Tải bản đầy đủ (.docx) (128 trang)

Một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tự học của sinh viên trường cao đẳng kỹ thuật công nghiệp bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.2 MB, 128 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG GIÁO DỤC

PHAN THỊ THANH NHÃ

MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG TƢƢ
HỌC CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT
CÔNG NGHIỆP BẮC GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Hà Nội - 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG GIÁO DỤC

PHAN THỊ THANH NHÃ

MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG TƢƢ
HỌC CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT
CÔNG NGHIỆP BẮC GIANG

Chuyên ngành: Đo lƣờng và Đánh giá trong giáo dục
Mã số: 60 14 01 20

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Hoàng Bá Thịnh

Hà Nội - 2014




LỜI CẢM ƠN
Tôi xin đươc gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy giáo , PGS.TS. Hoàng
Bá Thịnh là người đã tận tình hướng dẫn , đông viên tôi trong quá trìn h triển
khai vàhoàn thành luâṇvăn tốt nghiêp.p
Đồng thời, tôi rất trân trong, biết ơn các quý thầy, cô của Viện Đảm bảo
chất lượng, Đại học Quốc gia Hà Nội đã nhiêṭ tinh giảng daỵ và trang bi cp ho
chúng tôi các kiến thức chuyên ngành quý báu trong khoá học.
Cuối cùng, tôi xin đươc gửi lời cảm ơn chân thành tới các anh chi p trên
thuộc chuyên nganh Đo lường và Đanh giá trong Giao duc ,p các bạn học cùng khoá
7, các đồng nghiệp ở trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghiệp những
người đã nhiêṭ tinh chia sẻ , giúp đỡ, đông viên và khich lê ptôi trong suốt quá
trình học tập và hoàn thành chương trình cao học này.
Do thời gian có haṇ và chưa có nhiều kinh nghiêm trong nghiên cứu
chuyên nganh nên luâ pn văn này không thể tránh khỏi những haṇ chế và thiếu
sót. Tác giả kính mong nhận được các góp ý, bổ sung của cac thầy , cô và các
bạn học viên.
Môṭ lần nữa, tôi xin chân thanh cam ơn!


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn với tiêu đề "Một số yếu tố ảnh hưởng đến
hoạt động tự học của sinh viên trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghiệp Bắc
Giang" hoàn toàn là kết quả nghiên cứu của chính bản thân tôi và chưa được
công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào của người khác. Trong quá
trình thực hiện luận văn, tôi đã thực hiện nghiêm túc các quy tắc đạo đức nghiên cứu;
các kết quả trình bày trong luận văn là sản phẩm nghiên cứu, khảo sát của riêng cá
nhân tôi; tất cả các tài liệu tham khảo sử dụng trong luận văn đều được trích dẫn
tường minh, theo đúng quy định.

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính trung thực của số liệu và các
nội dung khác trong luận văn của mình./.
Hà Nội, ngày 18 tháng 7 năm 2014
Tác giả luận văn

Phan Thị Thanh Nhã


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 1 2.
Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài............................................. 3 3.
Giới hạn nghiên cứu của đề tài ................................................................... 3 4.
Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu ............................................................... 3 5.
Đối tượng và khách thể nghiên cứu............................................................ 4 6.
Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 4 7.
Kết cấu của luận văn................................................................................... 5
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...............
6
1.1.Tổng quan vấn đề nghiên cứu .................................................................. 6
1.1.1.Các nghiên cứu về biến độc lập - Yếu tố ảnh hưởng đến học tập........6 1.1.2. Các
nghiên cứu liên quan đến biến phụ thuộc - Hoạt động tự học........ 9
1.2. Một số vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động học .................................... 13
1.2.1. Khái niệm về hoạt động học ......................................................... 13
1.2.2. Bản chất của hoạt động học .......................................................... 13
1.2.3. Đối tượng của hoạt động học ........................................................ 14
1.2.4. Điều kiện học tập .......................................................................... 14
1.2.5. Đặc điểm chung của hoạt động học tập của SV ........................... 15
1.3. Hoạt động tự học ................................................................................... 15
1.3.1. Khái niệm về tự học ...................................................................... 15

1.3.2. Các hình thức tự học ..................................................................... 17
1.3.3. Các biểu hiện của hoạt động tự học của SV ................................. 19
1.3.4. Tính chất của HĐTH..................................................................... 21
1.3.5. Vai trò của HĐTH......................................................................... 21
1.3.6. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tự học............................ 22
1.4. Khung phân tích.................................................................................... 25


Tiểu kết chương 1 ......................................................................................... 26
Chƣơng 2 TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................
27
2.1. Bối cảnh, địa bàn nghiên cứu ................................................................ 27
2.2. Tổ chức nghiên cứu ............................................................................... 29
2.2.1. Mẫu nghiên cứu............................................................................. 29
2.2.2. Quy trình nghiên cứu .................................................................... 31
2.3. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 32
2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin .................................................... 32
2.4. Thang đo và đánh giá thang đo.............................................................. 33
2.4.1. Điều tra thử nghiệm ...................................................................... 33
2.4.2. Điều tra chính thức........................................................................ 38
Tiểu kết chương 2 ......................................................................................... 46
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM.....................
47
3.1. Thực trạng về hoạt động tự học của SV trường CĐKTCN................... 47
3.1.1. Nhận thức và thái độ của SV về tự học......................................... 47
3.1.2. Hoạt động tự học của SV .............................................................. 52
3.1.3. Thời gian, địa điểm SV tiến hành tự học ...................................... 57
3.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến HĐTH của SV trường CĐTKCN .......... 59
3.2.1. Xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính bội .................................... 59 3.2.2.
Kiểm định giả thuyết nghiên cứu.................................................. 64

Tiểu kết chương 3 ......................................................................................... 72
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ............................................................... 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 77
PHỤ LỤC ...................................................................................................... 81


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

CĐKTCN

Cao đẳng Kỹ thuật Công nghiệp

CNTT

Công nghê tp hông tin

GV

Giảng viên

HĐTH

Hoạt động tự học

HSSV


Học sinh, sinh viên

KQHT

Kết quả học tập

TH

Tự học

SV

Sinh viên

Sig.

Mức ý nghĩa


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU
Hình 1.1. Khung phân tích của đề tài
Bảng 2.1. Số phiếu khảo sát phát ra và thu về
Hình 2.1. Sơ đồ quy trình triển khai nghiên cứu
Bảng 2.2 Độ tin cậy và tương quan của biến với nhân tố của tổng biến quan sát
Bảng 2.3. Bảng thống kê mô tả đặc điểm của mẫu khảo sát
Bảng 2.4. Kiểm định KMO và Bartlett's cho biến độc lập
Bảng 2.5. Bảng giá trị riêng và phương sai trích cho biến độc lập
Bảng 2.6. Ma trận nhân tố với phép xoay Principal Varimax cho biến độc lập
Bảng 2.7. Mô tả các nhân tố sau khi phân tích EFA
Bảng 2.8. Tổng hợp độ tin cậy của các nhân tố

Bảng 3.1. Mức độ đánh giá sự cần thiết của tự học
Bảng 3.2. Qui định về các mức đánh giá về mục đích tự học và tính tự giác của SV
Bảng 3.3. Thống kê mô tả về mục đích tự học của SV
Hình 3.1. Biểu đồ biểu thị mục đích tự học của SV
Bảng 3.4. Thống kê mô tả về tính tự giác của SV trong tự học
Hình 3.2. Biểu đồ biểu thị tính tự giác của SV
Bảng 3.5 Bảng mô tả qui định về các mức đánh giá về mức độ tự học
Bảng 3.6. Thống kê giá trị trung bình mức độ tự học tổng thể
Bảng 3.7. Thống kê mô tả mức độ tự học của từng biến
Bảng 3.8. Trung bình của mức độ tự học giữa SV cư trú tại nông thôn và
SV cư trú tại thành thị
Bảng 3.9. Phân tích ANOVA giữa mức độ tự học với địa bàn cư trú của SV
Bảng 3.10. Trung bình của mức độ tự học giữa các nhóm SV có mức chi tiêu khác
nhau
Bảng 3.11. Phân tích ANOVA giữa mức độ tự học với mức chi tiêu của SV
Bảng 3.12. Kết quả thống kê mô tả các biến quan sát trong nhân tố
Bảng 3.13 Thống kê thời gian tự học của SV


Bảng 3.14. Số liệu khảo sát địa điểm tự học của SV
Bảng 3.15. Hệ số tương quan giữa các biến trong phương trình hồi quy
Bảng 3.16. Đánh giá sự phù hợp của mô hình
Bảng 3.17. Phân tích ANOVA giữa biến phụ thuộc và biến độc lập
Bảng 3.18. Ước lượng các hệ số hồi quy cho mô hình
Bảng 3.19. Kiểm định KMO và Bartlett's cho biến phụ thuộc
Bảng 3.20. Bảng giá trị riêng và phương sai trích cho biến phụ thuộc
Hình 3.3. Biểu đồ mô tả mức độ tự học với các biến
Bảng 3.21. Ma trận nhân tố với phép xoay Principal Varimax cho biến phụ thuộc
Bảng 3.22.Trung bình của mức độ tự học SV ngành Kinh tế và ngành Kỹ thuật
Bảng 3.23. Phân tích ANOVA giữa mức độ tự học và ngành

Bảng 3.24. Trung bình của mức độ tự học giữa nhóm SV nam và SV nữ
Bảng 3.25. Phân tích ANOVA giữa mức độ tự học và giới tính
Bảng 3.26.Trung bình của mức độ tự học giữa nhóm SV các khóa
Bảng 3.27. Phân tích ANOVA giữa mức độ tự học và năm học


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giai đoạn học tập ở nhà trường chỉ là một giai đoạn rất ngắn đối với mỗi
người, mà việc học là việc lâu dài, suốt đời như Lê nin từng nói "Học, học
nữa, học mãi". Bác Hồ là một trong số những người Việt Nam có ý chí đấu
tranh và học tập kiên cường, Người có thể nói được 6 thứ tiếng, tự luyện viết báo
bằng chính những ngôn ngữ đó. Trong tác phẩm "Sửa đổi lối làm việc", Người
đã từng khẳng định "cách học tập, phải lấy tự học làm cốt, phải biết tự động học
tập…".
Trong quá trình hội nhập quốc tế, Đảng và Nhà nước ta đã xác định giáo dục
là quốc sách hàng đầu, là cơ sở của sự phát triển xã hội, đầu tư cho xã hội là
đầu tư cho phát triển. Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương đổi mới giáo dục
toàn diện, trong đó yêu cầu về phương pháp giáo dục "phát huy tính tích cực,
tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học", đặc biệt chú trọng đến việc "
bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê
học tập và ý chí vươn lên" [17].
Chính vì vậy, mỗi một người học không chỉ tiếp thu những kiến thức khoa học
mà còn phải biết hình thành các phương pháp tự học. Kết quả học tập của người
học phản ánh bằng hiệu quả HĐTH của họ. Thước đo chất lượng giáo dục đào
tạo lại chính là kết quả học tập của người học. Do đó, trong quá trình giáo dục
đào tạo, người dạy và người học cần biết nâng cao hiệu quả HĐTH.
TH là phương thức cơ bản để người học tiếp cận và chiếm lĩnh hệ thống
tri thức phong phú và thiết thực. Chỉ có TH thì giáo dục đào tạo mới thành công,
đó chính là tính khách quan, vấn đề có tính nguyên tắc của quá trình giáo dục

đào tạo.

1


HĐTH của sinh viên của trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghiệp hiện
nay chưa được quan tâm đúng mức. Người dạy chưa chú trọng hướng dẫn cho
người học cách thức TH có hiệu quả, đồng thời người học cũng chưa nhận
thức được rõ tầm quan trọng của việc tự học trong quá trình tiếp thu tri thức. GV
của trường có nhiều phàn nàn về sự lười học của sinh viên, sinh viên bỏ giờ,
không làm bài tập được giao, chép bài bạn khi thi, kiểm tra, thậm chí không
có hứng thú học tập... Những hiện tượng đó ngày một nhiều và trở thành một
vấn đề bức xúc đối với người dạy, cha mẹ của người học và những người quản lý
giáo dục. Một số nghiên cứu đã đưa ra được những biện pháp quản lý, giáo dục
sinh viên và hướng dẫn phương pháp tự học của sinh viên trong bước đường
học tập của họ.
Trong một lớp học, ở cùng một môn học và cùng giảng viên dạy, thái độ
học tập của sinh viên vẫn có sự khác biệt. Bên cạnh những sinh viên lười học,
không tập trung nghe giảng, không tự học, không tự làm các bài tập, chép sao
bài làm của bạn..., vẫn có những sinh viên chăm chỉ, hăng say tham gia xây dựng
bài, hoàn thành tốt các bài tập được giao ở trên lớp và giao về nhà...Như vậy, ý
thức về học tập và cách thức học tập nói chung và về tự học nói riêng của sinh
viên là khác nhau. Vậy phải chăng có những yếu tố nào đó ảnh hưởng, tác động
đến người học trong việc ý thức về hoạt động tự học trong quá trình học tập của
mình.
Do đó, nghiên cứu một cách có hệ thống về các yếu tố ảnh hướng đến
HĐTH của sinh viên là rất cần thiết để giúp SV nâng cao nhận thức, tìm cho mình
những cách thức tự học hiệu quả, hạn chế các mặt tiêu cực, để đạt được kết quả học
tập cao hơn, đồng thời giúp người dạy chú trọng đến công tác hướng dẫn cho
người học phương pháp tự học, tự nghiên cứu, để họ có thể "học tập suốt đời".


2


Từ những lí do trên, tác giả chọn vấn đề "Một số yếu tố ảnh hƣởng
đến hoạt động tự học của sinh viên Trƣờng Cao đẳng Kỹ thuật Công
nghiệp" làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ chuyên ngành đo lường
đánh giá trong giáo dục.
Những mong đợi từ kết quả nghiên cứu của đề tài:
Kết quả nghiên cứu của đề tài được mong đợi là những đánh giá về
hoạt động tự học của SV và nghiên cứu phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến
hoạt động tự học của SV trường CĐKTCN, tập trung vào các yếu tố có thể thay
đổi được. Những kết quả này sẽ là cơ sở khoa học cho việc làm mạnh mẽ lên hoạt
động tự học của SV của Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghiệp và các đơn vị
đào tạo có đặc điểm tương tự.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
- Xây dựng bộ công cụ đo lường HĐTH của SV trường CĐKTCN. Sử dụng bộ công cụ đó để đánh giá HĐTH của SV.
- Nghiên cứu phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến HĐTH của SV.
3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài
Đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến HĐTH của SV
trên phạm vi trường CĐKTCN Bắc Giang. Nội dung nghiên cứu của đề
tài chưa xem xét so sánh với một số đơn vị đào tạo có đặc điểm tương tự.
4. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu
4.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Câu hỏi 1: Mức độ thực hiện HĐTH của SV trường CĐKTCN như
thếnào?
- Câu hỏi 2: Có hay không sự khác biệt giữa các khối ngành học, năm
học tại trường và giới tính trong HĐTH của SV?
- Câu hỏi 3: Những yếu tố nào ảnh hưởng đến HĐTH của SV trường
CĐKTCN và ảnh hưởng như thế nào?


3


4.2. Giả thuyết nghiên cứu
- SV trường CĐKTCN thực hiện HĐTH ở mức trung bình.
- Có sự khác biệt giữa SV ở các khối ngành, theo năm học và giới tính
trong HĐTH. Trong đó, SV ngành kinh tế, SV năm thứ hai và ba, SV nữ tự học
ở mức độ cao hơn so với nhóm còn lại.
- Mục đích học tập, tính tự giác của SV và điều kiện cơ sở vật chất của nhà
trường có ảnh hưởng đến HĐTH của SV.
5. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
5.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến HĐTH của SV (Với
một số yếu tố liên quan đến môi trường và cá nhân)
5.2. Khách thể nghiên cứu
Sinh viên chính qui đang theo học tại Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công
nghiệp, các khoá từ năm thứ nhất đến năm thứ ba

, trong năm hoc p 2012 -

2013.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Phƣơng pháp chon mẫu
Nghiên cứu sử dung kết hơp cả hai phương phap chon mẫu cho nghiên
cứu điṇ h lương và điṇ h tinh. Cụ thể:
Mẫu nghiên cứu định lượng: Tiến hành nghiên cứu đối với SV Trường
Cao đẳng Kỹ thuật Công nghiệp Bắc Giang trong năm học 2012 - 2013 là 180
đến 200 SV cao đẳng chính qui năm thứ nhất đến năm thứ ba . Phương
pháp chọn mẫu là chọn mẫu phân tầng ngẫu nhiên theo tỷ lệ


(lập 3 tầng

theo 3 khóa học , dự kiến tỷ lê pSV cac khoá sẽ khao sat là tương đương
nhau) và ngẫu nhiên hệ thống (mỗi khóa lấy ngẫu nhiên hệ thống khoang
60 đến 70 SV).

4


Mẫu cho nghiên cứu định tính: Chọn 04 SV cho 04 cuộc phỏng vấn bán
cấu trúc chia đều cho cả 3 khóa. Phương pháp chọn mẫu là chọn mẫu ngẫu nhiên
đơn giản (căn cứ vào danh sách khóa học, mỗi khóa chọn ngẫu nhiên 01 đến 02
sinh viên để phỏng vấn theo nội dung đã chuẩn bị).
6.2. Phƣơng pháp thu thập thông tin
Nghiên cứu sử dung kết hơp cả hai phương pháp thu thâp thông
tin
p
bằng phương pháp điṇ h lương và phương pháp điṇ h tính. Cụ thể:
- Thu thập thông tin bằng phương pháp định tính

, bao gồm : phương

pháp nghiên cứu (hồi cứu ) tài liệu; phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc
(phỏng vấn sâu); phương pháp thu thâp pvà phân tích chuyên gia.
- Thu thập thông tin bằng phương pháp định lượng, sử dung phương
pháp điều tra bằng phiếu khảo sát.
6.3. Phƣơng pháp xƣƣ lý thông tin
Sử dụng phần mềm thống kê SPSS, Quest để xử lý , tổng hợp và phân
tích phiếu hỏi và các số liệu định lượng đã thu thập được.

7. Kết cấu của luận văn
Phần mở đầu
Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu
Kết luận và khuyến nghị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục

5


CHƢƠNG
1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.1.1.Các nghiên cứu về biến độc lập - Yếu tố ảnh hƣởng đến học tập
1.1.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới
Carrol.E.Jzard (1992) đã trình bày ảnh hưởng chi phối của cảm xúc với
ý thức, mức độ phát triển cao của tính tích cực, mà ở đó tâm lí quan trọng của
tính tích cực của con người biểu hiện từ mức độ thấp là "tính tò mò" và mức
độ cao là "khao khát nghiên cứu", khao khát khám phá cũng như tính tự chọn
trong tri giác, chúý...
Tác giả Evans (1999) đã chia 5 nhóm các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả
học tập (KQHT) của SV, gồm: đặc trưng nhân khẩu (tuổi, giới tính, ngôn ngữ, nền
tảng văn hóa, loại trường, tình trạng kinh tế xã hội, tình trạng giáo dục xã hội, nơi
ở…); đặc trưng tâm lý (sự chuẩn bị cho việc học, chiến lược cho học tập cam kết mục
tiêu…); Kết quả học tập trước đây; Nhân tố xã hội; Nhân tố tổ chức.
Nghiên cứu của Checchi & ctg (2000) khảo sát các yếu tố có liên quan đến
điểm trung bình của SV trong 5 trường đại học ở Italia, cho thấy: giới tính,

tuổi, nơi cư trú, KQHT trung học, loại trường trung học và đặc điểm gia đình có
mối quan hệ chặt chẽ với KQHT. Tuy nhiên mức độ tác động của các yếu tố này
là khác nhau giữa các trường đại học.
Tác giả Darling-Hammond (2000) bằng nghiên cứu định tính và định
lượng cho thấy đầu tư cho các chính sách phát triển năng lực giảng viên có
liên quan chặt chẽ tới sự tiến bộ của trò. Tác giả chỉ ra rằng trường học tạo ra sự
khác biệt về sự tiến bộ của học sinh mà phần lớn sự khác biệt đó là do người
thầy mang lại.

6


Một nghiên cứu khác tại Tây Ban Nha của Antonia Lozano Diaz (2003)
đã chỉ ra ảnh hưởng của các nhân tố đến KQHT của học sinh đó là: trình độ học
vấn của cha mẹ, giới tính, động lực học tập, mối quan hệ giữa các học sinh và
với những người khác. Bằng phân tích hồi quy và kiểm định ANOVA, nghiên
cứu kết luận: môi trường và động lực học tập có ảnh hưởng đến KQHT, còn
trình độ học vấn của cha me tp hì không.
Theo Muhammad Akram Aziz (2010), khi xem xét ảnh hưởng của của
các yếu tố nhân khẩu (giới tính, nơi cư trú , quy mô và mức thu nhâp của
p gia
đình) và năng lực của giáo viên (viêc plâp p kế hoac ph , quá trình giảng dạy, viêc p
quản lý lớp học , kinh nghiêm daỵ hoc và
giá hoc sinh
) đến KQHT
p viêc đánh
p
p
của học sinh trung học đã khẳng định chúng đều có mố


i liên hê đp áng kể .

Trong đó, quy mô gia đinh có mối tương quan âm với kết quả học tập.
1.1.1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam
Theo Nguyễn Phương Nga và Nguyễn Quý Thanh

(2007) đã chứng

minh các phẩm chất năng lực của thầy có ảnh hưởng tới KQHT của trò và
khẳng định các yếu tố thuộc về giảng viên như: Khả năng dạy học nói chung và
trí thông minh; Kiến thức chuyên ngành; Kiến thức về dạy và học; Kinh nghiệm
của giảng viên; Bằng cấp; Các hành vi và thực hành của giảng viên có
mối tương quan cao với KHQT của SV. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng có
mối tương quan giữa năng lực tự học và KQHT trong mối liên hệ và ảnh
hưởng của yếu tốngười daỵ.
Nguyễn Thị Mai Trang, Nguyễn Đình Thọ, Mai Lê Thúy Vân (2008)
nghiên cứu và khẳng địnhcó mối quan hệ chặt chẽ giữa các yếu tố động cơ
học tập và năng lực giảng viên với KQHT.
Theo Nguyễn Công Khanh (2008) đã tiến hanh trắc nghiệm phong cách
học của SV . Trong đó , nghiên cứu được thiết kế dựa trên quan niệm xem
phong cách học tập của SV là một cấu trúc phức hợp đa mặt, đa thành tố tác

7


động KQHT của SV. Cấu trúc trắc nghiệm này gồm 5 thang đo ( Các chiến
lược học- Các phương pháp dạy và học được ưa thích hơn - Khả năng
học/năng lực học - Động lực thúc đẩy việc học - Tính kiên trì, quyết tâm đến cùng).
Nghiên cứu đã khẳng định các yếu tố này đều có ảnh hưởng mạnh đến KQHT.
Trần Lan Anh (2008) đã nghiên cứu và chứng minh các yếu tố thuộc môi

trường (gồm phương pháp, cách thức giảng dạy của GV; điều kiện cơ sở vật
chất phục vụ học tập; vị trí ngồi trong lớp; đi làm thêm) và các yếu tố thuộc cá nhân
(gồm mục đích học, lựa chọn ngành học, tính cách, điểm trung bình của học kỳ gần
nhất) có ảnh hưởng đến tính tích cực học tập của SV.
Theo Triṇ h Quốc Lâp p(2010), khi nghiên cứu đối chứng về điểm trung
bình năng lực tự học của SV ngành cử nhân Anh ngữ tại Trung tâm giáo dục
thường xuyên năm thứ 3 khi ap dung phương phap daỵ hoc p điều chinh đã cho
thấy chỉ số nay có tăng lên (M pre = 3.20 và M post = 3.41), đã chứng tỏ tác
dụng của phương pháp dạy học điều chỉnh là rất cao

. Kết quả cho thấy sự

hướng dẫn tự học, tự điều chỉnh đúng đắn của người thầy và SV có ảnh hưởng
rất lớn đối với khả năng TH của người học.
Võ Thị Tâm (2010) đã nghiên cứu và khẳng điṇ h có các anh hưởng của
các yếu tố thuộc đặc điểm SV (bao gồm: động cơ học tập, cạnh tranh học
tập, kiên định học tập, ấn tượng trường học, phương pháp học tập) đến
KQHT của SV.
Theo Nguyễn Thị Thùy Trang (2010) đã chứng minh có mối tương quan
và khảo sát được mức độ ảnh hưởng giữa quan niệm và thói quen học tập với
KQHT của SV, ngoài ra nghiên cứu cũng khẳng định cách dạy của
giáo viên có ảnh hưởng lớn nhất đến quan niệm và thói quen học tập của SV.
Bế Thị Điệp (2012) đã khảo sát và phân tích 3 nhóm nhân tố chính như:
nhóm nhân tố cá nhân học sinh

, gia đình và nhà trường có tác động đến

8



KQHT của học sinh . Nghiên cứu đã khẳng điṇ h hầu hết các nhân tố thuôc 3p
nhóm nhân tố trên (Nghiệp vụ sư phạm của giáo viên, Bạn học cùng trường,
Chính sách học bổng, Uy tín nhà trường , Khối lớp, Sự kích thích từ gia đình ,
Tính tích cực học tập, Tính kiên trì trong học tập, Mục đích học tập, Dân tộc)
đều có tác động tích cực tới KQHT. Trong đó, chỉ có hai nhân tố: trình độ học
vấn của bố me p , tình yêu thương của gia đình là có tác đông nghic hp đến
KQHT.
1.1.2. Các nghiên cứu liên quan đến biến phụ thuộc - Hoạt động tự học
1.1.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới
Theo Mark Taylor và Paul Kloosterman (2010) khi tổng kết từ chương
trình nghiên cứu học tập suốt đời của liên minh Châu Âu, đã đưa ra khái niệm về
năng lực tự học (NLTH) liên quan đến các kỹ năng như: biết ưu tiên việc học tập,
biết lập kế hoạch và hiện thực hóa những gì đã học; có khả năng tự nhận thức và đánh
giá; đưa ra và tiếp nhận phản hồi; coi tự học vừa là mục tiêu vừa là quá trình; tự
tin tham gia học tập với người khác; có trách nhiệm với quá trình học.
Theo Pukevičiūt (2009) coi năng lực tự học như siêu năng lực, được
hình thành trên cơ sở 3 thành phần chính: kiến thức - kỹ năng và thái độ bao gồm
các kỹ năng như : nhận thức về tầm quan trọng của tự học , Xác định nhu cầu và
mục tiêu học tập , lựa chọn các chiến lược học tập phù hợp , lựa chọn phương pháp
học tập , tự đánh giá kết quả học tập , phân tích siêu nhận thức .
Quan điểm của Puk evičiūt về năng lưc tự hoc dưa
p trên quan điểm năng lưc
học tập tự điều chỉnh (self-regulated learning competancy).
Geoffrey Petty (1988) đã phân tích về nhu cầu thực tế, tình cảm của người
học, các cách học, các trường phái về học. Trong đó, tác giả nhấn mạnh, dù
theo trường phái nào, muốn nâng cao chất lượng dạy và học, cần

9



phải nghiên cứu, tìm hiểu về động cơ học tập. Ông cũng chỉ ra rằng nhu cầu
có ảnh hưởng rất nhiều đến tính tích cực học tập.
Robert Fisher (2003) đã trình bày khung hình cho một chính sách học tập
tích cực của học sinh, nêu lên các cách thức học tập hiệu quả và một hệ thống
bài tập để học sinh, SV bộc lộ, hình thành, phát triển các cách thức học tập đó.
Theo tác giả, phương pháp học tập là quan trọng, bởi khi người học tìm cho
mình phương pháp học tập đúng sẽ làm tăng niềm đam mê, tính tích cực học tập và
đạt được nhiều thành công.
1.1.2.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam
GS.TSKH Nguyễn Cảnh Toàn (1997) đã dày công nghiên cứu về tự
học. Theo ông, "Tự học thường được hiểu là học với sách, không có thầy bên
cạnh. Nhưng hiểu như vậy là hơi hẹp. Ngay cả khi có thầy bên cạnh, thì thầy
cũng chỉ giảng giải, uốn nắn, chứ thầy đâu có học hộ trò. Dạy, dù sao, cũng chỉ
là ngoại lực tác động đến trò. Ngoại lực đó phải có sự cộng hưởng của nội lực cố
gắng của học trò. Sự cố gắng này mới đúng là tự học". Tác giả khẳng định tự
học là "nội lực", tác động của thầy là "ngoại lực" đối với sự phát triển của bản
thân người học. Kết hợp quá trình dạy và quá trình tự học là quá trình kết hợp giữa
ngoại lực và nội lực cộng hưởng với nhau tạo ra chất lượng và hiệu quả cao.
Nghiên cứu của Phạm Đình Khương (2006) chỉ ra cấu trúc của năng
lực tự học toán của học sinh THPT gồm

3 năng lưc thành phần : năng lực

nhận thức toán học, năng lực tiến hành hoạt động tự học trong môn toán ,
năng lực quản lý hoạt động tự học . Trong mỗi năng lưc thanh phần nay bao
gồm cac khả năng và kỹ năng biểu hiêṇ cho cac đăc trưng
của mỗi năng lưc
p
cụ thể . Nghiên cứu cũng chỉ ra phương pháp dạy học của thầy có ảnh
hưởng to lớn đến sự vận động và phát triển năng lực tự học của học trò (tới

các yếu tố như: động cơ, mục đích học tập, hứng thú học tập, tính tích cực

10


nhận thức, phương pháp tự học, tính tự giác tích cực trong học tập, năng
lực nhận thức của học sinh).
Tác giả Nguyễn Văn Hồng (2012) đãhê pthống và đưa ra các dấu hiêụ
đăc p trưng và biểu hiêṇ về NLTH của học sinh trung học phổ thông (THPT).
Tác giả đã xem xét NLTH toán của học sinh THPT có hai loại

: năng lực tự

học có thể quan sát đươc (biểu hiêṇ qua 07 kỹ năng thành phần như : nghe
giảng và ghi chép bài ; thảo luận và hoạt động theo nhóm ; trình bày và phát
biểu trước lớp; giao tiếp với giáo viên và baṇ bè ; lâp kế
p hoac hp cho hoaṭ đông
tự hoc ;p tự kiểm tra, tự đánh giá cho hoaṭ đông tự hoc ;p tìm kiếm thông tin ) và
năng lực tự học không quan sát đươc (thông qua 06 nôị dung khảo sát : Mục
đich, đông cơ, thái độ học tập; thưc hiêṇ các hoaṭ đông trí tuê cp ơ bản; …).
Nguyễn Trọng Khanh và Tô Quốc Tuấn (2009) đã đưa ra được một số
kết quả về quan niệm của SV đối với việc tự học, về phương pháp tự học của SV,
về điều kiện tự học của SV. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng hầu hết sinh viên nhận thấy
trong quá trình học tập ở trường đại học thì TH có vai trò, ý nghĩa rất cao, chi phối
nhiều đến chất lượng và kết quả học tập của SV. Tuy nhiên, vẫn còn một số ít SV
cho rằng có quyền "xả hơi" sau khi đã thi đỗ đại học và chỉ cần tập trung TH vào
cuối học kì và thời gian thi là đủ và hiệu quả; một số GV chưa chú trọng nhiều đến
việc hướng dẫn SV phương pháp TH trong quá trình dạy học như giới thiệu và
cung cấp các tài liệu tham khảo, hướng dẫn SV cách đọc tài liệu, cách thu thập
và xử lí thông tin. Trong nghiên cứu này, tác giả đã chỉ ra rằng hầu hết SV đều

nhận thấy hiện nay điều kiện tự học còn hạn chế.
Theo Nguyễn Kim Dũ (2007) khẳng định một số tồn tại trong giáo dục
nước ta làm ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả giáo dục, đó là lối truyền thụ
một chiều từ thầy đến trò vẫn duy trì ở nhiều nơi, ở nhiều cấp học, giảng GV dạy
thiên về lí thuyết, các HĐTH của học sinh như: tự tìm hiểu kiến thức,

11


tự thao tác thực hành, tự phát hiện và giải quyết vấn đề không được GV chú
trọng; cách đánh giá kết quả học tập vẫn được thực hiện theo phương pháp giảng
dạy truyền thống, chủ yếu dựa vào kết quả các bài kiểm tra viết mà không dựa trên
những sáng kiến, sáng tạo của học sinh. Xuất phát từ những vấn đề đó, tác giả
đã đề xuất một số biện pháp bồi dưỡng năng lực tự học của học sinh nhằm phát
huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh, đồng thời thực hiện hóa
phương châm " học đi đôi với hành", tạo mối liên kết giữa kiến thức được học và
vận dụng kiến thức trong đời sống.
Ngô Tứ Thành (2008) khẳng định đối với các trường đại học, TH là
hình thức học tập không thể thiếu của SV; tổ chức HĐTH một cách hợp lí, khoa
học, có chất lượng, hiệu quả là trách nhiệm không chỉ ở người học mà còn là
sự nghiệp đào tạo của nhà trường. Sự phát triển của khoa học và công nghệ,
trước hết là công nghệ thông tin đã kéo theo những tác động khách quan làm
thay đổi cả bản chất của việc TH, nhất là TH của SV đại học. Internet được
coi là "người Thầy" vĩ đại nhất thế giới đối với người TH, nhờ đó việc TH của SV
thay đổi về chất so với TH trước đây. Tác giả khẳng định vai trò quan trọng của
Internet, việc tạo điều kiện cho SV, hướng dẫn SV khai thác nguồn tri thức thông
qua Internet là hết sức cần thiết, với Internet việc TH trở thành hoạt động "khai phá
dữ liệu" dưới sự hướng dẫn của thầy.
Tóm lại, đã có rất nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước về các yếu tố
ảnh hưởng đến đến học tập hoăc cac

p nghiên cứu liên quan đến HĐTH

. Các

nghiên cứu đã tiếp cận vấn đề các yếu tố ảnh hưởng thuâṇ hoăc nghic
hp tới
p
HĐTH từ nhiều hướng khác nhau. Tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu một số
yếu tố ảnh hưởng đến HĐTH nhằm lam sang tỏ thưc traṇ g tự học và mối quan
hê gp iữa một số yếu tố với HĐTH của SV, góp phần nâng cao chất lượng giáo
dục và đào tạo của cac nhà trường.

12


1.2. Một số vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động học
1.2.1. Khái niệm về hoạt động học
Trước tiên, ta cần hiểu khái niệm "học" và "hoạt động học".
Khái niệm "Học" dùng để chỉ việc học diễn ra trong cuộc sống đời
thường thông qua lao động, vui chơi, kinh nghiệm. Hoạt động này đem lại
cho con người những tri thức tiền khoa học, hình thành những năng lực thực
tiễn, trực tiếp do kinh nghiệm hàng ngày mang lại, làm cơ sở tiếp thu những khái
niệm khoa học ở trong nhà trường.
Khái niệm "Hoạt động học" dùng để chỉ hoạt động học diễn ra theo
phương thức đặc thù - phương thức nhà trường: có tổ chức, điều khiển, nội
dung, trình tự. Qua hoạt động học, người học tiếp thu được những tri thức
khoa học, những năng lực mới phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn.
Như vậy có thể hiểu hoạt động học là hoạt động đặc thù của con người
được điều khiển bởi mục đích tự giác để lĩnh hội những tri thức, kĩ năng, kĩ
xảo mới, những hình thức hành vi và những dạng hoạt động nhất định nhằm

phát triển nhân cách của chính mình.
1.2.2. Bản chất của hoạt động học
Hoạt động học là hoạt động chuyên hướng vào sự tái tạo lại tri thức của
người học. Sự tái tạo lại được hiểu là phát hiện lại những tri thức đã được các
nhà khoa học khám phá trước đó. Có thể hiểu học là quá trình tiếp thu và xử lí
thông tin bằng nội lực của bản thân (trí tuệ, động cơ, ý chí...) để từ đó có tri
thức, kĩ năng và thái độ mới. Nội lực càng cao bao nhiêu thì việc tái tạo càng diễn
ra tốt bấy nhiêu.
Hoạt động học không chỉ hướng vào vào việc tiếp thu những tri thức, kĩ
năng, kĩ xảo mà còn hướng vào việc tiếp thu cả những tri thức của chính bản thân
hoạt động học. Hoạt động học muốn đạt kết quả cao, người học phải biết

13


cách học, phương pháp học, nghĩa là phải có những tri thức về chính bản thân
hoạt động học.
1.2.3. Đối tƣợng của hoạt động học
Đối tượng của hoạt động học hướng tới đó là tri thức. Trong đó, hoạt
động học là hoạt động tái tạo lại những tri thức đã có từ trước, nó là mới đối
với cá nhân người học, nhưng không mới đối với nhân loại. Những tri thức
mà SV phải học được lựa chọn từ những khoa học khác nhau, theo những
nguyên tắc nhất định, làm thành những môn học tương ứng và được cụ thể ở
những đơn vị cấu thành như: khái niệm, kĩ năng, kĩ xảo, các yêu cầu và ý
nghĩa của nó. Đối tượng của hoạt động học có liên quan mật thiết với đối
tượng của khoa học.
1.2.4. Điều kiện học tập
Điều kiện học tập được phân làm hai loại là ngoại lực và nội lực. Ngoại
lực là sự tham gia của các yếu tố bên ngoài như: có sự hướng dẫn của thầy, sách,
vở, bút, máy tính, giáo trình, môi trường xã hội như cộng đồng lớp học, gia đình, xã

hội... Nội lực là sự vận động của chính bản thân người học, là những tri thức mà
người học học được, trình độ trí tuệ hiện có của người học, động cơ, hứng thú, ý
chí của người học...
Theo qui luật phát triển của sự vật, ngoại lực chỉ là nhân tố hỗ trợ, thúc đẩy,
tạo điều kiện, nội lực mới là nhân tố quyết định phát triển bản thân sự vật. Sự
phát triển đạt trình độ cao nhất khi ngoại lực và nội lực cộng hưởng được với
nhau. Trong hoạt động dạy - học, tác động dạy của thầy, tác động giáo dục của
môi trường xã hội dù là quan trọng đến đâu vẫn chỉ là ngoại lực hỗ trợ, thúc đẩy,
xúc tác, tạo điều kiện cho trò tự học, tự phát triển và trưởng thành. Sức tự học hay
năng lực tự học của trò dù còn là đang phát triển mới là nội lực quyết định sự phát
triển của bản thân người học. Chất lượng giáo dục đạt giá trị cao nhất khi tác
động dạy của thầy, tác động giáo dục của môi

14


trường xã hội - ngoại lực cộng hưởng với năng lực tự học của trò - nội lực,
có nghĩa là dạy học cộng hưởng với tự học tạo ra chất lượng và hiệu quả giáo
dục cao.
1.2.5. Đặc điểm chung của hoạt động học tập của SV
- Hoạt động học tập của SV có tính chất độc đáo về mục đích và kết
quả hoạt động. Hoạt động học tập không làm thay đối đối tượng mà thay đổi
chính bản thân mình. SV học tập để tiếp thu các tri thức khoa học, hình thành
những kĩ năng, kĩ xảo và phát triển những nhân cách người chuyên g i a t ư ơn g l
ai .
- Hoạt động học tập của SV diễn ra có kế hoạch bởi nó phụ thuộc vào mục
tiêu, nội dung, chương trình, phương thức và thời hạn đào tạo.
- Tâm lí diễn ra trong hoạt động học tập của SV theo nhịp độ căng
thẳng, mạnh mẽ về trí tuệ, đặc biệt vào các kì thi.
- Hoạt động học tập của SV mang tính độc lập cao, bởi bản chất của nó là

sự tự ý thức về động cơ, mục đích, phương pháp học tập.
1.3. Hoạt động tự học
1.3.1. Khái niệm về tự học
Hiểu theo cách thông thường, TH là tự mình thực hiện việc học.
Theo từ điển Giáo dục học: "TH là quá trình tự mình hoạt động lĩnh hội
tri thức khoa học và rèn luyện kĩ năng thực hành..." (NXB Từ điển Bách
khoa, 2001)
Theo GS.TS Nguyễn Cảnh Toàn (1997) và một số tác giả khác thì TH
được hiểu ở nhiều bình diện khác nhau, đó là:
- TH là vận dụng kiến thức cũ, kĩ năng cũ để trở thành phương tiện củng
cố kiến thức mới, kĩ năng mới thành thạo. Nghĩa là phải tư duy để đi từ kiến thức cũ
đến kiến thức mới.

15


- TH là biết cách tập làm các thao tác tư duy để rèn luyện tư duy, biết
tự phê bình và sửa chữa để phấn đấu nâng cao các phẩm chất, tự mình chiếm lĩnh kiến
thức, tự mình phát triển kiến thức.
- TH là quá trình cá nhân chủ động tiến hành hoạt động nhận thức có hệ thống
để chiếm lĩnh một lĩnh vực hiểu biết nào đó của nhân loại và biến lĩnh vực đó
thành sở hữu của riêng mình. Cốt lõi của hoạt động học là tự học, học bằng
hình thức nào muốn thành công cũng phải tự học, không ai học hộ mình cả.
Các tác giả Nguyễn Cảnh Toàn , Nguyễn Kỳ, Lê Khánh Bằng , Vũ Văn
Tảo (2002) cho rằng nói đến TH là nói đến nội lực và ngoại lực của người học
và xem TH với tư cách là nội lực ; học về cơ bản là TH. Mối quan hệ giữa dạy
học và TH là mối quan hệ giữa ngoại lực và nội lực. Nội lực là quá trình
chuyển đổi bên trong bản thân người học, ngoại lực là những quá trình biến đổi
bên ngoài, như tác động của giáo viên, môi trường, bạn bè… Hai quá trình này
thống nhất tạo nên sự phát triển của TH.

Tiến sĩ Võ Quang Phúc cho rằng: "TH là một bộ phận của học, nó cũng được
tạo thành bởi những thao tác, cử chỉ, ngôn ngữ của người học trong hệ thống
tương tác của hoạt động dạy học. TH phản ánh rõ những nhu cầu bức xúc về
học tập của người học, phản ánh tính tự giác và sự nỗ lực của người học, phản
ánh năng lực tổ chức và tự điều khiển của người học nhằm đạt kết quả nhất định
trong hoàn cảnh nhất định với nồng độ học tập nhất định'.
Theo Nguyễn Hiến Lê (1954), đã xem tự hoc là
p môṭ nhu cầu tự nhiên
và nhu cầu thiết yếu củ a thời đaị . Theo ông "TH là không ai bắt buôc mà
p tự
mình tìm tòi, học hỏi để hiểu biết thêm. Có thầy hay không, ta không cần biết.
Người tự hoc hoan
toan lam chủ minh , muốn hoc môn
nao tuỳ ý , muốn hoc p
p
p
̀̀
lúc nào cũng được: đó mới là điều kiêṇ quan trong."

16


×