Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

bồi dưỡng học sinh giỏi môn sinh học thpt chuyên đề PHÂN LOẠI và PHƯƠNG PHÁP GIẢI các DẠNG bài tập QUY LUẬT DI TRUYỀN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (948.45 KB, 66 trang )

“PHÂN LOẠI VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC DẠNG BÀI TẬP
QUY LUẬT DI TRUYỀN”
PHẦN I – MỞ ĐẦU
Trong chương trình sinh học phổ thông, di truyền học là một phần rất quan
trọng của chương trình sinh học lớp 12. Trong đó, "Các quy luật di truyền" là phần
không thể thiếu trong kỳ thi tuyển sinh đại học, các kì thi học sinh giỏi trong nước và
quốc tế. Làm thế nào để học sinh có thể tiếp thu, hiểu và vận dụng được các kiến thức
của di truyền học một cách đơn giản nhất? Đó là vấn đề đặt ra cho mỗi giáo viên dạy
môn sinh học. Đã có nhiều chuyên đề khai thác về phần cơ sở lý thuyết hay các
phương pháp giải bài tập của các quy luật di truyền. Tuy nhiên, qua giảng dạy học
sinh chuyên Sinh, bồi dưỡng học sinh giỏi... Tôi thấy học sinh còn lúng túng khi giải
bài tập di truyền, thườn gặp khó khăn trong việc phân loại và đưa ra phương pháp
giải chung cho từng dạng quy luật; đặc biệt là các dạng bài tập về phép lai có sự tích
của các quy luật di truyền khác nhau như phân ly độc lập và liên kết gen, tương tác
gen và liên kết giới tính, ...
Từ những cơ sở trên, tôi đã phân loại các dạng quy luật di truyền thường gặp
và đưa ra phương pháp giải chung ; đồng thời sưu tầm và đưa ra hướng dẫn giải các
dạng bài tập chọn lọc trong các đề thi đại học từ 2009 đến 2013, đề HSG quốc gia, …
nhằm giúp cho học sinh chuyên Sinh học tập và nghiên cứu về phần bài tập dạng này
tốt hơn và đồng thời cũng giúp chính bản thân mình giảng dạy tốt hơn.
PHẦN II – NỘI DUNG
PHẦN 1. PHÂN LOẠI CÁC QUY LUẬT DI TRUYỀN
Phép lai 1 cặp tính
trạng

Sơ đồ đính kèm số 1

Phép lai 2 (hay nhiều)
cặp tính trạng

Sơ đồ đính kèm số 2



Các quy luật
di truyền

PHẦN 2. CÁC DẠNG BÀI TẬP CỤ THỂ VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI CHUNG
A. CÁC DẠNG BÀI TẬP PHÉP LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG
I. TÍNH TRẠNG DO GEN TRONG NHÂN QUY ĐỊNH
1. Một gen quy định 1 tính trạng
1.1. Gen gồm 2 alen, trội hoàn toàn, nằm trên NST thường (quy luật phân li
Menđen)
a. Phương pháp giải
1. Xác định tính trội, lặn
Tính trạng trội hoàn toàn trong các trường hợp sau:
1


- Bố mẹ thuần chủng, tương phản à tính trạng trội là tính trạng của bố hoặc mẹ
xuất hiện đồng loạt ở F1.
- Bố mẹ dị hợp tử à tính trạng trội là tính trạng chiếm tỉ lệ ¾
- Tính trạng biểu hiện ở cơ thể dị hợp là tính trạng trội.
2. Xác định tỉ lệ phân li kiểu gen, kiểu hình ở đời con khi biết kiểu hình của bố mẹ và
đặc điểm di truyền tính trạng:
- Từ kiểu hình P để suy ra kiểu gen P
- Viết sơ đồ lai
+ Viết giao tử của bố và mẹ
+ Tổ hợp ngẫu nhiên giao tử của bố và mẹ để được kiểu gen và kiểu hình đời con.
3. Xác định kiểu gen của bố mẹ khi biết kiểu hình bố mẹ và kết quả lai
* Cơ sở: Số tổ hợp giao tử = Số giao tử đực x Số giao tử cái. Từ tỉ lệ phân li đời con
suy ra số tổ hợp giao tử à Xác định được kiểu gen bố mẹ.
Ví dụ:

- Đời con đồng tính: kiểu gen của bố mẹ là AA x AA, AA x Aa, aa x aa hoặc AA x aa.
- Đời con phân tính kiểu hình theo các tỉ lệ:
+ 3 : 1 à kiểu gen bố mẹ là Aa x Aa (trội hoàn toàn)
+ 2 : 1 à kiểu gen bố mẹ là Aa x Aa (trong đó có hiện tượng gen gây chết ở AA)
+ 1 : 1 à kiểu gen bố mẹ là Aa x aa
Lưu ý: Trong trường hợp không xác định được tỉ lệ phân tính ở đời con thì, dựa vào
tỉ lệ kiểu hình lặn để xác định kiểu gen bố mẹ.
Ví dụ: Một trâu đực trắng (1) giao phối với một trâu cái đen (2), đẻ lần thứ
nhất sinh ra một nghé trắng (3) và lần thứ 2 sinh được một nghé đen (4). Con nghé
đen này lớn lên giao phối với một trâu đen khác sinh ra một nghé trắng. Xác định
kiểu gen của 6 con trâu trên.
Hướng dẫn:
Trâu đực đen (5) giao phối với trâu cái đen (4) cho ra nghé trắng --> tính trạng màu
lông đen trội hoàn toàn so với lông trắng.
Quy ước gen A quy định lông đen, a quy định lông trắng.
--> Các cá thể có lông trắng (1), (3) và (6) có kiểu gen aa.
Trâu đực đen (5) giao phối với trâu cái đen (4) cho ra nghé trắng --> (5) và (4) đều có
kiểu gen Aa.
b. Bài tập vận dụng
Bài 1: Khi lai thuận và nghịch 2 dòng chuột thuần chủng lông xám và lông
trắng với nhau đều được F1 toàn lông xám. Cho chuột F1 tiếp tục giao phối với nhau
được F2 có 31 con lông xám và 10 con lông trắng.
a. Hãy giải thích và viết sơ đồ lai từ P đến F2.
b. Cho chuột F1 giao phối với chuột lông trắng thì kết quả của phép lai như thế nào?
Cho biết màu lông do 1 gen quy định.
Hướng dẫn:
a. F1 đồng tính, F2 có tỷ lệ 3:1à lông xám là tính trạng trội, lông trắng là tính trạng
lặn. Quy ước: A: xám; a: trắng.
Ta có sơ đồ lai:
Ptc: AA (xám) x aa (trắng)

F1: Aa (xám) x Aa (xám)
F2: TLKG: 1AA: 2Aa: 1aa
2


TLKH: 3 xám : 1 trắng.
b. F1: Aa (xám) x aa (trắng)
F2: 1 xám : 1 trắng
Bài 2: Ốc sên có dạng vỏ xoắn phải, có dạng vỏ xoắn trái. Tính trạng này do
một lôcút gen kiểm soát: D- xoắn phải, d- xoắn trái. Khi cho giao phối dạng xoắn
phải (DD) với dạng xoắn trái (dd) theo 2 phép lai thuận và nghịch, kết quả của 2
trường hợp: F1 thể hiện xoắn theo dạng lấy làm mẹ; đời F2 thể hiện toàn bộ xoắn phải
(theo dạng trội); ở đời F3 thu được tỷ lệ phân li 3/4 xoắn phải: 1/4 xoắn trái.
a. Viết sơ đồ phân tích di truyền tính xoắn của vỏ ốc sên.
b. Giải thích sự di truyền tính trạng nói trên.
Hướng dẫn:
Ta thấy ở đời F1 biểu hiện kiểu hình giống cá thể làm mẹ, đời F 2 biểu hiện kiểu
hình đồng tính trội, đời F3 biểu hiện kiểu hình phân li tỷ lệ 3 trội: 1 lặn. Như vậy sự
phân li tính trạng diễn ra chậm đi một thế hệ; hiện tượng này giải thích như sau:
Sản phẩm do gen ở trong nhân tạo ra (trước khi thụ tinh) tồn tại ở tế bào chất của tế
bào trứng tác động đến sự biểu hiện kiểu hình ở đời sau. Hiện tượng này gọi là"tiền
định tế bào chất" hay hiệu ứng dòng mẹ (còn gọi là hiện tượng di truyền Men Đen thể
hiện chậm đi 1 thế hệ)
P: ♀ trái x ♂ phải
P: ♀ phải x ♂ trái
ss
SS
SS
ss
F1 :

100% trái
F1
100% phải
Ss
Ss
F2 : 100% phải
F2 :
100% phải
1/4SS : 1/2Ss : 1/4ss
1/4SS : 1/2Ss : 1/4ss
Bài 3: Ở Ðậu hà lan, tính trạng hạt vàng (A) trội hoàn toàn so với hạt xanh (a).
gen quy định tính trạng nằm trên NST thường. Cho 3 cây hạt vàng tự thụ phấn trong
đó chỉ có 1 cây dị hợp. Tỉ lệ kiểu hình ở đời con là bao nhiêu?
Hướng dẫn:
2/3 AA x AA ⇒ F1 2/3 AA hạt vàng
1/3 Aa x Aa ⇒ F1 1/3.(3/4 A- hạt vàng : 1/4 aa hạt xanh)
⇒ F1: 11/12 hạt vàng : 1/12 hạt xanh.
Bài 4: Ở đậu Hà lan, tính trạng hạt vàng (A) trội hoàn toàn so với hạt xanh (a).
gen quy định tính trạng nằm trên NST thường. Sức sống của giao tử mang gen A gấp
đôi giao tử mang gen a; sức sống của hợp tử và của phôi (để phát triển thành cây con)
kiểu gen AA = 100%, Aa = 75%, aa = 50%. Bố và mẹ đều mang gen dị hợp thì tỉ lệ
kiểu hình của F1 (mới sinh) sẽ là bao nhiêu?
Hướng dẫn:
P:
Aa
x
Aa
Gp : 1/2A : 1/4a 1/2A : 1/4a
F1 : 1/4AA : 2/8Aa : 1/16aa
Kiểu gen sống F1: 1/4AA : 2/8.3/4 Aa: 1/16.1/2 aa

Kiểu hình đời con F1: 14/32 A- : 1/32 aa à 14 hạt vàng : 1hạt xanh.
Bài 5 (ĐH 2009): Trong trường hợp giảm phân và thụ tinh bình thường, một
gen quy định một tính trạng và gen trội là trội hoàn toàn. Tính theo lí thuyết, phép lai
3


AaBbDdHh x AaBbDdHh sẽ cho kiểu hình mang 3 tính trạng trội và 1 tính trạng lặn
ở đời con chiếm tỉ lệ
A. 81/256.
B. 9/64.
C. 27/256.
D. 27/64.
Hướng dẫn:
Số cá thể mang 3 tính trạng trội là 1 tính trạng lặn sẽ là ¾ x ¾ x ¾ = 27/64
à Đáp án D.
Bài 6 (ĐH 2009): Ở đậu Hà Lan, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với
alen a quy định thân thấp. Cho cây thân cao giao phấn với cây thân cao, thu được F 1
gồm 900 cây thân cao và 299 cây thân thấp. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ cây F 1 tự thụ
phấn cho F2 gồm toàn cây thân cao so với tổng số cây ở F1 là :
A. 3/4
B. 1/2
C. 1/4
D. 2/3
Hướng dẫn:
Ở F1 có tỉ lệ kiểu hình ¾ cao : ¼ thấp là kết quả của phân li kiểu gen ¼ AA : 2/4 Aa :
¼ aa. Vậy tỉ lệ các cây cao F 1 tự thụ phấn để cho F 2 toàn bộ cây cao chiếm ¼ có kiểu
gen AA. à Đáp án C.
Bài 7 (ĐH 2012): Ở đậu Hà Lan, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so
với alen a quy định thân thấp. Cho cây thân cao thuần chủng giao phấn với cây thân
thấp, thu được F1. Cho cây F1 tự thụ phấn thu được F2. Tiếp tục cho các cây F2 tự thụ

phấn cho được F3. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, tỉ lệ phân li kiểu
hình ở F3 là:
A. 1 cây thân cao: 1 cây thân thấp
B. 3 cây thân cao: 5 cây thân thấp
C. 3 cây thân cao: 1 cây thân thấp
D. 5 cây thân cao: 3 cây thân thấp.
Hướng dẫn:
Ở F2 có 3 kiểu gen 1AA: 2Aa: 1aa
AA tự thụ cho ra 100% AA.
2 Aa tự thu cho ra

2
4
2
AA: Aa: aa.
4
4
4

aa tự thụ cho ra 100% aa. Cộng tất cả vào ta được tỉ lệ phân li kiểu hình ở F 3 là: 5 cây
thân cao: 3 cây thân thấp à Đáp án D.
Bài 8 (ĐH 2013): Ở một loài thực vật, lôcut gen quy định màu sắc quả gồm 2
alen, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Cho cây
(P) có kiểu gen dị hợp Aa tự thụ phấn, thu được F 1. Biết rằng không phát sinh đột
biến mới và sự biểu hiện của gen này không phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Dự
đoán nào sau đây là đúng khi nói về kiểu hình ở F1?
A. Các cây F1 có ba loại kiểu hình, trong đó có 25% số cây quả vàng, 25% số cây
quả đỏ và 50% số cây có cả quả đỏ và quả vàng.
B. Trên mỗi cây F1 có hai loại quả, trong đó có 75% số quả đỏ và 25% số quả vàng.
C. Trên mỗi cây F1 có hai loại quả, trong đó có 50% số quả đỏ và 50% số quả vàng.

D. Trên mỗi cây F1 chỉ có một loại quả, quả đỏ hoặc quả vàng
Hướng dẫn:
Trên mỗi cây F1 chỉ có một loại quả, quả đỏ hoặc quả vàng còn tỷ lệ 75% số quả đỏ
và 25 % quả vàng chỉ đúng nếu lấy hạt của các cây F1 đem gieo.

4


1.2. Gen gồm 2 alen, trội hoàn toàn, nằm trên NST giới tính (quy luật di truyền
liên kết giới tính)
a. Phương pháp giải
1. Bài toán thuận: biết kiểu hình P, gen liên kết NST giới tính, xác định kết quả lai
Bước 1: Từ kiểu hình P, gen liên kết với NST giới tính à xác định kiểu gen của P.
Bước 2: Viết sơ đồ lai, xác định kết quả.
2. Bài toán nghịch: biết kiểu hình P, gen liên kết với NST giới tính, biết kết quả lai
àxác định kiểu gen của P.
Bước 1: Tìm trội lặn và quy ước gen.
Bước 2: Nhận dạng quy luật di truyền chi phối, từ lỉ lệ phân li kiểu hình àkiểu gen P
Bước 3: Viết sơ đồ lai.
*Lưu ý:
- Quan sát sự khác biệt về kiểu hình giữa giới đực và giới cái hay tính trạng biểu
hiện không đồng đều ở 2 giới, tính trạng lặn chủ yếu ở giới dị giao tử XY, XO. Nếu
có biểu hiện cùng giới thì cách đời và thường là do gen lặn quy định.
- Mẹ dị hợp tử sẽ sinh ra các con đực có tỷ lệ phân ly về kiểu hình là 1:1.
- Bố truyền nhiễm sắc thể X cho con gái và nhiễm sắc thể Y cho con trai (Quy luật di
truyền chéo và di truyền thẳng).
- Một gen trên nhiễm sắc thể thường và một gen liên kết với nhiễm sắc thể X sẽ cho tỷ
lệ phân ly 3: 3: 1: 1 ở đời con.
- Gen gây chết liên kết với giới tính sẽ làm giảm số con đực sinh ra.
Ví dụ: Cho gà trống lông vằn lai với gà mái lông đen được F 1 gồm 100% gà

lông vằn. Ngược lại khi cho gà trống lông đen lai với gà mái lông vằn, gà con F 1 sinh
ra có con lông vằn, có con lông đen nhưng toàn bộ các con đen đều là gà mái. Cho
biết cặp tính trạng trên do 1 cặp gen quy định.
a. Lông vằn là trội hay lặn so với lông đen ?
b. Giải thích vì sao khi thay đổi dạng bó mẹ trong hai phép lai trên lại cho kết quả
khác nhau ?
c. Viết sơ đồ hai phép lai trên.
Hướng dẫn:
a. Cặp tính trạng này do 1 cặp gen quy định, đồng thời khi cho gà trống lông vằn lai
với gà mái lông đen thì đời con F 1 đồng loạt lông vằn à Lông vằn là trội so với lông
đen. Quy ước: A: lông vằn, a: lông đen.
b. Giải thích: khi thay đổi dạng bố mẹ trong 2 phép lai trên thì cho kết quả khác nhau.
Mặt khác ở phép lai 2, lông đen chỉ có ở con mái chứng tỏ cặp tính trạng này di
truyền liên kết giới tính. Đồng thời tính trạng lông đen được di truyền từ bố (gà
trống) cho con gái (gà mái F1) nên gen quy định tính trạng nằm trên NST giới tính X
(không có alen trên Y). (Nếu gen nằm trên NST Y thì di truyền thẳng nên gà mái lông
vằn phải sinh ra tất cả các gà mái con đều lông vằn)
Vì tính trạng di truyền liên kết giới tính nên khi thay đổi dạng bố mẹ trong 2
phép lai trên thì cho kết quả khác nhau.
c. Sơ đồ lai:
- Phép lai 1: ♂lông vằn x ♀lông đen
P: XAXA
XaY
5


Gp : XA
Xa, Y
F1 : XAXa ; XAY (100% lông vằn)
- Phép lai 2 : ♂lông đen x ♀lông vằn

P: XaXa
XAY
Gp : Xa
XA, Y
F1 : XAXa ; XaY (100% gà trống lông vằn, 100% gà mái lông đen).
b. Bài tập vận dụng
Bài 1: Ở một loài động vật. Cho biết NST giới tính của loài ♂(XY); ♀(XX);
Alen A quy định mắt đỏ, alen a quy định mắt trắng.
Khi cho 2 cơ thể bố mẹ thuần chủng ♀ mắt đỏ lai với ♂ mắt trắng, F 1 100% mắt đỏ.
Cho các cá thể F1 giao phối với nhau, F 2 thu được tỷ lệ 3mắt đỏ: 1 mắt trắng (toàn
đực). Cho biết tính trạng màu mắt do 1 gen quy định.
Xác định sự di truyền tính trạng màu mắt. Viết sơ đồ lai từ P đến F2?
Hướng dẫn:
Theo QLDT liên kết với giới tính (DT chéo) gen trên NST giới tính X, Y không
mang alen tương ứng.
Bài 2: Ở người dị tật dinh ngón tay số 2,3 do đột biến gen lặn nằm trên NST
giới tính Y quy định, X không mang alen tương ứng. Bố bị mắc dị tật, còn mẹ bình
thường. Các con của họ sẽ như thế nào về dị tật này? Xác định sự di truyền của dị tật
này?
Hướng dẫn:
- Vì dị tật này là do gen lặn nằm trên NST Y quy định, X không mang alen tương ứng
nên các con trai của họ sẽ bị dị tật này, các con gái thì không mắc dị tật.
- Dị tật này truyền thẳng cho 100% cá thể có cặp NST giới tính XY (nếu NST Y có
nhận được gen quy định dị tật đó)
Bài 3: Ở một loài động vật. Cho biết NST giới tính của loài ♂(XY); ♀(XX);
Alen A quy định mắt đỏ, alen a quy định mắt trắng. Khi cho 2 cơ thể bố mẹ thuần
chủng ♂ mắt đỏ lai với ♀ mắt trắng được F 1 100% mắt đỏ. Cho các cá thể F 1 giao
phối với nhau, F2 thu được tỷ lệ 3 mắt đỏ: 1 mắt trắng (toàn cái). Cho biết tính trạng
màu mắt do 1 gen quy định.
Xác định sự di truyền tính trạng màu mắt. Viết sơ đồ lai từ P đến F2?

Hướng dẫn:
Theo QLDT liên kết với giới tính. Gen trên NST X và Y → Kết luận di truyền
giả NST (Sự di truyền do gen trên NST X và Y. Gọi là sự di truyền giả NST thường
vì cả lai thuận và nghịch đều cho F1 đồng tính và F2 phân tính 3:1).
Bài 4 (ĐH 2010): Ở người, alen A quy định mắt nhìn màu bình thường trội
hoàn toàn so với alen a gây bệnh mù màu đỏ - xanh lục. Gen này nằm trên đoạn
không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X. Trong một gia đình, người bố có
mắt nhìn màu bình thường, người mẹ bị mù màu, sinh ra người con trai thứ nhất có
mắt nhìn màu bình thường, người con trai thứ hai bị mù màu. Biết rằng không có đột
biến gen và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, quá trình giảm phân ở mẹ diễn ra bình
thường. Kiểu gen của hai người con trai
này lần lượt là những kiểu gen nào sau đây?
A. XAXaY, XaY. B. XaY, XAY. C. XAXAY, XaXaY. D. XAXAY, XaY.
Hướng dẫn:
6


Theo giả thiết kiểu gen của người bố XAY, kiểu gen của người mẹ XaXa mà người mẹ
giảm phân bình thường, không có đột biến gen và đột biến cấu trúc NST. Vậy nếu:
+ Bố mẹ giảm phân bình thường thì kiểu gen và kiểu hình của các con sinh ra là:
P: XAY (không mù màu) x XaXa (mù màu)
F1 : 1XAXa (♀ không mù màu): XaY(♂ mù màu)
+ Bố rối loạn giảm phân I, mẹ phân bào bình thường ta có:
P: XAY (không mù màu) x XaXa (mù màu)
Gp : XAY; O
Xa
F1 : 1XAXaY (không mù màu): XaO (mù màu, tơcnơ)
Từ 2 trường hợp trên ta nhận thấy đứa con trai sinh ra của cặp vợ chồng có thể có
kiểu gen Xa Y và XAXaY à Đáp án D.
Bài 5 (ĐH 2011): Ở ruồi giấm, alen A quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với

alen a quy định mắt trắng. Trong trường hợp không xảy ra đột biến, phép lai nào sau
đây cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 2 ruồi cái mắt đỏ : 1 ruồi đực mắt đỏ :
1 ruồi đực mắt trắng?
A. XAXa x XAY
B. XAXA x XaY
C. XAXa x XaY
D. XaXa x XAY
Hướng dẫn:
- F1 thu được 4 tổ hợp giao tử = 2 x 2 => ruồi cái: XAXa.
- F1 không có ruồi cái mắt trắng XaXa => ruồi đực P phải có kiểu gen XAY.
Bài 6 (ĐH 2011): Ở gà, alen A quy định tính trạng lông vằn trội hoàn toàn so
với alen a quy định tính trạng lông nâu. Cho gà mái lông vằn giao phối với gà trống
lông nâu (P), thu được F1 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 gà lông vằn : 1 gà lông nâu.
Tiếp tục cho F1 giao phối với nhau, thu được F 2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 gà
lông vằn : 1 gà lông nâu. Phép lai (P) nào sau đây phù hợp với kết quả trên ?
A. Aa × aa.
B. AA × aa.
C. XAXa × XaY. D. XaXa × XAY.
Hướng dẫn:
F1 và F2 đều phân li kiểu hình theo tỉ lệ 1: 1 à Đáp án D.
Bài 7 (ĐH 2012): Ở gà, gen qui định màu sắc lông nằm trên vùng không tương
đồng của nhiểm sắc thể giới tính X có hai alen: alen A qui định lông vằng trội hoàn
toàn so với alen a qui định lông đen. Cho gà trống lông vằn thuần chủng giao phối
với gà mái lông đen thu được F1. Cho F1 giao phối với nhau thu được F2. Khi nói về
kiểu hình ở F2, theo lý thuyết, kết luận nào sau đây không đúng?
A. Gà trống lông vằn có tỉ lệ gấp đôi gà mái lông đen.
B. Gà trống lông vằn có tỉ lệ gấp đôi gà mái lông vằn.
C. Tất cả các gà lông đen đều là gà mái.
D. Gà lông vằn và gà lông đen có tỉ lệ bằng nhau.
Hướng dẫn:

Ở Gà thì giới đực là XX và cái là XY.
A A
X X x XaY đời con lai là XAXa x XAY cho đời F2 3 lông vằn: 1 lông đen chỉ có ở gà
mái à Đáp án C.
Bài 8 (ĐH 2013): Ở gà, gen quy định màu sắc lông nằm trên vùng không
tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X có hai alen , alen A quy định lông vằn trội
hoàn toàn so với alen a quy định lông không vằn. Gen quy định chiều cao chân nằm
trên nhiễm sắc thể thường có 2 alen, alen B quy định chân cao trội hoàn toàn so với
alen b quy định chân thấp. Cho gà trống lông vằn, chân thấp thuần chủng giao phối
7


với gà mái lông không vằn, chân cao thuần chủng thu được F 1. Cho F1 giao phối với
nhau để tạo ra F2. Dự đoán nào sau đây về kiểu hình ở F2 là đúng ?
A. Tất cả gà lông không vằn , chân cao đều là gà trống
B. Tỉ lệ gà mái lông vằn, chân thấp bằng tỉ lệ gà mái lông không vằn, chân thấp
C. Tỉ lệ gà trống lông vằn, chân thấp bằng tỉ lệ gà mái lông vằn , chân cao
D. Tỉ lệ gà trống lông vằn, chân thấp bằng tỉ lệ gà mái lông không vằn, chân cao
Hướng dẫn:
P: ♂ lông vằn, chân thấp XA XA bb x ♀ lông không vằn, chân cao XaYBB
F1: XAXa Bb : XaYbb
F2: …. => Tỉ lệ gà mái lông vằn, chân thấp bằng tỉ lệ gà mái lông không vằn, chân
thấp à Đáp án B.
1.3. Gen gồm 2 alen, trội không hoàn toàn, nằm trên NST thường (quy luật trội
không hoàn toàn)
a. Phương pháp giải
- Xác định tính trội lặn
Tính trạng trội không hoàn toàn trong các trường hợp sau:
+ Bố mẹ thuần chủng tương phản, sinh ra con có kiểu hình trung gian của bố mẹ.
+ Bố mẹ dị hợp tử à tỉ lệ phân li kiểu hình là 1 : 2 : 1

- Xác định tỉ lệ phân li kiểu gen, kiểu hình ở đời con khi biết kiểu hình của bố mẹ và
đặc điểm di truyền tính trạng:
+ Từ kiểu hình P để suy ra kiểu gen P
+ Viết sơ đồ lai
- Xác định kiểu gen của bố mẹ khi biết kiểu hình bố mẹ và kết quả lai
Ví dụ: P thuần chủng: AA (hoa đỏ) x aa (hoa trắng)
Gp:
A
a
F1: 100% Aa (hoa hồng) x Aa (hoa hồng)
F2: 1 AA :
2 Aa : 1 aa
(1 hoa đỏ : 2 hoa hồng : 1 hoa trắng)
b. Bài tập vận dụng
Bài 1: Theo dõi sự di truyền màu sắc hoa mõm chó, người ta thu được kết quả
sau:
1. Hoa đỏ
x Hoa hồng à F1: 50% đỏ : 50% hồng
2. Hoa trắng x Hoa hồng à F1: 50% trắng : 50% hồng
3. Hoa đỏ
x Hoa trắng à F1: 100% đỏ
4. Hoa hồng x Hoa hồng à F1 25%% đỏ: 50% hồng: 25% trắng
Xác định sự di truyền màu sắc hoa và viết sơ đồ lai từng trường hợp. Biết rằng màu
sắc hoa do một gen qui định và màu trắng do gen lặn qui định. Gen nằm trên NST
thường.
Gợi ý: Di truyền theo quy luật trội không hoàn toàn.
Bài 2: Lai thứ dâu tây thuần chủng quả đỏ với quả trắng được F 1. Cho F1 lai
với nhau được F2 105 cây quả đỏ: 212 cây quả hồng: 104 cây quả trắng. Biết rằng
màu sắc quả do một gen qui định và gen nằm trên NST thường.
1. Biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2.

2. Cho cây dâu tây F2 tiếp tục lai với nhau. Xác định kiểu gen và kiểu hình ở F 3 thu
được từ mỗi công thức lai.
8


Gợi ý: Di truyền theo quy luật trội không hoàn toàn.
1.4. Gen gồm 2 alen, trội không hoàn toàn, nằm trên NST giới tính (quy luật trội
không hoàn toàn + liên kết giới tính)
a. Phương pháp giải
Dạng này thường có nhiều kiểu gen và kiểu hình vì một số gen chỉ liên kết với giới
tính X không có alen trên Y nên chỉ cần 1 alen đã biểu hiện ra kiểu hình.
Ví dụ: Ở mèo, gen D quy định màu lông đen nằm trên nhiễm sắc thể X; gen
tương ứng d quy định màu lông hung. D là gen trội không hoàn toàn nên mèo cái dị
hợp về gen này sẽ có 3 màu trắng, đen, hung (gọi là mèo tam thể).
a. Giải thích vì sao trong thực tế hiếm thấy mèo đực tam thể.
b. Xác định màu lông của mèo con trong trường hợp kiểu hình của bố mẹ như sau:
- Mẹ tam thể
x
bố đen
- Mẹ hung
x
bố đen
Hướng dẫn:
a. Mèo tam thể có gen Dd nằm trên NST X, mà mèo đực là XY không thể nào tạo
thành tổ hợp Aa được nên hiếm gặp mèo đực tam thể trong thực tế, trừ trường hợp
đột biến (XXY) và nếu có thì nó khó có thể sống khỏe mạnh đến lúc trưởng thành.
b. Viết sơ đồ lai để xác định.
b. Bài tập vận dụng
Ở một loài động vật, giới tính của loài cái XY; đực XX. DD - lông đen, Dd –
lông đốm trắng đen, dd- lông trắng. Gen quy định tính trạng màu lông nằm NST giới

tính X, Y không mang alen tương ứng.
1. P: cái lông đen x đực lông trắng. Tìm sự phân li kiểu hình F1, F2 ?
2. P: cái lông đen x đực lông đốm trắng đen. Tìm sự phân li kiểu hình F1 ?
Hướng dẫn:
1. F1: 1 đực lông đốm trắng đen: 1 cái lông trắng.
F2: 1 đực lông đốm trắng đen: 1 cái lông đen : 1 đực lông trắng: 1 cái lông trắng.
2. F1: 1 đực lông đen: 1 đực lông đốm trắng đen: 1 cái lông đen : 1 cái lông trắng.
2. Hai hay nhiều gen quy định 1 tính trạng
2.1. Mỗi gen nằm trên 1 NST thường khác nhau (tương tác gen+ phân li độc lập)
a. Phương pháp giải
Muốn kết luận 1 tính trạng nào được di truyền theo quy luật tương tác gen ta
phải chứng minh tính trạng đó do hai hay nhiều cặp gen chi phối.
- Phương pháp 1: Khi xét sự di truyền về 1 tính trạng nào đó, nếu tính trạng phân li
kiểu hình theo tỉ lệ 9: 3: 3: 1 hay biến đổi của tỉ lệ này như 9: 6: 1; 9: 3: 4; 9: 7; 12:
3: 1; 13: 3; 15: 1; 1: 4: 6: 4: 1. Ta kết luận tính trạng đó phải được di truyền theo
quy luật tương tác của 2 cặp gen không alen với nhau. Tùy vào tỉ lệ cụ thể, ta xác
định được kiểu tương tác tương ứng.
- Phương pháp 2: Khi lai phân tích về 1 tính trạng nào đó, nếu F B phân li kiểu hình
theo tỉ lệ 1: 1: 1: 1 hoặc biến đổi của tỉ lệ này như 1: 2: 1; 3: 1. Ta kết luận tính
trạng đó phải được di truyền theo quy luật tương tác của 2 cặp gen không alen. Tùy
vào điều kiện cụ thể của đề, ta có thể xác định được kiểu tương tác nếu biết kiểu hình
của đời trước và đời FB. Nếu đề không cho đủ các kiểu hình, ta chọn tất cả các
trường hợp hợp lí.
9


- Phương pháp 3: Khi xét sự di truyền về 1 tính trạng nào đó, nếu tính trạng phân li
kiểu hình theo tỉ lệ 3: 3: 1: 1 hoặc là biến đổi của tỉ lệ này như 4: 3: 1; 3: 3: 2; 6: 1:
1; 5: 3; 7: 1. Ta kết luận tính trạng đó phải được di truyền theo quy luật tương tác
của 2 cặp gen không alen nhau.

Tùy vào tỉ lệ cụ thể ta xác định được kiểu tương tác tương ứng.
Ví dụ: Cho 1 cây hoa đỏ giao phấn với 3 cây của cùng loài đó, kết quả thu
được như sau:
- Với cây thứ nhất: đời con có 25% cây hoa trắng: 50% cây hoa vàng: 25% cây hoa
đỏ.
- Với cây thứ hai, đời con có 56,25% cây hoa đỏ: 37,5% cây hoa vàng: 6,25% cây
hoa trắng.
- Với cây thứ ba, đời con có 50% cây hoa vàng: 37,5% cây hoa đỏ: 12,5% cây hoa
trắng.
Tính trạng màu hoa của loài thực vật trên di truyền theo quy luật nào? Hãy xác
định kiểu gen của các cây đem lai.
Hướng dẫn:
- Ở cùng 1 loài, mỗi tính trạng chỉ di truyền theo quy luật xác định và không thay đổi
theo từng phép lai. Do vậy, cả 3 phép lai này cùng bị chi phối bởi 1 quy luật di truyền
giống nhau.
- Có 3 phép lai với tỉ lệ kiểu hình khác nhau, để xác định quy luật di truyền của tính
trạng, phải chọn phép lai có tỉ lệ kiểu hình đặc trưng nhất. Ở đây, phép lai 2 có tỉ lệ 9
cây hoa đỏ: 6 cây hoa vàng: 1 cây hoa trắng à là tỉ lệ của quy luật tương tác bổ trợ.
Vậy, tính trạng màu hoa của loài thực vật này di truyền theo quy luật tương tác bổ
trợ.
- Ở phép lai thứ 2 đời con có 16 kiểu tổ hợp giao tử nên bố mẹ phải dị hợp về cả 2
cặp gen àkiểu gen của cặp bố mẹ ở phép lai 2 là: AaBb x AaBb.
- Ở phép lai 1 có tỉ lệ 1 cây hoa trắng: 2 cây hoa vàng: 1 cây hoa đỏ gồm 4 kiểu tổ
hợp = 4 x 1. Vậy cây thứ nhất chỉ cho 1 loại giao tử, có kiểu gen đồng hợp về cả 2
cặp gen. Ở đời con có cây hoa trắng mang kiểu gen aabb nên cây thứ nhất phải có
kiểu gen aabb.
- Ở phép lai 3 có tỉ lệ 4 vàng: 3 đỏ: 1 trắng gồm 8 kiểu tổ hợp = 4 x 2. Vậy cây thứ 3
phải có 1 cặp gen dị hợp. Đời con có cây hoa trắng (aabb) nên cây thứ ba có gen ab
àKiểu gen của nó có thể là Aabb hoặc aaBb. Trong tương tác bổ trợ loại có tỉ lệ kiểu
hình 9: 7 và 9: 6: 1 thì vai trò của các gen trội A và B là ngang nhau nên cả 2 kiểu

gen này đều là phù hợp.
+ Cặp lai thứ nhất: AaBb x aabb
+ Cặp lai thứ 2: AaBb x AaBb
+ Cặp lai thứ 3: AaBb x aaBb (hoặc AaBb x Aabb).
b. Bài tập vận dụng
Bài 1: Cho cá thể hoa đỏ lai với cá thể hoa trắng, F1 đồng loạt hoa trắng. Cho F1
tự thụ phấn thì đời F2 có tỉ lệ: 75% hoa trắng, 18,75% hoa đỏ, 6,25% hoa vàng.
a. Tính trạng màu hoa di truyền theo quy luật nào? Xác định kiểu gen của P.
b. Cho cây F1 lai phân tích, tỉ lệ kiểu hình ở đời con ntn.
Hướng dẫn:
a. Tính trạng màu hoa di truyền theo quy luật tương tác át chế.
10


Kiểu gen của P: AAbb x aaBB
b. F1 lai phân tích đời con có 50% hoa trắng, 25% hoa đỏ, 25% hoa vàng.
Bài 2: Cho cây có hoa màu vàng lai với 3 cây khác của cùng loài đó.
- Với cây thứ nhất, đời con có 25% cây cho hoa vàng : 75% cây cho hoa trắng.
- Với cây thứ hai, đời con có 56,25% cây cho hoa vàng : 43,75% cây cho hoa trắng.
- Với cây thứ ba, đời con có 37,5% cây cho hoa vàng : 62,5% cây cho hoa trắng.
a. Tính trạng màu hoa của loài thực vật trên di truyền theo quy luật nào?
b. Hãy viết kiểu gen của các cặp bố mẹ đem lai.
Hướng dẫn:
a. Tính trạng di truyền theo quy luật tương tác bổ trợ
b. – Cặp thứ nhất: AaBb x aabb
- Cặp thứ hai: AaBb x AaBb
- Cặp thứ ba: AaBb x Aabb ( hoặc AaBb x aaBb)
Bài 3 (ĐH 2009): Ở một loài thực vật, màu sắc hoa là do sự tác động của hai
cặp gen (A,a và B,b) phân li độc lập. Gen A và gen B tác động đến sự hình thành màu
sắc hoa theo sơ đồ :

Gen A
gen B
enzim A

enzim B

Chất không màu 1
Chất không màu 2
Sắc tố đỏ.
Các alen a và b không có chức năng trên. Lai hai cây hoa trắng (không có sắc tố
đỏ) thuần chủng thu được F1 gồm toàn cây có hoa đỏ. Cho F 1 tự thụ phấn, tỉ lệ kiểu
hình thu được ở F2 là
A. 15 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng.
B. 9 cây hoa đỏ : 7 cây hoa trắng.
C. 13 cây hoa đỏ : 3 cây hoa trắng.
D. 3 cây hoa đỏ : 5 cây hoa trắng.óa
Hướng dẫn:
Để F1 có hoa đỏ, 2 cây thuần chủng P đem lai phải mang 1 trong 2 gen trội, cây F 1 dị
hợp về 2 cặp gen, tạo nên 4 loại giao tử, hình thành F 2 16 tổ hợp, phân hóa thành 9
kiểu gen tạo ra kiểu hình có tỉ lệ 9 : 7. à Đáp án B.
Bài 4 (ĐH 2009): Ở ngô, tính trạng về màu sắc hạt do hai gen không alen quy
định. Cho ngô hạt trắng giao phấn với ngô hạt trắng thu được F1 có 962 hạt trắng, 241
hạt vàng và 80 hạt đỏ. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ hạt trắng ở F1, đồng hợp về cả hai cặp
gen trong tổng số hạt trắng ở F1 là
A.

3
8

B.


1
8

C.

1
6

D.

3
16

Hướng dẫn:
- Theo giả thiết, tỉ lệ phân li kiểu hình ở F 1 về tính trạng màu sắc là 12 trắng : 3 vàng :
1 đỏ. Ở đây khi không có gen át chế can thiệp thì tỉ lệ kiểu hình vàng/ đỏ = 3/1,
chứng tỏ vàng trội so với đỏ.
- Nếu kí hiệu vàng A thì đỏ là a là vàng, gen B là gen át chế màu sắc hạt, gen b là gen
cho màu sắc hạt biểu hiện. Để tạo ra 16 tổ hợp gen ở F 1 thì cơ thể P đem lai phải dị
hợp tử về 2 cặp gen, có kiểu gen AaBb. Theo giả thiết ở F 1 ta có 12/16 tổ hợp có kiểu
hình hạt trắng. Trong đó có 2/12 tổ hợp gen đồng hợp tử có kiểu hình trắng (1/12
AABB + 1/12 aaBB = 1/6) à Đáp án C.
11


Bài 5 (ĐH 2010): Ở một loài thực vật lưỡng bội, alen A quy định hoa đỏ trội
hoàn toàn so với alen a quy định hoa tím. Sự biểu hiện màu sắc của hoa còn phụ
thuộc vào một gen có 2 alen (B và b) nằm trên một cặp nhiễm sắc thể khác. Khi trong
kiểu gen có alen B thì hoa có màu, khi trong kiểu gen không có alen B thì hoa không

có màu (hoa trắng). Cho giao phấn giữa hai cây đều dị hợp về 2 cặp gen trên. Biết
không có đột biến xảy ra, tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình thu được ở đời con là:
A. 9 cây hoa đỏ : 4 cây hoa tím : 3 cây hoa trắng
B. 9 cây hoa đỏ : 3 cây hoa tím : 4 cây hoa trắng
C. 12 cây hoa tím : 3 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng
D. 12 cây hoa đỏ : 3 cây hoa tím : 1 cây hoa trắng
Hướng dẫn:
- Theo đầu bài ta có phép lai giữa hai cây đều dị hợp về hai cặp gen là:
AaBb * AaBb tạo ra tỉ lệ kiểu hình ở F2 có số tổ hợp kiểu gen tương ứng là:
9A-B- : 3A-bb : 3aaB- : 1aabb
- Theo quy ước gen của bài toán đưa ra ta dễ xác định được tỉ lệ kiểu hình thu được ở
đời con lai là 9 (A-B-) : 3 (A-bb) : [3 (aaB-) : 1aabb] = 9 cây hoa đỏ : 3 cây hoa tím :
4 cây hoa trắng à Đáp án B.
Bài 6 (ĐH 2010): Giao phấn giữa hai cây (P) đều có hoa màu trắng thuần
chủng, thu được F1 gồm 100% cây có hoa màu đỏ. Cho F1 tự thụ phấn, thu được F2 có
kiểu hình phân li theo tỉ lệ 9 cây hoa màu đỏ : 7 cây hoa màu trắng. Chọn ngẫu nhiên
hai cây có hoa màu đỏ ở F2 cho giao phấn với nhau. Cho biết không có đột biến xảy
ra, tính theo lí thuyết, xác suất để xuất hiện cây hoa màu trắng có kiểu gen đồng hợp
lặn ở F3 là:
A.

1
.
16

B.

81
.
256


C.

1
.
81

D.

16
.
81

Hướng dẫn:
- Số cây có KG đồng hợp lặn ở F3 sẽ là:

1
(1)
16

- Chọn ngẫu nhiên hai cây có hoa màu đỏ ở F 2 cho giao phấn với nhau, để có được
cây hoa màu trắng ở F3 thì hai cây hoa màu đỏ được chọn ngẫu nhiên ở F 2 cho giao
phấn với nhau đều có xác suất xuất hiện là:

4 4
16
* =
(2)
9 9
81


Kết hợp kết quả (1) và (2) ta có: tính theo lí thuyết, xác suất để xuất hiện cây hoa màu
trắng có kiểu gen đồng hợp lặn ở F3 là:

16
1
1
* = à đáp án là C.
81 16 81

Bài 7 (ĐH 2010): Ở một loài thực vật, cho giao phấn giữa cây hoa đỏ thuần
chủng với cây hoa trắng có kiểu gen đồng hợp lặn (P), thu được F1 gồm toàn cây hoa
đỏ. Tiếp tục cho cây hoa đỏ F1 giao phấn trở lại với cây hoa trắng (P), thu được đời con
có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 3 cây hoa trắng : 1 cây hoa đỏ. Cho biết không có đột biến
xảy ra, sự hình thành màu sắc hoa không phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Có thể
kết luận màu sắc hoa của loài trên do:
A. hai gen không alen tương tác với nhau theo kiểu cộng gộp quy định.
B. một gen có 2 alen quy định, alen trội là trội không hoàn toàn.
C. một gen có 2 alen quy định, alen trội là trội hoàn toàn.
D. hai gen không alen tương tác với nhau theo kiểu bổ sung quy định.
Hướng dẫn:
12


Dựa vào giả thiết, khi lai F1 với cây hoa trắng thuần chủng P đời con cho tỉ lệ kiểu
hình 3 trắng : 1 đỏ chứng tỏ có hiện tượng tương tác gen bổ sung giữa 2 gen trội
không alen à Đáp án D.
Bài 8 (ĐH 2011): Cho giao phấn hai cây hoa trắng thuần chủng (P) với nhau
thu được F1 toàn cây hoa đỏ. Cho cây F1 tự thụ phấn, thu được F2 gồm 89 cây hoa đỏ
và 69 cây hoa trắng không xảy ra đột biến, tính theo lí thuyết. tỉ lệ phân li kiểu gen ở

F2 là:
A. 1: 2 :1 :2 :4 :2 :1 :1 :1
B. 1 : 2 : 1 : 1 : 2 : 1 :1 :2 :1
C. 4 :2 : 2: 2:2 :1 :1 : 1 :1
D. 3 : 3 : 1 :1 : 3 : 3: 1: 1 : 1
Hướng dẫn:
F2 có tỉ lệ KH: 89 : 69 ≈ 9 : 7 = 16 tổ hợp giao tử = 4 x 4 => F1: AaBb. Tỉ lệ kiểu
gen ở F2 là ( 1: 2: 1)2 = 1: 2: 1: 2: 4: 2: 1: 2: 1.
Bài 9 (ĐH 2011): Ở ngô, có 3 gen không alen phân li độc lập, tác động qua lại
cùng quy định màu sắc hạt, mỗi gen đều có 2 alen (A, a; B, b; R, r). Khi trong kiểu
gen có mặt đồng thời cả 3 alen trội A, B, R cho hạt có màu; các kiểu gen còn lại đều
cho hạt không màu. Lấy phấn của cây mọc từ hạt có màu (P) thụ phấn cho 2 cây:
- Cây thứ nhất có kiểu gen aabbRR thu được các cây lai có 50% số cây hạt có màu.
- Cây thứ hai có kiểu gen aaBBrr thu được các cây lai có 25% số cây cho hạt có màu.
Kiểu gen của cây (P) là :
A. AaBBRr.
B. AABbRr.
C. AaBbRr.
D. AaBbRR.
Hướng dẫn:
- Cây thứ nhất có kiểu gen aabbRR chỉ cho 1 loại giao tử abR mà thu được các cây lai
có 50% số cây hạt có màu nên P phải cho giao tử AB- Cây thứ hai có kiểu gen aaBBrr chỉ cho 1 loại giao tử aBr mà cây lai có 25% (1/4)
số cây hạt có màu vậy kiểu gen P phải cho giao tử A-R và dị hợp 2 cặp gen (1)
Tổ hợp lại => P phải cho 1/4ABR và không có giao tử AbR (2)
Từ 1 và 2 => P có KG AaBBRr à Đáp án A.
Bài 10 (ĐH 2012): Ở một loài thực vật, tính trạng màu sắc hoa do hai gen
không alen phân li độc lập quy định. Trong kiểu gen, khi có đồng thời cả hai loại alen
trội A và B thì cho hoa đỏ, khi chỉ có một loại alen trội A hoặc B thì cho hoa hồng,
còn khi không có alen trội nào thì cho hoa trắng. Cho cây hoa hồng thuần chủng giao
phối với cây hoa đỏ (P), thu được F1 gồm 50% cây hoa đỏ và 50% cây hoa hồng. Biết

rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, các phép lai nào sau đây phù hợp với tất cả
các thông tin trên?
(1) AAbb × AaBb

(3) AAbb × AaBB

(5) aaBb × AaBB

(2) aaBB × AaBb
(4) AAbb × AABb
(6) Aabb × AABb
Đáp án đúng là:
A. (3), (4), (6).
B. (1), (2), (4).
C. (1), (2), (3), (5).
D. (2), (4), (5), (6).
Hướng dẫn:
(5), (6), đều cây hoa hồng dị hợp không đáp ứng đề bài; (3) không cho kiểu hình hoa
hồng. Còn lại đáp án (1), (2), (4).
Bài 11 (ĐH 2012): Ở một loài thực vật lưỡng bội, khi lai hai cây hoa trắng
thuần chủng với nhau, thu được F 1 toàn cây hoa trắng. Cho F 1 giao phấn với nhau thu
được F2 gồm 81,25% cây hoa trắng và 18,75% cây hoa đỏ. Cho F1 giao phấn với tất
13


cả các cây hoa đỏ ở F2 thu được đời con. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lý
thuyết, ở đời con số cây có kiểu gen đồng hợp tử lặn về hai cặp gen trên chiếm tỉ lệ
A. 1/12
B. 1/24
C. 1/8

D. 1/16.
Hướng dẫn:
- Để cho đời con có kiểu gen đồng hợp lặn 2 cặp gen thì ở F2 cây hoa đỏ có kiểu gen
dị hợp 1 cặp aaBb chiếm tỷ lệ

2
.
3

- Kiểu gen F1 AaBb x aaBb cho ra đời đời con có kiểu gen aabb chiếm
- Tích 2 kết quả trên ta được

1
.
8

2 1
1
x =
à Đáp án A.
3 8 12

Bài 12 (ĐH 2013): Ở một loài thực vật, tính trạng chiều cao cây do ba cặp gen
không alen là A,a; B,b và D,d cùng quy định theo kiểu tương tác cộng gộp. Trong
kiểu gen nếu cứ có một alen trội thì chiều cao cây tăng thêm 5cm. Khi trưởng thành,
cây thấp nhất có chiều cao 150cm. Theo lí thuyết, phép lai AaBbDd × AaBbDd cho
đđời con có số cây cao 170cm chiếm tỉ lệ:
A. 5/16
B. 1/64
C. 3/32

D. 15/64
Hướng dẫn:
Cây cao 170cm có 4 trong tổng số 6 alen trội alen trội=> tỷ lệ = (C 46)/ 43 tổ hợp =
15/64 àĐáp án D.
Bài 13 (ĐH 2013): Một loài thực vật, khi cho giao phấn giữa cây quả dẹt với
cây quả bầu dục (P), thu được F 1 gồm toàn cây quả dẹt. Cho cây F 1 lai với cây đồng
hợp lặn về các cặp gen, thu được đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 cây quả
dẹt : 2 cây quả tròn : 1 cây quả bầu dục. Cho cây F 1 tự thụ phấn thu được F2. Cho tất
cả các cây quả tròn F2 giao phấn với nhau thu được F 3. Lấy ngẫu nhiên một cây F3
đem trồng, theo lí thuyết, xác suất để cây này có kiểu hình quả bầu dục là:
A. 1/9
B. 1/12
C. 1/36
D. 3/16
Hướng dẫn:
- FB cho 4 tổ hợp giao tử àF1 dị hợp 2 cặp gen AaBb. FB cho tỉ lệ 1 dẹt: 2 tròn: 1 bầu
dục àtương tác gen kiểu bổ trợ.
Quy ước: A-B-: dẹt; A-bb, aaB-: tròn; aabb: bầu dục.
F1 x F1 à F2: 9 dẹt: 6 tròn: 1 bầu dục.
- Để F3 có cây bầu dục (aabb), cây tròn F 2 phải cho giao tử ab àKiểu gen cây tròn F2:
Aabb và aaBb àXác suất để bố mẹ F2 có kiểu gen trên là: 2/3 x 2/3= 4/9
- Xác suất để sinh con bầu dục = 1/4.
àXác xuất là: 4/9 x 1/4 = 1/9 àĐáp án A.
Bài 14 (QG 2010): Giả sử ở một loài động vật, khi cho hai dòng thuần chủng
lông màu trắng và lông màu vàng giao phối với nhau thu được F1 toàn con lông màu
trắng. Cho các con F1 giao phối với nhau thu được F2 có tỉ lệ kiểu hình: 48 con lông màu
trắng : 9 con lông màu đen : 3 con lông màu xám : 3 con lông màu nâu : 1 con lông màu
vàng. Hãy giải thích kết quả của phép lai này.
Hướng dẫn:
- Kết quả phép lai cho thấy màu lông bị chi phối bởi sự tương tác của 3 gen không

alen trên NST thường và F1 dị hợp về 3 cặp gen.
- Sơ đồ phân li ở F2
14


3/4 D- = 27 A-B-D- = 27 con lông trắng
3/4B1/4dd = 9 A-B-dd = 9 con lông trắng
3/4 D- = 9 A-bbD- = 9 con lông trắng

3/4 A1/4bb

1/4dd

= 3 A-bbdd = 3 con lông trắng

3/4 D- = 9 aaB-D- = 9 con lông đen
3/4B1/4dd = 3 aaB-dd = 3 con lông nâu
3/4 D- = 3 aabbD- = 3 con lông xám

1/4 aa
1/4bb

1/4dd = 1 aabbdd = 1 con lông vàng
Nhận xét: Alen B quy định lông nâu, b: lông vàng; alen D: lông xám, d: lông vàng.
Các alen trội B và D tác động bổ trợ quy định lông đen; alen A át chết sự hình thành
sắc tố → màu trắng.
2.2. Các gen nằm trên cùng 1 NST thường (tương tác gen + liên kết gen)
a. Phương pháp giải
Đối với phép lai 1 cặp tính trạng, nếu có hiện tượng liên kết gen chứng tỏ tính trạng
đó được quy định ít nhất bởi 2 cặp gen cùng nằm trên 1 cặp NST tương đồng àtính

trạng di truyền theo quy luật tương tác gen và liên kết gen.
Ví dụ: Trong một lần nghiên cứu về hiện tượng di truyền liên kết gen trên NST
thường ở lúa đại mạch người ta nhận được ở thế hệ F 1 tỷ lệ kiểu hình: 1/4 số cây
mầm vàng: 2/4 số cây mầm lục : 1/4 số cây mầm trắng. Có thể giải thích như thế
nào về mối tương quan tỉ lệ như thế khi tính đến hiện tượng liên kết?
Hướng dẫn:
- Vì có hiện tượng liên kết gen nên => tính trạng về màu sắc của mầm cây phải được
quy định ít nhất bởi 2 cặp gen cùng nằm trên 1 cặp NST tương đồng. Như vậy sự di
truyền màu sắc mầm cây tuân theo quy luật tương tác gen và liên kết gen. Mặt khác ở
F1 xuất hiện tỉ lệ kiểu hình 1: 2 : 1 với 4 kiểu tổ hợp giao tử => mỗi bên P đều cho 2
loại giao tử (liên kết gen hoàn toàn)
- Quy ước gen:

AB A −
Ab
aB ab
;
: mầm lục;
: mầm vàng;
;
: mầm trắng.
ab − B
−b
a − ab

- Vì P đều cho 2 loại giao tử nên kiểu gen đều là dị hợp. Ở thế hệ F 1 xuất hiện cây
mầm lục và cây mầm vàng => P phải cho giao tử Ab và aB hoặc AB và ab. Mặt khác,
F1 cũng xuất hiện mầm trắng (aa) nên => bố mẹ đều phải cho giao tử mang gen a.
P:


Ab
Ab
AB
Ab
x
hay
x
aB
aB
ab
aB

- Nếu có liên kết không hoàn toàn ở cây cái thì kết quả vẫn nghiệm đúng với tần số
bất kì (≤ 50%)
P: ♀

Ab
aB

x



Ab
giả sử fHV = 20%
aB

Gp: Ab = aB = 40%
Ab = aB = 50%
AB = ab = 10%

F1: 25% mầm vàng: 50% mầm lục: 25% mầm trắng.
15


b. Bài tập vận dụng
P (lai thuận nghịch) ruồi cái mắt nâu giao phối với ruồi đực mắt nâu. F 1 thu
được toàn ruồi mắt đỏ. Cho các ruồi F1giao phối với nhau, F 2 thu được 51% mắt đỏ:
48 % mắt nâu: 1 % mắt trắng. Giải thích kết quả của phép lai?
Đáp án:
Có sự tương tác bổ trợ giữa các gen không alen và hóa vị gen 20%.
2.3. Gen trên NST thường + gen trên NST giới tính (tương tác gen + liên kết giới
tính + phân li độc lập)
a. Phương pháp giải
Khi xét sự di truyền 1 cặp tính trạng, nếu sự di truyền tính trạng này vừa biểu hiện
tương tác của 2 cặp gen không alen, vừa biểu hiện liên kết giới tính, ta suy ra trong 2
cặp alen phải có 1 cặp trên NST thường phân li độc lập với cặp kia.
Ví dụ: Cho P là một cặp ruồi giấm: ruồi mắt đỏ giao phối với ruồi mắt trắng, thu
được F1 đồng loạt ruồi mắt đỏ. Tiến hành lai phân tích ruồi F1 theo 2 phép lai sau:
- Phép lai 1: ♀ F1 x ♂ mắt trắng→ FB-1 có tỷ lệ 3 ruồi mắt trắng: 1 ruồi mắt đỏ (tính
trạng mắt đỏ và mắt trắng có cả ở ruồi đực và ruồi cái).
- Phép lai 2: ♂ F1 x ♀mắt trắng → FB-2 có tỷ lệ 1 ruồi ♀ mắt đỏ: 1 ruồi ♀ mắt trắng:
2 ruồi ♂mắt trắng.
a. Biện luận quy luật di truyền chi phối tính trạng màu mắt. Viết sơ đồ lai từ P → F1
→FB-1, FB- 2.
b. Nếu cho ruồi F1 giao phối với nhau, không kẻ bảng hãy cho biết tỷ lệ ruồi cái đồng
hợp tử mắt đỏ, tỷ lệ ruồi cái đồng hợp tử mắt trắng ở F2?
Cho rằng: không có quá trình đột biến xảy ra trong các phép lai đang xét và tính
trạng màu mắt biểu hiện không phụ thuộc vào môi trường.
Hướng dẫn:
a. - Xét phép lai 1: Tỷ lệ FB-1 là 3 : 1 = 4 THGT = 4 x 1 cơ thể có kiểu gen đồng hợp

lặn cho 1 loại giao tử → F1 cho 4 loại giao tử dị hợp 2 cặp gen trên 2 cặp NST →Tính
trạng màu mắt ở ruồi dấm chịu sự tương tác của 2 cặp gen tác động kiểu bổ trợ 9:7.
- Phép lai 1 cặp tính trạng và kết quả lai phân tích, lai thuận nghịch khác nhau, tính
trạng mắt ở FB-2 biểu hiện không đều ở 2 giới→1 trong 2 cặp gen quy định tính trạng
màu mắt trên NST giới tính X, 1 cặp gen trên NST thường.
Quy ước gen: A- B- : mắt đỏ; A- bb, aaB-, aabb: mắt trắng. Giả sử cặp gen A
trên NST thường, cặp gen B trên NST X.
- Kiểu gen của F1 cái mắt đỏ AaXBXb, đực lai phân tích mắt trắng là aaX bY. Kiểu gen
của P mắt đỏ là ruồi cái AAXBXB, mắt trắng là ruồi đực aaXbY.
SĐL P: ♀ đỏ AAXBXB
x ♂ trắng aaXbY
G:
F1 :

AXB



AaXBXb :

aXb : aY
AaXBY (100% mắt đỏ)

- Lai phân tích:
16


+ Phép lai 1:

♀ AaXBXb


x ♂ aaXbY

+ Phép lai 2:

♂ AaXBY

x ♀ aaXbXb( Học sinh tự viết SĐL)

b. Nếu cho F1 x F1 không kẻ bảng xác định được F2
F1 x F1 :

♀ AaXB Xb

x

G1: AXB = AXb = aXB = aXb= 1/4

AaXBY





AXB = AY = aXB = aY = 1/4

+ Ruồi cái đồng hợp tử mắt đỏ: AAXBXB = 1/4 x 1/4 = 1/16
+ Ruồi cái đồng hợp tử mắt trắng: aaXBXB = 1/4 x 1/4 = 1/16
b. Bài tập vận dụng
Bài 1: Có 2 dòng ruồi giấm thuần chủng, một dòng mắt trắng, một dòng mắt

nâu.
a. Cho cái mắt trắng giao phối với đực mắt nâu, ở F 1 thu được cái toàn + và đực toàn
trắng. Nếu lai nghịch thì F1 được toàn +( + là mắt kiểu dại mắt đỏ). Các tính trạng
mắt trắng và mắt nâu là trội hay lặn? Các gen qui định chúng nằm trên NST thường
hay trên NST X ?
b. Khi thực hiện phép lai F1 x F1 đã thu được kết quả :
+

Nâu
12
10

Trắng
50
48

Cái
37
Đực
39
Hãy giải thích kết quả nói trên.
Hướng dẫn:
a. - Kết quả phép lai thuận, nghịch khác nhau sự biểu hiện tính trạng ở 2 giới khác
nhau ( F1 ý a).
- Xét tỷ lệ phân ly ở F2:
Giới cái: 37(+) : 12 (nâu) : 50 (trắng) = 3 : 1 : 4
Giới đực: 39(+) : 10 (nâu) : 48 (trắng) = 3 : 1 : 4
F2 có 16 THGT = 4 x 4 → mỗi F1 có 4 loại giao tử, F1 dị hợp 2 cặp gen, tính trạng
mắt ruồi dấm do 2 cặp gen không alen nằm trên 2 cặp NST tương tác kiểu 9 : 4 : 3
(vì F 2 có 3 kiểu hình, P trắng x nâu→ F1 toàn ( + ) nếu 9 : 6 : 1 thì P phải cùng kiểu

hình).
Hai cặp gen: 1 cặp gen trên NST thường, 1 cặp gen trên NST giới tính X
- Qui ước 2 cặp gen Aa và Bb; cặp Aa trên NST thường; cặp Bb trên NST X
- Kiểu tương tác : A- B - mắt +
A- bb
Aabb

A và B bổ trợ
a mắt nâu

mắt trắng

bb át A,a
17


aaB - mắt nâu

B không át.

- Tìm kiểu gen của P:
+ Phép lai thuận : ♀ trắng AAXb Xb ; ♂ nâu : aaXBY
+ Phép lai nghịch : ♀ nâu aaXB XB ; ♂ trắng : AAXBY
- SĐL: Lai thuận Pt/c: ♀trắng AAXb Xb

♂ nâu aaXBY

x

AXb


G:

aXB = aY

AaXB Xb :

F1 :
TLKH:

♀ (+ )

:

Lai nghịch Pt/c: ♀ nâu aaXB XB
F1 :



AaXB Xb

TLKH:

♂ trắng
♂ trắng AAXbY

x

aXB


G:

AaXbY

:

AXb = AY
AaXBY

100% mắt đỏ

b. F1 x F1 ở phép lai thuận:
AaXB Xb
G1:

x

AaXbY

AXB = AXb

AXb = AY

aXB = aXb

aXb = aY

F2: (Viết theo giới)
AAXBXb
3 ♀ đỏ

B b
2 AaX X
AAXbXb
4 ♀ trắng
b b
2 AaX X
aaXbXb
aaXBXb
1 ♀ nâu
TLKH: 3 (đỏ) : 4 trắng

:

AAXBY
2 AaXBY
AAXbY
2 AaXbY
aaXbY
aaXBY
1 nâu (ở cả 2 giới)

3 ♂ đỏ
4 ♂ trắng
1 ♂ nâu

- Nếu F1 x F1 ở phép lai nghịch thì F2 tỷ lệ phân ly là: 9: 4 : 3
Bài 2: Cho p thuần chủng ♀ son x ♂ nâu → F 1. Cho F1 x F1 → F2 3 đỏ: 3 son:
1 nâu: 1 trắng. Biện luận, xác định quy luận di truyền chi phối tính trạng này, kiểu
gen của P.
Hướng dẫn:

- Phép lai Pt/c 1 cặp tính trạng (♀son x ♂ nâu), F2 xuất hiện 2 kiểu hình khác P là đỏ
và trắng (1)
- F2 thu được 8 tổ hợp giao tử (4 x 2) → 1 bên F 1 cho 4 loại giao tử à F1 dị hợp tử 2
cặp gen PLĐL (2).
Từ (1) và (2) tính trạng di truyền theo tương tác gen.
- Pt/c ; F1 đồng tính; 1 bên F1 cho 4 loại giao tử, 1 bên cho 2 loại giao tử à Có sự di
truyền liên kết với giới tính (3)
18


Từ (2) và (3) ⇒ 1 gen nằm trên NST thường; 1 bên nằm trên NST giới tính. Y không
mang alen tương ứng.
- Quy ước: A-B- đỏ; A-bb son; aaB- nâu; aabb trắng, cặp gen A, a nằm trên NST
thường; cặp gen B,b nằm trên NST giới tính.
- Kiểu gen Pt/c ♀ son AA X b X b x ♂ nâu aa X BY → F1 Aa X B X b x Aa X bY
Bài 3: Một ruồi đực mắt trắng được lai với ruồi cái mắt nâu. Tất cả ruồi F1 có
mắt đỏ kiểu dại. Cho F1 nội phối. Kết quả thu được:
Ruồi cái
Ruồi đực
Mắt đỏ: 450
Mắt đỏ: 230
Mắt nâu: 145
Mắt trắng: 305
Mắt nâu: 68
Hãy giải thích các kết quả này.
Hướng dẫn:
Có hai gen, một gen lặn trên nhiễm sắc thể thường quy định mắt màu nâu và
một gen lặn liên kết với giới tính quy định mắt màu trắng. Bất cứ ruồi đồng hợp
tử/bán hợp tử về gen quy định màu trắng nào cũng sẽ cho mắt màu trắng, dù có mặt
các gen khác. F1 biểu hiện kiểu dại chứng tỏ có hai gen và F2 có sự khác nhau về tỷ

lệ phân ly ở giới ♂ và giới ♀ chứng tỏ rằng ít nhất có một gen liên kết với giới tính.
Một nửa số con ♂ ở F2 có mắt màu trắng, đây là tỷ lệ phân ly của một gen lặn liên
kết với giới tính. Chúng ta nhận được tỷ lệ phân ly 3 đỏ: 1 nâu, là tỷ lệ phân ly của
một gen trên nhiễm sắc thể thường. Tỷ lệ phân ly ở ruồi ♀ F2 là 3 đỏ: 1 nâu, cho thấy
tất cả ruồi ♀ có ít nhất một nhiễm sắc thể X bình thường (X+)
Quy ước: X+-A- : đỏ; X+-aa : nâu; Xw : trắng. Phép lai sẽ là:
X+X+aa

X+YAA

x


X+XwAa

X+YAa
(Tất cả đỏ tự
phối)

3 X+-A- : đỏ
1 X+-aa : nâu

3 X+YA- : đỏ
1 X+Yaa : nâu
3XwYA- : trắng
1 XwYaa : trắng
Chúng ta nhận được một tỷ lệ phân ly biến đổi của tỷ lệ 3:3:1:1 trong số ruồi ♂
ở F2 cho thấy có một gen trên nhiễm sắc thể thường và một gen liên kết với giới tính.
Số ruồi ♂ nhận được gần với tỷ lệ 4:3:1.
Bài 4: Cho nòi lông đen thuần chủng giao phối với nòi lông trắng được F1 có

50% con lông xám và 50% con lông đen. Cho con lông xám (F1) giao phối với con
lông trắng (P) được tỉ lệ : 3 con lông xám : 4 con lông trắng : 1 con lông đen. Trong
đó lông đen toàn là đực.
a. Biện luận và viết sơ đồ lai cho kết quả nói trên.
b. Cho con mắt đen (F1) giao phối với con lông trắng (P) thì kết quả phép lai sẽ thế
nào ?
19


Đáp án:
a. P : AAXbXb x aaXBY
b. 4 con lông trắng : 2 con lông xám : 2 con lông đen.
Bài 5: Cho cá thể mắt đỏ thuần chủng lai với cá thể mắt trắng được F1 đều mắt
đỏ. Cho con cái F1 lai phân tích được ta có tỉ lệ 3 mắt trắng : 1 mắt đỏ, trong đó mắt
đỏ đều là con đực.
a. Biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến Fa
b. Khi cho các con F1 tiếp tục giao phối với nhau thì kết quả ở F2 như thế nào?
Đáp án:
a. P : AAXBXB x aaXbY
b. F2 : 9 mắt đỏ : 7 mắt trắng
Bài 6: Cho cá thể mắt đỏ thuần chủng lai với cá thể mắt trắng được F 1 đều mắt
đỏ. Cho con cái F1 lai phân tích được tỷ lệ 3 mắt trắng : 1 mắt đỏ, trong đó mắt đỏ
đều là con đực.
a. Biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến FB.
b. Khi cho các con F1 tiếp tục giao phối với nhau thì kết quả F2 như thế nào?
Đáp án:
a. P: AAXBXB x aaXbY
b. F2: 9 mắt đỏ: 7 mắt trắng.
Bài 7: Cho cặp ruồi thuần chủng là: Cái mắt son và đực mắt nâu giao phối với
nhau được F1. Tiếp tục cho ruồi F1 giao phối với nhau được F2 có tỷ lệ 3 con mắt đỏ:

3 con mắt son: 1 con mắt nâu: 1 con mắt trắng. Giải thích kết quả của phép lai?
Hướng dẫn:
Có sự tương tác bổ trợ giữa các gen không alen và liên kết với giới tính.
2.4. Các gen nằm trên NST giới tính (tương tác gen + liên kết gen + liên kết giới
tính)
a. Phương pháp giải
Có nhiều đấu hiệu cho thấy các tính trạng nghiên cứu được xác định bởi các gen
liên kết với nhau như:
- Tỷ lệ phân ly ở đời lai khác với tỷ lệ mong đợi đối với hai bên phân ly độc lập cho
thấy các gen di truyền liên kết với nhau.
- Các tính trạng được xác định bởi các gen liên kết luôn được di truyền cùng nhau.
- Liên kết gen hoàn toàn làm giảm số kiểu gen và kiểu hình ở đời con lai. Ngược lại,
trao đổi chéo giữa các gen làm táng số kiểu gen và kiểu hình ở thế hệ sau.
- Tỷ lệ của các loại giao tử mang gen liên kết luôn bằng nhau, tỷ lệ của các giao tử
mang gen trao đổi chéo cũng bằng nhau và nhỏ hơn tỷ lệ của các giao tử mang gen
liên kết.
- Trong một phép lai phân tích, việc có hai lớp kiểu hình có tần số lớn bằng nhau và
hai lớp kiểu hình có tần số nhỏ bằng nhau cho biết trong đó có gen liên kết không
hoàn toàn.
*Với các gen liên kết không hoàn toàn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X mà
không có các gen tương ứng trên Y, tần số hoán vị gen hoặc tỷ lệ kiểu gen, kiểu hình
được xác định như trong trường hợp có trao đổi chéo một bên.
20


Ví dụ: Ở một loài động vật khi cho con đực (XY) lông đỏ chân cao lai phân
tích, đời con có tỉ lệ: Ở giới đực: 100% lông đen chân cao; ở giới cái: 50% lông đỏ
chân cao, 50% lông đen chân cao. Cho biết tính trạng chiều cao chân do một cặp gen
quy định và trội hoàn toàn. Hãy xác định quy luật di truyền của mỗi tính trạng và mối
quan hệ giữa hai cặp tính trạng nói trên.

Hướng dẫn:
*Bước 1: Xác định quy luật di truyền của mỗi tính trạng.
- Ở tính trạng chiều cao chân, tỉ lệ kiểu hình của phép lai phân tích là chân cao : chân
thấp = 1 : 1. Tính trạng trội hoàn toàn nên chân cao là tính trạng trội so với chân thấp.
Mặt khác ở đời con chân thấp chỉ có ở con cái và chân cao chỉ có ở con đực nên tính
trạng liên kết với giới tính và di truyền chéo, gen nằm trên NST X.
- Ở tính trạng màu sắc lông, tỉ lệ kiểu hình của phép lai phân tích là lông đỏ : lông
đen = 1 : 3 ó lai phân tích được tỉ lệ 1 : 3 chứng tổ tính trạng di truyền theo quy luật
tương tác bổ trợ. Mặt khác ở đời con tỉ lệ kiểu hình ở giới đực khác giới cái (lông đỏ
chỉ có ở con cái mà không có ở con đực) ó Tính trạng màu lông liên kết giới tính và
di truyền chéo, gen nằm trên NST X.
*Bước 2: Tìm quy luật di truyền chi phối mối quan hệ của 2 cặp tính trạng.
Tách tỉ lệ của 2 cặp tính trạng màu lông với chiều cao chân = (1 : 1) x (1 : 3) = 1 : 1 :
3 : 3. Trong khi đó tỉ lệ phân li của phép lai chung cho cả hai giới là 1 lông đen chân
cao : 3 lông đen chân thấp à Tích tỉ lệ của hai cặp tính trạng > tỉ lệ phân li của phép
lai ó Hai cặp tính trạng này di truyền liên kết hoàn toàn với nhau.
àKết luận: Tính trạng chiều cao chân di truyền theo quy luật trội hoàn toàn, tính
trạng màu sắc lông di truyền theo quy luật tương tác bổ trợ, cả 2 cặp tính trạng này để
liên kết với giới tính (gen nằm trên NST X) và liên kết với nhau.
b. Bài tập vận dụng
Bài 1: P thuần chủng ♀ trắng x ♂ trắng → F1: 1 ♀ trắng : 1 ♂ đỏ.
F1 x F1 → F2 : 396 ♀ trắng : 4 ♀ đỏ : 202 ♂ trắng : 198 ♂ đỏ.
Biện luận, xác định quy luật di truyền chi phối tính trạng trên, viết sơ đồ lai.
Hướng dẫn:
- Pt/c trắng x trắng → F1 xuất hiện tính trạng đỏ ≠ tính trạng ở P → có hiện tượng
TTG.
- Tính trạng con lai F1 đi liền với giới tính → Tính trạng này di truyền liên quan với
giới tính.
- Ở F2 con cái xuất hiện tỷ lệ kiểu hình ít ⇒ có hiện tượng HVG.
- Kiểu hình ít ở con cái F2 là kết quả của kiểu hình có HVG ⇒con cái là giới dị giao

(XY).
- Vậy tần số HVG f =

4
x 2 = 0, 02 = 2% .
400

- Quy ước: A-B- đỏ; các kiểu còn lại là trắng; 2 cặp gen này nằm trên NST giới tính
X. Y không mang alen tương ứng.
- Kiểu gen F1 X bA X Ba x X AY ⇒ Kiểu gen của P X Ab X bA x X aBY .
Bài 2: Cho con đực thân đen mắt trắng thuần chủng lai với con cái thân xám
mắt đỏ thuần chủng được F1 đồng loạt thân xám mắt đỏ. Cho F1 giao phối với nhau,
đời F2 có 50% con cái thân xám mắt đỏ, 20% con đực thân xám mắt đỏ, 20% con đực
thân đen mắt trắng, 5% con đực thân xám mắt trắng, 5% con đực thân đen mắt đỏ.
21


Cho biết mỗi cặp tính trạng do một cặp ge quy định. Hãy xác định quy luật di truyền
chi phối phép lai.
Hướng dẫn:
Bước 1: Xác định quy luật di truyền của mỗi tính trạng:
- Tính trạng màu sắc thân do một cặp gen quy định và tỉ lệ kiểu hình về màu sắc thân
ở F2 là thân xám : thân đen = (20% + 5% +50%) : (20% + 5%) = 3 : 1. ó Thân xám
trội hoàn toàn so với thân đen. Mặt khác thân đen chỉ có ở con đực của F 2 mà không
có ở con cái F2 à Tính trạng màu thân di truyền liên kết giới tính và di truyền chéo,
gen nằm trên NST X.
- Tính trạng màu mắt do một cặp gen quy định và tỉ lệ kiểu hình về màu sắc mắt ở F 2
là mắt đỏ : mắt trắng = (20% + 5% +50%) : (20% + 5%) = 3 : 1. ó Mắt đỏ trội hoàn
toàn so với mắt trắng. Mặt khác tất cả các con cái F2 đều có mắt đỏ, còn ở giới đực có
con đực mắt đỏ trắng à Tính trạng màu mắt liên kết giới tính và di truyền chéo, gen

nằm trên NST X.
Bước 2: Tìm quy luật di truyền chi phối mối quan hệ của 2 cặp tính trạng.
- Cả 2 cặp tính trạng này đều do gen nằm trên NST giới tính X quy định. Vì vậy
chúng di truyền liên kết với nhau.
- Tích tỉ lệ của 2 cặp tính trạng là (3:1) x (3:1) = 9 : 3 : 3 : 1 bé hơn tỉ lệ của phép lai
là 10 : 4 : 4 : 1 à Hai cặp tính trạng liên kết không hoàn toàn.
- Tính tần số hoán vị gen
Con đực thân đen mắt trắng có kiểu gen X ahY. Ở F2 kiểu hình này chiếm tỉ lệ 20%
nên ta có 0,2XahY = 0,4Xah x o,5Y (vì cơ thể XY cho 0,5Y)
à Cơ thể cái cho giao tử X ah với tỉ lệ 0,4 (>0,25) cho nên đây là giao tử được sinh ra
do liên kết.
à Vậy giao tử hoán vị có tỉ lệ = 0,5 – 0,4 = 0,1
à Tần số hoán vị = 2 x 0,1 = 0,2 = 20%.
Bài 3: P thuần chủng ruồi cái mắt trắng giao phối với ruồi đực mắt trắng. F 1
thu được tỷ lệ 1 ruồi cái mắt trắng : 1 ruồi đực mắt đỏ. Cho các ruồi F1 giao phối với
nhau F2 thu được được kết quả:
- Ruồi cái: 396 con mắt trắng: 4 con mắt đỏ.
- Ruồi đực: 202 con mắt trắng: 198 con mắt đỏ.
Giải thích kết quả của phép lai?
Hướng dẫn:
Có sự tương tác giữa các gen không alen, hoán vị gen 2% và liên kết với giới tính.
II. GEN NGOÀI NHÂN (DI TRUYỀN QUA TẾ BÀO CHẤT)
1. Phương pháp giải
Muốn biết tính trạng do gen nằm ở đâu trong tế bào quy định thì phải sử dụng
phép lai thuận nghịch. Nếu tỉ lệ kiểu hình của phép lai thuận khác phép lai nghịch và
kiểu hình của con hoàn toàn giống mẹ thì khẳng định gen quy định tính trạng nằm
trong tế bào chất.
*Lưu ý: trong trường hợp gen nằm trong tế bào chất, kiểu hình của con chỉ hoàn
toàn giống mẹ khi mẹ có kiểu gen thuần chủng.Ví dụ: màu lông ở 1 loài động vật do
gen nằm ở ti thể quy định, trong đó A quy định lông đỏ trội hoàn toàn so với a quy

định lông trắng. Nếu trong tế bào có cả ti thể mang gen A và ti thể mang gen a thì
lông của cơ thể sẽ có màu đỏ nhưng khi giảm phân sẽ tạo ra 2 loại trứng, một loại
22


trứng chỉ có ti thể mang gen A, 1 loại mang gen a. Qua thụ tinh thì trứng chỉ có ti thể
mang gen a lông cơ thể sẽ có màu trắng, trứng có ti thể mang gen A lông có màu đỏ.
Nếu khi giảm phân, lượng giao tử chỉ mang ti thể có gen a chiểm 20% thì đời con có
20% số cá thể lông trắng.
Ví dụ: Màu sắc của hoa loa kèn do gen nằm ở trong tế bào chất quy định, trong
đó A quy định hoa vàng, a quy định hoa xanh. Lấy hạt phấn của cây hoa màu vàng
thụ phấn cho cây hoa màu xanh.
a. Tỉ lệ kiểu hình đời F1 sẽ như thế nào?
b. Cho F1 tự thụ phấn, F2 sẽ có tỉ lệ kiểu hình như thế nào?
c. Giải thích tại sao tỉ lệ kiểu hình lại như vậy?
Hướng dẫn:
a. F1 có kiểu hình 100% hoa màu xanh (theo dòng mẹ).
b. F2 có kiểu hình 100% hoa màu xanh (vì cây mẹ F1 có kiểu hình hoa xanh)
c. Gen nằm ở tế bào chất thì kiểu hình của con do yếu tố di truyền trong trứng (giao
tử cái) quy định vì khi thụ tinh chỉ có nhân của giao tử đực đi vào tế bào trứng nên
hợp tử không nhận được tế bào chất của bố àkhông nhận được gen trong tế bào chất
của bố.
2. Bài tập vận dụng
Bài 1 (ĐH 2012): Ở một loài thực vật, khi tiến hành phép lai thuận nghịch,
người ta thu được kết quả như sau:
- Phép lai thuận: Lấy hạt phấn của cây hoa đỏ thụ phấn cho cây hoa trắng, thu được
F1 toàn cây hoa trắng.
- Phép lai nghịch: Lấy hạt phấn của cây hoa trắng thụ phấn cho cây hoa đỏ, thu được
F1 toàn cây hoa đỏ.
Lấy hạt phấn của cây F1 ở phép lai thuận thu phấn cho cây F 1ở phép lai nghịch thu

được F2. Theo lý thuyết F2, ta có
A. 100% cây hoa đỏ.
B. 100% cây hoa trắng.
C. 75% cây hoa trắng, 25% cây hoa đỏ.
D. 75% cây hoa đỏ, 25% cây hoa trắng.
Hướng dẫn:
Đây là kết quả của phép lai tính trạng do gen ngoài nhân quy định.
Bài 2: Ở một loài động vật. Cho biết NST giới tính của loài ♂(XY); ♀(XX);
Alen A quy định mắt đỏ, alen a quy định mắt trắng.
Khi cho 2 cơ thể bố mẹ thuần chủng ♀ mắt đỏ lai với ♂ mắt trắng, F 1 100% mắt đỏ.
Cho các cá thể F1 giao phối với nhau, F2 thu được 100% mắt đỏ. Cho biết tính trạng
màu mắt do 1 gen quy định. Xác định sự di truyền tính trạng màu mắt. Viết sơ đồ lai
từ P đến F2?
Hướng dẫn:
Theo QLDT gen ngoài nhân (DT qua TBC) vì con biểu hiện tính trạng giống mẹ.
Bài 3: Ở một loài động vật. Cho biết NST giới tính của loài ♂(XY); ♀(XX);
Alen A quy định mắt đỏ, alen a quy định mắt trắng.
Khi cho 2 cơ thể bố mẹ thuần chủng ♀ mắt đỏ lai với ♂ mắt trắng, F 1 100% mắt đỏ.
Cho các cá thể F1 giao phối với nhau, F2 thu được 3 mắt đỏ: 1 mắt trắng (đều bị bất
thụ). Cho biết tính trạng màu mắt do 1 gen quy định.
Xác định sự di truyền tính trạng màu mắt. Viết sơ đồ lai từ P đến F2?
Hướng dẫn:
23


Theo QLDT ngoài nhân (DT qua TBC) vì con lai kiểu hình mắt trắng biểu hiện kiểu
hình chịu ảnh hưởng TBC nơi mà hợp tử lai phát triển.
III. TÍNH TRẠNG DO GEN VÀ ẢNH HƯỞNG MÔI TRƯỜNG
1. Môi trường trong cơ thể
a. Phương pháp giải

Trong trường hợp tính trạng trội phụ thuộc vào giới tính thì tỉ lệ kiểu hình của
1 phép lai được tính riêng ở từng giới. Tỉ lệ kiểu hình phân li chung bằng trung bình
cộng tỉ lệ kiểu hình ở 2 giới.
Ví dụ: Ở cừu, gen A nằm trên NST thường quy định có sừng, gen a quy định
không sừng, kiểu gen Aa biểu hiện có sừng ở cừu đực và không sừng ở cừu cái. Cho
lai cừu đực không sừng với cừu cái có sừng được F 1. cho F1 giao phối với nhau được
F2 .
a. Xác định tỉ lệ kiểu hình ở F1, F2?
b. Nếu cho các cừu cái F 1 giao phối với cừu đực không sừng, theo lý thuyết thì trong
số các con cừu cái được sinh ra có bao nhiêu % số con không sừng.
Hướng dẫn:
a.- P: AA (cừu đực không sừng) x aa (cừu cái có sừng)
F1 :
Aa
Kiểu hình F1: Ở giới đực: 75% có sừng: 25% không sừng; ở giới cái: 50% có sừng:
50% không sừng.
- F1 x F1: Aa x Aa
F2: 1AA: 2Aa: 1aa
Kiểu hình F2: Ở giới đực: 75% có sừng: 25% không sừng; ở giới cái: 25% có sừng:
75% không sừng.
àVậy, tỉ lệ kiểu hình chung cho cả 2 giới là:
+ Tính trạng có sừng: (75% + 25%)/2 = 50%
+ Tính trạng không sừng: (25% + 75%)/2 = 50%
b. Cừu cái F1 (Aa) x cừu đực không sừng (AA)
FB: 1AA: 1Aa
Vậy ở đời con, giới cái sẽ có 50% số con có sừng, 50% số con không sừng.
b. Bài tập vận dụng
Bài 1: Ở một loài động vật. Cho biết NST giới tính của loài ♂(XY); ♀(XX);
Alen A quy định mắt đỏ, alen a quy định mắt trắng.
Khi cho 2 cơ thể bố mẹ thuần chủng ♂ mắt đỏ lai với ♀ mắt trắng, F1 50% ♂ mắt đỏ:

50%♀ mắt trắng.Cho các cá thể F1 giao phối với nhau, F2 thu được tỷ lệ 1mắt đỏ: 1
mắt trắng. Cho biết tính trạng màu mắt do 1 gen quy định, gen nằm trên NST thường.
Xác định sự di truyền tính trạng màu mắt. Viết sơ đồ lai từ P đến F2?
Hướng dẫn:
Theo QLDT phân li. Gen trên NST thường nhưng biểu hiện trội lặn bị ảnh hưởng của
giới tính.
Bài 2 (ĐH 2009): Ở cừu, kiểu gen HH quy định có sừng, kiểu gen hh quy định
không sừng, kiểu gen Hh biểu hiện có sừng ở cừu đực và không sừng ở cừu cái. Gen
này nằm trên nhiễm sắc thể thường. Cho lai cừu đực không sừng với cừu cái có sừng
được F1, cho F1 giao phối với nhau được F2. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình ở F1 và
F2 là
24


A. F1 : 1 có sừng : 1 không sừng ; F2 : 1 có sừng : 1 không sừng
B. F1 : 1 có sừng : 1 không sừng ; F2 : 3 có sừng : 1 không sừng
C. F1 : 100% có sừng ; F2 : 1 có sừng : 1 không sừng
D. F1 : 100% có sừng ; F2 : 3 có sừng : 1 không sừng
Hướng dẫn:
Viết sơ đồ lai sẽ tìm ra được tỉ lệ kiểu hình ở F1 và F2 như trong đáp án A.
2. Môi trường ngoài cơ thể
Kiểu gen còn chịu tác động của một số yếu tố môi trường ngoài cơ thể như:
a. Nhiệt độ
Nhiệt độ ảnh hưởng đến sự biểu hiện kiểu hình trong nhiều trường hợp.
Ví dụ: sự biểu hiện tính trạng lông đen ở chóp mũi, tai và chân của giống thỏ
Himalaya ở nhiệt độ thấp khi phát triển bộ lông.
b. Dinh dưỡng
Trong một số trường hợp chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng đến biểu hiện
kiểu hình. Ví dụ sự biểu hiện mỡ vàng của thỏ do 2 yếu tố: sự hiện diện của gen đồng
hợp tử lặn yy và lượng xanthophyll trong thức ăn. Nếu thiếu thực vật xanh trong thức

ăn, mỡ vàng không xuất hiện.
c. Ảnh hưởng của cơ thể mẹ
Sau khi trứng đã được thụ tinh, cơ thể mẹ có thể ảnh hưởng đến sự phát
triển. Ví dụ máu người mẹ có kiểu gen rh- (nhân tố rhesus âm), nếu đứa con thứ
nhất có Rh+ sinh ra sẽ không sao, nhưng đứa con thứ hai có thể bị chết.
Ví dụ: Giống thỏ Hymalaya có bộ lông trắng muốt trên toàn thân, ngoại trừ các
đầu mút của cơ thể như tai, bàn chân, đuôi và mõm có lông màu đen. Tại sao các tế
bào của cùng một cơ thể, có cùng một kiểu gen nhưng lại biểu hiện ra những kiểu
hình khác nhau ở các bộ phận cơ thể khác nhau?
Hướng dẫn:
Các nhà khoa học cho rằng những tế bào ở đầu mút cơ thể có nhiệt độ thấp hơn nhiệt
độ tế bào ở phần thân nên chúng có khả năng tổng hợp được sắc tố melanin làm cho
lông đen. Trong khi đó, các tế bào ở vùng thân có nhiệt độ cao hơn nhưng các gen
của chúng lại không được biểu hiện(không tổng hợp được sắc tố melanin) nên lông
có màu trắng.
B. CÁC DẠNG BÀI TẬP PHÉP LAI HAI (HAY NHIỀU) CẶP TÍNH TRẠNG
I. MỘT GEN QUY ĐỊNH NHIỀU TÍNH TRẠNG (GEN ĐA HIỆU)
Là hiện tượng một gen ảnh hưởng đến sự biểu hiện kiểu hình của nhiều tính
trạng.
1. Phương pháp giải
Khi bài tập cho kết quả của các phép lai trong đó có các tính trạng luôn biểu
hiện cùng 1 lúc, không có tổ hợp chéo của các tính trạng; tỷ lệ sự phân ly kiểu hình
của nhóm tính trạng giống qui luật phân ly ta giải quyết theo trường hợp một gen qui
định nhiều tính trạng (hoặc liên kết gen hoàn toàn khi đề bài đã cho biết 1 gen quy
định 1 tính trạng), nếu đề bài không xác định thì phải biện luận cả 2 trường hợp.
25


×