Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

PHÂN TÍCH CHỈ TIÊU CHI PHÍ sản XUẤT THEO yếu tố của DOANH NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.01 KB, 22 trang )

CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH CHI PHÍ SẢN XUẤT
THEO YẾU TỐ CỦA DOANH NGHIỆP
I.

Mục đích, ý nghĩa phân tích.
1. Mục đích
− Đánh giá các kết quả, tình hình thực hiện chỉ tiêu tổng chi phí sản xuất


theo yếu tố của doanh nghiệp.
Tính toán mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tới tổng chi phí. Xác định
nguyên nhân dẫn đến sự biến động của các yếu tố, làm ảnh hưởng trực



tiếp đến mức độ và xu hướng biến động của tổng chi phí sản xuất.
Trên cơ sở đó, đề xuất 1 số phương hướng và biện pháp để cải tiến, tiết
kiệm tổng chi phí, khai thác các khả năng tiềm tàng trong doanh nghiệp,

2.


nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
Ý nghĩa
Chi phí sản xuất là chỉ tiêu chất lượng, tổng hợp, phản ánh hiệu quả sản
xuất kinh doanh như: quy trình công nghệ, tổ chức, quản lý sản xuất và
hiệu quả phục vụ sản xuất như quá trình cung ứng nguyên liệu, tuyển
dụng lao động, bảo trì máy móc thiết bị. Chi phí sản xuất có ảnh hưởng
đến: giá bán sản phẩm vì chi phí thấp thì giảm được giá bán; lợi nhuận
tăng vì chi phí thấp sẽ làm tăng lợi nhuận; lợi thế cạnh tranh vì chi phí





thấp có điều kiện giảm giá bán để tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Ngoài ra chi phí sản xuất là thông tin cho nhà quản lý để hoạch định kế
hoạch và kiểm soát chi phí. Phân tích chi phí có ý nghĩa là cơ sở để DN
đề ra những biện pháp hữu hiệu nhằm tiết kiệm chi phí, hạ thấp giá thành
để từ đó đề ra những biện pháp, phương hướng cải tiến công tác quản lý



giá thành sản phẩm của doanh nghiêp.
Qua phân tích giúp cho DN đánh giá tình hình thực hiện các chế độ,
chính sách của nhà nước liên quan đến chi phí như: chế độ khấu hao, tiền
lương, mức thuế... Trên cơ sở đó có phương pháp giúp DN thực hiện tốt

II.

các chế độ chính sách.
Viết phương trình kinh tế



+
+
+
+
+
+
+


III.

IV.

Tổng chi phí sản xuất theo yếu tố : ∑C (103đ)
Chí phí nhân công: Cnc
Chí phí nguyên vật liệu: Cnvl
Chi phí trừ dần công cụ: Ccc
Chi phí trả lãi tiền vay: Clv
Chi phí khấu hao TSCĐ: Ckh
Chí phí dịch vụ mua ngoài: Cdv
Chi phí khác bằng tiền: Ck
 Phương trình kinh tế: ∑C = Ccn+ Cnvl+ Ccc+ Clv+ Ckh+ Cdv+ Ck

Xác định đối tượng phân tích
− Tổng chi phí sản xuất theo yếu tố kỳ gốc là:
∑C0 =
= 123.450.383 (103đ)
− Tổng chi phí sản xuất theo yếu tố kỳ nghiên cứu là:
∑C1 =
= 139.453.797 (103đ)
Đối tượng phân tích: ∆C = 16.003.414 (103đ)
∆C’= 3.929.967 (103đ)
Lập bảng phân tích


BẢNG PHÂN TÍCH CHI PHÍ SẢN XUẤT THEO YẾU TỐ CỦA DOANH NGHIỆP

IG = 0,10978



Kỳ gốc
S
T
T

1
2
3
4
5
6

7

Yếu tố

Chi phí
nhân
công
Chi phí
nguyên
vật liệu
Trừ dần
công cụ
Trả lãi
tiền vay
Khấu hao
TSCĐ

Chi phí
dịch vụ
mua
ngoài
Chi phí
khác
bằng tiền

Tổng chi phí
(103đ)

V.


hiệ
u

Quy

(103đ)

Tỷ
trọ
ng
(%)

Kỳ nghiên
cứu
Quy


(103đ)

Bội chi hoặc
tiết kiêm
So
Tươ
Tỷ sán
Tuyệt ng
h
trọ
đối
đối
ng (%)
3
(10 đ) (103đ
(%)
)

30.986 25,
.046 10

39.186 28,
.517 10

126
,47

27.652 22,
.886 40


29.982 21,
.566 50

108
,42

2.962. 2,4
809 0
6.295. 5,1
970 0
22.591 18,
.420 30

3.625. 2,6
799 0
8.646. 6,2
135 0
28.030 20,
.213 10

122
,38
137
,33
124
,07

2.329.
374.7
681

72
662.9 373.2
90
27
2.350. 1.734
166 .420
5.438. 3.229
793 .352

Cdv

7.530. 6,1
473 0

11.574 8,3
.665 0

153
,70

4.044. 3.307
192 .711

Ck

25.430 20,
.779 60

18.407 13,
.901 20


72,
38


C

123.45
100
0.383
,00

139.45
112
100
3.797
,96
,00

Ccn
Cnv
l

Ccc
Ctv
Ckh

8.200. 5.170
471 .035


7.022. 9.510
878 .008
16.00 3.929
3.414 .967

MĐAH
->∑C
(%)

6,64
1,89
0,54
1,90
4,41
3,28

-5,69

Tiến hành phân tích
1. Đánh giá chung
Qua bảng số liệu phân tích trên ta thấy, tổng chi phí sản xuất theo
yếu tố của doanh nghiệp đã tăng, cụ thể: ở kỳ gốc (2015) tổng chi phí
sản xuất là 123.450.383 (103đ), đến kỳ nghiên cứu tổng chi phí sản xuất
là 139.453.797 (103đ). Như vậy, trong năm 2016 tổng chi phí sản xuất
theo yếu tố của doanh nghiệp chiếm 112.96% so với năm 2015, tương
ứng bội chi tuyệt đối một lượng là 16.003.414 (10 3đ) và bội chi tương
đối một lượng là 3.929.967 (103đ). Sự biến động của tổng chi phí sản


xuất là do sự thay đổi chi phí của 7 yếu tố: Chi phí nhân công, chi phí

nguyên vật liệu, trừ dần công cụ, trả lãi tiền vay, khấu hao TSCĐ, chí
phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền.
Trong 7 yếu tố trên thì chỉ có duy nhất yếu tố chi phí khác bằng
tiền có xu hướng làm giảm tổng chi phí trong kỳ nghiên cứu. Mức độ
ảnh hưởng làm giảm tổng chi phí sản xuất của yếu tố này khá lớn, chiếm
5,69%, giúp doanh nghiệp tiết kiệm tuyệt đối 7.022.878 (10 3đ) và tiết
kiệm tương đối một lượng vô cùng lớn là 9.510.008 (10 3đ) so với năm
2015. Nhóm các yếu tố còn lại đều làm tăng tổng chi phí, trong đó phải
kể đến chi phí nhân công – yếu tố làm tăng tổng chi phí sản xuất nhiều
nhất, cụ thể mức bội chi tuyệt đối là 8.200.471 (10 3đ) và mức bội chi
tương đối là 5.170.035 (103đ), ảnh hưởng làm tăng tổng chi phí lên tới
6.64%. Theo sau đó là yếu tố chi phí khấu hao TSCĐ, đạt 124,07% so
với kỳ gốc, có mức tăng tuyệt đối là 5.438.793 (103đ) và mức tăng tương
đối là 3.229.352 (103đ), ảnh hường tăng tổng chi phí thêm 4,41%. Bên
cạnh đó, chi phí nguyên vật liệu tuy bội chi tuyệt đối một lượng khá lớn
là 2.329.681 (103đ) nhưng lại giúp doanh nghiệp tiết kiệm tương đối
347.772 (103đ). Còn lại chi phí dịch cụ mua ngoài, trả lãi tiền vay và trừ
dần công cụ có mức độ ảnh hưởng làm tăng tổng chi phí sản xuất lần
lượt là 3,28%, 1,90% và 0,54%.
Để hiểu rõ hơn sự ảnh hường của các yếu tố trên, ta đi vào phân
tích chi tiết.
2. Phân tích chi tiết các yếu tố
2.1. Chi phí nhân công
 Biến động kinh tế
Chi phí nhân công của doanh nghiệp ở kỳ gốc là 30.986.046
(103đ), chiếm tỷ trọng cao nhất - 25,10% trong tổng chi phí; ở kỳ nghiên
cứu chi phí nhân công là 39.186.517 (103đ) và vẫn duy trì tỷ trọng cao
nhất là 28,10% trong tổng chi phí sản xuất. Như vậy, chi phí nhân công
năm 2016 đạt 126,47% chi phí nhân công năm 2015. Yếu tố chi phí
này đã làm cho doanh nghiệp bội chi tuyệt đối và bội chi tương đối một



lượng rất lớn, lần lượt là 8.200.417 (103đ) và 5.170.035 (103đ), đồng thời
có mức độ ảnh hưởng lớn nhất đến tổng chi phí tăng lên của doanh


nghiệp là 6,64%.
Doanh nghiệp bội chi chi phí nhân công là do các nguyên nhân sau:
 NN1: Do bộ phận nhân sự của doanh nghiệp làm việc chưa đạt
hiệu quả cao. Trong quá trình tuyển dụng thêm lao động cho việc
mở rộng sản xuất, với đa số nhân công được thuê tham gia trực
tiếp vào quá trình sản xuất chưa có trình độ chuyên môn để đáp
ứng yêu cầu sản xuất đặt ra. Do vậy, công ty phải công ty phải
mất thêm chi phí để đào tạo tay nghề thành thạo cho nhiều lao



động, làm cho chi phí nhân công tăng mạnh.
 Đây là nguyên nhân chủ quan tiêu cực.
NN2: Do trong kỳ nghiên cứu, để đáp ứng kịp thời yêu cầu của
khách hàng, doanh nghiệp đã quyết định đầu tư thêm dây chuyền,
máy máy sản xuất hiện đại. Điều này đồng nghĩa với việc doanh
nghiệp phải tốn một khoản chi phí lớn để thuê các chuyên gia, kỹ
sư và nhân công nước ngoài về điều chỉnh và vận hành dây
chuyền, máy móc trên đảm bảo cho dây chuyền máy móc đi vào
hoạt động sản xuất ổn định và đảm bảo về năng mặt năng suất kỹ



thuật cũng như về măt chất lượng.

 Đây là nguyên nhân chủ quan tiêu cực.
NN3: Trong kỳ nghiên cứu, doanh nghiệp nhận được các đơn đặt
hàng với số lượng lớn và trong thời gian ngắn nên phải tổ chức
cho lao động làm thêm giờ liên tục nhằm đảm bảo đáp ứng đúng,
đủ và kịp thời các yêu cầu của khách hàng. Doanh nghiệp phải trả
tiền lương giờ làm thêm cho công nhân bằng 150% tiền lương trên



giờ thực tế, do đó mà chi phí tiền lương cho nhân viên tăng mạnh.
 Đây là nguyên nhân khách quan tiêu cực.
NN4: Chính sách tăng lương cơ bản tối thiểu của Nhà nước.Theo
Nghị định 122/2015/NĐ-CP của Chính phủ thì mức tăng lương
tối thiểu vùng áp dụng đối với các doanh nghiệp từ ngày


01/01/2016 là 1,07% các vùng. Vì vậy, chi phí nhân công năm





2016 tăng lên so với năm 2015.
 Đây là nguyên nhân khách quan tiêu cực.
Trong 4 nguyên nhân phân tích trên:
 NN1 là nguyên nhân chính chủ quan tiêu cực
 NN3 là nguyên nhân chính khách quan tiêu cực
Biện pháp cho nguyên nhân chính chủ quan tiêu cực NN1:
Doanh nghiệp cần có các chính sách quản lý tốt nguồn lao động
đảm bảo cho hoạt động sản xuất chính và mở rộng, tránh tình trạng thừa

hay thiếu. Công tác tuyển dụng phải được nâng cao, đòi hỏi bộ phận
tuyển dụng phải làm việc tốt hơn và đạt hiệu quả cao hơn nữa để đảm
bảo nguồn lực lao động tiềm năng cho doanh nghiệp. Bộ phận nhân sự
thay vì tuyển dụng các công nhân có chuyên môn, tay nghề kém để phải
tốn kém chi phí đào tạo thì sẽ thuê những lao động có tay nghề thành
thạo, tức nâng cao tiêu chí về chất hơn về lượng.Thêm vào đó, công ty
nên thường xuyên tổ chức các buổi huẩn luyện nghiệp vụ chuyên môn
để đào tạo nâng cao tay nghề cho các kỹ sư và công nhân.
2.2. Chi phí nguyên vật liệu
 Biến động kinh tế
Ở kỳ gốc, chi phí nguyên vật liệu là 27.652.886 (103đ), chiếm
22,4% tổng chi phí sản xuất của doanh nghiệp.Ở kỳ nghiên cứu, chi phí
này là 29.982.566 (103đ), đạt 108,42% so với kỳ gốc, chiếm 21,50%
tổng chi phí sản xuất. Khoản chi phí này xét về mặt tuyệt đối đã bội chi
2.329.681 (103đ) nhưng về mặt tương đối lại giúp doanh nghiệp tiết
kiệm một lượng là 347.772 (10 3đ) và có mức độ ảnh hưởng tới tổng chi



phí của doanh nghiệp là 1,89%
Doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí nguyên vật liệu là do những
nguyên nhân sau đây:
 NN1: Doanh nghiệp tìm được nhà cung cấp nguồn nguyên vật liệu
đáp ứng đủ tiêu chuẩn và giá cả tương xứng hơn trong nước, thay
thế cho nguồn cung nguyên vật liệu phải nhập khẩu trước đây.
Nhờ đó, doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí nguyên vật liệu do


chênh lệch giữa giá trị nhập khẩu nguyên vật liệu từ đơn vị mới so




với đơn vị cũ.
 Đây là nguyên nhân chủ quan tích cực.
NN2: Doanh nghiệp đã cải tiến và tiết kiệm được chi phí nguyên
vật liệu nhờ vào việc tận dụng và tối ưu hóa được đầu ra của quá
trình sản xuất này là đầu vào cho quá trình sản xuất khác. Do đó
mà doanh nghiệp không phải tốn một khoản chi phí quá lớn cho



việc mua ngoài nguyên vật liệu đầu vào đó.
 Đây là nguyên nhân chủ quan tích cực.
NN3: Bình quân 6 tháng đầu năm 2016 so với cùng kỳ năm 2015,
giá xăng dầu thành phẩm thế giới giảm từ 22,99% đến 44,2%, kéo
theo giá xăng dầu trong nước cũng giảm. Điều này đã giúp doanh



nghiệp tiết kiệm được chi phí vận chuyển nguyên vật liệu.
 Đây là nguyên nhân khách quan tích cực.
NN4: Doanh nghiệp đã xin được giấy phép nhập khẩu một số
nguyên vật liệu nằm trong danh mục hàng hóa quản lý bằng hạn
ngạch, do đó được hưởng các ưu đãi về thuế quan. Hơn nữa, trong
kỳ nghiên cứu doanh nghiệp đã nhập khẩu được lô nguyên vật liệu
được hưởng chế độ ưu đã thuế quan phổ cập, giúp tiết kiệm phí






nhập khẩu.
 Đây là nguyên nhân khách quan tích cực.
Trong 4 nguyên nhân phân tích trên
 NN1 là nguyên nhân chính chủ quan tích cực
 NN3 là nguyên nhân chính khách quan tích cực
Biện pháp cho nguyên nhân chính chủ quan tích cực (NN1):
Bộ phân nghiên cứu thị trường của doanh nghiệp tiếp tục duy trì
và tập trung nghiên cứu những thị trường, nhà cung cấp nguyên vật liệu
để tìm ra đơn vị cung cấp nguyên vật liệu đảm bảo yêu cầu về chất
lượng, với mức giá hợp lý và nguồn cung ổn định.
2.3. Trừ dần công cụ
 Biến động kinh tế
Trừ dần công cụ là yếu tố luôn chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong tổng
chi phí sản xuất của doanh nghiệp. Trong kỳ gốc, quy mô của khoản chi
phí này là 2.962.809 (103đ), tương ứng chiếm 2,40% tỷ trọng trong tổng


chi phí. Trong kỳ nghiên cứu, quy mô chi phí trừ dần công cụ là
3.625.799 (103đ), chiếm tỷ trọng 2,60% tổng chi phí sản xuất, chiếm
122,38% so với kỳ gốc, bội chi tuyệt đối 662.990 (103đ) và bội chi
tương đối 373.227 (103đ), ảnh hưởng tới tổng chi phí tăng thêm một mức


là 0,54%.
Doanh nghiệp bội chi chi phí sản xuất theo yếu tố trừ dần công cụ là do
các nguyên nhân sau đây:
 NN1: Trong kỳ nghiên cứu, doanh nghiệp xuất dùng công cụ,
dụng cụ một lần có giá trị lớn và thời gian khấu trừ dưới một năm
nhằm phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Vì vậy mà chi phí sản




xuất của doanh nghiệp tăng lên.
 Đây là nguyên nhân chủ quan tiêu cực.
NN2: Chi phí trừ dần công cụ tại khi xuất dùng công cụ phục vụ
quản lý tại các phân xưởng trong kỳ cuối năm năm 2015 được
phân bổ thành 2 lần là kỳ cuối 2015 và kỳ đầu 2016. Vì vậy, trong



kỳ đầu 2016 khoản chi phí này đã tăng lên.
 Đây là nguyên nhân chủ quan tiêu cực.
NN3: Ở kỳ nghiên cứu, do ảnh hưởng của điều kiện thời tiết: độ
ẩm cao, nắng mưa thất thường nên một lượng lớn công cụ dụng cụ
của doanh nghiệp bị hư hại, doanh nghiệp phải tiến hành mua
mới lô công cụ, dụngcụ phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh.



Do vậy mà khoản chi phí này đã tăng lên.
 Đây là nguyên nhân khách quan tiêu cực.
NN4: Trong năm 2016, nhà cung ứng công cụ dụng cụ cho doanh
nghiệp gặp vấn đề nên không thể tiếp tục đảm bảo đáp ứng nhu
cầu về công cụ dụng cụ của doanh nghiệp. Doanh nghiệp đã tìm
được nhà cung ứng mới, tuy nhiên mức giá mà đơn vị mới đưa ra
lại cao hơn so với đơn vị trước. Điều này đã làm yếu tố chi phí




này tăng lên.
 Đây là nguyên nhân khách quan tiêu cực.
Trong 4 nguyên nhân phân tích trên
 NN1 là nguyên nhân chính, chủ quan tiêu cực
 NN4 là nguyên nhân chính, khách quan tiêu cực




Biện pháp cho nguyên nhân chủ quan tiêu cực (NN1):
Doanh nghiệp cần tiến hành tổ chức nghiên cứu thường xuyên liên
tục tình hình và nhu cầu sản xuất nhắm đáp ứng kịp thời các yêu cầu về
công cụ, dụng cụ, tránh trường hợp doanh nghiệp phải xuất dùng một lần
công cụ dụng cụ có giá trị quá lớn thay bằng việc xuất dùng ổn định theo
định kỳ nhằm đảm bảo chi phí trừ dần công cụ cũng ổn định.
2.4. Trả lãi tiền vay
 Biến động kinh tế
Tại kỳ gốc, khoản chi phí sản xuất theo yếu tố trả lãi tiền vay bội
chi tuyệt đối một lượng là 2.350.166 (10 3đ) và bội chi tương đối là
1.734.420 (103đ), làm ảnh hưởng 1,90% đến tổng chi phí tăng lên của
doanh nghiệp. Cụ thể, trong kỳ gốc, yếu tố chi phí này là 6.925.970
(103đ), chiểm 5,10% tổng chi phí. Bước sang năm 2016, chi phí trả lãi
tiền vay tăng 37,33% so với năm 2015, tương ứng đạt quy mô 8.646.135



(103đ) và chiếm 6.20% tỷ trọng tổng chi phí sản xuất.
Sự biến động chi phí sản xuất theo yếu tố trả lãi tiền vay do những
nguyên nhân sau đây:
 NN1: Doanh nghiệp tiến hành mở rộng sản xuất, nhu cầu về vốn

 là rất lớn. Doanh nghiệp đã tiến hành vay một lượng vốn từ ngân
hàng theo lãi suất quy định.Do vậy mà chi phí trả lãi tiền vay đã
tăng lên.
Đây là nguyên nhân chủ quan tiêu cực.
NN2: Do cuối năm 2015 doanh nghiệp vay ngoài một khoản vốn




để nhập khẩu nguyên vật liệu phục vụ đầu vào quá tình sản xuất
nhưng đến đầu năm 2016 mới bắt đầu trả lãi theo định kỳ 4 tháng



một lần. Vì thế mà khoản trả lãi tiền vay đã tăng lên.
 Đây là nguyên nhân chủ quan tiêu cực
NN3: Lãi suất cho vay tại các ngân hàng đã tăng từ gần cuối năm
2016 kéo theo chi phí lãi suất biến đổi cho khoản tiền vay tại ngân



hàng của doanh nghiệp cũng tăng lên.
 Đây là nguyên nhân khách quan tiêu cực.
NN4: Sự gia tăng về tỷ giá giữa đồng đô la Mỹ và Việt Nam đồng
đã khiến chi phí lãi vay cuả doanh nghiệp trả cho một công ty tài


chính nước ngoài khi quy đổi từ đồng nội tệ sang ngoại tệ, lượng






nội tệ đã tăng lên đáng kể so với năm 2015.
 Đây là nguyên nhân khách quan tiêu cực.
Trong 4 nguyên nhân phân tích trên
 NN1 là nguyên nhân chính, chủ quan tiêu cực
 NN3 là nguyên nhân chính, khách quan tiêu cực
Biện pháp cho nguyên nhân chính chủ quan tiêu cực (NN1):
Khi có ý định tiến hành mở rộng sản xuất, doanh nghiệp nên chú
trọng tích lũy và tăng lượng vốn đầu tư phát triển hay huy động vốn điều
lệ của công ty từ phía các cổ đông đầu tư, hạn chế lượng vốn vay ngoài
nhiều để giảm chi phí trả lãi tiền vay mà quá trình mở rộng sản xuất vẫn
được đảm bảo.
2.5. Khấu hao TSCĐ
 Biến động kinh tế
Khấu hao TSCĐ là yêu tố có mức độ ảnh hưởng tương đối lớn
đến tổng chi phí sản xuất, đạt 4,41%.Tại kỳ gốc, chi phí khấu hao TSCĐ
là 22.591.420 (103đ), chiểm tỷ trọng là 18,0% trong tổng chi phí sản
xuất. Tại kỳ nghiên cứu, khoản chi phí này đã tăng 24,07% so vơi kỳ
gốc, cụ thể quy mô kỳ nghiên cứu là 28.030213 (10 3đ) và chiếm 20,10%



tổng chi phí.
Doanh nghiệp bội chi chi phí khấu hao TSCĐ là do các nguyên nhân
sau:


NN1: Tỷ lệ chiếu khấu cao 40% trong năm đầu tiên cho lô hàng

máy móc thiết bị hiện đại doanh nghiệp mới nhập khẩu để phục vụ
sản xuất đã làm cho chi phí khấu hao TSCĐ ở kỳ nghiên cứu tăng
mạnh.
Đây là nguyên nhân chủ quan tiêu cực.
NN2: Doanh nghiệp tiến hành sửa chữa lớn TSCĐ cho một cơ sở




sản xuất xi măng nhưng không thực hiện trích trước chi phí sửa
chữa lớn TSCĐ rồi phân bổ nhiều năm mà tiến hành phân bổ trong
thời gian tương đối ngắn là 1,5 năm với 1 năm trong kỳ nghiên
cứu. Điều này làm khoản trích cho khấu TSCĐ trong tổng chi phí
tăng mạnh.


Đây là nguyên nhân chủ quan tiêu cực.
NN3: Chi phí thuê đất đai, cơ sở hạ tầng tại khu công nhiệp mà




công ty vừa tiến hành xây dựng nhà máy và văn phòng mới tương
đối cao. Vì vậy mà chi phí khấu hao cho việc thuê đất đai và cơ sở



hạ tầng cũng tăng theo.
 Đây là nguyên nhân khách quan tiêu cực.
NN4: Một vụ cháy do chập điện bởi sét xảy ra tại một xưởng sản

xuất hóa chất khiến toàn bộ máy móc thiết bị không tiếp tục sử
dụng được nữa. Điều này làm cho chi phí khấu hao toàn bộ máy
móc thiết bị này trong vòng 2 năm sau được tính hết vào kỳ
nghiên cứu. Chính vì vật mà chi phí khấu hao TSCĐ của doanh





nghiệp tại kỳ nghiên cứu bội chi.
 Đây là nguyên nhân khách quan tiêu cực.
Trong 4 nguyên nhân phân tích trên
 NN1 là nguyên nhân chính chủ quan tiêu cực
 NN3 là nguyên nhân chính khách quan tiêu cực
Biện pháp cho nguyên nhân chính chủ quan tiêu cực (NN1):
Doanh nghiệp cần tiến hành tính toán chi tiết và chính xác mức
khấu hao TSCĐ cho máy móc thiết bị mới nhập khẩu để từ đó có thời
gian và mức độ phân bổ khấu hao hợp lý, phù hợp với thời hạn sử dụng
cũng như công suất của máy móc, tránh trường hợp phân bổ tỷ lệ quá
chênh lệch giữa các năm như tỷ lệ quá cao cho năm đầu tiên và quá thấp
cho năm cuối cùng.
2.6. Chi phí dịch vụ mua ngoài
 Biến động kinh tế
Đây là yếu tố chi phí chiếm tỷ lệ nhỏ thứ 3 trong tổng chi phí, sau
2 yếu tố trừ dần công cụ và trả lãi tiền vay.Năm 2015, chi phí dịch vụ
mua ngoài là 7.530.473 (103đ), chiếm 6,1% trong tổng chi phí sản xuất
của doanh nghiệp.Bước sang năm 2016, lượng chi phí này tăng gần gấp
1,5 so với năm 2015. Cụ thể quy mô kỳ nghiên cứu là 11.574.665 (10 3đ)
và 4.044.492 (103đ) là lượng bội chi tuyệt đối, tương ứng bội chi tương
đối là 3.307.711 (103đ), chiếm 153,70% so với kỳ gốc. Sự biến động của

chi phí dịch vụ mua ngoài đã làm tổng chi phí tăng lên 3,28%.




Doanh nghiệp bội chi chi phí dịch vụ mua ngoài do những nguyên nhân
sau:


NN1: Trong kỳ nghiên cứu, một số máy móc thiết bị sản xuất
nhập khẩu của doanh nghiệp bị trục trặc. Do đó doanh nghiệp đã
thuê ngoài sửa chữa TSCĐ, làm cho chi phí dịch vụ thuê ngoài
tăng lên.
Đây là nguyên nhân chủ quan tiêu cực.
NN2: Doanh nghiệp đã tiến hành thuê ngoài một đơn vị chuyên




môn hóa sản xuất các loại bao bì phục vụ đóng gói phân bón và xi
măng cho doanh nghiệp thay vì tự mình làm như trước, vì vậy mà



chi phí dịch vụ mua ngoài đã tăng lên.
 Đây là nguyên nhân chủ quan tiêu cực.
NN3: Theo khung giá bán buôn điện bình quân của Tập đoàn Điện
lực Việt Nam cho các tổng công ty điện lực trong năm 2016 tăng
từ 2-5% so với mức đang áp dụng của năm 2015. Do vậy mà chi




phí điện của doanh nghiệp tăng mạnh.
 Đây là nguyên nhân khách quan tiêu cực.
NN4 : Trong kỳ nghiên cứu, Chính phủ tiến hành rà soát lại mức
phí thu tại các trạm kiểm soát trên các tuyến đường cao tốc và điều
chỉnh mức phí tăng lên cho phù hợp. Do đó chi phí thuê ngoài dịch





vụ vận tải của doanh nghiệp tăng lên đáng kể.
 Đây là nguyên nhân khách quan tiêu cực.
Trong 4 nguyên nhân phân tích trên
 NN1 là nguyên nhân chính chủ quan tiêu cực
 NN3 là nguyên nhân chính khách quan tiêu cực
Biện pháp cho nguyên nhân chính chủ quan tiêu cực (NN1):
Doanh nghiệp nên tiến hành các buổi tập huấn đào tạo chuyên
môn hoặc cử các kỹ sư của doanh nghiệp tham gia các khóa đào tạo kỹ
thuật chuyên sâu tại nước ngoài nhằm phục vụ cho công tác lắp ráp,vận
hành sửa chữa hay khắc phục trục trặc kỹ thuật trên máy móc,thiết bị,
dây chuyên công nghệ của doanh nghiệp thay vì phải thuê ngoài.
2.7. Chi phí khác bằng tiền
 Biến động kinh tế


Đây là yếu tố chi phí duy nhất làm giảm tổng chi phí sản xuất của
doanh nghiệp trong kỳ nghiên cứu. Chi phí khác bằng tiền tiết kiệm
tuyệt đối một lượng là 7.022.878 (103đ) và mức độ ảnh hưởng tới tổng

chi phí sản xuất giảm là 5,69%. Năm 2015, quy mô chi phí này là
25.430.779(103đ), chiếm 20,60% tổng chi phí

và giảm xuống còn

18.407.901 (103đ) , chiếm 13,20% vào năm 2016 giúp doanh nghiệp tiết


kiệm tương đối một lượng rất lớn là 9.510.008 (103đ).
Doanh nghiệp tiết kiệm chi phí khác bằng tiền là do những nguyên nhân
sau:


NN1: Trong kỳ nghiên cứu, nhờ vào uy tín chất lượng sản phẩm
cùng chiến lược marketing nhạy bén, doanh nghiệp đã tìm kiếm và
ký kết được các hợp đồng lớn và dài hạn về đầu ra của các sản
phẩm sản xuất của doanh nghiệp ở trong và ngoài nước mà không
phải thông qua trung gian môi giới hay quảng cáo. Do đó đã tiết
kiệm được một khoản tiền lớn về phí môi giới, tiền hoa hồng và phí
quảng cáo. Điều này giúp tiết kiệm tổng chi phí sản xuất cho công
ty.
Đây là nguyên nhân chủ quan tích cực.
NN2: Ở kỳ gốc, để chuẩn bị cho kế hoạch mở rộng sản xuất cũng




như chuẩn bị nhập khẩu máy móc thiết bị, doanh nghiệp tiến hành
tổ chức nhiều cuộc họp gây tốn kém về cả thời gian và chi phí cho
việc đi lại và tổ chức. Sang kỳ nghiên cứu, nhiều cuộc họp trực

tuyến thông qua thiết bị hội nghị truyền hình đã được tổ chức, nhờ



đó tiết kiệm được thời gian và chi phí mà vẫn đạt hiệu quả.
 Đây là nguyên nhân chủ quan tích cực
NN3: Nhà nước đã thực hiện lộ trình cắt giảm thuế quan theo đúng
hiệp định thương mại tự do FTA, song phương và đa phương. Nhờ
đó nhiều mặt hàng đã được cắt giảm thuế xuât khẩu, nhập khẩu như
mặt hàng phân bón mà doanh nghiệp kinh doanh nên chi phí thuế
trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp giảm đáng kể.
 Đây là một nguyên nhân khách quan tích cực.




NN4: Tại Điều 3 Luật thuế XNK số 545/2005/QH11 quy định về
đối tượng không chịu thuế xuất nhập khẩu bao gồm Hàng hóa là
phần dầu khí thuộc taì nguyên của Nhà nước khi xuất khẩu, trong
khi đó mặt hàng sản xuất của doanh nghiệp là dầu thô nên doanh





nghiệp đã tiết kiệm được một khoản thuế xuất khẩu.
 Đây là nguyên nhân khách quan tích cực.
Trong 4 nguyên nhân phân tích trên
 NN1 là nguyên nhân chính chủ quan tích cực
 NN3 là nguyên nhân chính khách quan tích cực

Biện pháp cho nguyên nhân chính chủ quan tích cực (NN1):
Doanh nghiệp nên tiếp tục thay đổi kết cấu hàng hóa và nâng cao
chất lượng các mặt hàng nhằm đảm bảo và giữ vững uy tín, niềm tin của
đối tác. Đảm bảo chất lượng hàng hóa là một chiến lược lâu dài và thông
minh cho doanh nghiệp để đạt được lới thế về chi phí, duy trì và nâng
cao vị thế trên thi trường.
3. Kết luận chương 2
3.1. Kết luận về biến động kinh tế
Tổng chi phí sản xuất của doanh nghiệp ở kỳ nghiên cứu có xu
hướng gia tăng so với kỳ gốc. Cụ thể, 123.450.383(10 3đ) lý giải cho tổng
chi phí sản xuất của doanh nghiệp tại kỳ gốc và 139.453.797 (10 3đ) giải
thích cho tổng chi phí sản xuất của doanh nghiệp tại kỳ nghiên cứu ,
tương ứng tăng 12,96% so với kỳ gốc.Như vậy, xét về mặt tuyệt đối,
tổng chi phí sản xuất đã bội chi 16.003.414 (10 3đ) ; về mặt tương đối thì
bội chi một lượng là 3.929.967 (10 3đ) . Tổng chi phí sản xuất của cả
doanh nghiệp tăng là do sự thay đổi của 7 yếu tố sau:
 Yếu tố 1: Chi phí nhân công
Chi phí nhân công là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến sự gia tăng
tổng chi phí sản xuất và đồng thời cũng là yếu tố có quy mô lớn nhất
trong 7 yêu tố. Tại kỳ gốc, quy mô chi phí nhân công là 30.986.046
(103đ), tương ứng chiểm tỷ trọng 25,10% . Sang đến kỳ nghiên cứu, yếu
tố chi phí này đã tăng lên tới 39.186.517 (10 3đ), có tỷ trong là 28,10% và
chiếm 126,47% so với kỳ gốc.Chi phí này đã bội chi tương đối một


lượng khá lớn là 8.200.471 (103đ) và 5.170.035 (103đ) là lượng bội chi
tuyệt đối so với kỳ gốc, ảnh hưởng 6,64% tới lượng bội chi của tổng chi
phí.



Yếu tố 2: Chi phí nguyên vật liệu
Là một trong 2 yếu tố giúp doanh nghiệp tiết kiệm bội chi tương

đối, chi phí nguyên vật liệu là yếu tố chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 trong tổng
chi phí của doanh nghiệp. Năm 2015, chi phí nguyên vật liệu là
27.652.886 (103đ) , chiếm tỷ trọng 22,40%. Sang năm 2016, quy mô chi
phí này là 29.982.566 (103đ) , chiếm 21,50% trong tổng chi phí, tăng
8,42% so với năm 2015.Chi phí nguyên vật liệu ảnh hưởng 1,89% đến
sự gia tăng tổng chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp.
 Yếu tố 3 : Trừ dần công cụ
Đây là yếu tố chi phí chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong tổng chi phí
sản xuất của doanh nghiệp. Chính vì vậy nhân tố này cũng có mức độ
ảnh hưởng nhỏ nhất đến tổng chi phí tăng thêm.Cụ thể, tại kỳ gốc, chi
phí trừ dần công cụ là 2.962.809 (103đ), chiếm 2,4% tỷ trọng trong tổng
chi phí sản xuất. Đến kỳ nghiên cứu, chi phí này tăng lên 3.625.799
(103đ), chiếm tỷ trọng 2,60%, đạt 122,38% so với kỳ gốc. Điều này đã
làm cho doanh nghiệp bội chi tuyết đối 622.990 (10 3đ) , tương ứng bội
chi tương đối 373.227 (103đ) và ảnh hưởng chỉ 0,54% đến sự gia tăng
tổng chi phí sản xuất của doanh nghiệp.
 Yếu tố 4: Trả lãi tiền vay
Chi phí trả lãi tiền vay tăng quy mô từ 6.295.970 (10 3đ) năm 2015
đến 8.646.135 (103đ) năm 2016, tương ứng tỷ trọng tăng từ 5,10% trong
kỳ gốc lên 6,20% vào kỳ nghiên cứu dù chiếm tỷ trọng nhỏ thứ hai- sau
chi phí trừ dần công cụ. Do vậy mà tổng chi phí đã bội chi tuyệt đối
2.350.166 (103đ) và bội chi tương đối 1734.420 (10 3đ), chiếm 137,33%
so với kỳ gốc, ảnh hưởng tới tổng chi phí tăng thêm 1,90%.
 Yếu tố 5: Khấu hao TSCĐ
Tại kỳ gốc, chi phí khấu hao TSCĐ là 22.591.420 (10 3đ), chiếm
18,30% trong tỷ trọng. Sang đến kỳ nghiên cứu, chi phí này chiếm



124,07% so với kỳ gốc, tăng lên 20,10% trong tỷ trọng, tương ứng có
quy mô là 28.030.213 (103đ). Yếu tố này về mặt tuyệt đối và tương đối
đã bội chi một lượng lần lượt là 5.438.793 (10 3đ) và 3.229.352 (103đ) và
khiến tổng chi phí sản xuất tăng một mức tương đối lớn là 4,41%.



Yếu tố 6: Chi phí dịch vụ mua ngoài
Đây là yếu tố chi phí có tỷ lệ gia tăng lớn nhất.Năm 2015, chi phí

dịch vụ mua ngoài là 7.530.473 (10 3đ), chiểm tỷ trọng 6,10%. Sau đó,
trong năm 2016, chi phí này tăng gần 1,5 lần, tới 11.574.665 (10 3đ),
chiếm tỷ trọng là 8,30% trong tổng chi phí sản xuất của doanh nghiệp,
đặc biết chiểm 153,70% so với kỳ gốc. Mức độ ảnh hưởng của chi phí
này tới tổng chi phí tăng thêm là 3,28%, tương ứng bội chi tương đối
3.307.711 (103đ) và bội chi tuyệt đối 4.044.192 (103đ) .
 Yếu tố 7: Chi phí khác bằng tiền
Đây là yếu tố duy nhất làm giảm mức độ tuyệt đối của tổng chi
phí sản xuất. Trong năm 2015, chi phí này có quy mô là 25.430.779
(103đ), tương ứng đạt tỷ trọng là 20,60%. Bước sang năm 2015, quy mô
chi phí này đã giảm xuống còn 18.407.901, tương ứng tỷ trọng cũng
giảm xuống còn 13,20% , Vì vậy mà trong kỳ nghiên cứu chi phí khác
bằng tiền chỉ chiếm 72,38% so với kỳ gốc, giúp doanh nghiệp tiết kiệm
tuyệt đối một lượng lớn là 7.022.878 (103đ) và tiết kiệm tương đối raart
nhiều là 9.510.008 (103đ).Mức độ ảnh hưởng tới giảm tổng chi phí lên
đến 5,69%.
3.2. Kết luận về nguyên nhân chính
 Nhóm nguyên nhân chính chủ quan
• Nhóm nguyên nhân chính chủ quan tích cực

 1:
Doanh nghiệp tìm được nhà cung cấp nguồn nguyên vật
liệu đáp ứng đủ tiêu chuẩn và giá cả tương xứng hơn trong nước,
thay thế cho nguồn cung nguyên vật liệu phải nhập khẩu trước
đây. Nhờ đó, doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí nguyên vật liệu


do chênh lệch giữa giá trị nhập khẩu nguyên vật liệu từ đơn vị mới


so với đơn vị cũ.
2:
Trong kỳ nghiên cứu, nhờ vào uy tín chất lượng sản phẩm
cùng chiến lược marketing nhạy bén, doanh nghiệp đã tìm kiếm và
ký kết được các hợp đồng lớn và dài hạn về đầu ra của các sản
phẩm sản xuất của doanh nghiệp ở trong và ngoài nước mà không
phải thông qua trung gian môi giới hay quảng cáo. Do đó đã tiết
kiệm được một khoản tiền lớn về phí môi giới, tiền hoa hồng và
phí quảng cáo. Điều này giúp tiết kiệm tổng chi phí sản xuất cho




công ty.
Nhóm nguyên nhân chính chủ quan tiêu cực
1:
Do bộ phận nhân sự của doanh nghiệp làm việc chưa đạt
hiệu quả cao. Trong quá trình tuyển dụng thêm lao động cho việc
mở rộng sản xuất, với đa số công nhân được thuê tham gia trực
tiếp vào quá trình sản xuất chưa có trình độ chuyên môn để đáp

ứng yêu cầu sản xuất đặt ra. Do vậy, công ty phải công ty phải mất
thêm chi phí để đào tạo tay nghề thành thạo cho nhiều lao động,



làm cho chi phí nhân công tăng mạnh.
2:
Trong kỳ nghiên cứu, doanh nghiệp xuất dùng công cụ,
dụng cụ một lần có giá trị lớn và thời gian khấu trừ dưới một năm
nhằm phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Vì vậy mà chi phí sản



xuất của doanh nghiệp tăng lên.
3:
Doanh nghiệp tiến hành mở rộng sản xuất, nhu cầu về vốn
là rất lớn. Doanh nghiệp đã vay một lượng vốn từ ngân hàng theo
lãi suất quy định tại ngân hàng.Do vậy mà chi phí trả lãi tiền vay



đã tăng lên.
4:
Tỷ lệ chiếu khấu cao 40% trong năm đầu tiên cho lô hàng
máy móc thiết bị hiện đại doanh nghiệp mới nhập khẩu để phục vụ
sản xuất đã làm cho chi phí khấu hao TSCĐ ở kỳ nghiên cứu tăng
mạnh.





5:

Trong kỳ nghiên cứu, một số máy móc thiết bị sản xuất

nhập khẩu của doanh nghiệp bị trục trặc. Do đó doanh nghiệp đã
thuê ngoài sửa chữa TSCĐ, làm cho chi phí dịch vụ thuê ngoài




tăng lên.
Nhóm nguyên nhân chính khách quan
Nhóm nguyên nhân chính khách quan tích cực
1.
Bình quân 6 tháng đầu năm 2016 so với cùng kỳ năm
2015, giá xăng dầu thành phẩm thế giới giảm từ 22,99% đến
44,2%, kéo theo giá xăng dầu trong nước cũng giảm. Điều này đã
giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí vận chuyển nguyên vật



liệu.
2.

Nhà nước đã thực hiện lộ trình cắt giảm thuế quan theo

đúng hiệp định thương mại tự do FTA, song phương và đa
phương. Nhờ đó nhiều mặt hàng đã được cắt giảm thuế xuât khẩu,
nhập khẩu như mặt hàng phân bón mà doanh nghiệp kinh doanh

nên chi phí thuế trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp giảm đáng



kể.
Nhóm nguyên nhân chính khách quan tiêu cực
1.
Trong kỳ nghiên cứu, doanh nghiệp nhận được các đơn đặt
hàng với số lượng lớn và trong thời gian ngắn nên phải tổ chức
cho lao động làm thêm giờ liên tục nhằm đảm bảo đáp ứng đúng,
đủ và kịp thời các yêu cầu của khách hàng. Doanh nghiệp phải trả
tiền lương giờ làm thêm cho công nhân bằng 150% tiền lương trên



giờ thực tế, do đó mà chi phí tiền lương cho nhân viên tăng mạnh.
2.
Trong năm 2016, nhà cung ứng công cụ dụng cụ cho doanh
nghiệp gặp vấn đề nên không thể tiếp tục đảm bảo đáp ứng nhu
cầu về công cụ dụng cụ của doanh nghiệp. Doanh nghiệp đã tìm
được nhà cung ứng mới, tuy nhiên mức giá mà đơn vị mới đưa ra
lại cao hơn so với đơn vị trước. Điều này đã làm yếu tố chi phí
này tăng lên.




3.

Lãi suất cho vay tại các ngân hàng đã tăng từ gần cuối năm


2016 kéo theo chi phí lãi suât cho khoản tiền vay tại ngân hàng


của doanh nghiệp cũng tăng lên.
4.
Chi phí thuê đất đai, cơ sở hạ tầng tại khu công nhiệp mà
công ty vừa tiến hành xây dựng nhà máy và văn phòng mới tương
đối cao. Vì vậy mà chi phí khấu hao cho việc thuê đất đai và cơ sở



hạ tầng cũng tăng theo.
5.
Theo khung giá bán buôn điện bình quân của Tập đoàn
Điện lực Việt Nam cho các tổng công ty điện lực trong năm 2016
tăng từ 2-5% so với mức đang áp dụng của năm 2015. Do vậy mà

chi phí điện của doanh nghiệp tăng mạnh.
3.3. Kết luận về biện pháp cho các nguyên nhân chính chủ quan
 Nhóm biện pháp cho nguyên nhân chính chủ quan tích cực
• 1.
Bộ phân nghiên cứu thị trường của doanh nghiệp tiếp tục
duy trì và tập trung nghiên cứu những thị trường, nhà cung cấp
nguyên vật liệu để tìm ra đơn vị cung cấp nguyên vật liệu đảm bảo


yêu cầu về chất lượng với mức giá hợp lý và nguồn cung ổn định.
2.
Doanh nghiệp nên tiếp tục thay đổi kết cấu hàng hóa và

nâng cao chất lượng các mặt hàng nhằm đảm bảo và giữ vững uy
tín, niềm tin của đối tác. Đảm bảo chất lượng hàng hóa là một
chiến lược lâu dài và thông minh cho doanh nghiệp để đạt được lới




thế về chi phí, duy trì và nâng cao vị thế trên thị trường.
Nhóm biện pháp cho nguyên nhân chính chủ quan tiêu cực
1.
Doanh nghiệp cần có các chính sách quản lý tốt nguồn lao
động đảm bảo cho hoạt động sản xuất chính và mở rộng, tránh tình
trạng thừa hay thiếu. Công tác tuyển dụng phải được nâng cao, đòi
hỏi bộ phận tuyển dụng phải làm việc tốt hơn và đạt hiệu quả cao
hơn nữa để đảm bảo nguồn lực lao động tiềm năng cho doanh
nghiệp. Bộ phận nhân sự thay vì tuyển dụng các công nhân có
chuyên môn, tay nghề kém để phải tốn kém chi phí đào tạo thì sẽ
thuê những lao động có tay nghề thành thạo, tức nâng cao tiêu chí


về chất hơn về lượng.Thêm vào đó, công ty nên thường xuyên tổ
chức các buổi huẩn luyện nghiệp vụ chuyên môn để đào tạo nâng


cao tay nghề cho các kỹ sư và công nhân.
2.
Doanh nghiệp cần tiến hành tổ chức nghiên cứu thường
xuyên liên tục tình hình và nhu cầu sản xuất nhắm đáp ứng kịp
thời các yêu cầu về công cụ, dụng cụ, tránh trường hợp doanh
nghiệp phải xuất dùng một lần công cụ dụng cụ có giá trị quá lớn

thay bằng việc xuất dùng ổn định theo định kỳ nhằm đảm bảo chi



phí trừ dần công cụ cũng ổn định.
3.
Khi có ý định tiến hành mở rộng sản xuất, doanh nghiệp
nên chú trọng tích lũy và tăng lượng vốn đầu tư phát triển hay huy
động vốn điều lệ của công ty từ phía các cổ đông đầu tư, hạn chế
lượng vốn vay ngoài nhiều để giảm chi phí trả lãi tiền vay mà quá



trình mở rộng sản xuất vẫn được đảm bảo.
4.
Doanh nghiệp cần tiến hành tính toán chi tiết và chính xác
mức khấu hao TSCĐ cho máy móc thiết bị mới nhập khẩu để từ
đó có thời gian và mức độ phân bổ khấu hao hợp lý, phù hợp với
thời hạn sử dụng cũng như công suất của máy móc, tránh trường
hợp phân bổ tỷ lệ quá chênh lệch giữa các năm như tỷ lệ quá cao



cho năm đầu tiên và quá thấp cho năm cuối cùng.
5.
Doanh nghiệp nên tiến hành các buổi tập huấn đào tạo
chuyên môn hoặc cử các kỹ sư của doanh nghiệp tham gia các
khóa đào tạo kỹ thuật chuyên sâu tại nước ngoài nhằm phục vụ
cho công tác lắp ráp, vận hành sửa chữa hay khắc phục trục trặc kỹ
thuật trên máy móc,thiết bị, dây chuyên công nghệ của doanh

nghiệp thay vì phải thuê ngoài.




×