Tải bản đầy đủ (.doc) (75 trang)

TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐẢNG bộ TRƯỜNG TRUNG cấp CẢNH sát vũ TRANG LÃNH đạo NHIỆM vụ GIÁO dục đào tạo từ năm 2005 đến năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (391.74 KB, 75 trang )

“Đảng bộ Trường Trung cấp Cảnh sát Vũ trang lãnh đạo thực hiện
nhiệm vụ giáo dục và đào tạo từ năm 2005 đến năm 2015”
Giáo dục - đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự
phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thế giới. Phát triển GD - ĐT là
quốc sách hàng đầu, là yêu cầu khách quan đối với sự phát triển của Việt Nam
trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Đối với lĩnh vực an ninh, GD - ĐT góp phần đào tạo ra những con người
có đủ đức, tài đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù
địch, các loại tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật để bảo vệ ANQG,
đảm bảo TTATXH. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, tình hình thế giới có
nhiều diễn biến phức tạp, khó lường, xung đột sắc tộc và tôn giáo, tội phạm
khủng bố và tội phạm xuyên quốc gia không ngừng gia tăng. Ở trong nước,
các thế lực thù địch tăng cường hoạt động chống Đảng, Nhà nước và chế độ
Xã hội chủ nghĩa. Các loại tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật cũng
không ngừng gia tăng cả về số lượng và tính chất vụ việc.
Vì vậy, để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng CAND Việt Nam “Cách
mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại” và bảo vệ ANQG, đảm bảo
TTATXH, đòi hỏi phải có một hệ thống các giải pháp trong toàn lực lượng
CAND, trong đó nâng cao chất lượng GD - ĐT ở các học viện nhà trường
trong CAND là một giải pháp quan trọng.
Trường TCCSVT, một trung tâm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CB,CS
CSVT trong toàn ngành Công an. Chất lượng GD - ĐT của nhà trường quyết
định đến chất lượng đội ngũ CB,CS đây là một trong những yếu tố quyết định
đến việc hoàn thành nhiệm vụ của các đơn vị trong lực lượng CAND. Nhận
thức sâu sắc vị trí, vai trò nhiệm vụ công tác GD - ĐT, trong những năm qua,
thực hiện quan điểm, chủ trương phát triển GD - ĐT của Đảng, ĐUCATƯ,
Đảng bộ Nhà trường đã lãnh đạo phát triển GD - ĐT, đã đạt được nhiều thành
tựu quan trọng. Đội ngũ CB,CS sau khi ra trường nhìn chung đã đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Tuy nhiên, công tác GD - ĐT vẫn còn bộc lộ những hạn
103



chế như: sự bất cập trong nội dung, chương trình, phương pháp; một bộ phận
học viên sau khi ra trường kết quả hoàn thành nhiệm vụ chưa cao.
Trước yêu cầu xây dựng lực lượng CAND và sự nghiệp bảo vệ ANQG,
đảm bảo TTATXH trong tình hình mới, đòi hỏi Đảng bộ Trường TCCSVT
phải tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt hơn nữa nhiệm vụ GD - ĐT.
Đồng thời, việc nghiên cứu quá trình Đảng bộ Trường TCCSVT lãnh
đạo thực hiện nhiệm vụ GD - ĐT từ năm 2005 đến năm 2015 để đánh giá
đúng những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân và rút ra những bài học kinh
nghiệm góp phần nâng cao chất lượng GD - ĐT của Nhà trường trong những
năm tới là vấn đề cần thiết, cấp bách.

Chương 1
CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TRƯỜNG TRUNG CẤP
CẢNH SÁT VŨ TRANG VỀ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO (2005 - 2010)

1.1. Những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo của Đảng bộ Trường
Trung cấp Cảnh sát Vũ trang về giáo dục và đào tạo
1.1.1. Chủ trương của Đảng và Đảng bộ Công an Trung ương về giáo
dục và đào tạo
* Chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển giáo dục và
đào tạo
Xuất phát từ vị trí, vai trò của GD - ĐT cũng như yêu cầu đòi hỏi của
thời kỳ mới, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng (2001) khẳng định
và bổ sung, phát triển quan điểm GD - ĐT: “Phát triển giáo dục và đào tạo là
một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa là điều kiện để phát huy nguồn lực con người yếu tố cơ bản để phát triển
xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững… Phát triển khoa học và công
nghệ cùng với phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là nền tảng
và động lực đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” [43, tr.108-112].
104



Đại hội đã xác định những định những nhiệm vụ giải pháp chủ yếu phát triển
giáo dục và đào tạo:
Một là, tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung,
phương pháp dạy và học, hệ thống trường lớp và hệ thống quản lý giáo dục, thực
hiện “chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá”.phát huy tinh thần độc lập suy nghĩ và
sáng tạo của học sinh và sinh viên, đề cao năng lực tự học, tự hoàn thiện học vấn
và tay nghề.
Hai là, đẩy mạnh phong trào học tập trong nhân dân bằng nhiều hình thức,
phát triển đa dạng các hình thức đào tạo chính quy và không chính quy, thực
hiện “giáo dục cho mọi người”, “cả nước trở thành một xã hội học tập”.
Ba là, tăng ngân sách nhà nước cho giáo dục và đào tạo theo nhịp độ tăng
trưởng kinh tế, mở rộng hợp lý quy mô giáo dục đại học.
Bốn là, tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho học
sinh, sinh viên. Cải tiến việc giảng dạy và học tập các bộ môn khoa học MácLênin và tư tưởng Hồ Chí Minh ở các trường đại học, cao đẳng, trung học
chuyên nghiệp và dạy nghề.
Năm là, thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện cho người
nghèo có cơ hội học tập. Có chính sách hỗ trợ đặc biệt những học sinh có năng
khiếu, đời sống khó khăn được theo học ở các bậc học cao. Có quy hoạch và
chính sách tuyển chọn người giỏi, tăng ngân sách đào tạo ở nước ngoài, đồng
thời khuyến khích việc du học tự túc.
Sáu là, thực hiện xã hội hóa giáo dục, phát triển đa dạng các hình thức đào
tạo, đẩy mạnh việc xây dựng các quỹ khuyến khích tài năng, các tổ chức khuyến
học, bảo trợ giáo dục.
Bảy là, giải quyết dứt điểm những vấn đề bức xúc: sửa đổi chương trình
đào tạo, cải tiến chế độ thi cử, khắc phục khuynh hướng “thương mại hoá” giáo

105



dục, quản lý chặt chẽ việc cấp văn bằng, công nhận học hàm, học vị; chấn chỉnh
công tác quản lý hệ thống trường học cả công lập và ngoài công lập.
Tháng 7/2002, tại Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng
khóa IX, sau khi kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII
khẳng định những thành tựu đạt được, chỉ ra những khó khăn vướng mắc trong
GD - ĐT, đã đề ra nhiệm vụ phát triển GD - ĐT đến năm 2010 là: Nâng cao chất
lượng hiệu quả GD - ĐT nhân tài. Thực hiện giáo dục toàn diện, tạo chuyển biến
cơ bản về chất lượng giáo dục, nhất là trong các trường đại học, cao đẳng. Đặc
biệt chú trọng giáo dục tư tưởng chính trị. Tập trung đổi mới nội dung chương
trình, phương pháp giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa. Nâng cao chất
lượng giảng dạy các môn khoa học xã hội, nhân văn nhất là môn Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh. Hoàn thiện cơ chế chính sách đào tạo, bồi dưỡng và sử
dụng nhân tài đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH; phát triển hợp lý quy mô giáo dục
trên cơ sở bảo đảm chất lượng và điều chỉnh cơ cấu đào tạo, gắn đào tạo với yêu
cầu phát triển kinh tế - xã hội, đào tạo với sử dụng; thực hiện công bằng xã hội
trong giáo dục, tạo cơ hội ngày càng tốt hơn cho mọi cấp học và trình độ đào tạo,
cho mọi tầng lớp nhân dân, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Để thực hiện các nhiệm vụ trên, Hội nghị đưa ra các giải pháp cơ bản:
Một là, đổi mới mạnh mẽ quản lý Nhà nước về giáo dục. Coi việc phát
triển và nâng cao chất lượng giáo dục, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và nâng
cao hiệu lực quản lý của nhà nước về GD - ĐT là một chỉ tiêu phấn đấu xây
dựng đảng bộ trong sạch, vững mạnh.
Hai là, xây dựng và triển khai chương trình “xây dựng đội ngũ nhà giáo và
cán bộ quản lý giáo dục một cách toàn diện”
Ba là, tiếp tục hoàn thiện cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân và sắp xếp,
củng cố, phát triển mạng lưới trường lớp, cơ sở giáo dục.

106



Bốn là, tăng cường đầu tư cho GD - ĐT đúng với yêu cầu quốc sách hàng
đầu. Đổi mới cơ chế chính sách nhằm huy động mọi nguồn lực có thể huy động
để phát triển giáo dục.
Năm là, đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, coi giáo dục là sự nghiệp của toàn
dân là một giải pháp quan trọng để tiếp tục phát triển giáo dục.
Nhận thức ngày càng rõ hơn vị trí, vai trò của GD - ĐT, Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ X của Đảng (4 - 2006) nhấn mạnh: “Giáo dục và đào tạo
cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động
lực thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa” [46, tr. 94 - 95]. Đồng thời, Đại
hội cũng chỉ rõ: Đổi mới tư duy giáo dục một cách nhất quán từ mục tiêu,
chương trình, nội dung, phương pháp đến cơ cấu và hệ thống tổ chức, cơ chế
quản lý để tạo được chuyển biến căn bản và toàn diện của nền giáo dục nước
nhà, tiếp cận với trình độ giáo dục của khu vực và thế giới; khắc phục cách đổi
mới chắp vá, thiếu tầm nhìn tổng thể, thiếu kế hoạch đồng bộ. Phấn đấu xây dựng
nền giáo dục hiện đại, của dân, do dân và vì dân, đảm bảo công bằng về cơ hội học
tập cho mọi người, tạo điều kiện để toàn xã hội học tập và học tập suốt đời, đáp ứng
yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
* Chủ trương của Đảng bộ Công an Trung ương về giáo dục và đào tạo
Quán triệt chủ trương của Đảng về phát triển GD - ĐT trong giai đoạn
mới, Báo cáo Chính trị của ĐUCATƯ tại Đại hội lần thứ IV nhiệm kỳ 2005 2010 chủ trương: Đổi mới toàn diện công tác giáo dục, đào tạo và xây dựng nhà
trường theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa tạo sự chuyển biến cơ bản, vững
chắc về chất lượng, hiệu quả GD - ĐT nghiên cứu khoa học; đào tạo đội ngũ cán
bộ có phẩm chất chính trị vững vàng, đạo đức cách mạng trong sáng, tuyệt đối
trung thành với Đảng, với Tổ quốc, nhân dân; tập trung đào tạo theo chức vụ có
trình độ học vấn tương ứng [32, tr.4 - 5].

107



Cụ thể hóa chủ trương của Đảng ủy Công an Trung ương, Nghị quyết
Đảng bộ Tổng Cục XDLL CAND lần thứ VII chỉ ra các nhiệm vụ và giải pháp
chủ yếu về công tác giáo dục, đào tạo trong tình hình mới đó là:
Xây dựng chương trình GD - ĐT và quy hoạch đào tạo CB,CS đáp ứng
yêu cầu xây dựng Công an trong tình hình mới. Xây dựng chương trình khoa
học giáo dục mới, đẩy nhanh tiến độ đổi mới quy trình, chương trình, nội dung
đào tạo, phương pháp đào tạo, chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo, từng bước hiện đại
hóa trang thiết bị dạy học; đổi mới chính sách, công tác quản lý giáo dục, đào tạo
và xây dựng nhà trường chính quy.
Hoàn thiện quy hoạch hệ thống nhà trường CAND và nâng cao hiệu lực
chỉ đạo, quản lý đào tạo và xây dựng nhà trường. Xây dựng nhà trường đúng
Luật Giáo dục và những quy định của BCA, xây dựng chế độ khuyến khích cán
bộ tự học, tự nghiên cứu, nâng cao trình độ, năng lực toàn diện. Nghiên cứu bổ
sung, sửa đổi các quy chế, quy định GD - ĐT, tăng cường công tác thanh tra,
kiểm tra giáo dục, đào tạo.
Đổi mới quy trình, chương trình, nội dung GD - ĐT và phương pháp dạy
học. Đổi mới chương trình đào tạo theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, gắn với
thực tiễn của lực lượng CAND. Chương trình đào tạo phải vừa đáp ứng mục tiêu
chung. Đổi mới hoàn thiện nội dung giáo dục, đào tạo sát với đối tượng tác
chiến, địa bàn với sự phát triển của khoa học, vũ khí, trang bị; đáp ứng yêu cầu
xây dựng Công an về chính trị; đáp ứng với mục tiêu, yêu cầu đào tạo ở từng bậc
học và trình độ đào tạo. Đẩy mạnh việc vận dụng phương pháp dạy học hiện đại,
sát thực tế, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và bồi dưỡng năng lực tư
duy, rèn luyện năng lực hoạt động thực tiễn cho người học. Đổi mới phương
pháp đánh giá kết quả học tập, rèn luyện, bảo đảm tính khách quan, phản ánh
đúng thực chất trình độ của người học, huấn luyện sẵn sàng chiến đấu của đơn
vị. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, kỹ thuật mô phỏng trong dạy và
học; tăng cường tổ chức tham quan, nghiên cứu thực tế trong quá trình đào tạo.
108



Kiện toàn và phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, xây
dựng đội ngũ nhà giáo trong lực lượng CAND đảm bảo cả về số lượng và cơ
cấu, trong đó chú trọng về nâng cao trình độ học vấn, năng lực và tay nghề sư
phạm, kinh nghiệm thực tiễn, phấn đấu đến năm 2010 đủ số lượng nhà giáo theo
biên chế mới. Thực hiện tốt quy trình, kế hoạch tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng
nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục theo tiêu chuẩn chức danh…
Tăng cường đầu tư về cơ sở vật chất cho các nhà trường, đẩy mạnh
công tác nghiên cứu khoa học trong các nhà trường. Tập trung đầu tư cho
nghiên cứu khoa học cơ bản và nghiên cứu ứng dụng; nâng cao chất lượng,
hiệu quả các đề tài và việc ứng dụng kết quả nghiên cứu vào hoạt động
thực tiễn nhà trường, đơn vị; khuyến khích hoạt động nghiên cứu khoa học
của học viên. Bảo đảm đủ giáo trình, tài liệu cho giảng dạy, học tập và
nghiên cứu khoa học.
Nâng cao chất lượng chuẩn bị nguồn đào tạo, tăng cường liên kết trong
nước và hợp tác quốc tế về đào tạo. Xây dựng các tổ chức đảng trong nhà trường
trong sạch vững mạnh. Đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác tư tưởng, giữ
vững định hướng chính trị trong quá trình giáo dục, đào tạo. Nâng cao nhận
thức, bản lĩnh chính trị, xây dựng niềm tin vững chắc vào mục tiêu lý tưởng và
sự lãnh đạo của Đảng; tăng cường đạo đức cách mạng, xây dựng cho học viên có
động cơ thái độ học tập đúng đắn; nhà giáo có đạo đức, tác phong sư phạm mẫu
mực. Xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch vững mạnh gắn với xây dựng cơ
quan, đơn vị quản lý học viên vững mạnh toàn diện. Tích cực làm tốt công tác
phát triển Đảng cho học viên đào tạo.
Chủ trương phát triển GD - ĐT của Đảng, ĐUCATƯ là cơ sở để toàn lực
lượng CAND nói chung, các nhà trường Công an nói riêng xác định phương hướng,
mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục đào tạo cho phù hợp, nhằm không ngừng nâng cao chất
lượng giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
1.1.2. Thực trạng giáo dục và đào tạo Trường Trung cấp Cảnh sát Vũ
trang trước năm 2005

109


* Khái quát chung về Trường Trung cấp Cảnh sát Vũ trang
Trường Trung cấp Cảnh sát Vũ trang (T45) ngày nay có tiền thân là
trường Hạ sỹ quan Cảnh sát Bảo vệ được thành lập ngày 11/11/1977 theo
Quyết định số 29/NQ - QĐ của Bộ trưởng Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an). Từ
năm 1977 đến 2006 do yêu cầu phát triển của lực lượng CAND, công tác đào
tạo, bồi dưỡng cũng không ngừng thay đổi đáp ứng yêu cầu của lực lượng
CAND qua các thời kỳ, do đó ngày 08/9/1984, Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
Quyết định số 92/QĐ - BNV thành lập Trường Trung học Cảnh sát Bảo vệ và
ngày 01/4/1985, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 99/HĐBT,
thành lập Trường Cao đẳng Cảnh sát Bảo vệ trên cơ sở Trường Trung học
Cảnh sát Bảo vệ, năm 1989 trường Cao đẳng Cảnh sát Bảo vệ giải thể.
Ngày 05/3/1990, Bộ trưởng Bộ Nội vụ ký Quyết định số 43/QĐ - BNV
(X14), thành lập Trường Đặc công Công an nhân dân, do yêu cầu công tác
ngày 16/12/1995 Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Quyết định số 1663/QĐBNV (X13) đổi tên Trường Đặc công Công an nhân dân thành Trường Đặc
nhiệm Công an nhân dân và đến ngày 01/06/2006, Bộ trưởng Bộ Công an ký
Quyết định số 659/2006/QĐ - BCA (X13) thành lập Trường TCCSVT trên cơ
sở Trường Đặc nhiệm Công an nhân dân.
Trường TCCSVT thuộc hệ thống các Trường Công an nhân dân, ngoài
mối quan hệ phối hợp, bồi dưỡng nâng cao với các trường, các đơn vị nghiệp
vụ trong ngành, Nhà trường còn có mối quan hệ với nhiều trường trong Quân
đội nhân dân, các Học viện, trường Đại học khác, thường xuyên cử giáo viên
đi học tập, bồi dưỡng kiến thức ở nước ngoài và mời các chuyên gia nước
ngoài đến trường trao đổi kinh nghiệm huấn luyện, giảng dạy (Liên bang
Nga; Cộng hòa Pháp; Cộng hòa nhân dân Trung Hoa; Vương quốc Anh...)
Trường TCCSVT hiện đang đào tạo trình độ Trung cấp chuyên nghiệp
hệ chính quy gồm 05 chuyên ngành đào tạo: CSCĐ, CSĐN, CSBV, Huấn
luyện Quân sự, Huấn luyện Võ thuật. Bồi dưỡng nghiệp vụ phòng chống

khủng bố, nghiệp vụ bảo vệ mục tiêu cho cán bộ Bộ Nội vụ Vương quốc
Campuchia và Bộ an ninh Lào. Bồi dưỡng nghiệp vụ huấn luyện võ thuật, bồi
110


dưỡng võ thuật nâng cao và bồi dưỡng quân sự cho giáo viên, HLV quân sự
võ thuật các trường CAND, các Trung tâm huấn luyện của Công an các đơn
vị, địa phương. Bồi dưỡng nghiệp vụ cho lực lượng Kiểm lâm, cho bảo vệ các
Khu công nghiệp tại Hà Nội.
* Về ưu điểm giáo dục và đào tạo Trường Trung cấp Cảnh sát Vũ trang
trước năm 2005
Thực hiện Quyết định 1663/QĐ - BNV ngày 16/12/1995 của Bộ
trưởng Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) quy định chức năng nhiệm vụ,
quyền hạn của Trường Đặc nhiệm CAND, trong đó giao cho nhà trường
huấn luyện chiến sĩ nghĩa vụ cho Công an các đơn vị, địa phương từ Thừa
Thiên Huế trở ra. Nhà trường đã tổ chức đào tạo các lớp huấn luyện chiến
sỹ nghĩa vụ có thời hạn thời gian 4 tháng; ngày 19/9/2002 Tổng cục XDLL
- CAND ban hành 09 chương trình môn học đào tạo Đặc nhiệm và huấn
luyện viên quân sự võ thuật thời gian 12 tháng. Ở từng giai đoạn, nhà
trường đã xác định mục tiêu đào tạo cụ thể đối với từng loại đối tượng đào
tạo, xác định rõ việc tổ chức đào tạo theo từng bậc học làm tiền đề cho việc
xây dựng nội dung chương trình đào tạo theo hệ thống từ thấp lên cao, kết
hợp đào tạo ngắn hạn với đào tạo dài hạn, đào tạo chính quy, vừa làm vừa
học kịp thời đáp ứng yêu cầu cấp bách về nguồn nhân lực bảo đảm an ninh
trật tự và an toàn xã hội do thực tiễn đòi hỏi.
Tuy nhiên, do cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học còn hạn chế, giáo viên
thiếu về số lượng, yếu về năng lực chuyên môn. Do đó, công tác đào tạo thời gian
này chủ yếu chỉ là đào tạo các lớp bồi dưỡng, huấn luyện ngắn hạn, phần lớn chưa
đáp ứng được nhu cầu đào tạo của lực lượng CAND trong tình hình mới.
Với yêu cầu nhiệm vụ GD - ĐT ngày càng cao nên trong những năm

2001 - 2005, Quán triệt sâu sắc các quan điểm của ĐUCATƯ, Đảng bộ Tổng
cục XDLL - CAND (nay là Tổng cục Chính trị CAND), Đảng bộ Trường
TCCSVT đã có nhiều nghị quyết về phát triển GD - ĐT. Với chủ trương đúng
đắn và giải pháp phù hợp, công tác GD - ĐT của nhà trường trước năm 2005
111


đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng bộ
trường Đặc nhiệm CAND lần thứ VII nhiệm kỳ 2005 - 2010 chỉ rõ:
Công tác giáo dục, quản lý học viên:
Thực hiện tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng nâng cao nhận thức,
cho học viên về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối
quan điểm của Đảng, nghị quyết của ĐUCATƯ và các nghị quyết, chỉ thị của
Đảng bộ Nhà trường. Xây dựng động cơ thái độ học tập công tác đúng đắn, chú
trọng giáo dục phẩm chất đạo đức cách mạng của người CB,CS CAND. Hàng
năm thực hiện nghiêm túc kế hoạch giáo dục chính trị cho các đối tượng theo
đúng quy định của Tổng cục XDLL CAND.
Công tác quản lý học viên có nhiều khâu, nhiều việc Đảng bộ đã lãnh
đạo tập trung phát huy được sức mạnh của tổ chức Đảng, chính quyền trong
công tác quản lý duy trì nghiêm các chế độ nền nếp; tích cực hóa các chế độ
tự quản của học viên; thường xuyên bồi dưỡng phẩm chất năng lực, phong
cách làm việc của đội ngũ cán bộ quản lý góp phần đáp ứng mục tiêu giáo dục
và đào tạo của Nhà trường.
Tuyển sinh đầu vào các đối tượng
Đảng bộ đã lãnh đạo làm công tác tuyển sinh không để xảy ra tiêu cực,
tổ chức thi, tuyển chặt chẽ, chấp hành đúng quy định của BCA, chất lượng
đầu vào của các đối tượng từng bước được nâng lên, đáp ứng mục tiêu, yêu
cầu đào tạo. Tổ chức đào tạo các đối tượng: Học viên đặc nhiệm: 1.712 học
viên; HLV quân sự võ thuật: 1.060 học viên; chiến sỹ nghĩa vụ: 9.573 chiến
sĩ; Bồi dưỡng ngắn hạn: 660 học viên; võ thuật kiểm lâm: 31 học viên; Đặc

nhiệm A21: 27 học viên [78, tr.212].
Về nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy, thi kiểm tra
Đảng bộ Nhà trường đã thường xuyên lãnh đạo chấp hành nghiêm túc
quy định của cấp trên về quy trình, nội dung chương trình đào tạo, tập trung
xây dựng từng bước hoàn chỉnh hệ thống chương trình huấn luyện cho các
ngành, tăng thời gian thực hành. Hoạt động phương pháp đã được các cấp ủy
112


Đảng thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo phù hợp với đổi mới nội dung
giảng dạy. Từng giáo viên đã tích cực tìm tòi nghiên cứu sáng tạo, khắc phục
mọi khó khăn, đưa các sáng kiến, phương pháp mới vào giảng dạy đáp ứng yêu
cầu, nâng cao chất lượng giảng dạy của Nhà trường. Công tác tổ chức thi, kiểm
tra đánh giá kết quả từng môn học, khóa học bảo đảm chặt chẽ, đúng quy chế.
Quản lý, điều hành, bảo đảm cơ sở vật chất, thanh tra kiểm tra công
tác giáo dục và đào tạo
Đảng bộ lãnh đạo, chỉ đạo công tác quản lý điều hành giáo dục và đào tạo,
từng bước đi vào nền nếp, khoa học và chặt chẽ. Hoạt động kiểm tra, thanh tra
giáo dục và đào tạo nghiêm túc, các khâu của quá trình đào tạo, tiến hành kiểm tra
toàn diện. Chủ động rà soát bổ sung từng bước hoàn thiện các quy chế.
Chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên từng bước được nâng lên. Hàng
năm Nhà trường đã được bổ sung những giảng viên mới được tuyển chọn ở
các học viện, nhà trường trong và ngoài Công an để đáp ứng nhiệm vụ giảng
dạy, đồng thời xếp sắp bố trí hợp lý đội ngũ cán bộ, giáo viên để vừa thực
hiện nhiệm vụ GD - ĐT, vừa tiếp tục đào tạo và cử đi đào tạo tại các trường
trong, ngoài ngành, đi thực tế để nâng cao trình độ chuyên môn.
Trước yêu cầu của việc nâng cao chất lượng GD - ĐT, Đảng ủy Nhà
trường đã tập trung lãnh đạo xây dựng và bảo đảm cơ sở vật chất, trang bị
phục vụ cho huấn luyện và nghiên cứu khoa học. Ngoài ra Đảng bộ Nhà
trường đã chỉ đạo tích cực cải tiến công tác bảo đảm các mặt khác như: văn

phòng phẩm, vũ khí, trang bị kỹ thuật… với chất lượng ngày càng cao, kịp
thời, an toàn cho các hoạt động huấn luyện.
Về công tác nghiên cứu khoa học, biên soạn giáo trình tài liệu phục vụ
cho nhiệm vụ giáo dục và đào tạo
Trong từng năm học, cấp ủy, chỉ huy các cấp trong Nhà trường đều có
nghị quyết chuyên đề lãnh đạo và định hướng phát triển công tác nghiên cứu,
biên soạn giáo trình tài liệu cho cả trước mắt và lâu dài. Công tác nghiên cứu
113


khoa học của Nhà trường luôn bám sát nhiệm vụ GD - ĐT. Các giáo trình, tài
liệu đã được các khoa, bộ môn, trung tâm tổ chức thực hiện nghiêm túc, đúng
quy trình và quy định từ việc triển khai nghiên cứu biên soạn đến tổ chức
đánh giá, nghiệm thu trong điều kiện hết sức khó khăn. Về cơ bản, chất lượng
giáo trình, tài liệu huấn luyện được nâng lên, đáp ứng nhiệm vụ nghiên cứu,
giảng dạy, học tập của Nhà trường.
* Hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt được, trong lãnh đạo, chỉ đạo nhiệm vụ
GD - ĐT của Đảng bộ Trường TCCSVT trước năm 2005 còn bộc lộ một số
hạn chế, bất cập như:
Trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác giáo dục chính trị, tư tưởng chất
lượng hiệu quả còn hạn chế biểu hiện: quán triệt và cụ thể hóa nghị quyết, chỉ
thị các cấp có đơn vị làm chưa tốt; nhận thức về xây dựng chính quy, rèn
luyện kỷ luật ở một số bộ phận chưa đầy đủ và triệt để. Chưa thường xuyên
làm tốt việc quán triệt, giáo dục mục tiêu, yêu cầu giáo dục và đào tạo cho
học viên nên việc chấp hành kỷ luật chưa nghiêm; trong thực hiện chức trách,
nhiệm vụ có cán bộ hoàn thành nhiệm vụ chưa tốt, một số phong trào văn hoá,
văn nghệ, thể dục, thể thao, các cuộc thi tìm hiểu chất lượng, hiệu quả còn
thấp so với yêu cầu nhiệm vụ.
Trong xây dựng đội ngũ cán bộ, nhà giáo một số cán bộ, giáo viên chưa

tự giác học tập, rèn luyện, còn tư tưởng trung bình chủ nghĩa, thiếu phấn đấu
vươn lên. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giáo viên chưa được chú trọng
thường xuyên. Phương pháp giảng dạy ở một bộ phận giáo viên chưa thật sự
có nhiều đổi mới, còn nặng về cung cấp kiến thức một chiều, chưa khơi dậy
được tính tích cực, tự giác cho người học.
Đổi mới hệ thống chương trình, nội dung, phương pháp huấn luyện có
mặt hạn chế, chưa đáp ứng kịp yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo như: một
số môn học còn dàn trải, chưa đáp ứng thực tiễn phát triển của lực lượng; kiến
thức chuyên ngành có phần chưa được nâng cao tương xứng.
114


Chất lượng nghiên cứu biên soạn một số giáo trình, tài liệu còn hạn chế
về cơ sở khoa học, thực tiễn và cập nhật thông tin mới. Tính khả thi của một
số đề tài khoa học, sáng kiến cải tiến ứng dụng vào thực tiễn công tác huấn
luyện còn thấp, hiệu quả chưa cao.
Công tác thanh tra, kiểm tra GD - ĐT tuy đã được triển khai tốt ở các
cấp, nhưng việc khắc phục những khuyết điểm, hạn chế nhìn chung chuyển
biến còn chậm.
Công tác quản lý con người, quản lý cơ sở vật chất, trang bị có đơn vị,
có lúc, có nơi duy trì chưa chặt chẽ còn để lãng phí, thất thoát. Quản lý duy trì
thời gian tự học tập, nghiên cứu của học viên có đơn vị làm chưa thật tốt, hiện
tượng vi phạm quy chế thi, kiểm tra tuy đã giảm nhưng vẫn còn để xảy ra.
Từ thực trạng kết quả lãnh đạo của Đảng bộ Trường TCCSVT đối với
nhiệm vụ GD - ĐT trước năm 2005, đòi hỏi Nhà trường phải có sự đổi mới để
nâng cao chất lượng GD - ĐT đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
1.1.3. Yêu cầu xây dựng lực lượng cảnh sát vũ trang thời kỳ mới
Trước sự biến đổi mau lẹ của tình hình thế giới có nhiều diễn biến phức
tạp, khó lường, xung đột sắc tộc và tôn giáo, tội phạm khủng bố và tội phạm
xuyên quốc gia không ngừng gia tăng. Ở trong nước, các thế lực thù địch tăng

cường hoạt động chống Đảng, Nhà nước và chế độ Xã hội chủ nghĩa. Các loại
tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật cũng không ngừng gia tăng cả về
số lượng và tính chất vụ việc.
Đối với lĩnh vực an ninh, GD - ĐT góp phần đào tạo ra những con người
có đủ đức, tài đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù
địch, các loại tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật để bảo vệ ANQG,
đảm bảo TTATXH. Vì vậy, để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng CAND
Việt Nam “Cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại” và bảo vệ
ANQG, đảm bảo TTATXH, đòi hỏi phải có một hệ thống các giải pháp trong
toàn lực lượng CAND, trong đó nâng cao chất lượng GD - ĐT ở các học viện
nhà trường trong CAND là một giải pháp quan trọng.
115


Trường TCCSVT là trung tâm đào tạo lực lượng CSVT. Chất lượng
GD - ĐT của Nhà trường quyết định đến chất lượng học viên ngành CSVT
trong toàn lực lượng CAND. Trước yêu cầu thời kỳ mới, nhiệm vụ mới, đòi
hỏi Nhà trường phải đổi mới toàn diện nâng cao hơn nữa chất lượng GD - ĐT
bắt kịp với sự phát triển của thực tiễn.
Yêu cầu của công tác GD - ĐT của Nhà trường phải xây dựng, đào tạo
được CB,CS CSVT có đủ về phẩm chất, trình độ, năng lực hoàn thành mọi
nhiệm vụ được giao, phải bảo đảm cho các đối tượng đào tạo có đầy đủ các
tiêu chí: phẩm chất chính trị tốt, bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung
thành và tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, vững vàng trên lập trường giai
cấp công nhân, sắc sảo về lý luận chính trị, sẵn sàng chiến đấu hy sinh cho sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, cho lý tưởng của Đảng; có đạo đức cách
mạng trong sáng, lối sống trong sạch, lành mạnh, dân chủ; có trình độ học vấn
ngang tầm với sự phát triển của xã hội; có kiến thức toàn diện, hiểu biết trên các
lĩnh vực đời sống xã hội, có tư duy và khả năng nhận thức sâu sắc những vấn đề
xã hội đặt ra, được đào tạo học vấn cơ bản theo bậc học; có năng lực, kiến thức

chuyên môn vững chắc theo từng ngành học, bậc học và yêu cầu nhiệm vụ, có
khả năng vận dụng kiến thức chuyên môn vào thực tiễn công việc một cách linh
hoạt, nhạy bén, sáng tạo và phù hợp. Đào tạo ra người CB,CS CSVT có sức
khỏe tốt, chấp hành nghiêm kỷ luật trong mọi tình huống, điều kiện.
Những yêu cầu trên về công tác GD - ĐT của Nhà trường là đòi hỏi
bức thiết của thực tiễn, của nhiệm vụ xây dựng và chiến đấu của lực lượng
CAND, của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới. Để
thực hiện tốt yêu cầu trên, đòi hỏi Đảng bộ Trường TCCSVT phải tập trung
lãnh đạo toàn diện nâng cao chất lượng, thực hiện nhiệm vụ GD - ĐT.
1.2. Chủ trương của Đảng bộ Trường Trung cấp Cảnh sát Vũ
trang về giáo dục và đào tạo
1.2.1. Phương hướng, mục tiêu
Trên cơ sở quán triệt sâu sắc các Nghị quyết của Đảng, của ĐUCATƯ về
phát triển GD - ĐT trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế,
116


Đảng bộ Trường TCCSVT đã xác định chủ trương thực hiện nhiệm vụ GD - ĐT
từ năm 2005 đến năm 2010, được thể hiện cụ thể trong Nghị quyết Đại hội Đảng
bộ Trường Đặc nhiệm CAND lần thứ VII và được bổ sung ở các nghị quyết của
Đảng ủy nhà trường trong từng năm học.
Phương hướng chung về giáo dục đào tạo
Trên cơ sở đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GD - ĐT, yêu cầu,
nhiệm vụ của nhà trường, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Trường Đặc
nhiệm CAND lần thứ VII khẳng định phương hướng chung về GD - ĐT trong
nhiệm kỳ đó là: “ Tiếp tục triển khai thực hiện chương trình 147 của Lãnh đạo
BCA về phát triển giáo dục, đào tạo trong lực lượng CAND giai đoạn 2003
- 2010. Chủ động xây dựng nội dung chương trình đào tạo, xây dựng hệ
thống giáo trình, tài liệu dạy học đảm bảo chất lượng và nâng cao chất
lượng đào tạo các lớp: Chiến sỹ nghĩa vụ; Đặc nhiệm, Huấn luyện viên

quân sự võ thuật” [36, tr.12].
Đổi mới toàn diện công tác GD - ĐT xây dựng nhà trường theo hướng
hiện đại, tạo sự chuyển biến cơ bản, vững chắc về chất lượng hiệu quả GD - ĐT,
nghiên cứu khoa học; đào tạo đội ngũ CB,CS có bản lĩnh chính trị vững vàng,
tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc và nhân dân, có phẩm chất đạo đức
tốt, năng lực thực hành giỏi, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Sau một năm triển khai quyết định số 659/2006/QĐ-BCA (X14) ngày
01/6/2006 của Bộ trưởng BCA về việc thành lập Trường TCCSVT. Các hoạt
động của nhà trường đã từng bước hòa nhập với Trường trung cấp chuyên
nghiệp đạt được nhiều kết quả tốt, quy mô, vị thế của nhà trường ngày càng
được nâng phát triển. Tuy nhiên, trên lĩnh vực GD - ĐT cũng còn một số bất
cập về mặt nhận thức, cơ chế hoạt động. Chất lượng một số môn, bài thi, kiểm
tra, thi tốt nghiệp còn thấp so với yêu cầu. Đội ngũ cán bộ giáo viên, cán bộ
quản lý giáo dục vừa thiếu, vừa có mặt còn yếu. Tình trạng vi phạm kỷ luật

117


của học viên có chiều hướng gia tăng, một bộ phận học viên chưa xác định
đúng đắn động cơ mục đích học tập và nhiệm vụ rèn luyện.
Trước bối cảnh tình hình đó, Đảng ủy Trường TCCSVT đã ban hành
Nghị quyết chuyên đề số 298/NQ-ĐU-T45 (P2) về: “Nâng cao chất lượng
Giáo dục và đào tạo giai đoạn 2008 - 2010” với phương hướng: “Nhằm nâng
cao chất lượng giáo dục và đào tạo của nhà trường lên một bước đáp ứng yêu
cầu nhiệm vụ công tác chiến đấu xây dựng lực lượng trong sạch, vững mạnh,
chính quy và từng bước hiện đại” [52, tr. 1]. Nghị quyết cũng xác định: Cần
phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng ủy, phát huy vai trò lãnh đạo, quản lý
của cấp ủy, lãnh đạo các đơn vị các tổ chức đoàn thể. Xác định công tác GD ĐT là nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường.
Để thực hiện được phương hướng đòi hỏi công tác lãnh đạo, chỉ đạo
của Đảng bộ nhà trường phải được đổi mới toàn diện, nâng cao hiệu quả, đột

phá ở nhiều khâu, nhiều mặt để lãnh đạo toàn trường hoàn thành xuất sắc
nhiệm vụ GD - ĐT.
Mục tiêu
Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Trường Đặc nhiệm CAND lần
thứ VII xác định mục tiêu của GD - ĐT: Tập trung nâng cao chất lượng
GD - ĐT; nâng cao chất lượng công tác đào tạo, quản lý, rèn luyện học
viên và chất lượng đội ngũ lãnh đạo chỉ huy, giáo viên, cán bộ quản lý
giáo dục [36, tr.12].
Chủ trương của Đảng bộ trường Đặc nhiệm CAND trong Nghị quyết
số: 268/NQ-ĐU (P2), ngày 21 tháng 9 năm 2005 lãnh đạo công tác năm học
2005 - 2006 và Quý IV/2005 đã xác định: Đào tạo CBCS, chiến sỹ nghĩa vụ
có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức cách mạng tốt, có kiến
chuyên ngành, kỹ năng thực hành nghề nghiệp vững chắc, giải quyết các vấn
đề thực tiễn theo cương vị, chức trách. Duy trì thực hiện chế độ thanh kiểm
tra công tác giảng dạy học tập. Thực hiện tốt công tác quản lý, giáo dục, rèn
118


luyện học viên, chiến sỹ theo quy chế. Kết quả thi kiểm tra 100% đạt yêu cầu
trong đó có từ 35% đạt khá, giỏi trở lên, điểm rèn luyện tốt đạt 90% trở lên,
100% tốt nghiệp ra trường [50, tr.7].
Từ năm 2006, Trường TCCSVT được BCA giao nhiệm vụ đào tạo học
viên có trình độ TCCSVT cho Công an các đơn vị, địa phương trên phạm vi
cả nước. Quán triệt các quan điểm chỉ đạo của ĐUCATƯ, Đảng ủy Nhà
trường luôn luôn đổi mới công tác giáo dục đào tạo nhằm mục tiêu nâng cao
chất lượng học tập của học viên. Bên cạnh đó, Đảng ủy nhà trường đã lãnh
đạo tổ chức việc thực hiện tốt các quy định, quy chế của Bộ Giáo dục và Đào
tạo và BCA như: Quy chế thi kiểm tra; Quy định về phân loại và xếp hạng học
sinh các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp của Bộ GD - ĐT,
BCA góp phần không nhỏ nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.

Trên cơ sở triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Trường Đặc nhiệm
CAND lần thứ VII (2005), ngày 01/4/2008 Đảng ủy nhà trường đã ban hành
Nghị quyết chuyên đề số 298/NQ-ĐU-T45 (P2): “Về nâng cao chất lượng
Giáo dục và đào tạo” với mục tiêu: “Tập trung xây dựng, củng cố nhà trường
và các đơn vị theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, ổn định về quy mô chương
trình, kế hoạch đào tạo, có đội ngũ cán bộ, giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục
đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, chuẩn hóa về tiêu chuẩn chức danh, có cơ
sở vật chất, phương tiện dạy học, phù hợp với mục tiêu yêu cầu nhiệm vụ giáo
dục, đào tạo” [52, tr.1].
1.2.2. Nhiệm vụ và giải pháp
Nhiệm vụ
Quán triệt và thực hiện có hiệu quả Nghị quyết của ĐUCATƯ về công
tác GD - ĐT trong lực lượng CAND, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Công an
Trung ương lần thứ V; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tổng cục XDLL - CAND
lần thứ VIII; tiếp tục thực hiện tốt Đề án 1252 của Bộ về “Quy hoạch tổng thể,
nâng cao năng lực và chất lượng đào tạo, bồi dưỡng trong CAND đến năm
2020", Quyết định số 3994 BCA về “Quy mô đào tạo và địa điểm các trường
119


CAND". Từng bước xây dựng nhà trường vững mạnh toàn diện, đủ điều kiện
nâng cấp thành trường Cao đẳng.
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Trường Đặc nhiệm CAND lần thứ VII
(2005) xác định những nhiệm vụ chủ yếu của GD - ĐT:
Xây dựng hệ thống giáo trình, tài liệu dạy học đảm bảo chất lượng và
nâng cao chất lượng đào tạo các chuyên ngành trung cấp CSVT tiến tới đào tạo
bậc Cao đẳng khi có quyết định của Bộ trưởng. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu
khoa học, hoàn thành xây dựng chuẩn đầu ra các ngành đào tạo, tăng cường
kiểm định chất lượng đào tạo, đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng phát
huy được tính tích cực của học viên và sát với thực tiễn, giám giờ lý thuyết, tăng

thời lượng thực hành đảm bảo 70%, có môn học 80 đến 90% .
Triển khai thực hiện nghiêm túc các Thông tư 50 và 52 của Bộ
trưởng về công tác quản lý, giáo dục, rèn luyện học viên trong các trường
CAND, cụ thể hóa các nội dung thông tư vào quá trình giáo dục, quản lý,
rèn luyện học viên. Tăng cường rèn luyện tư cách đạo đức theo 6 điều Bác
Hồ dạy CAND; Đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, CAND vì nước quên thân, vì dân phục
vụ” gắn với cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh
thành tích trong giáo dục đào tạo”.
Triển khai có hiệu quả công tác điều hành, thực hiện kế hoạch đào tạo,
không có sai sót. Kết quả thi kiểm tra 100% đạt yêu cầu trong đó có từ 35% đạt
khá, giỏi trở lên, 100% học viên tốt nghiệp ra trường. Hạn chế mức thấp nhất
tình trạng vi phạm quy chế thi, hạ tỷ lệ vi phạm thông thường xuống dưới 1%,
không có vi phạm kỷ luật nghiêm trọng và vi phạm pháp luật [36, tr.12].
Giải pháp
Để thực hiện được quan điểm, phương hướng, mục tiêu trên Nghị quyết
Đại hội Trường Đặc nhiệm CAND lần thứ VII (2005) đã xác định các giải
pháp chủ yếu sau:
120


Một là, chủ động nâng cao chất lượng công tác GD - ĐT, nghiên cứu
khoa học. Đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy, đẩy mạnh phong trào
thi đua dạy tốt, học tốt, nâng cao chất lượng biên soạn giáo án, tài liệu dạy
học, phát huy sáng kiến, cải tiến mô hình học cụ. Nâng cao chất lượng công
tác duyệt giảng, nghiệm thu các đề tài và giáo trình tài liệu dạy học. Tổ chức
tốt các hoạt động thi giáo viên, cán bộ quản lý, học viên giỏi
Hai là, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên đủ theo biên chế đã được
phê duyệt. Đảm bảo về cơ cấu, độ tuổi và chuẩn hóa về chức danh. Thực hiện tốt
các chế độ chính sách đối với đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục.

Tăng cường quan tâm, động viên cán bộ giáo viên học sau Đại học và bồi dưỡng
nâng cao về Ngoại ngữ, Tin học, Nghiệp vụ sư phạm.
Ba là, tổ chức tốt công tác tuyển sinh, chiêu sinh, nhập học, đảm bảo chất
lượng, tiêu chuẩn theo quy định của Bộ. Xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh.
Bốn là, thực hiện nghiêm túc công tác quản lý, giáo dục, rèn luyện học
viên, chiến sỹ theo quy chế của Bộ và nội quy, quy định của nhà trường,
thường xuyên kiểm tra việc chấp hành điều lệnh, kỷ luật của học viên, nhất là
giờ nghỉ, ngày nghỉ.
Năm là, củng cố xây dựng, khai thác và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất
phục vụ giảng dạy học tập, đẩy nhanh tiến độ quy hoạch nhà trường. Trung tâm
lái xe hoạt động có hiệu quả, phấn đấu đến năm 2011 tiến hành đào tạo dịch vụ
cho dân sự, nâng số lượng đầu xe đảm bảo tiêu chuẩn từ 30 xe trở lên [36, tr.12].
Nhằm đảm bảo các điều kiện cho hoạt động của nhà trường sau khi
được nâng cấp thành trường Trung cấp, Đảng ủy Trường TCCSVT đã kịp
thời ra Nghị quyết số: 345/NQ-ĐU (P2), ngày 17 tháng 10 năm 2006 lãnh đạo
công tác năm học 2006 - 2007 và quý IV/2006, trong đó đưa ra giải pháp: “Tập
trung xây dựng thực hiện tốt mô hình trường Trung cấp. Xây dựng, ban hành
chương trình, cơ cấu tổ chức, quản lý đào tạo, tuyển sinh trình độ trung cấp,
xây dựng đội ngũ giáo viên đáp ứng mô hình tổ chức trường Trung cấp. Lãnh
121


đạo tốt việc đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho việc mở nghề đào
tạo mới trình độ trung cấp” [51, tr.5].
Những chủ trương phát triển GD - ĐT của Đảng ủy Trường TCCSVT
đã xác định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục đào tạo phù hợp với
điều kiện thực tiễn của nhà trường. Nhằm không ngừng nâng cao chất lượng
GD - ĐT đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
1.3. Đảng bộ Trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang chỉ đạo thực
hiện nhiệm vụ giáo dục và đào tạo

1.3.1. Chỉ đạo công tác tuyển sinh
Quán triệt sâu sắc chủ trương của Đảng bộ nhà trường về công tác
tuyển sinh, trong các năm từ 2005 - 2010, Trường TCCSVT đã xây dựng kế
hoạch công tác tuyển sinh, trực tiếp chỉ đạo phòng Đào tạo xây dựng phương
án tuyển sinh. Sau khi có Quyết định số 659/2006/QĐ-BCA (X13) của Bộ
trưởng BCA về việc thành lập Trường TCCSVT, để hoàn thành chỉ tiêu kế
hoạch đào tạo hệ trung cấp với 4 chuyên ngành: Huấn luyện viên Quân sự Võ
thuật, CSĐN, CSCĐ, Cảnh sát bảo vệ mục tiêu và hỗ trợ tư pháp, ngày 17 tháng
10 năm 2006, Đảng ủy nhà trường đã ban hành Nghị quyết số: 345/NQ-ĐU (P2),
ngày 17 tháng 10 năm 2006 lãnh đạo công tác Quý IV/2006. Đã ban hành Quy chế
tuyển sinh và chỉ tiêu tuyển sinh được xác định trong kế hoạch tuyển sinh, trong
đó đã thông báo chỉ tiêu phương thức tuyển sinh và lộ trình thực hiện công tác
tuyển sinh các hệ đào tạo của nhà trường: Chiến sỹ nghĩa vụ, các chuyên ngành
đào tạo bậc trung cấp, CBCS tập huấn Quân sự võ thuật, tiếp nhận đào tạo
học viên Lớp bồi dưỡng nghiệp vụ điều tra phòng chống khủng bố cho Bộ
Nội vụ Vương quốc Campuchia [51, tr.5 - 6].
Tiếp tục thực hiện triển khai thực hiện đề án 1252 của BCA, Đảng ủy
nhà trường đã ban hành Nghị quyết số 1780, Lãnh đạo công tác năm học 2009
- 2010 đã chỉ đạo với đặc thù tuyển sinh là tuyển dụng vào ngành Công an,
nên công tác kế hoạch chỉ tiêu tuyển sinh rất quan trọng.
122


Thực hiện tuyển sinh đào tạo bậc Trung cấp ngành CSVT địa bàn tuyển
sinh trên phạm vi cả nước, xét tuyển thí sinh dự thi vào Học viện An ninh, Học
viện Cảnh sát và Đại học Cảnh sát, quá trình triển khai phải quán triệt nghiêm
túc quy chế tuyển sinh của Bộ GD - ĐT, quy định của BCA và kế hoạch hướng
dẫn của Tổng cục XDLL - CAND. Công tác tuyển sinh nhập học phải đúng đối
tượng, tiêu chuẩn, đúng quy trình kế hoạch, đảm bảo thủ tục, hồ sơ theo quy
định của BCA, không để xẩy ra nhầm lẫn, không có sai sót [54, tr.7].

Văn kiện Đại hội nhà trường lần thứ VIII (2010) đã đánh giá trong
nhiệm kỳ đã đào tạo 10.350 học viên, chiến sỹ trong đó gồm: 06 khóa bằng
5.352 học viên hệ trung cấp chính quy, 04 chuyên ngành CSVT và 03 khóa
bằng 631 học viên đào tạo Đặc nhiệm, HLV quân sự, võ thuật, 01 lớp vừa
làm vừa học bằng 125 học viên cho Cục CSBV. Xây dựng, chương trình,
giáo trình, giáo án và triển khai đào tạo 04 khóa bằng 84 học viên chuyên
ngành phòng chống khủng bố và bảo vệ mục tiêu cho Bộ nội vụ Vương quốc
Campuchia; huấn luyện 4328 chiến sỹ phục vụ có thời hạn cho Công an các
đơn vị, địa phương từ Thừa Thiên Huế trở ra [37, tr.2].
Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Trường TCCSVT, cùng sự chỉ đạo sâu sát,
quyết liệt của Đảng ủy, Ban Giám hiệu, công tác tuyển sinh của Nhà trường
trong những năm 2005 đến năm 2010 có sự chuyển biến rõ nét, đảm bảo đủ về
số lượng, chất lượng, cơ sở vật chất được đầu tư củng cố, có nhiều chính sách
phù hợp để cán bộ trực tiếp làm công tác tuyển sinh luôn hoàn thành tốt kế
hoạch tuyển sinh hàng năm.
1.3.2. Chỉ đạo kiện toàn, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán
bộ quản lý
Để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ mới theo Quyết định số
659/2006/QĐ-BCA (X13) nâng cấp nhà trường lên Trường TCCSVT, Nghị
quyết Đại hội Đảng bộ nhà trường lần thứ VII (2005) đã chỉ đạo tập trung xây
dựng đội ngũ giáo viên theo đúng quy định trường Trung cấp. Chủ động tuyển
chọn và bồi dưỡng nâng cao trình độ của đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo
123


dục. Chỉ đạo thành lập Hội đồng đào tạo theo quy định, giao cho khoa, phòng,
bộ môn, trung tâm xây dựng đề án quy hoạch cán bộ, giáo viên trong các tổ bộ
môn đảm bảo đủ số lượng theo biểu biên chế và đảm bảo chất lượng để thực
hiện nhiệm vụ giảng dạy trong nhà trường [37, tr.08].
Ngày 01/4/2008 Đảng ủy nhà trường đã ban hành Nghị quyết chuyên

đề số 298/NQ-ĐU-T45 (P2): “Về nâng cao chất lượng Giáo dục và đào tạo
giai đoạn 2008 - 2010” xác định quy trình tuyển chọn giáo viên bao gồm: Kế
hoạch tuyển dụng; quyết định thành lập hội đồng tuyển dụng; thông báo tuyển
dụng; nhận; tiến hành thi tuyển; báo cáo kết quả tuyển dụng lên cấp trên để có
quyết định tiếp nhận và quyết định điều động, giao cho Phòng XDLL xây
dựng kế hoạch tuyển chọn giáo viên.
Nghị quyết chuyên đề số 298 của Đảng ủy Nhà trường đã đề ra chủ
trương: Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục. Từ 90
đến 100% có trình độ tốt nghiệp Đại học được bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm
và nghiệp vụ quản lý giáo dục. Đảm bảo có đủ 126 giáo viên biên chế đã
được phê duyệt. Đảm bảo về cơ cấu, ngành nghề, độ tuổi và chuẩn hóa về
chức danh. Từ 90 đến 100% giáo viên đi thực tế để cập nhật kiến thức mới cả
trong và ngoài nước. Thực hiện nghiêm túc cuộc vận động “Nói không với vi
phạm đạo đức nhà giáo, mỗi thầy, cô giáo, cán bộ quản lý giáo dục là tấm
gương về đạo đức tự học và sáng tạo” [52, tr.2].
Từ mô hình cũ 06 đơn vị trực thuộc Ban Giám hiệu với 102 cán bộ,
giáo viên đến năm 2010 nhà trường có 14 phòng, khoa, bộ môn, trung tâm với
335 cán bộ, giáo viên, 72 hợp đồng lao động dài hạn trong đó có 226 cán bộ,
giáo viên có trình độ đại học và sau đại học, 09 đồng chí có trình độ Cao cấp
lý luận chính trị [37, tr.5].
1.3.3. Chỉ đạo đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy, học
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ nhà trường lần thứ VII (2005) đã đưa ra
chủ trương thực hiện theo chương trình đào tạo trình độ trung cấp của Bộ GD
- ĐT, chương trình khung trình độ trung cấp chuyên nghiệp nhóm ngành An
ninh trật tự do BCA ban hành, thời gian đào tạo thống nhất chung là 02 năm,
124


tương đương 104 tuần học. Xây dựng hệ thống giáo trình, tài liệu dạy học
đảm bảo chất lượng và nâng cao chất lượng đào tạo các chuyên ngành trung

cấp CSVT [37, tr.12].
Nghị quyết chuyên đề số 298/NQ-ĐU-T45 (P2) của Đảng ủy nhà trường
khẳng định: Phối hợp với các cơ quan chức năng ở Bộ, sự chỉ đạo của lãnh đạo
Tổng cục III xây dựng và hoàn thiện chương trình khung đào tạo bậc Trung cấp
CAND, trong đó có ngành CSVT, nghiên cứu đề xuất mở thêm ngành, chuyên
ngành đào tạo mới như: Cảnh sát hỗ trợ tư pháp, ngành Cảnh vệ...
Rà soát chương trình đào tạo, chương trình môn học, lược bỏ những nội
dung không còn thiết thực, bổ sung kịp thời những nội dung mới do yêu cầu
công tác, chiến đấu đặt ra.
Phải vận dụng các phương pháp dạy học tích cực, các nguyên tắc dạy
học hiện đại, đảm bảo lý thuyết 30%, thực hành 70%. Có từ 70% giáo viên,
HLV biên soạn giáo án điện tử. Đổi mới phương pháp dạy học các môn quân
sự võ thuật, ngoại ngữ, tin học, lái xe ôtô và xuồng máy theo hướng dàn đều
cho các kỳ học.
Nghiên cứu cải tiến cách ra đề thi, kiểm tra, thi tốt nghiệp phù hợp với
ngành đào tạo, trình độ bậc trung cấp, vận dụng các hình thức: Hỏi và đáp;
thực hành làm bài tập tình huống, viết tiểu luận, chuyên đề... trắc nghiệm.
Hoàn thiện các bộ câu hỏi, ngân hàng đề thi, kiểm tra, bài tập tình huống
nghiệp vụ. Định kỳ tổ chức Hội nghị bàn về đổi mới nội dung và phương
pháp dạy học [52, tr.2].
Nghị quyết số 1780 Lãnh đạo công tác năm học 2009 - 2010 của Đảng
ủy nhà trường đã đề ra phướng hướng chỉ đạo: Hoàn thành chương trình đào
tạo, chương trình môn học theo hướng dẫn của Tổng cục XDLL - CAND và
đưa vào giảng dạy cho các khóa đào tạo hệ chính quy [54, tr.7].
Quán triệt quan điểm chỉ đạo của Đảng ủy nhà trường trong những năm
2005 - 2010 đã chủ động xây dựng và trình BCA ban hành 04 chương trình
đào tạo cho các chuyên ngành: CSĐN, CSCĐ, CSBV và HLV Quân sự võ
thuật, 55 chương trình môn học ngành CSVT, 03 chương trình bồi dưỡng
125



nghiệp vụ phòng, chống khủng bố và bảo vệ mục tiêu cho học viên
Campuchia. Tiến hành nghiệm thu 07 đề tài khoa học cấp cơ sở đạt loại xuất
sắc, 14 đề tài dưới cơ sở đạt loại khá, đã và đang triển khai nghiên cứu 05 đề
tài khoa học cấp cơ sở; nghiệm thu 19 giáo trình môn học, có 15 giáo trình đạt
loại xuất sắc, 04 giáo trình đạt loại khá; 24 tài liệu dạy học và 01 chương trình
tiếng Việt cho học viên Campuchia. Biên soạn và chuẩn bị nghiệm thu 51
giáo trình chi tiết học phần. Thực hiện tốt chương trình đào tạo, bồi dưỡng
nâng cao trình độ, nghiệp vụ sư phạm, cử 26 lượt cán bộ, giáo viên đi tham
quan học tập tại các nước Nga, Trung Quốc, Thái Lan, Belarus... [37, tr.3].
Trong những năm 2005 - 2010 dưới sự chỉ đạo của Đảng ủy nhà trường
đã từng bước đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy, học; chuyển
từ các phương pháp dạy học truyền thống sang phương pháp dạy học tích cực,
chú trọng phương pháp nêu vấn đề, dạy học theo tình huống, cập nhật kiến
thức mới, tỷ lệ học thực hành đối với các môn chuyên ngành đạt gần 80%.
Chương trình đào tạo ngày càng được hoàn thiện đáp ứng nhu cầu giảng dạy
của nhà trường trong điều kiện mới.
1.3.4. Chỉ đạo công tác bảo đảm cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ
giáo dục và đào tạo
Để lãnh đạo thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch đào tạo và
nâng cao chất lượng đào tạo hàng năm, Đảng bộ nhà trường tập trung chỉ
đạo đảm bảo tốt cơ sở vật chất cho mọi hoạt động trong việc thực hiện
nhiệm vụ GD - ĐT của nhà trường.
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Trường Đặc nhiệm CAND lần thứ VII
(2005) với chủ trương chủ động đảm bảo cơ sở vật chất kỹ thuật, trang
thiết bị, phương tiện, học cụ, kinh phí phục vụ nhiệm vụ chính trị và các
hoạt động khác của Nhà trường. Quản lý tài chính, tài sản phải đảm bảo
nguyên tắc đúng mục đích, có hiệu quả. Thực hiện quy định của lãnh đạo
BCA về quy chế dân chủ tài chính, tài sản và công khai tài chính trong
phạm vi nhà trường. Để bảo đảm nơi ăn, ở, sinh hoạt cho cán bộ và học


126


viên cần xây dựng thêm nhà ở học viên, gia công mua sắm nhiều đồ dùng
phục vụ học tập [37, tr.9].
Trước năm 2007 trường duy nhất có 08 phòng học nhà cấp 4, so với
nhu cầu thiết yếu phải đi thuê phòng ở ngoài trường từ 4 - 5 phòng học.
Đến tháng 11/2007 có thêm 01 nhà 5 tầng với 14 phòng học lý thuyết
trong đó có 2 phòng học chuyên dùng dạy tin học, 2 phòng học chuyên
dùng dạy ngoại ngữ.
Trước bối cảnh đó Đảng ủy Nhà trường đã ban hành Nghị quyết
chuyên đề số 298 đã đưa ra chủ trương: Đầu tư kinh phí xây dựng hệ thống
các phòng học, trang thiết bị, phòng học chuyên dùng, kèm theo các trang
thiết bị hiện đại với quy mô 1500 - 2000 học viên. Từng bước đầu tư kinh phí
nâng cấp phòng thư viện, tư liệu nghiệp vụ, 05 phòng học chuyên dùng, kèm
theo trang thiết bị phục vụ dạy học cho quy mô 1500 - 2000 học viên. Xây
dựng kế hoạch dự án hệ thống thao trường, bãi tập, trường bắn đạn thật, hệ
thống bãi tập xe ôtô, mô tô và xuồng máy đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ GD - ĐT
do BCA và Tổng cục XDLL CAND giao [52, tr.3].
Tuy nhiên, từ năm 2007 - 2010 lưu lượng học viên tăng lên gấp 2,5 lần so
với quy mô đào tạo nên Nhà trường vẫn phải đi thuê 7 phòng học bên ngoài trong
đó có 4 phòng của kho J106 Bộ Quốc phòng, 1 phòng học nhà văn hóa thôn Xuân
Thủy, xã Thủy Xuân Tiên, 02 phòng học của Trung đoàn 88 - Sư đoàn 308 - Bộ
Quốc phòng, đây là thời kỳ đặc biệt khó khăn về phòng học lý thuyết. Đồng thời
cũng tăng thêm khó khăn về phương tiện chuyên chở học viên ra bên ngoài học,
phải sử dụng 2 xe chở quân nên ảnh hưởng đến thời gian học tập.
Dưới sự chỉ đảo của Đảng ủy nhà trường công tác bảo đảm cơ sở vật
chất đã phần nào đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ GD - ĐT, lãnh đạo
triển khai xây dựng và nghiệm thu các dự án gồm 3 nhà 5 tầng và 2 nhà 2

tầng với 10.126m2; nhà tập võ thuật với 1030m2, xây dựng nhà ở và nhà
làm việc với trên 1800m2, bể bơi và nhà tập thể lực trên 800m2, triển khai
khởi công và xây dựng 2 nhà ở học viên và nhà học lý thuyết. Tiến hành lập
quy hoạch tổng thể mặt bằng xây dựng Nhà trường với quy mô 3500 học viên
và lập dự án xây dựng khu B. Đảng ủy Trường TCCSVT đã chỉ đạo xây dựng
127


×