Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Nâng cao hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn q5 thành phố hồ chí minh đến năm 2025

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.12 MB, 83 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LÊ THỊ BÍCH HẠNH

NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO
BỀN VỮ NG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 5 TP.HCM
ĐẾN NĂM 2025

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2016


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

LÊ THỊ BÍCH HẠNH

NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO
BỀN VỮ NG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 5 TP.HCM
ĐẾN NĂM 2025

Chuyên ngành: Kinh tế chính trị
Mã số
: 60310102

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học
PGS.TS. NGUYỄN MINH TUẤN



TP. Hồ Chí Minh - Năm 2016



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn “Nâng cao hiệu quả của việc thực hiện chính sách giảm
nghèo bền vững trên địa bàn Quận 5 Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020”, là công
trình nghiên cứu của chính tác giả, nội dung được đúc kết từ quá trình học tập và nghiên
cứu thực tiễn trong thời gian qua, số liệu sử dụng là trung thực và có trích dẫn rõ ràng.
Luận văn được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn
Minh Tuấn.
Tác giả Luận văn

LÊ THỊ BÍCH HẠNH


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1
1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu.....................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................................3
4. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài..............................4
5. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................7
6. Kết cấu của luận văn............................................................................................11
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGHÈO VÀ GIẢM NGHÈO
BỀN VỮNG................................................................................................................12
1.1. Một số khái niệm cơ bản.....................................................................................12

1.1.1. Nghèo ..........................................................................................................12
1.1.2. Nghèo đơn chiều...........................................................................................13
1.1.3. Nghèo đa chiều.............................................................................................13
1.1.4. Giảm nghèo bền vững .................................................................................13
1.2 Phương pháp xác định chuẩn nghèo..................................................................13
1.3. Phương pháp đo lường.......................................................................................14
1.3.1. Sự cần thiết chuyển đổi phương pháp đo lường nghèo từ
đơn chiều sang đa chiều..........................................................................................14
1.3.2 Xu hướng chuyển đổi phương pháp tiếp cận đo lường nghèo tại
Việt Nam.................................................................................................................16
1.4. Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng, Nhà nước về
giảm nghèo ..........................................................................................................19
1.5. Kinh nghiệm của Quận 6 TP.HCM trong thực hiện hiệu quả
chương trình giảm nghèo....................................................................................24


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1............................................................................................28
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO TRÊN
ĐỊA BÀN QUẬN 5 TP. HCM GIAI ĐOẠN 1992 – 2015.......................................29
2.1. Tổng quan về Quận 5 và tình hình xoá đói, giảm nghèo
trên địa bàn Quận................................................................................................29
2.1.1. Tổng quan về Quận 5....................................................................................29
2.1.2. Tổng quan tình hình xoá đói, giảm nghèo trên địa bàn Quận.......................29
2.2. Thực trạng thực hiện chương trình giảm nghèo
trên địa bàn Quận 5 TP. HCM............................................................................31
2.2.1. Công tác triển khai thực hiện các chính sách giảm nghèo............................31
2.2.2. Thực trạng huy động nguồn lực và các giải pháp hỗ trợ cho hộ nghèo,
hộ cận nghèo...........................................................................................................32
2.2.3. Công tác giảm nghèo trên địa bàn Quận.......................................................39
2.2.4. Hoạt động giảm nghèo của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc, các đoàn

thể trên địa bàn Quận..............................................................................................43
2.3. Nhận xét của tác giả về hoạt động giảm nghèo trên địa bàn Quận 5
giai đoạn 2009 – 2015............................................................................................46
2.3.1. Những kết quả đạt được................................................................................46
2.3.2. Những hạn chế và tồn tại……………………………………………….….47
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2………………………………………………………….…49
CHƯƠNG 3. MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO BỀN VỮ NG
TRÊN ĐIA
̣ BÀ N QUẬN 5 TP. HCM GIAI ĐOẠN 2016 – 2025.............................50
3.1. Mục tiêu giảm nghèo bền vững trên địa bàn Quận 5 TP. HCM
giai đoạn 2016 – 2025.............................................................................................50
3.1.1. Mục tiêu tổng quát…………………………………………………………50
3.1.2. Mục tiêu cụ thể…………………………………………………………….50


3.2. Kết quả thực hiện điều tra, khảo sát thu nhập và xác định nhu cầu
cần trợ giúp của hộ nghèo trên địa bàn Quận 5 TP. HCM...................................51
3.3. Chính sách và giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn Quận 5
TP. HCM giai đoạn 2016 – 2025...............................................................................53
3.3.1. Chính sách và giải pháp nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cho hộ
nghèo trên địa bàn Quận…………………………………………….……………53
3.3.2. Chính sách và giải pháp nhằm tăng cường khả năng tiếp cận
dịch vụ xã hội cơ bản cho hộ nghèo……………………………………………...55
3.3.3. Chính sách và giải pháp hỗ trợ giảm thiểu rủi ro và những nguy cơ dễ
làm tổn thương người nghèo, hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn Quận….……57
3.3.4. Chính sách và giải pháp tạo cơ hội nâng cao vị thế, tiếng nói của
người nghèo, tăng cường khả năng tiếp cận thông tin…………………..………..58
3.3.5. Chính sách và giải pháp đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, hỗ trợ
phát triển sản xuất cho người nghèo trên địa bàn Quận……………………….…60
3.4. Phối hợp chặt chẽ giữa các phòng, ban của Quận để thực hiện

những chính sách và giải pháp nên trên………………....……..……………....60
3.5. Một số kiến nghị đối với Quận 5 .......................................................................68
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3..............................................................................................70
KẾT LUẬN...................................................................................................................71


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CP: Chính phủ
CTr: Chương trình
ESCAP: Uỷ ban Kinh tế Xã hội khu vực Châu Á – Thái Bình Dương
GDP: Tổng thu nhập quốc nội
HĐND: Hội đồng nhân dân
MTV: Một thành viên
NĐ: Nghị định
QH: Quốc hội
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
TP. HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
TTg: Thủ tướng
TW: Trung ương
UBND: Uỷ ban nhân dân
UN: Tổ chức Liên hiệp quốc
UNDP: Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc
WB: Ngân hàng Thế giới
XĐGN: Xoá đói, giảm nghèo


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Danh mục chiều nghèo và chỉ số đo lường nghèo và
ngưỡng nghèo thiếu hụt đa chiều cấp quốc gia .................................................17

Bảng 2.1. So sánh số hộ nghèo và tỷ lệ hộ nghèo của thành phố và
Quận 5 giai đoạn 1992 – 2015............................................................................30
Bảng 2.2. Tổng hợp nguồn quỹ xoá đói giảm nghèo Quận 5 TP. HCM
giai đoạn 1992 – 2015………………………………………………………….32
Bảng 2.3. Thực trạng kết quả thực hiện giảm hộ nghèo giai đoạn
1992 – 2003........................................................................................................39
Bảng 2.4. Thực trạng kết quả thực hiện giảm hộ nghèo giai đoạn
2004 – 2008........................................................................................................39
Bảng 2.5. Thực trạng kết quả thực hiện giảm hộ nghèo giai đoạn
2009 – 2013........................................................................................................40
Bảng 2.6. Thực trạng kết quả thực hiện giảm hộ nghèo giai đoạn
2014 – 2015........................................................................................................40
Bảng 2.7. Đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo trên địa bàn Quận
giai đoạn 1992 – 2015.........................................................................................42


1

MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu
Việt Nam luôn xác định việc thực hiện các Mục tiêu Thiên niên kỷ là mục tiêu
quốc gia, có tầm quan trọng đặc biệt và liên quan đến toàn bộ đời sống kinh tế - xã
hội, lấy việc cải thiện điều kiện sống của con người làm trọng tâm. Việt Nam đã có
nhiều sáng kiến, cách làm phù hợp với hoàn cảnh, phát huy sức mạnh tổng hợp và
tham khảo các bài học kinh nghiệm của các nước trong quá trình thực hiện Mục tiêu
Thiên niên kỷ. Việt Nam xây dựng mô hình tăng trưởng toàn diện, kết hợp phát triển
kinh tế với phát triển xã hội và bảo vệ môi trường, phát triển vì người nghèo. 8 mục
tiêu phát triển Thiên niên kỷ mà Việt Nam đã ký cam kết với LHQ gồm: Xóa bỏ tình
trạng nghèo đói cùng cực và thiếu đói; Phổ cập giáo dục tiểu học; Bình đẳng giới và
nâng cao vị thế cho phụ nữ; Giảm tử vong ở trẻ em; Tăng cường sức khỏe bà mẹ;

Phòng chống HIV/AIDS, sốt rét và các bệnh dịch nguy hiểm; Đảm bảo bền vững môi
trường; Thiết lập mối quan hệ đối tác toàn cầu vì mục đích phát triển. Trong 8 Mục
tiêu trên, Việt Nam đã hoàn thành trước thời hạn 3 mục tiêu, trong đó đặc biệt là
mục tiêu Xóa bỏ tình trạng nghèo đói cùng cực và thiếu đói [26], đạt được những thành
tựu mới có ý nghĩa đột phá, hướng tới Mục tiêu phát triển bền vững – Vì một thế giới
không ai bị bỏ lại phía sau.
Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương đầu tiên của Việt Nam khởi xướng
"Chương trình Xóa đói giảm nghèo" (nay là «Chương trình Giảm nghèo, tăng hộ
khá») từ đầu năm 1992 đến nay. Thành tựu của chương trình giảm nghèo, tăng hộ
khá của thành phố trong 24 năm qua rất quan trọng và có ý nghĩa trên nhiều mặt, góp
phần nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân, trực tiếp là người nghèo, hộ nghèo, hộ
cận nghèo theo từng giai đoạn của chương trình, góp phần phát triển kinh tế, giữ
vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, trong đó có sự nỗ lực của các Sở ngành,
quận huyện, đi đầu là Quận 5. Tính đến nay, Quận 5 đã hoàn thành mục tiêu không
còn hộ cận nghèo có mức thu nhập từ 21 triệu đồng/người/năm trở xuống theo chuẩn
thành phố giai đoạn 2014 - 2015, trước thời hạn 1 năm.


2

Tuy nhiên, kết quả chương trình giảm nghèo mang lại mới chỉ là bước đầu,
chưa thực sự bền vững do tiềm ẩn nguy cơ tái nghèo và thực tiễn cho thấy cách xác
định chuẩn hộ nghèo theo tiêu chí thu nhập đã không đo lường được thiếu hụt về
nhiều khía cạnh quan trọng trong đời sống con người như: giáo dục, y tế, nước sạch,
vệ sinh môi trường... Vì thế, «Chương trình giảm nghèo» của thành phố nói chung và
Quận 5 nói riêng chưa thật sự bền vững, đòi hỏi cần có phương pháp tiệm cận đo
lường chuẩn nghèo khoa học hơn, từ đó có thể nghiên cứu hoạch định các chính sách,
giải pháp cho giai đoạn mới 2016-2025 một cách toàn diện và bền vững.
«Chương trình xóa đói giảm nghèo», nay đươ ̣c đổ i tên là «Chương trình Giảm
nghèo, tăng hộ khá». Chương trình này đã triể n khai thực hiê ̣n đươ ̣c 24 năm và đã

trải qua 4 giai đoạn: 1992 – 2003; 2004 – 2008; 2009 – 2013 và 2014 – 2015.
Từ giai đoa ̣n 2 (2004 – 2008) đế n nay, Thành phố đã tâ ̣p trung chỉ đa ̣o quyế t
liê ̣t, huy đô ̣ng mo ̣i nguồ n lực, sức ma ̣nh của cả hê ̣ thố ng chính tri:̣ Đảng - chính
quyề n - các đoàn thể cùng tham gia, đă ̣c biê ̣t là nỗ lực tự vươn lên của người nghèo,
hô ̣ nghèo nên Thành phố luôn hoàn thành mu ̣c tiêu giảm nghèo trước thời ha ̣n từ 1
đế n 2 năm ở từng giai đoa ̣n.
Cùng với sự phát triể n kinh tế – xã hội, thành tựu giảm nghèo của Thành phố
Hồ Chí Minh trong 24 năm qua rấ t đáng tự hào. Trong bố i cảnh Viê ̣t Nam trở thành
nước thu nhâ ̣p trung bình thấ p vào năm 2010, tỷ lê ̣ nghèo thu nhâ ̣p giảm đáng kể và
gầ n như bằ ng 0, tại Thành phố Hồ Chí Minh đã cho thấ y cách tiế p câ ̣n nghèo theo
phương pháp đơn chiề u theo thu nhâ ̣p ngày càng tỏ ra bấ t câ ̣p do không đo lường hế t
đươ ̣c thiế u hu ̣t về nhiề u khiá ca ̣nh quan tro ̣ng trong đời số ng con người như giáo du ̣c,
y tế , nước sa ̣ch, vê ̣ sinh, nhà ở... Nhiề u người nghèo, hô ̣ nghèo có thể thoát ra khỏi
chuẩ n nghèo thu nhâ ̣p ở từng giai đoa ̣n nhưng vẫn còn gă ̣p khó khăn và thiế u hu ̣t ở
các chiề u khác. Tuy nhiên, do đã vươ ̣t khỏi chuẩ n nghèo và chuẩ n câ ̣n nghèo nên ho ̣
không thể nằ m trong diê ̣n đươ ̣c chin
́ h sách hỗ trơ ̣. Chin
́ h vì thế , viê ̣c giảm nghèo
chưa thực sự bề n vững. Bên ca ̣nh đó, những năm gầ n đây, tố c đô ̣ đô thi ̣ hóa và di cư
từ nông thôn ra thành thi ̣ tăng rấ t nhanh ta ̣i Thành phố Hồ Chí Minh làm nảy sinh
những thách thức mới cho công tác giảm nghèo. Đồ ng thời, các chương trình và hoa ̣t


3

đô ̣ng hỗ trơ ̣ giảm nghèo trên điạ bàn thành phố bi ̣ chồ ng chéo về đố i tươ ̣ng và nô ̣i
dung hỗ trơ ̣, có khi la ̣i phân tán và manh mún, làm cho hiê ̣u quả giảm nghèo chưa
cao, chưa toàn diê ̣n và bề n vững.
Để góp phần thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn Quận 5
TP. HCM, tác giả đã lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Nâng cao hiê ̣u quả của việc thực

hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn quận 5 TP. HCM đế n năm
2025”.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu tổng quát:
Phân tích một cách khoa học cơ sở lý luận và thực tiễn để xác định mức chuẩn
hộ nghèo và hộ cận nghèo trên địa bàn Quận 5 TP. HCM giai đoạn 1992 – 2015.
Đề xuất những chính sách và giải pháp nhằm giảm nghèo tăng hộ khá, thực
hiện có hiệu quả “Chương trình giảm nghèo, tăng hộ khá” với các chính sách, giải
pháp khuyế n khích hỗ trợ để người nghèo, hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn Quận
5 TP. HCM có điều kiện và cơ hội tiếp tục nâng dần thu nhập, đảm bảo tiếp cận được
các dịch vụ xã hội cơ bản, vượt qua ngưỡng nghèo mới, giảm nghèo bền vững.
Mục tiêu cụ thể:
-Nghiên cứu cơ sở lý luận về nghèo và nghèo đa chiều.
-Đánh giá thực trạng nghèo và chuẩn nghèo cũng như kết quả thực hiện
chương trình giảm nghèo Quận 5 qua các giai đoạn, đă ̣c biê ̣t là giai đoạn 2009 2015; xác định những vấn đề đạt ra và thách thức đối với các hoạt động giảm nghèo
bền vững của quận 5 trong giai đoạn 2016 - 2025.
-Đề xuất các giải pháp giảm nghèo bề n vững trên điạ bàn quận 5 giai đoạn
2016 – 2020.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu:
Hộ nghèo và hộ cận nghèo có mã số do Ban Giảm nghèo – tăng hộ khá của
Quận 5 và 15 Phường thuộc Quận 5 hiện đang quản lý.


4

Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi về không gian: trên địa bàn Quận 5, TP.HCM.
Phạm vi về thời gian: nghiên cứu kết quả thực hiện Chương trình Giảm nghèo,
tăng hộ khá của Quận 5 trong từng giai đoa ̣n, tâ ̣p trung giai đoạn 2009 - 2015 và

Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ quận 5 lần thứ X (nhiệm kỳ 2010 - 2015), đặc
biệt là Chương trình Giảm nghèo, tăng hộ khá giai đoạn 2014 - 2015 trên địa bàn
quận 5 để đề ra giải pháp hiệu quả cho giai đoạn tiếp theo (2016 -2025).
4. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
4.1.

Các công trình nghiên cứu ngoài nước

Amartya Sen, nhà kinh tế ho ̣c người Ấn Đô ̣ nhâ ̣n giải thưởng Nobel về Kinh
tế năm 1999 đã đưa ra thuyế t “Phát triể n là mở rộng quyề n lựa chọn” thay cho
thuyế t “Phát triể n là tăng trưởng kinh tế ”. Theo đó, sự phát triể n bề n vững bao hàm
sự phát triể n văn hóa, giáo du ̣c, sức khỏe; là sự mở rô ̣ng quyề n tham gia quản lý xã
hô ̣i, quyề n lựa cho ̣n các cơ hô ̣i, là nâng cao năng lực thực hiê ̣n các quyề n và thực
hiê ̣n các quyế t đinh
̣ đã lựa cho ̣n cho mo ̣i người. Amartya Sen cho rằ ng đói nghèo chỉ
xảy ra đố i với những người dân không có cơ hô ̣i, không có khà năng lựa cho ̣n, không
có tiế ng nói đố i với ai. Chiń h phủ và giới lañ h đa ̣o, quản lý sẽ rấ t it́ quan tâm tới xóa
đói giảm nghèo chừng nào mà ho ̣ không có thông tin về chúng, không chiụ sức ép
của dư luâ ̣n xã hô ̣i đòi hỏi ho ̣ phải chiụ trách nhiê ̣m về na ̣n đói nghèo. Mô ̣t lý do rấ t
đơn giản của sự thờ ơ đố i với sự nghèo khổ là bản thân ho ̣ chưa bao giờ bi ̣nghèo đói
hoă ̣c đơn giản là ho ̣ đã quên sự nghèo đói mà chin
́ h ho ̣ đã trải qua. Do đó, người
nghèo cầ n phải lên tiế ng về sự nghèo khổ và các nhà nghiên cứu cầ n thông tin chin
́ h
xác và đầ y đủ về tình tra ̣ng phân hóa giàu nghèo và xu hướng biế n đổ i cơ cấ u phân
tầ ng xã hô ̣i để các nhà hoa ̣ch đinh
̣ chin
̉ h, đổ i mới các chương trin
́ h sách điề u chin
̀ h

hành đô ̣ng cho phù hơ ̣p [24]. Có thể nói, Amartya Sen là người có công mở ra trào lưu
xem xét vấ n đề bấ t biǹ h đẳ ng xã hô ̣i và tăng trưởng kinh tế từ góc đô ̣ xã hô ̣i ho ̣c kinh
tế liên ngành ở cuố i thế kỷ XX. Bởi vì ông đã nhấ n ma ̣nh tới quyề n của con người,
tới vai trò của viê ̣c mở rô ̣ng quyề n và nâng cao năng lực thực hiê ̣n các quyề n tự do


5

kinh doanh, ho ̣c tâ ̣p, chăm sóc sức khỏe và tham gia vào các quá trin
̀ h chin
́ h tri ̣ – xã
hô ̣i trong xóa đói giảm nghèo, tăng trưởng kinh tế và phát triể n xã hô ̣i.
Một số nhà kinh tế học nổi tiếng khác như Joseph Eugene Stiglitz, đã phát
triển hướng tiếp cận khi đưa ra thuyết phát triển toàn diện trong đó nhấn mạnh vai trò
của thông tin và sự tham gia của người dân trong các quá trình của xã hội. Không chỉ
người nghèo mà tất cả các tầng lớp xã hội đều cần được tham gia vào các quá trình
quản lý xã hội để thực hiện các mục tiêu phát triển xã hội. Tương tự như việc phát
triển năng lực con người là mục tiêu của sự phát triển bản thân, sự tham gia xã hội
cũng trở thành mục tiêu của sự phát triển xã hội. Tính cơ động và sự di động xã hội
sẽ tăng lên và các cơ hội phát triển sẽ mở ra nhiều hơn với sự tham gia chủ động và
tích cực của các cá nhân, gia đình, tổ chức, tầng lớp, giai tầng xã hội

[9],.

Do đó, việc

tôn trọng quyền con người trong quá trình phát triển xã hội và nhất là việc nâng cao
năng lực thực hiện các quyền đã được pháp luật qui định, việc thực hiện dân chủ hoá,
việc mở rộng các cơ hội tham gia vào quá trình xã hội là những yếu tố mới góp phần
xoá đói, giảm nghèo và cải thiện đời sống của các giai tầng xã hội.

4.2.

Các công trình nghiên cứu trong nước:

-Chương trình «Chiế n lươ ̣c toàn diê ̣n về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo
(CPRGS)» năm 2002 của Viê ̣t Nam đươ ̣c thông qua, dưới sự hỗ trơ ̣ về tài chính của
Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiề n tê ̣ Quố c tế đã gắ n chă ̣t chẽ mu ̣c tiêu tăng trưởng
kinh tế với xóa đói giảm nghèo, đảm bảo công bằ ng xã hô ̣i và phát triể n bề n vững.
CPRGS tiế p tu ̣c nhấ n ma ̣nh “giảm đói nghèo không chỉ là mô ̣t trong những chin
́ h
sách xã hô ̣i cơ bản, đươ ̣c Nhà nước Viê ̣t Nam đă ̣c biê ̣t quan tâm, mà còn là mô ̣t bô ̣
phâ ̣n quan tro ̣ng của mu ̣c tiêu phát triể n, đồ ng thời thực hiê ̣n đổ i mới, thúc đẩ y tăng
trưởng kinh tế nhanh đi đôi với tiế n hành công tác xóa đói giảm nghèo, thực hiê ̣n
công bằ ng xã hô ̣i nhằ m ha ̣n chế sự phân cách giàu nghèo giữa các tầ ng lớp dân cư,
giữa các vùng” [17].
-Hô ̣i nghi ̣ tư vấ n các nhà tài trơ ̣ Viê ̣t Nam ta ̣i Hà nô ̣i có “Báo cáo phát triể n
Viê ̣t Nam 2004: Nghèo, báo cáo chung của các nhà tài trợ” tháng 12 năm 2003 đã đề
câ ̣p các đă ̣c trưng của người nghèo, lý do nghèo, mức đô ̣ nghèo của ho ̣ và viê ̣c thực


6

hiê ̣n các chiń h sách công đố i với người nghèo về những vấ n đề như cải cách kinh tế ,
cung cấ p dich
̣ vu ̣, đầ u tư, các ma ̣ng lưới an ninh...Báo cáo đề xuấ t giảm nghèo bằ ng
các chiń h sách công, thực hiê ̣n chiế n lươ ̣c toàn diê ̣n về tăng trưởng và giảm nghèo ở
cấ p tin
̣ đố i tươ ̣ng ưu tiên, tăng cường tiế ng nói và sự tham
̉ h, cải thiê ̣n cơ chế xác đinh
gia của người dân.

-Báo cáo “Đánh giá nghèo có sự tham gia của cộng đồ ng tại Thành phố Hồ
Chí Minh” Năm 2004 của Ngân hàng Thế giới cho thấ y thực tế chỉ xét người nghèo
trên khía ca ̣nh thu nhâ ̣p mà chưa nhìn về nhiề u khía ca ̣nh nên số lươ ̣ng hô ̣ nghèo ít
hơn so với thực tế . Đồ ng thời, Báo cáo đề câ ̣p đế n các nô ̣i dung như nhâ ̣n thức về
nghèo, đô ̣ng thái nghèo, viê ̣c làm, những rủi ro và tính dễ tổ n thương; tham gia và
tăng cường năng lực trong viê ̣c đưa ra các quyế t đinh
̣ ta ̣i điạ phương, vấ n đề cải cách
hành chiń h công và các vấ n đề đô thi ̣khác.
-Đề tài “Giảm nghèo ở Viê ̣t Nam: thành tựu và thách thức” năm 2006 của
Viê ̣n nghiên cứu xã hô ̣i Viê ̣t Nam cho thấ y nghèo thể hiê ̣n qua sự thiế u hu ̣t về thu
nhâ ̣p và viê ̣c khó tiế p câ ̣n với hê ̣ thố ng an sinh xã hô ̣i chính thức, cũng như sự thiế u
hu ̣t trong tiế p câ ̣n với chấ t lươ ̣ng và dich
̣ vu ̣ nhà ở.
-Công trình nghiên cứu“Cuộc chiế n chố ng nghèo đói – thực trạng và giải
pháp” (tác giả Nguyễn Hải Dũng Nxb Khoa ho ̣c Xã hô ̣i, năm 2009), cho rằ ng Nhà
nước cầ n nâng mức đầ u tư công vào viê ̣c đa da ̣ng hóa các hin
̀ h thức khám chữa bê ̣nh
cho người nghèo, khuyế n khích các tổ chức, cá nhân trong nước và quố c tế khám
chữa bê ̣nh nhân đa ̣o, miễn phí và mua bảo hiể m y tế cho người nghèo, đă ̣c biê ̣t là phu ̣
nữ và trẻ em.
-Dự án “Hỗ trợ đánh giá sâu về tình trạng nghèo đô thị ở Hà Nội và Thành
phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2008 – 2011» do UNDP tài trợ, đề cập đến các khái
niệm nghèo kinh tế và nghèo đa chiều, trong đó các thiếu hụt mà hộ gia đình và các
cá nhân có thể phải chịu như giáo dục, y tế, việc làm, nhà ở, an ninh... Kết quả nghiên
cứu cho thấy Thành phố Hồ Chí Minh có tỉ lệ nghèo cao hơn so với Hà Nội đối với
tất cả các chiều thiếu hụt khía cạnh xã hội. Ngoài ra, thu nhập hoàn toàn không phải
là yếu tố quan trọng phản ánh tình trạng nghèo đói đa chiều ở Thành phố Hồ Chí


7


Minh. Nghiên cứu này cho thấy cần xét nghèo đói trên nhiều khía cạnh thì mới đưa ra
được giải pháp chính xác cho từng loại nghèo.
-Báo cáo “Khởi đầu tốt, nhưng chưa phải đã hoàn thành: Thành tựu ấn tượng
của Việt Nam trong giảm nghèo và những thách thức mới” do Ngân hàng Thế giới
thực hiện với sự hợp tác của Trung tâm Phân tích và Dự báo thuộc Viện Khoa học Xã
hội Việt Nam, năm 2012, thì Việt Nam đã đạt được hầu hết các mục tiêu phát triển
Thiên niên kỷ và một số trường hợp còn vượt chỉ tiêu đề ra. Mặc dù vậy, nhiệm vụ
giảm nghèo của Việt Nam còn chưa hoàn thành. Chuẩn nghèo nhằm đáp ứng “những
nhu cầu cơ bản” được đặt ra ở mức thấp so với chuẩn mực quốc tế; nhiều hộ nghèo
thoát nghèo trong thập kỷ qua có thu nhập rất sát so với chuẩn nghèo và rất dễ tái
nghèo nếu bị các cú sốc đặc thù như mất việc, tai nạn, bệnh tật... Dù Việt Nam đã
vượt qua cơn bão kinh tế toàn cầu sau khủng hoảng tài chính năm 2008 nhưng mức
độ dễ bị tổn thương ở người dân thành thị do phải chịu ảnh hưởng của lạm phát và
các vấn đề thất nghiệp, kinh doanh trì trệ, sức khoẻ suy giảm, nhất là những người
sống nhờ vào các khoản tiền tiết kiệm hoặc thu nhập cố định, không điều chỉnh theo
lạm phát như người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, người không thể làm
việc vì lý do sức khoẻ [18]...
5. Phương pháp nghiên cứu:
5.1.

Phương pháp luận duy vật biện chứng

Do đối tượng nghiên cứu của luận văn thuộc chuyên ngành Kinh tế Chính trị,
vì vậy tác giả sử dụng phép duy vật biện chứng là phương pháp tiếp cận chính của
nghiên cứu.
Phép biện chứng duy vật biện chứng là phương pháp luận triết học về các
nguyên lý cơ bản và mối quan hệ giữa các phạm trù bản chất với hiện tượng, nội
dung với hình thức, quy luật thống nhất đấu tranh giữa các mặt đối lập, phủ định của
phủ định, lượng biến và chất biến. Sử dụng phương pháp này trong nghiên cứu đề tài

“Nâng cao hiệu quả của việc thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa
bàn Quận 5 TP. HCM” đòi hỏi phải xem xét sự vật, hiện tượng khách quan tồn tại
trong mối liên hệ, ràng buộc lẫn nhau tác động, ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sự vật,


8

hiện tượng hay giữa các mặt của một sự vật, của một hiện tượng trong thế giới. Khi
phân tích chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn Quận 5, không thể nghiên
cứu một cách đơn lẻ mà phải đặt trong tổng thể chính sách giảm nghèo bền vững của
TP.HCM. Những kết quả của việc thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững của
Quận 5 như việc làm, thất nghiệp, nâng cao thu nhập cho người nghèo, thực hiện
chính sách an sinh xã hội… có mối quan hệ tác động biện chứng qua lại lẫn nhau.
Nguyên lý của sự phát triển là nguyên tắc lý luận mà trong đó khi xem xét sự
vật, hiện tượng khách quan phải luôn đặt chúng vào quá trình luôn luôn vận
động và phát triển (vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ
kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của sự vật). Luận văn nghiên cứu về nâng cao
hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn Quận 5 TP. HCM, không phải
trong trạng thái đứng im mà nghiên cứu trong trạng thái luôn vận động và phát triển.
Luận văn nghiên cứu, đánh giá thực trạng của chính sách giảm nghèo trên địa bàn
Quận 5 trong thời gian qua, từ đó đề xuất những chính sách và giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn Quận trong thời gian tới,
góp phần thực hiện có hiệu quả công tác xoá đói, giảm nghèo trên địa bàn TP. HCM.
Theo quan điểm Mác - xít thì, lịch sử bắt đầu từ đâu, quá trình tư duy của loài
người cũng bắt đầu từ đó, nhưng lịch sử thường xuất hiện những bước nhảy quanh co
khúc khuỷu, vì vậy cần phải vận dụng phương pháp logic kết hợp với lịch sử trong
nghiên cứu chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn Quận 5, thấy được logic và
bản chất bên trong, đồng thời đặt trong bối cảnh lịch sử cụ thể để có những nhận định
đánh giá chính xác về chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn Quận.
5.2.


Phương pháp trừu tượng hóa khoa học

Trừu tượng hóa khoa học có vai trò quan trọng trong nhận thức. Bất kỳ một
ngành khoa học nào, nếu muốn chỉ ra bản chất của sự vật, đều phải trải qua quá trình
trừu tượng hóa khoa học. Đối với chuyên ngành Kinh tế chính trị phép trừu tượng
hóa khoa học là phương pháp tiếp cận quan trọng. Vì khi phân tích các vấn đề kinh
tế, xã hội không thể sử dụng kính hiển vi, lại cũng không thể sử dụng thuốc thử trong
thí nghiệm hóa học, mà cần sử dụng năng lực tư duy trừu tượng, vận dụng trí não đối


9

với đối tượng nghiên cứu. Phương pháp trừu tượng hóa khoa học đòi hỏi gạt bỏ khỏi
đối tượng nghiên cứu những cái ngẫu nhiên không thuộc bản chất của nó, chỉ giữ lại
những quá trình, hiện tượng vững chắc, ổn định, điển hình tiêu biểu cho đối tượng
nghiên cứu, nhờ vậy mà nắm được bản chất của quá trình kinh tế, xã hội cần nghiên
cứu. Vận dụng phương pháp này trong nghiên cứu chính sách giảm nghèo bền vững
trên địa bàn Quận 5 TP. HCM đòi hỏi xác định rõ những nguyên nhân cơ bản tác
động đến chính sách giảm nghèo bền vững, từ đó đề xuất những chính sách và giải
pháp có tính đột phá nhằm nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững trên địa
bàn Quận.
5.3.

Phương pháp phân tích – tổng hợp

Trên cơ sở thu thập những thông tin, số liệu cập nhật, có căn cứ khoa học, tác
giả đi sâu phân tích thực trạng công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn Quận 5, từ
đó rút ra những kết quả đạt được, những hạn chế, những cơ hội và thách thức để từ
đó đề ra những chính sách và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chính sách giảm

nghèo bền vững trên địa bàn Quận trong thời gian tới.
5.4.

Phương pháp nghiên cứu thống kê, mô tả

Được tác giả sử dụng để thu thập thông tin, các công trình nghiên cứu liên
quan đến luận văn, thu thập số liệu thứ cấp đáng tin cậy từ Cục Thống kê TP. HCM,
UBND Quận 5, các ban ngành trên địa bàn Quận, đặc biệt là từ Phòng Lao động Thương binh xã hội Quận…và các bộ phận liên quan, từ đó tác giả lựa chọn những
thông tin và tài liệu phù hợp làm cơ sở cho việc nghiên cứu luận văn.
5.5.

Phương pháp thu thập dữ liệu:

Thu thập dữ liệu thứ cấp:
+ Thu thập kết quả dữ liệu theo dõi tình hình nghèo qua các năm của Ban chỉ
đạo chương trình giảm nghèo, tăng hộ khá Quận 5 (thông qua báo cáo của cơ quan
Thường trực Chương trình Giảm nghèo – tăng hộ khá: Phòng Lao động – Thương
binh xã hội Quận 5).
+ Thu thập các dữ liệu thứ cấp từ các nghiên cứu trước, số liệu liên quan từ
các sở ngành, quận huyện.


10

Thu thập dữ liệu sơ cấp:
+ Khảo sát mức sống hộ gia đình giai đoa ̣n 2014 – 2015, đă ̣c biê ̣t là năm 2016,
đồng thời đánh giá mức sống, điều kiện sống và những vấn đề liên quan đến các
nhóm hộ nghèo, hộ cận nghèo.
+ Có thể sử dụng thêm phương pháp phỏng vấn sâu đối với các lãnh đạo quận,
phường am hiểu về chương trình giảm nghèo và khảo sát trực tiếp các hộ nghèo, hộ

cận nghèo để thực hiện các nghiên cứu tác động của chính sách đến hộ nghèo, hộ cận
nghèo và đề xuất các chính sách, giải pháp phù hợp.
5.6.

Phương pháp phỏng vấn, khảo sát

Mục đích phỏng vấ n, khảo sát:
+ Đánh giá khả năng, mức độ tiếp cận của các nhóm hộ đối với các chính sách
giảm nghèo theo khía cạnh đa chiều (giáo dục, y tế, việc làm, vay vốn, nhà ở).
+ Đánh giá tác động của các chính sách hỗ trợ cho nhóm hộ, tính hiệu quả của
các chính sách đối với tình trạng việc làm, sức khỏe, giáo dục, thu nhập của hộ.
+ Đánh giá tính phù hợp của các chính sách hỗ trợ với nhu cầu của các nhóm
hộ nghèo, cận nghèo.
Đối tượng phỏng vấn, khảo sát:
+ Phỏng vấn các chuyên gia (lãnh đạo các phòng ban thuộc Ủy ban nhân dân
quận có liên quan, lãnh đạo Ban Giảm nghèo – tăng hộ khá quận và 15 phường thuộc
Quận 5) trong các lĩnh vực liên quan đến từng chính sách giảm nghèo của thành phố.
+ Khảo sát hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ đã vượt chuẩn nghèo.
Nội dung phỏng vấn:
+ Khả năng tiếp cận các chính sách: chính sách y tế, chăm sóc sức khỏe, chính
sách hỗ trợ giáo dục, chính sách tín dụng cho hộ nghèo, chính sách hỗ trợ học nghề,
giải quyết việc làm, chính sách nhà ở của các hộ nghèo, hộ cận nghèo.
+ Hiểu biết của hộ về các chính sách.
+ Việc thụ hưởng các chính sách của hộ.
+ Đánh giá của hộ về tác động của các chính sách đến hộ, khuyến nghị để các
chính sách trên đáp ứng được đúng yêu cầu và nguyện vọng của người dân.


11


+ Kết quả của chương trình? Những vấn đề tâm đắc?
+ Giải pháp thực hiện chương trình những năm tiếp theo?
5.7.

Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu:

Để thực hiện nội dung đánh giá tác động trực tiếp và hiệu quả của chương
trình giảm nghèo; nghiên cứu đặc điểm của các nhóm hộ nghèo, hộ cận nghèo, xác
định các nhân tố tích cực tác động đến giảm nghèo, nâng cao đời sống của các hộ gia
đình; đánh giá việc tiếp cận, thụ hưởng chính sách giảm nghèo của các hộ nghèo, hộ
cận nghèo; đề xuất các giải pháp giảm nghèo phù hợp
6. Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và phụ lục, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về nghèo và giảm nghèo bền vững
Chương 2: Thực trạng công tác giảm nghèo trên địa bàn Quận 5 TP. HCM
giai đoạn 1992 - 2015
Chương 3: Mục tiêu và giải pháp thực hiện công tác giảm nghèo trên địa
bàn Quận 5 TP. HCM đến năm 2025.


12

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGHÈO VÀ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Nghèo
Hiện nay có nhều quan niệm về nghèo đói đang được các quốc gia thừa nhận.
Theo Amartya Kumar Sen, nhà Kinh tế học Ấn Độ (đạt giải Nobel Kinh tế) để tồn
tại, con người cần có những nhu cầu vật chất và tinh thần tối thiểu, dưới mức tối
thiểu này, con người sẽ bị coi là đang sống trong nghèo nàn.
Tại Hội nghị về chống nghèo đói do Uỷ ban Kinh tế Xã hội khu vực Châu Á –

Thái Bình Dương (ESCAP) tại Bangkok, Thái Lan vào tháng 9 năm 1993, các quốc
gia trong khu vực đã thống nhất cao rằng: Nghèo khổ là tình trạng một bộ phận dân
cư không có khả năng thoả mãn những nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu
cầu ấy phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội, phong tục tập quán của từng
vùng và những phong tục ấy được xã hội thừa nhận.
Theo tổ chức Liên hiệp quốc (UN): “Nghèo là thiếu năng lực tối thiếu để tham
gia hiệu quả vào các hoạt động xã hội. Nghèo có nghĩa là không có đủ ăn, đủ mặc,
không được đi học, không được đi khám bệnh, không có đất đai để trồng trọt hoặc
không có nghề nghiệp để nuôi sống bản thân, không được tiếp cận tín dụng. Nghèo
cũng có nghĩa là không an toàn, không có quyền, và bị loại trừ của các cá nhân, hộ
gia đình và cộng đồng. Nghèo có nghĩa là dễ bị bạo hành, phải sống ngoài lề xã hội
hoặc trong các điều kiện rủi ro, không được tiếp cận nước sạch và công trình vệ sinh
an toàn”. (Tuyên bố Liên hiệp quốc, tháng 6 năm 2008, được lãnh đạo của tất cả các
tổ chức UN thông qua).
Những quan niệm về nghèo nêu trên đều phản ánh ba khía cạnh chủ yếu của
người nghèo, đó là:
-Có mức sống thấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng dân cư.
-Không được thụ hưởng những nhu cầu cơ bản ở mức tối thiểu dành cho con
người.
-Thiếu cơ hội lựa chọn tham gia vào quá trình phát triển của cộng đồng.


13

Các khái niệm trên cũng cho thấy sự thống nhất cao của các quốc gia, các tổ
chức quốc tế cho rằng nghèo là một hiện tượng đa chiều, tình trạng nghèo cần được
nhìn nhận là sự thiếu hụt/ không được thoả mãn các nhu cầu cơ bản của con người.
1.1.2 Nghèo đơn chiều
Phương pháp đánh giá nghèo mà chỉ căn cứ vào một tiêu chí/ một chiều –
nghèo đơn chiều. Chỉ tiêu thu nhập thường được chọn để đánh giá nghèo theo

phương pháp đơn chiều.
1.1.3 Nghèo đa chiều
Khái niệm nghèo đa chiều là một cách tiếp cận nghèo mới đang được nghiên
cứu, xây dựng và áp dụng tại hơn 30 nước trên thế giới, theo đó thước đo đa chiều
xem xét mức sống của dân cư một cách đầy đủ hơn, toàn diện hơn. Nó đo lường mức
sống cả mặt kinh tế lẫn chất lượng cuộc sống theo các chiều khác nhau như: giáo dục,
y tế, an sinh xã hội, nhà ở, dịch vụ cơ bản, tình trạng dễ bị tổn thương, rủi ro [25]...
1.1.4. Giảm nghèo bền vững:
Giảm nghèo bền vững là một trọng tâm của chiến lược phát triển kinh tế - xã
hội nhằm cải thiện và từng bước nâng cao điều kiện sống của người nghèo, trước hết
là ở khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ,
toàn diện ở các vùng nghèo; thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa thành thị và nông
thôn, giữa các vùng, các dân tộc và các nhóm dân cư.
1.2 Phương pháp xác định chuẩn nghèo
Việc đo lường mức độ nghèo là một yếu tố quan trọng cho biết tình trạng
nghèo ở cấp quốc gia và địa phương, từ đó giúp xác định các mục tiêu cụ thể và xây
dựng chính sách giảm nghèo. Cách phổ biến nhất để thiết lập chuẩn nghèo là tiếp cận
“Chi phí cho các nhu cầu cơ bản” được áp dụng rộng rãi ở các nước trên thế giới, bao
gồm xác định trước tiên một rổ hàng lương thực, thực phẩm và phí lương thực, thực
phẩm thích hợp để thoả mãn nhu cầu tiêu dùng cơ bản của một hộ và sau đó tính chi
phí/ trị giá của rổ hàng này.
Về mặt khái niệm, chuẩn nghèo “Chi phí cho các nhu cầu cơ bản” đo lường
thu nhập tối thiểu cần thiết để các hộ mua rổ lương thực thực phẩm và các hàng hoá


14

khác phục vụ nhu cầu thiết yếu, để các thành viên trong hộ có đủ lương thực, thực
phẩm để duy trì sức khoẻ và sản xuất để tham gia đầy đủ vào xã hội.
Trong thực tế, chuẩn nghèo được xây dựng trước hết dựa vào một rổ lương

thực thực phẩm tham khảo, phản ánh mô hình tiêu dùng của người nghèo; và gắn nó
trong một chuẩn dinh dưỡng đã được thống nhất (ví dụ 2.100 kcal/ngày/người); sau
đó cộng thêm một khoản chi tiêu phí lương thực thực phẩm dành cho hàng hoá thiết
yếu (chăm sóc sức khoẻ, giáo dục, nhà ở và đồ dùng lâu bền) phù hợp với mô hình
chi tiêu của người nghèo.
Ngân hàng Thế giới (WB) xác định chuẩn nghèo trên quy mô toàn cầu trên cơ
sở các đánh giá về tiền tệ. Chuẩn nghèo WB tính và sử dụng để đo lường mức độ
nghèo chung trên thế giới là 1,25 USD/ngày/người và của các nước phát triển là 2
USD/ngày/người với mức giá năm 2005.
Chuẩn nghèo hiện tại của Việt Nam vẫn thấp hơn chuẩn nghèo của thế giới và
không được tăng tương ứng với mức lạm phát. Ngoài ra, chuẩn nghèo của Việt Nam
củng là một trong những chuẩn thấp nhất ở Đông Nam Á tính theo bình quân sức
mua.
1.3. Phương pháp đo lường
1.3.1. Sự cần thiết chuyển đổi phương pháp đo lường nghèo từ đơn chiều
sang đa chiều
Cách xác định hộ nghèo theo phương pháp thu nhập được xem là chuẩn của
nhiều quốc gia trong nhiều năm nhưng gần đây đã được các chuyên gia thế giới đánh
giá là không ổn và đã đưa ra thêm cách tính mới khác về nghèo được gọi là nghèo đa
chiều.
Sở dĩ gọi là nghèo đa chiều vì không chỉ nghèo trong thu nhập, người nghèo,
hộ nghèo còn nghèo trong chiều tiếp cận các dịch vụ xã hội như: giáo dục, y tế, nhà
ở, điều kiện sống... dù cho thu nhập của hộ đã vượt qua chuẩn nghèo thu nhập.
Phương pháp đo lường nghèo theo thu nhập giống như các đo lường GDP của một
quốc gia chỉ tính theo thu nhập chứ không tính đến các khoản tăng trưởng khác về
mặt xã hội.


15


Trên cơ sở đánh giá, rút kinh nghiệm từ kết quả thực tiễn giảm nghèo của các
quốc gia và cụ thể là «Chương trình giảm nghèo, tăng hộ khá» của Thành phố dựa
vào tiêu chí thu nhập bình quân đầu người để xác định chuẩn nghèo, cận nghèo đã
cho thấy cách tiếp cận nghèo thu nhập ngày càng bất cập, bộc lộ những mặt yếu và
không phù hợp nên kết quả giảm nghèo chưa thực sự bền vững, nguy cơ tái nghèo
cao. Những mặt yếu và bất cập đó là:
Thứ nhất, mức chuẩn nghèo theo tiêu chí thu nhập được xác định theo từng
giai đoạn (có giai đoạn kéo dài 5 – 7 năm) nên không ổn định (do tác động bởi yếu tố
trượt giá hàng năm) và phải thường xuyên điều chỉnh nâng lên cho phù hợp với tình
hình phát triển kinh tế - xã hội, làm cho số lượng, danh sách, tỷ lệ hộ nghèo phải luôn
cập nhật, thay đổi; số hộ nghèo giai đoạn trước vừa thoát chuẩn nghèo, giai đoạn mới
điều chỉnh nâng mức chuẩn nghèo mới thì lại là hộ nghèo.
Thứ hai, mức chuẩn nghèo theo tiêu chí thu nhập quy ra bằng tiền, nhưng có
một số nhu cầu cơ bản của con người không thể quy đổi ra tiền (như tham gia xã hội,
an ninh, vị thế xã hội...) hoặc không thể mua được bằng tiền (tiếp cận giao thông, thị
trường, môi trường, một số dịch vụ y tế, giáo dục công...).
Thứ ba, những hộ nghèo, hộ cận nghèo vừa thoát khỏi chuẩn nghèo theo thu
nhập thì đưa ra khỏi danh sách đối tượng nghèo tại địa phương và không được giải
quyết tiếp các chính sách hỗ trợ của chương trình, nên họ dễ gặp khó khăn, dễ tái
nghèo và không giảm nghèo bền vững.
Thứ tư, mặc dù các chính sách hỗ trợ giảm nghèo đã và đang tác động được
nhiều mặt đời sống của người nghèo (các nhóm chính sách về tín dụng ưu đãi, đào
tạo nghề, giải quyết việc làm, hỗ trợ tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, giáo
dục, nhà ở, trợ giúp pháp lý, thông tin...), nhưng cách tiếp cận xác định hộ nghèo theo
phương pháp đo lường bằng thu nhập như hiện tại đã dẫn đến tình trạng bỏ sót đối
tượng, nhận diện nghèo và phân loại đối tượng nghèo chưa chính xác; ranh giới
chuẩn nghèo giữa hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ dân không thuộc đối tượng nghèo
rất monh manh. Tiêu chí thu nhập thường xác định theo chủ quan, không đảm bảo
chính xác nên việc thực hiện các chế độ chính sách chưa thực sự công bằng. Các hộ



16

dân có thu nhập trên mức chuẩn nghèo nhưng còn thiếu hụt một số nhu cầu tối thiểu
hoặc thu nhập của họ không thể chi cho các nhu cầu tối thiểu vì không thể tiếp cận
được dịch vụ nơi sinh sống, hoặc phải chi cho những mục đích khác.
Thứ năm, mức chuẩn nghèo theo thu nhập không đánh giá được mức độ thay
đổi khả năng tiếp cận các nhu cầu xã hội cơ bản của người dân nên không thể giúp
các cơ quan quản lý nhìn nhận rõ hơn các địa phương, cơ sở trên địa bàn quận có
người dân bị thiếu hụt các nhu cầu tối thiểu cao để làm cơ sở cho việc nghiên cứu,
hoạch định các chính sách hỗ trợ làm giảm mức độ thiếu hụt gắn với trách nhiệm của
ngành đó cho từng địa phương để tổ chức thực hiện có hiệu quả và giảm nghèo được
bền vững.
1.3.2 Xu hướng chuyển đổi phương pháp tiếp cận đo lường nghèo tại Việt
Nam
Việt Nam đang chuyển đổi cách nhận diện nghèo từ đơn chiều sang đa chiều
nhằm xoá nghèo hiệu quả và bền vững hơn. Quốc hội Khoá 13, kỳ họp thứ 7 đã
thông qua Nghị quyết về đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến
năm 2020, trong đó nêu rõ: xây dựng chuẩn nghèo mới theo phương pháp tiếp cận đa
chiều nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu và đáp ứng các dịch vụ xã hội cơ bản.
Cách nhận diện nghèo đa chiều căn cứ vào quyền được đảm bảo an sinh xã hội
của công dân được nêu trong Hiến pháp sửa đổi năm 1993 (Điều 34). Cụ thể hơn,
Nghị quyết 15-NQ/TW, Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương khoá XI về
chính sách xã hội giai đoạn 2012 – 2020 đã đưa ra các nhiệm vụ về đảm bảo an sinh
xã hội, chú trọng đến việc làm, bảo hiểm xã hội, trợ giúp xã hội những người có hoàn
cảnh đặc biệt khó khăn, đáp ứng các nhu cầu tối thiểu về y tế , giáo dục, nhà ở, nước
sạch và thông tin.
Ngày 15 tháng 9 năm 2015, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số
1614/QĐ-TTg phê duyệt Đề án tổng thể “Chuyển đổi phương pháp tiếp cận đo lường
nghèo từ đơn chiều sang đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 – 2020”.



×