MỘT VÀI BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO GIÁO VIÊN LỒNG GHÉP NỘI
DUNG GIÁO DỤC BẢO VỆ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG, BIỂN
ĐẢO CHO TRẺ 5 TUỔI.
ĐẶT VẤN ĐỀ:
Lý do chọn đề tài:
Biển đảo quê hương hiện nay đã và đang trở thành vấn đề được Nhà nước đặc
biệt quan tâm cũng như toàn thể người dân Việt Nam nói riêng và thế giới nói
chung. Đi kèm với những vấn đề liên quan về chủ quyền biển đảo dân tộc ta thì
việc bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, hải đảo cũng quan trọng không kém.
Vì thế cho trẻ tiếp cận với vấn đề tài nguyên và môi trường biển, hải đảo là rất
cần thiết. Điều này giúp trẻ có những hiểu biết ban đầu về môi trường, tài
nguyên biển đảo. Từ đó, khơi dậy nhận thức bảo vệ tài nguyên – môi trường
biển đảo và niềm tự hào, tinh thần dân tộc của trẻ đối với nhiệm vụ bảo vệ chủ
quyền quốc gia trên biển trong tương lai không xa.
Thực tế hiện nay vấn đề môi trường và tài nguyên đang trở nên vô cùng bức
thiết. Đây là mối lo ngại của toàn cầu chứ không riêng một quốc gia nào. Sự
biến đổi khí hậu toàn cầu đã và đang diễn ra với những hệ lụy không lường. Con
người đang phải đối diện với rất nhiều nguy cơ. Bằng chứng là môi trường tài
nguyên đang dần cạn kiệt và không ngừng suy thoái. Chất lượng cuộc sống cũng
vì thế mà suy giảm bởi yếu tố môi trường tác động trực tiếp đến cuộc sống con
người. Biển và đại dương là cái nôi của sự sống, đã và đang cung cấp cho nhân
loại một khối lượng rất lớn thực phẩm, dược phẩm, nguyên nhiên vật liệu, năng
lượng, tài nguyên thiên nhiên… Nhưng việc phát triển kinh tế biển cũng đang
làm suy giảm mạnh nguồn tài nguyên và gây ô nhiễm môi trường biển nghiêm
trọng. Môi trường vùng biển Việt Nam với diện tích rộng hơn 1 triệu km2, sẽ là
không gian phát triển và sinh tồn tương lai, cũng không nằm ngoài quy luật ấy.
Có thể nói, con người giữ vai trò quan trọng đặc biệt trong vấn đề bảo vệ tài
nguyên môi trường. Vì lẽ đó, việc giáo dục nâng cao ý thức cho con người cần
được quan tâm sâu sát. Ở lứa tuổi mầm non, trong chương trình học trẻ cũng đã
sớm làm quen với môi trường xung quanh và phần nào được giáo dục về bảo vệ
môi trường. Ý thức bảo vệ tài nguyên và môi trường cũng dần dần từ đó được
hình thành trong trẻ. Những điều này rất quan trọng để hình thành thế hệ con
người biết yêu thiên nhiên và luôn hành động vì môi trường. Đặc biệt hơn, trẻ
cũng cần nhận thức về giá trị của tài nguyên biển, hải đảo để bảo vệ môi trường
biển đảo cũng như vấn đề nhạy cảm chủ quyền quốc gia trên biển.Thêm vào đó,
mặc dù trẻ có tiếp xúc làm quen với môi trường xung quanh song điều đó vẫn là
chưa đủ. Thực tế địa phương cũng còn hạn chế để trẻ tiếp xúc làm quen với tài
nguyên và môi trường biển đảo. Biển, hải đảo không chỉ xa về mặt khoảng cách
địa lý mà còn xa trong nhận thức đối với trẻ. Đa số các bậc phụ huynh đều ít có
điều kiện cho trẻ tiếp xúc với môi trường biển, hải đảo. Ở trường, việc cung cấp
cho trẻ kiến thức về môi trường, tài nguyên biển đảo vẫn còn hạn chế và gặp
nhiều khó khăn.
Chính vì vậy việc chỉ đạo, giáo viên tích hợp nội dung giáo dục tài nguyên môi
trường biển, hải đảo cho trẻ em 5 tuổi là một vấn đề hết sức cần thiết trong các
trường Mầm non. Để giúp giáo viên có được kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm
cần thiết trong việc tích hợp nội dung giáo dục về tài nguyên môi trường biển,
hải đảo cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi thông qua các hoạt động hàng ngày của trẻ. Thực
hiện tốt nội dung tích hợp giáo dục tài nguyên môi trường biển, hải đảo là giáo
dục trẻ tình yêu, lòng tự hào ý thức bảo vệ, gữi gìn biển đảo quê hương, góp
phần xây dựng biển đảo quê hương, đất nước Việt Nam càng thêm xanh, sạch
đẹp, phát triển bền vững.
.
Do vậy, tôi luôn mong muốn có được những giải pháp để giúp giáo viên
tăng thêm hiệu quả dạy học, cụ thể là công tác giáo dục trẻ bảo vệ môi trường,
tài nguyên biển, hải đảo quê hương.
XuÊt ph¸t tõ những lý do trên, tôi thiết nghĩ rằng cần phải hướng đến giáo dục
cho trẻ có được ý thức sống hòa đồng với môi trường, từ đó có cách bảo vệ môi
trường. Vì thế, tôi xin đề xuất “Một vài biện pháp chỉ đạo giáo viên lồng ghép
nội dung giáo dục bảo vệ tài nguyên và môi trường, biển đảo cho trẻ 5 tuổi”.
2. Phạm vi và giới hạn đề tài :
Trong phạm vi đề tài của mình, tôi xin trình bày kinh nghiệm“Một vài giải pháp
chỉ đạo giáo viên lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ tài nguyên môi trường
biển, hải đảo cho trẻ 5 tuổi”. Đề tài đã được thực hiện ở trường Mầm non Đại
Cường.
CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Nội dung đề tài là một vấn đề thời sự nóng, vấn đề biên giới biển đảo là vấn đề
luôn được dư luận quan tâm, cho nên cùng với việc lựa chọn cách giáo dục cho
trẻ mầm non bằng cách học bằng chơi, chơi bằng học theo hình thức tập trung
học tập, tuyên truyền giáo dục thì mỗi người giáo viên mầm non lồng ghép vấn
đề này vào bài giảng của mình chắc chắn rằng hiệu quả giáo dục sẽ rất cao. Đối
với bản thân tôi là một quản lý về chuyên môn, đây là một đề tài khá khó và mới
với việc chỉ đạo giáo viên áp dụng dạy trẻ mầm non. Nhưng tôi đã quyết tâm
thực hiện đề tài của mình đã đưa ra bằng cách tìm kiếm thông tin qua các kênh
thông tin cập nhật thời sự hằng ngày để tích lũy kiến thức để giúp giáo viên có
một nền tảng cho việc giáo dục lồng ghép theo đề tài đã chọn . Và việc áp dụng
đề tài phải dựa trên nguyên tắc:
Nội dung giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo được tích hợp phù
hợp với tất cả các lĩnh vực giáo dục: phát triển nhận thức, phát triển thể chất,
phát triển ngôn ngữ, phát triển thẩm mỹ, phát triển tình cảm quan hệ xã hội.
Nội dung giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo được tích hợp phù
hợp vào hoạt động phải từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, phù hợp với
đặc điểm lứa tuổi của trẻ. Các hoạt động phải gần gũi không xa lạ gắn với thực
tế của địa phương, đảm bảo tự nhiên nhẹ nhàng.
Hiểu được nguyên tắc đó tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp chỉ
đạo giáo viên lồng ghép nội dung giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, hải
đảo cho trẻ 5 tuổi tại trường Mầm non Đại Cường”
III. CƠ SỞ THỰC TIỂN:
*Đặc điểm tình hình:
Việc chỉ đạo giáo viên lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ tài nguyên, môi
trường biển, hải đảo cho trẻ em 5 tuổi hiện nay có rất nhiều giáo viên ở các cơ
sở giáo dục mầm non thực hiện, mỗi người một phương pháp, biện pháp khác
nhau và hiệu quả đạt được tùy thuộc của mỗi người, song mục đích chung là góp
phần hình thành nhân cách cho trẻ.
Trường mầm non Đại Cường là một trong những trường nông thôn thuộc huyện
Đại Lộc, trường có 4 địa điểm khang trang sạch sẽ với khu trung tâm thôn Ô Gia
Nam và 3 cụm lẻ Quảng Đại, Phúc Khương, Mỹ Phiếm. Trường có 11 nhóm lớp
với tổng số học sinh là 300 trẻ, có 34 đồng chí cán bộ – giáo viên – nhân viên.
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao tôi đã gặp một số thuận lời và khó
khăn sau:
* Thuận lợi:
Điều kiện cơ sở vật chất:
– Có thể nói với sự nổ lực của các cấp lãnh đạo, nhà trường, giáo viên và
phụ huynh học sinh, đến nay cơ sở vật chất của nhà trường đã cơ bản đáp ứng
được việc dạy và học.
– Môi trường các lớp học khang trang, sạch sẽ, thoáng mát, trang thiết bị của
trường khá đầy đủ nên cho trẻ một môi trường học tập tốt.
– Phòng học có trang thiết bị hỗ trợ dạy học với các ứng dụng công nghệ thông
tin đã giúp ích rất nhiều cho việc trẻ tiếp xúc với thông tin liên quan đến tài
nguyên và môi trường biển, hải đảo.
– Chúng tôi luôn quan tâm giúp đỡ, khuyến khích sự tìm tòi, sáng tạo của giáo
viên, luôn tạo điều kiện về cơ sở vật chất và phương tiện thực hiện các hoạt
động cho trẻ.
– Bên cạnh đó vài giáo viên đứng lớp cũng không ngừng sáng tạo các đồ dùng
dạy học từ nhiều vật liệu khác nhau để đa dạng các đồ dùng dạy học đồng thời
tích hợp giáo dục trẻ biết bảo vệ môi trường.
Giáo viên
– Tất cả giáo viên đứng lớp đều đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn, nhiệt tình, yêu
trẻ. Thêm vào đó, đa số trẻ trong các lớp đều đã học qua lớp mẫu giáo bé và mẫu
giáo nhỡ nên có nề nếp học tập. Biết lắng nghe, quan tâm, chia sẻ giúp đỡ cô
giáo và bạn bè.
– Một số giáo viên nắm chắc phương pháp dạy học, luôn trao dồi kiến thức qua
sách báo, mạng intenet, học hỏi kinh nghiệm của chị em trong trường để nâng
cao trình độ chuyên môn. Luôn tham gia đầy đủ các buổi học chuyên môn, dự
giờ kiến tập do trường, Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức.
Phụ huynh học sinh:
Phụ huynh luôn ủng hộ nhiệt tình các hoạt động, phong trào của trường lớp. Kết
hợp với giáo viên để chăm sóc giáo dục trẻ đạt kết quả tốt. Một số phụ huynh trẻ
tuổi có nhận thức rất cao trong việc đổi mới phương pháp giáo dục trẻ nên luôn
phối hợp và hỗ trợ nhiệt tình cho các hoạt động của lớp.
* Khó khăn;
Trong quá trình tìm hiểu nghiên cứu thực hiện đề tài, bản thân tôi cũng không
tránh khỏi những khó khăn từ điều kiện khách quan và điều kiện chủ quan.
– Hầu hết trẻ chưa được tiếp xúc nhiều với môi trường tài nguyên biển, hải đảo
nên biển và hải đảo còn xa lạ với đa số trẻ.
– Các cháu ở 3 lớp lớn phần lớn được sinh ra trong những gia đình có điều kiện,
lại là bé đầu lòng nên rất được ông bà bố mẹ nâng niu chiều chuộng, mọi ý thích
của bé đều được đáp ứng nên sự chia sẻ và thể hiện tình cảm yêu thương của trẻ
với mọi người mọi vật xung quanh còn hạn chế, đặc biệt là việc tự giác trong
các hành vi bảo vệ môi trường, giữ vệ sinh chung.
– Một số phụ huynh nhận thức về bảo vệ tài nguyên và môi trường, biển đảo còn
hạn chế.
– Kiến thức về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo của giáo viên còn chưa
sâu. Tài liệu hỗ trợ dạy học về vấn đề này cũng chưa thật đầy đủ. Đa số giáo
viên chưa tự tìm tòi và xác định giới hạn nội dung dạy học phù hợp. Điều này
cũng làm khó người dạy vì phải đòi hỏi nhiều thời gian và lựa chọn nội dung
phù hợp với nhận thức của trẻ.
– Nắm bắt được tình hình thực tế của giáo viên và các cháu, tôi quyết định tìm
ra biện pháp chỉ đạo giáo viên lồng ghép nội dung giáo dục trẻ có ý thức giữ gìn
và bảo vệ môi trường trẻ sống, tài nguyên và môi trường biển, hải đảo.
Bước đầu khảo sát kết quả cho thấy:
TT
Nội dung tiêu chí khảo sát
Đạt
Chưa đạt
Số
Tỷ
lượng %
lệ Số
Tỷ
lượng %
1
Biết chăm sóc và bảo vệ cây và các
50
loài động vật thân thuộc
60%
34
40%
2
Biết giữ gìn trật tự vệ sinh công cộng,
50
vệ sinh trường lớp.
60%
34
40%
3
Biết cất dọn đồ dùng, dồ chơi đúng
74
nơi quy định
88%
10
12%
4
Không vứt rác ra đường, biết gom rác
70
vào thùng rác
83%
14
17%
5
Phân biệt được những hành động
đúng – sai đối với môi trường biển và 44
hải đảo
52%
40
48%
6
Biết tiết kiệm nước khi sử dụng
48%
44
52%
KHẢO SÁT GIÁO VIÊN:
40
lệ
1
Biết tên một số bãi biển, đảo nổi tiếng
5
của nước ta.
2
Biết tích hợp nội dung giáo dục bảo
vệ tài nguyên môi trường biển, hải
đảo phù hợp, lo gich vào các hoạt 10
động.
24%
16
47,6% 11
76%
52.4%
Qua cuộc khảo sát tôi nhận thấy rằng trẻ có kiến thức trong việc bảo vệ môi
trường còn chưa đồng đều, còn nhiều hạn chế. Chính vì vậy, việc giáo dục trẻ có
ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường trẻ sống; tài nguyên và môi trường biển, hải
đảo là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quá trình hình thành và phát
triển toàn diện nhân cách trẻ.
Từ thực tế trên, tôi đã bàn bạc với giáo viên dạy các lớp 5 tuổi thống nhất về
phương pháp và đưa ra nhiều biện pháp thực hiện tích hợp giáo dục tài nguyên
và môi trường biển, đảo cho trẻ hiệu quả nhất.
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
Với nhận thức của một đứa trẻ khi nói về vấn đề bảo vệ tài nguyên môi trường,
tài nguyên biển, hải đảo có vẻ xa vời song sẽ thật hiệu quả và gần gũi khi người
giáo viên biết cách khéo léo đem tài nguyên biển, đảo đến gần hơn với trẻ. Nói
cách khác, nó không hề khó khi ta áp dụng chỉ đơn giản là tích hợp, lồng ghép
qua các hoạt động hằng ngày của trẻ. Nội dung lồng ghép đơn giản, gần gũi với
trẻ giúp trẻ “Học mà chơi, chơi mà học”
* Biện pháp 1: Vai trò của người quản lý trong việc chỉ đạo giáo viên lồng ghép
nội dung giáo dục môi trường tài nguyên, biển, hải đảo cho trẻ 5 tuổi.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ “Chỉ đạo giáo viên tích hợp nội dung giáo dục về tài
nguyên và môi trường biển, hải đảo vào chương trình giáo dục trẻ mẫu giáo 5
tuổi ở trường mầm non Đại Cường” đạt hiệu quả tốt nhất đòi hỏi người cán bộ
quản lý phụ trách chuyên môn phải nắm rõ yêu cầu của ngành, có tầm nhìn xa,
xây dựng kế hoạch và thực hiện nghiêm túc có hiệu quả. Phải hết sức linh hoạt,
áp dụng các biện pháp vào thực tế địa bàn một cách đồng bộ, thường xuyên và
phải luôn trau dồi kiến thức, cập nhập kịp thời những thông tin, tiến bộ của khoa
học, để tìm ra biện pháp cụ thể chỉ đạo giáo viên đi đúng hướng. Nêu cao ý thức
tự giác, tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Trau dồi đội ngũ giáo viên có
kiến thức kỹ năng thành thạo trong việc lựa chọn nội dung tích hợp về tài
nguyên môi trường biển, hải đảo cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi vào dạy trẻ, nhẹ nhàng,
nghệ thuật không gò bó cứng nhắc, phát huy được tính tích cực của trẻ.
+ Vai trò của người cán bộ quản lý hết sức quan trọng, phải thực sự gương mẫu,
giỏi về chuyên môn, có uy tín, tạo được niềm tin yêu với đội ngũ giáo viên.
+ Bản thân người quản lý phải nói được, làm được. Biết sắp xếp các công việc,
xây dựng kế hoạch cụ thể rõ ràng, phân công phù hợp với từng giáo viên, điều
kiện của nhà trường để dễ thực hiện.
+ Tổ chức tốt các buổi sinh hoạt chuyên môn hàng tháng thật thiết thực và có
chất lượng, thường xuyên duyệt giáo án góp ý nhận xét cụ thể để giáo viên nắm
được các hình thức, nghệ thuật lồng ghép nội dung giáo dục tài nguyên môi
trường biển, hải đảo vào chương trình dạy trẻ mẫu giáo 5 tuổi.
+ Luôn đi sâu sát bồi dưỡng cho giáo viên về lý thuyết, hướng dẫn giáo viên
thực hành tổ chức các hoạt động linh hoạt sáng tạo. Tạo điều kiện cho giáo viên
về thời gian, đầu tư kinh phí để trang bị đồ dùng đồ chơi mầm non dạy học cần
thiết khi tổ chức các hoạt động. Động viên khen thưởng kịp thời những giáo
viên làm tốt công tác chăm sóc giáo dục trẻ, có khả năng sáng tạo, tổ chức các
hoạt động đạt kết quả cao.
+ Biết phát huy hết khả năng của giáo viên và tập hợp sức mạnh của tập thể nhà
trường. Thường xuyên lắng nghe ý kiến, rút kinh nghiệm trong quá trình thực
hiện các biện pháp chỉ đạo giáo viên tích hợp nội dung giáo dục về tài nguyên
môi trường biển, hải đảo vào chương trình giáo dục trẻ 5 tuổi.
+ Làm tốt công tác tuyên truyền vận động, xã hội hoá giáo dục góp phần xây
dựng có sở vật chất cho trường, lớp ngày càng khang trang hiện đại hơn.
*Biện pháp 2: Tìm hiểu, sưu tập tài liệu về tài nguyên và môi trường biển, hải
đảo Việt Nam hiện nay và sưu tầm 1 số bài thơ, bài hát, câu truyện phù hợp với
nội dung giáo dục tài nguyên, môi trường biển hải đảo để cung cấp cho Giáo
viên và trẻ nhận biết về môi trường tài nguyên biển, hải đảo..
Tìm hiểu, sưu tập tài liệu về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo Việt Nam
hiện nay:
Trước tiên, tôi giúp cho giáo viên để các cô giáo dục trẻ nhận biết đồng đều về
những hình ảnh thuộc về môi trường biển, hải đảo thông qua một số hoạt động
như: cho trẻ xem các video về các chủ đề môi trường biển, hải đảo; cùng một lúc
cho trẻ xem nhiều hình ảnh đan xen về môi trường thiên nhiên của đất liền và
môi trường biển, hải đảo sau đó hướng dẫn trẻ lựa chọn, phân biệt đúng các hình
ảnh thuộc về môi trường biển, hải đảo…
Tiếp đến, chỉ đạo giáo viên cho trẻ xem các hình ảnh về biển, hải đảo với
điều kiện luôn đan xen, đối sánh giữa các hình ảnh để trẻ nhận ra đâu là một môi
trường biển, hải đảo giàu đẹp và ngược lại là sự tàn phá làm suy thoái môi
trường biển, hải đảo để khơi dậy cho trẻ tình yêu biển đảo. Lồng ghép các hình
ảnh gắn liền con người với tình yêu thiên nhiên biển, hải đảo.
Cho trẻ xem những hình ảnh, video nói về sự ô nhiễm môi trường biển, hải đảo
cũng như cuộc sống của con người ngoài biển, hải đảo.
( Hình ảnh về biển hải đảo)
Tràn đầu trên biển
Ô nhiễm rác thải
Cá chết hàng loạt
Sưu tầm 1 số bài thơ, bài hát, câu truyện phù hợp với nội dung giáo dục tài
nguyên, môi trường biển hải đảo.
Khi thực hiện biện pháp này, tôi đã cố gắng tìm tòi trên các phương tiện
thông tin đại chúng như qua sách, báo, mạng, cập nhật các thông tin hàng ngày
và tôi đã sưu tầm được: 13 bài thơ để áp dụng vào các bài học dạy trẻ theo từng
chủ để như bài thơ: Xây nhà trên cát, Rong và Cá, Chú bộ đội hải quân, Bến
cảng Hải Phòng, Bờ biển, vỏ ốc, xuân của biển, tấm lòng cô giáo trẻ, ước mơ
của bé, quà tặng 8/3, đảo nhỏ mến yêu, người lính Hải quân, biển khơi xanh
thẳm,
6 câu truyện theo đề tài áp dụng từng chủ đề đưa ra đó là: Chuyện tình Ốc
và Biển, Con Ốc biển, Cây bàng tròn, San hô chết, Những công dân nhỏ tuổi,
Chú bộ đội Trường Sa……
VD: Truyện “ Con Ốc Biển”
“Ngày xưa trên mặt đất chưa có biển xanh. Thần Tình yêu bấy giờ là người duy
nhất cai quản cõi đời………… Cả ốc biển và trái tim đều là ngôn ngữ của điều
mà nó được bao bọc – đó chính là tình yêu, ốc là ngôn ngữ của biển cả, trái tim
là ngôn ngữ của con người.”
11 bài hát để dạy trẻ hát và cho trẻ nghe hát: Bé yêu Biển lắm! Ba em là
bộ đội Hải quân, Nơi đảo xa, Gần lắm Trường Sa, Thân thương Trường Sa, Bố
em là lình biển, Nhớ ba ở đảo xa, Gần lắm Trường sa ơi; Buâng khuâng Trường
sa; biển đảo quê em, biển đảo Trường sa…
Ví dụ: Dạy trẻ hát bài: Ba em là bộ đội Hải quân
“Con đi học với mẹ, ba giữ trời đảo xa, ở nhà con cũng ngoan, cả nhà thương ba
lắm, mẹ bảo ba đen cháy, vì nắng gió Trường Sa, nhớ ba con xúng xính, làm bộ
đội hải quân”.
*Kết quả: Qua các bài thơ, câu truyện, bài hát mà tôi sưu tầm được để giúp giáo
viên áp dụng vào dạy trẻ theo từng chủ đề tôi thấy trẻ các lớp rất hứng thú, say
mê, và thể hiện tình cảm, thái độ với nội dung câu các bài thơ, bài hát, câu
truyện đưa ra và giúp trẻ có tình yêu quê hương, yêu biển đảo tài nguyên biển
quí giá của mình hơn. Từ đó góp phần giúp trẻ phát triển toàn diện hơn về mặt
thể chất và tinh thần.
*Biện pháp 3: Giúp giáo viên xây dựng kế hoạch tích hợp các nội dung vào từng
chủ đề, hoạt động cụ thể:
Dựa vào tâm sinh lý trẻ giáo viên nên lựa chọn nội dung phù hợp, gần gũi với
trẻ.
Nội dung 1: Con người và môi trường tự nhiên – xã hội
* Môi trường sống:
– Nhận biết môi trường: phòng/nhóm/lớp học/gia đình, làng xóm.
– Phân biệt môi trường sạch – môi trường bẩn.
– Một số nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.
– Một số cách tránh tác hại môi trường ô nhiễm.
* Môi trường xã hội:
– Nhân biết môi trường xã hội: giao thông, nghề nghiệp.
– Một số nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.
– Một số cách tránh tác hại môi trường ô nhiễm.
* Quan tâm bảo vệ môi trường:
– Tiết kiệm trong sinh hoạt: tiết kiệm điện, nước, giữ gìn đồ dùng, đồ chơi…
– Tham gia vệ sinh môi trường: không vứt rác bừa bãi, tham gia vệ sinh, lau
chùi, sắp xếp đồ dùng đồ chơi…
– Yêu quý thiên nhiên: không bẻ cây, không bắt động vật, biết chăm sóc cây cối
và con vật, không nói to nơi công cộng…
Nội dung này có thể tích hợp vào các chủ đề: Trường mầm non, tiểu học, gia
đình, bản thân, giao thông, nghề nghiệp.
Nội dung 2: Con người với động vật thực vật
– Mối quan hệ động vật, thực vật với môi trường, đối với con người (ích lợi đối
với môi trường sinh thái: trong tự nhiên không có động vật, thực vật chỉ có lợi
hoặc có hại, tất cả đều cần thiết cho thiên nhiên)
– Chăm sóc, bảo vệ cây cối và các con vật.
Nội dung này có thể tích hợp vào các chủ đề: Thế giới động vật, thực vật.
Nội dung 3: Con người với thiên nhiên
– Gió: ích lợi, tác hại của gió, biện pháp tránh gió.
– Nắng và mặt trời: ích lợi và tác hại của nắng, các biện pháp tránh nắng.
– Mưa: nhận biết và đoán được trời sắp mưa, ích lợi và tác hại của mưa, biện
pháp tránh mưa.
– Bão, lũ: Hiện tượng, nguyên nhân, tác hại của bão, lũ.
Nội dung này có thể tích hợp vào các chủ đề: Nước, mùa hè và các hiện tượng
tự nhiên.
Nội dung 4: Con người và tài nguyên (đất, nước, danh lam thắng cảnh)
– Tác dụng của đất, nguyên nhân gây ô nhiễm, biện pháp bảo vệ.
– Các nguồn nước, ích lợi của nước, nguyên nhân gây ô nhiễm, biện pháp bảo
vệ.
– Danh lam thắng cảnh, giữ gìn, bảo vệ danh lam thắng cảnh.
Nội dung này có thể tích hợp vào các chủ đề: Quê hương đất nước, Bác Hồ.
* Biện pháp 4: Chỉ đạo giáo viên lồng ghép các trò chơi học tập để giáo dục bảo
vệ tài nguyên và môi trường biển, hải đảo:
Giáo dục bảo vệ môi trường tài nguyên biển, hải đảo cho trẻ mẫu giáo 5
tuổi thông qua trò chơi học tập là tổ hợp những cách thức tổ chức trò chơi học
tập nhằm hình thành ở trẻ những hiểu biết sơ đẳng về môi trường tài nguyên
biển, hải đảo, quan tâm đến các vấn đề đó được thể hiện qua kiến thức, thái độ,
kỹ năng, hành vi và trách nhiệm của trẻ đối với môi trường tài nguyên biển, hải
đảo. Vì vậy, tôi đã chỉ đạo giáo viên thực hiện biện pháp này thông qua các
bước như:
– Lựa chọn trò chơi học tập phù hợp nội dung GDMT.
– Xây dựng môi trường phù hợp nội dung GDMT.
– Tạo tình huống có vấn đề trong trò chơi học tập.
– Sử dụng bài hát, bài thơ, câu đố phù hợp nội dung GDMT trong quá trình chơi
trò chơi học tập.
– Tổ chức linh hoạt nhóm chơi phù hợp trong quá trình chơi trò chơi học tập để
giáo dục môi trường..
– Đánh giá kết quả chơi trò chơi học tập theo mục tiêu giáo dục môi trường bằng
cách cho trẻ đối sánh tranh vẽ, hình ảnh để nhận biết hành vi đúng – sai; cho trẻ
giải thích hành động trong tranh hay trả lời các câu hỏi nhỏ về môi trường biển,
hải đảo….
Trong khi trò chuyện với trẻ, giáo viên đưa ra các tình huống giả định: Điều gì
sẽ xảy ra nếu môi trường biển, đảo bị ô nhiễm ngày càng nặng? Khi ra biển chơi
thấy có nhiều rác ở đó con sẽ làm gì? Nếu thấy một bạn nhỏ đang vứt rác ra
biển, con sẽ nói gì với bạn.
Trên cơ sở câu trả lời của trẻ, giáo viên trò chuyện giải thích để trẻ hiểu tại sao
cần tham gia bảo vệ tài nguyên môi trường biển, hải đảo.Chẳng hạn như: “Vì
như vậy biển, hải đảo sẽ sạch, đẹp không bị ô nhiễm, con người có thể đi đến
nhiều các khu du lịch để tham quan, nghỉ ngơi, tắm mát mà không sợ bị bẩn, các
loại động thực vật trên biển sẽ không bị chết mà sinh sôi, phát triển cung cấp
nhiều thức ăn dưỡng chất và nguyên liệu làm thuốc chữa bệnh cho con
người”Trò chơi được xem là kỹ năng, là nhu cầu không thể thiếu trong các sinh
hoạt và hoạt động tập thể với trẻ mầm non hiện nay.
Ví dụ: Trò chơi “Tinh mắt, nhanh tay”.
Mục đích là giúp trẻ nhận biết được tên gọi, vị trí địa lý của một số bãi biển, đảo
ở một số tỉnh, thành. Với trò chơi này, tôi chỉ đạo các giáo viên chuẩn bị 2 bản
đồ Việt Nam; 10 chiếc vòng thể dục hoặc chạy tiếp sức; một số mảnh giấy màu
xanh nước biển (tượng trưng cho biển), màu nâu (tượng trưng cho đảo, quần
đảo), hồ dán; đàn, nhạc …
Cách chơi: Cho đội chơi đứng trước những chiếc vòng đã được xếp nối tiếp
nhau trước bản đồ. Cô giáo bật nhạc, trẻ bắt đầu chơi. Từng trẻ ở hai đội lần lượt
bật nhảy liên tiếp qua 5 chiếc vòng, nên chọn những mảnh giấy màu xanh nước
biển dán vào vị trí tỉnh có biển. mảnh giấy màu nâu vào vị trí tỉnh có đảo hoặc
quần đảo. Dán xong để trẻ về vị trí để các bạn khác trong đội tiếp tục lên chơi.
Hết bản nhạc cả hai đội đều dừng lại. Sau đó, cô và trẻ cũng kiểm tra kết quả
bằng cách: Cô chỉ vào tỉnh/thành phố trẻ dán trên bản đồ, trẻ nói được tên biển
hoặc tên đảo/quần đảo của tỉnh đó. Ví dụ: Cô chỉ vào thành phố Đà Nẵng, trẻ
đọc Đà Nẵng có bãi biển Đà Nẵng và quần đảo Hoàng Sa.
Hình ảnh bản đồ
* Biện pháp 5: Chỉ đạo giáo viên lồng ghép nội dung giáo dục tài nguyên môi
trường biển và hải đảo thông qua ngày hội, ngày lễ:
Đầu năm học nhà trường đã triển khai nội dung giáo dục tài nguyên môi trường
biển và hải đảo đến từng giáo viên. Hơn nữa nhà trường đã vẽ tranh, các lớp
trang trí khung cảnh sư phạm mang nội dung giáo dục tài nguyên môi trường
biển và hải đảo, điều đó giúp trẻ dẽ dàng tiếp cận hơn. Trong những ngày hội
ngày lễ chúng tôi thường cho trẻ đóng kịch, hát múa có nội dung giáo dục bảo
vệ môi trường. Trẻ rất hứng thú khi được hòa mình vào những nhân vật. Các
ngày lễ, hội là dịp để giáo dục trẻ thông qua các hoạt động tập thể. Ví như: Ngày
bảo vệ môi trường; Ngày thế giới chống lại biến đổi khí hậu toàn cầu; Ngày hội
bảo vệ môi trường và tài nguyên biển, hải đảo…
Ví dụ: Tổ chức ngày hội bảo vệ môi trường và tài nguyên biển, hải đảo.
Giáo viên các lớp cho các cháu sinh hoạt vui múa hát tập thể, đọc thơ, kể chuyện
về tài nguyên biển đảo, hoăc tổ chức đêm hội diễn văn nghệ” Mừng Đảng, mừng
xuân”giáo viên đã cho trẻ biểu diễn những bài có nội dung về tài nguyên môi
trường biển, hải đảo như các bài: Mùa xuân trên đảo, đảo xa v.v…
Tạo điều kiện để cho trẻ tham gia vào các chương trình học ngoại khóa như:
Tham quan môi trường, triển lãm ảnh về biển đảo, tổ chức cho trẻ tự vẽ về các
chú hải quân, về biển, đảo, sóng, gió…hoặc là cho trẻ tìm hiểu về thiên nhiên,
động vật. Từ đó, trẻ có thể học được rất nhiều điều khi mà trong chương trình
chính khóa không thể đưa vào giảng dạy.
* Biện pháp 6: Phối hợp với phụ huynh để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường,
tài nguyên biển, hải đảo.
Ở lứa tuổi mầm non, trẻ học bằng phương pháp soi gương nên người lớn luôn
luôn là tấm gương sáng cho trẻ noi theo.Tuyên truyền, vận động phụ huynh về
tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường, việc bảo vệ tài nguyên, môi trường
biển và hải đảo trong cuộc sống hàng ngày; nhắc nhở phụ huynh cùng tham gia
thực hiện bằng khẩu hiệu “Hãy phủ xanh ngôi nhà của chúng ta” bằng biện pháp
trao đổi trực tiếp, trao đổi qua bảng tuyên truyền của lớp, chương trình phát
thanh măng non.
Tôi cùng giáo viên phát động phong trào thu gom phế liệu sau dịp Tết Nguyên
Đán để làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ. Phụ huynh học sinh cũng rất ủng hộ, cô và
trò cùng làm được nhiều đồ dùng, đồ chơi bổ sung vào các góc. Tôi nghĩ đó là
con đường ngắn nhất để giáo dục trẻ bảo vệ môi trường.
KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
Qua thời gian nghiên cứu và thực hiện đề tài: Một số biện pháp chỉ đạo giáo
viên lồng ghép tích hợp giáo dục bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, hải đảo
quê hương cho trẻ 5 tuổi với 84 cháu trường MN Đại Cường,chúng tôi đã thu
được những kết quả khả quan. So với khảo sát ban đầu, tất cả các nội dung khảo
sát đã có sự thay đổi tích cực. Trẻ đã có những nhận thức về vấn đề bảo vệ môi
trường nói chung và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển và hải đảo nói riêng.
TT Nội dung tiêu chí khảo sát
Thời gian Đạt
Chưa đạt
Số
Số
Tỷ
Tỷ lệ %
lượng
lượng %
1
2
3
4
5
6
Biết chăm sóc và bảo vệ cây
Đầu năm 50
60%
34
40%
Cuối năm 76
90%
8
10%
Biết giữ gìn trật tự vệ sinh công Đầu năm 50
cộng, vệ sinh trường lớp.
Cuối năm 74
60%
34
40%
88%
10
12%
Biết cất dọn đồ dùng, dồ chơi Đầu năm 74
đúng nơi quy định
Cuối năm 82
88%
10
12%
97%
2
3%
Không vứt rác ra đường, biết gom Đầu năm 70
rác vào thùng rác
Cuối năm 80
83%
14
17%
95%
4
5%
Phân biệt được những hành động Đầu năm 44
đúng- sai đối với môi trường biển Cuối năm 74
52%
40
48%
88%
10
12%
Đầu năm 40
48%
44
52%
Cuối năm 74
88%
10
12%
24%
16
76%
Biết tiết kiệm nước khi sử dụng
GIÁO VIÊN:
1
Biết tên 1 số bãi biển, đảo nổi
Đầu năm 5
tiếng của nước ta.
lệ
Cuối năm 20
2
Biết tích hợp nội dung giáo dục
bảo vệ môi trường tài nguyên
Đầu năm 10
biển, hải đảo phù hợp, lo gich vào
các hoạt động.
Cuối năm 20
95%
1
5%
47,6% 11
52.4%
95%
5%
1
Như vậy, qua bảng đối chứng cho thấy kết quả của học sinh và giáo viên cuối
năm so với đầu năm chuyển biến rõ rệt.
Các biện pháp thực hiện đã khích lệ được trí tưởng tượng, sự tò mò của trẻ, trẻ
có hứng thú học, tiếp thu kiến thức nhanh. Trẻ rất thích tham gia làm đồ dùng đồ
chơi từ các nguyên liệu, yêu lao động, thích tạo ra cái đẹp. Trẻ có ý thức bảo vệ
môi trường, tiết kiệm năng lượng. Và trẻ bước đầu có khái niệm về tài nguyên,
môi trường biển và hải đảo của nước ta.
Về bản thân giáo viên cũng đã có những kiến thức sâu hơn trong công tác tích
hợp các nội dung giảng dạy và nâng cao nghiệp vụ chuyên môn.Lồng ghép các
bài thơ, bài hát, câu chuyện, trò chơi học tập để giáo dục bảo vệ tài nguyên và
môi trường biển, hải đảo, Xây dựng kế hoạch tích hợp các nội dung vào từng
chủ đề, hoạt động phù hợp, lô gich.
KẾT LUẬN:
Từ những việc làm cụ thể và những kết quả đã đạt được tôi thấy rằng để làm tốt
công tác giáo dục và bảo vệ môi trường biển và hải đảo trong trường mầm non
giáo viên không những phải nắm chắc nội dung giáo dục bảo vệ môi trường, cần
phải biết vận dụng các phương pháp giáo dục một cách linh hoạt và thực hiện
nghiêm túc, giáo dục trẻ một cách thường xuyên, tạo cơ hội để trẻ được tham gia
các hoạt động bảo vệ môi trường. Điều quan trọng, giáo viên phải luôn gương
mẫu cho trẻ làm theo, luôn có ý thức hướng dẫn và nhắc nhở trẻ kiên trì thực
hiện những việc làm hàng ngày có ý nghĩa bảo vệ môi trường.
Là một người quản lý chuyên môn tôi nhận ra một điều thật quan trọng trong
công việc của mình là cần phải giáo dục cho trẻ ngay từ bậc học mầm non ý
thức bảo vệ môi trường, đặc biệt là bảo vệ môi trường biển và hải đảo. Điều này
vô cùng quan trọng trong đời sống của trẻ sau này, đó là nền móng cho sự hiểu
biết về đất nước, bảo vệ và phát triển bền vững biển và hải đảo Việt Nam.
VIII. ĐỀ NGHỊ:
* Trên dây là đề tài sáng kiến kinh nghiệm của tôi. Bên cạnh những việc làm
được còn một số việc chưa làm được. Kính đề nghị Ban giám hiệu Trường Mầm
non Đại Cường giúp đỡ để tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ./.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Đại Cường, ngày 26 tháng 02 năm 2016
Người thực hiện
Nguyễn Thị Hương
IX: TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên chu kỳ III( 2014- 2017)
Tài liệu bồi dưỡng hè cho cán bộ quản lý và giáo viên mầm non
( 2012-2013, 2013-2014; 2014-2015; 2015-2016 )
Tài liệu tham khảo sách bảo vệ tài nguyên môi trường biển, hải đảo.