cập đến những vấn đề khác
nhau về quyền con người: nghiên cứu lý luận về quyền con người; phân biệt
quyền con người và quyền công dân; một số khía cạnh pháp lý, xã hội về
quyền con người; nghiên cứu đa ngành và liên ngành về quyền con người;
4


nghiên cứu về các chế định cụ thể của pháp luật hình sự Việt Nam, luật hình
sự quốc tế về quyền con người; về an ninh con người và bảo vệ các quyền con
người bằng pháp luật hình sự và trong quá trình tố tụng hình sự. Tuy nhiên, xã
hội luôn biến đổi, con người ngày một phát triển cùng với sự phát triển của
khoa học kỹ thuật, nên nghiên cứu về con người mà đặc biệt là về lĩnh vực
bảo vệ quyền con người bằng pháp luật hình sự và tố tụng hình sự (trên cơ sở
của luật quốc gia và luật quốc tế) luôn có tính mới, cần nghiên cứu. Do đó, việc
học viên chọn đề tài "Bảo vệ quyền con người trong luật hình sự theo pháp
luật nước ngoài và luật quốc tế" để nghiên cứu và làm luận văn thạc sỹ luật
học là cần thiết, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.
3. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ các vấn đề lý luận và thực tiễn của hoạt động về quyền con
người trong pháp luật hình sự quốc tế; phân tích làm rõ một số điều khoản về
luật hình sự quốc tế và quyền con người.
Hệ thống hóa một số quy định về nhân quyền của một số nước, khu vực

trên thế giới, các quy định pháp luật về tòa án hình sự quốc tế; phân tích, so
sánh, đánh giá, tìm ra hạn chế của các quy định về quyền con người của một số
khu vực.
Đề xuất một vài phương án nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về
quyền con người trong pháp luật hình sự; phương án hoàn thiện quy định
pháp luật của Việt Nam về hoạt động quyền con người trong luật hình sự.
4. Tính mới và những đóng góp của đề tài
Đề tài "Bảo vệ quyền con người trong vấn đề luật hình sự theo pháp
luật quốc tế" được lựa chọn không chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu những vấn
đề lý luận và thực tiễn của hoạt động về quyền con người trong pháp luật hình sự
quốc tế mà còn nêu lên được những tồn tại, thiếu sót của hệ thống pháp
5


luật điều chỉnh hoạt động nêu trên trên cơ sở phân tích các vấn đề thực tiễn,
kết hợp so sánh, từ đó đề xuất một vài phương án nhằm hoàn thiện các quy
định pháp luật về quyền con người trong luật hình sự quốc tế.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động quyền con người trong lĩnh vực hình
sự theo luật quốc tế.
Phạm vi nghiên cứu: Pháp luật về hoạt động nhân quyền trong vấn đề
luật hình sự theo pháp luật quốc tế.
6. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử cho
việc nghiên cứu đề tài.
Ngoài ra, là các phương pháp nghiên cứu khoa học pháp lý truyền
thống như: phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp... Các phương pháp này
sẽ giúp học viên trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
7. Kết cấu của luân văn
Ngoài phần lời mở đầu ; phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo ,

nội dung của luận văn được kết cầu gồm ba chương:
Chương 1. Khái quát chung về quyền con người và luật hình sự quốc tế về
bảo vệ quyền con người;
Chương 2. Bảo vệ các quyền con người bằng pháp luật nước ngoài và
luật hình sự quốc tế;
Chương 3. Bảo vệ quyền con người theo pháp luật Việt Nam so với luật
quốc tế: Một số kiến nghị, giải pháp.

6


Chương 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUYỀN CON NGƯỜI
VÀ LUẬT HÌNH SỰ QUỐC TẾ VỀ BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜI

1.1. Khái niệm quyền con người [34] và bảo vệ quyền con người
Theo tài liệu của Liên hợp quốc, có đến gần 50 định nghĩa khác nhau
về quyền con người [34, 40, p.4]. Ý thức về tôn trọng quyền con người và
việc bảo vệ quyền con người là một quá trình lịch sử lâu dài, liên tục và luôn gắn
liền với lịch sử phát triển của loài người, quyền con người cũng được khẳng
định thông qua các hình thái kính tế-xã hội khác nhau, qua đó quyền con
người đã trở thành giá trị cao quý chung của nhân loại và được cộng đồng quốc tế
công nhận. Quyền con người được thể hiện thông qua các yếu tố như: bình đẳng,
tự do, bác ái, nhân văn, lòng bao dung, công lý, những khách thể quan trọng
này luôn được luật hình sự nói chung và luật hình sự quốc tế nói riêng bảo vệ
nhằm tránh cho con người khỏi sự xâm hại của những vi phạm pháp luật ở
mức độ cao nhất [34].
Tư tưởng về quyền con người và việc bảo vệ quyền này đã xuất hiện từ
rất sớm trong lịch sử của nhân loại [35]. Từ sau thế chiến thứ hai, các nước xã
hội chủ nghĩa đã nêu các quyền dân tộc cơ bản như một bộ phận thiết yếu của các

quyền tập thể, qua đó đề cập một cách toàn diện và biện chứng hơn về quyền
con người [4]. Ở châu Âu lục địa, tư tưởng về quyền tự nhiên của con người
ngày càng trở nên phổ biến. Các đại diện tiêu biểu cho tư tưởng này như:
Lôccơ (Anh), Rútxô (Pháp), Xpinôda (Hà Lan), I. Can tơ, Pruphenđóocphơ
(Đức), Jepphécxơn (Hoa Kỳ) [11, tr.15]. Mặc dù, khái niệm quyền con người
đương đại chủ yếu bắt nguồn từ châu Âu, nhưng ngày nay

7


những khái niệm cơ bản về quyền con người, về tự do và công bằng xã hội đã
có tính chất phổ quát trên toàn thế giới. Các nội dung đầu tiên về quyền con người
có thể đã được ghi nhận trong các Hiệp định về quyền tự do tôn giáo; Công ước
Westphalia năm 1648 và việc cấm chế độ chiếm hữu nô lệ như Tuyên ngôn về
việc buôn bán nô lệ của Quốc hội Vienna vào năm 1815; việc sáng lập xã hội
chống chế độ chiếm hữu nô lệ Hoa Kỳ năm 1833; Công ước về chống chế độ
chiếm hữu nô lệ năm 1926 [38, tr.13] v.v... Trong các công trình nghiên cứu về
quyền con người, chúng ta có thể nhấn mạnh đến hai văn bản nổi tiếng và có nhiều
ý nghĩa cho đến ngày nay, đó là: Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ năm 1776 và
Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp năm 1789. Theo đó, Tuyên
ngôn đã khẳng định rằng: những chân lý đã được công nhận như những sự thật
hiển nhiên là tất cả mọi người sinh ra đều bình đẳng; tạo hóa đã cho họ các
quyền không thể thay thế được; trong những quyền ấy có quyền được sống, quyền tự
do, và quyền mưu cầu hạnh phúc [43]. Đây là những văn bản thực định xác nhận
chính thức về mặt pháp lý của Nhà nước đối với quyền con người và việc bảo vệ
quyền con người.
Như vậy, cốt lõi của khái niệm quyền con người là khát vọng bảo vệ
nhân phẩm của tất cả con người hay điều cốt yếu là các quyền con người phải
được bảo vệ bằng pháp luật, gồm pháp luật quốc gia (bao gồm luật hình sự) và
pháp luật quốc tế (bao gồm luật hình sự quốc tế) [21]. Các quyền con người

cần được bảo vệ bằng luật quốc tế nói chung, luật hình sự và luật hình sự quốc tế
nói riêng [30] đã ghi nhận cụ thể trong ba văn kiện quốc tế quan trọng về quyền
con người của Liên hợp quốc, cụ thể là: Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền
(UDHR) năm 1948; hai Công ước về: các quyền dân sự, chính trị (ICCPR); và về
các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (ICESCR) năm 1966. Tổng thể các quyền con
người đã được ghi nhận và được bảo vệ bằng pháp luật quốc tế, luật hình sự và
luật hình sự quốc tế, cần được các quốc gia, dân

8


tộc và các tổ chức, cũng như mọi người trên toàn thế giới tôn trọng, thực thi
và bảo vệ. Trong số các quyền này, có các quyền được bảo vệ trực tiếp bằng luật
hình sự nói chung và luật hình sự quốc tế nói riêng (trên các bình diện nội dung và
trình tự, cũng như thủ tục xét xử), như: quyền sống; quyền tự do và an ninh cá
nhân; quyền được bảo vệ không bị bắt làm nô lệ; quyền được bảo vệ để không bị
tra tấn; quyền được bồi thường về mặt pháp lý khi bị vi phạm; quyền được bảo
vệ khỏi bị bắt giữ, giam cầm hoặc lưu đầy một cách tùy tiện; quyền được xét xử
bởi một Tòa án độc lập và không thiên vị; quyền được suy đoán vô tội; quyền
được bảo vệ không bị áp dụng luật hồi tố; quyền về sức khỏe; quyền được đối xử
nhân đạo khi bị tước tự do.
Ở Việt Nam, quyền con người, các quyền và tự do cơ bản của con
người lần đầu tiên đã được ghi nhận trong Tuyên ngôn độc lập năm 1945 và
Hiến pháp năm 1946 (Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng
hòa). Tuyên ngôn độc lập đã nhấn mạnh rằng tất cả con người và tất cả các
dân tộc trên thế giới đều có quyền bình đẳng, quyền sống, quyền sung sướng, quyền
tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Do đó, quyền con người không chỉ là quyền
của cá nhân mà còn là quyền của mỗi dân tộc, của các dân tộc. Hai quyền này
thống nhất và làm tiền đề cho nhau vì bảo vệ quyền con người cũng chính là
bảo vệ quyền của mỗi dân tộc, bảo vệ chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ.

Nói một cách khác, khi quyền dân tộc, chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ
được bảo đảm, thì quyền con người của mỗi con người trong các quốc gia đó
mới được tôn trọng, bảo vệ và có điều kiện phát triển. Bảo vệ và phát triển quyền
con người là thước đo văn minh, dân chủ và thể hiện bản chất nhân đạo của một
Nhà nước.
Những tiến bộ trong việc thực hiện quyền con người thông qua việc
thực hiện các thế hệ quyền con người trong lịch sử nhân loại cho thấy, để đạt
được thành quả này làm một quá trình đấu tranh của các dân tộc bị áp bức
9


nhằm đòi các quyền vốn thuộc về họ, về mỗi con người, chống lại các chế độ
thực dân, phong kiến và các chế độ bóc lột khác. Để hiện thực hóa quyền con người,
các văn bản pháp lý quốc tế về quyền con người đã được ban hành, ví dụ như:
như Hiến chương Liên hợp quốc đã khẳng định mục tiêu, quy định nghĩa vụ
và trách nhiệm của Liên hợp quốc trong việc bảo vệ, thúc đẩy tôn trọng các
quyền và quyền tự do cơ bản của con người trên toàn thế giới. Tuyên ngôn thế giới
năm 1948 về quyền con người được xem là một trong những kết quả có tính nhân
văn nhất của Liên hợp quốc, đồng thời có ý nghĩa lịch sử vì đã xây dựng được những
chuẩn mực chung về quyền con người cho tất cả các quốc gia và các dân tộc. Ngày
10/12 hàng năm là "Ngày Nhân quyền thế giới". Như vậy, quyền con người được
pháp điển hóa trong các Công ước quốc tế ở các cấp độ khác nhau về nhân quyền,
đầu tiên là "Bộ luật" [12] quốc tế về nhân quyền và sau đó là các Công ước quốc
tế khác về nhân quyền, trong đó quan trọng nhất là hai Công ước về các quyền
dân sự, chính trị và về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa năm 1966 [14].
Chúng ta có thể nhận thấy rằng để bảo vệ các quyền của con người nói
trên cần cần phải được thực hiện trên cơ sở hai bình diện: i) trên cơ sở luật
định (quốc gia và quốc tế), tức là các quyền của con người cần được luật hóa thông
qua các hệ thống pháp luật: luật quốc tế (phổ cập, khu vực và liên khu vực),
luật quốc gia và các điều ước song phương; ii) việc đảm bảo thực thi pháp

luật trên thức tế.
Vậy, khái niệm về bảo vệ quyền con người có thể được hiểu như sau:
bảo vệ quyền con người (các cá nhân) là một quá trình, là trách nhiệm của cả xã
hội (quốc gia và cộng đồng quốc tế). Nó phụ thuộc vào tổng thể nhiều điều kiện khác
nhau (kinh tế, chính trị, pháp luật, văn hóa…) trong đó pháp luật có vị trí, vai trò và
tầm quan trọng hàng đầu và là tiên quyết nhất trong việc bảo vệ quyền con
người. Về khía cạnh pháp lý, đảm bảo pháp lý bảo vệ quyền con
10


người là hệ thống các quy định trong hệ thống pháp luật nhằm cụ thể hóa, bảo
đảm thực hiện bảo vệ quyền con người và cơ chế bảo đảm thực hiện các quy định
đó trong thực tiễn đời sống.
Như vậy, từ việc nghiên cứu khái quát lý luận về quyền con người và
bảo vệ quyền con người đã nêu cho thấy, dưới góc độ khoa học thì quyền con người
là những đặc quyền vốn có tự nhiên của con người, chỉ có con người mới có và các
quyền này phải được bảo vệ bằng pháp luật quốc gia và quốc tế, trong đó có luật
hình sự và luật hình sự quốc tế. Nội dung của việc bảo vệ quyền con người bằng
luật hình sự và luật hình sự quốc tế, hay vai trò của luật hình sự và luật hình sự
quốc tế với việc bảo vệ quyền con người sẽ được học viên nghiên cứu và thực
hiện trong luận văn này.
1.2. Vấn đề quyền con người và quyền công dân [2]
Quyền con người là những quyền tự nhiên của con người và không thể
bị tước bỏ bởi bất cứ ai và với bất cứ chính thể nào. Các quyền không thể bị tước
bỏ bao gồm: quyền được sống; quyền tự do; quyền mưu cầu hạnh phúc; và quyền
được bảo vệ bình đẳng trước pháp luật.
Trong xã hội quốc tế hiện đại, địa vị pháp lý của con người đã được
luật quốc tế bảo vệ, điều đó đã được ghi nhận trong các văn bản luật quốc tế
quan trọng, như: Tuyên ngôn nhân quyền năm 1948 (điều 6); Công ước về
quyền dân sự và quyền chính trị năm 1966 (điều 2), Việt Nam gia nhập Công ước

này năm 1982; Công ước về bảo vệ quyền của kiều dân và gia đình, thành viên gia
đình của họ năm 1990 (điều 8); Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối
xử với phụ nữ (CEDAW) năm 1979 (đã được 182 quốc gia phê chuẩn mặc dù còn
nhiều bảo lưu); Công ước LHQ về quyền trẻ em năm 1989 (có 192 quốc gia thành
viên, Việt Nam đã phê chuẩn hai Nghị định thư bổ sung cho Công ước Quyền
trẻ em, trong đó Việt Nam đã công nhận thẩm

11


quyền của Ủy ban giám sát Công ước Quyền trẻ em); Công ước về việc ngăn
cấm và trừng phạt tội diệt chủng năm 1948; Công ước về chống tra tấn và trừng
phạt hay đối xử tàn bạo, vô nhân đạo, hạ nhục năm 1984 (Công ước này đã được
Việt Nam phê chuẩn bằng Nghị quyết 83/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của
Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 8); Công ước về
việc xoá bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc năm 1965; Công ước của LHQ
về quyền của người khuyết tật năm 2007 (Việt Nam đã Phê chuẩn Công ước này
bằng Nghị quyết 84/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội nước Cộng hoà
XHCN Việt Nam khoá XIII, kỳ họp thứ 8).
Khái niệm quyền con người là khái niệm về phẩm giá vốn có của tất cả
các thành viên trong gia đình nhân loại đã được ghi nhận trong Tuyên ngôn
thế giới về quyền con người năm 1948 và các Công ước năm 1966 về chính trị và
dân sự, về kinh tế, văn hóa và xã hội. Các Công ước này cũng ghi nhận ý tưởng
về con người tự do trong việc hưởng quyền tự do khỏi sự sợ hãi, tự do làm điều
mong muốn và được hưởng các quyền bình đẳng và không thể chuyển nhượng.
Quyền con người mang tính phổ quát có nghĩa là chúng được áp dụng ở khắp nơi
và không thể lấy đi hay bị tước đoạt.
Thể nhân có quyền được bảo vệ quyền lợi của mình ở tòa án quốc tế
khu vực, ví dụ như các đơn khiếu kiện đã trở thành đối tượng xem xét của các tổ
chức quốc tế. Quyền của cá nhân được đệ trình lên toà án quốc tế đã được ghi

nhận tại điều 25 của Công ước châu Âu về bảo vệ quyền con người năm 1950.
Theo đó, bất kỳ cá nhân nào đều có quyền gửi đơn thỉnh cầu đến Hội đồng châu
Âu về quyền con người.
Đơn khiếu kiện cần phải đưa ra những dẫn chứng cụ thể, thuyết phục
về việc vi phạm nhân quyền đối với người làm đơn do Nhà nước đã tham gia
Công ước gây ra. Đơn được lưu trữ tại Ban thư ký của Hội đồng châu Âu và

12


được xem xét chỉ sau khi mọi biện pháp, phương tiện pháp lý đã được áp
dụng trong nước theo khuôn khổ của luật quốc tế nhưng không có kết quả,
trong thời hạn sáu tháng kể từ khi các cơ quan pháp lý trong nước có quyết định
cuối cùng về vụ việc này.
Thể nhân là chủ thể trách nhiệm hình sự quốc tế khi là tội phạm quốc
tế, thực tiễn đã có các vụ việc xét xử quốc tế để minh chứng cho vấn đề này. Ví dụ
theo Công ước về ngăn ngừa và trừng phạt tội ác diệt chủng năm 1948,
những cá nhân gây nên nạn diệt chủng, đồng phạm diệt chủng, âm mưu, kích
động và những ý định thực hiện việc diệt chủng sẽ bị trừng phạt mà không phụ
thuộc vào việc người đó là lãnh đạo một quốc gia hay thường dân. Tội phạm diệt
chủng bị xét xử bởi toà án quốc gia (Ví dụ, Nuon Chea (89 tuổi) và Khieu
Samphan (84 tuổi) là những thủ lĩnh đầu tiên của chế độ Khmer Đỏ lĩnh án tù
trung thân do Tòa án Campuchia ra phán quyết ngày 07/8/2014 vì "phạm tội
ác chống lại loài người, diệt chủng, đàn áp chính trị cùng những hành vi vô
nhân đạo khác khác") [42] nơi xảy ra hành vi diệt chủng hoặc bởi Toà án hình
sự quốc tế. Toà do các quốc gia thành viên tham gia Công ước hoặc LHQ lập
ra.
Như vậy, quyền con người đã được định nghĩa thông qua những đặc
tính cơ bản của nó. Theo Văn phòng Cao ủy LHQ thì quyền con người là
những đảm bảo pháp lý toàn cầu có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm

chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc mà làm tổn hại đến nhân phẩm,
những sự cho phép và tự do cơ bản của con người. Điều đó có nghĩa là mọi
người đều có quyền con người từ khi vừa được sinh ra, bởi họ là con người và
quyền đó được công nhận trên phạm vi toàn cầu.
Con người từ khi được hiện diện trên trái đất cho đến nay vẫn chưa
thể thống nhất được hai quan điểm về nhân quyền: hoặc coi quyền con người

13


là quyền tự nhiên; hoặc coi quyền con người là quyền pháp lý. Tuy nhiên,
cùng với sự phát triển của lịch sử xã hội loài người, cộng đồng quốc tế đã đi đến
thống nhất khi thông qua Tuyên ngôn về quyền con người năm 1948, trong đó
đã khẳng định quyền con người là quyền bẩm sinh vốn có, là sự bình đẳng với
nhau ở tất cả mọi người, ở mọi xã hội. Quyền đó không thể bị tước đoạt hay hạn
chế tùy tiện bởi bất cứ ai, bất cứ nhà nước hay bởi một thể chế nào, nó không thể
bị phân chia và hạn chế bất cứ một phần hay toàn bộ các quyền của con người.
Các văn bản quan trọng nhất về quyền con người của nhân loại là: Tuyên
ngôn toàn thế giới về quyền con người năm 1948 và hai công ước năm 1966 của
LHQ về: các quyền chính trị, dân sự; và các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa. Đa
số các quốc gia (trong đó có Việt Nam) đều đã ký kết và gia nhập và đang thực hiện
hóa nội dung của các văn kiện phổ cập này trong thực tiễn [43].
Tại các quốc gia, con người trở thành các cá nhân bình đẳng với nhau
trong một Nhà nước và các quyền tự nhiên được cụ thể hóa thành các quyền công
dân trong pháp luật. Như vậy, quyền công dân chưa phải là hình thức cuối
cùng, toàn diện nhất và đồng nhất với quyền con người. Quyền công dân của nước
nào sẽ được luật pháp nước đó quy định cho người mang quốc tịch của nước đó.
Tức là, quyền công dân bó hẹp trong mối quan hệ của một Nhà nước với cá nhân.
Nhưng chúng ta cần biết rằng mọi cá nhân trong một quốc gia đồng thời là chủ
thể của hai quyền: quyền con người và quyền công dân. Điều đó đã lý giải cho

câu hỏi: tại sao quyền con người và quyền công dân từ lâu đã là một trong
những nội dung cơ bản được ghi nhận trong nhiều Hiến pháp của các quốc gia
trên thế giới [20], tuy nhiên cần tránh việc các quy định của văn bản dưới Hiến
pháp vô tình hay cố ý thu hẹp lại các quyền của con người theo hiến định [16,
tr. 60].

14


Theo John Locke, triết gia người Anh ở thế kỷ XVI, ba quyền cơ bản
không thể bị tước đoạt của con người là quyền được sống, được tự do và quyền
được sở hữu. Trước đó, trong Đại Hiến chương (hay Hiến chương) Magna
Carta năm 1215, một trong những VBPL quan trọng trong lịch sử nước Anh,
một trong những tài liệu pháp lý đầu tiên trên thế giới tiết chế quyền lực của
nhà nước để bảo vệ các quyền của công dân, cũng quy định due process of law
(luật tôn trọng tất cả các quyền hợp pháp của công dân).
1.3. Khái niệm luật hình sự quốc tế và luật hình sự quốc gia về bảo vệ
các quyền con người
T h u ật n g ữ l u ật h ì n h s ự q u ố c t ế x u ấ t h i ện t ừ cu ố i t h ể k ỷ X I X đ ầu t h ế
k ỷ X X . N g u yê n n h â n d ẫ n đ ế n v i ệ c x u ấ t h i ệ n k h á i n i ệ m l u ậ t h ì n h s ự q u ố c t ế l à
d o n h i ề u n g u y ê n n h â n k h á c n h a u . Ví d ụ n h ư , v i ệ c x u ấ t h i ệ n c á c t ộ i p h ạ m mà
hành vi của nó xâm hại đến một số quốc gia (buôn bán nô lệ, buôn bán t h u ố c p
h i ện , t i ền g i ả - b ạc g i ả ); h o ặc s au t h ế ch i ến t h ứ h ai cù n g v ới s ự t ru y t ố v à t r ừn g
p h ạ t c á c t ộ i p h ạ m c h i ế n t r a n h , t ộ i c h ố n g l ạ i h ò a b ì n h v à l o à i n g ườ i , d ẫ n đ
ế n s ự p h ổ b i ế n t ê n g ọ i l u ậ t h ì n h s ự q u ố c t ế t ươ n g ứn g v ớ i c á c quy phạm quy
định về các hành vi vi phạm pháp luật mà luật này điều c h ỉ n h . M ộ t t r o n g c á
c C ô n g ướ c L H Q t h ể h i ệ n n ộ i d u n g n à y l à C ô n g ướ c v ề đấu tranh chống buôn
bán ma túy và các chất hướng thần năm 1988, Công ước này được áp dụng
nhằm đấu tranh chống buôn bán trái phép chất ma túy, vận chuyển trái phép là
hoạt động tội phạm quốc tế, còn có nghĩa là tội p h ạ m c h ố n g l u ật q u ố c t ế .

Luật hình sự quốc tế có lịch sử phát triển của mình, được thể hiện
thông qua các giai đoạn lịch sử khác nhau: trước Thế chiến một; từ Thế chiến
một đến Thế chiến hai; từ Thế chiến hai đến chấm dứt chiến tranh lạnh; và từ
chấm dứt chiến tranh lạnh cho đến nay. Sự phát triển của luật

15


hình sự quốc tế còn được thể hiện thông qua sự hợp tác giữa các quốc gia
trong lĩnh vực tố tụng hình sự; và thông qua các yếu tố khác, như: các quy
định quốc tế về tội phạm và hình phạt (quốc tế hóa); thống nhất hóa mộ số nguyên
tắc, quy định chung trong việc xác định hình phạt đối với các loại tội phạm, ví
dụ như áp dụng những hình phạt nghiêm khắc nhất; không áp dụng nguyên
tắc thời hiệu trong truy tố (tham khảo quy định tại k.2, đ.23 Bộ luật hình sự
Việt Nam); không áp dụng chế độ ân xá; không áp dụng chế độ miễn trừ đối
với người thực hiện hành vi phạm tội là người đại diện hoặc đứng đầu nhà
nước; các quốc gia thiết lập các thiết chế tư pháp quốc tế hoặc có tính chất
quốc tế nhằm truy tố, xét xử những tội phạm quốc tế nghiêm trọng nhất, ví dụ,
các tòa án quân sự Nurembe, Tokyo, Nam Tư, Campuchia, Siera Leon, Đong
Timo, Libang.
Luật hình sự quốc tế [34] có thể được hiểu là tổng thể các nguyên tắc, các
quy phạm pháp lý quốc tế để điều chỉnh các vấn đề pháp lý trong hoạt động hợp
tác đấu tranh phòng, chống tội phạm của cộng đồng quốc tế [31, tr. 6], hay
tương tự được hiểu là tổng hợp các nguyên tắc và quy phạm điều chỉnh sự hợp
tác giữa các quốc gia trong việc đấu tranh chống tội phạm. Luật hình sự quốc tế
là một ngành mới trong hệ thống pháp luật quốc tế. Tội ác quốc tế thường
thường nghiêm trong, nên việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những kẻ
phạm tội nghiêm trọng là việc làm rất cần thiết để bảo đảm hòa bình và an ninh
thế giới. Luật hình sự quốc tế được hình thành khi Quy chế các Tòa án quân
sự quốc tế Nurumbe và Tokyo xét xử bọn tội phạm chiến tranh sau thế chiến

thứ hai. Tuy nhiên, trong lịch sử thế giới người ta đã từng biết tới khái niệm
luật hình sự quốc tế ở Vương quốc La Mã cổ đại khi những tên cướp biển được
coi là kẻ thù của nhân loại. Các quốc gia cổ đại cũng đã từng ký kết các điều
ước quốc tế về truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm chiến tranh.
Luật hình sự quốc tế đương đại đã đưa ra các quy định về

16


cấu thành tội phạm, tổ chức các tòa án hình sự quốc tế, quy định thủ tục về tố
tụng hình sự quốc tế và vấn đề hợp tác giữa các quốc gia trong việc đấu tranh
phòng, chống tội phạm [41].
Luật hình sự là một ngành luật trong hệ thống pháp luật của quốc gia,
bao gồm hệ thống các quy định pháp luật do Nhà nước ban hành trong đó xác
định rõ những hành vi vi phạm nào là tội phạm, đồng thời, quy định hình phạt
đối với từng tội phạm cụ thể.
Trong khi đó, theo quan điểm hẹp hơn thì cho rằng, luật hình sự quốc tế
là một bộ phận của luật quốc tế được ban hành để trừng phạt một số hành vi
phạm tội. Luật hình sự quốc tế cũng quy định việc xét xử để bài trừ và xét xử
những người bị buộc tội, ngoài ra, đó còn là hệ thống các quy tắc quy định
luật nào sẽ áp dụng đối với tội phạm quốc tế, các yếu tố giả định cần thiết đối
với các đạo luật này được coi như là bị cấm. Luật hình sự quốc tế còn quy
định các thủ tục quốc tế, hoạt động của các cơ quan khởi tố cũng như các giai
đoạn của các phiên tòa quốc tế [39, p.15].
Trong khi luật hình sự thì quy định và mô tả hành vi phạm tội, tính
chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm, quy định loại và mức hình phạt cụ thể
đối với từng tội phạm để dựa vào đó các cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết
vụ án được chính xác, công minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.
Trong giai đoạn hiện nay, nhiệm vụ của luật hình sự Việt Nam là bảo vệ chế độ
xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ quyền bình đẳng giữa

đồng bào các dân tộc, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp
của công dân, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa, chống mọi
hành vi phạm tội; đồng thời giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật,
đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.
Theo quan điểm rộng hơn thì cho rằng luật hình sự quốc tế là một

17


ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật quốc tế, bao gồm các nguyên tắc
và các quy phạm xác định những hành vi nào đặc biệt nguy hiểm cho các lợi
ích chung của cộng đồng quốc tế là những tội phạm quốc tế (hoặc những tội
phạm có tính chất quốc tế), đồng thời quy định các biện pháp hình phạt và các chế
định pháp lý khác có thể được áp dụng đối với chủ thể có lỗi trong việc thực hiện tội
phạm [5].
Tuy nhiên, dưới góc độ khái quát nhất thì luật hình sự quốc tế là một
ngành luật trong hệ thống pháp luật quốc tế ghi nhận những hành vi đặc biệt
nguy hiểm cho các lợi ích chung của cộng đồng quốc tế là các tội phạm quốc tế
(và tội phạm có tính chất quốc tế, tội phạm xuyên quốc gia), đồng thời quy định
hệ thống hình phạt và các chế định pháp lý có thể được áp dụng đối với những
chủ thể vi phạm, cũng như tổng hợp những nguyên tắc xác định quyền và
nghĩa vụ của các thành viên cộng đồng quốc tế, nghĩa vụ hợp tác của các quốc
gia trong việc xử lý và phòng, chống các tội phạm đặc biệt nghiêm trọng đã
nêu.
Từ khái niệm nói trên cho thấy rằng điểm khác biệt cơ bản giữa luật hình
sự quốc tế với luật hình sự quốc gia (trong đó có luật hình sự Việt Nam) là ở chỗ
nếu luật hình sự quốc gia chỉ bao gồm các quy phạm pháp luật hình sự (luật
nội dung) thì luật hình sự quốc tế chứa đựng tổng hợp các quy phạm pháp luật
hình sự, pháp luật tố tụng hình sự và pháp luật thi hành án hình sự (cả luật hình
thức). Theo cơ sở này thì luật hình sự quốc tế xác định nhiệm vụ rất quan trọng là

bảo vệ các lợi ích chung của cộng đồng quốc tế, sự tồn tại của hòa bình, an
ninh của nhân loại, cũng như quyền con người và các giá trị xã hội cao quý khác
tránh khỏi sự xâm hại của tội phạm. Ngoài ra, luật hình sự và luật hình sự
quốc tế còn phối hợp hoạt động giữa các quốc gia trong việc đấu tranh phòng,
chống tội phạm nói chung và tội phạm quốc tế nói riêng, cũng như tội phạm có tính
chất quốc tế, tội phạm xuyên quốc gia, để bảo vệ quyền con người, quyền công
dân trong mỗi quốc gia trên phạm vi toàn cầu.
18


Ngoài ra, có sự khác nhau về nguồn luật. Tuy rằng, luật hình sự và luật
hình sự quốc tế đều có mục đích chung là được sử dụng để đấu tranh với các hành
vi trái luật nhằm bảo vệ con người nói chung và quyền con người nói riêng. Nguồn
của luật hình sự quốc tế hiện nay chưa được pháp điển hóa, hiện đang được chứa
đựng trong rất nhiều các văn bản điều ước.
Một là, nhóm nguồn đầu tiên điều chỉnh các quan hệ pháp luật hình sự
trong lĩnh vực phân loại, phòng ngừa và trừng phạt các loại tội phạm quốc tế
đặc biệt nghiêm trọng liên quan đến hòa bình và an ninh nhân loại.
Các văn bản đầu tiên là điều ước quốc tế giữa các chính phủ: Liên Xô,
Hoa Kỳ, Anh Quốc và Pháp về xét xử và trừng phạt các tội phạm chiến tranh ở
châu Âu từ tháng 8/1945 - Quy chế tòa án Quân sự quốc tế Nurembe; Quy chế
tòa án Quân sự quốc tế Tokyo cho vùng Cận Đông từ ngày 19/01/1946 (Tòa
án Quân sự quốc tế Nurembe và Tokyo từ 1945-1948).
Vào những năm 90 thế kỷ trước, xuất hiện nhóm các văn bản mới dưới
dạng Nghị quyết 827 của Hội đồng Bảo an LHQ ngày 25/5/1993 và Nghị
quyết 995 của Hội đồng Bảo an LHQ ngày 08/11/1994, các Nghị quyết này đã
thông qua các quy chế: Quy chế tòa án hình sự quốc tế về Nam Tư (vì vi phạm
nghiêm trọng luật nhân đạo quốc tế); Quy chế tòa án hình sự quốc tế về Ruanda
(vì hành vi diệt chủng). Tòa ad hoc Nam Tư và Ruanda (1993,1994) về tội
phạm chiến tranh (Tòa án Hình sự quốc tế) do Hội đồng Bảo an thành lập trên

cơ sở chương VII Hiến chương LHQ.
Các văn bản nói trên có xuất phát điểm khác nhau. Nhóm văn bản đầu
tiên được thông qua trực tiếp bằng điều ước giữa các quốc gia; còn nhóm thứ hai
được thông qua bằng quyết định của một cơ quan (Hội đồng Bảo an, LHQ) về
nguyên tắc pháp lý không có thẩm thông qua các văn bản quy phạm,
nhưng ở đây có sự đồng thuận của 5 ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an)

19


×