Tải bản đầy đủ (.docx) (65 trang)

Tìm hiểu thực trạng hệ sinh thái rừng tre nứa tại Việt Nam và giải pháp quản lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 65 trang )

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


LỜI CẢM ƠN
Với lòng biết ơn sâu sắc, nhóm xin chân thành cảm ơn Thầy – Th.s Bùi Đăng Hưng –
Giảng viên trường Đại Học Công Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh đã tận tình hướng dẫn
và tạo mọi điều kiện giúp đỡ nhóm trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành đề tài này!
Qua đây, nhóm cũng xin gửi lời cảm ơn đến tất cả Giảng Viên đã giảng dạy trong suốt quá
trình nhóm học tập tại Trường Đại Học Công Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh nói riêng và
Thầy Cô công tác tại Viện Khoa Học Công Nghệ & Quản Lý Môi Trường - Trường Đại
học Công Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh nói chung!
Đồng thời, nhóm xin gửi lời cảm ơn chân thành đến bạn bè, gia đình đã luôn động viên và
tạo điều kiện giúp đỡ nhóm trong suốt quá trình học tập và làm đồ án cơ sở ngành!
Việc thực hiện đồ án cơ sở ngành là bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học,
do thời gian và kiến thức còn đang trong quá trình trau dồi nên không thể tránh khỏi những
thiếu sót, rất mong được các Thầy Cô góp ý để đồ án của nhóm được hoàn thiện hơn!
Nhóm xin chân thành cảm ơn!

3


TÓM TẮT
Nhằm đánh giá thực trạng hệ sinh thái rừng tre nứa tại Việt Nam, đồ án “Tìm hiểu thực
trạng hệ sinh thái rừng tre nứa tại Việt Nam và giải pháp quản lý” đã sử dụng phương
pháp nghiên cứu, tổng hợp và phân tích tài liệu, từ đó đề ra các giải pháp quản lý có tính
ứng dụng thực tiễn cao. Kết quả nghiên cứu cho thấy, ở Việt Nam có 194 loài tre nứa,


thuộc 26 chi có 2 nhóm thân mọc cụm và mọc tản với các đặc tính thích nghi, sinh trưởng
khác nhau. Trong đó có một số loài chủ yếu như: lồ ô (Bambusa balcoa), tre mỡ
(Bambusa vulgaris), lục trúc (Bambusa oldhamii), nứa (Schizostchyum)… phân bố tại các
khu vực có sự đa dạng hệ động – thực vật như: Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ, Đông Bắc,
Đông Nam Bộ và Tây Bắc,… Tuy nhiên, diện tích rừng tre nứa hiện nay ở nước ta đang
bị thu hẹp bởi việc khai thác, sử dụng chưa hợp lý và công tác quản lý của các cơ quan tổ
chức chưa đạt hiệu quả cao.

4


MỤC LỤC

DANH SÁCH BẢNG BIỂU

5


Bảng 3.1. Diện tích rừng Tre và các chi Tre chủ yếu ở các vùng
Bảng 3.2. Các tỉnh có diện tích tre nứa chủ yếu
Bảng 3.3. Biến động diện tích và trữ lượng rừng tre

6


DANH SÁCH HÌNH ẢNH

7



CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Tre nứa bao gồm các loài thuộc phân họ Tre (Bambusoideae), họ Hoà Thảo
(Poaceae). Việt Nam hiện nay có 1,4 triệu ha rừng tre nứa (cả thuần loại và hỗn giao) đứng
thứ 4 trên thế giới sau Trung Quốc, Ấn Độ và Mianma về diện tích. Từ đó có thể thấy tài
nguyên tre nứa giữ vị trí rất quan trọng trong tài nguyên rừng nước ta. Rừng tre là một loại
rừng quan trọng trong khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới. Do tính chất và sự phát triển
những thói quen sinh học của nó, tre không chỉ là một sự đầu tư kinh tế lý tưởng mà có thể
được sử dụng trong nhiều cách khác nhau, có tiềm năng rất lớn để giảm bớt nhiều vấn đề
về môi trường đối với thế giới ngày nay.
Việt Nam là nơi có nhiều loài tre nứa mọc tự nhiên, nguồn tài nguyên này đã và
đang trở thành nguồn thu nhập chính của người dân địa phương. Tuy nhiên, hiện nay
nguồn tài nguyên này đang ngày một suy giảm cả về số lượng và chất lượng, đó là do sự
am hiểu về hệ sinh thái rừng tre nứa chưa đạt mức hoàn thiện và công tác quản lý bảo vệ
dù đã được chú trọng nhưng vẫn còn những bất cập. Mặt khác, kỹ thuật trồng, khai thác,
sử dụng nguồn tài nguyên này chưa được chú ý nhiều và đặc biệt là nhận thức của người
dân chưa thấy rõ giá trị của nguồn tài nguyên này cả về mặt kinh tế, xã hội và môi trường.
Xuất phát từ thực tế nêu trên, với mong muốn có được cái nhìn khái quát, tích lũy kiến
thức sâu rộng hơn về hệ sinh thái rừng tre nứa tại Việt Nam, đồng thời đề xuất ra những
giải pháp nhằm duy trì, bảo vệ và phát triển bền vững hệ sinh thái rừng tre nứa, đề tài
“Tìm hiểu thực trạng hệ sinh thái rừng tre nứa tại Việt Nam và giải pháp quản lý” đã
được thực hiện.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng hệ sinh thái rừng tre nứa ở Việt Nam và đề xuất các biện pháp
quản lý.

1.3 Đối tượng nghiên cứu
8



Hệ sinh thái rừng tre nứa ở Việt Nam.

1.4 Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: Các khu vực phân bố tre nứa ở Việt Nam.
- Thời gian: Từ tháng 01/2016 đến 03/2016
- Nội dung: Đề tài nghiên cứu đánh giá thực trạng hệ sinh thái rừng tre nứa ở Việt

Nam, từ đó đề ra các giải pháp quản lý, không đi sâu nghiên cứu các hệ sinh thái
khác.

1.5 Nội dung nghiên cứu
Đề tài đặt ra các nội dung nghiên cứu sau:
1)
Tổng quan khu vực và điều kiện phân bố của hệ sinh thái rừng tre nứa ở Việt
Nam.
2)
3)
4)

Nghiên cứu thành phần, đặc điểm của hệ sinh thái rừng tre nứa Việt Nam.
Đánh giá tình hình khai thác và công tác quản lý rừng tre nứa tại Việt Nam.
Đề xuất biện pháp quản lý hệ sinh thái rừng tre nứa ở Việt Nam.

1.6 Phương pháp nghiên cứu
-

Phương pháp nghiên cứu tài liệu: là phương pháp tham khảo, thu thập các nguồn tài liệu
từ luận cứ khoa học, luận văn, đồ án, tài liệu chuyên ngành môi trường và các tài liệu
ngoài ngành để tìm hiểu thực trạng và đánh giá công tác quản lý hệ sinh thái rừng tre


-

nứa tại Việt Nam.
Phương pháp phân tích, đánh giá: sử dụng để tổng hợp, phân tích và đánh giá một cách
hệ thống các thông tin về số liệu cơ bản đã thu thập được.

1.7 Ý nghĩa của đề tài
1.7.1 Ý nghĩa khoa học
Đề tài thu thập các thông tin, số liệu từ những nguồn tài liệu đáng tin cậy, bằng các
phương pháp thực hiện phù hợp từ đó đảm bảo tính khoa học của đề tài.
1.7.2 Ý nghĩa thực tiễn
-

Từ những hiện trạng về hệ sinh thái và đánh giá công tác quản lý, đồ án đã

đề ra những phương án phục vụ công tác quản lý.
Đề tài là cơ sở khoa học cho việc định hướng khai thác, sử dụng và bảo vệ
nguồn tài nguyên tre nứa.
Nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ, phát triển rừng.
9


1.8 Cấu trúc đồ án
Đồ án “Tìm hiểu thực trạng hệ sinh thái rừng tre nứa tại Việt Nam và giải pháp
quản lý” gồm 4 chương được thể hiện rõ theo cấu trúc sau:
Chương 1: MỞ ĐẦU
Nêu lên tính cấp thiết, mục tiêu, đối tượng, phạm vi, nội dung, phương pháp, ý
nghĩa và cấu trúc của đồ án.
Chương 2: TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Cung cấp các khái niệm, giải thích thuật ngữ về hệ sinh thái, diễn thế sinh thái,
thành phần của hệ sinh thái, các văn bản luật phục vụ công tác quản lý,…
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Kết quả nghiên cứu đã làm rõ về sự phân bố, thành phần, đặc điểm hệ sinh thái
rừng tre nứa ở Việt Nam. Đồng thời, đánh giá tình hình khai thác và công tác
quản lý. Qua đó, đồ án đề xuất một số giải pháp quản lý hệ sinh thái rừng tre
nứa.
Chương 4: KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ

10


CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Một số khái niệm cơ bản
(1) Đa dạng sinh học là một khái niệm nói lên sự đa dạng và phong phú về nguồn
gen, loài sinh vật trong hệ sinh thái và trong tự nhiên.
(2) Theo Odum (1956) diễn thế là quá trình phát triển theo thứ bậc của các quần thể
liên quan tới những biến đổi về cấu trúc của các loài và của các quá trình tiến triển trong
quần thể theo thời gian. Mọi quy trình diễn thế đều có liên hệ với biến chuyển cơ bản
của dòng năng lượng nhằm duy trì một hệ thống ổn định.
Có 2 kiểu diễn thế:


Diễn thế nguyên sinh



Diễn thế thứ sinh

(3) Năm 1935, nhà sinh thái học người Anh, A. Tansley đề xuất khái niệm hệ sinh

thái (ecosystem): “sinh vật và thế giới vô sinh (không sống) ở xung quanh có quan hệ
khắng khít với nhau và thường xuyên có tác động qua lại”.
Hệ sinh thái là một hệ thống tác động qua lại giữa thực vật, động vật và con người
với môi trường vật lý bao chung quanh chúng thể hiện qua dòng năng lượng từ đó tạo
nên chu trình vật chất.
Thuật ngữ hệ sinh thái có thể áp dụng cho những quy mô khác nhau như hệ sinh
thái nhỏ (gốc một cây gỗ), hệ sinh thái tương đối nhỏ (một cái ao), hệ sinh thái vừa (một
khu rừng), hệ sinh thái lớn (đại dương), hệ sinh thái khổng lồ (Trái Đất). Hệ sinh thái
không nhất thiết phải là một khu vực rộng lớn, nhưng phải có quần xã sinh sống.
Để khảo sát một hệ sinh thái cần xem hai mặt: cấu trúc của hệ sinh thái (các vấn đề
về số loài, số lượng các nhóm sinh vật và các đặc tính của môi trường); chức năng của
hệ sinh thái (các vấn đề liên quan đến tốc độ của quá trình chuyển hóa năng lượng và
trao đổi chất).
11


Một số hệ sinh thái điển hình được cấu trúc bởi các thành phần cơ bản sau:
• Các chất hữu cơ
• Các chất vô cơ
• Sinh vật sản xuất
• Sinh vật tiêu thụ
• Sinh vật phân giải
(4) Rừng là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng, vi sinh
vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó cây gỗ, tre nứa hoặc hệ thực
vật đặc trưng là thành phần chính có độ che phủ của tán rừng từ 0,1m trở lên. [1]
(5) Hệ sinh thái rừng là một hệ sinh thái mà thành phần nghiên cứu chủ yếu là sinh
vật rừng (các loài cây gỗ, cây bụi, thảm tươi, hệ động - thực vật và vi sinh vật rừng) và
môi trường vật lý của chúng (đất, khí hậu...). Nội dung nghiên cứu hệ sinh thái rừng bao
gồm cả cá thể, quần thể, quần xã và hệ sinh thái, về mối quan hệ và ảnh hưởng giữa các
loại cây rừng với các vi sinh vật trong quần xã đó, cũng như mối liên hệ giữa các sinh

vật với môi trường xung quanh chúng.
Các kiểu hệ sinh thái rừng chủ yếu ở Việt Nam: [2]
• Hệ sinh thái rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới;
• Hệ sinh thái rừng kín nửa rụng lá ẩm nhiệt đới;
• Hệ sinh thái rừng lá rộng thường xanh trên núi đá vôi;
• Hệ sinh thái rừng lá kim tự nhiên;
• Hệ sinh thái rừng thưa cây họ dầu;
• Hệ sinh thái rừng ngập mặn;
• Hệ sinh thái rừng tràm;
• Hệ sinh thái rừng tre nứa.
12


(6) Cấu trúc rừng là quy luật sắp xếp tổ hợp của các thành phần cấu tạo nên quần
thể thực vật rừng theo không gian và thời gian.
Cấu trúc tổ thành: tổ thành là nhân tố diễn tả số loài tham gia và số cá thể của
từng loài trong thành phần cây gỗ của rừng. Hiểu một cách khác, tổ thành cho biết sự
tổ hợp và mức độ tham gia của các loài cây khác nhau trên cùng đơn vị thể tích. Trong
một khu rừng nếu một loài cây nào đó chiếm trên 95% thì rừng đó được coi là rừng
thuần loài, còn rừng có từ hai loài cây trở lên với tỷ lệ xấp xỉ nhau thì là rừng hỗn loài.
Tổ thành của các khu rừng nhiệt đới thường phong phú về các loài hơn là tổ thành các
loài cây của rừng ôn đới.
Cấu trúc tầng thứ: sự phân bố theo không gian của tầng cây gỗ theo chiều
thẳng đứng, phụ thuộc vào đặc tính sinh thái học, nhu cầu ánh sáng của các loài tham
gia tổ thành. Cấu trúc tầng thứ của các hệ sinh thái rừng nhiệt đới thước nhiều tầng thứ
hơn các hệ sinh thái rừng ôn đới.
Một số cách phân chia tầng tán:


Tầng vượt tán: các loài cây vươn cao trội hẳn lên, không có tính liên




tục.
Tầng tán chính (tầng ưu thế sinh thái): cấu tạo nên tầng rừng chính, có

tính liên tục.
• Tầng dưới tán: gồm những cây tái sinh và những cây gỗ ưa bóng.
• Tầng thảm tươi: chủ yếu là các loài thảm tươi.
• Thực vật ngoại tầng: chủ yếu là các loài thân dây leo.
Cấu trúc tuổi: cấu trúc về mặt thời gian, trạng thái tuổi tác của các loài cây
tham gia hệ sinh thái rừng, sự phân bố này có mối liên quan chặt chẽ với cấu trúc về
mặt không gian. Trong nghiên cứu và kinh doanh rừng người ta thường phân tuổi lâm
phần thành các cấp tuổi. Thường thì mỗi cấp tuổi có thời gian là 5 năm, nhiều khi là
các mức 10, 15, hoặc 20 năm tùy theo đối tượng và mục đích.
Cấu trúc mật độ: cấu trúc mật độ phản ánh số cây trên một đơn vị diện tích.
Phản ảnh mức độ tác động giữa các cá thể trong lâm phần. Mật độ ảnh hưởng đến tiểu
hoàn cảnh rừng, khả năng sản xuất của rừng. Theo thời gian, cấp tuổi của rừng thì mật

13


độ luôn thay đổi. Đây chính là cơ sở của việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh
trong kinh doanh rừng.
Một số chỉ tiêu cấu trúc khác:


Độ tàn che: là mức độ che phủ của tán cây. Người ta thường phân chia




theo các mức từ: 0.1; 0.2; ... 0.9; 1.
Độ che phủ: là tỷ lệ diện tích rừng trên một đơn vị diện tích hay lãnh

thổ. Ví dụ độ che phủ của rừng ở Việt Nam năm 2005 là 35,5%.
• Mức độ khép tán: mức độ này thể hiện sự giao tán giữa các cá thể.
• Phân bố mật độ theo đường kính: biểu đồ và hàm toán học phân bố mật
độ cây rừng theo chỉ tiêu đường kính.
• Phân bố mật độ theo chiều cao: tương tự như với đường kính chỉ khác là
căn cứ theo chiều cao.

2.2 Tổng quan hệ sinh thái rừng tre nứa trên thế giới
Hiện nay, trên thế giới có trên 14 triệu ha rừng tre nứa phân bố từ vùng xích đạo
qua vùng nhiệt đới đến vùng hàn và ôn đới, nghĩa là từ 51 0 vĩ Bắc đến 470 vĩ Nam đều
có tre sinh trưởng. Trong đó, tre mọc cụm chiếm 3/5 và tre mọc tản chiếm 2/5 diện
tích. Nước nhiều tre nhất là Trung Quốc, với khoảng 50 chi và 500 loài và diện tích 7
triệu ha rừng tre. Tiếp đó là các nước Ấn Độ, các nước Nam và Đông Nam Á, trong đó
có Việt Nam. [3]
Tre là một nhóm thực vật thân xanh nên thân gỗ, thuộc Bộ Hòa thảo, Phân họ Tre,
Tông Tre (Bambuseae), một số loài của nhóm này rất lớn, và được coi là lớn nhất trong
Bộ Hòa thảo. Phân họ tre có đặc trưng là có 3 đầu nhụy và có hình dạng giống cây thân
gỗ nhất.Tuy nhiên, hiện tồn tại nhiều sự không chắc chắn ở mọi cấp độ phân loại cụ thể
trong phạm vi phân họ Bambusoideae, và các kiểu dữ liệu khác nhau (hình thái hoa,
cấu trúc sinh dưỡng, giải phẫu và di truyền) thường tạo ra kết quả hỗ trợ cho các kiểu
mối quan hệ khác nhau. Phân họ Bambusoideae nói chung bao gồm nhóm các chi
"phần lõi" khác biệt, các dạng tre thân gỗ (nhóm Bambuseae) và đồng minh là nhóm
các chi dạng thân thảo của Bambusoideae.
14



Tre nứa là một tài nguyên lâm sản rất có giá trị. Tre với khoảng 1300 loài thuộc 70
chi phân bố trên toàn thế giới. Tre phát triển chủ yếu ở các vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới
và một số ít phát triển ở vùng ôn đới khu vực Đông Nam Châu Á bao gồm: Đông Nam
và Tây Nam Trung Quốc, Đông Dương, Lục địa Ấn Độ là nơi tập trung tre lớn nhất thế
giới với diện tích lên tới 90% tổng diện tích rừng tre trên thế giới, khoảng 80% loài tre
thế giới. Trung Quốc, Ấn Độ được đánh giá là những nước tốt nhất cho sản xuất và phát
triển nguồn tài nguyên tre. Sự phân bố tre trên thế giới, căn cứ vào sự phân bố về mặt
địa lí của tre, thì sự phân bố tre trên thế giới được chia thành 3 khu vực gồm: Châu Á –
Thái Bình Dương, Châu Mỹ và Châu Phi.
Tre khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, đây là khu vực phân bố tre lớn nhất thế
giới từ 420 Nam tới 510 Bắc, phía Đông kéo dài ra biển Thái Bình Dương, còn phía Tây
thì kéo dài ra Tây Nam của Ấn Độ Dương phân bố khoảng 50 chi và 900 loài tre, chiếm
80% diện tích rừng tre nứa trên toàn thế giới. [4]
Tre khu vực Châu Mỹ, từ 470 Nam thuộc miền Nam Argentina tới 400 Bắc thuộc
Đông nước Mỹ, có khoảng 270 loài. [4]
Tre khu vực Châu Phi, khu vực này chiếm tỉ lệ nhỏ về tre, từ 22 0 Nam thuộc miền
Nam nước Mozambique tới 160 Bắc thuộc miền Đông nước Sudan, có khoảng 13 chi và
40 loài. Khu lục địa Châu Phi có một số loài tre bản địa và Đông Phi có 11 chi và 40
loài. [4]
Về mặt phân loại, cho đến nay việc phân loại tre vẫn chưa thực sự chính xác,
nguyên nhân là do tính đa dạng về loài, cũng như đặc tính ra hoa không thường
xuyên của nhiều loài tre. Năm 1868, Munro lần đầu tiên đã đưa ra hệ thống phân loại tre
với 120 loài thuộc 21 chi, chúng được chia làm 3 nhóm. Cơ sở của hệ thống phân loại
này là số lượng nhị hoa và cấu trúc quả. Late Bentham (1883) đưa cơ sở vào hệ thống
phân loại của Munro và bổ sung thêm một số tiêu chuẩn khác như: cấu trúc bông hoa,
cụm hoa cũng như kiểu phát sinh hoa, để xây dựng bảng phân loại tre của mình với 4
nhóm phụ là: Arundinarieae, Bambuseae, Dendrocalameae và Melocanneae. Đây là hệ
15



thống phân loại tre phổ thông nhất và đặt nền móng cho các bước phát triển hoàn thiện
việc phân loại tre sau này. Bước sang thế kỷ 20, Holttum (1946,1956) đã mở rộng và
xây dựng hệ thống phân loại tre, dựa trên cơ sở chủ yếu là cấu trúc bầu nhụy, ông đã
chia các chi thành 4 nhóm: Schizostachyum, Oxytenanthera, Bambusa –
Dendrocalamus và Arundinaria. Năm 1986, Clayton và Renvoize đã đưa ra bảng phân
loại với 49 chi của Bambusoideae và được chia ra 3 nhóm phụ là: Arundinarinae Benth,
Bambussinae Presl và Melocanninae Reichenb. Cơ sở của hệ thống phân loại này là dựa
trên các đề nghị của Holttum (1956), mà tiêu chuẩn căn bản là cấu trúc của bầu nhụy và
các phần phụ của nó. [5]
Năm 1987, Soderstrom và Ellis đã đề nghị một hệ thống phân loại, dựa trên cơ sở
các đặc điểm về cấu tạo giải phẫu lá, cấu trúc bông hoa, kiểu hoa và quả. Hai ông đã
đưa ra 54 chi tre được sắp xếp trong 9 nhóm phụ và 5 chi chưa xác định chính xác. Theo
Huberman (1959), tre là một quần hợp sống thành cụm ở rừng ẩm thường xanh, rừng
ẩm và rừng khô rụng lá. Nhưng thực tế các loài tre có tầm quan trọng trong đời sống của
nhiều triệu dân địa phương. Ở nhiều vùng nhiệt đới của Châu Á mức độ quan trọng của
tre được xếp ngay sau gạo. Công dụng của tre rất đa dạng từ việc thỏa mãn nhu cầu thức
ăn cho con người, đến việc sử dụng trong xây dựng và sản xuất giấy… Theo Wang. K
và C. Hsueh. (1994) tóm lược các hiểu biết về sinh thái và môi trường sống của tre là
yêu cầu cơ bản để phát triển phương thức lâm sinh và khai thác bền vững nguồn tài
nguyên này. Thêm vào đó thông tin về sinh thái và quần thể cung cấp cơ sở cho những
cải thiện về lâm sinh. Tre có hai loại thân rễ chính là thuộc theo cụm hoặc mọc đơn.
Thân rễ là cấu trúc tự nhiên bền vững được sử dụng để phân loại tre. Tre nhiệt đới hầu
hết thuộc hệ thống cụm và tre ôn đới thường mọc đơn dựa vào tiêu chí này tác giả phân
rừng tre ở Yunnan Trung Quốc thành ba dạng rừng tre ôn đới, rừng tre á nhiệt đới và
nhiệt đới. [5]

16


CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1 Tổng quan sự phân bố của hệ sinh thái rừng tre nứa ở Việt Nam
3.1.1 Sự phân bố của rừng tre nứa
Tre nứa phân bố rộng khắp cả nước, tuy nhiên diện tích, trữ lượng và thành phần loài
có khác nhau giữa các vùng. Vùng có diện tích và trữ lượng nhiều là: Tây Nguyên, Bắc
Trung Bộ, Đông Bắc, Đông Nam Bộ và Tây Bắc. ( tham khảo Phụ lục C).

Hình 3.1: Sự phân bố tre nứa phân bố ở Việt Nam. [6]
Tre nứa mọc chủ yếu trong rừng ngập mặn ven biển, từ Quảng Ninh, Nghệ An, Hà
Tĩnh trở vào. Tập trung nhất ở các rừng ngập mặn thuộc các tỉnh ven biển vùng Đông và

17


Tây Nam Bộ, từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Cà Mau. Phân bố tre nứa theo các vùng
được thể hiện ở Hình 3.2, Bảng 3.1 và Bảng 3.2:
(Tham khảo Phụ lục C)
Bảng 3.1. Diện tích rừng Tre và các chi Tre chủ yếu ở các vùng [26]
Diện tích
Tổng số
(ha)
Vùng
Thuần loại
Tre-Gỗ
Đông Bắc
Tây Bắc
Đồng bằng Sông Hồng
Bắc Trung Bộ
Tây Nguyên
Duyên hải miền Trung
Đông Nam Bộ

Tổng cộng

Rừng tự nhiên Rừng trồng

322.889
108.386
91
323.149
334.113
30.036
370.404
1.498.06
8

176.449
57.218
80
172.999
210.343
27.519
144.613
789.221

132.745
42.503
0
99.110
123.770
2.517
225.686

626.331

Chi Tre chủ yếu

13.695
8.665
11
51.040
0
0
105
75.516

1,2,3,4,5,7,9
1,2,3,5,7
1,2
1,2,3,4,5,6,7,8,9
1,5,6,8
1,6,8
1,2,5,6,8,9

Ghi chú:
1. Bambusa
2.
Dendrocalamus
3. Indosasa

1. 4. Lingnania
2. 5. Neohouzeaua
3. 6.

Oxytenanthera

4. 7. Phyllostachys
5. 8.
Schizostachyum
6. 9. Sinocalamus.

Xếp theo thứ tự diện tích và trữ lượng thì đáng quan tâm nhất là vùng Tây Nguyên,
Bắc Trung Bộ, Đông Bắc, Đông Nam Bộ rồi đến Tây Bắc.
Bảng 3.2.Hình
Các 3.2.
tỉnh Biểu
có diện
chủbố
yếu
đồ tích
diệntre
tíchnứa
phân
tre[11]
nứa ở các vùng tại Việt Nam
Tổng cộng
rừng tre tự
STT

Tỉnh

nhiên (ha)

Thuần loài Hỗn giao gỗ + tre Tre trồng Tổng diện tích

(ha)

(ha)

(ha)

tre nứa (ha)

1

Thanh Hóa

139,126.86 87,947.39

51,179.47

69,458.60 208,585.46

2

Lâm Đồng

201,750.41 58,332.03

143,418.38

0.00

201,750.41
18



3

Kon Tum

126,443.60 80,318.40

46,125.20

0.00

126,443.60

4

Nghệ An

109,786.67 77,328.69

32,457.98

3,009.40

112,796.07

5

Tuyên Quang


110,952.00 24,782.70

86,169.30

1,533.80

112,485.80

6

Đăk Nông

77,916.68

37,812.12

40,104.56

0.00

77,916.68

7

Bình Phước

58,324.27

26,159.23


32,165.04

0.00

58,324.27

8

Lai Châu

56,472.20

26,068.90

30,403.30

638.20

57,110.40

9

Sơn La

53,481.15

42,544.27

10,936.88


1,686.39

55,167.54

10

Yên Bái

46,137.82

14,549.28

31,588.54

7,131.85

53,269.67

11

Bắc Kạn

40,158.03

7,917.56

32,240.47

1,036.13


41,194.16

12

Bình Thuận

38,429.00

2,940.00

35,489.00

0.00

38,429.00

13

Đồng Nai

30,679.80

7,681.40

22,998.40

31.30

30,711.10


14

Hà Giang

30,259.64

5,687.00

24,572.64

0.00

30,259.64

15

Lào Cai

27,735.37

19,134.82

8,600.55

0.00

27,735.37

16


Phú Thọ

24,060.90

20,475.00

3,585.90

58.00

24,118.90

17

Đắk Lắk

20,146.10

18,134.60

2,011.50

716.40

20,862.50

18

Ninh Thuận


18,551.70

1,381.20

17,170.50

0.00

18,551.70

19

Điện Biên

18,351.20

9,133.10

9,218.10

148.70

18,499.90

20

Quảng Ninh

16,612.59


7,923.93

8,688.66

4.60

16,617.19

21

Khánh Hòa

14,915.00

12,452.90

2,462.10

0.00

14,915.00

22

Hòa Bình

14,260.30

6,798.80


7,461.50

454.20

14,714.50

23

Lạng Sơn

11,216.45

10,110.35

1,106.10

177.70

11,394.15

3.1.2 Hình thức phân bố của tre nứa
-

Phân bố tre nứa theo khí hậu
• Tre nứa phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới. Rất ít phân bố ở

hàn đới và ôn đới. Chúng thường mọc hỗn giao với một số loài cây gỗ khác.
• Tre nứa có rất nhiều loại, mỗi loại có yêu cầu riêng về điều kiện ngoại cảnh,
điều kiện khí hậu. Ở khí hậu nhiệt đới thích hợp với phần lớn loại tre nứa có thân
19



mọc cụm, khí hậu á nhiệt đới thích hợp với loài có thân mọc phân tán. Loại có thân
mọc cụm sinh trưởng ở hầu hết các môi trường điều kiện khí hậu nước ta, từ vùng
đồi núi đến đồng bằng, ven biển. Nhìn chung các loài này yêu cầu nhiệt độ bình
quân hàng năm từ 220C trở lên, nhiệt độ bình quân tháng thấp không dưới 8 0C,
lượng mưa hàng năm 1.500mm, độ ẩm không khí hàng tháng 80% trở lên. Các loài
tre nứa có thân ngầm mọc tản (phân tán) có phạm vi phân bố tương đối hẹp hơn loại
có thân ngầm mọc cụm. Phần lớn tre nứa mọc tản thích hợp với khí hậu á nhiệt đới,
ở những nơi có nhiệt độ bình quân năm trên 14 0C, nhiệt độ bình quân mùa đông
trên 40C, lượng mưa từ 1000mm trở lên và phân bố đều, nhất là mùa xuân.
• Loại tre nứa mọc cụm nói chung không kén đất, có thể sinh trưởng và phát
triển trên nhiều loại đất. Tuy vậy, nơi có đất tốt, tầng đầy đủ ẩm thì sinh trưởng tốt
hơn, cây cao to hơn, lãng dài hơn nơi đất xấu khô hạn.
• Các loại tre nứa mọc phân tán yêu cầu đất tốt hơn loại thân mọc cụm, yêu
cầu đất sâu, ẩm, nhiều mùn và thoát nước tốt, đất có tính chất rừng.
• Vùng Trung tâm có khí hậu nhiệt đới mưa mùa cũng chính là cái nôi phân bố
của Tre nứa. Chỉ tính riêng vùng Sông Lô, sông Gâm, sông Chảy cũng đã có 33 loài
Tre trúc thuộc 6 chi.
• Việt Nam là một trong những vùng trung tâm phân bố tre nứa trên thế giới
do có điều kiện tự nhiên thuận lợi, như chế độ nhiệt, ẩm và thổ nhưỡng. Các hệ sinh
thái rừng tre nứa Việt Nam rất phong phú và đa dạng, chiếm vị trí quan trọng trong
-

tài nguyên rừng cả về mặt kinh tế, môi trường và khoa học.
Phân bố theo thổ nhưỡng của tre nứa: rừng tre nứa tự nhiên được hình thành trong
quá trình diễn thế thứ sinh. Rừng tự nhiên sau khai thác hay sau canh tác nương rẫy
nếu điều kiện thổ nhưỡng còn tốt, chế độ ánh sáng và độ ẩm thuận lợi sẽ hình thành
rừng tre nứa thuần loài hay rừng hỗn giao cây gỗ và tre nứa, được gọi là “Kiểu phụ
tre nứa”.


3.2 Nghiên cứu thành phần, đặc điểm của hệ sinh thái rừng tre nứa Việt Nam.
3.2.1 Phân loại hệ sinh thái rừng tre nứa ở Việt Nam

20


Hệ sinh thái rừng tre nứa ở Việt Nam được chia làm hai loại bao gồm: Rừng tự
nhiên và rừng nhân tạo:
- Rừng tự nhiên: rừng Tre hình thành trong quá trình diễn thế, có thể là rừng hỗn
giao gỗ – tre hoặc rừng thuần loại Tre. [7]
- Rừng nhân tạo: tuỳ mục đích kinh doanh rừng Tre được trồng phân tán từng khóm
(vườn nhà), từng hàng (ven đê, ven đồi …), tập trung thành rừng thuần loại hoặc
trồng xen cây gỗ.

3.2.2 Thành phần loài tre nứa tại Việt Nam
Hầu hết các loài tre nứa đều yêu cầu nhiệt độ ấm, độ ẩm nên chúng thường phân bố
ở vùng thấp và đai cao trung bình, tập trung chủ yếu ở 2 bên xích đạo. Trên thế giới có
khoảng 1.300 loài thuộc hơn 70 chi, phân bố ở 3 vùng chính: Châu á Thái Bình Dương,
Châu Mỹ và Châu Phi, trong đó vùng Châu Á Thái Bình Dương là trung tâm phân bố tre
nứa chiếm khoảng 80% tổng số loài và diện tích toàn thế giới. [8]
Việt Nam đứng thứ 4 thế giới về diện tích tre nứa, với 194 loài tre trúc thuộc 26 chi
được các nhà khoa học phát hiện ở Việt Nam đã phần nào đánh giá được tính đa dạng về
thành phần loài tre trúc ở nước ta. Các loài tre nứa phổ biến thường gặp ở Việt Nam như:
tre lồ ô (Bambusa balcooa), tre mỡ (Bambusa vulgaris), vầu đắng (Indosasa
amabilis McClure) (Lào Cai, Tuyên Quang), luồng (Dendrocalamus membranaceus
Munro) (Thanh Hóa), nứa lá nhỏ (Schizostachyum pseudolima) (tập trung chủ yếu ở vùng
Bắc Bộ), lồ ô (Bambusa balcooa) (Tây Nguyên, Đông Nam Bộ), trúc dây
(Ampelocalamus) (Bắc Kạn), trúc đen (Phyllostachys nigra) (Hà Giang), vầu ngọt
(Indosasa parvifolia) (Điện Biên), trúc hóa long (Phyllostachys aurea) (Bắc Kạn), Khốp

Cà Ná (Schizostachyum) (Ninh Thuận), Nứa Núi Dinh (Schizostachyum aciculare) (Bà
Rịa - Vũng Tàu), Nứa đèo Lò Xo (Schizostachyum aciculare) (Kon Tum), Nứa lá to
Saloong (Schizostachyum funghomii McClure) (Kon Tum),….. (tham khảo thêm Phụ lục
C). Tuy nhiên, mới chỉ có 80 loài đã tạm thời được định danh, còn lại là các loài chưa có
tên. Trong nhiều năm trở lại đây, rất nhiều chi, loài mới được các nhà khoa học Việt Nam
21


nghiên cứu và bổ sung vào danh mục tre nứa của nước nhà. Công trình đầu tiên nghiên
cứu về tre nứa ở Việt Nam là Camus and Camus (1923) đã thống kê có 73 loài tre trúc của
Việt Nam. Năm 1978, ông Vũ Văn Dũng công bố Việt Nam có khoảng 50 loài. Năm
1999, ông Phạm Hoàng Hộ đã thống kê được 123 loài, số lượng các loài tre trúc của Việt
Nam đã tăng lên đáng kể. Không dừng lại ở đó vào giai đoạn 2001-2003, Nguyễn Tử
Ưởng, Lê Viết Lâm (Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam) cùng với GS. Xia Nianhe,
chuyên gia phân loại tre (chi Bambusa) của Viện thực vật học Quảng Châu, Trung Quốc
đã xác định ở Việt Nam có 113 loài của 22 chi, kiểm tra và cập nhật 11 tên khoa học mới,
đặc biệt đưa ra được 6 chi và 22 loài tre lần đầu đầu được định tên khoa học ở Việt Nam
bổ sung cho hệ thực vật Việt Nam, đưa ra 22 loài cần được xem xét để xác nhận loài mới.
Trong 2 năm 2004 – 2005, PGS.TS Nguyễn Hoàng Nghĩa cùng hai chuyên gia phân loại
tre Trung Quốc là GS. Li Dezhu, Phó Viện trưởng Viện thực vật học Côn Minh, Vân Nam
(chuyên gia chi Dendrocalamus) và GS. Xia Nianhe (chuyên gia chi Bambusa) tiếp tục
cộng tác nghiên cứu với các nhà nghiên cứu tre trúc ở nước ta tiếp tục nghiên cứu định
danh các loài tre nứa hiện có của Việt Nam ban đầu đã đưa ra danh sách gồm 194 loài của
26 chi tre trúc Việt Nam. Phần lớn trong số đó là chưa có tên. Một số chi có nhiều loài là
chi Tre gai (Bambusa) có 55 loài thì có tới 31 loài chưa có tên, chi Luồng
(Dendrocalamus) có 21 loài với 5 loài chưa định tên, chi Le (Gigantochloa) có 16 loài với
14 loài chưa có tên, chi Vầu đắng (Indosasa) có 11 loài với 8 loài chưa có tên và chi Nứa
(Schizostachyum) có 14 loài thì có tới 11 loài chưa có tên. [9]
Quá trình khảo sát đã phát hiện ra một số chi được coi là mới đối với nước ta như
chi Giang (Maclurochloa) với 17 loài, chi tre quả thịt (Melocamus) với 10 loài, chi Tre

Bidoup (Kinabaluchloa) có một loài. Một số sinh cảnh của Voi, Bò loài mới được phát hiện
là tre long Bidoup (Kinabaluchloa) có đặc điểm ngoại hình giống loài cùng chi Malaixia
(Wong, 1995), Trúc dây Bidoup (Ampelocalamus), Le (Gigantochloa) và lồ ô (Bianbusa).
Một số chi có nhiều loài là chi Tre (Bambusa) có 55 loài, chi Luồng (Dendrocalamus) có
21 loài, chi Le (Gigantochloa) có 16 loài, chi Nứa (Schizostachyum) có 14 loài và chi Vầu
đắng (Indosasa) có 11 loài. [9]
22


Bên cạnh đó, các nhà khoa học Việt Nam đã tìm ra được nhiều chi, loài mới cho
nước nhà. Năm 2005, Nguyễn Hoàng Nghĩa và cộng sự đã công bố 7 loài nứa mới thuộc
chi Nứa (Schizostachyum) như: Khốp Cà Ná (Cà Ná, Ninh Thuận), Nứa Núi Dinh (Bà Rịa
- Vũng Tàu), Nứa đèo Lò Xo (Đắc Glei, Kon Tum), Nứa lá to Saloong (Ngọc Hồi, Kon
Tum), Nứa không tai Côn Sơn (Chí Linh, Hải Dương), Nứa có tai Côn Sơn (Chí Linh, Hải
Dương), Nứa Bảo Lộc (Bảo Lộc, Lâm Đồng – mô tả để so sánh). Các tác giả đã mô tả chi
tiết về đặc điểm hình thái, sinh thái của từng loài cụ thể. Đồng thời, các nhà nghiên cứu
phát hiện ra 6 loài tre quả thịt dựa trên cơ sở cấu tạo hình thái và giải phẫu hoa quả, sáu
loài tre quả thịt đã được mô tả và định danh để tạo nên một chi tre mới cho Việt Nam, đó là
chi Tre quả thịt (Melocalamus). Các loài đã được nhận biết là Dẹ Yên Bái (Melocalamus
yenbaiensis), Tre quả thịt Cúc Phương (M. cucphuongensis), Tre quả thịt Kon Hà Nừng
(M. kbangensis), Tre quả thịt Lộc Bắc (M. blaoensis), Tre quả thịt Pà Cò (M. pacoensis) và
Tre quả thịt Trường Sơn (M. truongsonensis) [10]. (Tham khảo thêm Phụ lục B)
Cũng trong đợt khảo sát này, Nguyễn Hoàng Nghĩa và nhóm nghiên cứu đã phát
hiện thêm một loài nứa mới cho Việt Nam có tên là Nứa Sapa (Schizostachyum
chinense Rendle) được tìm thấy trong rừng lá rộng thường xanh của Vườn Quốc gia
Hoàng Liên (tỉnh Lào Cai), tác giả đã mô tả về đặc điểm hình thái, sinh học của loài.
Từ những phân tích trên có thể thấy rằng tre nứa ở Việt Nam có sự đa dạng về
thành phần loài. Và chắc chắn rằng sẽ còn có nhiều loài tiếp tục được định tên, nhiều loài
được phát hiện đóng góp thêm vào sự phong phú về tre nứa sẵn có của Việt Nam.


3.2.3 Đặc điểm của hệ sinh thái rừng tre nứa
Đặc điểm hình thái của thân tre không giống các loài cỏ, cũng không giống các thân
cây gỗ. Thân tre có láng rỗng và đốt đặc; không mềm quá và cũng không cứng quá. Dưới
gốc cây là thân ngầm; trên mặt đất là thân khí sinh mang bẹ mo, cành và lá. Rất ít khi gặp
tre ra hoa, kết quả.
Việt Nam là một trong những vùng trung tâm phân bố tre nứa trên thế giới do có điều
kiện tự nhiên thuận lợi, như chế độ nhiệt, ẩm và thổ nhưỡng. Các hệ sinh thái rừng tre nứa
23


Việt Nam rất phong phú và đa dạng, chiếm vị trí quan trọng trong tài nguyên rừng cả về
mặt kinh tế, môi trường và khoa học.
Theo nghiên cứu, dựa vào kiểu sống có thể chia tre nứa thành 3 nhóm:
-

Nhóm kiểu mọc cụm hay hợp trục (Sympodial): thân khí sinh mọc thành khóm,

-

phần thân ngầm có dạng củ, là phần gốc của thân khí sinh. Ví dụ: tre gai, nứa, ..
Nhóm kiểu mọc tản hay đơn trục (Monopodial): thân khí sinh mọc tản từng cây,
thân ngầm có dạng roi. Ví dụ : vầu, trúc sào,..
Nhóm kiểu trung gian hay kiểu mọc hỗn hợp, bao gồm 2 kiểu phụ:

Kiểu phụ mọc tản hỗn hợp: thân khí sinh mọc quần tụ thành khóm nhỏ, các
khóm liên kết với nhau bằng thân ngầm dạng roi, thân ngầm dạng củ và dạng roi
hỗn hợp.

Kiểu phụ mọc cụm hỗn hợp: thân khí sinh mọc quần tụ thành khóm nhỏ, các
khóm liên kết với nhau bằng thân ngầm dạng củ dài, thân ngầm dạng củ ngắn và dài

hỗn hợp.
Thân ngầm dạng hợp trục (thường gọi là củ tre hay gốc thân) có hình bầu dục và có

hai phần: cổ và thân. Cổ là phần nối với thân ngầm mẹ, ruột đặc không có chồi, không
mọc rễ; cổ thân ngầm có thể kéo dài ra tạo nên dạng mọc tản trục hợp, như là Nứa mọc
tản. Phần thân của thân ngầm hình bầu dục, chia thành nhiêu đốt, các đốt có mang chồi,
mỗi chồi phát triển thành 1 măng. Ngọn thân ngầm nối với thân khí sinh. Thân khí sinh
gồm các lóng và đốt, lóng rỗng, phần bên ngoài là vách, phần rỗng là khoang ruột. Đốt
đặc, mang chồi, có vòng mo và vòng đốt. Lóng và đốt khi non được mo thân che phủ. Khi
già mo rụng đi, để lại dấu vết của mo thân, đó chính là vòng mo [11].
Tre nứa có khả năng tái sinh mạnh bằng thân ngầm, ít có tái sinh loài cây lá rộng
nào có thể cạnh tranh được. Tre chỉ ra hoa và quả một lần, khi đó gọi là tre khuy; nói
chung ít gặp tre ra quả, vì chu kỳ ra hoa khoảng 30 - 50 năm hay dài hơn nữa. Hoa dạng
bông, màu vàng nhạt, nhị hoa mang bao phấn màu vàng tươi. Quả dạng quả dĩnh (thóc),
nhỏ; quả rụng xuống mọc thành cây con. Do vậy, hệ sinh thái rừng tre nứa ổn định trong

24


thời gian tương đối lâu dài. Khả năng diễn thế rừng tre nứa sang một loại rừng khác
thường chỉ xảy ra khi tre nứa bị khuy, cây ra hoa kết quả và chết đồng loạt.

3.2.4 Một số hệ sinh thái điển hình
3.2.4.1 Hệ sinh thái rừng luồng (Dendrocalamus barbatus)
Luồng có tên khoa học là Dendrocalamus barbatus Hsueh et Li, trước đây
được gọi là Dendrocalamus membranaceus. [2]
-

Phân bố: Luồng phân bố ở nhiều ở các tỉnh như Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Sơn
La v…v…nhưng tập trung nhiều nhất ở Thanh Hoá. Theo kết quả kiểm kê rừng năm

1999, riêng tỉnh Thanh Hoá có 46.973 ha rừng luồng với trữ lượng trên 58,7 triệu

-

cây.
Điều kiện sinh thái: Vùng phân bố chính của luồng có khí hậu nóng, ẩm và phân
mùa rõ rệt: mùa nắng, nóng, mưa nhiều từ tháng 4-5 đến tháng 10-11 với lượng mưa
chiếm 70-80% lượng mưa cả năm; mùa lạnh mưa ít, từ tháng 11-12 đến tháng 3-4
năm sau. Nhiệt độ không khí trung bình năm 23 – 24 °C, độ ẩm không khí trung
bình 87%. Lượng mưa trung bình 1.600 – 2.000 mm. Lượng bốc hơi hàng năm 677
mm. Luồng sinh trưởng tốt ở nơi địa hình bằng phẳng, chân đồi hay sườn đồi, dốc
dưới 30°, độ cao so với mực nước biển dưới 800 m. Đất Feralit màu vàng hay vàng
đỏ phát triển trên đá poocphia, đá vôi, phiến thạch, phyllit hay phù sa cổ, có độ sâu

-

trên 50 cm, pH 4,5 – 7.
Đặc điểm cấu trúc quần thể rừng luồng: Rừng luồng thường có cấu trúc thuần loài.
Các bụi luồng thường đều tuổi và tương đối đồng nhất bao gồm các thế hệ cây khí
sinh khác nhau. Để phục vụ sản xuất, có thể căn cứ vào tuổi cây khí sinh để phân
cấp cây khí sinh như sau:
• Thế hệ măng: bao gồm những cây măng nhô khỏi mặt đất đến dưới 2 tuổi.
• Thế hệ cây non: bao gồm những cây từ 2 - 3 tuổi.
• Thế hệ cây trung niên: bao gồm những cây từ 3 - 4 tuổi.
• Thế hệ cây già: bao gồm những cây từ 4 tuổi trở lên.

3.2.4.2. Hệ sinh thái rừng vầu
25



×