Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

VẬT lí 8 lực đẩy ác si mét

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (56.59 KB, 2 trang )

BÀI TẬP VẬT LÍ 8: LỰC ĐẨY ÁC-SI-MÉT
BÀI 1: Một quả cầu sắt rỗng nổi trong nước. Tìm thể tích phần rỗng biết khối lượng của quả cầu là 500g, D sắt =
7,8g/cm3 và nước ngập 2/3 thể tích quả cầu
BÀI 2: Thả một vật không thấm nước vào nước thì 3/5 thể tích của nó bị chìm.
a/ Khi thả vào dầu thì bao nhiêu phần của vât bị chìm?
b/ Trọng lượng của vật là bao nhiêu, biết vật có dạng hình hộp và có chiều cao là 20cm
BÀI 3: Một vật được treo vào lực kế. Nhúng chìm trong nước thì lực kế chỉ 9N, nhúng chìm trong dầu thì lực kế
chỉ 10N. Tìm thể tích và khối lượng của vật
BÀI 4: Một khối gỗ hình hộp chữ nhật tiết diện S = 40cm2, cao h = 10cm, có khối lượng m = 160g
a/ Thả gỗ vào nước. Tìm chiều cao của phần gỗ nổi trên mặt nước
b/ Khối gỗ được khoét một lỗ hình trụ ở giữa có tiết diện 4 cm2, lấp đầy chì (Dchì = 11300 kg/m3). Khối gỗ sâu h.
Khi thả vào nước, mực nước bằng mặt trên của khối gỗ. Tìm độ sâu h của khối gỗ
BÀI 5: Một khối gỗ hình lập phương cạnh a = 8cm nổi trong nước
a/ Tìm KLR của gỗ, biết gỗ chìm trong nước 6cm
b/ Tìm chiều cao của lớp dầu có D = 600 kg/m3 đổ trên mặt nước sao cho ngập hoàn toàn gỗ.
BÀI 6: Một khối gỗ hình lập phương cạnh a = 20cm thả trong nước. Phần gỗ nổi trong nước là 5cm
a/ Tìm KLR của gỗ
b/ Nối khối gỗ với quả cầu sắt đặc (Dsắt = 7800 kg/m3 ) với một sợi dây mảnh không co giãn. Để khối gỗ chìm hoàn
toàn trong nước thì quả cầu sắt có khối lượng ít nhất là bao nhiêu?
BÀI 7: Một khối gỗ hình hộp chữ nhật có kích thước 30×20×15 cm. Khi thả nằm khối gỗ vào trong một bình đựng
nước có tiết diện đáy là hình tròn bán kính 18cm thì mực nước trong bình dâng thêm 6cm
a/ Tính phần chìm của khối gỗ trong nước
b/ Tính dgỗ
c/ Muốn khối gỗ chìm hoàn toàn trong nước thì phải đặt thêm một qủa cân lên khối gỗ có khối lượng ít nhất là
bao nhiêu?
BÀI 8: Thả thẳng đứng một thanh gỗ hình trụ tròn, đường kính đáy = 10cm vào trong một bình chứa nước hình
trụ có đường kính đáy là 20 cm thì thấy phần chìm của thanh gỗ trong nước là h 1 = 20cm. Dgỗ = 0,8 g/cm3, Dnước =
1 g/cm3
a/ Tính chiều cao của thanh gỗ



b/ Tính chiều cao của cột nước trong bình khi chưa thả thanh gỗ, biết đầu dưới của thanh gỗ cách đáy 1 đoạn h 2=
5cm
c/ Nếu nhấn chìm hoàn toàn thanh gỗ vào trong nước thì cột nước trong bình sẽ dâng lên thêm bao nhiêu cm?
BÀI 9: Một khối gỗ hình hộp chữ nhật có kích thước 20×20×15 cm. Cần khoét một lỗ tròn có thể tích là bao nhiêu
để khi đặt vào đó một viên bi sắt có thể tích bằng lỗ khoét và thả khối gỗ đó vào trong nước thì nó vừa ngập hoàn
toàn. Cho Dgỗ = 800 kg/m3
BÀI 10: Một bình hình trụ tiết diện S chứa nước cao h = 20cm. Người ta thả vào bình một thanh đồng chất, tiết
diện đều sao cho nó nổi thẳng đứng trong bình thì mực nước dâng thêm 1 đoạn ∆h = 4cm
a/ Nếu nhúng chìm thanh trong nước hoàn toàn thì mực nước sẽ dâng thêm bao nhiêu so với đáy? Biết KLR của
thanh đó là 0,8 g/cm3
b/ Để nhấn chìm thanh hoàn toàn trong nước cần một lực bao nhiêu, biết thể tích của thanh là 50 cm 3
BÀI 11: Một ống hình trụ có chiều dài h = 0,8 cm chứa dầu được nhúng thẳng đứng trong nước. Đáy ống dốc
ngược lên trên. Tính áp suất tại điểm A ở mặt trong của đáy ống, biết miệng ống cách mặt nước H = 2,7m và p khí
quyển

= 100000 Pa, Ddầu = 800 kg/m3 (Gợi ý: Tính áp suất tại điểm B ở mặt trong nắp ống)

BÀI 12: Một cục nước đá có thể tích V = 360 cm3 nổi trên mặt nước.
a/ Tính thể tích của phần nước đá ló ra khỏi mặt nước. Cho Dnước đá = 0,92 g/cm3 và Dnước = 1 g/cm3
b/ So sánh thể tích cục nước đá và phần thể tích nước khi cục nước đá tan ra hoàn toàn
BÀI 13: Một khối nhôm hình lập phương cạnh 20 cm nổi trên một chậu thủy ngân. Người ta đổ trên mặt thủy
ngân một lớp dầu hỏa sao cho mặt trên của khối lập phương ngang mặt dầu
a*/ Tìm chiều cao của lớp dầu biết Dnhôm = 2,7 g/cm3, Dthủy ngân = 13,6 g/cm3, Ddầu = 0,8 g/cm3
b/ Tính áp suất ở mặt dưới khối lập phương
BÀI 14: Hai quả cầu đặc có thể tích mỗi quả là V = 100 cm3 được nối với nhau bằng một sợi
dây nhẹ không co dãn thả trong nước (hình vẽ). Khối lượng của quả cầu bên dưới gấp 4 lần
khối lượng của quả cầu bên trên. Khi cân thăng bằng thì ½ thể tích quả cầu bên trên bị ngập
trong nước. Tính khối lượng riêng của các quả cầu và lực căng dây.
BÀI 15: Một quả cầu có TLR d1 = 8200 N/m3, thể tích V1 = 100 cm3 nổi trên mặt một bình nước. Người ra rót dầu
phủ kín hoàn toàn quả cầu. Biết ddầu = 7000 N/m3, dnước = 10000 N/m3. Tính thể tích phần quả cầu ngập trong nước

khi đã đổ dầu



×