Tải bản đầy đủ (.docx) (45 trang)

Báo cáo thực tập của Dược sĩ Trung cấp tại bệnh viện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (258.7 KB, 45 trang )

Trường Trung cấp Thái Nguyên

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TẠI
BỆNH VIỆN BẮC THĂNG LONG

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

SV: LÊ HỒNG MAI


Trường Trung cấp Thái Nguyên

Mục lục

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

SV: LÊ HỒNG MAI


Trường Trung cấp Thái Nguyên
PHẦN I
GIỚI THIỆU
Bệnh viện Bắc Thăng Long là một đơn vị sự nghiệp có thu công lập, có
nhiệm vụ then chốt là chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân trong huyện Đông Anh
và các vùng lân cận. Bệnh viện hiện đặt tại tổ 18, thị trấn Đông Anh, huyện
Đông Anh, Hà Nội. Đây là một vị trí thuận lợi về giao thông, góp phần không
nhỏ đến chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân trong huyện và một số huyện lân
cận.
Cùng với đội ngũ cán bộ, viên chức giàu kinh nghiệm, giàu nhiệt huyết,
vừa hồng vừa chuyên và hệ thống khoa, phòng, cơ sở vật chất kiên cố, khang
trang. Hàng năm bệnh viện Bắc Thăng Long đã khám chữa bệnh cho hàng


chục nghìn lượt bệnh nhân, đáp ứng được phần lớn nhu cầu khám chữa bệnh
của nhân dân trong huyện.
Bên cạnh các khoa, phòng điều trị lâm sàng thì khoa Dược là một khoa
có vị trí quan trọng với chuyên môn làm nhiệm vụ hậu cần cho ngành y tế nói
chung và phân phối thuốc tân dược, đông y, hoá chất, dụng cụ, thiết bị y tế cho
bệnh viện. Khoa Dược bệnh Bắc Thăng Long luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ,
đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu về thuốc men, y cụ y tế phục vụ cho điều trị nội
ngoại trú, góp phần không nhỏ trong công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân
trong huyện.

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

SV: LÊ HỒNG MAI


Trường Trung cấp Thái Nguyên
PHẦN II
NỘI DUNG
2.1 - Mô hình tổ chức, chức năng nhiệm vụ của khoa Dược trong bệnh
viện
2.1.1 - Tổ chức
* Khoa Dược gồm có 18 người
+ Một thạc sỹ dược học: Trưởng khoa dược
+ Một dược sỹ đại học: Phụ trách Nhà thuốc
+ Bốn dược sỹ đại học: nhân viên
+ 12 dược sỹ trung học làm nhân viên
2.1.2 - Nhiệm vụ của khoa Dược trong Bệnh viện
2.1.2.1 - Nhiệm vụ của khoa Dược
Khoa Dược là khoa chuyên môn chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc
bệnh viện. Khoa Dược có chức năng quản lý và tham mưu cho Giám đốc bệnh

viện về toàn bộ công tác dược trong bệnh viện nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ,
kịp thời thuốc có chất lượng và tư vấn, giám sát việc thực hiện sử dụng thuốc
an toàn, hợp lý.
NHIỆM VỤ
- Lập kế hoạch, cung ứng thuốc bảo đảm đủ số lượng, chất lượng cho
nhu cầu điều trị, chẩn đoán và các yêu cầu chữa bệnh khác.
- Quản lý, theo dõi việc nhập thuốc, cấp phát thuốc cho nhu cầu điều trị
và các nhu cầu đột xuất khác khi có yêu cầu.
- Đầu mối tổ chức, triển khai hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị.
- Bảo quản thuốc theo đúng nguyên tắc “Thực hành tốt bảo quản thuốc”.
- Tổ chức pha chế thuốc, hóa chất sát khuẩn.
- Thực hiện công tác dược lâm sàng, thông tin, tư vấn về sử dụng thuốc,
tham gia công tác cảnh giác dược, theo dõi, báo cáo thông tin liên quan đến tác
dụng không mong muốn của thuốc.
- Quản lý, theo dõi việc thực hiện các quy định chuyên môn về dược tại
các khoa trong bệnh viện.

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

SV: LÊ HỒNG MAI


Trường Trung cấp Thái Nguyên
- Nghiên cứu khoa học và đào tạo; là cơ sở thực hành của trường Cao
đẳng và Trung học về dược.
- Phối hợp với khoa cận lâm sàng và lâm sàng theo dõi, kiểm tra, đánh
giá, giám sát việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý đặc biệt là sử dụng kháng sinh
và theo dõi tình hình kháng kháng sinh trong bệnh viện.
- Tham gia chỉ đạo tuyến.
- Tham gia hội chẩn khi được yêu cầu.

- Tham gia theo dõi, quản lý kinh phí sử dụng thuốc.
- Quản lý hoạt động của Nhà thuốc bệnh viện theo đúng quy định.
2.1.2.2 - Chức trách và quyền hạn của trưởng khoa dược
- Thực hiện nhiệm vụ quyền hạn chung của trưởng khoa còn có nhiệm
vụ và quyền hạn sau:
* Nhiệm vụ
- Tổ chức hoạt động của khoa theo quy chế công tác dược;
- Căn cứ vào kế hoạch chung của bệnh viện, lập kế hoạch và tổ chức
thực hiện cung ứng, bảo quản và sử dụng thuốc, hoá chất và sinh phẩm trong
bệnh viện;
- Tổ chức xuất, nhập, thống kê, thanh quyết toán và theo dõi quản lý tiêu
chuẩn quản lý sử dụng thuốc, hoá chất và sinh phẩm đảm bảo chính xác và
đúng theo quy định hiện hành;
- Kiểm tra việc bảo quản xuất nhập khẩu thuốc, hoá chất, sinh phẩm,
đảm bảo theo đúng chất lượng quy chế công tác khoa Dược và quy định của
Nhà nước;
- Thông tin kịp thời các loại thuốc, hoá chất, sinh phẩm mới, hướng dẫn
sử dụng an toàn, hợp lý có hiệu quả các loại thuốc, hoá chất và sinh phẩm cho
các khoa trong bệnh viện;
*Quyền hạn
- Được hưởng các quyền hạn chung của trưởng khoa;
- Kiểm tra việc sử dụng an toàn hợp lý thuốc, hoá chất, sinh phẩm trong
bệnh viện.
2.1.2.3 - Nhiệm vụ và quyền hạn của phó khoa
- Thay thế trưởng khoa đi vắng;
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

SV: LÊ HỒNG MAI



Trường Trung cấp Thái Nguyên
- Giúp đỡ trưởng khoa theo dõi, giám sát đôn đốc các cán bộ nhân viên
trong khoa làm tốt nhiệm vụ;
- Cùng trưởng khoa tổ chức lãnh đạo cấp phát thuốc y cụ cho các khoa
phòng trong bệnh viện có kế hoạch sử dụng, theo dõi thuốc men, y cụ;
- Cùng trưởng khoa theo dõi, tổ chức lãnh đạo, trực tiếp tham gia công
tác khoa học kỹ thuật, tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn trong khoa,
tham gia giảng dạy chuyên môn trong bệnh viện tuyên cơ sở và công tác hướng
dẫn sử dụng thuốc;
- Cùng trưởng khoa đôn đốc việc thực hiện quy chế, chế độ chuyên môn,
công tác phòng hoá, phòng chống bão lũ, công tác bảo mật và các chương trình
y tế;
- Cùng trưởng khoa thực hiện chế độ báo cáo thống kê lên cấp trên theo
đúng quy định;
- Tham gia cùng trưởng khoa họp giao ban tại bệnh viện.
2.1.2.4 - Nhiệm vụ của từng bộ phận cụ thể
a) Thủ kho
- Tổ chức quản lý thuốc men, y cụ ở kho chính cũng như kho lẻ và kho y
cụ của bệnh viện;
- Hàng ngày có nhiệm vụ cấp phát thuốc cho các khu vực, phòng khám,
các khoa lâm sàng;
- Thủ kho phải theo dõi đầy đủ số lượng thuốc nhập vào xuất ra hàng
tháng, hàng quý và báo cáo gửi kế toán thống kê;
- Khi cấp thuốc thủ kho phải nghiêm chỉnh thực hiện đúng chế độ: 3
kiểm tra, 3 đối chiếu, cách dùng, liều lượng, hàm lượng, hạn dùng, nồng độ
thuốc.
b) Bộ phận cấp phát thuốc
Gồm có: Kho chính bao gồm
-


Kho chính là nơi nhập hàng, cấp thuốc cho các kho khác
Kho lẻ cấp phát nội viện
Kho bảo hiểm cấp phát bảo hiểm
Kho đông y cấp phát thuốc đông y

c) Thống kê

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

SV: LÊ HỒNG MAI


Trường Trung cấp Thái Nguyên
- Hàng ngày có nhiệm vụ tổng kết số chứng từ cấp phát trong ngày, số
lượng thuốc, y cụ, thiết bị y tế đã sử dụng. Số lượng nhập, xuất, tồn hàng
tháng, hàng quý, thống kê báo cáo lên Ban giám đốc về số lượng nhập xuất
thuốc trong định mức của bệnh viện.
d) Các nhân viên trong khoa dược
- Mỗi cán bộ nhân viên trong khoa Dược đều phải thực hiện nghiêm
chỉnh đầy đủ quy chế, chế độ của ngành;
- Thực hiện an toàn tuyệt đối trong công tác cấp phát thuốc.
2.2.5. Sơ đồ tổ chức khoa Dược
Khoa Dược gồm có các bộ phận sau:
-

Bộ phận thống kê

-

Bộ phận cấp phát


-

Bộ Phận lâm sàng

-

Bộ Phận kho gồm kho chính và kho lẻ
2.1.3 - Chế độ chức trách công tác Dược tại bệnh viện
2.1.3.1 - Mục tiêu và nhiệm vụ của công tác Dược tại bệnh viện
a) Mục tiêu công tác
- Bảo đảm cung ứng thường xuyên và đủ chất lượng cho người bệnh.
- Bảo đảm sử dụng thuốc hợp lý an toàn, có hiệu quả, tiết kiệm trên cơ
sở tuân thủ các quy chế về sử dụng thuốc, quy chế công tác khoa Dược bệnh
viện, quy định hội đồng thuốc và điều trị, các pháp quy có liên quan như: kê
đơn, điều trị, pha chế, kho thuốc, cấp phát thuốc.
b) Nhiệm vụ của công tác Dược bệnh viện
- Tổ chức các dịch vụ cung ứng và bảo vệ thuốc;
- Pha chế các loại thuốc theo quy định của Nhà nước;
- Thực hiện việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, tiết kiệm góp phần phục
vụ người bệnh đạt hiệu quả cao;
- Tổ chức giáo dục, đào tạo và tư vấn về thuốc trong phạm vi được giao;
- Nghiên cứu khoa học, thông tin về thuốc;
- Tham gia vào việc thực hiện các chương trình y tế quốc gia, các công
việc khác, tạo điều kiện đưa công tác Dược của bệnh viện phát triển.
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

SV: LÊ HỒNG MAI



Trường Trung cấp Thái Nguyên
2.1.4 - Hội đồng thuốc
2.1.4.1 - Quy định chung
- Các bệnh viện phải có hội đồng thuốc;
- Hội đồng thuốc và điều trị là tổ chức tư vấn cho Giám đốc bệnh viện
về các vấn đề liên quan đến thuốc và điều trị bằng thuốc của bệnh viện, đảm
bảo sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả cho người bệnh. Thực hiện
chính sách quốc gia về thuốc.
2.1.4.2 - Thành phần của hội đồng thuốc
- Hội đồng thuốc và điểu trị gồm có 5 – 15 tuỳ theo bệnh viện, hoạt
động theo chế độ kiểm nghiệm do Giám đốc bệnh viện thành lập;
- Thành phần hội đồng thuốc gồm có
+ Chủ tịch hội đồng thuốc là Phó Giám đốc bệnh viện: Phụ trách chuyên
môn;
+ Thư ký hội đồng là Trưởng khoa Dược;
+ Uỷ viên gồm một số trưởng khoa điều trị chủ chốt và trưởng phòng y
tá (điều dưỡng). Trưởng phòng tài chính kế toán là uỷ viên không thường
xuyên, bệnh viện hạng một và bệnh viện hạng hai có thêm dược lý.
2.1.4.3 - Chức năng và nhiệm vụ của hội đồng thuốc
- Hội đồng thuốc có chức năng tư vấn cho Giám đốc về cung ứng, sử
dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả, cụ thể hoá phác đồ điều trị phù hợp với
điều kiện bệnh viện;
- Xây dựng danh mục thuốc phù hợp với đặc thù bệnh tật, làm hồ sơ
bệnh án và kê đơn điều trị của bệnh viện;
- Giám sát việc thực hiện quy chế chuẩn đoán bệnh, làm hồ sơ bệnh án
và kê đơn điều trị, quy chế sử dụng thuốc và quy chế công tác Dược;
- Theo dõi các phản ứng có hại và rút kinh nghiệm và sai sót trong dùng
thuốc;
- Thông tin về thuốc theo dõi các ứng dụng thuốc mới trong điều trị;
- Xây dựng mối quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa dược sỹ, bác sỹ và y tá

(điều dưỡng) trong đó dược sỹ là tư vấn, bác sỹ chịu trách nhiệm về chỉ định
và y tá điều dưỡng là người thực hiện y lệnh.
2.1.4.4 – Cách thức làm việc
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

SV: LÊ HỒNG MAI


Trường Trung cấp Thái Nguyên
- Hội đồng họp định kỳ mỗi tháng một lần, họp bất thường do Giám đốc
bệnh viện yêu cầu. Chủ tịch hội đồng triệu tập;
- Chuẩn bị nội dung
+ Phó chủ tịch kiêm uỷ viên hội đồng thuốc chuẩn bị tài liệu về thuốc
cho các cuộc họp của Hội đồng;
+ Tài liệu được giữ cho các thành viên hội đồng nghiên cứu;
+ Hội đồng thảo luận phân tích và đề xuất ý kiến ghi biên bản, uỷ viên
thường trực tổng hợp trình Giám đốc bệnh viện phê duyệt và quy định thực
hiện;
+ Thực hiện sơ kết, tổng kết, báo cáo định kỳ tháng 3, tháng 6, tháng 9,
và tháng 12.
2.2 - Thực tập tại các khâu công tác trong khoa
2.2.1 – Công tác cấp phát thuốc
2.2.1.1 - Nhiệm vụ của người dược sỹ cấp phát thuốc
a) Nhiệm vụ
- Nghiêm chỉnh thực hiện quy chế bệnh viện, đặc biệt phải chú ý thực
hiện quy chế công tác khoa dược và quy chế sử dụng thuốc;
- Chịu trách nhiệm trước trưởng khoa về công việc được phân công:
Trực tiếp giữ và cấp phát thuốc, các thuốc thường, thuốc độc bảng A – B,
thuốc gây nghiện theo đúng quy chế công tác dược;
- Hướng dẫn phân công các thành viên, làm việc tại kho nắm vững nội

dung công việc, quy chế công tác kho dược;
- Kiểm tra chặt chẽ xuất nhập theo quy chế công tác khoa Dược đảm bảo
cho an toàn tuyệt đối;
- Tham gia hướng dẫn kỹ thuật viên dược, dược sỹ trung học, dược tá
học tập nâng cao nghiệp vụ;
- Nắm vững số lượng, hàm lượng của thuốc, giới thiệu thuốc mới, biệt
hoá, hoá chất và y dụng cụ có trong kho để phục vụ công tác điều trị;
- Thường xuyên phải báo cáo với trưởng khoa về công tác kho và cấp
phát;
- Tham gia nghiên cứu khoa Dược và bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn
cho các thành viên trong khoa và học viên theo sự phân công.
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

SV: LÊ HỒNG MAI


Trường Trung cấp Thái Nguyên
b) Quyền hạn
- Bảo quản, xuất nhập thuốc, hoá chất và y dụng cụ theo quy định;
- Hướng dẫn, phân công các thành viên được giao nhiệm vụ về công tác
bảo quản, sắp xếp trong kho;
2.2.2.2 – Công tác cấp phát thuốc
- Thực hiện cấp phát khẩn trương theo y lệnh hàng ngày;
- Đảm bảo cơ sở thuốc và dụng cụ đã được Giám đốc duyệt;
- Định kỳ kiểm tra thuốc cấp cứu, thực hiện đảo thuốc bảo đảm chất
lượng thuốc;
- Nếu có thuốc thay thế mới phải thông báo cho các bác sỹ điều trị biết
để khi sử dụng không bị lúng túng nhất là về tên thuốc, thành phần, tác dụng
chính, tác dụng phụ, thành phần áp dụng điều trị;
- Có trách nhiệm cùng bác sỹ điều trị hướng dẫn và điều trị thực hiện sử

dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả, kinh tế;
- Thuốc nhập về kho phải đảm bảo chất lượng hạn dùng theo tiêu chuẩn
quy định;
- Trước khi cấp phát thuốc phải thực hiện.
* Ba kiểm tra
+ Kiểm tra thể thức đơn hay phiếu lĩnh thuốc, liều dùng, cách dùng,
không được giao thuốc khi chưa rõ nội dung;
+ Kiểm tra chất lượng thuốc bằng cảm quan;
+ Kiểm tra liều lượng, cách dùng để phát hiện sai sót của người kê đơn,
viết phiếu;
* Ba đối chiếu
+ Đối chiếu tên thuốc ở phiếu với nhãn;
+ Đối chiếu nồng độ, hàm lượng thuốc ở đơn, phiếu với số thuốc sẽ
giao;
+ Đối chiếu số lượng, số khoản thuốc ở đơn phiếu với số thuốc sẽ giao.
- Cán bộ cấp phát thuốc trước khi phát phải xem kỹ phiếu lĩnh, phiếu
lĩnh thuốc phải viết rõ ràng, không viết tắt, không tẩy xoá và phải được trưởng
khoa ký duyệt. Phiếu lĩnh thuốc độc A – B phải có mẫu riêng theo đúng quy
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

SV: LÊ HỒNG MAI


Trường Trung cấp Thái Nguyên
chế (2 bản). Sau khi cấp phát thuốc đầy đủ phải ký nhận, mỗi phiếu phải có
đầy đủ chữ ký (giữa người giao nhận). Mỗi phiếu thuốc thường chỉ được chữa
02 khoản nếu quá thi không được phát.
2.2.2.3 – Công tác cấp phát tại kho chính và kho lẻ
a) Kho chính
Kho phải được thiêt kế theo đúng quy định chuyên môn, theo từng

chủng loại đảm bảo cao ráo, thoáng mát, vệ sinh sạch sẽ, đủ ánh sáng đủ
phương tiện bảo quản và an toàn chống mất trộm;
- Kho cấp phát thuốc cho các kho khác để cấp phát lẻ.
- Việc sắp xếp trong kho phải đảm bảo ngăn nắp có đủ giá kệ, sếp theo
chủng loại, dễ lấy, dễ kiểm tra;
quản cấp phát đúng quy chế;
- Phải thực hiện 5 chống: Nhầm lẫn, mối mọt, chuột dán, quá hạn, trộm
cắp, thảm hoạ (cháy nổ, ngập lụt);
- Cấm hút thuốc lá, để điện, bật lửa, chất cháy nổ vào kho;
- Vệ sinh kho sạch sẽ, không di chuyển dụng cụ cứu hoả, dụng cụ có
điện ra khỏi nơi quy định, không để tường bị phát hoả;
- Phải để riêng từng loại thuốc, ghi sổ kiểm soát, hạn dùng;
- Thực hiện 3 kiểm tra, 3 đối chiếu;
- Thực hiện đúng quy định của kho, ra vào giờ làm việc.
b) Kho lẻ
- Tủ đựng thuốc phải gọn gàng ngăn nắp, sắp xếp theo đúng quy chế,
thuốc độc A – B, thuốc gây nghiện phải để trong tủ riêng có khoá chắc chắn;
- Thuốc độc A – B, thuốc gây nghiện, thuốc hướng dẫn tâm thần thực
hiện cấp phát theo đúng quy chế thuốc độc;
- Phiếu lĩnh theo mẫu phải ký tên sau khi giao nhận thuốc;
- Trước khi giao thuốc phải thực hiện 3 kiểm tra, 3 đối chiếu;
- Thuốc pha chế trong bệnh viện phải bàn giao cho khoa cấp phát lẻ;
- Thủ kho cấp phát kho lẻ phải chịu trách nhiệm về chất lượng thuốc, số
lượng thuốc giao cho người bệnh và phải chịu hình thức kỹ luật trước những
chất lượng, hạn dùng.
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

SV: LÊ HỒNG MAI



Trường Trung cấp Thái Nguyên
2.2.2 - Sắp xếp và bảo quản thuốc
2.2.2.1 - Nhiệm vụ của người thủ kho
- Bảo quản hàng hoá trong kho theo quy định của Nhà nước;
- Kiểm soát hàng hoá trong kho theo quy định của Nhà nước;
- Kiểm soát hàng nhập xuất đúng số lượng, chất lượng ghi trên tờ phiếu
không sửa chữa, tẩy xoá hàng nhập trước xuất, chú ý hạn sử dụng;
- Phải có thẻ kho, sổ sách giấy tờ theo dõi đối chiếu số lượng chính xác;
- Lưu giữ phiếu nhập đúng chế độ hiện hành Nhà nước;
- Thường xuyên kiểm tra hàng tồn sổ sách, cập nhập định kỳ báo cáo
tình hình tồn kho, hư hỏng và hao hụt để kịp thời xử lý;
- Có trách nhiệm phòng gian, bảo mật, khi phát hiện có vấn đề nghi vấn
trong xuất nhập và an toàn hàng hoá phải báo cáo ngay cho trưởng phòng, hoặc
trưởng kho và Giám đốc bệnh viện, chú ý phòng chống cháy nổ, phòng bão lũ,
chống mối mọt, chốn chuột, chống quá hạn sử dụng;
- Người không có nhiệm vụ không được vào kho, các thủ kho chỉ được
vào kho vào giờ làm việc, khi có việc cần thiết của thủ trưởng đơn vị yêu cầu;
- Hết giờ làm việc phải khoá cửa kho.
2.2.2.2 - Sắp xếp và bảo quản
- Kho Dược phải được thiết kế theo đúng quy định chuyên môn, theo
từng chủng loại đảm bảo cao ráo thoáng mát, vệ sinh sạch sẽ, đủ ánh sáng, đủ
phương tiện bảo quản và an toàn chống mất trộm;
- Việc sắp xếp trong kho phải đảm bảo ngăn nắp đủ giá kệ, sắp xếp theo
đúng chủng loại dễ thấy, dễ lấy;
- Hoá chất để riêng không chung với thành phẩm độc sắp xếp để dễ tìm,
dễ thấy, mặt hàng dễ vỡ để riêng, kháng sinh phải để riêng;
- Thuốc độc phải để riêng:
+ Thuốc độc A – B đựng trong ngăn tủ riêng, có khoá chắc chắn đúng
quy định có 2 lần cửa, có 2 lần khoá;
+ Thuốc hướng tâm thần để riêng;

+ Thuốc giảm độc A – B, thuốc thường phải để trong lọ, hộp thuốc thích
hợp, phải để riêng để tránh nhầm lẫn;
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

SV: LÊ HỒNG MAI


Trường Trung cấp Thái Nguyên
- Có bản theo dõi hạn dùng của thuốc;
- Các kiện hàng, lọ hộp đựng thuốc được để trên giá cách mặt đất 30 cm,
cách tường nhà 15 – 20 cm;
- Phải có từng thẻ kho riêng cho từng loại thuốc có ghi sổ kiểm soát của
thuốc;
- Không đem các chất dễ cháy, dễ bắt lửa vào kho, không để các chất
tương kỵ bị phát hoả cạnh nhau;
- Thực hiện 5 chống
+ Chống nhầm lẫn;
+ Chống quá hạn;
+ Chống mối mọt, chuột dán;
+ Chống trộm cắp;
+ Chống thảm hoạ (cháy nổ, ngập lụt).
2.2.3 – Công tác thống kê, kế toán dược trong bệnh viện
2.2.3.1 - Lập sổ sách thanh toán, thống kê báo cáo
- Mở sổ sách theo dõi xuất nhập thuốc, hoá chất, vận dụng, y tế tiêu hao,
bông băng, cồn gạc;
- Lưu trữ chứng từ đơn thuốc theo quy định;
- Thanh toán thuốc
+ Khoa dược thống kê và tổng hợp số lượng thuốc kể cả thuốc pha chế,
hoá chất dụng cụ y tế tiêu hao đã phát ra, số liệu phải phù hợp với các chứng từ
xuất nhập và chuyển phòng tài chính kế toán quyết toán;

+ Khoa điều trị tổng hợp số thuốc, hoá chất, vận dụng y tế tiêu hao đã
phát, sử dụng cho từng bệnh theo quy chế ra viện rồi chuyển phòng tài chính
kế toán thanh toán viện phí;
+ Phòng tài chính kế toán tổng hợp các chứng từ, hoá đơn báo cáo sử
dụng thuốc, hoá chất, vật dụng y tế tiêu hao để thanh toán viện phí, bảo hiểm y
tế, cơ quan lao động thương binh xã hội;
- Thống kê báo cáo sử dụng thuốc
+ Khoa dược báo cáo hàng ngày, hàng tháng theo quy định hoặc báo cáo
đề xuất khi cần thiết;
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

SV: LÊ HỒNG MAI


Trường Trung cấp Thái Nguyên
+ Báo cáo gửi lên cấp trên phải được Giám đốc thông qua và ký duyệt;
+ Phải ghi đầy đủ đúng cột mục, đúng y lệnh theo báo cáo;
+ Thống kê báo cáo đầy đủ thuốc, vật tư tiêu hao của các chương trình y
tế;
+ Thống kê báo cáo nhầm lẫn và tai biến dùng thuốc, thực hiện hàng
tháng. Trường hợp nghiêm trọng phải báo cáo đột xuất theo quy định;
+ Phải đối chiếu hàng tháng sau kiểm kê (ngày 25 hàng tháng) giữa bộ
phần thống kê với kho thuốc, các thuốc sử dụng cho người nghèo về số lượng,
số tồn kho, số lượng thuốc nhập để tính ra tổng số thuốc đó.
2.2.3.2 – Công tác kiểm tra
- Trưởng khoa Dược có trách nhiệm xây dựng lịch, nội dung và tổ chức
kiểm tra;
- Hình thức kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất;
- Kiểm tra các khoa điều trị có sự phối hợp của trưởng phòng kế hoạch
tổng hợp (phòng nghiệp vụ y tế - dược) và trưởng phòng y tá (điều dưỡng), khi

cần thiết có sự chủ trì của Giám đốc bệnh viện.
2.2.3.3 - Một số mẫu sổ sách thống kê khoa Dược

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

SV: LÊ HỒNG MAI


Trường Trung cấp Thái Nguyên
Đơn vị…………..

Mẫu
02 – VT
Mẫu số:
02 –số:VT
QĐsố:
số:15/2006/QĐ
19/2006/QĐ– –BTC
BTC

Ngày
30
tháng
10
năm
2016
Ngày 20 tháng 3 năm 2006
CủaBộ
Bộtrưởng
trưởngBộ

Bộtàitàichính
chính
Của

PHIẾU NHẬP KHO
Ngày…….tháng……..năm…….
Nợ……………..số………………...
Có:…………………

-Họ tên người giao hàng:…………………………………………
ngày……..Tháng…..năm…..của…….

Theo…………………số…………

- Nhập kho tại:……………………………………………………

Số TT

Tên nhãn hiệu
theo quy cách phẩm
chất vật tư (sản Mã số
phẩm, hàng hoá)

Số lượng
Đơn
tính

vị

Theo

chứng từ

thực
nhập

Đơn giá

Thành tiền

Cộng
Cộng
thành
tiền
(viết
…………………………………………………

bằng

chữ):

Nhập, ngày……tháng….năm…….
Giám đốc
(Ký, họ tên)

Phụ trách cung tiêu
(Ký, họ tên)

Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Người giao hàng Thủ kho
(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)

SV: LÊ HỒNG MAI


Trường Trung cấp Thái Nguyên

Trang bìa
SỞ Y TẾ HÀ NỘI
BỆNH VIỆN BẮC THĂNG LONG

SỔ XUẤT NHẬP THUỐC ĐỘC A – B
NĂM……….

Nội dung:
SỔ XUẤT NHẬP THUỐC ĐỘC A – B
Trang:………….
Tên thuốc:……………………..Hàm lượng:………………………Nồng độ:………………………….
S
TT

Ngày, Lý do nhập - xuất Số chứng Số lượng Số lượng Số hư hỏng
tháng
từ
nhập

xuất

Còn lại

Ghi chú


Trường Trung cấp Thái Nguyên

Trang bìa
v

SỞ Y TẾ HÀ NỘI
BỆNH VIỆN BẮC THĂNG LONG

SỔ XUẤT NHẬP THUỐC HƯỚNG TÂM THẦN
NĂM……….

Nội dung:
SỔ XUẤT NHẬP THUỐC HƯỚNG TÂM THẦN
Trang:………….
Tên thuốc:……………………..Hàm lượng:………………………Nồng độ:………………………….
STT

Ngày, tháng Lý do nhập - xuất

Số chứng từ

Số lượng


Số lượng

Số hư hỏng

Còn lại

Ghi chú


Trường Trung cấp Thái Nguyên

nhập

xuất


Trường Trung cấp Thái Nguyên

Trang bìa
SỞ Y TẾ HÀ NỘI
BỆNH VIỆN BẮC THĂNG LONG

SỔ XUẤT NHẬP THUỐC GÂY NGHIỆN
NĂM……….

Nội dung:
SỔ XUẤT NHẬP THUỐC GÂY NGHIỆN
Trang:………….
Tên thuốc:……………………..Hàm lượng:………………………Nồng độ:………………………….
STT


Ngày, tháng Lý do nhập - xuất

Số chứng từ

Số lượng nhập

Số lượng xuất Số hư hỏng

Còn lại

Ghi chú


Trường Trung cấp Thái Nguyên

BỆNH VIỆN BẮC THĂNG LONG
THẺ KHO CHI TIẾT
Tên thuốc, hàm lượng:………………………………..Đơn vị tính:…………………………
Ngày
tháng

Số chứng từ
Nhập

Xuất

Nội
dung


Số lượng nhập
Nhập

Thu hồi

Xuất
bệnh viện

Xuất cấp
Tổng xuất Đủ hao
ngoại trú

Đơn vị

Số tồn


Trường Trung cấp Thái Nguyên

SỞ Y TẾ HÀ NỘI
BỆNH VIỆN BẮC THĂNG LONG
BẢNG KÊ CẤP THUỐC BẢO HIỂM Y TẾ
Ngày…………..tháng…………năm……
Tổng số chứng từ…………
Số
TT

Tên thuốc, hàm
Đơn vị
lượng, chủng loại


Số lượng

Tổng cộng

Số TT

Tên thuốc, hàm
Đơn vị
lượng, chủng loại

Số lượng

Tổng cộng


Trường Trung cấp Thái Nguyên

SỞ Y TẾ HÀ NỘI
BỆNH VIỆN BẮC THĂNG LONG
BẢNG KÊ CẤP PHÁT THUỐC ĐÔNG Y HÀNG NGÀY
Ngày……….tháng………năm……….
(Tính theo ngày viết phiếu lĩnh thuốc)
TT

Tên vị
đông y

thuốc Số lượng cấp phát
Tổng số

hang ngày

Tồn đầu kỳ: Số lượng………...Đơn giá………………
Nhập trong kỳ: Số lượng……..Đơn giá……………..
Nhập thu hồi: Số lượng……….Đơn giá…………….

TT

Tên vị
đông y

thuốc Số lượng cấp phát
Tổng số
hàng ngày

Hư hao……..
Số lượng…….
Đơn vị……….


Trường Trung cấp Thái Nguyên

THẺ KHO CHI TIẾT THÁNG…..NĂM…..
Tên thuốc – Hàm lượng, vật tư y tế…………………………………..

TT

Ngày
thán
g


Đơn
vị
tính

Đơn
nguyê
Nhi
n Cấp
cứu

Ngoại

Sản

Nội

Lây

Đông
y

Lưu

TPPK

TP
trực

XN


KV

Tổng xuất


Trường Trung cấp Thái Nguyên

2.3 - Tổ chức quản lý chuyên môn về Dược trong bệnh viện
2.3.1 - Chế độ quản lý chuyên môn
- Khoa dược phụ trách và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về toàn bộ quy
chế Dược chính trong bệnh viện;
- Phải nắm được toàn bộ cơ chế thuốc trong bệnh tủ trực của các khoa nội
nhi và ngoại sản;
- Trưởng khoa Dược chỉ đạo công tác Dược lâm sàng, giám sát kiểm tra
sử dụng thuốc an toàn hợp lý, kinh tế hiệu quả;
- Bộ phận thống kê quyết toán toàn bộ thuốc nhập xuất tồn trong viện, làm
báo cáo sử dụng thuốc cho các khoa trong phòng, có liên quan và báo cáo lên
trưởng khoa trực tiếp quản lý;
- Dược sỹ phụ trách kho là Dược sỹ Đại học giữ, nhập, xuất, bảo quản
thuốc đúng quy chế kho (thực hiện nguyên tắc 3 kiểm tra, 3 đối chiếu…) hàng
tháng báo cáo hạn dùng của thuốc cho trưởng khoa;
- Giữ cấp phát thuốc độc A – B, thuốc gây nghiện theo sự uỷ quyển của
thủ trưởng;
- Dược tá cấp phát thuốc lẻ theo quy chế sử dụng thuốc cấp theo đơn,
phiếu lĩnh thuốc theo quy định;
- Hàng ngày khoa Dược giao ban với trưởng khoa để nắm tình hình sử
dụng thuốc của bệnh viện;
- Hàng tháng khoa dược tổ chức đi kiểm tra về cơ sở thuốc độc tại các tủ
trực, kiểm tra quy chế Dược chính và việc cấp phát đến tay người bệnh;

- Cuối tháng hàng tháng vào ngày 25 tổ chức kiểm kê trong tháng về số
lượng thuốc sử dụng;
- Kiểm kê sử dụng thuốc hàng ngày, hàng tháng hoặc kiểm kê đột xuất
(nếu có);
- Hội đồng kiểm kê gồm:
+ Giám đốc
+ Trưởng khoa


Trường Trung cấp Thái Nguyên
+ Kế toán, thống kê
+ Thủ kho
- Kho Dược bệnh viện cùng y vụ hướng dẫn các khoa lập kế hoạch, dự trù
thuốc. Khoa Dược tổng hợp, xây dựng tổng hợp, xây dựng kế hoạch chung cho
bệnh viện;
- Thông báo cho các khoa thực hiện quy chế, nội quy;
+ Phiếu lĩnh thuốc phải thông qua trưởng phòng điều trị, phiếu lĩnh phải
hợp lý, phải là y tá trở lên đi lĩnh thuốc;
+ Lĩnh y cụ dụng cụ phải có tang vật tiêu hao;
+ Thuốc quý hiếm phải do Hội đồng thuốc quyết định;
- Khoa Dược kết hợp với các khoa phòng khác trong bệnh viện để thực
hiện chế độ dự trù, kiểm nhập, chế độ kiểm kê tài sản, kỹ thuật, chuyên môn, chế
độ thanh toán, thống kê báo cáo, bàn giao, chế độ cấp phát, nhập xuất… trên cơ
sở khoa học.
2.3.1.1 - Chế độ thuốc độc
- Thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, thuốc độc A – B;
- Dự trù hàng năm thông qua sở y tế, bệnh viện nhập thuốc theo qui định
của Nhà nước;
- Bảo quản xuất nhập theo quy chế thuốc độc.
2.3.1.2 – Quy chế sử dụng thuốc

- Phát thuốc theo đúng y lệnh đơn thuốc;
- Đảm bảo thuốc chất lượng, thuốc tốt, có hạn dùng;
- Hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả kinh tế;
- Thực hiện 3 kiểm tra, 3 đối chiếu.
2.3.1.3 – Quy chế kiểm nhập
- Thuốc đưa vào kho phải có Hội đồng kiểm nhập thuốc xác định nồng độ,
hàm lượng, chất lượng, hạn sử dụng của thuốc;


×