Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

giải pháp đào tạo lao động nhằm nâng cao chất lượng lao động tại công ty xuất khẩu lao động TRAENCO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (330.34 KB, 40 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp

1

Khoa Quản trị doanh nghiệp

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.1 Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài
Giải quyết việc làm là một trong những chính sách quan trọng của mỗi quốc
gia, đặc biệt là các nước đang phát triển có nguồn lao động lớn như việt nam; giải
quyết việc làm cho người lao động trong quá trình phát triển của nền kinh tế là tiền đề
quan trọng để sử dụng có hiệu quả nguồn lao động, ghóp phần tích cực vào sự hình
thành thể chế kinh tế thị trường, đồng thời tận dụng lợi thế để phát triển , tiến kịp khu
vực thế giới .nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề giải quyết việc làm , Đảng đã đề
ra chủ trương và đường lối thiết thực, hiệu quả nhằm phát huy tối đa nội lực, nâng cao
chất lượng nguồn lực , chuyển đổi cơ cấu lao động, đáp ứng yêu cầu của quá trình
CNH_HĐH. Để giải quyết việc làm cho người lao động. một trong những giải pháp
hiệu quả đó là Xuất khẩu lao động, một hoạt động kinh tế - xã hội nhằm góp phần giải
quyết việc làm, phát triển nguồn nhân lực, tạo thu nhập và nâng cao trình độ nghề
nghiệp cho người lao động, tăng nguồn thu cho đất nước và tăng cường quan hệ hợp
tác giữa nước ta và các nước trên thế giới.
XKLĐ là một xu hướng tất yếu khách quan ở các nước do quá trình toàn cầu
hóa kinh tế, tự do hóa thương mại và phân công lao động quốc tế. Nó đem lại lợi ích to
lớn về kinh tế, xã hội cho mỗi quốc gia XKLĐ. Tuy nhiên ở nước ta hiện nay, hiệu quả
kinh tế, xã hội của XKLĐ còn chưa thực sự tương xứng với yêu cầu và tiềm năng hiện
có, chất lượng lao động xuất khẩu chưa cao. Có một thực tế đối với nguồn lao động
Việt Nam có nhu cầu sang nước ngoài làm việc là nguồn lao động dồi dào nhưng chủ
yếu là nông dân trình độ học vấn còn thấp, chuyên môn tay nghề chưa có hoặc chưa
vững, trong khi vốn ngoại ngữ lại hạn chế, thiếu thông tin,... nên công tác tuyển dụng
và đào tạo nguồn lao động này cho đảm bảo yêu cầu chất lượng mà phía đối tác nước
ngoài yêu cầu là rất khó khăn, gặp nhiều thách thức. Bên cạnh đó sự hạn chế về nguồn


lực,sự thiếu đầu tư cho công tác tuyển dụng và đào tạo lao động cho XKLĐ từ phía
các công ty kinh doanh XKLĐ cũng là nguyên nhân dẫn đến sự thiếu hiệu quả trong
kinh doanh XKLĐ.
Bên cạnh đó, khi nền kinh tế toàn cầu ngày càng phát triển thì xu hướng của các
nước nhập khẩu lao động hiện nay là đòi hỏi những lao động có trình độ tay nghề, dần
dần chuyển sang lĩnh vực, ngành nghề cần lao động chuyên môn kỹ thuật cao để đáp
ứng yêu cầu thực tiễn. Chính vì vậy vấn đề cấp thiết đặt ra trước mắt với XKLĐ nước
GVHD: PGS.TS Phạm Công Đoàn

SVTH: Nguyễn Võ Tạo


Chuyên đề tốt nghiệp

2

Khoa Quản trị doanh nghiệp

ta hiện nay là phải nâng cao chất lượng lao động xuất khẩu. Để nâng cao chất lượng
lao động xuất khẩu thì yếu tố quyết định đó là công tác đào tạo cho lao động xuất
khẩu.
Công ty xuất khẩu lao động Công ty xuất khẩu lao động TRAENCO được Bộ
lao động, thương binh và xã hội cấp giấy phép hoạt động từ năm 1999 và đến nay là
một trong những doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực XKLĐ. Với sự
đóng góp không ngừng của toàn bộ nhân viên công ty, TRAENCO đã cung ứng được
trên 25.000 lao động sang làm việc tại các thị trường Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc,
Malaysia, Brunei, các nước Trung Đông, Cộng hoà Séc… Những lao động được
TRAENCO cung ứng làm việc trong các nhà máy, các công trường xây dựng, các
bệnh viện hay giúp việc gia đình, thuyền viên đánh cá…trong lĩnh vực xuất khẩu công
ty xuất khẩu lao động TRAENCO đã khẳng định được vị trí của mình trên thị trường

hàng năm thu hút khoảng gần 2.500 lao động đến công ty để đi xuất khẩu lao động.
Nhờ công tác đào tạo lao động tốt hơn nhiều doanh nghiệp khác cùng ngành, những
năm gần đây, công ty xuất khẩu lao động TRAENCO đã đưa khoảng 1700 lao động đi
làm việc tại nước ngoài mỗi năm. Tuy

trong công tác đào tạo lao động của

TRAENCO còn một số hạn chế cần khắc phục để đạt được hiệu quả hơn trong công
tác đào tạo lao động nói riêng, trong công tác xuất khẩu lao động nói chung.
1.2 xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác đào tạo,nâng cao chất lượng lao
động xuất khẩu trong nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu lao động nói chung
và quá trình nghiêm cứu thực trạng đào tạo lao động tại công ty xuất khẩu lao động
TRAENCO nói riêng. Em đã chọn đề tài “giải pháp đào tạo lao động nhằm nâng
cao chất lượng lao động tại công ty xuất khẩu lao động TRAENCO”
1.3 các mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thống lại một số lý luận cơ bản về xuất khẩu lao động, đào tạo lao
động xuất khẩu chuyên đề tập trung phân tích, đánh giá thực trạng đào tạo lao động
xuất khẩu tại công ty xuất khẩu lao động TRAENCO. Nhằm đề xuất các giải pháp và
đưa ra một số kiến nghị về công tác đào tạo nhằm nâng cao chất lượng lao động xuất
khẩu đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp nước ngoài.

GVHD: PGS.TS Phạm Công Đoàn

SVTH: Nguyễn Võ Tạo


Chuyên đề tốt nghiệp

3


Khoa Quản trị doanh nghiệp

1.4 phạm vi nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu: Phạm vi nghiêm cứu của chuyên đề này chỉ đề cập đến đào tạo
lao động phổ thông nhằm nâng cao chất lượng lao động xuất khẩu. Đào tạo lao động
phổ thông để xuất khẩu bao gồm bao gồm dạy nghề , dạy ngoại ngữ và dạy định
hướng cho người lao động
Thời gian nghiên cứu: số liệu được tìm hiểu nghiên cứu trong khoảng thời gian từ năm
2008 đến năm 2010.
Không gian: tại công ty xuất khẩu lao động TRAENCO _ số nhà: 13/61 Trần Duy
Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội.
1.5 . Một số khái niệm và phân định nội dung nghiên cứu
1.5.1 một số khái niệm
1.5.1.1 khái niệm xuất khẩu lao động (Export of Labour)
Xuất khẩu lao động là một hoạt động kinh tế - xã hội nhằm góp phần giải quyết
việc làm, phát triển nguồn nhân lực, tạo thu nhập và nâng cao trình độ nghề nghiệp
cho người lao động, tăng nguồn thu cho đất nước và tăng cường quan hệ hợp tác giữa
nước ta và các nước trên thế giới.
Xuất khẩu lao động là xuất khẩu hàng hóa sức lao động, được hiểu là sự di
chuyển lao động có tổ chức đi làm việc trong thời hạn nhất định ở nước ngoài thông
qua các hiệp định về XKLĐ và các thỏa thuận khác giữa các quốc gia nhận và gửi lao
động.
Chúng ta có thể hiểu một cách sâu sắc hơn qua khái niệm của tổ chức lao động quốc
tế (ILO) như sau: Xuất khẩu lao động là hoạt động kinh tế của một quốc gia thực hiện
cung ứng lao động cho một quốc gia khác trên cơ sở những hiệp định hoặc hợp đồng
có tính chất hợp pháp, quy định sự thống nhất giữa các quốc gia đưa và nhận lao
động.
XKLĐ được hiểu là một hoạt động kinh doanh dịch vụ , nó là hoạt động cung
ứng sức lao động , trong đó một tổ chức kinh tế thược quốc gia này cung cấp lao động

cho tổ chức kinh tế của một quốc gia khác theo những điều kiện thỏa thuận được hai
bên chấp thuận trong hợp đồng cung ứng lao động.
1.5.1.2

khái niệm đào tạo lao động xuất khẩu

Đào tạo: Là quá trình học tập làm cho người lao động có thể thực hiện được chức
năng, nhiệm vụ có hiệu quả hơn trong công tác của họ.
GVHD: PGS.TS Phạm Công Đoàn

SVTH: Nguyễn Võ Tạo


Chuyên đề tốt nghiệp

4

Khoa Quản trị doanh nghiệp

Đào tạo nguồn lao động xuất khẩu là quá trình người lao động được nhà nước,
doanh nghiệp XKLĐ dạy nghề, ngoại ngữ và các kiến thức cần thiết trước khi đi làm
việc tại nước ngoài giúp cho người lao động đáp ứng công việc một cách tốt nhất khi
tham gia làm việc tại nước ngoài.
Qua khài niệm đào tạo nguồn lao động xuất khẩu ta thấy được rằng trong quá trình đào
tạo lao động xuất khẩu người lao động sẽ được đào tạo nghề, ngoại ngữ và các kiến
thức cần thiết.
1.5.1.3 các khái niệm liên quan:
*, Di dân quốc tế: là quá trình di chuyển lao động từ nước này sang nươc khác để tìm
việc lạm.
Nếu xét theo khía cạnh dan số học thì XKLĐ cũng là quá trình di dan quốc tế. Trong

bối cảnh toàn cầu hóa, di dân quốc tế dưới hình thức XKLĐ gia tăng mạnh và đã ghóp
phần tích cực vào chính sách giải quyết việc làm, tăng thu nhập, tạo sự ổn định và phát
triển đát nước.
*, Sức lao động : sức lao động là tổng hợp thể lực và trí lực của con người trong quá
trình tạo ra của cải xã hội . nó phản ánh khả năng lao động của con người, là điều kiện
đầu tiên cần thiết trong quá trình lao động xã hội.
*, Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài: là sự thỏa thuận bằng
văn bản giữa doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp với người lao động về quyền, nghĩa vụ
của các bên trong việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
1.5.2 phân định nội dung nghiên cứu
1.5.2.1 Mục đích, Chức năng, nhiệm vụ đào tạo nguồn lao động xuất khẩu
* Mục đích: Điều 61 luật lao động quy định mục đích của đào tạo lao động xuất khẩu
là Dạy nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động nhằm tạo
nguồn lao động đi làm việc ở nước ngoài có trình độ kỹ năng nghề, ngoại ngữ, kiến
thức pháp luật và kiến thức cần thiết khác phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động
* Chức năng:
Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng xuất khẩu lao động nhằm trang bị cho người lao động
năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khỏe, đạo đức lương
tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, đáp ứng yêu cầu thị trường
lao động ngoài nước.
* Nhiệm vụ:
GVHD: PGS.TS Phạm Công Đoàn

SVTH: Nguyễn Võ Tạo


Chuyên đề tốt nghiệp

5


Khoa Quản trị doanh nghiệp

- Giáo dục định hướng cho người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước
ngoài.
- Đào tạo ngoại ngữ cho một số lao động xuất khẩu đạt trình độ chuẩn, giúp lao động
có thể giao tiếp được bằng ngoại ngữ đáp ứng thị trường lao động một số quốc gia
như: Nhật, Pháp, Trung Quốc, Hàn , Mỹ, Canada, Australia, Singapor, lybia ...
- Đào tạo nghề cho người lao động đáp ứng kỹ năng hành nghề của thị trường lao động
ngoài nước.
- Đào tạo ngoại ngữ song hành với nâng cao tay nghề, cho người lao động đã qua đào
tạo hoặc những người đã xuất khẩu lao động trở về mong muốn tiếp tục đi xuất khẩu
lao động.
- Bồi dưỡng nghiệp vụ xuất khẩu lao động cho cán bộ các đơn vị làm công tác xuất
khẩu lao động, các doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước
ngoài.
- Mở rộng hoạt động liên kết đào tạo với các cá nhân và cơ quan chức năng trong và
ngoài nước để đẩy mạnh hoạt động của trung tâm thông qua xuất khẩu lao động, giới
thiệu việc làm, tư vấn du học.
1.5.2.2 Nội dung đào tạo nguồn lao động xuất khẩu
Đào tạo lao động xuất khẩu bao gồm: dạy nghề, dạy ngoại ngữ và bồi dưỡng các kiến
thức cần thiết (học định hướng)
Dạy nghề: Để đáp ứng được nhu cầu lao động có tay nghề cho các doanh nghiệp nước
ngoài các doanh nghiệp hầu hết phải tự tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao tay nghề
cho người lao động xuất khẩu. Trên thực tế,các DN XKLĐ luôn có cơ sở dạy nghề của
mình, hay liên kết với các trường đào tạo nghề để đào tạo lao động xuất khẩu.việc đào
tạo cho nghề lao động chỉ trong vòng ba tháng. Người đi xuất khẩu lao động thường
được đào tạo nghề theo yêu cầu của người sử dụng lao động ở nước ngoài. còn việc
tuyển dụng lao động qua đào tạo nghề trên thị trường để cung cấp cho đối tác cần lao
động là rất ít, trường hợp lao động đã qua đào tạo ở ngoài thị trường chủ yếu đi xuất
khẩu sang hàn quốc dưới sự hỗ trợ của nhà nước.

Dạy ngoại ngữ: ngoại ngữ là rào cản lớn nhất khi người lao động sang nước ngoài
làm việc thì vầy trong quá trình đào tạo lao động xuất khẩu thì dạy ngoại ngữ là công
việc được chú trọng nhất , chiếm thời gian nhiều. Ngôn ngữ được đào tạo là ngôn ngữ
của nước mà lao động sang đó làm việc. người tham gia xuất khẩu lao động sẽ được
GVHD: PGS.TS Phạm Công Đoàn

SVTH: Nguyễn Võ Tạo


Chuyên đề tốt nghiệp

6

Khoa Quản trị doanh nghiệp

doanh nghiệp đào tạo ngoại ngữ theo khung chương trình chuẩn của nhà nước, của DN
hay theo yêu cầu của đối tác nước ngoài.
Bồi dưỡng các kiến thức cần thiết (học định hướng):
Doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài đưa người lao
động đi làm việc ở nước ngoài có trách nhiệm tổ chức bồi dưỡng kiến thức cần thiết,
kiểm tra và cấp chứng chỉ cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài.
Nội dung bồi dưỡng kiến thức cần thiết bao gồm:
- Truyền thống, bản sắc văn hoá của dân tộc;
- Những nội dung cơ bản liên quan về pháp luật lao động, hình sự, dân sự, hành chính
của Việt Nam và của nước tiếp nhận người lao động;
- Nội dung hợp đồng ký giữa doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu
tư ra nước ngoài với người lao động;
- Kỷ luật lao động, an toàn và vệ sinh lao động;
- Phong tục tập quán, văn hoá của nước tiếp nhận người lao động;
- Cách thức ứng xử trong lao động và đời sống;

- Sử dụng các phương tiện giao thông đi lại, mua bán, sử dụng các dụng cụ, thiết bị
phục vụ sinh hoạt đời sống hằng ngày;
- Những vấn đề cần chủ động phòng ngừa trong thời gian sống và làm việc ở nước
ngoài.
1.5.2.3 hình thức đào tạo nguồn lao động xuất khẩu
Tùy theo tiêu thức phân loại người ta phân chia đào tạo lao động thành các hình thức
khác nhau:
*, Theo số lần đã được đạo tạo :gồm đào tạo lần đầu và đào tạo lại
+ Đào tạo lần đầu: là hình thức đào tạo đối với lao động xuất khẩu lần đầu. Đối với
các đối tượng này thì phải đào tạo từ đầu và đào tạo tất cả các nội dung: dạy nghề,
ngoại ngữ, dạy định hướng
+ Đào tạo lại: là hình thức đào tạo đối với lao động đã tham gia lao động tại nước
ngoài có nhu cầu đi lao động tại nươc ngoài tiếp. Đối với đối tượng này thì không cần
phải đào tạo từ đầu, đào tạo tất cả các nội dung đào tạo mà đào tạo những cái gì đối tác
cần, đào tạo những nội dung mà DN yêu cầu.
- Theo nội dung đào tạo : gồm đào tạo nghề (đào tạo nghiệp vụ), đào tạo ngoại ngữ,
đào tạo các kiến thức cần thiết (học định hướng)
GVHD: PGS.TS Phạm Công Đoàn

SVTH: Nguyễn Võ Tạo


Chuyên đề tốt nghiệp

7

Khoa Quản trị doanh nghiệp

+ Đào tạo nghiệp vụ (đào tạo nghề): đây là việc dạy cho người lao động những kiến
thức cơ bản về công việc mà họ sẽ làm khi sang làm việc ở nước ngoài, đào tạo cho họ

nghiệp vụ, quy trình khi tiến hành công việc.
+ Đào tạo ngoại ngữ : căn cứ vào hợp đồng ký với đối tác nước ngoài thì NLĐ được
tiến hành đào tạo về ngoại ngữ của nước đó.
+ Đào tạo các kiến thức cần thiết (học định hướng): học truyền thống, bản sắc văn hoá
của dân tộc; những nội dung cơ bản liên quan về pháp luật lao động, hình sự, dân sự,
hành chính của Việt Nam và của nước tiếp nhận người lao động:văn hóa DN....
- Theo đối tượng đào tạo: đào tạo lao động phổ thông, đào tạo tu nghiệp sinh
+ đào tạo lao động phổ thông :là hình thức đào tạo lao động đi làm việc tại các công
ty nước ngoài. Yêu cầu của hình thức đào tạo này không cao bằng hình thức đào tạo
tu nghiệp sinh đi làm việc tại nước ngoài.
+ đào tạo tu nghiệp sinh: là hình thức đào tạo lao động đi làm việc tại việt nam theo
hình thức vừa học vừa làm. đào tạo theo hình thức này yêu cầu lao động phải nói, hiểu
được ngôn ngữ của quốc gia nhận tu nghiệp sinh.
1.5.2.4 vai trò của việc đào tạo lao động xuất khẩu
Dạy nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động nhằm tạo
nguồn lao động đi làm việc ở nước ngoài có trình độ kỹ năng nghề, ngoại ngữ, kiến
thức pháp luật và kiến thức cần thiết khác phù hợp với yêu cầu của thị trường lao
động.đào tạo lao động xuất khẩu đảm bảo các vai trò sau:
- Đào tạo lao động xuất khẩu nhằm năng cao tay nghề, tình độ ngoại ngữ các hiểu biết
và các kỹ năng khác cho người lao động.
- Đào tạo lao động xuất khẩu thông qua việc dạy nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức
cần thiết cho người lao động nhằm tạo cho người lao động có khả năng đảm nhiệm và
hoàn thành các công việc theo hợp đồng đã ký kết bên nước ngoài.
- Đào tạo giúp cho người lao động tránh khỏi những bỡ ngỡ , vướng mắc trong công
việc cũng như trong lao động khi sang nước ngoài làm việc.
- Đào tạo lao động xuất khẩu nhằm chủ động bồi dưỡng nguồn lực lao động xuất
khẩu, nâng cao chất lượng và đảm bảo uy tín cho đội ngũ lao động việt nam trên thị
trường lao động quốc tế qua việc dạy nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết
cho người lao động


GVHD: PGS.TS Phạm Công Đoàn

SVTH: Nguyễn Võ Tạo


Chuyên đề tốt nghiệp

8

Khoa Quản trị doanh nghiệp

1.5.2.5 các nhân tố ảnh hưởng đến đào tạo lao động xuất khẩu
1.5.2.5.1 các yếu tố bên ngoài bên ngoài:
- Chính sách của nhà nước: chính sách của nhà nước ảnh hưởng tới công tác
đào tạo lao động xuất khẩu của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động .ví dụ
nhà nước ban hành các chính sách dạy nghề nhằm Phát triển nguồn lao động
xuất khẩu đáp ứng yêu cầu về số lượng, chất lượng, cơ cấu ngành nghề cho thị
trường lao động nước ngoài, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời
sống người lao động.với chính sách này các doanh nghiệp được nhà nước hỗ trợ
trong công tác đào tạo lao động xuất khẩu. hay nhà nước ban hành một số chính
sách hỗ trợ người lao động nâng cao trình độ văn hóa để tham gia xuất khẩu lao
động, hỗ trợ các huyện nghèo trong công tác đào tạo lao động nhằm đẩy mạnh
xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo bền vững
- Khách hàng (đối tác nước ngoài) đó chính là những doanh nghiệp cần lao động
việt nam, khi các doanh nghiệp việt nam ký hợp đồng đưa người lao động đi
làm việc ở nước ngoài thì trong hợp đồng đối tác nước ngoài yêu cầu cụ thể
doanh nghiệp phải cung cấp lao động đã qua đào tạo và phải đáp ứng được
yêu cầu của đối tác, yêu cầu của đối tác càng cao buộc DN Việt Nam phải
đảm bảo công tác đào tạo, tuyển chọn càng tốt để đáp ứng yêu cầu.
- Người tham gia xuất khẩu lao động: người tham gia xuất khẩu lao động quyết

đính số lượng lao động được đào tạo ở các nghành nghề khác nhau hay
quyết định đến thứ ngôn ngữ được đào tạo đẻ phù hợp với yêu cầu của
người lao động di làm việc tại nước ngoài
- Thị trường lao động: đòi hỏi yêu cầu của thị trường lao động quyết định đến
công tác đào tạo lao động tại công ty, nghành nghề đào tạo phải phù hợp
với nhu cầu thị trường, số lượng lao động được đào tạo phụ thược vào chỉ
tiêu tuyển dụng trên thị trường.
1.5.2.5.2 các yếu tố bên trong
- Đội ngũ cán bộ trong doanh nghiệp, đặc biệt là đội ngũ làm công tác đào tạo lao
động xuất khẩu: đội ngũ cán bộ đào tạo lao động xuất khẩu được chuyên
môn hoá, được đào tạo một cách cơ bản về nghiệp vụ xuất khẩu lao động
và những kiến thức, kỹ năng về công tác đào tạo và hiểu biết tốt về luật
pháp và các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta trong lĩnh
GVHD: PGS.TS Phạm Công Đoàn

SVTH: Nguyễn Võ Tạo


Chuyên đề tốt nghiệp

9

Khoa Quản trị doanh nghiệp

vực xuất khẩu lao động đảm bảo công tác đào tạo lao động xuất khẩu được
thực hiện một cách tốt nhất.
- Cơ sở, vật chất trang thiết bị của cơ sở dạy nghề: quyết định đến công tác đào
tạo lao động xuất khẩu, cơ sở vật chất của doanh nghiệp xuất khẩu lao
động càng hiện đại, đầy đủ thì công tác đào tạo lao động xuất khẩu sẽ đảm
bảo, chất lượng đào tạo lao động xuất khẩu cũng được đảm bảo.

- Nguồn vốn : nguồn vốn của doanh nghiệp là một trong những yếu tố ảnh hưởng
tới công tác đào tạo lao động tại doanh nghiệp. Nếu nguồn vốn của doanh
nghiệp lớn doanh nghiệp có thể đầu tư vào cơ sở vật chất trang thiết bị dạy
nghề nhằm nâng cao chất lượng lao động xuất khẩu.
- Mục tiêu đào tạo: trong quá trình XKLĐ đi làm việc tại nước ngoài các doanh
nghiệp việt nam đào tạo lao động xuất khẩu với nhiều mục tiêu khác nhau. Mục
tiêu đào tạo khác nhau ảnh hưởng khác nhau đến công tác đào tạo.

GVHD: PGS.TS Phạm Công Đoàn

SVTH: Nguyễn Võ Tạo


10

Chuyên đề tốt nghiệp

Khoa Quản trị doanh nghiệp

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ PHÂN
TÍCH THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO LAO ĐỘNG XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY
XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG TRAENCO
2.1 Phương pháp nghiên cứu
2.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
2.1.1.1 Phương pháp sử dụng bảng câu hỏi
Mục đích : phương pháp bảng hỏi nhằm thu thập số liệu sơ cấp, đáp ứng cụ thể những
yêu cầu của hoạt động điều tra.
Đối tượng: đối tượng được điều tra qua bảng câu hỏi là : lao động tham gia XKLĐ và
cán bộ công nhân viên làm nhiệm vụ XKLĐ tại công ty.
Cách thức thực hiện : bảng câu hỏi được thiết kế dành cho CBNV trong công ty và

người tham gia xuất khẩu lao động được đào tạo công ty xuất khẩu lao động
TRAENCO.
+ Xác định các nội dung cần làm rõ thông qua bảng hỏi.
+ Thiết kế hai bảng hỏi theo các nội dung đã định, tương ứng là hai phiếu điều tra trắc
nghiệm : phiếu điều tra trắc nghiệm số 1 dành cho người lao động chuẩn bị xuất khẩu,
phiếu điều tra trắc nghiệm thứ 2 dành cho cán bộ nhân viên của công ty lao động được
đào tạo tại công ty.
2.1.1.2 Phương pháp phỏng vấn
Mục đích : phỏng vấn để làm rõ, tìm hiểu thêm nội dung mà bảng hỏi chưa thể hiện
được. các câu hỏi tập trung vào các nội dung chủ yếu : tình hình đào tạo, giải pháp đào
tạo tại công ty …
Đối tượng: đối tượng được phỏng vấn đó là Giám Đốc và Phó Giám Đốc đào tạo.
Cách thức thực hiện : phỏng vấn chuyên sâu ban lãnh đạo công ty và CBNV làm công
tác XKLĐ tại công ty.
Trước khi thực hiện phỏng vấn, phải chuẩn bị trước nội dung buổi phỏng vấn và nội
dung phải phù hợp với đối tượng được phỏng vấn.
Ngoài ra, có thể kết hợp quá trình điều tra bảng hỏi và phỏng vấn để thu được kết quả
tốt nhất.
2.1.1.3 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Thu thập các thông tin, dữ liệu cơ bản từ các bộ phận của công ty, từ các nguồn
nghiên cứu chính thống như các loại sách, giáo trình , báo tạp chí, các văn bản pháp
GVHD: PGS.TS Phạm Công Đoàn

SVTH: Nguyễn Võ Tạo


Chuyên đề tốt nghiệp

11


Khoa Quản trị doanh nghiệp

luật, các báo cáo của bộ thương binh và xã hội …có liên quan đến XKLĐ, đào tạo lao
động xuất khẩu. các số liệu thu thập trong thời gian 10 năm trở lại đây, đặc biệt là các
năm 2008 đến năm 2010.
2.1.2 Phương pháp phân tích dữ liệu
2.1.2.1 Phương pháp thống kê, so sánh
Phương pháp này phản ánh việc lựa chọn sắp sếp các số liệu thu thập được từ các
nguồn khác nhau vào trong một tiêu chi nhất định. Sau đó tiến hành so sánh các số liệu
đó với nhau để đưa ra các nhận xét của mình về đối tượng nghiên cứu.
Phương pháp so sánh thống kê giúp ta có cái nhìn tổng quán về tình hình đối tượng
nghiên cứu thông qua việc so sánh các đối tượng với nhau.
2.1.2.2 Phương pháp tổng hơp, khái quát hóa
Phương pháp phân tích tổng hợp, kết quả hóa là việc lựa chọn, sắp sếp các dữ liệu ,
thông tin từ các nguồn thứ cấp và sơ cấp nhằm định hướng chính xác và đầy đủ nhằm
phục vụ cho mục đích điều tra và nghiên cứu. từ đó, tổng hợp các nhận định, báo cáo
hoàn chỉnh nhằm đưa ra cái nhìn tổng thể về đối tượng nghiên cứu.
2.2 Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến công tác
đào tạo lao động xuất khẩu tại công ty xuất khẩu lao động TRAENCO
2.2.1 Tổng quan Tình hình đào tạo lao động tại công ty XKLĐ TRAENCO
2.2.1.1, Quá trình hình thành và phát triển của công ty XKLĐ TRAENCO
Công ty xuất khẩu lao động TRAENCO được Bộ lao động, thương binh và xã
hội cấp giấy phép hoạt động từ năm 1999 chuyên doanh trong lĩnh vực xuất khẩu lao
động, tư vấn du học, dịch vụ lữ hành trong và ngoài nước.
Năm 2009, công ty xuất khẩu lao động Traenco, một trong những doanh nghiệp
được Hiệp hội Xuất khẩu lao động Việt Nam (VAMAS) tuyên dương khen thưởng 5
năm liên tục là Doanh nghiệp đạt thành tích Xuất sắc, mỗi năm đưa được trên 1.000
lao động đi làm việc ở nước ngoài, đồng thời là các doanh nghiệp có nhiều thành tích
trong các lĩnh vực hoạt động xã hội, góp phần đáng kể trong việc hiện thực hoá chủ
trương của Đảng, Nhà nước về XKLĐ, giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo cho xã

hội
Đến nay là một trong những doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh
vực này. Với sự đóng góp không ngừng của toàn bộ nhân viên công ty, TRAENCO đã
cung ứng được trên 30.000 lao động sang làm việc tại các thị trường Đài Loan, Nhật
Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Brunei, các nước Trung Đông, Cộng hoà Séc…Những lao

GVHD: PGS.TS Phạm Công Đoàn

SVTH: Nguyễn Võ Tạo


12

Chuyên đề tốt nghiệp

Khoa Quản trị doanh nghiệp

động được TRAENCO cung ứng làm việc trong các nhà máy, các công trường xây
dựng, các bệnh viện hay giúp việc gia đình, thuyền viên đánh cá…
2.2.1.2, Chức năng, nhiệm vụ, cấu trúc tổ chức
* Chức năng : công ty xuất khẩu lao động TRAENCO có chức năng hoạt động trong
các lĩnh vực sau:
- Đưa người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở ngoài nước theo hợp đồng
- Đào tạo nhân lực đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động ngoài nước và nhu cầu xã
hội
- Tổ chức các tour du lịch trong nước và quốc tế
- Tư vấn du học tự túc
* Nhiệm vụ :
- Đào tạo lao động xuất khẩu
- giải quyết việc làm cho lao động bằng cách đưa lao động đi làm việc tại nước ngoài.

* Cấu trúc tổ chức :
Sơ đồ 2.1 : Cấu trúc tổ chức công ty XKLĐ TRAENCO
GIÁM ĐỐC

PGĐ. TÀI
CHÍNH

PHÒNG
TÀI
CHÍNH

Bộ
phận
Hàn
Quốc

PGĐ. NGHIỆP
VỤ XKLĐ

VPĐD
NGOÀI
NƯỚC

Bộ
phận
Sec

Bộ
phận
Đài

Loan

VPĐD
TRONG
NƯỚC

Bộ
phận
Trung
Đông

PGĐ. ĐÀO
TẠO

GIÁO
DỤC
ĐỊNH
HƯỚNG

NGOẠI
NGỮ

ĐÀO
TẠO
KỸ
NĂNG

PHÒNG
NHÂN
SỰ


Bộ
phận
Nhật
Bản

Bộ
phận
Malaysi
a và
Brunei

Bộ
phận
tuyển
dụng

GIÁM ĐỐC: Nguyễn Võ Hải
PGĐ. TÀI CHINH : Nguyễn Thị Ảnh
PGĐ. NGHIỆP VỤ XKLĐ: Trần Tuấn Anh
PGĐ. ĐÀO TẠO : Đoàn Thị Thanh Hồng
GVHD: PGS.TS Phạm Công Đoàn

SVTH: Nguyễn Võ Tạo


Chuyên đề tốt nghiệp

13


Khoa Quản trị doanh nghiệp

2.2.1.3 sản phẩm, thị trường kinh doanh
* Sản phẩm : công ty xuất khẩu lao động TRAENCO cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực
xuất khẩu lao động, tư vấn du học, dịch vụ lữ hành trong và ngoài nước.
* Thị trường : công ty xuất khẩu lao động Traenco cung ứng lao động sang làm việc
tại các thị trường Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Brunei, các nước Trung
Đông, Cộng hoà Séc…

GVHD: PGS.TS Phạm Công Đoàn

SVTH: Nguyễn Võ Tạo


151.082.669

0

GVHD: PGS.TS Phạm Công Đoàn

452.217.316

15.672.503
15.672.503

8.525.270
8.525.270

SVTH: Nguyễn Võ Tạo


148.017.785

148.017.785

7.147.233 138,84

7.147.233 138,84

132.345.282 944,44

132.345.282 944,44

46,29 1.512.5.60464 434,48

45.758.728 120,02 1.838.505.617 770,28

1.964.781920 (524.690.684)

0

(220.010.090) (258.621.585) (1.964.781.920)

976.908.000

756.897.910 193.595.731.

274.294.088 2.112.799.705

14


228.535.360

206,6

81,65

2.544431 137,95

257.442.662 1.662.123.311 3.433.984.682 1.404.680.649 645,63 1.771.861.371

84.852.461 (30.197.869)

1.335.978 124,88

63,14

134.387.299

164.585.168

9.249.244

(49.534838)

6.704.793

5.368.815

645.194.375 2.064.099.950 5.622..387.604 1.418.905575 319,92 3.558.28.7654 272,39


555.487.785

3407205030 253,81

1.201.682.160 2.215.182.574 5.622..387.604 1.013.500.414 184,34

2010

năm So sánh
Chênh lệch Tỷ lệ %

2009

năm So sánh

đơn: VNĐ

Chênh lệch Tỷ lệ %

2008

Năm thực hiện

BẢNG 2.1: BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH

Chuyên đề tốt nghiệp
Khoa Quản trị doanh nghiệp

2.2.1.4 kết quả hoạt động kinh doanh của công ty XKLĐ TRAENCO



12. LN sau thuế thu nhập DN

11.tổng LN kế toán trước thế

10.LN khác

9.chi phí khác

8.thu nhập khác

7.LN thuần từ hoạt động KD

Khoa Quản trị doanh nghiệp
6.chi phí quản lý DN

4.DT hoạt động tài chính

3. LN bán hàng và cung cấp dịch vụ

2. giá vốn hàng bán

1.DT bán hàng và cung cấp dịch vụ

Chỉ tiêu

5.chi phí tài chính

15


Chuyên đề tốt nghiệp

Qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty ta thấy rằng: công ty
hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh đặc thù là XKLĐ tạo công ăn việc làm cho lao
động nên được nhà nước ưu tiên không phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp. Công
ty kinh doanh có lãi qua các năm : năm 2008 lãi 8.525.270.năm 2009 lãi 15.672.503
đạt 138,84% so với năm 2008 , năm 2010 lãi 148.017.785 đạt 944,44 so với năm
2009.là công ty có uy tín và có thành tích trong lĩnh vực XKLĐ nhưng lãi hàng năm
của công ty ít như vậy là do các khoản chi phí khác phát sinh trong doanh nghiệp
nhiều năm 2008 là 976.908.000, năm 2009 là 452.217.316 năm 2010 là 1.964.781.920,
trong khi đó thu nhập khác lại ít nên lợi nhuận khác trong doanh nghiệp luôn âm : năm
2008 là (220.010.090), năm 2009 là (258.621.585) , năm 2010 là (1.964.781.920).
điều này đặt ra vấn đề cần tăng cường công tác quản lý chặt chẽ và hiệu quả hơn hơn.
Qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh chúng ta cũng thấy được hoạt động kinh
doanh năm 2010 có hiệu quả hơn rất nhiều lợi nhuận sau thuế đạt 148.017.785 bởi vì:
trước năm 2010 doanh nghiệp XKLĐ bằng hình thức mua lại hợp đồng XKLĐ tức là
lao động của công ty mình đi làm việc tại nước ngoài nhưng trên cơ sở hợp đồng
XKLĐ của công ty khác hoặc các đối tác nước ngoài đến tận công ty để tuyển dụng
lao động. nhưng năm 2010 doanh nghiệp đã làm tốt công tác ký kết trực tiếp hợp đồng
xuất khẩu với đối tác nước ngoài : công ty đã trực tiếp ký kết hợp đồng với đối tác
nước ngoài tự mình đào tạo và tuyển dụng lao động và cung cấp cho đối tác dung chất
lượng như hợp đông đã ký kết. cũng chính vì phải sang nước ngoài tìm hiểu đối tác
nên năm 2010 chi phí khác trong doanh nghiệp lên tới 1.964.781920 trong đó chi phí

GVHD: PGS.TS Phạm Công Đoàn

SVTH: Nguyễn Võ Tạo


16


Chuyên đề tốt nghiệp

Khoa Quản trị doanh nghiệp

trả tiền vé máy bay và chi phí công tác nước ngoài là 850.308.689 vnđ (nguồn: báo cáo
tài chính năm 2010).
2.2.1.5 Tình hình đào tạo lao động xuất khẩu tại công ty xuất khẩu lao động
TRAENCO
Trước 2002,do mới thành lập nên hoạt động dạy nghề ở công ty xuất khẩu lao
động TRAENCO chỉ có 1 cơ sở dạy nghề đào tạo lao động xuất khẩu còn hạn chế về
chất lượng đào tạo nghề. Nhưng đến năm 2002 hoạt động dày nghề của công ty xuất
khẩu lao động TRAENCO đã có bước ngoặt lớn. Đầu năm 2002 mở thêm 1 cơ sở dạy
nghề và các cơ sở dạy nghề của công ty được đầu tư cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ
dày nghề được bổ sung và được cho đi đào tạo nghiệp vụ tốt nên hàng năm số lượng
lao động xuất khẩu tham gia xuất khẩu và được đào tạo tại công ty đã tăng về số lượng
cũng như chất lượng. Hiện nay công ty xuất đã có hai trung tâm đào tạo nghề: trung
tâm dạy nghề số 1 ở Hà Nội, trung tâm dạy nghề số 2 ở Hà Đông.
Bảng 2.2: Số lượng lao động được đào tạo nghề ở công ty xuất khẩu lao động
TRAENCO
năm

200

2003 2004

2005

2006


2007

2008

2009

2010

2
Số lượng 100

1150 1230

1550

1650

1760

1765

1820

1995

0
(Nguồn : phòng đào tạo _ công ty xuất khẩu lao động công ty xuất khẩu lao động)
Các cơ sở đào tạo nghề chủ yếu tập trung vào các chương trình dạy nghề có
hàm lượng công nghệ thấp, như đánh cá nghề chăn nuôi, trồng trọt, phụ hồ, may vá...
Các nghề đào tạo chủ yếu các khóa đào tạo ngắn hạn. Các chương trình và các khóa

đào tạo, hướng nghiệp phục vụ XKLĐ còn quá ít.
Các chương trình giáo dục - đào tạo nghề hiện Không còn còn cứng nhắc, đã
cập nhật kỹ thuật, công nghệ mới, trình độ đào tạo đồng đều, hoạt động dạy nghề đã
nắm bắt kịp nhu cầu thị trường lao động,doanh nghiệp đã ký hợp đồng xuất khẩu lao
động và đào tạo lao động theo đơn đặt hàng của đối tác như đào tạo tu nghiệp sinh,
đào tạo lao động có tay nghề cao cho công ty thực phẩm của hàn quốc…tuy nhiên đối
với những nghề tạo mà không phải thế mạnh của doanh nghiệp như lắp ráp linh kiện
máy tình thì doanh nghiệp chưa chú trọng đầu tư, chỉ đào tạo qua loa không đáp ưng
yêu cầu.
GVHD: PGS.TS Phạm Công Đoàn

SVTH: Nguyễn Võ Tạo


17

Chuyên đề tốt nghiệp

Khoa Quản trị doanh nghiệp

Lao động tham gia xuất khẩu lao động tại công ty đươc công ty đào tạo thứ
tiếng của quốc gia mà người lao động sang làm việc theo khung chương trình chuẩn
của doanh nghiệp hoăc theo yêu cầu của đối tác. Cùng với đội ngũ giảng viên dạy
ngoại ngữ đều tốt nghiệp đại học ngoại ngữ, đại học sư phạm có kỹ năng sư phạm, có
năng lực, kiến thức, người lao động được bồi dưỡng kiền thức một cách tốt nhất.
Qui mô đào tạo: công ty XKLĐ TRAENCO xuất khẩu lao động họat động với lưu
lượng tối đa 2.300 học viên tập trung các nhiệm vụ: giáo dục định hướng,
dạy ngoại ngữ, đào tạo nghề theo yêu cầu thị trường xuất khẩu lao động,
bồi dưỡng cán bộ quản lý thực hịện nhiệm vụ xuất khẩu lao động.


2.2.2 Đánh giá tổng quan ảnh hưởng của môi trường đến đào tạo lao động tại
công ty XKLĐ TRAENCO
Bảng 2.3: các yếu tố môi trường ảnh hưởng tới đào tạo lao động
Chỉ tiêu
Số phiếu
Chính sách nào của nhà Chính sách ưu đãi vốn
0
Chính sách dạy nghề cho lao 0
nước ảnh hưởng tới đào
động xuất khẩu
tạo lao động xuất khẩu
Chính sách hỗ trợ đào tạo lao 0
động xuất khẩu
Tất cả các chính sách trên
Trình độ học vấn của Đại học
Cao đẳng
VBNV
Trung cấp
khác
Yêu cầu về chất lượng Cao hơn năm trước

Tỷ lệ
0
0
0

10
10
0
0

0
10

100
100
0
0
0
100

0

0

10
0
0

100
0
0

lao động của thị trường
trong năm tới

Thấp hơn năm trước

yêu cầu của đối tác có Có
Không
ảnh hưởng tới chất

Ý kiến khác
lượng
đào
tạo
(nguồn: tổng hợp từ phiếu điều tra)
2.2.2.1, Các yếu tố bên ngoài bên ngoài:
GVHD: PGS.TS Phạm Công Đoàn

SVTH: Nguyễn Võ Tạo


Chuyên đề tốt nghiệp

18

Khoa Quản trị doanh nghiệp

* Chính sách của nhà nước:
Qua kết quả tổng hợp từ phiếu điều tra ta thấy tất cả cán bộ công nhân viên đều cho
rằng các chính sách của nhà nước như : Chính sách ưu đãi vốn, Chính sách dạy nghề
cho lao động xuất khẩu, Chính sách hỗ trợ đào tạo lao động xuất khẩu đều ảnh hưởng
tới chất lượng đào tạo lao động xuất khẩu tại công ty XKLĐ TRAENCO.
Chính sách tín dụng ưu đãi đối với cơ sở dạy nghề cho lao động xuất khẩu của các
công ty XKLĐ để vay vốn để đầu tư tăng quy mô phòng học, trang thiết bị dạy nghề,
phương tiện dạy học phục vụ đào tạo lao động xuất khẩu nhằm nâng cao chất lượng
lao động xuất khẩu.dựa trên chính sách này công ty XKLĐ TRAENCO có thể giảm
bớt khó khăn trong việc đầu tư cơ sở vật chất cho công tác đào tạo lao động. hay nhà
nước ban hành các chính sách dạy nghề nhằm Phát triển nguồn lao động xuất khẩu đáp
ứng yêu cầu về số lượng, chất lượng, cơ cấu ngành nghề cho thị trường lao động nước
ngoài, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống người lao động.với

chính sách này công ty được nhà nước hỗ trợ trong công tác đào tạo lao động . hay
nhà nước ban hành một số chính sách hỗ trợ người lao động nâng cao trình độ văn hóa
để tham gia xuất khẩu lao động, hỗ trợ các huyện nghèo trong công tác đào tạo lao
động nhằm đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo bền vững. Điều này
một phần giáp công ty giảm được ghánh nặng trong công tác đào tạo đó là những gì
lao động được đào tạo bởi các chương trình hỗ trợ của nhà nước rồi thì doanh nghiệp
không cần phải đào tạo lại.
* Khách hàng (đối tác nước ngoài): Qua kết quả tổng hợp từ phiếu điều tra ta
thấy tất cả cán bộ công nhân viên đều cho rằng Khách hàng (đối tác nước
ngoài) là yếu tố có ảnh hưởng tới chất lượng lao động xuất khẩu.
Những doanh nghiệp tuyển dụng trực tiếp lao động của công ty hay là các doanh
nghiệp ký kết hợp đồng xuất khẩu lao động với công ty, khi công ty ký hợp
đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài thì trong hợp đồng đối
tác nước ngoài yêu cầu cụ thể công ty phải cung cấp lao động đã qua đào
tạo và phải đáp ứng được yêu cầu của đối tác, yêu cầu của đối tác càng cao
buộc công ty phải đảm bảo công tác đào tạo, tuyển chọn càng tốt để đáp
ứng yêu cầu.
* Người tham gia xuất khẩu lao động: người tham gia xuất khẩu lao động quyết
đính số lượng lao động được đào tạo ở các nghành nghề khác nhau hay
GVHD: PGS.TS Phạm Công Đoàn

SVTH: Nguyễn Võ Tạo


Chuyên đề tốt nghiệp

19

Khoa Quản trị doanh nghiệp


quyết định đến số lượng lao động được đi làm việc tại nước ngoài tại công ty
XKLĐ TRAENCO. Người than gia XKLĐ tại công ty chủ yếu là lao động phổ
thông nên trình độ hạn chế nên công tác giảng dạy gặp khó khăn, nên công ty
đã tìm những giải pháp đào tạo hiệu quả nhất để nâng cao chất lượng lao
động.ngoài ra ta thấy số lượng lao động tham gia XKLĐ tại công ty là lớn,
công ty phải đào tạo số lượng lao động lớn điều này cũng ảnh hưởng tới quy
mô, khả năng đào atoj của công ty.
* Thị trường lao động: Qua kết quả tổng hợp từ phiếu điều tra ta thấy tất cả
CBNV của công ty đều cho rằng thị trường lao động có ảnh hưởng đến các
hoạt động đào tạo lao động xuất khẩu của công ty.yêu cầu của thị trường
về trình độ tay nghề, kỹ năng của lao động ngày càng cao vì thế để đáp ứng
nhu cầu thị trường công ty XKLĐ TRAENCO phải có những giải pháp để
nâng cao chất lượng lao động đáp ứng nhu cầu thị trường về chất lượng và
số lượng lao động được đào tạo
2.2.2.2 các yếu tố bên trong
*, Đội ngũ cán bộ trong doanh nghiệp, đặc biệt là đội ngũ làm công tác đào tạo lao
động xuất khẩu: đội ngũ cán bộ đào tạo lao động xuất khẩu của công ty
xuất khẩu lao động TRAENCO được chuyên môn hoá, được đào tạo một
cách cơ bản về nghiệp vụ xuất khẩu lao động và những kiến thức, kỹ năng
về công tác đào tạo và hiểu biết tốt về luật pháp và các chủ trương, chính
sách của Đảng và Nhà nước ta trong lĩnh vực xuất khẩu lao động đảm bảo
công tác đào tạo lao động xuất khẩu được thực hiện một cách tốt nhất.
TRAENCO có đội ngũ cán bộ nhân viên. Đặc biệt là CBNV làm công tác
đào tạo có trình độ, năng lực, kinh nghiệm là điều kiện quan trọng để hoàn
thành tốt nhiệm vụ đào tạo lao động xuất khẩu.
* Nguồn vốn, Vật chất trang thiết bị của cơ sở dạy nghề: hiện nay nguồn vốn của
công ty XKLĐ TRAENCO còn hạn chế vì thế công ty chưa đầu tư, hiện đại
hóa cơ sở vật chất thiết bị cho công tác đào tạo, cơ sở vật chất trang thiết bị
của công ty chưa được đồng bộ, hiện đại hóa lao động vì thế công tác đào
tạo lao động xuất khẩu và chất lượng đào tạo chưa đạt được kết quả tốt

nhất.
GVHD: PGS.TS Phạm Công Đoàn

SVTH: Nguyễn Võ Tạo


Chuyên đề tốt nghiệp

20

Khoa Quản trị doanh nghiệp

* Mục tiêu đào tạo: .
Mục tiêu chung: Đào tạo, bồi dưỡng xuất khẩu lao động đáp ứng yêu cầu về số
lượng, đảm bảo chất lượng, cơ cấu ngành nghề đáp ứng yêu cầu thị trường
lao động nước ngoài, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời
sống người lao động là mục tiêu của công ty vì vậy để đạt được mục tiêu
này đặt ra yêu cầu công ty xklđ traen co nói chung, CBNV công ty nói
riêng luôn cố gắng trong công tác đào tạo vì thế chất lượng đào tạo lao
động tại công ty không ngừng được nâng cao.
Mục tiêu cụ thể: Tổ chức đào tạo nghề, giáo dục định hướng, dạy ngoại ngữ của
công ty XKLĐ TRAENCO nhằm trang bị cho người lao động năng lực
thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo, có khả năng giao tiếp, có
sức khỏe, đạo đức lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công
nghiệp, đáp ứng yêu cầu thị trường lao động ngoài nước. Đồng thời bồi
dưỡng cán bộ quản lý thực hiện nhiệm vụ xuất khẩu lao động. Trong quá
trình đào tạo lao động xuất khẩu công ty XKLĐ TRAENCO từng bước
hoàn thành từ những mục tiêu cụ thể này ghóp phần thực hiện mục tiêu
chung của công tác đào tạo và mục tiêu của doanh nghiệp.
2.3 kết quả phân tích dữ liệu thu thập

2.3.1 kết quả phân tích các dữ liệu sơ cấp
2.3.1.1 Kết quả khảo sát về tay nghề của lao động và về trình độ lao động được
đào tạo tại công ty
Bảng 2.4 : Nghề nghiệp, học vấn của lao động
Chỉ tiêu
Số phiếu
Tỷ lệ %
Công việc đã làm trước khi Nông nghiệp
4
40
Công nhân
0
0
tham gia XKLĐ
Chưa có việc làm
5
50
Công việc khác
1
10
Trình độ học vấn
THCS
1
10
THPT
9
90
Trung cấp chuyên nghiệp 0
0
Đại học

0
0
(nguồn: tổng hợp từ phiếu điều tra)
Kết quả tổng hợp từ phiếu điều tra trắc nghiệm ta thấy rằng trình độ lao động tham
gia xuất khẩu lao động tại công ty hầu hết là tốt nghiệp phổ thông trung học. qua phiếu
GVHD: PGS.TS Phạm Công Đoàn

SVTH: Nguyễn Võ Tạo


Chuyên đề tốt nghiệp

21

Khoa Quản trị doanh nghiệp

điều tra trắc nghiệm 10 lao động có tới 90% tốt nghiệp phổ thông trung học, có 10%
tốt nghiệp THCS, không có lao động nào tốt nghiệp đại học và trung cấp chuyên
nghiệp. và phần lớn lao động trước khi tham gia xuất khẩu lao động làm nông nghiệp
hoặc chưa có việc làm: có 40% lao động làm nông nghiệp, có tới 50% lao động chưa
có việc làm, 10% chưa có việc làm và không có lao động nào làm công nhân các nhà
máy.

2.3.1.2 Kết quả khảo sát về trình độ ngoại ngữ của lao động được đào tạo tại
công ty
Bảng 2.5 : khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ của lao động
Chỉ tiêu
Khả năng giao tiếp bằng có
không
ngoại ngữ

(nguồn: tổng hợp từ phiếu điều tra)

Số phiếu
1
9

Tỷ lệ %
10
90

Qua kết quả tổng hợp từ phiếu điều tra trắc nghiệm ta thấy trình độ ngoại ngữ của lao
động là rất yếu : có tới 9 lao động không giao tiếp được bằng ngoại ngữ (chiếm 90%) ,
và chỉ có 1 người (chiếm 10%) giao tiếp được bằng ngoại ngữ (do lao động này đã đi
xuất khẩu lao động). như vậy ta thấy được rằng mặc dù lao động đã được đào tạo
ngoại ngữ tại công ty nhưng do thời gian đào tạo ngắn nên ban đầu lao động chưa giao
tiếp được bằng ngoại ngữ.
2.3.1.3 Kết quả khảo sát thời gian đào tạo và nội dung đào tạo
Bảng 2.6 : thời gian, nội dung đào tạo
Chỉ tiêu
Thời gian đào tạo

Dưới 2 tháng
2 đến 5 tháng
Trên 5 tháng
Nội dung đào tạo
Nghề
Ngoại ngữ
Kiến thức khác
Tất cả cả các kiến thức trên
(nguồn: tổng hợp từ phiếu điều tra)


Số phiếu
1
9
0
0
0
1
90

Tỷ lệ %
10
90
0
0
0
1
90

Qua kết quả tổng hợp từ phiếu điều tra trắc nghiệm ta thấy có 90% lao động được đào
tạo trong khoảng thời gian 2 đến 5 tháng và lao động được đào tạo các nội dung :
GVHD: PGS.TS Phạm Công Đoàn

SVTH: Nguyễn Võ Tạo


Chuyên đề tốt nghiệp

22


Khoa Quản trị doanh nghiệp

Nghề, Ngoại ngữ, và Các kiến thức khác như: luật, kinh nghiệm giao tiếp, kỷ luật tác
phong lao động, phong tục tập quán của quốc gia làm việc. Còn 10% lao động được
đào tạo trong khoảng thời gian dưới 2 tháng (do lao động này đã đi lao động tại nước
ngoài nên đã có tay nghề và có thể vốn kiến thức ngoài ngữ).
2.3.1.4 Kết quả kháo sát chất lượng đào tạo lao động:
Bảng 2.7 đánh giá chất lượng đào tạo của CBVN
Chỉ tiêu
Công tác đào tạo đáp ứng được Rồi
Chưa
yêu cầu của lao động?
Công tác đào tạo lao động của Tốt hơn
Như nhau
công ty so với một số công ty
Kèm hơn
XKLĐ
khác
như
SIMCO,
SONA..
Đầu tư cơ sở vật chất cho đào tạo có
không
và bồi dưỡng cho CB CNV làm
Có giải pháp nâng cao chất lượng có
không
đào tạo
Ý kiến khác
(nguồn: tổng hợp từ phiếu điều tra)


Số phiếu
6
4
7
2
1
10
0
10
0
0

Tỷ lệ %
60
40
70
20
10
100
0
100
0
0

Tổng hợp từ phiếu điều tra trắc nghiệm ta thấy CBNV của công ty cho rằng chất
lượng đào tạo lao động xuất khẩu tại công ty là tốt : có 60% cho rằng công tác đào tạo
đã đáp ứng được yêu cầu của người lao động, 40% cho rằng chưa đáp ứng được yêu
cầu của người lao động. có 70% cho rằng công tác đào tạo lao động xuất khẩu tại công
ty tốt hơn so với một số công ty XKLĐ khác như SIMCO, SONA…; chỉ có 10% cho
rằng công tác đào tạo lao động xuất khẩu tại công ty kém hơn so với một số công ty

XKLĐ khác như SIMCO, SONA…và 100% cho rằng công ty cần đầu tư cơ sở vật
chất, trang thiết bị cho công tác đào tạo, cần bồi dưỡng thêm cho CBNV làm công tác
đào tạo và cần có những giải pháp trong đào tạo nhằm nâng cao chất lượng lao động
xuất khẩu.
2.3.2 kết quả phân tích các dữ liệu thứ cấp
2.3.2.1 Tình hình XKLĐ
Theo số liệu phòng tổ chức nhân sự của công ty: năm 2008 có 1550 lao động
của công ty ra nước ngoài làm việc các thị trường như Đài Loan, Nhật Bản, Malaysia
và Hàn Quốc, nhiều địa chỉ xuất khẩu lao động mới, trong đó là các thị trường có
nhiều tiềm năng như Ả rập Xê Út, Pháp, Canađa, Anh và Hy Lạp… thì lao động tại
GVHD: PGS.TS Phạm Công Đoàn

SVTH: Nguyễn Võ Tạo


Chuyên đề tốt nghiệp

23

Khoa Quản trị doanh nghiệp

công ty ít tham gia do đây không phải là thị trường thuộc thế mạnh của công ty. Năm
2009 có 1650 lao động đi làm việc ở nước ngoài, tăng 6,5% so với thực hiện năm
2008, trong đó lớn nhất là Malaysia với 665 lao động, tiếp theo là Đài Bắc Trung Quốc
với 325 lao động. Năm 2010 Có 1739 người đi làm việc ở nước ngoài, tăng 5,4% so
với thực hiện năm 2009. Năm 20011, dự kiến sẽ đưa khoảng 1.900 lao động đi làm
việc ở nước ngoài
Hiện tại, đã có hơn 25.000 người lao động của công ty đang làm việc tại hơn 12
quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới với hơn 10 nhóm ngành nghề. Nhìn chung,
công tác xuất khẩu lao động vẫn đạt được nhiều kết quả khả quan, cùng với việc duy

trì các thị trường truyền thống, công ty XKLĐ TRAENCO đang tiếp tục xúc tiến mở
thêm thị trường ở một số nước như châu mỹ, EU…
Bảng 2.8 số lượng lao động được đi làm việc tại nước ngoài tại công ty XKLĐ
TRAENCO
Năm
2005
2006
2007
2008
Số lượng 1335
1435
1555
1550
(nguồn: phòng đào tạo_công ty XKLĐ TRAENCO)

2009
1650

2010
1739

Qua bảng số liệu ta thấy rằng số lượng lao động được đi làm việc tại nước
ngoài của công ty là rất lớn, và tăng dần qua từng năm, điều này chứng tỏ rằng hoạt
động XKLĐ của công ty xuất khẩu lao động TRAENCO qua các năm rất hiệu quả.
Chính vì vậy mà công ty xuất khẩu lao động TRAENCO là một trong những doanh
nghiệp được Hiệp hội Xuất khẩu lao động Việt Nam (VAMAS) tuyên dương khen
thưởng 5 năm liên tục là Doanh nghiệp đạt thành tích Xuất sắc, mỗi năm đưa được
trên 1.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài, đồng thời là các doanh nghiệp có nhiều
thành tích trong các lĩnh vực hoạt động xã hội, góp phần đáng kể trong việc hiện thực
hoá chủ trương của Đảng, Nhà nước về XKLĐ, giải quyết việc làm, xoá đói giảm

nghèo cho xã hội.
2.3.2.2 Chất lượng lao động được đào tạo
Chất lượng lao động xuất khẩu mấy năm gần đây của công ty xuất khẩu lao
động Traenco đã được củng cố, nếu như trước năm 2002 công ty XKLĐ TRAENCO
chỉ tuyển lao động phổ thông, chưa qua đào tạo nghề mà chỉ qua một lớp đào tạo định
hướng cho phù hợp với nước nhập cảnh thì hiện nay số đông đều phải thông qua học
nghề, học ngoại ngữ , học định hướng.
GVHD: PGS.TS Phạm Công Đoàn

SVTH: Nguyễn Võ Tạo


24

Chuyên đề tốt nghiệp

Khoa Quản trị doanh nghiệp

* Về trình độ chuyên môn , tay nghề: đào tạo tay nghề cho người lao động trước khi
xuất khẩu sang các nươc là một khâu vô cùng quan trọng. Đối với lao động xuât khẩu
của công ty XKLĐ TRAENCO nói riêng, lao động của việt nam nói chung tuy đã
được đào tạo trước khi xuất khẩu nhưng lao động đã qua đào tạo chất lượng cũng
chưa cao, đa số chỉ đáp ứng được những công việc đơn giản., đều chưa đáp ứng được
yêu cầu của đối tác. phần lớn lao động tại công ty XKLĐ TRAENCO không qua đào
tạo chuyên môn kỹ thuật, đa số lao động tại công ty XKLĐ TRAENCO đều tốt
nghiệp THPT.
Loại hình ngành nghề lao động xuất khẩu tại công ty XKLĐ TRAENCO tập
trung vào một số ngành sau: nông, lâm, ngư nghiệp ; xây dựng, công nghiệp và dịch
vụ.trong đó nghành nông lâm ngư chiếm số đông
Bảng 2.9: Nghành nghề lao động tham gia xuất khẩu tại công ty năm 2010

Nghành
Số lượng

Nông,lâm, ngư
Xây dựng
Dịch vụ
900
425
424
(Nguồn: phòng đào tạo_công ty XKLĐ TRAENCO)

* Về trình độ ngoại ngữ: tất cả lao động đều được đào tạo tiếng của nước mà lao động
sang làm việc nhưng do thời gian đào tạo ngắn nên khả năng giao tiếp của lao động
vẫn còn yếu, lao động chỉ nói và hiểu được những câu ngắn và cơ bản, chưa giao tiếp
được...
Bảng 2.10 : Trình độ lao động xuất khẩu tại công ty XKLĐ TRAENCO năm 2010
TRÌNH ĐỘ
SỐ LƯỢNG

ĐẠI HỌC
0

TRUNG CẤP THPT
THCS
5
1695
39
(Nguồn: phòng tổ đào tạo_công ty XKLĐ TRAENCO)

* Về phẩm chất người lao động : trong quá trình tham gia đào tạo tại công ty người lao

động ngoài việc học nghề, ngoài ngữ người lao động còn được học được học ý thức kỷ
luật, tác phong làm việc... vì vậy ý thức kỷ luật của lao động được đào tạo tại công ty
là rất cao. Qua bảng số liệu dưới đây ta thấy được số lượng lao động của công ty bỏ
trốn hoặc bị trục xuất khi sang nước ngoài làm việc là rất ít.

Bảng 2.11: Số lao động bỏ trốn hoặc bị trục xuất
GVHD: PGS.TS Phạm Công Đoàn

SVTH: Nguyễn Võ Tạo


25

Chuyên đề tốt nghiệp
Nước nhận lao động

Đài loan

Khoa Quản trị doanh nghiệp

malaysia

Hàn quốc Nhật bản

Nước
khác
25
3

Lao động bỏ trốn

5
10
15
15
Lao động bị truc xuất
2
0
0
0
(Nguồn: phòng tổ chức hành chính_công ty XKLĐ TRAENCO)

* Về sức khỏe của lao động: tất cả lao động tham gia XKLĐ tại công ty bước đầu đều
được khám sức khỏe sơ bộ tại công ty và sau khi trúng tuyển để đi làm việc tại nước
ngoài lao động sẽ được kiểm tra sức khỏe một cách chu đáo tại các bệnh viện để đảm
bảo sức khỏe để đi làm việc.
2.3.2.3 Số lượng lao động xuất khẩu
2.3.2.3.1 Số lượng lao động xuất khẩu theo nghành nghề
Bảng 2.12 :Số lượng lao động xuất khẩu theo nghành nghề
nghành

Số lượng

So sánh năm So sánh năm Tổng

2008

2009

2010


2010/2009
Chênh Tỷ lệ

2009/2008
Chênh Tỷ lệ

Nông, lâm, ngư

850

800

700

lệch
-100

-12.5

lệch
-50

%
-5.9

2350

Xây dựng

450


450

500

50

11.1

0

0

1400

Dịch vụ

300

400

549

149

37.25

100

33.3


1249

(nguồn: phòng tổ chức hành chính)
Qua bảng số lượng lao động xuất khẩu theo nghành nghề ta thấy: lao động xuất khẩu
tại công ty XKLĐ TRAENCO tập trung vào một số ngành sau: nông, lâm, ngư
nghiệp ; xây dựng, công nghiệp và dịch vụ. trong đó nghành nông lâm ngư chiếm số
đông, có đến 2350 tham gia XKLĐ trong nghành nông lâm ngư,còn xây dựng có 1400
lao động, dịch vụ chỉ có 1249 lao động, bởi vì phần lớn lao động có hoàn cảnh khó
khăn mà tham gia XKLĐ trong các nghành dịch vụ thì chi phí XKLĐ cao, lao động
không lo được chi phí để đi, còn lao động tham gia trong các nghành dịch vụ có chi
phí XKLĐ thấp, lao động có khả năng lo được chi phí để đi XKLĐ. Nhưng tỉ trọng lao
động xuât khẩu trong nghành nông lâm ngư ngày càng giảm, năm 2009 giảm 50 lao
động so với năm 2008, thương ứng giảm 5.9%, năm 2010 giảm 100 lao động so với
năm 2008, thương ứng giảm 12.5%, còn lao động trong nghành dịch vụ ngày càng
tăng : năm 2008 là 300 đến năm 2009 là 400 tăng 100 lao động tương ứng tăng 33.3%
và đến năm 2010 là 549 tăng 149 lao động, tương ứng tăng 37.25 % so với năm
GVHD: PGS.TS Phạm Công Đoàn

SVTH: Nguyễn Võ Tạo


×